TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI KIỂM TRA

TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG & AN


ĐIỀU KIỆN
NINH
Học kỳ II - Năm học
KHOA ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ
2021-2022

Học phần 2: Công tác quốc phòng an ninh

Phần dành cho sinh viên Nhận xét

Họ và tên: Phạm Thị Mai


Số thứ tự: 52
Mã SV: 93093
Nhóm (Lớp): QKD62DH
Ngày 7 tháng 5 năm 2022

Chú ý:
- Sinh viên điền đầy đủ thông tin vào phần dành cho sinh viên.
- Khi làm bài sử dụng bản này làm mẫu, giữ nguyên định dạng văn bản;
khi lưu với định dạng PDF, lấy số thứ tự, ký hiệu nhóm và tên của sinh viên đặt
tên cho bài kiểm tra (Ví dụ: 15.N45- Nguyễn Văn A)
- Nộp bài:
+ Sinh viên nộp bài trên Classroom.
+ Thời gian: Kết thúc 14 giờ 00 ngày 06 tháng 4 năm 2022.
- Bài làm không đúng quy định, không chấm điểm.
- Không nộp bài kiểm tra; bài làm < 5 điểm không đủ điều thi kết thúc
học phần

Câu hỏi
Câu 1. Nêu đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam hiện nay? Phân tích đặc điểm “
Các dân tộc ở Việt Nam có sắc thái văn hóa riêng, góp phần làm nên sự đa dạng,
phong phú, thống nhất của văn hóa Việt Nam? Lấy ví dụ chứng minh?
Câu 2. Nêu khái niệm “Diễn biến hòa bình” và “bạo loạn lật đổ” ? Phân tích giải
pháp “ Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế ”, lấy
ví dụ chứng minh ?

Bài làm

Câu 1:
 Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam hiện nay:
- Một là, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó xây
dựng quốc gia dân tộc thống nhất
- Hai là, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ
- Ba là, các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển
không đều
- Bốn là, mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hóa riêng, góp phần
làm nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hóa Việt Nam
 Đặc điểm: Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hóa riêng, góp phần
làm nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hóa Việt Nam:
- Các dân tộc đều có sắc thái văn hóa về nhà cửa, ăn mặc, ngôn ngữ, phong
tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và ý thức dân tộc riêng, góp phần tạo
nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam.
- Đồng thời, các dân tộc cũng có điểm chung, thống nhất về văn hóa, ngôn
ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ý thức quốc gia dân tộc.
- Sự thống nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hóa các dân tộc ở Việt
Nam
 Ví dụ: Việt Nam là đất nước gồm 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều mang
một sắc thái văn hóa riêng biệt, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú
cho nền văn hóa nước nhà.
- Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục,
quần cư, phong tục, tập quán,..
- Người Gia – rai theo chế độ mẫu hệ, vợ chồng lấy nhau cư trú bên nhà vợ,
con cái lấy họ mẹ; y phục người Ê – đê thường có màu chàm, hoa văn sặc
sỡ,..
- Trang phục dân tộc dân tộc của người Mông, người Thái khác với trang
phục dân tộc của người Kinh, người Khơ – me.
- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc diễn ra vảo những thời điểm khác nhau, với
những nghi thức khác nhau:
- Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ
mùng một tháng giêng theo Âm
- Lễ Tết lớn nhất của người Khơ – me là Lễ mừng năm mới Chol Chnăm
Thmáy diễn ra vào tháng 4 Dương lịch.
- Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương
lịch,……vv…
 Như vậy tất cả những nét văn hóa riêng biệt cuả từng dân tộc đã góp phần
xây dựng nên một sự đa dạng phong phú cho nền văn hóa Việt Nam.
Câu 2:
 Khái Niệm:
- “ Diễn biến hòa bình”: là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị
của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong
bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản
động tiến hành
- “Bạo loạn lật đổ”: là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do
lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc cấu
kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương

- Giải pháp: Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội , giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về
kinh tế
- Muốn ngăn chặn, đấu tranh đạt hiệu quả, làm thất bại các âm mưu, thủ
đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của kẻ thù
đối với nước ta thì phải giữ vững sự ổn định xã hội và làm cho đất nước
ngày càng vững mạnh về mọi mặt.
- Tệ quan liêu, tham nhũng được kẻ thù lợi dụng để khoét sâu mâu thuẫn
nội bộ, kích động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính
quyền địa phương, chống Đảng và Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội.
- Do đó, việc đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt
hậu về kinh tế là giải pháp hữu hiệu để giữ vững và thúc đẩy yếu tố bên
trong của đất nước luôn ổn định
- Ví dụ:
- Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng,
nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, kiên trì,
đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều
kết quả quan trọng, toàn diện, rõ rệt, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận
thức và hành động của cả hệ thống chính trị và nhân dân, để lại dấu ấn tốt,
lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
- Nhiều vụ việc, vụ án lớn, kể cả những vụ tồn tại từ nhiều năm trước, đã
được điều tra làm rõ, xử lý công minh, đúng quy định của Đảng và pháp luật
của Nhà nước; nhiều cán bộ, đảng viên, lãnh đạo, quản lý các cấp mắc sai
phạm, đã bị xử lý, kỷ luật, kể cả cán bộ cấp cao của Đảng, lãnh đạo các bộ,
ngành, tỉnh, thành phố… cho thấy “không có vùng cấm”, “không có ngoại
lệ”. Bất kỳ cán bộ nào, giữ cương vị nào, dù đương chức hay đã nghỉ công
tác… nếu vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều bị xử lý
nghiêm minh.
- Trong giai đoạn 2013-2020, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và
địa phương đã khởi tố, điều tra 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn
11.700 vụ/22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ
- Trong 6 tháng đầu năm 2021, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành
kỷ luật đối với gần 180 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái và hơn 20
đảng viên bị kỷ luật do vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập. Các cơ quan tố
tụng cả nước đã khởi tố mới 1.850 vụ án/3.294 bị can về các tội tham nhũng,
kinh tế, chức vụ, trong đó có 144 vụ án/384 bị can các tội tham nhũng.
- Cùng với việc xử lý nghiêm minh các sai phạm, thời gian qua, công tác xây
dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội, phòng, chống tham
nhũng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cũng được đẩy mạnh, từng
bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”.
Giai đoạn 2013-2020, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 259 luật,
pháp lệnh, nghị quyết, nhất là Luật phòng, chống tham nhũng, Bộ luật tố
tụng hình sự, Bộ luật Hình sự, Luật Giám định tư pháp, Luật Tố cáo, Luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Tiếp cận thông tin... Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1.172 nghị định, 966 nghị quyết, 488
quyết định; các bộ, ngành, địa phương đã ban hành gần 88 nghìn văn bản để
triển khai thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về phòng, chống tham nhũng.
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, không chỉ đấu tranh phòng, chống
tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực
trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tổng Bí thư cảnh
báo, từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn
biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm
khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch,
cơ hội, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
- Do vậy, để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần phải làm từ
gốc của vấn đề, tức là phải chủ động ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
- Bên cạnh đó, để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm
vụ, Đảng ta luôn đề cao vai trò “nêu gương” của cán bộ, đảng viên. Trong
mọi hoàn cảnh, cán bộ, đảng viên phải tự giác làm gương, không chỉ về tư
tưởng chính trị mà còn về đạo đức, lối sống; không chỉ trong lời nói mà
trong cả việc làm. Trong tình hình mới, vai trò nêu gương của Đảng viên
càng trở nên quan trọng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự trong sạch, có
đủ bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ chuyên
môn vững vàng, thật sự "cần, kiệm, liêm, chính", "chí công vô tư"; thật sự
tâm huyết vì nước, vì dân.

You might also like