Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Họ và tên: Phạm Vũ Ngọc Minh – 12A10

ĐỀ 2: TRÌNH BÀY CẢM NHẬN CỦA ANH CHỊ VỀ ĐOẠN VĂN SAU
ĐÂY: “BÂY GIỜ MỊ CŨNG KHÔNG NÓI ... MỊ LẠI BỒI HỒI”. TỪ ĐÓ
NHẬN XÉT VỀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM
I. Mở bài
1/ Giới thiệu tác giả
- Tô Hoài là nhà văn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác theo
xu hướng hiện thực, thiên về phản ánh những sự thật của cuộc sống đời thường
trong những trang viết bình dị, tinh tế và đầy chất thơ.
2/ Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, VĐNL:
- Với vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về cuộc sống, đặc biệt là có sự gần gũi,
gắn bó với cuộc sống và con người miền núi, Tô Hoài đã viết nên tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ” – một tác phẩm tiêu biểu về đề tài miền núi và có giá trị của dòng
văn xuôi hiện đại. Cuộc đời số phận và những phẩm chất tốt đẹp của Mị chính là
bức tranh hiện thực và sinh động về cuộc sống của người dân miền núi trong hành
trình đi theo Cách mạng. Đoạn trích dưới đây đã phần nào khắc họa được vẻ đẹp
ấy qua nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong
đêm tình mùa xuân: “Bây giờ Mị cũng không nói ... Mị lại bồi hồi”.
II. Thân bài
II. Thân bài
1/ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
- Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm 1952, in trong tập truyện
“Tây Bắc” năm 1953, trong một chuyến đi công tác tham dự chiến dịch giải phóng
Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng
bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952.
2/ Xác định các luận điểm, vị trí đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở phần hai của truyện, miêu tả sức sống tiềm tàng mãnh liệt của
Mị trong đêm tình mùa xuân (qua diễn biến tâm trạng và hành động của Mị).
3/ Phân tích
a/ Giới thiệu cuộc đời nhân vật Mị
- Ở đoạn trích trước của tác phẩm, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc hình ảnh
của nhân vật Mị - một cô gái tài năng, xinh đẹp, yêu cuộc sống, yêu tự do, giàu
lòng vị tha... những vì món nợ nhà giàu nên buộc phải làm dâu trả nợ. Cuộc sống
thống khổ, Mị bị áp bức bóc lột, bị thần quyền áp chế khiến Mị trở thành một
người đàn bà chai sạn, sống u uẩn, cô độc, mòn mỏi như một chiếc bóng.
- Mùa xuân năm ấy với sự tác động của ngoại cảnh, đặc biệt là tiếng sáo, Mị đã dần
hồi sinh mạnh mẽ: Ý thức sống đã trở về, Mị nhận thức được nỗi khổ của bản thân,
khao khát được sống như những người đàn bà có chồng khác, ý thức được quyền
sống của một con người.
- Đoạn trích trên tiếp tục thể hiện những diễn biến tâm lý và hành động của Mị -
khát vọng sống mạnh mẽ.
b/ Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân
* LĐ1: khát vọng tự do (khát vọng với mong muốn được đi chơi của Mị)
- Chuyển ý : Đoạn trích trước hết mở đầu bằng khát vọng tự do mãnh liệt đang
bùng cháy trong Mị, điều này khiến cô gái trẻ ấy càng trở nên mạnh mẽ : Tô Hoài
đã miêu tả tâm trạng và hành động của Mị trong hình ảnh đang sửa soạn đi chơi
thật chi tiết và cảm động.
- LC1: “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng
bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”; “Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn
lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”: đoạn văn sử dụng phép
điệp cấu trúc, phép liệt kê, nhịp điệu câu văn dồn dập. Nhiều động từ được huy
động để tả hành động “đến” “lấy” “xắn” “đi chơi” “với tay”..., từ đó khiến cho
người đọc hình dung rõ nét hơn hình ảnh, tâm hồn Mị đang náo nức rạo rực. Mị
như đang bị cuốn theo tiếng sáo khiến cho hành động nào cũng trở nên gấp gáp.
Bên ngoài là một cô Mị lầm lì, không nói nhưng bên trong sức sống đang trào sôi
trỗi dậy. Từ ý thức đến hành động, “Mị xắn thêm một ít mỡ bỏ vào đĩa đèn” người
phụ nữ ấy đã thắp lửa cho căn buồng, hay đang tự sưởi ấm lòng mình. Ánh sáng
phải chăng là sự trở lại của tâm hồn, sự sống dậy của ý thức tuổi trẻ bấy lâu bị vùi
dập, lãng quên.
- LC2: “Trong đầu Mị đang dập dờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi
chơi”
+ Mị khao khát được đi chơi xuân, muốn được hoà mình vào tiếng sáo mà tìm lại
tuổi trẻ, tự do để yêu và được yêu. Điều này làm Mị càng náo nức. Đặc biệt, ngôn
ngữ trần thuật đã hoà quyện với tiếng nói vọng về sâu thẳm của tâm hồn nhân vật
làm cho khát vọng sống càng trở nên mãnh liệt.
+ Tô Hoài rất tài hoa khi hữu hình khoá âm thanh, lúc ở xa thì tiếng sáo lấp ló, lúc
ở gần thì tiếng sáo rập rờn trong tâm hồn Mị. Nó tha thiết thúc giục, tựa như chính
tâm hồn Mị đang ngân nga. Hai chữ “dập dờn” cho thấy sự quyến rũ của tiếng sáo,
tiếng sáo như gọi mời tha thiết làm tâm hồn Mị cũng như đang nhảy múa.
- LC3: “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử
đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái
áo”.
+ Đó là những hình ảnh gợi lên bao rạo rực mê say trong tâm hồn người con gái
trẻ. Mị ý thức người con gái Mèo đẹp nhất khi khoác lên mình trang phục váy hoa,
ý thức được nhan sắc của mình trong hành động cuốn lại tóc. Đây là kết quả tất yếu
của quá trình đấu tranh tâm lí.
* LĐ2 : Đoạn trích tiếp theo là hành động tàn nhẫn, thú tính của A Sử đã
được ngòi bút của Tô Hoài tái hiện chân thực
- Chuyển ý : Đúng lúc lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc trở dậy mạnh mẽ
nhất thì cũng là lúc bị vùi dập phũ phàng nhất : Mị bị A Sử trói đứng ở cột “A Sử
bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra
trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho
Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa”: hành động tàn độc của A Sử chỉ có
thể lý giải bằng sự độc ác, gia trưởng, vũ phu, tàn bạo. Các từ ngữ miêu tả như “
trói hai tay” “ trói vào cột nhà “quấn tóc lên cột nhà” cho thấy tội ác của A Sử
chẳng khác gì tội ác thời Trung cổ.
- Đỉnh điểm của tội ác là sự lạnh lùng vô cảm của A Sử “trói xong vợ thì A Sử thắt
nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồn lại”: câu
văn trần thuật chậm rãi bình thản như chính sự bình thản thản nhiên của tội ác. Đó
là hiện thực tàn bạo mà những người nô lệ trong nhà thống Lí Pá Tra phải gánh
chịu, là hình phạt cho sự nổi loạn. Thêm một lần nữa cuộc đời lại chấm dứt trước
mặt Mị.
* LĐ3 : Sức sống tiềm tàng trong Mị bùng cháy ngay cả khi bị vùi dập
- LC1: Câu văn đầu mở ra một hình ảnh tội nghiệp của Mị : “Trong bóng tối, Mị
đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói”: cái im lặng ấy không phải là sự
vô cảm, sự nhẫn nhục thường thấy ở người đàn bà này. Bị trói thậm chí là trói
bằng một thúng sợi đay, người phụ nữ yếu ớt ấy sao có thể chịu đựng được trước
cường quyền. Nhưng không sức mạnh của khát vọng tự do đã khiến Mị tạm thời
quên đi nỗi đau thể xác.
- LC2: Không chỉ có thế, cũng có thể là tiếng sáo đang ru hồn Mị và đưa Mị đến
với đêm tình trong ảo giác hạnh phúc : “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo
những cuộc chơi, những đám chơi”. Dù bị vùi dập phũ phàng nhưng khát vọng tự
do trong Mị không bị mất đi, tâm hồn Mị đã theo tiếng sáo miên man gọi bạn tình.
Ảo giác hạnh phúc đã làm Mị quên đi nỗi đau thể xác, tội ác của nhà Thống Lí đã
không thể giam cầm sự tự do của người lao động. Cùng với men rượu “hơi rượu
còn nồng nàn”, tiếng sáo đã phá tan lớp băng vô cảm, mở ra cánh cửa trái tim Mị
để đón nhận hương đời. Đến lúc này tiếng sáo lại đến bên Mị cứu rỗi tâm hồn Mị
và dìu Mị đi trong những cuộc chơi, đám chơi. Tiếng sáo đã nâng đỡ tình yêu của
Mị với tuổi trẻ, cuộc đời, tiếng sáo không còn lửng lơ bên ngoài đường nữa mà đã
nhập vào tâm hồn Mị.
=> Có thể nói tiếng sáo là chi tiết hay nhất trong tác phẩm, nhờ đó mà người đọc
nhìn thấu được xúc cảm, sức sống hồi sinh mạnh mẽ mãnh liệt của Mị. Tiếng sáo
là biểu tượng cho thế giới tự do, hiện thân của tuổi trẻ, tài năng và kí ức đẹp tươi
của Mị, bởi đó chính tiếng sáo là âm thanh hay nhất lay động tới sự hồi sinh của
nhân vật và sức mạnh của tiếng sáo, khát vọng tự do đã khiến Mị quên đi thực tại ê
chề.
- LC3: Tuy nhiên, cũng chính tiếng sáo lại đánh thức thực tại của Mị “nghe tiếng
sáo, Mị vùng bước đi”: sức níu gọi của tiếng sáo đã làm Mị quên đi thực tại ê chề,
tủi nhục của bản thân. Đó không còn là cô Mị vẫn cúi mặt buồn rười rượi nữa mà
là một cô Mị giàu năng lượng sống, sức phản kháng. Một câu văn rất tinh tế gợi ra
nhiều suy tưởng của nhân vật : Một cô Mị với khao khát hạnh phúc đang mộng du
lang thang với giấc mơ tự do của mình, chi tiết âm thanh của tiếng chân ngựa đã
được nhà văn khéo léo lồng vào với suy nghĩ quan sát của nhân vật : đó là âm
thanh của thực tại, còn tiếng sáo là hiện thân của giấc mơ. Tiếng chân ngựa đã phá
vỡ giấc mơ đưa Mị trở lại hiện thực trần gian, âm thanh ấy đã đánh thức Mị khiến
nỗi đau thể xác chuyển thành nỗi đau tinh thần vì chợt nhận ra “Mình không bằng
con ngựa”.
c/ Đánh giá chung
- Bằng một đoạn trích ngắn nhưng Tô Hoài đã làm bừng sáng lên được những
phẩm chất đẹp đẽ của Mị, người con gái miền Tây Bắc đầy đau khổ: Khát vọng
sống tiềm tàng mãnh liệt, là ý thức hành động đấu tranh quyết liệt với số phận
trước hiện thực đầy đau khổ.
- Hơn nữa, thành công đặc sắc nhất của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung
là nghệ thuật xây dựng nhân vật – đặc biệt đó là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật; Tác phẩm cũng là thiên truyện tràn đầy chất thơ thể hiện những rung cảm của
nhà văn trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống của con người; Nghệ thuật trần
thuật mang tính sáng tạo, hấp dẫn, cùng với ngôn ngữ giản dị, phong phú nhưng
cũng rất sâu lắng và trữ tình, giàu sức tạo hình và chất truyền đạt.
4/ Nhận xét: ngòi bút nhân đạo của Tô Hoài
- Qua việc khắc họa nhân vật Mị, đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ” nói chung đã để lại những giá trị nhân đạo sâu sắc:
+) Đầu tiên là sự đồng cảm, cảm thông cho số phận của nhân vật, góp tiếng nói lên
án tố cáo những tội ác của giai cấp chủ nô, phong kiến miền núi đã bóc lột và áp
bức nhân dân lao động Tây Bắc. Ngoài ra, nhà văn đã phát hiện và trân trọng, ngợi
ca những phẩm chất cao quý của con người lao động Tây Bắc. Cuối cùng là bày tỏ
niềm tin mãnh liệt vào sức sống vươn dậy của con người dù trong bất kì hoàn cảnh
đọa đầy thì sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt không bao giờ mất đi.
III. Kết bài
Thành công của nhà văn Tô Hoài là đã khắc họa một nhân vật sống chủ yếu
bằng tâm trạng. Cả đêm mùa xuân, Mị hành động được rất ít, nhưng người đọc vẫn
thực sự hấp dẫn với một con người đang từ cõi âm u mơ hồ trỗi dậy. Không gian,
thời gian, giọng kể của tác phẩm theo một tiết tấu của chính tâm trạng ấy. Hẳn là
Tô Hoài đã đặt cả tấm lòng của mình vào tâm trạng của Mị, để người đọc dõi theo
tâm trạng ấy, khi tha thiết, khi nghẹn ngào xót xa.

You might also like