Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

I.

Đầu vào của Vinamilk

Vinamilk tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào. Khâu cung ứng đầu vào của công ty
sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ
các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò trong nước.

a. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu

- Vinamilk lựa chọn những nguồn cung cấp nguyên liệu từ các nước có nền
nông nghiệp tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng. Các
nguồn cung cấp nguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là Mỹ, New Zealand,
Úc, EU và Nhật Bản. Một số nhà cung cấp tiêu biểu như:

+ Fonterra (SEA) là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về
sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán
trên toàn thế giới.

+ Hoogwegt International BV là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà
sản xuất và người tiêu dùng ở châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung
cũng như công ty Vinamilk

+ Perstima Binh Duong cung cấp vỏ hộp bằng thép

+ Tetra Pak (Thụy Điển) và Combibloc (Đức) cung cấp vỏ hộp bằng giấy

b. Nguồn nguyên liệu trong nước

Công ty đang sở hữu 13 trang trại bò sữa, hợp tác và ký hợp đồng trực tiếp với gần
6.000 hộ chăn nuôi bò sữa, quản lý gần 130.000 con bò với sản lượng sữa tươi
nguyên liệu bình quân từ 950 tấn – 1.000 tấn/ngày. Có thể nói hành trình 15 năm
xây dựng trang trại bò sữa Vinamilk đã để lại nhiều cột mốc quan trọng:

+ Từ năm 2007, trang trại bò sữa tập trung đầu tiên của Vinamilk được ra đời tại
Tuyên Quang đánh dấu một bước ngoặt quan trọng không chỉ với Vinamilk mà còn
với ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam nói chung.

+ Từ 2008-2012, Vinamilk liên tiếp xây dựng những trang trại bò sữa tại các tỉnh
Bình Định, Nghệ An, Thanh Hoá, Đà Lạt. Mở rộng quy mô đàn bò sữa, xây dựng
các trang trại làm "hạt nhân phát triển của ngành" là chiến lược lớn của Vinamilk.
Giai đoạn này, Vinamilk thường xuyên đưa bò nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New
Zealand về Việt Nam. Giống bò sữa chất lượng tốt nhất thế giới được nhập khẩu đã
góp phần hình thành đàn bò chất lượng cao, khỏe mạnh tại các trang trại Vinamilk
trong nước.

+ Năm 2014, trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An đạt chuẩn Global G.A.P đầu tiên
của Việt Nam và Đông Nam Á sau một lần đánh giá. Cột mốc này cho thấy rõ định
hướng chuẩn quốc tế của doanh nghiệp.

+ Năm 2017, khánh thành trang trại bò sữa hữu cơ - organic đầu tiên tại Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng, sau ba năm đầu tư xây dựng. Nơi đây trở thành trang trại bò sữa
tiêu chuẩn organic châu Âu – tiêu chuẩn cao nhất trong ngành chăn nuôi bò sữa thế
giới, đầu tiên tại Việt Nam do tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng nhận.

+ Vào tháng 3/2019, Vinamilk khánh thành trang trại ở Tây Ninh và giới thiệu mô
hình "RESORT BÒ SỮA" ứng dụng công nghệ 4.0 hiện đại. Tháng 5/2019, doanh
nghiệp khởi công thêm "resort bò sữa" Lao-Jagro 5.000 ha ở cao nguyên Xiêng
Khoảng (Lào), cho thấy tầm nhìn, định hướng đầu tư ra nước ngoài, phát triển các
trang trại để gia tăng vùng nguyên liệu sữa.

+ Năm 2021, hệ thống trang trại sinh thái “VINAMILK GREEN FARM” ra mắt,
đánh dấu sự khởi đầu của các trang trại sinh thái, thân thiện môi trường theo định
hướng phát triển bền vững.

13 trang trại trải dài trên cả nước kết nối với 13 nhà máy tạo thành chuỗi sản xuất
chặt chẽ, vững mạnh. Tại Việt Nam, Vinamilk là doanh nghiệp sở hữu nhiều trang
trại bò sữa nhất cả nước và thành công trong giải pháp tổng thể để quản lý, vận
hành.

- Công ty sữa Vinamilk đã thành lập các trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò thu
mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nông dân, nông trại nuôi bò và thực hiện cân
đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy
sản xuất. Trung tâm sẽ cung cấp thông tin cho hộ nông dân về chất lượng, giá cả và
nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng thời, trung tâm thu mua sẽ thanh toán
tiền cho các hộ nông dân nuôi bò.

c. Ưu và nhược điểm của khâu cung ứng đầu vào

- Ưu điểm:
+ Sữa bò được thu mua từ nông dân Việt Nam, qua nhiều khâu kiểm tra tại các
trạm thu mua, trung chuyển.

+ Có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật nuôi bò, thức ăn, vệ
sinh chuồng trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua sữa…

+ Sữa tươi nguyên liệu sau khi được thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi đến
nhà máy lại được kiểm tra nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối không
chấp nhận sữa có chất lượng kém, chứa kháng sinh…

- Nhược điểm:

Bột sữa, chất béo sữa…(sử dụng trong sản xuất sữa tiệt trùng, sữa chua…và các
loại sản phẩm khác): được nhập khẩu từ nguồn sản xuấtbhàng đầu và có uy tín trên
thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand… chính vì vậy mà giá thành rất cao.

II. Đầu ra của Vinamilk


1. Hệ thống phân phối
a. Tại thị trường Việt Nam
Hiện nay Vinamilk có mạng lưới phân phối mạnh và rộng khắp trên cả
nước, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận đến các sản phẩm một cách
thuận tiện, nhanh chóng và trong điều kiện tốt nhất.
Các kênh phân phối của Vinamilk bao gồm:
- Kênh General Trade – GT: Hệ thống các đối tác phân phối
- Kênh Modern Trade – MT: Hệ thống các chuỗi siêu thị trên toàn quốc
- Hệ thống Cửa hàng Vinamilk: giới thiệu và bán sản phẩm của công ty
trên Toàn Quốc
- Kênh KA: Phân phối trực tiếp đến các xí nghiệp, trường học, khu vui
chơi giải trí
Công ty Vinamilk phân phối hàng hóa thông qua tập đoàn Phú Thái đến
các đại lý, cửa hàng rồi đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng là người
trực tiếp tiêu thụ sữa.
Hiện công ty Vinamilk có 2 kênh phân phối:
+ Phân phối qua kênh truyền thống thực hiện phân phối hơn 80% sản
lượng của công ty. Để hỗ trợ mạng lưới phân phối của mình, Vinamilk đã
mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội. Đà
Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
+ Phân phối qua kênh hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro…). Lợi thế
của Vinamilk thông qua hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở
nhiều địa phương trong cả nước. Với hơn 1400 đại lý cấp 1 cũng như
mạng lưới phân phối trải đều khắp toàn quốc với hơn 5000 đại lý và
178.000 điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm của Vinamilk cũng như tại
các kênh phân phối trực tiếp khác như trường học, bệnh viện, siêu thị…

b. Thị trường nước ngoài


Số lượng lớn các mặt hàng của Vinamilk đang được tiêu dùng hàng ngày
không chỉ trên khắp 63 tỉnh thành trong nước mà còn được xuất khẩu tiêu
thụ tại các thị trường nước ngoài. Các sản phẩm của Vinamilk được xuất
khẩu tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới như: Canada,
Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Thổ Nhĩ
Kỳ, Nga,… Các mặt hàng thường xuyên xuất khẩu gồm: sữa bột trẻ em,
bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa hộp, sữa đậu nành, sữa chua, nước giải khát,

Không dừng lại ở việc đã xuất khẩu sản phẩm đến 43 nước, Vinamilk đã
đầu tư 22,8% vốn cổ phần tại Nhà máy Miraka (New Zeland), đầu tư
100% cổ phần vào Nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu
tư Nhà máy Angkor Milk tại Campuchia và công ty con tại Ba Lan để
làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại
Châu Âu.
2. Hệ thống xí nghiệp kho vận

- Kho gồm có nguyên liệu để sản xuất và thành phẩm để xuất.

- Vận là đội ngũ xe vận chuyển sữa đến tay người tiêu dùng. Với phương châm
“Vinamilk đem sản phẩm sữa chất lượng hàng đầu tới người dùng” tất cả các quy
trình bảo quản, bốc dỡ và vận chuyển đều được quản lý nghiêm ngặt để đảm bảo
chất lượng tới tay người tiêu dùng.

- Vinamilk có 2 xí nghiệp kho vận chính:

+ Xí nghiệp kho vận Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 32 Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP. HCM
+ Xí nghiệp kho vận Hà Nội

Địa chỉ: Km 10/ Quốc lộ 5, Xã Dương Xa, Huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội

- Vinamilk đã xây dựng nhà kho thông minh hàng đầu tại Việt Nam. Kho hàng này
của Vinamilk thuộc loại kệ chứa hàng AS-GS với các dãy kệ rất cao, palet hàng
hóa được vận chuyển ra vào bằng các crane tự động. Các robot tự động (AGV)
chuyển hàng hóa vào kho. Kho chứa hàng có 27.168 đơn vị chứa hàng palet, có
khả năng chịu động đất. 8 dãy kệ chứa và đi kèm là các crane Exyz công nghệ mới
và tiên tiến nhất hiện nay. Hệ thống này cho phép vận chuyển nhanh hơn, nhẹ hơn,
tiết kiệm năng lượng hơn.

- Hệ kho chứa hàng tự động được thiết kế tối ưu hóa không gian và diện tích, trong
đó có các hệ thống băng tải hỗ trợ hoạt động bốc xếp của người công nhân, tự động
sắp xếp thứ tự các palet và có khả năng truy xuất palet bất kỳ.

- Tại khu vực xuất hàng, hệ thống phân loại palet tự động phân chia thành 16 dãy
sử dụng băng tải con lăn. Toàn bộ hệ thống được kiểm soát và quản lý bằng 1 hệ
thống phần mềm thống nhất, có khả năng tích hợp với các phần mềm ERP của
doanh nghiệp.

d. Ưu và nhược điểm của khâu phân phối đầu ra

- Ưu điểm:
Bằng chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích các đại lý trong mạng lưới của
mình, hệ thống đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền
Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức, thậm chí có tỉnh có
tới 7 đại lý chính thức. Ngoài ra, công ty còn thực hiện chính sách thưởng theo
doanh số bán hàng của các đại lý, đã làm khuyến khích việc mở rộng thêm đại lý
nhỏ, bán lẻ,…
- Nhược điểm:
- Do công ty có hệ thống đại lý lớn nhưng việc quản lý các đại lý này, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa lại là một khó khăn đối với công ty. Mặc khác, những quầy tập
hóa, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” công ty cũng khó kiểm soát được hết.
- Hạn chế trong việc vân chuyển: theo quy định vận chuyển sữa thì chỉ được tối đa
8 thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất
đến 15 thùng, và không cẩn thận trong việc vận chuyển, điều này ảnh hưởng nhiều
đến sản phẩm.
- Hạn chế trong bảo quản: do sản phẩm của công ty có mặt ở khắp nơi, đối với một
số sản phẩm sữa tươi phải đảm bảo bảo quản dưới 6 oC thì bảo quản được 45 ngày,
còn 15 độ C thì được 20 ngày. Ở nhiệt độ thường thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua
mà các cửa hàng không có máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh là điều rất hạn chế trong
việc bảo quản những sản phẩm có yếu cầu phai bảo quản lạnh.

You might also like