Kiểm Soát Chu Trình Bán Hàng Nợ Phải Thu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TIỂU LUẬN

KIỂM SOÁT NỘI BỘ

CHU TRÌNH BÁN HÀNG - NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT GRAPES

Giảng viên hướng dẫn: TS. CPA. Nguyễn Thị Thanh Xuân

Thành viên nhóm 4:


Nguyễn Lam Kiều Anh – 2154103001
Huỳnh Thị Mỹ Duyên - 2154103004
Nguyễn Dương Bích Ngọc – 2154103023
Nguyễn Hồ Phương Thy – 2154100212
Đỗ Thị Phương Thảo – 2154100188

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05/2024


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
5. Bố cục đề tài..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT...................................................................2
1.1. Rủi ro ở quy trình Bán hàng - Nợ phải thu........................................................2
1.1.1. Mất khách hàng...........................................................................................2
1.1.2. Mất hàng hóa...............................................................................................3
1.1.3. Thu hồi tiền khó khăn.....................................................................................3
1.1.4. Rủi ro về gian lận........................................................................................3
1.1.5. Rủi ro về pháp lý............................................................................................4
1.1.6. Rủi ro về hoạt động:.......................................................................................4
1.2. Mục tiêu kiểm soát.............................................................................................4
1.2.1. Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin........................................4
1.2.2. Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động bán hàng.........................................5
1.2.3. Đảm bảo thu hồi tiền hiệu quả....................................................................5
1.2.4. Đảm bảo tuân thủ pháp luật........................................................................5
1.2.5. Đảm bảo bảo vệ tài sản...............................................................................5
1.3. Thủ tục kiểm soát trong quy trình bán hàng......................................................6
1.3.1. Tiếp nhận đơn hàng và xét duyệt bán chịu.....................................................6
1.3.2. Xử lý đơn hàng:..............................................................................................6
1.3.3. Thu hồi tiền và nợ phải thu khách hàng:........................................................7
1.3.4. Kiểm soát nội bộ:............................................................................................7
1.3.5. Tuân thủ pháp luật:.........................................................................................7
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÁN HÀNG - NỢ PHẢI THU CÔNG
TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT GRAPES................................8
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Grapes...................8
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty................................................8
2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh.....................................................................................8
2.1.2.1. Tầm nhìn..................................................................................................9

1
2.1.2.2. Sứ mệnh...................................................................................................9
2.1.2.3. Giá trị cốt lõi............................................................................................9
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty................................................10
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh.............................................................10
2.1.3.2. Đặc điểm mạng lưới kinh doanh............................................................10
2.2. Xây dựng quy trình:.........................................................................................11
2.2.1. Tổng quan về quy trình.................................................................................11
2.2.2. Các chính sách của quy trình....................................................................12
2.2.3. Quy trình Bán hàng - Nợ phải thu.............................................................13
CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH CỦA DOANH NGHIỆP...................21
3.1. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình Bán hàng - Nợ phải thu tại Công
ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Grapes........................................................21
3.1.1. Những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát nội bộ chu trình Bán hàng
- Nợ phải thu...........................................................................................................21
3.1.2. Những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ chu trình Bán hàng – Nợ
phải thu...................................................................................................................23
3.2. Một số khuyến nghị, giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình Bán
hàng - Nợ phải thu của Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Grapes........23
3.2.1.Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ với chu trình bán hàng và thu tiền...........23
3.2.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình Bán hàng - Nợ phải thu của
Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Grapes...........................................24
KẾT LUẬN..................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................0

2
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Doanh thu bán hàng là một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của mọi
doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu cụ thể và thiết lập chiến lược để
đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài hay các nhân
tố từ bên trong đều sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp như: biến động thị
trường, thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, sự cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành,
sự hoạt động không hữu hiệu của Hội đồng quản trị hay do đặc điểm hoạt động của
doanh nghiệp,...

Nợ phải thu gắn liền với doanh thu bán hàng, việc quản lý nợ phải thu cũng là
một phần quan trọng để duy trì dòng tiền cho doanh nghiệp. Trường hợp các doanh
nghiệp bán hàng trả chậm để thu hút khách hàng, gia tăng doanh số bán hàng, thì việc
thu hồi nợ cần được quản lý chặt chẽ qua từng khâu để tránh rủi ro về mặt tài chính,
đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và linh hoạt trong quản lý tài chính của
doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp những rủi ro gây cản
trở mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có hệ thống kiểm soát nội bộ để có
thể giảm thiểu rủi ro đó, cụ thể liên quan đến vấn đề doanh thu và nợ phải thu thì cần
thiết lập hệ thống kiểm soát quy trình Bán hàng – Nợ phải thu để doanh nghiệp có thể
đánh giá và quản lý hiệu quả hơn. Đây cũng là lý do chúng em quyết định lựa chọn đề
tài “Kiểm soát quy trình Bán hàng – Nợ phải thu” là đề tài của bài tiểu luận.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của bài tiểu luận là dựa vào hệ thống lý thuyết những rủi ro có
thể xảy ra trong quy trình Bán hàng - Nợ phải thu của doanh nghiệp kèm theo các thủ
tục kiểm soát cụ thể để có thể giảm thiểu các rủi ro trên. Từ đó, tiến hành phân tích
việc xây dựng quy trình Bán hàng – Nợ phải thu của Tổng Công Ty Cổ Phần Bia -
Rượu - Nước giải khát Grapes để đưa ra nhận xét và đề xuất các khuyến nghị nhằm cải
thiện kiểm soát quy trình Bán hàng - Nợ phải thu của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp
có thể hoạt động hiệu quả và bền vững trong môi trường hiện nay.
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát nội bộ quy trình Bán hàng - Nợ phải thu tại
Tổng Công Ty Cổ Phần Bia - Rượu - Nước giải khát Grapes.

Phạm vi nghiên cứu: Kiểm soát nội bộ quy trình Bán hàng - Nợ phải thu trong
lĩnh vực kinh doanh của Tổng Công Ty Cổ Phần Bia - Rượu - Nước giải khát Grapes.

4. Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận vận dụng phương pháp thu thập tài liệu, phân tích và tổng hợp, phân
loại và hệ thống để làm rõ hơn về kiểm soát quy trình Bán hàng - Nợ phải thu của
Tổng Công Ty Cổ Phần Bia - Rượu - Nước giải khát Grapes.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Hệ thống lý thuyết

Chương 2: Xây dựng quy trình Bán hàng - Nợ phải thu của doanh nghiệp

Chương 3: Nhận xét về quy trình Bán hàng - Nợ phải thu của doanh nghiệp

CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT

1.1. Rủi ro ở quy trình Bán hàng - Nợ phải thu

Quy trình bán hàng – Nợ phải thulà một quy trình quan trọng của mọi đơn vị kinh
doanh. Kết quả hoạt động của doanhnghiệp chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự hữu hiệu và
hiệu quả của quy trình này.

1.1.1. Mất khách hàng

Khách hàng không đủ điều kiện: Doanh nghiệp có thể lãng phí thời gian và nguồn
lực cho những khách hàng không có khả năng mua hàng hoặc không phù hợp với sản
phẩm.

2
Khách hàng hủy đơn hàng: Khách hàng có thể hủy đơn hàng do nhiều lý do như
thay đổi nhu cầu, tìm được sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn, …

Mất khách hàng hiện tại: Doanh nghiệp có thể mất khách hàng hiện tại do dịch vụ
chăm sóc khách hàng kém, sản phẩm không còn đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng.

1.1.2. Mất hàng hóa

Hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển: Doanh nghiệp có thể
chịu tổn thất về tài sản và phải bồi thường cho khách hàng.

Hàng hóa bị đánh cắp: Doanh nghiệp có thể bị mất hàng hóa do trộm cắp tại kho
bãi hoặc trong quá trình vận chuyển.

Quản lý hàng tồn kho không hiệu quả: Dẫn đến tình trạng tồn kho quá nhiều hoặc
quá ít, gây lãng phí hoặc mất doanh thu.

1.1.3. Thu hồi tiền khó khăn

Bán hàng cho khách hàng không có khả năng thanh toán: Doanh nghiệp có thể
gặp khó khăn trong việc thu hồi tiền từ những khách hàng có vấn đề về tài chính.

Khách hàng tranh chấp thanh toán: Khách hàng có thể tranh chấp thanh toán do
không hài lòng với sản phẩm.

Chính sách thu hồi tiền không hiệu quả: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong
việc thu hồi tiền do chính sách thu hồi tiền không rõ ràng hoặc không được thực thi
nghiêm túc.

1.1.4. Rủi ro về gian lận

Nhân viên gian lận: có thể gian lận bằng cách ăn cắp tiền, hàng hóa hoặc thông
tin của khách hàng.

Nhà cung cấp gian lận: Nhà cung cấp có thể gian lận bằng cách cung cấp sản
phẩm chất lượng thấp hoặc giá cao hơn so với thị trường.

3
Khách hàng gian lận: Khách hàng có thể gian lận bằng cách yêu cầu hoàn tiền
cho sản phẩm đã sử dụng; sử dụng thông tin thanh toán giả mạo;…

1.1.5. Rủi ro về pháp lý

Vi phạm luật cạnh tranh: nếu sử dụng các chiến lược bán hàng không công bằng,
lành mạnh hoặc gây hiểu lầm cho khách hàng.

Vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng: nếu cung cấp sản phẩm không an toàn;
không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng; lộ thông tin quan trọng của khách hàng;…

Vi phạm luật thuế: Doanh nghiệp có thể vi phạm luật thuế nếu không khai báo
doanh thu và nộp thuế đúng quy định.

1.1.6. Rủi ro về hoạt động:

Sai sót trong xử lý đơn hàng: có thể dẫn đến việc giao hàng sai sản phẩm, sai số
lượng hoặc sai địa chỉ, gây ra tổn hại cho trải nghiệm của khách hàng và suy giảm uy
tín của thương hiệu.

Quá trình giao hàng chậm trễ: Quá trình giao hàng chậm trễ có thể khiến khách
hàng hủy đơn hàng và ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

Hệ thống quản lý thông tin yếu kém: Hệ thống quản lý thông tin yếu kém có thể
dẫn đến việc thất thoát dữ liệu, mất thông tin khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2. Mục tiêu kiểm soát

Mục tiêu kiểm soát của chu trình bán hàng Nợ phải thulà nhằm hạn chế tối đa
những sai phạm, rủi ro. Bên cạnh đó, đảm bảo rằng doanh nghiệp thực hiện các hoạt
động bán hàng và thu hồi tiền một cách hiệu quả, tuân thủ các quy định pháp luật và
quy định theo ba mục tiêu của Báo cáo COSO (2013) đã đề ra:

 Sự hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt động


 Báo cáo đáng tin cậy
 Tuân thủ pháp luật và quy định

4
1.2.1. Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin

Thông tin khách hàng: Đảm bảo thông tin khách hàng chính xác, đầy đủ và được
cập nhật thường xuyên.

Thông tin đơn hàng: Đảm bảo thông tin đơn hàng chính xác, bao gồm số lượng
sản phẩm, giá cả, điều khoản thanh toán và địa chỉ giao hàng.

Thông tin thu hồi tiền: Đảm bảo thông tin thu hồi tiền chính xác, bao gồm số tiền
thu được, phương thức thanh toán và ngày tháng thu hồi.

1.2.2. Đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động bán hàng

Tối ưu hóa quy trình bán hàng: Xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả, giảm thiểu
thủ tục rườm rà và tiết kiệm thời gian.

Quản lý khách hàng hiệu quả: Phân loại khách hàng theo tiềm năng, áp dụng các
chiến lược bán hàng phù hợp và theo dõi hiệu quả bán hàng.

Quản lý hàng tồn kho hiệu quả: Tránh tình trạng tồn kho quá nhiều hoặc quá ít,
đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa chi phí lưu kho.

1.2.3. Đảm bảo thu hồi tiền hiệu quả

Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng: Xác định khả năng thanh toán của
khách hàng trước khi cho vay tín dụng hoặc bán hàng theo hình thức thanh toán sau.

Áp dụng các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả: Sử dụng các biện pháp thu hồi nợ
phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo thu hồi tiền nhanh chóng và hiệu quả.

Quản lý rủi ro nợ xấu: Theo dõi tình hình nợ xấu, áp dụng các biện pháp phòng
ngừa và xử lý nợ xấu hiệu quả.

1.2.4. Đảm bảo tuân thủ pháp luật

Tuân thủ các quy định về bán hàng: Tuân thủ các quy định về quảng cáo, khuyến
mại, bảo hành, bảo vệ người tiêu dùng, v.v.

Tuân thủ các quy định về thuế: Khai báo doanh thu và nộp thuế đúng quy định.

5
Tuân thủ các quy định về thu hồi nợ: Sử dụng các biện pháp thu hồi nợ hợp pháp
và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư của khách hàng.

1.2.5. Đảm bảo bảo vệ tài sản

Ngăn chặn gian lận: Áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để ngăn chặn gian
lận trong bán hàng, thu hồi tiền và quản lý hàng tồn kho.

Bảo vệ thông tin: Bảo mật thông tin khách hàng, thông tin tài chính và các thông
tin quan trọng khác của doanh nghiệp.

Giảm thiểu rủi ro mất mát hàng hóa: Áp dụng các biện pháp bảo quản hàng hóa
an toàn, tránh thất thoát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho.

1.3. Thủ tục kiểm soát trong quy trình bán hàng

Thủ tục kiểm soát là các biện pháp được thực hiện để đảm bảo rằng các hoạt động
trong quy trình bán hàng – Nợ phải thuđược thực hiện theo đúng quy định, hiệu quả và
tuân thủ các quy định pháp luật. Dưới đây là một số thủ tục kiểm soát phổ biến trong
quy trình bán hàng:

1.3.1. Tiếp nhận đơn hàng và xét duyệt bán chịu

Xác minh thông tin khách hàng: Đảm bảo thông tin khách hàng chính xác, đầy đủ
và cập nhật.

Kiểm tra tính khả dụng của sản phẩm: Đảm bảo sản phẩm được đặt hàng có sẵn
trong kho và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Xác nhận giá bán và điều khoản thanh toán: Đối chiếu đưn giá trên đơn đặt hàng
của khách hàng với bảng giá chính thức của đơn vị, đảm bảo giá bán và điều khoản
thanh toán chính xác, phù hợp với chính sách bán hàng của doanh nghiệp.

Xác nhận khả năng cung ứng: cần xác nhận hàng tồn kho có đủ để đáp ứng đơn
của khách hàng hay không.

6
Xét duyệt bán chịu: Thiết lập quy trình xét duyệt bán chịu phù hợp với quy mô và
cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp và căn cứ vào quy trình này để phê chuẩn hoặc từ
chối.

1.3.2. Xử lý đơn hàng:

Giao hàng: Đảm bảo hàng hóa được giao đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng
địa chỉ và đúng thời gian theo yêu cầu của khách hàng.

Cập nhật thông tin kho: Cập nhật thông tin kho sau khi xuất kho để đảm bảo số
lượng hàng tồn kho chính xác.

Lưu trữ hồ sơ: Lưu trữ hồ sơ đơn hàng đầy đủ, bao gồm thông tin khách hàng,
thông tin sản phẩm, giá bán, điều khoản thanh toán và hóa đơn thanh toán.

1.3.3. Thu hồi tiền và nợ phải thu khách hàng:

Gửi hóa đơn thanh toán: Gửi hóa đơn thanh toán cho khách hàng theo đúng thời
hạn.

Theo dõi việc thanh toán: Theo dõi việc thanh toán của khách hàng và gửi lời
nhắc thanh toán nếu cần thiết.

Xử lý thanh toán: Ghi nhận doanh thu và cập nhật thông tin tài khoản của khách
hàng sau khi nhận thanh toán.

Quản lý nợ xấu: Áp dụng các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả cho những khách
hàng thanh toán chậm hoặc không thanh toán.

1.3.4. Kiểm soát nội bộ:

Phân chia nhiệm vụ rõ ràng: Phân chia nhiệm vụ cho các bộ phận liên quan trong
quy trình bán hàng và xác định rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận.

Áp dụng các biện pháp kiểm soát: Áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để
ngăn chặn gian lận, thất thoát hàng hóa và sai sót trong xử lý đơn hàng.

Thực hiện kiểm tra nội bộ: Thực hiện kiểm tra nội bộ thường xuyên để đánh giá
hiệu quả hoạt động của quy trình bán hàng và xác định các khu vực cần cải thiện.
7
1.3.5. Tuân thủ pháp luật:

Tuân thủ các quy định về bán hàng: Tuân thủ các quy định về quảng cáo, khuyến
mại, bảo hành, bảo vệ người tiêu dùng, v.v.

Tuân thủ các quy định về thuế: Khai báo doanh thu và nộp thuế đúng quy
định.Tuân thủ các quy định về thu hồi nợ: Sử dụng các biện pháp thu hồi nợ hợp pháp
và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư của khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để tự
động hóa các quy trình bán hàng, theo dõi hiệu quả bán hàng và giảm thiểu rủi ro.

CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÁN HÀNG - NỢ PHẢI THU
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT GRAPES

2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Grapes
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Nguồn gốc của công ty bắt nguồn từ hơn 147 năm về trước, nó được xây dựng
bởi người Pháp vào năm 1876 tại Đà Lạt. Nhà máy sản xuất bia rượu ban đầu là một
phân xưởng nhỏ chủ yếu sản xuất rượu bia cho các quan chức người pháp vào thời bấy
giờ nhưng sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng thì nhà máy được công ty cổ
phần bia miền nam quản lý và đổi tên thành nhà máy GSI vào năm 1980. Đến năm
1992, chính thức trở thành công ty bia - rượu - nước giải khát Grapes. Đến nay công ty
đã có 6 nhà máy với hơn 3000 nhân viên khắp nơi trên Việt Nam. Grapes đã tạo ra
155.000 việc làm cho người lao động và đóng góp vào ngân sách nhà nước tương
đương 0,5% tổng GPD quốc gia.

Doanh nghiệp đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm và niềm hạnh phúc của con
người lên hàng đầu. Thế nên, khi còn là một doanh nghiệp nhỏ, Grapes đã giành được
huy chương D’Or tại triển lảm hàng hải quốc tế năm 1985 nhờ vào hương vị đặc trưng
mang đến sự thoả mãn cho khách hàng. Thành công đến từ giải thưởng danh giá này
đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho Grapes điển hình là các sản phẩm bia
thương hiệu như 222 hoặc Huka được xuất khẩu qua các nước Châu Âu. Các năm sau

8
đó,doanh nghiệp liên tục nghiên cứu và phát triển các loại bia - rượu - nước giải khát
khác và đoạt được nhiều giải thưởng nổi tiếng khác như Grand Prix tại Paris Expo vào
năm 1997 và World beer championship vào năm 2003.

2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh


2.1.2.1. Tầm nhìn

Đến năm 2027, phát triển Grapes trở thành doanh nghiệp sản xuất bia - rượu -
nước giải khát lớn nhất Đông Nam Á.

2.1.2.2. Sứ mệnh

- Đề cao và giới thiệu văn hoá ẩm thực Việt Nam cho bạn bè quốc tế

- Sản xuất những sản phẩm chất lượng đạt chuẩn an toàn thực phẩm

- Đẩy mạnh tăng trưởng và hội nhập quốc tế

- Hoàn thành và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước

- Tham gia các hoạt động cộng đồng

- Mang lại lợi ích cho cả đôi bên cùng nhau hợp tác và phát triển

2.1.2.3. Giá trị cốt lõi

Cải tiến không ngừng: Kinh doanh bền vững và có trách nhiệm là kim chỉ nam
cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự phát triển gắn liền với trách nhiệm xã hội là
truyền thống của Grapes. Grapes luôn luôn cung cấp cho xã hội những sản phẩm đạt
chất lượng về cả hình thức lẫn hương vị và độ an toàn thực phẩm. Học tập, sáng tạo,
và đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu ngày càng cao và liên tục
thay đổi của thị trường. Thường xuyên học tập, sáng tạo và đổi mới là phong cách của
Công ty.

Trách nhiệm xã hội: Công ty luôn muốn chia sẻ và gánh vác trách nhiệm xã hội
điển hình là sản phẩm “Apple Punk” giới thiệu năm 2020 trong nỗ lực đồng hành cùng
chính phủ đẩy mạnh ý thức đã uống rượu bia thì không điều khiển các phương tiện
giao thông tại Việt Nam và bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.

9
Hợp tác cùng phát triển: Grapes xây dựng các mối quan hệ theo hướng hợp tác
cùng có lợi, đưa ra các chính sách phù hợp cho khách hàng và đối tác để cùng nhau
phát triển và gắn bó lâu dài.

Gắn bó: tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, năng động. Đảm bảo đầy đủ
cơ sở, điều kiện cho mọi người học tập, làm việc và cống hiến để mỗi ngày đi làm là
một ngày vui.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty


2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh được thiết kế bằng một chu trình phù hợp với doanh
nghiệp, thực hiện kiểm tra, rà soát liên tục. Chu trình này có tính tổ chức cao, chiến
lược phát triển rõ ràng và bài bản. Hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi người có
chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo bài bản giúp doanh nghiệp xác định được hướng
đi và chiến lược phù hợp. Hiểu rõ về đặc điểm hoạt động kinh doanh sẽ nâng cao được
hiệu quả hoạt động và đạt được nhiều thành công. Doanh nghiệp kinh doanh dựa trên
quy tắc tuân thủ, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trước quy định
của pháp luật và việc vi phạm sẽ dẫn đến các biện pháp xử phạt nghiêm minh. Grapes
lấy lợi nhuận là động lực thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng và đạt được các mục tiêu
quan trọng. Giúp doanh nghiệp tái sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đời sống
người lao động. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu, duy nhất quyết
định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.3.2. Đặc điểm mạng lưới kinh doanh

- Grapes có 10 đơn vị trực thuộc trên địa bàn trải dài từ bắc xuống nam của Việt
Nam: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Lạt, Đăk Lăk, Khánh Hoà, Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng.

- Bia Grapes đã được xuất khẩu sang 35 quốc gia:

+ Châu Âu: Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Luxemborg, Anh, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Đan
Mạch, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Ba Lan

10
+ Châu Á: Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Koong, Lào, Thái Lan,
Trung Quốc, Campuchia, Maldives, Mông Cổ, Ấn Độ, Indonesia, Philipines

+ Châu Đại Dương: Úc, New Zealand

+ Trung Đông: Bahrain, UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất)

+ Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada

+ Châu Phi: Cộng hoà Guinea Xích Đạo, Zambia

2.2. Xây dựng quy trình:


2.2.1. Tổng quan về quy trình
Mô tả quy trình

Quy trình Bán hàng - Nợ phải thu khách hàng bắt đầu từ khi khách hàng đặt lệnh
mua hàng tới khi hàng hóa được phân phối đến khách hàng và nhận được tiền thanh
toán của khách hàng.

Quy trình phụ

Quy trình Bán hàng - Nợ phải thu khách hàng bao gồm 7 quy trình phụ sau:

- Bán hàng
- Giao hàng
- Ghi nhận doanh thu
- Thu hồi công nợ
- Báo cáo bán hàng và đối chiếu công nợ
- Chiết khấu thương mại
- Thu hồi công nợ quá hạn
- Hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán

Đối tượng tham gia

Các thành phần tham gia vào quy trình:

- Khách hàng
- Đội vận chuyển, Thủ kho
11
- Nhân viên bán hàng, nhân viên viết hoá đơn
- Nhân viên tiếp thị, nhân viên bán hàng
- Kế toán doanh thu - công nợ
- Kế toán thanh toán
- Thủ qũy
- Kế toán trưởng
- Phó giám đốc/Trưởng bộ phận kinh doanh
- Giám đốc

2.2.2. Các chính sách của quy trình


Khách hàng

Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các khách
hàng khác.

Phương thức bán hàng

Bán hàng chủ yếu dưới hình thức trả chậm và Kế toán doanh thu - công nợ có
trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thu hồi công nợ.

Bán hàng trả chậm và thời hạn nợ

Áp dụng cho từng trường hợp cụ thể

Tuổi nợ tiêu chuẩn là 30 ngày.

Phó giám đốc/Trưởng bộ phận bán hàng sẽ quyết định thời hạn và điều kiện sau
khi tiếp thị tiếp xúc với khách hàng và giới thiệu về sản phẩm.

Hóa đơn bán hàng

Công ty sử dụng hóa đơn GTGT tự in (được Bộ tài chính chấp nhận). Nhân viên
bán hàng phát hành hóa đơn khi Nợ phải thukhách hàng. Trong trường hợp bán hàng
trả chậm, hóa đơn được phát hành theo việc phân phối hàng.

Giá bán

12
Giá bán phụ thuộc vào từng khách hàng. Định giá dựa theo nhu cầu của thị
trường và giá thành sản xuất.

Bảng tính đơn giá bán được điều chỉnh hàng tháng đối với nguyên vật liệu chính
và yếu tố chi phí khác được điều chỉnh 6 tháng một lần.

Đơn giá bán có thể thay đổi theo các điều khoản bán hàng đã thỏa thuận (điều
khoản thanh toán, tỷ lệ hoa hồng bán hàng....).

Xác định doanh thu

Doanh thu được xác định từ khi nhân viên bán hàng ghi nhận vào Hệ thống (in
hóa đơn bán hàng), và Kế toán bán hàng cập nhật nghiệp vụ bán hàng vào Hệ thống kế
toán.

Xác nhận dư nợ/ tuổi nợ

Dư nợ được khách hàng xác nhận mỗi tháng 1 lần.

Các khoản phải thu được đánh giá tuổi nợ hàng tháng.

Nợ quá hạn thanh toán

Khách hàng có dư nợ chưa thanh toán trên...VND (theo chính sách bán hàng của
công ty hoặc theo quy định phân loại khách hàng).

Tuổi nợ của khách hàng có dư nợ chưa thanh toán vượt quá tuổi nợ tiêu chuẩn
hoặc tuổi nợ quy định trong hợp đồng.

Khách hàng có dư nợ chưa thanh toán vượt mức quy định và vượt quá tuổi nợ
tiêu chuẩn.

Nợ khó đòi

Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ
được ghi trong hợp đồng kinh tế, công ty đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được
nợ.

13
Lập/ ký hợp Nhận đơn đặt
đồngKhách
bán hàng hàng (PO)Xuất
Theokho Phát hành Ghi
thành
dõi việc hóanhận
hóa đơn Nhậndoanh đơn
hàng thu
phẩm
giao
Trường hợp thời gian quá hạn chưa tới 2 năm, nhưng khách hàng nợ đang trong
hàng
thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người cho
nợ có dấu hiệu bỏ trốn, bị pháp luật truy
khách
tố... hàng

2.2.3. Quy trình Bán hàng - Nợ phải thu

Quy trình: Bán hàng - Nợ phải thu


Quy trình phụ: Bán hàng
Nhân viên
bán hàng
Nhân viên
bán hàng
Kế toán Doanh
thu – Công nợ
Liên kết đến các
quy trình khác

Đơn đặt
Chứng từ

Hợp đồng Hóa đơn


hàng

14
Quy trình: Bán hàng - Nợ phải thu
Quy trình phụ: Giao hàng
Kế toán kho hàng Bộ phận giao hàng

Phòng bán hàng

Lệnh xuất
kho

Xác nhận Phiếu xuất Phiếu giao


xuất kho kho hàng

Lệnh xuất
Xác nhận
kho
giao hàng

Phiếu xuất Phiếu giao


kho hàng
N

Kế toán tiêu thụ Khách hàng

15
Quy trình: Bán hàng - Nợ phải thu
Quy trình phụ: Ghi nhận doanh thu
Phòng kinh

Đơn đặt Lập lệnh Lệnh xuất


doanh

hàng bán hàng hàng Theo dõi


Sản xuất

v
Lệnh xuất
hàng

Hình thức Chấp nhận


Phiếu Phiếu giao Hoá đơn thanh toán bán chịu
Kế toán

xuất kho hàng GTGT

Phiếu thu
(liên 1)

Phiếu thu Ghi sổ

Kiểm tra và Kiểm tra và


Kho

ký xác nhận ký xác nhận

Hoá đơn
Phiếu thu
GTGT
Thủ quỹ

Kiểm tra và
Nợ phải thu quan sát

16
Quy trình: Bán hàng - Nợ phải thu
Quy trình phụ: Thu hồi công nợ
Kế toán công nợ phải thu Kế toán tiền Thủ quỹ

Khách hàng

Bảng đối
chiếu nợ

Xác nhận Bảng đối chiếu Lập phiếu thu Khách hàng
Phiếu thu
nợ nợ

Ghi giảm
Phiếu thu
nợ Tiền

Phiếu thu Sổ chi Ghi nhật ký


tiết nợ Xác nhận
thu tiền

A Phiếu thu

Ghi vào sổ quỹ

Nhật ký
thu tiền

17
Quy trình: Bán hàng - Nợ phải thu
Quy trình phụ: Báo cáo bán hàng và đối chiếu công nợ
Kế toán Kế toán công nợ phải thu

Hóa đơn Hóa đơn Sổ chi tiết nợ Nhật kí


GTGT bán hàng phải thu thu tiền

Cơ sở dữ liệu Bảng đối chiếu nợ


phân hệ bán hàng

So sánh số dư
công nợ
Nhật kí bán hàng

Không có
Sổ cái và sổ chi tiết Có chênh lệch chênh lệch
TK 156, 511, 131, ...

Xác định nguyên


nhân chênh lệch
Báo cáo bán hàng

Điều chỉnh số dư
công nợ

Lập biên bản đối


chiếu công nợ

18
Quy trình: Bán hàng - Nợ phải thu
Quy trình phụ: Hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
Bộ phận
Bộ phận kho Kế toán
bán hàng

Khách hàng
Cập nhật số lượng Chứng từ
hàng tồn kho liên quan

Xử lý hàng trả lại

Sổ Kế toán kho

Tiếp nhận Hàng hóa có thể bán lại


hàng trả

Phiếu nhập Ghi nhận giảm


Kiểm tra tình
kho giá hàng bán vào
trạng hàng
trả lại khoản mục tài
khoản "Giảm giá
hàng bán ”

Sổ kho
Biên bản tiếp
nhận hàng trả
lại
Điều chỉnh doanh thu bán
Hàng hóa không thể
hàng đã ghi nhận trước đó
bán lại

Tiêu hủy

19

Hóa đơn GTGT


Quy trình: Bán hàng - Nợ phải thu
Quy trình phụ: Thu hồi công nợ quá hạn
Kế toán công nợ phải thu

Sổ chi tiết
Tiêu hủy
nợ phải thu

Xác định mức độ quá hạn

Dưới
Gọi điện thoại nhắc nhở thanh toán, gửi email thông báo.
30 ngày

Từ 30 đến Gửi thư cảnh báo, gặp gỡ trực tiếp khách hàng để trao
60 ngày đổi về phương án thanh toán.

Trên 60 Áp dụng các biện pháp thu hồi công nợ mạnh mẽ hơn
ngày như: khởi kiện, sử dụng dịch vụ thu hồi nợ chuyên
nghiệp.

20
Khách
hàng

Quy trình: Bán hàng - Nợ phải thu


Quy trình phụ: Chiết khấu thương mại
Trưởng Bộ Kế toán Doanh thu – Công
Quy trình khác Bộ phận tiếp thị
phận/Giám đốc nợ

Đơn đặt
hàng

Xác nhận số Phiếu đề


Xét duyệt nghị hưởng
lượng
CKTM (đã
duyệt )

Xét duyệt
khả năng
thanh toán

Bảng kê
Phiếu đề ghi nhận
nghị hưởng CKTM
CKTM

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH CỦA DOANH NGHIỆP

3.1. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình Bán hàng - Nợ phải thu tại
Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Grapes
3.1.1. Những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát nội bộ chu trình Bán
hàng - Nợ phải thu

Dựa vào Báo cáo của Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động năm 2023 và định
hướng năm 2024 đưa ra ý kiến kết quả giám sát của Ủy ban kiểm toán qua đó thấy
được tình hình của hoạt động kiểm toán cho thấy phần nào những kết quả đạt được
trong công tác kiểm toán nội bộ chu trình Bán hàng - Nợ phải thunhư sau: UBKT giám
21
sát các hoạt động kiểm toán nội bộ của Tổng công ty bao gồm phê duyệt kế hoạch
kiểm toán năm, đánh giá hiệu suất hoạt động của Ban Kiểm toán nội bộ, giám sát tính
độc lập của Ban Kiểm toán nội bộ, đảm bảo Ban kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp với
UBKT và đưa ra khuyến nghị để Ban kiểm toán nội cải thiện hiệu suất hoạt động phù
hợp với Chuẩn mực Quốc tế về Thực hành Chuyên môn Kiểm toán nội bộ và kế hoạch
kiểm toán đã được phê duyệt. UBKT nhận thấy các cuộc kiểm toán nội bộ đều đạt
được mục tiệu và hoàn thành theo đúng kế hoạch kiểm toán. Hơn nữa, UBKT đã tổ
chức các cuộc họp riêng với Giám đốc Ban Kiểm toán nội bộ mà không có sự tham dự
của Ban điều hành nhằm nâng cao tính độc lập và minh bạch.

Môi trường kiểm soát: Lãnh đạo công ty nhận thức được tầm quan trọng của hệ
thống kiểm soát nội bộ, công tác lập kế hoạch được thực hiện bài bản, cơ cấu tổ chức
gọn nhẹ

Hệ thống thông tin kế toán được lập đầy đủ theo quy định.

Áp dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát. Triển khai hệ thống phần mềm quản
lý Bán hàng - Nợ phải thuhiện đại, giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót
và rủi ro trong quá trình kiểm soát. Sử dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch thanh
toán, đảm bảo tính bảo mật và pháp lý cho các giao dịch.

Quy trình Bán hàng - Nợ phải thurõ ràng, có chính sách cụ thể. Phân công trách
nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận tham gia vào chu trình bán hàng và thu tiền, đảm bảo
không có sự chồng chéo hoặc bỏ sót trong quá trình kiểm soát.

Quản lý tiền mặt chặt chẽ. Thực hiện kiểm tra nội bộ thường xuyên đối với chu
trình bán hàng và thu tiền, bao gồm kiểm tra hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, cũng
như thực hiện đối chiếu tồn kho.

Giám sát hoạt động của nhân viên liên quan đến bán hàng và thu tiền, phát hiện
và xử lý kịp thời các sai sót hoặc vi phạm.

Hóa đơn được lập và kiểm tra cẩn thận. Sử dụng hóa đơn, chứng từ hợp lệ, đầy đủ
cho các giao dịch bán hàng và thu tiền, đảm bảo tính minh bạch và chính xác của
thông tin tài chính.

22
Xử lý nợ khó đòi theo quy định.

3.1.2. Những hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ chu trình Bán hàng – Nợ
phải thu

Quy trình thủ tục kiểm soát chưa hoàn thiện: Việc sử dụng nhiều loại hóa đơn gây
khó khăn cho việc xử lý và kiểm soát. Quy trình bán hàng chưa thống nhất, dẫn đến
khả năng hiểu sai hoặc thực hiện không thống nhất. Công tác luân chuyển chứng từ
chậm trễ, ảnh hưởng đến việc kiểm soát và theo dõi hoạt động bán hàng.

Kiểm tra và giám sát chưa thường xuyên: Việc kiểm tra nội bộ thường diễn ra
theo định kỳ, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm soát liên tục và kịp thời. Hoạt động
giám sát chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, dẫn đến việc phát hiện muộn
các sai sót hoặc vi phạm.

Nhận thức của nhân viên còn hạn chế: Một số nhân viên chưa đầy đủ nhận thức
về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy trình và quy định, dẫn đến việc vi phạm
hoặc thực hiện sai quy trình. Kỹ năng kiểm soát nội bộ của nhân viên còn yếu, chưa đủ
khả năng phát hiện và xử lý các sai sót hoặc vi phạm.

Ứng dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả: Hệ thống phần mềm quản lý Bán
hàng - Nợ phải thuchưa được tích hợp đầy đủ các chức năng cần thiết, dẫn đến việc
phải sử dụng nhiều phần mềm khác nhau, gây tốn kém và giảm hiệu quả hoạt động.
Việc bảo mật dữ liệu chưa thực sự đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp hoặc xâm
nhập. Chưa có hệ thống cảnh báo sớm về các rủi ro tiềm ẩn trong chu trình bán hàng
và thu tiền.

3.2. Một số khuyến nghị, giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình
Bán hàng - Nợ phải thu của Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát
Grapes.
3.2.1.Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ với chu trình bán hàng và thu tiền.

Hoạt động Bán hàng - Nợ phải thu tiềm ẩn nhiều rủi ro gian lận và sai sót do có
nhiều giao dịch phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận và con người. Rủi ro có thể xảy
ra ở bất kỳ khâu nào trong chu trình, từ chào hàng, đặt hàng, giao hàng, lập hóa đơn,
Nợ phải thu cho đến ghi nhận doanh thu. Hậu quả của gian lận và sai sót có thể dẫn

23
đến: Mất mát doanh thu, tăng chi phí, gây thiệt hại cho uy tín thương hiệu, vi phạm
pháp luật.

Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với chu trình Bán hàng - Nợ phải thu là một
việc làm cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Việc này góp phần bảo vệ tài sản, nâng
cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Mang lại những lợi ích như: Giảm thiểu rủi ro gian lận và sai sót, nâng cao hiệu
quả hoạt động bán hàng và thu tiền, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, tăng cường uy tín
thương hiệu, góp phần thúc đẩy tuân thủ pháp luật.

3.2.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình Bán hàng - Nợ phải thu
của Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Grapes.

Hoàn thiện môi trường kiểm soát: cơ cấu bộ máy quản lý, chính sách nhân sự, lập
công tác kế hoạch. Một số biện pháp cụ tể như: Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với
quy mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Phân công trách nhiệm rõ ràng cho
từng bộ phận, cá nhân trong việc kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền. Thiết
lập hệ thống báo cáo hiệu quả để Ban lãnh đạo nắm bắt thông tin và đưa ra quyết định
kịp thời. Tuyển dụng nhân viên có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt. Đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng về kiểm soát nội bộ cho cán bộ, nhân viên. Xây dựng hệ
thống đánh giá, khen thưởng, kỷ luật chặt chẽ, công bằng. Thúc đẩy văn hóa doanh
nghiệp đề cao tính minh bạch, trung thực, trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch kiểm soát
nội bộ chi tiết, cụ thể cho từng khâu trong chu trình bán hàng và thu tiền. Xác định các
rủi ro tiềm ẩn và xây dựng biện pháp phòng ngừa phù hợp. Lập lịch trình thực hiện
kiểm tra, giám sát thường xuyên. Xác định nguồn lực cần thiết cho hoạt động kiểm
soát nội bộ.

Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ chu trình Bán hàng - Nợ phải thu như:
Xác định rõ ràng người chịu trách nhiệm cho từng khâu trong chu trình bán hàng và
thu tiền, bao gồm: tiếp nhận đơn hàng, xử lý đơn hàng, giao hàng, thu tiền, ghi sổ sách
kế toán,... Việc phân công trách nhiệm rõ ràng giúp đảm bảo tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình trong hoạt động bán hàng và thu tiền. Phát triển các quy trình, thủ tục
chi tiết cho từng khâu trong chu trình bán hàng và thu tiền. Các quy trình, thủ tục cần
được xây dựng dựa trên đánh giá rủi ro và đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động
24
của doanh nghiệp. Cần thường xuyên cập nhật, hoàn thiện các quy trình, thủ tục để
phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc doanh nghiệp thiết lập mục tiêu chiến
lược, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ trong từng khâu sẽ giúp doanh
nghiệp phát triển bền vững đối với sự cạnh tranh gay gắt trong ngành nghề.

Nhận thấy được tầm quan trọng đó, nhóm chúng em đã quyết định tìm hiểu về
kiểm soát nội bộ chu trình Bán hàng – Nợ phải thu của Công ty cổ phần Bia – Rượu –
Nước giải khát Grapes để từ đó đưa ra những nhận xét góp phần phát triển quy trình
Bán hàng – Nợ phải thu. Bài tiểu luận đã đi qua các nội dung sau:

Thứ nhất, bài tiểu luận trình bày rõ hệ thống lý thuyết liên quan đến Kiểm soát
nội bộ, mục tiêu và rủi ro doanh nghiệp sẽ gặp phải, và đi sâu vào kiểm soát nội bộ
quy trình Bán hàng – Nợ phải thu.

Thứ hai, bài tiểu luận đã nghiên cứu thực tiễn về kiểm soát nội bộ quy trình Bán
hàng – Nợ phải thu tại Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Grapes đồng thời
xây dựng quy trình phụ để hiểu rõ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến quy
trình này

Thứ ba, từ những quy trình đã vẽ ở trên, nhóm chúng em đã đưa ra những nhận
xét về kết quả mà doanh nghiệp đạt được, bên cạnh đó có những hạn chế. Đồng thời,
nhóm chúng em đưa ra những giải pháp, khuyến nghị giúp doanh nghiệp cải thiện
được quy trình Bán hàng – Nợ phải thu.

25
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Oktavia, Fitriyeni, and Bambang Pamungkas. "Internal Controls in the Sales


Cycle to Minimize Risks (Case Study at PT XYZ)." Asia Pacific Business and
Economics Conference (APBEC 2018). Atlantis Press, 2019.
2. Võ Thị Bích Phụng (2012) “Kiểm soát nội bộ chu trình Bán hàng - Nợ phải
thutại Công ty cổ phần Bắc Âu” (Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng,
Việt Nam)
3. PGS.TS. Trần Thị Giang Tân (chủ biên), PGS.TS. Vũ Hữu Đức, Ths. Võ Anh
Dũng, ThS. Mai Đức Nghĩa, Ths. Phạm Thị Ngọc Bích, ThS. Dương Minh
Châu, ThS. Phí Thị Thu Hiền và ThS. Nguyễn Đình Hoàng Uyên (2021) “Kiểm
soát nội bộ” Việt Nam: NXB Lao Động

You might also like