CTNX 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

-Nguyễn Minh Châu-


Pau-top-xki từng khẳng định “Nhà văn là người dẫn đường đi đến xứ sở của
cái đẹp”. Quả thật vậy, ý kiến trên thật đúng khi nói về Nguyễ Minh Châu. Ông là
cây bút tiên phong của nền vh VN thời kì đổi mới. Với NMC, văn học là hành
trình đi tìm hạt ngọc ẩn giấu bên trong bề sâu tâm hồn con người. Một trong
những tp xuất sắc nhất gắn liền với tên tuổi nhà văn là “ CTNX”, in đậm pc triết lí
– tự sự, được in trong tập sách cùng tên. Ở tp này, để lại ấn tượng sâu sắc trong
lòng người đọc là đoạn trích miêu tả tả tâm trạng , thái độ của NSP khi bắt gặp
một cảnh đẹp tuyệt mĩ mà tạo hóa ban tặng: “Lúc bấy giờ, trời đầy mù…do cái
đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại” .Từ đó , ta thấy được thông điệp
mà nhà văn NMC đã gửi gắm trong tác phẩm.
Theo lời đề nghị của Trưởng Phòng , NS Phùng đã đến vùng biển miền
Trung để chụp một bức ảnh về thuyền và biển nơi đây để hoàn thành bộ lịch năm
ấy. Sau gần một tuần “phục kích”, anh đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp mà
tạo hóa đã ban tặng. Đó là cảnh một chiếc thuyền lưới vó đang chập chờn, ẩn hiện
trong biển sớm mờ sương. Đứng trước cảnh đẹp tuyệt mị ấy, NS Phùng cảm thấy
niềm vui sướng, hạnh phúc trào dâng trong cõi lòng mình.
Mở đầu đoạn trích , tác giả đã mở ra trước mắt người đọc khung cảnh biển
sớm mờ sương thơ mộng yên bình. Trong không gian bao la rộng lớn nơi biển
khơi , nhà văn đã tô điểm cho khung cảnh ấy một lớp sương mù dày đặc kèm theo
đó “lác đác mấy hạt mưa”, làm cho không gian nơi ấy trở nên lung linh , yên
bình thơ mộng làm sao . Vẫn như những ngày trước , NS phùng vẫn ra đây để có
thể chụp được một bức ảnh thì anh lại bắt gặp cơn mua phùn nhè nhẹ làm cho anh
phải rúc bên bánh xích của chiếc xe tăng để tránh mưa .Trong khoảnh khắc ấy ,
Phùng đã bắt gặp “ một chiếc thuyền lười vó” mà anh nghĩ là của nhóm người
đánh cá ban nãy chèo vào trước mặt anh giữa khung cảnh rộng lớn. Qua đó , ta có
thể cảm nhận một cách chân thức về khung cảnh ban mai thơ mộng, kì ảo nơi
biển sớm mờ sương.
Giữa khung cảnh ban mai rộng lớn ấy , NS Phùng đã bắt gặp một cảnh đẹp
tuyệt mĩ mà tạo hóa ban tặng- một chiếc thuyền lưới vó đang ẩn hiện trong biển
sớm mờ sương.Và sau một tuần phục kích không ngừng nghỉ thì NS Phùng đã
nhận về một kết quả hết sức viên mãn với sự chăm chỉ của mình đó là anh đã
chụp được một bức ảnh đẹp như mơ – một cảnh đẹp “ đắt” trời cho . Từ “đắt”
được nhà văn tinh tế sử dụng biểu hiện cho sự quý hiếm, vô giá, là cơ duyên trời
ban, rất khó để có thể thấy được. Bên cạnh đó , nhà văn còn làm nổi bật cho bức
tranh tuyệt mĩ ấy qua hình ảnh chiếc thuyền trong biển sớm mờ sương hiện lên
như “một bức mực tàucủa một danh họa thời cổ”.Bằng biện pháp so sánh
“trắng như sữa”, “im phăng phắc như tượng” đã tô đậm tính tạo hình của bức
tranh. Có lẽ nhà văn muốn cho người đọc thấy đây là một bức họa diệu kì do
thiên nhiên , cuộc sống ban tặng cho con người , là sản phẩm quý hiếm của hóa
công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh gia nào cũng khao khát được chứng
kiến. Cảnh vật trước mắt anh chàng nhiếp ảnh gia lúc ẩn, lúc hiện “mơ hồ lòe
nhòe trong làn sương mù trắng như sữa có pha chút hồng hồng do ánh mặt
trời chiếu vào”. Cùng với đó là “vài bóng người người lớn lẫn trẻ con ngồi im
phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum” tạo nên một cảnh tượng
tuyệt đẹp mà theo Phùng đây là cảnh tượng mà suốt một đời cầm máy chưa bao
giờ anh thấy “một cảnh đắt trời” cho như vậy. Bức tranh ấy được nhìn bằng con
mắt của nghệ sĩ - đó là một góc nhìn độc đáo, mang tính phát hiện của người nghệ
sĩ như muốn nói rằng : thiên nhiên gắn liền với cuộc sống đời thường, bình dị của
người lao động.Và một lần nữa, người nghệ sĩ khẳng định đây là một bức tranh
“từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và
toàn bích” mà trong đời chỉ có diễm phúc chìm đắm và chiêm ngưỡng nó được
một lần. Qua đó , ta thấy được cảm nhận tinh tế nhạy cảm của NS Phùng qua phát
hiện thứ I.
Khép lại đoạn trích , nhà văn đã khắc họa thành công tâm trạng của NS
Phùng khi chứng kiên vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng. Đứng trước cái đẹp tuyệt đỉnh
của thiên nhiên, người nghệ sĩ thấy lòng mình vô cùng xúc đông, thấy “bối rối”
và “trong tim như có cái gì bóp thắt vào” .Bức tranh đã khiến trái tim người
nghệ sĩ si mê, rung động . Và hơn hết là sự vui sướng và hạnh phúc tột độ. Nhưng
đó không chỉ là niềm vui sướng hạnh phúc sau bao nhiêu ngày “phục kích” mới
chụp được bức ảnh đúng theo yêu cầu của trưởng phòng mà còn là niềm vui, hạnh
phúc của sự khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt diệu mà
thiên nhiên mang lại. Để có được niềm hạnh phúc ấy, người nghệ sĩ đã phải kiên
trì, vượt khó và đam mê hết mình vì nghệ thuật và trong khoảnh khắc niềm hạnh
phúc dâng trào, Phùng dường như đã chiêm nghiệm ra một chân lí “cái chân lí
của sự toàn diện, khám phá ra cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” – đó
là khi đứng trước cái đẹp , trước sự toàn bích , hài hòa , lãng mạn của cuộc đời thì
tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên trong trẻo hơn. Đứng
trước khung cảnh cao đep tinh khiết đó, Phùng đã không ngần ngại bấm “ ‘liên
thanh’ một hồi hết một phần tư cuốn phim” để có thể lưu lại cái “khoảnh khắc
hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn mình” và như để vĩnh cửu hóa bức tranh. .
Thông qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện một tấm lòng yêu
nghệ thuật, say mê cái đẹp, không chấp nhận thứ nghệ thuật sơ sài, đồng thời ông
cũng khẳng định “cái đẹp chính là đạo đức” cái đẹp gắn liền với cái thiện, cái
đẹp thanh lọc tâm hồn, làm cho tâm hồn trở nên cao khiết và thánh thiện. Và
người nghệ sĩ chân chính, với lòng say mê của mình sẽ có được kết quả như mong
muốn.
Có thể khẳng định “Mỗi tác phẩm chân chính là một phát minh về hình thức
và một khám phá về nội dung” (Leonit). Quả thật vậy , để làm nên thành công
cho đoạn trích , tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc như : nt xd
tình huống truyện độc đáo , nt trần thuật đặc sắc; xd hình ảnh mang ý nghĩa biểu
tượng; NN gợi hình, gợi cảm…Từ đó , nhà văn đã làm nổi bật lên phát hiện thứ I
qua cảm nhận tinh tế của NS Phùng.
Một trong những yếu tố làm nên thành công cho tác phảm là nhờ vào thông
điệp sâu sắc mà tác giả đã gửi gắm vào trong đó .Trong tác phẩm “CTNX” , nhà
văn NMC đã gửi gắm một thông điệp mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc: Mối quan
hệ giữa nghệ thuật và đời sống.

Aimator từng khẳng định “Một tp chân chính không kết thúc ở trang cuối
cùng”. Quả thật vậy, bởi lẽ khi trang sách đóng lại thì tp mới thực sự sống. Nó
sống trong nỗi niềm trăn trở và tình yêu thương của người đọc. Thật vậy, khi tp
“CTNX”, đặc biệt là đoạn trích trên khép lại, tác giả đã để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc về phát hiện thứ I qua cảm nhận tinh tế của NS Phùng. Từ
đó, mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ cần trang bị cho mình một sự nhẫn nại, ,
kiên trì, chịu thương, chịu khó để vượt qua khó khăn và đạt được những gì mình
mong muốn.

You might also like