Bài Báo Cáo Đ o Đ C Kinh Doanh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




BÀI BÁO CÁO NHÓM


CHỦ ĐỀ: ĐÁNH CẮP, TIẾT LỘ BÍ MẬT THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN PwC
AUSTRALIA TRONG VỤ BÊ BỐI RÒ RỈ THUẾ

Học phần : Đạo đức kinh doanh


GVHD : Bùi Thanh Huân
SVTH : Tô Thảo Ngân 47K28.2
Võ Nguyễn Quỳnh Hương 47K28.2
Phạm Thị Thùy Linh 47K28.2
Trần Thị Thảo Nhi 47K28.2
Phạm Nguyễn Yến Nhi 48K01.1

Đà Nẵng, tháng 4, năm 2024


Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

MỤC LỤC

I. Tổng quan về công ty và tình huống vi phạm đạo đức...................................


1. Giới thiệu tổng quan về PwC..........................................................................
2. Tóm tắt sự việc, tình huống............................................................................
II. Xác định các đối tượng (chủ thể) có liên quan sự việc...................................
1. Đối tượng hữu quan bên trong......................................................................
a. Cựu Giám đốc Thuế Quốc tế PwC, Peter John Collins..................................
b. Nhân viên PwC tham gia vào việc mua bán thông tin mật.............................
c. Ban lãnh đạo PwC..........................................................................................
2. Đối tượng hữu quan bên ngoài:.....................................................................
a. Khách hàng của PwC.....................................................................................
b. Cảnh sát liên bang Úc (AFP)..........................................................................
c. Thượng viện Úc..............................................................................................
d. Chính phủ Úc..................................................................................................
e. Các cơ quan chính phủ và tổ chức khác tại Úc..............................................
f. PwC toàn cầu.................................................................................................
g. Các cơ quan chính phủ và cảnh sát trên toàn thế giới...................................
III. Bản chất của vấn đề vô đạo đức và trách nhiệm xã hội..............................
1. Nhận diện, trình bày, phân tích bản chất của (các) hành vi vô đạo đức
của các đối tượng (chủ thể) có liên quan sự việc...............................................
a. Tiếp tay cho hoạt động trốn thuế của đối tác..................................................
b. Lạm dụng thông tin mật..................................................................................
c. Che dấu hành vi sai trái..................................................................................
2. Trách nhiệm xã hội..........................................................................................
a. Trách nhiệm kinh tế........................................................................................
b. Trách nhiệm pháp lý.......................................................................................
c. Trách nhiệm đạo đức....................................................................................
d. Trách nhiệm nhân văn..................................................................................
IV. Xác định những nguyên nhân (bên trong, bên ngoài)................................
1. Nguyên nhân bên trong.................................................................................
a. Lợi ích cá nhân.............................................................................................
b. Hệ thống quản lý nội bộ yếu kém.................................................................

i
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

2. Nguyên nhân bên ngoài................................................................................


a. Hệ thống luật pháp chưa được hoàn thiện...................................................
b. Các cơ quan chính phủ thiếu sự giám sát, kiểm soát hoạt động doanh
nghiệp.................................................................................................................
c. Thu lợi từ việc bán thông tin bí mật..............................................................
V. Nhận xét những phản ứng và cách xử lý của các đối tượng có liên
quan.12
1. Những đối tượng hữu quan bên trong........................................................
a. Nội bộ tập đoàn PwC....................................................................................
2. Những đối tượng hữu quan bên ngoài........................................................
a. Cơ quan chức năng, chính phủ....................................................................
b. Giới truyền thông..........................................................................................
VI. Đề xuất cách giải quyết cho các bên và bài học kinh nghiệm...................
1. Đối với nội bộ PwC........................................................................................
2. Đối với chính phủ...........................................................................................
3. Đối với giới truyền thông..............................................................................

ii
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Tập đoàn PricewaterhouseCoopers (PwC).....................................................
Hình 2. Bộ trưởng Ngân khố Australia Jim Chalmers kêu gọi Thượng viện triển
khai các hành động mạnh mẽ hơn đối với vụ việc PwC..............................................

iii
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

I. Tổng quan về công ty và tình huống vi phạm đạo đức.


1. Giới thiệu tổng quan về PwC.
Tập đoàn PricewaterhouseCoopers (PwC) là một trong bốn công ty
kiểm toán lớn nhất thế giới, với mạng lưới hoạt động tại hơn 157 quốc gia và
vùng lãnh thổ. PwC cũng được đánh giá là công ty kế toán uy tín nhất thế giới
trong 7 năm liên tiếp bởi Vault Accounting 50 và là một trong những điểm đến
hàng đầu để làm việc tại Bắc Mỹ.
Doanh thu toàn cầu của PwC năm 2017 đạt khoảng 37,7 tỷ USD, trong
đó 16 tỷ đô la được tạo ra từ dịch vụ Assurance (kiểm toán và đảm bảo), 9,46
tỷ đô la từ dịch vụ thuế và 12,25 tỷ đô la từ dịch vụ tư vấn.
Tại Úc, PwC là một trong những công ty tư vấn lớn nhất, cung cấp dịch vụ cho
nhiều khách hàng, bao gồm chính phủ liên bang, các bộ, tổ chức tài chính và
công ty tư nhân,... cung cấp nhiều loại dịch vụ bao gồm tư vấn chính sách
thuế, tài chính, ngân sách, phân bổ,...Vào năm 2022, PwC đã ký một số hợp
đồng với chính phủ liên bang trị giá hơn 500 triệu AUD để cung cấp hỗ trợ tư
vấn cho việc hoạch định chính sách công.
Năm 2015, chính phủ Úc đã nhờ Peter-John Collins, chuyên gia thuế
quốc tế của PwC, giúp xây dựng Luật chống trốn thuế đa quốc gia (MAAL).
Luật này nhằm ngăn chặn các công ty lớn, đặc biệt là những gã khổng lồ công
nghệ như Google, Facebook và Apple, chuyển lợi nhuận từ các quốc gia có
thuế suất cao hơn, như Úc, sang các quốc gia khác có thuế suất thấp hơn,
như Hà Lan và Singapore. [1] [2]

Hình 1. Tập đoàn PricewaterhouseCoopers (PwC)

1
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

2. Tóm tắt sự việc, tình huống.


Tập đoàn PwC hiện đang đối mặt với một vụ bê bối nghiêm trọng tại Úc.
Cựu Giám đốc Thuế Quốc tế của PwC, Peter John Collins, đã bị cáo buộc vì
đã lợi dụng và tiết lộ những bí mật quốc gia liên quan đến luật thuế mới của
Úc. Collins đã sử dụng những tài liệu mật mà ông thu thập được khi tham gia
soạn thảo luật thuế mới với Bộ Tài Chính và Hội Đồng Thuế Úc từ năm 2015,
để bán cho ít nhất 53 đối tác bao gồm các nhân viên của PwC ở nhiều quốc
gia. Kể từ năm 2016, các đối tác của PwC bị cơ quan điều tra phát hiện những
hoạt động luồn lách lỗ hổng của luật mới nhằm trục lợi thương mại, điều
hướng thị trường năng lượng và trốn thuế.
Peter John Collins bị Hội Đồng Hành Nghề Thuế Úc phát hiện và hủy
các giấy phép hành nghề vào năm 2021. Nhưng cho đến tháng 1/2023, cuộc
điều tra về sai phạm của PwC và các đối tác tác động đến nền kinh tế nước Úc
mới được công bố, từ đó làm gây chấn động, hoang mang đến dư luận. Tuy
nhiên, phải đến ngày 2/5/2023, 138 email nội bộ của PwC bị thượng nghị sĩ
Deborah O’Neill tiết lộ, Thượng viện Úc và Cảnh sát liên bang mới tiến hành
điều tra. Do đó, Collins, giám đốc điều hành Tom Seymour, 67 lãnh đạo và
nhân viên PwC cùng 9 đối tác mới bị bắt giữ.
PwC ban đầu chỉ tuyên bố rằng những người liên quan đã rời công ty,
nhưng điều này bị Ian Ramsay, giáo sư luật danh dự đại học Melbourne, coi là
quá ít ỏi, không thể hiện được sự chân thành, chịu trách nhiệm trước những
hậu quả tiêu cực tới nền kinh tế nước Úc. Mặc dù vụ bê bối vẫn đang được
điều tra ở Úc, PwC vẫn tiếp tục thu lợi thông qua bán thông tin mật trên toàn
cầu, thu hút nhiều bộ phận từ nhiều công ty lớn nhất thế giới. Do đó, hiện nay,
PwC vẫn đang là đối tượng của các cuộc điều tra từ cảnh sát và chính phủ
trên toàn thế giới, đặc biệt với các chính phủ Úc, họ vẫn đang đánh giá về mức
độ hệ lụy của vụ bê bối này.
Sau một thời gian dài chịu áp lực, Giám đốc điều hành PwC Úc Tom
Seymour đã từ chức vào tháng 5/2023. Ngoài ra, Quyền Giám đốc điều hành
toàn cầu Kristub Stubbins đã xin lỗi và quyết định đình chỉ dịch vụ tại Úc để
phối hợp điều tra. Theo phó giáo sư Scott Donald của đại học New South
Wales, vụ bê bối của PwC đã tạo điều kiện cho nhiều công ty, tập đoàn trốn
thuế. Theo Phó Ủy viên Cảnh sát liên bang Australia, ông Ian McCartney, hiện
tại, cuộc điều tra đang ở giai đoạn đầu nhằm xác định mức độ ảnh hưởng
nghiêm trọng và hệ lụy của vụ bê bối. Cũng như theo Phát ngôn viên Tài chính
của đảng Xanh Barbra Pocock, chính phủ nên làm chặt chẽ, minh bạch trong

2
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

việc hợp tác với các công ty tư vấn chính sách và hủy bỏ, công khai các hợp
đồng của chính phủ với PwC.
Vì mức độ ảnh hưởng to lớn của vụ bê bối nên Tổng thư ký Bộ Tài
chính Australia, Jenny Wilkinson đã cho Bộ tài chính cấm làm việc vĩnh viễn
với những đối tượng PwC liên quan đến vụ rò rỉ thuế. Kể từ tháng 5/2023, các
cơ quan Chính phủ và tiểu bang, vùng lãnh thổ của Úc trong đó có Ngân hàng
dự trữ quốc gia quyết định ngừng hợp đồng mới với PwC cho đến khi tập đoàn
có được sự minh bạch hoàn toàn.
Ngoài ra, tổng Thư ký Tài chính và Dịch vụ công Australia Katy
Gallagher khẳng định Chính phủ Úc sẽ thắt chặt các chính sách trong hợp
đồng với PwC, không hủy bỏ toàn bộ nhằm để phục vụ điều tra. [3] [4]

Hình 2. Bộ trưởng Ngân khố Australia Jim Chalmers kêu gọi Thượng viện triển
khai các hành động mạnh mẽ hơn đối với vụ việc PwC

II. Xác định các đối tượng (chủ thể) có liên quan sự việc.
1. Đối tượng hữu quan bên trong.
a. Cựu Giám đốc Thuế Quốc tế PwC, Peter John Collins.
Peter John Collins, cựu Giám đốc Thuế Quốc tế của
PricewaterhouseCoopers (PwC) tại Australia, đã trực tiếp thực hiện hành vi lợi
dụng và tiết lộ bí mật quốc gia. Trong quá trình tham gia soạn thảo luật thuế
mới với Bộ Tài chính và Hội đồng Thuế Úc từ năm 2015, ông thu thập thông tin
mật và sau đó bán thông tin này cho ít nhất 53 đối tác, trong đó bao gồm cả

3
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

nhân viên của PwC ở nhiều quốc gia khác nhau. Hành vi vi phạm này cuối
cùng đã bị phát hiện bởi Hội đồng Hành nghề Thuế Úc, dẫn đến việc mất giấy
phép hành nghề của Collins vào năm 2021. Điều này tạo ra một vụ bê bối lớn
và nghiêm trọng đối với danh tiếng và uy tín của PwC trong lĩnh vực kiểm toán
và tư vấn thuế.
b. Nhân viên PwC tham gia vào việc mua bán thông tin mật.
Những nhân viên của PricewaterhouseCoopers (PwC) có thể đến từ
nhiều bộ phận khác nhau, như bộ phận thuế, tư vấn, kiểm toán, và có thể đã
tham gia vào hoạt động bất hợp pháp của Cựu Giám đốc Thuế Quốc tế PwC,
Peter John Collins. Được biết, họ đã hỗ trợ Collins trong quá trình thu thập, xử
lý, và bán thông tin mật. Những nhân viên này trực tiếp tiếp xúc với các đối tác
để thực hiện giao dịch mua bán thông tin mật, tạo ra một môi trường đàm phán
và trao đổi thông tin độc hại. Hành động này không chỉ làm tổn thương uy tín
của PwC mà còn đặt ra nghi ngờ về tính đạo đức và trách nhiệm của những cá
nhân liên quan, những người có thể đã hưởng lợi nhuận từ việc mua bán
thông tin mật. Điều này đặt ra những thách thức lớn cho tổ chức và yêu cầu
một cuộc điều tra sâu sắc để xác định và xử lý những người liên quan và ngăn
chặn những vi phạm tương tự trong tương lai.
c. Ban lãnh đạo PwC.
Lãnh đạo cấp cao của PricewaterhouseCoopers (PwC) đang phải đối
mặt với những thách thức lớn sau vụ bê bối liên quan đến Giám đốc Thuế
Quốc tế cũ, Peter John Collins. Giám đốc điều hành PwC Úc, Tom Seymour,
đã biết về hành vi sai trái của Collins từ trước, tuy nhiên, ông không có hành
động can thiệp và chỉ quyết định từ chức sau khi vụ bê bối này bị phanh phui.
Quyền Giám đốc điều hành toàn cầu, Kristub Stubbins, đã đáp ứng
bằng cách xin lỗi và đình chỉ dịch vụ tại Úc để hỗ trợ điều tra. Ông có thể chịu
trách nhiệm về việc xử lý vụ bê bối này và đưa ra các biện pháp ngăn chặn để
đảm bảo rằng những việc tương tự sẽ không tái diễn trong tương lai.
Tuy nhiên, các lãnh đạo cấp cao khác của PwC, mặc dù có thể biết về
hành vi sai trái của Collins và các nhân viên khác, nhưng họ không báo cáo
hoặc can thiệp. Họ có thể phải chịu trách nhiệm về việc quản lý và giám sát
các hoạt động của PwC, với trách nhiệm ngăn chặn và xử lý bất kỳ vi phạm
nào trong tổ chức. Điều này đặt ra những thách thức về quản lý nội bộ và tính
minh bạch, yêu cầu sự can thiệp kịp thời và quyết liệt từ phía lãnh đạo để phục
hồi uy tín của tổ chức. [4] [5]
2. Đối tượng hữu quan bên ngoài:

4
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

a. Khách hàng của PwC.


Ít nhất 53 đối tác của PwC, bao gồm cả nhân viên PwC ở nhiều quốc
gia, đã mua thông tin mật từ Peter John Collins.
Khách hàng của PwC là những người trực tiếp hưởng lợi từ thông tin
mật mà Peter John Collins cung cấp. Họ đã sử dụng thông tin này để trốn thuế
và né tránh luật thuế mới của Úc, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường năng
lượng. Do đó, khách hàng của PwC đóng vai trò quan trọng trong vụ bê bối
này.
Vụ bê bối này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng
của PwC, bao gồm: mất uy tín và danh tiếng do dính líu đến vụ bê bối, khách
hàng có thể bị phạt tiền bởi chính phủ Úc vì trốn thuế và né tránh luật thuế, bị
khởi tố hình sự vì tội trốn thuế.
b. Cảnh sát liên bang Úc (AFP).
Cảnh sát liên bang Úc đang điều tra vụ bê bối PwC và đã bắt giữ
Collins, Giám đốc điều hành Tom Seymour, 67 lãnh đạo và nhân viên PwC
cùng 9 đối tác.
AFP đóng vai trò quan trọng trong việc điều tra và truy tố những người
liên quan đến vụ bê bối PwC. AFP đã tiến hành bắt giữ Collins, Giám đốc điều
hành Tom Seymour, 67 lãnh đạo và nhân viên PwC cùng 9 đối tác. Đây là một
hành động mạnh mẽ thể hiện quyết tâm của AFP trong việc xử lý vụ việc.
AFP có quyền hạn điều tra các tội phạm liên bang, bao gồm tội trốn
thuế, lừa đảo và tham nhũng. AFP cũng có trách nhiệm truy tố những người vi
phạm pháp luật.
Tuy nhiên, AFP đang đối mặt với một số khó khăn và thách thức trong
việc điều tra vụ bê bối PwC như là:
 Vụ bê bối PwC là một vụ việc phức tạp với nhiều người liên quan. AFP cần
phải thu thập và phân tích một lượng lớn dữ liệu.
 AFP cần phải đảm bảo tính bảo mật của thông tin điều tra.
 Hợp tác quốc tế: AFP cần phải hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật
khác trên thế giới để điều tra các hoạt động của PwC ở nước ngoài.
c. Thượng viện Úc.
Thượng viện Úc đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát chính phủ
và đảm bảo rằng chính phủ hoạt động một cách minh bạch và có trách nhiệm.
Trong vụ bê bối PwC, Thượng viện đã tiến hành điều tra và tiết lộ 138 email
nội bộ của PwC. Đây là một hành động quan trọng giúp làm sáng tỏ vụ việc và
nâng cao nhận thức của công chúng về vụ bê bối.

5
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

Thượng viện có quyền hạn điều tra các vấn đề liên quan đến lợi ích
công cộng. Thượng viện cũng có trách nhiệm giám sát hoạt động của chính
phủ và đảm bảo rằng chính phủ tuân thủ luật pháp.
d. Chính phủ Úc.
Chính phủ Úc là nạn nhân trực tiếp của vụ bê bối PwC. Hành vi lừa đảo
của PwC đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước và làm ảnh
hưởng đến niềm tin của công chúng vào chính phủ.
Chính phủ Úc có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của người dân và đảm bảo
rằng luật pháp được tuân thủ. Chính phủ cũng có trách nhiệm điều tra vụ bê
bối PwC và đưa ra các biện pháp để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra
trong tương lai.
Chính phủ Úc đã thắt chặt chính sách trong hợp đồng với PwC và đang
xem xét mức độ thiệt hại cho nền kinh tế và các hậu quả khác.
Vụ bê bối PwC là một bài học rút ra cho Chính phủ Úc về tầm quan
trọng của việc đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động của
chính phủ.
e. Các cơ quan chính phủ và tổ chức khác tại Úc.
Vụ bê bối PwC đã ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính phủ và tổ chức
khác tại Úc. Nhiều cơ quan và tổ chức này đã ngừng ký hợp đồng mới với
PwC cho đến khi có sự minh bạch. Đây là một hành động quan trọng thể hiện
sự phản đối của họ đối với hành vi sai trái của PwC và mong muốn được minh
bạch trong hoạt động của PwC.
Có nhiều lý do khiến các cơ quan chính phủ và tổ chức khác tại Úc
ngừng ký hợp đồng mới với PwC, bao gồm:
 Các cơ quan và tổ chức này đã mất niềm tin vào PwC sau vụ bê bối.
 Lo ngại rằng PwC có thể tiếp tục vi phạm pháp luật trong tương lai.
 Chịu áp lực từ công chúng yêu cầu họ ngừng ký hợp đồng với PwC.
Việc các cơ quan chính phủ và tổ chức khác tại Úc ngừng ký hợp đồng
mới với PwC có thể gây ra các hậu quả như là:
 PwC có thể mất đi một lượng lớn doanh thu do việc ngừng ký hợp đồng
mới.
 Việc ngừng ký hợp đồng mới có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Úc do PwC
là một công ty lớn và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế.
 Gây ra sự bất tiện cho người dân do họ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp
cận các dịch vụ của PwC.

6
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

Vụ bê bối PwC là một bài học rút ra cho các cơ quan chính phủ và tổ
chức khác tại Úc về tầm quan trọng của việc lựa chọn các nhà cung cấp dịch
vụ một cách cẩn thận và đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ này tuân thủ
luật pháp.
f. PwC toàn cầu.
PwC toàn cầu là công ty mẹ của PwC Úc. Do đó, PwC toàn cầu có trách
nhiệm đối với hành vi của PwC Úc. Việc PwC toàn cầu đình chỉ dịch vụ tại Úc
là một hành động quan trọng thể hiện sự nghiêm túc của PwC toàn cầu trong
việc giải quyết vụ bê bối.
Có nhiều lý do khiến PwC toàn cầu đình chỉ dịch vụ tại Úc, bao gồm:
PwC toàn cầu muốn hỗ trợ điều tra vụ bê bối một cách minh bạch và công
khai, muốn giảm thiểu thiệt hại do vụ bê bối gây ra cho PwC Úc và PwC toàn
cầu, muốn cải thiện hình ảnh của mình sau vụ bê bối.
Việc PwC toàn cầu đình chỉ dịch vụ tại Úc có thể gây ra nhiều hậu quả.
PwC Úc có thể mất đi một lượng lớn doanh thu do việc đình chỉ dịch vụ. Việc
đình chỉ dịch vụ có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Úc do PwC là một công ty
lớn và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, có thể gây ra sự bất tiện cho
người dân do họ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ của PwC.
g. Các cơ quan chính phủ và cảnh sát trên toàn thế giới.
Vụ bê bối PwC đã thu hút sự chú ý của các cơ quan chính phủ và cảnh
sát trên toàn thế giới. Nhiều cơ quan đang điều tra PwC vì nghi ngờ tiếp tục
bán thông tin mật. Đây là một hành động quan trọng thể hiện quyết tâm của
các cơ quan này trong việc ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của PwC.
Có nhiều lý do khiến các cơ quan chính phủ và cảnh sát trên toàn thế
giới điều tra PwC: nghi ngờ tiếp tục bán thông tin mật cho các khách hàng sau
vụ bê bối tại Úc, lo ngại rằng hành vi của PwC có thể ảnh hưởng đến nền kinh
tế toàn cầu, các cơ quan này chịu áp lực từ công chúng yêu cầu họ điều tra
PwC. [2]

III. Bản chất của vấn đề vô đạo đức và trách nhiệm xã hội.
1. Nhận diện, trình bày, phân tích bản chất của (các) hành vi vô đạo đức
của các đối tượng (chủ thể) có liên quan sự việc.
a. Tiếp tay cho hoạt động trốn thuế của đối tác.
Hành vi trốn thuế của các đối tác của PwC Australia là hành vi vi phạm
pháp luật và đạo đức kinh doanh. Các công ty, tập đoàn đa quốc gia đã lợi

7
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

dụng thông tin mật được cung cấp bởi ông Collins để trốn thuế, gây thất thu
hàng trăm tỷ AUD cho ngân sách nhà nước Australia.
Hành vi trên vi phạm giá trị công bằng bởi trốn thuế là hành vi lợi dụng
kẽ hở để trốn tránh nghĩa vụ, làm méo mó môi trường cạnh tranh lành mạnh,
tạo ra lợi thế cạnh tranh không chính đáng cho các công ty, tập đoàn vi phạm,
gây bất công cho những tập đoàn nộp thuế đầy đủ.
Hơn nữa, hành vi trên còn vi phạm giá trị trung thực vì các tập đoàn này đã hành
động không dựa trên hiểu biết tốt nhất của mình về luật thuế, biết việc làm của
mình sai nhưng vẫn cố ý thực hiện.
Ngoài ra, hành vi trốn thuế cũng vi phạm giá trị chính trực khi xâm phạm
quyền lợi của người dân và cộng đồng. PwC đã lấy đi nguồn lực của nhà
nước, vốn có thể được sử dụng để cung cấp các dịch vụ công cộng như giáo
dục, y tế và an ninh.
b. Lạm dụng thông tin mật.
Mặc dù đã ký thỏa thuận bảo mật với Bộ Tài chính Australia trong giai
đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, song, Peter Collins lại cố ý vi phạm thỏa
thuận bảo mật từ năm 2016. Ông đã sử dụng tài liệu mật thu thập được trong
quá trình tham gia soạn thảo luật thuế mới vốn được sử dụng để trấn áp hành
vi trốn thuế của các công ty đa quốc gia, để trục lợi bất hợp pháp. Sau một
cuộc điều tra của quốc hội năm 2022 về việc quản lý và tính liêm chính của
các dịch vụ tư vấn cho chính phủ, các email nội bộ từ PwC bị cáo buộc tiết lộ
rằng các giám đốc điều hành của công ty đã khoe khoang về hệ thống trên và
sử dụng nó như một yếu tố thuyết phục khách hàng cho các dịch vụ của mình.
Hành vi lạm dụng thông tin mật của ông Collins là hành vi vi phạm
nghiêm trọng quy tắc đạo đức của PwC và của luật pháp Australia. Thông tin
mật về chính sách thuế là tài sản của nhà nước Australia, việc sử dụng thông
tin này để trục lợi cá nhân là hành vi bất hợp pháp và phi đạo đức.
Hành vi trên vi phạm giá trị chính trực khi Collins đã thiếu nhất quán, có
hành động và lời nói mâu thuẫn với nhau. Ông đã tiết lộ thông tin trong khi đã
đồng ý giữ bí mật với Bộ tài chính, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thuế
cũng như ảnh hưởng tới uy tín của chính phủ trong triển khai chính sách công.
Hành vi trên vi phạm giá trị công bằng vì Collins đã sử dụng thông tin
mật lấy được từ hành vi gian dối để tạo lợi thế cho tập đoàn của mình và gây
bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh.
Hành vì trên vi phạm giá trị trung thực khi Collins đã che dấu sự thật về
cách ông sử dụng thông tin mật khi sử dụng nó để trục lợi bất chính. [6] [4] [7]

8
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

c. Che dấu hành vi sai trái.


Theo giới báo chí đưa tin, giám đốc điều hành PwC Úc, Tom Seymour
đã biết về hành vi sai trái của Collins từ trước, tuy nhiên, ông đã không báo
cáo hay có bất kỳ hành động can thiệp nào.
Tom Seymour đã vi phạm sâu sắc giá trị trung thực khi ông đã không
tôn trọng sự thật, thể hiện qua hành vi cố ý che giấu sự thật về hành vi bất
chính của ông Collins.
Hành vi trên của ông Seymour còn vi phạm giá trị chính trực khi ông đã
không hoàn thành trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động của PwC một
cách hoàn chỉnh.
Hơn nữa, việc không có hành động phạt hay can thiệp nào trước hành
vi sai trái, vi phạm điều lệ tập đoàn của Collins còn thể hiện sự vi phạm giá trị
công bằng khi ông đã không đối xử bình đẳng với tất cả nhân viên của PwC
mà thiên vị ông Collins.
2. Trách nhiệm xã hội
a. Trách nhiệm kinh tế
Nhìn chung, tập đoàn PwC Úc có thực hiện trách nhiệm kinh tế của
mình thể hiện ở việc kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận, tuy nhiên không đầy
đủ, trọn vẹn. Trong vụ bê bối trên, tập đoàn này đã vi phạm nghiêm trọng các
nghĩa vụ kinh tế của mình đối với xã hội. PwC đã không mang lại lợi ích kinh tế
tối đa và công bằng cho các bên hữu quan, cụ thể là không thực hiện nghĩa vụ
sản xuất dịch vụ (tư vấn thuế) một cách trung thực và minh bạch, không cung
cấp được dịch vụ chất lượng tương ứng với giá tiền và lòng tín nhiệm của
khách hàng, trong trường hợp này là chính phủ Úc, dẫn đến việc trốn thuế của
các doanh nghiệp, gây thất thoát ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội, ảnh
hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Ngoài ra, hành vi của PwC còn làm
tổn hại đến niềm tin của công chúng vào hệ thống thuế và uy tín của ngành tư
vấn.
b. Trách nhiệm pháp lý
Trong sự việc này, tập đoàn PwC Úc thể hiện rất rõ việc không thực
hiện tốt trách nhiệm pháp lý của mình. Cụ thể, tập đoàn này đã vi phạm luật
thuế, luật bảo mật dữ liệu, có phát hiện nhưng không thực hiện việc ngăn chặn
hành vi sai trái của chủ thể chính là ông Collins. Ngoài ra, PwC đã sử dụng
thông tin mật để cạnh tranh không lành mạnh với các công ty tư vấn thuế
khác, gây ảnh hưởng đến sự công bằng trong thị trường.

9
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

c. Trách nhiệm đạo đức


Tập đoàn PwC Úc đã vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ đạo đức của
mình đối với khách hàng, công chúng và xã hội, vi phạm đến các giá trị công
bằng, trung thực, chính trực như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, PwC đã làm ra
hành động gây mất uy tín trầm trọng, đi ngược với sứ mệnh đã tuyên bố của
mình: “mục tiêu của chúng tôi là tạo dựng uy tín trong xã hội và giải quyết các
vấn đề quan trọng”.
PwC đã vi phạm nguyên tắc cơ bản về tôn trọng giá trị và chuẩn mực
đạo đức bằng việc lợi dụng thông tin mật và tiết lộ bí mật quốc gia. Hành động
này không chỉ vi phạm luật pháp mà còn xâm phạm vào đạo đức doanh nghiệp
và xã hội. Họ đã vi phạm về trách nhiệm đạo đức về việc quyết định và hành
động đúng, chính trực, trung thực và công bằng với tất cả các bên liên quan
khi sử dụng thông tin mật để trục lợi thương mại và không công bằng đối với
các bên liên quan, bao gồm cả chính phủ, cộng đồng và các đối tác kinh
doanh. PwC cũng đã không duy trì và bảo vệ những giá trị và chuẩn mực đạo
đức bằng những cách được cho là hợp lý và công bằng khi không bảo vệ
thông tin mật và sử dụng nó với mục đích không công bằng và không đạo đức.
Dựa vào lý thuyết trách nhiệm đạo đức, PwC cần phải chịu trách nhiệm
và đối mặt với hậu quả của hành vi vi phạm của mình. Công ty cần phải thực
hiện các biện pháp nhằm khắc phục và bồi thường cho các tổn thất gây ra,
cũng như thiết lập các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo việc tuân
thủ đạo đức và pháp luật trong tương lai.
d. Trách nhiệm nhân văn
Những hành vi vi phạm của tập đoàn PwC Úc đã làm hao phí nguồn lực
thời gian, công sức và gia tăng gánh nặng cho các cơ quan chức năng và các
bên liên quan khi phải giải quyết vấn đề mà tập đoàn này đã gây ra. Ngoài ra
nó còn tạo nên tâm lý bất an cho nhân viên, làm dư luận hoang mang.
Bằng cách lợi dụng và tiết lộ thông tin mật, PwC không chỉ gây ra hậu
quả tiêu cực đến cộng đồng và xã hội mà còn không đóng góp vào việc nâng
cao chất lượng cuộc sống. Thay vào đó, hành vi của họ góp phần làm suy yếu
niềm tin và ảnh hưởng đến sự ổn định của cộng đồng. Việc tiết lộ thông tin mật
và lợi dụng để trục lợi thương mại. Hành vi này không chỉ làm suy yếu khả
năng của chính phủ trong việc thực thi pháp luật mà còn tạo ra một môi trường
không công bằng và không minh bạch trong kinh doanh. Ngoài ra việc không
tuân thủ pháp luật và đạo đức chỉ làm suy yếu khả năng lãnh đạo và tạo ra một
môi trường làm việc không ổn định và không an toàn cho nhân viên, PwC đã

10
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

không tạo dựng và duy trì được một văn hóa đạo đức và các giá trị nhân văn
trong tổ chức của mình. Hành vi này chỉ làm suy yếu lòng tin và tôn trọng từ
phía cộng đồng và làm giảm khả năng của công ty để phát triển một cách bền
vững trong tương lai.
Nhìn chung, hành vi vi phạm của PwC đã gây ra tổn thất lớn đến nhiều
khía cạnh của trách nhiệm nhân văn, từ việc không đóng góp vào sự phát triển
của cộng đồng đến việc làm suy yếu lòng tin và uy tín của tổ chức trong mắt cả
nhân viên và xã hội.

IV. Xác định những nguyên nhân (bên trong, bên ngoài).
1. Nguyên nhân bên trong.
a. Lợi ích cá nhân.
Dựa trên thuyết vị kỷ, hành động của Peter John Collins xuất phát từ
mục đích cá nhân là lợi ích và quyền lực. Về lợi ích, Collins đã bán thông tin
mật cho 53 đối tác, thu lợi bất chính. Về quyền lực, việc sở hữu thông tin mật
mang lại cho Collins cảm giác quyền lực và kiểm soát.
Collins đã bán thông tin mật cho ít nhất 53 đối tác, trong đó có nhân viên
PwC ở nhiều quốc gia, thu lợi bất chính. [4]
b. Hệ thống quản lý nội bộ yếu kém.
PwC không có hệ thống kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc truy cập và
sử dụng thông tin mật. Điều này dẫn đến việc Collins có thể dễ dàng truy cập
và tiết lộ thông tin mật cho các đối tác. Việc thiếu các biện pháp bảo mật thông
tin hiệu quả đã tạo điều kiện cho Collins thực hiện hành vi sai trái. PwC cần
nâng cao ý thức của nhân viên về tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin
và đào tạo họ về các biện pháp bảo mật thông tin. [2]
2. Nguyên nhân bên ngoài.
a. Hệ thống luật pháp chưa được hoàn thiện.
Hệ thống luật pháp Úc chưa hoàn toàn được kiểm soát chặt chẽ, bảo
mật về thông tin, còn tạo nhiều kẽ hở trong luật thuế Úc, tạo điều kiện cho
PwC thu lợi từ kẽ hở, giúp cho nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia trốn hàng
trăm tỷ AUD tiền thuế. Ngoài ra, quy trình điều tra và xử lý các hành vi vi phạm
của PwC và các tập đoàn, công ty trốn thuế khác còn chậm chạp và thiếu hiệu
quả.

11
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

b. Các cơ quan chính phủ thiếu sự giám sát, kiểm soát hoạt động
doanh nghiệp.
Giám sát là hoạt động theo dõi và kiểm tra hoạt động của một tổ chức
để đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ luật pháp và quy định. Giám sát hiệu quả
giúp bảo vệ lợi ích của công chúng và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật. Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ Úc đã không thực hiện tốt vai trò giám
sát hoạt động của PwC, dẫn đến việc công ty vi phạm pháp luật trong thời gian
dài.
c. Thu lợi từ việc bán thông tin bí mật.
Việc thu lợi cho cá nhân hoặc tổ chức là một trong những nguyên nhân
gây ra các vấn đề như vi phạm luật pháp và hành vi trốn thuế. Sự hưởng lợi từ
lợi ích tài chính có thể thúc đẩy cá nhân và tổ chức tận dụng những khoảng
trống trong hệ thống pháp luật và thuế. Do đó, mặc cho hậu quả sẽ ảnh hưởng
trầm trọng đến nền kinh tế Úc, tập đoàn PwC vẫn quyết định thu lợi thông qua
việc bán các thông tin bí mật quốc gia cho các đối tác từ nhiều công ty và tập
đoàn cả trong và ngoài nước, giúp họ khai thác các kẽ hở trong hệ thống thuế
và dẫn đến việc trốn thuế tại Úc. [3]

V. Nhận xét những phản ứng và cách xử lý của các đối tượng có liên quan.
1. Những đối tượng hữu quan bên trong.
a. Nội bộ tập đoàn PwC.
PwC Úc đã bán lại hoạt động kinh doanh tư vấn chính phủ đang kiếm ra
tiền của mình cho công ty cổ phần tư nhân Allegro Funds với mức phí danh
nghĩa là 1 AUD (0,67 USD) và sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động tư vấn
nào cho chính phủ Úc, cả ở cấp tiểu bang và liên bang.
Giám đốc điều hành vào thời điểm đó, ông Tom Seymour, đã xin lỗi và từ chức
vào tháng 5/2023. Công ty đã nói rằng họ cần xây dựng lại niềm tin với chính phủ
và công chúng.
Ngày 29/5/2023, Quyền Giám đốc điều hành PwC Kristub Stubbins đã
có thư xin lỗi chính phủ và người dân Australia về vụ bê bối, tạm ngừng mọi
dịch vụ tại Australia để phối hợp điều tra.
→ Nhận xét: PwC đã thừa nhận sai lầm và thể hiện sự hối lỗi đồng thời thực hiện
các biện pháp để khắc phục hậu quả như Bán lại mảng kinh doanh tư vấn chính
phủ với giá 1 AUD, tạm ngừng mọi dịch vụ tại Úc để phối hợp điều tra và cam kết
xây dựng lại niềm tin với chính phủ và công chúng. Tuy nhiên, về mức độ minh
bạch, PwC đã không tiết lộ chi tiết về vụ bê bối, bao gồm cả danh tính của những

12
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

người liên quan và chưa đưa ra giải pháp cụ thể để ngăn chặn những vụ việc
tương tự xảy ra trong tương lai. Nhiều ý kiến cho rằng câu trả lời của PwC là
không thỏa đáng. PwC đã thất bại nặng nề trong việc giải quyết vấn đề này một
cách hiệu quả, hoặc ít nhất là nỗ lực giảm thiểu các tác động tiêu cực của nó.
Theo đó, PwC cần “đưa ra lời xin lỗi chân thành hơn và chịu trách nhiệm nhiều
hơn”. PwC sẽ cần phải nỗ lực rất nhiều để lấy lại niềm tin của khách hàng và các
bên liên quan.
2. Những đối tượng hữu quan bên ngoài.
a. Cơ quan chức năng, chính phủ.
 Chính phủ.
Một cuộc điều tra của chính phủ New South Wales cũng đang đánh giá
việc sử dụng các dịch vụ tư vấn của PwC và đã tạm thời đình chỉ các hợp
đồng liên quan đến thuế với công ty.
Đầu tháng 8/2023, các cơ quan hữu quan của Australia (bao gồm Bộ
Tài chính, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Trung ương) đã ra một tuyên bố chung,
khẳng định: Giới chức Australia đang tiến hành hàng loạt cải cách pháp lý, qua
đó siết chặt hơn quy định nhằm hạn chế những hành vi sai trái của các doanh
nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, thuế và kiểm toán. Theo đó, Bộ Tài chính
Australia sẽ điều phối một ủy ban liên ngành xem xét cải cách toàn diện những
quy định của các công ty tư vấn, kế toán và kiểm toán; đồng thời bảo đảm các
hoạt động này được thực hiện phù hợp với mục đích, nhằm ngăn chặn hành vi
lạm dụng quyền hạn, trục lợi thương mại. Các cải cách được đề xuất nhằm
quy trách nhiệm cho các đại lý thuế và chuyên gia cố vấn có hành vi hỗ trợ
khách hàng trốn thuế có thể đối mặt án phạt lên tới hơn 780 triệu AUD, so với
mức trước đó chỉ là 7,8 triệu AUD.
→ Nhận xét: Phản ứng và cách xử lý của chính phủ Úc cho thấy họ đã nhận thức
được mức độ nghiêm trọng của vụ bê bối PwC và đang thực hiện các bước để
giải quyết vấn đề. Những thay đổi này hứa hẹn loại bỏ bớt hạn chế trong Luật Bảo
mật thuế, từng là rào cản khi đối phó với sự vi phạm của các công ty tư vấn như
PwC. Hơn nữa, cải cách còn giúp Hội đồng hành nghề thuế chuyển các trường
hợp vi phạm đạo đức tới hiệp hội nghề nghiệp để sớm xử lý kỷ luật. Việc bảo vệ
người tố cáo cũng sẽ được tăng cường, để khuyến khích báo cáo về hành vi sai
trái của các đại lý thuế.
Hình phạt lớn hơn nhằm giảm động cơ sử dụng thông tin mật của chính phủ để
giúp khách hàng trốn thuế

13
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

Tuy nhiên, quá trình điều tra và cải cách chưa được công khai minh
bạch, chưa công bố danh tính những tập đoàn liên quan dẫn đến bất mãn từ
phía công chúng.
 Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA).
Vào ngày 31 tháng 5 năm 2023, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia
(RBA) Philip Lowe bày tỏ sự "kinh ngạc" trước việc vi phạm và tuyên bố RBA
sẽ không ký hợp đồng với PwC cho đến khi ngân hàng hài lòng rằng vụ việc
công ty lạm dụng các kế hoạch thuế bí mật của chính phủ được giải quyết.
"Chúng tôi đã quyết định không ký hợp đồng mới với PwC cho đến khi có một giải
quyết đáp ứng được sự minh bạch hoàn toàn và trách nhiệm đối với những người
liên quan." Lowe nói.
→ Nhận xét: Vụ bê bối PwC là một lời cảnh tỉnh cho các tổ chức tư vấn và kiểm
toán về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp và đạo đức nghề nghiệp.
Quyết định của RBA thể hiện sự nghiêm túc của ngân hàng trong việc chống lại
gian lận và bảo vệ lợi ích công cộng. Việc hợp tác với một công ty vi phạm luật
pháp và đạo đức kinh doanh có thể ảnh hưởng đến uy tín và niềm tin của công
chúng đối với RBA. Vì vậy phản ứng và cách xử lý của RBA đã đưa ra một quyết
định đúng đắn và cần thiết để bảo vệ uy tín và niềm tin của công chúng trước sự
ảnh hưởng tiêu cực từ bê bối của PwC. [8]
b. Giới truyền thông.
Nhiều hãng thông tấn và báo chí lớn trên thế giới đã đưa tin và góp
phần làm vụ bê bối này phủ sóng rộng rãi, bao gồm: Reuters, BBC, The New
York Times, The Wall Street Journal, The Guardian, ...
Các bài báo chủ yếu tập trung vào nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng
của vụ bê bối, chỉ trích PwC vì thiếu minh bạch, không thực hiện đủ các biện
pháp để bảo mật thông tin và gây tổn hại đến niềm tin của công chúng vào hệ
thống thuế đồng thời kêu gọi cải cách từ Chính phủ Úc.
→ Nhận xét: Giới truyền thông đã góp phần lớn trong việc đưa vụ bê bối rò rỉ thuế
của PwC ra ánh sáng và thúc đẩy sự thay đổi, nâng cao nhận thức của công
chúng đồng thời thúc đẩy thảo luận về các vấn đề quan trọng như thuế công bằng
và trách nhiệm doanh nghiệp. Họ đã đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát
các doanh nghiệp và chính phủ, và đảm bảo rằng họ chịu trách nhiệm trước công
chúng.

VI. Đề xuất cách giải quyết cho các bên và bài học kinh nghiệm.
1. Đối với nội bộ PwC.

14
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

Việc lấy lại niềm tin của công chúng và các bên liên quan đòi hỏi hành
động thiết thực từ PwC:
 Hợp tác hoàn toàn trong cuộc điều tra: PwC cần hợp tác đầy đủ với cơ
quan điều tra để làm sáng tỏ mọi vi phạm và tìm ra những nguyên nhân cốt
lõi dẫn đến vụ bê bối.
 Tăng cường quản lý nội bộ và tuân thủ pháp luật: bằng cách tạo ra các
chính sách nội bộ mới và tăng cường giám sát để ngăn chặn việc lợi dụng
thông tin và vi phạm quy định. Nâng cao nhận thức và ý thức của nhân viên
về tầm quan trọng của tuân thủ luật pháp, đạo đức kinh doanh và bảo mật
thông tin. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường làm việc an toàn để nhân viên
mạnh dạn tố cáo hành vi sai trái kịp thời.
 Bồi thường và khắc phục thiệt hại: Đền bù thiệt hại về thuế và uy tín cho
chính phủ Úc thể hiện sự hối lỗi và mong muốn sửa chữa sai lầm của PwC.
Bên cạnh đó cần quan tâm đến khách hàng bị ảnh hưởng bởi vụ việc.
 Hỗ trợ các dự án cộng đồng: Thể hiện thiện chí và mong muốn sửa chữa
sai lầm bằng cách đóng góp cho các dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng
Úc.
2. Đối với chính phủ.
Để giải quyết vấn đề của Chính phủ Úc và ngăn chặn bê bối tương tự
như vụ PwC xảy ra trong tương lai, cần áp dụng một loạt các biện pháp toàn
diện và kỷ luật.
 Trước hết, chính phủ Úc cần thực thi hình phạt mạnh mẽ đối với các công
ty vi phạm luật thuế và các quy định liên quan.
 Cải thiện quy trình kiểm tra và giám sát bằng cách thiết lập hệ thống kiểm
tra chặt chẽ hơn đối với các công ty tư vấn thuế và kế toán. Tăng cường
năng lực cho các cơ quan chức năng cũng là một bước quan trọng, cung
cấp đầy đủ nguồn lực và đào tạo chuyên môn để họ thực hiện hiệu quả
công việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
 Siết chặt pháp lý và tiêu chuẩn ngành để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lợi
và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
3. Đối với giới truyền thông.
Giới truyền thông cần tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin một cách
khách quan và trung thực, phỏng vấn các bên liên quan và phân tích sâu hơn
về vấn đề này. Họ cần cân nhắc và cân bằng các góc nhìn khác nhau, tránh
khuếch đại sự tiêu cực. Đồng thời, truyền thông cần hợp tác chặt chẽ với các
bên liên quan khác và tuân thủ các quy định đạo đức báo chí. Những nỗ lực

15
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

này sẽ giúp truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ bê bối
này và xây dựng một xã hội minh bạch và trách nhiệm.
Vụ việc của PwC là một lời cảnh tỉnh cho thấy tầm quan trọng của đạo
đức kinh doanh, tuân thủ luật pháp và minh bạch trong hoạt động của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp cần tuân thủ luật pháp và đạo đức kinh doanh, cùng
việc xây dựng các chính sách và quy trình giúp ngăn chặn sự cố và tăng
cường niềm tin của khách hàng và cộng đồng. Vụ bê bối PwC cũng là cơ hội
để chính phủ và các cơ quan chức năng có thể xem xét và cải thiện hệ thống
quản lý, kiểm soát, đồng thời thúc đẩy các chính sách để ngăn chặn sự lạm
dụng quyền lợi và tái phạm những sai trái này.
Tóm lại, vụ việc này là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng
của trách nhiệm trong việc bảo mật thông tin, đạo đức trong kinh doanh.
Chúng ta cần học từ những sai lầm và thúc đẩy các giá trị này để xây dựng
một cộng đồng kinh doanh và xã hội tốt đẹp, lành mạnh.

16
Đạo Đức Kinh Doanh Nhóm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Wikipedia, “PricewaterhouseCoopers,” 13 1 2022. [Trực tuyến]. Available:


https://vi.wikipedia.org/wiki/PricewaterhouseCoopers. [Đã truy cập 24 4 2024].

[2] Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, “Vụ bê bối của tập đoàn kiểm toán PricewaterhouseCoopers
tại Australia,” 08 07 2023. [Trực tuyến]. Available: https://lsvn.vn/vu-be-boi-cua-tap-doan-
kiem-toan-pricewaterhousecoopers-tai-australia-1691377315.html. [Đã truy cập 24 04 2023].

[3] Báo điện tử VOV, “Vụ bê bối của tập đoàn kiểm toán PricewaterhouseCoopers tại Australia,”
08 06 2023. [Trực tuyến]. Available: https://vov.vn/the-gioi/ho-so/vu-be-boi-cua-tap-doan-
kiem-toan-pricewaterhousecoopers-tai-australia-post1025305.vov. [Đã truy cập 24 04 2024].

[4] Công An Nhân Dân, “Vụ bê bối PricewaterhouseCoopers ở Australia: Bài học không thể bỏ
qua,” 06 09 2023. [Trực tuyến]. Available: https://cand.com.vn/kinh-te-van-hoa-the-thao/vu-
be-boi-pricewaterhousecoopers-o-australia-bai-hoc-khong-the-bo-qua-i706149/. [Đã truy cập
24 04 2024].

[5] V. Kelly-Clark, “Úc: Bê bối của PwC sẽ được chuyển lên Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia,”
15 05 2023. [Trực tuyến]. Available: https://www.ntdvn.net/uc-be-boi-cua-pwc-se-duoc-
chuyen-len-uy-ban-chong-tham-nhung-quoc-gia-441417.html. [Đã truy cập 24 04 2024].

[6] Ấn phẩm của Báo nhân dân, “Vụ bê bối rò rỉ thuế ở PwC Australia,” 22 08 2023. [Trực tuyến].
Available: https://nhandan.vn/vu-be-boi-ro-ri-thue-o-pwc-australia-post768525.html. [Đã truy
cập 24 04 2024].

[7] The Vietnamese Weekly Newspaper, “Úc: Bê bối của PwC sẽ được chuyển lên Ủy ban Chống
Tham nhũng Quốc gia,” 22 05 2023. [Trực tuyến]. Available: https://danviet.com.au/uc-be-
boi-cua-pwc-se-duoc-chuyen-len-uy-ban-chong-tham-nhung-quoc-gia. [Đã truy cập 24 04
2024].

[8] L. Jackson, “Australia's central bank shuns PwC after tax plan leaks,” 32 05 2023. [Trực tuyến].
Available: https://www.reuters.com/world/asia-pacific/australias-central-bank-shuns-pwc-
until-tax-leak-scandal-ends-2023-05-31/. [Đã truy cập 24 04 2024].

[9] Công An Nhân Dân, “Vụ bê bối PwC ở Australia và bài học không thể bỏ qua,” [Trực tuyến].
Available: https://cand.com.vn/kinh-te-van-hoa-the-thao/vu-be-boi-pricewaterhousecoopers-
o-australia-bai-hoc-khong-the-bo-qua-i706149/. [Đã truy cập 01 02 2024].

17

You might also like