Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

KIẾN THỨC CĂN BẢN TRONG

DIỄN GIẢI X-QUANG LỒNG NGỰC CHÓ MÈO


Biên soạn bởi: Megavet Academy
(Tài liệu lưu hành nội bộ, không sử dụng với mục đích thương mại)
MỤC LỤC

PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ X-QUANG LỒNG NGỰC 1


I. Giới thiệu................................................................................. 1
II. Chỉ định chụp X-quang lồng ngực ............................................. 1
III. Các thuật ngữ về chiều hướng giải phẫu trên hình ảnh X-quang.. 4
PHẦN 2. KỸ THUẬT CHỤP X-QUANG LỒNG NGỰC ............................... 6
I. Tư thế chụp X-quang lồng ngực ................................................. 6
II. Thời điểm chụp X-quang lồng ngực ........................................... 9
PHẦN 3. CÁCH DIỄN GIẢI X-QUANG LỒNG NGỰC ..............................11
I. Đánh giá sơ bộ ....................................................................... 11
II. Đánh giá chi tiết (các dấu hiệu Röntgen) .................................. 11
III. Thứ tự đánh giá các cơ quan ................................................. 16
IV. Đặc điểm của một lồng ngực bình thường trên phim X-quang... 18
1. A – airway (Đường thở): khí quản, ngã ba khí quản, phế quản ......18
2. B – Breathing (Hô hấp): nhu mô, phế quản, màng phổi, mạch ......21
3. C – Circulation (Tuần hoàn): Bóng tim, ĐM chủ và TM chủ sau .....22
4. D – Diaphragm (Cơ hoành).........................................................25
5. E – Everything else (Các cấu trúc khác) ......................................26
V. Biến thể bình thường của các cấu trúc trên X-quang lồng ngực ..27
1. Khác biệt về loài ........................................................................27
2. Khác biệt về giống .....................................................................28
3. Khác biệt về tuổi tác ..................................................................29
4. Khác biệt về thể trạng ................................................................31
5. Khác biệt do tư thế chụp ...........................................................32
Tài liệu tham khảo ..............................................................................33
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ X-QUANG LỒNG NGỰC

I. Giới thiệu
X-quang lồng ngực là một công cụ hữu ích giúp đánh giá cả bệnh lý trong
lồng ngực và bệnh lý toàn thể. Đây là một công cụ chẩn đoán và tầm soát
phổ biến vì:

• Tiết kiệm thời gian và chi phí


• Dễ dàng thực hiện
• Thường không cần gây mê để thực hiện
• Không xâm lấn và chỉ gây căng thẳng nhẹ cho bệnh thú

Dù chụp X-quang tương đối dễ thực hiện, nhưng vẫn cần thao tác cẩn thận
để đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt nhất. Kỹ thuật kém thường là nguyên
dân dẫn đến chẩn đoán sai. Ngoài ra, hình ảnh X-quang lồng ngực tương
đối khó diễn giải vì:

• Hiệu ứng chồng hình


• Các cấu trúc giải phẫu bình thường có nhiều biến thể tùy thuộc vào
mỗi cá nhân bệnh thú và kỹ thuật chụp
• Có sự trùng lặp về đặc điểm hình ảnh do sinh lý và do bệnh lý
• Các bệnh lý khác nhau có thể có đặc điểm hình ảnh tương đồng

Những điều trên đặt bác sĩ vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, khi việc
chụp X-quang tương đối dễ thực hiện nhưng hình ảnh X-quang lồng ngực
lại khó diễn giải.

II. Chỉ định chụp X-quang lồng ngực


Hình ảnh X-quang lồng ngực giúp đánh giá (1) bệnh lý trong lồng ngực, và
(2) tầm soát và đánh giá bệnh toàn thân. Nhìn chung, hình ảnh X-quang
lồng ngực giúp:
• Đánh giá: sự hiện diện của bệnh, vị trí của bệnh lý, loại tổn thương
và mức độ tổn thương
• Cung cấp danh sách chẩn đoán phân biệt
• Gợi ý các thủ thuật chẩn đoán khác
• Ghi nhận quá trình tiến triển của một tổn thương
1
Bảng 1. Danh sách chỉ định chụp X-quang lồng ngực phổ biến (còn tiếp)

Chỉ định Nguyên nhân gây ra


Ho • Viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính
• Viêm phế quản phổi
• Bệnh phổi dị ứng (hen suyễn, viêm phế quản dị ứng, thâm
nhiễm phổi kèm tăng bạch cầu ái toan)
• Giãn phế quản
• Suy tim trái (sung huyết/phù phổi)
• Nhiễm trùng, nhiễm nấm
• Hít phải dị vật qua khí/phế quản
• Tăng áp lực lên đường thở (vd, phì đại nhĩ trái, u phổi)
• Áp xe phổi/u hạt
Khó thở Rối loạn về màng phổi và trung thất:
- Tràn dịch màng phổi
- Tràn khí màng phổi
- Vỡ cơ hoành
- Khối u trung thất (± dịch màng phổi)
Rối loạn về phổi:
- Phù phổi (suy tim trái cấp tính hoặc mãn tính)
- Xuất huyết phổi (bệnh đông máu, chấn thương)
- Viêm phế quản phổi
- Bệnh hen suyễn ở mèo
- U phổi lan rộng (di căn đường mật)
- Ngộ độc
- Khí thũng phổi
- Bệnh giun tim
Tắc nghẽn đường thở:
- Dị vật khí quản
- Khối u trong lòng khí/phế quản
Bệnh • Tiếng thổi tim trên chó con
tim • Tiếng thổi tim trên chó trưởng thành bị rối loạn tuần hoàn
mạch • Suy tim xung huyết
• Nhịp tim bất thường hoặc loạn nhịp không rõ nguyên nhân

2
Bảng 1. Danh sách chỉ định chụp X-quang lồng ngực phổ biến (tiếp theo)

Chỉ định Nguyên nhân gây ra


Chấn thương • Tràn khí màng phổi hoặc tràn khí trung thất
lồng ngực • Xuất huyết phổi hoặc đụng giập
• Xuất huyết màng phổi
• Rách cơ hoành
• Gãy xương sườn
Tổn thương • Khối u ở xương sườn
thành ngực • Các xoang tiết dịch
• Khí thũng dưới da
• Lồng ngực biến dạng
Trào ngược • Thực quản lớn
• Dị vật thực quản
• Dị tật vòng mạch máu
• Hẹp thực quản
• Túi thừa thực quản
• Tân sinh tại thực quản và quanh thực quản
• Viêm thực quản
• Thoát vị khe hoành
Khác • Sốt không rõ nguyên nhân
• Đánh giá thay đổi của phổi trong bệnh lý
Cushing

3
III. Các thuật ngữ về chiều hướng giải phẫu trên hình ảnh X-quang
Phim nghiêng (nghiêng phải, nghiêng trái)
Tiếng Anh Định nghĩa Nghĩa tương đối Ví dụ
Cranial Gần/về phía đầu (phía) trước Trung thất trước
Caudal Gần/về phía đuôi (phía) sau TM chủ sau
Dorsal Gần/về phía lưng/cột sống (phía) trên Khí quản lệch lên trên
(về phía cột sống)
Ventral Gần/về phía bụng/xương ức, (phía) dưới ĐM chủ nằm dưới (gần
xương ức hơn) cột sống

4
Phim nghiêng (nghiêng phải, nghiêng trái)

Tiếng Anh Định nghĩa Nghĩa tương đối Ví dụ


Cranial Gần/về phía đầu (phía) trên Thùy phổi trên
Caudal Gần/về phía đuôi (phía) dưới Thùy phổi dưới,
TM chủ dưới
Lateral Gần/về phía ngoài, (phía) ngoài ĐM phổi nằm phía ngoài
thành ngực (gần thành ngực hơn) so
với TM phổi
Medial Gần/về phía trong, (phía) trong TM phổi nằm phía trong
đường giữa (gần đường giữa hơn) so
với ĐM phổi

5
PHẦN 2. KỸ THUẬT CHỤP X-QUANG LỒNG NGỰC

I. Tư thế chụp X-quang lồng ngực


Có 04 tư thế phổ biến để chụp X-quang lồng ngực, bao gồm tư thế nghiêng
phải (RL), tư thế nghiêng trái (LL), tư thế nằm ngửa (VD) và tư thế nằm sấp
(DV). Cần chụp tối thiểu 2 tư thế - một nghiêng trái hoặc phải, một ngửa
hoặc sấp. Lý tưởng thì nên chụp cả hai tư thế nghiêng trái và nghiêng
phải để thấy rõ hai bên phổi (nằm nghiêng bên nào thì phổi bên đó sẽ bị
xẹp hơn, khiến các tổn thương bị che khuất; hiện tượng xẹp phổi có thể diễn
ra sau < 5 phút nằm nghiêng).

Việc chọn tư thế chụp nào sẽ dựa vào cơ quan muốn khảo sát:

Tư thế Cơ quan muốn khảo sát


Nghiêng phải (RL) Phổi trái
Nghiêng trái (LL) Phổi phải; mạch máu phổi của thùy trước ở cả 2
bên phổi
Nằm ngửa (VD) Trung thất, tĩnh mạch chủ sau, thùy tim, mặt bụng
của phổi; lượng nhỏ dịch màng phổi. Dễ điều chỉnh
hơn tư thế DV, nhất là trên mèo.
Nằm sấp (DV) Mạch máu phổi của thùy sau ở cả 2 bên phổi, mặt
lưng của phổi, rốn phổi, thực quản; lượng nhỏ khí
màng phổi. Thường được sử dụng trong trường hợp
thú bị khó chịu (như sốc, khó thở)

6
Hướng dẫn và minh họa các tư thế chụp X-quang lồng ngực

Hướng dẫn Minh họa


Tư thế nằm nghiêng
(RL – nghiêng phải; LL – nghiêng trái)
A. Tư thế chụp
- Đặt thú nằm nghiêng; nên chụp ở cả tư thế
nghiêng trái và phải để đánh giá toàn diện
- Kéo hai chân trước về phía đầu; tránh kéo
căng quá mức, điều này làm biến dạng các
cơ quan
- Căn sao cho xương ức và cột sống nằm
trên cùng một mặt phẳng nằm ngang, song
song với tấm nhận. Hãy đặt một miếng
đệm xốp (trong hình) hoặc một chiếc khăn
dưới xương ức để điều chỉnh góc xoay của
lồng ngực
- Đo phần dày nhất của ngực để chỉnh thông
số chụp, thường là phía trên gan
- Đặt trọng tâm của chùm tia X (dấu +) vào
tim hoặc ngay bờ sau của xương bả vai
- Điều chỉnh kích thước ô sáng (FOV) để phủ
lấy toàn bộ xương ngực từ lỗ ngực trên đến
xương sườn cuối
- Chụp khi thú hít vào sâu nhất
B. Hình X-quang
- Mặt bên trái (nếu nghiêng phải) và mặt bên
phải (nếu nghiêng trái) của ngực.

Tư thế nằm ngửa (VD) (còn tiếp)


A. Điều chỉnh tư thế
- Đặt thú nằm ngửa
- Kéo chân trước về phía đầu (tránh kéo
căng quá mức).
- Điều chỉnh sao cho xương ức và cột sống
nằm trên cùng một mặt phẳng thẳng đứng,
vuông góc với tấm nhận.
- Đầu và cổ thẳng hàng với cột sống.
- Đo phần dày nhất của ngực để điều chỉnh
thông số chụp, thường là phía trên gan.
7
Hướng dẫn Minh họa
Tư thế nằm ngửa (VD) (tiếp theo)
- Đặt trọng tâm của chùm tia X (dấu +)
vào tim hoặc ngay bờ sau của xương
bả vai
- Điều chỉnh kích thước ô sáng (FOV) để
phủ lấy toàn bộ xương ngực từ lỗ ngực
trên đến xương sườn cuối
- Chụp khi thú hít vào sâu nhất
B. Hình X-quang
- Mặt bụng của ngực.
Tư thế nằm ngửa (VD) chân trước kéo xuống dưới
Đây là tư thế bổ sung cho tư thế VD
truyền thống để loại bỏ hiện tượng
chồng hình của xương bả vai và các cấu
trúc cơ liên quan
A. Điều chỉnh tư thế
- Tương tự như tư thế VD truyền thống
- Kéo chân trước về phía đuôi thay vì về
phía đầu

Tư thế nằm sấp (DV)


A. Điều chỉnh tư thế
- Đặt thú nằm sấp
- Đặt khuỷu và cẳng chân trước/sau hơi
dạng ra, chân sau co lại như tư thế
nằm bình thường để thú thoải mái
- Kéo chân trước về phía đầu (tránh kéo
căng quá mức).
- Điều chỉnh sao cho xương ức và cột
sống nằm trên cùng một mặt phẳng
thẳng đứng, vuông góc với tấm nhận.
- Đầu và cổ thẳng hàng với cột sống.
- Đo phần dày nhất của ngực để chỉnh
thông số chụp, thường là trên gan.
- Đặt trọng tâm của chùm tia X (dấu +)
vào tim hoặc ngay bờ sau của xương
bả vai

8
Hướng dẫn Minh họa
Tư thế nằm sấp (DV) (tiếp theo)
- Lưu ý: một lỗi thông thường khi chụp
là trọng tâm của vùng chụp bị đặt quá
xa về phía đuôi và bị chụp thiếu mất
phần lồng ngực trên
- Điều chỉnh kích thước ô sáng (FOV) để
phủ lấy toàn bộ xương ngực từ lỗ ngực
trên đến xương sườn cuối
- Chụp khi thú hít vào sâu nhất
B. Hình X-quang
- Mặt lưng của ngực

II. Thời điểm chụp X-quang lồng ngực


Khi chụp X-quang lồng ngực, thời điểm chụp là rất quan trọng để cho ra
một tấm hình tối ưu. Nên chụp khi thú HÍT VÀO SÂU NHẤT vì lúc này khí
chứa đầy trong phổi tạo môi trường tương phản rất tốt, giúp nhìn thấy rõ
mô mềm của các cơ quan và mạch máu của phổi.

Tư thế nằm nghiêng


- Thấy rõ động-tĩnh mạch của thùy trước phổi hơn (mũi tên 1 đầu trắng)
- Động mạch chủ và tĩnh mạch chủ cách xa nhau hơn, dễ đánh giá hơn (mũi
tên 2 đầu trắng)
- Tim và cơ hoành cách xa nhau hơn, dễ đánh giá hơn (mũi tên đen)

Hít vào sâu nhất Thở ra

9
Tư thế nằm ngửa/sấp
- Tương phản tốt hơn giữa mô phổi chứa đầy khí và mô mềm của cơ quan và
mạch máu
- Hít vào: phổi nở ra, cơ hoành kéo xuống thấp hơn, tim dài và cách xa cơ
hoành hơn, góc sườn-hoành rộng và sắc nét hơn
- Thở ra: phổi xẹp lại, cơ hoành đẩy lên cao hơn, tim tròn và gần với cơ hoành
hơn, góc sườn-hoành hẹp và không rõ (mũi tên trắng)

Hít vào sâu nhất Thở ra

10
PHẦN 3. CÁCH DIỄN GIẢI X-QUANG LỒNG NGỰC

I. Đánh giá sơ bộ
Information (thông tin?) Đối chiếu thông tin thú, thời gian chụp
Rotation Đặc điểm khi lồng ngực thẳng thớm:
(lồng ngực bị xoay?) - Phim nghiêng: xương sườn bên này chồng lên
bên kia; xương sườn không vượt quá đốt sống
- Phim thẳng: cột sống hoàn toàn chồng lên xương
ức
Inspiration Đặc điểm khi chụp lúc thú hít vào sâu nhất đã được
(chụp khi hít vào?) mô tả ở phần Thời điểm chụp.
Nếu chụp khi thú thở ra, phổi có thể trắng hơn bình
thường và không thể thấy rõ mạch máu, có thể diễn
giải nhầm thành đặc điểm bệnh lý
Projection (góc chụp?) Đặc điểm trên hình của từng góc chụp (tức tư thế
chụp được mô tả ở Bảng 2.1 và Bảng 2.2)
Exposure - Không quá sáng (phơi sáng chưa đủ) hay quá tối
(độ phơi sáng?) (phơi sáng quá mức)
- Cần thấy rõ các chi tiết: xương, mô mềm, tim,
mạch máu, khí quản và phế quản chính…

II. Đánh giá chi tiết (các dấu hiệu Röntgen)


Size Lớn hơn: phì đại, triển dưỡng, tân sinh, viêm nhiễm, tắc
(kích thước) nghẽn hoặc phù
Nhỏ hơn: thiểu sản, bất sản, xơ, giảm thể tích máu, mất khối
mô do chấn thương hoặc phẫu thuật
Shape Bờ viền trơn mịn hoặc không đều; rõ hoặc không rõ (mất bờ).
(hình dạng) Một cấu trúc không rõ viền có thể do bệnh lý ở một cấu trúc kế
cạnh hoặc tích dịch. Hiện tượng chồng hình của cấu trúc khác
có thể tạo nên một hình dạng bất thường

11
Opacity
(độ đậm)

Location Lệch xa khỏi bên bị ảnh hưởng (đẩy): cấu trúc bị lệch khỏi vị
(vị trí) trí bình thường do bị choán bởi một khối mô khác (mass effect
– hiệu ứng khối), dịch hoặc khí
Lệch về phía bên bị ảnh hưởng (kéo): mất cấu trúc mô hỗ trợ
(xẹp phổi), xơ cứng, kết dính…
Number Ít hơn bình thường: bất sản, phẫu thuật, chấn thương
(số lượng Nhiều hơn bình thường: dị tật bẩm sinh, phẫu thuật
Architecture
(kết cấu)
Đánh giá trên X-quang động hoặc X-quang cản quang
Function
(chức năng)

*Hai dấu hiệu phổ biến trên phim X-quang lồng ngực

• Dấu hiệu mất bờ (effacement)


- Khả năng thấy được một vật/cấu trúc trên hình X-quang phụ thuộc
vào sự khác biệt về độ đậm nhạt giữa chính nó và các vật/cấu trúc
xung quanh.
- Nếu có hai (hoặc hơn) cấu trúc có độ đậm nhạt tương đồng và tiếp
xúc với nhau thì chúng sẽ tạo ra một hình ảnh gộp bởi bóng của
chúng; ta sẽ không thấy được bờ viền của chúng trên hình X-quang.
- Một số ví dụ về một cấu trúc bị mất bờ: bóng tim bị mất bờ khi bị bao
quanh bởi dịch màng phổi; các mạch máu của phổi bị mất bờ khi bị
bao bọc bởi cấu trúc phổi bị đông đặc.

12
• Hiệu ứng khối (mass effect)
- Trong thuật ngữ chụp X-quang, bất kì tổn thương gây choán chỗ nào
cũng được xem là một khối, bất kể nguồn gốc và bản chất.
- Vì không gian bên trong lồng ngực (và những vùng khác trên cơ thể)
là có giới hạn, một khối chỉ có thể lớn hơn khi nó làm lệch và/hoặc
chèn ép những cơ quan khác. Từ đó, các cơ quan khác sẽ nằm ở một
vị trí bất thường hoặc, nếu chúng có thể bị ép lại, sẽ có hình dạng bất
thường; đây gọi là “hiệu ứng khối”.
- Hiệu ứng khối là một công cụ hữu ích trong chẩn đoán, đặc biệt là khi
“khối” này không thể thấy được trên phim X-quang, nhưng chúng ta
có thể nhận định về vị trí và nguồn gốc của nó dựa trên mức độ và
chiều hướng của cơ quan khác bị lệch/chèn ép.

Bảng 2.1. Đặc điểm trên hình X-quang của các tư thế chụp nghiêng
phải (RL), nghiêng trái (LL)
Cấu trúc Hình nghiêng phải Hình nghiêng trái
Cơ hoành Hai trụ cơ hoành song song Hai trụ cơ hoành tạo thành góc
nhọn hình chữ “Y”
Bóng khí dạ dày Khí hiện diện ở đáy vị, nằm Khí hiện diện ở môn vị, gần mặt
phía trên và phía sau trụ cơ bụng
hoành trái
TTM chủ sau Chạy vào trụ cơ hoành phía Chạy ngang qua trụ cơ hoành
trước (trụ phải) phía trước (trụ phải) và đi vào trụ
sau (trụ trái)
Phổi Thấy rõ phổi trái hơn Thấy rõ phổi phải hơn
Bóng tim Hình bầu dục/trứng Tròn hơn; có thể hơi lệch về phía
trên, xa khỏi xương ức
ĐM, TM của Thường chồng chéo lên Dễ phân biệt mạch máu của
các thùy phổi nhau, khó phân biệt ĐM/TM thùy phổi trước bên trái hay bên
trước là của thùy phổi trước bên phải
trái hay bên phải
Hạch bạch Thường thấy, chiều dài trung Ít thấy được hơn
huyết xương ức bình 30mm

13
Hình X-quang

Bảng 2.2. Đặc điểm trên hình X-quang của các tư thế chụp nằm ngửa
(VD) và nằm sấp (DV).

Cấu trúc Hình nằm ngửa (VD) Hình nằm sấp (DV)
Cơ hoành Hình ảnh của trụ trái và phải Thấy duy nhất 1 bề mặt cong,
chồng lên vòm hoành tạo ra trơn của vòm hoành
hình ảnh cơ hoành có 3 gò
Bóng khí dạ Khí nằm ở thân vị (ở giữa) hoặc Khí nằm ở đáy vị (về phía bên
dày môn vị (về phía bên phải của trái của thú so với đường giữa)
thú so với đường giữa)
ĐM và mạch Thấy rõ các thay đổi về kích Không dễ thấy các thay đổi về
máu lớn thước hơn. Có thể thấy TM chủ kích thước
sau dài hơn so với hình DV
Phổi Thấy rõ thùy phụ (thùy tim) Thùy phụ (thùy tim) ít được
hơn, vì trong tư thế này tim thông khí hơn do phần giữa
dịch chuyển về phía đầu. Thấy của cơ hoành dịch chuyển về
rõ mặt bụng của phổi nhất. phía đầu. Thấy rõ mặt lưng của
phổi nhất.
Bóng tim Không dễ thấy bằng hình DV Thấy rõ hơn do phần phổi căng
phồng và hiệu ứng phóng to
(tức, tim ở DV lớn hơn so với
tim ở VD)
ĐM, TM của Động mạch phổi chính có thể Bóng tim hình bầu dục do
các thùy hơi phình ra như một biến thể được kéo thẳng đứng hơn
phổi sau bình thường

14
Hình X-
quang

- Một số ví dụ điển hình của hiệu ứng khối:

Tim to và tràn dịch màng phổi:


bóng tim bị mất do dịch màng
phổi xung quanh, nhưng ta có
thể nhận định vị trí và kích
thước của nó dựa trên vị trí bị
lệch của khí quản. Bóng tim to
sẽ đẩy khí quản lên về phía trên
(phía lưng) trên phim X-quang.
Đây là dấu hiệu tim to.
Thuật ngữ dịch chuyển trung
thất mô tả hiệu ứng khối trên
phim DV/VD. Bóng tim có thể bị
đẩy lệch khỏi đường giữa bởi
một khối mô, hoặc bị kéo xa
khỏi đường giữa bởi phần phổi
bị xẹp (mũi tên đen)

15
Thuật ngữ dấu hiệu ngoài
màng phổi mô tả hiệu ứng khối
khi viền phổi bị đẩy xa khỏi
thành ngực bởi một khối mô trồi
ra từ thành ngực (như xương
sườn, mô mềm, hạch bạch
huyết ức) (mũi tên trắng)

III. Thứ tự đánh giá các cơ quan


Trong chẩn đoán hình ảnh, ta nên diễn giải hình ảnh và đánh giá các cơ quan
một cách có hệ thống, thực hiện lặp đi lặp lại để tránh bỏ sót chi tiết nào.
Một số cách tiếp cận để đánh giá gồm:

1. Đánh giá theo từng cấu trúc giải phẫu

Sau đây là thứ tự được đề xuất trong đánh giá phim X-quang lồng ngực dựa
trên giải phẫu của thú. Nên đánh giá các dấu hiệu Rontgen (phần II) đối với
từng cấu trúc. Hãy đánh giá:

• Cấu trúc mô mềm xung quanh


• Cơ hoành và phần ổ bụng trước
• Cổ và thực quản
• Tất cả cấu trúc xương (xương sườn, xương ức, cột sống…)
• Màng phổi và khoang màng phổi
• Trung thất
• Khí quản và ngã ba khí quản, phế quản
• Bóng tim, ĐM chủ và TM chủ sau và hệ mạch phổi
• Phổi và màng phổi

16
* Hướng tiếp cận ABCDE
Để dễ nhớ hơn, ta có thể gộp những cấu trúc trên theo thứ tự như sau:
A – airway (đường thở) - Khí quản, ngã ba khí quản, phế quản
B – breathing (hô hấp) - Phổi, màng phổi và hệ mạch phổi
C – circulation (tuần hoàn) - Bóng tim, ĐM chủ và TM chủ sau
D – diaphragm (cơ hoành) - Cơ hoành và phần ổ bụng trước
E – everything else - Cấu trúc mô mềm xung quanh
(các cấu trúc khác) - Cổ và thực quản
- Tất cả cấu trúc xương
- Trung thất

2. Đánh giá theo vị trí giải phẫu

Có thể đánh giá theo thứ tự từ trước ra sau, trên xuống dưới, trong ra ngoài
(và ngược lại).

17
IV. Đặc điểm của một lồng ngực bình thường trên phim X-quang

1. A – airway (Đường thở): khí quản (KQ), ngã ba khí quản, phế quản (PQ)
Khí quản: Lần lượt đánh giá từng đoạn khí quản tại lỗ ngực, dọc lồng ngực
và tại ngã ba khí quản

Phế quản: Trên Xquang chỉ có thể thấy phế quản chính (phân thành trái,
phải) và phế quản thùy (trước, giữa, sau, phụ). Thấy rõ nhất trên phim X-
quang tư thế nghiêng trái (tức cấu trúc của phổi phải)
Hình chụp X-quang lồng ngực tư thế nghiêng trái. Có thể đo góc giữa khí quản
và cột sống (góc α); tỉ lệ giữa đường kính khí quản (đoạn D) và đường kính lỗ
ngực trên (đoạn W); vị trí của ngã ba khí quản (hình tròn đen); đánh giá độ mờ
đục của các cấu trúc quanh rốn phổi (vùng màu xanh)

Hẹp KQ cục bộ trên mèo bị Hẹp KQ đoạn ngực do Hội Cấu trúc tăng sáng trong
viêm KQ mạn tính chứng xẹp KQ trên chó Bull lòng KQ là dị vật bị mắc
trong KQ và ngã ba KQ

18
Danh sách kiểm tra trên hình X-quang nghiêng trái/phải

Size – Nhỏ, lớn? Tính tỉ lệ = D/W*100


Kích (Đo tỉ lệ D = đoạn từ niêm mạc trên đến( niêm mạc dưới
thước đường kính của khí quản
khí quản-lỗ W = đầu đốt T1 đến đầu xương ức đầu tiên
ngực) - Chó bình thường: 20  3%
- Chó mũi ngắn: 16  3%
Bị cục bộ, - Chó Bull: 13  4%
theo đoạn hay Nhỏ: do bị hẹp, thiểu sản sụn, sụp khí quản bẩm
toàn bộ khí sinh hay do chấn thương, viêm dày thành KQ
quản? Giãn: rất hiếm, thường là thứ phát do tắc nghẽn
đường hô hấp trên hoặc thứ phát do sụp khí quản
khi lớp cơ khí quản bị thổi phình ra trong thì thở ra
Shape – Thuôn dài hay Bình thường: thuôn dài, nhỏ và cong xuống dần
Hình bị cong, gập? khi đi vào lồng ngực đến ngã ba khí quản
dạng Bờ rõ, mờ hay - Thành thanh mạc (bên ngoài) bị mờ hoặc mất:
mất? do thành khí phế quản dày lên, chứa dịch.
- Thành niêm mạc (bên trong) không đều: gợi ý dày
thành cục bộ do khối mô (khối u, áp-xe, polyp,
nang, u hạt…).
Opacity – Đánh giá độ Bình thường
Độ sáng mờ đục của: - Lòng KPQ: xám đậm
tối - Lòng khí phế - Thành ngoài KPQ: xám sáng của thanh mạc
quản - Ngã ba khí quản: đen của khí
- Dọc thành - Mạch máu: xám sáng của mô mềm
khí phế quản Thay đổi về độ sáng tối
- Quanh rốn Tăng sáng
phổi, ngã ba - Trong khí phế quản: dịch, thức ăn, dị vật
khí quản - Dọc thành khí phế quản: lớp cơ khí quản dễ bị
nhầm thành khối u hay đoạn hẹp khí quản; viêm
nhiễm; u các hạch trung thất trước
- Quanh rốn phổi, ngã ba khí quản: phù/ xẹp phổi,
u hạch khí phế quản
Tăng tối: tràn khí màng phổi, rách khí quản…
Location Góc khí quản- Góc (α) bình thường từ 10-15o
– Vị trí cột sống - Bị lệch lên trên: hiệu ứng khối do nhĩ trái to
- Bị lệch xuống dưới: hiệu ứng khối do thực quản
giãn, hạch to
Ngã ba KQ thường nằm ở khoảng liên sườn 5-6
19
Hình chụp X-quang lồng ngực tư thế ngửa bình thường. Có thể đánh giá tình
trạng lệch của khí quản (viền trắng); đánh giá độ mờ đục của các cấu trúc
quanh rốn phổi (vùng màu xanh)

Khí quản (đường gạch mỏng) bị thực quản Dấu hiệu cao bồi: ngã 3 KQ bị lệch lên và 2
phình to (đường gạch dày) đẩy về phải bên PQ chính “dạng ra” do nhĩ trái lớn

Danh sách kiểm tra trên hình X-quang nằm ngửa/sấp

Size – / /
Kích thước
Shape – Hình dạng / /
Opacity – Độ sáng tối Tương tự hình tư thế LL/RL
Location – Vị trí Lệch trái/phải? - Bị đẩy sang bên đối diện: choán bởi
dịch, khí, khối u, cơ quan khác
- Bị kéo về cùng bên: xẹp, xơ, khối u
- Ngã ba KQ bị đẩy lên: nhĩ trái lớn
Number – Số lượng Hai nhánh phế Thấy rõ hai nhánh phế quản chính? Hay
quản chính bên có đồng đều về những dấu hiệu trên?
20
2. B – Breathing (Hô hấp): nhu mô phổi, phế quản, màng phổi, mạch phổi
Cấu trúc Đánh giá Bình thường Bất thường phổ biến
Nhu mô Kích thước Hiện diện như cấu trúc tối - Xẹp phổi: Co dần về giữa ngực, khu vực
phổi trải dài từ lỗ ngực trên đến rốn phổi thành một cấu trúc trắng xám
hết T13 (mô mềm); cơ hoành đẩy lên cao
- Phình phổi: Vùng phổi đen hơn; góc
sườn-hoành tù và cơ hoành dẹt xuống
Hình dạng Không thể thấy bờ viền của - Xẹp phổi: có thể thấy rõ bờ viền của thùy
từng thùy phổi; góc sườn- phổi bị xẹp
hoành nhọn - Phù phổi: dịch len vào thùy phổi, tạo ra
một dải trắng nhỏ dần từ ngoại biên vào
vùng trung tâm; góc sườn-hoành tù và
rộng hơn
Độ sáng tối Gần như đen do chứa khí, - Tăng sáng (phổ biến): phù, viêm, nốt
tạo môi trường tương phản sần, khối u, xơ, xẹp, đông đặc phổi…
tốt cho các cấu trúc mô - Đen hơn: căng phồng quá mức, tràn khí
mềm khác
Phế quản Kích thước, PQ chính bằng KQ, phân - Nhỏ hơn: xẹp, thiểu sản sụn
hình dạng nhánh và nhỏ dần về ngoại - Lớn hơn: tắc nghẽn ở đường thở trên,
biên phổi phình trong thì thở ra
Độ sáng tối Lòng đen do chứa khí, - Tăng sáng trong lòng: ngoại vật, dịch
thành thanh mạch sáng - Tăng sáng thành: viêm, khoáng hóa (thú
xám già)
Màng phổi Độ sáng tối Không hiện diện, hoặc rất - Tăng sáng: chứa dịch, làm mất viền
mờ do chứa lượng dịch những cấu trúc mô mềm khác
nhỏ - Đen hơn: chứa khí, làm mất viền những
cấu trúc khác, chèn ép mô phổi về rốn
phổi và nâng bóng tim xa khỏi xương
ức/cơ hoành
Hệ mạch Kích thước Hình RL/LL: ĐM và TM - ĐM và TM đều to: tăng tuần hoàn (shunt
phổi thùy trước bằng nhau và trái-phải, suy hai tim, quá tải dịch)
bằng chiều rộng của đầu - ĐM và TM nhỏ: giảm thể tích
xương sườn thứ 4 - ĐM > TM: giun tim, tăng áp phổi
Hình DV/VD: ĐM và TM - ĐM < TM: giảm cung lượng từ thất phải
thùy sau bằng nhau và (hẹp van) hoặc thuyên tắc mạch
bằng chiều rộng của xương - TM > ĐM: suy tim trái, sung huyết
sườn 9 tại vị trí giao nhau
Hình dạng Sắc xám, rõ viền, tương Viền mờ/mất: dịch tích xung quanh hoặc
phản tốt trên nền phổi đen trong mạch máu (viêm, phù)
chứa khí

*Trên X-quang lồng ngực, ĐM-PQ-TM phổi luôn đi chung với nhau theo thứ tự: trước-giữa-
sau (phim nghiêng) và ngoài-giữa-trong (phim thẳng)

21
3. C – Circulation (Tuần hoàn): Bóng tim, ĐM chủ và TM chủ sau
Cấu trúc Đánh giá Bình thường Bất thường phổ biến
Bóng tim Kích thước, Trên phim nghiêng - Bóng tim nhỏ: giảm thể tích máu, mất
Hình dạng VHS máu nhiều, suy thượng thận
- Chó: 8.5-10.6 - Bóng tim to:
- Mèo: 6.8-8.1 + Bệnh lý màng tim (tân sinh, tích
ICS dịch/khí, thoát vị màng bụng-màng tim)
- Chó: 2.5-3.5 + Tim to toàn bộ: do sinh lý (chó đua)
- Mèo: 2.0-2.5 hoặc bệnh lý (như suy tim)
*VHS = kích thước tim Trên phim thẳng: + Nhĩ trái to: bệnh van 2 lá
tính theo số đốt sống tính - Chó: độ rộng bóng tim bằng + Thất trái to: bệnh van 2 lá, bệnh cơ tim,
từ T4 2/3 độ rộng lồng ngực bệnh tim bẩm sinh
*ICS = kích thước tim tính - Mèo: độ rộng bóng tim bằng + Nhĩ phải to: giun tim, tân sinh, hẹp
theo số khoảng liên sườn 1/2 độ rộng lồng ngực động mạch phổi…
+ Thất phải to: giãn hoặc phì đại cơ tim
+ Cung ĐM chủ giãn: phình/hẹp
+ ĐM phổi chính to: giun tim, hẹp ĐM
Vị trí Từ T3-T8, đáy tim từ khoảng Phim nghiêng
liên sườn 5-6 - Lệch về sau: do khối u ở lồng ngực
Trên phim nghiêng: bóng tim trước, chủ yếu là trung thất hoặc phổi
nghiêng 45o đỉnh tim hướng về - Lệch lên trên, xa khỏi xương ức: xẹp
phía sau phổi, khối u trong lồng ngực, mỡ dư
Trên phim thẳng: bóng tim thừa nằm giữa bóng tim và xương ức
nghiêng 30o, đỉnh tim lệch trái - Lệch xuống dưới, gần xương ức: thực
quản giãn, khối u
Phim thẳng
- Lệch khỏi đường giữa: xẹp phổi
ĐM chủ Kích thước, Thường chồng với bóng tim, - Nhỏ: giảm thể tích máu/cung lượng
Hình dạng ĐM chủ xuống hiện diện như - Giãn, phình to: tăng huyết áp toàn
một ống cong vòng từ đáy tim thân, tồn ống ĐM…
về phía đuôi - Mất bờ: bệnh lý ở mô kề cận, dịch/khí
Vị trí ĐM chủ xuống nằm dưới cột - Lệch: hiệu ứng khối do khối mô khác
sống (phim nghiêng) và bên choán vào
trái đường giữa (phim thẳng)
TM chủ Kích thước, Kích thước thay đổi nhiều tùy - Nhỏ: giảm thể tích máu /cung lượng
sau Hình dạng thuộc vào thì thở, chu kì tim và - Lớn: quá tải thể tích, tăng áp lực tĩnh
thể trạng thú mạch trung tâm
Đường kính ≤1.5 lần đường - Mất bờ: bệnh lý ở mô kề cận, dịch/khí
kính ĐM chủ xuống; hoặc
Đường kính ≤ LT5 hoặc LT6
Vị trí Nằm giữa trụ cơ hoành phải và - Lệch: hiệu ứng khối do khối mô khác
bóng tim; nằm bờ sau bóng choán vào
tim (phim nghiêng) và bên
phải đường giữa (phim thẳng)
22
*Cách đo chỉ số VHS (kích thước tim theo số đốt sống)

1. Chụp một tấm X-quang lồng


ngực ở tư thế nghiêng
2. Đo chiều dài các đoạn:
- L = khoảng cách từ mép dưới
ngã ba khí quản đến đỉnh tim
- W = chiều rộng nhất của tim,
thường bắt đầu từ điểm giao
ở dưới giữa TM chủ sau với
bóng tim và vuông góc với L
3. Gióng đoạn L lên cột sống, bắt
đầu từ mép trước của đốt T4 và
đếm số đốt sống tương ứng với
chiều dài đoạn L
4. Thực hiện tương tự với đoạn W
5. Cộng số đốt sống ứng với 2 đoạn
lại để có VHS cuối cùng

*Cách đo chỉ số ICS (kích thước tim theo khoảng liên sườn)

1. Chụp một tấm X-quang lồng


ngực ở tư thế nghiêng
2. Đo chiều rộng nhất của tim tại
khớp sụn-sườn
3. Đếm khoảng liên sườn tương
đương với chiều rộng này

23
Liên tưởng “Mặt đồng hồ” để xác định vị trí của các buồng tim và các mạch máu lớn
AA = ĐM chủ lên BT = Thân ĐM cánh tay-đầu LA & RA = Nhĩ trái & phải LS = ĐM dưới đòn trái PV = TM phổi
Ao = ĐM chủ xuống CaVC = TM chủ sau Lau & Rau = Tiểu nhĩ trái & phải LV & RV = Thất trái & phải
AV = TM đơn CrVC = TM chủ trước LPA = ĐM phổi trái MPA = ĐM phổi chính

Tim phải Tim trái Mặt đồng hồ

24
4. D – Diaphragm (Cơ hoành)
Cơ hoành gồm vòm hoành (cupula) ở
giữa gắn với xương ức và xương sườn,
trụ hoành (crura) trái và phải gắn với
vòm hoành, kéo dài về phía lưng và phía
đuôi để gắn với đốt L3-L4. Góc sườn-
hoành (costophrenic recess) là góc
tạo bởi phần trụ hoành với thành ngực,
là một cấu trúc hữu ích giúp đánh giá độ
căng phồng của phổi và phát hiện dịch
màng phổi. Dịch tích lại ở góc sườn-
hoành làm góc này tròn hơn, trắng hơn
và mờ viền.

Đánh giá một số bất thường ở cơ hoành:

Kích thước, - Mất bờ: do mô hoặc dịch choán vào khu vực giữa phổi chứa khí
hình dạng và cơ hoành
- Góc sườn-hoành tròn: dịch tích ở góc hoành
- Cơ hoành dẹt về sau và/hoặc có các điểm căng như chiếc lều:
mất/teo phổi, lồng ngực nở quá mức do dịch/khí hoặc mất cấu
trúc trong ổ bụng
Vị trí Lệch về phía đầu:
+ Xẹp phổi (phổ biến nhất)
+ Cơ quan ổ bụng chèn ép (dạ dày đầy, mang thai, tạng to, khối u
hoặc dịch ổ bụng)
+ Sa, rách, nhão cơ hoành khiến cơ quan ổ bụng tràn lên ngực
Lệch về phía đuôi:
+ Lồng ngực nở do phổi bị căng phồng quá mức, tràn dịch/khí
màng phổi, khối u trong lồng ngực
+ Mất cấu trúc trong ổ bụng do quá gầy hoặc sa/rách thành bụng

25
Phổi mèo bị hen suyễn và căng phồng Chó bị cắn, tràn khí màng phổi (*) và
quá mức, đẩy cơ hoành về phía đuôi và xẹp phổi (mũi tên). Tình trạng này
để lộ ra các điểm bám của cơ hoành khiến cơ hoành bị đẩy về sau và để lộ
vào xương sườn. Những điểm bám này điểm bám của cơ hoành với sườn (đầu
hiện diện trên hình X-quang như mũi tên trắng)
những điểm “căng lều”

5. E – Everything else (Các cấu trúc khác)


Cấu trúc Bất thường phổ biến
Cấu trúc mô mềm Phù nề, phù thũng, rách, áp-xe, khối u
Cấu trúc xương Nứt, gãy, khoáng hóa sụn, u xương
Trung thất Dịch chuyển trung thất, khối u
Cổ và thực quản Dị vật, khối u, viêm, hẹp, giãn thực quản

26
V. Biến thể bình thường của các cấu trúc trên X-quang lồng ngực

1. Khác biệt về loài


Phổi

• Phổi chó mở rộng về phía lỗ ngực hơn (trước xương sườn R1); phổi mèo
mở rộng về phía lưng hơn (trên chó là đến T12-13, trên mèo là đến L1-2)
• Trên phim nghiêng, hình ảnh bờ lưng của phổi chó bị chồng lên phần
dưới của cột sống ngực-lưng. Trên mèo, bờ lưng phía sau của phổi được
tách khỏi cột sống bởi cơ thắt lưng nhỏ (mũi tên vàng)

Bóng tim

• Bóng tim – Nhìn chung, bóng tim bình thường của chó to hơn của mèo.
• Đỉnh tim trên phim thẳng – Trên chó, đỉnh tim thường lệch về bên trái,
còn đỉnh tim của mèo nằm gần đường giữa hơn (ít lệch hơn).
• Tiểu nhĩ trái trên phim thẳng – Trên chó, tiểu nhĩ trái nằm ở hướng 2.30
đến 3.00 giờ; trên mèo, tiểu nhĩ trái nằm ở hướng 1-2 giờ còn động mạch
phổi có thể nằm gần trên tiểu nhĩ trái hoặc không thể thấy được.
• Nhĩ trái lớn trên phim thẳng – Trên chó, hình ảnh nhĩ trái lớn bị trùng với
bóng tim ở hướng 5-7 giờ (giữa 2 nhánh phế quản chính); nhĩ trái lớn sẽ
đẩy lệch khí quản lên trên và làm dạng hai nhánh phế quảnh chính ra,
tạo dấu hiệu “cao bồi” đặc trưng . Trên mèo, nhĩ trái lớn nằm ở hướng 1-
2 giờ và ngang tầm với nhĩ phải; vì vậy, có một dấu hiệu điển hình trên X-
quang của mèo là “hình trái tim valentine” do tình trạng nhĩ trái và/hoặc
nhĩ phải lớn.

27
Dấu hiệu “cao bồi” điển hình cho Dấu hiệu “trái tim valentine” điển
nhĩ trái lớn trên chó hình cho nhĩ trái lớn trên mèo

2. Khác biệt về giống


X-quang lồng ngực chó có sự khác biệt rất lớn giữa các giống, nhưng X-quang lồng
ngực mèo thì ít hơn. Về đặc điểm giải phẫu lồng ngực, có thể chia các giống chó
thành các nhóm như sau:

Lồng ngực hẹp, sâu - Bóng tim đứng và hẹp hơn, có thể cách xa xương
(như chó Greyhound) ức và hơi lệch về phía lưng
Lồng ngực vừa (như chó Lấy làm chuẩn
Bẹc-giê, Retriever, Poodle)
Lồng ngực rộng, nông - Bóng tim rộng và tròn hơn
(như chó Bull) - Khí quản gần cột sống hơn
Chó thể thao - Tỉ lệ giữa Bóng tim và Lồng ngực lớn
(như chó Greyhound)
Chó nhiều cơ - Phổi sáng hơn do hiện tượng chồng hình mô cơ
Chó mũi ngắn và bị loạn - Trung thất trước rộng hơn
dưỡng sụn - Phần khí quản trong lồng ngực hơn cong hoặc gập
- Cung động mạch chủ lớn
- Hiện tượng khoáng hóa vòng sụn khí quản, thành
phế quản, sụn sườn, mối xương-sụn xảy ra sớm
hơn trên chó bị loạn dưỡng sụn

28
Chó Bull Chó Welsh Corgi bị loạn Hình X-quang mèo so với chó:
dưỡng sụn - Bóng tim nhỏ hơn, khoảng cách từ viền trước đến
- Khí quản song song với cột viền sau rộng < 2.5 khoảng liên sườn
sống - Khoảng cách giữa trụ trái và phải của cơ hoành
- Bóng tim hơi to, dễ bị chẩn không nổi bật, do đó không giúp phân biệt hình ảnh
đoán thành bệnh tim nghiêng trái hay phải

3. Khác biệt về tuổi tác


Thú chưa trưởng thành - Phổi xám hơn do thành phần nước cao hơn
- Đường kính khí quản nhỏ hơn
- Tỉ lệ đường kính bóng tim-lồng ngực lớn hơn (bóng
tim có vẻ lớn hơn thú trưởng thành)
- Phần trung thất trước xám hơn do sự hiện diện của
tuyến ức (hiện diện đến khi chó được 6-12 tháng tuổi
và mèo lên đến 2 năm tuổi)
Thú già - Gai xương hình thành ở rìa xương ức và đốt sống
(thoái hóa đốt sống)
- Sụn sườn phát triển lớn hơn, bị khoáng hóa và không
đồng đều khi thú già đi
- Khoáng hóa đĩa sụn giữa các xương sườn, nhất là
giống chó lớn
- Thành khí phế quản sáng hơn do hiện tượng khoáng
hóa hoặc xơ hóa
- Tàn dư của bệnh phổi từng mắc phải sẽ làm phổi
xám hơn và rãnh liên thùy dễ thấy hơn
- Trên mèo già, bóng tim đứng hơn (ngả về xương ức);
động mạch chủ trở nên dai hơn và hơi uốn khúc hơn
(tạo thành đoạn phình giả trên phim thẳng)

29
Tuyến ức (mũi tên vàng) nằm ở trung thất Khớp sụn-sườn bị khoáng hóa (C và D)
trước thường hiện diện ở chó con và mèo trên chó già; dễ bị nhầm thành tổn thương
trưởng thành lên đến 2 tuổi; dễ bị nhầm phổi bị khoáng hóa
thành tổn thương ở phổi trước hoặc khối u
trung thất trước

Mèo già, động mạch chủ trở nên dài và uốn khúc hơn (hình trái, mũi tên trắng)
tạo thành một đoạn phình giả trên phim thẳng (hình phải, mũi tên trắng)

30
4. Khác biệt về thể trạng
Thú béo phì - Thành ngực dày hơn do lớp mỡ dưới da
- Trung thất trước rộng hơn do tích mỡ
- Khí quản có thể bị lệch do mỡ trong trung thất
- Mỡ màng bao tim khiến bóng tim có vẻ lớn và bị lệch về phía lưng,
xa khỏi xương ức (phim nghiêng) và cơ hoành (phim thẳng)
- Có thể thấy rõ bờ viền của các cấu trúc mô mềm ở trung thất
trước hơn do có lớp mỡ bao quanh
- Phổi xám sáng hơn do hiện tượng gộp hình với lớp mỡ xung quanh
và vì phổi không thể nở hết mức. Bờ viền phổi có thể không mở
rộng hết xương sườn
- Mỡ quanh các thùy phổi có thể tạo ra các rãnh liên thùy “ngược”,
có đặc điểm là rộng ở vùng trung tâm và nhỏ dần khi kéo dài đến
vùng ngoại biên phổi
Thú quá gầy - Lồng ngực và phổi có thể tối hơn do có ít mô mềm và phổi căng
phồng hơn
- Bóng tim có thể nhở hơn do mất lớp mỡ màng bao tim và phổi
căng phồng hơn
- Có thể thấy rõ các cấu trúc của trung thất trước hơn trên nền phổi
căng phồng do trung thất mỏng hơn
- Cơ hoành có thể bị đẩy về sau hơn do có ít cấu trúc bên trong ổ
bụng và phổi nở hơn

Hình trái. Phim thẳng cho thấy mô mỡ dưới da (mũi tên) và mỡ màng bao tim và trung
thất (đầu mũi tên).
Hình phải. Phim nghiêng cho thấy mỡ màng bao tim (mũi tên đen) đẩy bóng tim xa khỏi
xương ức. Mỡ màng bao tim có thể bị nhầm với dịch màng bao tim/phổi, nhưng mỡ màng
bao tim không làm mất viền của bóng tim (mũi tên vàng) do đậm độ thấp hơn so với dịch.
Trong khi đó, dịch tràn có đậm độ tương đồng với mô mềm của bóng tim nên sẽ làm mất
bờ bóng tim

31
5. Khác biệt do tư thế chụp
• Cơ thể thú chỉ cần bị vặn 5o cũng có
thể làm thay đổi đáng kể về kích
thước, hình dạng và vị trí của các cấu
trúc bên trong lồng ngực trên hình X-
quang. Những cấu trúc có thể bị ảnh
hưởng bao gồm bóng tim, khí quản,
tổn thương phổi…

Hình: Ảnh giả do tư thế vặn vẹo. Xương


ức và cột sống không chồng lên nhau,
xương ức nằm bên phải (mũi tên vài) cột
sống (mũi tên đen); bờ phải của tim nằm
gần thành ngực phải hơn (đầu mũi tên
đen), tạo cảm giác phì đại tim phải

• Bên phổi bị đè sẽ ít phồng hơn, được tưới máu nhiều hơn và xám đậm hơn so
với bên phổi không bị đè do tác động của trọng lực. Nghĩa là bờ viền của các
cấu trúc mô mềm sẽ kém rõ hơn (quan trọng trong phát hiện tổn thương phổi)

• Việc kéo giãn thú bệnh quá mức trong lúc cố định để chụp X-quang sẽ làm
biến dạng lồng ngực và các cấu trúc trong lồng ngực

Hình trái, thú bị kéo căng quá mức khiến lồng ngực và khí quản hẹp hơn, phổi ít căng
phồng hơn so với hình phải là tư thế bình thường

--------------------------------------------KẾT THÚC--------------------------------------------
Cảm ơn quý bác sĩ đã đọc tài liệu “Nền tảng X-quang Lồng ngực Cơ bản” do đội ngũ MEGAVET
Academy biên soạn. Mời quý bác sĩ đón đọc phần tiếp theo “Bệnh lý phổ biến trên X-quang Lồng
ngực” được chia sẻ trong thời gian tới!

32
Tài liệu tham khảo

1. Head, L. L. (2010). BSAVA Manual of Canine and Feline Thoracic Imaging.


Journal of Feline Medicine and Surgery, 12(2), 185.

2. Muhlbauer, M. C., & Kneller, S. K. (2023). Radiography of the dog and cat:
Guide to Making and Interpreting Radiographs. John Wiley & Sons.

3. Thrall, D. E., & Robertson, I. D. (2016). Atlas of Normal Radiographic Anatomy


& Anatomic Variants in the Dog and cat. Saunders.

33

You might also like