Tác D NG C A Kênh Đào

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Tác dụng của kênh đào

Kênh đào quốc tế được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, lực lượng và phương tiện, rút ngắn quãng
đường vận chuyển và nối thông tuyến vận tải giữa các biển (đại dương) tạo thành một hệ thống vận tải
thống nhất; có vị trí chiến lược quân sự đặc biệt quan trọng. Khi đi qua Kênh đào quốc tế, tàu thuyền
của các nước phải tôn trọng luật pháp của quốc gia, nơi kênh đào đi qua. Ngay trong trường hợp khi
chưa thực thi các thỏa thuận quốc tế, chế độ pháp lý của Kênh đào quốc tế phải tính đến lợi ích của
tuyến vận tải quốc tế.
Quốc gia sở hữu kênh đào cho phép các quốc gia khác sử dụng kênh đào trên nguyên tắc bình đẳng
đối với các tàu thuyền của các nước.
Các quốc gia sử dụng kênh đào có trách nhiệm tôn trọng chủ quyền của nước chủ sở hữu kênh đào.
Quy chế hoạt động của kênh đào là phi quân sự và trung lập, nghiêm cấm các hoạt động phong tỏa và
tiến hành các hoạt động cản trở giao thông ở khu vực kênh đào ngoài việc thực hiện quyền tự vệ; tất cả
các quốc gia phải tuân thủ các chuẩn mực của luật pháp quốc tế và có trách nhiệm chi trả vô điều kiện
các chi phí do việc sử dụng kênh đào. Các Kênh đào quốc tế tiêu biểu trên thế giới: Suez, Panama,
Kiel, Saimaa.

 Việc vận tải qua kênh đào có tác dụng sau:


1. Rút ngắn được thời gian vận chuyển, giao lưu kinh tế được dễ dàng
2. Làm giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa
3. Hạn chế được ảnh hưởng của thiên tai
4. Đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia sở hữu kênh đào thông qua thuế hải quan.
5. Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, châu lục.
6. Với nhu cầu giao thương đang tăng lên, kênh đào vẫn là một đặc trưng đáng kể trong hàng hải
thế giới trong tương lai có thể thấy trước. Không những là con đường vận chuyển hiệu quả,
kênh đào còn là đầu mối liên kết thiết yếu trong thương mại thế giới.

 Lợi ích
1. Giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa
2. Tránh được ảnh hưởng của thiên tai.
3. Đem lại nguồn lợi lớn cho Ai Cập thông qua thuế hải quan
4. Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Châu Âu, Châu Phi và Châu Á
5. Cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
6. Xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở
điểm cực nam của Nam Mỹ.
7. Tiết kiệm chi phí xăng dầu và tránh được nguy hiểm khi chuyên chở
8. Là đường vận tải thủy do con người tạo ra dùng nối liền sông, hồ, biển cả.

You might also like