Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Trong bài thuyết trình của anh Kiệt có nói đến việc chiếu sáng ban đêm cho

các loài thú có thể tiện di


chuyển, vậy có phá vỡ quy luật tự nhiên không vì bản thân các loài thú di chuyển ban đêm mắt của chúng
có thể hoạt động tốt trong bóng đêm rồi. Vậy có nên chăng chỉ nên sủ dụng chiếu sáng tại các thành phố
lớn, nơi con người hoạt động cho các việc về cảnh quan, an toàn giao thông, trang trí,…Xin cám ơn

Câu hỏi của Chị Hương rất sát sườn. Thực chất trame noire (Bộ Khung Đen) của Grand Annecy (Pháp) là
nhắm vào các loài thú chuyên hoạt động đêm, hoặc các loài di trú có thể di chuyển ngang qua không gian
đô thị về đêm. Đã có nhiều trường hợp thống kê về tỉ lệ tử vong của chim di trú khi đâm vào các tòa cao
ốc, hoặc rơi xuống đất khi bay ngang các tuyến đường lớn được chiếu sáng quá mạnh (over lighted) do
chúng thực tế vừa bay vừa ngủ. Cá nhân Kiệt khi làm thiết kế cho công trình chiếu sáng mỹ thuật Núi Bài
Thơ (Hạ Long, Quảng Ninh) suốt từ 2017 đến 2019 cũng phải tự nghiên cứu quang phổ ánh sáng LED,
chính trị các luồng pha (tránh trực xạ vuông góc), sao cho không gây hại đến các loài động thực vật trên
núi, nhất là các quan thể chim săn mồi, khỉ, và chim nhỏ. Bởi lẽ Núi Bài Thơ có đặc điểm là sau bao nhiều
thế kỷ kết nối với thiên nhiên, giờ nó đã trở thành một "cái túi" nằm lọt thỏm giữa đô thị Hạ Long mới.
Không còn có đường ra cho những loài động vật không bay được (gent non-ailé, tiếng Pháp)

Cám ơn anh bài thuyết trình rất hay. Trong nội dung có nghe anh nói nhiều về quy hoạch đô thị ảnh hưởng
nhiều đến di cư của động vật. Anh có thể nói thêm giải pháp chiếu sáng giải quyết vấn đề này như thế nào
? Và hiện nay 3 đô thị HN - Tp HCM- Huế có quy hoạch chiếu sáng chưa ? anh có thể chia sẻ thêm một số
tiêu chuẩn hiện có về QH CS ở VN ( nếu có) và có những tiêu chuẩn nào chưa đáp ứng kịp với sự phát
triển hiện nay. Cám ơn anh

Về câu hỏi của anh Phan Phong, xin gợi mở một số ý để trả lời (vì tôi e rằng mình chưa có được 1 câu trả
lời hoàn chính). 1) TP nên xác lập lại nhóm yếu tố "rừng đô thị" (urban forestry) để bảo tồn không gian tự
nhiên cho các loài ; 2) Chủ động tạo hành lang cho các loài nhất là động vật - nhưng cả thực vật nữa, vì
việc thụ phấn có thể thực hiện một cách tự nhiên từ xa qua không khí - di chuyển thoát khỏi - hoặc thâm
nhập - môi trường đô thị nếu cần, chứ không phải đi thẳng vào nồi. 3) Nghiên cứu nghiêm túc về các loài
thực vật / cây trồng đặc hữu (endemic) của từng địa phương. Chúng ta có quá nhiều ví dụ đã thất bại về
việc chọn cây đô thị chỉ dựa trên ngân sách và du nhập những nguồn ngoại lai gây hậu quả cho không
gian xanh đô thị. 4) Cần có chính sách chiếu sáng chủ động - và thực tiễn - lấy con người làm trung tâm
(human centric) sao cho thói quen sinh hoạt của người và vật được hài hòa, chứ không chỉ tập trung vào
ưu tiên hạ tầng kỹ thuật và ngân sách đầu tư ban đầu như hiện nay.

Câu hỏi của anh Phan Phong về tiêu chí QHTTCS trong đô thị, ước gì tôi có thể làm anh thỏa mãn nội dung
này trong điều kiện VN. Thực tế là khó, vì ngoài hai văn bản khung lúc nãy có nêu, các cơ quan chức năng
của VN : 1) Chưa có nỗ lực chuyên môn nào đủ sâu và chi tiết về QHCS để đi đến được nội dung triển khai
cụ thể - chứ chưa nói đến đánh giá nghiệm thu. 2) Chưa có nhà chuyên môn nào thực sự coi QHCS là mục
tiêu ưu tiên cần làm ngay, mà đại đa số chỉ xem đó là nghĩa vụ nhàm chán / gây bực bội, cần làm cho xong
khi bị hỏi. Mà chẳng ai hỏi, nên không có gì cần xử lý cả. Vừa rồi Kiệt có đóng góp ý kiến cho anh Nguyễn
Hồng Tiến (Hội Chiếu sáng VN) về dự thảo mới của Quy chuẩn 07-7 :2016 (phiên bản cũ), thì thấy ngành
CS của VN vẫn còn đang loay hoay giữa các câu hỏi thuần kỹ thuật hạ tầng, ví dụ chỉ mới chú ý đến độ
tương phản chiếu sáng theo mặt phẳng ngang giữa mặt đường và xe cộ, chưa chú ý đến độ tương phản
giữa hậu cảnh theo phương đứng (ví dụ màn hình quảng cáo LED high luminosity ở các vòng xoay lớn).

Có sự ràng buột nào về pháp lý về chieu sáng nhân tạo ảnh hưởng tác động đến môi trường đặc biệt đến
các sinh- động vật, các hội đoàn bảo vệ môi trường phản ứng ra sao... khi can thiệp ánh sáng nhân tạo?
Xin hồi âm KTS Bùi Thụy Vương Khánh : thực tế chưa có ràng buộc nào chi tiết về pháp lý, được thể chế
hóa, ở VN, giữa CS nhân tạo và môi trường. Cá nhân Kiệt khi làm ở môi trường đảo núi Hạ Long phải tự
nhắc nhở mình lưu ý đến 3 vấn nạn khả dĩ xảy ra : 1) Luồng pha và quang phổ đèn LED có thể gây tác hại
cho các loài động thực vật (phơi nhiễm ánh sáng quá mạnh/quá lâu, đảo lộn chu kỳ sinh trưởng-sinh sản)
; 2) Tránh tác động cơ học (lắp đèn, khoan đục) ảnh huỏng đến kết cấu karstic (đá vôi xếp lớp) đặc thù của
Hạ Long ; 3) Về tổng thể phải làm sao để UNESCO không bị báo động - vào cuộc, vì nếu thế sẽ ảnh hưởng
đến sự thừa nhận quy chế di sản thiên nhiên của Hạ Long. Kết quả là đã tránh được 3 vấn nạn vừa nêu.
Tuy nhiên đó là do mình phải nghiêm khác tự ép buộc mình trong thực hiện, chứ các cơ quan chức năng
chỉ nêu ra ý tưởng mà không có hành lang pháp lý nào để điều chính. Mong là sau này sẽ có ràng buộc
hợp lý và hữu hiệu.

Xin trả lời anh Nguyễn Hoàng Minh. Trong chiếu sáng hiện đại, CIE (Commission Internationale de
l'Éclairage / International Commission of Illumination) xác đỉnh Human Centric = xu hướng lấy con người
làm trung tâm. Cụ thể là, nói một cách ngắn gọn : 1) Xác định nhu cầu của người dùng dựa trên bầu khí có
chiếu sáng (lighting ambiance) mà họ sẽ ở trong đó, cũng như cảm giác thực của họ khi thụ hưởng, chứ
không võ đoán áp đặt cách nhìn của nhà thiết kế cho người sử dụng ; 2) Đưa đủ các yếu tố phục vụ sức
khỏe con người khi chiếu sáng nhân tạo vào bài toán thiết kế, bao gồm cả nhóm yếu tố chiếu sáng phi
hình ảnh (non-image lighting effects) và nhóm yếu tố phi ánh sáng (non-lighting effects, ví dụ như hiện
tương chớp nháy cao tần - flicker - ảnh hưởng đến thần kinh thị giác mà võng mạc mắt người không đủ
độ nhạy để nhận biết). Tóm lại chiếu sáng không còn chỉ tập trung vào tiêu chí kỹ thuật sản phẩm (product
technical specifications), mà phải giải bài toán thực về human being.

Xin hỏi chi phí đầu tư cho tự động hóa để tiết kiệm điện thì sẽ đắt gấp bao nhiêu lần chi phí đầu tư thông
thường? Vì CĐT sẽ phải cân nhắc giữa việc bỏ ra một chi phí lớn ban đầu với việc chia nhỏ kinh phí để trả
tiền cho tiêu thụ năng lượng . Giống như trả tiền 1 lần và trả góp vậy ạ

Xin hỏi về hệ thống màn hình LED cở lớn ngoài trời ở các nước được quản lý như thế nào. Tại Vn tối thấy
nhiều tòa nhà bắt đầu thiết kế mặt đứng động bang Led Screen. Không rõ có phải Xin phép gì không hay
là tự do lắp đặt trên mặt nhà mình?

XIn trả lời anh Đoàn Minh Long về màn hình quảng cáo lớn ngoài trời. Màn hình cỡ lớn ngoài trời thì các
nước chưa có quy định thống nhất xuyên suốt, một phần vì công nghệ phát triển quá nhanh. Một số nơi
như TP Lyon (Pháp) có khuyến cáo (recommendations) về chỉ số cân bằng độ chói, theo phương dọc trong
trường nhìn (visual field) cũng như theo góc phát hiện khi chuyển động của người tham gia giao thông so
với luồng giao thông mà họ cần quan sát. Tuy nhiên chính Lyon cũng còn cập nhật chứ chưa thể coi đó
như quy định “cứng”. Còn ở Việt Nam thì quy định về sự quấy nhiễu thị giác bằng ánh sáng (disturbing
light) là hoàn toàn chưa có, cũng như ô nhiễm âm thanh vậy. Còn để tham khảo, ở Thụy Sĩ, quyền hưởng
bóng tối là một quyền luật định (Điều 684 trong Bộ Luật Dân sự Liên bang Thụy Sĩ) : ai mà bị hàng xóm gây
khó chịu bằng ánh sáng quá mức, thì đều có quyền được luật pháp bảo vệ. Dĩ nhiên đi vào chi tiết thì tôi
không dám trình bày ở đây vì rất chi li.

Còn trở lại VN, việc lắp màn hình lớn ngoài trời hiện nay đang chỉ được điều chính bởi quy định về quảng
cáo

Xin chào anh Kiệt. Về chiếu sáng đô thị: việc sử dụng ánh sáng đô thị (nếu quá nhiều) sẽ dẫn đến ô nhiễm
ánh sáng (tương tự như ô nhhiễm nước, ô nhiễm không khí …). Vậy có quy chuẩn đánh giá mức độ ô
nhiễm ánh sáng của các nước trên thế giới không ? Nếu có thì tham khảo ở đâu ? Xin cám ơn anh.
Xin trả lời câu hỏi của chị Nguyễn Kim Thu về ô nhiễm ánh sáng. Đây là câu hỏi rất hay.
Trước tiên, đương nhiên là có ô nhiễm ánh sáng đô thị trong thực tế. Nhưng, khó mà xác định ngưỡng và
luật hóa nó để chế tài. Phần lớn lý do của sự khó khăn này là ở bản chất linh hoạt của nguồn sáng nhân
tạo và cách thức mà người ta sử dụng nó : chỉ cần ON/OFF hoặc dimming là mất bằng chứng!
Kế tiếp, các nước phát triển lại tập trung vào xử lý vấn nạn khác về ô nhiễm ánh sáng, mà họ cho là cấp
bách hơn : đó là vấn đề bảo vệ bầu trời đêm (Dark Sky), vì các nước phát triển xem việc phát sáng bừa bãi
lên trời là : 1) Lãng phí tài nguyên, cần tập trung luồng sáng vào đúng đối tượng được chiếu sáng đồng
thời nâng cao hiệu suất nguồn sáng ; 2) Gây ô nhiễm môi trường, làm giảm độ nhạy thị giác (visual acuity)
của cư dân đô thị - họ có thể khiếu kiện chính quyền nếu để cho ban đêm ngước nhìn lên trời mà không
thấy các vì sao, chỉ thấy bảng quảng cáo nhà cao tầng.

Có thể tham khảo tiêu chí Low Impact Lighting (LIL) mà các nước như Đức, Ý, Slovenia đang áp dụng kể từ
2019

Cảm ơn anh Minh, xin nhờ anh chia sẻ thêm về Hệ thống diệt khuẩn thang máy của Điện Quang và khả
năng tương tác (ví dụ về điều khiển khoá thang khi vận hành UVC) với hệ thống chính hãng của hãng thang

You might also like