0 Giáo Trình Sinh Ly Thuc Vat Hoang Thi Kim Hong

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 332

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PGS.TS. HOÀNG THỊ KIM HỒNG (Chủ biên)


ThS. TRẦN VŨ NGỌC THI

GIÁO TRÌNH
SINH LÝ THỰC VẬT

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ


Huế, 2021
1
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Hoàng Thị Kim Hồng


Giáo trình Sinh lý thực vật / Hoàng Thị Kim Hồng (ch.b.), Trần Vũ Ngọc Thi. - Huế :
Đại học Huế, 2021. - 329tr. : ảnh, hình vẽ ; 27cm

ĐTTS ghi: Đại học Huế. Trường Đại học Khoa học

1. Sinh lí học thực vật 2. Giáo trình

571.20711 - dc23

DUH0248p-CIP

Mã số sách: 91/GT-2021
2
LỜI MỞ ĐẦU

Giáo trình “Sinh lý thực vật” được biên soạn theo chương trình đào tạo tín chỉ dùng
làm giáo trình chính để giảng dạy cho sinh viên ngành Sinh học, Kỹ thuật sinh học và
Công nghệ sinh học, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và
nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu về lĩnh vực Sinh lý thực vật.
Giáo trình này cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành liên quan
đến các quá trình sinh lý ở thực vật. Nội dung chính của phần lý thuyết sẽ trình bày và
hướng dẫn các kiến thức liên quan đến các lĩnh vực sinh lý thực vật nhằm giúp học viên
hiểu một cách sâu sắc hơn về bản chất, cơ chế, vai trò của các hoạt động sống và các quá
trình sinh lý, hóa sinh xảy ra trong cơ thể thực vật.
Phần lý thuyết sẽ trình bày các kiến thức cơ bản liên quan đến các nội dung của 6
chương sau đây:
Chương I. Sinh lý tế bào thực vật
Chương II. Trao đổi nước ở thực vật
Chương III. Quang hợp ở thực vật
Chương IV. Hô hấp thực vật
Chương V. Dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitrogen ở thực vật
Chương VI. Sinh trưởng và phát triển của thực vật
Phần thực hành sẽ cung cấp các bài thực hành liên quan trực tiếp đến các kiến thức
cơ bản về lý thuyết của môn học Sinh lý thực vật. Nội dung của các bài thực hành này
nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao hơn nữa các kiến thức cơ bản về các quá trình sinh lý
xảy ra trong tế bào và cơ thể thực vật, giúp cho người học nắm vững và hiểu rõ bản chất
của môn học Sinh lý thực vật, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với các thao tác và
phương pháp thí nghiệm.
Hiện nay, đã có nhiều tài liệu hướng dẫn giảng dạy lý thuyết và thực hành môn Sinh
lý thực vật do nhiều tác giả có kinh nghiệm trong và ngoài nước biên soạn để phục vụ cho
nhiều đối tượng, với các điều kiện khác nhau. Đây thực sự là những tài liệu vô cùng quí
giá để chúng tôi tham khảo trong quá trình biên soạn và giảng dạy môn học này. Chúng
tôi chân thành cám ơn các tác giả trên.
Do nhu cầu đổi mới trong đào tạo, chương trình đào tạo mới đã được chuyển đổi từ
hệ thống đào tạo theo niên chế sang hệ thống đào tạo tín chỉ, vì thế chúng tôi biên soạn
giáo trình này trên cơ sở có đổi mới, chỉnh sửa và thiết kế lại cho phù hợp với khung
chương trình và thời gian giảng dạy đã quy định.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng trình bày các phần của giáo trình
một cách hoàn chỉnh nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh kh i thiếu sót ho c chưa đáp
ứng được yêu cầu của bạn đọc. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn.
Huế, 2021
Nhóm tác giả

3
4
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 3


DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ 13
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................15
PHẦN 1. LÝ THUYẾT .....................................................................................................19
Chương I. SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT................................................................... 20
1.1. Đại cương về tế bào thực vật ...................................................................................... 20
1.2. Cấu trúc và chức năng của tế bào thực vật.................................................................. 21
1.2.1. Đ c trưng cấu trúc của tế bào thực vật ................................................................ 21
1.2.2. Thành tế bào ........................................................................................................ 21
1.2.3. Chất nguyên sinh ................................................................................................. 23
1.3. Tính chất của chất nguyên sinh ................................................................................... 27
1.3.1. Tính l ng của chất nguyên sinh ........................................................................... 27
1.3.2. Độ nhớt của chất nguyên sinh ............................................................................. 27
1.3.3. Tính đàn hồi của chất nguyên sinh ...................................................................... 28
1.3.4. Đ c tính hóa lý hóa keo của nguyên sinh chất .................................................... 29
1.4. Sự trao đổi nước qua màng của tế bào thực vật .......................................................... 31
1.4.1. Sự trao đổi nước của tế bào theo cơ chế thẩm thấu ............................................. 31
1.4.2. Sự trao đổi nước của tế bào thực vật không theo cơ chế thẩm thấu .................... 35
1.5. Sự xâm nhập các chất tan vào tế bào thực vật ............................................................ 36
TÓM TẮT CHƯƠNG .........................................................................................................36
ÔN TẬP .............................................................................................................................. 37
Chương II. SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC CỦA THỰC VẬT ................................................ 38
2.1. Nước trong cây và vai trò của nước đối với cây trồng ................................................ 38
2.1.1. Hàm lượng nước và các dạng nước trong cây ..................................................... 38
2.1.2. Các trạng thái nước, dạng nước trong cây và ý nghĩa của nó.............................. 39
2.1.3. Ý nghĩa của nước đối với đời sống thực vật ........................................................ 40
2.2. Sự trao đổi nước ở thực vật ......................................................................................... 41
2.2.1. Quá trình hút nước của rễ .................................................................................... 41
2.2.2. Sự vận động của nước từ đất vào rễ .................................................................... 45
2.2.3. Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự hút nước của rễ ...................... 46
2.3. Quá trình vận chuyển nước trong cây ......................................................................... 48
2.3.1. Con đường vận chuyển nước ............................................................................... 48
2.3.2. Vận tốc vận chuyển nước .................................................................................... 49
2.3.3. Động lực của quá trình vận chuyển nước trong cây ............................................ 49
2.4. Quá trình thoát hơi nước ở lá ...................................................................................... 50
2.4.1. Khái niệm chung và ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước .................................. 50
2.4.2. Một số chỉ tiêu của quá trình thoát hơi nước ....................................................... 51

5
2.4.3. Con đường thoát hơi nước ................................................................................... 52
2.4.4. Cơ sở vật lý của quá trình thoát hơi nước ........................................................... 53
2.4.5. Sự điều hòa quá trình thoát hơi nước .................................................................. 53
2.4.6. Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh lên quá trình thoát hơi nước .............. 57
2.5. Các nhóm cây khác nhau về chế độ nước, sự cân bằng nước và trạng thái héo ......... 58
2.5.1. Các nhóm cây khác nhau về chế độ nước............................................................ 58
2.5.2. Sự cân bằng nước ................................................................................................ 58
2.5.3. Sự héo của thực vật.............................................................................................. 59
2.6. Cơ sở sinh lý của việc tưới nước hợp lý cho cây trồng ............................................... 60
TÓM TẮT CHƯƠNG .........................................................................................................61
ÔN TẬP .............................................................................................................................. 62
Chương III. DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITROGEN Ở THỰC VẬT ................ 63
3.1. Khái niệm chung ......................................................................................................... 63
3.2. Cơ chế hấp thụ chất khoáng ........................................................................................ 64
3.2.1. Sự thích nghi của bộ rễ với chức năng hút khoáng ............................................. 64
3.2.2. Cơ chế hút khoáng của hệ rễ................................................................................ 65
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hút khoáng ................................................. 69
3.3. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật ..................................................... 71
3.3.1. Vai trò sinh lý của các nguyên tố đa lượng ......................................................... 72
3.3.2. Vai trò sinh lý của các nguyên tố vi lượng .......................................................... 79
3.4. Dinh dưỡng Nitrogen của thực vật .............................................................................. 84
3.4.1. Vai trò của Nitrogen đối với thực vật .................................................................. 84
3.4.2. Quá trình khử nitrate............................................................................................ 86
3.4.3. Quá trình đồng hóa amonium .............................................................................. 87
3.4.4. Quá trình cố định nitơ tự do ................................................................................ 91
3.5. Cơ sở của việc bón phân hợp lý .................................................................................. 95
3.5.1. Nhu cầu dinh dưỡng của thực vật ........................................................................ 96
3.5.2. Cơ sở của việc bón phân hợp lý .......................................................................... 97
TÓM TẮT CHƯƠNG .........................................................................................................99
ÔN TẬP ............................................................................................................................ 100
Chương IV. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT ................................................................. 101
4.1. Khái niệm chung về quang hợp ................................................................................ 101
4.1.1. Khái niệm chung ................................................................................................ 101
4.1.2. Ý nghĩa của quang hợp ...................................................................................... 101
4.2. Cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp - bộ máy quang hợp ........................................... 102
4.2.1. Lá - cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp .............................................................. 102
4.2.2. Lục lạp (chloroplast) - bào quan thực hiện chức năng quang hợp .................... 103
4.2.3. Các sắc tố quang hợp và vai trò của chúng ....................................................... 107

6
4.2.4. Các thành phần trong chu trình chuyền điện tử của bộ máy quang hợp ........... 114
4.2.5. Cơ sở cấu trúc của bộ máy quang hợp, khái niệm đơn vị quang hợp ............... 116
4.3. Bản chất của quá trình quang hợp ............................................................................. 117
4.3.1. Các pha trong quang hợp ................................................................................... 117
4.3.2. Bản chất pha sáng trong quang hợp ................................................................... 118
4.3.3. Bản chất pha tối của quang hợp ......................................................................... 128
4.4. Quang hợp và các điều kiện ngoại cảnh.................................................................... 138
4.4.1. Quang hợp và ánh sáng...................................................................................... 138
4.4.2. Quang hợp và nồng độ CO2 ............................................................................... 141
4.4.3. Quang hợp và nhiệt độ ....................................................................................... 143
4.4.4. Quang hợp và nước............................................................................................ 144
4.4.5. Quang hợp và dinh dưỡng khoáng .................................................................... 146
4.5. Quang hợp và năng suất cây trồng ............................................................................ 148
4.5.1. Triển vọng của việc sử dụng các nguyên tắc và cơ chế của quang hợp trong
những hệ nhân tạo ............................................................................................................ 148
4.5.2. Lý thuyết thâm canh tăng năng suất cây trồng trên quan điểm quang hợp ....... 149
TÓM TẮT CHƯƠNG .......................................................................................................150
ÔN TẬP ............................................................................................................................ 150
Chương V. HÔ HẤP CỦA THỰC VẬT ...................................................................... 152
5.1. Giới thiệu về hô hấp .................................................................................................. 152
5.1.1. Khái niệm chung về hô hấp ............................................................................... 152
5.1.2. Lịch sử phát triển học thuyết hô hấp ................................................................. 152
5.1.3. Ty thể (mitochondria) ........................................................................................ 153
5.2. Các enzyme hô hấp ................................................................................................... 157
5.2.1. Nhóm enzyme hoạt hóa hydro và các enzyme chuyển hydro (điện tử)
trung gian ......................................................................................................................... 157
5.2.2. Nhóm enzyme hoạt hóa oxy .............................................................................. 159
5.2.3. Các enzyme hỗ trợ ............................................................................................. 161
5.3. Các con đường biến đổi cơ chất hô hấp .................................................................... 161
5.3.1. Đường phân ....................................................................................................... 162
5.3.2. Sự biến đổi pyruvate trong điều kiện không có oxy (Quá trình lên men) ......... 168
5.4. Sự biến đổi pyruvate trong điều kiện có oxy (hô hấp hiếu khí). ............................... 170
5.4.1. Sự oxy hóa pyruvic acid tạo thành acetyl-CoA. ................................................ 170
5.4.2. Các phản ứng của chu trình Krebs..................................................................... 171
5.4.3. Ý nghĩa của chu trình Krebs .............................................................................. 173
5.4.4. Chuỗi chuyền điện tử trong hô hấp ................................................................... 174
5.4.5. Hiệu quả năng lượng trong quá trình hô hấp ..................................................... 174
5.4.6. Chu trình acid glioxylic ..................................................................................... 176
5.4.7. Hô hấp sáng ở thực vật ........................................................................................... 180

7
5.5. Quá trình trao đổi năng lượng hô hấp ....................................................................... 182
5.5.1. Sử dụng năng lượng của thực vật ...................................................................... 182
5.5.2. Sự tích lũy năng lượng trong quá trình hô hấp .................................................. 184
5.5.3. Cường độ hô hấp và hệ số hô hấp...................................................................... 189
5.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của thực vật ....................................... 193
5.6.1. Hô hấp với một số quá trình sinh lý trong cây .................................................. 193
5.6.2. Ảnh hưởng của một số điều kiện ngoại cảnh đến hô hấp .................................. 195
5.7. Vai trò của hô hấp với đời sống của thực vật và ứng dụng thực tiễn........................ 198
5.7.1. Hô hấp là khâu trung tâm của quá trình trao đổi chất trong tế bào thực vật ..... 198
5.7.2. Nguồn năng lượng cho cây ................................................................................ 199
5.7.3. Ý nghĩa của hô hấp đối với bảo quản và thực tế sản xuất ................................. 199
5.7.4. Vai trò của hô hấp đối với thực vật ................................................................... 201
TÓM TẮT CHƯƠNG .......................................................................................................202
ÔN TẬP ............................................................................................................................ 202
Chương VI. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN ....................................................... 203
6.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển.......................................................................... 203
6.2. Các chất điều hòa sinh trưởng, phát triển thực vật.................................................... 204
6.2.1. Auxin ................................................................................................................. 206
6.2.2. Gibberellin ......................................................................................................... 210
6.2.3. Cytokinin ........................................................................................................... 212
6.2.4. Các chất ức chế sinh trưởng .............................................................................. 214
6.2.5. Sự cân bằng hormone trong cây ........................................................................ 218
6.2.6. Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và ứng dụng của chất điều hòa
sinh trưởng trong sản xuất ................................................................................................ 219
6.3. Sự sinh trưởng và phân hóa tế bào thực vật .............................................................. 220
6.3.1. Giai đoạn phân chia tế bào ................................................................................ 220
6.3.2. Giai đoạn dãn của tế bào.................................................................................... 222
6.3.3. Sự phân hóa - phản phân hóa và tính toàn năng của tế bào ............................... 224
6.4. Sự tương quan sinh trưởng giữa các bộ phận trong cây ........................................... 225
6.4.1. Hiện tượng ưu thế ngọn ..................................................................................... 226
6.4.2. Tương quan giữa hệ thống rễ và thân lá ............................................................ 227
6.4.3. Sự tương quan giữa cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản .......................... 227
6.5. Sự tái sinh và tính phân cực ...................................................................................... 228
6.5.1. Sự tái sinh .......................................................................................................... 228
6.5.2. Tính phân cực của cây ....................................................................................... 231
6.6. Sự nảy mầm của hạt .................................................................................................. 231
6.7. Sự hình thành hoa...................................................................................................... 234
6.7.1. Sự cảm ứng hình thành hoa bởi nhiệt độ (sự xuân hóa) .................................... 234
6.7.2. Sự cảm ứng ra hoa bởi ánh sáng (quang chu kỳ) .............................................. 236
8
6.7.3. Sự sinh trưởng của hoa và sự phân hóa giới tính .............................................. 240
6.8. Sự hình thành quả và sự chín của quả ....................................................................... 241
6.8.1. Sinh lý quá trình thụ phấn và thụ tinh ............................................................... 241
6.8.2. Sự hình thành quả và quả không hạt.................................................................. 243
6.8.3. Sự chín của quả .................................................................................................. 244
6.9. Sự hình thành củ và căn hành ................................................................................... 246
6.10. Sinh lý sự hóa già, sự ngủ nghỉ của thực vật........................................................... 247
6.10.1. Sự hóa già của thực vật .................................................................................... 247
6.10.2. Sự rụng của cơ quan ........................................................................................ 250
6.10.3. Sự ngủ nghỉ của thực vật ................................................................................. 251
6.11. Sự vận động của thực vật ........................................................................................ 254
6.11.1. Sự vận động hướng (tính hướng động - Tropism) ........................................... 255
6.11.2. Sự vận động nhanh của lá những thực vật nhạy cảm ...................................... 255
6.11.3. Nhịp điệu sinh học ........................................................................................... 256
TÓM TẮT CHƯƠNG .......................................................................................................256
ÔN TẬP ............................................................................................................................ 257
PHẦN 2. THỰC HÀNH..................................................................................................258
Chương I. SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT................................................................. 259
Bài 1. Các màng sinh học và hiện tượng thẩm thấu của tế bào thực vật ................... 259
Thí nghiệm 1. Hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh ................................ 259
Thí nghiệm 2. Co nguyên sinh hình chuông (thí nghiệm của sự xâm nhập các chất vào
trung chất) ........................................................................................................................ 261
Thí nghiệm 3. Co nguyên sinh tạm thời (thí nghiệm về sự xâm nhập của các chất không
bào) ................................................................................................................................... 261
Thí nghiệm 4. Tính thấm của tế bào chất sống và chết .................................................... 261
Bài 2. Tính nhớt của chất nguyên sinh .......................................................................... 263
Thí nghiệm 1. Sự biến đổi tính nhớt của chất nguyên sinh dưới tác dụng của muối kalium
(K) và muối nhôm (Al) .................................................................................................... 263
Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của ion K+ và ion Ca2+ đến tính nhớt của nguyên sinh chất ....... 264
Bài 3. Xác định áp suất thẩm thấu của tế bào bằng phương pháp co nguyên sinh .......265
Bài 4. Xác định áp suất thẩm thấu của tế bào bằng phương pháp so sánh tỷ trọng
dung dịch .......................................................................................................................... 269
Bài 5. Sức hút nước của mô thực vật bằng phương pháp đơn giản (theo Usprung) .....271
Bài 6. Xác định sức hút nước của tế bào theo phương pháp Sacdacov ...................... 273
Chương II. SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC CỦA THỰC VẬT .............................................. 275
Bài 1. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đến quá trình nảy mầm của hạt .............. 275
Bài 2. Phương pháp xác định tốc độ hút nước của cây nguyên vẹn bằng hấp
thủy kế .............................................................................................................................. 277
Bài 3. Sự đóng mở khí khổng ......................................................................................... 279

9
Thí nghiệm 1. Quan sát sự đóng mở của khí khổng dưới kính hiển vi ............................ 279
Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến trạng thái đóng mở khí khổng....... 280
Bài 4. Xác định một số chỉ tiêu liên quan đến sự trao đổi nước của cây .................... 282
Thí nghiệm 1. Các phương pháp đo diện tích lá .............................................................. 282
Thí nghiệm 2. Xác định hệ số khuếch tán tương đối của cây .......................................... 283
Bài 5. Xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh ................. 285
Bài 6. So sánh vận tốc thoát hơi nước ở mặt trên và mặt dưới lá của các cây khác nhau ....287
Chương III. DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITROGEN Ở THỰC VẬT .............. 289
Bài 1. Phân tích các chất khoáng trong cây ..................................................................289
Bài 2. Đối kháng ion ........................................................................................................291
Thí nghiệm 1. Đối kháng giữa K và Ca ........................................................................... 291
Thí nghiệm 2. Đối kháng giữa ion H+ và Ca2+ ................................................................. 292
Bài 3. Định lượng nitrogene ........................................................................................... 294
Thí nghiệm 1. Xác định ion nitrate ở thực vật ................................................................. 294
Thí nghiệm 2. Phát hiện nhanh NH4+ trong cây ............................................................... 295
Chương IV. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT ................................................................. 297
Bài 1. Các sắc tố quang hợp ........................................................................................... 297
Thí nghiệm 1. Rút sắc tố ra kh i lá .................................................................................. 298
Thí nghiệm 2. Khảo sát một số tính chất lý - hóa của chlorophyll .................................. 298
Thí nghiệm 3. Tính chất cảm quang của chlorophyll ...................................................... 300
Bài 2. Tách các sắc tố và định lượng nhóm sắc tố vàng............................................... 301
Thí nghiệm 1. Tách các sắc tố bằng phương pháp sắc ký trên giấy ................................ 301
Thí nghiệm 2. Tách và định lượng nhóm sắc tố vàng ...................................................... 302
Bài 3. Xác định cường độ quang hợp bằng phương pháp Ivano-Kosovich ............... 304
Bài 4. Phát hiện một số sản phẩm hình thành trong quá trình quang hợp ............... 306
Thí nghiệm 1. Phát hiện tinh bột hình thành trong quang hợp ........................................ 306
Thí nghiệm 2. Phát hiện protein trong lá ......................................................................... 307
Thí nghiệm 3. Phát hiện đường và acid amine hình thành trong quang hợp ................... 308
Bài 5. Quang hợp của cây thủy sinh và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến
cường độ quang hợp........................................................................................................310
Thí nghiệm 1. Xác định cường độ quang hợp của cây thủy sinh bằng phương pháp đếm
bọt khí O2 ......................................................................................................................... 310
Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp của cây
thủy sinh ........................................................................................................................... 311
Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của thành phần quang phổ ánh sáng ...................................... 311
Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ ........................................................................... 311
Chương V. HÔ HẤP TẾ BÀO ....................................................................................... 312
Bài 1. Sự tiêu hao chất khô trong quá trình hô hấp của hạt nảy mầm ...................... 312

10
Bài 2. Xác định cường độ hô hấp của thực vật theo lượng CO2 thải ra bằng phương
pháp Boisen - Jensen .......................................................................................................313
Bài 3. Một số enzyme của quá trình hô hấp................................................................ 3167
Thí nghiệm 1. Phát hiện enzyme catalase trong lá rong Hydrilla verticilata ................... 317
Thí nghiệm 2: Khả năng khử của lá .................................................................................. 317
Thí nghiệm 3. Phát hiện enzyme polyphenoloxydase và peroxydase............................... 318
Chương VI. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT ....................... 320
Bài 1. Xác định nhanh khả năng nảy mầm của hạt ..................................................... 320
Thí nghiệm 1. Xác định khả năng nảy mầm của hạt theo Neliubop ................................ 320
Thí nghiệm 2. Xác định khả năng sống của hạt cây gỗ theo Kuznhexop ........................ 320
Bài 2. Xác định sinh trưởng của thực vật bằng phương pháp đánh dấu ................... 322
Thí nghiệm 1. Xác định vùng sinh trưởng rễ ................................................................... 322
Thí nghiệm 2. Xác định vùng sinh trưởng thân ............................................................... 323
Bài 3. Tác động của chất kích thích sinh trưởng đến một số hoạt động sinh trưởng
của cây .............................................................................................................................. 325
Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của acid indol acetic (AIA) lên sự ra rễ của các cành ........... 325
Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của nồng độ acid indol acetic lên sự sinh trưởng ở rễ ........... 325
Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của cytokinine đến tuổi thọ của lá ......................................... 326
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 328

11
12
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Hàm lượng nước (% khối lượng khô) trong mô cơ quan của một số thực vật ...38
Bảng 2.2. Hệ số héo của một số cây trồng trên các loại đất khác nhau .............................. 42
Bảng 2.3. Trị số giới hạn cho việc tưới nước dựa vào giá trị của sức hút nước (S) và áp
suất thẩm thấu của lúa mì mùa xuân ................................................................................... 61
Bảng 3.1. Lượng chất dinh dưỡng (kg) để tạo thành 1 tạ thu hoạch kinh tế ....................... 97
Bảng 4.1. Một số dạng chinone tham gia chuyền e- trong quang hợp .............................. 115
Bảng 4.2. Trị số năng lượng Einstein của các tia sáng khác nhau trong phần quang phổ
thấy được của m t trời......................................................................................................119
Bảng 4.3. Tóm tắt tiêu chuẩn xác định các nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM ......137
Bảng 5.1. Cường độ hô hấp ở một số đối tượng thực vật ................................................. 190
Bảng 5.2. Hệ số hô hấp ở một số thực vật ........................................................................192
Bảng 6.1. Phân loại, chiết điều hòa sinh trưởng thực vật ................................................. 205
Bảng 6.2. Sự biến đổi hoạt tính của enzyme amilase trong hạt lúa mì và hạt hướng dương
khi nảy mầm ...................................................................................................................... 232
Bảng 6.3. Giới hạn nhiệt độ cho sự nảy mầm của hạt một số cây trồng ........................... 233
Bảng 6.4. Hai pha của sự ra hoa ở các loại cây khác nhau ............................................... 239

13
14
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Cấu tạo của phân tử cellulose.............................................................................. 22


Hình 1.2. Cấu trúc tế bào thực vật ...................................................................................... 24
Hình 1.3. Cấu tạo siêu hiển vi của nội chất và trung chất ................................................... 25
Hình 1.4. Sự hình thành không bào ở tế bào thực vật ......................................................... 26
Hình 1.5. Các trạng thái của keo chất nguyên sinh ............................................................. 30
Hình 1.6. Mối quan hệ giữa S, P và T khi tế bào ở các trạng thái nước khác nhau ............ 34
Hình 2.1. Thí nghiệm xác định áp suất rễ ........................................................................... 42
Hình 2.2. Hiện tượng ứ giọt ở lá dâu tây ............................................................................ 43
Hình 2.3. Các con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ ..................... 45
Hình 2.4. Sơ đồ về các con đường đi của nước trong các tế bào rễ ....................................46
Hình 2.5. Sự trao đổi nước trong cây theo dòng liên tục đất - cây - không khí .................. 48
Hình 2.6. Khí khổng của cây một lá mầm (a) và cây hai lá mầm (b) .................................54
Hình 2.7. Cấu tạo của tế bào khí khổng và sự phân bố lục lạp trên tế bào khí khổng ........55
Hình 2.8. Sự đóng mở khí khổng ........................................................................................ 56
Hình 2.9. Hiện tượng thiếu nước trong cây ........................................................................59
Hình 3.1. Sơ đồ minh họa thuyết chất mang .......................................................................69
Hình 3.2. Sự tham gia của H+ được tạo thành trong hô hấp vào quá trình hấp thụ K+ .......71
Hình 3.3. Sơ đồ chu trình P trong tự nhiên .........................................................................72
Hình 3.4. Sự tham gia của K vào các phản ứng của quá trình đường phân và chu trình
Krebs ...................................................................................................................................75
Hình 3.5. Chu trình S trong tự nhiên ................................................................................... 75
Hình 3.6. Chu trình cố định N trong tự nhiên .....................................................................85
Hình 3.7. Chu trình Ornithine ............................................................................................. 89
Hình 3.8. Quá trình hình thành nốt sần ở rễ cây .................................................................94
Hình 3.9. Quá trình khử N2 với sự xúc tác của enzyme nitrogenase ..................................94
Hình 4.1. Sự chuyển hóa chất tham gia và chất tạo thành trong quang hợp ..................... 101
Hình 4.2. Mô hình cấu tạo giải phẩu của lá ......................................................................103
Hình 4.3. Sơ đồ cấu trúc lục lạp của thực vật bậc cao ...................................................... 104
Hình 4.4. Mô hình cấu tạo giải phẫu lá thực vật C3 và lá cây C4. ...................................105
Hình 4.5. Công thức cấu tạo của chlorophyll a và chlorophyll b .....................................107
Hình 4.6. Quang phổ hấp thụ của chlorophyll a và chlorophyll b ....................................110
Hình 4.7. Hiện tượng huỳnh quang của diệp lục (chlorophyll) ........................................111
Hình 4.8. Cấu trúc của  carotene và xanthophyll ............................................................ 112
Hình 4.9. Quang phổ hấp thụ của carotene .......................................................................112

15
Hình 4.10. Cấu trúc của phycoerythrin ............................................................................ 116
Hình 4.11. Phổ hấp thụ của các sắc tố quang hợp............................................................. 114
Hình 4.12. Công thức cấu tạo của chinone .......................................................................114
Hình 4.13. Cấu tạo đơn vị màng lục lạp ........................................................................... 116
Hình 4.14. Mô hình giả thiết về đơn vị quang hợp ........................................................... 117
Hình 4.15. Các phân tử sắc tố truyền năng lượng ánh sáng hấp thụ được đến tâm
phản ứng ............................................................................................................................ 120
Hình 4.16. Sơ đồ mức năng lượng của phân tử chlorophyll trong các trạng thái kích thích
khác nhau khi hấp thụ photon ánh sáng ............................................................................ 122
Hình 4.17. Chuỗi chuyền điện tử của hệ quang hóa I ....................................................... 123
Hình 4.18. Sơ đồ chuyền điện tử qua hai hệ quang hóa.................................................... 124
Hình 4.19. Quá trình phosphoryl hóa vòng .......................................................................125
Hình 4.20. Sơ đồ quang phosphoryl hóa không vòng ....................................................... 126
Hình 4.21. Tổng hợp ATP nhờ ATP synthase ..................................................................127
Hình 4.22. Mối liên hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp ...................................127
Hình 4.23. Các giai đoạn phản ứng trong chu trình Calvil-Benson ..................................129
Hình 4.24. Sơ đồ chu trình Calvin-Benson .......................................................................130
Hình 4.25. Sơ đồ tóm tắt chu trình Calvin-Benson ........................................................... 131
Hình 4.26. Chu trình cố định CO2 trong thực vật C4 . ...................................................... 133
Hình 4.27. Mô tả định vị các chu trình nh trong thực vật C4 ......................................... 133
Hình 4.28. Cơ chế cố định CO2 ở thực vật CAM ............................................................. 134
Hình 4.29. Chu trình CAM ............................................................................................... 135
Hình 4.30. Sự định vị của các chất hữu cơ tại các thời điểm khác nhau trong chu trình
CAM ..................................................................................................................................135
Hình 4.31. So sánh chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 và thực vật CAM .................... 136
Hình 4.32. Nhu cầu ánh sáng và nhiệt độ đối với quang hợp của cây C3 và C4 .............. 138
Hình 4.33. Đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa ánh sáng và quang hợp .................. 139
Hình 4.34. Hiệu ứng Emerson........................................................................................... 140
Hình 4.35. Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2
và cường độ ánh sáng ........................................................................................................142
Hình 4.36. Tương quan giữa hiệu suất quang hợp với thể tích CO2 và cường độ ánh sáng ....143
Hình 4.37. Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp và nhiệt độ ........................................144
Hình 5.1. Sơ đồ cấu trúc điển hình của ty thể của tế bào .................................................. 154
Hình 5.2. Cấu trúc bên trong của ty thể ............................................................................ 157
Hình 5.3. Sự phân chia của ty thể. .................................................................................... 157
Hình 5.4. Cấu tạo và sự chuyển hóa của NAD, NADP thành NAD(P)H ......................... 158
Hình 5.5. Cấu tạo và chuyển hóa của FAD, FMN và FADH2 .......................................... 159
16
Hình 5.6. Cấu tạo của cytochrome b ................................................................................. 162
Hình 5.7. Cấu tạo của cytochrome c ................................................................................. 160
Hình 5.8. Cấu tạo của cytochrome a ................................................................................. 160
Hình 5.9. Các phản ứng trong chu trình đường phân ........................................................ 167
Hình 5.10. Sự biến đổi pyruvate trong điều kiện có oxy và không có oxy ....................... 168
Hình 5.11. Lên men tạo ethanol ........................................................................................ 169
Hình 5.12. Lên men tạo lactate ......................................................................................... 169
Hình 5.13. Phản ứng chuyển hóa pyruvate từ tế bào chất vào ty thể ................................ 171
Hình 5.14. Các phản ứng của chu trình Krebs ..................................................................172
Hình 5.15. Các giai đoạn hình thành năng lượng trong hô hấp hiếu khí .......................... 173
Hình 5.16. Thứ tự của các thành phần của chuỗi chuyền điện tử trong hô hấp ................ 174
Hình 5.17. Cơ chế vận chuyển NADH từ tế bào chất qua màng ty thể ở thực vật ........... 175
Hình 5.18. Hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp .................................................... 176
Hình 5.19. Chu trình acid Glioxylic .................................................................................. 177
Hình 5.20. Các phản ứng của chu trình Pentosophosphate trong thực vật bậc cao .......... 179
Hình 5.21. Các hướng xúc tác của enzyme rubisco dưới ảnh hưởng CO2 và O2 .............. 181
Hình 5.22. Quá trình quang hô hấp ở thực vật ..................................................................182
Hình 5.23 . Công thức của ATP, ADP và AMP ............................................................... 185
Hình 5.24. Các thành phần trên mạch chuyền điện tử theo thứ tự thế năng oxy hóa
tăng dần ............................................................................................................................. 187
Hình 6.1. Thí nghiệm của Darwin và Boysen-Jensen về tác động của ánh sáng lên đỉnh
ngọn của bao lá mầm......................................................................................................... 206
Hình 6.2. Công thức cấu tạo của một số chất thuộc nhóm auxin ......................................207
Hình 6.3. Công thức cấu tạo của GA3 ............................................................................... 210
Hình 6.4. Tác động của gibberellin lên sự tăng chiều cao của cây ...................................211
Hình 6.5. Công thức cấu tạo của một số cytokinin chủ yếu ............................................. 213
Hình 6.6. Công thức cấu tạo của ABA.............................................................................. 214
Hình 6.7. Một số chất làm chậm sinh trưởng ....................................................................217
Hình 6.8. Cân bằng hormone chung giữa chất kích thích (a) và chất ức chế sinh trưởng (b) ..218
Hình 6.9. Tác động của auxin lên sự dãn tế bào ............................................................... 223
Hình 6.10. Sơ đồ minh họa các giai đoạn sinh trưởng của tế bào.....................................223
Hình 6.11. Hiện tượng ưu thế ngọn ở cây đậu Hà Lan nảy mầm .....................................227
Hình 6.12. Mối quan hệ giữa độ ẩm, nhiệt độ và cường độ hô hấp của lúa mì lúc nảy mầm ...233
Hình 6.13. Các phản ứng biến đổi của phytochrome trong cây ........................................240

17
18
PHẦN 1
LÝ THUYẾT

19
Chương 2

SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT

1.1. Đại cương về tế bào thực vật


Ngày nay, ai cũng biết các cơ thể sống được xây dựng nên từ tế bào. Tuy nhiên,
cách đây vài thế kỷ, điều đó vẫn còn bí ẩn.
Người đ t nền móng cho việc phát hiện và nghiên cứu về tế bào là Robert Hooke
(1635 - 1763). Ông là người đầu tiên phát hiện ra những cấu trúc nh bé bằng kính hiển
vi mà mắt thường không thể nhìn thấy. Khi quan sát lát cắt m ng liege dưới kính hiển vi,
ông nhận thấy nó không đồng nhất mà được chia ra nhiều ngăn nh mà ông gọi là “cell”-
tức là tế bào. Sau phát hiện này của Robert Hooke, nhiều nhà khoa học nghiên cứu và
khám phá chi tiết về cấu trúc hiển vi của tế bào như phát hiện ra cấu trúc của chất nguyên
sinh, nhân tế bào, các bào quan...
Việc nghiên cứu tế bào học có bước nhảy vọt thực sự khi kính hiển vi điện tử có độ
phóng đại cao gấp 100 lần so với kính hiển vi quang học ra đời. Nhờ đó mà người ta có thể
quan sát thế giới nội bào có cấu trúc rất tinh vi, phát hiện ra rất nhiều cấu trúc siêu hiển vi
(kích thước vô cùng nh : 1,5 - 2,0 m) mà kính hiển vi thường không nhìn thấy được.
Học thuyết tế bào khẳng định tế bào là một đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
sống. Sự sống của một cơ thể là sự kết hợp hài hòa giữa cấu trúc và chức năng của từng tế
bào hợp thành. Ở các cơ thể đơn bào m c dù kích thước nh , nhưng do có tập hợp các bào
quan có chức năng phân hóa và nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bào quan đó mà
đã thể hiện rõ rệt mọi hoạt động điển hình của một cơ thể sống. Trong cơ thể đa bào, mối
liên hệ giữa các tế bào rất khăng khít và không thể xem cơ thể là một số cộng đơn giản
của các tế bào.
Theo quan niệm về tính toàn năng của tế bào thì mỗi tế bào chứa một lượng thông
tin di truyền tương đương với một cơ thể và có thể phát triển hoàn chỉnh. Tuy nhiên, tế
bào thực vật có khả năng tái sinh lớn hơn rất nhiều so với tế bào động vật.
Nhờ được trang bị bằng các phương pháp hiện đại, các nhà khoa học nghiên cứu về
sinh lý học tế bào đã có những đóng góp lớn cho việc phát hiện ra bí mật của các hoạt
động sống phức tạp nhất của cơ thể.
Sinh lý học tế bào có nhiệm vụ nghiên cứu chức năng của tế bào và các thành phần
của chúng được cấu tạo nên để đảm nhận chức năng được phân công, đáng chú ý là các
quá trình vận chuyển, tổng hợp, tích lũy, bài tiết, quá trình chuyển hóa năng lượng, khả
năng cảm ứng và phản ứng trả lời của tế bào sống dưới tác động của điều kiện bên ngoài,
sự chuyển động của tế bào, quá trình phân chia, sinh trưởng, phân hóa của tế bào...

20
1.2. Cấu trúc và chức năng của tế bào thực vật
1.2.1. Đặc trưng cấu trúc của tế bào thực vật
Các tế bào trong cơ thể, các mô khác nhau có hình dạng, kích thước và chức năng có
thể rất khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các tế bào đều giống nhau về tổ chức cấu trúc. Tế bào
thực vật được cấu trúc từ ba bộ phận là thành tế bào, chất nguyên sinh chất và không bào.
1.2.2. Thành tế bào
Đ c trưng khác nhau cơ bản giữa tế bào động vật và thực vật là cấu trúc thành tế
bào. Tế bào thực vật có cấu trúc thành tế bào khá vững chắc bao bọc xung quanh.
* Chức năng của thành tế bào
- Làm nhiệm vụ bao bọc, bảo vệ cho hệ thống chất nguyên sinh bên trong.
- Là cái khung ngoài của tế bào, quy định hình dáng tế bào và ngăn cách tế bào này
với các tế bào lân cận.
- Chống lại áp lực của áp suất thẩm thấu do không bào trung tâm gây nên. Không
bào chứa dịch bào và tạo nên một áp suất thẩm thấu. Tế bào hút nước vào không bào và
tạo nên áp lực trương tác dụng lên màng tế bào. Nếu không có thành tế bào bảo vệ thì tế
bào dễ bị vỡ tung.
Gần đây người ta còn cho rằng vách tế bào có đóng góp một phần trong trao
đổi chất.
* Đặc trưng cơ bản của thành tế bào
Để đảm nhận được các chức năng trên, thành tế bào cần phải bền vững về m t cơ
học nhưng cũng phải mềm dẻo để có thể sinh trưởng được.
- Tính bền vững về cơ học có được là nhờ vật liệu cấu trúc nên thành tế bào có tính
đàn hồi và ổn định của các phân tử cellulose.
- Tính mềm dẻo của thành tế bào là do các vật liệu cấu trúc dưới dạng khuôn vô định
hình của các phân tử protopectine, hemicellulose.
Các vật liệu trên cùng cấu trúc nên thành tế bào với một tỷ lệ nhất định tùy theo từng
giai đoạn phát triển của tế bào.
* Thành phần hóa học
- Cellulose: Đây là thành phần cơ bản cấu trúc nên thành tế bào thực vật (Hình 1.1).
Cellulose là polysaccharide được cấu tạo nên từ các phân tử glucose. Công thức phân tử
của cellulose là (C6H10O5)n (n = 5.000 - 10.000). Các phân tử cellulose liên kết với nhau
bởi các cầu nối hydro tạo nên các bó mixel.
- Hemicellulose: Là các polysaccharide gồm các monosaccharide khác nhau như
galactose, mannose, xylose, arabinose,... liên kết với nhau tạo nên (gồm 150 - 300
monomer).
- Các chất pectine: Là thành phần quan trọng cấu trúc nên thành tế bào. Pectine kết
dính các tế bào với nhau tạo nên một khối vững chắc của các mô. Đ c biệt quan trọng là
protopectine. Nó gồm chuỗi acid pectinic kết hợp với calcium (Ca) tạo nên pectat Ca.

21
Khi thành tế bào phân hủy thì thành phần trước tiên bị phân giải là pectine. Các
pectine bị phân giải làm cho các tế bào tách kh i nhau, không dính kết với nhau như khi
quả chín ho c lúc xuất hiện tầng rời trước khi rụng.

Hình 1.1. Cấu tạo của phân tử cellulose [17]


Gần đây, người ta tìm thấy trên vách tế bào vô số hệ enzyme: Ascobinosidase,
pectinase, peroxydase, ATPase, phosphatase, invertase, pyrophosphorylase... Một số tác
giả cũng tìm thấy trên vách tế bào một loại protein chứa oxyproline tương tự như colagene
của động vật.
* Cấu trúc của thành tế bào
Thành tế bào có cấu trúc ba lớp chủ yếu: Lớp ngoài cùng (tiếp xúc giữa các tế bào)
có nhiệm vụ gắn kết các tế bào với nhau nên có thành phần cấu trúc chủ yếu là pectat dưới
dạng pectat Ca.
Hai lớp còn lại rất quan trọng đảm bảo độ bền cơ học của thành tế bào. Thành phần
cơ bản cấu trúc nên chúng là các sợi cellulose. Tùy theo từng loại mô và tuổi tế bào mà tỷ
lệ cellulose khác nhau. Càng nhiều cellulose thì thành tế bào càng chắc.
Về cấu trúc hiển vi của vách tế bào ta thấy chúng kết đan nhau theo nhiều hướng và
thành nhiều lớp nằm trong một khối có chất vô định hình có tính chất mềm dẻo (gồm
hemicellulose và pectine). Sợi cellulose có đường kính 3,5 nm nằm một các tự do trong tế
bào chất và thường không liên kết với nhau. Nhờ vậy mà vách tế bào vừa có tính rắn vừa
có tính đàn hồi đến một giới hạn nhất định. Trên vách còn có những lỗ thông khá lớn nên
nước và các chất hòa tan có thể đi qua.

22
* Những biến đổi của thành tế bào
Trong quá trình phát triển của tế bào, tùy theo chức năng phải đảm nhiệm mà thành
tế bào có thể có những biến đổi sau:
- Hóa gỗ: Một số mô như mô dẫn truyền có thành tế bào bị hóa gỗ do các lớp
cellulose ngậm hợp chất lignin (C57H60O70) làm cho thành tế bào rất rắn chắc. ở mô dẫn
các tế bào hóa gỗ bị chết tạo nên hệ thống dẫn làm nhiệm vụ vận chuyển nước trong cây.
Hệ thống mạch gỗ này thông từ rễ đến lá tạo nên “mạch máu” lưu thông trong toàn cơ thể.
- Hóa bần (tẩm suberin): Một số mô làm nhiệm vụ bảo vệ như mô bì, lớp v củ,... có
các tế bào hóa bần như lớp v củ khoai tây, khoai lang... Thành tế bào của chúng bị ngấm
các hợp chất suberin và sáp làm cho nước và khí không thấm qua, ngăn cản quá trình trao
đổi chất nên nguyên sinh chất bị chết.
- Hóa cutin: Tế bào biểu bì của lá, quả, thân thường được bao phủ bằng một lớp
cutin m ng. Thành tế bào của các tế bào biều bì thấm thêm tổ hợp của cutin và sáp. Lớp
cutin này không thấm nước và khí nên có thể làm nhiệm vụ che chở, hạn chế thoát hơi
nước và ngăn cản vi sinh vật xâm nhập... Tuy nhiên, khi tế bào còn non, lớp cutin còn
m ng thì một phần hơi nước có thể thoát qua lớp cutin m ng. Những tế bào trưởng thành
khi lớp cutin đã hình thành đầy đủ thì thoát hơi nước qua cutin là không đáng kể. Trong
một số trường hợp, thành tế bào có thể bị nhầy hóa ho c khoáng hóa.
1.2.3. Chất nguyên sinh (protoplasm)
Trong chất nguyên sinh bao gồm tế bào chất (cytoplasm) và nhân. Trong tế bào chất
thường có các bào quan có chức năng chuyên hóa quan trọng của tế bào. Đến một giai
đoạn phát triển nhất định, trong tế bào hình thành không bào chứa đầy dịch tế bào. Có thể
nói, chất nguyên sinh là nơi thực hiện tất cả các quá trình trao đổi chất của cây.
1.2.3.1. Tế bào chất (cytoplasm)
Tế bào chất là phần tiếp cận ngay với thành tế bào, ở tế bào non tế bào chất chiếm
hầu hết thể tích tế bào. ở tế bào già, không bào được hình thành nên nó bị ép vào thành.
Tế bào chất bao gồm cơ chất (hyaloplasm) và các bào quan như ty thể, lạp thể, bộ
máy Golgi, mạng lưới nội chất, ribosome, trung thể hòa tan, các thể vùi... Các bào quan và
thể vùi phân bố rải rác trong cơ chất của tế bào chất (Hình 1.2).
Tế bào chất là một phức hệ gồm nhiều chất phức tạp và luôn luôn thay đổi do sự
biến đổi của các quá trình lý hóa xảy ra trong nó. Vì vậy, việc phân tích thành phần hóa
học của tế bào chất rất khó khăn.

23
Không bào

Hình 1.2. Cấu trúc tế bào thực vật [19]


* Cấu tạo
Hiện nay, người ta công nhận tế bào chất có cấu tạo 3 lớp: Ngoại chất hay màng
nguyên sinh, trung chất và nội chất.
Màng ngoại chất và nội chất có hàm lượng lipid cao hơn trung chất nhưng cùng có
một lượng đáng kể protein. Tuy nhiên, giữa ngoại chất và nội chất có khác nhau ở chỗ
ngoại chất là một màng đơn phân tử gồm lipid ghét nước và protein ưa nước còn nội chất
gồm hai lớp lipid có các cực ưa nước quay ra ngoài (phía trung chất) và vào phía trong
(phía không bào) (Hình 1.3). Trung chất gồm nhiều thành phần trong đó có hàm lượng
protein cao.
* Chức năng
- Màng ngoại chất có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ tế bào chất.
- Đảm bảo tính bán thấm và điều chỉnh khả năng thấm chọn lọc của tế bào sống đối
với các chất khác nhau.
- Màng nguyên sinh chất có khả năng hoạt động trao đổi chất mãnh liệt, là nơi tiến
hành các quá trình chuyển hóa năng lượng giúp cho sự vận chuyển các chất qua màng.
- Các enzyme thủy phân trên màng biến chất “khó tiêu” trong môi trường thành chất
“dễ tiêu”.

24
- Màng nội chất cùng quy định tính bán thấm, song khả năng chọn lọc của nó đối với
một số chất còn ch t chẽ hơn. Nó đảm bảo tiết các sản phẩm phụ (phenol, flavonoid,
anthocyan, alcaloid...) và các sản phẩm đồng hóa dự trữ (protein, đường...) từ tế bào chất
vào không bào.

Hình 1.3. Cấu tạo siêu hiển vi của nội chất và trung chất [9]
1.2.3.2. Nhân
* Hình thái cấu trúc
- Mỗi tế bào thường có 1 nhân hình cầu hay hình trứng, kích thước 7 - 8 m.
- Nhân có màng kép, trên màng có nhiều lỗ nh giúp cho sự truyền thông tin và sự
trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất.
* Vai trò
- Nhân là trung tâm chứa và tổng hợp acid nucleic và đóng vai trò quan trọng trong di
truyền của tế bào (lưu trữ thông tin di truyền đ c trưng cho mỗi loài, truyền thông tin di truyền).
- Điều hòa hoạt động trao đổi chất của tế bào.
1.2.3.3. Các bào quan
Trong tế bào chất chứa đựng nhiều bào quan khác nhau. Mỗi bào quan đảm nhiệm
chức năng sinh lý đ c trưng cho cơ thể.
* Ty thể (Mitochondria)
Ty thể là bào quan quan trọng vì nó gắn liền với hoạt động sống, hoạt động trao đổi
chất của tế bào và cơ quan. Ở đâu có hoạt động sống mạnh thì ở đó tập trung nhiều
ty thể.
Ty thể có trong hầu hết các tế bào. Thường có dạng hình hạt bé, hình que, hình
sợi. Đường kính trung bình 0,5 - 0,2 m, dài nhất không quá 7 m. Hình dạng của nó có
thể biến đổi theo thành phần của môi trường, theo tuổi và các trạng thái sinh lý khác nhau.
Đ c điểm cấu tạo và thành phần hóa học của ty thể (xem chương hô hấp).

25
- Chức năng của ty thể:
Ty thể thực hiện 3 chức năng chính: Oxy hóa chất hữu cơ trong chu trình Krebs; vận
chuyển điện tử và H+ từ các enzyme oxy hóa cơ chất trong chu trình Krebs đến oxygene
và thực hiện quá trình phosphoryll hóa oxy hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động
sống của cây. Ngoài chức năng chủ yếu nói trên, ty thể còn có khả năng tổng hợp một số
chất hữu cơ và các protein đ c thù và do đó tham gia vào việc quy định tính di truyền của
tế bào sống.
* Lạp thể:
Lạp thể là bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ đ c biệt trong tế
bào thực vật. Chúng gồm lục lạp làm nhiệm vụ quang hợp, sắc lạp chứa các sắc tố tạo nên
màu sắc của hoa quả, lá và vô sắc lạp là trung tâm tích lũy tinh bột và các chất khác. Cấu
tạo và chức năng của lạp thể sẽ được trình bày kỹ trong chương quang hợp.
* Các bào quan có cấu trúc hiển vi - vi thể (microsome):
Vi thể là những yếu tố có cấu tạo khác nhau của tế bào chất được tách bằng cách ly
tâm phân tầng và có thể có các chức năng khác nhau.
- Ribosome là trung tâm của quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào.
- Peroxisome là nơi xảy ra một khâu trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3.
- Lizosome thực thực hiện chức năng tiêu hóa nội bào nhờ các enzyme thủy phân...
Ngoài ra, còn nhiều bào quan và các tổ chức khác nhau trong tế bào có nhiệm vụ
thực hiện các biến đổi, các chức năng rất đa dạng và phức tạp của tế bào.
1.2.3.4. Không bào
Không bào thường có ở tế bào thực vật. Chúng xuất hiện ở các tế bào trưởng thành
và có hình dạng và kích thước khác nhau.
Ở hầu hết tế bào thực vật trưởng thành có một không bào rất to chiếm từ 30 - 90%
thể tích tế bào. Các tế bào chưa trưởng thành có nhiều không bào nh xuất xứ từ mạng nội
chất và hệ Golgi. Các túi này tích chứa nước, to ra và có thể hòa vào nhau để tạo ra một
không bào to ở tế bào trưởng thành (Hình 1.4).

Hình 1.4. Sự hình thành không bào ở tế bào thực vật


26
Không bào bắt đầu hình thành khi tế bào bước sang giai đoạn giãn để tăng kích
thước của chúng. Ban đầu không bào xuất hiện dưới dạng các túi nh rãi rác trong chất
nguyên sinh. Sau đó chúng liên kết với nhau tạo thành các túi lớn hơn và cuối cùng tạo
thành không bào trung tâm lớn. Không bào trung tâm ngày càng lớn lên. Trong tế bào già,
không bào chiếm gần hết thể tích của tế bào. Lúc ấy tế bào chất chỉ còn lại một lớp m ng
nắm dính với thành tế bào. Trong quá trình phân hóa của tế bào, không bào có thể tăng
kích thước và dần dần chiếm đầy tế bào. Ngược lại có trường hợp giảm thể tích như các tế
bào hạt chín và các mô dự trữ của thân, củ, rễ, quả,...
- Thành phần của không bào: Trong không bào có dịch bào. Dịch bào chủ yếu là các
chất vô cơ như muối của Na, Ca, K,... và các chất hữu cơ như các loại đường, các loại acid
hữu cơ (acid malic, acid citric, acid succinic...), pectin, tanin, amid, protein hòa tan, amino
acid, alcaloid... Đối với một số thực vật khác trong dịch bào còn có dầu thơm...
Dịch bào là một hỗn hợp các chất tan khác nhau có nồng độ thay đổi trong khoảng
0,2 - 0,8 M. Dịch bào được tạo nên do quá trình trao đổi chất nên nồng độ của nó phụ
thuộc vào cường độ trao đổi chất của tế bào, phụ thuộc loại tế bào và tuổi của nó.
- Vai trò: Dịch bào tạo nên áp suất thẩm thấu và nhờ đó mà tế bào có thể trao đổi
nước và chất khoáng với môi trường ngoài. Nước vào không bào tạo nên sức trương ép
lên thành tế bào. Nhờ trạng thái trương này mà cây - nhất là bộ lá thường ở trạng thái tươi,
một trạng thái thuận lợi cho các hoạt động sinh lý của cây.
Ngoài ra, không bào có vai trò là kho chứa các chất bài tiết của quá trình trao đổi
chất. Gần đây người ta phát hiện trong dịch bào có nhiều loại enzyme, các chất xúc tác và
các chất có hoạt tính sinh học cao. Rõ ràng không bào giữ một vai trò sinh lý nhất định.
1.3. Tính chất của chất nguyên sinh
Chất nguyên sinh được đ c trưng bởi tính đồng nhất, tính không tan trong nước, tính
đàn hồi, khả năng thay đổi thuận nghịch thành phần và độ nhớt... Tất cả những tính chất
trên của chất nguyên sinh chỉ biểu hiện khi nó ở trong một tế bào sống nguyên vẹn.
1.3.1. Tính lỏng của chất nguyên sinh
Tính l ng của chất nguyên sinh thể hiện ở hai đ c điểm:
- Khả năng vận động của như chất l ng: Có thể quan sát vận động của chất nguyên
sinh thông qua vận động của các hạt lục lạp dưới kính hiển vi. Tốc độ vận chuyển của chất
nguyên sinh thay đổi nhiều tùy loại tế bào, các loại cây khác nhau và điều kiện ngoại
cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, pH môi trường... Nhờ đó mà vật chất trong tế bào có thể
lưu thông.
- Tính l ng còn thể hiện ở sức căng bề m t đ c trưng cho chất l ng. Nhờ sức căng bề
m t chất l ng có thể co tròn lại. Các tế bào trần của thực vật cũng co tròn như giọt nước.
1.3.2. Độ nhớt của chất nguyên sinh
* Định nghĩa độ nhớt
Độ nhớt là khả năng ngăn cản sự di chuyển, sự đổi chỗ của các ion, các phân tử, các
tập hợp phân tử hay các tiểu thể phân tán trong môi trường l ng. Lực cản này phụ thuộc
vào sức hấp dẫn tương hỗ giữa các phân tử và trạng thái cấu trúc của chúng. Nó là một đại
lượng đ c trưng cho chất l ng.
27
* Độ nhớt của chất nguyên sinh
Độ nhớt của chất nguyên sinh là khả năng cản trở sự vận động các chất và các bào
quan trong chất nguyên sinh. chất nguyên sinh là một hệ keo nên đ c điểm cấu trúc của hệ
keo và các điều kiện ảnh hưởng đến keo nguyên sinh đều ảnh hưởng đến độ nhớt của chất
nguyên sinh. Độ nhớt chất nguyên sinh của tế bào thường bằng 10 - 18 centipoise, nghĩa
là bằng 10 - 20 lần độ nhớt của nước, kém độ nhớt của dầu thầu dầu 80 - 100 lần. Điều đó
chứng t chất nguyên sinh gần với chất l ng hơn.
* Độ nhớt cấu trúc
Sự khác nhau giữa độ nhớt chất nguyên sinh và chất l ng thông thường là độ nhớt
chất nguyên sinh phụ thuộc nhiều vào cầu trúc rất phức tạp của nó. Lực tương tác giữa các
đại phân tử, các tiểu thể, các bào quan trong chất nguyên sinh là rất đa dạng và phức tạp
nên độ nhớt chất nguyên sinh mang tính cấu trúc.
* Ý nghĩa của độ nhớt chất nguyên sinh
Độ nhớt chất nguyên sinh càng giảm thì hoạt động sống càng tăng và ngược lại. Độ
nhớt chất nguyên sinh thay đổi theo giống, loài cây, tuổi cây và hoạt động sinh lý của
chúng. Quy luật biến đổi độ nhớt chất nguyên sinh là theo quá trình trưởng thành và hóa
già thì độ nhớt của chất nguyên sinh tăng lên, tuy nhiên vào giai đoạn ra hoa kết quả, do
hoạt động sống tăng lên mạnh nên độ nhớt giảm xuống đột ngột và sau giai đoạn ra hoa,
độ nhớt tăng lên.
- Độ nhớt của cây càng cao thì chất nguyên sinh càng bền vững nên cây có khả năng
chống chịu tốt hơn với các điều kiện bất lợi của môi trường như chịu nóng, hạn, bệnh...
- Độ nhớt chất nguyên sinh thay đổi rất nhiều theo điều kiện ngoại cảnh:
+ Nhiệt độ càng tăng thì độ nhớt càng giảm (chất nguyên sinh loãng ra) và ngược
lại, khi nhiệt độ giảm (khi g p rét) thì độ nhớt chất nguyên sinh tăng lên, cản trở hoạt
động sống và cây dễ bị tổn thương.
+ Các ion có m t trong môi trường cũng tác động đến sự thay đổi độ nhớt chất
nguyên sinh. Các ion có hóa trị I như Na+, K+, NH4+,... làm giảm độ nhớt và tăng hoạt
động sinh lý; còn các ion hóa trị cao như Ca2+, Mg2+, Al3+,... làm đ c chất nguyên sinh và
tăng độ nhớt, làm giảm hoạt động sống.
+ Một trong những nguyên nhân làm cho cây trồng chết khi bị rét (rét hại) là do độ
nhớt tăng lên, hoạt động sống giảm, không có khả năng chống rét. Trong trường hợp đó,
nếu ta tác động làm giảm độ nhớt về mức bình thường thì cây có thể qua được rét, ví dụ,
người ta thường bón tro bếp cho mạ xuân để tránh rét.
1.3.3. Tính đàn hồi của chất nguyên sinh
* Tính đàn hồi của chất nguyên sinh
Tính đàn hồi là khả năng quay về trạng thái ban đầu của vật thể đã bị biến dạng khi
ngừng lực tác động vào vật (ví dụ, khi nén và ngưng nén cái lò xo). Nếu ta dùng mũi kim để
kéo dài màng sinh chất ra kh i trang thái ban đầu sau đó thôi tác dụng thì nguyên sinh chất
trở về vị trí củ. Điều đó chứng t chất nguyên sinh của tế bào thực vật có tính đàn hồi.

28
* Ý nghĩa của tính đàn hồi
- Nhờ tính đàn hồi mà nguyên sinh chất của tế bào không tan và không trộn lẫn vào
dung dịch khi nó không có thành tế bào. Có thể sử dụng kỹ thuật enzyme phân hủy thành
tế bào thực vật để tạo ra các tế bào trần (protoplast) một cách nguyên vẹn để tiến hành
dung hợp tế bào trần.
- Tính đàn hồi của chất nguyên sinh tương quan thuận với tính chống chịu của cây
và tương quan nghịch với cường độ trao đổi chất. Do vậy, tính đàn hồi càng cao thì cây
càng có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi.
1.3.4. Đặc tính hóa lý hóa keo của nguyên sinh chất
* Chất nguyên sinh là một dung dịch keo
- Tùy thuộc vào kích thước của chất tan mà người ta phân dung dịch thành 3 loại:
Dung dịch thật, dung dịch keo và dung dịch huyền phù. Nếu kích thước chất tan nh hơn
1 nm, ta có dung dịch thật; lớn hơn 200 nm là dung dịch huyền phù và kích thước chất tan
từ 1 - 200 nm là dung dịch keo.
- Nguyên sinh chất được cấu tạo chủ yếu từ các đại phân tử như protein, acid
nucleic, lipoprotein,... và rất nhiều các thể, các bào quan. Tất cả các thành phần này đều
có kích thước của hạt keo (1 - 200 nm) khi tan trong nước tạo nên một dung dịch keo.
* Đặc điểm của dung dịch keo nguyên sinh chất
- Đ c điểm của dung dịch keo chất nguyên sinh rất phức tạp vì có nhiều chất tan có
kích thước khác nhau, mức độ phân tán khác nhau.
- Dung dịch keo chất nguyên sinh là dung dịch keo ưa nước rất mạnh vì hầu hết các
đại phân tử tan trong chất nguyên sinh đều rất ưa nước như protein, acid nucleic... Do đó,
chất nguyên sinh có khả năng hút trương nước rất mạnh và đấy là một nguyên nhân quan
trọng để tế bào hút nước vào, nhất là đối với các tế bào chưa xuất hiện không bào.
- Có bề m t hấp phụ và phản hấp phụ lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao
đổi chất xảy ra trong tế bào. Các phản ứng đều diễn ra trên bề m t của keo nguyên
sinh chất.
* Các trạng thái của keo chất nguyên sinh
Hệ keo chất nguyên sinh có mức độ phân tán của tương phân tán thấp hơn so với
dung dịch thật vì các phân tử hòa tan có kích thước lớn và gồm những mixel (nhiều ion
liên kết lại với nhau). Các mixel này phân tán ít và phân bố không đều. Dung dịch keo này
gọi là sol. Nếu dung môi của dung dịch là nước thì gọi là hydro sol.
Trường hợp các phân tử nước liên kết với các hạt keo gọi là sự thủy hóa. Khi đó các
mixel keo đều có các phân tử nước bao bọc xung quanh. Hiện tượng này có được là nhờ
tính lưỡng cực của phân tử nước.
Tùy theo mức độ thủy hóa và khả năng hoạt động của chúng mà keo chất nguyên
sinh có thể tồn tại dưới 3 dạng: Sol, coacerva và gel (Hình 1.5).

29
a b c
Hình 1.5. Các trạng thái của keo chất nguyên sinh [9]
a. Trạng thái sol: Các hạt keo phân tán đồng đều trong chất nguyên sinh
b. Trạng thái coacerva: Nhiều hạt keo chung nhau một màng nước
c. Trạng thái gel: Các hạt keo tạo thành chuỗi có cấu trúc võng lập thể
- Trạng thái sol
Khi các hạt keo phân tán đồng đều và hoàn toàn trong tướng liên tục, ta có dung
dịch keo ở trạng thái sol. Ở trạng thái sol, keo chất nguyên sinh rất linh hoạt và hoạt động
rất mạnh nên thúc đẩy quá trình sinh trưởng của tế bào. Trong đời sống cây trồng, khi còn
non, các giai đoạn sinh trưởng nhanh và khi cây ra hoa thì keo chất nguyên sinh thường ở
trạng thái sol để các quá trình trao đổi chất tiến hành thuận lợi. Đ c biệt là các cơ quan,
các bộ phận đang tiến hành sinh trưởng. Chất nguyên sinh ở trạng thái sol có lợi cho quá
trình sinh trưởng của cây nhưng không có lợi khi g p điều kiện bất lợi của ngoại cảnh
(nhiệt độ thấp thì tế bào dễ bị chết).
- Trạng thái coacerva
Ta có thể xem coacerva như một dung dịch keo đông đ c nhưng trong đó hạt keo
không phải hoàn toàn mất nước mà vẫn còn một màng nước m ng bao bọc. Hạt keo
không dính nhau thành khối mà tồn tại độc lập và rút ngắn khoảng cách giữa chúng. Kết
cấu và kích thước của hạt keo không thay đổi, vẫn giữ được tính độc lập. Tuy nhiên, hoạt
động sống và các quá trình trao đổi chất diễn ra trong keo nguyên sinh chất ở trạng thái
coacerva giảm đi nhiều so với trạng thái sol. Trạng thái coacerva tương ứng với cây ở tuổi
trưởng thành đến già, hoạt động sống của chúng giảm dần.
- Trạng thái gel
+ Đây là trạng thái “rắn” của dung dịch keo. Keo ở trạng thái coacerva có màng
thủy hóa m ng đi nhưng đồng đều, còn hạt keo ở trạng thái gel có màng nước m ng đi
không đều. Tại những điểm có màng thủy hóa mất đi thì các hạt keo dính kết với nhau tạo
thành chuỗi dài và hình thành kết cấu võng lập thể. Dung dịch được tập trung ở các
khoảng trống của các mắt lưới và mất đi khả năng linh động của nó.
+ Ở trạng thái gel, chất nguyên sinh giảm sút đến mức tối thiểu các hoạt động trao
đổi chất và các hoạt động sinh lý của chúng. Có thể nói, tế bào, mô và cây có chất nguyên
sinh ở trạng thái gel là trạng thái tiềm sinh, trạng thái ngủ nghỉ. Tương ứng với trạng thái
gel trong cây là các cơ quan đang ngủ nghỉ như hạt giống, củ giống, chồi ngủ đông...

30
+ Chất nguyên sinh ở trạng thái gel có khả năng hút nước rất mạnh. Lực trương
nước ở hạt giống phơi khô có thể lên đến 1.000 atmosphere (atm). Khi hấp thu nước vào,
nhất là khi có nhiệt độ tăng lên thì các hạt keo ở trạng thái gel có thể chuyển và trạng thái
sol và hoạt động sống lại tăng lên, chẳng hạn như lúc hạt nảy mầm.
Hệ keo chất nguyên sinh có khả năng chuyển từ trạng thái sol sang gel và ngược lại.
Sự chuyển sol-gel trong hệ keo có thể được tạo ra do thay đổi nhiệt độ, nồng độ ion H +,
tăng thêm chất điện phân...
Các trạng thái keo chất nguyên sinh phản ánh khả năng hoạt động sống của chúng và
do đó chúng ứng với các giai đoạn sinh trưởng phát triển nhất định của cây. Tùy theo điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể mà ba trạng thái keo của chất nguyên sinh có thể chuyển đổi cho
nhau. Ví dụ, giai đoạn cần hoạt động sống rất mạnh thì keo nguyên sinh từ trạng thái
coacerva và thậm chí từ trạng thái gel cũng có thể chuyến sang trạng thái sol. Nếu cơ quan
hay cây bước vào trạng thái nghỉ thì ngược lại.
Sự linh hoạt trong biến đổi các trạng thái keo chất nguyên sinh làm cho cây có khả
năng dễ dàng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh...
1.4. Sự trao đổi nước qua màng của tế bào thực vật
Sự trao đổi nước trong tế bào thực vật là một hoạt động sinh lý quan trọng nhất của
tế bào. Các loại tế bào khác nhau có cơ chế trao đổi nước khác nhau. Với các tế bào chưa
có không bào thì sự xâm nhập nước vào tế bào chủ yếu theo cơ chế hút trương của keo
chất nguyên sinh, còn với tế bào đã xuất hiện không bào thì sự trao đổi nước chủ yếu theo
cơ chế thẩm thấu.
1.4.1. Sự trao đổi nước của tế bào theo cơ chế thẩm thấu
1.4.1.1. Hiện tượng thẩm thấu
- Khuếch tán: Sự vận động của các phân tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng
độ thấp cho đến khi cân bằng nồng độ trong toàn hệ thống gọi là hiện tượng khuếch tán.
- Thẩm thấu: Hiện tượng thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua một
màng bán thấm. Nếu có hai dung dịch cách nhau bằng một màng bán thấm thì nước sẽ đi
từ dung dịch có nồng độ thấp đến dung dịch có nồng độ cao, đó chính là quá trình thẩm
thấu. Đây là sự khuếch tán một chiều của nước ho c dung môi sang dung dịch.
1.4.1.2. Áp suất thẩm thấu
* Áp suất thẩm thấu của dung dịch
Lực gây ra hiện tượng thẩm thấu hay nói cách khác lực gây ra sự dịch chuyển
của dung môi vào dung dịch qua màng gọi là áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu của
dung dịch được tính theo công thức của Vant Hoff:
P = RTCi
Trong đó :
P : Áp suất thẩm thấu của dung dịch.
T : Nhiệt độ tuyệt đối.
R : Hằng số khí = 0,082.
C: Nồng độ dung dịch (M).

31
i: Hệ số Vant Hoff biểu thị mức độ ion hóa của dung dịch
i= 1 + (n-1)
n: Số ion hình thành khi phân tử phân ly.
a: Hệ số phân ly.
Đối với những chất không điện ly thì i = 1.
* Áp suất thẩm thấu của tế bào
Tế bào có không bào thì xuất hiện dịch bào. Do đó, áp suất thẩm thấu (P) của tế bào
chính là áp suất thẩm thấu của dịch bào. Vì nồng độ dịch bào thay đổi nhiều tùy theo loại
tế bào và hoạt động trao đổi chất nên áp suất thẩm thấu cũng thay đổi rất nhiều. Những
cây sống ở các vùng sinh thái khác nhau thì có P khác nhau. Cây mọc ở đất khô cằn có
P cao. Ngoài ra, P còn thay đổi theo thời gian và nhịp điệu ngày.
1.4.1.3. Tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu sinh học
Tế bào trưởng thành có một không bào trung tâm và trong đó dịch bào của nó có áp
suất thẩm thấu nhất định. Bao bọc xung quanh không bào là một lớp chất nguyên sinh
m ng như một màng bán thấm. Nếu so sánh tế bào với thẩm thấu kế thì thấy: Dịch bào
tương đương với dung dịch trong thẩm thấu kế; lớp chất nguyên sinh tương đương với
màng bán thấm bao bọc dung dịch của thẩm thấu kế và dung dịch ngoài thẩm thấu kế
(nước) tương đương với dung dịch bên ngoài tế bào (nếu ta nhúng tế bào vào nước hay tế
bào rễ ngâm trong dung dịch đất).
Do đó, có thể nói rằng tế bào thực vật cũng là một hệ thẩm thấu.
Tuy nhiên, tế bào thực vật có đ c tính sống nên nó là một hệ thống thẩm thấu
sinh học:
- Dịch bào là sản phẩm của quá trình trao đổi chất nên nồng độ của nó thay đổi tùy
theo loại cơ quan và thực vật khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và cường độ
trao đổi chất. Tế bào càng trưởng thành thì càng tích lũy các sản phẩm trong dịch bào
nhiều hơn… Trong khi đó, dung dịch trong thẩm thấu kế là dung dịch xác định.
- Lớp chất nguyên sinh thực hiện các hoạt động sống của tế bào nên không những
chỉ cho nước đi qua mà còn cho các chất tan cần thiết đi qua. Nó có tính thấm chọn lọc
hay còn gọi là màng bán thấm sống. Nếu là màng bán thấm đơn thuần như thẩm thấu kế
thì tế bào sẽ chết.
- Trong tế bào, nhờ quá trình thẩm thấu, nước qua chất nguyên sinh vào không bào,
làm cho thể tích tế bào tăng lên, gây áp lực trên thành tế bào, cản trở nước đi vào tế bào
do đó quy luật thẩm thấu xảy ra trong tế bào phức tạp hơn nhiều so với hệ thống vật lý.
1.4.1.4. Hoạt động thẩm thấu của tế bào thực vật
Tế bào thực vật nằm trong một dung dịch thì có 3 trường hợp xảy ra:
* Nồng độ dịch bào bằng nồng độ dung dịch ngoài tế bào (dung dịch đẳng trương)
Hiện tượng thẩm thấu xảy ra theo hướng cân bằng động tức là số phân tử nước xâm
nhập vào tế bào cân bằng với số phân tử nước đi ra kh i tế bào. Về hình thái thì tế bào
không có gì thay đổi.

32
* Nồng độ dịch bào nhỏ hơn nồng độ dung dịch (dung dịch ưu trương)
Theo quy luật thẩm thấu, nước sẽ đi từ không bào ra ngoài dung dịch. Kết quả là thể
tích của không bào co lại và kéo theo chất nguyên sinh cùng co theo, nhưng thành tế bào
có tính đàn hồi cao và chắc nên nó không co theo mà dần dần chất nguyên sinh tách ra
kh i thành tế bào để co tròn lại, gọi là hiện tượng co nguyên sinh. Lúc đầu mất nước còn
ít nên chất nguyên sinh chỉ tách ra kh i thành tế bào ở các góc, gọi là co nguyên sinh lõm;
nhưng về sau chất nguyên sinh tách hoàn toàn kh i thành tế bào, gọi là co nguyên sinh lồi.
Nếu ta đưa tế bào đã co nguyên sinh vào dung dịch loãng hơn hay nước thì nước lại xâm
nhập vào không bào và tế bào dần quay lại trạng thái ban đầu gọi là phản co nguyên sinh.
Ý nghĩa của co nguyên sinh:
- Chỉ có tế bào sống mới có khả năng co nguyên sinh. Vì vậy, muốn xác định tế bào
còn sống hay đã chết, ta chỉ cần gây co nguyên sinh. Điều này rất có ý nghĩa trong việc
xác định khả năng chống chịu của cây với các điều kiện bất lợi của môi trường (như chịu
nóng, chịu m n, chịu hạn…).
- Sử dụng co nguyên sinh để xác định nồng độ dịch bào và áp suất thẩm thấu của
cây. Nồng độ của dung dịch bắt đầu gây co nguyên sinh sẽ tương đương với nồng độ dịch
bào. Khi biết nồng độ dịch bào, ta có thể tính được áp suất thẩm thấu của mô.
- Thời gian chuyển tiếp từ co nguyên sinh lõm sang co nguyên sinh lồi nhanh hay chậm
là do độ nhớt nguyên sinh chất quyết định. Do vậy ta có thể sử dụng co nguyên sinh để xác
định độ nhớt tương đối của tế bào (thời gian từ co nguyên sinh lõm sang co nguyên sinh lồi).
Độ nhớt chất nguyên sinh cũng là một chỉ tiêu đánh giá mức độ chống chịu của cây.
* Nồng độ dịch bào lớn hơn nồng độ của dung dịch bên ngoài (dung dịch nhược trương)
- Phương trình thẩm thấu nước của tế bào thực vật:
Theo quy luật thẩm thấu, dưới tác động của áp suất thẩm thấu của dịch bào (P) nước
từ ngoài đi vào không bào qua nguyên sinh chất. Kết quả là làm cho thể tích không bào
tăng và chất nguyên sinh tăng lên và ép vào thành tế bào một lực làm cho thành tế bào
căng ra. Thành tế bào gây ra một lực chống lại và lực đó gọi là sức căng trương nước của
tế bào (T). Nước càng vào tế bào (P càng tăng) thì thể tích tế bào càng tăng và T cũng tăng
lên. T càng tăng thì càng cản trở dòng nước vào tế bào, tốc độ xâm nhập của nước càng
chậm dần. Đến một thời điểm nào đó khi áp suất thẩm thấu P bằng sức trương T thì nước
không thể xâm nhập vào tế bào được nữa, tế bào ở trạng thái cân bằng động. Đó là trạng
thái no nước hay bão hòa nước của tế bào (P = T).
Tuy nhiên, thực vật trên cạn luôn có quá trình thoát hơi nước từ các bộ phận của cây,
đ c biệt là bộ lá nên tế bào thực vật thường thiếu nước bão hòa ít nhiều. Do vậy, ta có
P > T tức P – T > 0. Hiệu số giữa áp suất thẩm thấu P và sức trương T của tế bào quyết
định sự xâm nhập của nước vào tế bào và người ta gọi là sức hút nước của tế bào (S).
Phương trình thẩm thấu nước vào tế bào thực vật:
S=P–T

33
- Các trạng thái nước của tế bào:
+ Tế bào bão hòa ho c no nước hoàn toàn và lúc đó P = T. Trạng thái tế bào của
cây bão hòa hơi nước hoàn toàn chỉ xảy ra khi g p mưa kéo dài và độ ẩm không khí bão
hòa làm cây không thoát hơi nước được.
+ Tế bào “héo” hoàn toàn xảy ra khi dung dịch bên ngoài đậm đ c nên tế bào mất
nhiều nước và mất hoàn toàn sức trương. Lúc này, tế bào có sức hút nước rất lớn và bằng
áp suất thẩm thấu, tức: S = P và T = 0. Đây là trường hợp rất hạn hữu, như khi ngập m n,
nồng độ dung dịch bên ngoài cây quá cao.
+ Tế bào thiếu nước bão hòa, tức là S > 0 và P > T. Đây là trạng thái quan trong
nhất và thường xuyên xảy ra trong cây. Do thiếu nước bão hòa nên tế bào hút nước và đó
là động lực để đưa nước và tế bào và cây. Tùy theo mức độ thiếu nước bão hòa của tế bào
mà cây hút nước nhiều hay ít.
Như vậy, sức hút nước (S) phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu (P). Nếu theo công thức
S = P – T thì S luôn luôn nh hơn P. Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp S > P. Đó là
trường hợp tế bào mất nước không phải do thẩm thấu mà do bay hơi trong môi trường
không khí khô, lúc đó tế bào mất nước rất nhanh, thể tích cả tế bào bị giảm, do đó tế bào
nhăn nheo lại. Chất nguyên sinh trong trường hợp này không tách kh i thành tế bào. Hiện
tượng này gọi là hiện tượng cytorise. Trong hiện tượng cytorise, sức căng trương nước
T mang giá trị âm (T < 0) nên ta có phương trình thẩm thấu nước là:
S = P - (-T) = P + T
Trong trường hợp này tế bào có sức hút nước cực lớn, nên nếu tế bào tiếp xúc với
nước thì hút nước quá mạnh, có thể gây nên thương tổn tế bào, tế bào có thể bị vỡ và cây
chết. Hiện tượng này thường xảy ra khi sự thoát hơi nước quá mạnh, cây mất cân bằng
nước thường xuyên như khi cây g p nhiệt độ không khí qua cao, độ ẩm không khí quá
thấp và g p hạn đất.
Mối quan hệ giữa các đại lượng trong phương trình thẩm thấu của tế bào được biểu
thị ở Hình 1.6.

Hình 1.6. Mối quan hệ giữa S, P và T khi tế bào ở các trạng thái nước khác nhau

34
Sức hút nước biểu thị tình trạng thiếu nước của tế bào nên có ý nghĩa lớn trong việc
sử dụng chỉ tiêu này để xây dựng chế độ tưới nước cho cây.
1.4.2. Sự trao đổi nước của tế bào thực vật không theo cơ chế thẩm thấu (phương thức
hút trương)
* Khái niệm hút trương
Hút trương là sự hút nước của các cao phân tử ho c các mao quản chưa bão hòa
nước cho đến khi đạt trạng thái bão hòa.
Chất nguyên sinh được cấu tạo từ các cao phân tử ưa nước như protein, acid nucleic,
phospholipid… Các cao phân tử này khi chưa bão hòa nước thì có khả năng lấy nước rất
mạnh. Chính nhờ vậy mà tạo nên một động lực thường xuyên đưa nước vào tế bào. Còn
các mao quản thường có trong vách tế bào hút nước bằng lực mao quản.
* Các hiệu ứng kèm theo sự hút trương
- Hiệu ứng keo: các cao phân tử thường ở dạng keo ưa nước. Khi các keo này hút
nước gây nên sự trương của các thể keo. Trong chất nguyên sinh tồn tại chủ yếu là keo
protein, các hợp chất hữu cơ với phosphore, acid nucleic… Còn trong thành tế bào thì
hiệu ứng keo gây ra bởi các keo protopectine, hemicellulose, pectine,… có trong thành
tế bào. Khả năng hút nước theo cơ chế này liên quan đến độ ưa nước, quá trình trương
phồng và mất nước của keo và các quá trình trao đổi chất và năng lượng trong quá trình
sống của cây.
- Hiệu ứng mao quản: Thành tế bào được cấu tạo bằng các sợi cellulose đan xen
nhau tạo nên một mạng lưới mao quản chằng chịt. Nhờ có lực mao quản mà chúng hút
nước vào thành tế bào làm thành tế bào trương nước.
Như vậy, trong chất nguyên sinh chỉ có hiệu ứng keo mà thôi; còn trong thành tế bào
tồn tại cả 2 hiệu ứng keo và mao quản.
* Ý nghĩa của hút trương
- Sự hút trương là một động lực thường xuyên đưa nước vào tế bào. Hiện tượng hút
nước tới bão hòa và cho nước đi thì thiếu nước bảo hòa là hoạt động thường xuyên xảy ra
trong tế bào và do hệ keo chất nguyên sinh quyết định.
- Với các tế bào chưa xuất hiện không bào như các tế bào của mô phân sinh và nằm
cạnh mô phân sinh thì hút trương là phương thức hút nước đ c trưng và quan trọng nhất
nếu không nói là duy nhất, vì các tế bào này không có khả năng hút nước thẩm thấu.
Ngoài ra, các bào quan trong tế bào cũng lấy nước bằng cơ chế hút trương của các keo.
- Các quá trình trao đổi chất như dinh dưỡng khoáng, quang hợp, hô hấp,… ảnh
hưởng mạnh mẽ đến quá trình hút nước theo cơ chế này.
Tóm lại, tùy theo sự phát triển của cây mà mức độ tham gia hút nước theo cơ chế
thẩm thấu và không thẩm thấu (hút trương) có thể thay đổi. ở các tế bào trưởng thành có
không bào hút nước theo hai phương thức: Thẩm thấu và hút trương, trong đó phương
thức thẩm thấu là chủ yếu, còn với các tế bào chưa có không bào thì hút trương là phương
thức hút nước duy nhất.

35
1.5. Sự xâm nhập các chất tan vào tế bào thực vật
Khả năng cho các chất hòa tan đi ra và đi vào tế bào qua màng gọi là tính thấm. Vậy,
tính thấm của tế bào là khả năng của tế bào hấp thụ những chất hòa tan vào tế bào và cho
những chất hòa tan đi ra kh i tế bào. Đối với tế bào, tính thấm có đ c điểm riêng, đó là
khả năng thấm chọn lọc. Thường thì các chất không phân cực (CH3, C2H5…), các
hydratcarbon dễ hòa tan trong lipid thì dễ dàng xâm nhập vào tế bào. Các chất phân cực,
thường có các nhóm -OH, -CHO, C=O, -NH2,… và có các nối đôi, nối ba thì khó thấm.
Sự thấm các muối vô cơ vào tế bào rất phức tạp.

TÓM TẮT CHƯƠNG


Chương Sinh lý tế bào sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về tế bào thực vật và khái
quát các hoạt động sinh lý quan trọng nhất của tế bào như quá trình trao đổi nước và sự
xâm nhập của các chất vào tế bào thực vật.
Tế bào thực vật là đơn vị cấu trúc và đảm nhận các chức năng sinh lý của cơ thể
thực vật. Tất cả các hoạt động sống diễn ra trong chất nguyên sinh đều có liên quan ch t
chẽ với các thành phần hóa học cấu tạo nên nó, đến các tính chất vật lý và hóa keo của
nguyên sinh chất.
M c dù có sự đa dạng lớn về hình thức và kích thước tế bào, nhưng tất cả các loài
thực vật khác nhau đều thực hiện các quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật tương tự nhau.
Là nhà sản xuất chính, các nhà máy chuyển đổi năng lượng m t trời thành năng lượng hóa
học. Là cây không sống, thực vật phải phát triển hướng tới ánh sáng và chúng phải có hệ
thống mạch máu hiệu quả để di chuyển nước, chất dinh dưỡng khoáng và các sản phẩm
quang hợp khắp cơ thể thực vật. Đất cây xanh cũng phải có các cơ chế để tránh hiện tượng
hút ẩm. Các hệ thống cơ quan sinh dưỡng chính của thực vật có hạt là chồi và rễ. Chụp
bao gồm hai loại các cơ quan: Thân và lá. Không giống như sự phát triển của động vật, sự
phát triển của thực vật là không xác định vì sự hiện diện của mô phân sinh vĩnh viễn ở
chồi và ngọn rễ, làm phát sinh các mô và cơ quan mới trong quá trình toàn bộ giai đoạn
sinh dưỡng của chu kỳ sống. Mô phân sinh bên (cambi có mạch và cambi cót) sản xuất
tăng trưởng theo chu vi, ho c tăng trưởng thứ cấp. Ba hệ thống mô chính được công nhận:
Da, m t đất, và mạch máu. Mỗi mô này chứa nhiều loại tế bào chuyên biệt cho các chức
năng khác nhau. Thực vật là sinh vật nhân thực và có các sinh vật nhân thực điển hình tổ
chức tế bào, gồm nhân và tế bào chất. Các bộ gen hạt nhân chỉ đạo sự tăng trưởng và phát
triển của sinh vật. Tế bào chất được bao bọc bởi một huyết tương màng và chứa nhiều
màng bao bọc bào quan, bao gồm plastids, ti thể, vi thể các tiêu thể, và một không bào
trung tâm lớn. Lục lạp và ti thể là bào quan bán tự đơn có chứa DNA của chính họ. Tuy
nhiên, hầu hết các protein của chúng là được mã hóa bởi DNA hạt nhân và được nhập từ
bên ngoài vào trong chất nền ti thể ho c lục lạp.
Các vấn đề chính mà chương Sinh lý tế bào thường tập trung vào các vấn đề liên
quan đến khí khổng, cấu tạo của khí khổng. Các phản ứng đóng mở khí khổng. Cơ chế
điều chỉnh sự đóng mở khí khổng ở thực vật. Các con đường thoát hơi nước ở thực vật.
Các giai đoạn của quá trình thoát hơi nước qua khí khổng. Áp suất thẩm thấu của dung

36
dịch và của tế bào, đồng thời giúp người học hiểu rõ lý do vì sao nói tế bào thực vật là một
hệ thẩm thấu sinh học. Nắm rõ bản chất của phương trình thẩm thấu nước của tế bào thực
vật và các trạng thái nước của tế bào trong quá trình thẩm thấu.

ÔN TẬP
1. Vai trò của nước đối với thực vật. Lượng nước tưới và số lần tưới nước cho cây.
2. Áp suất thẩm thấu của dung dịch và của tế bào. Chứng minh rằng tế bào thực vật
là một hệ thẩm thấu sinh học.
3. Phương trình thẩm thấu nước của tế bào thực vật và các trạng thái nước của tế
bào trong quá trình thẩm thấu.
4. Cấu tạo của khí khổng. Các phản ứng đóng mở khí khổng.
5. Cơ chế điều chỉnh đóng mở khí khổng ở thực vật.
6. Vai trò của nước đối với thực vật. Lượng nước tưới và số lần tưới nước cho cây.
7. Áp suất thẩm thấu của dung dịch và của tế bào. Chứng minh rằng tế bào thực vật
là một hệ thẩm thấu sinh học.
8. Phương trình thẩm thấu nước của tế bào thực vật và các trạng thái nước của tế
bào trong quá trình thẩm thấu.

37
Chương II

SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC CỦA THỰC VẬT

2.1. Nước trong cây và vai trò của nước đối với cây trồng
2.1.1. Hàm lượng nước và các dạng nước trong cây
Nước là nhân tố quan trong bậc nhất đối với tất cả các cơ thể sống trên Trái Đất. Nó
không những quyết định hoạt động sinh lý của cây mà còn quyết định cả sự phân bố của
chúng trên hành tinh.
Để hoạt động sống tiến hành bình thường thì các tế bào, mô và cây phải chứa một
hàm lượng nước rất lớn. Hàm lượng nước trong cây thường chiếm khoảng 70 - 95% khối
lượng tươi của cây. Tuy nhiên, hàm lượng này thay đổi rất nhiều tùy theo các loại mô, loại
thực vật,... khác nhau (Bảng 2.1). Các cơ quan dinh dưỡng có hàm lượng nước cao hơn cơ
quan sinh sản. Quả chứa 85 - 95% nước, hạt thường chứa nước ít, khoảng 10 - 15%.
Ngoài ra, hàm lượng nước còn thay đổi tùy thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng của
cây. Nói chung, các cơ quan, mô còn non, đang sinh trưởng mạnh và hoạt động sống
mạnh có hàm lượng nước cao hơn các cơ quan già, cơ quan đang ngủ nghỉ. Chỉ tiêu này
còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh. Các cây thủy sinh có hàm lượng nước lớn
hơn cây trung sinh và hạn sinh.
Hàm lượng nước còn khác nhau ở các tầng lá, thường tầng lá ở dưới có hàm lượng
nước cao hơn (trong không bào các tế bào lá bông, hàm lượng nước ở các tầng như sau:
tầng dưới: 33 - 37%; tầng giữa: 26 - 30%; tầng trên: 25 - 27%).
Bảng 2.1. Hàm lượng nước (% khối lượng khô)
trong mô cơ quan của một số thực vật
Hàm lượng nước Hàm lượng nước
Đối tượng Đối tượng
(%) (%)

Tảo 96 - 98 Củ khoai tây 74 - 82


Xà lách, dưa chuột... 94 - 95 Thân cây gỗ (tươi) 40 - 55
Lá bắp cải 92 - 93 Hạt ngô, lúa... (khô) 12 - 14
Củ cà rốt 87 - 91 Địa y 5-7
Lá cây hòa thảo 83 - 86

Hàm lượng nước trong cây còn thay đổi theo nhịp điệu ngày (buổi trưa nắng thấp
hơn buổi sáng).
Tuy hàm lượng nước trong cây có thể thay đổi nhưng ở điều kiện bình thường nước
luôn được giữ ở trạng thái cân bằng động giữa sự hút nước qua rễ và sự thoát hơi nước
qua lá.

38
2.1.2. Các trạng thái nước, dạng nước trong cây và ý nghĩa của nó
* Các trạng thái nước trong cây
- Trạng thái thủy hóa hóa học: Do sự hút định hướng của nước với các phân tử hữu
cơ lưỡng cực, các nhóm phân cực hay ion hóa (-COOH, -OH, -CHO, CO, -NH2,...). Đây
là trạng thái chính của nước trong tế bào.
- Trạng thái liên kết cấu trúc: Chủ yếu có ở trong các đại phân tử và các khoảng hẹp
giữa chúng. Nước ở trạng thái này có sự di chuyển rất hạn chế.
- Trạng thái hút thẩm thấu: Trạng thái nước bị hút thẩm thấu do các phân phân tử
thấp được phân giải từ các đại phân tử ho c sự hút nước của các đại phân tử.
* Các dạng nước trong cây
Trong cây nước tồn tại dưới hai dạng là nước tự do và nước liên kết. Tuy nhiên, bàn
về khái niệm về hai loại nước này thì có nhiều quan điểm khác nhau:
- Theo Macximov: Nước liên kết là nước không bị đông ở nhiệt độ thấp hơn -10oC
và không thể dùng làm dung môi hòa tan các chất.
- Theo Alecxeiev: Nước liên kết là nước tham gia vào sự thủy hóa hóa học cũng như
vào sự liên kết cấu trúc. Phần nước còn lại (nước bị hút trong mao quản thành tế bào,
nước bị hút thẩm thấu, nước không tham gia vào lớp v thủy hóa của các phân tử và
ion...) được gọi là nước tự do.
- Quan niệm khác:
+ Trong mọi trường hợp nước trong thực vật đều là nước liên kết. Tùy theo tác
dụng của các lực giữa các phân tử và nội phân tử mà hoạt tính của nước bị biến đổi và
chúng được chia làm 2 dạng: Nước liên kết ch t và nước liên kết yếu. Nước liên kết yếu là
nước vẫn giữ được tính chất của nước thông thường.
+ Nước tự do hay nước liên kết yếu là nước bị rút ra kh i thực vật bằng những lực
hút xác định và có tính chất gần giống tính chất của nước thông thường (có thể làm dung
môi, đông đ c ở 0oC...)
+ Nước liên kết hay nước liên kết ch t là phần nước mà tính chất của nó đã bị biến
đổi (hầu như không có khả năng làm dung môi, đông đ c ở nhiệt độ thấp hơn 0oC...).
+ Nước liên kết ch t: Là nước bị giữ lại do quá trình thủy hóa hóa học các ion, các
phân tử...
+ Nước liên kết yếu: Là nước thuộc các lớp khuếch tán của v thủy hóa, nước liên
kết cấu trúc và nước hút thẩm thấu.
+ Nước tự do: Là nước bị hút trong các mao quản của thành tế bào và nước bị hút
thẩm thấu của dịch tế bào không tham gia vào phần v thủy hóa.
* Ý nghĩa của các dạng nước trong cây
- Nước tự do (chiếm khoảng 70%) là dạng nước còn di động được trong tế bào và
còn giữ nguyên các đ c tính của nước cho nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao
đổi chất của thực vật. Do đó, lượng nước tự do quy định cường độ các quá trình sinh lý.

39
- Nước liên kết ch t và liên kết yếu (chiếm 30%) là dạng đã mất tính chất ban đầu
của nước nên khả năng làm dung môi kém, nhiệt dung giảm, nhiệt độ đông giảm... Dạng
này có vai trò sinh lý là đảm bảo độ bền vững cho hệ thống keo chất nguyên sinh.
Thực vật sống trong các điều kiện khô hạn, hàm lượng nước liên kết tăng lên. Có thể
là hàm lượng nước liên kết có liên quan đến tính chống chịu: Chịu hạn, chịu rét, chịu
m n,... của thực vật. Tỷ số hàm lượng nước liên kết/nước tự do được dùng để đánh giá
khả năng chống chịu của thực vật và ứng dụng trong việc chọn giống cây có khả năng
chống chịu tốt.
2.1.3. Ý nghĩa của nước đối với đời sống thực vật
- Nước là thành phần không thể thiếu được của tế bào sống. Nghiên cứu trao đổi
nước có ý nghĩa lý luận và thực tiển cao.
- Nước là thành phần quan trọng cấu trúc nên chất nguyên sinh. Nước chiếm trên
90% khối lượng chất nguyên sinh và nó quyết định tính ổn định của cấu trúc keo nguyên
sinh. Bình thường chất nguyên sinh ở trạng thái sol biểu hiện hoạt động sống mạnh. Nếu
mất nước thì hệ keo sinh chất có thể chuyển sang trạng thái coacerva hay gel làm giảm
mức độ hoạt động sống tế bào và cây.
- Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong tế bào, là môi trường của các phản ứng
xảy ra trong tế bào.
- Nước là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào các phản ứng trong cây. Ví dụ, nước
cung cấp điện tử và H+ cho việc khử CO2 trong quang hợp, tham gia oxy hóa nguyên liệu
hô hấp, tham gia các phản ứng thủy phân... Nước tham gia vào các phản ứng sinh hóa, các
biến đổi chất trong tế bào.
- Nước là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh, quyết định tính ổn định của cấu
trúc chất nguyên sinh.
- Nước có vai trò hydrate hóa (nước được hấp thụ trên bề m t các hạt keo - protein,
acid nucleic,... và trên bề m t các màng tế bào - màng sinh chất, màng không bào, màng
các bào quan...) tạo thành lớp nước m ng bảo vệ cho các cấu trúc sống của tế bào.
- Nước làm cho tế bào có độ thủy hóa nhất định tạo nên áp suất trương, duy trì độ
trương của mô và tế bào, duy trì cấu trúc của các hợp chất cao phân tử và của chất nguyên
sinh, duy trì hình thái của tế bào.
- Nước hòa tan các chất hữu cơ và các chất khoáng rồi vận chuyển đến tất cả các cơ
quan cần thiết trong toàn cơ thể ho c tích lũy vào cơ quan dự trữ. Có thể nói, nước là
mạch máu lưu thông đảm bảo khâu điều hòa và phân phối hợp chất trong cây, quyết định
việc hình thành năng suất kinh tế của cây trồng.
- Nước điều hòa nhiệt độ trong cây. Quá trình bay hơi nước làm giảm nhiệt độ, đ c
biệt là của bộ lá đảm bảo cho hoạt động quang hợp và các chức năng sinh lý khác tiến
hành thuận lợi.
- Nước còn có chức năng dự trữ trong cây. Các loại thực vật chịu hạn như các thực
vật mọng nước (CAM) có lượng nước dự trữ lớn có thể sống trong diều kiện khô hạn ở sa

40
mạc, các đồi cát... Hàm lượng nước liên kết quyết định khả năng chống chịu của cây đối
với điều kiện bất lợi.
- Ngoài ra, nước còn là yếu tố đảm bảo mối liên hệ giữa cây với môi trường ngoài.
2.2. Sự trao đổi nước ở thực vật
2.2.1. Quá trình hút nước của rễ
2.2.1.1. Đặc tính thích nghi của rễ đối với chức năng hút nước
Rễ là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng hút nước của cây. Rễ hút được nước là
nhờ hệ thống lông hút, sau đó qua các tế bào rễ vào cây thành một dòng liên tục. Để thực
hiện vai trò hút nước, hệ thống lông hút của rễ phát triển với quy mô và tốc độ rất cao. Hệ
rễ của cây phát triển, ăn sâu và lan rộng. Ví dụ, bộ rễ của cây lúa mì mùa đông có tổng
chiều dài của lông hút hơn 10.000 km, tổng diện tích bề m t của lông hút lớn gấp 230 các
bộ phận trên m t đất, mỗi ngày có khoảng 110 triệu lông hút ra đời với chiều dài 80 km.
Trong điều kiện thuận lợi hệ rễ này có 15 tỷ lông hút với diện tích 400 m2. Một cây lúa
mạch với diện tích của hệ rễ như vậy có các bộ phận trên m t đất với diện tích chung chỉ
là 4,5 m2. Các cây gỗ có hệ rễ ăn sâu và lan rộng hơn các cây hòa thảo và cây bụi. Các cây
hòa thảo có bộ rễ ăn sâu 60 - 160 cm, cây hai lá mầm (như các cây họ đậu có rễ ăn sâu đến
180 - 520 cm, các cây ăn quả có rễ ăn sâu hơn 5 m).
- Kích thước của hệ rễ phụ thuộc vào loài cây và các điều kiện sinh thái. Ví dụ, đất
khô rễ thường ít phân nhánh mà ăn sâu xuống lớp đất ở phía dưới. Cây thủy sinh hút nước
qua toàn bộ bề m t của cây nên hệ rễ biến dạng và ít phát triển.
- Ngoài hệ rễ tất cả các bộ phận của cây khi tiếp xúc với nước đều có khả năng hấp
thu nước nhưng không đáng kể.
2.2.1.2. Các dạng nước trong đất và ý nghĩa
* Các trạng thái nước trong đất
Đất là nơi cung cấp nước chủ yếu cho cây. Trong đất, nước tồn tại ở 3 trạng thái:
- Trạng thái rắn: Đó là nước đá và nước kết tinh, cây không dùng được.
- Trạng thái hơi: Là dạng nước chứa đầy trong các lỗ trống của đất, chuyển động
liên tục theo quy luật khuếch tán ho c theo dòng khí. Đây là dạng nước cây sử dụng được
và có ý nghĩa đối với quá trình hô hấp.
- Trạng thái l ng: Là dạng nước chủ yếu trong đất và gồm có các loại nước sau:
+ Nước trọng lực là dạng nước chứa đầy trong các khoảng trống (các khe hở của
đất). Đây là dạng nước tự do, rất linh động, dễ di chuyển do lực hấp dẫn của đất yếu, cây
hấp thụ dễ dàng. Dạng nước này thường tạo ra các mạch nước ngầm, nhất là sau những
trận mưa lớn. Tuy nhiên, nếu nước trọng lực chảy nhanh quá thì rễ cây khó hấp thu còn
chảy hậm quá có thể gây nên úng.
+ Nước mao dẫn là dạng nước chứa trong các ống mao dẫn của đất và bị các phần
tử của đất giữ tương đối ch t (0,1 atm). Đây là dạng nước rất có ý nghĩa sinh học đối
với cây.

41
+ Nước màng là nước bao bọc xung quanh các phần tử đất, bị các phần tử đất giữ
bằng một lực lớn nên cây ít sử dụng. Cây chỉ sử dụng được các lớp nước nằm xa trung
tâm các phần tử keo đất.
+ Nước ngậm là các phân tử nước phân bố sát bề m t keo đất, bị các keo đất giữ
với lực rất lớn nên cây không có khả năng hút được. Chính vì vậy mà khi phơi khô đất
trong đất vẫn còn chứa một lượng nước nhất định mà cây không thể hút được, đó chính là
nước ngậm.
Như vậy, tùy theo lực liên kết của đất với nước mà rễ cây có thể sử dụng một phần
nước trọng lực, toàn bộ nước mao dẫn và một phần nước màng và hoàn toàn không sử
dụng nước ngậm. Tuy nhiên, sự phân chia trên đây chỉ là tương đối vì giữa chúng không
có ranh giới rõ rệt.
* Hệ số héo của đất và hạn sinh lý
- Ẩm dung của đất: Khả năng chứa nước của đất gọi là ẩm dung của đất. Khả năng
chứa nước của đất ở trạng thái bão hòa gọi là ẩm dung toàn phần của đất. Ẩm dung của
đất phụ thuộc vào cấu trúc của đất và thành phần cơ giới của đất...
- Hệ số héo: Lượng nước còn lại trong đất mà cây không sử dụng được và cây bị héo
đi gọi là hệ số héo của đất. Người ta trồng cây trong chậu đất, khi cây sinh trưởng tốt thì
ngừng tưới nước cho đến khi cây bắt đầu héo (tức là đã ngừng sự xâm nhập của nước vào
rễ) rồi xác định hàm lượng nước còn lại trong đất bằng cách sấy khô ở 105oC để tính hệ số
héo của đất. Hệ số héo là một chỉ số đ c trưng cho đất. Đất càng nhẹ thì hệ số héo càng
thấp, lượng nước chứa trong đất được cây hấp thu càng nhiều và ẩm dung của loại đất đó
càng nh .
Một số tác giả đã đưa ra công thức tính hệ số héo như sau:

Mối quan hệ giữa hệ số héo của các loại đất khác nhau đối một số cây trồng khác
nhau có thể tham khảo ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Hệ số héo của một số cây trồng trên các loại đất khác nhau
Loại đất Cát Sét pha Sét nặng
Thực vật Cát thô Cát mịn Nhẹ Nặng
Ngô 1,07 3,1 6,5 9,9 15,5
Cao lương 0,94 3,6 5,9 10,0 14,1
Lúa mì 0,88 3,3 6,3 10,3 14,5
Đậu 1,02 3,3 6,9 12,4 16,6
Cà chua 1,11 3,3 6,9 11,7 15,3
Lúa 0,96 2,7 5,6 10,1 15,0

Như vậy, hệ số héo chỉ sai khác đáng kể giữa các loại đất khác nhau mà không sai
khác mấy giữa các loài thực vật khác nhau khi cùng trồng trong một loại đất.

42
2.2.1.3. Cơ chế của quá trình hút nước
* Các động cơ hút nước
- Động cơ trên của sự hút nước (quá trình hút nước bị động): Quá trình này là do sự
thoát hơi nước ở lá tạo ra (xem phần thoát hơi nước ở phần cuối chương). Nhờ quá trình
thoát hơi nước gây nên tình trạng thiếu nước thường xuyên trong tế bào, tạo nên động lực
cho sự hút nước từ đất vào rễ. Đó là động cơ chủ yếu của sự hút nước vào rễ và được gọi
là động cơ trên của sự hút nước.
- Động cơ dưới của sự hút nước (quá trình hút nước chủ động): Trong quá trình hoạt
động trao đổi chất ở rễ đã tổng hợp nên các chất có tính thấm cao (ví dụ, như đường) làm
tăng nồng độ dịch bào, kéo theo sự tăng áp suất thẩm thấu, do đó tăng sự hút nước. Như
vậy, hoạt động trao đổi chất ở rễ đã tạo ra động cơ hút nước chủ động của hệ rễ và được
gọi là động cơ dưới của sự hút nước.
Có thể nhận biết sự hút nước chủ động của rễ qua hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.
Hiện tượng rỉ nhựa được quan sát khi ta cắt ngang thân và để một thời gian thì trên
bề m t lát cắt có một chất dịch chảy ra. Điều đó chứng t có một áp lực đẩy nước lên từ rễ
vì khi đó không còn bộ lá nữa nên không có sự kéo của thoát hơi nước. Dịch này có chứa
các chất vô cơ và hữu cơ. Nếu nối vào chổ cắt một ống cao su rồi nối với 1 áp kế thì ta có
thể đo được lực đẩy của dòng nước từ rễ lên (Hình 2.1). Lực đẩy đó chính là áp suất rễ.
Áp suất này vào khoảng 1 - 3 atm, ở cây gỗ có thể là 3 - 10 atm.
Như vậy, rỉ nhựa là do hoạt động chủ động của hệ rễ khi hút dung dịch bên ngoài
vào cây. Hiện tượng rỉ nhựa khác nhau tùy theo loài cây, theo tuổi, trạng thái sinh lý và sự
sinh trưởng.
Hiện tượng ứ giọt là một biểu hiện của sự hút nước chủ động ở những cây không bị
tổn thương. ở một số cây trong điều kiện ẩm ướt xuất hiện những giọt nước đọng ở đầu lá
và mép lá (Hình 2.2). Đó là hiện tượng ứ giọt. Hiện tượng này thấy rõ khi đ t cây trong
chuông bão hòa hơi nước, sau một thời gian nhất định ta thấy những giọt nước ứ động trên
mép lá. Các giọt này cũng chứa các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau (các nguyên tố dinh
dưỡng, các amino acid, vitamine...). Hiện tượng này cũng chứng t có áp suất rễ mạnh
đẩy nước đi lên.
Cả hai hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa đều do áp suất rễ gây nên và là những bằng
chứng để đánh giá hoạt động của hệ rễ.

Hình 2.1. Thí nghiệm xác định áp suất rễ Hình 2.2. Hiện tượng ứ giọt ở lá dâu tây
43
Trị số áp suất rễ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng muối trong môi trường dinh dưỡng.
Thực nghiệm cho thấy áp suất thẩm thấu của nhựa cây tăng lên khi chuyển cây từ nước
vào dung dịch dinh dưỡng. Ví dụ, chuyển cây ngô từ nước vào dung dịch dinh dưỡng có
áp suất thẩm thấu 8,1 atm thì áp suất thẩm thấu của nhựa tăng từ 1,2 atm đến 10,8 atm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng áp suất thẩm thấu là cơ sở của áp suất rễ. Sự chênh
lệch giữa thế năng thẩm thấu của rễ và của dung dịch đất là động lực cho sự hấp thụ nước
vào rễ.
Như vậy, nước được hấp thụ vào cây dưới hai hình thức:
- Hấp thụ bị động (thụ động) nhờ các lực có nguồn gốc trong khí quyển ho c trong
mô lá (nhờ quá trình thoát hơi nước).
- Hấp thụ chủ động (tích cực), động lực là ở rễ. Sự hấp thụ tích cực có thể dưới
hai dạng:
+ Hấp thụ thẩm thấu nhờ áp suất rễ.
+ Hấp thụ trao đổi thông qua cơ chế trong đó nước được bơm vào mô (đ c biệt
trong môi trường thiếu nước). Bơm hoạt động nhờ ATP do hô hấp cung cấp.
* Cơ chế của quá trình hút nước
Nước được rễ hút vào sau đó vận chuyển lên thân, lá theo một chiều. Có nhiều giả
thuyết về cơ chế của dòng nước một chiều này:
- Do sự chênh lệch sức hút nước của rễ và môi trường ngoài và các tế bào cạnh nhau
trên đường đi.
- Do sự phân cực của tế bào: Hai đầu của tế bào có tính thấm khác nhau.
- Do tính thấm khác nhau của từng phần chất nguyên sinh trong mỗi tế bào và do sự
khác nhau trong quá trình trao đổi chất của tế bào).
Các nghiên cứu còn đưa ra hai cơ sở để giải thích sự hấp thụ nước vào cây như sau:
- Do gradient nồng độ chất tan: Khi có sự chênh lệch nồng độ các chất hòa tan trong
tế bào rễ và dung dịch đất thì nước sẽ được hấp thụ vào rễ theo cơ chế khuếch tán thẩm
thấu, tức là nước đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao. Lúc
này, nước đi vào cây một cách thụ động nhờ hàm lượng chất tan trong rễ cao và môi
trường đất chứa đầy đủ nước. Còn khi cây g p điều kiện thiếu nước, thì nước vào rễ cây
theo cơ chế bơm đ c biệt tạo điều kiện nâng nồng độ các chất trong rễ cao lên (bơm các
chất vào ngược với gradient nồng độ) để tạo ra môi trường rễ có nồng độ cao do đó nước
sẽ vận chuyển vào rễ một cách tích cực.
- Do gradient thế năng nước: Khi có sự chênh lệch về thế năng nước thì nước sẽ vận
chuyển từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp. Khi dung dịch đất có thế năng
nước lớn hơn thế năng của mô thì nước sẽ vận chuyển vào rễ. Thế năng nước của rễ
thường nh hơn thế năng nước của dung dịch đất do từ rễ nước luôn luôn được vận
chuyển lên cây sử dụng cho các quá trình trao đổi chất và do qua trình thoát hơi nước ở lá.

44
2.2.2. Sự vận động của nước từ đất vào rễ
* Con đường nước đi từ đất vào mạch dẫn của rễ
Sự hút nước được thực hiện trước tiên nhờ hệ thống lông hút. Con đường nước đi từ
đất vào mạch dẫn rễ phải qua một số lớp tế bào sống có đ c trưng về giải phẫu rất
khác nhau.
Khi sức hút nước của rễ thắng được sức giữ nước của đất thì nước đi qua lông hút
đến các tế bào biểu bì rễ, sau đó qua nhiều lớp tế bào nhu mô v . Trước khi đi vào mạch
gỗ, nước phải đi qua lớp tế bào nội bì có thành tế bào hóa bần 4 m t tạo nên đai Caspari
ngăn cản nước đi trong thành tế bào, nhưng vẫn còn hai m t không hóa bần nên nước
xuyên qua được hệ thống chất nguyên sinh để đi đến các tế bào nhu mô ruột và đến mạch
dẫn (Hình 2.3).

Hình 2.3. Các con đường vận chuyển nước từ long hút vào mạch gỗ của rễ [18]
Các con đường đi trong tế bào
Nước đi qua hàng loạt tế bào sống trước khi vào mạch gỗ bằng 3 con đường:
- Nước đi qua hệ thống không bào từ tế bào này sang tế bào khác và phải xuyên qua
các sợi liên bào nối liền các không bào thành một hệ thống từ lông hút đến tế bào biểu bì,
nhu mô v , nội bì, nhu mô ruột và cuối cùng là mạch dẫn. Động lực để nước đi trong hệ
thống không bào là nhờ sức hút nước tăng dần từ lông hút đến mạch dẫn (S lông hút
< S nhu mô v < S nội bì...).
- Nước đi qua hệ thống nguyên sinh chất (gọi là con đường symplast): Chất nguyên
sinh của các tế bào nối với nhau nhờ các sợi liên bào thành một hệ thống liên tục, qua đó

45
nước đi từ ngoài vào trong. Nước đi trong hệ thống symplast chủ yếu nhờ lực hút trương
của hệ thống keo chất nguyên sinh (Hình 2.4).
- Nước đi trong hệ thống thành tế bào và các khoảng gian bào (con đường apoplast).

Hình 2.4. Sơ đồ về các con đường đi của nước trong các tế bào rễ [9].
a. Con đường không bào; b. Con đường symplast; c. Con đường apoplast
Trong vách tế bào có cả một hệ thống mao quản thông suốt với nhau, qua đó nước
có thể đi từ ngoài vào trong. Tuy nhiên, đến vòng đai Caspari thì nước bị ch n lại, nước
phải xuyên qua tế bào nội bì nhờ hệ thống chất nguyên sinh (symplast) ở hai m t chưa hóa
bần, sau đó lại đi vào thành tế bào của tế bào nhu mô để vào mạch dẫn. Động lực chi phối
nước đi trong hệ thống apoplast là sức hút của các mao quản, lực trương của keo trong
thành tế bào.
2.2.3. Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự hút nước của rễ
* Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ vừa ảnh hưởng đến hoạt động sống của rễ vừa ảnh hưởng đến sự vận động
của nước vào rễ. Khi nhiệt độ giảm thì sự hút nước của rễ giảm. Nếu nhiệt độ quá thấp thì
rễ hoàn toàn không lấy được nước trong khi đó các bộ phận trên m t đất vẫn tiếp tục bay
hơi nước làm mất cân bằng nước và cây héo. Đây là biểu hiện của hạn sinh lý khi nhiệt độ
đất hạ thấp 0 - 10oC. Nguyên nhân làm giảm sự hút nước khi nhiệt độ thấp là:
- Độ nhớt của chất nguyên sinh và của nước đều tăng, đồng thời tính thấm của chất
nguyên sinh giảm khi nhiệt độ hạ thấp làm cản trở sự xâm nhập và vận động của nước vào
rễ. Ví dụ, ở 0oC độ nhớt của chất nguyên sinh tăng lên 3 - 4 lần so với ở 20oC.
- Hô hấp của rễ bị giảm nên thiếu năng lượng cho sự hút nước tích cực.
- Sự thoát hơi nước trên bề m t lá bị giảm làm giảm động lực quan trọng cho dòng
nước đi trong mạch dẫn.
- Giảm khả năng sinh trưởng của rễ, nếu nhiệt độ quá thấp thì hệ thống lông hút bị
chết và rất chậm phục hồi...

46
- Tùy theo từng loại thực vật mà khả năng thích nghi của chúng với nhiệt độ thấp
khác nhau. Các thực vật xứ nóng ngừng hút nước ở nhiệt độ khoảng 5oC, một số thực vật
ôn đới có thể hút được nước ở 0oC.
Nhiệt độ thích hợp cho sự hút nước ở các cây nhiệt đới là khoảng 25 - 30oC.
Nhiệt độ tăng lên trên giới hạn 35 - 40oC thì sự hút nước của cây bị ức chế do hoạt
động sống của chất nguyên sinh bị rối loạn khi g p nhiệt độ cao.
Mối quan hệ giữa nhiệt độ và sự hút nước của rễ có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn:
Vào mùa đông khi nhiệt độ thấp cây bị héo vì rễ không hút được nước. Vì vậy, một trong
những khả năng để bảo vệ cây trong mùa đông là hiện tượng rụng lá để giảm sự thoát hơi
nước và bước vào trạng thái ngủ đông. Ở nước ta, vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến
mức rét hại thì một số cây trồng thường bị chết rét do rễ bị tổn thương và cây mất cân
bằng nước. Trong trường hợp này cần có biện pháp chống rét như che chắn bằng
polyethylene, bón tro bếp và tốt nhất là tính toán để tránh các đợt rét đậm.
* Ảnh hưởng của nồng độ oxygene (O2)
Khi thiếu O2 trong đất thì sự hút nước giảm vì sự sinh trưởng của rễ bị ảnh hưởng.
M t khác thiếu O2 trong đất làm quá trình hô hấp yếm khí tăng gây thiếu năng lượng và
sinh ra những sản phẩm độc cho cây. Điều này thường xảy ra với các cây trồng trên cạn
khi đất bị bí ho c ngập nước. Một số cây có hệ rễ luôn ngập nước như lúa, sú, vẹt, sen,
súng,... thường xuyên thiếu O2 trong đất, nhưng các thực vật này có hệ thống không khí từ
các cơ quan trên m t đất xuống để dẫn O2 xuống cung cấp cho hệ rễ. Hàm lượng O2 trong
đất khoảng 10 - 12% là thích hợp nhất cho sự hút nước của rễ. Hàm lượng O2 giảm xuống
dưới 5% rễ sẽ hô hấp yếm khí có hại cho cây và gây hạn sinh lý.
*Ảnh hưởng của độ pH của dung dịch đất
Độ pH ảnh hưởng đến nồng độ của chất trong dung dịch đất và khi sự chênh lệch
giữa nồng độ dung dịch đất và dung dịch tế bào rễ thấp thì sự hút nước của rễ sẽ yếu.
* Ảnh hưởng của sức giữ nước của đất
Mỗi phân tử đất có một sức giữ nước nhất định. Cho nên, khi sức hút nước của cây
không thắng được sức giữ nước của đất thì dù trong đất còn nước cây vẫn không hút được.
* Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đất
Khi nồng độ dung dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào (áp suất thẩm thấu của đất lớn
hơn áp suất thẩm thấu của rễ ) thì không những rễ cây không thể hút được nước từ đất mà
còn bị mất nước, gây nên hạn sinh lý. Đó là trường hợp khi cây trồng g p m n, đất phèn
hay bón nhiều phân khoáng một lúc. Vì vậy, rễ cây muốn hấp thu được nước thì nồng độ
dung dịch trong đất phải loãng. Rễ cây hấp thu nước thuận lợi khi nồng độ dung dịch đất
khoảng 0,02 - 0,05 %.
Một số thực vật sống trong môi trường có độ m n, phèn cao phải có áp suất thẩm
thấu của rễ cao hơn áp suất thẩm thấu của đất để có thể lấy được nước.
Trong trường hợp g p m n, phèn cần giảm nồng độ dung dịch đất bằng biện pháp
thau chua rửa m n, đào rãnh hạ phèn xuống tầng đất sâu...

47
2.3. Quá trình vận chuyển nước trong cây
Nước được hút từ đất qua lông hút vào rễ, qua thân, cành lên lá rồi thoát ra khí
quyển qua quá trình thoát hơi nước. Quá trình này tạo thành dòng liên tục từ dưới lên và
được gọi là dòng liên tục đất - cây - không khí (SPAC: Soil - Plant- Air Continuum)
(Hình 2.5).

Hình 2.5. Sự trao đổi nước trong cây theo dòng liên tục đất - cây - không khí
(SPAC: Soil - Plant - Air Continuum)
Trong mùa sinh trưởng thì khoảng 99% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá
trình thoát hơi nước, khoảng 0,9% được giữ lại trong mô dưới dạng nước tự do, còn 0,1%
tham gia vào các phản ứng hóa học như là nguyên liệu trong quá trình trao đổi chất.
2.3.1. Con đường vận chuyển nước
Con đường đi của nước trong cây theo hệ SPAC gồm 3 ch ng:
- Chặng 1: Nước từ bề m t lông hút vào tế bào lông hút của rễ đến mạch dẫn. Đoạn
này ngắn, nước chỉ đi qua một vài lớp tế bào.
- Chặng 2: Nước từ mạch dẫn của rễ qua mạch dẫn của thân đến mạch dẫn của lá.
Đoạn này dài gấp hàng chục đến hàng ngàn lần đoạn 1.
- Chặng 3: Nước từ mạch dẫn của lá đến tế bào thịt lá, gian bào, đến các tế bào biểu
bì, qua khí khổng để ra ngoài không khí. Trong ch ng 1 và ch ng 3 nước đi trong một vài
lớp tế bào nên gọi là sự vận chuyển nước gần. Còn ch ng 2 nước đi trong hệ mạch dẫn với
khoảng cách lớn (có khi vài mét đến vài trăm mét) nên gọi là sự vận chuyển nước xa.
* Sự vận chuyển nước gần
Đặc trưng:
- Nước đi với khoảng cách rất ngắn, chỉ qua một số lớp tế bào.

48
- Nước đi trong các tế bào không có tổ chức chuyên hóa cho sự vận chuyển nước và
phải qua hệ thông chất nguyên sinh nên g p lực cản lớn, làm cho sự di chuyển của nước
khó khăn.
Các con đường nước đi: Nước đi trong các tế bào sống qua cả 3 con đường: apoplast
(tức là qua hệ thống mao quản của thành tế bào), symplast (qua hệ thống chất nguyên
sinh) và qua hệ thống không bào.
* Sự vận chuyển nước xa
Đặc trưng: Nước đi với khoảng cách rất dài trong hệ thống mạch dẫn từ rễ đến lá.
Con đường đi: Nước được vận chuyển trong một hệ thống có cấu trúc chuyên hóa
cho sự vận chuyển nước. Đó là hệ thống các quản bào và mạch gỗ (xylem).
2.3.2. Vận tốc vận chuyển nước
Vận tốc vận chuyển của nước thường là 1 - 5 m/giờ. Vận tốc này thay đổi tùy theo
loại cây và ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau. Ở cây họ lúa vận tốc chuyển nước
khoảng 2,7 - 3,3 m/giờ; ở cây gỗ: 0,02 - 0,15 m/giờ.
2.3.3. Động lực của quá trình vận chuyển nước trong cây
* Chiều hướng vận chuyển
Nước vận chuyển từ đất vào rễ rồi thoát ra ngoài khí quyển (SPAC) diễn ra theo
gradient thế năng nước. Thế năng nước giảm từ đất tới không khí và nước sẽ tự vận chuyển
vào cây theo gradient thế năng. Trong cây thế năng nước giảm theo chiều cao của cây.
Khi vận chuyển nước trong mạch dẫn thì lực cản trở sự di chuyển của nước là lực
ma sát của mạch dẫn (lực động) và trọng lực của nước khi nó lên kh i m t đất (lực tĩnh).
Vì vậy, nước muốn vận chuyển được trong mạch gỗ thì phải thắng được cả 2 trở lực trên.
Theo tính toán thì muốn vận chuyển nước lên cây cao 30 m thì sức hút nước của lá phải
lớn hơn sức hút nước của đất 6 atm, trong đó cần 3 atm để thắng trở lực tĩnh và 3 atm để
thắng trở lực động.
* Áp suất rễ
Do quá trình trao đổi chất của rễ, đ c biệt là quá trình hô hấp, sẽ phát sinh một áp
lực đẩy nước lên gọi là áp suất rễ. Đây là sự vận chuyển nước tích cực cần năng lượng. Do
vậy mọi tác nhân ức chế hoạt động sống của rễ, ức chế hô hấp của rễ đều ảnh hưởng đến
sự vận chuyển nước trong cây (như khi g p úng ho c nhiễm các chất độc với rễ...).
Có hai hiện tượng chứng minh cho sự tồn tại áp suất rễ là hiện tượng rỉ nhựa và hiện
tượng ứ giọt (đã trình bày ở phần trước).
* Sức kéo của thoát hơi nước
Khi độ ẩm không khí thấp hơn 100% thì sức hút nước của không khí tăng lên rất
mạnh, có thể đến hàng trăm atm. Sự chênh lệch về sức hút nước khá lớn giữa không khí
và bề m t lá làm cho quá trình thoát hơi nước xảy ra mạnh. Các tế bào của lá thiếu bão
hòa nước và hút nước của các tế bào ở dưới. Cứ như vậy mà phát sinh một lực hút từ bề
m t lá do bay hơi nước. Việc loại trừ các phân tử nước tận cùng của cột nước trong cột

49
xylem làm cho cột nước đẩy dần lên để thay thế. Sự thoát hơi nước ở lá là liên tục và do
đó mà sức kéo của thoát hơi nước cũng liên tục.
Sức kéo của thoát hơi nước phụ thuộc vào cường độ thoát hơi nước ở lá, mà cường
độ thoát hơi nước ở lá thì phụ thuộc rất nhiều vào biến đổi của điều kiện ngoại cảnh như
nhiệt độ, độ ẩm không khí...
Động lực này khá lớn, có thể đạt trên 10 atm và phụ thuộc vào quá trình thoát hơi
nước. Động lực này có thể đưa cột nước lên rất cao trên cây. Do vậy, đây là động lực quan
trọng nhất để đưa cột nước lên cao.
* Động lực bổ trợ (lực trung gian) khác
Các mao quản nước trong mạch dẫn tạo nên các sợi nước rất m ng manh. Các sợi
nước này có đầu trên bị kéo bằng một lực rất căng do thoát hơi nước, nhưng các sợi nước
m ng manh này không hề bị đứt đoạn tạo nên các bọt khí làm tắc nghẽn mạch. Có được
điều đó là do có hai lực bổ trợ, đó là:
- Lực liên kết giữa các phân tử nước (lực nội tụ) - lực này có khi lên đến 300 - 350
atm, có tính chất quyết định đến tính liên tục của cột nước.
- Lực bám giữa các phần tử nước với thành tế bào của mạch dẫn.
Có thể nói rằng sức kéo của sự thoát hơi nước ở lá cộng với lực đẩy của rễ và lực nội
tụ giữa các phân tử nước là quan điểm đúng đắn để giải thích dòng nước đi lên cao.
Một số nghiên cứu (trên cây sồi) đã chứng minh rằng áp suất rễ không phải là động
cơ chính cho sự vận chuyển nước trong mạch gỗ. Lực kéo vận chuyển nước lên gây ra bởi
quá trình thoát hơi nước của lá là động lực cơ bản của sự vận chuyển nước trong mạch gỗ.
Nước đi trong hệ thống mạch dẫn của cây là một cấu phần quan trọng trong vòng
tuần hoàn nước trong hệ thống sinh thái đất - cây - không khí. Vòng tuần đó được quyết
định bởi sự chênh lệch khá lớn giữa sức hút nước (thế nước) giữa đất, cây và khí quyển.
Đấy cũng chính là động học của dòng nước đi liên tục trong cây.
2.4. Quá trình thoát hơi nước ở lá
2.4.1. Khái niệm chung và ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước
* Khái niệm
Thoát hơi nước là sự bay hơi nước từ bề m t của lá vào khí quyển qua hệ khí khổng
là chủ yếu và một phần từ các bộ phận khác nhau của cây.
Quá trình thoát hơi nước trước hết là “họa tất yếu” của cây. Khi khí khổng mở, CO2
sẽ vào lá để cây tiến hành quang hợp, đồng thời mất một lượng nước lớn gấp 1.000 lần so
với lượng CO2 được hút vào. Tính trung bình 1.000 g nước cây hút vào thì nó chỉ dùng 2g
để đồng hóa và tạo ra chừng 3 g chất hữu cơ, khoảng 99% lượng nước hút vào bị thoát ra
ngoài thông qua quá trình thoát hơi nước trong suốt quá sinh trưởng của cây. Ví dụ trong
suốt chu kỳ sinh trưởng, cây ngô cần lượng nước gần 1m3 nước/1m2 đất. Tuy mất một
lượng nước khá lớn nhưng cây vẫn không thể ngừng thoát hơi nước, nó vẫn phải mở khí
khổng để lấy đủ lượng CO2 cung cấp cho quá trình quang hợp (sự trao đổi khí xảy ra đồng
thời với sự thoát hơi nước). Nếu lá bị mất quá nhiều nước thì khí khổng đóng lại để giảm

50
sự mất nước nhưng khi đó sự hấp thụ CO2 giảm và quá trình quang hợp sẽ giảm. Do tính
chất đối lập giữa vai trò của quá trình thoát hơi nước và ảnh hưởng của cơ chế điều hòa
khí khổng (cho quá trình thoát hơi nước) lên quá trình quang hợp mà người ta gọi quá
trình thoát hơi nước là "thảm họa cần thiết".
* Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước đối với thực vật
- Thoát hơi nước để cho khí khổng mở ra, qua đó CO2 xâm nhập vào lá để cung cấp
cho quá trình quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ cho cây. Như vậy, sự thoát hơi
nước và quang hợp của lá có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Thoát hơi nước là động lực trên và là động lực chủ yếu của quá trình hút và vận
chuyển nước, tạo dòng nước liên tục từ rễ lên lá.
- Sự thoát hơi nước và dinh dưỡng khoáng có mối quan hệ mật thiết. Các chất
khoáng tan trong dung dịch đất nhờ dòng thoát hơi nước mà được hút vào cây và vận
chuyển phân phối theo dòng nước đến các bộ phận khác nhau trên m t đất. Nếu thoát hơi
nước mạnh thì lượng chất khoáng hút vào và phân phối cho cây nhiều hơn. Như vậy thoát
hơi nước tạo điều kiện cho sự tuần hoàn, lưu thông và phân phối vật chất trong cây.
- Thoát hơi nước giảm nhiệt độ bề m t lá, bảo vệ cây kh i sự đốt nóng của ánh sáng
m t trời, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các hệ enzyme và quá trình trao đổi
chất. Thực tế thì các lá héo thoát hơi nước ít hơn lá tươi và có nhiệt độ chênh nhau
4 - 6oC.
- Ngoài ra, thoát hơi nước còn tạo ra độ thiếu bão hòa nước nhất định, tạo điều kiện
cho các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển
của cây.
2.4.2. Một số chỉ tiêu của quá trình thoát hơi nước
* Cường độ thoát hơi nước
Là lượng nước mất đi trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích và thường
được tính bằng đơn vị g nước/dm2 lá.
Cường độ thoát hơi nước ban ngày dao động trong khoảng 0,1 - 2,5 g/dm2, ban đêm
nh hơn 0,1 g/dm2. Đây là lượng nước thoát ra ngoài qua khí khổng. Còn lượng nước
thoát ra qua cutin rất nh , chỉ đạt giá trị 0,001 - 0,25 g/dm2. Cường độ thoát hơi nước thay
đổi theo loài cây, tuổi cây, tầng lá và điều kiện ngoại cảnh.
Cường độ thoát hơi nước mạnh vào gần trưa sang chiều, sau giảm dần, ban đêm
thoát hơi nước giảm mạnh vì khí khổng đóng.
Ý nghĩa:
- Cường độ thoát hơi nước cho ta biết khả năng thoát hơi nước của các loại cây trồng
và cũng là đ c tính của giống.
- Vì hầu hết lượng nước hút vào đếu bay hơi đi xác định cường độ thoát hơi nước
cho ta biết nhu cầu nước của cây trồng khác nhau. Dựa trên cơ sở đó, ta có thể tính toán
được lượng nước cây cần trong suốt đời sống của nó và trong các giai đoạn khác nhau để
có chế độ tưới nước hợp lý cho từng loại cây trồng.

51
* Chỉ số thoát hơi nước tương đối
Là tỷ số giữa cường độ thoát hơi nước qua bề m t lá và cường độ bốc hơi nước từ bề
m t nước tự do có cùng diện tích với lá trong cùng một thời gian bay hơi.
* Hệ số thoát hơi nước
Là lượng nước tính theo gam mà cây đã mất để tích lũy được một gam chất khô
(gam nước/1g chất khô). Chỉ số này thay đổi tùy giống cây và điều kiện ngoại cảnh và nó
cũng không ổn định ngay cả trong cùng một cây. Hệ số này của lúa trung bình là 680, của
khoai tây: 640, của ngô: 170, của rau dền: 300... Chỉ tiêu này cho ta biết nhu cầu nước của
cây trồng trong việc hình thành nên năng suất và lượng nước cần cung cấp cho cây để tạo
nên năng suất cần thiết.
* Độ nhanh chóng tiêu thụ nước
Là lượng nước mất đi trong một đơn vị thời gian tính theo phần trăm tổng lượng
nước dự trữ trong cây. Ở những cây thoát hơi nước mạnh, vào ban ngày sự mất nước
thường vượt qua sự hấp thu nước. Nếu nước bị mất quá nhiều thường xảy ra sự héo tạm
thời trong ngày. Còn hiện tượng héo lâu dài sẽ xảy ra khi đất bị khô kiệt.
2.4.3. Con đường thoát hơi nước
* Thoát hơi nước qua bì khổng
Các vết sần trên các cành và thân. Con đường thoát hơi nước này ít có ý nghĩa do
diện tích các bì khổng không lớn và cường độ thoát hơi nước rất thấp.
* Thoát hơi nước qua cutin
Thoát hơi nước qua cutin: Lớp cutin thường có ở v ngoài của tế bào biểu bì của lá
và các phần non của quả, than,... để hạn chế sự thoát hơi nước và bảo vệ. Hơi nước có thể
khuếch tán từ các khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài không khí. Có thể
xem sự thoát hơi nước qua cutin là sự khuếch tán nước qua môi trường khị nước nên trở
lực khuếch tán rất lớn. Nó phụ thuộc vào độ dày và độ ch t của lớp cutin. Lớp cutin càng
dày thì sự khuếch tán của nước qua con đường này càng nh . Ở cây non và cây mọc trong
bóng râm, lớp cutin của lá m ng do đó thoát hơi nước qua cutin khá lớn (gần tương đương
với thoát hơi nước qua khí khổng). Ở cây trưởng thành có lớp cutin dày và khí khổng rất
phát triển nên thoát hơi nước qua cutin rất yếu, yếu hơn con đường qua khí khổng 10 - 20
lần. Các lá già có lớp cutin khá dày và ch t nên thoát hơi nước qua cutin là không đáng
kể. Các cây trung sinh có lượng nước thoát qua cutin chiếm 30%, còn các cây hạn sinh ở
các sa mạc hầu như không thoát hơi nước qua bề m t biểu bì.
* Thoát hơi nước qua khí khổng
Là hình thức thoát hơi nước chủ yếu ở những cây trưởng thành, chiếm tới 90% tổng
số nước thoát ra.
Các giai đoạn của quá trình thoát hơi nước qua khí khổng:
- Giai đoạn 1: Bốc hơi nước từ bề m t tế bào nhu mô lá vào gian bào.

52
- Giai đoạn 2: Hơi nước khuếch tán qua khe khí khổng đến bề m t lá. Đây là giai
đoạn quan trọng nhất, quyết định toàn bộ quá trình thoát hơi nước. Giai đoạn này phụ
thuộc vào số lượng và sự đóng mở khí khổng.
Nghiên cứu trên cây ngô cho thấy:
Số lượng khí khổng/cm2 biểu bì của lá: 16.984; m t trên: 9.300; m t dưới: 7.680;
Tổng số khí khổng trung bình/cây: 104.057.830.
- Giai đoạn 3: Hơi nước khuếch tán từ bề m t lá ra không khí xung quanh.
2.4.4. Cơ sở vật lý của quá trình thoát hơi nước
Thoát hơi nước là quá trình bay hơi mang bản chất vật lý cơ bản như quá trình bay
hơi nước từ bề m t thoáng trong tự nhiên nên nó tuân theo công thức bay hơi nước
của Dalton:
( )

Trong đó:
V: Tốc độ thoát hơi nước.
K: Hệ số khuếch tán (hệ số thực nghiệm).
F: Áp suất hơi nước bão hòa ở bề m t bốc hơi.
f : Áp suất hơi nước của khí quyển lúc thí nghiệm.
P: Áp suất không khí nơi thí nghiệm.
S: Diện tích bề m t bốc hơi.
Theo công thức trên thì độ thiếu bão hòa hơi nước (F-f) còn gọi là sức hút nước của
không khí là giá trị chủ yếu quyết định sự thoát hơi nước.
Tuy nhiên, quá trình thoát hơi nước qua các khí khổng là một quá trình sinh lý phức
tạp nên nó không tuân theo công thức Dalton một cách ch t chẽ. Theo Stefent, tốc độ
thoát hơi nước ở lá có thể biểu thị bằng công thức sau:

( )

Kích thước và diện tích lỗ khí rất bé. Số lượng khí khổng càng nhiều thì diện tích
của khí khổng càng nh . Nhìn chung, tổng diện tích khí khổng trung bình bằng khoảng
1 - 2% so với diện tích lá. Tuy nhiên, sự thoát hơi nước tương đối của thực vật có thể tăng
50 - 100% so với sự bay hơi nước qua m t thoáng cùng diện tích lá. Theo một số tác giả
khác thì vận tốc thoát hơi nước qua lỗ khí tuân theo quy luật bay hơi qua lỗ nh : vận tốc
bay hơi nước qua lỗ nh tỷ lệ thuận với chu vi lỗ, còn qua lỗ lớn thì tỷ lệ thuận với diện
tích lỗ. Vì vậy, nếu cùng một diện tích bay hơi nước bề m t bay hơi nào có lỗ càng nh thì
tổng chu vi của các lỗ càng lớn nên thoát hơi nước càng mạnh.
2.4.5. Sự điều hòa quá trình thoát hơi nước
Quá trình thoát hơi nước được điều tiết thông qua hệ thống khí khổng và bằng cả
phương thức không qua khí khổng.
53
* Hình thái và sự phân bố khí khổng
- Khí khổng là do tế bào biểu bì lá tạo nên để làm chức năng thoát hơi nước và cho
khí CO2 xâm nhập. Nó phân bố ở cả hai m t của lá và các phần non của thân, cành, quả....
(Hình 2.6). Sự phân bố khí khổng ở m t trên và m t dưới của lá tùy thuộc vào từng loại
thực vật: thường thì đa số m t dưới lá có số khí khổng nhiều hơn m t trên, các cây có lá
thẳng đứng thường khí khổng hai m t gần bằng nhau....
- Kích thước và số lượng khí khổng thay đổi tùy theo loại thực vật và các giai đoạn
phát triển.

Hình 2.6. Khí khổng của cây một lá mầm (a) và cây hai lá mầm (b)
Khí khổng được cấu tạo từ hai tế bào có hình bầu dục (hay hình hạt đậu) quay
vào nhau để một khe hở nh liên thông giữa khoảng gian bào của thịt lá với không khí
xung quanh gọi là vi khẩu (Hình 2.7). Các tế bào khí khổng có đ c điểm sau:
- Tế bào hạt đậu có vách tế bào không đều nhau: mép trong (sát với vi khẩu) rất dày
và lớp ngoài (giáp tế bào phụ hay tế bào kèm) m ng, nên khi tế bào trương nước thì mép
ngoài của tế bào dãn nhanh hơn làm cho tế bào khí khổng uốn cong và khe vi khẩu mở để
cho hơi nước thoát ra ngoài. Ngược lại khi mất nước thì tế bào xẹp nhanh, mép ngoài co
nhanh hơn, thành trong duỗi thẳng và khí khổng đóng lại.
- Tế bào khí khổng chứa nhiều lục lạp và tinh bột. Đây là đ c điểm mà các tế bào biểu
bì không có.

54
* Cấu tạo của khí khổng
Đ c điểm này giúp cho sự điều chỉnh tế bào khí khổng đóng mở nhờ tế bào khí
khổng hoạt động quang hợp và làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng.
Kiểu cấu trúc như vậy đ c trưng cho tế bào khí khổng. Đây có thể coi là sự kết hợp
hài hòa giữa cấu trúc và chức năng.

Hình 2.7. Cấu tạo của tế bào khí khổng và sự phân bố lục lạp trên tế bào khí khổng
* Cơ chế điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng
Theo lý thuyết, cơ chế điều chỉnh sự đóng mở khí khổng dựa trên sự thay đổi sức
trương nước của tế bào khí khổng và cấu trúc mép ngoài và trong của khí khổng (Hình 2.8).
- Theo nhiều tác giả, nguyên nhân gây nên sự biến đổi sức trương nước (áp suất
thẩm thấu) là ánh sáng qua ảnh hưởng của nó đến hoạt động quang hợp ở lục lạp: ở
ngoài sáng quá trình phân giải tinh bột được kích thích, còn trong tối sự tổng hợp tinh
bột được tiến hành.
Sáng
Tinh bột Đường
Tối
Ở ngoài, sáng do có lục lạp nên tế bào khí khổng tiến hành quang hợp, dẫn đến làm
giảm hàm lượng CO2 trong tế bào khí khổng giảm, vì vậy pH của tế bào tăng từ 4 đến 7
(CO2 trong môi trường thể hiện tính acid yếu).
CO2 + H2O H+ + HCO3-
pH tối thích cho hoạt động của phosphorylase là 7, do đó enzyme này xúc tác phản
ứng thủy phân tinh bột xảy thành đường:
Tinh bột + nH3PO4 n Glucoso-6P
Kết quả là hàm lượng tinh bột trong tế bào khí khổng giảm và hàm lượng đường tan
tăng lên làm cho áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng tăng. Tế bào khí khổng hút nước
của các tế bào xung quanh làm tăng thể tích tế bào hạt đậu với sự giản mạnh của mép
ngoài tế bào làm khí khổng mở ra.
Trong tối: quá trình diễn ra theo hướng ngược lại, tức là đường biến đổi thành tinh
bột, áp suất thẩm thấu giảm, khí khổng đóng lại.

55
Như vậy:
- Sự biến đổi thuận nghịch Tinh bột Đường
Tế bào khí khổng đóng mở
- Chính ánh sáng là nhân tố điều tiết sự chuyển hóa giữa tinh bột và đường.
- Sự chuyển hóa tinh bột và đường phụ thuộc vào pH:
pH = 7
Tinh bột Đường
pH  5

Hình 2.8. Sự đóng mở khí khổng [9]


Tuy nhiên, giả thiết nêu trên cũng có những điểm chưa thoả đáng như: sự giảm CO 2
ít, không đủ gây ra sự thay đổi pH một cách đáng kể và trong các tế bào đóng không có
tinh bột và có thể không có cả phosphorylase.
M c dù cơ chế đóng mở khí khổng vẫn còn chưa hoàn toàn sáng t nhưng điều chắc
chắn là hầu hết khí khổng của cây xanh mở ở ngoài sáng và khi thiếu CO2, sự tăng độ
trương nước của tế bào đóng so với các tế bào lân cận là cơ chế vật lý cho sự đóng mở
khí khổng.
- Acid abcisic cũng có vai trò trong đóng mở khí khổng. Khi lá thiếu nước, acid
abcisic tích lũy trong các tế bào đóng ức chế tổng hợp enzyme amylase, làm ngừng sự
thủy phân tinh bột, do đó làm giảm hàm lượng các chất có hoạt tính thẩm thấu và làm khí
khổng đóng lại.
- Ngoài ra, khi hàm lượng K trong tế bào đóng giảm, khí khổng đóng lại và khi
cung cấp K cho tế bào, khí khổng có thể mở ra.

56
* Các phản ứng đóng mở khí khổng
Có hai hình thức đóng mở khí khổng:
- Đóng mở chủ động: Do sự biến đổi sự trương nước của tế bào hạt đậu (tế bào đóng).
- Đóng mở bị động: Do sự biến đổi của tế bào các tế bào khác.
Có ba loại phản ứng đóng mở khí khổng:
- Phản ứng mở quang chủ động: Là hiện tượng mở khí khổng chủ động khi m t trời
mọc ho c khi chuyển cây từ tối ra sáng.
- Phản ứng đóng thủy chủ động: Là hiện tượng đóng khí khổng chủ động vào những
giờ trưa khi cường độ thoát hơi nước cao làm cho tế bào đóng bị mất nước mạnh (quá
15%), khí khổng đóng chủ động để giữ nước, cho nên dù cường độ chiếu sáng mạnh khí
khổng vẫn đóng vào lúc trưa nắng.
- Phản ứng đóng và mở thủy bị động: Khi tế bào hoàn toàn no nước (khi mưa) các tế
bào xung quanh khí khổng tăng thể tích, ép lên các tế bào đóng làm khe khí khổng khép
lại một cách bị động. Đó là phản ứng đóng thủy bị động. Sau đó, khi các tế bào biểu bì
mất nước và giảm thể tích, không ép lên các tế bào đóng và khí khổng lại mở ra. Đó là
phản ứng mở thủy bị động.
Tuy nhiên, khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi kéo dài (khô hạn, héo lâu dài) thì cơ chế
đóng mở khí khổng không tuân theo một quy luật cụ thể nào.
* Sự điều hòa thoát hơi nước theo cơ chế ngoài khí khổng
Trong thực tế có một số trường hợp thoát hơi nước không tuân theo quy luật chung.
Ví dụ, cây hướng dương chỉ đóng khí khổng vào lúc gần chiều tối, c mục túc đóng khí
khổng vào 11 giờ trưa nhưng nhịp độ thoát hơi nước của hai cây này gần bằng nhau. Cây
bông những ngày nắng có thể ngừng thoát hơi nước trong khi khí khổng vẫn mở. Đó là sự
điều chỉnh thoát hơi nước trong gian bào của lá.
Như vậy, thực vật có thể tự điều chỉnh thoát hơi nước thông qua hoạt động của khí
khổng ho c theo cơ chế ngoài khí khổng.
2.4.6. Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh lên quá trình thoát hơi nước
- Ảnh hưởng của độ thiếu bão hòa hơi nước: Theo công thức Dalton, quá trình thoát
hơi nước phụ thuộc chủ yếu vào độ thiếu hơi nước bão hòa trong không khí (F - f). Chỉ số
này liên quan ch t chẽ với nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió, ánh sáng...
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi nước bão hòa (F) tăng
mà ít ảnh hưởng đến f nên (F - f) tăng lên và vận tốc thoát hơi nước của lá cũng tăng lên
và ngược lại.
- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí: Khi độ ẩm không khí f càng thấp thì (F - f) càng
tăng và cường độ thoát hơi nước càng mạnh. Nếu f quá thấp kết hợp với nhiệt độ cao sẽ
gây hạn không khí.
- Ảnh hưởng của ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến thoát hơi nước thông quan tác
dụng làm mở khí khổng và hiệu quả tăng nhiệt độ của ánh sáng. Trong một giới hạn nhất
định ánh sáng càng mạnh thì cường độ thoát hơi nước càng mạnh.

57
- Ảnh hưởng của gió: Nhìn chung, gió làm tăng (F - f) nên gió càng mạnh càng làm
tăng thoát hơi nước. Tuy nhiên, có trường hợp gió làm giảm thoát hơi nước do gió làm
giảm nhiệt độ lá và làm cho khí khổng đóng lại.
- Ảnh hưởng của phân bón.
- Ảnh hưởng của chế độ cung cấp nước.
2.5. Các nhóm cây khác nhau về chế độ nước, sự cân bằng nước và trạng thái héo
2.5.1. Các nhóm cây khác nhau về chế độ nước
Dựa vào sự thích nghi của các nhóm cây với các điều kiện sinh thái, có thể chia
chúng thành 3 nhóm chính:
- Nhóm cây ẩm sinh: Thích hợp với vùng có độ ẩm cao như các cây thủy sinh sống
ven ao hồ, sông ngòi, rừng tối và ẩm... Nhóm này chịu sự mất nước kém, chủ yếu thoát
hơi nước qua cutin.
- Nhóm cây trung sinh: Sống ở vùng đất có độ ẩm vừa phải. Đa số cây họ lúa, họ
đâu, cây ăn quả, nhiều loại rau,... thuộc nhóm này.
- Nhóm cây hạn sinh: Thường sống ở điều kiện khô hạn, miền sa mạc và bán sa mạc.
Nhóm này có đ c điểm là ít khí khổng, bề m t lá nh , đôi khi có gai, bộ rễ dài. Có thể chia
cây hạn sinh thành nhiều nhóm nh :
+ Cây mọng nước.
+ Cây nửa hạn sinh (lá m ng, rễ sâu, chịu hạn không cao).
+ Cây hạn sinh thực sự.
+ Rêu, địa y, quyển bá và các cây ở sa mạc.
Ngoài ra, các cây đồng lầy và vùng đất m n (khó hút nước) có thể xếp vào nhóm cây
hạn sinh.
2.5.2. Sự cân bằng nước
Sự cân bằng nước được xác định bằng sự so sánh giữa lượng nước hút vào và lượng
nước thoát ra kh i cây. Nếu ta gọi lượng nước thoát đi là T và lượng nước hút vào là A thì
tỷ số T/A biểu thị các trạng thái cân bằng nước trong cây. Nếu T/A<1 thì cây ở trạng thái
mất cân bằng nước.
* Sự cân bằng nước dương
Sự cân bằng nước dương: Là trạng thái của cây khi độ thiếu nước bão hòa trong cây
thấp, cây dễ dàng hút nước vào bù đắp lượng nước thiếu hụt để luôn có tỷ số T/A 1.
Trong trường hợp này sự thoát hơi nước và hút nước phối hợp với nhau nhịp nhàng.
Sự cân bằng nước tối thích khi cây hoàn toàn đủ nước. khi đó lông hút phát triển
mạnh, cây lấy nước thoả mãn và cũng thoát hơi nước mạnh. Về hình thái thì cây luôn tươi
vì các tế bào luôn trương nước. Cây ở trạng thái cân bằng nước thuận lợi cho các hoạt
động sinh lý và có năng suất cao.
* Cân bằng nước âm
Cân bằng nước âm: Khi tỷ số T/A<1.
Sự cân bằng nước trong cây luôn dao động, khi thì dương, khi thì âm. Có dao động
ngắn hạn, tức thời (do đóng mở khí khổng), nhưng có dao động dài (ngày đêm, theo mùa...).
58
Phản ứng của cây trồng về trạng thái cân bằng nước cũng khác nhau.
2.5.3. Sự héo của thực vật
Héo là dấu hiệu về hình thái biểu thị sự cân bằng nước bình thường trong cây bị phá
hủy. Sự hấp thu nước của cây không bù đủ lượng nước thoát đi, các tế bào lá giảm sức
trương, xẹp xuống gây nên sự héo rũ. Tùy theo mức độ mất cân bằng nước và thời gian
tác động mà có các trạng thái héo khác nhau: héo tạm thời và héo lâu dài (Hình 2.9).
* Héo tạm thời
Xảy ra vào những giờ ban trưa khi nhiệt độ không khí quá cao ho c độ ẩm không
khí thấp, sự thoát hơi nước nhiều làm cây bị héo. Nhưng vào buổi chiều và ban đêm khi
nhiệt độ giảm, thoát hơi nước giảm và cây khôi phục được trạng thái cân bằng nước và
tươi trở lại. Các cây có lá rộng như bầu bí, hướng dương, củ cải,... thường bị héo tạm thời.
Đây là quá trình thuận nghịch.

Hình 2.9. Hiện tượng thiếu nước trong cây [17]


* Héo lâu dài
Thường do hạn đất gây nên. Vì đất thiếu nước thường xuyên nên hệ thống rễ không
thể hút đủ nước cho cây cả ngày lẫn đêm nên cây mất cân bằng nước thường xuyên và héo
lâu dài. Nếu thiếu nước trầm trọng thì héo lâu dài không thể khắc phục được, tức là không
thuận nghịch m c dù ban đêm quá trình thoát hơi nước không đáng kể.
* Tác hại của héo
Héo, đ c biệt là héo lâu dài có tác hại rất lớn đối với cây trồng.
- Hoạt động sinh lý của cây bị rối loạn: Ngừng quang hợp, hô hấp vô hiệu tăng, rối
loạn trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển chậm ho c bị ngừng.

59
- Hệ thống lông hút bị chết vì chúng rất nhạy cảm với thiếu nước và khó tái tạo lại
lông hút mới.
- Do thiếu nước nên quá trình thụ phấn, thụ tinh không thực hiện được, quả không
hình thành, hạt lép và quả bị rụng.
- Hệ thống vận chuyển và phân phối vật chất trong cây bị tắc nghẽn nên giảm năng
suất kinh tế. Mức độ giảm năng suất tùy thuộc vào mức độ héo của cây trồng.
2.6. Cơ sở sinh lý của việc tưới nước hợp lý cho cây trồng
Tưới nước là biện pháp kỹ thuật hàng đầu trong việc thâm canh tăng năng suất. Tưới
nước hợp lý là tưới nước dựa vào nhu cầu sinh lý của cây trồng đối với nước. Điều đó có
nghĩa xác định nhu cầu nước của cây (lượng nước cần cung cấp), thời gian cung cấp nước,
số lần tưới, phương pháp tưới...
* Mục đích của việc cung cấp nước cho cây
- Cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây để tăng cường các hoạt động sinh lý
của chúng.
- Điều chỉnh chế độ nước (cung cấp và rút) cho thích hợp nhằm điều hòa sự sinh
trưởng của cây để đạt năng suất cao, đạt đến cấu trúc hợp lý của quần thể cây trồng.
- Cải tạo điều kiện sống của cây: Tăng khả năng giữ nước, điều hòa chế độ nhiệt và
chế độ khí của đất, cải tạo đất, tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ rễ, tăng cường khả
năng hấp thụ nước và dinh dưỡng của rễ.
* Xác định lượng nước tưới cho cây
Nhu cầu nước của cây trồng là tổng số lượng nước cây cần trong từng thời kỳ để tạo
nên năng suất tối ưu. Nhu cầu nước thay đổi nhiều đối với từng loại cây trồng và các giai
đoạn khác nhau.
Xác định cường độ thoát hơi nước cho từng giai đoạn rồi tính ra lượng nước mất đi
trong từng giai đoạn và trong đời sống của cây. Đấy chính là nhu cầu nước của cây. Dựa
vào đó ta có thể tính được lượng nước cần tưới trên một diện tích gieo trồng của một cây
nào đó.
* Thời gian cung cấp nước
- Nhu cầu nước của cây ở các thời kỳ sinh trưởngkhác nhau không giống nhau do
hoạt động sinh lý ở các thời kỳ khác nhau.
- Cần tưới nước suốt thời kỳ dinh dưỡng của cây. Đ c biệt cần chú ý đến thời kỳ
khủng hoảng nước (là thời kỳ mà thiếu nước sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống của
cây). Ví dụ, đối với lúa là thời kỳ từ lúc đẻ nhánh đến lúc trổ bông, đối với nhiều cây đó là
giai đoạn ra hoa.
* Cơ sở sinh lý của việc xác định thời điểm tưới nước
Có nhiều cách xác định thời điểm tưới nước:
- Dựa vào biểu hiện bên ngoài của cây.
- Dựa vào hàm lượng nước còn lại trong đất mà cây không lấy được (hệ số héo của đất).

60
Cả hai cách trên đều không thích hợp vì khi thấy được biểu hiện thiếu nước thì các
hoạt động sinh lý của cây đã bị vi phạm rồi.
- Dựa trên các chỉ tiêu sinh lý phản ánh chế độ nước của cây như: sức hút nước của
lá, nồng độ và áp suất thẩm thấu của dịch bào, độ mở khí khổng, cường độ hô hấp,... để
xác định thời kỳ tưới nước.
Các chỉ tiêu sức hút nước và áp suất thẩm thấu có giới hạn khác nhau ở các loại
khác nhau, ví dụ, ở cây bông khi S có giá trị 14 - 15 atm là phải tưới nước; ở khoai tây,
cà chua thì ở S = 8 atm. Ở lúa mì, các chỉ tiêu này thay đổi theo các thời kỳ sinh
trưởng (Bảng 2.3).
Bảng 2.3. Trị số giới hạn cho việc tưới nước dựa vào giá trị
của sức hút nước (S) và áp suất thẩm thấu của lúa mì mùa xuân
Các thời kỳ
Sức hút nước (S atm) Áp suất thẩm thấu (P atm)
sinh trưởng
Bắt đầu đẻ nhánh 8-9 10 - 11
Làm đòng - trổ bông 9 - 10 11 - 12
Hạt vào chắc 11 - 12 13 - 15
Thời kỳ sau 14 - 15 16 - 18

* Lượng nước tưới và số lần tưới


Đây là vấn đề phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhu cầu nước của từng loại
cây, tính chất vật lý, hóa học của từng loại đất, các điều kiện ngoại cảnh...
- Đối với cây ở cạn cần tưới đến 80% ẩm dung toàn phần của đất là đủ.
- Đối với một số cây cần tưới ngập nước.
- Đối với đất cát phải tưới nhiều lần.
- Đối với đất m n cần tưới nước nhiều hơn nhu cầu của cây vì cây khó hút nước và
cần nhiều nước để rửa m n.
* Phương pháp tưới
- Tưới ngập, tưới tràn.
- Tưới rãnh.
- Tưới phun mưa, phun sương.
- Tưới nh giọt.
- Tưới ngầm.

TÓM TẮT CHƯƠNG

Sự trao đổi nước là một quá trình sinh lý quan trọng của thực vật. Nó bao gồm ba
quá trình xảy ra đồng thời và có quan hệ mật thiết với nhau: sự hút nước của rễ, sự vận
chuyển nước trong mạch dẫn và sự thoát hơi nước ở lá.
Giữa các quá trình trao đổi nước trong cây có mối quan hệ mật thiết thông qua sự
cân bằng nước trong cây. Nó được xác lập bởi tỷ lệ giữa lượng nước hút vào và thoát ra
61
kh i cây. Trường hợp mất cân bằng nước, cây sẽ héo, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý và
năng suất cây trồng.
- Các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, pH đất, nồng độ dung dịch,... ảnh
hưởng mạnh đến sự hút, vận chuyển và thoát hơi nước.
- Vận dụng những hiểu biết về trao đổi nước để đề xuất biện pháp tưới nước dựa trên
nhu cầu sinh lý của cây nhằm tăng năng suất cây trồng.

ÔN TẬP
1. Cơ chế điều chỉnh đóng mở khí khổng ở thực vật.
2. Nêu các động cơ hút nước và phân tích cơ chế của quá trình hút nước ở thực vật?
3. Sự vận động của nước từ đất vào rễ.
4. Quá trình vận chuyển nước trong cây theo dũng liên tục đất - cây - không khí.
Con đường vận chuyển nước và đ c trưng của các con đường này.
5. Chiều hướng vận chuyển và các trợ lực của quá trình vận chuyển nước trong cây.
6. Phân tích ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước. Các con đường thoát hơi nước ở
thực vật và các giai đoạn của quá trình thoát hơi nước qua khí khổng.
7. Cấu tạo của khí khổng. Các phản ứng đóng mở khí khổng.
8. Lượng nước tưới và số lần tưới nước trong cây.
9. Nêu các động cơ hút nước và phân tích cơ chế của quá trình hút nước ở thực vật.
10. Sự vận động của nước từ đất vào rễ.
11. Quá trình vận chuyển nước trong cây theo dòng liên tục đất - cây - không khí là
gì? Con đường vận chuyển nước và đ c trưng của các con đường này.
12. Chiều hướng vận chuyển và các trợ lực của quá trình vận chuyển nước
trong cây.
13. Phân tích ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước. Các con đường thoát hơi nước ở
thực vật và các giai đoạn của quá trình thoát hơi nước qua khí khổng.

62
Chương III

DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITROGEN Ở THỰC VẬT

3.1. Khái niệm chung


Dinh dưỡng khoáng và nitrogen (N) đóng vai trò đ c biệt quan trọng trong đời sống
của thực vật. Điều kiện dinh dưỡng khoáng và nitrogen là một trong những nhân tố chi
phối có hiệu quả nhất quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Khi phân tích thành phần hóa học của thực vật, người ta phát hiện ra có đến hơn 60
nguyên tố có trong thành phần của cây. Tuy nhiên, chỉ có một số nguyên tố nhất định là
tối cần thiết cho cây gọi là các nguyên tố thiết yếu. Một nguyên tố thiết yếu là nguyên tô
có vai trò sinh lý rất quan trọng và rất cần cho sinh trưởng, phát triển mà nếu thiếu, cây
không thể hoàn thành chu trình sống của mình.
Bằng phương pháp trồng cây trong dung dịch và các phương pháp nghiên cứu dinh
dưỡng chính xác khác, người ta đã phát hiện ra có khoảng 19 nguyên tố dinh dưỡng thiết
yếu đối với cây. Đó là: C, H, O, N, P, K, Mg, Ca, Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo, Cl, Na, Si và
Ni. Khi có đủ các nguyên tố thiết yếu và năng lượng ánh sáng, cây có thể tổng hợp các
chất hữu cơ cần thiết cho các hoạt động sinh lý, quá trình sinh trưởng phát triển của cây
vàhoàn thành chu kỳ sống của mình...
Ngoài 19 nguyên tố thiết yếu đó ra, cây cũng cần rất nhiều nguyên tố khác mà nếu
thiếu cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây nhưng cây vẫn hoàn thành chu
trình sống của mình, vẫn ra hoa kết quả.
Có hai quan niệm về nguyên tố khoáng trong cây:
Theo quan niệm thứ nhất nguyên tố khoáng là các nguyên tố chứa trong phần tro của
thực vật. Để phát hiện các nguyên tố khoáng của cây, người ta phân tích tro thực vật. Đốt
thực vật ở nhiệt độ cao (khoảng 550 - 600oC) Các nguyên tố C, O, H, N sẽ mất đi dưới
dạng khí CO2, hơi H2O, NO2, O2 ho c N2. Phần còn lại là tro thực vật. Nguyên tố C chiếm
khoảng 45%. O chiếm khoảng 42%, H khoảng trên 6,5% và N khoảng 1,5% hàm lượng
chất khô. Các nguyên tố C, H, O, N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các chất hữu cơ
trong cây. Chúng xâm nhập vào cây dưới dạng H2O, khí CO2, O2, NH3, NO3-, số còn lại,
xấp xỉ 5% khối lượng chất khô của cây, là các nguyên tố khoáng. Với quan điểm này N
không phải là nguyên tố khoáng.
Theo quan niệm thứ hai, trừ các nguyên tố có nguồn gốc từ CO2 và H2O (C, H và
O), các nguyên tố còn lại được cây hấp thu từ đất gọi là các nguyên tố khoáng.
Theo quan niệm này thì N là nguyên tố khoáng vì nó được rễ hấp thu từ đất. Do đó,
các phân bón có N (phân đạm) đều được gọi là phân khoáng. Quan niệm này hiện nay
được nhiều người thừa nhận.
Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong cây khác nhau rất lớn. Chúng phụ thuộc vào
loài cây, vào các bộ phận khác nhau, vào giai đoạn sinh trưởng...

63
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng 95% vật chất trong cây là do cây lấy từ không
khí và nước, chỉ 5% là lấy trong đất.
Trong thành phần hóa học của thực vật, người ta thấy:
- Phần trăm các nguyên tố có nguồn gốc từ CO2 và H2O:
H 6% C 45% O 42%
- Phần trăm các nguyên tố có nguồn gốc từ đất:
N 1,5% K 1,0% Ca 0,5%
Mg 0,2% P 0,1% S 0,1%
- Hàm lượng ppm của một số nguyên tố vi lượng:
Cl 100 ppm Fe 100 ppm B 20 ppm
Mn 50 ppm Na 10 ppm Zn 20 ppm
Cu 6 ppm Ni 0,1 ppm Mo 0,1 ppm
Căn cứ vào hàm lượng chứa trong cây, các nguyên tố khoáng trong cây được chia
thành ba nhóm:
- Nhóm các nguyên tố đại lượng, có hàm lượng biến động từ 10-1 đến 10-4% chất
khô, gồm: N, P, K, Ca, S, Mg, Si...
- Nhóm các nguyên tố vi lượng, có hàm lượng nh từ 10-5 đến 10-7% chất khô, gồm
các nguyên tố Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, B, Ni, Co, Ti, Sr, Ba...
- Nhóm các nguyên tố siêu vi lượng có hàm lượng rất nh , từ 10 -7 đến 10-14% chất
khô, chúng gồm các nguyên tố Hg, Cd, Cs, I, Pb, Ag, Au, Ra...
Các nguyên tố được cây hấp thụ vào có thể có những vai trò khác nhau.
3.2. Cơ chế hấp thụ chất khoáng
3.2.1. Sự thích nghi của bộ rể với chức năng hút khoáng
Chức năng quan trọng nhất của rễ là hấp thụ nước và các ion khoáng. Rễ cây có đ c
điểm về cấu trúc hình thái, khả năng sinh trưởng và hoạt động sinh lý phù hợp với chức
năng hút nước và hút khoáng của chúng.
Trước hết, rễ có những biến đổi để thích nghi với chức năng hấp thụ: Vách tế bào
biểu bì m ng, không thấm cutin; từ biểu bì hình thành vô số lông hút làm tăng diện tích bề
m t tiếp xúc của rễ lên rất lớn; tế bào v rễ có nhiều khoảng gian bào để dự trữ nước và
ion khoáng; tề bào nội bì có đai Caspar làm cho rễ có khả năng điều chỉnh dòng vật chất
vào trụ mạch dẫn.
Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng trong lòng đất để chủ động tìm nguồn nước và
chất dinh dưỡng nuôi cây. Khả năng này thể hiện ở tính hướng nước và hướng hóa của rễ.
Rễ cây có thể đâm sâu 1,5 - 2 m, có loại rễ đâm sâu từ 5 - 10 m. Rễ cây thường lan rộng
gấp 2 - 3 lần tán lá của cây. Nhờ khả năng phân nhánh mạnh, nhất là sự phát triển của hệ
thống lông hút nên hệ rễ có bề dài tổng cộng và bề m t tiếp xúc với đất rất lớn. Số lượng

64
lông hút của rễ các loại cây rất khác nhau. Độ dài chung của rễ các cây trồng đạt tới hàng
chục triệu m/ha, tạo nên bề m t hút thu lớn. Bề m t tiếp xúc của rễ thường đạt cực đại ở
giai đoạn ra hoa. Sự xuất hiện các lông hút có độ dài 2 - 3 m làm cho bề m t hút thu của rễ
chiếm từ 10 - 13 lần tổng thể tích của đất. Bề m t tổng cộng của rễ và lông hút đạt 130 lần
lớn hơn bề m t của bộ phận ký sinh. Hệ rễ của đại mạch đen có 13.815.678 rễ, chiều dài
tổng cộng là 623 km, bề m t tổng cộng là 67.328 m.
Sự phân bố của rễ trong đất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên trong và
bên ngoài.
3.2.2. Cơ chế hút khoáng của hệ rễ
Các chất khoáng muốn đi vào cây thì trước hết phải tan trong dung dịch đất và được
hấp phụ trên bề m t rễ. Các ion khoáng được hấp phụ trên bề m t rễ theo phương thức
trao đổi ion giữa đất và lông hút. Có hai phương thức trao đổi ion: trao đổi tiếp xúc (trao
đổi trực tiếp) ho c trao đổi gián tiếp thông qua H2CO3 trong dung dịch.
Trong quá trình hô hấp của rễ, CO2 được tạo thành. Trên bề m t của rễ sẽ xảy ra
phản ứng:
CO2 + H2O H+ + HCO3-
Rễ trao đổi ion H+ với các cation, trao đổi ion HCO3- với các anion trong đất. Sự trao
đổi ion giữa rễ và đất theo đúng hóa trị và đương lượng của các ion.
Chất khoáng sau khi hút bám lên bề m t rễ sẽ được đi vào tế bào để vận chuyển vào
bên trong rễ và đi lên các bộ phần trên m t đất ho c tham gia một số quá trình chuyển hóa
ngay tại rễ. Theo quan niệm hiện nay, quá trình hút các chất khoáng của cây là một quá
trình sinh lý rất phức tạp, tiến hành theo nhiều cơ chế khác nhau vừa có tính chất thụ động
không liên quan đến các quá trình trao đổi chất, vừa có tính chất chủ động liên quan mật
thiết đến các quá trình trao đổi chất trong thực vật. Sau đây là hai cơ chế hấp thụ chất
khoáng cơ bản: cơ chế thụ động và cơ chế chủ động.
3.2.2.1. Cơ chế hút khoáng bị động
Theo cơ chế này, rễ cây có thể hút các chất khoáng bằng các cơ chế mang tính chất
thụ động dựa theo quá trình khuếch tán và thẩm thấu, quá trình hút bám trao đổi. Đây là
quá trình mang tính chất vật lý đơn thuần.
Đ c trưng của cơ chế hút khoáng bị động là:
- Quá trình xâm nhập chất khoáng không cần cung cấp năng lượng, không liên quan
đến trao đổi chất và không có tính chọn lọc.
- Phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ ion trong và ngoài tế bào (gradient nồng độ)
và hướng vận chuyển theo gradient nồng độ.
- Chỉ vận chuyển các chất có thể hòa tan và có tính thấm đối với màng.
Tốc độ xâm nhập của các chất tan (V) vào tế bào được xác định theo công thức:
V = Const. K. M-l/2 (Cn - Ctr)

65
Trong đó:
K: Hệ số biểu thị tính tan của chất tan trong lipid.
M: Phân tử lượng của chất tan khuếch tán.
Cn; Ctr: Nồng độ các chất khuếch tán ở bên ngoài và bên trong tế bào.
Const: Hằng số khuếch tán.
Như vậy, tốc độ xâm nhập chất tan vào tế bào phụ thuộc vào 3 điều kiện:
- Tính hòa tan của chất tan trong lipid (K) càng cao thì xâm nhập càng mạnh.
- Phân tử lượng của chất tan (M) càng nh thì càng dễ xâm nhập.
- Sự chênh lệch nồng độ chất khuếch tán càng lớn thi ion xâm nhập càng nhanh.
Tuy nhiên, khi có đủ các điều kiện cho sự khuếch tán thì tốc độ khuếch tán tự nhiên
chậm hơn rất nhiều so với khuếch tán của chất tan trong tế bào. Như vậy, ở trong tế bào
tồn tại một số cơ chế bổ trợ nào đó để đẩy nhanh tốc độ khuếch tán. Đó chính là khuếch
tán có xúc tác. Đây cũng là cơ chế xâm nhập chất tan thụ động vì không tiêu tốn năng
lượng của quá trình trao đổi chất. Có thể có một số cơ chế sau:
- Ionophor: Đây là các chất hữu cơ trên màng có thể dễ dàng liên kết có chọn lọc với
ion và đưa ion qua màng mà không cần năng lượng. Đã có các nghiên cứu về bản chất hóa
học và cơ chế hoạt động mang ion của các chất đóng vai trò là các ionophor. Các chất này
thường được chiết xuất từ các vi sinh vật như valinomicine từ Streptomyces, chất
nonactine từ Actinomyces... Khi các chất này tác động lên màng thì làm cho tính thấm của
màng tăng lên làm sự xâm nhập của ion qua màng rất dễ dàng. Sự kết hợp giữa ionophor
với các ion mang tính đ c hiệu cao.
- Kênh ion: Trên màng sinh chất và màng không bào có rất nhiều lỗ xuyên qua màng
có đường kính lớn hơn kích thước của các ion, tạo nên các kênh cho các ion dễ dàng
xuyên qua. Tuy nhiên, các kênh ion cũng có tính đ c hiệu. Mỗi ion có kênh hoạt động
riêng và cũng có thể đóng và mở và tùy theo điều kiện cụ thể.
- Thế xuyên màng: Quá trình vận chuyển các ion qua mang dẫn đến sự chênh lệch
nồng độ ion hai phía của màng và tạo nên một thế hiệu xuyên màng. Hiệu điện thế đo
được có thể đạt 50 - 200 mV và thường âm phía bên trong tế bào. Nhờ thế xuyên màng
này mà các cation có thể đi theo chiều điện trường từ ngoài vào tế bào, còn các anion có
thể liên kết với ion H+ để vận chuyển vào trong.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ý kiến thống nhất về mức độ tham gia của quá trình
khuếch tán trong sự hút chất khoáng của cây. Một số ý kiến cho rằng quá trình khuếch tán
có ý nghĩa đáng kể trong sự hút chất khoáng ở môi trường đất m n, ho c khi cây già, khi
rễ cây bị thương tổn... Một số ý kiến khác lại cho rằng một phần đáng kể của bộ rễ gồm
thành tế bào, gian bào và một phần nguyên sinh chất được các ion khuếch tán qua lại
tự do.
Quá trình hút bám trao đổi chất khoáng theo cơ chế thụ động dựa trên nguyên tắc
các ion mang điện cùng dấu trao đổi với nhau khi hút bám trên bề m t rễ ho c nằm trong
các khoảng không gian tự do của thành tế bào rễ. Cơ chế hút bám trao đổi nầy biểu hiện rõ

66
rệt ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hút khoáng. Các ion đi vào rễ nhờ hút bám trên các
gốc mang điện trái dấu trên thành cellulose và màng sinh chất và nhờ việc đẩy ra ngoài
một lượng tương đương các ion cùng dấu đã bám trên đó.
Quá trình phân phối theo cân bằng Donnan: Các ion được phân phối cân bằng giữa
môi trường trong và ngoài tế bào rễ qua màng ngăn cách. Màng này chỉ cho một số ion đi
qua mà không cho một số ion khác đi qua. Cân bằng Donnan giải thích hiện tượng nồng
độ chất khoáng trong dịch tế bào cao hơn nhiều so với mô trường ngoài như sau: khi các
ion xâm nhập vào dịch tế bào được liên kết với các chất khác trong tế bào, nhờ vậy
gradient nồng độ vẫn giữ được cân bằng trong suốt thời gian hút khoáng.
Tuy nhiên, bằng kết quả thực nghiệm, các nhà sinh lý thực vật đã chỉ ra nhiều thiếu
sót của các cơ chế hút khoáng theo tính chất thụ động như:
- Giữa sự hút nước và hấp thụ các chất khoáng không có mối quan hệ ch t chẽ.
- Giữa các ion cùng dấu không có quan hệ cạnh tranh nhau trong quá trình hấp thụ.
- Không thể xem màng tế bào là một màng lọc thụ động khi áp dụng cân bằng
Donnan để giải thích sự xâm nhập của các ion vào tế bào.
3.2.2.2. Cơ chế hút khoáng chủ động
Quá trình hút chủ động các nguyên tố khoáng bởi hệ rễ có liên quan đến quá trình
trao đổi chất của tế bào. Đây là quá trình chọn lọc và chủ động.
Sự vận chuyển tích cực (active transport) khác với sự vận chuyển bị động (passive
transport) ở những đ c điểm sau:
- Không phụ thuộc vào gradient nồng độ: có thể vận chuyển ngược gradient
nồng độ.
- Cần sử dụng năng lượng và chất mang.
- Có thể vận chuyển các ion hay các chất không thấm hay thấm ít với màng lipoprotein.
- Có tính đ c hiệu cho từng loại tế bào và từng chất.
Có rất nhiều quan điểm đưa ra nhằm giải thích cơ chế hút khoáng chủ động, trong đó
thuyết chất mang được thừa nhận rộng rãi nhất.
* Thuyết chất mang
Thuyết chất mang cho rằng trên màng sinh chất, trong quá trình trao đổi chất hình
thành nên những chất không chỉ có khả năng tương tác với các nguyên tố khoáng của môi
trường ngoài mà còn vận chuyển chúng qua màng. Các chất này được gọi là chất mang.
Chúng có nhiệm vụ tổ hợp với các ion ở phía ngoài màng và giải phóng ion phía
trong màng.
Điều quan trọng là thừa nhận một phức hợp trung gian chất mang-ion như là một
phương tiện thuận lợi cho việc vận chuyển ion qua màng. Để phức hợp này được hình
thành, trước tiên chất mang phải được hoạt hóa bằng năng lượng của ATP và enzyme
phosphokinase. Vì vậy, đây là một quá trình vận chuyển tích cực ion liên quan đến quá
trình trao đổi chất của tế bào. Khi chất mang được hoạt hóa nó dễ dàng kết hợp với ion và
đưa ion vào bên trong. Nhờ enzyme photphatase mà ion được tách kh i phức hệ để giải

67
phóng vào bên trong màng. Ion giải phóng tham gia tương tác với các phân tử của nguyên
sinh chất, còn chất mang quay trở lại bề m t màng và lại tiếp tục vận chuyển các nguyên
tố khoáng.
Quá trình này có thể chia làm ba giai đoạn:
- Hoạt hóa chất mang:
Kinase
Chất mang + ATP Chất mang* + ADP
- Tạo phức hệ ion-chất mang
Ion
Chất mang* Phức hợp chất mang*-ion
- Giải phóng ion
Phosphatase
Phức hợp chất mang*-ion Chất mang + ion
Trong ba giai đoạn, chỉ có giai đoạn đầu tiên cần năng lượng để hoạt hóa chất mang.
Theo quan niệm này, chất mang là phương tiện vận chuyển, nhờ nó mà ion chui qua
được màng ngăn cách giữa môi trường trong và ngoài, còn các ion tự do thì không chui
qua được.
Về bản chất hóa học của chất mang, nhiều tác giả cho rằng có chất mang chuyên hóa
(chỉ chuyên mang một ion nào đó) và có chất mang chung (mang bất kỳ ion nào). Các
chất mang ấy có thể là các amino acid và protein lưỡng tính, có thể là sản phẩm trao đổi
trung gian của glucid như glucosamine và galactosamine. ATP-ase, các phosphatide, sản
phẩm trao đổi N và protein, các enzyme oxy hóa - khử và cũng có thể là các nucleoprotein.
Cơ chế vận chuyển phức hệ ion-chất mang hiện cũng còn những quan điểm khác
nhau. Theo ý kiến nhiều tác giả, phức hợp ion-chất mang tan trong nước và có thể khuếch
tán qua màng lipoprotein theo gradient nồng độ (chất mang khuếch tán). Chất mang có thể
quay trên màng và chuyển ion từ m t này sang m t kia của màng (chất mang quay). Chất
mang có thể vận chuyển ion vào trong tế bào bằng cách trượt dọc thành các lỗ đầy nước
của màng (chất mang trượt). Cuối cùng, chính các protein co duỗi giữ vai trò chất mang.
Sự vận chuyển ion được thực hiện bởi sự co và duỗi theo nhịp điệu của mạch peptid (chất
mang co duỗi) (Hình 3.1).
Như vậy, sự xâm nhập các chất vào tế bào được thực hiện bởi hai cơ chế: Thụ động
và chủ động. Nhìn chung, cả hai cơ chế này đều diễn ra song song trong cây. Nếu một
trong hai phương thức trên bị ức chế thì sự hút các chất cũng bị ức chế. Tuy nhiên, nhiều
tác giả phủ nhận tính thụ động của cơ chế hút khoáng và cho rằng tất. cả các chất khoáng
và các chất hữu cơ của môi trường bên ngoài đều bị tế bào chiếm lấy một cách chủ động.
Các tác giả này chỉ công nhận cơ chế trao đổi chất (sự hút khoáng liên quan đến trao
đổi chất), còn cơ chế không trao đổi chất phải thông qua hiện tượng pinocytosis
và fagocytosis.

68
Hình 3.1. Sơ đồ minh họa thuyết chất mang [9]
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hút khoáng
3.2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
Sự hấp thu các chất khoáng vào cây là một quá trình sinh lý phức tạp. Nó phụ thuộc
vào nhiều điều kiện khác nhau, trong đó điều kiện ngoại cảnh rất quan trọng.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hút khoáng
Nhiệt độ, đ c biệt là nhiệt độ của đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự hút khoáng của rễ
cây. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cả hút khoáng chủ động và thụ động. Sự khuếch tán tự do bị
động của các chất khoáng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng thấp thì tốc độ khuếch
tán các chất càng giảm. Nhiệt độ thấp làm hô hấp rễ giảm và rễ thiếu năng lượng cho sự
hút khoáng tích cực.
Trong giới hạn nhiệt độ nhất định, thường từ 35 - 40oC thì với đa số cây trồng ở
vùng nhiệt đới, tốc độ xâm nhập chất khoáng tăng theo nhiệt độ. Nhưng nếu nhiệt độ vượt
quá giới hạn tối ưu thì tốc độ hút khoáng giảm và có thể bị ngừng khi nhiệt độ đạt trên
50oC. Khi nhiệt độ quá cao thì hệ thống lông hút vốn rất nhạy cảm với nhiệt độ sẽ bị rối
loạn hoạt động sống và có thể bị chết. Về mùa đông, khi nhiệt độ của đất hạ xuống đến
10 - 12oC, sự hút nước và chất khoáng của cây trồng bị đình trệ.
Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho quá trình hút khoáng của cây ở các vùng khí hậu
khác nhau có sự khác biệt khá lớn. Nhìn chung, hệ số Q10 đối với sự hút khoáng thường
lớn hơn 2 (Ql0 > 2).
Về cơ chế ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình hút khoáng, nhiều tác giả cho rằng:
nhiệt độ ảnh hưởng chủ yếu lên quá trình trao đổi chất, lên quá trình liên kết giữa các phần
tử trong chất nguyên sinh với các nguyên tố khoáng.
* Ảnh hưởng của độ thoáng khí đến quá trình hút khoáng
- Ảnh hưởng của nồng độ O2 trong đất: O2 trong đất cần thiết cho hô hấp của rễ để
tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống của cây, trong đó có quá trình hút khoáng. Nồng
độ O2 trong đất thấp hơn nhiều so với nồng độ O2 trong khí quyển và nó thay đổi tùy theo

69
kết cấu của đất và mức độ ngập nước. Theo một số tác giả, nếu nồng độ O2 trong đất dưới
2% thì tốc độ hút khoáng giảm hẳn. Sự hút chất khoáng đạt mức cao nhất khi hàm lượng
này ở khoảng 2 - 3%. Nếu nồng độ O2 lớn hơn 3% thì tốc độ hút khoáng không thay đổi.
Tuy nhiên, lại có tác giả cho rằng nếu nồng độ O2 trong đất giảm xuống dưới 10% đã
giảm sút sự hút khoáng, còn dưới 5% cây chuyển sang hô hấp yếm khí rất nguy hiểm cho
cây, rễ cây hoàn toàn thiếu năng lượng cho hút khoáng.
Nhìn chung, hệ thống rễ của cây trồng rất nhạy cảm với O2 nên khi thiếu O2 thì ức
chế sinh trưởng của rễ, ức chế hút nước, hút khoáng của rễ. Vì vậy, khi bón phân để tăng
hiệu quả sử dụng phân bón, cần phải có các biện pháp kỹ thuật tăng hàm lượng O2 cho đất
như làm đất tơi xốp trước khi gieo trồng, làm c sục bùn thường xuyên, phá váng khi g p
mưa... Ngoài ra, cần chọn các giống chịu úng để trồng ở các vùng thường xuyên bị úng.
- Ảnh hưởng của nồng độ CO2, N2, H2S: sự tích lũy CO2, N2, H2S và các khí khác
trong đất úng ngập có tác động ức chế hoạt động hút khoáng của hệ rễ.
* Ảnh hưởng của độ pH đến quá trình hút khoáng
Độ pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp thu chất khoáng của rễ cây.
Ảnh hưởng của pH lên sự hút khoáng của rễ có thể là trực tiếp và cũng có thể là gián tiếp.
pH của môi trường ảnh hưởng đến sự xâm nhập ưu thế anion hay cation. Trong môi
trường kiềm việc hút cation mạnh hơn anion, còn trong môi trường acid thì ngược lại.
Độ pH còn ảnh hưởng đến độ hòa tan và khả năng di động của các chất khoáng và
do đó ảnh hưởng đến khả năng hút khoáng của rễ. Ví dụ, trong môi trường bị acid hóa độ
linh động của Ca, P, Na bị giảm, trong khi đó độ linh động của Al, Mn,... lại tăng đến mức
có thể gây độc cho cây. Ngược lại, trong môi trường kiềm độ linh động của P và các
nguyên tố vi lượng giảm.
Hệ vi sinh vật đất rất quan trọng cho sự dinh dưỡng khoáng của rễ. pH có ảnh hưởng
đến hoạt động của các vi sinh vật trong môi trường. Nói chung, pH môi trường dao động
quanh khoảng trung tính là thuận lợi nhất cho hoạt động của vi khuẩn.
Khi độ pH của môi trường vượt quá giới hạn sinh lý (quá kiềm hay quá acid) thì mô
rễ đ c biệt là lông hút bị thương tổn và sự hút khoáng bị ức chế.
3.2.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong
* Hấp thụ khoáng với quang hợp
Dinh dưỡng khoáng và quang hợp là hai m t của quá trình dinh dưỡng thực vật. Quá
trình dinh dưỡng khoáng ngoài vai trò trực tiếp tạo 5% các chất hữu cơ trong cây còn thúc
đẩy quá trình quang hợp để tạo 95% các hợp chất hữu cơ còn lại. Các chất khoáng có ảnh
hưởng nhiều m t đến quá trình quang hợp. Mọi quá trình xảy ra trong quang hợp đều có
sự tham gia của các chất khoáng. Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên bộ máy
quang hợp, cấu tạo nên các hợp chất có chức năng quan trọng trong quang hợp như các
enzyme, hệ vận chuyển điện tử... Quá trình hút khoáng cũng liên quan đến hoạt động
quang hợp: nhịp điệu ngày đêm của hút khoáng ở rễ ăn khớp với tốc độ rút các sản phẩm
đồng hóa từ lá xuống.

70
* Hấp thụ khoáng với hô hấp
Các nguyên tố khoáng có ảnh hưởng nhiều m t đến hô hấp. Các nguyên tố đa lượng
và vi lượng có vai trò trong việc cấu trúc nên bộ máy hô hấp, cấu trúc hay hoạt hóa các hệ
enzyme hô hấp, từ đó ảnh hưởng đế hô hấp.
Quá trình hút khoáng liên quan đến quá trình hô hấp: H+ và HCO3-, enzyme hô hấp
đ c biệt là cytochrome có vai trò trong vận chuyển ion, các sản phẩm của chu trình Krebs
là chất nhận của các ion.

H2CO3 HCO3- + H+

Hình 3.2. Sự tham gia của H+ được tạo thành trong hô hấp vào quá trình hấp thụ K+
* Hấp thụ khoáng với quá trình trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất ở cây càng mạnh thì quá trình hút khoáng càng cao.
Quá trình hút khoáng liên quan đến quá trình trao đổi chất của cây đ c biệt là quá
trình sinh tổng hợp protein. Nếu dùng chloramphenicol ức chế hoạt động tổng hợp protein
thì quá trình hút khoáng bị giảm vì chloramphenicol làm giảm hàm lượng và hoạt động
của protein, giảm hoạt tính của enzyme, không tạo ra các chất nhận (hay chất mang) và từ
đó ảnh hưởng đến quá trình hút khoáng.
Quá trình trao đổi chất trong cây chỉ xảy ra bình thường khi hàm lượng các chất
khoáng trong cây được duy trì với một tỷ lệ xác định. Nếu thiếu một nguyên tố nào đó thì
sự trao đổi chất sẽ bị rối loạn.
3.3. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật
Các nguyên tố khoáng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật:
- Chất khoáng là thành phần xây dựng nên các chất hữu cơ cơ bản nhất của chất
nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và cơ quan. Ngoài các nguyên tố đại lượng là những
nguyên tố có vai trò chủ yếu trong việc tạo nên chất sống, có thể nói mọi chất khoáng đều
ít nhiều có ở dạng liên kết trong các hợp chất hữu cơ bởi các liên kết hóa học hay hóa lý
và có độ bền khác nhau. Ví dụ, N, S là thành phần bắt buộc của protein; P, N có m t trong
acid nucleic, phospholipid; Mg và N cấu tạo nên chlorophyll.
- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất,
các hoạt động sinh lý của cây. Vai trò điều chỉnh của các nguyên tố khoáng thông qua:

71
+ Chất khoáng có tác dụng điều tiết một cách mạnh mẽ quá trình sống thông qua
tác động đến các chi tiêu hóa lý hóa keo của chất nguyên sinh như điện tích, độ bền, khả
năng ngậm nước, độ phân tán, độ nhớt,... của hệ keo. Nhìn chung, ion hóa trị 1 làm tăng
độ trương của keo mạnh hơn ion hóa trị 2 và đ c biệt là ion hóa trị 3.
+ Chất khoáng còn có khả năng điều tiết các hoạt động sinh lý thông qua tác động
đến các hệ enzyme và hệ thống các hợp chất khác có vai trò quan trọng trong trao đổi chất
và trao đổi năng lượng...
- Các nguyên tố khoáng có khả năng làm tăng tính chống chịu của thực vật đối với
các điều kiện bất lợi như một số nguyên tố đại lượng, vi lượng làm tăng tính chống chịu
hạn, chịu rét. chịu bệnh...
3.3.1. Vai trò sinh lý của các nguyên tố đa lượng
3.3.1.1. Vai trò của phosphorus (P)
P là nguyên tố hóa học thuộc nhóm V trong bản tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Mendeleev, có số thứ tự l5. Khối lượng nguyên tử bằng 30,97. Trong các đồng vị của P
đồng vị P32 là quan trọng nhất, được dùng làm nguyên tử đáng dấu trong các nghiên cứu
khoa học khác nhau. Chu kỳ bán hủy của P32 là 14, 5 ngày.
Hàm lượng P trong v Trái Đất là 0,8% tính theo khối lượng. P dễ bị oxy hóa, nên
không ở trạng thái tự do. Trong đất, P chiếm 0,02 - 0,2% tùy theo loại đất. Sau đây là chu
trình trong tự nhiên (Hình 3.3) :

Hình 3.3. Sơ đồ chu trình P trong tự nhiên


Người ta chú ý nhiều đến việc làm sáng t vai trò sinh lý của P trong cơ thể thực vật
Tuy nhiên, đến nay bức tranh về những biến đổi các hợp chất P trong cơ thể vẫn chưa
sáng t hoàn toàn.
Cơ thể thực vật sử dụng P dưới dạng muối của acid phosphoric. Bản chất của sự
biến đổi các hợp chất P trong cơ thể là các gốc acid tham gia vào thành phần một chất hữu
cơ nhất định bằng quá trình phosphoryl hóa và sau đó truyền cho các chất khác (bằng cách
phosphoryl hóa). Bằng con đường đó, cơ thể đã tạo thành tất cả các chất chứa P cần thiết
cho sự sống. Các hợp chất P g p trong cơ thể thực vật khác nhau về bản chất hóa học cũng
như về chức năng sinh lý.

72
Có thể chia làm các nhóm các hợp chất P như sau:
- Nhóm nucleotide (bao gồm AMP, ADP, ATP). Các nucleotide này đóng vai trò rất
quan trọng trong các quá trình cố định, dự trữ và chuyển hóa năng lượng, đồng thời chúng
tham gia vào tất cả quá trình biến đổi và sinh tổng hợp các carbohydrate, lipid, protein,
cũng như quá trình trao đổi acid nucleic trong cơ thể thực vật.
- Hệ thống coenzyme như CoI (NAD), CoII (NADP), FAD, FMN. Đây là các nhóm
hoại động của các enzyme oxy hóa khử, đóng vai trò đ c biệt quan trọng trong các phản
ứng oxy hóa khử trong cây, đ c biệt là quá trình quang hợp, hô hấp quá trình đồng
hóa nitơ.
- Các acid nucleic và các nucleoprotein: P tham gia trong thành phần của ADN,
ARN có vai trò trong quá trình di truyền của cây, liên quan đến quá trình tổng hợp
protein, các quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
- Các polyphosphate: Các polyphosphate có thể phosphoryl hóa ARN và có thể coi
chúng là các hợp chất cao năng giống như ATP. Thực vật cần các polyphosphate này để
hoạt hóa ARN trong quá trình sinh tổng hợp protein và acid nucleic.
- Các estephosphate của các loại đường (như hexose P, triose P, pentose P...).
Đây là các dạng đường hoạt hóa, đóng vai trò quan trọng trong trao đổi carbohydrate.
- Các phospholipid: Là hợp chất chứa P rất quan trọng cấu tạo nên hệ thống màng
sinh học như màng sinh chất, màng không bào, màng các bào quan... Đây là các màng có
chức năng bao bọc, quyết định tính thấm, trao đổi chất và năng lượng. Chức năng của
màng gắn liền với hàm lượng và thành phần của phospholipid trong chúng.
Ngoài ra P còn có vai trò
- Liên kết với kim loại tạo nên một hệ thống đệm đảm bảo độ pH trong tế bào chỉ
thay đổi trong một phạm vi nhất định (6 - 8). KH2PO4 và K2HPO4 trong môi trường acid
sẽ cho ion OH-, còn trong môi trường kiềm tạo ra ion H+ làm ổn định độ pH.
HPO42- + H2O H2PO4- + OH-
và H2PO4- HPO42- + H+
- Đối với quang hợp P ảnh hưởng đến khâu tổng hợp sắc tố, quá trình quang
phosphoryl hóa, quá trình tạo chất hữu cơ trong pha tối của quang hợp.
- P có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình trao đổi nước và khả năng chống chịu
của cây.
Nhiều tài liệu cho rằng P là dạng phân có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng,
làm cây ra hoa, kết quả sớm hơn.
Như vậy, P sau khi xâm nhập vào thực vật dưới dạng các hợp chất vô cơ theo con
đường đồng hóa sơ cấp P bởi hệ rễ, đã tham gia vào nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng và
tham gia vào hầu hết quá trình trao đổi chất của cây. Do đó, có thể nói rằng P đóng vai trò
quyết định sự biến đổi vật chất và năng lượng, mà mối liên quan tương hỗ của các biến
đổi đó quy định chiều hướng, cường độ các quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể
thực vật và cuối cùng là năng suất của chúng.

73
Vì vai trò của P quan trọng như vậy nên khi thiếu P cây có những biểu hiện rõ rệt về
hình thái bên ngoài, cũng như về năng suất thu hoạch. Đối với những cây họ lúa, thiếu P
lá mềm yếu, sự sinh trưởng của rễ và toàn cây, sự đẻ nhánh, phân chia cành kém. Lá cây
có màu xanh đậm, do sự thay đổi tỷ lệ chlorophyll a và b. Ở những lá già thì đầu mút của
nó màu đ , thân cũng có màu đ . Hàm lượng protein trong cây giảm, trong khi đó hàm
lượng N hòa lan lại lăng. Đối với cây ăn quả, khi thiếu P thì tỷ lệ đậu quả kém, quả chín
chậm và trong quả có hàm lượng acid cao.
3.3.1.2. Vai trò của Potassium (K)
K là nguyên tố hóa học thuộc nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tổ
hóa học Mendeleev, có số thứ tự 19, khối lượng nguyên tử bằng 39. K là một kim loại
kiềm, có tính khử mạnh, dễ dàng mất điện tử và và trở thành cation hóa trị 1 (K+).
Trong đất K tồn tại dưới dạng các muối tan trong nước, K trao đổi, không trao đổi
trong các silicat. K trao đổi rất quan trọng và thích hợp đối với thực vật. So với các
nguyên tố khác, K có một hàm lượng lớn trong đất (65 - 75 T/ha trong lớp đất cày). K có
nhiều trong đất đen, xám, nâu và có ít trong đất đ , than bùn. Trong cơ thể thực vật, K tồn
tại dưới dạng muối như KCl, KHCO3, K2HPO4 ho c các dạng muối của acid pyruvic,
citric, oxalic...
Vai trò sinh lý của K chưa được biết một cách đầy đủ và rõ ràng. Đến nay, người ta
biết chắc chắn rằng: K rất dễ xâm nhập vào tế bào, làm tăng tính thấm của thành tế bào
đối với các chất khác. Do đó, K ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất theo các
chiều hướng khác nhau:
- K ảnh hưởng đến quá trình trao đổi carbohydrate, thể hiện K làm tăng cường độ
quang hợp, tăng quá trình vận chuyển các hợp chất carbohydrate trong cây.
- K ảnh hưởng theo hướng tích cực đến quá trình sinh tổng hợp các sắc tố trong lá.
- K ảnh hưởng tốt đến sự đẻ nhánh, hình thành bông và chất lượng hạt ở các cây
ngũ cốc.
- K ảnh hưởng mạnh đến hô hấp (ảnh hưởng tốt hay xấu nhiều ý kiến mâu thuẫn
nhau). Phần lớn các tác giả cho rằng K làm tăng quá trình hô hấp. Vấn đề này được minh
hoạ bằng sơ đồ về sự tham gia của K vào các phản ứng của quá trình đường phân và chu
trình Krebs.
- K tham gia vào quá trình hoạt hóa nhiều enzyme như: amylase, invertase phospho-
transacetylase, acetyl-CoA-cystease, pyruvate-phospho-kinase, ATP-ase...
- K liên quan đến trao đổi chất protein và acid amine. Nhiều thực nghiệm cho thấy K
làm tăng quá trình sinh tổng hợp protein và acid amine. Khi thiếu K thì sự tích tụ amoniac
tăng đến mức độ độc đối với cây.

74
Hình 3.4. Sự tham gia của K vào các phản ứng
của quá trình đường phân và chu trình Krebs
3.3.1.3. Vai trò của lưu huỳnh (S)
Lưu huỳnh là nguyên tố hóa học thuộc nhóm VI trong bảng hệ thống tuần hoàn các
nguyên tố hóa học Mendeleev, S mang số thứ tự 16, khối lượng nguyên tử bằng 32. Hàm
lượng S trong v Trái Đất là 0,5%. Trong thiên nhiên có g p S ở dạng tự do, nhưng phần
lớn S ở dạng hợp chất. S nằm ở khắp nơi trong cơ thể thực vật và tham gia vào nhiều hợp
chất hữu cơ quan trọng.
Vai trò cơ bản của hợp chất S là tham gia vào các quá trình năng lượng của cơ thể và
là thành phần của nhiều chất có hoạt tính sinh học. Sau đây là chu trình của S trong tự
nhiên (Hình 3.5).

Hình 3.5. Chu trình S trong tự nhiên

75
Trong đất S tồn tại ở nhiều dạng hữu cơ và vô cơ, nhưng dạng S vô cơ cây hút chủ
yếu là SO42- (sulfate) - là dạng oxy hóa cao, tan trong dung dịch đất. Dạng SO2 và dạng
khử H2S thì độc cho cây. Trong môi trường acid, sulfate bị giữ ch t trên keo đất và được
giải phóng ra kh i keo đất vào dung dịch đất trong môi trường kiềm và có ion trao đổi
OH-. Vì vậy, bón vôi làm tăng pH của đất, tạo điều kiện cho ion sulfate di động và rễ cây
dễ dàng hút được.
Ngoài ra, do hoạt động của một số vi sinh vật mà các dạng S hữu cơ có thể phân giải
thành dạng sulfate cho cây hấp thụ.
* Vai trò của S đối với cây
S tham gia vào thành phần của một số hợp chất hữu cơ có vai trò cực kỳ quan trọng
của cơ thể sinh vật, có ảnh hưởng quan trọng lên quá trình sinh trưởng, trao đổi chất và
hoạt động sinh lý của cây.
Hiện nay, không còn nghi ngờ gì nữa về vai trò quan trọng của bậc nhất của các cơ
thể sinh vật trong cuộc sống là thuộc về các hợp chất hữu cơ có chứa S như các acid
amine (cystein, cystine, methionine), acid pholic, coenzyme A, các vitamine (biotin và
tiamine). Các hợp chất penicillin cũng thuộc các hợp chất cứa S do nhiều lòai nấm
Penicillium và nấm Aspergillus tạo nên. Trong quá trình sinh .trưởng và phát triển của
thực vật các hợp chất S biến đổi theo hướng tăng các hợp chất S-protein. Vì trong quá
trình hóa già của thực vật, quá trình lổng hợp protein bị kìm hãm và sự phân giải các hợp
chất protein được tăng cường. Các S-sulfate được thải ra ngoài dần dần theo chu trình
biến đổi S. Tóm lại, vai trò quan trọng nhất của S là sự liên quan của nó với quá trình trao
đổi chất nói chung và trước hết là sự trao đổi carbohydrate và sự tích lũy, biến đổi dự trữ
năng lượng. Chính vì vậy, khi cây thiếu S lá có màu lục nhạt, cây chậm lớn, năng suất và
phẩm chất thu hoạch đều giảm rõ rệt.
3.3.1.4. Vai trò của các nguyên tố khác
* Vai trò của Calcium (Ca)
Trong v quả đất Ca chiếm khoảng 3,6%. Ca có hóa trị 2, là chất có hoạt tính cao,
đồng thời là chất khử mạnh.
Cây hút Ca ở dạng cation của các muối khác nhau. Ca ở thân, lá nhiều hơn là ở rễ và
mô già nhiều hơn mô non. Ca tập trung nhiều trong v tế bào ở dạng pectate Ca, một phần
nằm trong chất nguyên sinh và dịch bào ở dạng muối oxalate Ca.
Ca ít tham gia vào việc xây dựng nên chất hữu cơ nhưng có tác dụng quan trọng
trong việc xây dựng cấu trúc tinh vi của tế bào sống. Nó là cầu nối trung gian giữa các
thành phần hóa học của chất nguyên sinh. Do đó, Ca là nhân tố hình thành cấu trúc không
gian ổn định của nhiều bào quan như ribosome, nhân, ty thể, lạp thể...
Ca được phát hiện có ở màng nhân tế bào, chứng t Ca có liên quan ch t chẽ đến
sự phân chia tế bào. Ca còn có ở trong chromosome, như vậy có thể cùng với Mg, Ca đã
tham gia với vai trò là cầu nối ADN với protein của nhân tế bào.
Ca bảo đảm hình thành chất gian bào (pectat Ca) gắn các tế bào lại với nhau. Ca còn
có tác dụng điều tiết mạnh mẽ các quá trình sinh lý và trao đổi chất của tế bào, vì Ca ảnh
hưởng đến trạng thái hóa lý của chất nguyên sinh, đến độ nhớt, tính thẩm thấu.

76
Ca có tác dụng đối kháng với K (các chỉ tiêu hóa lý hóa keo của chất nguyên sinh)
do đó có tác dụng rõ rệt đến tính thấm của tế bào. Ca là thành viên cố định của màng chất
nguyên sinh, nó tham gia vào thành phần của lớp lipoid tạo thành các hợp chất với
phosphate (Ca có thể nằm giữa 2 gốc P của các phân tử leucitin); Ca làm giảm độ phân tán
của keo, giảm độ ngậm nước của chất nguyên sinh làm cho hoạt động sống của chất
nguyên sinh yếu đi. (Ca gây co nguyên sinh lõm, K gây co nguyên sinh lồi).
Thiếu Ca thì các cation K+, Mg2+ có thể bị rửa trôi từ rễ ra ngoài dung dịch. Trong
môi trường chua (pH= 4) người ta thấy K đi từ rễ ra ngoài dung dịch nhưng nếu có Ca thì
hiện tượng này không xảy ra.
Ca có tác dụng trung hòa các acid hữu cơ ở trong cây tạo thành các dạng muối Ca
như oxalat Ca,... do đó hạn chế độc cho cây.
Ca còn có tác dụng làm giảm độc của ion H+ trong đất và là nhân tố chủ yếu điều
hòa độ chua của tế bào.
Gần đây, người ta thấy Ca tham gia vào việc cấu tạo của một số enzyme như amylase,
proteinase của một số vi khuẩn, ở đây từng nhóm cấu trúc riêng biệt của enzyme được
liên kết lại với nhau là nhờ có Ca làm cầu nối. Chính đó là cơ sở cho amylase chịu dược
nhiệt độ cao. Ion Ca2+ còn làm tăng hoạt tính của lipase, ATP-ase, phosphatase và nhiều
enzyme khác.
Ca có tác dụng làm giảm hoạt tính sinh lý của một số ion khác như Mg2+, Al3+,
NH4+,... nên giảm tác tại của nồng độ cao các chất đó.
Ca làm tăng tính dễ tiêu của Mo và làm giảm khả năng đồng hóa của các nguyên tố
vị lượng như B, Mn, Cu, Zn và cả nguyên tố đại lượng như Fe, P.
Ca rất cần cho quá trình phân chia tế bào và cho sự sinh trưởng trong pha lớn lên. Ca
cũng cần cho sự sinh trưởng của bộ rễ.
Những điều nói trên cũng cho thấy biện pháp bón vôi ngoài tác dụng cải tạo lý hóa
tính của đất, tạo độ chua thích hợp cho sự phát triển bình thường của cây và vi sinh vật có
ích đồng thời đảm bảo cho cây một nguyên tố dinh dưỡng cần thiết. Trong thực tiễn sản
xuất nông nghiệp Ca được sử dụng khá rộng rãi dưới nhiều dạng. Ví dụ, dùng vôi bón đất
chua; Ca(NO3)2.4H2O là dạng phân N rất tốt. Cyanamid Ca (CaCN2) cũng là loại phân
đạm. Ngoài ra còn có CaHPO4 và Ca(H2PO4)2.H2O mà người ta gọi là supperphosphate.
Vôi có tác dụng rất tối đối với cây họ đậu (lạc mọc rất nhanh, cây cứng, củ chắc và
v củ m ng, rễ lạc phát triển bình thường ít bị thối, tăng chống chịu sâu bệnh).
Thiếu Ca trầm trọng thì ngọn cành ngừng mọc, lá non chết, làm hạn chế sinh trưởng.
* Vai trò của Magnesium (Mg)
Trong v Trái Đất, Mg chiếm 2,1% trọng lượng. Mg có hoạt tính hóa học cao. Trong
tất cả các hợp chất hóa học Mg thường có hóa trị 2. Muối Mg trong phần lớn trường hợp
đều dễ tan trong nước.

77
Trong cây, Mg dưới dạng ion Mg2+, là thành phần khá ổn định của cơ thể m c dầu
hàm lượng không lớn lắm. Trong cây Mg ở 3 trạng thái: Liên kết trong chất nguyên sinh,
tham gia thành phần của phân tử chlorophyll, ho c ở dạng tự do hay ở dạng muối vô cơ có
trong dịch bào. Mg trong cây có khoảng 20% dạng tự do còn lại là ở dạng liên kết ch t với
keo nguyên sinh. Mg trong chlorophyll khoảng 10% tổng số lượng Mg có trong cây.
Mg đóng vai trò đáng kể trong việc hình thành nên cấu trúc tinh vi của chất sống.
Các tiểu thể ribosome gắn với nhau nhờ Mg, Mg cũng có m t trong pectin, do đó đóng
góp vào việc hình thành vách tế bào. Mg cũng phát hiện có trong chất phytine.
Mg là thành phần xây dựng nên chất hữu cơ (chlorophyll là chất giữ vai trò quan
trọng trong quang hợp). Mg có trong chlorophyll từ 30 - 80 mg/kg lá tươi. Đói Mg lá có
sọc hay đốm vàng.
Mg tham gia tích cực trong việc kích thích hoạt độ xúc tác của rất nhiều hệ enzyme
quan trọng (acetylCoA-synthetase, pyruvatphosphokinase, adenosin-triphophatase,
nucleotidase, glutamine synthetase, carboxylase, cetohexokinase).
Mg đóng vai trò cầu nối giữa nguyên liệu và enzyme (như tạo nên các liên kết
chelate), do đó tăng thêm rõ rệt hoạt tính của enzyme. Hiện tại, người ta phát hiện ra trên
80 hệ enzyme chịu ảnh hưởng kích thích của Mg.
Mg ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quá trình hình thành và vận chuyển các chất glucid
cũng như quá trình tổng hợp protein, lipid và các chất có hoạt tính sinh lý cao như
vitamine A, C. Mg làm tăng hoạt tính của nhiều enzyme hô hấp tham gia vào các quá trình
phân chia tế bào, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp acid nucleic và nucleoprotein.
Mg thường tập trung nhiều ở cơ quan sinh sản và phôi. Dưới tác dụng của Mg, thế
năng oxyhóa khử hạ thấp, từ đó ảnh hưởng thuận lợi cho sự ra hoa kết quả, tý lệ hoa cái ở
các cây dưa chuột ngô tăng lên.
Mg cũng ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa và hấp thụ N, P, K.
Cây nói chung đòi h i lượng Mg không nhiều, tuy nhiên một số đất (cát, cát pha hơi
chua) thường thiếu Mg nên bón Mg cho cây cũng có tác dụng tăng sản lượng, đ c biệt là
các nhóm cây ngắn ngày như lúa, ngô, đậu, khoai tây.
Khi thiếu Mg thì cây bị bệnh vàng lá (gân lá vẫn xanh, chỉ có thịt lá vàng trước), tổn
thương lá dưới trước, lá trên sau, cây ra hoa chậm, màu sắc kém.
* Vai trò của Ferric (Fe)
Ferric ở trong cây là nguyên tố đại lượng nhưng xét về sự cần thiết và cơ chế tác
dụng của nó ta coi Fe như là nguyên tố vi lượng. Thiếu Fe cây bị vàng lá (chlorose) thậm
chí có thể trắng. Lá non thể hiện rô rệt hơn ở lá già. Có thể kể một số vai trò chính của Fe
như sau:
- M c dù Fe không phải là thành phần cấu trúc của chlorophyll nhưng nó là tác nhân
hỗ trợ ho c là thành phần xây dựng của.các hệ enzyme nhất là enzyme oxyhóa khử tham
gia trong dây chuyền sinh tổng hợp sắc tố.

78
Đóng góp trong quá trình chuyền điện tử, quá trình quang phân ly nước (phản ứng
Hill), phosphoryl hóa quang hợp.
- Có vai trò quan trọng trong hô hấp, là thành phần bắt buộc của hàng loạt enzyme
oxy hóa khử như hệ cytochrome, peroxydase, catalase. Các hệ enzyme chứa sắt !à thành
phần quan trọng trong dây chuyền vận chuyển điện tử từ nguyên liệu hô hấp đến O 2)
khí trời.
Lúc Fe có nhiều trong môi trường cũng gây độc cho cây. Việc bón vôi, phân đạm và
một số nguyên tố khác có thể hạn chế được tác hại đó.
* Vai trò của Sodium (Na) và Chlorine (Cl)
Na và Cl thường có lượng chứa tương đối lớn trong cây nhưng vai trò sinh lý của
chúng hiện tại còn biết ít.
Na và Cl tạo nên áp suất thẩm thấu cao của dịch tế bào. ở các cây chịu m n chúng
giúp cây có thể thắng được lực giữ nước của đất.
Bón Na có tác dụng trục K bị bám trên keo đất vào dịch đất làm cây dễ hấp thụ K.
Cl làm tăng tính chất linh động của các cation như Ca2+, do đó, thúc đẩy tốc độ xâm
nhập của chúng vào tế bào.
Theo Gonsharic, Cl có ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ nước (làm giảm thấp cường độ
thóat hơi nước, tăng độ ngậm nước của lá), có ảnh hưởng đến dinh dưỡng khoáng, quá
trình quang hợp (pha sáng) và hô hấp.
Gần đây, người ta thấy Cl là nhân tố kích thích một số hệ enzyme như tham gia vào
sự quang phân ly nước giải phóng O2 trong quang hợp (Arnon, 1954).
3.3.2. Vai trò sinh lý của các nguyên tố vi lượng
Trong 74 nguyên tố hóa học tìm thấy trong cơ thể thực vật có 11 nguyên tố đa lượng
(chiếm 99,95%), còn hơn 60 nguyên tố còn lại là các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng
(chiếm 0,05%). Các nguyên tố vi lượng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống
cây trồng.
Trong cơ thể các nguyên tố vi lượng có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Nhiều
kim loại, trong đó có các nguyên tố vi lượng cần cho cây như: B, Mn, Zn, Cu, Fe, Mo,
Co,... đã được tìm thấy dưới dạng các phức hữu cơ - khoáng. Các phức hữu cơ - khoáng
này có những tính chất cơ bản về m t hóa học như: tính chất của các phức chất khác biệt
với tính chất của các thành phần cấu tạo nên nó, phức chất có thể tham gia vào các phản
ứng mà các thành phần của nó không thể tham gia được.
Hiện nay, người ta đã nghiên cứu chi tiết về các phức chất của các nguyên tố vi
lượng như B, Cu. Fe, Mo,...
Ví dụ, acid boric tạo nên các phức chất với hàng loạt các chất là thành phần cấu tạo
nên tế bào như: fructose, galaclose, glucose, arabinose, mannose, ribose,... B tạo nên phức
chất với ATP. Phức chất này dưới tác dụng của ánh sáng, tách gốc acid phosphoric dễ
dàng hơn khi có một mình ATP. Có thể B làm tăng vai trò cảm quang của ATP.

79
Nhiều nghiên cứu cho rằng, khi kết hợp với các chất hữu cơ, hoạt tính của các
nguyên tố vi lượng tăng hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu lần so với trạng thái
ion của nó. Ví dụ, trong phức chất, Fe không những liên kết với 4 vòng pyron mà còn cả
với protein đ c thù, nên hoạt tính của nó tăng lên hàng chục triệu lần.
Oparin đã chỉ rõ: 1 mg Fe liên kết trong phức chất tương đương với tác động xúc tác
của 10 tấn Fe vô cơ. Cũng như vậy, Co trong cobalamine (Vitamine B12) có khả năng
phản ứng mạnh gấp hàng nghìn lần Co vô cơ. Phức chất hữu cơ - Cu có khả năng phân
giải H2O2 nhanh hơn hàng triệu lần so với CuSO4 hay CuCl2.
Vấn đề các phức hữu cơ khoáng, cụ thể là các phức hữu cơ kim loại, đã có ý nghĩa
đ c biệt do việc khám phá ra khả năng sử dụng các hợp chất nội phức (các chelate) vào
việc chống bệnh vàng lá do thiếu Fe, cũng như các bệnh thiếu các nguyên tố vi lượng
khác. Người ta sử dụng chelate-fe (Fe - EDTA: Fe - ethylenediamine - tetra - acetic) để
chống bệnh vàng lá rất nguy hiểm ở thực vật do thiếu Fe gây ra. Sau đó là các dạng
chelate khác như: Cu - EDTA, Zn - EDTA, Mn - EDTA, Mo - EDTA,... là những loại
phân vi lượng đ c biệt bón qua lá.
Gần đây, người ta đã phát hiện thấy: các hợp chất EDTA có tác động giống như các
chất điều hòa sinh trưởng. Ví dụ, trong thí nghiệm với mầm lúa mì, dùng EDTA với liều
lượng 10-5 M, sau 19 giờ có tác dụng như 10-5 M acid  indol-acetic (AIA).
3.3.2.1. Vai trò chung
* Các nguyên tố vi lượng và enzyme
Có thể khẳng định rằng, các nguyên tố vi lượng là cơ sở của sự sống, vì hầu hết các
quá trình tổng hợp và chuyển hóa các chất được thực hiện nhờ các enzyme, mà trong
thành phần của các enzyme đó đều có các nguyên tố vi lượng. Hiện nay, đã biết khoảng
1.000 hệ enzyme và khoảng 1/3 số hệ enzyme này được hoạt hóa bằng các kim loại. Học
thuyết enzyme-kim loại (metalloenzyme) đã trở thành một trong những vấn đề trung tâm
của cả hóa sinh học và sinh lý học hiện đại. Kim loại tạo thành phức chất với protein có
những tính chất mới. Chẳng hạn như sự oxy hóa acid ascovic được xúc tiến nhanh gần
1.000 lần nhờ enzyme ascovin-oxidase chứa Cu. Protein kết hợp với enzyme có thể tạo
nên phức chất hữu cơ với các nguyên tố vi lượng, bởi vì nhiều acid amine có thể tạo thành
các phức hợp với kim loại (chelate) thông qua các nhóm cacboxyl ho c nhóm amine.
Các nhóm nghiên cứu học thuyết enzyme kim loại đã xem xét sự tác động của kim
loại như một chất xúc tác trong việc liên kết với protein ho c nhóm hoạt động của enzyme
ở 3 khía cạnh:
- Ảnh hưởng của enzyme đến tính chất của kim loại.
- Ảnh hưởng của kim loại đến tính chất của enzyme.
- Ảnh hưởng phối hợp của kim loại và enzyme.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nhiều kim loại không những không có tác dụng hoạt hóa
enzyme, mà ngược lại có tác động ức chế enzyme. Tác động ức chế này thường thấy ở các
kim loại có khả năng gây biến tính protein của enzyme.
Sau đây là một số minh họa cụ thể về vấn đề trên:

80
Một số metalloenzyme chỉ chứa một kim loại nhất định trong thành phần của nhóm
hoạt động (apoenzyme) như Fe là thành phần bắt buộc trong hàng loạt enzyme oxy hóa
khử có nhóm apoenzyme là vòng porphyrin như các hệ cytochrome (a, b, c, f) -
cytochrome oxydase, peroxidase..., Cu trong polyphenoloxydase, ascorbinoxydase...
Một số metalloenzyme có nhóm hoạt động là flavin (các flavoprotein) lại thường
chứa 2 hay 3 kim loại trong đó có một kim loại đóng vai trò chủ yếu. Điển hình cho các
enzyme này là nitritreductase chứa Mo, Cu, Mn; hyponitritreductase chứa Fe, Cu,
nitrogenase chứa Mo, Fe; nitratereduclase chứa Mo, Cu; hydroxylamine reductase chứa
Mn, Mo. Ngoài các metalloenzyme thực sự, còn g p nhiều kim loại (Na, Mg, Al, K, Ca,
Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, Rb, Cd, Cs,...) là tác nhân hoạt hóa không đ c thù của hàng
loạt enzyme. Ví dụ, Hoạt tính xúc tác của carboxylase được gia tăng khi có m t Mg ho c
Mn, Co, Fe, Zn, Cd. Các kim loại hóa trị 2 (Mg, Zn) có thể thay thế nhau trong quá trình
hoạt hóa một số enzyme. Trong các trường hợp như vậy, các kim loại thường tạo nên các
liên kết không bền, gọi là liên kết kiểu càng cua với các mạch bên của protein - enzyme
(như gốc NH4+, COO-, phenol, SH-...).
* Các nguyên tố vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng, các vitamine
Người ta đã biết vai trò của Zn trong quá trình sinh tổng hợp các hợp chất dạng indol
và serine bị kìm hãm. Zn còn có tác dụng phối hợp với nhóm gibberellin.
Mn có tác dụng trợ lực cho hoạt động của nhóm auxin. Mn có tác dụng đ c hiệu đến
hoạt tính của auxin oxidase.
B cũng có tác động tích cực đến quá trình sinh tổng hợp auxin. B còn có tác dụng
thúc đẩy việc vận chuyển các chất điều hòa sinh trưởng.
Về mối liên quan giữa các nguyên tố vi lượng với các vitamine cũng đã được nghiên
cứu. Người ta thấy rằng: Mn, Cu, Zn và nhiều nguyên tố vi lượng khác tập trung trong các
cơ quan chứa nhiều vitamine. Cobalt có trong vitamine B12. Bo có liên quan đến sinh tổng
hợp vitamine C; Các nguyên tố Mn, B, Zn, Mo, Cu có liên quan đến sinh tổng hợp
vitamine nhóm B (B1, B2, B6, B12).
* Nguyên tố vi lượng và các quá trình trao đổi chất
Các nguyên tố vi lượng có tác dụng sâu sắc và nhiều m t đối với quá trình quang
hợp. Sinh tổng hợp chloropyll không những cần có Fe, Mg, mà còn tập trung trong lục lạp
cả Mn, Cu. Các nguyên tố Co, Cu, Zn, Mo có ảnh hưởng tốt đến độ bền vững của
chlorophyll. Các nguyên tố Zn, Co có tác dụng tốt đến sự tổng hợp carotenoid. Nói chung,
các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng và trạng thái các nhóm sắc
tố của cây, đến số lượng và kích thước của lục lạp. Các nguyên tố vi lượng là thành phần
câu trúc ho c tác nhân hoạt hóa các enzyme tham gia trực tiếp trong pha sáng cũng như
pha tối của quang hợp, do đó tác động rõ rệt đến cường độ quang hợp và thành phần của
sản phẩm quang hợp. Hiện nay, đã biết rất rõ vai trò của các enzyme và các protein chứa
Fe (các cytochrome, feredoxin) và chứa Cu (plastocyanine) trong các dây truyền điện tử
của hai phản ứng trong quang hợp, cũng như vai trò của Mn trong quá trình phân li H2O,
giải phóng O2. Ở pha sáng, nếu thiếu Mn thì phản ứng Hill không thực hiện được, sự giải
81
phóng O2 bị kìm hãm và lượng H2O2 sẽ gây độc cho tế bào. Ở pha tối của quang hợp, vi
lượng tham gia vào các enzyme trao đổi chất của các chu trình C3, C4, CAM...
B, Mn, Zn, Cu, Co, Mo tham gia trong việc thúc đẩy sự vận chuyển các sản phẩm
quang hợp từ lá xuống các cơ quan dự trữ. Các nguyên tố vi lượng còn có tác dụng hạn
chế việc giảm cường độ quang hợp khi cây g p hạn, ảnh hưởng của nhiệt độ cao, ho c
trong quá trình hóa già.
Đối với quá trình hô hấp các nguyên tố vi lượng có những tác động trực tiếp. Nhiều
nguyên tố, đ c biệt là Mg, Mn, là tác nhân hoạt hóa mạnh mẽ các enzyme xúc tác cho quá
trình phân giải yếm khí (chu trình đường phân) cũng như hiếu khí (chu trình Krebs) các
nguyên liệu hữu cơ trong quá trình hô hấp. Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu trúc
bắt buộc của các enzyme oxy hóa - khử trực tiếp tham gia vào các phản ứng quan trọng
nhất của hô hấp (các hệ cytochrome chứa Fe, polyphenoloxydase, ascorbinoxydase chứa
Cu). Nhiều nguyên tố vi lượng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phosphoryl hóa chứa
oxy hóa (tạo thành ATP), nghĩa là đến hiệu quả năng lượng có ích của hô hấp.
* Nguyên tố vi lượng với tính chống chịu của thực vật
- Chịu mặn
Các nguyên tố có ảnh hưởng đến tính chịu m n của cây là Mn, B, Zn, Al, Cu, Mo,...
Chúng làm giảm tính thấm của chất nguyên sinh đối với Cl; làm tăng tốc độ xâm nhập P,
Ca, K và tăng tích lũy các chất có tác động bảo vệ (như globulin, albumin). B, Mn, Al, Cu
bón vào cây hay phun lên lá đã làm tăng độ nhớt và hàm lượng các keo ưa nước ở lá trong
điều kiện đất m n, làm tăng lượng nước liên kết và khả năng giữ nước của lá. B, Mn, Al
ảnh hưởng đến tính chịu m n vì chúng làm hàm lượng các loại glucid hòa tan trong lá
tăng lên, đảm bảo áp suất thẩm thấu để cung cấp nước cho tế bào và làm ổn định hệ keo
của nguyên sinh chất. Trong điều kiện m n vừa phải độ bền của chlorophyll liên kết với
protein trong lục lạp tăng lên mạnh mẽ, làm tăng tính chống chịu của hệ chlorophyll-
protein nhờ có Mn, Co, Mo, Cu.
- Chịu hạn
Hạn hán thúc đẩy các quá trình thủy phân trong cây, làm yếu quá trình tổng hợp
protid và dẫn tới sự tích lũy nhiều acid amine tự do làm kìm hãm quá trình sinh trưởng
của cây. Al, Co, Mo có ảnh hưởng tích cực đến khả năng chịu hạn nhờ chúng có thế duy
trì các quá trình tổng hợp protein cao trong điều kiện bất lợi này. B, Zn, Cu, Mo Co, Al...
ảnh hưởng tốt đến sự tổng hợp, chuyển hóa và vận chuyển glucid từ lá về cơ quan dự trữ
là một trong những nguyên nhân chủ yếu để nâng cao tính chịu hạn và chịu nóng của cây,
đ c biệt trong thời kỳ khủng hoảng.
3.3.2.2. Vai trò của một số vi lượng quan trọng
* Vai trò của Bo (B)
B là nhân tố phụ của nhiều hệ enzyme. Thiếu B, các điểm sinh trưởng của thân, rễ,
lá chết dần, vì B có vai trò lớn trong trao đổi glucid. Thiếu B thì trong lá tích lũy nhiều
đường làm cho đỉnh sinh trưởng thiếu glucid sinh ra hiện tượng dư thừa NH3 vì glucid là
chất nhận rất tốt của NH3. Gần đây người ta cho rằng điểm sinh trưởng chết vì trao đổi
acid nucleic bị đảo lộn.
82
Thiếu B hàm lượng ARN và ATP trong các điểm sinh trưởng của thân bị giảm sút rõ
rệt do quá trình trao đổi năng lượng bị giảm sút.
B còn có khả năng làm tăng hoạt tính của dehydrogenase. B còn đảm bảo lượng O 2
cho rễ. B làm tăng sự tổng hợp protein của cây nên B còn có tác dụng chống lốp đổ. B làm
tăng sự hút cation trong quá trình dinh dưỡng, thúc đẩy sự vận chuyển P trong cây.
Thiếu B thì tốc độ hút Ca bị giảm xuống, làm rối loạn quá trình hình thành vách tế bào.
Nhiều công trình nghiên cứu thấy rằng B có ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp sắc
tố, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, dinh dưỡng khoáng, trao đổi N, quá trình thụ phấn
và đậu quả của cây.
Nguồn phân bón B là H3BO3, Mg3(BO3)2, hàn the (borax): Na2B4O7.10 H2O
* Vai trò của Đồng (Cu)
Cu tham gia vào thành phần của hệ enzyme oxydase. Thiếu Cu có liên quan đến
dinh dưỡng N. Cu có tác dụng lớn đến quá trình tổng hợp protein, tham gia vào giai đoạn
đầu của quá trình đồng hóa nitrate. Vai trò của Cu đối với tổng hợp protein có liên quan
đến quá trình trao đổi acid nucleic (ARN giảm xuống khi thiếu Cu). Cu góp phần tích cực
trong quá trình hình thành và bảo đảm độ bền của chlorophyll. Cu có ảnh hưởng mạnh
đến quá trình chuyển hóa glucid, phosphatide, nucleoproteid, quá trình trao đổi vitamine,
kích thích tố sinh trưởng. Lúc bón phân đạm nhất là NH4+ đòi h i Cu cũng tăng lên.
Ngoài việc chống lốp đổ, Cu còn tác dụng chống hạn, chống rét và tăng khả năng
giữ nước của mô.
Nguồn phân Cu phổ biến là CuSO4. Cũng có thể sử dụng phế liệu sản xuất pyrite để
bón cho cây.
* Vai trò của Kẽm (Zn)
Zn là thành phần bắt buộc của enzyme cacboanhydrase xúc tác phản ứng:
H2CO3 CO2 + H2O
Thiếu Zn sẽ tích tụ nhiều acid carbonic gây cản trở cho tiến trình oxy hóa làm rối
loạn quá trình trao đổi chất. Zn tham gia tích cực trong quá trình oxy hóa khử. Nó là thành
phần của alcol dehydrogenase, glutamat dehydrogenase, lactate dehydrogenase, tham gia
trong quá trình chuyển hóa các hợp chất chứa nhóm HS.
Zn đóng vai trò quan trọng trong trao đổi P, glucid, protein, acid nucleic. Thiếu Zn,
P vô cơ tích tụ nhiều trong mô, gây cản trở cho quá trình phosphoryl hóa oxy hóa. Thiếu
Zn hàm lượng đường khử tăng lên, đường saccharose, tinh bột giảm xuống, acid amine tự
do tăng lên do tổng hợp protein bị ức chế và do đó ARN và ADN giảm xuống, hoạt tính
enzyme ribonuclease tăng lên.
Zn có tác dụng thúc đẩy tổng hợp các kích thích tố sinh trưởng đ c biệt là auxin. Zn
có vai trò tích cực trong quá trình phát triển hạt phấn nhất là lề bào trứng và phôi. Thiếu
Zn làm ngô, đậu tương, cây gỗ và cây ăn quả, mía, lanh, nho, cà chua dễ bị cảm ứng.
Cam, quýt lá bé, lốm đốm vàng, ngô xuất hiện bạch tạng.
Nguồn phân chủ yếu là ZnSO4 bón ở chân đất kiềm và cát pha.

83
* Vai trò của Mangan (Mn)
Thiếu Mn thường giảm thấp quang hợp rõ rệt. Người ta cho rằng Mn tham gia vào
phản ứng giải phóng O2 trong quang hợp (phản ứng quang phân ly nước).
Thiếu Mn thì phần lớn Fe trong tế bào chuyển thành dạng khử Fe2+ làm hại cho cây.
Nếu thừa Mn thì Fe trở thành dạng Fe3+ không có hoạt tính sinh lý gây vàng úa cho cây.
Do đó, cây chỉ sinh trưởng bình thường khi tỷ lệ Mn/Fe thích hợp (từ 1/2 đến l/3).
Mn có ảnh hưởng đến hoạt tính của các hệ enzyme phá hủy mạnh carbon như
peptidase, phosphatase, decarboxylase.
Mn còn giúp cho quá trình hút N đ c biệt là dạng NO2. Nguồn phân chủ yếu là
MnSO4.
* Vai trò của Molipden (Mo)
Mo rất cần thiết cho nhiều cây. Triệu chứng đói Mo thể hiện ở màu lá vàng do đói
đạm, cây chậm lớn, trong mô tích lũy nhiều NO3-. Thiếu Mo, cây họ đậu có nốt sần ít, bé
và nốt sần màu xám. Người la đã phát hiện thấy trên 40 loài cây đói Mo. Mo rất cần cho
vi sinh vật có khả năng cố định N2 như Azotobacter, Chlostridium pasteurianum, tảo lam
và vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu.
Mo là thành phần của enzyme nitratereductase xúc tác quá trình khử nitrate. Mo
tham gia quá trình tổng hợp acid amine và tổng hợp protein đ c biệt làm tăng tỷ lệ
N-protein so với N-tổng số.
Mo ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và vận chuyển glucid, tổng hợp các sắc tố,
vitamine (đ c biệt là vitamine C), ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa P và Ca và một số
nguyên tố khác. Ca và Mo có tác dụng hỗ trợ nên đất chua bón Ca làm tăng khả năng sử
dụng Mo dự trữ.
3.4. Dinh dưỡng Nitrogen của thực vật
3.4.1. Vai trò của Nitrogen đối với thực vật
Hàm lượng nitrogen (N) trong thành phần chất khô của thực vật thường dao động từ
1 - 3%. Tuy hàm lượng trong cây thấp, nhưng N có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với
đời sống thực vật cũng như toàn bộ thế giới hữu cơ.
Trong môi trường sống của thực vật, N tồn tại dưới 2 dạng:
- Khí N tự do trong khí quyển (N2) chiếm khoảng 79% không khí (theo thể tích).
Dạng này cây không thể sử dụng được.
- Dạng các hợp chất nitơ hữu cơ và vô cơ. N liên kết chủ yếu ở 3 dạng hợp chất:
+ Hợp chất N vô cơ trong các muối amonium (NH4+), muối nitrate (NO3-).
+ N hữu cơ của các protein ở dạng xác bã động vật, thực vật chưa phân giải hoàn
toàn, ở dưới dạng mùn protein.
+ Các sản phẩm phân giải của protein như các acid amine, các peptid và các amid.
Trong số các dạng N trên thì cây sử dụng N vô cơ là chủ yếu. Trong đất N vô cơ chiếm
1 - 2% lượng N tổng số có trong đất. Trên những loại đất phì nhiêu lượng N dễ tiêu trong
đất có thể đạt 200 kg/ha. Các dạng N nói trên luôn luôn biến đổi nhờ các vi sinh vật đất
qua chu trình N trong tự nhiên.
84
Thường các nguồn N vô cơ (NO3-, NH4+ ) được cây đồng hóa tốt hơn các nguồn N
hữu cơ (ngoại trừ urea, asparagine, glutamine dễ phân giải thành NH3). Do đó, trong điều
kiện tự nhiên đối với sự dinh dưỡng đạm của thực vật, các vi sinh vật đất có ý nghĩa rất to
lớn, chúng đồng hóa N hữu cơ và cuối cùng chuyển hóa thành NH3. Nguồn này có thể
cung cấp cho cây một lượng N khá lớn: 10 - 15 kg/ha.
Tất cả các nitrate trong đất, hay trong các nguồn nước như ao, hồ, ruộng,... đều được
tạo thành do hoạt động sống của vi khuẩn nitrite hóa và vi khuẩn nitrate hóa. Còn các vi
khuẩn amon hóa cũng phát triển mạnh. Chúng phân giải protein của các xác bã động, thực
vật và vi sinh vật, bổ sung lượng dự trữ amon cho đất.
Riêng nguồn N (N2) phân tử của khí quyển rất trơ về m t hóa học không được cây
xanh đồng hóa. Chỉ có nhóm vi sinh vật đất mới có khả năng đồng hóa nguồn N này.
Quan trọng nhất là các vi khuẩn thuộc giống Azotobacter, Clostridium, vi khuẩn lam
(Cyanobacteria) sống tự do và các vi sinh vật cộng sinh trong nốt sần của rễ một số loại
cây bộ đậu, phi lao ho c trong một số loại cây khác. Đây là nguồn bố sung ni tơ rất quan
trọng vì nó cung cấp một lượng N lớn: 150 - 200 kg/ha, cá biệt có thể đến 400 kg/ha.
Ngoài ra nhờ các quá trình tổng hợp hóa học khi có sự phóng điện trong các cơn giông mà
từ N2 có thể hình thành các dạng NO2-, NO3-, NH4+. Tuy nhiên, nguồn này ít quan trọng
vì chỉ cung cấp một lượng nh : 3 - 5 kg/ha.
Do hoạt động canh tác của con người, đất đã lấy đi một phần N trong sản phẩm thu
hoạch mà sự cố định N khí quyển nhờ các vi sinh vật và sự phân giải các xác bã hữu cơ
trong đất không bù đắp nổi. Vì vậy, hàng năm cần phải trả lại N cho đất sau thu hoạch
thông qua các dạng phân bón hữu cơ và vô cơ... Ví dụ, khi thu hoạch 25 - 300 tạ/ha khoai
tây, con người đã lấy đi khoảng 100 kg N, vì vậy để có thể trồng tiếp vụ sau, con người
phải trả lại cho đất một lượng N tương ứng.
Sự luân chuyển nguồn N trong tự nhiên được biểu diễn ở chu trình sau (Hình 3.6):

Hình 3.6. Chu trình cố định N trong tự nhiên

85
* Vai trò của N đối với thực vật
Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng, N có vai trò sinh lý đ c biệt quan
trọng đối với sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. N có m t trong rất nhiều hợp
chất hữu cơ quan trọng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng,
đến hoạt động sinh lý của cây.
- N là nguyên tố đ c thù của protein mà protein lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối
với cây.
+ Protein là thành phần chủ yếu tham gia cấu trúc nên hệ thống chất nguyên sinh
trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học, các bào quan trong tê bào.
+ Protein là thành phần bắt buộc của các enzyme.
- N có trong thành phần của acid nucleic (ADN và ARN). Ngoài chức năng duy trì
và truyền thông tin di truyền, acid nucleic đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh
tổng hợp protein, sự phân chia và sự sinh trưởng của tế bào...
- N là thành phần quan trọng của chlorophyll, là một trong những yếu tố quyết định
hoạt động quang hợp của cây, cung cấp chất hữu cơ cho sự sống của các sinh vật trên
Trái Đất.
- N là thành phần của một số phytohormone như auxin và cytokinin. Đây là những
chất quan trọng trong quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào và của cây.
- N tham gia vào thành phần của ADP, ATP, có vai trò quan trọng trong trao đổi
năng lượng.
- N tham gia vào thành phần của phytochrome có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây có liên quan đến ánh sáng như phản ứng quang chu kỳ, sự nảy
mầm, tính hướng quang.
Do vai trò rất quan trọng của N nên cây rất nhạy cảm với nguyên tố này. N có tác
dụng hai m t đến năng suất cây trồng, nếu cây trồng thừa hay thiếu N đều có hại.
- Thừa N: Khác với các nguyên tô khác, việc thừa N có ảnh hưởng rất nghiêm trọng
đến sinh trưởng, phát triền và hình thành năng suất ở cây trồng. Cây sinh trưởng quá
mạnh, thân lá tăng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, giảm
năng suất nghiêm trọng và có trường hợp không có thu hoạch.
- Thiếu N: Thiếu N cây sinh trưởng kém, chlorophyll không được tổng hợp đầy đủ,
lá vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, sút giảm hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm
năng suất. Tùy theo mức độ thiếu đạm mà năng suất giảm nhiều hay ít. Trong trường hợp
có triệu chứng thiếu đạm thì chỉ cần bổ sung phân đạm là cây sinh trưởng và phát triển
bình thường.
3.4.2. Quá trình khử nitrate
N dạng NO3- có nhiều trong đất, là dạng thực vật hấp thu dễ dàng và có thể tích tụ
một lượng khá lớn mà không gây độc cho cây. Tuy nhiên, trong thực vật N tồn tại chủ yếu
trong các đơn vị cơ bản là các acid amine dưới dạng khử (NH2). Vì vậy, sau khi hút NO3-

86
trong cây xảy ra sự chuyển hóa mạnh để biến đổi từ dạng N oxy hóa sang dạng N khử. Đó
là quá trình khử nitrate hay còn gọi là quá trình amine hóa.
Thực chất đây là quá trình khử với nhiều giai đoạn và được xúc tác bằng các enzyme
tương ứng.
1 2 3 4
HNO3 HNO2 ( HNO)2 NH2OH NH3
(nitrate) (nitrite) (hyponitrite) (hydroxylamine) (amoniac)
(1) Enzyme nitratereductase
(2) Enzyme nitritereductase
(3) Enzyme hyponitritereductase
(4) Enzyme hydroxylaminereductase
* Điều kiện cho quá trình khử nitrate
Có các enzyme đ c hiệu xúc tác cho các phản ứng khử mà đ c biệt quan trọng nhất
hoạt động mạnh nhất là enzyme nitratereductase. Đây là một enzyme cảm ứng chỉ được
hình thành khi có một lượng cơ chất NO3- nhất định. Sự hình thành và hoạt động của
enzyme này phụ thuộc vào ánh sáng, nồng độ CO2 và sự khử nitrate tiến hành chủ yếu là ở
lá, nhưng cũng có thể thực hiện ngay trong rễ. Nếu quá trình khử nitrate chậm thì nitrate
bị tích lại trong cây. Bón nhiều phân đạm cũng là nguyên nhân làm hàm lượng nitrate bị
tích lũy nhiều. Hàm lượng nitrate tự do trong cây là một tiêu chuẩn quan trọng đánh giá
độ an toàn của nông phẩm. Vì vậy, trong kỹ thuật trồng rau an toàn phải có các biện pháp
tác động nhằm làm giảm thiểu hàm lượng nitrate tự do trong sản phẩm dưới ngưỡng quy
định, nhất là các loại rau và quả tươi.
3.4.3. Quá trình đồng hóa amonium
Quá trình khử nitrate và cố định N2 cuối cùng dẫn đến hình thành NH4+. NH4+ cũng
được cây hấp thụ trực tiếp từ đất. Khác với NO3-, NH4+ tích lũy nhiều sẽ gây độc cho cây.
Do đó cây phải đồng hóa ngay bằng các con đường chuyển nó vào các hợp chất hữu cơ
như các acid amine, amid và protein. Quá trình đồng hóa amonium có thể được thực hiện
bằng các con đường sau:
* Tạo acid amine
Trước hết NH3 được đồng hóa bằng con đường amine hóa khử trực tiếp các cetoacid
để tạo thành acid amine. Đây là con đường chủ yếu tổng hợp các acid amine ở thực vật
bậc cao và vi sinh vật.
Có các con đường chủ yếu để hình thành acid amine trực tiếp ở thực vật:
1. Acid glutamic và phản ứng khử amine hóa acid - cetoglutaric bởi NH3:

87
Glutamate dehydrogenase có nhiều ở rễ nên phản ứng này có thể tiến hành ngay tại
rễ. Enzyme này cũng có vai trò quan trọng trong quá trình phân giải acid glutamic trong
tế bào.
2. Phản ứng khử amine hóa acid pyruvic tạo alanine:

3. Phản ứng tạo acid aspartic từ acid fumaric (phản ứng này không có sự tham gia
của hydro):

4. Phản ứng tạo acid aspartic bằng phản ứng khử amine hóa acid oxaloacetic bởi NH3:

5. Sự hình thành acid amine glycine từ acid glioxylic:


HOC - COOH + NH3 + 2H+ H2C- COOH + H2 O
Acid glyoxilic NH2 Glycine
Các cetoacid tham gia vào quá trình đồng hóa sơ cấp NH3 như acid (-cetoglutaric,
acid oxaloacetic, acid pyruvic, acid fumaric,... đều là những acid được tạo ra trong quá
trình chuyển hóa glucid. Vì vậy, quá trình trao đổi glucid, đ c biệt là quá trình chuyển hóa
của acid di và tricarboxylic có ý nghĩa rất lớn đối với sự đồng hóa N.
* Các con đường tạo amid
Quá trình tạo thành amid do sự kết hợp một cách nhanh chóng NH3 với các acid
amine tương ứng cũng là một cách thức đồng hóa amon quan trọng ở trong cây.

88
Ở cây lạc còn hình thành  methylene glutamine:

Phản ứng tạo amid đòi h i nhiều năng lượng và nhất thiết phải có sự tham gia của
ATP. Sự tạo thành amid trong thực vật có nhiều ý nghĩa đối với hoạt động của thực vật.
Tác dụng của việc kết hợp với NH3 tạo amid không chỉ ở chỗ chuyển N ở dạng vô cơ
thành dạng hữu cơ mà còn là một cách giải độc có hiệu quả cho cây vì NH 3 làm kiềm hóa
môi trường rất mạnh.
Xuất phát từ mối liên hệ giữa đồng hóa NH4+ với sự trao đổi glucid mà người ta có
thể chia thực vật ra làm 3 nhóm. Sự phân nhóm này chủ yếu dựa vào tỷ lệ C/N trong hạt:
- Những cây có hàm lượng glucid cao, thường có khả năng hút nhiều NH4+ ví dụ, ở
cây họ hòa thảo tỷ lệ C/N có thể đạt 6/1. Các loại này cây non có thể đồng hóa được ni tơ
ngay cả trong bóng tối và đảm bảo sinh trưởng bình thường cho tới khi nào trong hạt
hết glucid.
- Loại thứ hai có tỷ lệ C/N thấp hơn, như đậu Hà Lan, chỉ có thể đồng hóa được
NH4 ở môi trường không chua vì ở môi trường acid sự tạo thành amid bị hạn chế.
+

- Loại thứ ba có tỷ lệ C/N rất thấp. Loại này không có khả năng đồng hóa NH 4+
trong bóng tối. Ví dụ, cây Lupin có tỷ lệ C/N trong hạt chỉ đạt 0,6/1. Do đó, người ta thấy
rằng để đồng hóa được NH4+ và tổng hợp amid cây không chỉ cần ánh sáng mà còn cần cả
glucid nữa. Các cây có dầu phần lớn thuộc nhóm này.
* Con đường đi qua chu trình ornithine
Ngoài quá trình amine hóa các cetoacid và các acid hữu cơ, người ta cũng tìm thấy
ở thực vật xảy ra quá trình đồng hóa amonium và tạo thành arginine, citrulline, ornithine
và urea thông qua chu trình ornithine (Hình 3.7).

Hình 3.7. Chu trình Ornithine


89
Acid carbamic được phosphoryl hóa với sự tham gia của ATP và biến đổi thành chất
giàu năng lượng carbamyl phosphate (ATP do phosphoryl hóa quang hóa cung cấp). Sự
tổng hợp citrulline xảy ra nhờ sự chuyển phần carbamyl phosphate đến ornithine. Các chất
trung gian của chuỗi phản ứng có ở trong mô là các acid amine kiềm: citrulline, arginine,
ornithine, urea.

* Con đường chuyển vị amine: Đây là một hình thức tổng hợp acid amine có tính
chất thứ sinh rất quan trọng ở thực vậ
Ví dụ, A. asparagic + A. -cetoglutaric A. oxaloacetic + A. glutamic
Một số acid amine được tổng hợp thứ sinh do sự biến đổi nhờ các phản ứng enzyme
từ một cetoacid.
ATP (Quang hợp - Hô hấp) + NH3 AMP~NH2 + P-P
AMP~NH2 + a. -cetoglutaric A. glutamic + AMP
Quá trình đồng hóa amonium bằng các con đường trên diễn ra thường xuyên trong
cây, nhờ vậy mà giảm hàm lượng NH4+, giải độc amonium cho cây. Nếu quá trình này bị
ức chế thì dẫn đến tích lũy amonium trong cây đến mức dư thừa, gây độc amonium, làm
rối loạn trao đổi chất và hoạt động sinh lý của cây. Trong các đường hướng đồng hóa
amonium ở trên thì quá trình amine hóa cetoacid là thường xuyên và quan trọng nhất.
Những con đường đồng hóa N trên đều nhằm đồng hóa N vô cơ thành dạng N hữu
cơ. Đó là biện pháp tích lũy “vốn ban đầu”. Từ vốn này quá trình các phản ứng chuyển
amine hóa và các phản ứng sinh tổng hợp mà cơ thể hình thành nên nhiều hợp chất N hữu
cơ khác.
* Quan hệ giữa hút N dạng NO3- và NH4+ ở thực vật
NO3- và NH4+ là hai dạng N liên kết tồn tại chủ yếu trong đất mà cây có thể hút và sử
dụng dễ dàng. Giá trị dinh dưỡng của chúng đối với cây là tương đương nhưng về khả
năng mà cây có thể hút loại này hay loại khác còn phụ thuộc vào các điều kiện như pH
của môi trường, hàm lượng glucid trong cây và phụ thuộc vào đ c điểm sinh học của từng
loại cây. NH4+ là nguồn N tốt với lúa trong các pha sinh trưởng đầu. Thuốc lá, củ cải đ ,
củ cải đường, vòi voi, hướng dương rừng lại hút mạnh NO3-.
Trong họ lúa, ở giai đoạn còn non hút NH4+ (điểm đẳng điện của rễ thấp từ 4,l - 4,4)
nhưng về sau hút NO3- nhiều hơn. Những loại cây có lượng glucid cao như hòa thảo
thường hút NH4+ dễ dàng hơn, những cây họ đậu (C/N - 0 6/1) hoàn toàn không thể hút
được NH4+.
Những điều kiện bên ngoài như độ pH, nồng độ muối, độ thoáng, thành phần các
chất khoáng,... đều có ảnh hưởng đến việc hút đạm dạng này hay dạng khác. Môi trường

90
hơi kiềm ho c trung tính (pH = 7) cây hút NH4+ tốt, môi trường acid (pH=5) cây hút NO3-.
Các ion nào có liên quan đến sự thay đổi pH đều ảnh hưởng đến việc hút NH 4+ và NO3-
của cây. Bón Ca2+ thường làm cho cây hút NH4+ nhiều hơn. Gốc SO42- là tác nhân hỗ trợ
của NO3-, Ca2+ và phần nào PO43- thì hỗ trợ cho quá trình hút NH4+. Cây được bón NO3-
cần độ thoáng thấp hơn khi bón NH4+.
3.4.4. Quá trình cố định nitơ tự do
3.4.4.1. Ý nghĩa của quá trình cố định nitơ tự do (N2)
N trong khí quyển tồn tại dưới dạng khí N2 và chiếm khoảng 79% thể tích không
khí. M c dù sống trong “đại dương N” nhưng thực vật nói chung không có khả năng đồng
hóa trực tiếp được. N2 là phân tử rất khó phản ứng với các phân tử khác để tạo thành hợp
chất. Liên kết N N có năng lượng liên kết rất lớn nên muốn xảy ra phản ứng giữa N2 với
các nguyên tố khác thành các hợp chất vô cơ, trong kỹ thuật người ta phải dùng lượng
năng lượng rất cao. Muốn thu được NH3 từ N2 phải dùng nhiệt độ 500oC với áp suất
200 - 300 atm. Muốn tổng hợp Ca cyanamid (CaCN) phải dùng lò điện. Trong tự nhiên,
khí có sấm sét tạo nên áp suất và nhiệt độ rất cao mới cắt đứt liên kết đó để hình thành nên
đạm vô cơ. Vì vậy, sau trận mưa giông, cây tươi tốt hơn vì được bổ sung thêm đạm từ
nước mưa. Tuy nhiên, tồn tại một số vi sinh vật có khả năng biến N2 trong khí quyển
thành NH3 cung cấp đạm cho cây mà chỉ cần một lượng năng lượng rất ít (3 - 5 kcal/M).
Chúng được gọi chung là các vi sinh vật cố định đạm.
Quá trình cố định đạm bằng con đường sinh học có ý nghĩa to lớn đối với cân bằng
N trên Trái Đất và việc duy trì độ phì của đất. Hiện nay, m c dù việc sản xuất phân đạm
ngày một tăng nhưng mới chỉ đáp ứng được một lượng đạm rất nh mà cây trồng đòi h i
hàng năm.
Theo tài liệu phân tích, trong trường hợp thuận lợi, vi khuẩn nốt sần có thể đồng hóa
l00 - 250 kg N/ha/năm. C Luzern: 300 kg, c Stylo: 150 - 200 kg, các loại đậu 80 - 120
kg, các vi khuẩn sống tự do như Azotobacter 25 - 40 kg. Nói chung, mỗi năm trên Trái
Đất, các vi sinh vật cố định được khoảng 100 triệu tấn N ở dạng liên kết (Yacovlev, l956).
Lượng N sinh học được tích lại trong đất nhờ các vi sinh vật cố định đạm có ý nghĩa
rất lớn đối với nông nghiệp, đ c biệt là các nước có nền công nghiệp phân hóa học chưa
phát triển. Do đó, việc phát hiện ra các nhóm vi sinh vật có khả năng cố định N và sử
dụng chúng như một nguồn phân bón hữu hiệu là biện pháp tích cực làm giàu nguồn đạm
cho đất và giảm bớt nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do sử dụng quá nhiều phân bón
hóa học.
Hiện nay, việc sử dụng quá nhiều phân đạm vô cơ đã làm cho môi trường đất và
nước bị ô nhiễm, hàm lượng nitrate tích lũy trong nhiều loại sản phẩm nông nghiệp cũng
tăng đến mức báo động. Chính vì vậy, thay thế một phần đạm vô cơ bằng đạm sinh học sẽ
góp phần làm cho môi trường sinh thái nông nghiệp bền vững hơn. Việc trồng xen các cây
họ đậu với các cây trồng khác cũng như trồng các cây họ đậu cải tạo đất là biện pháp canh
tác hợp lý, có hiệu quả cao và được ứng dụng ngày càng nhiều nhằm tăng năng suất cây
trồng, đồng thời đảm bảo bền vững cho sinh thái nông nghiệp.

91
3.4.4.2. Các nhóm vi sinh vật cố định đạm
* Nhóm vi sinh vật tự do
Dựa vào nhu cầu O2 có thể phân biệt vi sinh vật cố định đạm sống tự do trong đất
thuộc hai nhóm: Nhóm hiếu khí và nhóm kị khí.
- Nhóm vi sinh vật hiếu khí sống tự do trong đất thường g p như loài Azotobacter
chroococcum, A. Vinelandii và nhiều loài khác trong chi Azotobacter. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa Azotobacter và cây trồng. Chúng có tác
dụng làm tăng cường nguồn thức ăn N cho cây. Nhờ đ c tính oxy hóa hiếu khí trong quá
trình trao đổi chất nên hiệu quả cố định N cao hơn nhiều so với nhóm kỵ khí. Trung bình
khi tiêu thụ 1 g glucose, Azotobacter có khả năng đồng hóa được 10 - 15 mg N2. Tác dụng
của Azotobacter đối với cây trồng còn được chứng minh ở khả năng tạo các chất kích
thích sinh trưởng như thimine, acid nicotinic, acid pantotenic, biotine...
Ngoài ra, còn có chi Beijerinckia cũng là loại vi khuẩn hiếu khí cố định N2 nhưng có
khả năng chịu chua cao hơn nhiều so với Azotobacter.
- Nhóm vi sinh vật kị khí sống tự do thuộc chi Clostridium, đ c biệt là loài
C. pasteurianum có hoạt tính cố định N2 cao hơn các loài khác của chi này. Từ quá trình
lên men butyric:
C6H12O6 C3H7COOH + 2CO2 + 4H+
Hydro trong quá trình này được Clostridium sử dụng để kết hợp với N2:
2N2 + 3H2 2NH3
Hiện nay, ngoài loài C. pasteurianum người ta còn nhận thấy có nhiều loài thuộc chi
Clostridium khác cũng có khả năng cố định N2. Đó là các loài C. butyricum. C. butylicum,
C. beijerinckia, C. aceticum, C. multifermentans, C. pectinovorum, C. acetobutylicum,
C. felsineum.
Vi khuẩn thuộc loài C. pasteurianum thường có hoạt tính cố định N2 cao hơn các
loài Clostridium khác. Khi đồng hóa hết 1 g thức ăn carbon, chúng thường tích lũy được
khoảng 5 - 10 mg N. Khả năng cố định N của các loài trong chi Clostridium còn phụ
thuộc rất nhiều vào các điều kiện nuôi cấy. Việc bổ sung các phân khoáng chứa P, K và
Mo vào đất thường làm tăng cường sự phát triển của Clostridium trong đất. Nhiều nghiên
cứu cho thấy ở những vùng đất chua, khi không tìm thấy sự phát triển của Azotobacter thì
Clostridium vẫn có m t với số lượng đáng kể. Số lượng của chúng trong vùng rễ bao giờ
cũng nhiều hơn ngoài vùng rễ.
* Vi khuẩn lam (tảo lam) sống tự do và cộng sinh
Vi khuẩn lam thường sống ở các ruộng lúa vùng châu Á, tiêu biểu là các loài như
Aulosira fertilissima (Ấn Độ), Tolypothrix (Nhật Bản), Anabaena azotica (Trung Quốc)...
Đa số các loài vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 sống tự do trong đất và trong nước,
nhưng cũng có một số ít loại có đời sống cộng sinh với thực vật. Chẳng hạn các dạng cộng
sinh với nấm trong một số loài địa y. Một số loài tảo lam cố định N 2 có đời sống nội sinh
trong các xoang của địa tiền ho c còn g p ở cả một số loài dương xỉ, một số loài tuế.
Đ c biệt đáng chú ý là loài Anabaena azollae cộng sinh trong bèo hoa dâu (bèo hoa
dâu là một loài dương xỉ thuộc giống azolla) một loại cây dùng làm phân xanh và làm
92
thức ăn gia súc có ý nghĩa rất lớn ở các nước châu Á. Anabaena azollae sống trong
khoang khí của bèo hoa dâu gồm rất nhiều sợi tảo trông giống như những chuỗi hạt.
Bottoley (1910) cho rằng trong khoang lá bèo hoa dâu ngoài vi khuẩn lam Anabaena còn
có các loại Pseudomonas radicicola và các loại Azotobacter. Vi khuẩn lam đã cung cấp
cho các vi khuẩn khác các sản phẩm của quang hợp, còn vi khuẩn thì lại cung cấp N đã cố
định được cho vi khuẩn lam.
Ngoài dạng cộng sinh với bèo hoa dâu, một số loài vi khuẩn lam còn có thể cộng
sinh trong các nốt sần của loài c ba lá (Trifolium alexandrinume). Đa số các loại vi khuẩn
lam có khả năng cố định N2 thích hợp phát triển trong các môi trường trung tính
ho c kiềm.
Bổ sung vào đất các chất hữu cơ giàu carbone (rơm, rạ...), phân P và phân K là
những biện pháp rất tích cực để đẩy mạnh sự phát triển của vi khuẩn lam và làm tăng
cường hoạt động cố định N của chúng. Trong số các nguyên tố vi lượng cần thiết đối với
sự phát triển và đối với hoạt động cố định N của vi khuẩn lam đáng chú ý hơn cả Mo, B,
Co, Mn...
* Vi khuẩn nốt sần cộng sinh
Vai trò cố định N2 quan trọng nhất thuộc về nhóm vi sinh vật cộng sinh. Hiện nay,
người ta đã phát hiện được hơn 600 loài cây có vi sinh vật sống cộng sinh có khả năng
đồng hóa N2 thuộc nhiều họ khác nhau. Ở một số cây gỗ ho c cây bụi nhiệt đới thuộc họ
Rabiaceae, các nốt sần chứa vi khuẩn cố định N2 không phải ở rễ mà ở trên lá.
Đối với nông nghiệp thì cây họ đậu vẫn có giá trị nhất, chúng có thể cố định được
khoảng 80 - 300 kg N/ha. Ví dụ, như cây linh lăng có thể cố định được 300 kg N/ha, đậu
cô ve 80 - 120 kg/ha. Vi khuẩn sống cộng sinh trong cây bộ đậu (Leguminosales) được
xếp vào một chi riêng là Rhizobium, nhưng hiện nay người ta chia vi khuẩn nốt sần thành
2 nhóm:
- Nhóm mọc nhanh (vi khuẩn nốt sần c ba lá, đậu Hòa Lan, mục túc...) thuộc chi
Rhizobium. Đây là nhóm vi sinh vật có hoạt động cố định N2 mạnh nhất.
- Nhóm mọc chậm (vi khuẩn nốt sần đậu tương, lạc...) thuộc chi Bradyrhizobium.
Các vi sinh vật này thường tập trung ở vùng gần chóp rễ, nơi tập trung nhiều
polysaccharide và vùng hình thành lông hút. Rễ cây tiết ra nhiều chất như đường, acid hữu
cơ, amino acid, vitamine, flavonoid,... hấp dẫn vi sinh vật. Các vi khuẩn xâm nhập vào
cây qua lông hút và vào tế bào nhu mô rễ. Đôi khi nó có thể đi qua những tế bào bị thương
của biểu bì, đ c biệt là ở chỗ phân nhánh của rễ bên. Vi khuẩn nốt sần tác động trở lại
bằng cách sản sinh ra một chất nhầy ngoại bào có bản chất polysaccharide. Chất này thúc
đẩy cây tổng hợp nên enzyme polygalacturonase tác động nên màng lông rễ, làm cho
màng mềm dẻo hơn và vi khuẩn có thể xâm nhập dễ dàng hơn. Nếu vi khuẩn nốt sần của
một loài nhất định nào đó không thể lây nhiễm được thì chúng không kích thích hình
thành enzyme polygalactoronase ở rễ được. Khi vào nhu mô rễ, vi khuẩn hòa tan v tế bào
và dưới ảnh hưởng của gen vi khuẩn, các tế bào nhu mô v đa bội hóa và phân chia nhanh
để hình thành nên các nốt sần (Hình 3.8).

93
Hình 3.8. Quá trình hình thành nốt sần ở rễ cây
Người ta chia các vi khuẩn nốt sần ra làm nhiều chủng, mỗi chủng ứng với một
nhóm cây họ đậu nhất định. Ngoài ra, trong phạm vi cùng một chủng vi khuẩn nốt sần
cũng có loài có hiệu quả và không có hiệu quả. Những loài không có hiệu quả cũng có thể
lây nhiễm vào rễ cây họ đậu nhưng không đồng hóa được N2 hay đồng hóa kém và sống
trong các nốt sần như cơ thể ký sinh.
Mối quan hệ tương hỗ giữa các cây họ đậu và các vi khuẩn nốt sần là quan hệ cộng
sinh. Cây họ đậu cung cấp glucid, nguồn năng lượng ATP và các chất khử như NADH2 để
vi khuẩn tiến hành hoạt động khử N2 thành NH3 và vi khuẩn cung cấp cho cây các hợp
chất N mà chúng cố định được từ không khí. Tuy nhiên, khi mới nhiễm vào rễ, vi khuẩn
sống như dạng ký sinh, chưa đồng hóa được N2, do đó cây vẫn cần phân đạm. Nếu thiếu
đạm và g p điều kiện bất lợi, sinh trưởng của cây sẽ yếu thậm chí cây sẽ chết. Vào cuối
thời kỳ sinh trưởng của cây thì số lượng vi khuẩn nốt sần giảm xuống và biến thành dạng
bacteroid. Khi nốt sần bị thối thì vi khuẩn nốt sần vẫn sống và đi ra đất, sinh sản chậm và
sống ở trạng thái hoại sinh.
3.4.4.3. Cơ chế cố định N2 của vi sinh vật
Cơ chế hóa sinh của quá trình cố định N2 cho đến nay vẫn chưa được sáng t hoàn
toàn, nhưng đa số các nhà nghiên cứu đồng ý với giả thuyết cho rằng NH3 là sản phẩm
đồng hóa sơ cấp của N2 và có thể nêu ra giả thuyết về 2 con đường cố định N2 của vi sinh
vật sống tự do trong đất.
Trong công nghiệp, nhờ các chất xúc tác nên năng lượng dùng cho phản ứng cố định
N2 được giảm nhiều, chỉ vào khoảng 16 - 20 Kcal/M, song lượng năng lượng vẫn còn lớn
so với trong cơ thể sinh vật.
Tốc độ phản ứng nhanh chóng trong tế bào vi sinh vật ở nhiệt độ thấp nhờ có hệ
thống enzyme hydrogenase hoạt hóa H và enzyme nitrogenase hoạt hóa N (Hình 3.9).

Hình 3.9. Quá trình khử N2 với sự xúc tác của enzyme nitrogenase
94
Năm 1961 - 1962, người ta đã tách từ Clostridium pasteurrianum hai tiểu phần hoạt
hóa H2 và N2. Sau này, người ta tìm thấy ở Azotobacter cũng có các tiểu phần đó. Trong
quá trình hoạt hóa này có sự tham gia của 2 nguyên tố khoáng Mo và Fe.
Nguồn hydro để khử N2 có thể là hydro phân tử (H2). Trong trường hợp này thì dưới
tác dụng của enzyme hydrogenase, điện tử được chuyền theo hệ thống

Nguồn cho điện tử và hydro là acid pyruvic. Đáng chú ý là trong quá trình chuyền
điện tử có sự tham gia tích cực của feredoxin (Fd).
Feredoxin là cầu nối giữa 2 hệ enzyme hydrogenase và nitrogenase để cố định N2.
Sự cố định N2 của vi khuẩn nốt sần có thể xảy ra theo sơ đồ phức tạp hơn. Trong các
nốt sần có một chất có bản chất hem rất giống với hemoglobin trong máu gọi là leghemoglobin.
Nó dễ dàng liên kết với O2 để biến thành oxyhemoglobin. Leghemoglobin chỉ được tạo
nên khi vi khuẩn sống cộng sinh với cây bộ đậu, còn khi nuôi cấy tinh khiết các
Rhizobium sẽ không tạo leghemoglobin và không cố định được N2.
Những nghiên cứu gần đây về quá trình cố định N2 cho thấy quá trình cố định này
đòi h i:
- Có sự tham gia của enzyme nitrogenase. Có thể coi đây là nhân tố chìa khóa cho
quá trình này. Enzyme này hoạt động trong điều kiện yếm khí.
- Có lực khử mạnh với thế năng lực khử cao (NAD, NADP...).
- Có năng lượng đủ (ATP) và có sự tham gia của nguyên tố vi lượng.
Nhóm hoạt động của enzyme nitrogenase có chứa Mo và Fe. Vì vậy, sử dụng Mo và
Fe cho cây họ đậu thường có hiệu quả rất cao.
- Tiến hành trong điều kiện yếm khí.
Các chất khử là NADH và feredoxin cùng với năng lượng do hô hấp, quang hợp của
cây chủ cung cấp. Sự cố định N2 cần rất nhiều năng lượng, cần 16 ATP để khử 1 N2.
NH3 tạo thành trong quá trình cố định N2 được sử dụng dễ dàng vào quá trình amine
hóa các cetoacid để tổng hợp một cách nhanh chóng các acid amine, từ đó tham gia vào
tổng hợp protein và nhiều quá trình trao đổi chất khác.
3.5. Cơ sở của việc bón phân hợp lý
Muốn nâng cao sản lượng cây trồng, một trong những biện pháp cần thiết là đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng của cây. Bón phân hợp lý nghĩa là phải xác định lượng phân bón hợp
lý cho cây trồng, tỷ lệ các loại phân bón thích hợp, xác định thời kỳ và phương pháp bón
phân, biết độ phì của đất (khả năng cung cấp của đất) và mức độ sử dụng phân bón
của cây.
Lượng phân bón (LPB của) cần thiết có thể xác định theo công thức:

95
Nhu cầu dinh dưỡng cây - Khả năng cung cấp của đất
LPB =
Hệ số sử dụng phân bón

3.5.1. Nhu cầu dinh dưỡng của thực vật


Nhu cầu dinh dưỡng của cây là lượng chất dinh dưỡng mà cây cần qua các thời kỳ
sinh trưởng để tạo thành một đơn vị năng suất. Nhu cầu dinh dưỡng có 2 m t:
- M t lượng: Số lượng chất dinh dưỡng cây cần để tạo thành một đơn vị năng suất.
- M t chất: Các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau mà cây cần trong các giai đoạn
sinh trưởng nhất định để hình thành năng suất cao nhất.
Có nhu cầu dinh dưỡng tổng số tính toán cho cả chu kỳ sống của cây, nhưng cũng có
nhu cầu dinh dưỡng tính cho từng giai đoạn sinh trưởng, nhu cầu dinh dưỡng theo từng
nguyên tố riêng biệt.
Nhu cầu dinh dưỡng là chỉ tiêu thay đổi rất nhiều: thay đổi theo từng loại cây, giống
cây khác nhau, theo điều kiện và mức độ thâm canh, tùy theo từng loại đất, theo biến động
của thời tiết. Vì vậy, việc xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây hết sức phức tạp.
Để xác định nhu cầu dinh dưỡng có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau:
- Phương pháp lấy lượng chất dinh dưỡng mà cây hút trong quá trình sinh trưởng
làm nhu cầu dinh dưỡng. Có 2 cách:
+ Tiến hành phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây: Phân tích định
kỳ hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thân, lá, hoa, quả và toàn cây (để xác định nhu
cầu dinh dưỡng từng giai đoạn) ho c phân tích vào giai đoạn cây tích lũy tối đa trước khi
thu hoạch, không phải là lúc cây đã làn lụi. Thu hoạch toàn bộ các bộ phận rễ. thân, lá.
quả, hạt,... rồi sấy khô và liến hành phân tích các nguyên tố chủ yếu như N, P, K, S,... rồi
quy ra trên một đơn vị sản phẩm thu hoạch. Từ đây có thể tính toán lượng chất dinh
dưỡng cần bón cho cây trồng để đạt được một năng suất nhất định nào đấy.
+ Trồng cây trong dung dịch và phân tích lượng chất dinh dưỡng còn lại sau thời
gian trồng cây. Các dung dịch dinh dưỡng thường được dùng để trồng cây trong chậu là
dung dịch Knop (thích hợp cho lúa mì, lúa mạch, cà chua, đậu, thuốc lá, khoai tây...),
dung dịch Prianisnhicop (thích hợp với lúa nước, lúa mì, lúa mạch, ngô...), dung dịch
Richter (thường dùng cho lúa mì, đâu, ngô, đay, lúa nước, khoai tây, lanh, thuốc lá...).
- Phương pháp loại trừ hẵn hay loại trừ một phần chất dinh dưỡng cần nghiên cứu ra
kh i môi trường trong thời kỳ dinh dưỡng nhất định và theo dõi quá trình dinh dưỡng của
cây trồng. Với phương pháp này có thể xác định được vai trò của từng nguyên tố nhưng
không tính được lượng dinh dưỡng mà cây cần.
Phương pháp bón thêm chất dinh dưỡng vào các thời kỳ sinh trưởng khác nhau và
xem năng suất tăng ở thời kỳ nào nhiều nhất. “Hiệu suất từng phần” đối với lượng chất
dinh dưỡng đã hút (theo Kimura và Chiba, 1962) được tính theo công thức sau:

Xn - Xn-1
X=
Vn - Vn-1

96
Trong đó:
X: Năng suất hạt trên một đơn vị dinh dưỡng.
X n-l: Năng suất trước khi bón thêm chất dinh dưỡng.
Xn: Năng suất sau khi bón thêm chất dinh dưỡng.
Vn-l: Lượng chất dinh dưỡng trước khi bón.
V: Lượng chất dinh dưỡng bón thêm.
Trong trường hợp trồng cây trong dung dịch ta có thể dễ dàng tính nhu cầu dinh
dưỡng của cây bằng lượng chất dinh dưỡng cây lấy đi từ dung dịch để tạo nên một đơn vị
năng suất kinh tế.
Đào Thế Tuấn (1969) đã xác định nhu cầu dinh dưỡng của một số cây trồng đối với
các nguyên tố đa lượng (Bảng 3.1).
Từ nhu cầu dinh dưỡng, này biết hệ số sử dụng phân bón, biết hàm lượng các chất
dinh dưỡng có sẵn trong đất, ta có thể tính ra nhu cầu phân bón.
Bảng 3.1. Lượng chất dinh dưỡng (kg) để tạo thành 1 tạ thu hoạch kinh tế
Cây trồng N P2O5 K2O
Lúa chiêm 1,4 0,6 4,1
Lúa mùa 1,5 1,1 3,1
Ngô 3,0 0,6 3,0
Đậu tương 3,0 0,7 2,2
Lạc 4,2 0,7 2,5
Bông 15,6 3,6 11,5
Khoai lang 2,4 0,1 0,7
Mía 0,4 0,2 0,7
Đay 1,2 0,5 1,5
Thuốc lá 5,3 1,3 7,5

3.5.2. Cơ sở của việc bón phân hợp lý


Để có cơ sở cho việc bón phân hợp lý, ngoài việc xác định nhu cầu dinh dưỡng của
cây, còn phải xác định khả năng cung cấp của đất.
- Xác định khả năng cung cấp của đất: Khả năng cung cấp của đất là lượng chất
dinh dưỡng trong đất hay độ màu mỡ của đất. Độ màu mỡ này tùy thuộc vào các loại đất
khác nhau. Có thể sử dụng phương pháp hóa học và sinh học để xác định độ phì nhiêu
của đất.
- Phương pháp phân tích hóa học: Là phương pháp nhanh chóng nhất. Để xác định
độ phì nhiêu của đất, cần tiến hành phân tích thành phần các nguyên tố dinh dưỡng có
trong đất. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất gồm 2 chỉ tiêu: tổng số và dễ tiêu.
Lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu thường di động trong dung dịch đất. Phân tích lượng
dinh dưỡng dễ tiêu cần phải hòa tan trong nước và trong dung môi. Nhưng trên thực tế
khó tìm ra được một dung môi hòa tan hết các chất đó như môi trường cây đã hút vì vậy
các phân tích vẫn không chính xác tuyệt đối.
97
Lượng tổng số thì ngoài chất dinh dưỡng tan trong dung dịch đất còn lượng dinh
dưỡng hấp phụ trên keo đất và giữ ch t trong đất. Lượng tổng số chưa phản ánh đầy đủ về
tính chất và độ phì của đất vì cây chỉ sử dụng một số. Khả năng cung cấp của đất thường
lớn hơn lượng dinh dưỡng dễ tiêu vì còn có lượng chất dinh dưỡng hấp phụ có khả năng
trao đổi trên bề m t keo đất.
- Phương pháp sinh học: Để xác định độ phì nhiều của.một loại đất nào đó, ta lấy
một lượng đất nhất định rồi gieo vào đó một lượng hạt nhất định. Trước khi gieo hạt,
người ta đã phân tích lượng chất dinh dưỡng chứa trong lượng hạt tương đương với lượng
hạt đem gieo. Để cho hạt nảy mầm và cây con sinh trưởng tự nhiên mà không bón gì thêm
ngoài tưới nước tinh khiết. Sau một thời gian, các cây con hút kiệt hết các chất dinh
dưỡng mà đất có khả năng cung cấp. Tiến hành phân tích toàn bộ chất dinh dưỡng có
trong toàn bộ mẫu thu hoạch. Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất sẽ bằng lượng
chất dinh dưỡng có trong mẫu cây trừ đi các chất dinh dưỡng trong hạt.
Người ta cũng có thể xác định lượng dinh dưỡng mà cây cần từ khi trồng đến khi thu
hoạch để cho năng suất tối đa. Vì vậy, phải phân tích thành phần và số lượng các chất vào
lúc thu hoạch. Lượng chất dinh dưỡng mà cây cần đã lấy ở trong đất thường tỷ lệ thuận
với năng suất.
Lượng chất dinh dưỡng còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện ngoại cảnh:
+ Khí hậu: khi g p hạn hán ho c đất m n thì lượng tro trong cây càng cao. Củ cải
đường càng lên phía bắc thì nhu cầu N, K nhiều, lại hút ít Ca, P và S.
+ Số lượng phân bón: bón nhiều phân, cây hút nhiều (bị lốp đổ là do hút quá nhiều
N). Phải dựa vào tổng số và tỷ lệ chất dinh dưỡng mà cây yêu cầu qua các thời kỳ
khác nhau.
+ Giống: các giống khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
+ Tuổi cây: ở mỗi giai đoạn sinh trưởng yêu cầu về số lượng và tỷ lệ chất dinh
dưỡng khác nhau.
+ Loại đất: có cây thích nghi pH chua: lúa, cao su, cà phê, khoai tây; có cây thích
nghi pH trung tính: ngô, mía; ho c pH kiềm: bông, củ cải...
Ta có thể kết hợp cả hai phương pháp để tìm ra độ màu mỡ cần thiết của đất.
- Phương pháp bón phân hợp lý: Cơ sở của việc xây dựng chế độ bón phân hợp lý là
dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây và khả năng cung cấp của đất, nhưng phải có phương
pháp bón hợp lý.
+ Thời kỳ bón phân: Mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây trồng cần các chất dinh dưỡng
khác nhau với lượng bón khác nhau. Vì vậy, cần phân phối lượng dinh dưỡng theo yêu
cầu của cây trong các giai đoạn khác nhau. Có hai thời kỳ cần ưu tiên cung cấp cho cây là
thời kỳ khủng hoảng và thời kỳ hiệu suất cao.
+ Thời kỳ khủng hoảng của một nguyên tố dinh dưỡng là thời kỳ mà thiếu nguyên
tố đó sẽ ảnh hưởng xấu nhất đến sinh trưởng và năng suất. Thời kỳ hiệu suất cao là
khoảng thời gian mà nguyên tố dinh dưỡng có tác dụng tốt nhất đến năng suất, lượng chất

98
dinh dưỡng cần ít nhất cho một đơn vị sản phẩm thu hoạch nên đầu tư phân bón đạt hiệu
quả cao nhất. Thông thường trong sản xuất thì thời kỳ hiệu suất cao không trùng đúng vào
thời kỳ khủng hoảng.
Theo Đào Thế Tuấn, thời kỳ khủng hoảng P đối với lúa là thời kỳ đẻ nhánh, thời kỳ
hiệu suất cao là thời kỳ mạ. Thời kỳ khủng hoảng N của ngô (theo Nguyễn Đức Bình) là
thời kỳ cây con (từ 3 đến 6 lá). Vì vậy, cần ưu tiên cho các thời kỳ đó.
- Phương pháp bón phân thích hợp: Tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện để có
phương pháp bón phân thích hợp. Có thể sử dụng phương pháp bón lót, bón thúc, bón
viên, bón phun qua lá...
+ Bón lót là bón phân trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho sự
sinh trưởng ban đầu của cây. Tùy theo cây trồng và loại phân bón mà bón lót với lượng
khác nhau. Ưu điểm của bón lót là đỡ tốn công, nhưng cây không thể sử dụng ngay một
lúc, phần còn lại dễ bị rửa trôi.
Với phân lân và vôi do hiệu quả của chúng chậm và cần nhiều cho giai đoạn sinh
trưởng ban đầu nên thường bón lót lượng lớn, có thể bón lót toàn bộ.
+ Bón thúc là bón nhiều lần vừa th a mãn nhu cầu, vừa tránh lãng phí do bị rửa
trôi. Tùy theo từng loại cây trồng mà phân phối lượng bón thúc ra các đợt khác nhau. Ví
dụ, như với lúa, có thể bón thúc đẻ nhánh, bón đón đồng, bón nuôi hạt...
Bón lót kết hợp với bón thúc thì hiệu quả sử dụng phân tốt nhưng phức tạp và tốn
khá nhiều công. Với phân đạm và kali, hiệu quả của chúng nhanh và dễ bị rửa trôi nên
thường chỉ bón lót một lượng vừa đủ cho sinh trưởng ban đầu của cây trồng, còn chủ yếu
là bón thúc.
+ Về cách bón: Thường là bón vào đất hay hòa tan vào nước để tưới ho c phun lên
lá... Với các cây rau, hoa, cây giống các loại,... thì phun qua lá thường cho hiệu quả cao.
Đ c biệt với các phân bón vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng và các chế phẩm phun lá
thường phải sử dụng phương pháp phun.
Xu hướng chung hiện nay là cố gắng giảm bớt số lần bón phân để giảm số công đầu
tư, thuận tiện cho việc cơ giới hóa mà vẫn đảm bảo năng suất cao.

TÓM TẮT CHƯƠNG

Dinh dưỡng khoáng là một chức năng sinh lý của cây gắn liền với chức năng của bộ rễ
và có ý nghĩa quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất cây trồng.
Nắm vững cơ chế của quá trình hút khoáng của rễ vừa là quá trình sinh lý chủ động,
vừa là bị động và liên quan rất ch t chẽ với các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, pH đất,
nồng độ và tỷ lệ các chất khoáng trong đất...
Nắm chắc vai trò sinh lý của các nguyên tố khoáng đối với quá trình trao đổi chất và
sinh trưởng phát triển của cây và sự đồng hóa nitrogen ở thực vật.
Trên cơ sở những hiểu biết trên để đề xuất các biện pháp bón phân hợp lý cho cây
trồng: Vừa th a mãn nhu cầu sinh lý của cây trồng, vừa tăng hiệu quả sử dụng phân bón,...
để đạt mục đích cuối cùng là tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

99
ÔN TẬP
1. Vai trò chung của các nguyên tố khoáng.
2. Vai trò sinh lý của phosphorus (P), nitrogen (N) và potassium (K) đối với
thực vật.
3. Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng đối với thực vật. Dạng tồn tại quan trọng
nhất của nguyên tố vi lượng ở trong cây. Một số ví dụ, minh họa và giải thích.
4. Cơ chế của quá trình hút khoáng chủ động và bị động ở thực vật. Thuyết chất mang.
5. Quá trình tổng hợp amino acid ở thực vật.
6. Vai trò và các con đường đồng hóa ammonium ở thực vật. Trong các con đường
trên, con đường nào là quan trọng nhất. Các phản ứng minh họa.
7. Ý nghĩa của quá trình cố định nitrogen tự do (N2) và quá trình hình thành nốt sần
ở rễ cây họ đậu.
8. Quá trình khử nitrate ở thực vật và tác hại của sự dư thừa nitrate trong nông sản.

100
Chương IV

QUANG HỢP Ở THỰC VẬT


4.1. Khái niệm chung về quang hợp
4.1.1. Khái niệm chung
Quang hợp là một chức năng sinh lý vô cùng quan trọng.
Quang hợp chính là quá trình biến đổi các chất vô cơ đơn giản là khí CO2 và nước
thành các hợp chất hữu cơ phức tạp nhờ năng lượng ánh sáng m t trời với sự tham gia của
hệ sắc tố (Hình 4.1). Phương trình đơn giản của quá trình quang hợp ở thực vật được biểu
diễn như sau:

Hình 4.1. Sự chuyển hóa chất tham gia và chất tạo thành trong quang hợp
Xét về bản chất hóa học thì quang hợp là quá trình oxy hóa khử, trong đó CO2 được
khử thành sản phẩm của quang hợp.
4.1.2. Ý nghĩa của quang hợp
Quang hợp của cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của
mọi sinh vật trên Trái Đất, trong đó có con người.
- Hoạt động quang hợp cung cấp nguồn vật chất hữu cơ vô cùng đa dạng và phong
phú cho nhu cầu dinh dưỡng của mọi sinh vật trên Trái Đất. Thực vật quang hợp sản xuất
ra các chất hữu cơ đáp ứng cho nhu cầu của chính mình và cung cấp cho các sinh vật
không có khả năng hoạt động quang hợp (sinh vật dị dưỡng) như động vật, con người...
Năng lượng ánh sáng được tích lũy vào các hợp chất hữu cơ lại được các sinh vật sử dụng
cho các hoạt động sống của mình.
- Hoạt động quang hợp có vai trò quyết định trong việc đảm bảo sự cân bằng tỷ lệ
O2/CO2 trong khí quyển, duy trì hoạt động sống cho mọi sinh vật trên Trái Đất. Tất cả các
sinh vật đều hấp thu CO2 để hô hấp và lại thải CO2 vào khí quyển. Ngoài ra, hoạt động
phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, khí thải trong công nghiệp, các phương tiện giao
thông, hoạt động của núi lửa,... cũng thải ra một lượng CO2 đáng kể vào môi trường.
Ngược lại, thế giới thực vật do hoạt động quang hợp hấp thu CO2 và nhả O2 ra khí quyển.
Sự trao đổi khí O2 và CO2 ngược chiều nhau giữa hai quá trình đó đã đảm bảo một sự cân
bằng khá ổn định về nồng độ của hai chất khí này trong khí quyển: nồng độ O2 ổn định ở
mức khoảng 21% và CO2 khoảng 0,03%. Nếu không có quang hợp, hàm lượng CO2 sẽ

101
tăng lên, O2 giảm gây nguy hiểm cho sự sống của sinh giới. M t khác, lượng CO2 trên
Trái Đất tăng lên đột ngột sẽ làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên, làm tan băng ở các cực của
Trái Đất và nước biển dâng cao, gây lũ lụt trên toàn cầu.
Chính vì vậy, quang hợp của cây xanh có vai trò vũ trụ lớn lao.
- Đối với con người quang hợp còn có vai trò vô cùng to lớn. Có thể nói sản phẩm
quang hợp có m t ở mọi nơi trong cuộc sống con người:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Khoảng 80% nhu cầu dinh
dưỡng của con người có nguồn gốc từ thực vật.
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu rất phong phú cho mọi nhu cầu của con người trên
Trái Đất. Hiện tại, nguồn năng lượng con người sử dụng chủ yếu lấy từ than đá, dầu m ,
củi, than bùn, khí đốt... Hoạt động quang hợp của các sinh vật ngày xưa đã tích lũy năng
lượng vào trong than đá, dầu m ,... để cho chúng ta khai thác và sử dụng hiện nay. Hiện
nay, con người có sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân ho c ánh sáng, gió,... nhưng chưa
thể thay thế được than đá và dầu m .
+ Hoạt động quang hợp của thức vật đã cung cấp cho con người một nguồn nguyên
liệu vô cùng phong phú và đa dạng cho công nghiệp như công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt,
công nghiệp giấy, công nghiệp thuốc lá, công nghiệp đường... Sự phát triển của các
ngành công nghiệp này hoàn toàn phụ thuộc vào sản phẩm của thực vật, tức là sản phẩm
quang hợp.
+ Với sản xuất nông nghiệp thì hoạt động quang hợp quyết định 90 - 95% năng
suất cây trồng. Do vậy, muốn cây trồng đạt năng suất cao thì phải điều chỉnh hoạt động
quang hợp của chúng bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý.
Như vậy, thực vật có một sứ mạng vô cùng to lớn đối với sự sống của sinh vật trên
Trái Đất nhờ vào hoạt động quang hợp của mình. Nói cách khác quang hợp là một quá
trình độc nhất mà tất cả hoạt động sống đều phụ thuộc vào nó.
Ngày nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu để thực hiện quang hợp nhân tạo ngoài
cây xanh, nhưng vai trò của cây xanh trên hành tinh vẫn mãi mãi quan trọng. Con người
luôn luôn cải tiến cây trồng sao cho chúng đạt được hiệu suất quang hợp cao nhất. Mục
tiêu đó không bao giờ dừng lại.
4.2. Cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp - bộ máy quang hợp
4.2.1. Lá - cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp
Cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu ở thực vật là lá, sau đó đến các phần có
màu xanh khác như bẹ lá, bông lúc còn xanh... Vì vậy, lá có những đ c điểm đ c biệt về
hình thái, đ c điểm giải phẫu phù hợp với chức năng của nó.
- Sự sắp xếp lá trên cây: Đa số cây có tính hướng sáng. Cách sắp xếp của cành, lá
đều nhằm hấp thụ ánh sáng m t trời có hiệu quả nhất. Lá cây tán dưới nằm ngang, có thể
nhận được nhiều ánh sáng tán xạ, lá tầng trên xếp nghiêng để tránh những tia nắng chiếu
thẳng góc trên bề m t lá. Các lá cây nằm ngang thường có sự sắp xếp xen kẽ nhau nhờ đó
lá phía dưới có thể nhận được ánh sáng.

102
- Về m t hình thái: Lá cây thường có dạng bản, mang tính hướng quang ngang và
luôn vận động sao cho m t phẳng của lá vuông góc với tia sáng tm t trời để nhận được
nhiều năng lượng ánh sáng nhất.
- Về giải phẫu: Ngay sát dưới lớp biểu bì của lá là lớp tế bào mô dậu (mesophyll cell
hay tế bào thịt lá) dày có chứa nhiều lục lạp. Các tế bào mô dậu xếp sát nhau theo từng lớp
nhằm hấp thụ nhiều năng lượng ánh sáng và lớp tế bào này được gọi là lớp mô đồng hóa
của lá. Sát với lớp tế bào mô dậu là tế bào bao mạch (bundle sheath cell, còn gọi là tế bào
mô xốp) có các khoảng trống gian bào lớn (nơi chứa CO2 cung cấp cho quang hợp).
- Trong lá còn có mạng lưới các hệ mạch dẫn dày đ c làm nhiệm vụ dẫn nước, muối
khoáng cho quá trình quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan
khác. Ở m t trên và m t dưới của lá có hệ thống dày đ c các khí khổng giúp cho CO 2, O2
và nước đi ra và vào lá một cách dễ dàng (Hình 4.2).

Hình 4.2. Mô hình cấu tạo giải phẫu của lá


1. Biểu bì trên; 2. Tế bào mô dậu; 3. Tế bào bao mạch; 4. Mạch dẫn;
5. Biểu bì dưới; 6. Lỗ khí; 7. Tế bào khí khổng; 8. Khoảng gian bào

4.2.2. Lục lạp (chloroplast) - bào quan thực hiện chức năng quang hợp
4.2.2.1. Hình thái, số lượng và kích thước của lục lạp
Lục lạp là bào quan chuyên hóa thực hiện chức năng quang hợp, để thực hiện tốt
chức năng quang hợp
Lục lạp là bào quan chuyên hóa thực hiện chức năng quang hợp để thực hiện tốt
chức năng trên lục lạp có những đ c điểm về hình thái và giải phẩu thích hợp:
- Về m t hình thái: Hình thái của lục lạp rất đa dạng. Ở các thực vật bậc thấp lục lạp
thường có hình võng, hình sao,... ở thực vật bậc cao lục lạp thường có hình bầu dục và có
thể xoay để thay đổi bề m t tiếp xúc với ánh sáng.
- Số lượng: Số lượng lục lạp trong tế bào ở các loại thực vật rất khác nhau. Đối với
tảo, mỗi tế bào chỉ có một lục lạp. Đối với thực vật bậc cao, mỗi tế bào của mô đồng hóa

103
có khoảng 20 - 100 lục lạp. Ở lá thầu dầu, 1 mm2 có 3.107 - 5.107 lục lạp với tổng diện
tích bề m t của chúng lớn hơn diện tích lá.
- Kích thước: Kích thước trung bình của lục lạp từ 4 - 6 m, dày 2 - 3 m. Những
cây ưa bóng thường có số lượng, kích thước lục lạp và hàm lượng sắc tố trong lục lạp lớn
hơn những cây ưa sáng.
4.2.2.2. Cấu tạo của lục lạp
Nhìn lục lạp dưới kính hiển vi điện tử, chúng ta thấy lục lạp có 3 bộ phận cấu trúc nên:
- Ngoài cùng lục lạp là lớp màng kép gồm 2 màng cơ sở tạo thành, mỗi màng được
cấu tạo bằng hai lớp protein tách biệt nhau bằng lớp đúp lipid ở giữa. Màng lục lạp ngoài
chức năng bao bọc, bảo vệ các cấu phần bên trong, còn có chức năng rất quan trọng là
kiểm tra tính thấm của các chất đi vào ho c đi ra của lục lạp.
- Hệ thống màng quang hợp hay là màng thylacoid bao gồm tập hợp màng có cấu
tạo như các màng khác, gồm protein và phospholipid sắp xếp tương tự như màng cơ sở.
Các màng này tập hợp nên các cấu trúc như các túi tròn hay các đĩa (gọi là thylacoid)
chồng lên nhau tạo thành cấu trúc dạng hạt (grana) giống như chồng đĩa hay còn gọi là
thylacoid hạt. Mỗi lục lạp có từ 40 đến 50 grana với đường kính 4 - 6 m. Mỗi grana có từ
5 ho c 6 đến vài chục thylacoid, dày chừng 0,13mm có màng riêng bao bọc (Hình 4.3).
Cấu tạo nên các thylacoid là các sắc tố, protein, lipoid. Các sắc tố quang hợp được sắp xếp
một cách có định hướng trên màng thylacoid. Chức năng của màng thylacoid là thực hiện
quá trình biến đổi quang năng thành hóa năng, tức là thực hiện pha sáng của quang hợp.

Hình 4.3. Sơ đồ cấu trúc lục lạp của thực vật bậc cao [9, 17]
1. Màng ngoài; 2. Màng trong; 3. Cơ chất (stroma); 4. Thylacoid hạt
5. Thylacoid cơ chất; 6. Giọt dầu; 7. Hạt tinh bột; 8. ADN; 9. Ribosome
Trong màng lục lạp, bao bọc quanh các hạt (grana) là cơ chất (stroma) l ng nhầy,
không màu. Thành phần chủ yếu của cơ chất là protein, nhiều loại enzyme tham gia
vào quá trình khử CO 2 và nhiều sản phẩm quang hợp, đây là nơi thực hiện pha tối của
quang hợp.
Cấu trúc giải phẩu hình thái của thực vật C3 và thực vật C4 có sự khác nhau rõ rệt,
trong đó thực vật C4 được xem là tiến hóa hơn thực vật C3 vì chúng có cấu trúc giải phẩu
lá gồm hai loại tế bào: tế bào mô dậu và tế bào bao mạch đều phát triển, tạo thành vòng

104
tròn đồng tâm xung quanh hệ mạch và cả hai loại tế bào này đều có chứa lục lạp nên có
khả năng tham gia vào qúa trình quang hợp của cây (Hình 4.4).

Hình 4.4. Mô hình cấu tạo giải phẫu lá thực vật C3 và lá cây C4 [17]
Thực vật C3 gồm đa số cây trồng như lúa, đậu, cam, chanh... chỉ có một loại lục lạp
tương tự như lục lạp của tế bào thịt lá của thực vật C4. Lục lạp này thực hiện chu trình C3
của quang hợp.
* Các loại lục lạp
Thực vật bậc cao có hai loại lục lạp có cấu trúc và chức năng khác nhau. Đối với
một số thực vật nhiệt đới (thực vật thuộc nhóm C4) lục lạp có 2 loại:
- Lục lạp của tế bào mô dậu (mesophyll cell) có grana phát triển đầy đủ. Chúng có
nhiệm vụ thực hiện quá trình cố định CO2 trong quang hợp (chu trình C4).
- Lục lạp tế bào bao mạch có grana phát triển không đầy đủ và phần lớn ở dạng bản
m ng. Trong hạt lục lạp này có nhiều hạt tinh bột lớn. Lục lạp tế bào bao mạch thực hiện
chu trình C3 (khử CO2).
Ngày nay trong mỗi thylacoid người ta phát hiện thấy các tiểu phần rất nh hình cầu
dẹt, đường kính 160 - 180 Å, trong đó có protein, lipid và các sắc tố. Trong sắc tố có 230
phân tử cholorophyll (160 cholorophyll a, 70 cholorophyll b), 48 phân tử carotenoid.
Ngoài ra, còn có các thành phần chuyền điện tử như cytochrome, plastochinon,
ferredoxin, các nguyên tố kim loại Mn, Cu. Người ta gọi các tiểu phần này là thể lượng tử
(quantosome). Đây là đơn vị chức năng của quang hợp.
* Thành phần hóa học của lục lạp:
Thành phần hóa học của lục lạp rất phức tạp, nước chiếm 75%, còn lại là chất khô
mà chủ yếu là chất hữu cơ (chiếm 70 - 72% chất khô) và chất khoáng.
- Thành phần hóa học cơ bản nhất trong lục lạp là protein, chiếm 30 - 45% khối
lượng chất hữu cơ, rồi đến lipid (20 - 40%).
- Trong lục lạp còn có nhiều nguyên tố khoáng, thường g p nhất là Fe (80% Fe trong
mô lá nằm ở lục lạp), Zn (65 - 70%), Cu (50%), Mg, K, Mn...

105
- Lục lạp chứa nhiều vitamine như vitamine A, D, E, K.
- Lục lạp chứa trên 30 loại enzyme khác nhau. Những enzyme này thuộc nhóm oxy
hóa khử, enzyme thủy phân...
Thành phần hóa học của lục lạp rất phức tạp, bao gồm các chất làm nhiệm vụ cấu
trúc nên lục lạp và các thành phần thực hiện chức năng của lục lạp. Các thành phần cấu
trúc chính bao gồm protein: 50 - 55% trọng lượng khô; lipid: 20 - 30%; glucid: 10%; các
chất tham gia trực tiếp trong quang hợp có:
- Các sắc tố quang hợp gồm các nhóm: chlorophyll, carotenoid, phycobilin, anthocyan.
- Các hệ vận chuyển điện tử trong quang hợp:
+ NAD, NADP (hệ pyridine) ở giai đoạn yếm khí.
+ Các dạng quinone (Q) bao gồm: Ubiquinone (UQ = CoQ); Plastoquinone A, B,
C, D; Naphtoquinone (vitamin K); Tokopherolquinone (vitamin C).
+ Các hệ enzyme flavine: FMN (FAD) (hiếu khí).
+ Ferredoxin NADP reductase.
+ Cytochrome (cyt.f, cyt. b3, cyt. b6, cyt. b559.
+ Ferredoxin.
+ Plastocyanin.
- Các enzyme oxy hóa khử (oxydoreductase), enzyme tổng hợp (synthase), enzyme
thủy phân (hydrase)…
- Các hợp chất cao năng (ATP, ADP).
- Các nguyên tố khoáng (N, Mg, Fe, Mn…).
- Các vitamin.
- Acid nucleic.
- Glucid (monosaccharide, polysaccharide).
Lục lạp là bào quan có chứa acid nucleic (ADN và ARN). Cùng với các ribosome
chứa trong lục lạp, ADN và ARN tạo nên tổ hợp có khả năng tổng hợp protein riêng.
Nhiều đ c tính di truyền được truyền qua lục lạp gọi là di truyền tế bào chất.
Cấu tạo của lục lạp biến đổi trong quá trình phát triển cá thể. ở lá non lục lạp có cấu
trúc hình hạt rất bé, lá trưởng thành có hạt khá lớn. Lá già cũng có hạt lớn nhưng một
phần cấu trúc bị phá vỡ. Cấu trúc lục lạp có tính chất động. Các thành phần cấu tạo của
nó, đ c biệt là sắc tố biến đổi không ngừng. Gần đây, người ta thấy rằng trong lá ngô các
chồng đĩa của grane có số lượng càng lớn thì khả năng hấp thụ ánh sáng m t trời càng cao
và cây đó đạt năng suất lớn. Dựa trên những phát hiện về cấu trúc hình thái của lục lạp mà
trước hết là chồng đĩa các hạt chúng ta có thể chọn giống cây trồng có năng suất cao.
* Chức năng của lục lạp
Lục lạp là bào quan chuyên hóa để thực hiện chức năng quang hợp của thực vật.
Thực hiện quá trình quang hợp tức là biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa
học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. Pha sáng được thực hiện ở thylacoid, còn pha tối
thực hiện trong cơ chất của lục lạp.
Thành phần có chức năng quan trọng nhất trong lục lạp là các sắc tố quang hợp.
106
4.2.3. Các sắc tố quang hợp và vai trò của chúng
Cho đến nay bằng các phương pháp hiện đại như sắc ký trên giấy, phương pháp hòa
tan, đ c biệt là phương pháp quang phổ người ta đã phân tích được khá đầy đủ các loại sắc
tố trong lá xanh. Có thể chia các sắc tố của thực vật làm 4 nhóm chính: chlorophyll,
carotenoid, phycobiline và các sắc tố dịch bào anthocyan.
4.2.3.1. Chlorophyll (nhóm sắc tố lục)
Công thức cấu tạo của chlorophyll a được biểu diễn ở Hình 4.5.

Hình 4.5. Công thức cấu tạo của chlorophyll a và chlorophyll b [17]
Trong các sắc tố lá xanh thì chlorophyll (chl.) là nhóm sắc tố quan trọng nhất, bởi vì
nó có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng m t trời, di trú tạm thời năng lượng ánh sáng
hấp thụ trên mức độ điện tử và biến năng lượng hấp thụ ấy thành năng lượng hóa học,
trong khi đó các loại sắc tố khác không thể thực hiện đầy đủ quá trình hấp thụ và biến đổi
năng lượng ánh sáng như vậy được.
Hiện nay, người ta đã tìm thấy nhiều loại chlorophyll (chlorophyll a, b, c, d, e). ở
thực vật thượng bậc cao chỉ có chlorophyll a và chlorophyll b, còn chlorophyll c, d, e có ở
các loại rong, tảo, vi sinh vật. Các loại chlorophyll khác nhau về một số chi tiết cấu tạo và
cực đại hấp thụ bức xạ ánh sáng.
Trong các loại chlorophyll thì chlorophyll a và b là được nghiên cứu nhiều. Mỗi loại
chlorophyll lại có nhiều chlorophyll với độ dài sóng hấp thụ cực đại khác nhau. Chẳng

107
hạn như chlorophyll a có: a662, a668, a689, a700. Chúng có cực đại hấp thụ khác nhau do
chúng liên kết với các loại protein khác nhau.
Trong các loại chlorophyll đã biết thì chlorophyll a có cực đại hấp thụ ở vùng ánh
sáng đ với độ dài sóng là 700 nm (ký hiệu là P700) có thể được xem như là cái “bẫy” năng
lượng, vì tất cả năng lượng do các sắc tố khác của cây xanh hấp thụ được sử dụng vào quá
trình quang hợp đều phải qua P700.
* Cấu tạo của chlorophyll
Giữa các loại chlorophyll a, b, c, d được phân biệt với nhau bằng một số tính chất
vật lý cũng như màu sắc của chúng khi tan trong các dung môi hữu cơ khác nhau và mức
độ hòa tan trong các dung môi hữu cơ ấy. Song, điều kiện khác nhau cơ bản là đ c điểm
cấu tạo.
Các loại chlorophyll có cấu tạo chung như sau:
- Chlorophyll là những ester phức tạp của acid di carboxylic là chlorophyllic trong
đó H của một carboxyl được thay thế bằng gốc rượu methanol (CH3OH) và H của một
carboxyl khác được thế bằng một gốc rượu phytol (C20H39OH).
COOH
C32H30ON4Mg
COOH
Acid chlorophylic
- Bốn vòng pyrol liên kết với nhau bằng các cầu nối methyl (-CH=) để tạo nên nhân
porphyrin với nhân Mg ở trung tâm. Mg có liên kết thật và liên kết giả với 4 nguyên tử N
của vòng pyrol. Nhân porphyrin có hệ thống nối đôi cách đều tạo nên phân tử chlorophyll
có khả năng hấp thụ ánh sáng cao và hoạt tính quang hóa mạnh. Nhờ sự cộng hưởng của
liên kết nối đôi không đều, nguyên tử N trong vòng pyrol có thể cùng lúc bị biến đổi thành
cation ho c anion (giải phóng ho c kết hợp điện tử), vì vậy mà nó có khả năng tham gia
vào quá trình chuyển vận điện tử. Về kết cấu hóa học của chlorophyll rất gần với hemoglobin
của máu, chỉ khác nhau ở nhân trung tâm porphyrin.
- Đuôi phân tử chlorophyll dài, gồm gốc rượu phytol với 20 nguyên tử carbon. Đuôi
chlorophyll có tính ưa lipid nên và có vai trò định vị phân tử chlorophyll trên màng
thylacoid. Ngoài ra trong phân tử còn có một vòng phụ thứ V là cyclopentanol.
Cấu tạo chlorophyll b khác chlorophyll a ở chỗ nhóm methyl ở carbon thứ ba ở
vòng II được thay thế bằng nhóm aldehyd (-CHO). Phân tử bacteriochlorophyll khác
chlorophyll a ở chỗ nhóm vinyl (-CH=CH2) ở carbon thứ 2 được thay thế bằng nhóm
acyl (-CO-CH3) và nguyên tử C thứ 3, thứ 4 nối thêm H (mất nối đôi).
* Một số tính chất hóa học và vật lý của phân tử chlorophyll
- Các chlorophyll không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Người ta
hay dùng acetone, rượu ethylic, benzen, ether petrol,... để chiết rút chlorophyll. Thực vật
thường hay chứa chlorophyll a và b. Khả năng hòa tan trong dung môi hữu cơ của
chlorophyll a lớn hơn chlorophyll b.

108
Công thức nguyên của chlorophyll a là: C55H72O5N4Mg. M = 893 và chlorophyll b
là: C55H70O6N4Mg. M = 907. Chúng là ester phức tạp của acid dicarboxylic là
chlorophyllic: C32H30ON4Mg(COOH)2 với 2 gốc rượu là phytol (C20H39OH) và methanol
(CH3OH) nên công thức của chlorophyll có thể viết như sau:
COOCH3
C32H30ON4Mg
COOC20H39
Chlorophyll tác dụng với kiềm tạo thành muối chlorophylate có màu xanh:

Pheophytine rất dễ phản ứng với các kim loại khác như Cu, Fe, Zn: chúng sẽ đính
và thay thế H+, hợp chất cơ kim mới hình thành có màu xanh, được phục hồi rất bền (sử
dụng trong việc ngâm tiêu bản cây xanh).
Phản ứng tái tạo hợp chất cơ kim:

Hợp chất cơ kim


Qua đó, ta thấy chlorophyll là một ester và nhân Mg rất dễ thay thế. Điều đó, chứng
t tính linh động của Mg trong phân tử chlorophyll mà các nhân tố khác như Cu Fe, Zn
không thể có được.
- Sự mất màu của chlorophyll: Trong cây chlorophyll không bị mất màu vì nằm
trong phức hệ với protein và lipid. Nhưng dung dịch chlorophyll ngoài sáng khí có m t O2
thì sự mất màu xảy ra do nó bị oxy hóa dưới tác dụng của ánh sáng.
Khi cường độ ánh sáng quá mạnh ho c thiếu CO2 hay dưới tác dụng của chất độc
nào đó thì quang hợp của cây bị kìm hãm sau đó cây vàng và mất màu dần. Cơ chế của sự
mất màu chlorophyll có thể khái quát như sau:
Chl + hệ Chl* (trạng thái kích thích)
Chl* + O2 ChO2 (trạng thái oxy hóa không màu)
Tính chất vật lý
- Quang phổ hấp thụ ánh sáng của chlorophyll: Chlorophyll hấp thụ ánh sáng một
cách chọn lọc.
Ở trạng thái dung dịch nó hấp thụ ánh sáng m t trời trong vùng quang phổ có độ dài
bước sóng từ 300 tới 700 - 730 nm. Cực đại hấp thụ ở vùng ánh sáng đ (độ dài bước
sóng 650 - 680 nm) và ánh sáng xanh tím (gần 430 nm). Chlorophyll hấp thụ rất yếu ở các

109
tia lục giáp với vùng tử ngoại và tia đ có bước sóng dài gần giáp với miền hồng ngoại
(Hình 4.6).

Hình 4.6. Quang phổ hấp thụ của chlorophyll a và chlorophyll b


Quang phổ hấp thụ của chlorophyll a và b sai khác nhau ít nhiều. Ở chlorophyll b,
vùng hấp thụ của phần tia đ chuyển dịch về bước sóng ngắn, còn phần xanh tím lại dịch
về bước sóng dài một ít. Tính chất quang học của lá sống khác biệt với chlorophyll ở
trạng thái dung dịch. Ở lá ta cũng thấy có 2 cực đại hấp thụ nhưng miền cực đại rộng hơn
và vị trí cực đại đó chuyển dịch ít nhiều về phía sóng dài và những tia lục cũng được hấp
thụ khá nhiều (do sự tham gia của carotenoid).
Đ c tính hấp thụ chọn lọc các tia đ và tia xanh tím của nó không phải là một ngẫu
nhiên mà là một kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài và là tính chất thích nghi
hoàn hảo nhất với điều kiện sinh tồn.
Năng lượng của lượng tử ánh sáng được chlorophyll hấp thụ đã kích thích phân tử
chlorophyll và các dạng của phân tử sắc tố đã truyền năng lượng cho nhau, tạo nên hiện
tượng huỳnh quang và lân quang.
- Hiện tượng huỳnh quang: Hiện tượng huỳnh quang là sự phát sáng ngắn hạn và tắt
đi đồng thời với nguồn sáng kích thích. Nếu cho tia sáng đi qua dung dịch chlorophyll (được
rút bằng các dung môi hữu cơ, rượu, acetone) thì dung dịch sẽ có màu xanh ngọc bích.
Nhưng dưới ánh sáng phản xạ nó có màu đ huyết dụ. Đó là ánh sáng huỳnh quang của
chlorophyll (Hình 4.7).
Nguyên nhân của hiện tượng này là do năng lượng phát ra dưới dạng sóng điện từ khi
chuyển phân tử từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ sở. Thời gian gây huỳnh quang của
tuyệt đại đa số phân tử hữu cơ nằm trong giới hạn từ 10-9 đến 10-6 giây. Theo quy luật
chung, các bức xạ huỳnh quang đều có độ dài sóng lớn hơn bức xạ hấp thụ. Trong phân tử
chlorophyll cực đại của bức xạ huỳnh quang nằm vào quãng 688 nm. Nói chung, hiệu suất
quang tử của bức xạ hùynh quang (là tỷ lệ số quang tử phát ra của bức xạ này so với quang
tử đã hấp thụ) chỉ vào quãng 10% đối với chlorophyll b và 30% đối với chlorophyll a. Khả
năng huỳnh quang của lá sống yếu hơn của dung dịch chlorophyll nhiều (từ 10 - 15 lần).

110
Hình 4.7. Hiện tượng huỳnh quang của chlorophyll
- Hiện tượng lân quang là ở sự phát sáng dài hơn và tiếp tục phát sáng sau khi nguồn
sáng kích thích đã tắt. Đây cũng là một biểu hiện hoạt tính quang hóa của chlorophyll.
* Vai trò của chlorophyll
Chlorophyll là nhóm sắc tố quang hợp quan trọng nhất. Chlorophyll thực hiện
nhiệm vụ:
- Hấp thu năng lượng ánh sáng m t trời. Nhờ cấu trúc đ c trưng của phân tử chlorophyll
mà nó có thể hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển sang dạng kích thích của chlorophyll.
- Di trú năng lượng (vận chuyển năng lượng) vào trung tâm phản ứng. Từ phân tử
chlorophyll đầu tiên hấp thụ ánh sáng cho đến trung tâm phản ứng của quang hợp phải
qua một hệ thống cấu trúc trong màng thylacoid gồm rất nhiều phân tử chlorophyll khác
nhau. Năng lượng ánh sáng phải truyền qua các phân tử chlorophyll để đến được tâm
phản ứng.
- Tham gia biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tại trung tâm
phản ứng (trực tiếp tham gia phản ứng quang hóa).
4.2.3.2. Carotenoid (nhóm sắc tố vàng)
Carotenoid là những carburhydropolyen có màu vàng, da cam. Chúng là những sắc
tố luôn đi kèm với chlorophyll nên được gọi là sắc tố “vệ tinh” của chlorophyll. Hàm
lượng carotenoid khoảng 0,1 - 0,3% trọng lượng khô lá (ít hơn chlorophyll từ 3 - 6 lần).
Chúng là những chất tan trong mỡ, được cấu tạo từ 40 C và 56 H nối thành mạch phân
nhánh có hệ thống nối đôi cách. Chính các nối đôi này đã quyết định màu sắc của chúng.
Cấu trúc của một số sắc tố thuộc nhóm carotenoid như Hình 4.8.

111
Phần căn bản của phân tử này gồm 4 gốc isopren nối đuôi nhau thành một chuỗi dài.
Hai đầu cuối của mạch đó nối liền với vòng ionon (R và R1).
Quang phổ hấp thụ của caroten nằm trong khoảng 446 - 476 nm (Hình 4.9). Khả
năng hấp thụ ánh sáng của carotenoid là do hệ thống liên kết các nối đôi và đơn trong
mạch carbone quyết định
Các carotenoid được chia thành 2 nhóm theo cấu tạo hóa học: Caroten và xanthophyll.
- Caroten (C40)H56 là một loại carbuahydro chưa bão hòa, chỉ tan trong dung môi
hữu cơ. Trong thực vật thường có 3 loại là  caroten. Nếu cắt đôi phân tử  caroten
ta có hai phân tử vitamine A nên  caroten được xem là tiền vitamine A. Có nhiều loài cây
chứa hàm lượng caroten rất cao như lá rau ngót, quả gấc, đu đủ chín, cà rốt... Đây là
nguồn vitamin A quan trọng cung cấp cho con người.

Hình 4.8. Cấu trúc của  carotene Hình 4.9. Quang phổ hấp thụ
và xanthophyll của carotene

- Xanthophyll: Là dẫn xuất của carotene. Công thức nguyên C40H56On (n = 1 - 6).
Tùy thuộc vào số nguyên tử oxygene có trong nó mà ta có các loại xanthophyll khác nhau:
criptoxanthine (C40H56O), lutein (C40H56O2), violoxanthin (C40H56O4)...
Quang phổ hấp thụ của xanthophyll nằm trong khoảng 450 - 480 nm, gần với quang
phổ hấp thụ của caroten.
Nhóm carotenoid được chia làm 2 nhóm nh tùy theo tính chất sinh lý của chúng:
+ Carotenoid sơ cấp: Làm nhiệm vụ quang hợp ho c bảo vệ cho chlorophyll.
+ Carotenoid thứ cấp: Gồm các sắc tố có trong các cơ quan tạo nên màu sắc của
hoa, quả, các cơ quan già ho c bị bệnh hay khi thiếu dinh dưỡng. Chúng không tham gia
vào quá trình quang hợp.
* Vai trò của carotenoid
- Vai trò quan trọng nhất của carotenoid là tham gia vào quá trình quang hợp bằng
cách hấp thu năng lượng ánh sáng m t trời rồi truyền năng lượng ánh sáng này cho
chlorophyll để chlorophyll biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Năng
lượng của carotinoid hấp thụ được truyền cho chlorophyll bằng cách cộng hưởng.
112
Caroten + h Caroten* + Chl. Chl.* + Caroten
Carotenoid được coi là sắc tố phụ có m t trong hệ thống quang hóa II.
Trong quá trình hấp thụ ánh sáng m t trời, carotenoid hấp thụ từ 10 - 20% năng
lượng toàn bộ của sắc tố lá hút được và 30 - 50% năng lượng lá hút được ở phần bước
sóng ngắn.
- Carotenoid còn làm nhiệm vụ lọc sáng và bảo vệ chlorophyll kh i bị phân hủy khi
cường độ ánh sáng cao.
- Xanthophyll tham gia vào quá trình quang phân ly nước và thải O2 thông qua sự
biến đổi từ lutein thành violaxanthin để cung cấp điện tử và H+ quá trình khử CO2 trong
quang hợp.

Chất oxy hoá


Lutein + 2H2O Violaxanthin + 4H+
Enzyme

Ánh sáng
Violaxanthin lutein + O2
Enzyme

4.2.3.3. Phycobilin
Phycobilin là sắc tố quan trọng đối với tảo và các nhóm thực vật bậc thấp sống ở
nước. Đây là nhóm sắc tố ưa nước, trong tế bào chúng liên kết với protein nên còn có tên
gọi là biliprotein hay phycobiliprotein. Thuộc nhóm này có phycoerythrin (C34H47N4O8)
có trong tảo đ và phycocyanine (C34H42N4O9) có trong tảo lục. Người ta cho rằng
phycocyanine là dạng oxy hóa của phycoerythrin. Cả hai loại này thường g p cùng với
chlorophyll. Phycobilin không tan trong dung môi hữu cơ, sau khi đã nghiền nát trong
nước thì nó rất dễ rút ra kh i tảo.
Dung dịch phycobilin có tính huỳnh quang. Điều đó chứng t chúng có hoạt tính
sinh học cao. Phycobilin là một protein phức tạp, ở phần không có bản chất protein là 4
vòng pyrol dưới dạng mạch hở không có ion kim loại. Cấu tạo của phycobilin như vậy rất
giống với porphyrin.
Quang phổ hấp thụ cực đại của phycoerythrin vào khoảng 550 nm và của
phycocyanine vào khoảng 612 nm (Hình 4.11). Như vậy, cực đại hấp thụ của chúng nằm
ở ánh sáng lục và vàng có nghĩa là phần quang phổ đó nằm giữa hai cực đại của quang
phổ hấp thụ chlorophyll. Phycobilin là sắc tố phụ trợ về phương diện hấp thụ ánh sáng
cho chlorophyll. Vai trò của phycobilin trong đời sống của các loài tảo rất lớn, đ c biệt
là các loài sống ở sâu. Có thể xem những sắc tố phụ này như là đ c điểm thích nghi đã
được hoàn thiện trong quá trình tiến hóa lâu dài của các loài thực vật sống dưới nước.
Ngày nay, người ta đã xác nhận rằng, lượng tử ánh sáng do các phycobilin hấp thụ
đã được truyền đến chlorophyll và chlorophyll tiếp tục vai trò của mình là biến đổi những
năng lượng nhận được thành năng lượng hóa học.

113
Hình 4.10. Cấu trúc của phycoerythrin Hình 4.11. Phổ hấp thụ của các sắc tố
quang hợp
4.2.3.4. Các sắc tố dịch bào
Các sắc tố dịch bào có màu đ , xanh, tím,... hợp thành một nhóm lớn mang tên là
anthocyan. Anthocyan là một loại glucoside trong đó gốc glucose hay gamnose liên kết
với agliucon màu. Phần cơ bản cấu tạo nên anthocyan có cấu trúc gần giống flavol và
catesine. Các anthocyan hay g p trong tự nhiên là pelagonidin, cyanidin, diniphinidin và
các dẫn xuất metal của chúng. Trong tế bào anthocyan ở dạng glucoside - anthocyanin,
nhưng đôi khi không liên kết với đường mà ở dạng tự do. Trong trường hợp đó chúng
được gọi là anthocyanidin và là các chất mang màu.
Trong đa số trường hợp, quang phổ hấp thụ của anthocyan bổ sung cho quang phổ
hấp thụ của chlorophyll (hấp thụ những phần quang phổ mà chlorophyll không hấp thụ
ho c hấp thụ yếu). Khi hấp thụ năng lượng quang tử, nó biến năng lượng thành dạng nhiệt
năng, điều này giải thích tại sao cây ở vùng lạnh có màu s c sỡ và những cây nóng chuyển
đến vùng lạnh, lá của chúng cũng xuất hiện màu sắc đ c biệt.
Tuy nhiên, hàm lượng anthocyan tỷ lệ nghịch với hàm lượng chlorophyll. Do đó, có
tác giả cho rằng anthocyan có tác động kìm hãm quang hợp.
Anthocyan còn ảnh hưởng đến một số hoạt động sinh lý khác khác nhau trong cây:
anthocyan có tác động tăng cường đóng mở khí khổng, làm cho hàm lượng CO 2 trong lá
tăng lên, từ đó làm tăng quang hợp ở một mức độ nhất định. Anthocyan còn có tác dụng
làm tăng cường độ sức giữ nước cho cây khi cây bị hạn và gió khô.
Vai trò của nhóm sắc tố này còn chưa được sáng t và cần phải nghiên cứu tiếp.
4.2.4. Các thành phần trong chu trình chuyền điện tử của bộ máy quang hợp
* Các chinone
Công thức cấu tạo chung của các nhóm chinone là:

Hình 4.12. Công thức cấu tạo của chinone


114
Tùy theo các gốc R khác nhau và số lượng n gốc isoprene khác nhau mà có các loại
chinone khác nhau (Bảng 4.1), trong đó quan trọng nhất là CoQ, vitamine K, plastochinone.
Bảng 4.1. Một số dạng chinone tham gia chuyền e- trong quang hợp

Tỷ lệ chlorophyll và quinone trong bộ máy quang hợp là 5. Quang phổ hấp thụ ở
vùng tử ngoại (260 - 300 nm). Trong các chinone thì plastoquinone đứng ở vị trí gần với
quá trình quang phân ly nước. Plastpoquinone trong lục lạp có 5 dạng A, B, C, D, E.
Trong quá trình phát triển của lá, lượng chinone tăng dần và giảm xuống vào thời
gian cuối. Sự tổng hợp chinone ở cây phụ thuộc vào độ dài ngày và hàm lượng của nó
thay đổi theo mùa.
* Các cytochrome (Cyt.)
Cytochrome là hệ vận chuyển điện tử rất quan trọng và phổ biến ở mọi cơ thể sống.
Các cytochrome tham gia trong quang hợp chỉ có ở thực vật, còn các cytochrome tham gia
hô hấp thì có cả ở thực vật và động vật.
Cấu tạo của các cytochrome gần giống cấu tạo của phân tử chlorophyll, tức là cũng
có vòng porphyrin nhưng khác chlorophyll ở chổ Fe+2 thay cho nhân Mg, thiếu vòng
cyclopentane và các nhóm chức ở C6 và C7.
Chức năng chuyền điện tử của thực hiện được nhờ Fe có khả năng oxy hóa khử
thuận nghịch.
+ e+
Fe3+ Fe2+
+
-e
Các cytochrome quan trọng nhất trong quá trình quang hợp trong dây chuyền điện tử
của quang hợp là dạng cytochrome b (gồm cytochrome b3 và b6) và dạng c (gồm
cytochrome f). Thế năng oxy hóa khử của cytochrome f là +0,36 V, của cytochrome b6 là
+0,06 V. Quang phổ hấp thụ của cytochrome trong khoảng 500 - 600 nm. Tỷ lệ giữa
cytochrome và chlorophyll trong bộ máy quang hợp là 1/300-1/400.
* Ferredoxine và ferredoxine -NADP reductase
Ferredoxine (Fd) là dạng protein có thể hòa tan trong nước và dễ dàng thu được dưới
dạng tinh thể. Thành phần nhóm này gồm có Fe và nhóm sulfit vô cơ. Từ khi phát hiện ra
nhóm này (1952) người ta đã đ t cho nó nhiều tên khác nhau: Nhân tố khử
methemoglobine, nhân tố khử TPN (Triphosphore Pyridin Nucleotide), enzyme quang hợp

115
PNR (Pyrodine Nucleo Reductase), nhân tố khử hemoglobine (enzyme đ ), ferredoxine
trong bộ máy quang hợp. Tỷ lệ giữa ferredoxine và chlorophyll trong bộ máy quang hợp
khoảng 1/400.
Fd là chất có thế khử cao nhất trong hệ thống oxy hóa khử cuả tế bào với E0 = -0,43V.
Ferredoxine - NADP reductase là flavoprotein điển hình với quang phổ hấp thụ cực
đại 275, 385 và 456 nm. Khối lượng phân tử 40.000 - 45.000. Enzyme này rất dễ tách ra
từ đậu.
* Plastocyanine (Pc)
Plastocyanine là protein gồm 2 nguyên tử Cu liên kết ch t chẽ trong cấu trúc lục lạp.
Số lượng của nó tương đương với lượng cytochrome f. Khi ở dạng oxy hóa plastocyanine
có màu xanh tím, còn ở dạng khử thì không màu. Trong chuỗi chuyền điện tử quang hợp,
plastocyanine trực tiếp khử chl. P700. Tỷ lệ giữa plastocyanine và chlorophyll là 1/400.
4.2.5. Cơ sở cấu trúc của bộ máy quang hợp, khái niệm đơn vị quang hợp
Các sắc tố chỉ có thể thực hiện được phản ứng quang hợp hoàn chỉnh khi nó ở dạng
in vitro (trong tế bào), tức là trong sự liên kết ch t chẽ với các phần tử cấu trúc khác của
lục lạp. Trong một phức hệ cơ sở cấu trúc của bộ máy quang hợp, ngoài chlorophyll ở
dạng liên kết với protein và lipid còn có các sắc tố phụ, các enzyme và các thành phần của
hệ thống chuyền điện tử. Có thể minh họa cấu tạo một đơn vị màng lục lạp ở Hình 4.13.

Hình 4.13. Cấu tạo đơn vị màng lục lạp


Theo quan điểm hiện đại thì sự biến đổi năng lượng trong quang hợp của lục lạp
được thực hiện không phải trong toàn bộ các phân tử chlorophyll mà chỉ thực hiện ở một
số tâm phản ứng của đơn vị quang hợp.
Đơn vị quang hợp là bộ máy quang hợp cơ sở đ c trưng bởi số lượng chlorophyll
nhất định cùng với các sắc tố khác, các enzyme và các chất chuyền điện tử để làm nhiệm
vụ cố định 1 phân tử CO2.
Ngày nay, người ta thống nhất rằng: Đơn vị quang hợp có thể được hiểu là một phức
hệ sắc tố thức hiện 3 nhiệm vụ:
- Nhận 1 phân tử CO2 (hay giải phóng 1 phân tử O2).
- Chuyền 1 điện tử.
- Biến đổi một năng lượng quang tử thành năng lượng hóa học.
Avron (1969) đã đề nghị đơn vị quang hợp gồm 2400 phân tử chlorophyll được sắp
xếp theo 4 đơn vị nh , mỗi đơn vị nh gồm 600 phân tử chlorophyll (trong đó 300 thuộc
116
hệ thống quang hóa I, 300 thuộc hệ thống quang hóa II) và một phân tử P700 thuộc hệ
quang hóa I theo mô hình giả thuyết ở Hình 4.14.

Hình 4.14. Mô hình giả thiết về đơn vị quang hợp


4.3. Bản chất của quá trình quang hợp - Cơ chế của quá trình quang hợp
M c dù quang hợp thường gọi là quá trình, nhưng thực ra nó là một chức năng sinh
lý xảy ra ở cơ thể thực vật trong những điều kiện xác định. Cơ sở trực tiếp của chức năng
này là sự kết hợp nhiều m t của các quá trình sinh hóa liên hệ mật thiết với trao đối chất ở
cơ thể thực vật.
4.3.1. Các pha trong quang hợp
Thuật ngữ quang hợp người ta có thể lầm tưởng rằng đây là quá trình phụ thuộc
hoàn toàn vào ánh sáng. Nếu đúng như vậy thì nó chỉ bao gồm phản ứng quang hóa học.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, ánh sáng không ảnh hưởng đền toàn bộ các phản
ứng tham gia quá trình quang hợp mà chỉ có tác dụng quyết định đến giai đoạn đầu của
quá trình, sau đó có một giai đoạn không trực tiếp chịu ảnh hưởng của ánh sáng. Đó là
giai đoạn bao gồm các phản ứng enzyme.
Những công trình nghiên cứu của Blackman cho thấy rằng, khi cường độ ánh sáng
và nồng độ CO2 tối thích, nếu tăng cường độ ánh sáng cũng như nồng độ CO2 thì cường
độ quang hợp vẫn không thay đổi. Lúc này, quang hợp chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và hệ
số nhiệt Q10 = 2. Theo quy luật hóa lý thì hệ số nhiệt Q10 của phản ứng quang hóa thuần
túy bằng 1. Như vậy rõ ràng ngoài các phản ứng quang hóa (Q10 = 1), còn có các phản ứng
enzyme (Q10 = 2), tức là các phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.

117
Quá trình quang hợp bao gồm hai pha:
- Pha sáng: Là giai đoạn có sự tham gia của ánh sáng bao gồm các quá trình hấp thụ
ánh sáng và kích thích sắc tố, cùng với sự biến đổi năng lượng lượng tử thành các dạng
năng lượng hóa học dưới dạng các hợp chất dự trữ năng lượng ATP và hợp chất khử NADPH.
- Pha tối: Là giai đoạn không có sự tham gia trực tiếp của ánh sáng, gồm quá trình
sử dụng ATP và NADPH để tổng hợp các chất hữu cơ.
4.3.2. Bản chất pha sáng trong quang hợp
Pha sáng bao gồm các phản ứng:
- Hấp thụ năng lượng ánh sáng.
- Dự trữ năng lượng trong cấu trúc phân tử sắc tố dưới dạng năng lượng điện tử
kích thích.
- Di trú năng lượng vào trung tâm phản ứng.
- Biến năng lượng điện tử ở trung tâm phản ứng thành năng lượng hóa học.
Pha sáng được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn quang lý.
- Giai đoạn quang hóa.
4.3.2.1. Giai đoạn quang lý
Giai đoạn quang lý của quang hợp là giai đoạn các biến đổi trong cấu trúc vật lý của
phân tử chlorophyll dưới tác động của ánh sáng. Giai đoạn này bao gồm quá trình hấp thụ
năng lượng và di trú tạm thời năng lượng trong cấu trúc chlorophyll.
* Một số đặc tính quang hóa của ánh sáng
- Ánh sáng có tính chất hạt, chúng là những photon hay quang tử (hay lượng tử)-là
một loại hạt cơ bản giống như proton và electron nhưng không mang điện và có khối
lượng vô cùng nh .
- Ánh sáng có tính chất sóng, các photon được truyền liên tục theo dạng sóng. Sóng
ánh sáng có dải bước sóng rộng từ 100 - 1000 nm. Màu sắc khác nhau của ánh sáng ở các
miền quang phổ phụ thuộc vào bước sóng.
- Ánh sáng mang năng lượng: khi ánh sáng chiếu vào vật thể, tức là các photon đập
vào vật thể thì các photon phải được vật thể hấp thụ và vật thể trở thành dạng kích động
điện, lúc đó ánh sáng mới có hiệu suất quang tử. Theo lý thuyết thì tỷ lệ giữa số foton
chiếu xuống vật thể và số phân tử của vật thể bị kích động bằng 1, nhưng trong thực tế tỷ
lệ này thường lớn hơn nhiều. Năng lượng của lượng tử ánh sáng phụ thuộc vào tần số dao
động của bức xạ và được tính theo công thức:
hC
E = h = 

E: Năng lượng foton (tính bằng J).


: Tần số bức xạ.

118
h = Hằng số Plank = 6,625. 10-34 j.s 1J = 6,25.1018 eV.
: Bước sóng ánh sáng (nm).
C = tốc độ ánh sáng (3.1017 nm/s).
Từ đó, ta tính được: E = 1242/ (eV).
Thông thường, E được biểu thị bằng đơn vị Einstein. Đó là độ lớn năng lượng của
foton do một mol (có 6.1023 phân tử) chất nào đó hấp thụ. Vì một phân tử hấp thụ được
một photon nên năng lượng của 1 đơn vị Einstein sẽ là năng lượng của 1 photon x 6.1023
tức là:
E (Einstein) = (1242/ ) x 6.1023 (eV)
Một trong những tác động của ánh sáng là gây ra các phản ứng quang hóa. Ở trạng
thái bình thường điện tử ở mức độ năng lượng hoàn toàn xác định và quyết định dự trữ
năng lượng điện tử của phân tử. Lúc hấp thụ quang tử, trong phân tử các điện tử cao lên
tùy theo năng lượng quang tử. Trường hợp quang tử có bước sóng rất ngắn như tia
rơnghen, năng lượng điện tử được tăng tới mức 1 hay 2 điện tử có thể bắn kh i vòng điện
tử ra ngoài làm phân tử bị ion hóa.
Bảng 4.2. Trị số năng lượng Einstein của các tia sáng khác nhau
trong phần quang phổ thấy được của mặt trời
Tia sáng Độ dài sóng (nm) E (Einstein )
Đ 750 - 650 37,80 - 43,63 Kcalo
Da cam 650 - 590 43,63 - 48,08
Vàng 590 - 575 48,08 - 49,32
Lục 575 - 490 49,32 - 57,88
Xanh 490 - 455 57,88 - 62,33
Tím 455 - 395 62,33 - 71,80

Trường hợp năng lượng quang tử không quá cao (ở vùng bước sóng ngắn và dài),
lúc hấp thụ quang tử, đầu tiên phân tử được chuyển thành trạng thái kích động điện tử
(dạng singlet).
A + h A*
Phân tử ở dạng kích động điện tử (A*) có năng lượng cao hơn các phân tử xung
quanh rất nhiều, chúng không bền và có xu hướng nhường năng lượng cho các phân tử
khác hay sinh ra công nào đó. Thời gian sống trung bình của dạng kích động này chỉ tới
10-8-10-9giây, do đó, xác suất tham gia trong các phản ứng quang hóa rất thấp. Phân tử ở
trạng thái kích động này có thể mất năng lượng bằng nhiều cách:
- Năng lượng kích thích điện tử có thể chuyển hoàn toàn thành năng lượng dao động
(vibration) của bản thân phân tử đó và chuyển cho các phân tử khác lúc va chạm chúng và
gây ra nhiệt.

119
- Phân tử của một số chất có hoạt tính quang hóa có thể nhường một phần năng
lượng dưới dạng bức xạ huỳnh quang còn phần khác biến thành năng lượng dao động và
phát nhiệt.
- Phân tử ở trạng thái kích động có thể mất một phần năng lượng và chuyển thành
dạng vẫn giàu năng lượng nhưng tương đối bền hơn, có thời gian sống lâu hơn (10-2 - 10-3
giây) gọi là trạng thái biradical hay triplet. Năng lượng ở dạng này có thể có những “số
phận” khác nhau. Lúc điều kiện thuận lợi nhất, năng lượng này gây ra các phản ứng quang
hóa. Trạng thái này cũng có thể bị mất năng lượng bằng cách phát ra các bức xạ lân quang
hay dạng nhiệt và phân tử trở lại trạng thái ban đầu.
Trong các loại phản ứng quang hóa có quang phân ly, quang liên kết, quang chuyển
nhóm, quang oxy hóa khử. Một trong các điều kiện để gây ra phản ứng quang hóa là năng
lượng quang tử không bé hơn năng lượng cần thiết để thắng năng lượng chướng ngại của
phản ứng.
Trong quang hợp năng lượng của lượng tử ánh sáng được sắc tố hấp thụ đã kích
thích phân tử sắc tố và dự trữ nó trong cấu trúc phân tử sắc tố, di trú năng lượng vào trung
tâm phản ứng và cuối cùng từ trung tâm phản ứng năng lượng được biến đổi thành thế
năng hóa học.

Hình 4.15. Các phân tử sắc tố truyền năng lượng ánh sáng hấp thụ
được đến tâm phản ứng
Các quá trình trên đều có liên quan mật thiết với chức năng của phân tử sắc tố mà
trước hết là chlorophyll. Để đảm nhiệm được chức năng này cấu tạo của phân tử
chlorophyll đã tạo nên cho nó có cả một phức hợp tính chất hóa lý cần thiết để bảo đảm 3
chức năng cơ bản trong quang hợp là hấp thụ năng lượng, di trú tạm thời năng lượng trong
cấu trúc phân tử và cuối cùng chuyển hóa quang hóa năng lượng hấp thụ.
* Giai đoạn quang lý trong quang hợp
Giai đoạn quang lý của quang hợp bao gồm sự hấp thụ năng lượng và di trú tạm thời
năng lượng trong các cấu trúc phân tử chlorophyll.
Năng lượng của lượng tử ánh sáng mà chlorophyll hấp thụ đã kích thích phân tử
chlorophyll làm cho điện tử của nó chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng
cao hơn (từ p đến p* và từ n đến p* trong điện tử của N ở 4 vòng pyrol). Cũng như các
chất khác khi bị kích thích, phân tử chlorophyll có thể xảy ra 2 trường hợp: Trường hợp

120
thứ nhất được gọi là singlet (trạng thái không bền) điện tử được chuyển lên mức năng
lượng cao hơn không kèm theo sự đổi dấu spin điện tử. Quang phổ hấp thụ tương ứng với
một vạch và được ký hiệu là S (p, p*). Trường hợp thứ 2 được gọi là triplet (bán ổn định
ho c bền thứ cấp), nếu như khi chuyển điện tử lên mức năng lượng cao kèm theo sự đổi
dấu spin điện tử. Quang phổ hấp thụ tương ứng với 3 vạch, ký hiệu là T (p, p*). Trạng thái
singlet của chlorophyll có hai mức năng lượng khác nhau tùy theo năng lượng của foton
hấp thụ: một mức được ký hiệu là Sa (p, p*) khi bị kích thích bởi ánh sáng đ (l = 680 nm)
và mức Sb(p, p*) có năng lượng cao hơn bị kích thích bởi ánh sáng xanh ( = 430 nm).
Năng lượng ở trạng thái singlet truyền không bức xạ (nhiệt) sang trạng thái singlet
khác có năng lượng nh hơn (Sb truyền sang Sa). Trạng thái Sa có mức năng lượng thấp
hơn có thể chuyển thành trạng thái cơ sở bằng con đường không bức xạ, m t khác nó có
thể chuyển thành trạng thái triplet T (p, p*).
Trạng thái triplet thường có được nhờ sự biến đổi từ singlet khi e từ mức năng lượng
kích thích trở về năng lượng thấp hơn ho c trở về trạng thái cơ sở. Còn từ trạng thái cơ sở
chuyển lên trạng thái triplet thì ít xảy ra.
Sự chuyển e từ trạng thái kích thích về trạng thái khác thể hiện rõ qua các hiện
tượng huỳnh quang và lân quang của chlorophyll. Hiện tượng huỳnh quang và lân quang
là đ c điểm quang học của nhiều chất. Huỳnh quang là sự phát sóng ngắn hạn và tắt đi
đồng thời với sự tắt nguồn sáng kích thích. Còn lân quang là sự phát sáng dài hơn và còn
tiếp tục phát sáng sau khi nguồn sáng kích thích đã tắt.
Nguyên nhân của hiện tượng huỳnh quang là do năng lượng phát ra dưới dạng sóng
điện từ khi chuyển e từ trạng thái kích thích singlet về trạng thái cơ sở. Thời gian huỳnh
quang của phần lớn các phân tử hữu cơ là 10-9 đến 10-6 giây. Trạng thái kích thích có thể
bị mất hoạt tính bằng con đường không phát ra tia sáng, gọi là con đường không bức xạ.
Trong trường hợp này năng lượng của foton được e hấp thụ có thể biến đổi thành dạng
nhiệt. có thể có sự truyền không bức xạ từ trạng thía singlet này sang trạng thái singlet
khác có năng lượng nh hơn, ho c từ trạng thái singlet sang trạng thái triplet.
Từ trạng thái triplet đến trạng thái cơ sở có thể xảy ra bằng con đường bức xạ ho c
không bức xạ. Chính sự truyền từ trạng thía triplet đến trạng thái cơ sở bằng con đường
bức xạ (con đường phát ra sóng điện từ), tạo ra hiện tượng lân quang. Trong quá trình này
có sự chuyển đổi dấu của spin e và thời gian sống của e khi phát lân quang dài từ 10 -3 đến
10-1 giây.
Như vậy, huỳnh quang và lân quang đều là những dạng năng lượng do kết quả của
quá trình làm mất hoạt tính của phân tử chlorophyll bằng con đường bức xạ. Dạng năng
lượng này chỉ được sử dụng khi được sắc tố khác hấp thụ. Hiện tượng huỳnh quang và lân
quang là hiện tượng truyền năng lượng giữa các phân tử sắc tố.
Sơ đồ về mức năng lượng của phân tử chlorophyll trong các trạng thái kích thích
khác nhau khi hấp thụ photon ánh sáng được biểu diển ở Hình 4.16.
Sb(, *)

121
Sa (, *)

T (, *)
1 2 3 4
5
S (, *)

Hình 4.16. Sơ đồ mức năng lượng của phân tử chlorophyll trong các trạng thái
kích thích khác nhau khi hấp thụ foton ánh sáng (theo Terenhin)
1. Vạch hấp thụ ở vùng ánh sáng đỏ; 2. Vạch hấp thụ ở vùng ánh sáng xanh
3. Truyền không bức xạ - thải nhiệt; 4. Huỳnh quang; 5. Lân quang
Phân tử chlorophyll ở trạng thái kích động singlet và triplet có thể chuyền năng
lượng cho phân tử chlorophyll khác bằng cơ chế cộng hưởng nhờ chúng sắp xếp rất định
hướng và gần nhau trong các bản m ng của lục lạp.
Trạng thái triplet của chlorophyll được gọi là trạng thái bán ổn định hay bền thứ cấp.
Thời gian tồn tại ở trạng thái này khá lâu, khoảng 10-3 giây. Đây là trạng thái mà phân tử
chlorophyll với năng lượng tích lũy được có thể tham gia vào các phản ứng quang hóa với
khả năng phản ứng cao.
Quá trình biến đổi trạng thái của sắc tố ở giai đoạn quang lý có thể tóm tắt như sau:
Chl + h Chl* .Chl
Chlorophyll Năng lượng chlorophyll chlorophyll trạng thái
bình thường ánh sáng kích thích bền thứ cấp
Tóm lại, trong giai đoạn quang lý nhờ hấp thụ năng lượng lượng tử ánh sáng, phân
tử sắc tố đã có những biến đổi sâu sắc về mức năng lượng điện tử vòng ngoài và thay đổi
đ c tính quang học. Khi hấp thụ lượng tử ánh sáng điện tử vòng ngoài cùng của sắc tố đã
được cung cấp thêm năng lượng và sẵn sàng tham gia vào các phản ứng trao đổi điện tử
trong các phản ứng quang hóa sau này.
Sau khi hoàn thành giai đoạn quang lý, chlorophyll chuyển sang giai đoạn quang hóa.
4.3.2.2. Giai đoạn quang hóa trong quang hợp
Đây là giai đoạn chlorophyll sử dụng năng lượng foton hấp thụ được vào các phản
ứng quang hóa để hình thành nên các hợp chất dự trữ năng lượng và các hợp chất khử.
Giai đoạn này gồm quá trình quang hóa khởi nguyên, quá trình quang phân ly nước và
quá trình quang phosphoryl hóa.
* Quá trình quang hóa khởi nguyên (quang hóa sơ cấp)
Đây là quá trình hình thành thuận nghịch chlorophyll khử bởi các phản ứng sáng 1
và phản ứng sáng 2. Tóm tắt quá trình:

122
- Quang khử chlorophyll và oxy hóa chất cho điện tử:
AH2 + .Chl .Chl- + .AH2+ .ChlH + AH A + ChlH2
- Chlorophyll chuyền điện tử cho chất nhận và trở về trạng thái ban đầu:
.Chl- + B Chl + .B- (phản ứng nhanh)
.ChlH + B Chl + .BH (phản ứng chậm)
và ChlH2 + B Chl + BH2
(AH2: Chất cho điện tử và H+; B: Chất nhận điện tử; Chl: Chlorophyll; Chl-: Ion gốc
tự do).
Sự chuyền điện tử và H+ được tiến hành cùng với sự tham gia của hệ thống các chất
chuyền điện tử phức tạp. Đó những hợp chất chứa sắt dạng hem như những cytochrome
(cytochrome f, cytochrome b6, cytochrome c559, cytochrome b3) và ở dạng không hem -
ferredoxin, có hoạt tính khử cao và những hợp chất có bản chất benzochinone như
plastochinone và plastocyanin. Chuỗi chuyền diện tử này nằm trong hai hệ thống quang
hóa: Hệ thống quang hóa I (PS I) và hệ thống quang hóa II (PS II) và quá trình chuyền
điện tử được thực hiển bởi hai phản ứng sáng: Phản ứng sáng I và phản ứng sáng II.

Hình 4.17. Chuỗi chuyền điện tử của hệ quang hóa I (PS I)


Phản ứng quang hóa I: Xảy ra nhờ năng lượng ánh sáng hệ I có  < 730 nm
(680 - 700 nm). Khi tiếp nhận năng lượng của foton ánh sáng, điện tử giàu năng lượng
được chuyển đến cho chất nhận là P430 (là chất cho đến nay chưa xác định được chắc chắn
nên tạm ký hiệu là X), từ đó điện tử có thể truyền sang cho Fd, Cyt b6, Cyt . Điện tử đi từ
P700 rồi cuối cùng trở về lại P700 để khép kín chu trình. Kết quả của con đường này là hình
thành ATP trong quá trình phosphoryl hóa vòng.
Phản ứng quang hóa II: Xảy ra gắn liền với quá trình quang phân ly nước. Khi tiếp
nhận năng lượng ánh sáng ( < 700 nm, điện tử từ P680 được chuyền cho chất nhận điện tử
đầu tiên của PSII là C550 (một chất cho đến nay cũng chưa xác định chắc chắn). Sau đó,
điện tử được tiếp tục chuyền đến plastochinone (PQ), Cyt. Fd, plastocyanin (Pc) rồi đến
P700 của PSI mà không trở về P680 để khép kín chu trình. Điện tử bù lại cho P580 được lấy
từ nước qua quá trình quang phân ly nước để tạo thành H+, e- và giải phóng O2. Vì vậy,
kết quả của chu trình chuyền điện tử không vòng này là sự hình thành không những ATP
mà còn giải phóng O2 và hình thành sản phẩm khử NADPH.

123
Hình 4.18. Sơ đồ chuyền điện tử qua hai hệ quang hóa
* Quá trình quang phân ly nước
Bằng phương pháp nguyên tử đánh dấu và đồng vị oxygene (O18) người ta đã xác
nhận được rằng O2 giải phóng ra trong quá trình quang hợp của cây xanh là O2 từ H2O chứ
không phải từ CO2 như quan niệm trước đây. Như vậy, trong giai đoạn quang hóa xảy ra
quá trình quang phân ly H2O gắn liền với hoạt động của PS II và phản ứng sáng II như đã
nêu ở trên. Cơ chế của quá trình quang phân ly H2O nhờ tác dụng của ánh sáng được hấp
thụ bởi chlorophyll được biểu diễn như sau:

h
4H2O 4OH- + 4H+
Chl
4OH- 4 [OH] + 4e-
4[OH] 2H2O + O2
Chl. Mn, Cl

2H2O 4H+ + 4e- + O2


ho c có thể viết:
- Chlorophyll hấp thụ 4 lượng tử ánh sáng chuyển sang trạng thái kích thích:
Chl. h
4Chl + 4h 4Chl*
- Chlorophyll ở trạng thái kích thích tham gia vào quá trình quang phân ly H2O:
4Chl* + 4H2O 4 ChlH + 4OH-
4OH- 2H2O + O2 + 4e-

124
hay có thể tóm tắt:
Chl., h
2H2O 4H+ + O2 + 4e-
Phản ứng quang phân ly nước còn một số vấn đề chưa sáng t nhưng chắc chắn đây
là quá trình rất quan trọng vì chính phản ứng này cung cấp e- và H+ cho phản ứng sáng 2
để hình thành một trong 2 sản phẩm của pha sáng là NADPH.
* Quá trình phosphoryl hóa quang hóa
Trong quá trình tổng hợp chất hữu cơ, ngoài tác nhân khử NADPH, cần phải có
năng lượng ở dạng liên kết cao năng ATP. Các năng lượng này ATP được hình thành qua
quá trình quang phosphoryl hóa vòng, quang phosphoryl hóa không vòng và vòng giả.
- Quang phosphoryl hóa vòng: Quá trình quang phosphoryl hóa vòng xảy a ở hệ
quang hóa I.
Đ c trưng của phosphoryl hóa vòng là điên tử (e-) di chuyển theo con đường vòng:
Điện tử giàu năng lượng xuất phát từ P700 sẽ chuyền qua hệ thống vận chuyển e- trong
chuỗi dây chuyền điện tử rồi trở về tâm quang hợp P700.
Cụ thể: Khi thực hiện quá trình phosphoryl hóa, cứ 2 photon kích động được 2e- và
2e- ở trạng thái kích động này sẽ được di chuyển từ tâm quang hợp P700 đến chất tiếp
nhận e-. Sau đó e- tiếp tục di chuyển qua Fd, Cyt b6, Cyt f, Pc rồi trở về tâm quang hợp
P700, đồng thời quá trình vận chuyển điện tử này sẽ thải dần năng lượng. Một phần năng
lượng giải phóng ra chuyển cho ADP (7 - 10 Kcalo/mol) và ADP sẽ kết hợp với P vô cơ
tạo thành ATP (Hình 4.19).

Hình 4.19. Quá trình phosphoryl hóa vòng


Trong quá trình phosphoryl hóa, vòng năng lượng được tích hoàn toàn vào ATP. Số
lượng ATP được tạo thành trong quá trình này khoảng từ 1 - 3 ATP và có thể có 2 điểm
tạo ATP. Đó là điểm từ Fd ---> Cyt b6 và điểm từ Cyt b6 ---> Cyt f. vì sự chênh lệch thế
oxy hóa khử giữa các điểm đó khá lớn. Trong đó, sự tổng hợp ATP chủ yếu ở giai đoạn
sau, còn ở giai đoạn đầu ít có khả năng hơn.
125
Phương trình tổng quát của quá trình phosphoryl hóa vòng: ADP + Pv ATP
h, Chl.
- Quang phosphoryl hóa không vòng: Là cơ chế năng lượng cơ bản của cây xanh.
Quang phosphoryl hóa không vòng chỉ thực hiện được khi nào có sự tham gia của cả 2 hệ
thống quang hóa (hệ I và hệ II). Ngoài ra, còn có H2O tham gia để cung cấp e và H+ cho
phosphoryl hóa qua quá trình quang phân ly H2O.
Khi hệ I hấp thụ lượng tử ánh sáng dẫn đến việc hình thành ferredoxin khử, sau đó
ferredoxin bị oxy hóa bởi enzyme reductase cuối cùng của điện tử thuộc hệ I chuyển đến
NADP. Khi mất điện tử, chlorophyll của hệ I tiếp tục nhận điện tử ở hệ II qua các khâu
chuyền trung gian (PQ, Cyt b559, Cyt f). Trong quá trình chuyền điện tử, năng lượng được
giải phóng và tích lũy trong ATP tại điểm giữa Cyt b559 và Cyt f (ho c giữa PQ và Cyt f).
Điện tử của phân tử sắc tố hệ II được bổ sung từ H2O. Như vậy, con đường đi của điện tử
trong quá trình này không khép kín và được gọi là quá trình phosphoryl hóa không vòng.
Điểm cần lưu ý là trong quá trình phosphoryl hóa không vòng năng lượng lượng tử
ánh sáng không chỉ tích lũy trong ATP mà còn được tích lũy trong NADPH 2 do sự phối
hợp với quá trình quang phân ly nước giải phóng H+ để khử NADP thành NADPH2.
Phương trình đơn giản của quá trình phosphoryl không vòng:
2NADP + 2ADP + 2 H2O + 2 Pv 2NADPH + 2 ATP + O2
h,Chl.

Hình 4.20. Sơ đồ quang phosphoryl hóa không vòng


Ngoài 2 quá trình phosphoryl hóa trên, người ta thấy trong cơ thể thực vật còn tồn
tại một kiểu quang phosphoryl hóa vòng giả.
Về cơ chế quá trình tổng hợp ATP trong lục lạp, có nhiều giả thuyết, trong đó phổ
biến nhất là thuyết hóa thẩm thấu (chemiosmotic hypothesis) do Peter Mitchele (Glynn

126
Research Laboratories ở Anh) đưa ra năm 1961. Giả thuyết này dựa trên cơ sở là kết quả
sự dẫn truyền điện tử làm bơm ion H+ xuyên qua màng sinh ra sự chênh lệch hóa điện,
chính sự chênh lệch này cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP.
Trên màng thylakoid có rất nhiều enzyme ATP synthase. Phức hợp này có hai chức
năng: Vừa là kênh ion H+, vừa là enzim xúc tác tổng hợp ATP. Khi ion H+ đi qua kênh
theo chiều gradient nồng độ của nó (từ vùng có nồng độ cao bên trong thylakoid qua vùng
có nồng độ thấp trong stroma). ATP được tổng hợp từ ADP và P và được giải phóng vào
stroma (Hình 4.21).
Cơ chế hình thành ATP từ ADP và P qua quá trình quang phosphoryl hóa và quá
trình phosphoryl oxy hóa đều giống nhau, chỉ khác là quá trình phosphoryl hóa quang hóa
thực hiện nhờ năng lượng foton ánh sáng và xảy ra ở lục lạp, còn quá trình phosphoryl
oxy hóa thực hiện nhờ năng lượng quá trình oxy hóa bản thể và xảy ra ở ty thể.

Hình 4.21. Tổng hợp ATP nhờ ATP synthase


Hai quá trình quang phosphoryl vòng và không vòng được phân biệt ở: con đường đi
của điện tử, sản phẩm của quá trình, hệ sắc tố tham gia và cuối cùng là chất cho và chất
nhận điện tử (chất cho là H2O và chất nhận là NADP ở phosphoryl hóa không vòng).

Hình 4.22. Mối liên hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp

127
Xét về m t tiến hóa, phản ứng phosphoryl hóa không vòng tiến hóa hơn vì quá trình
này chỉ g p ở thực vật bậc cao và nó sử dụng cả 2 hệ thống quang hóa nên hiệu suất sử
dụng năng lượng ánh sáng cao hơn, các sản phẩm phong phú hơn.
Như vậy, trong pha sáng, nhờ hấp thụ năng lượng ánh sáng, chlorophyll đã tạo được
“lực đồng hóa” (ATP và NADPH) cho quá trình khử CO2 ở pha tối.
4.3.3. Bản chất pha tối của quang hợp - Con đường đồng hóa C trong quang hợp
Sản phẩm được tạo thành trong pha sáng ATP và NADPH được sử dụng trong các
quá trình enzyme tiếp theo để khử CO2 hình thành các sản phẩm hữu cơ là glucid, protein
và nhiều chất khác của tế bào. Quá trình cố định CO2 có thể xảy ra theo 2 cơ chế chính.
Các cơ chế này có sự khác nhau về:
- Hợp chất đầu tiên trong đó CO2 được cố định.
- Chất nhận CO2 đầu tiên.
- Số phân tử ATP và NADPH cần thiết cho phản ứng.
Người ta thường gọi tên các cơ chế cố định CO2 (chu trình carbone) theo tên tác giả
phát hiện ra nó ho c theo sản phẩn đầu tiên mà CO2 được cố định.
4.3.3.1. Chu trình Calvin-Benson (chu trình C3)
Chu trình cố định CO2 này do ông Calvin và Benson tìm ra năm 1951 và được gọi là
chu trình Calvin-Benson hay chu trình C3. Việc cố định và khử CO2 để hình thành hợp
chất hữu cơ nhờ sự carboxyl hóa bởi enzyme rubisco và sản phẩm đầu tiên là acid
phosphoglyceric (APG).
Chu trình Calvin-Benson gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn1: Giai đoạn carboxyl hóa (giai đoạn cố định CO2):
Ở giai đoạn này CO2 tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm đầu tiên của
quang hợp là Acid phosphoglyceric (APG)
6C5 + 12 H2O + 6CO2 6 H2O + 12C3 (APG) (1)
Dưới tác dụng của enzyme ribulose 1,5 diphosphate carboxylase, CO2 được kết
hợp với phân tử ribulose 1,5 diphosphate (RibuDP) để hình thành hợp chất 6C. Chất này
không bền nên nhanh chóng phân chia thành 2 hợp chất 3C. Đó là APG, sản phẩm đầu
tiên của quang hợp.
- Giai đoạn thứ 2: Giai đoạn khử
12APG + 12NADPH + 12ATP 12H2O + 12AlPG (12C3) + 12ADP + 12Pv + 12NADP (2)
Khử APG thành aldehyd 3 phosphoglyceric (AlPG) là phản ứng khử cơ bản trong
chu trình carbon. Quá trình này tiến hành được là nhờ có sự tham gia của enzyme
triosephosphatdehydrogenase; NADPH và ATP do pha sáng cung cấp để hoạt hóa
A3PG thành acid 1,3 diphosphoglyceric (A1.3 PG) và khử tiếp A1.3 PG thành
aldehydephosphoglyceric (AlPG).

128
Hình 4.23. Các giai đoạn phản ứng trong chu trình Calvil-Benson
- Giai đoạn 3: Giai đoạn tái tạo chất nhận CO2
Các phản ứng xảy ra với việc sử dụng triose và hexose. Các C4, C5, C7 được hình
thành là các sản phẩm trung gian. Các phản ứng này xảy ra không cần năng lượng, chỉ giai
đoạn cuối cùng của quá trình tái sinh chất nhận CO2 mới cần đến năng lượng.
10C3 + 6ATP 6C5 + 6ADP + 6Pv (3)
2C3 C6 (4)
Kết quả chung của pha tối từ (1) đến (4):
6CO2 + 12NADPH + 18 ATP 2C3 + 6 H2O + 18ADP + 18Pv + 12NADP (5)
Pha sáng:
Ánh sáng
12H2O + 18ADP + 18Pv + 12NADP 6O2 + 18 ATP + 12NADPH (6)
Chl.

Kết quả tổng hợp qua 2 pha của quang hợp (từ 5 và 6):
Ánh sáng

Như vậy, để thực hiện quá trình tổng hợp một phân tử hexose theo chu trình C3 cần
18ATP và 12 phân tử NADPH (tỷ lệ 3/2).

129
Hình 4.24. Sơ đồ chu trình Calvin-Benson [ 18 ]
Ngoài glucid ra, trong chu trình C3 còn liên hệ mật thiết đến sử tổng hợp các thành
phần khác nhau của tế bào để hình thành nhiều chất hữu cơ khác nhau như acid amin, acid
hữu cơ, các acid béo, các chất thơm...

130
Hình 4.25. Sơ đồ tóm tắt chu trình Calvin-Benson
Các phản ứng của chu trình C3:
- Pha carboxyl hóa:

- Pha khử:

- Pha phục hồi:

131
Ý nghĩa của chu trình C3
- Chu trình C3 là chu trình cơ bản nhất của thế giới thực vật xảy ra trong tất cả thực
vật, dù là thực vật bậc cao hay bậc thấp, dù thực vật C3, C4 hay thực vật CAM.
- Chu trình C3 tạo ra nhiều sản phẩm sơ cấp của quang hợp. Đó là các hợp chất C 3,
C4, C5, C6,… là nguyên liệu để tổng hợp nên các sản phẩm quang hợp thứ cấp như đường,
tinh bột, acid amin, protein, lipid... Tùy bản chất của sản phẩm mà con đường đi ra của
các sản phẩm thứ cấp khác nhau, nhưng chúng đều xuất phát từ những sản phẩm sơ cấp
của quang hợp.
4.3.3.2. Chu trình Hatch-Slack (chu trình C4)
Năm 1966, hai nhà khoa học là Hatch và Slack nghiên cứu và phát hiện ra ngoài chu
trình Calvin, một số thực vật nhiệt đới như lúa miến, ngô, mía, c gà,... có quá trình đồng
hóa CO2 theo con đường khác. ở thực vật này sản phẩm quang hợp đầu tiên của quang
hợp là acid oxalo acetic (AOA), một phần tử có 4 carbon, chứ không phải là APG. Chu
trình cố định CO2 như vậy gọi là chu trình C4 hay chu trình Hatch-Slack và các thực vật
cố định CO2 theo con đường này gọi là thực vật C4. Chu trình này còn được gọi là chu
trình dicarboxlylic.
Đ c trưng chủ yếu của chu trình Hatch-Slack là xảy ra hai chu trình có tính chất
ngược nhau tại hai tế bào khác nhau:
- Quá trình carboxyl hóa: Acid bị phosphoryl hóa tạo thành acid phosphoenolpyruvic
(APEP). APEP được carboxyl hóa để tạo thành AOA là hợp chất có 4C. Quá trình này
xảy ra tại tế bào thịt lá (mesophylll). Tế bào thịt lá xếp gần m t lá nên tiếp xúc với không
khí, CO2 được cung cấp dễ dàng cho quá trình carboxyl hóa. Phản ứng carboxyl hóa được
xúc tác bằng enzyme PEP carboxylase là enzyme có hoạt tính cực kỳ mạnh, mạnh hơn
hoạt tính của rubis CO khoảng 100 lần. Đây chính là nguyên nhân mấu chốt làm cho hoạt
động của cây C4 mạnh mẽ và có hiệu quả hơn so với thực vật khác. Từ AOA có thể bị
khử để tạo thành acid malic hay có thể được amine hóa thành acid aspartic. Acid malic
được chuyển từ tế bào thịt lá sang tế bào bao bó mạch.
- Chu trình tổng hợp monosaccharide (quá trình decarboxyl hóa): Tại tế bào bao bó
mạch, acid malic bị decarboxyl hóa tạo acid pyruvic và CO2. CO2 tạo ra được sử dụng để
carboxyl hóa ribulozo-1,5dP, tiếp tục biến đổi theo chu trình Calvin và tạo ra sản phẩm
quang hợp là C6H12O6 để rồi tạo tinh bột và nhiều chất hữu cơ khác cho cây.
Việc chuyển hóa acid malic từ tế bào thịt lá vào tế bào bao bó mạch để tiến hành
phản ứng decarboxyl hóa tạo lại CO2 ở đó, cung cấp CO2 cho quá trình carboxyl hóa trong
chu trình C4 tạo sản phẩm quang hợp là quá trình có ý nghĩa rất quan trọng. Tại các tế bào
bao bó mạch, do nằm sâu trong phiến lá nên CO2 trong không khí không cung cấp được,
chính nhờ CO2 thải ra do quá trình decarboxyl hóa trên mà thoả mãn CO2 cho quá trình
CO2 cho quá trình carboxyl hóa trong chu trình C3.

132
Đường hướng của chu trình C3 trong cây C4 và cây C3 là như nhau.

Hình 4.26. Chu trình cố định CO2 trong thực vật C4 [18]

Hình 4.27. Mô tả định vị các chu trình nhỏ trong thực vật C4
* Đặc điểm của thực vật C4
Thực vật tiến hành quang hợp theo con đường C4 có những đ c trưng riêng cả về
cấu tạo giải phẩu cả về hoạt động sinh lý.
Về hình thái giải phẫu, tế bào bao bó mạch có cấu trúc đ c trưng: kích thước tế bào
lớn hơn, lục lạp to hơn ở tế bào mesophyl. Các tế bào xếp sít nhau, không có gian bào.
Lục lạp không có cấu trúc grane mà chỉ có cấu trúc lamen. Số lượng ty thể, peroxysome
nhiều hơn tế bào mesophyl.
Về hoạt động quang hợp cũng có những đ c trưng riêng. Nhu cầu về nhiệt độ cho
quang hợp ở cây C4 cao hơn cây C3. Cường độ ánh sáng bão hòa cho quang hợp ở thực
vật C4 cũng cao hơn. Ngược lại, điểm bù CO2, nhu cầu nước ở thực vật C4 lại thấp hơn
thực vật C3. Một đ c trưng rất quan trọng là ở thực vật C4 không có quá trình quang hô

133
hấp nên cường độ quang hợp cao hơn ở cây C3 nhiều. M t khác, các sản phẩm được tạo ra
trong chu trình C3 được đưa ngay vào bó mạch dẫn nằm cận kề tế bào bao quanh bó mạch
để vận chuyển đi nơi khác, Nếu sản phẩm quang hợp ứ động thì quang hợp sẽ bị ngừng.
Vì vậy, cơ chế giảm nhanh nồng độ các sản phẩm quang hợp trong lá cũng là một ưu việt
của thực vật C4.
* Ý nghĩa của con đường quang hợp ở thực vật C4
- Có sự chuyên hóa rõ ràng trong việc thực hiện chức năng quang hợp của cây C4:
một loại lục lạp chuyên trách cố định CO2 với hiệu quả cao nhất, còn một loại lục lạp
chuyên khử CO2 thành các chất hữu cơ cho cây. Vì vậy mà hoạt động quang hợp của cây
C4 có hiệu quả hơn các nhóm thực vật khác. Kết quả là năng suất sinh học của cây C4
thường rất cao.
- Xét về tiến hóa thì cây C4 có con đường quang hợp tiến hóa hơn thực vật C3
và CAM.
Hiện nay, người ta tập trung tìm để phát hiện cây C4, ho c ức chế quá trình hô hấp
sáng cây C3 (trên cơ sở nghiên cứu cơ chế hô hấp sáng) để dùng chất gây ức chế enzyme
glycolateoxydase (ví dụ, như hydroxysulfonate), ho c tiến hành lai tạo gen của cây C4
vào cây C3 để tạo ra cơ thể mới có năng suất cao.
4.3.3.3. Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM (Crassulaceae Acid Metabolism)
Trong điều kiện khí hậu khô nóng dài, nhất là những nơi hoang mạc thường xuyên
thiếu nước, một số thực vật có những thay đổi về hình thái cũng như con đường trao đổi
chất để có thể tồn tại và phát triển, đó là nhóm thực vật CAM. Nhóm thực vật này có xu
hướng làm cho cơ thể tiếp xúc với môi trường ngoài ở bề m t nh nhất (lá biến thành gai),
vì vậy sẽ tiết kiệm nước. M t khác, những không bào lớn lá là các khu dự trữ nước. Ngoài
ra còn dự trữ một lượng đáng kể glucid, ở một số cây có thân mọng nước. Đây là sự thích
nghi với điều kiện sống của thực vật này về m t hình thái.
Do điều kiện sống đ c biệt, các thực vật này chỉ được mở khí khổng vào ban đêm,
khi nhiệt độ không khí giảm xuống, còn ban ngày khí khổng đóng để tránh mất nước. Do
vậy CO2 chỉ được xâm nhập vào lá vào ban đêm mà thôi (Hình 4.28).

Hình 4.28. Cơ chế cố định CO2 ở thực vật CAM

134
Để thích nghi với điều kiện khó khăn như vậy, các thực vật này có con đường quang
hợp đ c trưng riêng cho mình trong điều kiện khô hạn. Đó là sự cố định CO 2 vào ban đêm
và khử CO2 vào ban ngày.
Điểm đ c biệt của thực vật CAM so với thực vật khác là sự phân định về thời gian
của hai quá trình trái ngược nhau: Quá trình cố định CO2 và khử CO2.
- Quá trình cố định CO2: Quá trình cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm. Ban
đêm khi nhiệt độ không khí giảm xuống thì khí khổng mở ra để thoát hơi nước và CO2 sẽ
xâm nhập vào lá qua khí khổng mở.
+ Chất nhận CO2 đầu tiên của chu trình này cũng là APEP và sản phẩm đầu tiên
cũng là AOA như cây C4. Quá trình này diễn ra trong lục lạp.
+ AOA sẽ chuyển hóa thành A. malic. A. malic sẽ được vận chuyển đến dự trữ ở
dịch bào và cả tế bào chất. Do đó, mà pH của tế bào chuyển từ 6 đến 4 (acid hóa). Quá
trình này tương đương với quá trình carboxyl hóa xảy ra ở tế bào mesophyll của thực vật
C4, nhưng ở thực vật CAM nó lại xảy ra vào ban đêm trong cùng một loại tế bào với giai
đoạn decarboxyl hóa sau đó.

Hình 4.29. Chu trình CAM


- Quá trình tổng hợp monosaccharide (quá trình khử CO2): Quá trình này diễn ra vào
ban ngày khi có ánh sáng hoạt hóa hệ thống quang hóa và khí khổng đóng lại.

Hình 4.30. Sự định vị của các chất hữu cơ tại các thời điểm khác nhau
trong chu trình CAM

135
Acid malic bị decarboxyl hóa để giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình C3 (tổng
hợp đường và các chất hữu cơ) và acid pyruvic.
Quá trình này tương đương với quá trình xảy ra ở tế bào bao mạch của thực vật C4,
nhưng ở thực vật CAM, nó xảy ra trong cùng một tế bào với quá trình carboxyl hóa,
nhưng nó chỉ xảy ra vào ban ngày khi có đủ năng lượng ánh sáng.
Như vậy, ở thực vật C4, hai quá trình trong đồng hóa CO2 được tách biệt bởi không
gian, còn ở thực vật CAM thì được phân biệt bởi thời gian khác nhau.

Hình 4.31. So sánh chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 và thực vật CAM
Thực vật CAM còn khác với cây C4 còn ở chỗ PEP là chất nhận CO2 ở thực vật C4
là sản phẩm của quá trình quang hợp, còn ở thực vật CAM thì lại là sản phẩm của quá
trình phân giải đường.
* Ý nghĩa của con đường quang hợp ở thực vật CAM
- Đây là con đường quang hợp thích nghi với điều kiện khô hạn của thực vật mọng
nước. Nhờ con đường quang hợp này mà khả năng chịu hạn của chúng rất cao, hơn hẵn
các thực vật chịu hạn khác.
- Do quang hợp trong điều kiện quá khó khăn nên cường độ quang hợp của các thực
vật nhóm này thường thấp, năng suất sinh học không cao và sinh trưởng chậm hơn các
thực vật khác.
Tóm lại, quá trình đồng hóa CO2 ở cây xanh là một quá trình phức tạp, bao gồm các
hướng khác nhau với những sản phẩm cuối cùng khác nhau. Trong tiến trình của quá trình
quang hợp đã tạo ra nhiều sản phẩm trung gian và các sản phẩm này có mối quan hệ mật
thiết với các quá trình trao đổi chất khác nhau xảy ra ở cây xanh.

136
4.3.3.4. Các tiêu chuẩn xác định các nhóm thực vật
Bảng 4.3. Tóm tắt tiêu chuẩn xác định các nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM
Đặc điểm Thực vật C3 Thực vật C4 Thực vật CAM

- Cấu tạo lá Thịt lá các cấu trúc Thịt lá phân bố Thịt lá có cấu trúc
xếp lớp dọc bó hướng tâm bao bó lớp
mạch mạch

- Cấu tạo lục lạp - Có hạt - Thịt lá: Có hạt - Có hạt


Bao bó mạch: La
men (không hạt),
nhiều hạt tinh bột

- Tỷ lệ Chla/Chlb 3 4 <3

- Nhu cầu ánh sáng Trung bình (1/3 Mạnh (Khó xác định Thay đổi
ánh sáng toàn ngay cả khi ánh sáng
phần) toàn phần)

- Điểm bù CO2 30 - 70 ppm 0 - 10 ppm Thấp (0 - 5 ppm)


- Nhiệt độ tối ưu với
10 - 25oC 30 - 40oC 35 - 45oC
quang hợp

- Chất nhận CO2 Ri-1,5 DP APEP APEP

- Sản phẩm đầu tiên APG AOA Tối: AOA


- Con đường cố định
Calvin-Benson Hatch-Slack CAM
CO2
- Enzyme carboxyl PEP carboxylase PEP carboxylase
RubisCO
hóa RubisCO RubisCO

- Sự kìm hãm do O2 Có Không Có


- Hô hấp sáng Có Không Không

- Nhu cầu nước Nhiều ít, bằng cây C3 Rất ít

- Tốc độ đồng hóa Trung bình Nhanh Chậm

- Sản lượng Trung bình Cao Thấp

Hiện nay, người ta tập trung tìm để phát hiện cây C4 ho c ức chế quá trình hô hấp
sáng cây C3 (trên cơ sở nghiên cứu cơ chế hô hấp sáng) như dùng chất gây ức chế enzyme
glycolatoxydase (ví dụ, hydroxysulfonate), ho c tiến hành lai tạo gene của cây C4 vào cây
C3 để tạo ra cơ thể mới có năng suất cao.

137
Hình 4.32. Nhu cầu ánh sáng và nhiệt độ đối với quang hợp của cây C3 và C4
4.4. Quang hợp và các điều kiện ngoại cảnh
Hoạt động quang hợp nói chung và cường độ quang hợp nói riêng phụ thuộc ch t
chẽ vào hàng loạt những yếu tố ảnh hưởng đến các phản ứng sáng và phản ứng tối. Vì
vậy, quang hợp phải có những đ c trưng thích ứng với những điều kiện khác nhau của
môi trường.
Tác dụng của điều kiện ngoại cảnh, trong đó quá trình đồng hóa CO2 được thực
hiện, không chỉ làm thay đổi cường độ và hiệu suất của quá trình mà còn làm thay đổi đ c
điểm của sản phẩm tạo thành, đôi khi làm thay đổi cả hóa thức quang hợp. Tuy nhiên, khi
xét ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến hoạt động của quang hợp, cũng chỉ có thể
giới hạn trong một phạm vi nhất định, vì bản thân quang hợp không tồn tại độc lập, mà
trái lại còn có liên quan hết sức ch t chẽ với các quá trình sinh lý khác nhau nằm trong
mối liên hệ chung của chỉnh thể thống nhất. Nhiều nhân tố ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến
các quá trình sinh lý, đáng chú ý nhất là ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ, độ ẩm không
khí và đất, dinh dưỡng khoáng...
4.4.1. Quang hợp và ánh sáng
Trong các nhân tố bên ngoài thì ánh sáng là điều kiện cơ bản để tiến hành quang
hợp. ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp thể hiện qua ảnh hưởng của cả cường độ ánh
sáng và thành phần quang phổ ánh sáng đến quá trình này.
4.4.1.1. Quang hợp và cường độ ánh sáng
Quá trình quang hợp có thể bắt đầu tiến hành trong điều kiện ánh sáng có cường độ
rất thấp, chẳng hạn ánh sáng đèn dầu h a, ánh sáng trăng hay hoàng hôn... Tuy nhiên, lúc
cường độ ánh sáng quá thấp, quang hợp diễn ra rất chậm nên lượng chất hữu cơ được tao
thành không đủ bù lượng chất bị hao hụt do quá trình hô hấp gây ra. Trị số của cường độ
ánh sáng lúc cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau gọi là điểm bù ánh sáng của quang
hợp. Điểm bù ánh sáng lệ thuộc vào đ c điểm sinh thái của loài cây. Với đa số cây, điểm
bù ánh sáng vào khoảng 25 - 85 calo/dm2.giờ, cường độ quang hợp và hô hấp lúc này
khoảng 1 - 3 mg CO2/dm2.giờ. Điểm bù cây ưa bóng: 20 - 50 calo/dm2.giờ, của cây ưa
sáng: 50 - 100 calo/dm2.giờ.

138
Trong phạm vi cường độ ánh sáng nh hơn 1/3 cường độ ánh sáng toàn phần của
m t trời, cường độ quang hợp tăng lên tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng. Nếu cứ tiếp tục
tăng cường độ ánh sáng lên nữa thì cường độ quang hợp tăng chậm dần và đến điểm nào
đó cường độ quang hợp hầu như không tăng lên. Vị trí đó gọi là điểm no ánh sáng (điểm
bão hòa ánh sáng). Trị số tuyệt đối của điểm no ánh sáng có thể thay đổi phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: nhiệt độ, CO2, tuổi lá, tuổi cây, các nhóm cây sinh thái khác nhau... Điểm no
ánh sáng của cây chịu bóng là 75 - 100.103 erg/cm2.s (2000 calo/dm2.h), của cây ưa sáng
là 300 - 350.103 erg/cm2.s (3.000 - 4.000 calo/dm2.h).
Nếu cường độ ánh sáng vẫn tiếp tục tăng cao hơn điểm no ánh sáng thì cường độ
quang hợp không những không tăng mà giảm xuống, đó là điểm cực đại ánh sáng.
Nguyên nhân dẫn đến sự giảm quang hợp là do tác động phá hủy bộ máy quang hợp và ức
chế các hệ enzyme của sự thừa năng lượng ánh sáng. Điều này có thể là do tác hại của sự
quang oxy hóa. Trong những điều kiện thừa ánh sáng, tạo nên tình trạng thừa phân tử
chlorophyll bị kích thích và vì không dùng hết năng lượng vào trong quá trình đồng hóa
CO2, nên năng lượng thừa được dùng vào các phản ứng quang oxy hóa và các phản ứng
không đ c trưng khác. Có thể trong trường hợp này enzyme carboxylase bị quang oxy hóa
làm quang hợp giảm và đi đến ngừng hẳn.
Đa số cây nông nghiệp điểm no ánh sáng là 85 - 200.103 erg/cm2.s. Đối với cây C4,
người ta chưa tìm được điểm no ánh sáng của chúng.
Trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau, cây ưa bóng và ưa sáng khác nhau về cấu
trúc lá cũng như về đ c tính của bộ máy quang hợp. Ví dụ, cây ưa bóng lá m ng hơn, lục
lạp to hơn, chứa nhiều chlorophyll hơn cây ưa sáng. Sự thích nghi với điều kiện chiếu
sáng không chỉ thể hiện ở sự thay đổi hàm lượng chlorophyll tổng số mà còn cả ở sự thay
đổi tỷ lệ các sắc tố trong lục lạp. Đa số tảo lục cũng như cây chịu bóng thường nhận được
ánh sáng khuếch tán giàu tia sáng sóng ngắn nên chứa nhiều chlorophyll b. Tỷ lệ
chlorophyll a/b của chúng thấp (1,4). Những cây ưa sáng tỷ lệ này là 5,5; các cây bình
thường là 3.

Hình 4.33. Đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa ánh sáng và quang hợp
1. Cường độ quang hợp thực
2. Cường độ quang hợp biểu kiến

139
4.4.1.2. Quang hợp và thành phần bức xạ
Trong điều kiện tự nhiên, cơ thể thực vật ở các điều kiện chiếu sáng rất khác nhau.
Phần bức xạ sinh lý (bức xạ sử dụng cho quang hợp) mà cây nhận được cũng khác nhau
rất nhiều. Thường ánh sáng m t trời chiếu xuống có khoảng 60% ánh sáng trực xạ và 40%
là ánh sáng khuếch tán. Trong ánh sáng trực xạ, bức xạ sinh lý chiếm 30 - 40%, trong khi
đó ở ánh sáng khuếch tán, bức xạ sinh lý chiếm 50 - 90%. Cây hấp thụ ánh sáng khuếch
tán mạnh hơn ánh sáng trực xạ.
Sự hấp thụ ánh sáng ở vùng bức xạ sinh lý tương đối ổn định đối với phần lớn các
loài cây và khoảng 80%. Sự ổn định này là do trong lá có sự dư thừa hàm lượng chlorophyll.
Từ lâu các nhà nghiên cứu đã chú ý đến vấn đề ảnh hưởng của các tia sáng có độ dài
sóng khác nhau đến quang hợp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quang hợp tiến hành tốt
nhất khi chiếu ánh sáng đ và xanh, là những vùng vốn được chlorophyll hấp thụ
mạnh nhất.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy cường độ quang hợp xảy ra mạnh nhất ở tia
đ . Theo thuyết lượng tử ánh sáng, năng lượng mỗi lượng tử của tia đ nh hơn năng
lượng của mỗi lượng tử của những tia sáng có bước sóng nh hơn. Nhưng trong một đơn
vị Einstein nó lại có số quang tử nhiều hơn. Ta biết rằng, mỗi quang tử chỉ có khả năng
kích thích được một phân tử tham gia phản ứng (theo định luật đương lượng Einstein).
Nếu cùng một đơn vị năng lượng thì tia đ có nhiều quang tử hơn các tia có bước sóng
ngắn hơn nên nó kích thích được nhiều phân tử tham gia phản ứng hơn; đó là nguyên nhân
vì sao tia đ có cường độ quang hợp mạnh nhất (một calo của ánh sáng đ chứa số quang
tử lớn hơn gấp 1,5 lần so với 1 calo của tia xanh tím; như vậy cường độ quang hợp trong
tia đ 100 thì trong tia xanh là 70).
Nhờ đ c tính quang học của chlorophyll mà mỗi dạng chlorophyll có 1 cực đại hấp
thụ trong quang phổ và thực hiện một phản ứng quang hóa nhất định. Quá trình quang hợp
có sự tham gia của 2 phản ứng ánh sáng do các hệ sắc tố khác nhau thực hiện. Vì vậy, nếu
ta chiếu bổ sung ánh sáng có bước sóng ngắn hơn (670 nm) thì hiệu quả của phần quang
phổ 700 nm sẽ được tăng lên (hiệu ứng Emerson) (Hình 4.34).

Hình 4.34. Hiệu ứng Emerson


a. Cường độ quang hợp khi chiếu riêng lẻ ánh sáng 670 nn và 700 nn.
b. Cường độ quang hợp khi chiếu bổ sung ánh sáng 700 nn với ánh sáng 670 nm
140
Vấn đề ảnh hưởng của các thành phần quang phổ ánh sáng đối với quang hợp rất
phức tạp, vì hệ sắc tố thực vật rất phức tạp, do đó khi nghiên cứu vấn đề này cần phải xác
định vai trò của mỗi sắc tố, tương quan giữa độ dài ánh sáng với quang hợp của từng sắc
tố riêng biệt.
Trong tự nhiên, do không điều khiển được chế độ chiếu sáng nên để nâng cao hiệu
suất quang hợp cần tạo ra một quần thể có khả năng hấp thụ tốt nhất năng lượng ánh sáng
và sử dụng có hiệu quả năng lượng đó vào quang hợp.
Môi trường nước có thành phần bức xạ biến đổi nhiều. Thực vật thủy sinh sống ở
các độ sâu khác nhau chịu tác động của ánh sáng có thành phần quang phổ không giống
nhau. Vì vậy, có sự biến đổi thành phần hệ sắc tố của chúng để phù hợp với sự thay đổi
của điều kiện chiếu sáng.
Ở các tầng lá khác nhau của các quần thể, thành phần và tỷ lệ giữa các loại sắc tố
trong lá cây thay đổi nhiều. Dưới các tán lá rậm rạp vẫn có thành phần quang phổ xuyên
qua khác nhau. Vì vậy, hàm lượng chlorophyll b và carotenoid tăng lên để hút các tia sáng
bước sóng ngắn.
Thành phần bức xạ cũng thay đổi nhiều trong các mùa khác nhau và ngay trong một
ngày tùy theo vị trí của m t trời trên bầu trời, độ mây mù khác nhau...
Thành phần quang phổ ánh sáng còn có ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hóa thứ
sinh của các sản phẩm hữu cơ đầu tiên và do đó ảnh hưởng đến phẩm chất của sản phẩm
quang hợp. ánh sáng bước sóng ngắn thuận lợi cho sự hình thành các acid amin, protein,
acid hữu cơ, trong đó ánh sáng đ đẩy mạnh sự hình thành glucid. Bước sóng vùng tử
ngoại có tác dụng hạn chế quá trình quang hợp đ c biệt là sự tạo thành nucleotid.
4.4.2. Quang hợp và nồng độ CO2
CO2 trong không khí là nguồn cung cấp carbon cho quang hợp, do đó nồng độ CO2
là một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ của quá trình quang hợp.
Lượng CO2 bình thường trong không khí là 0,02 - 0,03% (0,5 mg/l). Nồng độ CO2
thấp nhất để cây bắt đầu quang hợp là 0,008 - 0,01%. Khi tăng nồng độ CO2 nhưng ở mức
thấp thì cường độ quang hợp nh hơn cường độ hô hấp. Nếu tiếp tục tăng nồng độ CO2
lên thì cường độ quang hợp tăng lên nhưng cường độ hô hấp không tăng và do đó đến một
lúc nào đó ta có sự cân bằng giữa cường độ quang hợp và hô hấp. Nồng độ CO2 trong
không khí mà cây đạt được sự cân bằng giữa quang hợp và hô hấp gọi là điểm bù CO2 của
quang hợp. Điểm bù CO2 thay đổi tùy theo từng loại cây. Các thực vật C4 và CAM có
điểm bù thấp hơn nhiều so với cây C3.
Khi tăng hàm lượng CO2 người ta thấy cường độ quang hợp tăng lên hầu như tỷ lệ
thuận với chúng. Sự đồng biến ấy kéo dài trong phạm vi nhất định. Nếu ta tiếp tục tăng
nồng độ CO2 lên thì quang hợp tăng chậm dần đến giới hạn quang hợp không tăng nữa.
Nồng độ CO2 trong không khí ứng với lúc quang hợp đạt cực đại gọi là điểm no CO2 (hay
điểm bão hòa CO2) của quang hợp.
Điểm no CO2 phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, nhiệt độ và nhiều yếu tố khác.
Điểm no CO2 trong điều kiện tối ưu của nhiệt độ và ánh sáng ở những thực vật khác nhau

141
không giống nhau, từ 0,06 - 0,4%. Như vậy, đa số trường hợp lượng CO2 trong không khí
thiếu để đạt đến điểm no CO2 của quang hợp. Do đó, con người có thể điều chỉnh nồng độ
CO2 trong môi trường quang hợp để tăng năng suất cây trồng.
Trong điều kiện chiếu sáng, nhiệt độ và hàm lượng CO2 tối thích cường độ quang
hợp của cây có thể đạt tới 50 - 55 mg CO2/dm2.giờ.
Khi tăng nồng độ CO2 điểm no ánh sáng cũng tăng lên.
Sự tăng cường nồng độ CO2 chỉ có lợi cho quá trình quang hợp khi tăng cường độ
chiếu sáng cao, nghĩa là khi có đủ năng lượng cần cho quá trình khử CO2, trái lại muốn
cây sử dụng có hiệu quả ánh sáng có cường độ cao phải luôn luôn cung cấp đầy đủ cho
chúng khí CO2. Tốc độ di chuyển không khí càng mạnh thì càng đảm bảo cho nhu cầu
CO2 cho cây càng nhiều.
Trong điều kiện tự nhiên, lượng khí CO2 thay đổi nhiều và phụ thuộc vào nhiều điều
kiện. Lớp không khí sát m t đất giàu khí CO2 hơn, có thể đạt tới 0,3 - 0,05%. Trong rừng
ẩm nhiệt đới nồng độ CO2 khoảng 0,1 - 0,2%; trong quần thể cây nông nghiệp vào thời kỳ
cường độ quang hợp mạnh, nồng độ CO2 thay đổi quanh khoảng 0,03%. Trong phạm vi
nh , nồng độ CO2 phụ thuộc vào nhiệt độ, mật độ quần thể, thành phần đất mà đ c biệt là
hàm lượng mùn và chế độ phân bón.

0,13% CO2
Cường độ quang hợp

0,06% CO2

0,03% CO2

Điểm bảo hòa ánh sáng

Cường độ ánh sáng (lux)


Hình 4.35. Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ quang hợp
vào nồng độ CO2 và cường độ ánh sáng
M c dù nồng độ CO2 trong không khí thấp, nhưng nhiều thực vật vẫn đạt được
cường độ quang hợp cao, có khi tới 40 - 50 mg CO2/dm2.h, thậm chí còn cao hơn ở các
thực vật C4. Điều đó chứng t thực vật thích ứng với việc sử dụng một lượng CO2 không
lớn trong khí quyển. Tuy vậy, khi tăng nồng độ CO2 lên thì cường độ quang hợp còn tiếp
tục tăng từ 1,5 đến 3 lần. Chính khả năng này đã tạo cơ sở cho việc bón phân dạng khí
(bón CO2 ho c phân giúp cho việc sinh CO2) cho cây với mục đích tăng cường độ quang
hợp và tăng năng suất cây trồng.

142
Hình 4.36. Tương quan giữa hiệu suất quang hợp với thể thích CO2
và cường độ ánh sáng
4.4.3. Quang hợp và nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến nhiều m t của quá trình quang hợp: nhiệt độ ảnh hưởng
đến độ lớn của diện tích đồng hóa, tốc độ các phản ứng quang hợp và tốc độ vận chuyển
các chất đồng hóa từ lục lạp đến các cơ quan khác.
4.4.3.1. Nhiệt độ ảnh hưởng đến pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp.
- Pha sáng: Hệ số Q10 đối với pha sáng của quang hợp là 1,1 - 1,4. Nhiệt độ ảnh
hưởng đến tốc độ vận chuyển điện tử trên chuỗi chuyền điện tử của quang hợp. Phản ứng
phosphoryl hóa hình thành ATP và NADPH2 rất nhạy cảm với nhiệt độ. Ngoài ra, nhiệt độ
còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phân hủy chlorophyll.
- Pha tối: Pha tối bao gồm các phản ứng enzyme nên phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt
độ. Hệ số nhiệt Q10 của phản ứng trong pha này là 2 - 3.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt đé đến cường độ quang hợp phải chú ý rằng nhiệt
độ của lá (của lục lạp) không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí xung quanh, mà còn
phụ thuộc vào hấp thụ quang năng, sự bay hơi và sự truyền nhiệt. Nhiệt độ của lá tỷ lệ
thuận với hàm lượng nước trong lá và tỷ lệ nghịch với cường độ thoát hơi nước. Khi tăng
hàm lượng sắc tố thì sự hấp thụ quang năng tăng và do đó làm tăng nhiệt độ lá.
4.4.3.2. Giới hạn nhiệt độ của quang hợp
Mối quan hệ giữa nhiệt độ và quang hợp của cây được biểu diễn ở hình 4.37.
Ở những vùng sinh thái khác nhau, giữa các nhóm thực vật khác nhau có nhu cầu về
nhiệt độ (nhiệt độ tối thấp, tối ưu và tối cao) đối với quá trình quang hợp khác nhau
- Nhiệt độ tối thấp: Ở thực vật nhiệt đới quang hợp bắt đầu ở nhiệt độ 5 - 9oC và
ngừng khi nhiệt độ 4 - 8oC. Thực vật á nhiệt đới và cây thủy sinh quang hợp ngừng ở
0 - 2oC. Các cây vùng cực và núi cao ôn đới quang hợp chỉ ngừng ở nhiệt độ cao hơn
nhiệt độ đóng băng một ít.

143
- Nhiệt độ tối ưu: Nhiệt độ tối ưu của quang hợp là khoảng nhiệt độ mà ở đó cường
độ quang hợp của cây có thể đạt 90% cường độ quang hợp cực đại. Đa số thực vật nhiệt
đới có nhiệt độ tối ưu cho quang hợp là 25 - 30oC, thực vật vùng ôn đới là 8 - 15oC, còn
tảo ưa nóng và thực vật ở sa mạc thì nhiệt độ tối thích cho quang hợp cao hơn (40oC).
Nhiệt độ tối ưu cũng thay đổi theo nhóm thực vật: thực vật C3 có nhiệt độ tối ưu khoảng
25 - 30oC, thực vật C4 khoảng 35 - 40oC.
Từ nhiệt độ tối thấp đến nhiệt độ tối ưu, khi tăng nhiệt độ cường độ quang hợp tăng
gần như tuyến tính.
- Nhiệt độ cực đại: nhiệt độ cực đại đối với quang hợp là nhiệt độ ở đó quang hợp
ngừng nhưng cây vẫn còn sống. Phần lớn cây trồng có nhiệt độ cực đại khoảng 40 - 50oC.
Một số cây hòa thảo nhiệt đới có nhiệt độ cực đại đối với quang hợp khoảng 50 - 55oC,
cây vùng lạnh: 18 - 20oC, cây ở sa mạc: 58oC. Có khi nhiệt độ lên đến 80 - 90oC quang
hợp vẫn thực hiện được (ở những vùng suối nước nóng).

Hình 4.37. Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp và nhiệt độ


Ngoài khả năng thích nghi với nhiệt độ cao do hệ thống phát sinh, còn có sự thích
nghi cá thể của bộ máy quang hợp.
Cường độ quang hợp mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào thời gian tác động của nhiệt
độ dài hay ngắn. Nhiệt độ càng cao thời gian duy trì ở điểm cực đại của nó càng ngắn và
nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn tối thích thì cường độ quang hợp giảm càng nhanh.
Như vậy, ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp phụ thuộc vào hệ thống phát sinh,
vào trạng thái sinh lý của cây, thời gian tác dụng, giới hạn nhiệt độ tác dụng và các điều
kiện khác. Ngoài ra, cũng như ánh sáng, nhiệt độ không chỉ làm thay đổi tốc độ của quá
trình mà còn gây ra những biến đổi sâu sắc về trao đổi chất cũng như chiều hướng hình
thành các sản phẩm trong quang hợp.
Một trong những biện pháp kỹ thuật trồng trọt hiện nay để lợi dụng điều kiện tốt của
tự nhiên là bố trí thời vụ thích hợp.
4.4.4. Quang hợp và nước
Nước ảnh hưởng đến cả pha sáng và pha tối của quang hợp:
- Nước là nguyên liệu trực tiếp của quá trình quang hợp. Trong pha sáng nước là
nguồn chất cho điện tử và H+ để khử CO2 thành các sản phẩm quang hợp.
144
- Trong pha tối nước là dung môi cho các phản ứng hóa sinh và đảm bảo trạng thái
keo nguyên sinh ổn định cho các phản ứng enzyme xảy ra.
- Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước,
do đó ảnh hưởng đến độ mở khí khổng, tức là ảnh hưởng đến tốc độ xâm nhập CO2 vào
tế bào.
- Nước là môi trường phản ứng của của quang hợp.
- Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây, do đó ảnh hưởng đến kích thước
của bộ máy đồng hóa.
- Ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các chất cần thiết cho quang hợp và các sản
phẩm đồng hóa.
- Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hydrate hóa của chất nguyên sinh
và do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của hệ thống enzyme trao đổi chất nói chung,
từ đó ảnh hưởng đến quang hợp.
- Điều hòa nhiệt độ bề m t lá, do đó ảnh hưởng đến quang hợp.
Do tác dụng nhiều m t của nước đến quang hợp nên để thực hiện tốt chức năng
quang hợp, cơ thể thực vật cần phải đủ nước. Nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng xấu đến quá
trình quang hợp. Trên thực tế, nước cần cho cây chủ yếu là để cho mô không bị khô và bị
đốt nóng dưới ánh nắng. Các thí nghiệm cho thấy những hiện tượng gây ra do sự thiếu
nước như sự đốt nóng lá, giảm sự xâm nhập CO2, thay đổi trạng thái keo của nguyên sinh
chất đều có ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp
Khi xét mối quan hệ giữa cường độ quang hợp và mức độ thiếu nước cho thấy:
Trong thực vật thiếu bão hòa nước một chút thì hoạt động của tế bào trong đó có quang
hợp tốt hơn lúc bão hòa nước. Khi thiếu nước từ 5 - 20% so với hàm lượng nước bão hòa
thì quang hợp có khả năng đạt đến điểm cực đại, nếu thiếu nước đến 40 - 60% thì quang
hợp sẽ giảm và cuối cùng bị đình chỉ hoàn toàn.
Khi thiếu nước, cường độ quang hợp phụ thuộc vào lượng nước liên kết trong tế bào
và mức độ ngậm nước của keo sinh chất. Chính sự thay đổi trạng thái của chất nguyên
sinh trong tế bào khi thiếu nước đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cường độ quang hợp và ảnh
hưởng này còn tồn tại khá lâu sau khi cây đã chuyển sang điều kiện đầy đủ nước.
Sự tồn tại các nhóm cây hạn sinh, trung sinh và ẩm sinh cho thấy rõ tính thích nghi
của của cơ quan đồng hóa của thực vật với những điều kiện về chế độ nước khác nhau. Lá
mất nước nhiều sẽ dẫn tới sự phân hủy các hợp chất phức tạp và chính do kết quả này đối
với thực tiễn nông nghiệp, tính thuận nghịch của sự thay đổi cường độ quang hợp do hạn
hán gây ra là vấn đề có ý nghĩa lớn vì đ c điểm này chi phối tính chịu hạn của thực vật.
Tính thuận nghịch này phụ thuộc vào nhóm cây sinh thái khác nhau và vào giai đoạn phát
triển của cây trong thời gian bị hạn. Sự thay đổi chế độ nước của lá khi bị hạn đất và hạn
không khí không chỉ làm giảm cường độ quang hợp mà còn gây ra sự phân phối lại các
sản phẩm đã tạo thành trong quá trình quang hợp. Trong thời gian bị hạn, các tế bào đồng
hóa nhiều chất có hoạt tính thẩm thấu như đường, các acid amin, đồng thời sự tạo thành
các sản phẩm cao phân tử bị giảm mạnh, đ c biệt là protein.

145
Nước là yếu tố m t đất nên có thể khống chế một cách dễ dàng. Dựa vào chỉ tiêu
sinh lý của cây, ta có thể chẩn đoán được mức độ thiếu bão hòa nước, từ đó có thể điều
khiển nước để làm tăng quang hợp.
4.4.5. Quang hợp và dinh dưỡng khoáng
Dinh dưỡng khoáng và quang hợp là hai m t của một quá trình thống nhất của dinh
dưỡng ở thực vật.
Các nguyên tố khoáng có ảnh hưởng trực tiếp ho c gián tiếp đến quang hợp và năng
suất thông qua sự tham gia của chúng vào nhiều thành phần và quá trình khác nhau:
- Tham gia xây dựng cấu trúc của bộ máy quang hợp (là thành phần của bộ máy
quang hợp, các protein cấu trúc, protein enzyme, hệ thống sắc tố, các thành phần của
chuỗi vận chuyển điện tử trong lục lạp).
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa quang năng thành năng lượng hóa học (ATP).
- Tham gia vào thành phần và điều tiết các hoạt động của enzyme quang hợp ở
lục lạp.
- Ngoài ra, các nguyên tố khoáng còn ảnh hưởng đến kích thước của bộ máy quang
hợp, ảnh hưởng đến hệ thống keo của nguyên sinh chất và tính thấm của màng tế bào, ảnh
hưởng đến cấu tạo và điều chỉnh hoạt động của khí khổng, ảnh hưởng đến độ lớn và số
lượng lá cũng như cấu tạo giải phẫu của nó, ảnh hưởng đến thời gian sống của cơ quan
đồng hóa, đến thành phần của sản phẩm quang hợp...
Các nguyên tố quan trọng như N, S, P, Mg, K là những nhân tố cần thiết cho việc
xây dựng bộ máy quang hợp. Các nguyên tố khác như Fe, K, Cl không tham gia vào thành
phần cấu trúc của lục lạp nhưng có ảnh hưởng lớn đến việc tích lũy chlorophyll và các sắc
tố, do đó ảnh hưởng đến hoạt động của quang hợp.
Mối quan hệ giữa quang hợp và dinh dưỡng khoáng ta có thể thể hiện theo hình 4.38
Hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đều có ảnh hưởng trực tiếp ho c gián tiếp
đến quang hợp, nhưng đáng chú ý là ảnh hưởng của những nguyên tố đại lượng N, P, K.
Vai trò của N: Do vai trò quan trọng đặc biệt của N đối với quang hợp, N có hàm
lượng cao trong lục lạp, cơ quan xảy ra quang hợp. Nitơ trong lục lạp chiếm 75% tổng số
N trong tế bào. Nói chung sự trao đổi và đồng hóa N liên quan ch t chẽ với hoạt động
quang hợp và ngược lại sự hình thành và hoạt động của bộ máy quang hợp lại liên quan
ch t chẽ với mức độ cung cấp N.
- Natr (1973) đã đề nghị tập trung nghiên cứu 4 ảnh hưởng của N lên quang hợp:
+ Ảnh hưởng lên quá trình khuếch tán CO2.
+ Ảnh hưởng lên cấu trúc và hoạt động của lục lạp.
+ Mối liên quan giữa N trong mô đồng hóa và quang hợp.
+ Ảnh hưởng lên sự hình thành, tích lũy và vận chuyển các quá trình quang hợp.
Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận rằng, hàm lượng N cao trong cơ quan đồng hóa
làm tăng cường độ quang hợp. N ảnh hưởng rõ rệt lên độ lớn và diện tích lá, cũng như
hàm lượng sắc tố trong lá và cấu tạo giải phẫu của bộ máy quang hợp. N là thành phần của
các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp.
146
Ngoài ra, N còn kích thích quá trình tổng hợp các sản phẩm quang hợp đảm bảo cho
việc sử dụng các chất đồng hóa và thúc đẩy sự tạo thành các hợp chất khác trong cơ thể
thực vật. Vì vậy khi bón phân đạm chlorophyll nhanh chóng được hình thành làm cho lá
xanh đậm, diện tích lá tăng lên rất nhanh và hoạt động quang hợp cũng tăng lên.
Thiếu N trong một thời gian dài đã làm thay đổi cấu trúc của lục lạp, giảm hoạt tính
của phản ứng Hill và các chu trình phosphoryl hóa quang hợp. Thiếu N thì lá vàng vì
chlorophyll thiếu, lá sẽ khô và rụng, giảm sút quang hợp... Do đó, việc sử dụng phân đạm
để tăng tăng suất chủ yếu là tăng diện tích lá và khả năng quang hợp của chúng.
Vai trò của P: Vấn đề ảnh hưởng của P đến quang hợp có ý nghĩa lớn trong đời
sống cây trồng.
P có trong thành phần các chất giàu năng lượng tham gia trực tiếp vào quá trình khử
CO2 trong quang hợp và sản phẩm trung gian của quá trình này. P trực tiếp ảnh hưởng đến
phản ứng sáng, tham gia vào quá trình phosphoryl hóa tạo nên các nhân tố đồng hóa (ATP
và lực khử NADPH) cũng như các phản ứng tối trong quang hợp. Ngoài ra, P còn ảnh
hưởng đến quá trình hình thành chlorophyll.
Vì vậy, sử dụng phân lân sẽ tăng cường hình thành bộ máy quang hợp và tăng cường
hoạt động quang hợp của cây. Nếu thiếu P, lục lạp không được hình thành, phản ứng sáng
và tối đều bị ức chế.
Vai trò của K:
- Có m t với hàm lượng cao trong tế bào khí khổng, K có vai trò trong việc điều
chỉnh sự đóng mở của khí khổng, quyết định sự xâm nhập của CO2 vào lá.
- K có m t nhiều trong mô libe để vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá đến các
cơ quan tiêu thụ giúp cho quá trình quang hợp diễn ra bình thường.
- K làm tăng khả năng thủy hóa của keo nguyên sinh chất, tăng khả năng giữ nước,
giảm độ nhớt của chất nguyên sinh, thuận lợi cho hoạt động quang hợp.
- Ngoài ra, K có khả năng hoạt hóa một số enzyme tham gia vào quang hợp như
Rubisco, ATP-ase...
Vì vậy, bón phân K sẽ tăng cường độ quang hợp của cây trồng. Khi hàm lượng K
trong mô giảm thấp thì ức chế tổng hợp chlorophyll, khí khổng đóng, phá hũy trao đổi
glucid trong tế bào, tích lũy nhiều monosaccharide và acid amin trong lá,... nên quang hợp
đình trệ.
Những cây lấy đường, tinh bột thường bón K thì cho sản lượng cao.
Các nguyên tố vi lượng cũng có ảnh hưởng đ c biệt đối với quang hợp. Fe có trong
cytochrome đã ảnh hưởng đến việc sinh tổng hợp chlorophyll. Fe, Cu tham gia vào hệ
thống enzyme oxy hóa-khử. B tạo điều kiện thuận lợi cho dòng đồng hóa đi ra từ lá. Các
nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến tổng hợp carotinoid, số lượng và kích thước lục lạp.
Mn ảnh hưởng đến quá trình quang phân ly nước, tham gia quá trình khử CO 2,... B, Cu,
Mn, Co, Al,... thúc đẩy quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa.

147
Thực ra, ảnh hưởng của chất khoáng đến quá trình quang hợp là một vấn đề hết sức
phức tạp. Sự phức tạp ấy không chỉ thể hiện ở chỗ là chúng có nhiều loại ảnh hưởng trực
tiếp và gián tiếp lên nhiều m t khác nhau của quang hợp, mà phức tạp hơn thế là tác dụng
ngược nhau của nhiều nguyên tố, mà ngay ở một nguyên tố cũng thể hiện điều đó, đồng
thời sự thay đổi môi trường đã làm thay đổi tác dụng của chúng đến quang hợp...
4.5. Quang hợp và năng suất cây trồng
4.5.1. Triển vọng của việc sử dụng các nguyên tắc và cơ chế của quang hợp trong
những hệ nhân tạo
Có thể hình dung 4 giai đoạn chính của sự phát triển năng suất thực vật:
- Giai đoạn 1 là giai đoạn sử dụng các chất hóa học để diệt c chống sâu, bệnh.
- Giai đoạn 2 là giai đoạn sử dụng các giống mới và các chất có hoạt tính sinh học.
- Giai đoạn 3 là giai đoạn nâng cao hoạt động quang hợp của cây trồng.
- Giai đoạn 4 là giai đoạn sử dụng các hệ thống nhân tạo (Một dạng mới của sản
xuất nông nghiệp) được mệnh danh là “quang hợp trong ống nghiệm”.
Mục đích của việc nghiên cứu bản chất và cơ chế của quá trình quang hợp là tái lập
và sử dụng các nguyên tắc và phản ứng của nó trong các hệ thống công nghiệp và một
hướng quan trọng khác (hướng chính) là xây dựng những con đường và phương thức
nhằm nâng cao năng suất quang hợp ở cây trồng.
Theo hướng thứ nhất, chúng ta cũng không thể tái lập một cách rập khuôn quá trình
quang hợp trong hệ nhân tạo và nhờ quang hợp nhân tạo chế ra một cách hoàn hảo các sản
phẩm dinh dưỡng hay các nguyên liệu kỹ thuật giá trị cao mà nhiều loại thực vật vẫn cung
cấp cho chúng ta. Tuy nhiên, hoàn toàn có lý khi nghĩ rằng nhờ quang hợp nhân tạo có thể
chế ra các chất đơn giản của thực phẩm cũng như các nguyên liệu khác, ví dụ, đường acid
amin, protein, các thành phần của lipid, các chất có hoạt tính sinh học, các chất trùng
hợp...
Quang hợp nhân tạo sẽ dựa theo cơ chế của quang hợp tự nhiên, nhờ các nghuyên
liệu có ở khắp nơi là CO2, N2, H2O, một số muối khoáng và nhờ nguồn năng lượng không
bao giờ cạn là bức xạ m t trời.
M c dù vậy, hiệu quả quan trọng nhất của việc nghiên cứu quang hợp vẫn là khả
năng điều khiển hoạt động quang hợp của cơ thể thực vật với mục đích nâng cao năng
suất thu hoạch.
Với quy mô khai thác thực bì tự nhiên và thực vật trồng trọt hiện nay, con người vẫn
chưa thoả mãn được tất cả nhu cầu của mình: 1/2 dân số trên trên Trái Đất vẫn chưa đủ
chất dinh dưỡng và 1/3 dân số vẫn còn bị đói. Như vậy, có nghĩa là nguồn lương thục và
thực phẩm vẫn là một trong những vấn đề gay go nhất của loài người hiện nay. Nguyên
nhân của vấn đề này có nhiều, có thể là do nguyên nhân xã hội, nguyên nhân kỹ thuật,
nhưng chủ yếu là con người vẫn còn thiếu những biện pháp cải tạo đúng mức và sử dụng
hợp lý chức năng quang hợp của cây xanh trên cơ sở của những trình độ hiểu biết cao hơn
về bản chất của quá trình quang hợp.

148
4.5.2. Lý thuyết thâm canh tăng năng suất cây trồng trên quan điểm quang hợp
Người ta đã chứng minh được rằng quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng
suất cây trồng. Tổng số chất khô do quang hợp tạo ra chiếm 90 - 95% tổng số chất khô
của thực vật. Timiariazev, nhà Sinh lý thực vật người Nga đã nói: “Bằng cách điều khiển
chức năng quang hợp, con người có thể khai thác cây xanh vô hạn”. Rõ ràng trồng trọt
đúng là một hệ thống sử dụng chức năng cơ bản của cây xanh (chức năng quang hợp) và
tất cả các biện pháp của hệ thống trồng trọt đều nhằm mục đích làm cho mọi hoạt động
của bộ máy quang hợp có hiệu quả nhất. Trồng trọt chính là ngành kinh doanh năng lượng
m t trời.
Đã có nhiều nghiên cứu làm sáng t mối quan hệ giữa hoạt động của bộ máy quang
hợp và năng suất. Nhitriporovich đã biểu diễn mối quan hệ này bằng phương trình:

(FCO2. L. Kf . KKT ) 1, 2,...n


NKT = T/ha
10.000

NKT: Năng suất kinh tế (năng suất chất khô tích lũy trong các “cơ quan kinh tế” của
thực vật.
FCO2: Cường độ quang hợp (mg/dm2.h).
L: Diện tích đồng hóa (diện tích làm nhiệm vụ quang hợp).
Kf: Hệ số hiệu quả của quang hợp.
KKT: Hệ số kinh tế.
n: Thời gian hoạt động của diện tích đồng hóa.
10.000: Số đổi g ra tạ/ha.
Như vậy, năng suất thu hoạch phụ thuộc các yếu tố sau:
- Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp (diện tích đồng hóa L).
- Thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp (n).
- Cường độ quang hợp (FCO2) và hệ số hiệu quả quang hợp (Kf).
- Hệ số kinh tế (KKT).
Những yếu tố này phụ thuộc vào thành phần tạo nên hệ quang hợp, nghĩa là những
cá thể của hệ hay nói cách khác phụ thuộc vào giống cây trồng, phụ thuộc vào cấu trúc
của hệ, tức là cấu trúc không gian (sự sắp xếp giữa các cá thể, sự sắp xếp các thành phần
của bộ máy quang hợp) của hệ sao cho sử dụng được năng lượng ánh sáng m t trời với hệ
số cao nhất, phụ thuộc vào hoạt tính của hệ bao gồm các hoạt động trao đổi chất của hệ
(quá trình hấp thu các chất, quá trình vận chuyển và tích lũy, đồng hóa và dị hóa) và hoạt
động trao đổi năng lượng của hệ (trao đổi nhiệt, hấp thu năng lượng, trao đổi nước,
chuyển hóa nội năng).
Như vậy, trên quan điểm quang hợp, muốn tăng năng suất cây trồng ta phải điều
khiển hệ quang hợp cả 3 m t: thành phần tạo nên hệ, cấu trúc của hệ và hoạt tính của hệ
sao cho nó hoạt động tốt nhất.

149
Trong thực tế sản xuất người ta đã nghiên cứu để tạo ra những hệ quang hợp có năng
suất rất cao như hệ quang hợp tảo, hệ quang hợp tối ưu của thực vật bậc cao trong điều
kiện khí hậu nhân tạo. Việc phát hiện ra các nhóm thực vật với con đường carbon khác
nhau trong quang hợp (C3, C4, CAM) đã đẩy mạnh hướng nghiên cứu quang hợp giống
cây trồng: gây đột biến, lai tạo, kể cả lai tạo giữa thực vật C3 và C4, để tạo được những
giống cây trồng có cường độ và hiệu suất quang hợp cao, ho c nghiên cứu ức chế quá
trình hô hấp ánh sáng ở thực vật C3 để tăng hiệu suất quang hợp của nó.
Cuối cùng, nếu so sánh giữa hệ số sử dung quang năng lý thuyết (khoảng 30%) với
hệ số sử dụng quang năng thực tế (hệ quang hợp tảo 5%, thực vật bậc cao 0,5 - 1,5%) sẽ
thấy khả năng nâng cao năng suất cây trồng vô tận.

TÓM TẮT CHƯƠNG

- Quang hợp của thực vật là quá trình sinh lý quan trọng nhất, không những quyết
định hoạt động sống của thực vật mà cả của mọi sinh vật trên Trái Đất. Đây là quá trình
biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ để
hình thành nên năng suất cây trồng.
- Cấu trúc và đ c tính của cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp là lá, lục lạp và các sắc
tố quang hợp, trong đó chlorophyll nhóm sắc tố quan trọng nhất.
- Bản chất của quá trình quang hợp diễn ra trong cây: pha tối và pha sáng của
quang hợp.
- Các nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, nước, hàm lượng CO 2, các chất
khoáng,... ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp của cây và quá trình hình thành năng suất.
- Trên cơ sở những hiểu biết về quang hợp người ta có thể đề xuất các biện pháp
thích hợp để điều chỉnh hoạt động quang hợp để tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

ÔN TẬP
1. Cấu tạo và chức năng của lục lạp.
2. Quang phổ hấp thụ và vai trò của các nhóm sắc tố quang hợp ở thực vật.
3. Các nhóm sắc tố quang hợp ở thực vật. Tính chất vật lý và hóa học của nhóm sắc
tố này. Giải thích chlorophyll là nhóm sắc tố quang hợp quan trọng nhất trong các
nhóm sắc tố.
4. Đ c điểm của pha sáng quang hợp. Các phản ứng của pha sáng trong quang hợp.
Quá trình biến đổi sắc tố và kết quả của giai đoạn quang lý. Phản ứng quang phân
ly nước.
5. Cơ chế của quá trình quang phosphoryl hóa vòng và quá trình quang phosphoryl
hóa không vòng. Vai trò của các quá trình này đối với quang hợp.
6. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C3, C4 và CAM.

150
7. Sản phẩm đầu tiên và chất nhận CO2 đầu tiên của các con đường cố định CO2 ở
thực vật. Trong đó, con đường cố định CO2 nào là cơ bản nhất? Trình bày tóm tắt
cơ chế và ý nghĩa của con đường đó?
8. Sản phẩm đầu tiên được tạo thành và chất nhận CO2 đầu tiên của các con đường
cố định CO2 ở thực vật. Giải thích con đường cố định CO2 nào có hiệu quả cao nhất?
9. Phân tích ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp và ý nghĩa thực tiễn
của nó đối với sản xuất nông nghiệp.

151
Chương V

HÔ HẤP CỦA THỰC VẬT


5.1. Giới thiệu về hô hấp
5.1.1. Khái niệm chung về hô hấp
Hô hấp là một trong những tính chất đ c trưng nhất, không thể tách rời của cơ thể.
Hô hấp liên quan đến sự sống của sinh vật và là hoạt động chung xảy ra ở bất kỳ cơ quan,
mô và các tế bào sống. Ở thực vật, nếu như quang hợp là một quá trình tổng hợp các chất
hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng của ánh sáng m t trời, thì hô hấp là quá trình
phân giải hoàn toàn nguyên liệu hữu cơ (glucid, lipid, protein…) thành các sản phẩm vô
cơ cuối cùng nghèo năng lượng là CO2 và H2O, đồng thời giải phóng 1 lượng lớn năng
lượng cung cấp cho tất cả hoạt động sống của cơ thể và tạo ra những sản phẩm trung gian
làm nguyên liệu cho các quá trình trao đổi chất khác.
Quá trình hô hấp được biểu thị bằng phương trình tổng quát như sau:
C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H2O + 689 kcal/mol glucose
(G = - 689 kcal/mol glucose tương đương 2880 kJ/mol glucose)
Bản chất của hô hấp là một quá trình oxy hóa - khử phức tạp, trong đó diễn ra các
phản ứng oxy hóa - khử tách điện tử và hyđro từ nguyên liệu hô hấp để chuyển tới oxy
không khí và tạo thành nước. Trong quá trình đó, năng lượng giải phóng ra trong các phản
ứng oxy hóa khử sẽ được cố định lại trong các sản phẩm giàu năng lượng như NADH,
NADPH, FADH2, ATP...
Nguồn năng lượng ở dạng khử như NADH ở tế bào chất (được hình thành từ chu
trình đường phân), NADH và FADH2 ở chất nền ty thể (được hình thành từ chu trình
Kreb) và NADPH ở tế bào chất (tạo ra từ chu trình Pentosophotphate) sẽ được chuyển hóa
thành năng lượng hữu dụng ATP thông qua các quá trình vận chuyển điện tử và hydro
trên chuỗi dây chuyền vận chuyển hô hấp (electron transport chain) ở màng trong ty thể
với sự tham gia của nhiều enzyme NADH dehydrogenase và NADPH dehydrogenase bên
trong và bên ngoài màng trong ty thể, các phức hợp protein, ATP synthase trong quá trình
phosphoryl hóa - oxy hóa (oxidative phosphorylation).
Các sản phẩm tạo thành trong quá trình hô hấp như CO2 và H2O, các sản phẩm trung
gian giàu carbon và năng lượng ATP sẽ được chuyển hóa ra kh i ty thể để cung cấp cho
mọi hoạt động sống của tế bào.
Để đảm nhận được các vai trò trên, bào quan tham gia quá trình hô hấp có cấu trúc
phân tử rất tinh vi phù hợp hoàn hảo với chức năng tiếp nhận nguồn nguyên liệu và cung
cấp nguồn sản phẩm hô hấp đảm bảo và duy trì sự sống của tế bào thực vật.
5.1.2. Lịch sử phát triển học thuyết hô hấp
Học thuyết hô hấp thực vật bắt đầu phát triển từ cuối thế kỷ 18 sau những nghiên
cứu của Pritslay, Lavoisier và các nhà nghiên cứu khác về thành phần khí của không khí.

152
Năm 1779 - 1780, Ingenhousz đã chỉ ra rằng cây xanh tùy theo điều kiện chiếu sáng
không chỉ có khả năng hấp thụ khí CO2, thải O2, mà ngược lại còn có khả năng thải khí
CO2 trong khi hấp thụ O2.
20 năm sau đó hàng loạt công trình nghiên cứu của De Saussure đã chứng minh sự
tồn tại trong cây xanh hai quá trình trao đổi khí trái lập nhau. Ông đã chỉ ra rằng sự thải
CO2 và hấp thụ O2 diễn ra ở các phần xanh của cây chỉ ở trong tối, còn ở những phần
không xanh sự trao đổi khí đó diễn ra ở cả trong tối cũng như ngoài sáng.
Tuy nhiên, vào thời kỳ đó người ta vẫn không công nhận rằng cây xanh có khả năng
hô hấp, bởi vì chứng không có các cơ quan hô hấp chuyên hóa như ở động vật. Ngay cả
Liebig, một nhà khoa học Đức nổi tiếng (1842) cũng đã phủ nhận sự tồn tại của qua trình
hô hấp trong cây xanh. Ông cho rằng CO2 do cây thải ra chính là một phần CO2 do lá hấp
thụ đã không được dùng hết trong quang hợp.
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, người ta đã thu thêm được dẫn liệu thực nghiệm có
giá trị hướng tới việc giải thích bản chất của tất cả nhân tố tạo cho tế bào sống khả năng
thực hiện sự oxy hóa chất hữu cơ trong điều kiện sinh học không nhận năng lượng từ ngoài.
Từ thế kỷ 20 trở đi, còn có nhiều công trình nghiên cứu về bản chất hóa học và cơ
chế enzyme học của hô hấp.
Những quy luật về hô hấp ở cơ thể động vật được ứng dụng cho thực vật. Ngoài ra,
ở cơ thể thực vật hệ thống xức tác cho hô hấp còn phức tạp hơn.
Theo những quan niệm hiện đại thì hô hấp hiếu khí chỉ xuất hiện sau khi oxy tự do
xuất hiện trên khí quyển của Trái Đất. Trước khi xuất hiện cây xanh, những cơ thể sống
trên hành tinh của chúng ta sự trao đổi năng lượng được thực hiện bằng con đường yếm
khí tức không có sự tham gia của oxy tự do. Tuy có sự xuất hiện của chức năng mới (quá
trình hiếu khí) nhưng chức năng cũ (quá trình yếm khí) vẫn không bị mất đi mà ngược lại,
nó còn là một bộ phận cần thiết của hô hấp hiếu khí. Việc chuyển từ hô hấp yếm khí sang
hô hấp oxy giúp cho các cơ thể có thể sử dụng một cách đầy đủ và có hiệu quả năng lượng
tích lũy trong phân tử của nguyên liệu hô hấp. Sự chuyển dạng hô hấp như vậy liện quan
vói việc xuất hiện những hệ enzyme mới trong quá trình tiến hóa, giúp cho tế bào thực
hiện được sự biến đổi một cách từ từ, có tính chất bậc thang của những chất có dự trữ
năng lượng tự do lớn (nguyên liệu kh i đầu của hô hấp) thành các chất dự trữ năng lượng
nh (các sản phẩm cuối cùng của hô hấp là CO2 và H2O). Sự phân nhánh và tính chất
phức tạp của các hệ xúc tác cũng như tỷ lệ giữa các nhóm chất xúc tác luôn thay đổi và
phụ thuộc vào vị trí phân loại của loài, điều kiện phát triển của cơ thể, tuổi của nó, những
đ c điểm đ c trưng của các mô, các cơ quan riêng biệt và nhiều yếu tố khác liên quan với
sự thích nghi với các điều kiện ngoại cảnh.
5.1.3. Ty thể (mitochondria) - bào quan làm nhiệm vụ hô hấp
5.1.3.1. Cấu trúc của ty thể
Ty thể là bào quan chuyên hóa để thực hiện quá trình hô hấp, là một trung tâm sản
sinh ra năng lượng của tế bào. Ty thể có dạng hình cầu, dạng que hay dạng sợi dài; đường
kính 0,5 - l m (tối đa là 2 m), chiều dài l - 5 m (tối đa là 7 m).

153
Ty thể được bao bọc bởi hai màng: màng ngoài (lớp ngoài) và màng trong (lớp
trong). Màng trong có diện tích lớn hơn màng ngoài vì từ màng trong tạo ra những cái gờ
(những vách ngăn) hướng vào phía trong của ty thể và thường vuông góc với trục chính
của ty thể (Hình 5.1).
Màng trong và màng ngoài có cấu trúc của một màng cơ bản gồm các lớp protein và
lipid xen kẽ nhau. Trên các vách ngăn ở màng trong hình thành nên những mấu lồi có
dạng hình nấm (hay hình hạt), người ta gọi chúng là oxysome (hạt cơ bản). Oxysome chứa
nhiều enzyme của mạch chuyển điện tử. Qua mạch này điện tử được chuyển từ chất cho
điện tử tới oxy của không khí để tạo thành nước.
Khoảng trống giữa các màng trong ty thể chứa đầy chất cơ bản. Ty thể gồm những
hạt lipoprotein, hàm lượng protein đạt 65 - 70% chất khô còn lipid chiếm 25 - 30% chất
khô. Ty thể có thể tự tổng hợp được protein nhờ có ADN và ARN riêng.

Hình 5.1. Sơ đồ cấu trúc điển hình ty thể của tế bào


Màng trong và màng ngoài có cấu trúc của một màng cơ bản gồm các lớp protein và
lipid xen kẽ nhau. Trên các vách ngăn ở màng trong hình thành nên những mấu lồi có
dạng hình nấm (hay hình hạt), người ta gọi chúng là oxysome (hạt cơ bản). Oxysome chứa
nhiều enzyme của mạch chuyển điện tử. Qua mạch này điện tử được chuyển từ bản thể
oxy hóa tới oxy của không khí để tạo thành nước.
Khoảng trống giữa các màng trong ty thể chứa đầy chất cơ bản. Ty thể gồm những
hạt lipoprotein, hàm lượng protein đạt 65 - 70% chất khô còn lipid chiếm 25 - 30% chất
khô. Ty thể có thể tự tổng hợp được protein nhờ có ADN và ARN riêng.
Màng ngoài của ty thể: Màng ngoài dày 5 - 7 nm, m t ngoài và trong nó đều nhẵn.
Màng ngoài của ty thể có tính thấm rất tốt với những chất có phân tử lượng nh và các
ion. Tỷ lệ phospholipid/protein ở màng ngoài ty thể là 0,82. Nó chứa enzyme của quá
trình trao đổi acid béo và phospholipid. Chức năng chủ yếu của màng ngoài là bao bọc ty

154
thể, ngăn cách nguyên sinh chất với không gian bên trong ty thể, đồng thời quyết định tính
thấm đối với các chất đi ra, đi vào ty thể.
Màng trong của ty thể: Màng trong dày xấp xỉ màng ngoài 5 - 7 nm. Bề m t của nó
không nhẵn mà gồ ghề tạo nên nhiều nếp gấp kiểu mào răng lược (mồng) ăn sâu vào trong
khoang ty thể và vuông góc với bề m t ty thể. Ở phần lớn ty thể của thực vật, mồng có
dạng hình ống. Các chỗ lồng của màng trong ty thể làm tăng mạnh diện tích bề m t cần
cho hô hấp hiếu khí. Chính vì vậy mà diện tích của màng trong lớn, tạo điều kiện cho quá
trình phosphoryl hóa oxy hóa tiến hành thuận lợi. M t trong của màng trong ty thể có
nhiều hạt nh có chân (thể hình nấm). Các hạt này chính là nơi xảy ra quá trình phosphoryl
hóa oxy hóa và tổng hợp ATP và được gọi là oxysome (hạt cơ bản). Oxysome chứa nhiều
enzyme của mạch chuyển điện tử. Qua mạch này điện tử được chuyển từ chất oxy hóa tới
oxy của không khí để tạo thành nước. Tỷ lệ phospholipid/protein ở màng trong ty thể là
0,27. Lớp màng trong chứa tất cả enzyme của chuỗi vận chuyển điện tử và phosphoryl hóa
oxy hóa: Cytochrom b, c, a, a3; NAD hydrrogenase. Các enzyme kéo dài chuỗi acid
béo,… m t trong của màng trong liên kết với NAD+, là coenzyme liên kết giữa chu trình
Krebs trong khoang ty thể và chuỗi vận chuyển điện tử trên màng. Chức năng chủ yếu của
màng trong là thực hiện quá trình chuyển vận điện tử và phosphoryl hóa oxy hóa để tạo
nên ATP. Màng trong và màng ngoài ty thể đều có chứa nhiều enzyme và protein vận
chuyển riêng biệt. Tuy nhiên hai màng này có đ c tính rất khác nhau. Màng ngoài có các
kênh porin. Các phân tử có kích thước dưới 5.000 Danton có thể đi qua kênh này (khi
kênh có trạng thái mở). Do đó các phân tử như ATP, NAD và coenzym A (dưới 1.000
Dalton) có thể tự do qua kênh.
Ngược lại, màng trong rất ít thấm, màng trong có tính thấm chọn lọc với các chất có
phân tử lượng bé, các chất mang đ c hiệu, ADN, ATP, acid amin, acid béo, acid di-
tricarboxylic. Hầu như tất cả các phân tử và ion đều cần các protein vận chuyển của màng
trong để qua màng này, trong sự trao đổi giữa chất nền và khoảng giữa các màng. Không
gian giữa hai lớp màng chứa đầy chất dịch trong đó có nhiều enzyme như: adenylate
kinase, các enzyme phosphoryl hóa… Nó đảm bảo sự liên hệ giữa hai màng và khoảng
đệm trung gian (Hình 5.2).
Chất nền của ty thể: Khoang ty thể là không gian còn lại trong ty thể. Nó chứa đầy
chất nền cơ bản của ty thể (cơ chất). Thành phần hóa học gồm 50% protein mà chủ yếu là
các enzyme của chu trình Krebs. Các enzyme xúc tác cho quá trình-oxy hóa các acid
béo, các ribosom (có kích thước nh hơn so với các ribosom trong cytosol), ARN và vài
phân tử ADN vòng sợi kép. Chức năng của khoang ty thể là thực hiện chu trình Krebs và
các quá trình sinh tổng hợp.
Như vậy, ty thể có vật liệu di truyền riêng, bộ máy tạo ARN và protein riêng. Các
phân tử ADN ngoài nhiễm sắc thể này có vai trò quan trọng nhất định, vì mã hóa một số ít
polypeptid ty thể (13 ở người). Genome ty thể là một phân tử ADN vòng (như genome lục
lạp), khá nh so với nhiễm sắc thể của nhân. Rõ ràng ty thể là cơ quan tử rất quan trọng.
Chúng thực hiện quá trình oxy hóa hữu cơ và sử dụng năng lượng đó để tổng hợp nên
ATP. Có thể xem chúng như là những “trạm biến thế” năng lượng của tế bào.

155
Hình 5.2. Cấu trúc bên trong của ty thể [17]
5.1.3.2. Chức năng của ty thể
Chức năng cơ bản của ty thể là liên kết sự oxy hóa hiếu khí một số chất trao đổi với
sự tổng hợp ATP. Sự tổng hợp ATP và vận chuyển điện tử tới O2 của không khí (sự oxy
hóa) được thực hiện ở màng trong. Còn ở trong lớp chất cơ bản của ty thể thì diễn ra
những phản ứng biến đổi hóa học của nguyên liệu hô hấp không liên quan trực tiếp với sự
giải phóng năng lượng. Trong ty thể chứa tất cả những enzyme xúc tác cho quá trình
chuyển hóa của các acid trong chu trình Krebs. Trong ty thể còn có toàn bộ hệ thống vận
chuyển các ion H+ và điện tử từ các enzyme oxy hóa nguyên liệu trong chu trình Krebs
đến O2 của không khí.
Sự vận chuyển H+ và điện tử từ NADH đến O2 có thể xảy ra trong ty thể bằng hai
con đường phân biệt về m t không gian: con đường phosphoryl hóa oxy hóa xảy ra ở
trong ty thể và con đường oxy hóa tự do không kèm theo phosphoryl hóa xảy ra trên bể
m t ty thể.
Như vậy, trong quá trình trao đổi chất của tế bào ty thể giữ vị trí trung tâm. Ở đây,
do sự oxy hóa sẽ giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này được chuyển thành dạng năng
lượng trong các mối liên kết cao năng thông qua quá trình phosphoryl hóa oxy hóa. Năng
lượng đó sẽ được sử dụng cho những phản ứng thu nhiệt khác nhau trong tế bào. Tuy
nhiên, quá trình phosphoryl hóa oxy hóa chỉ xảy ra trong những ty thể còn nguyên vẹn.
Trong mỗi tế bào có hàng trăm ty thể. Đời sống của ty thể chỉ kéo dài được vài ngày.
Trong mỗi tế bào luôn diễn ra sự hình thành cũng như sự phân hủy ty thể. Ty thể
được hình thành từ những ty thể bằng con đường sinh chồi ho c phân chia (Hình 5.3).

156
Hình 5.3. Sự phân chia của ty thể [17].
5.2. Các enzyme hô hấp
Sự oxy hóa của các hợp chất hữu cơ trong mô sống xảy ra với sự tham gia của
những enzyme phức tạp. Sự oxy hóa của các nguyên liệu hô hấp thường bắt đầu bởi sự
khử hydro hóa của nó. Hydro (ho c điện tử) được tách ra kh i nguyên liệu hô hấp nhờ hệ
enzyme dehydrogenase tương ứng sẽ được chuyển đến oxy không khí nhờ các enzyme
trung gian. Tuy nhiên, trong tế bào sống hydro này không thể tác động trực tiếp với oxy
của không khí. Phản ứng chỉ có thể xảy ra khi hydro và cả oxy đều được hoạt hóa. Vì vậy,
có thể chia hệ enzyme xúc tác cho quá trình hô hấp thành những nhóm:
Nhóm enzyme hoạt hóa hydro; nhóm enzyme hoạt hóa oxy và nhóm enzyme đóng
vai trò là các chất chuyển trung gian; nhóm enzyme hỗ trợ.
5.2.1. Nhóm enzyme hoạt hóa hydro và các enzyme chuyển hydro (điện tử) trung gian
(các dehydrogenase)
Những enzyme tách hydro kh i các hợp chất hữu cơ khác nhau được gọi là
dehydrogenase; dựa vào đ c điểm tác động, những enzyme này lại chia thành hai nhóm:
các dehydrogenase kị khí và các dehydrogenase hiếu khí.
5.2.1.1. Các dehydrogenase kị khí
Các dehydrogenase kị khí là những enzyme không có khả năng chuyển hydro (điện
tử) của nguyên liệu trực tiếp cho oxy phân tử. Các dehydrogenase này chuyển hydro cho
các enzyme tương ứng nối tiếp với chúng trong mạch hô hấp.
Sơ đồ chung thể hiện tác động của các dehydrogenase như sau:
Dehydrogenase
AH2 + B A + BH2
Hydro của nguyên liệu hô hấp AH2 được dehydrogenase chuyển đến chất nhận B .
Tất cả các dehydrogenase yếm khí đều là các enzyme hai thành phần trong đó nhóm
ngoại hoạt động có bản chất piridine P: Nicotinamid Adenine Dinucleotid (NAD), còn được
gọi là CoI và Nicotinamid Adenine Dinucleotid Phosphate (NADP), còn có tên là CoII
(Hình 5.4). Dạng oxy hóa của các enzyme này có thể cướp hydro của cơ chất hô hấp và
gắn hydro.
Những dehydrogenase yếm khí có thể oxy hóa nhiều nguyên liệu như acid lactic,
acid succinic, acid malic, acid isocitric, acid glutamic, AlPG, các rượu khác trong hô hấp...
157
5.2.1.2. Các loại dehydrogenase hiếu khí
Đó là những enzyme có khả năng chuyển hydro trực tiếp cho oxy của không khí
(Hình 5.4. và Hình 5.5). Các enzyme này có bản chất Flavin. Có hai con đường mà các
enzyme flavin oxy hóa nguyên liệu hô hấp là:
- Oxy hóa nguyên liệu hô hấp sau đó chuyển giao trực tiếp hydro cho O2 của không khí.
- Oxy hóa nguyên liệu hô hấp thông qua sự chuyển điện tử:
Flavoprotein O2 H2O2
(không chứa kim loại)
Nguyên liệu oxy hóa
Flavoprotein (kim loại) các cytochrome O2

Hình 5.4. Cấu tạo và sự chuyển hóa của NAD, NADP thành NAD(P)H
Những flavoprotein này thuộc nhóm chất chuyển hydro và điện tử trung gian.
Nhóm hoạt động của các enzyme này có thành phần chính là riboflavin
(vitamine B2) ở 2 dạng: Flavin Adenine di Nucleotid (FAD) và Flavin Adenine mono
Nucleotid (FMN).
Trong thành phần nhóm hoạt động của các enzyme này có m t các kim loại (vi
lượng) khác nhau như Mo, Cu, Fe... Các kim loại đóng vai trò quan trọng trong sự vận
chuyển điện tử từ Flavin đến chất nhận khác.
Hệ enzyme dehydrogenase rất phong phú và quan trọng. Chúng tác động vào rất
nhiều cơ chất oxy hóa khác nhau của hô hấp, đảm bảo khả năng sử dụng rộng rãi cơ chất
oxy hóa khác nhau của tế bào thực vật.

158
Hình 5.5. Cấu tạo và chuyển hóa của FAD, FMN và FADH2
5.2.2. Nhóm enzyme hoạt hóa oxy - các oxydase
Đây là những enzyme có khả năng chỉ chuyền hydro, điện tử cho oxy của không khí.
Những enzyme này ở cuối mạch chuyển hydro nên chúng còn được gọi là các
oxydase tận cùng.
Những oxydase cơ bản trong cây là hệ cytochrome, polyphenoloxydase, ascorbin
oxydase, peroxydase, lipoxydase...
5.2.2.1. Các oxydase chứa Fe (hệ cytochrome)
Hệ enzyme này gồm hai câu tử tạo thành từ protein và nhóm ngoại có bản chất gần
giống hemoglobin. Nhân porphyrin là cấu trúc cơ sở của các cytochrome, hemoglobin,
catalase, peroxydase. Ở trung tâm nhân porphyrin của cytochrome có chứa Fe. Fe có thể
biến đổi từ hóa trị 2 đến 3 và ngược lại:

Fe2+ Fe3+

Dạng oxy hóa của cytochrome nhận điện tử từ nguyên tử hydro vốn được
dehydrogenase lấy kh i phân tử cơ chất oxy hóa. Khi đó nguyên tử H biến thành ion (H +).
Sau khi nhận điện tử, Fe3+ vốn có trong thành phần của cytochrome oxy hóa sẽ chuyển
thành Fe2+. Sau đó, dưới tác dụng của cytochromoxydase, điện tử sẽ được chuyển đến cho
O2 đồng thời hoạt hóa O2. O2 hoạt hóa có khả năng phản ứng với H+ để tạo thành H2O2
ho c H2O. Như vậy, hệ thống cytochrome là chất nhận và chuyền điện tử chứ không phải
là chất nhận H.
Hiện nay, người ta tìm ra khoảng 10 loại cytochrome. Các cytochrome quan trọng
nhất là cytochrome a, b, c, d, f... (Hình 5.6, Hình 5.7 và Hình 5.8).

159
Hình 5.6. Cấu tạo của cytochrome b Hình 5.7. Cấu tạo của cytochrome c

Hình 5.8. Cấu tạo của cytochrome a


Điện tử do nhóm này vận chuyển từ hệ FADH2 đến Cyt b Cyt c Cyt a
Cyt a3 để đến hoạt hóa O2 để tạo trạng thái O hoạt động.
-

Như vậy, trong chuỗi chuyền điện tử của hô hấp các cytochrome sắp xếp theo trật tự
xác định và cytochrome a3 (Cyt a3) là enzyme cuối cùng trong dây chuyền trên.
5.2.2.2. Các oxydase chứa Cu (Cu-protein)
Các enzyme này có khả năng chuyền điện tử làm thay đổi hóa trị của kim loại, có
khả năng vận chuyển điện tử đến O2. Một số enzyme quan trọng của nhóm này là
polyphenoloxydase và ascorbinoxydase.
- Polyphenoloxydase: Trong phân tử polyphenoloxydase có chứa 4 nguyên tử Cu.
Trong quá trình oxy hóa, Cu hóa trị 1 biến đổi thuận nghịch thành Cu hóa trị 2.

Enzyme này có hoạt tính khá mạnh trong mô lá chè, củ khoai tây, quả mận, quả ổi,
trong mô của bông và nhiều thực vật khác. Hoạt tính của polyphenoloxydase tăng lên khi
mô bị tổn thương cơ học ho c nấm bệnh đột nhập. Người ta cho rằng enzyme này chỉ xúc
tác cho các phản ứng phụ, nhánh bên của hô hấp.

160
- Ascorbinoxydase: Đây cũng là hệ enzyme chứa Cu rất phổ biến ở thực vật. Trong
quá trình vận chuyển điện tử và H+, hệ enzyme này chiếm vị trí nhánh bên của dây chuyền
hô hấp bên cạnh hệ sulfidril (glutation-cystein).
Trong tất cả các mô thực vật đều có chứa acid ascorbic (vitamine C). Acid này dễ
dàng bị oxy hóa dưới tác dụng của ascorbinoxydase:

Ascorbinoxydase
Acid ascorbic +1/2O2
Acid Dehydroascorbic + H2O

Vị trí của enzyme này trong dây chuyền điện tử và hydro có thể minh hoạ bằng sơ đồ:
5.2.2.3. Peroxydase và catalase
đây là enzyme có khả năng xúc tác cho phản ứng phân hủy H2O2 thành H2O và O2

Peroxydase
2H2O2 2H2O + O2
Catalase

Ngoài chức năng trên, chúng còn tham gia oxy hóa các hợp chất khác nhau nhờ O2
hoạt hóa của peroxyd hữu cơ ho c H2O2
AH2 + H2O2 Peroxydase
A + 2H2O

5.2.3. Các enzyme hỗ trợ


Là những enzyme hỗ trợ cho hệ enzyme oxy hóa - khử chính, xúc tác quá trình oxy
hóa. Đó là các enzyme: Carboxylase, aldolase, nhóm enzyme kinase, transferase
(transaldolase và transcetolase).
5.3. Các con đường biến đổi cơ chất hô hấp
Theo phương trình tổng quát của quá trình hô hấp, với sự tham gia bắt buộc của O 2
không khí, nguyên liệu hô hấp được oxy hóa đến sản phẩm cuối cùng là khí CO2 và nước.
Sự tham gia bắt buộc của O2 và quá trình hô hấp một m t chứng t O2 xuất hiện chỉ sau
khi có sự xuất hiện của O2 tự do trong khí quyển của Trái Đất. M t khác, cũng không loại
trừ khả năng hô hấp xảy ra trong hô hấp nội phân tử. Thông thường, người ta gọi nó một
cách đơn giản là quá trình lên men.
Về m t tiến hóa thì khả năng lên men yếm khí cổ xưa hơn, tuy nhiên nó cũng không
bị mất trong quá trình phát triển của cơ thể sống. Trong đại bộ phận các cơ thể tồn tại hiện
nay ngoài một số cơ thể yếm khí đ c biệt, còn lại các cơ thể đều có khả năng hô hấp hiều
khí cũng như yếm khí.
Ở thực vật, glucid là chất cơ bản có khả năng phân giải oxy hóa. Trong các glucid
thì những loại đường có 6 nguyên tử C kiểu như glucose và fructose là những chất có khả
năng phản ứng tốt nhất. Do đó, trong tất cả các sơ đồ của quá trình hô hấp, glucose được
coi là nguyên liệu hô hấp. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng tham gia vào hô hấp của
những hợp chất hữu cơ khác như protein, lipid...

161
Với sự có m t của O2, các nguyên liệu hô hấp (hexose) sẽ được oxy hóa hoàn toàn
thông qua quá trình hô hấp để tạo nên sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước.
Nếu không có O2, các nguyên liệu hô hấp chỉ có thể phân giải thành các hợp chất
khử còn chứa một lượng năng lượng khá lớn thông qua quá trình lên men. Đó là rượu,
acid lactic ho c acid butiric và các sản phẩm khác. Về mối liên quan giữa hô hấp và lên
men có những quan điểm khác nhau. Một số tác giả mà đại diện là hai nhà sinh lý học nổi
tiếng Pfeffer và Phluge (cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20) cho rằng hô hấp là sự kế tục trực
tiếp của quá trình lên men và xảy ra như sau:
1. C6H12O6 = 2CO2 + 2C2H5OH (lên men)
2. 2C2H5OH + 6O2 = 4CO2 + 6H2O (hô hấp)
Theo quan điểm này thì những sản phẩm tạo thành trong quá trình lên men rượu, khi
thay đổi điều kiện yếm khí bằng điều kiện hiếu khí sẽ tiếp tục oxy hóa đến tận cùng thành
nước và CO2.
Tuy nhiên, những thành tựu nghiên cứu sau đó đã bác b quan niệm trên và xác
nhận rằng rượu không có vai trò gì trong con đường biến đổi chủ yếu của hô hấp.
Theo Kostusep, những giai đoạn đầu tiện của quá trình phân giải đường phân là
chung cho cả quá trình hô hấp cũng như lên men. Sự khác biệt giữa hai quá trình này chỉ
xuất hiện ở những giai đoạn cuối cùng sau khi tạo thành acid pyruvic.
Sự biến đổi tiếp theo của acid pyruvic phụ thuộc vào điều kiện cung cấp oxy. Khi có
sự tham gia của oxy thì acid pyruvic được oxy hóa đến những sản phẩm cuối cùng là CO2
và H2O. Khi không có oxy, acid pyruvic biến đổi thành những sản phẩm của sự lên men
rượu (rượu, acid lactic).
Như vậy, phân tử đường có thể được oxy hóa bằng con đường hiếu khí (thông qua
giai đoạn yếm khí và hiếu khí) cũng như có thể oxy hóa thông qua con đường hoàn toàn
yếm khí (lên men).
5.3.1. Đường phân
Embden, Meyerhofs, Parnus là những người đầu tiên nghiên cứu cơ chế của quá
trình đường phân. Bằng thực nghiệm họ đã chứng minh trong quá trình này có sự hình
thành các esther phosphate của đường từ đó khẳng định được vai trò của acid phosphoric
trong giai đoạn hô hấp yếm khí. Các tác giả này đã đưa ra sơ đồ của con đường biến đổi
glucose ở các mô cơ do vậy con đường đường phân còn được gọi là con đường Embden -
Meyerhofs - Parnus (EMP) mang tên họ.
5.3.1.1. Phương trình đường phân
Ðường phân là giai đoạn đầu tiên của quá trình hô hấp và là quá trình phân giải
glucose trong cả điều kiện yếm khí và hiếu khí với sự tham gia của nhiều hệ enzyme. Quá
trình này xảy ra trong dịch tế bào chất của tất cả tế bào sống, và là chuỗi phản ứng đã xảy
ra ở những sinh vật đầu tiên khi mà Trái Đất còn chưa có O2. Trong chu trình đường phân,
phân tử glucose sẽ bị phân cắt và oxy hóa từng phần cho đến acid hữu cơ có 3 carbon là
acid pyruvic dưới dạng ion pyruvate. Một số lượng nh ATP được tổng hợp từ ADP và
phosphate vô cơ, một vài electrons (e-) và proton (H+) được hình thành trong quá trình này

162
sẽ được chuyển vào coenzyme, các coenzyme này có chức năng như những chất mang
điện tử.
Quá trình chung:

C6H12O6 + 2NAD+ + 2ADP + 2Pv 2 acid pyruvic + 2NADH + 2ATP + 4H+


5.3.1.2. Các giai đoạn trong quá trình đường phân
- Giai đoạn tiêu tốn ATP (hoạt hóa phân tử đường)
Glucose là một hợp chất bền vững, ít có xu hướng phân cắt ra thành những chất đơn
giản hơn, do đó tế bào muốn lấy năng lượng từ glucose trước tiên phải đầu tư cho nó một
ít năng lượng ATP để hoạt hóa glucose. Glucose tự do sẽ được hoạt hóa thông qua quá
trình phosphoryl hóa trở thành dạng esther phosphate, dạng này trở nên dễ hoạt động và
lại không bền, dễ tham gia vào các phản ứng tiếp theo. Giai đoạn này sử dụng 2 phân tử
ATP, đầu tiên 1 phân tử ATP sẽ gắn gốc phosphate cuối cùng của nó vào phân tử glucose
hoạt hóa glucose thành glucose-6-phosphate và tạo ra ADP. Hexokinase sẽ xúc tác chuyển
một gốc phosphate vào glucose.
Đường phân bao gồm 10 phản ứng liên tiếp để phân hủy 1 phân tử glucose thành 2
phân tử pyruvate. Phản ứng 1: Chuyển hóa glucose thành glucose 6-phosphate:

Chất glucose-6-phosphate này dưới tác dụng của enzyme phosphohexoisemerase


đựợc biến đổi tiếp tục thành fructose-6-phosphate.
Phản ứng 2: Chuyển hóa glucose 6-phosphate thành fructose 6-phosphate

163
M t khác, nếu trong tế bào xuất hiện fructose tự do (được giải phóng từ saccharose
dưới tác dụng của enzyme invertase ho c với sự có m t của UDP ho c ADP) thì nó cũng
được biến đổi thành fructose-6-phosphate dưới tác dụng của enzyme fructokina. Các
fructose-6-phosphate có thể được biến đổi tiếp thành fructose-1, 6-biphosphate khi nhận
thêm một gốc acid phosphoric.
Phản ứng 3: chuyển hóa fructose 6-phosphate thành fructose 1,6-biphosphate:

Nguồn năng lượng tạo nên esther này cũng là ATP với sự xúc tác của enzyme
kinase (phosphohexokinase), được hoạt hóa bởi ion Mg. Sau khi tạo ra sản phẩm trong
bước (2), một phân tử ATP nữa được tiêu thụ để thêm một gốc phosphate nữa vào
phân tử.
Ðến giai đoạn này quá trình đường phân đã sử dụng 2 phân tử ATP.
- Giai đoạn phân giải đường:
Kế tiếp fructose-1,6-bisphosphate bị cắt đôi ở giữa C thứ ba và C thứ tư tạo ra hai
chất 3C tương tự nhau trong bước (4). Một chất là glyceraldehyde 3-phosphate và một
chất trung gian dihydroxyacetone phosphate, chất này thường nhanh chóng chuyển đổi
thành glyceraldehyde 3-phosphate trong bước (5). Glyceraldehyde 3-phosphate là một
đường trung gian 3C, là chìa khóa trung gian trong cả quá trình đường phân và quang hợp.
Phản ứng 4,5: chuyển hóa fructose 1,6-bidphosphate thành glyceraldehyde 3-phosphate và
dihydroxyacetone phosphate:

(2 phân tử)

164
- Giai đoạn sản sinh ATP, NADH và H+:
Phản ứng kế tiếp, hơi phức tạp hơn, bắt đầu để dẫn đến sự thành lập ATP mới, thật
sự là hai phản ứng. Phản ứng đầu là một phản ứng oxy hóa khử: Hai điện tử và một ion H+
được lấy từ mỗi phân tử glyceraldehyde 3-phosphate (như vậy phân tử này bị oxy hóa) bởi
phân tử nhận điện tử nicotinamid adenin dinucleotid, hay NAD+, chất này bị khử. NAD+
rất gần với NADP+ tìm thấy trong lục lạp. Trong trường hợp này sản phẩm trung gian là
NADH thay vì là NADPH.
Phản ứng 6: chuyển hóa glyceraldehyde 3-phosphate thành 1,3 biphosphoglycerate:

Phản ứng thứ hai là sự phosphoryl hóa glyceraldehyde 3-phosphate. Năng lượng
được giải phóng từ sự oxy hóa glyceraldehyde 3-phosphate được dùng để gắn một gốc
phosphat vô cơ P vào glyceraldehyde 3-phosphate, gốc phosphat được gắn vào bằng một
cầu nối giàu năng lượng.
Trong phản ứng kế tiếp, gốc phosphate mới được chuyển vào ADP để tạo ra ATP.
Trong quá trình này, một gốc phosphate giàu năng lượng được chuyển vào một cơ chất
ADP để tạo thành ATP, phản ứng này được gọi là phosphoryl hóa ở mức cơ chất
(substrate-level phosphorylation). Sản phẩm 3C là 3-phosphoglycerate.
Phản ứng 7: Chuyển hóa 1,3 biphosphoglycerate thành 3- phosphoglycerate:

Ở giai đoạn này, tế bào thu lại được 2 phân tử ATP đã dùng cho sự phosphoryl hóa
glucose trong lúc bắt đầu đường phân. Năng lượng đầu tư ban đầu đã được trả lại. Qua
phản ứng kế tiếp, cuối cùng là nước được tách ra từ phosphoglycerate (PGA), và sau đó
gốc phosphate được chuyển đổi và được gắn lại bởi cầu nối giàu năng lượng.
Phản ứng 8: Chuyển hóa 3-phosphoglycerate thành 2-phosphoglycerate (chuyển gốc
P nội phân tử) nhờ enzyme phosphoglycerate mutase cần Mg2+ cho hoạt động của nó. Đây
là phản ứng thuận nghịch:

165
(2 phân tử)

(2 phân tử)

Phản ứng 9: 2- phosphoglycerate bị loại nước để tạo thành phosphoenolpyruvate, là


phản ứng thuận nghịch được xúc tác bởi enzyme enolase.

Phản ứng 10: Sau phản ứng sắp xếp lại trong bước (9) gốc phosphat được chuyển
vào ADP theo sự phosphoryl hóa ở mức cơ chất để thành lập ATP, kết quả tạo ra hai phân
tử ATP và hai phân tử acid pyruvic:

Vì hai phân tử ATP sử dụng trong bước (1 và 3) đã được lấy lại trong bước (7), nên
hai phân tử ATP này là được tổng hợp thêm cho tế bào. Như vậy, trong chu trình đường
phân để chuyển hóa 1 phân tử glucose thành 2 phân tử acid pyruvic thì cần trải qua 10
phản ứng chuyển hóa khác nhau với sự tham gia của nhiều enzyme khác nhau, giai đoạn
đầu sử dụng 2 ATP giai đoạn sau tạo thành 4 ATP và 2 NADH do vậy hiệu quả năng
lượng đạt được trong chu trình này là: 2 ATP và 2 NADH.

Tóm tắt chu trình đường phân ở Hình 5.9.

166
Hình 5.9. Các phản ứng trong chu trình đường phân
A. Giai đoạn tiêu tốn ATP (hoạt hóa đường); B. Giai đoạn phân giải đường
C. Giai đoạn sản sinh ATP, NADH và H+
5.3.1.3. Các điểm quan trọng cần chú ý trong sự đường phân là:
- Mỗi phân tử glucose (C6 H12O6) bị phân tách thành hai phân tử acid pyruvic
(C3H4O3).
- Hai phân tử ATP sử dụng trong lúc đầu của quá trình, sau đó có bốn phân tử được
tạo ra, như vậy tế bào còn được hai phân tử này.
- Hai phân tử NADH được thành lập.
- Vì không sử dụng oxy, quá trình có thể xảy ra dù có sự hiện diện của O2 hay không.
- Các phản ứng của đường phân xảy ra trong tế bào chất của tế bào, bên ngoài ty thể và
được xem như giai đoạn chuẩn bị chung cho cả quá trình lên men và hô hấp hiếu khí.

167
Trong hầu hết tế bào, nếu có O2, nó sẽ là chất nhận điện tử cuối cùng từ NADH.
Nhưng dưới điều kiện yếm khí, không có O2 để nhận hydro và điện tử thì acid pyruvic
được tạo ra trong quá trình đường phân sẽ nhận hydro và điện tử từ NADH, quá trình này
được gọi là sự lên men. Trong quá trình lên men thì pyruvat sẽ được chuyển hóa thành
lactate ho c ethanol. Quá trình này không sản xuất ATP, nhưng tái sinh coenzymes cho
quá trình đường phân được tiếp tục (Hình 5.10).

Hình 5.10. Sự biến đổi pyruvate trong điều kiện có oxy và không có oxy
5.3.2. Sự biến đổi pyruvate trong điều kiện không có oxy (quá trình lên men)
Lên men là một quá trình bắt buộc xảy ra trong điều kiện thiếu O2 cho hô hấp thực
vật. Tuy nhiên, nó cũng cung cấp một phần năng lượng ít i và các sản phẩm trung gian
cho hoạt động sống của cây, nhưng vì năng lượng hữu ích rất thấp, cộng với các sản phẩm
của quá trình lên men thường gây độc (rượu, acid lactic) nếu tích lũy nhiều. Nếu kéo dài
tình trạng này cây sẽ bị chết. Trường hợp ngập úng, đất ch t, bí,… hô hấp yếm khí nên
thiếu năng lượng cho quá trình hấp thu nước và khoáng, dẫn đến cây bị hạn sinh lý
(héo)… Các kỹ thuật trồng trọt cơ bản là phải giải phóng cây kh i trạng thái hô hấp yếm
khí, đ c biệt là bộ rễ.
Sự biến đổi acid pyruvic trong quá trình lên men thay đổi tùy theo cơ thể sinh vật. Ở
hầu hết thực vật và nhiều vi sinh vật xảy ra quá trình lên men ethylic còn ở động vật và
nhiều vi sinh vật xảy ra quá trình lên men lactic. Ở một số loài thực vật cũng có khả năng
lên men ethylic như ở mầm đậu Hà Lan, lúa, đại mạch vào những ngày đầu sau khi nảy
mầm, ở rễ cà rốt trong giai đoạn đầu của sự yếm khí ho c lên men lactic như khoai tây giữ
ở khí quyển nitơ. Những dạng lên men này diễn ra theo phương thức như lên men ở vi
sinh vật.
5.3.2.1. Quá trình lên men rượu (ethanol)
Ở hầu hết tế bào thực vật, men (yeast) và vài vi khuẩn thực hiện sự tái bổ sung
NAD bằng cách lên men acid pyruvic được sinh ra bởi chu trình đường phân để cho rượu
+

ethanol (rượu ethylic), đó là sự lên men rượu. Sản phẩm lên men là rượu ethylic và CO2,
quá trình này được áp dụng trong sản xuất. Trong sự lên men rượu, CO2 được phóng thích

168
từ acid pyruvic và NADH bị oxid hóa thành NAD+. Sự tái bổ sung NAD+ giúp cho chu
trình đường phân tiếp tục xảy ra trong điều kiện kỵ khí.
Quá trình lên men ethylic cũng có thể tồn tại ở các mô thực vật được cung cấp oxy
một cách bình thường (được gọi là lên men hiếu khí). Ví dụ, trong những mô mọng nước
của những quả táo, chanh, quýt, thấy xuất hiện các sản phẩm của sự lên men rượu.
Quá trình này xảy ra qua hai giai đoạn do các enzyme pyruvate decarboxylase và
alcoldehydrogenase xúc tác (Hình 5.11).

Hình 5.11. Lên men tạo ethanol (xảy ra ở hầu hết thực vật và nhiều vi sinh vật)
1: Pyruvate decarboxylase; 2: Alcoldehydrogenase
5.3.2.2. Quá trình lên men acid lactic
Trong sự lên men acid lactic, acid lactic được sinh ra thay vì ethanol khi NADH từ
chu trình đường phân được oxi hóa. Giống sự lên men rượu, ATP được thành lập trong sự
chu trình đường phân; nhưng khác sự lên men rượu, không có sự phóng thích CO2 vì acid
lactic giữ cả ba carbon từ acid pyruvic. Sự lên men acid lactic được dùng trong kỹ nghệ
chế biến pho mát và yaourt (Hình 5.12).

Hình 5.12. Lên men tạo lactate


169
Ở tế bào động vật và nhiều vi sinh vật sự khử acid pyruvic tạo ra acid lactic,
vì vậy, trong điều kiện yếm khí, NAD+ như con thoi đi qua đi lại, lấy hydro và điện tử để
tạo ra NADH và trả lại hydro và điện tử trong. Sự lên men là sự nối tiếp của quá trình
đường phân, bằng cách này glucose được biến đổi thành rượu hay thành acid lactic dưới
điều kiện yếm khí và tên gọi tùy thuộc vào tên của loại sản phẩm cuối cùng. Dù sản phẩm
cuối cùng là chất nào thì sự lên men chỉ lấy được một phần năng lượng rất nh từ glucose,
các sản phẩm của quá trình lên men là các chất còn chứa rất nhiều năng lượng tự do.
Năng lượng trong lên men lactic lớn hơn lên men etylic, nhưng nhìn chung thì hiệu
quả năng lượng trong các quá trình lên men thấp. Lên men là quá trình phân giải cơ chất
không triệt để, sản phẩm cuối cùng còn chứa nhiều năng lượng nên năng lượng giải phóng
ra hạn chế hơn hô hấp hiếu khí.
Tế bào cơ của chúng ta tạo ra ATP trong sự lên men acid lactic khi thiếu oxygen. Sự
tích tụ acid lactic làm cơ m i mệt và đau; tuy nhiên acid lactic sẽ theo dòng máu tới gan
để được đổi lại thành acid pyruvic.
Khác với các tế bào cơ và nấm men, nhiều vi khuẩn sống trong các hồ nước đọng và
sâu trong đất là các vi khuẩn kỵ khí nghiêm ng t, nghĩa là chúng cần các điều kiện kỵ khí
để tăng trưởng và bị ngộ độc bởi O2.
Nấm men và nhiều sinh vật khác, kể cả E. coli phát triển mạnh trong ruột người, là
sinh vật kỵ khí không bắt buộc, chúng có thể tạo ATP bằng sự lên men hay cơ chế hóa
thẩm, tùy vào O2 có sẵn sàng cho tế bào hay không. Đối với một sinh vật kỵ khí không bắt
buộc, acid pyruvic là nơi phân nhánh của con đường biến dưỡng: Nếu O2 sẵn sàng, sinh
vật luôn dùng con đường có hiệu quả hơn, đó là sự hô hấp hiếu khí. Do đó, trong kỹ nghệ
chế biến rượu nho hay bia, nấm men phải tăng trưởng trong các điều kiện kỵ khí để chúng
có thể lên men các chất đường và tạo ethanol. Vì lý do này các bể lên men rượu nho có
các van một chiều, để thoát khí CO2 nhưng không để không khí vào.
Sự lên men của những tế bào men và những vi sinh vật được ứng dụng trong nhiều
kỷ nghệ quan trọng như làm bánh mì, pho ma, yaourt, sản xuất rượu và các loại thức uống
có rượu; một số sản phẩm khác được tạo ra từ các vi sinh vật khác như mùi đ c trưng của
pho ma Thụy Sĩ là do sản phẩm lên men là acid proprionic.
5.4. Sự biến đổi pyruvate trong điều kiện có O2 (hô hấp hiếu khí).
5.4.1. Sự oxy hóa pyruvic acid tạo thành acetyl-CoA.
Nếu có sự hiện diện của O2, thì O2 là chất nhận điện tử cuối cùng từ NADH, do đó
acid pyruvic sẽ được đưa vào ty thể và ở đây sẽ được tiếp tục biến đổi và đồng thời tạo ra
nhiều ATP mới (Hình 5.13).
Acid pyruvic trong dịch tế bào chất được chuyển vào ngăn trong của ty thể. Qua một
chuỗi phản ứng phức tạp, acid pyruvic bị oxy hóa thành CO2 và một gốc acetyl 2C, chất
này gắn với một coenzym được gọi là coenzym A (CoA) tạo ra chất acetyl-CoA. Acetyl
CoA là một chất rất hoạt động. Khi acid pyruvic được oxy hóa, điện tử và ion H+ bị lấy đi,
và một lần nữa NAD+ là chất nhận điện tử và ion H+ để tạo ra NADH. Trong phản ứng
này, 2 trong 6C trong glucose ban đầu được giải phóng ra dưới dạng CO2.

170
Hình 5.13. Phản ứng chuyển hóa pyruvate từ tế bào chất vào ty thể
5.4.2. Các phản ứng của chu trình Krebs
Kế tiếp acetyl-CoA đi vào một chuỗi phản ứng của một chu trình gọi là chu trình
Krebs (do nhà khoa học người Anh, Hans Krebs, được giải thưởng Nobel nhờ làm sáng t
được chu trình này) hay chu trình acid citric. Những điểm chính trong chu trình được trình
bày trong hình 513. Mỗi phân tử acetyl-CoA được tạo ra từ phân tử glucose ban đầu kết
hợp với một hợp chất 4C, acid oxaloacetic, và nước đã hiện diện trong tế bào để tạo nên
acid 6C mới là acid citric. Đồng thời, 2 điện tử cùng với hydro được chuyển tới O2 không
khí và tái tạo CoA (phản ứng 1, Hình 5.14). Tiếp theo, acid citric lần lượt bị mất nước với
sự tạo thành acid cis-aconitic rôi lại kết hợp với nước với sự tạo thành acid isocitric.
Chính acid isocitric này mới tham gia vào các phản ứng oxy hóa tiếp của chu trình Krebs.
Trước tiên acid isocitric bị oxy hóa tạo thành acid oxalosuccinic với sự tham gia của
enzyme isocitricdehidrogenase. C p hydro và điện tử được NAD chuyển tới O2 của không
khí. Sau đó acid oxalosucxinic bị khử carboxyl hóa tạo thành acid - ketoglutaric và giải
phóng phân tử CO2 thứ hai. Enzyme xúc tác cho phản ứng này decarboxylase (phản ứng 3,
Hình 5.14).
Phân tử CO2 thứ 3 và là cuối cùng được giải phóng trong phản ứng khử carboxyl hóa
oxy hóa của acid -ketoglutaric với sự hình thành acid succinic. Chất này sau đó dưới tác
dụng của enzyme thiokinase của acid succinic biến đổi thành acid succinic (phản ứng 4
và 5, Hình 5.14). Năng lượng oxy hóa được cố định trong các liên kết cao năng của ATP.
Đây là một phản ứng quan trọng vì nó là phản ứng phosphoryl hóa oxy hóa duy nhất trong
chu trình Krebs.
Tiếp theo, acid succinic bị oxy hóa với sự tham gia của dehydrogenase đ c hiệu
thành acid fumaric (phản ứng 6, Hình 5.14). Khác với những phản ứng oxy hóa đã nêu ở
trên, điện tử và hydro của phản ứng này được FAD chuyển tới O2 của không khí. Acid
fumaric được hydrat hóa với sự tham gia của enzyme fumarase thành acid malic (phản
ứng 7, Hình 5.14). Acid này lại bị oxy hóa thành acid oxaloacetic, kết thúc toàn bộ chu
trình Krebs (phản ứng 3, Hình 5.14). Điện tử và hydro được NADH chuyển đến O2 của
không khí. Acid oxaloacetic lại tiếp tục tham gia vào chu trình qua phản ứng ngưng kết
với acetyl CoA như đã nêu ở trên.

171
Hình 5.14. Các phản ứng của chu trình Krebs
Như vậy, trong toàn bộ pha hiếu khí gồm giai đoạn biến đổi acid pyruvic thành acetyl
coenzyme A và chu trình Krebs đã giải phóng ra 3 phân tử CO 2, 5 c p hydro (điện tử).
Trong 5 c p hydro này chỉ có 2 c p của phân tử acid pyruvic còn 3 c p là từ phân tử nước
để dùng cho một số phản ứng trong chu trình. Hydro được chuyển tới O2 của không khí để
tạo thành nước còn năng lượng của điện tử được dùng để tổng hợp ATP.
Có 4 yếu tố quan trọng quyết định hoạt động của chu trình Krebs:
- Tốc độ tái tạo ADP từ ATP: Nếu ADP tái tạo chậm không cung cấp đủ cho nhu
cầu cảu phản ứng oxy hóa acid -cetoglutaric thì phản ứng này không xảy ra và toàn bộ
chu trình không hoạt động.
- Tốc độ quá trình phosphoryl hóa trong vận chuyển điện tử: Tốc độ nhanh, các
coenzyme dạng oxy hóa (NAD, FAD) được giải phóng nhanh, tốc độ phản ứng oxy hóa
các cơ chất trong chu kỳ tiến hành nhanh, chu trình vận hành nhanh.
- Hoạt động của một số chất kích thích hay kìm hãm có tác dụng làm tăng nhanh hay
chậm các phản ứng của chu trình từ đó thay đổi tốc độ của chu trình.
- Các sản phẩm trung gian: Nếu các sản phẩm trung gian càng bị lôi kéo vào các quá
trình trao đổi chất khác nhanh, làm cho hàm lượng của chúng trong ty thể giảm thì chu

172
trình Krebs xảy ra nhanh để bù đắp lượng hao hụt đó. Các quá trình tổng hợp acid amin,
tổng hợp lipid,... xảy ra nhanh là yếu tố gián tiếp thúc đẩy chu trình Krebs xảy ra nhanh.
5.4.3. Ý nghĩa của chu trình Krebs
Chu trình Krebs có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của thực vật.
Chu trình Krebs là quá trình phân hủy triệt để glucose, cung cấp năng lượng chủ yếu
cho hoạt động của cơ thể.
Chu trình Krebs không những là một giai đoạn quan trọng cho sự oxy hóa glucose,
mà còn là nhân tố “thu dọn” các sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Các chất dinh
dưỡng không phải là glucose như là cấu chất của lipid và protein cũng tham gia vào chu
trình Krebs và cũng được chuyển hóa để tạo thành năng lượng. Thêm vào đó các chất
trung gian của chu trình có thể đi ra ngoài ty thể vào tế bào chất thành nguyên liệu của quá
trinh sinh tổng hợp.
Chu trình Krebs được xem là giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu cho các quá trình tổng
hợp xảy ra trong thời kỳ sinh trưởng của các tế bào non (ví dụ, như acid - cetoglutaric,
acid fumaric...). Những hợp chất này có thể là những chất tiền thân cho rất nhiều phản ứng
tổng hợp và trao đổi chất của các acid amin, cho các phản ứng tổng hợp các nucleotid, cho
các phản ứng hình thành những chất vòng khác nhau, các chất béo và những chất khác.
Trong hô hấp hiếu khí (đường phân và Krebs), chỉ có tổng cộng là 4 phân tử ATP
mới được lợi ra (2 trong đường phân và 2 trong chu trình Krebs). Năng lượng còn lại được
dự trữ trong hai chất khử giàu năng lượng là NADH và FADH2, tổng cộng có tất cả 10
phân tử NADH và 2 phân tử FADH2 được tổng hợp trong suốt quá trình oxy hóa glucose:
2 phân tử NADH trong đường phân, 2 phân tử NADH trong quá trình oxy hóa acid
pyruvic thành acetyl-CoA, 6 phân tử NADH và 2 phân tử FADH trong chu trình Krebs.
Toàn bộ quá trình chuyển hóa và hình thành năng lượng trong chu trình đường phân
và Krebs được tóm tắt ở Hình 5.15.

Hình 5.15. Các giai đoạn hình thành năng lượng trong hô hấp hiếu khí
173
Trong một vòng của chu trình Krebs, một phân tử ATP được tổng hợp (bởi sự
phosphoryl hóa ở mức cơ chất) và 8 điện tử và 8 H+ được lấy đi bởi chất nhận điện tử. 6
điện tử và 6 H+ được dùng để khử 3 phân tử NAD+ (tạo ra 3 phân tử NADH và 3 H+) và 2
điện tử và 2 H+ được nhận bởi hợp chất FAD (tạo ra FADH). Vì sự oxy hóa một phân tử
glucose trải qua hai vòng chu trình Krebs nên tổng cộng có 2 ATP và 8 phân tử chất khử
(6 phân tử NADH và 2 FADH2).
5.4.4. Chuỗi chuyền điện tử trong hô hấp
Các phân tử NADH, FADH2 tạo thành trong chu trình Krebs sẽ được chuyển lên
chuỗi dây chuyền điện tử để thực hiện quá trình phosphoryl hóa oxy hóa và đưa điện tử
đến oxy đồng thời tạo thành năng lương theo sơ đồ của Hình 5.16.

Hình 5.16. Thứ tự của các thành phần của chuỗi chuyền điện tử trong hô hấp
5.4.5. Hiệu quả năng lượng trong quá trình hô hấp
Tế bào là trạm năng lượng tinh vi với hiệu quả năng lượng rất cao. Sở dĩ hiệu quả
năng lượng cao là nhờ thành phần cấu tạo của tế bào rất hoàn hảo phù hợp với chức năng
trao đổi năng lượng. Đ c biệt, trong quá trình trao đổi năng lượng của tế bào, nhờ hệ
enzyme đ c biệt, nhờ vận chuyển điện tử đ c trưng mà quá trình trao đổi năng lượng xảy
ra rất có hiệu quả. Năng lượng giải phóng từ từ và được hệ thống của quá trình phosphoryl
hóa tích hợp lại ở dạng ATP để tế bào dùng dần. Trong các quá trình biến đổi cơ chất, tùy
điều kiện và cơ chế xảy ra mà chúng có hiệu quả năng lượng khác nhau.
Quá trình nào xảy ra trong điều kiện hiếu khí có hiệu quả năng lượng cao hơn xảy ra
trong điều kiện yếm khí. Quá trình phân hủy triệt để (thành CO2, H2O), hiệu quả năng
lượng cao hơn phân hủy không triệt để.

174
5.4.5.1. Hiệu quả năng lượng trong quá trình hô hấp yếm khí (đường phân và lên men)
Trong quá trình đường phân xảy ra ở tế bào chất từ 1 phân tử glucose ban đầu đã
tạo ra 2 phân tử pyruvate, 2ATP và 2 NADH. Thông thường thì 1 phân tử NADH trong
chất nền ty thể khi oxy hóa trên mạch chuyền điện tử tạo ra 3 ATP. Nhưng đối với
NADH ở tế bào chất vấn đề có khác là các ty thể nguyên vẹn không thấm đối với
NADH và NAD+. Vì vậy, các điện tử từ NADH (được hình thành trong quá trình đường
phân ở tế bào chất) được mang vào ty thể nhờ chất mang. Ở thực vật, NADH từ tế bào
chất có thể chuyển điện tử vào chuỗi dây chuyền điện tử của ty thể nhờ enzyme NADH-
dehydrogenase đính ở bề m t bên ngoài của màng trong ty thể. Theo cơ chế này,
1 NADH cho ra 2 ATP. Ngoài ra, NADH từ tế bào chất có thể chuyển điện tử vào chuỗi
dây chuyền điện tử của ty thể theo 2 cơ chế malate - aspartate shuttle ho c malate -
OAA shuttle (Hình 5.17), theo 2 cơ chế thì 1 NADH có thể tạo ra 3 ATP. Do vậy, tổng
năng lượng chuyển hóa glucose tạo thành 2 pyruvate xảy ra trong đường phân cho ra
6 - 8 ATP (2ATP từ quá trình phosphoryl hóa nguyên liệu và 4 - 6 ATP hình thành từ
quá trình phosphoryl hóa - oxy hóa.

Hình 5.17. Cơ chế vận chuyển NADH từ tế bào chất qua màng ty thể ở thực vật
Sản phẩm cuối cùng trong đường phân là pyruvate (CH3COCOOH) còn chứa đựng
nhiều năng lượng nên hiệu quả năng lượng của quá trình này thấp: Cả quá trình tạo ra
được 2 ATP và 2 NADH tương ứng với 6 ho c 8 ATP phụ thuộc vào bản chất của chất
mang điện tử từ ngoài vào ty thể (Hình 5.15).
Hiệu quả năng lượng cao nhất: 8  7,3 100  9%
674

175
5.4.5.2. Hiệu quả năng lượng trong quá trình hô hấp hiếu khí (đường phân và chu trình
Krebs)
Hiệu quả năng lượng trong quá trình hô hấp hiếu khí được tóm tắt trong Hình 5.18.

Hình 5.18. Hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp
Chu trình Krebs là quá trình phân hủy triệt để cơ chất trong điều kiện hiếu khí nên
hiệu quả năng lượng khá cao. Từ 2 phân tử acid pyruvic qua chu trình Krebs sẽ tạo ra
được 8 NADH, 2 FADH2 và 2 ATP. Khi qua chuỗi dây chuyền vận chuyển điện tử, 1
phân tử NADH trong chất nền ty thể chuyển hóa tạo 3ATP và 1 phân tử FADH2 chuyển
hóa tạo 2 ATP. Toàn bộ năng lượng từ quá trình này là:
8 NADH  3 ATP = 24 ATP
2 FADH  2 ATP = 4 ATP
2 ATP = 2 ATP
Vậy tổng cộng được 30 ATP. Nếu tính từ đường phân thì khi phân hủy hết 1 phân tử
glucose theo con đường đường phân và chu trình Krebs, số ATP được tạo ra là 36-38.
Hiệu quả năng lượng cao nhất của quá trình này đạt được là 38 ATP (Hình 5.18).
38  7,3
 100  41%
674
5.4.6. Chu trình acid glioxylic
Năm 1957, Conber và Krebs đã tìm ra một chu trình hô hấp khác nữa gọi là chu
trình acid glioxylic. Đây là một biến thể của chu trình Krebs. Trong chu trình này có sự
tham gia của acid glioxylic và các hợp chất 2C, ví dụ, như CH3COOH được sử dụng làm
nguồn carbon.

176
Cơ sở của các phản ứng của chu trình này là sự biến đổi chất béo thành carbohydrate.
Chu trình này được phát hiện ở vi khuẩn, nấm mốc và một số thực vật, đ c biệt là những
cây có nhiều dầu. Trong quá trình nảy mầm của những hạt cây có dầu do kết quả của sự
phân giải các acid béo sẽ tạo nên lượng lớn acid acetic. Acid nàv sẽ tham gia vào chu trình
acid glioxylic. Các enzyme của chu trình này ở những thực vật bậc cao nằm trong các
vi thể của tế bào là glioxysome. Các enzyme của chu trình này như isocitratase,
malatsynthetase đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất béo (ở cây hướng dương,
thầu dầu).
Khác với chu trình Krebs, trong chu trình acid glioxylic (Hình 5.19), acid isocitric
dưới tác dụng của enzyme isecitrase phân giải thành acid succinic và acid glioxylic.

Hình 5.19. Chu trình acid glioxylic


Acid glioxylic dưới tác dụng của enzyme malatsynthetase ngưng kết với acetat (hay
acetyl-CoA) tạo thành acid malic. Acid này lại oxy hóa thành acid oxaloaxetic, acid
oxaloaxetic có thể biến đổi tiếp thành acid phosphor - enolpyruvic và sau thành các
carbohydrate.
Như vậy, quá trình phân giải của các acid béo sẽ biến đổi thành các phân tử acetat.
Từ phân tử acetat (hay acetyl CoA) sẽ tạo nên được một phân tử C4 để từ đó tham gia vào
quá trình tổng hợp khác. Chính ở đây thể hiện vai trò của chu trình acid glioxylic (một quá
trình hiếu khí).
Ý nghĩa của chu trình glioxylic
- Chu trình này là cầu nối giữa trao đổi glucid và trao đổi lipid trong tế bào.
- Đây là chu trình biến dạng của chu trình Krebs nên chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau.
- Một số sản phẩm của chu trình (acid glicolic và glioxylic) là thành phần của chuỗi
hô hấp.
- Chu trình acid glioxylic là giai đoạn chủ yếu của quang hô hấp.
- Acid glioxylic là chất tiền thân cho sự hình thành acid amin glycine.
177
- Ngoài ra, chu trình này còn cung cấp nguyên liệu trung gian cho quá trình trao đổi
chất, liên quan đến sự đóng mở khí khổng (trong lá tích lũy nhiều acid glioxylic thì khí
khổng mở dễ và rộng hơn).
Như vậy, thông qua chu trình Krebs và chu trình acid glyoxylic sản phẩm cuối cùng
của pha yếm khí đã được phân giải tiếp trong pha hiếu khí. Trong pha này xảy ra hai loại
phản ứng:
- Loại thứ nhất là phản ứng oxy hóa và khử carboxyl hóa liên tiếp xảy ra như đã xét
ở trên, đồng thời giải phóng ra hydro, điện tử và khí carbonic.
- Loại phản ứng thứ hai là phản ứng chuyền điện tử và hydro từ các nucleotid khử
(phản ứng oxy hóa - khử) theo mạch chuyền điện tử tới O2 của không khí để tạo thành
nước, sản phẩm cuối cùng thứ hai của hô hấp.
Năng lượng giải phóng ra trong các phản ứng oxy hóa này định lại trong các liên kết
cao năng của ATP.
* Chu trình pentosophosphate
Con đường đường phân không phải là con đường phân giải glucose duy nhất mà còn
có những con đường khác, trước tiên ta phải kể đến con đường pentosophosphate. Sở dĩ
gọi như vậy là vì trong quá trình này sản phẩm trung gian gồm những đường 5 carbon.
Con đường pentosophosphate được phát hiện đầu tiên ở nấm men, các mô động vật và sau
này ở các mô thực vật vào những năm 30 và 50 của thế kỷ XX bởi hàng loạt các nhà sinh
lý (Warburg, Cristian, 1930 ; Grise, l935 , Diken - 1936...).
Khác với con đường đường phân mà ở đó mạch carbon của phân tử glucose bị phân
giải thành hai triose, trong con đường pentosephosphate nguyên tử carbon thứ nhất của
mạch glucose bị cắt đi do đó con đường này còn có tên gọi là sự oxy hóa apotomic (cắt
ngắn đi) để phân biệt với con đường đường phân được gọi là dikhotomic (lưỡng phân).
Con đường này còn được gọi là con đường hexosemonophosphate (do sự oxy hóa của
esther monophosphate của glucose) ho c con đường oxy hóa trực tiếp và con đường
Warburg-Diken.
Từ 6 phân tử hexose tham gia vào chuỗi các phản ứng của chu trình thì 5 phân tử
được tái sinh, chỉ có 1 phân tử được oxy hóa theo phương trình thông thường của hô hấp:
C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H2O + 2867 Kj
Đây là một quá trình biến đổi hiếu khí. Phản ứng bắt đầu của nó trùng với phản ứng
đường phân. Sự phân chia bắt đầu sau khi tạo thành glucose-6-phosphate:
ATP Glucose-6P isomerase
Glucose glucose-6-phosphate Con đường đường phân
Hexokinase
Glucose-6P Dehydrogenase
Con đường apotomic (Chu trình pentosophosphate)
Glucose-6-phosphate có thể từ sự phân giải tinh bột, có thể là các phản ứng đầu tiên
của quá trình đường phân ho c cũng có thể trực tiếp từ các phản ứng quang hợp.

178
Điểm đ c trưng của con đường pentosophosphate là có hai pha, pha 1 là pha oxy hóa
xảy ra trong điều kiện không có oxy, pha 2 là pha khử xảy ra trong điều kiện có oxy (Hình
5.20). Hai phản ứng đầu tiên của chu trình là những phản ứng oxy hóa đ c hiệu nghiêm
ng t với nicotinamid adenin dinucleotidphosphate (NADP).

Pha 1:
Oxy hóa

Pha 2:
Không O2
hóa
Hình 5.20. Các phản ứng của chu trình pentosophosphate trong thực vật bậc cao
Phản ứng đầu tiên của chu trình là oxy hóa glucose-6-phosphate nhờ enzyme đ c
hiệu với nhóm hoạt động NADP tạo thành acid 6-phosphogluconic. Acid này sau khi bị
khử carboxyl hóa tạo phân tử đường C5 là ribulose -5 phosphate và giải phóng ra CO2.
Ribulose-5 phosphate lại có thể tiếp tục đồng phân như sau: Cứ từ 3 phân tử
ribulose-5 phosphate tạo thành thì 2 phân tử biến thành ribose-5 phosphate.
Dưới tác dụng của enzyme trans-cetolase từ các đường 5C là ribulose 5-phosphate
và ribose-5 phosphate sẽ tạo ra đường 7C là sedoheptulose-7 phosphate và đường 3C là
aldehyd phosphoglyceric. Hai sản phẩm này lại kết hợp với nhau dưới tác dụng của
enzyme transaldolase tạo thành phân tử đường 6C đầu tiên là fructose-6-phosphate và
đường 4C là erythrose-4-phosphate. Erythrose-4-phosphate lại phản ứng với phân tử
đường pentose thứ ba là xilulose-5-phosphate dưới tác dụng của enzyme transcetolase tạo
ra phân tử fructoso-6-phosphate thứ hai và phân tử đường 3C là aldehyd-3-
phosphoglyceric. Hai triosephosphate trên ngưng kết với nhau nhờ enzyme aldolase tạo
thành phân tử fructosephosphate thứ ba.
Đến đây kết thúc toàn bộ con đường pentosephosphate. Phương trình tổng quát của
chu trình pentose phosphate như sau:

179
6 glucose-6P + 6H2O + 12 NADP  5 glucose-6P + 6CO2 + 12NADPH + Pv
12NADPH + 6CO2  12H2O + 12NADP
Glucose + 6O2  6CO2 + 6H2O
Con đường pentosephosphate xảy ra trong tế bào chất. Nó được phát hiện trong rễ của
nhiều loài cây (lúa mì, củ cải đ , đậu, chè...), trong rễ hàng loạt cây, trong mầm lúa mì.
Ý nghĩa của chu trình pentosephosphate
- Chu trình pentosephosphate góp phần cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho tế
bào. Năng lượng tích lũy được khi phân giải một phân tử glucose theo con đường này là
35 ATP.
- Chu trình pentosephosphate tạo ra nhiều sản phẩm trung gian, đó là các đường 3, 4,
5, 6, 7 C. Các sản phẩm này cũng chính là sản phẩm trung gian của chu trình Calvin. Đây
là chu trình xảy ra ngược chiều với chu trình Calvin, bởi vậy các sản phẩm của chu trình
này có thể được lôi kéo vào chu trình kia, góp phần thúc đẩy chu trình kia hoạt động.
- Chu trình này là nguồn cơ bản tạo nên các pentose cần thiết cho sự tổng hợp acid
nucleic trong tế bào và là nguồn tạo ra ribose từ đó hình thành ribulose diphosphate, là
chất nhận CO2 trong quang hợp. Chu trình này còn tạo ra nhiều chất có số nguyên tử C
khác nhau cần cho những quá trình sinh tổng hợp các hợp chất thứ cấp khác nhau.
* Con đường oxy hóa glucose tự do
Trong một số cơ thể như nấm men, nấm mốc và một số mô động vật, đã phát hiện
được con đường oxy hóa phân từ đường tự do không qua sự phosphoryl hóa. Vấn đề con
đường này có tồn tại trong mô thực vật hay không còn chưa được sáng t . Sự oxy hóa
glucose tự do được thực hiện nhờ hai enzyme:
l) Glucosedehydrogenase với nhóm hoạt động là NAD, hydro của NADH2 sau được
chuyển cho mạch các chất xúc tác trung gian rồi đến oxy không khí.
2) Glucoseoxydase với nhóm hoạt động là FAD; men flavoproteid chuyển hydro
trực tiếp cho oxy của không khí.
Sơ đồ của hai phản ứng trên như sau:

Glucosodehydrogenase
Glucose + H2O + NAD acid gluconic + NADH2

Glucoso oxydase
Glucose + H2O + O2 acidgluconic + H2O2
Acid gluconic nhận thêm gốc phosphate nhờ xúc tác của enzyme phosphoreferase và
biến thành acid 6 - phosphoregluconic. Hợp chất này qua một số quá trình trung gian rồi
cũng biến đổi thành các hợp chất 3 ho c 5 C. Vai trò sinh học của sự oxy hóa này chưa rõ.
5.4.7. Hô hấp sáng ở thực vật
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, người ta đã phát hiện ở nhiều loài thực vật khác
nhau có hiện tượng thải CO2 sau thời gian chiếu sáng. Như vậy, có nghĩa là ở ngoài sáng,
trong một số cây các sản phẩm hô hấp của quá trình quang hợp đã bị biến đổi thành CO2.
Sự hấp thụ O2 xảy ra cùng với sự thải CO2 phụ thuộc vào ánh sáng như vậy gọi là hô hấp

180
sáng (quang hô hấp). Như thế, trong thực tế có nhiều loại cây có khả năng hô hấp ở ngoài
sáng và quá trình hô hấp này xảy ra song song với quá trình quang hợp. Quá trình hô hấp
sáng với điểm bù CO2 cao được xác định ở phần lớn các loại thực vật bậc cao thuộc nhóm
cây C3 như thuốc lá, các cây họ đậu, hướng dương... Còn ở những cây có điểm bù CO2
thấp như ngô, mía, củ cải đường,... và nhiều cây có nguồn gốc nhiệt đới khác (thuộc thực
vật C4) không phát hiện thấy hiện tượng hô hấp sáng.
Nguyên liệu của hô hấp sáng là acid glycolic. Acid này có thể được hình thành từ
một số đường ceto, từ acid glyoxilic sau sự carboxyl hóa sơ cấp,... ho c do sự oxy hóa của
ribulose di phosphate. Theo Chollet và Ogren (1975) thì enzyme ribulose di phosphate
carboxylase có hai chức năng: Chức năng như một carboxylase và chức năng như một
oxygenase (Hình 5.21).

Hình 5.21. Các hướng xúc tác của enzyme rubisco dưới ảnh hưởng CO2 và O2
Vì vậy, enzyme này còn được gọi là Rubisco. Với chức năng như một oxygenase
enzyme này được gọi là ribulose di phosphate oxygenase, sẽ oxy hóa ribulose di
phosphate để tạo thành phosphoreglycerate và phosphoglycolate.
Phosphoreglycolate sau đó được thủy phân thành acid glycolic nhờ enzyme đ c hiệu
của lục lạp là phosphatase.
Acid glycolic được hình thành trong lục lạp được chuyển vào peroxysome. Trong
peroxysome acid này được oxy hóa thành acid glyoxilic và H2O2. Acid glyoxilic lại bị
amine hóa để tạo thành glycine. Sau đó glycine bị khử carboxyl hóa tạo thành serine đồng
thời giải phóng CO2. Quá trình này gồm một số phản ứng và xảy ra trong ty thể. Một phần
glycine được tạo thành peroxisome không chuyển vào ty thể mà chuyển ngược trở ra lạp
thể và bị khử thành acid glycolic. Serine được tạo thành trong ty thể có thể được chuyển
lại peroxysome, ở đó nó được chuyển hóa thành lại glycerate. Glycerate sau đó được biến
đổi theo chu trình quang hợp ở lục lạp (Hình 5.22).
Hô hấp sáng khác hô hấp tối ở chỗ hô hấp sáng là quá trình phụ thuộc nhiều vào O2
và ánh sáng. Ngoài ra, hô hấp sáng còn có cường độ lớn hơn hô hấp tối, làm giảm sút
cường độ quang hợp, không nhạy cảm với các chất kìm hãm hô hấp tối.
Nguyên nhân làm cho hô hấp sáng ở các loại thực vật C4 yếu ho c không có là do
hoạt tính của oxygenase của các thực vật này giảm nhờ tỷ số CO2/O2 trong tế bào bao bó

181
mạch cao, điều đó giúp cho hoạt tính carboxyl hóa thắng hoạt tính oxy hóa. M t khác bất
kỳ sự thải CO2 nào từ tế bào bao bó mạch (có thể là do sự trao đổi glycolate) đều được
đồng hóa lại bởi PEP - carboxylase của tế bào thịt lá, vì vậy làm giảm hô hấp sáng (tức
không phát hiện được sự thải CO2 ở ngoài sáng, ho c sự thải đó rất yếu).

Hình 5.22. Quá trình quang hô hấp ở thực vật


* Vai trò của hô hấp sáng
Quá trình hô hấp sáng đã dùng 20 - 50% sản phẩm của quang hợp nên làm giảm sự
tích lũy chất khô và do đó làm giảm năng suất. Vì vậy, người ta tìm ra nhiều biện pháp
để ngăn ngừa tác động của nó bằng cách làm ức chế hô hấp sáng thông qua việc làm
giảm lượng O2 trong khí quyển. Người ta còn chọn những thực vật không có hoạt tính
ribulosediphosphate oxygenase ho c những thực vật có khả năng cao trong việc đồng
hóa lại lượng CO2 do hô hấp sáng sinh ra. Thông thường, người ta chọn những cây có
cường độ hấp thụ CO2 cao và cường độ hô hấp sáng thấp theo những phương thức chọn
lọc cổ điển.
Tuy hô hấp sáng có những ảnh hưởng bất lợi đến năng suất của cây và trong quá
trình này không có sự tích lũy năng lượng (sự tổng hợp ATP) nhưng nó cũng có ý nghĩa
nhất định như có thể hình thành một số acid amin cho cây.
5.5. Quá trình trao đổi năng lượng hô hấp
5.5.1. Sử dụng năng lượng của thực vật
Hô hấp là nguồn năng lượng cơ bản cần thiết cho cơ thể. Thông qua quá trình hô hấp
năng lượng được chuyển từ dạng tiềm tàng khó sử dụng sang dạng hoạt hóa dễ sử dụng
cho cơ thể. Năng lượng được giải phóng ra từ các hợp chất hữu cơ sẽ được tế bào cố định,
tích lũy lại trong những hợp chất hóa học đ c trưng, coi như là những acquy năng lượng.
Ý nghĩa quan trọng của những hợp chất này thể hiện ở chổ năng lượng tích lũy trong
chúng được giữ trong những mối liên kết giàu năng lượng đ c biệt được gọi là các liên kết
cao năng. Năng lượng của các mối liên kết này dễ huy động cho các quá trình cần năng
lượng trong tế bào.
182
5.5.1.1. Đặc điểm trao đổi năng lượng của cơ thể sống
Trong quá trình hô hấp, sự oxy hóa một phân tử gam glucose giải phóng ra 688,5
kcal, còn khi đốt cháy nó cũng tạo ra một lượng năng lượng tương đương. Tuy nhiên, sự
oxy hóa của glucose (nguyên liệu hô hấp) trong cơ thể sống có những điểm khăc biệt cơ
bản với sự đốt cháy nó ở bên ngoài, đ c biệt là ở cách thức giải phóng và biến đổi năng
lượng. Cụ thể:
- Trong quá trình hô hấp năng lượng được giải phóng dưới các dạng:
+ Một phần năng lượng của các liên kết hóa học bị mất đi do biến thành nhiệt.
+ Một phần năng lượng được tích lũy trong mô dưới dạng các hợp chất đ c biệt
(hợp chất cao năng).
+ Một phần năng lượng riêng có thể được sử dụng trực tiếp không cần qua trạng
thái biến đổi trung gian là nhiệt năng.
- Quá trình hô hấp khác với đốt cháy là trong quá trình hô hấp là năng lượng của hô
hấp không thoát ra một cách tức thời, ồ ạt một lúc mà được giải phóng thành từng đợt nh
trên con đường biến đổi theo từng bậc thang của các hợp chất hữu cơ. Điều đó giúp cho
cơ thể sống có thể kịp thời tích lũy lại năng lượng của quá trình oxy hóa.
- Trong cơ thể sống, ngoài những hệ enzyme phối hợp rất nhịp nhàng trong quá trình
chuyển hóa năng lượng điện tử, còn có những hệ enzyme thực hiện cơ chế dự trữ, tích lũy
năng lượng của quá trình oxy hóa. Hệ enzyme này hoạt động tạo thành một mạch vận
chuyển điện tử từ nguyên liệu oxy hóa tới oxy của không khí. Năng lượng của quá trình
hô hấp chủ yếu được tích lũy nhờ hoạt động của mạch này.
5.5.1.2. Sử dụng năng lượng hô hấp
Năng lượng hóa học giải phóng ra trong quá trình hô hấp được tích lũy dưới dạng
ATP sẽ được cơ thể sử dụng theo nhiều hướng khác nhau:
- Năng lượng của hô hấp dùng trong quá trình sinh tổng hợp các chất phức tạp từ
những chất đơn giản. Dưới tác dụng của enzyme kinase, năng lượng được tích lũy trong
ATP có thể chuyển cho các hợp chất khác cùng với gốc PO43- làm hoạt hóa các chất này.
Chẳng hạn với năng lượng của ATP sẽ tạo nên các esther phosphate của glucose, fructose,
ribulose và của các carbohydrate khác trong chu trình Calvin - Benson và con đường
đường phân.
- Năng lượng của ATP còn được dùng trong quá trình tổng hợp protein thông qua sự
hoạt hóa các acid amin.
- Trong quá trình tổng hợp các chất béo, năng lượng của ATP có thể dùng để hình
thành các liên kết cao năng giữa phân tử CoA và các nhóm acetyl tạo nên hợp chất acetyl-
CoA có khả năng phản ứng cao và đóng vai trò quan trọng trong quá trình này:
CoA - SH + CH3COO- + ATP CoA - S ~ COCH3 + AMP + H3PO4
- Ngoài ATP, các nucleotid khác như UTP, XTP, GTP,... (uridine, citidine,
guanodine - triphosphate) cũng tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa các nguyên
liệu hữu cơ. Những hợp chất này được hình thành từ các dạng diphosphate tương ứng nhờ
tác dụng chuyển năng lượng của ATP:

183
ATP + GDP ADP + GTP
ATP + UDP ADP + UTP
UTP là nguồn năng lượng của các quá trlnh sinh tổng hợp các disaccharide và
polysaccharide.
XTP có vai trò quan trọng trong trao đổi lipid.
- Năng lượng của hô hấp còn được dùng vào các quá trình sinh lý khác của cơ thể
như quá trình xâm nhập, hấp thụ, tích lũy và vận chuyển của các chất vào tế bào.
- Năng lượng của hô hấp còn được dùng để thực hiện sự vận chuyển trong cây, sự
cảm ứng, hiện tượng phát quang sinh học, trong quá trình phân bào, trong sự hình thành
và duy trì các cấu trúc của chất nguyên sinh.
Vì vậy, có thể nói sự chuyển hóa năng lượng trong hô hấp là một trong những biểu
hiện vai trò sinh học của quá trình này.
5.5.2. Sự tích lũy năng lượng trong quá trình hô hấp
5.5.2.1. Vai trò của phosphore trong sự trao đổi năng lượng sinh học - Adenosine
triphosphate
Những nghiên cứu của các nhà khoa học khẳng định vai trò của acid phosphoric
trong sự trao đổi năng lượng của tế bào sống. Các kết quả cho thấy trong tế bào sống xảy
ra đồng thời hai quá trình đối lập nhau: Một m t là sự thủy phân các hợp chất chứa
phosphore, m t khác là sự liên kết acid phosphoreric trong quá trình hô hấp. Như vậy,
hàm lượng không đổi của acid phosphoric trong tế bào sống thực tế là kết quả của một sự
cân bằng động giữa sự phân giải và sự tái tổng hợp nó chứ không mang tính chất tĩnh như
trước đây người ta lầm tưởng.
Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng sự hấp thụ oxy trong hô hấp xảy ra đồng thời
với sự hấp thụ phosphore vô cơ tương ứng và hai quá trình này ở trong một mối tương
quan hoàn toàn xác định. Phosphore vô cơ được hấp thụ trong tế bào sống sẽ được liên kết
dưới dạng adenosinetriphosphate (ATP).
Như vậy, sự tổng hợp các hợp chất giàu năng lượng có chứa acid phosphoric chính
là một trong những phương thức cố định năng lượng của hô hấp.
Adenosinetriphosphate tập trung trong nó một lượng năng lượng khá lớn của sự phân
giải hiếu khí và yếm khí. Năng lượng được tập trung trong các mối liên kết phosphate - các
mối liên kết cao năng. Năng lượng của các liên kết cao năng trong phân tử ATP đạt tới 7,3
kcal (trong khi đó các liên kết phosphate của glucosephosphate và fructosephosphate chỉ có
2 - 4 kcal). Vì vậy, ATP được xem như là một “acquy” năng lượng.
Phân tử ATP có cấu tạo phức tạp. Nó gồm có purin adenine (6 ammopurin), đường
ribose và ba gốc acid phosphoreric (dấu ~ ký hiệu các liên kết phosphate cao năng
trong ATP).
ATP có thể cho một ho c hai gốc phosphate cho các chất nhận acid phosphoreric
khác nhau, biến đổi thành adenosine diphosphate (ADP) và adenosine monophosphate
(AMP) hay acid adenilic tương ứng. Ngược lại, acid adenilic là một monophosphate,
lại có khả năng kết hợp một ho c hai gốc acid phosphoric và biến đổi thành adenosine
diphosphate và adenosine triphosphate.

184
Trong cơ thể, adenosine diphosphate là chất tiền thân trực tiếp của adenosine
triphosphate. Khi được thu nhận thêm phosphore giàu năng lượng, hợp chất này sẽ biến
đổi thành ATP:
+Q
ADP + H3PO4 ATP
-Q
Trong phân tử ATP có hai mối liên kết giàu năng lượng; trong phân tử ADP có một
mối liền kết giàu năng lượng; còn trong phân tử AMP không có mối liên kết giàu năng
lượng nào (Hình 5.23).

AMP
ADP
ATP

Hình 5.23. Công thức của ATP, ADP và AMP


Ngoài ATP, trong cơ thể còn có những hợp chất khác chứa các mối liên kết cao
năng như: uridinephosphate, guaninephosphate, acetylphosphate, acetylcoenzyme A. Đ c
biệt trong acetyl CoA mối liên kết cao năng không chứa phosphate mà là mối liên kết thio
(giữa lưu huỳnh và oxy).
Những phản ứng oxy hóa khác nhau của các nguyên liệu trong tế bào đều dẫn đến sự
tổng hợp của cùng một loại chất mang năng lượng tiêu chuẩn chung cho thế giới sống là
ATP. Năng lượng của ATP có thể biến đổi thành các dạng năng lượng khác như cơ học,
điện học, năng lượng thẩm thấu, năng lượng ánh sáng và được sử dụng cho các quá trình
sinh tổng hợp khác nhau trong cơ thể sống.
5.5.2.2. Quá trình phosphoryl hóa
Quá trình phosphoryl hóa là quá trình gắn nguyên tử phosphore của acid phosphoric
(H3PO4) vào chất hữu cơ nào đó. Quá trình phosphoryl hóa đ c trưng và có ý nghĩa nhất là
gắn H3PO4 vào ADP để tạo ATP.
7,3 Kcalo
ADP + H3PO4 ATP
Quá trình này cần cung cấp năng lượng. Tùy nguồn năng lượng cung cấp cho quá
trình này mà có các hình thức phosphoryl hóa khác nhau.

185
* Phosphoryl hóa quang hóa
Năng lượng để tổng hợp ATP là năng lượng ánh sáng. Quá trình này xảy ra trong
quang hợp.
* Phosphoryl hóa oxy hóa
Trong mô, đồng thời với quá trình oxy hóa có sự hấp thụ phosphore vô cơ. Năng
lượng giải phóng ra trong quá trình oxy hóa được cố định lại trong mối liên kết giữa
phosphore vô cơ và sản phẩm oxy hóa; sau đó, các nhóm phosphore giàu năng lượng được
chuyển đến ADP để tạo thành ATP. Như vậy, sự oxy hóa dường như là liên kết với quá
trình phosphoryl hóa của ADP. Do đó, quá trình này được gọi là quá trình phosphoryl hóa
oxy hóa.
Quá trình phosphoryl hóa oxy hóa được biểu thị bằng phương trình tổng quát sau:
AH2 + B + ADP + Pv A + BH2 + ATP
(trong đó AH2 là chất cho điện tử; B là chất nhận điện tử; Pv là phosphore vô cơ).
Phản ứng chuyển điện tử từ AH2 đến B là nguồn năng lượng để tạo thành mối liên
kết cao năng thứ hai trong phân tử ATP.
Có hai dạng phosphoryl hóa oxy hóa, đó là phosphoryl hóa oxy hóa trên mức độ
nguyên liệu (cơ chất) và trên mức độ enzyme.
- Phosphoryl ở mức độ nguyên liệu: Là phản ứng oxy hóa trực tiếp cơ chất tạo ra
năng lượng để tổng hợp ATP.
Trên toàn bộ con đường biến đổi oxy hóa của phân tử đường bao gồm quá trình
đường phân và tiếp theo là chu trình Krebs có hai phản ứng oxy hóa liên kết với
phosphoryl hóa trên mức độ nguyên liệu.
Ví dụ 1: Phản ứng oxy hóa aldehyd-3-phosphoreglyceric thành acid-3-phosphore
glyceric trong quá trình đường phân. Phản ứng này diễn ra theo phương trình sau:
Al3PG + Pv + ADP + NAD A3PG + ATP + NADH
Trong phản ứng trên phosphore vô cơ được kết hợp vào nguyên tử carbone thứ nhất
của triose và sự oxy hóa cũng diễn ra ở vị trí này. Năng lượng oxy hóa được tập trung
giữa phosphore và triose, kết quả là liên kết trở thành liên kết giàu năng lượng. Sau đó
mối liên kết giàu năng lượng này cùng với phosphore được chuyển đến ADP và chất này
biến đổi thành ATP.
Ví dụ 2: Phản ứng thứ hai là phản ứng khử carboxyl (decarboxyl hóa) oxy hóa của
acid  cetoglutaric thành acid succinic trong chu trình Krebs. Cũng như phản ứng trên, ở
đây năng lượng oxy hóa cũng được cố định lại trong mối liên kết cao năng của ATP. Sơ
đồ của phản ứng này như sau:
Acid acetoglutaric + NAD + ADP + Pv Acid succinic + CO2 + ATP + NADH
Trong cả hai trường hợp trên sự phosphoryl hóa oxy hóa được thực hiện nhờ sự oxy
hóa trực tiếp chất hữu cơ nghĩa là nguyên nhân của hô hấp. Vì vậy, quá trình này được gọi
là quá trình phosphoryl hóa trên mức độ nguyên liệu. Quá trình phosphoryl hóa này tích
lũy không quá 10% toàn bộ năng lượng của tế bào sống.
Khoảng 90% năng lượng còn lại được tích lũy trong quá trình gọi là phosphoryl hóa
trên mức độ enzyme.
186
Phosphoryl hóa trên mức độ enzyme. Đó là quá trình phosphoryl hóa xảy ra trong
mạch chuyển điện tử tử piridinnucleotid khử ho c dehydrogenase flavoprotein đến oxy
không khí.
Kết quả nghiên cứu sự hình thành các liên kết cao năng trong những giai đoạn trung
gian trên con đường chuyển điện tử tới oxygene cho thấy rằng khi oxy hóa NAD khử qua
mạch chuyển điện tử tạo thành 3 liên kết cao năng của ATP, còn khi oxy hóa acid sucxinic
qua enzyme fravoprotein succininedehydrogenase tạo được 2 liên kết cao năng.
Mạch chuyển điện tử trong ty thể. Mạch chuyển điện tử trong ty thể còn gọi là chuỗi
hô hấp của ty thể. Mạch này nằm ở màng trong của ty thể. Thành phần đầu tiên của mạch
là những dehydrogenase. Đó là những enzyme thu nhận điện tử từ các phản ứng oxy hóa
của phức hệ pyruvate dehydrogenase (khử cacboxyl hóa oxy hóa pyruvate thành acetyl
coA) của chu trình Krebs, của con đường oxy hóa và các bước oxy hóa của sự trao đổi
chất của acid amin. Những dehydrogenase này dùng các piridine nucleotid (NAD ho c
NADP) ho c các flavin nucleotid (FMN ho c FAD) làm chất nhận điện tử (Hình 5.24).
Phản ứng chyển hydro và điện tử của các enzyme này diễn ra như sau:
Cơ chất khử + NAD+ Cơ chất oxy hóa + NADH + H+
Các thành viên khác của chuỗi hô hấp là hệ cytochrome (a, b, c) còn gọi là
coenzyme Q. Trong chuỗi hô hấp thực vật, có thể hầu hết các ubiquinon không nằm ở
mạch chính. Ngoài ra, một số protein chứa Cu, Fe cũng có thể tham gia vào chuỗi chuyền
điện tử.
Cơ sở của sự tham gia vào quá trình chuyền điện tử (oxy hóa) trên mạch chuyền
điện tử của hệ cytochrome là sự biến đổi hóa trị chủa nguyên tố sắt chứa trong nó (Fe++ 
Fe+++). Mỗi thành viên của chuỗi hô hấp có một thế năng oxy hóa khử nhất định (Em). Trật
tự sắp xếp của các thành phần trên mạch chuyền điện tử theo thứ tự thế năng oxy hóa tăng
dần từ NADH (FADH) tới cytochrome a3 (Hình 5.24).

Hình 5.24. Các thành phần trên mạch chuyền điện tử theo thứ tự
thế năng oxy hóa tăng dần

187
5.5.2.3. Cơ chế của quá trình phosphoryl hóa
Trong quá trình oxy hóa của cơ chất, năng lượng oxy hóa giải phóng ra được cố định
trong phân tử ATP (tổng hợp ATP). Điều đó có nghĩa là có sự liên quan giữa quá trình
vận chuyển điện tử từ cơ chất hô hấp tới oxy không khí (quá trình oxy hóa) và quá trình
phosphoryl hóa ADP.
Cơ chế của quá trình phosphoryl hóa oxy hóa đã được nhiều tác giả nghiên cứu,
nhưng được quan tâm nhiều nhất là thuyết hóa thẩm của Mitsen (1961). Thuyết này có thể
giải thích cơ chế tổng hợp ATP ở cả trong lục lạp (quá trình quang phosphoryl hóa) và ty
thể (quá trình phosphoryl hóa oxy hóa). Theo Mitsen, cơ sở của sự liên kết dòng điện tử
với sự phosphoryl hóa ở cả lục lạp và ty thể là sự chênh lệch về điện tích và proton (H+)
giữa hai m t màng của 2 bào quan trên do sự vận chuyển điện tử và proton qua màng, còn
gọi là “động lực proton” (proton movies force - Pmf). Động lực proton này cung cấp năng
lượng cho sự tổng hợp ATP.
Sự hình thành động lực proton diễn ra như sau: trong quá trình hô hấp, điện tử tách
ra từ các cơ chất hô hấp được chuyển theo mạch chuyển điện tử vào m t trong của màng
trong của ty thể (matrise) làm cho m t trong của màng tích điện âm; còn proton cũng được
chuyển qua mạch chuyền điện tử ra m t ngoài của màng làm cho m t ngoài trở nên acid.
Kết quả của sự vận chuyển đồng thời đó gây ra sự chênh lệch về điện tích đã hình thành
nên “gradient điện tích” (còn gọi là “thế năng proton”).
Người ta đã xác định được giá trị của động lực proton theo biểu thức:
H+ = F(EM - 0,059 pH)
Trong đó:
F: Số Faraday = 96.490 culong.
EM: Thế năng màng (Vol).
H+: Thế năng proton (KJ/mol H+).
Giá trị của thế năng proton được coi như năng lượng tự do của proton và bằng ít
nhất là 30 kj/mol, đủ để điều khiển sự tổng hợp ATP, vì sự phosphoryl hóa ADP thành
ATP trong điều kiện tiêu chuẩn cần 30 kj/mol.
Ví dụ, màng thylacoid với pH =5 và thế năng màng EM = -150mV được đ t vào
môi trường có pH = 8, khi đó pH = 3. Theo biểu thức trên có thể tính được thế năng
proton H+ = 32 kj/mol H+). ATP được hình thành ở phía chất nền (matrise) của bào
quan (ty thể và lục lạp) trong khi diễn ra dòng vận chuyển ngược lại của H+ . Với ty thể là
từ ngoài vào trong, tức là từ khoảng không gian giữa hai màng vào trong matrise. Với lục
lạp thì ngược lại từ màng trong ra màng ngoài của thylacoid nhờ một chất hoạt động định
hướng là ATP - synthase.
ATP - synthase hoạt động như một cái bơm proton, bơm proton từ ngoài vào trong
màng ty thể sau khi proton được vận chuyển từ trong ra nhờ mạch vận chuyển điện tử. Sự
hoạt động liên tục của chu trình proton đó tạo ra gradient proton, một thành phần của động
lực proton.

188
ATP được tổng hợp trong ty thể được vận chuyển ra ngoài nhờ một hệ vận chuyển
tích cực nằm ở màng trong của ty thể. Màng trong của ty thể khác với màng ngoài (và
màng ngoài của lục lạp) là không thấm với hầu hết các phân tử nh và ion, trong đó có cả
ion H+ . H+ được bơm vào màng nhờ ATP - synthase, còn các chất khác nhờ hệ chất mang
nằm trên màng trong của ty thể.
Như vậy, sự tổng hợp ATP trong ty thể và lục lạp về cơ chế là hoàn toàn giống nhau,
chỉ khác nhau ở nguồn năng lượng cho ATP và chiều hướng vận chuyển điện tử và proton
qua màng ở hai bào quan đó.
5.4.2.4. Hiệu quả của sự tích lũy năng lượng trong hô hấp
Năng lượng giải phóng ra trong quá trình oxy hóa được tính theo công thức:
f = -nF (E1 - E2) = - nFE
Trong đó:
f: Năng lượng giải phóng = 10.000 Jun (tối đa).
n = 2: Số điện tử tham gia phản ứng.
F : Số Faraday (95.500 culong).
4,18: Hệ số chuyển June thành calo.
E1-E2: Hiệu thế năng của hệ thống oxy hóa 1và 2.
Như vậy, muốn tạo được một liên kết cao năng lực vận chuyển 2 điện tử thì hiệu các
thế năng của các hệ thống tham gia phản ứng oxy hóa phải là:

Trị số trên cho biết muốn giải phóng được 12.000 Jun để tạo nên một liên kết cao
năng thì thế năng hệ oxy hóa khử phản ứng với nhau phải khác nhau là 0,26 vol. Do đó,
với thế hiệu giữa hydro và oxy là 1,23 vol, khi chuyển điện tử trên con đường từ hydro tới
oxy có thể tạo được 5 liên kết cao năng (1,23/0,26 > 5).
Tuy nhiên, trong thực nghiệm thu được số liên kết cao năng ít hơn.
5.5.3. Cường độ hô hấp và hệ số hô hấp
Để đánh giá khả năng hô hấp của các nguyên liệu thực vật và của các giống cây trồng
khác nhau, người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu quan trọng là cường độ và hệ số hô hấp.
5.5.3.1. Cường độ hô hấp
* Khái niệm
Cường độ hô hấp (Ihh) được xác định bằng lượng O2 cây hút vào ho c lượng CO2
thải ra hay bằng lượng chất hữu cơ tiêu hao trên một đơn vị khối lượng (ho c diện tích)
nguyên liệu hô hấp trong một đơn vị thời gian.
Ví dụ, mg CO2 bay ra, hay mg O2 hút vào ho c lượng chất hữu cơ tiêu hao/l kg hạt
trong l giờ là cường độ hô hấp của loại hạt đó.

189
* Biến đổi của cường độ hô hấp
Cường độ hô hấp thay đổi nhiều theo các loài khác nhau. Trên cùng một cây, cường
độ hô hấp thay đổi theo từng bộ phận, cơ quan khác nhau. Cơ quan non, đang sinh trưởng
mạnh có hoạt động sống mạnh thì có cường độ hô hấp cao. Giai đoạn nảy mầm, giai đoạn
ra hoa có cường độ hô hấp cao nhất, còn giai đoạn đang ngủ nghỉ có cường độ hô hấp thấp
nhất. Nói chung, các mô già có cường độ hô hấp nh hơn mô non 10 - 20 lần. Cường độ
hô hấp giảm dần theo tuổi cây. Ví dụ, như lá hướng dương 22 ngày tuổi có Ihh = 3 mg
CO2/g chất khô.giờ, đến lúc 36 ngày tuổi Ihh chỉ còn 0,8 mg CO2/g chất khô.giờ.
Bảng 5.1. Cường độ hô hấp ở một số đốì tượng thực vật (mgCO2/g chất khô.24 giờ)
Đối tượng Cường độ hô hấp
Lá lúa mì 138
Củ khoai tây 2,45
Rễ củ cải 6,70
Quả chanh 12,40
Hạt hướng dương 43,70

* Ý nghĩa của cường độ hô hấp


Xác định cường độ hô hấp cho chúng ta đánh giá, so sánh hoạt động hô hấp của các
giống khác nhau hay các giai đoạn sinh trưởng khác nhau để có biện pháp điều chỉnh hô
hấp của chúng có lợi cho con người.
Trong quá trình ngâm ủ hạt giống cho nảy mầm thì ta phải có các biện pháp kích
thích hô hấp để tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm. Có thể giấm ủ để tăng hô hấp,
thúc đẩy sự chín của quả. Ngược lại, ta cần có các biện pháp khống chế hô hấp, giảm
cường độ hô hấp xuống mức tối thiểu để giảm tiêu hao chất hữu cơ trong quá trình bảo
quản nông phẩm.
5.5.3.2. Hệ số hô hấp (Respiration quotient - RQ)
* Khái niệm
RQ được đo bằng tỷ số giữa số phân tử (hay thể tích) của CO2 mà cây thải ra so với
số phân tử (hay thể tích) của O2 hút vào trong quá trình hô hấp ở điều kiện và thời gian
nhất định.
* Biến đổi của RQ
Số phân tử CO2 thải ra bằng số nguyên từ carbone trong phân tử của nguyên liệu,
còn số nguyên từ oxy được sử dụng với l nguyên tử carbone của nguyên liệu thì tăng theo
sự tăng của lượng nguyên tử hydro và giảm theo sự tăng của lượng nguyên từ oxy trong
phân tử nguyên liệu. Bởi vậy, nếu nguyên liệu của hô hấp là những chất giàu hydro và
nghèo oxy so với carbonhydrate như chất béo và protein thì hệ số hô hấp nh hơn l (đối
với chất béo RQ trung bình gần bằng 0, 7, còn với protein thì RQ gần bằng 0, 8).
Nếu nguyên liệu hô hấp là những acid ditricarboxylic bậc thấp giàu oxy như acid
malic, acid citric, acid oxalic thì RQ thường lớn hơn 1.

190
RQ thay đổi tùy theo bản chất của nguyên liệu hô hấp và tình trạng hô hấp (yếm khí
hay hiếu khí) của chúng. Có các trường hợp biến đổi sau đây:
- RQ = 1 khi nguyên liệu hô hấp là các chất glucid và quá trình oxy hóa là triệt để
(háo khí). Ví dụ:
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O

6CO2
RQ = =1
6O2
- RQ < 1 khi nguyên liệu hô hấp là các acid amin, các acid béo ho c protein, lipid...
Ví dụ:
+ Oxy hóa triệt để acid stearic ta có:
C18H36O2 + 26O2 18CO2 + 18H2O

18CO2
RQ = = 0,69
26O2

+ Oxy hóa triệt để glycerin: 3C3H8O + 7O2 6CO2 + 8H2O

+ Các protein khi bị oxy hóa triệt để (giải phóng CO2, H2O và NH3) thì RQ luôn
nh hơn 1 (RQ 0,8).
- RQ > 1 khi nguyên liệu hô hấp là các acid hữu cơ và oxy hóa triệt để.
Ví dụ:
+ Oxy hóa acid oxalic:

+ Oxy hóa acid tatric:


6C4H6O4 + 15O2 = 24CO2 + 18H2O RQ = l,6
+ Oxy hóa acid malic:
C4H6O5 + 3O2 = 4CO2 + 3H2O RQ = l,33
Qua hệ số hô hấp người ta có thể đánh giá được bản chất của chất đã được oxy hóa.
Giá trị của hệ số hô hấp không chỉ thay đổi tùy theo nguyên liệu (hàm lượng oxy, hydro,
carbone) mà còn bị ảnh hưởng bởi những quá trình trao đổi chất không có quan hệ với hô
hấp. Ví dụ, như trong hạt nảy mầm của cây có dầu, các acid béo biến đồi thành
carbonhydrate. Quá trình này là một quá trình oxy hóa nhưng với lượng CO2 thải ra ít cho
nên RQ giảm tới 0,5. Ngược lại, nếu như glucid bị khử tới acid béo (ví dụ, trong các chồi
hạt đang chín của những cây trên) thì hệ số hô hấp lại vượt quá 1.
191
Hệ số hô hấp sẽ bằng l trong trường hợp nguyên liệu hô hấp có tính khử tương
đương với mức khử của phân tử đường. Tế bào được cung cấp đầy đủ oxy và quá trình
oxy hóa xảy ra hoàn toàn cho tới khi tạo ra các sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O như
trong quá trình phân giải đường. Nếu thiếu một trong các điều kiện trên hệ số hô hấp sẽ
thiên về phía lớn hơn ho c nh hơn l (về bản chất của nguyên liệu hô hấp đã nêu ở trên)
còn nếu nguyên liệu hô hấp không được oxy hóa hoàn toàn thì hệ số hô hấp sẽ giảm. Việc
cung cấp oxy cho mô cũng ảnh hưởng lớn đến hệ số hô hấp.
Hệ số hô hấp cũng biến đồi trong các pha sinh trưởng. Trong quá trình nảy mầm của
hạt họ lúa mà chất dự trữ chủ yếu là đường thì hệ sế hô hấp gần bằng l, còn ở những hạt
giàu chất béo như hướng dương, thầu dầu thì sự biến đổi của hệ số hô hấp phức tạp hơn: ở
giai đoạn đầu nảy mầm hệ số hô hấp xấp xỉ bằng l do hạt sử dụng lượng nh đường trong
chúng làm nguyên liệu hô hấp. Sau đó, hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3 - 0,4 do oxy hấp
thụ vào được dùng để biến đổi chất béo thành đường, sau đó hệ sồ hô hấp lại tăng lên 0,7 - 0,8
ho c gần bằng l do đường bắt đầu được tích lũy trong mô.
Hệ số hô hấp khác nhau ở những loài khác nhau, ở những cơ quan khác nhau, các
mô khác nhau của cùng một cây.
Bảng 5.2. Hệ số hô hấp ở một số thực vật
Đối tượng nghiên cứu Hệ số hô hấp
Lá các cây khác nhau có chứa nhiều đường 1,0
Hạt lúa mì nảy mầm 1,0
Hạt cây gai nảy mầm 0,65
Hạt cây gai chín 1,22
Quả táo chín 1,0
- Toàn bộ 1,03
Quả chanh - Thịt quả 2,09
- V quả 0,99

* Tình trạng hô hấp


Khi cây hô hấp yếm khí (thiếu O2) ho c hô hấp kết hợp lên men thì RQ tăng lên và
thường thì lớn hơn 1 ở tất cả nguyên liệu hô hấp.
* Ý nghĩa của RQ .
Xác định RQ cho ta khả năng chẩn đoán được cây đang hô hấp loại chất nào. Nếu
RQ = l thì chắc chắn nguyên liệu hô hấp là glucid. Nếu RQ = 0,7 - 0,8 thì cơ chất là
glicerid hay protein. Nếu RQ > l thì có thể cây đang sử dụng acid hữu cơ để hô hấp hay
cây đang thiếu oxy. Ví dụ, RQ của hạt thóc, ngô,... thường bằng 1. Khi ta xác định RQ của
chúng mà lớn hơn l thì chứng t chúng hô hấp trong điều kiện thiếu oxy. Trong bảo quản
nông phẩm, việc xác định RQ cho nguyên liệu hô hấp giúp ta đề xuất các biện pháp bảo
quản thích hợp. Theo nguyên tắc thì nguyên liệu hô hấp nào có RQ càng nh thì cần nhiều
oxy hơn để hô hấp, vì vậy mà biện pháp bảo quản càng ch t chẽ hơn để ngăn ch n oxy
tiếp xúc với nguyên liệu hô hấp. Ví dụ, biện pháp bảo quản với hạt đậu đỗ thì đòi h i cẩn

192
thận và ch t chẽ hơn hạt ngũ cốc,... như sử dụng phương pháp bảo quản kín (trong túi
polietilen hay chum vại) cho các hạt đậu đỗ.
Trong sản xuất, việc xác định RQ giúp ta đề xuất các biện pháp gieo và chăm sóc
cây trồng hợp lý hơn. Khi gieo hạt hay chăm sóc cây trồng ta cần cung cấp nhiều oxy để
tăng cường độ hô hấp. Vì vậy, với các hạt ho c cây trồng có RQ càng nh thì càng cần
nhiều oxy hơn nên biện pháp làm đất kĩ hơn… Ví dụ, như đất trồng đậu tương thì phải xới
xáo tơi xốp hơn đất trồng ngô. Khi g p mưa cần phá váng để cung cấp oxy cho rễ cây,
ruộng nào có RQ càng nh phải ưu tiên xới xáo trước…
5.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của thực vật
5.6.1. Hô hấp với một số quá trình sinh lý trong cây
5.6.1.1. Hô hấp và quang hợp
Hô hấp và quang hợp là hai chức năng sinh lý quan trọng quyết định quá trình trao
đổi chất và năng lượng trong cây. Mối quan hệ giữa hai quá trình này quyết định sự tích
lũy trong cây nên quyết định năng suất cây trồng.
* Quan hệ nghịch
Hai quá trình này diễn ra trong cây gần như theo chiều hướng trái ngược nhau như
phương trình hóa học tổng quát, quá trình trao đổi khí, trao đổi chất và năng lượng.
* Quan hệ thống nhất
Hai quá trình này thống nhất về đường hướng hóa hoạc giữa hai quá trình, giữa
chúng có những sản phẩm chung nhau và rất khó phân biệt được chúng xuất phát từ quá
trình nào, nhất là khi hai quá trình cùng xảy ra trong một tế bào. Ví dụ:
- Sản phẩm trung gian giống nhau: Các đường triosephosphate (APG, AlPG...),
các hexosephosphate (glucosephosphate, fructosephosphate...), các pentose và
pentosephosphate...
- Các enzyme giống nhau: NAD (NADH), FAD (FADH), NADP (NADPH)...
- Cả hai quá trình đều tiến hành phosphoryl hóa để tổng hợp ATP từ ADP và P vô cơ
bằng phản ứng phosphoryl hóa, chỉ có khác nhau về nguồn gốc năng lượng được tích lũy
là từ ánh sáng (trong quang hợp) hay từ liên kết hóa học trong các chất hữu cơ:

Năng lượng
ADP + Pi ATP
Trong một quần thể cây trồng, mối quan hệ giữa hai quá trình này được biểu thị
bằng khả năng tích lũy của chúng, tức là năng suất sinh học. Năng suất sinh học là kết quả
của lượng chất hữu cơ được tạo ra trong quang hợp trừ đi lượng chất hữu cơ tiêu hao trong
hô hấp.
* Điều chỉnh mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp trong quần thể cây trồng
- Để một quần thể có năng suất cao, một m t cần nâng cao hoạt động quang hợp tạo
chất hữu cơ, m t khác cần giảm hô hấp vô hiệu đến mức tối thiểu.
- Khi một quần thể có diện tích lá quá cao thì mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
trở nên xấu đi. Các tầng lá ở phía dưới bị che khuất ánh sáng nên thường nhận ánh sáng
dưới điểm bù, vì vậy chúng chỉ tiêu hao chất hữu cơ mà không tạo ra chất hữu cơ để tích
193
lũy. Các tầng lá trên có nhiệm vụ sản xuất chất hữu cơ để nuôi các tầng lá dưới và toàn
cây. Nếu tầng lá nhận ánh sáng dưới điểm bù nhiều hơn tầng lá trên điểm bù thì quần thể
đó chẳng những không có tích lũy mà sẽ không duy trì được lâu.
Vì vậy, trong quần thể phải điều chỉnh mối quan hệ này bằng cách điều chỉnh diện
tích lá đạt được mức tối ưu, tức quần thể có tích lũy cao nhất, có mối quan hệ giữa quang
hợp và hô hấp được điều hòa ở mức tối ưu.
5.6.1.2. Hô hấp và hút nước
Sự hấp thụ nước và vận chuyển nước đi lên các bộ phận trên m t đất rát cần năng
lượng được cung cấp từ quá trình hô hấp của cây, đ c biệt là hệ thống rễ. Nếu hô hấp của
rễ bị ức chế thì sự xâm nhập nước và rễ bị chậm và có thể bị ngừng.
Ta có thể quan sát hiện tượng đó khi cây bị ngập úng, do thiếu oxy mà rễ cây hô hấp
yếm khí, không đủ năng lượng cho hút nước nên cây bị héo.
Hạn sinh lý có thể xảy ra khi thiếu oxy trong đất, cây không hút đủ nước bù đắp cho
lượng nước thoát đi và chúng bị mất cân bằng nước. Để khắc phục hạn sinh lý, phải tìm
cách đưa oxy vào đất cho rễ cây hô hấp như chống úng, sục bùn, phá váng, làm cho đất tơi
xốp khi gieo...
5.6.1.3. Hô hấp và hút khoáng
Trong trường hợp sự xâm nhập của chất khoáng vào rễ ngược gradient nồng độ thì
nhất thiết phải được cung cấp năng lượng. Vì vậy, hô hấp của rễ là rất cần thiết cho quá
trình vận chuyển chất khoáng chủ động. Nếu hô hấp của rễ bị yếu ho c ngừng thì hút
khoáng cũng bị ngừng. Do vậy, việc bón phân kết hợp với cung cấp đủ oxy như làm c ,
xáo xới, vun luống,... sẽ làm tăng hiệu quả của việc sử dụng phân bón.
Hô hấp tạo ra các nguyên liệu cho quá trình trao đổi các ion khoáng trong dung dịch
đất và trên keo đất. Hô hấp của rễ tạo ra CO2. CO2 tác dụng với H2O để tạo ra H2CO3 rồi
phân ly:
CO2 + H2O H2CO3 H+ + HCO3-
Ion H+ sẽ làm nguyên liệu để trao đổi với các cation (K+, Ca2+, NH4+...) còn HNO3-
sẽ trao đổi với các anion (NO3-, PO43-...) để các ion được trao đổi hút bám trên bề m t rễ
sau đó vận chuyển vào bên trong rễ.
Hô hấp tạo ra các chất nhận để kết hợp với ion khoáng và đưa vào trong cây.
- Quá trình hô hấp tạo ra nhiều cetoacid (trong chu trình Krebs). Chúng kết hợp với
NH3 để tạo nên các acid amin trong rễ và đưa N và quá trình trao đổi chất. Vì vậy, khi bón
phân đạm thì hô hấp của cây tăng để đồng hóa và giải độc amonium. Bón phân đạm kết
hợp với làm c , xới xáo có hiệu quả cao nhất.
- Phosphore muốn được đồng hóa thì trước hết phải kết hợp với ADP để tạo nên
ATP và sau đó phosphore sẽ đi vào các hợp chất khác nhau trong quá trình trao đổi chất
của cây. Vì vậy, quá trình phosphoryl hóa trong hô hấp là điều kiện cần thiết cho việc
đồng hóa phosphore.

194
5.6.1.4. Hô hấp và tính chống chịu của cây đối với các điều kiện bất lợi
* Hô hấp và tính chịu nóng và chịu phân đạm của cây
Nhiệt độ cao và thừa đạm có thể làm cho cây trồng chết. Trong điều kiện nhiệt độ
cao, protein bị phân hủy và giải phóng NH3 tích lũy, gây độc cho cây. Như vậy, nguyên
nhân chủ yếu làm cây chết nóng cũng tương tự như sự dư thừa NH3 khi thừa đạm trong
cây, gây độc amonium cho cây trồng.
Vai trò của hô hấp là tạo ra các cetoacid để đồng hóa NH3 làm giảm nồng độ của nó
trong cây và cây chịu được nóng cũng như thừa phân đạm. Vì vậy, sự tăng hô hấp khi g p
nóng cũng như bón nhiều phân đạm ở những thực vật chịu nóng và chịu phân đạm có ý
nghĩa quan trọng giúp cây chống được điều kiện bất lợi đó.
* Hô hấp và tính chống chịu sâu bệnh, tính miễn dịch của thực vật
Tính miễn dịch của cây thuộc phạm trù bệnh cây. Dưới gốc độ sinh lý thực vật,
chúng ta chỉ nêu lên vai trò của hô hấp đối với tính chống chịu bệnh của cây.
- Tăng cường độ hô hấp khi cây bị bệnh là một phản ứng thích nghi của cây chống
lại bệnh. Sự tăng hô hấp là kết quả của tăng hô hấp của cả cây chủ và cả vi sinh vật gây bệnh.
Khi bị bệnh thì tồn tại hiệu ứng tách rời giữa quá trình hô hấp và phosphoryl hóa
làm giảm ATP, tăng phosphore vô cơ và đ c biệt năng lượng sản sinh dưới dạng nhiệt làm
tăng nhiệt độ cơ thể.
Các giống chống chịu bệnh khác cơ bản với các giống kém chống chịu bệnh là sự
tách rời giữa hai quá trình này ít hơn và ATP vẫn được hình thành bình thường.
- Hô hấp của cây chủ có tác dụng làm yếu độc tố do vi sinh vật tiết ra bằng cách oxy
hóa chúng và làm giảm hoạt tính của các enzyme thủy phân của các vi sinh vật.
Các sản phẩm do oxy hóa trong hô hấp tạo ra như các phenol, quinol, tanine,... có
thể xem là các chất có tác dụng sát trùng và chúng được hình thành mạnh khi cây bị bệnh.
- Hô hấp cung cấp năng lượng để cây có thể chống chịu với sự xâm nhập và hoạt
động của các vi sinh vật trong cơ thể...
Do vậy, hô hấp của cây có ý nghĩa quan trọng trong tính miễn dịch của thực vật.
Việc tăng cường độ hô hấp trong cây bị bệnh là phản ứng tự vệ của cơ thể chống lại các vi
sinh vật gây bệnh.
5.6.2. Ảnh hưởng của một số điều kiện ngoại cảnh đến hô hấp
5.6.2.1. Nhiệt độ
Hô hấp bao gồm các phản ứng hóa sinh dưới sự xúc tác của các enzyme. Vì vậy, hô
hấp cũng tuân theo quy luật Vant Hoff và hệ số Q10 của hô hấp bằng 2. Tuy nhiên, thực
vật là cơ thể sống nên quy tắc Vant Hoff chỉ đúng trong một giới hạn nhất định. Cường độ
hô hấp tăng khi nhiệt độ trong giới hạn chưa làm tổn thương sinh chất và hoạt động sống
bình thường của tế bào. Vượt quá giới hạn đó hô hấp không bình thường nữa.
- Nhiệt độ tối thấp: nhiệt độ hô hấp mà cây bắt đầu có biểu hiện hô hấp khoảng
-10 C đến 0oC tùy theo loài và vùng sinh thái mà nó sống. Thậm chí, một số thực vật vùng
o

hàm đới như thông lá nhọn có thể hô hấp ở -25oC.

195
- Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp là khoảng 35oC. Nhiệt độ tối ưu ngắn hạn thực
nghiệm là khoảng 40oC. Đây là nhiệt độ tối ưu giả tạo vì duy trì lâu ở nhiệt độ này cây sẽ
suy kiệt và bị tổn thương.
- Giới hạn trên của nhiệt độ mà ở đó hô hấp còn diễn ra được (nhiệt độ tối cao) ở đa
số thực vật khoảng 45 - 50oC. Ở nhiệt độ quá cao thì protein bị biến tính, cấu trúc của
nguyên sinh chất bị phá hủy và hệ enzyme, đ c biệt là các enzyme hô hấp bị mất hoạt
tính. Tuy nhiên, các thực vật chống chịu nóng có thể thích nghi được khi nhiệt độ tăng cao
như một số vi khuẩn và tảo chịu nóng ở các suối nước nóng 60 - 80oC.
Sự thích nghi của hô hấp đạt được chủ yếu là do sự biến đổi về m t định tính của hệ
enzyme hô hấp.
5.6.2.2. Hàm lượng nước của mô
Hàm lượng nước trong mô ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp của chúng. ảnh hưởng
của hàm lượng nước trong mô phụ thuộc vào đ c điểm sinh thái của nó. Đối với đại bộ
phận cây, hoạt tính hô hấp giảm khi thiếu nước. Riêng đối với những mô mọng nước, hô
hấp tăng khi cây héo.
Có thể chia thành hai loại mô để xem xét ảnh hưởng của nước đến hô hấp là các loại
hạt và các mô tươi sống.
- Với các loại hạt như hạt hòa thảo và các hạt giống khác thì hàm lượng nước trong
mô càng giảm thì hô hấp càng giảm và ngược lại. Khi hạt lúa, lúa mì, ngô,... phơi khô
trong không khí với hàm lượng nước trong hạt khoảng 12% thì cường độ hô hấp rất thấp
(I = 1,5mg CO2/kg hạt khô. giờ). Khi độ ẩm tăng lên 14 - 15% thì hô hấp tăng lên 4 - 5
lần. Khi tăng hàm lượng nước lên 30 - 35%, cường độ hô hấp tăng lên hàng nghìn lần. Hô
hấp chủ yếu là hô hấp vô hiệu làm làm khối hạt nóng lên gọi là hiện tượng “tự nhiệt”. Ví
dụ, như khi ta thu hoạch lúa về chưa phơi được mà ủ đống thì nhiệt độ trong khối hạt tăng
lên rất nhanh.
Người ta xác định độ ẩm tới hạn của hạt là độ ẩm mà trong chúng bắt đầu xuất hiện
nước tự do và tham gia hoạt hóa các phản ứng hóa sinh, bắt đầu tăng cường độ hô hấp
trong hạt. Độ ẩm tới hạn của hạt là 12 - 15%. Đối với đại bộ phận cây họ lúa (ngũ cốc) độ
ẩm tới hạn là 14,5 - 15,5%, còn đối với cây có dầu là 8 - 9%. Độ ẩm thấp hơn độ ẩm tới
hạn thì nước tồn tại dưới dạng liên kết keo và không tham gia phản ứng. Vì vậy, ta phải
phơi khô hạt để có độ ẩm dưới độ ẩm tới hạn trước khi đưa vào bảo quản. Trong trường
hợp cần kích thích nảy mầm, chỉ cần ngâm hạt vào nước, lập tức hô hấp tăng nhanh và
phôi hạt được phát động sinh trưởng ngay.
- Với các mô tươi sống như rau, quả, hoa,... thì ảnh hưởng của nước đến hô hấp
phức tạp hơn. Thông thường thì khi độ ẩm bảo hòa hay gần bảo hòa thì cường độ hô hấp
nh nhất.
Khi độ ẩm trong chúng giảm thì ban đầu cường độ hô hấp tăng lên nhưng khi mất
nước quá nhiều thì hô hấp lại giảm xuống. Trong trường hợp thiếu nước, tỷ lệ hô hấp vô
hiệu thường cao.
Vì vậy, biện pháp bảo quản các loại rau, hoa, quả là giử độ ẩm bão hòa, tránh bị héo.
Nếu bảo quản trong kho lạnh, tủ lạnh thì cần đựng trong túi polyethylene để tránh mất nước.

196
- Mối quan hệ giữa hàm lượng nước trong mô và hô hấp còn liên quan ch t chẽ với
nhiệt độ.

5.6.2.3. Thành phần khí O2 và CO2


* Ảnh hưởng của O2
Nồng độ O2 trong khí quyển là 21%. Hàm lượng O2 tối ưu cho hô hấp là 20%. Nếu
giảm hàm lượng O2 đến 10% thì chưa ảnh hưởng nhiều đến hô hấp. Nếu giảm hàm lượng
O2 dưới 10% sẽ ảnh hưởng đến hô hấp, giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang hô hấp
yếm khí , bất lợi cho cây. Nếu duy trì lâu ở trạng thái yếm khí, cây sẽ chết.
Vì vậy, cần tránh tình trạng hô hấp yếm khí cho cây trồng bằng các biện pháp cung
cấp O2 cho rễ cây hô hấp.
Tuy nhiên, cần lưu ý là thành phần khí trong mô khác thành phần khí ngoài khí
quyển. Trong mô hàm lượng O2 thường thấp (7 - 18%).
* Ảnh hưởng của CO2
Hàm lượng CO2 trong không khí là 0,03%. Trong mô hàm lượng này cao hơn nhiều
(khoảng 1 - 7,5%). Nếu hàm lượng CO2 tăng lên cao sẽ ức chế hô hấp. Vì vậy, mà người
ta thường bảo quản kín để tăng nồng độ CO2 trong túi nông phẩm, gây ức chế hô hấp, làm
tăng hiệu quả bảo vệ nông phẩm.
Trong bảo quản người ta có thể sử dụng khí CO2 và N2 để khống chế hô hấp làm
tăng hiệu quả của việc bảo vệ nông sản.
5.5.2.4. Dinh dưỡng khoáng
Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến hô hấp khá phức tạp. Chúng có thể ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp, ảnh hưởng riêng rẽ hay tổng hợp.
- Một số nguyên tố khoáng tham gia vào hình thành bộ máy hô hấp (ty thể). N và S
tham gia vào thành phần của protein cấu tạo nên ty thể. P tham gia thành phần phospholipid
cấu tạo nên màng ngoài và màng trong của ty thể.
- Nhiều nguyên tố tham gia hoạt hóa các enzyme hô hấp. N là thành phần của
protein trong enzyme; Fe có m t trong thành phần của cytochrome, feredoxine, catalase...;
P có trong thành phần của NAD, FAD, NADP; S có trong acetyl-S~CoA và rất nhiều
nguyên tố vi lượng hoạt hóa nhiều enzyme hô hấp...

197
- Các ion khoáng ảnh hưởng gián tiếp đến hô hấp qua việc làm thay đổi tính thấm
của màng, thay đổi điện thế oxy hóa khử,... từ đấy ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng
các phản ứng trong quá trình hô hấp.
5.7. Vai trò của hô hấp với đời sống của thực vật và ứng dụng thực tiễn
5.7.1. Hô hấp là khâu trung tâm của quá trình trao đổi chất trong tế bào thực vật
Hô hấp là trung tâm liên kết sự trao đổi chất glucid, protein và chất béo. Trong quá
trình oxy hóa nguyên liệu của hô hấp sẽ tạo nên những sản phẩm trung gian. Chính những
hợp chất này là sợi dây liên kết các m t khác nhau của quá trình trao đổi chất thống nhất
trong cơ thể. Nhiều sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp lại là những chất tiền thân
cho những quá trình sinh tổng hợp, là những chất bị cuốn hút vào các vòng trao đổi chất
khác của tế bào.
Hô hấp đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các quá trình trao đổi glucid và
các chất chứa N. Về m t này thì các ceto acid được hình thành trong giai đoạn đường
phân và chu trình Krebs chiếm một vị trí đ c biệt. Các ceto acid này (acid pyruvic, acid
cetoglutaric, acid oxaloaxetic) khi được amine hóa sẽ biến đổi thành những acid amine
tương ứng (alanine, acid glutamic, acid asparaginic) đóng vai trò trung tâm trong quá trình
tổng hợp cũng như trao đổi các acid amin và các chất protein.
Trong quá trình oxy hóa đã tạo nên những chất tiền thân cho việc sinh tổng hợp
vòng thơm. Chẳng hạn như acid phosphore enolpyruvic được tạo nên trong quá trình
đường phân và erythrose-4-phosphate được tạo nên trong con đường pentose phosphate là
những chất tiền thân đó. Các chất này khi bị ngưng kết sẽ tạo nên acid sikimic. Từ acid
này sẽ hình thành hàng loạt các chất thơm khác nhau, ví dụ, như các acid amin phenyl
alanine, triptophan và vòng của phenol, anthocyan.
Hô hấp còn là khâu liên kết sự trao đổi glucid và các chất béo. Trong quá trình
đường phân tạo ra aldehyd-3-phosphoregliceric là chất cần cho tổng hợp glycerin tham gia
vào thành phần của chất béo. Acid pyruvic, sản phẩm cuối cùng của con đường đường
phân, qua quá trình decarboxyl hóa oxy hóa sẽ tạo ra acetyl - CoA là nguyên liệu xây
dựng cơ bản trong tổng hợp các acid béo và sterol.
Thông qua con đường oxy hóa pentosephosphate sẽ tạo nên các pentose cần cho
tổng hợp các acid nucleic, các enzyme flavin cũng như các cấu phần của hệ adenin. Ngoài
ra, con đường pentosephosphate còn tạo ra đường ribulose trở thành chất nhận CO2 trong
quá trình quang hợp (ribulosediphosphate). Con đường pentosephosphate và chu trình
Calvin trong quang hợp giống nhau không những ở các sản phẩm trung gian mà còn ở hệ
enzyme xúc tác chúng.
Như vậy, hô hấp không thể coi như chỉ đơn thuần là một quá trình dị hóa. Trong một
mức độ nào đó hô hấp là một quá trình đồng hóa, một quá trình đã tạo nên những sản
phẩm khác nhau cần thiết cho việc sinh tổng hợp nhưng thành phần quan trọng nhất của
sinh chất.

198
5.7.2. Nguồn năng lượng cho cây
Ngoài vai trò cung cấp các sản phẩm trung gian cho các quá trình trao đổi chất như
đã phân tích ở trên, việc cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể là m t thứ
hai nhưng chủ yếu nhất của quá trình hô hấp.
Trước hết, hô hấp cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh tổng hợp.
Ở các cơ thể dị dưỡng (hấp thụ các chất hữu cơ đã có sẵn) năng lượng giải phóng ra
trong hô hấp được dùng cho nhiều mục đích khác trong cơ thể, trong đó có các quá trình
sinh tổng hợp. Tuy nhiên, không phải là chúng có thể tổng hợp được tất cả các chất cần
thiết (ví dụ, động vật có vú không có khả năng tổng hợp một số acid amine được gọi là
acid amine "không thay thế", các vitamine và hàng loạt các hợp chất khác). Còn các cơ thể
tự dưỡng trong đó có thực vật có khả năng sinh tổng hợp tốt hơn nhiều. Thực vật có khả
năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ là CO2 và H2O, amoniac và các nitrat. Để
thực hiện quá trình tổng hợp loại nàv đòi h i nhiếu năng lượng gấp bội so với quá trình
sinh tổng hợp ở động vật.
Quang hợp chính là nguồn cung cấp năng lượng cho sự tổng hợp đó. Như vậy trong
cây xanh không chỉ hô hấp mà cả quang hợp là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào sống.
Năng lượng được giải phóng ra trong các quá trình phosphoryl hóa oxy hóa và phosphoryl
hóa quang hóa sẽ được cố định lại trong các liên kết cao năng trong phân tử ATP.
Như vậy, ATP là nguồn năng lượng cơ bản trong cơ thể, là chất dự trữ năng lượng
vạn năng của cơ thể.
Ngoài ATP, một số nucleotid khác cũng có năng lượng dự trữ khá lớn. Tuy nhiên,
nguồn năng lượng để hình thành các hợp chất này cũng lại vẫn là ATP. Ngoài việc cung
cấp năng lượng cho các quá trình sinh tổng hợp là chủ yếu, hô hấp còn cung cấp năng
lượng cho hàng loạt quá trình khác như sự phân chia tế bào, sự hút các chất khoáng qua hệ
rễ, sự xâm nhập của các chất từ ngoài vào tế bào ngược với gradient nồng độ, sự chuyển
vận của các chất trong cây, sự chuyển động của cây...
5.7.3. Ý nghĩa của hô hấp đối với bảo quản và thực tế sản xuất
* Ý nghĩa của hô hấp đối với việc bảo quản các đối tượng thực vật
Hô hấp có một ý nghĩa lớn đối với việc bảo quản các đối tượng thực vật. Hiểu được
mối liên quan giữa hô hấp với các điểu kiện ngoại cảnh, có thể điều khiển các đối tượng
bảo quản, giữ được chất lượng theo mục đích của mình.
Trước đây, trong một thời gian dài người ta quan niệm hô hấp chỉ đơn thuần là một
quá trình phân giải các chất dinh dưỡng nên có hại cho bảo quản và càng hạ thấp cường
độ hô hấp càng có lợi cho việc bảo quản. Người ta đã quên rằng hô hấp chính là một điều
kiện cần thiết cho cơ thể sống, sự vi phạm quá trình này sẽ làm cho tế bào sống bị chết và
gây hại cho đối tượng bảo quản.
Với quan điểm hiện nay người ta đã nhận ra rằng, trong quá trình bảo quản các đối
tượng thực vật sống, cần phải tạo ra những điều kiện đảm bảo cho hô hấp vẫn xảy ra bình
thường với cường độ thấp nhưng vẫn đảm bảo cho các quá trình trao đổi chất diễn ra
bình thường.

199
* Hậu quả của hô hấp đối với bảo quản nông sản
- Hô hấp làm hao hụt lượng chất khô.
Trong thời kỳ dinh dưỡng, tiêu hao chất hữu cơ trong hô hấp được bù đắp bằng hoạt
động quang hợp. Còn trong bảo quản, hô hấp chỉ làm giảm khối lượng và chất lượng nông
phẩm. Do vậy nếu cường độ hô hấp mạnh thì nông phẩm phân hủy rất nhanh.
- Hô hấp làm tăng độ ẩm của khối hạt.
Hô hấp giải phóng ra nước. Nước được tích tụ lại làm tăng độ ẩm của nông phẩm.
Khi độ ẩm tăng thì hô hấp lại tăng và vi sinh vật hoạt động mạnh hơn.
- Hô hấp làm tăng nhiệt trong khối hạt.
Hô hấp sản sinh ra nhiệt tự do làm tăng nhiệt độ trong khối nông sản, gọi là hiện
tượng tự nhiệt. Nhiệt độ tăng kích thích hô hấp và hoạt động của vi sinh vật lại tăng nhanh
quá trình phân hủy nông sản.
- Hô hấp làm thay đổi thành phần của không khí trong khoảng trống bao quanh khối
hạt. Hàm lượng O2 thì giảm đi, còn CO2 được tích lũy lại trong quá trình hô hấp. Nếu hàm
lượng O2 giảm quá mức và CO2 tăng lên nhiều trong môi trường bảo quản thì hô hấp có
thể chuyển sang hô hấp yếm khí. Hô hấp yếm khí sẽ phân hủy nhanh chóng các chất hữu
cơ trong nông sản...
* Một số biện pháp
Có một số biện pháp để điểu chỉnh hô hấp của đối tượng khi bảo quản, trong đó
đáng lưu ý là chế độ nhiệt và độ ẩm. Sự điều hòa nhiệt độ và độ ẩm phải tùy theo đ c
điểm của các đối tượng khi bảo quản.
- Hạ thấp nhiệt độ:
Hạ thấp nhiệt độ sẽ làm giảm cường độ hô hấp và sự mất mát chất dinh dưỡng. Nhiệt
độ thấp còn có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, làm giảm sự thoát
hơi nước (một điểm đ c biệt có ý nghĩa khi bảo quản những đối tượng mọng nước).
Nhiệt độ tối ưu đối với các đối tượng bảo quản khác nhau thường khác nhau rất nhiều.
+ Ví dụ, nhiệt độ bảo quản tối ưu đối với bắp cải là loC, đối với khoai tây: Khoảng
4oC, đối với các loại quả cam, quýt, chanh,... ở 6oC.
+ Đối với hạt nhiệt độ tối ưu có cao hơn.
+ Đ c biệt đối với nhiều loại hạt và củ để giống (như hoa loa kèn, khoai tây...) thì
việc bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp còn có hiệu ứng rất quan trọng đó là chúng
được xuân hóa. Khi đem gieo trồng vụ sau, chúng rút ngắn thời gian sinh trưởng, ra hoa
sớm, sinh trưởng tốt...
- Điều chỉnh độ ẩm:
Độ ẩm của đối tượng bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến hô hấp, vấn đế này đ c biệt có
ý nghĩa khi bảo quản hạt. Đối với những hạt ngũ cốc độ ẩm tối ưu khoảng 11 - 12% độ ẩm
tới hạn là khoảng 14 - 15%.
Vì hô hấp sản sinh ra nước làm độ ẩm của hạt tăng lên, nên thỉnh thoảng phải phơi
lại hạt để đưa độ ẩm về độ ẩm an toàn.
- Thành phần của không khí: Thành phần của không khí nơi bảo quản cũng có ý
nghĩa rất lớn đối với việc bảo quản. Việc giảm nồng độ O2 và tăng nồng độ CO2 sẽ làm
200
giảm cường độ hô hấp đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Tuy
nhiên, nồng độ O2 và CO2 cho phép biến thiên rất nhiều ở các đối tượng bảo quản. Người
ta có thể dùng phương pháp nhân tạo để tạo ra thành phần khí thích hợp ở kho bảo quản.
Những đối tượng thường được bảo quản là rau, quả, củ và hạt.
- Bảo quản rau quả:
+ Trong việc bảo quản các loại rau, quả, củ, nhân tố chủ yếu là nhiệt độ chứ không
phải độ ẩm như đối với hạt vì độ ẩm ở những đối tượng này vốn đã cao. Nhiệt độ tốt nhất
cho bảo quản rau, quả là khoảng gần 0oC. Thường thì người ta bảo quản chúng trong nhà
lạnh ở nhiệt độ không quá 3 - 7oC.
+ Ngoài nhiệt độ trong bảo quản rau quả, người ta còn điều chỉnh chế độ khí bằng
cách tạo môi trường khí giàu CO2. Tuy nhiên, biện pháp này cũng tùy thuộc vào các đối
tượng cụ thể, chẳng hạn nó tốt đối với việc bảo quản táo, lê, cà rốt nhưng lại không có lợi
cho bảo quản cam quýt, cải bắp, hành, khoai tây, khoai lang... Quả chưa chín nếu thiếu
oxy thì ảnh hưởng đến sự chín sau thu hoạch...
+ Với các loại rau, hoa quả cần giữ trong điều kiện độ ẩm gần bão hòa bằng tưới
ho c phun nước. Nếu độ ẩm giảm thì hô hấp vô hiệu của chúng tăng lên. Đối với hoa quả
thì cần hạn chế bị héo.
Trong quá trình bảo quản của quả (đ c biệt là ngay sau khi thu hoạch) nhiều loại quả
ví dụ táo, chuối, lê, cà chua,… có sự tăng đột ngột của hô hấp (thải CO2 và hấp thụ O2)
gọi là hô hấp khủng hoảng hay hô hấp trội đỉnh (climateric). Hiện tượng này thường liên
quan với sự phân giải của một số chất như pectin ở trong thành tế bào ho c sự thủy phân
tinh bột thành đường.
Người ta còn dùng cả biện pháp hóa học trong bảo quản quả (ngâm quả trong acid
sunfuarous). Trạng thái chín của quả cũng ảnh hưởng đến việc bảo quản. Những quả chưa
chín khi hô hấp sẽ tích lũy các sản phẩm của hô hấp yếm khí là rượu ethylic và acetaldehyd.
Những quả này khó bảo quản và chất lượng bị giảm trong quá trình bảo quản.
- Bảo quản hạt: Trong khi bảo quản hạt đã diễn ra cả hai dạng của quá trình hô hấp
là hô hấp hiếu khí và hô hấp yếm khí (lên men rượu).
Trong bảo quản hạt cường độ hô hấp có ý nghĩa lớn. Cường độ hô hấp lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố trong đó độ ẩm của khối hạt là nhân tố chủ yếu. Hạt càng ẩm hô hấp
càng mạnh. Vì vậy, trước khi cho vào kho bảo quản người ta phải phơi khô hạt đảm bảo
cho hạt có độ ẩm dưới độ ẩm tới hạn (độ ẩm tới hạn của hạt các cây họ lúa là 14 - 15%
của các cây có dầu thấp hơn từ 8 - 9%).
Ngoài độ ẩm thì chế độ nhiệt, độ thoáng khí của khối hạt cũng có ý nghĩa lớn trong
quá trình bảo quản. Người ta cũng có thể bơm nitơ vào kho bảo quản nhằm làm giảm
lượng oxy và do đó hạn chế hô hấp.
5.7.4. Vai trò của hô hấp đối với thực vật
- Hô hấp cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động của cây. Nếu như trong
quang hợp, năng lượng ánh sáng m t trời được tích lũy vào trong các hợp chất hữu cơ thì
trong quá trình hô hấp, năng lượng đó lại được giải phóng ra để cung cấp cho các hoạt

201
động sống của cây như quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào, của cây; quá trình
hút và vận chuyển nước, vật chất trong cây; quá trình vận động...
- Quá trình hô hấp tạo ra nhiều hợp chất trung gian, chúng là nguyên liệu khởi đầu
cho việc tổng hợp nên các chất hữu cơ khác nhau trong cơ thể. Do đó, không thể xem hô
hấp như là quá trình phân giải đơn thuần mà nó còn mang ý nghĩa đối với quá trình tổng
hợp nữa.
- Hô hấp tạo nên cơ sở năng lượng và nguyên liệu giúp cây chống chịu với các điều
kiện ngoại cảnh bất lợi như chịu bệnh, chịu nóng, chịu rét...
Trong sản xuất, việc hiểu biết về hô hấp giúp ta đề xuất các biện pháp điều chỉnh hô
hấp theo hướng có lợi có lợi cho con người như giảm thiểu hô hấp vô hiệu, tránh hô hấp
yếm khí và khống chế hô hấp trong quá trình bảo quản nông sản để giảm thiểu sự hao hụt
chất hữu cơ do hô hấp.

TÓM TẮT CHƯƠNG


- Hô hấp là một chức năng sinh lý quan trọng, là trung tâm của quá trình trao đổi
chất và các hoạt động sinh lý xảy ra trong cây. Nó cung cấp năng lượng cho tất cả các
hoạt động sống của thực vật và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
- Chương học này cung cấp kiến thức về cấu trúc liên quan đến chức năng của ty
thể, vai trò của các yếu tố cấu trúc của ty thể. Quá trình phân giải hóa chất hữu cơ bắt
nguồn từ tế bào chất, sau đó là khoang ở ty thể và kết thúc ở màng trong của ty thể với kết
quả cuối cùng là tạo ra các phân tử ATP.
- Chương học này còn đề cập đến mối quan hệ giữa các điều kiện ngoại cảnh như
nhiệt độ, ẩm độ, nồng độ O2 và CO2 trong không khí,... với hoạt động hô hấp của cây.
Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh hô hấp của cây trồng trên đồng ruộng cũng
như trong bảo quản nông sản sau thu hoạch theo hướng có lợi cho con người.

ÔN TẬP

1. Cấu tạo của ty thể phù hợp với chức năng của nó.
2. Phân tích cơ chế và vai trò của quá trình đường phân.
3. Điều kiện và nơi thực hiện chu trình Krebs. Tóm tắt cơ chế và ý nghĩa của chu
trình này đối với thực vật.
4. Các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí theo chu trình Krebs (tính từ glucose)
và hiệu quả năng lượng của quá trình này.
5. Ảnh hưởng của nước đến quá trình hô hấp của thực vật và một số ứng dụng trong
thực tế.
6. Hô hấp có lợi hay có hại. Giải thích. Hô hấp sáng ở nhóm thực vật C3 và thực vật
C4. Phân tích nguyên nhân.
7. Quá trình phosphoryl hóa trong hô hấp. Ví dụ, bằng quá trình phân giải hiếu khi
glucose qua chu trình Krebs (từ nguyên liệu đầu tiên là glucose).
8. Hô hấp sáng, cơ chế và ý nghĩa.

202
Chương VI
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
6.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển
Các quá trình sinh lý của cây như sự trao đổi nước, quang hợp, hô hấp, sự vận
chuyển và phân bố chất hữu cơ trong cây, sự dinh dưỡng khoáng và N của cây,... xảy ra
một cách đồng thời và luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Kết quả hoạt động tổng hợp
của các quá trình trên là làm cho cây lớn lên, ra hoa, kết quả rồi già và chết. Tất cả những
biểu hiện đó của cây là quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Sinh trưởng, phát triển của thực vật được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau.
Theo Libbert (1979), sinh trưởng và phát triển được định nghĩa như sau:
- Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế
bào, mô; toàn cây và kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối
của chúng. Nói chung, sinh trưởng là sự tăng trưởng về m t lượng.
- Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây để dẫn đến
sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng. Nói chung, phát triển là phạm trù biến
đổi về chất.
Ví dụ, về sự sinh trưởng như sự phân chia, sự dãn, sự già,... của tế bào; sự tăng kích
thước của quả, lá, hoa,... sự nảy lộc, đơm chồi, sự đẻ nhánh... Các biểu hiện này không thể
đảo ngược được. Còn sự tăng kích thước và khối lượng hạt do hút nước vào không thể
xem là sinh trưởng vì đây là quá trình thuận nghịch nên khi ta phơi khô, hạt trở về như cũ.
Ví dụ về sự phát triển: Sự nảy mầm của hạt là một quá trình phát triển vì từ hạt
chuyển thành cây con có sự biến đổi rõ rệt về hình thái cũng như thay đổi cơ bản về chức
năng, ho c sự ra hoa là một bước ngo t chuyển từ giai đoạn sinh trưởng của các cơ quan
dinh dưỡng sang giai đoạn hình thành các cơ quan sinh sản, tức là thay đổi rõ rệt về hình
thái và chức năng,... ở mức độ tế bào, sự phân hóa tế bào thành các mô chức năng khác
nhau được xem là sự phát triển của tế bào...
Tuy nhiên, hai quá trình này diễn ra song song nên khó phân biệt được ranh giới
giữa chúng. Có thể xem đây là hai m t của một quá trình trao đổi chất và lượng luôn diễn
ra trong cơ thể. Trong thực tế, sinh trưởng và phát triển thường biểu hiện đan xen nhau và
rất khó tách bạch. Chẳng hạn, hạt nảy mầm thành cây con là quá trình phát triển. Nhưng
sau đó có sự tăng về lượng của các cơ quan như rễ, lá, mầm,... là sinh trưởng. Tiếp theo,
các cơ quan phân hóa thành các mô riêng biệt như mô bì, mô đồng hóa, mô cơ... Sự phân
định chức năng của mô thuộc về phạm trù phát triển.
Do mối liên hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong đời sống của cây, người ta chia
ra hai giai đoạn chính là giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng và sinh trưởng phát
triển sinh sản mà các mốc ranh giới là sự ra hoa. Trong giai đoạn thứ nhất, hoạt động sinh
trưởng phát triển của các cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá) chiếm ưu thế. Còn trong giai
đoạn thứ hai thì sự hình thành, sự sinh trưởng và phân hóa của cơ quan sinh sản, cơ quan
dự trữ chiếm ưu thế.

203
Tùy mục đích của mình mà con người có khả năng điều chỉnh cây trồng sao cho tỷ
lệ giữa hai giai đoạn đó là thích hợp nhất. Chẳng hạn, với các cây trồng để lấy thân, lá,
củ,... như rau đay, mía, dâu tằm, thuốc lá,... thì phải điều chỉnh để kéo dài giai đoạn thứ
nhất và ức chế giai đoạn thứ hai. Để đạt mục đích đó người ta thường tác động một số
biện pháp như sử dụng phân đạm, nước, độ dài ngày không thích hợp và kể cả yếu tố
giống cây trồng. Nếu ở giai đoạn đầu mà cây thiếu nước, thiếu đạm thì sinh trưởng của
cây chậm, cây còi cọc và rất chóng ra hoa kết quả. Với các cây lấy củ, hạt như khoai tây,
sắn, các cây họ lúa,... thì phải điều khiển sao cho ở giai đoạn đầu, thân lá phát triển đến
một mức độ nhất định để tăng khả năng quang hợp, chuyển hóa và tích lũy các chất cho
cây, từ đó cây mới ra hoa, kết quả, tạo củ... Điều đó có nghĩa là phải đảm bảo tỷ lệ cân đối
giữa hai giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển sinh sản.
Trong thực tế người ta bón đủ và đúng tỷ lệ N, P, K trong giai đoạn đầu để giúp cây sinh
trưởng phát triển cân đối. Nếu giai đoạn đầu chiếm ưu thế thì cần tìm cách hạn chế sự tăng
trưởng mạnh của thân lá, ngăn cản nguy cơ lốp đổ có thể xảy ra bằng cách cắt bớt lá, rễ,
bớt nước ho c sử dụng chất ức chế sinh trưởng...
Dựa vào chu kỳ sống của cây có thể chia ra cây một năm, cây hai năm và cây nhiều
năm. Cây một năm là cây kết thúc chu kỳ sống trong khoảng thời gian một năm mà không
bắt buộc kéo dài sang năm sau. Thuộc nhóm này gồm các cây trồng hàng năm như các cây
lúa, ngô, khoai, đậu đỗ... Cây hai năm là cây mà trong chu kỳ sống của nó bắt buộc phải
gối từ năm này sau năm sau. Trong năm đầu chúng sinh trưởng thân lá (sinh trưởng phát
triển dinh dưỡng) đến một giai đoạn nhất định và bắt buộc phải quả một mùa đông nhiệt
độ thấp thì năm sau mới ra hoa kết quả và kết thúc chu kỳ sống, nếu không thoả mản điều
kiện lạnh thì chúng không ra hoa kết quả. Ví dụ như các cây rau bắp cải, su hào, cà rốt...
Cây nhiều năm là những cây có chu kỳ sống của chúng kéo dài trong nhiều năm. Chúng
có thể ra hoa kết quả một lần rồi chết như tre, dứa sợi,... và cũng có thể cho hoa quả nhiều
lần như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp lâu năm...
Sự sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức
năng sinh lý trong cây. Do đó, điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây trồng sao cho thu
được năng suất và chất lượng cao nhất là rất quan trọng. Muốn điều khiển được sinh
trưởng và phát triển của cây thì phải hiểu biết sâu sắc về bản chất của quá trình này trên
cơ sở đó để có những biện pháp tác động thích hợp nhất.
6.2. Các chất điều hòa sinh trưởng, phát triển thực vật
Để sinh trưởng và phát triển tốt, thực vật không chỉ cần các chất hữu cơ như protein,
lipid, glucid, acid nucleic,... nhằm cấu trúc nên tế bào, mô và cung cấp năng lượng cho các
hoạt động của chúng, mà cũng rất cần các chất có hoạt tính sinh lý như vitamin, enzyme,
các hormone,... trong đó các hormone có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh quá
trình sinh trưởng phát triển và các hoạt động sinh lý của thực vật.
Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật là những chất có bản chất hóa học rất khác
nhau nhưng đều có tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ lúc tế bào
trứng được thụ tinh phát triển thành phôi cho đến khi cây ra hoa kết quả, hình thành cơ
quan sinh sản, dự trữ và kết thúc chu kỳ sống của mình.

204
Các chất điều hòa sinh trưởng của thực vật bao gồm các chất điều hòa sinh trưởng tự
nhiên (phytohormone) và các chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp nhân tạo.
Phytohormone được tổng hợp với một lượng rất nh ở các cơ quan, bộ phận nhất
định của cây và từ đấy vận chuyển đến tất cả các cơ quan, bộ phận khác để điều tiết các
hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và để đảm bảo mối quan hệ
hài hòa giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.
Bên cạnh các phytohormone được tổng hợp trong cơ thể thực vật, ngày nay bằng
con đường hóa học, người ta đã tổng hợp nên hàng loạt các chất khác nhau có hoạt tính
sinh lý tương tự các chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên để làm phương tiện hóa học điều
chỉnh sinh trưởng phát triển của cây nhằm tăng năng suất và phẩm chất sản phẩm thu
hoạch. Các chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp nhân tạo ngày càng phong phú và đã có
những ứng dụng rất rộng rãi trong sản xuất.
Xét về hoạt tính sinh lý, có thể chia các chất điều hòa sinh trưởng thực vật thành
hai nhóm các tác dụng đối kháng về sinh lý. Đó là các chất kích thích sinh trưởng
(stimulator) và các chất ức chế sinh trưởng (inhibitor). Thuộc các chất kích thích sinh
trưởng trong cây bao gồm các nhóm: auxin, gibberellin, cytokinin... Các chất ức chế
sinh trưởng gồm acid absicic, ethylene, các chất phenol, các chất làm chậm sinh trưởng
(retardant), các chất diệt c (herbisit)... Trong mỗi nhóm, có thể có các phytohormone và
cả các chất hóa học tổng hợp.
Với thực vật, các phytohormone có tầm quan trọng hơn nhiều so với các hormone ở
động vật và người vì ở thực vật các hoạt động sinh trưởng và phát triển chỉ được điều chỉnh
bằng cơ chế hormone mà không có cơ chế điều chỉnh bằng thần kinh như ở động vật.
Bảng 6.1. Phân loại, chiết điều hòa sinh trưởng thực vật
Nhóm chất Chất điều hòa sinh trưởng Chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp
tự nhiên (phytohormone) nhân tạo
Chất kích Auxin (AIA, IAN, APA) Auxin tổng hợp (Auxinoid): AIB; NAA;
thích sinh Gibberellin (GA1, GA2. 2, 4D; 2,4,5 T; ACMP...
trưởng GA3...GA57) Cytokinin tổng hợp (Kinetine, BA, PBA)
(stimulator)
Cytokinin (Zeatine, Zeatin riboside,
IPA, Diphenyl urea...)
Chất ức chế ABA, các phenol Retardant (MH, CCC, TIBA, B9,
sinh trưởng Ethylene Fosfon... ACEP)
(inhibitor)

Danh pháp quốc tế:


AIA: 3 - indol acetic acid BA: Benzyl adenine
IBA: 3 - indol butyric acid PBA: Tetrahydro pyranyl benzyl adenine
IAN: 3 - indolyl acetonitryl ABA: Abcisic acid
APA: Phenyl acetic acid MH: Malein hydrazid

205
NAA: Naphtyl acetic acid CCC: Chlo Cholin Chlorid
IPA: Isopentenyl adenine TIBA: 2,3,5 trijot benzoic acid
2,4 D: 2,4 dichlorophenoxyacetic acid
B9: N - dimethyl - aminosuccinamic acid
6.2.1. Auxin
Auxin là phytohormone đầu tiên được phát hiện và nghiên cứu. Darwin, 1880 đã
phát hiện đỉnh ngọn bao lá mầm là nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng; thí nghiệm tiếp
theo của Pall, (1928) chứng t đỉnh ngọn hình thành một chất sinh trưởng nào đấy và ánh
sáng xác định sự phân bố của chất đó về hai phía của bao lá mầm; Went, 1928 qua thực
nghiệm chứng t có một chất sinh trưởng nào đấy được tổng hợp trong bao lá mầm và ánh
sáng gây nên sự vận chuyển và phân bố của chất sinh trưởng ở hai phía của bao lá mầm.
Đến năm 1934, Kogk và cộng sự đã tách được một chất từ dịch chiết nấm men có hoạt
tính tương tự chất sinh trưởng và năm 1935 Thimann cũng tách được chất này từ nấm
Rhysopus. Đó là chất acid -indol acetic (AIA). Sau đó, người ta đã lần lượt chiết tách
được AIA từ các thực vật bậc cao khác nhau (Hagen, Smith 1941, 1942, 1946...) và đã
khẳng định rằng AIA là dạng auxin chủ yếu, quan trọng nhất của tất cả các thực vật, kể cả
thực vật bậc thấp và bậc cao.

Hình 6.1. Thí nghiệm của Darwin và Boysen-Jensen về tác động của ánh sáng
lên đỉnh ngọn của bao lá mầm
Nguồn: Pearson Education, Inc… publishing as Benjamin Cummings.

Wightman (1977) đã phát hiện ra một hợp chất auxin khác có hoạt tính yếu hơn
nhiều so với AIA là acid phenyl acetic (APA). Ở một số thực vật khác có hợp chất
- indolyl acetonitryl (IAN) cũng có hoạt tính auxin.

206
Hình 6.2. Công thức cấu tạo của một số chất thuộc nhóm auxin
Bằng con đường hóa học người ta đã tổng hợp nên nhiều hợp chất khác nhau có hoạt
tính sinh lý của auxin như AIB (Acid  - indol butyric), acid naphtyl acetic (ANA),
2,4D...
* Sự tổng hợp auxin
Auxin được tổng hợp ở tất cả các thực vật bậc cao, tảo, nấm và cả ở vi khuẩn. Ở
thực vật, AIA được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh chồi ngọn và từ đó được vận chuyển xuống
phía dưới. Sự vận chuyển A.I.A trong cây có tính phân cực, theo hướng gốc rất nghiêm
ng t. Chính vì vậy, càng xa đỉnh ngọn, hàm lượng A.I.A càng giảm dần, tạo nên một
gradient nồng độ giảm dần của A.I.A từ đỉnh ngọn xuống gốc cây. Ngoài ra các cơ quan
non còn đang sinh trưởng như lá non, phôi hạt, quả non,... còn có khả năng tổng hợp một
lượng nh A.I.A.
Sự tổng hợp A.I.A xảy ra thường xuyên trong cây. Chất tiền thân để tổng hợp A.I.A
trong cơ thể là acid amine tryptophane. Quá trình này diễn ra theo con đường chung cho
hầu hết các thực vật và được xúc tác bởi hàng loạt các enzyme đ c hiệu.
* Sự phân hủy auxin
Sự phân hủy A.I.A là một quá trình quan trọng để điều chỉnh hàm lượng A.I.A trong
cây. Sự phân hủy A.I.A trong cây chủ yếu do enzyme AIA - oxydase. Enzyme này thường
hoạt động mạnh trong cây, đ c biệt là ở hệ thống rễ. Dưới tác dụng xúc tác của A.I.A -
oxydase, A.I.A bị oxy hóa và chuyển thành dạng mất hoạt tính là methylen oxy indol.
Ngoài ra A.I.A có thể bị quang oxy hóa làm mất hoạt tính nhưng quá trình này yếu hơn
nhiều so với con đường enzyme.
* Dạng tồn tại của A.I.A
A.I.A trong cây có thể tồn tại dưới hai dạng: dạng tự do và dạng liên kết. Hai dạng
này có thể biến đổi thuận nghịch lẫn nhau. A.I.A tự do là dạng có hoạt tính sinh lý của

207
trong cây. Tuy nhiên, trong tế bào dạng A.I.A tự do thường chiếm hàm lượng rất thấp so
với dạng liên kết (không quá 5% so với A.I.A tổng số trong cây). A.I.A liên kết trong cây
là dạng chủ yếu của A.I.A nhưng dạng này không có hoạt tính sinh lý ho c có hoạt tính
sinh lý rất thấp. A.I.A có thể liên kết với glucid, acid amine... Dạng liên kết của A.I.A có
ý nghĩa rất lớn trong việc dự trữ A.I.A, làm giảm hàm lượng A.I.A, tránh tác dụng phân
hủy của A.I.A - oxydasse và cũng là dạng vận chuyển A.I.A trong cây.
Có thể xem ba quá trình tổng hợp, phân hủy và chuyển hóa thuận nghịch giữa hai
dạng A.I.A là sự điều chỉnh hàm lượng A.I.A trong cây, đảm bảo sinh trưởng phát triển
của cây và cơ quan hài hòa, không bị rối loạn.
* Vai trò sinh lý của auxin
Auxin có tác dụng rất nhiều m t lên các quá trình sinh lý của tế bào, cơ quan và
toàn cây.
- Auxin có tác dụng kích thích mạnh sự dãn của tế bào, đ c biệt theo chiều ngang
làm tế bào phình to ra. Hiệu quả đ c trưng của A.I.A lên sự dãn của thành tế bào là:
+ A.I.A gây ra sự giảm độ pH trong thành tế bào, làm hoạt hóa enzyme phân hủy
các polysaccharrid, làm l ng lẽo các liên kết giữa các sợi cellulose của thành tế bào, tạo
điều kiện cho thành tế bào dãn ra.
+ A.I.A hoạt hóa các gen tổng hợp nên các enzyme cần thiết cho sự tổng hợp
pectin, cellulose, hemicellulose, protein,... cấu trúc nên thành tế bào.
+ Có thể A.I.A kích thích sự tạo thành nhân tố trung gian và nhân tố này làm tăng
hoạt tính ARN - polymerase liên quan đến sự tổng hợp các enzyme cần thiết nói trên.
- Auxin ảnh hưởng đến sự phân chia của tế bào.
Các ảnh hưởng lên sự dãn và sự phân chia tế bào luôn xảy ra trong mối tác động
tương hổ với các phytohormone khác.
- Auxin có tác dụng điều chỉnh tính hướng của cây (hướng quang, hướng địa).
Hiện tượng hướng quang: Khi có chiếu ánh sáng về một hướng thì cây sẽ sinh
trưởng (nghiêng) về phía chiếu sáng. Đó là do sự phân bố không đồng đều của A.I.A ở hai
phía của thân. Phía khuất ánh sáng (phía tối) luôn có hàm lượng A.I.A cao hơn phía chiếu
sáng. Nguyên nhân là do phía khuất sáng bao giờ cũng tích điện dương, còn phía chiếu sáng
tích điện âm (có thể đo được điện thế bằng những dụng cụ đ c biệt). A.I.A trong cây thường
được ion hóa (A.I.A-) và do đó phân bố về phía điện dương nhiều hơn và kích thích sinh
trưởng ở phía khuất sáng nhiều hơn. Kết quả là cây uốn cong về phía chiếu sáng.
- Auxin gây hiện tượng ưu thế ngọn.
Ưu thế ngọn là đ c tính quan trọng của thực vật. Biểu hiện của hiện tượng này là sự
sinh trưởng của chồi ngọn ho c rễ chính sẽ ức chế sự sinh trưởng của chồi bên ho c rễ
phụ. Đó là sự ức chế tương quan vì khi loại trừ ưu thế ngọn bằng cách cắt chồi ngọn ho c
rễ chính thì chồi bên, rễ bên được giải phóng kh i ức chế và lập tức sinh trưởng.
Hiện tượng này được giải thích như sau: Chồi ngọn là cơ quan tổng hợp A.I.A với
hàm lượng cao và được vận chuyển xuống dưới. Khi vận chuyển xuống dưới nó đã ức chế

208
phát triển của chồi bên. Nếu cắt chồi ngọn thì hàm lượng A.I.A nội sinh sẽ giảm và các
chồi bên được kích thích sinh trưởng.
Mức độ ưu thế ngọn tùy thuộc vào tỷ lệ giữa auxin và cytokinin trong cây. Càng gần
chồi thì tỷ lệ này càng lớn và hiện tượng ưu thế ngọn càng mạnh mẽ.
Trong sản xuất, việc tạo dáng cho cây cảnh, cây ăn quả, cây công nghiệp... bằng
biện pháp cắt, tỉa chồi ho c cưa đốn nhằm mục đích loại trừ ưu thế ngọn để chồi bên và
các cành bên phát triển. Việc cưa đốn sẽ tạo ra chồi mới làm trẻ hóa vườn cây là một biện
pháp kỹ thuật quan trọng nhằm cải tạo vườn cây ăn quả, cây công nghiệp. Có hai biện
pháp đốn là đốn đau sát gốc và đốn phớt gần ngọn. Tùy theo mục đích cải tạo mà chọn
biện pháp cưa đốn cho thích hợp.
- Auxin điều chỉnh sự hình thành rễ.
Trong sự hình thành rễ, đ c biệt là rễ bất định phát sinh từ các cơ quan dinh dưỡng
thì hiệu quả của A.I.A rất đ c trưng. Có thể xem auxin là hormone hình thành rễ. Sự hình
thành rễ bất định (rễ phụ ở cành giâm, cành chiết...) có thể chia làm ba giai đoạn: giai
đoạn phản phân hóa tế bào trước tầng phát sinh, giai doạn xuất hiện rễ mầm và giai đoạn
rễ mầm sinh trưởng thành rễ phụ chọc thủng v và ra ngoài. Để khởi xướng sự phản phân
hóa tế bào mạnh mẽ thì cần hàm lượng A.I.A khá cao. Các giai đoạn sinh trưởng của rễ
cần ít auxin hơn. Nguồn auxin có thể là do cây tổng hợp nên (auxin nội sinh) hay có thể
xử lý bằng tổng hợp (auxin ngoại sinh). Vai trò của auxin đối với sự hình thành rễ được
chứng minh rõ ràng trong nuôi cấy mô. Nếu trong môi trường sinh trưởng chỉ có auxin thì
mô nuôi cấy chỉ xuất hiện rễ mà thôi. Trong kỹ thuật nhân giống vụ tính cây trồng, muốn
cành giâm, cành chiết, mô nuôi cây trong ống nghiệm,... ra rễ nhanh phải xử lý auxin
ngoại sinh.
- Auxin kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt.
Tế bào trứng sau khi thụ tinh tạo nên hợp tử rồi phát triển thành phôi và sau đó là
hạt. Bầu nhụy sẽ lớn lên thành quả. Phôi hạt là nguồn tổng hợp auxin nội sinh quan trọng.
Auxin này sẽ khuếch tán vào bầu nhụy và kích thích sự lớn lên của bầu thành quả. Vì vậy,
quả chỉ được hình thành khi có sự thụ tinh. Nếu không có quá trình thụ tinh thì không có
nguồn auxin nội sinh cho quá trình hình thành phôi, cho sự sinh trưởng của bầu thành quả
và hoa sẽ rụng.
Việc xử lý auxin ngoại sinh cho hoa trước khi thụ phấn, thụ tinh sẽ thay thế nguồn
auxin nội sinh vốn được hình thành trong phôi. Auxin xử lý sẽ khuếch tán vào bầu nhụy
kích thích bầu phát triển thành quả mà không cần có quá trình thụ phấn thụ tinh, trong
trường hợp này quả không qua quá trình thụ tinh nên không có hạt. Đây chính là cơ sở
sinh lý của việc tạo quả không hạt thông qua xử lý auxin.
- Auxin điều chỉnh sự rụng lá, hoa, quả...
Sự rụng lá, hoa, quả là do sự hình thành tầng rời ở cuống. Auxin có hiệu quả rất rõ
rệt trong việc ức chế sự hình thành tầng rời vốn được cảm ứng hình thành bởi các chất ức
chế sinh trưởng. Vì vậy, phun auxin ngoại sinh có thể giảm sự rụng lá, hoa, tăng sự đậu
quả và giảm sự rụng quả non, tăng năng suất thu hoạch.

209
- Auxin ảnh hưởng lên sự vận động của chất nguyên sinh, tăng tốc độ lưu động của
chất nguyên sinh, ảnh hưởng lên các quá trình trao đổi chất: kích thích sự tổng hợp các
polymer và ức chế sự phân hủy chúng, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý như quang
hợp, hô hấp, sự vận chuyển vật chất trong cây.
* Cơ chế hoạt động của auxin:
- Làm dãn thành tế bào:
+ Auxin làm giảm độ pH của thành tế bào (từ 6 - 7 giảm xuống 4), từ đó hoạt hóa
enzyme phân giải cầu nối giữa các sợi cellulose làm cấu trúc thành tế bào l ng lẽo và dãn ra.
+ Tăng hoạt động của enzyme methylestherase để cản trở sự hình thành pectat Ca,
làm thành tế bào mềm hơn.
- Tăng thể tích và khối lượng nguyên sinh chất của tế bào:
+ Auxin hoạt hóa gen để tổng hợp các enzyme cần thiết cho sự tổng hợp các cấu tử
mới của tế bào như cellulose, pectin, protein...).
+ Có thể AIA có tác dụng giải phóng nhân tố trung gian và nhân tố này làm tăng
hoạt tính ARN-polymerase liên quan đến tổng hợp các enzyme cần thiết.
6.2.2. Gibberellin
* Lược sử nghiên cứu và sinh tổng hợp gibberellin
Gibberellin (GB) là nhóm phytohormone thứ hai được phát hiện sau auxin. Từ việc
nghiên cứu bệnh "lúa von", một bệnh thường thấy ở lúa, Kurosawa (1926) chứng minh
chất chiết từ nấm Gibberella fujikuroi gây nên sự tăng trưởng quá mức ở lúa. Yabuta và
Sumili (1938) đã tách chiết từ Gibberella hai chất gọi là gibberellin Avà B nhưng chưa
xác định được bản chất hóa học của chúng. Năm 1955, các nhà khoa học Anh và Mỹ đã
phân lập và tinh sạch được acid gibberellic và xác định công thức hóa học của nó
(C19H22O6). Từ năm 1956 đã tách được gibberellin từ các thực vật bậc cao và xác định
rằng đây là phytohormone tồn tại ở các bộ phận của cây. Gibberellin là một nhóm lớn.
Hiện nay người ta đã phát hiện hơn 70 gibberellin và ký hiệu gibberellin A1, A2... theo
thứ tự khám phá, trong đó gibberellin A3 (GA3) - có khi còn được gọi là acid gibberellic
có hoạt tính mạnh nhất.
Tất cả các gibberellin đều có cùng một vòng gibban cơ bản, còn điểm khác nhau
giữa chúng chủ yếu là vị trí của nhóm -OH trong phân tử.
Gibberellin (GA) được tổng hợp trong
phôi đang sinh trưởng, trong các cơ quan đang
sinh trưởng khác như lá non, rễ non, quả
non… GA được vận chuyển không phân cực,
có thể hướng ngọn và hướng gốc tùy nơi sử
dụng. Trong tế bào, GA được tổng hợp mạnh
nhất ở lục lạp. Hình 6.3. Công thức cấu tạo của GA3
GA được tổng hợp từ acid mevalonic, qua hàng loạt các phản ứng trung gian để cho
ra kauren (C20), sản phẩm chuyên biệt đầu tiên trong con đường sinh tổng hợp và là cơ sở

210
của tất cả các GA trong cây. Quá trình này được xúc tác bởi các enzyme đ c hiệu và cần
có ATP, NADPH. Các hợp chất này đều có sẵn trong lục lạp.
GA trong cây có thể ở dạng tự do hay dạng liên kết. Chúng có thể liên kết với
glucose và protein. Khác với auxin, GA khá bền vững trong cây và ít bị phân hủy.
* Vai trò sinh lý của gibberellin
- Hiệu quả sinh lý rõ ràng nhất của GA là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài
của thân, chiều dài của cành, sự vươn dài của lóng cây họ hòa thảo. Hiệu quả này có được
là do ảnh hưởng kích thích đ c trưng của GA lên pha dãn của tế bào theo chiều dọc. Vì
vậy khi xử lý GA cho cây làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng, tăng sinh khối
của cây.
- Trong nhiều trường hợp, GA kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng đ c trưng của
GA lên sự ra hoa là sự kích thích sinh trưởng của cụm hoa. Theo thuyết hornome ra hoa
(florigen) thì GA là thành phần của tổ hợp florigen. Xử lý GA cho cây ngày dài sẽ làm
chúng có thể ra hoa trong điều kiện ngày ngắn và làm tăng hiệu quả của xuân hóa, có thể
biến cây hai năm thành cây một năm.

Hình 6.4. Tác động của gibberellin lên sự tăng chiều cao của cây
- GA ảnh hưởng rất rõ đến sự sinh trưởng của các đột biến lùn. Các đột biến lùn của
một số thực vật như ngô, đậu hòa lan,… là đột biến dẫn đến sự thiếu gen nào đó chịu trách
nhiệm tổng hợp enzyme trong quá trình tổng hợp gibberellin, vì thế GA ngoại sinh sẽ làm
cho cây sinh trưởng bình thường. Vì phản ứng của các đột biến lùn rất nhạy cảm với GA
nên người ta sử dụng các đột biến này để thử xác định GA bằng phương pháp thử sinh
học (biotest).
- GA kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, do đó nó có tác dụng đ c trưng trong
việc phá b trạng thái ngủ nghỉ của hạt và củ. Trong trường hợp này GA kích thích sự
tổng hợp enzyme amylase và các enzyme thủy phân khác như proteinase, phosphatase,…
là làm tăng hoạt tính của các enzyme này. Vì vậy, quá trình phân hủy tinh bột thành
đường, cũng như thủy phân các polymer thành các monomer, cung cấp nguyên liệu và

211
năng lượng cho quá trình nảy mầm. Trong thực tế nếu xử lý GA ngoại sinh có thể phá b
trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, căn hành…

- GA ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính: ức chế sự phát triển của hoa cái và kích
thích sự phát triển của hoa đực.

- GA làm tăng kích thước của quả và tạo quả không hạt trong một số trường hợp.
Hiệu quả này càng rõ rệt khi phối hợp tác dụng với auxin.
Trong phần lớn trường hợp, GA có tác dụng bổ sung cho auxin.
GA ảnh hưởng rõ rệt lên các quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý, các quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây nên GA là một trong những chất điều hòa sinh
trưởng được ứng dụng có hiệu quả trong thực tế sản xuất.
* Cơ chế tác động của GA
- GA đóng vai trò là chất cảm ứng mở gen để hệ thống tổng hợp protein enzyme
thủy phân (mà đ c biệt là  amilase) hoạt động hình thành các monomer cung cấp cho quá
trình nảy mầm.
- GA kích thích sự giải phóng các enzyme thủy phân vào nội nhũ.
- GA là tác nhân cảm ứng cho sự mở gen để mã hóa các gen ở trạng thái không hoạt
động sang trạng thái hoạt động.
- GA hoạt hóa bơm proton từ đó kích thích sự dãn tế bào.
6.2.3. Cytokinin
* Giới thiệu về cytokinin
Cytokinin là nhóm phytohormone thứ ba được phát hiện sau auxin và gibberellin.
Nghiên cứu có tính chất quyết định cho sự phát hiện cytokinin là vào năm 1955 khi
Miller, Skook và cộng sự đã tách được một hợp chất từ việc hấp mẫu ADN của tinh dịch
cá thu có khả năng kích thích sự phân chia tế bào rất mạnh trong nuôi cấy mô. Chất đó
được gọi là kinetine (C10H9N5O).
Cytokinin tự nhiên trong cây được tách lần đầu tiên bởi Letham và Miller ở dạng kết
tinh từ hạt ngô và được gọi là zeatine. Zeatine có hoạt tính mạnh hơn kinetine 10 - 100
lần. Các ribonucleotid của zeatine cũng có hoạt tính hoạt hóa sự phân chia tế bào tương tự
cytokinin. Sau đó, người ta đã phát hiện cytokinin ở tất cả các thực vật khác nhau. Trước
đó, người ta cũng đã phát hiện nước dừa rất giàu cytokinin.
Các cytokinin tổng hợp được sử dụng khá rộng rãi trong nuôi cấy mô tế bào là
kinetine và benzyl adenine (BA). Công thức cấu tạo của một số cytokinin chủ yếu được
thể hiện ở Hình 6.5.
Cơ quan tổng hợp cytokinin chủ yếu là hệ thống rễ. Từ rễ, cytokinin được vận
chuyển lên các bộ phận trên m t đất theo hướng ngược chiều với auxin nhưng không có
sự phân cực như auxin, có thể hướng ngọn và hướng gốc. Ngoài ra, một số cơ quan non
đang sinh trưởng mạnh như chồi, lá non, quả non,... cũng có khả năng tổng hợp một lượng
nh cytokinin bổ sung thêm cho nguồn cytokinin của rễ.

212
Hình 6.5. Công thức cấu tạo của một số cytokinin chủ yếu
* Vai trò của cytokinin
- Hiệu quả sinh lý đ c trưng nhất của cytokinin đối với thực vật là hoạt hóa sự phân
chia tế bào. Hiệu quả này có được là do nó kích thích sự tổng hợp acid nucleic, protein.
Cytokinin có m t trong ARN vận chuyển.
- Cytokinin có ảnh hưởng rất đ c trưng lên sự phân hóa cơ quan thực vật, đ c biệt là
sự phân hóa chồi. Sự cân bằng tỷ lệ giữa auxin (phân hóa rễ) và cytokinin (phân hóa chồi)
có ý nghĩa rất quyết định trong quá trình phát sinh hình thái ở mô nuôi cấy in vitro cũng
như trên cây nguyên vẹn. Nếu chỉ có auxin thì kích thích sự ra rễ, còn nếu chỉ có cytokinin
thì chỉ hình thành chồi. Trong thực tế, để tăng hệ số nhân giống, người ta sử dụng cytokinin
để tăng sự hình thành chồi.
- Cytokinin là hormone trẻ hóa. Nó có tác dụng kìm hãm sự hóa già của cơ quan và
cây nguyên vẹn. Sự trẻ hóa gắn liền với hiệu quả ức chế các quá trình phân hủy, tăng quá
trình tổng hợp, đ c biệt là tổng hợp protein, acid nucleic và chlorophyll. Biện pháp kích
thích sự phát triển của bộ rễ (bằng dinh dưỡng và nước) để tổng hợp cytokinin có ý nghĩa
trong việc kéo dài tuổi thọ của cây. Nếu hệ thống rễ bị thương tổn thì cơ quan trên m t đất
chúng già.
- Cytokinin có tác dụng kích thích sự nảy mầm của hạt và củ. Chúng cũng có tác
dụng phá b trạng thái ngủ của hạt, củ, chồi,... như GA nhưng không đ c trưng như GA.
- Cytokinin có ảnh hưởng đến ưu thế ngọn của cây (trong mối tương tác với auxin).
Cytokinin làm yếu hiện tượng ưu thế ngọn, làm phân cành nhiều. Chính vì vậy mà từ rễ (cơ
quan tổng hợp cytokinin) lên chồi ngọn (cơ quan tổng hợp auxin) thì hiện tượng ưu thế ngọn
càng tăng dần tương ứng với sự tăng hàm lượng auxin và giảm hàm lượng cytokinin.
- Cytokinin còn có tác dụng lên sự phân hóa giới tính cái, làm tăng tỷ lệ hoa cái của
các cây đơn tính như cây trong họ bầu bớ và các cây có hoa đực và hoa cái riêng lẽ như
vải, nhãn...
- Cytokinin còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và các hoạt động sinh lý của cây.
* Cơ chế tác động
Cơ chế tác động của cytokinin chưa rõ ràng và có lẽ cytokinin tác động ở mức độ
phân tử.
- Cytokinin kiểm tra sự tổng hợp protein ở giai đoạn dịch mã để tổng hợp các
protein cấu trúc nên bộ máy phân bào ho c các enzyme.

213
- Điều chỉnh hoạt động của tARN trong quá trình tổng hợp protein bằng cơ chế ngăn
ch n sự nhận m t sai giữa codon và anticodon trong quá trình này.
- Hoạt tính của cytokinin tự do trong cây không liên quan đến cytokinin trong tARN.
- Có lẽ cytokinin ngăn ch n sự tổng hợp các mARN điều khiển sự tổng hợp nên các
enzyme thủy phân từ đó ngăn ch n sự phân hủy protein, acid nucleic, chlorophyll,... từ đó,
ngăn ch n sự hóa già.
6.2.4. Các chất ức chế sinh trưởng
Sự sinh trưởng phát triển cân đối của cây được đảm bảo bởi sự cân bằng giữa các
chất kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng.
Thuộc các chất ức chế sinh trưởng có acid abcisic (ABA), ethylene, các chất có bản
chất phenol, các chất ức chế tổng hợp như retardant, các chất diệt c ...
6.2.4.1. Acid abcisic
* Giới thiệu về acid abcisic
Acid abcisic (ABA) là một chất ức chế sinh trưởng khá mạnh. Bản chất hóa học của
nó được xác định năm 1966 nhờ phương pháp quang phổ phân cực (Hình 6.6).
ABA được tổng hợp ở hầu hết các bộ phận của cây như rễ, lá, hoa, quả, hạt, củ…
nhưng chủ yếu là cơ quan sinh sản. ABA tích lũy nhiều nhất ở các cơ quan già, các cơ
quan đang ngủ nghỉ, cơ quan sắp rụng. Nó được vận chuyển không phân cực theo phloem
ho c xylem.
ABA và GA đều được tổng hợp từ mevalonate, cùng theo một con đường và có thể
cùng được tổng hợp trong lục lạp.

Hình 6.6. Công thức cấu tạo của ABA


Có lẽ tồn tại một cơ chế điều chỉnh enzyme để xác định sự tổng hợp GA hay ABA
từ sản phẩm trung gian chung.
Khi lá và cây bị bất kỳ “stress” nào, hàm lượng ABA tăng lên một cách nhanh chóng.
* Vai trò sinh lý ABA
ABA là một chất ức chế sinh trưởng rất mạnh nhưng không gây hiệu quả độc khi ở
nồng độ cao.
- Kiểm tra sự rụng: ABA là chất điều chỉnh sự rụng tự nhiên của các cơ quan. ABA
kích thích sự hình thành tầng rời ở cuống, gây nên sự rụng. Khi các tác nhân cảm ứng sự
rụng như nhiệt độ quá cao hay quá thấp, úng, hạn,... thì hàm lượng ABA trong lá, quả,
hoa,... tăng và gây nên sự rụng của các cơ quan này. Tuy nhiên, chức năng điều chỉnh sự
rụng còn gắn liền với các hormone khác.

214
- Điều chỉnh sự ngủ nghỉ:
+ Trong cơ quan đang ngủ nghỉ, hàm lượng ABA tăng gấp 10 lần so với cơ quan
dinh dưỡng nên ức chế quá trình nảy mầm. Sự ngủ nghỉ kéo dài đến khi nào hàm lượng
ABA trong đó giảm đến mức tối thiểu.
+ Các biện pháp làm giảm ABA ho c xử lý chất có tác dụng đối kháng với ABA
như GA có khả năng phá ngủ, kích thích sự nảy mầm. Chẳng hạn, khi xử lý lạnh và bảo
quản lạnh có tác dụng làm giảm hàm lượng ABA rất nhanh (giảm 37% trong quả và 70%
trong củ, quả) và hạt, củ có thể nảy mầm khi gieo trồng. Do vậy, từ trạng thái ngủ nghỉ
chuyển sang trạng thái nảy mầm có sự biến đổi tỷ lệ ABA/GA trong chúng.
- Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng: Một trong những cơ chế điều chỉnh sự đóng mở
khí khổng là cơ chế hormone. Trong điều kiện khô hạn, xử lý ABA ngoại sinh cho lá làm
khí khổng đóng lại nhanh chóng và do đó giúp hạn chế sự thoát hơi nước. Chức năng này
của ABA có thể liên quan đến sự vận chuyển nhanh chóng của ion K+. ABA có thể tạo
nên “lổ thủng” K+ ở tế bào hạt đậu, làm tế bào này mất sức trương và khí khổng đóng lại.
- ABA được xem là hormone của “stress”:
Khi cây g p điều kiện bất lợi của môi trường thì hàm lượng ABA tăng lên nhanh
chóng trong cây, giúp cây trải qua tạm thời điều kiện bất thuận đó. Có thể đây là phản ứng
tự vệ, thích nghi của cây. Chẳng hạn khi cây g p hạn, hàm lượng ABA trong lá tăng lên,
khí khổng đóng lại và cây tránh được mất nước.
- ABA là hormone của sự hóa già. Mức độ hóa già của cơ quan và của cây gắn liền
với sự tăng hàm lượng ABA trong chúng. Khi hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ là lúc
ABA được tổng hợp và tích lũy nhiều nhất và tốc độ hóa già cũng tăng lên.
Những hiểu biết về tác dụng của ABA có ý nghĩa nhất định trong việc giảm ảnh
hưởng không có lợi của ABA đối với cây trồng. Người ta có thể dùng các chất có tác dụng
đối kháng với ABA như sử dụng auxin để phòng chống rụng, GA để phá ngủ ho c kích
thích sự phát triển của bộ rễ nhằm cung cấp nguồn cytokinin ngăn ch n sự hóa già
của cây...
6.2.4.2. Ethylene
* Giới thiệu về ethylene
Ethylene là một chất khí đơn giản (CH2 = CH2) nhưng là một phytohormone quan
trọng. Nó được hình thành với một lượng nh trong cây, có thể vận chuyển trong các tế
bào bằng hình thức khuếch tán và đ c biệt nó gây hiệu quả sinh lý rõ rệt lên rất nhiều quá
trình sinh lý, quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Ethylene được tổng hợp trong tất cả
các tế bào, các mô, nhưng nhiều nhất ở các mô già và đ c biệt trong quả đang chín.
* Vai trò của ethylene
- Ethylene là hormone điều chỉnh sự chín.
Khi quá trình chín của quả bắt đầu thì sự tổng hợp ethylene trong quả tăng lên rất
nhanh và đạt đỉnh cao nhất khi quả chín hoàn toàn và sau đó cũng giảm rất nhanh. Có thể
xem ethylene là hormone của sự chín. Sự có m t của nó làm tăng hoạt tính của các
enzyme liên quan đến quá trình chín của quả và tăng tính thấm của tế bào thịt quả nên quá
trình chín diễn ra nhanh chóng.
215
- Ethylene là hormone điều chỉnh sự rụng.
Ethylene được xem là hormone chính gây nên sự rụng. Cùng với ABA, ethylene
kích thích sự hình thành tầng rời ở cuống làm hoa và quả gây nên rụng nhanh chóng.
Ethylene hoạt hóa sự tổng hợp nên các enzyme cellulase và pectinase phân hủy thành tế
bào và chỉ đ c trưng cho tầng rời mà thôi. Về hiệu quả này thì ethylene có tác dụng đối
kháng với auxin. Như vậy, sự rụng của cơ quan phụ thuộc và tỷ lệ auxin/ethylene (+
ABA). Nếu tỷ lệ này cao thì ngăn ngừa sự rụng, còn nếu thỉ lệ này thấp thì tăng cường sự
rụng. Việc sử dụng auxin ngoại sinh phun cho hoa, quả, lá có thể ngăn ngừa được sự rụng
và làm tăng năng suất
- Ethylene kích thích sự ra hoa, đ c biệt là ra hoa trái vụ ở một số thực vật như dứa,
xoài... Trong sản xuất, người ta thường xử lý ethylene (bằng cách sử dụng ethrel là chất
sinh ra ethylene) hay chất có bản chất tương tự là acethylene để tăng thêm một vụ thu
hoạch nữa.
- Trong một số trường ethylene kích thích sự xuất hiện rễ phụ ở cành giâm.
- Ethylene còn có tác động lên nhiều quá trình sinh lý khác như tác động lên sự phân
hóa giới tính cái (cùng với cytokinin), gây tính hướng động, ức chế sự phát triển của
chồi bên...
* Cơ chế tác động
- Tăng tính thấm của màng tế bào, giải phóng các enzyme liên quan đến sự chín.
- Hoạt hóa sự tổng hợp mới các enzyme gây biến đổi trong quá trình chín.
- Kích thích sự tổng hợp cellulase phân hủy thành tế bào trong các tầng rời.
6.2.4.3. Các hợp chất phenol
Các hợp chất có bản chất phenol là các sản phẩm tự nhiên của các quá trình trao đổi
chất trong cây. Chúng có hiệu quả ức chế sinh trưởng và hoạt động sinh lý của cây. Các
hợp chất này trong cơ thể chủ yếu ở dạng liên kết như liên kết với glucid tạo nên glucosid
làm mất tác dụng độc của nó với enzyme. Nhóm phenol bao gồm rất nhiều chất khác nhau
(khoảng 2.000 hợp chất).
Vai trò sinh lý chủ yếu của các hợp chất phenol là hoạt hóa enzyme AIA - oxydase
phân hủy auxin trong cây, do đó nó kìm hãm sự dãn của tế bào; tham gia vào sự hình
thành lignin làm thành tế bào hóa gỗ nhanh. Cùng với ABA các chất phenol gây ảnh
hưởng lên trạng thái ngủ nghỉ của cây.
6.2.4.4. Các chất làm chậm sinh trưởng (Retardant)
Các chất làm chậm sinh trưởng thuộc nhóm các chất tổng hợp nhân tạo được ứng
dụng khá rộng rãi và có hiệu quả trong sản xuất. Hoạt tính sinh lý chủ yếu của chúng là ức
chế sự sinh trưởng dãn của tế bào làm cây thấp lùn, ức chế sự nảy mầm, xúc tiến sự ra
hoa, sự mở rộng phiến lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ,... nhưng không làm biến
đổi đ c trưng sinh sản và không làm cây bị dị hình, vì vậy chúng thường được sử dụng với
mục đích làm cây thấp, cây cứng, chống lốp đổ (như CCC), kéo dài bảo quản nông sản
(MH), kéo dài bảo quản nông phẩm (MH)...

216
* CCC (Chlo Choline Chlorid)
- CCC được xem là chất kháng GA vì nó kìm hãm sự tổng hợp GA. Vì vậy, CCC ức
chế sự dãn của tế bào, ức chế sự sinh trưởng chiều cao của cây, làm ngắn lóng của các cây
thuộc họ hòa thảo nên có tác dụng chống lốp đổ cho chúng.

Hình 6.7. Một số chất làm chậm sinh trưởng


- CCC làm tăng sự tổng hợp chlorophyll, xúc tiến sự ra hoa kết quả sớm và không
gây độc.
Có thể phun CCC lên cây ho c phun vào đất. CCC có tốc độ thấm nhanh và tồn tại
trong cây một vài tuần rồi bị phân hủy.
* MH (Malein Hydrazid)
MH là chất kháng auxin vì nó kích thích hoạt tính của enzyme AIA - oxydase. Tác
dụng đ c trưng của MH là kìm hãm sự nảy mầm và kéo dài thời gian ngủ nghỉ trong kho
bảo quản nên được sử dụng rộng rãi cho việc bảo quản khoai tây. MH ức chế sự sinh
trưởng không cần thiết của một số cây trồng, làm thui hoa và ức chế chồi bên nên được sử
dụng rất hiệu quả trong ngành sản xuất thuốc lá để tránh việc ngắt hoa bằng tay. MH xúc
tiến sự hóa già nhanh, làm khô và rụng lá nên có thể ứng dụng trên cây bông để thu hoạch
cơ giới.
Cơ chế tác dụng của MH: MH có công thức rất giống uraxin, vì thế nó có thể chiếm
chổ uraxin và phá hủy sự tổng hợp ADN, ARN và kìm hãm sự phân chia tế bào.
* TIBA (2, 3, 5, Trijot Benzoic Acid)
TIBA là chất ức chế sinh trưởng có tác dụng kháng auxin do có tác dụng làm kìm
hãm sự vận chuyển auxin trong cây. TIBA làm giảm ưu thế ngọn và kích thích sự phân
cành, kích thích sự ra hoa và hình thành củ.
* CEPA (Chlo Ethyl Phosphoric Acid)
Chế phẩm dựng trên thị trường của CEPA có tên là ethrel hay ethephon. Đây là một
chất l ng, có pH nghiêng về phía acid. Khi thấm vào cây, g p pH trung tính CEPA thủy
phân để giải phóng ethylene và chính ethylen gây hiệu quả sinh lý. Phản ứng thủy phân
ethrel như sau:

217
Ethylen có hiệu quả sinh lý rất đa dạng lên cây trồng và có nhiều ứng dụng rộng rãi
trong việc điều chỉnh cây trồng. Trong sản xuất, người ta sử dụng ethrel để thúc đẩy sự
chín của quả, làm quả chín đồng loạt, kích thích sự ra hoa cho nhiều cây trồng như dứa,
làm rụng lá trước khi thu hoạch...
* DHSA (Dimethyl Hydrazid Succinic Acid hay Alar)
DHSA có hiệu quả rất rõ rệt lên sự ra hoa kết quả của cây, ức chế sinh trưởng và
tăng tính chống chịu của cây đối với các điều kiện bất lợi...
DHSA thường được sử dụng rộng rãi trong điều chỉnh ra hoa của cây ăn quả, đ c
biệt được sử dụng rộng rãi ở các nước ôn đới...
6.2.5. Sự cân bằng hormone trong cây
Trong bất cứ một cơ quan, bộ phận nào của cây cũng đều tồn tại nhiều hormone có
hoạt tính rất khác nhau. Vì vậy, các biểu hiện sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả
tổng hợp của nhiều hormone ở trạng thái cân bằng trong cây. Có thể phân thành hai loại
cân bằng hormone là cân bằng chung và cân bằng riêng giữa các hormone.
6.2.5.1. Cân bằng chung
Sự cân bằng chung là sự cân bằng của hai nhóm phytohormone có hoạt tính sinh lý
trái ngược nhau: nhóm chất ức chế sinh trưởng và chất kích thích sinh trưởng. Sự cân
bằng này được xác lập trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ lúc cây bắt
đầu nảy mầm cho đến lúc cây chết. Các chất kích thích sinh trưởng được sản xuất chủ yếu
ở các cơ quan còn non như chồi non, lá non, rễ non, quả non, phôi đang sinh trưởng... và
chi phối sự hình thành và sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng. Các tác nhân kích
thích chiếm ưu thế trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng.
Trong lúc đó các chất ức chế sinh trưởng được hình thành và tích lũy chủ yếu trong
các cơ quan già, cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ.

Hình 6.8. Cân bằng hormone chung giữa chất kích thích (a)
và chất ức chế sinh trưởng (b)
Theo sự tăng của tuổi cây, dần dần các chat sức chế sinh trưởng của cây, cây sinh
trưởng chậm dần. Chúng gây ảnh hưởng ức chế lên toàn cây cà đến một thời điểm nào đó,
hai tác nhân đối lập cân bằng nhau và đấy chính là khi cây chuyển giai đoạn kết thúc giai
đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng và chuyển sang giai đoạn sinh trưởng phát triển
218
sinh sản, hình thành hoa. Sau khi hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ,… các chất
ức chế sinh trưởng chiếm ưu thế, gây nên sự hóa già và sự chết.
6.2.5.2. Cân bằng riêng
Cân bằng hormone riêng là sự cân bằng của hai hay vài hormone quyết định đến một
biểu hiện sinh trưởng phát triển nào đấy của cây.
Trong cây luôn có nhiều quá trình phát sinh hình thái và hình thành nhiều cơ quan
khác nhau như sự hình thành rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín, sự rụng, sự ngủ
nghỉ... Các hoạt động này đều được điều chỉnh bằng hai hay một vài hormone đ c hiệu.
- Sự hình thành rễ ho c chồi là do tỷ lệ auxin/cytokinin trong mô quyết định. Nếu tỷ
lệ này nghiêng về auxin thì rễ được hình thành mạnh hơn và ngược lại thì chồi được hình
thành. Đây là cơ sở cho việc tạo cây hoàn chỉnh trong nuôi cấy mô.
- Sự ngủ nghỉ và nảy mầm được điều chỉnh bằng tỷ lệ ABA/GA. Sự tích lũy nhiều
ABA sẽ ức chế sinh trưởng và duy trì sự ngủ nghỉ, còn sự tích lũy mạnh GA sẽ kích thích
nảy mầm. Đây là cơ sở để xử lý phá ngủ, nghỉ cho hạt, củ...
- Sự chín của quả được điều chỉnh bởi sự cân bằng của ethylen và auxin. Ethylene
kích thích quả chín nhanh, còn auxin ức chế quá trình chín của quả. Vì vậy muốn quả chín
nhanh thì ta xử lý ethylene.
- Hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bởi tỷ lệ auxin/cytokinin. Auxin tăng ưu
thế ngọn, còn cytokinin thì làm giảm ưu thế ngọn.
- Trạng thái trẻ và già là do cân bằng của cytokinin/ABA trong cơ quan và cây quyết
định. ABA là tác nhân hóa già, còn cytokinin là tác nhân trẻ hóa trong cây. Sự trẻ hóa liên
quan nhiều đến hệ thống rễ, là cơ quan tổng hợp cytokinin; còn sự hóa già gắn liền với sự
phát triển của cơ quan sinh sản...
- Sự rụng của cơ quan được điều chỉnh bởi tỷ lệ auxin/ABA + ethylene. Người ta xử
lý ethylene để kìm hãm sự rụng.
Hiểu biết quy luật điều chỉnh hormone theo các cân bằng riêng rất có ý nghĩa trong
việc điều chỉnh cây trồng theo hướng có lợi cho con người.
6.2.6. Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và ứng dụng của chất điều hòa
sinh trưởng trong sản xuất
Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong trồng trọt, cần lưu ý các nguyên
tắc sau:
- Nguyên tắc nồng độ: Hiệu quả của chất điều hòa sinh trưởng đối với thực vật phụ
thuộc vào nồng độ tác dụng. Thông thường, nếu nồng độ quá thấp thì hiệu quả sinh lý
kém hay không có gì; nồng độ sử dụng ở mức thấp sẽ gây hiệu quả kích thích sinh trưởng;
nếu nồng độ sử dụng cao sẽ gây ảnh hưởng ức chế và nếu nồng độ quá cao sẽ gây ảnh
hưởng phá hủy, dẫn đến hủy diệt. Vì vậy, tùy theo mục đích đ t ra mà ta chọn nồng độ sử
dụng khác nhau. Chẳng hạn, muốn kích thích sinh trưởng, tăng sinh khối thì sử dụng với
nồng độ thấp (vài ppm đến vài chục ppm); nếu muốn ức chế sinh trưởng, kéo dài ngủ nghỉ

219
thì sử dụng nồng độ cao (vài nghìn ppm) và nếu muốn hủy diệt (diệt c dại, rụng lá, khô
lá...) thì sử dụng nồng độ rất cao, thường dưới dạng bột (vài kg/ha).
- Nguyên tắc phối hợp: Chất điều hòa sinh trưởng không phải là các chất dinh
dưỡng, mà chúng chỉ có thể hoạt hóa quá trình trao đổi chất. Vì vậy, muốn có hiệu quả
kinh tế (tăng năng suất và phẩm chất) thì nhất thiết phải phối hợp giữa việc xử lý chất điều
hòa sinh trưởng với việc th a mãn nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho cây. Chẳng hạn, xử
lý auxin cho cà chua, sẽ làm tăng sự đậu quả rất nhiều, nhưng nếu thiếu nước và dinh
dưỡng thì các quả sau khi đậu sẽ bị rụng.
- Nguyên tắc nguyên tắc đối kháng: Cần chú ý đến sự đối kháng sinh lý giữa các
chất xử lý ngoại sinh và các chất nội sinh. Sự đối kháng sinh lý này sẽ triệt tiêu tác
dụng của nhau. Chẳng hạn, sự đối kháng sinh lý giữa auxin xử lý và ethylene nội sinh
trong việc phòng ngừa sự rụng hoa, quả, lá; sự đối kháng giữa GA ngoại sinh và ABA
nội sinh trong sự phá ngủ nghỉ; sự đối kháng giữa auxin và cytokinin trong sự phân
hóa rễ và chồi...
- Nguyên tắc chọn lọc: Nguyên tắc này thường áp dụng với các thuốc trừ c (herbicite).
Khi sử dụng các thuốc trừ c phải lưu ý đến khả năng độc chọn lọc đối với các loại c dại
khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Khả năng độc chọn lọc này có thể phụ
thuộc vào đ c trưng giải phẫu có khả năng ngăn ch n sự xâm nhập của thuốc hay khả
năng phân hủy nhanh trong cây nhờ có các enzyme đ c hiệu... Do đó, phải chọn loại thuốc
diệt c dại và không độc cho cây, đồng thời phối hợp một số thuốc khác nhau để diệt được
hết các đối tượng c dại vốn mẫn cảm với thuốc rất lớn.
6.3. Sự sinh trưởng và phân hóa tế bào thực vật
Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật cũng như của các mô, cơ quan gắn
liền với sự sinh ttrưởng và phát triển của mỗi tế bào.
Tế bào thực vật được sinh ra bằng con đường phân chia trong các mô chuyên hóa
gọi là mô phân sinh. Sau đó, các tế bào tăng kích thước và thể tích nhanh chóng trong các
vùng dãn và cuối cùng chúng được phân hóa thành các mô chức năng đảm nhiệm các
chức năng sinh lý riêng biệt gắn liền với sự thay đổi về cấu trúc đ c trưng cho các mụ.
Rõ ràng, mỗi tế bào thực vật cũng được sinh ra, lớn lên, hóa già và cuối cùng cũng
chết phù hợp với chu kỳ phát triển cá thể của cây.
Theo quan niệm hiện nay thì sự sinh trưởng của tế bào thực vật trải qua hai giai
đoạn: Giai đoạn phân chia và giai đoạn dãn trong đó có sự tăng không thuận nghịch các
yếu tố cấu trúc gắn liền với sự tăng kích thước, thể tích tế bào. Giai đoạn tiếp theo là giai
đoạn phân hóa tế bào, trong đó có sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của các tế bào và
vì vậy sự phân hóa tế bào thuộc về phạm trù phát triển của tế bào.
6.3.1. Giai đoạn phân chia tế bào
Sự sinh trứng của tế bào bắt đầu bằng sự phân chia tế bào trong các mô chuyên hóa
gọi là các mô phân sinh. Có ba loại mô phân sinh chính trong cây: mô phân sinh đỉnh, mô
phân sinh lóng và mô phân sinh tầng phát sinh mạch. Mô phân sinh đỉnh nằm ở tận cùng

220
của chồi ngọn, chồi bên, đầu rễ. Chúng có kích thước rất bé, xấp xỉ 0,5 mm. Sự phân chia
các tế bào trong mô phân sinh đỉnh sẽ làm tăng số lượng tế bào; tiếp theo bằng sự dãn của
tế bào sẽ làm tăng chiều cao, chiều dài của thân cành và rễ. Đó là sự sinh trưởng sơ cấp.
Mô phân sinh lóng nằm ở gốc của đốt cây họ lúa, cau, dừa, tre... Sự phân chia tế bào
của mô phân sinh lóng tiếp theo là sự dãn của tế bào làm cho đốt dài ra, cây vươn cao, lá
dài ra.
Mô phân sinh tầng phát sinh mạch nằm ở giữa libe và gỗ trong bó mạch. Sự phân
chia tế bào của chúng cho ra phía ngoài các tế bào libe và bên trong là gỗ. Vì vậy, mà hoạt
động của mô phân sinh này sẽ làm cho cây tăng trưởng về đường kính của thân, cành, rễ.
Sự tăng trưởng này có tính chất thứ cấp.
Sự phân chia tế bào xảy ra qua hai bước kế tiếp:
- Sự phân chia nhân (mitose): nhân phân chia thành hai nhân con.
Trước khi xảy ra mitose đòi h i phải có sự nhân đôi lượng ADN trong tế bào mẹ,
tức là nhân đôi tất cả những thông tin di truyền mà tế bào mẹ có. Chính vì vậy, mà sự tổng
hợp ADN xảy ra rất mạnh mẽ trong tế bào phôi sinh. Sau đó nhân được phân chia thành
hai nhân.
- Sự phân bào (cytokinese) trong đó có sự phân chia tế bào hai nhân thành hai tế bào
có một nhân: Một màng m ng bằng polysaccharide xuất hiện giữa tế bào. Nguồn gốc của
lớp màng tế bào này là từ bộ máy golgi và mạng lưới nội chất. Lớp này nhanh chóng tăng
trưởng để trở thành thành tế bào chia đôi tế bào mẹ hai nhân thành hai tế bào con một
nhân. Nhìn chung, trong pha dãn tiếp theo của tế bào không có sự nhân đôi ADN nữa.
Nhưng trong nhiều trường hợp sự nhân đôi ADN vẫn tiếp tục nhưng không xảy ra mitose
dẫn đến hình thành các tế bào đa bội.
Trong quá trình sinh trưởng phôi, mỗi tế bào con sau mỗi chu kỳ phân chia tế bào tế
bào sẽ có được một thành phần sinh hóa và các bào quan hoàn chỉnh như tế bào mẹ mà từ
đó nó sinh ra. Bởi vậy có một sự nhân đôi lại hoàn chỉnh tất cả các thành phần sinh hóa và
bào quan bằng sinh tổng hợp chúng trong mỗi chu kỳ phân chia đó.
Đ c trưng của tế bào trong giai đoạn phôi sinh là: Tế bào bé, đồng nhất, có kích
thước như nhau, thành tế bào m ng, toàn bộ thể tích tế bào chứa chất nguyên sinh và nhân
lớn, chưa xuất hiện không bào. Số lượng tế bào được tăng lên nhanh chóng, nhưng kích
thước tế bào chỉ tăng gấp đôi vì khi kích thước tế bào đạt như tế bào mẹ thì sự phân chia
xảy ra...
Để cho các giai đoạn phân chia tế bào xảy ra thuận lợi thì trước hết phải có
phytohormone hoạt hóa sự phân chia tế bào, đó là cytokinin. Ngoài cytokinin, auxin và
gibberellin cũng có vai trò nhất định trong sự phân chia tế bào. M t khác, điều kiện
ngoại cảnh (nước và nhiệt độ) cũng ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào. Hàm lượng
nước bão hòa trong mô phân sinh là điều kiện tối ưu cho sự phân chia tế bào. Nếu tế
bào bị hạn, độ thiếu hụt nước bão hòa tăng lên và ức chế sự phân chia tế bào. Nhiệt độ
thấp quá ho c cao quá cũng ức chế sự phân chia tế bào. Nhiệt độ thích hợp cho giai
đoạn này khoảng 25 - 30oC.

221
6.3.2. Giai đoạn dãn của tế bào
Các tế bào phía dưới mô phân sinh mà ở đó chúng sẽ tăng kích thước, thể tích rất
nhanh chúng bằng giai đoạn dãn của tế bào. Vùng sinh trưởng đó được gọi là vùng dãn.
Giai đoạn dãn của tế bào cũng được thấy rất rõ rệt bằng những biểu hiện sinh trưởng
mạnh mẽ của cây như sự đâm chổi, nảy lộc, sự vươn cao lóng của cây họ lúa, sự tăng
chiều cao nhanh chóng của cây...
Đ c trưng chung của tế bào trong giai đoạn này là:
- Tế bào bắt đầu xuất hiện không bào. Ban đầu, không bào có kích thước nh và số
lượng nhiều. Càng ngày nhiều không bào nh liên kết với nhau thành không bào lớn hơn
và sau đó nhiều không bào lớn tập họp thành một không bào trung tâm duy nhất. Không
bào trung tâm càng ngày càng lớn, chiếm hầu hết thể tích tế bào (90% thể tích tế bào), đẩy
chất nguyên sinh và nhân sát thành tế bào. Không bào chứa dịch bào, gồm nhiều chất tan
là sản phẩm của quá trình trao đối chất của tế bào. Dịch bào tạo nên áp suất thẩm thấu cao,
giúp cho quá trình xâm nhập nước và chất tan từ đất vào cây bằng con đường thẩm thấu.
Sự xâm nhập nước vào không bào gây nên sức trương lớn giúp cho sự dãn của tế bào căng
nhanh chóng.
- Kích thước tế bào tăng lên rất nhanh chóng. Trong chu kỳ 6 giờ, có tế bào đã tăng
kích thước 10 lần so với tế bào phôi sinh và thậm chí đạt kích thước tế bào trưởng thành.
Sự dãn nhanh chóng tế bào là kết quả của hai hiệu ứng: sự dãn thành tế bào và sự tăng thể
tích không bào và chất nguyên sinh gắn liền với quá trình sinh tổng hợp các vật liệu cần
thiết cho sự xây dựng thành tế bào và chất nguyên sinh. Chẳng hạn, có sự tăng cường tổng
hợp cellulose, hemicellulose, pectin,... để tạo nên các lớp v tế bào mới và kéo dài thành
tế bào cũ; tăng cường sinh tổng hợp protein để tăng khối lượng chất nguyên sinh và các
bào quan... Ngoài ra, sự hấp thu nước thẩm thấu của không bào có ý nghĩa quan trọng, tạo
nên lực đẩy lên thành tế bào làm cho các vi sợi cellulose vốn bị cắt đứt các lực liên kết với
nhau có điều kiện trượt lên nhau mà dãn ra.
Điều kiện quan trọng nhất cho tế bào dãn được là sự có m t của các phytohormone
kích thích sự dãn của tế bào. Chất quan trọng nhất là auxin và gibberellin: sự sinh trưởng
của tế bào có thể tăng lên 6 - 8 lần khi có m t của auxin. Vai trò của auxin là hoạt hóa
bơm [H+] ở màng ngoài bơm [H+] vào thành tế bào. Sự giảm pH thành tế bào (pH = 4 - 5)
sẽ hoạt hóa các enzyme phân hủy các cầu nối ngang giữa các bó vi sợi cellulose và làm
cho chúng tách rời nhau. Dưới tác động của sức trương do hấp thu nước thẩm thấu vào
không bào mà các vi sợi cellulose đó có thể vận động trượt theo các hươớng khác nhau
và kết quả thành tế bào dãn ra. Song song với quá trình dãn này thì có quá trình
sinh tổng hợp các vật liệu mới xây dựng thành tế bào ở vị trí đã dãn (cellulose,
hemicellulose, pectin, protopectin...). Gibberellin với sự dãn của tế bào ngoài cơ chế
hoạt hóa bơm proton như auxin, nó còn kích thích các enzyme thủy phân liên quan đến
cơ chế hấp thu nước thẩm thấu của tế bào và tăng cường hàm lượng auxin nhờ tăng hàm
lượng triptophane.
- Điều kiện ngoại cảnh cực kỳ quan trọng cho sự dãn của tế bào là nước vì sự hấp
thu nước thẩm thấu vào không bào có ý nghĩa quyết định cho sự dãn của tế bào. Trong
222
trường hợp thiếu nước thì giai đoạn sinh trưởng dãn của tế bào bị ức chế. Vì vậy, trong
trường hợp cần ức chế sự dãn không cấn thiết của cây thì chỉ cần tạo điều kiện khô hạn
trong giai đoạn mà các tế bào đang tập trung dãn. Chẳng hạn, sự sinh trưởng mạnh của lúa
có nguy cơ lốp đổ sẽ được hạn chế nếu ta rút nước, phơi ruộng vào giai đoạn đứng cái của
lúa, tức vào giai đoạn vươn lóng của chúng. Để ức chế pha dãn của tế bào, người ta có thể
sử dụng các chất ức chế thuộc nhóm retardant, chẳng hạn người ta thường sử dụng CCC
cho cây họ lúa để chống lốp đổ.

Hình 6.9. Tác động của auxin lên sự dãn tế bào


Các nguyên tố dinh dưỡng cũng có ý nghĩa quan trọng lên sự dãn tế bào như N, P.
Chẳng những chúng kích thích sự phân chia tế bào mà còn tăng cường sự sinh trưởng dãn
của chúng vì chúng đi vào thành phần của protein, phosphatide là những thành phần quan
trọng cấu trúc nên chất nguyên sinh, tăng sinh khối. Ca và các nguyên tố có hóa trị cao
làm cho sự dãn tế bào kết thúc sớm hơn, cây cứng hơn vì pectat Ca sẽ gắn các tế bào với
nhau ch t hơn.

Hình 6.10. Sơ đồ minh họa các giai đoạn sinh trưởng của tế bào
a: Giai đoạn phân chia tế bào biểu hiện sự tăng về số lượng tế bào còn kích thước tế
bào thì ổn định.
b: Giai đoạn dãn của tế bào biểu hiện sự tăng về thể tích của tế bào, còn số lượng tế
bào ổn định.
223
Trong đời sống của cây, có những giai đoạn sự phân chia tế bào rất mạnh mẽ và ưu
thế như giai đoạn đẻ nhánh của lúa, nhưng cũng có giai đoạn sự phân chia tế bào rất yếu
và sự dãn tế bào mạnh mẽ và ưu thế như giai đoạn vươn lóng của cây họ lúa. Nắm được
quy luật sinh trưởng của cây qua các giai đoạn sinh trưởng của tế bào và các yếu tố ảnh
hươởng đến chúng, con người có thể can thiệp vào việc điều khiển sự sinh trưởng của cây
theo ý muốn.
6.3.3. Sự phân hóa - phản phân hóa và tính toàn năng của tế bào
Tế bào trứng sau khi thụ tinh xong có khả năng phân chia mạnh mẽ và bằng các con
đường phân hóa khác nhau mà tạo nên được nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể.
Sự chuyển hóa các tế bào phôi sinh thành các tế bào của các mô chuyên hóa gọi là
sự phân hóa tế bào thực vật. Các tế bào mô phân sinh phân chia liên tục cho ra các tế bào
mới. Các tế bào mới này trải qua giai đoạn sinh trưởng dãn và sau đó bằng các con đường
khác nhau mà chúng phân hóa thành các tế bào của các mô chức năng đảm nhiệm các
chức phận sinh lý đ c trưng.
Như vậy, các tế bào sau khi đã trải qua các giai đoạn sinh trưởng của chúng thì mới
phân hóa được. Các tế bào ở trong giai đoạn sinh trưởng phôi sinh và dãn thì hầu như
không phân biệt rõ ràng những đ c trưng về cấu trúc và chức năng, tất cả các tế bào gần
như giống nhau. Nhưng khi chuyển sang con đường phân hóa, các tế bào đó có những đ c
trưng khác nhau về cầu trúc. Một số tế bào mất hết chất nguyên sinh và hóa gỗ như các tế
bào của mô dẫn; một số tế bào theo hướng giảm nhân và ti thể (tế bào rây); một số tế bào
theo hướng hình thành lục lạp (mô giậu) ho c hóa cutin, hóa suberin (mô bỡ)... Sự thay
đổi về cấu trúc đó gắn liền với chức năng sinh lý khác nhau của các mô như: mô giậu đảm
nhận chức năng quang hợp, mô dẫn đảm nhận chức năng dẫn nước và chất hữu cơ, mô
biểu bì đảm nhận chức năng che chở, bảo vệ; nhu mô có vai trò dự trữ... Trong cây có
khoảng 15 loại tế bào chuyên hóa của các mô chức năng, nhưng suy cho cùng thì chúng
đều được phân hóa từ một tế bào khởi nguyên là hợp tử.
Sở dĩ có sự phân hóa theo các đường hướng khác nhau để hình thành nên nhiều loại
tế bào hoàn toàn khác nhau là do sự hoạt hóa phân hóa các gen vốn có trong mỗi tế bào,
tức là quá trình mà một số gen trước đây không hoạt động nay được hoạt hóa và đồng thời
một số gen đang hoạt động bị ức chế và ngừng hoạt động: Một số gen cần cho sự tổng hợp
nên các enzyme cần cho sự phát triển của giai đoạn nào đó được hoạt hóa, còn các gen
khác phụ trách các enzyme nhất định khác không cần thiết nữa lập tức bị ngừng và tất
nhiên những gen phụ trách các enzyme liên quan đến quá trình trao đổi chất thường xuyên
vẫn tiếp tục hoạt động như thường. Do đó, sự phân hóa tế bào chỉ là sự hoạt hóa phân hóa
gen mà không làm tế bào có thêm ho c mất đi vốn gen của chúng. Điều này có liên quan
đến một đ c tính quan trọng của tế bào là tính toàn năng của tế bào.
Haberland (1902) lần đầu tiên đã quan niệm rằng mỗi một tế bào bất kỳ của một cơ
thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh.
Theo quan niệm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng rẽ đã được phân hóa đều chứa
toàn bộ lượng thông tin di truyền (ADN) cần thiết của cả cơ thể thực vật đó và nếu g p

224
điều kiện thích hợp thì mỗi tế bào đó đều có thể phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh gọi
là tính toàn năng của tế bào thực vật.
Ngày nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để tái sinh cây hoàn chỉnh từ một tế bào nuôi
cấy đã chứng minh cho luận điểm về tính toàn năng của tế bào là đúng đắn.
Tính toàn năng của tế bào được chứng minh qua khả năng phân hóa tế bào. Các tế
bào đã phân hóa không hoàn toàn mất khả năng phân chia của mình, tức là tế bào đã phân
hóa trong điều kiện nhất định có thể quay trở lại như một tế bào phôi sinh có khả năng
phân chia để cho ra các tế bào mới. Hiện tượng đó gọi là sự phản phân hóa tế bào. Điều đó
có nghĩa là tế bào trong mô nằm trong trường ức chế của các tế bào xung quanh, các gen
bị ức chế. Nếu tách riêng tế bào kh i trường ức chế và tạo điều kiện cần thiết (hormone,
chất dinh dưỡng...) thì một số gen vốn bị ức chế nay được hoạt hóa lại và do đó tế bào
phân chia được. Ví dụ như việc hình thành callus ở vết thương, ở cành chiết, cành giâm, ở
mô nuôi cấy là sự phản phân hóa của các tế bào nhu mô ở vết cắt, khiến chúng có thể
đóng vai trò như tế bào phôi sinh, phân chia mãnh liệt. Sau đó, bằng con đường phân hóa
mà hình thành rễ và chồi.
Sự phân hóa, phản phân hóa tế bào cùng với các đ c tính vốn có của nó là tính toàn
năng, là cơ sở lý luận vững chắc để xây dựng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào nhằm tái sinh
cây hoàn chỉnh từ các tế bào tách rời.
Trong nửa thế kỉ qua, kỹ thuật nuôi cấy in vitro phát triển rất mạnh mẽ và trở thành
một phương pháp có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn lớn trong việc nghiên cứu về tế bào
học, về lĩnh vực di truyền chọn giống, về sinh lý sinh hóa, về việc làm sạch virus,... và có
những ứng dụng khá rộng rãi trong việc nhân giống vụ tính cây trồng, trong việc cải lương
giống, trong việc thu sinh khối và hoạt chất quý... Ngày nay, kỹ thuật nuôi cấy in vitro đã
và đang trở thành một công cụ có hiệu quả của công nghệ sinh học.
6.4. Sự tương quan sinh trưởng giữa các bộ phận trong cây
Cơ thể thực vật như là một chỉnh thể thống nhất, hài hòa tạo ra tính toàn vẹn của nó.
Tính toàn vẹn đó được biểu hiện bằng sự tương quan sinh trưởng giữa các bộ phận của
cây. Sự tương quan sinh trưởng là mối quan hệ, là tương tác lẫn nhau giữa các cơ quan, bộ
phận, giữa các mô và tế bào đang sinh trưởng. Mối quan hệ tương quan đó được đảm bảo
bằng các tác nhân kích thích và cả các tác nhân ức chế. Các tác nhân kích thích bắt nguồn
trước tiên từ hệ thống rễ, các lá non, chồi non, các lá mầm có màu xanh có khả năng
quang hợp... Còn các tác nhân ức chế bắt nguồn từ các cơ quan đang hóa già như lá già,
các cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ... Người ta thường đề cập đến khái niệm tương
quan kích thích và tương quan ức chế.
- Tương quan kích thích xảy ra khi một bộ phận, cơ quan này sinh trưởng sẽ kích thích
bộ phận khác, cơ quan khác sinh trưởng. Ví dụ như hệ thống rễ sinh trưởng tốt sẽ kích thích
thân lá sinh trưởng tốt và ngược lại; ho c lá non sẽ kích thích mầm nách sinh trưởng...
- Ngược lại, tương quan ức chế xảy ra khi một bộ phận trong cây sinh trưởng sẽ ức
chế sự sinh trưởng của bộ phận khác. Ví dụ như chồi ngọn ức chế chồi bên, rễ chính ức
chế rễ bên, cơ quan sinh sản ức chế cơ quan dinh dưỡng...

225
Có hai nguyên nhân giải thích các mối tương quan trên. Nguyên nhân thứ nhất thuộc
về dinh dưỡng. Trong trường hợp tương quan kích thích thì có sự hỗ trợ về m t dinh
dưỡng giữa các cơ quan cùng sinh trưởng. Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân hormone.
Trong trường hợp tương quan kích thích chúng hỗ trợ nhau về các hormone nhóm kích
thích sinh trưởng (cytokinin, gibberellin, auxin). Còn trong trường hợp tương quan ức chế
các cơ quan gây ảnh hưởng ức chế lên nhau bằng các chất ức chế sinh trưởng vốn được
sản xuất và tích lũy trong chúng.
6.4.1. Hiện tượng ưu thế ngọn
Ưu thế ngọn là hiện tượng phổ biến đối với giới thực vật. Đó là sự ức chế của chồi
ngọn lên sinh trưởng của chồi bên, rễ chính lên rễ phụ. Nếu cắt b chồi ngọn tức là loại b
ưu thế ngọn thì các chồi bên được giải phóng ra khái trạng thái ức chế tương quan của
chồi ngọn và lập tức sinh trưởng. Điều này rất có ý nghĩa trong sản xuất. Có nhiều trường
hợp cần loại b ưu thế ngọn để tăng phân cành, phân nhánh như với các cây ăn quả, cây
cảnh, cây nông nghiệp, kỹ thuật tạo hình, tạo tán có ý nghĩa quyết định đến năng suất và
phẩm chất thu hoạch. Việc cắt bớt rễ chính cho mạ trước khi cấy cũng nhằm mục đích
kích thích các rễ phụ phát triển. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần tăng cường ưu thế
ngọn vì sự phân cành không cần thiết và có hại cho sản xuất như với thuốc lá, bông,
dâu tây...
Nguyên nhân gây nên hiện tượng ưu thế ngọn cũng đã được nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Quan niệm đầu tiên dựa trên sự cạnh tranh dinh dưỡng của chồi ngọn lên chồi
bên: mô phân sinh chồi ngọn là trung tâm lôi cuốn dòng chất dinh dưỡng ưu tiên nên chồi
bên nghèo dinh dưỡng, không sinh trưởng được.
Làm thí nghiệm xử lý AIA ngoại sinh lên m t cắt qua chồi ngọn thì các chồi bên
cũng không sinh trưởng được như trường hợp có chồi ngọn nguyên vẹn. Giả thiết “ức chế
trực tiếp” cho rằng chồi ngọn là nơi sản xuất AIA với hàm lượng cao và khi vận chuyển
xuống dưới đã ức chế sự phát triển của chồi bên. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy
rằng nồng độ auxin trong chồi bên chưa đến mức ức chế sinh trưởng, vì vậy giả thuyết “ức
chế gián tiếp” cho rằng dưới tác dụng của auxin, ở chồi bên tổng hợp nên chất ức chế
(ethylene) và chất này ức chế sinh trưởng của chồi bên.
Như vậy, rõ ràng auxin có vai trò quan trọng trong hiện tượng ưu thế ngọn. Tuy
nhiên, các phytohormone khác cũng góp phần quan trọng điểu chỉnh hiện tượng này, đ c
biệt là cytokinin. Cytokinin hoàn toàn đối kháng với auxin trong trường hợp này: cytokinin
được sản xuất ở rễ rồi được vận chuyển lên ngọn và có tác dụng giải phóng chồi bên tức
làm yếu ưu thế ngọn. Vì vậy, hiện tươợng ưu thế ngọn được điều chỉnh trong cây chủ yếu
bằng tỷ lệ auxin/cytokinin. Tỷ lệ đó càng cao thì ưu thế ngọn càng mạnh mẽ, còn tỷ lệ đó
càng thấp thì sự phân cành càng chiếm ưu thế. Khi đi từ ngọn xuống gốc thì tỷ lệ đó càng
giảm và ưu thế ngọn cũng giảm dần.
Mức độ ưu thế ngọn cũng khác nhau với các loại thực vật khác nhau và trong cùng
một cây thì khác nhau ở các vị trí khác nhau này có lẽ quyết định chủ yếu bởi tỷ lệ
auxin/cytokinin.

226
Hình 6.11. Hiện tươợng ưu thế ngọn ở cây đậu Hà Lan nảy mầm
a: Ưu thế ngọn trên cây nguyên vẹn.
b: Cắt chồi ngọn, chồi bên sinh trưởng.
c1 - c2: Xử lý AIA ngoại sinh tương tự như chồi ngọn nguyên vẹn. AIA ngoại sinh ức
chế chồi nách.
d1- d2: Cytokinin giải phóng chồi bên, làm yếu ưu thế ngọn.
6.4.2. Tương quan giữa hệ thống rễ và thân lá
Nhìn chung, mối quan hệ giữa rễ và thân, lá là mối tương quan kích thích: Rễ sinh
trưởng tốt sẽ kích thích các bộ phận trên m t đất sinh trưởng và ngược lại.
Trên quan điểm sinh dưỡng mối quan hệ hữu cơ này có thể được giải thích như sau:
rễ sẽ cung cấp nước và chất khoáng cho các bộ phận trên m t đất, ngược lại các bộ phận
trên m t đất sẽ cung cấp cho hệ thống rễ các sản phẩm của quang hợp để sinh trưởng. Hơn
nữa rễ là cơ quan tổng hợp cytokinin và sẽ cung cấp cho các cơ quan trên m t đất kích
thích sự phân chia tế bào và sinh trưởng chồi; ngược lại chồi ngọn, lá non là cơ quan tổng
hợp auxin và một số các hormone khác, chúng vận chuyển xuống rễ và kích thích sự phân
hóa của rễ, sự sinh trưởng của rễ.
Mối quan hệ hữu cơ này biểu hiện hết sức ch t chẽ trong giai đoạn cây còn non,
càng già thì mối quan hệ này càng xấu đi, cây càng hóa già và cuối cùng sẽ chết. Vì vậy
các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tưới nước, kích thích sự sinh trưởng, phát triển
mạnh của bộ rễ đều có ý nghĩa tăng cường sự sinh trưởng, phát triển của thân lá. Nếu
chúng ta hạn chế sinh trưởng của rễ bằng cách làm thiếu dinh dưỡng và nước, ho c cắt rễ,
đào cây,... sẽ làm giảm cung cấp cytokinin cho sinh trưởng của chồi, làm cân bằng
hormone lệch về phía phân hóa mầm hoa và cây có thể ra hoa được.
6.4.3. Sự tương quan giữa cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản
Mối quan hệ tương quan này có ý nghĩa thực tiễn lớn. Chúng ta có thể điều khiển
mối quan hệ này để tăng năng suất thu hoạch. Sự tương quan giữa cơ quan dinh dưỡng và
cơ quan sinh sản là sự tương quan ức chế. Thân, lá sinh trưởng mạnh mẽ làm chậm sự
hình thành hoa và ngược lại sự hình thành hoa, quả sẽ làm chậm và ngừng sự sinh trưởng
của cơ quan sinh dưỡng. Mối quan hệ này được xem xét chủ yếu trên quan điểm hormone.
Sự sinh trưởng và sự ra hoa kết quả được quy định bằng sự cân bằng giữa hai nhóm chất
có tác dụng đối kháng về sinh lý: chất kích thích sinh trưởng và chất ức chế sinh trưởng.
Nếu các chất kích thích sinh trưởng chiếm ưu thế thì cơ quan dinh dưỡng được kích thích

227
sinh trưởng và cây không ra hoa. Các chất kích thích sinh trưởng được tổng hợp ở cơ quan
dinh dưỡng còn non đang sinh trưởng. Vì vậy, khi rễ, thân, lá phát triển mạnh mẽ là lúc
các chất kích thích sinh trưởng chiếm ưu thế, nhưng khi các cơ quan đã hóa già thì chúng
tổng hợp và tích lũy chất ức chế sinh trưởng và đ c biệt lúc ra hoa kết quả thì cơ quan sinh
sản và cơ quan dự trữ là trung tâm sản xuất các chất ức chế sinh trưởng. Nếu tỷ lệ nghiêng
về chất ức chế sinh trưởng thì cây sẽ ra hoa, quả, hình thành củ và căn hành, đồng thời ức
chế sự sinh trưởng của cơ quan dinh dưỡng.
Hiểu biết trên có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn. Nếu bằng cách nào đấy chúng
ta làm cho cây không ra hoa ho c loại trừ hoa thì có thể làm cho cây đó sinh trưởng không
xác định. Ngược lại, muốn cây ra hoa kết quả thì phải ức chế sự hình thành cơ quan dinh
dưỡng… Để làm cây ra hoa nhanh hơn chúng ta có thể hạn chế dinh dưỡng bằng cách
ngắt lá, cắt rễ, đào cây, hạn chế bón phân, tưới nước,... ho c sử dụng các chất ức chế sinh
trưởng như ATIB, ethrel, Alar,... chẳng hạn, nếu sử dụng CCC sẽ ức chế sinh trưởng thân
lá và tăng cường hình thành củ khoai tây in vitro và in vivo (Nguyễn Quang Thạch, Hoàng
Minh Tấn và cộng sự 1987); sử dụng MH sẽ kích thích sự hình thành căn hành của
hành t i.
Vì vậy, tùy theo trường hợp cụ thể mà chúng ta có thể điều chỉnh mối quan hệ giữa
cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản theo hướng có lợi cho con người.
Mối quan hệ giữa lá và chồi nách của chúng thay đổi theo tuổi của lá. Lá non, sự
tương quan giữa chúng là tương quan kích thích, còn các lá già có ảnh hưởng ức chế lên
sự sinh trưởng của chồi nách.
Tất cả những mối quan hệ tương quan ở trên đều được xem xét trên quan điểm sự
cân bằng phytohormone trong cây. Ở trong cây có sự phân chia các ảnh hưởng điều chỉnh.
Ảnh hưởng điều chỉnh khác nhau trong các cơ quan, bộ phận của cây và trong các phần
khác nhau của một cơ quan. Chẳng hạn, trong một cây nếu đi từ ngọn đến gốc thì hàm
lượng auxin giảm dần còn hàm lượng cytokinin và cả gibberellin lại tăng lên. Các chất ức
chế sinh trưởng được tổng hợp và tích lũy nhiều nhất trong cơ quan già, cơ quan dự trữ và
cơ quan sinh sản gây ảnh hưởng ức chế lên các cơ quan khác.
Trong sự phát triển cá thể của cây, ở giai đoạn còn non, các ảnh hưởng kích thích
phát sinh trong các cơ quan non đang sinh trưởng gây ảnh hưởng điều chỉnh lên toàn cây.
nhưng càng ngày ảnh hưởng kích thích càng giảm và ảnh hưởng ức chế phát sinh trong cơ
quan già càng tăng cường. Lúc hình thành cơ quan sinh sản là trung tâm phát sinh các tác
nhân ức chế, cây hóa già nhanh chúng và cuối cùng sẽ chết.
6.5. Sự tái sinh và tính phân cực
6.5.1. Sự tái sinh
Khi tách rời một bộ phận nào đấy khác cây mẹ tức là tính nguyên vẹn của cây bị vi
phạm, đ c tính vốn có của cây là khả năng khôi phục lại tính nguyên vẹn đó bằng sự
tái sinh.
Khác với động vật, thực vật có khả năng tái sinh mạnh mẽ hơn nhiều: từ một bộ
phận tách rời kh i cây, trong điều kiện nhất định nó có thể tái sinh để cho cây hoàn chỉnh.

228
Khả năng tái sinh mạnh mẽ của thực vật một m t có những trở ngại cho con người
trong việc đấu tranh chống c dại hại cây trồng nhưng cũng có lợi cho con người trong
việc nhân giống vô tính từ các cơ quan dinh dưỡng khác nhau (chiết, ghép, giâm cành và
nuôi cấy mô tế bào...).
Sự tái sinh của thực vật có thể chia ra sự tái sinh sinh lý và sự tái sinh bệnh.
- Sự tái sinh sinh lý có thể hiểu như là sự thay thế những bộ phận đã mất đi và cần
thiết cho chúng trong đời sống của mình. Đây là biểu hiện về m t sinh lý cần thiết cho
cây, chẳng hạn như cây rụng lá vào mùa thu, mùa đông, sang xuân chúng lại tái sinh ra lá
mới để đảm nhận chức năng quang hợp tốt hơn.
- Sự tái sinh bệnh là sự tái sinh do thương tổn gây ra, chẳng hạn như sự tái sinh làm
lành vết thương ho c phục hồi các phần đã mất đi hay tái sinh ra cơ quan mới để khôi
phục tính nguyên vẹn của cây. Sự tái sinh bệnh này rất có ý nghĩa đối với thực vật và đối
với con người.
+ Sự tái sinh làm lành vết thương là hình thức tái sinh bệnh đơn giản nhất. Củ
khoai tây khi thu hoạch có thể bị mất lớp v ngoài, sau vài ngày chúng có thể tái sinh ra
lớp v mới thay thế lớp v đã mất đi và làm lành vết thương. Khi có vết cắt, cây có khả
năng làm lành vết thương bằng sự xuất hiện callus từ tầng phát sinh... Sự tái sinh này
được kích thích bởi auxin và cytokinin, do đó việc áp dụng ngoại sinh auxin và cytokinin
đã làm nhanh sự hình thành callus ở vết thương.
+ Sự tái sinh phục hồi là sự tái sinh trực tiếp trên vết thương nhằm khôi phục lại
phần đã mất đi. Chẳng hạn, nếu cắt đỉnh rễ (l/2 - ¾ mm) của cây đậu thì tế bào gần vết
thương phân chia và tạo nên đỉnh sinh trưởng mới phục hồi lại phần đã mất và tạo nên
chóp rễ. Nếu cắt đỉnh rễ 1 mm thì sẽ tạo nên hai đỉnh rễ mới...
+ Sự tái sinh ngoài vết thương: Hai hình thức tái sinh ở trên là sự tái sinh ngay trên
vết thương, tuy nhiên có hình thức tái sinh khác ngoài vết thương bằng việc sinh trưởng
của mầm mới ho c bằng sự sinh trưởng của các mầm có sẵn từ trước nhưng bị ức chế
tương quan. Chẳng hạn, khi loại trừ ưu thế ngọn thì lập tức tái sinh các chồi bên; lá cây
Bryophyllum tách rời có thể mọc rễ và chồi trên kẽ lá ho c lá cây thu hải đường (Begonia)
tách rời có thể tạo rễ và chồi trên callus hay trên biểu bì...
Khả năng tái sinh của thực vật rất khác nhau phụ thuộc vào đ c tính của loài, giống,
các giai đoạn sinh trưởng, phát triển, mùa vụ và các điều kiện sinh thái.
Các phytohormone có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tái sinh của cây. Auxin
và cytokinin sẽ làm nhanh sự hàn gắn vết thương: auxin kích thích sự tái sinh rễ, còn
cytokinin và gibberellin kích thích sự tái sinh chồi. Trên đoạn thân có lá và chồi khả năng
tái sinh dễ dàng hơn nhiều. Lá, chồi là cơ quan sản sinh các phytohormone nội sinh cần
cho sự tái sinh đó.
Việc tái sinh có ý nghĩa lớn trong việc nhân giống vô tính các loại cây ăn quả, cây
cảnh, cây thuốc, cây công nghiệp,... bằng các phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép
mắt và nuôi cấy mô, tế bào in vitro, trong đó việc tái sinh rễ bất định có ý nghĩa thực
tiễn lớn.
229
Sự tái sinh rễ phụ: Rễ phụ xuất hiện do sự tái phân chia của mô phân sinh bên (tầng
trước phát sinh, v trụ). Rễ phụ có thể xuất hiện trên cây nguyên vẹn (đa, si, ngụ…). Khả
năng tái phân chia (từ mô sâu bên trong) ho c là ngoại sinh (ở lớp biểu bì của lá) có thể từ
mô phân sinh sơ cấp và cũng có thể từ mô phân sinh thứ cấp. Rễ xuất hiện từ mô phân
sinh sơ cấp như lá cây thuốc b ng (Bryophyllum), rễ và chồi xuất hiện ở kẽ răng lá...
Rễ xuất hiện trên mô phân sinh thứ cấp tức từ tầng phát sinh ho c các tế bào có
thành m ng giữa các bó mạch. Các cây gỗ lâu năm, rễ bắt nguồn từ trung trụ của mô dẫn.
Ở một số thực vật rễ phụ được hình thành sớm ở trên cây nguyên vẹn tạo nên các mầm rễ
sẵn và bị ức chế tương quan. Khi cành giâm cắt kh i cơ thể mẹ, chúng được hoạt hóa và
sinh trưởng thành rễ bất định (liễu, bạch dương, một số loài chanh...).
Sự hình thành rễ bất định phụ thuộc vào khả năng hình thành các phytohormone của
thực vật, nếu các phytohomone đ c trưng hình thành thuận lợi thì sự hình thành rễ dễ
dàng. Việc xử lý các chất auxin ngoại sinh (AIA; AIB; -ANA; 2,4-D...) đã kích thích
quá trình tái sinh rễ thuận lợi ở hầu hết các đối tượng thực vật.
Sự hình thành rễ phụ có thể chia làm ba giai đoạn:
- Sự phân chia của mô phân sinh bên (v trụ) tức là sự phản phân hóa các tế bào ở
vùng xuất hiện rễ mạnh mẽ.
- Sự tạo nên các mầm rễ phụ.
- Sự sinh trưởng kéo dài của mầm rễ thành rễ phụ, xuyên qua v và ra ngoài.
Các giai đoạn này khác nhau rất nhiều về yêu cầu auxin. Giai đoạn thứ nhất đòi h i
hàm lượng auxin cao cho sự phản phân hóa ban đầu của các tế bào (l0-4 - 10-5g/cm3); giai
đoạn hai yêu cầu auxin thấp hơn cho sự xuất hiện mầm rễ (l0-7 g/cm3). Còn sự sinh trưởng
của mầm rễ thành rễ bất định đòi h i hàm lượng auxin rất thấp (l0-11 - 10-13 g/cm3) và thậm
chí auxin có thể gây ảnh hưởng ức chế sự sinh trưởng của rễ.
Nếu quan hệ giữa auxin và sự hình thành rễ phụ là dương tính thì ngược lại
cytokinin và gibberellin với quá trình đó thường là âm tính. Trong nuôi cấy mô, auxin
kích thích sự hình thành rễ còn cytokinin lại ức chế quá trình này...
Ngoài ra, điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn đến sự tái sinh rễ phụ: Độ ẩm bão
hòa, ánh sáng tán xạ, nhiệt độ ôn hòa,... là điều kiện thuận lợi kích thích sự ra rễ nhanh.
Nghiên cứu sự tái sinh rễ phụ có ý nghĩa quan trọng trong việc nhân giống vô tính cho các
đối tượng cây trồng khác nhau: Cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh, cây thuốc... Kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sự tái sinh rễ phụ là một quá trình sinh lý phức tạp liên
quan ch t chẽ đến các điều kiện nội tại của cành giâm và điều kiện ngoại cảnh. Số lá để lại
và tuổi của lá liên quan đến hàm lượng phytohormone nội sinh có ý nghĩa rất quyết định
đối với sự ra rễ của đa số đối tượng cành giâm. Việc xử lý auxin ngoại sinh (AIB, NAA,
AIA) đã kích thích sự xuất hiện rễ bất định ở cành giâm. Phương pháp xử lý nồng độ đ c,
nhúng nhanh (nồng độ 4.000 - 6.000 ppm) là có hiệu quả cao hơn cả. Ánh sáng tán xạ, độ
ẩm không khí bão hòa,... là điều kiện tối ưu cho sự ra rễ của cành giâm.

230
6.5.2. Tính phân cực của cây
Phân cực là một đ c tính vốn có của thực vật. Ngay cả tế bào trứng thụ tinh của tế
bào thực vật bậc cao cũng phân chia thành hai tế bào con không như nhau: tế bào ở đỉnh
thì nh , tế bào gốc lớn. Tế bào ở đỉnh phân chia và phát triển thành phôi còn tế bào gốc
phát triển thành mầm rễ. Như vậy, phôi rất nh cũng biểu hiện tính phân cực: cực rễ và
cực thân. Việc hình thành rễ và chồi phụ ở cành giâm, cành chiết cũng liên quan đến tính
phân cực của chúng. Một đoạn thân cây bao giờ cũng có hai cực: một đầu hướng đến ngọn
và một đầu hướng về gốc. Chồi bao giờ cũng tái sinh ở cực ngọn và rễ thì lại tái sinh ở
cực gốc. Ở một đoạn rễ thì chồi tái sinh bình thường ở đầu gốc và rễ tái sinh ở đầu ngọn: ở
lá, về nguyên tắc thì rễ và chồi xuất hiện nhiều ở gốc lá. Tuy nhiên, ở Bryophyllum thì
chồi và rễ xuất hiện nhiều nhất ở đầu phiến lá.
Sự phân cực có thể biểu hiện về phương diện các thành phần sinh hóa và hormone
trong chúng. Hàm lượng chất khô, chlorophyll cũng như hoạt tính các enzyme cũng tăng
từ gốc đến ngọn. Ảnh hưởng điều chỉnh của phytohormone cũng có tính chất phân cực rõ
rệt. Việc phân tích hàm lượng phytohormone nội sinh trong thân cây lanh (Hoàng Minh
Tấn, 1980) đã chỉ ra hàm lượng auxin giảm dần từ ngọn đến gốc và ngược lại, hàm lượng
cytokinin tăng dần từ gốc đến ngọn. Trong rễ thì cực ngọn giàu auxin hơn và do đó kích
thích sự hình thành rễ, còn cực đối điện nghèo auxin thì kích thích sự xuất hiện chổi. Do
phân cực các ảnh hưởng điều chỉnh khác nhau đó mà các đoạn cành giâm lấy từ các vị trí
khác nhau trên một đoạn thân có khả năng tái sinh khác nhau.
Nhìn chung, khả năng tái sinh rễ trên cành giâm tăng dần từ gốc đến ngọn của cây.
Sự phân cực có ý nghĩa quan trọng trong thuật ghép, giâm cành. Các cành giâm bao
giờ cũng phải cắm phấn gốc vào gi thể và trong ghép cây nếu cành ghép và gốc ghép
không phù hợp về cực tỉnh thì không thể tái sinh hàn gắn được và không thành cây được.
6.6. Sự nảy mầm của hạt
Sự nảy mầm của thực vật bao gồm sự nảy mầm của hạt, củ, căn hành và chồi ngủ.
Nhưng quan trọng nhất là sự nảy mầm của hạt.
Hạt khô có hàm lượng nước 12 - 14% thì hầu như ở trạng thái nghỉ, không sinh
trưởng. Thời gian có thể duy trì hạt ở trạng thái ngủ nghỉ rất khác nhau tùy theo loài thực
vật. Có những loại hạt thu hoạch xong có thể nảy mầm ngay nếu có đủ điều kiện cần thiết,
nhưng có những loại hạt kéo dài thời gian ngủ nghỉ đến hàng năm, hàng chục năm và
thậm chớ đến hàng trăm năm sau mới nảy mầm. Sự nảy mầm bắt đầu bằng sự hấp thu
nước nhờ cơ chế hút trương của hạt. Sau khi kết thúc sự ngủ nghỉ, trong hạt bắt đầu tăng
tính thủy hóa của keo nguyên sinh chất, giảm tính ưa mỡ và độ nhớt của keo, dẫn đến
những biến đổi sâu sắc và đột ngột trong quá trình trao đổi chất trong hạt liên quan đến sự
nảy mầm. Đ c trưng nhất là tăng mạnh mẽ hoạt tính của các enzyme thủy phân phân giải
polysaccharide, protein và các chất phức tạp khác thành các chất đơn giản dẫn đến thay
đổi hoạt động thẩm thấu. Các sản phẩm thủy phân này dùng làm nguyên liệu cho quá trình
hô hấp tăng lên mạnh mẽ của phôi hạt, vừa làm tăng áp suất thẩm thấu trong hạt giúp cho
quá trình hút nước vào hạt nhanh chóng.

231
Sự tăng hoạt tính enzyme dẫn đến sự biến đổi các chất dự trữ và mức độ hoạt hóa các
enzyme riêng biệt phụ thuộc vào tính chất đ c trưng về thành phần hóa học của hạt. Các hạt
có chất dự trữ chủ yếu là tinh bột thì enzyme -amilase là chủ yếu và hoạt tính của nó tăng
lên mạnh mẽ khi lúa bắt đầu nảy mầm (8 ngày sau khi nảy mầm thì ở hạt lúa mì hoạt tính
-amilase tăng 22 lần, còn ở hạt hướng dương thành phần dự trữ tinh bột là thứ yếu thì chỉ
tăng 4 lần). Các hạt có chất dự trữ chủ yếu là protein (đậu) thì hoạt tính enzyme protease
tăng lên mạnh mẽ hơn các enzyme khác. Kết quả protein bị phân giải thành các acid amine,
các acid amine có thể được sử dụng tổng hợp nên các protein thứ cấp cấu trúc nên chất
nguyên sinh của phôi hạt sinh trưởng và cây non và cũng có thể kết hợp với NH3 để tạo nên
các amide, đ c biệt là sự nảy mầm của hạt trong tối (asparagine, glutamine).
Sự tăng hoạt tính enzyme có lẽ là do quá trình tổng hợp mới các enzyme ở trong lớp
alơron hơn là quá trình hoạt hóa các enzyme cũ vốn có trong hạt.
Bảng 6.2. Sự biến đổi hoạt tính của enzyme amilase trong hạt lúa mì
và hạt hướng dương khi nảy mầm
Thời gian Hoạt tính của enzyme -amilase
nảy mầm Lúa mì Hướng dương
(ngày) (Triticum aestivum) (Helianthus annuus)
0 100 100
2 139 102
3 230 141
6 1850 300
8 2390 346
11 2190 416

Trong hạt đang ngủ nghỉ thì hàm lượng ADN là tối thiểu và hàm lượng ARN là rất
nghèo. Nhưng khi nảy mầm và trong quá trình nảy mầm của hạt, xảy ra tổng hợp acid
nucleic rất mạnh.
Rõ ràng, những biến đổi về sinh hóa xảy ra cực kỳ mãnh liệt ngay khi phôi phát
động sinh trưởng. Còn hoạt động sinh lý trong quá trình nảy mầm, đ c trưng nhất là
những biến đổi về hô hấp. Ngay sau khi hạt hút nước, lập tức hoạt tính của enzyme hô hấp
tăng lên mạnh mẽ và kết quả là cường độ hô hấp cũng tăng lên tương ứng: Chẳng hạn 1
kg hạt lúa khô giải phóng 0,3 - 0,4 mg CO2/l ngày nhưng khi hút nước đến 30% thì cường
độ hô hấp có thể tăng lên 2.000 mg CO2/l ngày. Việc tăng cường độ hô hấp giúp cho phôi
hạt có đủ năng lượng và nguyên liệu cần thiết.
Nhiệt độ: Giới hạn nhiệt độ cho sự nảy mầm là rất khác nhau ở các loại thực vật.
Nhiệt độ tối thích cho sự nảy mầm với đa số thực vật là từ 25 - 28oC, với cây nhiệt
đới khoảng 30 - 35oC. Nhiệt độ tối thích này thường thấp hơn nhiệt độ tối thích cho sự
sinh trưởng. Nhiệt độ tối cao cho sự nảy mầm của thực vật ôn đới là 35 - 37oC, còn thực
vật nhiệt đới là 37 - 40oC.

232
Bảng 6.3. Giới hạn nhiệt độ cho sự nảy mầm của hạt một số cây trồng
Loại thực vật Nhiệt độ
Cực tiểu Tối thích Cực đại
Mạch (Hordeum vulgaris) 3-4 26 28 - 30
Mì (Triticum aestivum) 3-4 25 32
Ngô (Zea may) 8 - 10 35 45
Lúa (Oryza sativa) 10 - 12 35 - 37 44 - 50
Đậu Hà lan (Pisum sativum) 1-2 30 35
Củ cải đường (Brassica napus) 1-2 20 40
Hướng dương (Helianthus annuus) 8-9 28 35
Dưa hấu (Citrullus vulgaris) 12 - 14 35 40
Thuốc lá (Nicotiana tabacum) 13 - 14 28 32 - 35
Bông (Gossypium) 12 - 26 37 - 44 44 - 50

Trong nhiều trường hợp, việc xử lý nhiệt độ thấp (xử lý xuân hóa) thuận lợi cho sự
nảy mầm, có thể phá sự ngủ nghỉ và cây sinh trưởng, phát triển nhanh hơn. Đây cũng là
biện pháp sử dụng có kết quả trong sản xuất. Nhiệt độ xúc tiến các biến đổi sinh hóa, tăng
quá trình hô hấp và kích thích sự nảy mầm. Chính vì vậy, trong sản xuất người ta thường
tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi trong quá trình ngâm ủ hạt giống.
- Ánh sáng: Phản ứng ánh sáng đối với sự này mầm rất khác nhau tùy theo từng đối
tượng thực vật. ở một vài thực vật, hạt chỉ nảy mầm ngoài ánh sáng. Một số thực vật khác
thì ánh sáng kích thích nhanh sự nảy mầm còn bóng tối có tác dụng ức chế nảy mầm (hạt
thuốc lá, hạt bí, hạt xà lách, hạt cà rốt...). Ngược lại, sự nảy mầm một số hạt bị ức chế bởi
ánh sáng.
Ảnh hưởng kích thích ho c ức chế của ánh sáng đến sự nảy mầm của hạt có quan hệ
đến phytocrome. Chẳng hạn hạt xà lách nảy mầm trong ánh sáng đ và bị ức chế khi chiếu
ánh sáng đ xa.

Hình 6.12. Mối quan hệ giữa độ ẩm, nhiệt độ và cường độ hô hấp


của lúa mì lúc nảy mầm (I: 0oC; II: 10oC; III: 18oC; IV: 25oC)
233
- Nước: Nước là điều kiện quan trọng cho sự nảy mầm. Hạt khô không khí có hàm
lượng nước 10 - 14% thì không nảy mầm. Nhờ lực hút trương của keo mà hạt giống hút
nước và khi hàm lượng nước 50 - 70% thì các hoạt động sống tăng lên mạnh mẽ và phôi
phát động sinh trưởng, nảy mầm.
Khi độ ẩm tăng cường, độ hô hấp tăng lên mạnh nhất tạo điều kiện cho sự nảy mầm
nhanh chóng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nước thường trong mối quan hệ với ảnh hưởng
của nhiệt độ đối với sự nảy mầm (Hình 6.12). Vì vậy, trong sản xuất, nước và nhiệt độ là
hai yếu tố quan trọng nhất mà người ta dùng để điều chỉnh sự nảy mầm của hạt bằng kỹ
thuật ngâm ủ hạt giống.
- O2 và CO2: O2 rất cần thiết cho quá trình hô hấp của phôi hạt, mầm non lúc nẩy
mầm. Tuy vậy, mức độ mẫn cảm với O2 cho sự nảy mầm của các loại hạt là rất khác nhau.
Một số hạt nảy mầm trong không khí, thậm chí vùi sâu dưới đất sẽ ức chế nảy mầm (lúa
mì); nhưng một số hạt có thể nảy mầm ngay trong nước, như mầm lúa sinh trưởng tốt nhất
khi hàm lượng O2 trong môi trường nước đạt 0,2%...
Trong quá trình hô hấp của hạt sản sinh CO2, nếu tích lũy lại thì sẽ ức chế sự nảy
mầm. Vì vậy, nếu cung cấp thiếu O2 thì hệ số hô hấp sẽ tăng lên trong quá trình nảy mầm.
Chẳng hạn, nếu hạt lúa mạch đ t trong nước thì RQ tăng từ 1 đến 7,5. Khi hàm lượng CO2
tăng lên 5% thì hạt sẽ bị chết. Vì vậy, trong quá trình ngâm ủ hạt giếng ngoài việc xử lý
nước ấm thì cần thiết phải đảo khối hạt để cung cấp O2 và tránh tích tụ nhiều CO2 gây nên
hô hấp yếm khí, giải phóng rượu gây độc cho hạt. Khi gieo hạt nếu g p mưa thì cần xới,
phá váng để cung cấp O2 cho hạt nảy mầm.
Ngoài ra, nồng độ muối tan trong đất có ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt vì nếu
áp suất thẩm thấu của đất cao, hạt không hút được nước và không thể nảy mầm được. Vì
vậy việc bón phân lúc gieo hạt cũng cần được chú ý đến.
6.7. Sự hình thành hoa
Sự hình thành hoa là dấu hiệu của việc chuyển cây từ giai đoạn sinh trưởng, phát
triển dinh dưỡng, sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản bằng việc chuyển hướng
từ việc hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa. Nó biểu hiện về phản ứng di truyền
và trạng thái sinh lý nhất định khi g p điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Các điều kiện ngoại
cảnh đó trước hết là nhiệt độ và ánh sáng. Vì vậy, nhân tố ngoại cảnh đóng vai trò là các
nhân tố cảm ứng sự ra hoa. Sau khi cảm ứng sự ra hoa thì hoa được hình thành và phân
hóa. Có thể chia quá trình hình thành hoa thành các giai đoạn như sau:
6.7.1. Sự cảm ứng hình thành hoa bởi nhiệt độ (sự xuân hóa)
Có rất nhiều thực vật mà nhiệt độ có ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự khởi đầu và phát
triển của các cấu trúc sinh sản. Với những cây hàng năm thì thường thường ảnh hưởng
của nhiệt độ đến sự ra hoa là thứ yếu sau ảnh hưởng của quang chu kỳ, nhưng với cây
hai năm thì ngược lại: trong năm đầu chúng duy trì ở trạng thái dinh dưỡng, năm sau,
sau khi trải qua một thời gian lạnh dài thì chúng ra hoa. Nếu những thực vật này không
được tác động bởi lạnh thì phần lớn chúng được giữ lại ở trạng thái sinh trưởng, phát
triển dinh dưỡng không xác định. Người ta đã chứng minh rằng phần lớn những cây hai

234
năm việc xử lý lạnh nhân tạo và kèm theo quang chu kỳ thích hợp thì chúng có thể ra
hoa ngay trong mùa sinh trưởng đầu tiên, tức có thể biến cây hai năm thành cây một
năm bằng biện pháp xử lý lạnh.
Năm 1857, Klipart đã thành công trong việc biến lúa mì mùa đông thành lúa mì mùa
xuân chỉ cần cho nảy mầm nhẹ và bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ thấp cho đến
khi đem gieo vào mùa xuân. Như vậy, có thể gieo hạt lúa mì vào tháng 4 thay cho gieo
vào tháng 9 năm trước. Chính vì vậy, mà thuật ngữ “xuân hóa” xuất hiện và coi như một
sự thúc đẩy ra hoa của cây bởi xử lý nhiệt độ thấp. Như vậy, nhiệt độ thấp có vai trò như
là một yếu tố cảm ứng sự ra hoa và yêu cầu về nhiệt độ thấp của cây có thể có hai đ c
trưng như sau:
- Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp là bắt buộc và có tính chất cảm ứng rõ rệt. Những
thực vật này chỉ ra hoa khi có một giai đoạn phát triển trong điều kiện nhiệt độ thấp thích
hợp (gọi là nhiệt độ xuân hóa). Nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ xuân hóa thì cây chỉ sinh
trưởng mà không ra hoa (Ví dụ như củ cải đường, rau cần tây, bắp cải, su hào...). Với
những thực vật này việc xử lý lạnh cho hạt là không có ý nghĩa đáng kể.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp là không bắt buộc. Nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ
xuân hóa thì cây vẫn ra hoa nhưng muộn hơn. Với những thực vật này thì hạt và quả của
chúng cảm ứng mạnh mẽ với nhiệt độ thấp, chẳng hạn như lúa mì mùa đông, đậu hà lan,
xà lách, lúa mạch đen, củ cải đ ...
Tuy nhiên, phản ứng nhiệt độ của cây thường đi kèm theo với phản ứng ánh sáng
của chúng. Hai tác nhân này có tác dụng bổ sung cho nhau. Chẳng hạn cây Hyocyamus
niger là cây ngày dài điển hình chỉ ra hoa khi có hai điều kiện cùng tác động là nhiệt độ
thấp và ngày dài.
Từ lâu người ta đây chứng minh rằng cơ quan tiếp nhận (cảm thụ) phản ứng nhiệt độ
là đỉnh sinh trưởng của thân. Chỉ cần đỉnh sinh trưởng chịu tác động của nhiệt độ thấp
cũng có thể gây nên sự phân hóa mầm hoa. Như vậy, đối với sự cảm nhận quá trình xuân
hóa cần có các tế bào đang phân chia của đỉnh sinh trưởng.
Giới hạn tác động của nhiệt độ và thời gian tiếp xúc có hiệu quả thay đổi tùy theo
từng loại thực vật, tức là tùy theo mức độ mẫn cảm của cây với nhiệt độ cảm ứng. Nói
chung với đa số thực vật nhiệt độ từ 0 đến 15oC là có hiệu quả xuân hóa. Nhiệt độ xuân
hóa càng thấp thì thời gian tiếp xúc càng ngắn và ngược lại. Chẳng hạn với lúa mạch mùa
đông nhiệt độ xuân hóa dao động từ -4oC đến 14oC nhưng từ 1 đến 7oC có hiệu quả nhất;
nếu tăng nhiệt độ lên 7 - 15oC thì cường độ xuân hóa sẽ giảm nhanh. Nhiệt độ xuân hóa
của củ cải đường là -0,5oC đến l0oC (thích hợp là 7oC); ở lúa mì đen mùa đông là -5oC đến
15oC (thích hợp là 1 - 7oC); ở hành t i từ 8 đến 17oC...
Độ tuổi mẫn cảm với xuân hóa cũng thay đổi theo từng loại thực vật. Ở ngũ cốc thì
giai đoạn hiệu quả nhất là lúc nảy mầm, thậm chí ở giai đoạn bảo quản hạt giống. Ở thực
vật khác thì giai đoạn mẫn cảm nhiệt độ ở một thời kỳ sinh trưởng của cây: Giai đoạn cây
non, giai đoạn trải lá bàng (bắp cải). Chính vì vậy mà những cây hai năm thì cần có một
mùa đông cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ thấp.

235
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chừng nào quá trình xuân hóa chưa kết thúc
thì tác dụng của nhiệt độ thấp có thể bị phá b bởi tác tác nhân không thuận lợi khác, đ c
biệt là nhiệt độ cao, gọi là sự phản xuân hóa. Chẳng hạn, lúa mạch đen mùa đông bị phản
xuân hóa ở nhiệt độ cao hơn 15oC; củ cải đường ở 23 - 24 oC... Nhiệt độ càng cao, thời
gian tác động dài, hiệu quả phản xuân hóa càng mạnh. Ở trong tối, hiệu quả phản xuân
hóa mạnh hơn ở ngoài sáng.
Purvice (1957) đã nghiên cứu động học của sự xuân hóa và phản xuân hóa và đã đưa
ra sơ đồ:
A < --- > A' + B
A là chất tiền thân của sự xuân hóa; A' là sản phẩm chưa ổn định còn B là sản phẩm
ổn định của sự xuân hóa. Phần A  A' chỉ sự xuân hóa xảy ra ở nhiệt độ thấp và phản
xuân hóa xảy ra ở nhiệt độ cao chừng nào quá trình xuân hóa chưa kết thúc. Còn khi quá
trình xuân hóa đã kết thúc (hình thành sản phẩm B ổn định) thì hiệu quả phản xuân hóa
không đáng kể...
Về bản chất của xuân hóa cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng t . Người ta cho
rằng: dưới tác động của nhiệt độ thấp, trong đỉnh sinh trưởng xuất hiện một "tác nhân
xuân hóa" nào đó (vernalin). Chất đó được vận chuyển dễ dàng trong cây đến các đỉnh
sinh trưởng của cành để quyết đinh sự phân hóa mầm hoa. Những thí nghiệm ghép cây đã
được tiến hành và thấy rằng: nếu một cành đã xuân hóa thì các cành của chúng đều ra hoa.
Tuy nhiên, vernalin đến nay vẫn chưa xác định được. Việc xử lý gibberellin trong nhiều
trường hợp có thể thay thế được ở nhiệt độ thấp (ví dụ như cà rốt, cần tây, củ cải đường,
bắp cải...). Tuy nhiên, GA không thể quyết định sự ra hoa được. Auxin trong sự xuân hóa
không có ảnh hưởng đáng kể. Các phytohomone khác cũng không gây nên hiệu quả đáng
kể đến sự xuân hóa.
Nhiều thí nghiệm phân tích sự biến đổi của ARN dưới ảnh hưởng của nhiệt độ thấp
và nhận thấy rằng khi tác động xuân hóa, trong cây có sự tăng hàm lượng ARN và giảm
hàm lượng histon. Điều này có liên quan đến cơ chế hoạt hóa gen...
Vì vậy, có thể quan niệm rằng nhiệt độ thấp sẽ khởi động trong đỉnh sinh trưởng tạo
nên một chất nào đấy (vernalin), chất đó sẽ được vận chuyền đến các bộ phận cần thiết và
gây nên sự hoạt hóa phân hóa gen cần thiết cho sự phân hóa mầm hoa ở trong đỉnh sinh
trưởng của thân. Ở đây, yếu tố nhiệt độ chỉ là yếu tố cảm ứng mà thôi.
Việc hiểu biết ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự phát triển của cây có ý nghĩa
trong sản xuất. Bằng biện pháp xử lý nhiệt độ thấp thích hợp, người ta có thể biến lúa mì
mùa đông thành lúa mì mùa xuân, biến cây hai năm thành cây một năm.
Với hầu hết các loại cây trồng, việc xử lý nhiệt độ thấp ho c bảo quản nhiệt độ thấp
cho hạt giống, củ giống ho c căn hành đều có khả năng rút ngắn thời gian sinh trưởng,
xúc tiến sự ra hoa nhanh và làm tăng năng suất, phẩm chất thu hoạch.
6.7.2. Sự cảm ứng ra hoa bởi ánh sáng (quang chu kỳ)
Quan niệm đầu tiên về quang chu kỳ tức là sự thích nghi của cây với độ dài khác
nhau của ngày và đêm đã được Garnet và Alard (1920) đề cập đến khi nghiên cứu sự ra

236
hoa của một đột biến thuốc lá có tên là Mariland mamooth. Đột biến đó không ra hoa
trong khi các cây thuốc lá khác ra hoa. Người ta đưa nó vào nhà kính để chống băng giá
thì mãi đến dịp Noel mới ra hoa. Hạt của nó đem gieo năm sau và cây thuốc lá này cũng
có phản ứng tương tự. Người ta đã phát hiện ra rằng vào dịp Noel là thời gian có độ chiếu
sáng ngắn nhất, chứng t rằng cây thuốc lá này rất mẫn cảm với ngày ngắn. Khi trồng
chúng trong điều kiện chiếu sáng ngày ngắn nhân tạo thì chúng ra hoa bình thường. Họ
cũng lần lượt phát hiện ra nhiều cây khác mà sự ra hoa phản ứng với ánh sáng ngày ngắn
(đậu tương, thuốc lá, cóc...) và cũng có những cây khác lại phản ứng với ánh sáng ngày
dài (lúa mì, bắp cải...). Từ đó, học thuyết về quang chu kỳ đã được xây dựng. Ảnh hưởng
của quang chu kỳ không chỉ biểu hiện ở sự ra hoa của cây mà còn ở các quá trình phát
sinh hình thái khác: củ khoai tây được hình thành trong ánh sáng ngày ngắn, còn căn hành
thì trong ánh sáng ngày dài...
Độ dài chiếu sáng tới hạn trong ngày có tác dụng điều tiết sự sinh trưởng phát triển
của cây, có thể kích thích ho c ức chế các quá trình khác nhau và phụ thuộc vào các loài
khác nhau gọi là hiện tượng quang chu kỳ.
Trên quan điểm đó, người ta phân thực vật thành các nhóm cây có sự mẫn cảm khác
nhau với độ dài chiếu sáng trong ngày (chu kỳ ngày đêm 24 giờ):
- Nhóm cây ngày ngắn: Là những cây ra hoa được khi có thời gian chiếu sáng trong
ngày nh hơn thời gian chiếu sáng tới hạn. Nếu thời gian chiếu sáng quá thời gian chiếu
sáng tới hạn thì cây ở lại trạng thái dinh dưỡng: thuốc lá, lúa, kê, đay, đậu tương...
- Nhóm cây ngày dài: Gồm những thực vật ra hoa khi có thời gian chiếu sáng dài
hơn thời gian chiếu sáng tới hạn. Nếu thời gian chiếu sáng ngắn hơn thì cây sinh trưởng
bất thường và không ra hoa: lúa mì mùa đông, củ cải.
- Nhóm cây trung tính: Ra hoa không phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng mà chỉ cần
đạt được một mức độ sinh trưởng, phát triển nhất định, chẳng hạn như đạt được số lá nhất
định ví dụ, cà chua, đậu Hà Lan...
Ngoài ra, có thể còn có những cây ngày ngắn - dài (cần một số quang chu kỳ ngày
ngắn rối đến một số quang chu kỳ ngày dài) hay ngược lại là cây ngày dài - ngắn.
Sự phân loại này tương đối chính xác và mỗi một loài, giống cây đều có một độ dài
ngày tới hạn xác định, tại đấy cây bắt đầu ra hoa ho c hình thành củ và căn hành.
Một vấn đề quan trọng đ t ra là trong phản ứng quang chu kỳ thì thời gian chiếu
sáng quyết định hay thời gian tối quyết định? Năm 1938, Hammer và Bonner đã nhận thấy
rằng: với cây ngày ngắn như Xanthium nếu ngắt quãng thời gian tối bằng một thời gian
chiếu sáng ngắn thì cây không ra hoa, nhưng nếu ngắt quãng thời gian sáng bằng thời gian
tối ngắn thì không ảnh hưởng đến sự ra hoa. Điều đó chứng t với cây này thời gian tối là
cực kỳ quan trọng.
Rất nhiều thí nghiệm đã tiến hành theo hướng trên và cho ra những kết quả rõ ràng.
Với cây ngày ngắn: 10 giờ chiếu sáng và 14 giờ để trong tối - ra hoa.

237
10 giờ chiếu sáng và 10 giờ để trong tối - không ra hoa.
14 giờ chiếu sáng và 14 giờ để trong tối - ra hoa.
Như vậy, thực chất cây ngày ngắn chính là cây đêm dài.
Với cây ngày dài: 15 giờ chiếu sáng và 9 giờ để trong tối - ra hoa.
15 giờ chiếu sáng và 15 giờ để trong tối - không ra hoa.
9 giờ chiếu sáng và 9 giờ để trong tối - ra hoa.
Cây ngày dài thực chất là cây đêm ngắn.
Những thí nghiệm trên đã chứng minh vai trò của độ dài tối là quyết định cho sự ra
hoa chứ không phải là thời gian chiếu sáng.
Những thí nghiệm trên đã chứng minh vai trò của độ dài bóng tối là quyết định cho
sự ra hoa chứ không phải là thời gian chiếu sáng. Bóng tối là yếu tố cảm ứng sự ra hoa,
còn thời gian sáng không ảnh hươởng đến sự xuất hiện mầm hoa (không có ý nghĩa cảm
ứng) nhưng lại có ý nghĩa về m t định lượng tức là tăng số lượng nụ hoa.
Quang chu kỳ cảm ứng cho sự ra hoa không cần thiết phải kéo dài suốt thời gian
sinh trưởng, phát triển mà chỉ cần tác động một số quang chu kỳ cảm ứng nhất định vào
giai đoạn nhất định cũng đủ cho sự phân hóa hoa gọi là hiệu ứng quang chu kỳ. Hiệu ứng
quang chu kỳ rất khác nhau với các loài khác nhau.
Nếu chúng ta ngắt quãng thời gian tối bằng một thời gian chiếu sáng ngắn thì có thể
phá b đi hiệu ứng của quang chu kỳ và cây sẽ không ra hoa được. Hiện tượng đó gọi là
quang gián đoạn. Ví dụ, để ngăn ngừa sự ra hoa của mía người ta bắn pháo sáng ban đêm,
còn ngăn ngừa sự hình thành củ khoai tây để cây mẹ phục vụ cho nhân giống bằng cành
thì người ta chiếu sáng ngắn vào ban đêm...
Nếu như cơ quan tiếp nhận phản ứng nhiệt độ là đỉnh sinh trưởng của thân thì người
ta đã chứng minh được cơ quan cảm thụ quang chu kỳ là lá. Khi lá nhận được quang chu
kỳ cảm ứng thì trong lá hình thành nên một chất nào đó là vận chuyển đến mô phân sinh
đỉnh để gây sự phân hóa mầm hoa.
Khi có quang chu kỳ cảm ứng trong lá xuất hiện tác nhân kích thích ra hoa (có thể
có bản chất hormone). Chúng vận chuyển dễ dàng đến các bộ phận của cây để kích thích
sự hình thành hoa. Tác nhân này không có tính chất đ c trưng cho loài, có thể giống nhau
cho cây ngày dài ho c cho cây ngày ngắn. Đó là cơ sở cho học thuyết hormone ra hoa của
Trailachyan, về bản chất quang chu kỳ của sự ra hoa được đứng vững. Theo ông thì cây
muốn ra hoa được phải có tác nhân kích thích sự ra hoa gọi là hormone ra hoa (florigen).
Hormone ra hoa gồm hai thành phần: gibberellin kích thích sự sinh trưởng phát triển của
thân hoa (trụ dưới hoa), còn anthesin (homone giả thiết) kích thích sự phát triển của hoa.
Theo giả thiết đó thì đối với cây ngày ngắn, gibberellin được tạo nên cả trong ngày dài và
ngày ngắn, còn anthesin chỉ tạo nên trong ngày ngắn, vì vậy trong điều kiện chiếu sáng
ngày ngắn thì phức hệ hormone ra hoa được hình thành hoàn chỉnh và cây sẽ ra hoa;
nhưng khi chiếu sáng ngày dài cây thiếu anthesin nên không hình thành hoa mà chỉ sinh
trưởng vươn cao của thân. Ngược lại, với cây ngày dài thì anthesin được hình thành cả

238
trong điều kiện ngày dài và ngày ngắn, còn gibberellin chỉ được hình thành trong điều
kiện ngày dài nên cây ngày dài trong điều kiện ngày ngắn thì thiếu gibberellin vì thế
không thể hình thành hoa hoàn chỉnh. Với cây ngày dài khi trồng trong điều kiện ngày
ngắn nếu chúng ta xử lý bổ sung gibberellin cho chúng thì chúng hoàn toàn có thể ra hoa
được. Chẳng hạn, một số cây hai năm trong trong điều kiện ngày ngắn có xử lý gibberellin
vẫn ra hoa bình thường (bắp cải, su hào...).
Trên cơ sở đó, Trailachyan đã đưa ra giả thiết hai pha cho sự ra hoa. Pha thứ nhất
đ c trương cho sự tạo nên thân hoa, còn pha thứ hai là tạo nên mầm hoa và hoa (Bảng 6.4).
Học thuyết hormone ra hoa phần nào có thể giải thích được bản chất của phản ứng
quang chu kỳ và sự ra hoa của cây, đ c biệt người ta có thể xử lý gibberellin để điều chỉnh
sự ra hoa của cây ngày dài khi trồng trong điều kiện ngày ngắn. Tuy nhiên, anthesin vẫn là
chất giả thiết mà chưa thể biết được bản chất thực của nó m c dầu người ta đang cố gắng
để chiết xuất và chứng minh sự tồn tại của nó.
Bảng 6.4. Hai pha của sự ra hoa ở các loại cây khác nhau
Loại cây Pha 1: Tạo thân hoa Pha 2: Tạo mầm hoa
Trung tính Ngày dài + ngày ngắn Ngày dài + ngày ngắn
Ngày dài Ngày dài Ngày dài + ngày ngắn
Ngày ngắn Ngày dài + ngày ngắn Ngày ngắn

Trong khoảng 30 năm trở lại đây, nhờ các thành tựu rực rỡ của sinh học hiện đại
mà người ta đã tiếp cận gần đến đích làm sáng t bản chất tác động của phản ứng quang
chu kỳ của cây. Đó là việc phát hiện ra phytochrome, một trong những thành tựu rực rỡ
nhất của sinh lý thực vật trong nửa thế kỉ qua. Hendrick và Borthwick đã nghiên cứu
phổ tác động của sự ra hoa của cây ngày ngắn (đậu tương) và cây ngày dài (lúa mì) và đi
đến kết luận rằng: ánh sáng đ có bước sóng 660 nm thì kìm hãm sự ra hoa của cây ngày
ngắn và lại kích thích sự ra hoa của cây ngày dài; ngược lại ánh sáng đ xa có bước sóng
730 nm thì kìm hãm sự ra hoa của cây ngày dài nhưng lại kích thích sự ra hoa của cây
ngày ngắn. Hiện tượng đó cũng xảy ra tương tự đối với sự nảy mầm của một số hạt cần
ánh sáng ho c hiện tượng khử vống của cây. Điều đó chứng t rằng tồn tại trong cây
một sắc tố nào đấy có cực đại hấp thụ ánh sáng 660 nm và 730 nm kiểm tra sự ra hoa
của cây ngày ngắn, ngày dài và các hiện tươợng quang cảm ứng khác. Sắc tố đó chính là
phytochrome (P) tồn tại dưới hai dạng quang biến đổi thuận nghịch: một dạng có cực đại
hấp thụ là 660 nm và dạng khác là 730 nm (P 660 và P730). Các tác giả đã chiết xuất được
phytochrome từ cây, m c dù công việc này cực kỳ khó khăn vì nồng độ của chúng trong
mô rất thấp (10-8 - 10-7M).
Hai dạng này rất dễ dàng biến đổi lẫn nhau và cơ chế biến đổi tương tự như biến đổi
giữa protochlorophyll  chlorophyll. Họ cũng phát hiện ra được bản chất hóa học của
chúng, đó là chromoprotein (protein + chromopho). Chromopho là chuỗi tetrapyrol hở. Sự
sai khác giữa hai dạng là ở vòng mang màu, sự liên kết với protein khác nhau và gây nên
hiệu quả sinh lý khác nhau.

239
Có 4 phản ứng biến đổi lẫn nhau giữa hai dạng phytochrome trong cây (hình 6.13).

Phân hủy

Hình 6.13. Các phản ứng biến đổi của phytochrome trong cây
Phản ứng I và II coi như là phản ứng quang hóa, trong đó phản ứng I biến đổi nhanh
và hiệu quả lượng tử cao hơn phản ứng II, sớm đạt cực đại. Phản ứng III xảy ra chậm ở
trong tối và chỉ mới phát hiện được ở các thực vật hai lá mầm. Phản ứng IV là sự phân
hủy P730 phổ biến trong cây, có lẽ do phân hủy protein. Dạng P730 là dạng phytochrome
hoạt động sinh lý.
Với cây ngày ngắn để ra hoa được cần giảm đến mức tối thiểu P730, do đó cần đêm
dài để biến P730 thành P660. Ngược lại, cây ngày dài cần tích lũy đủ một lượng nhất định
P730 nên cần thời gian sáng dài và tối ngắn để biến P660 thành P730 và P730 thành P660 ít và
chậm hơn.
Về bản chất, tác động của phytochrome trong các phản ứng quang phát sinh hình
thái đã được đề cập đến. Phytochrome đóng vai trò là chất tiếp nhận ánh sáng trong cây và
gây ra những biến đổi sâu sắc trong chất nguyên sinh dẫn đến phản ứng trả lời của cây.
Chẳng hạn phytochrome (P730) làm tăng tính thấm của màng, làm thay đổi thế điện hóa
qua màng, giải phóng các enzyme vốn liên kết với màng như ATP-ase, do đó làm tăng tốc
độ biến đổi của các quá trình sinh hóa sinh lý trong cây. M t khác, phytochrome tác động
như một chất hoạt hóa các gen cần thiết cho những biến đổi có liên quan đến quá trình
phát sinh hình thái như quá trình xuất hiện mầm hoa. Ngoài ra, phytochrome có mối tác
động tương hổ với phytohormone đ c biệt là tăng cường tổng hợp và giải phóng gibberellin
kh i màng lục lạp...
6.7.3. Sự sinh trưởng của hoa và sự phân hóa giới tính
Sau giai đoạn cảm ứng hình thành hoa thì mầm hoa xuất hiện, hoa bắt đầu sinh
trưởng và kèm theo có sự phân hóa các bộ phận của hoa và phần hóa giới tính (tính đực và
tính cái).
Sự sinh trưởng của hoa xảy ra dưới ảnh hưởng của các chất có bản chất hormone mà
chủ yếu là auxin nội sinh trong mầm hoa. Sự sinh trưởng của hoa ban đầu thường nhanh
nhưng khi bắt đầu nở hoa thì sự sinh trưởng có chậm lại. Sau khi thụ phấn, thụ tinh hình
thành quả thì sự sinh trưởng của quả lại tăng lên. Phôi và hạt như là một nguồn auxin nội
sinh đã kích thích sự sinh trưởng của hoa.
Sự phân hóa giới tính của hoa là vấn đề rất phức tạp có quan hệ đến các cơ quan, bộ
phận trong cơ thể, đ c biệt liên quan đến hàm lượng phytohormone trong cây và các điều
kiện ngoại cảnh nữa.

240
Mối quan hệ của các cơ quan trong quá trình hình thành giới tính đã được xác nhận
qua nhiều thực nghiệm với cây đơn tính. Nếu nuôi cây đơn tính từ cây con có lá nhưng
thiếu rễ thì sẽ tạo nên 85 - 90% là cây đực. Ngược lại, nếu xuất hiện rễ phụ thì đa phần
là cây cái. Như vậy thì lá có khả năng biểu hiện tính đực còn rễ biểu hiện tính cái. Điều
đó được giải thích là lá có khả năng tổng hợp mạnh gibberellin và rễ có khả năng tổng
hợp mạnh cytokinin. Do vậy, vai trò của lá trong việc biểu hiện tính đực có quan hệ với
việc tổng hợp gibberellin, còn rễ với tính cái có quan hệ với cytokinin trong chúng.
Trong điều kiện thực nghiệm khi thiếu rễ thì lá tổng hợp nên gibberellin rồi vận chuyển
đến chồi ngọn và gây nên những biến đổi theo hướng biểu hiện tính đực. Khi thiếu lá thì
trong rễ tạo nên cytokinin và được vận chuyển lên trên chồi ngọn gây ra những biến đổi
theo hướng hình thành hoa cái. Trong điều kiện tự nhiên, vừa có rễ, vừa có lá thì tạo nên
một sự cân bằng hormone xác định và sự biểu hiện giới tính ở trạng thái cân bằng tức
hoa đực và hoa cái xuất hiện với tỷ lệ như nhau... Ví dụ, ở cây dưa hấu số lượng hoa đực
ở trên cây tăng lên khi tồn tại lá và xử lý gibberellin, còn số lượng hoa cái tăng khi tồn
tại rễ và xử lý cytokinin.
Nhiều thí nghiệm xác định hoạt tính của gibberellin và cytokinin trong lá và rễ đã
xác nhận rằng hoạt tính cytokinin trong cây cái cao hơn cây đực và ngược lại hoạt tính của
gibberellin trong cây đực cao hơn cây cái. Đó chính là nguyên nhân sâu xa chuyển cây
theo hướng biểu hiện tính cái hay tính đực. Để chứng minh cho quan điểm đó, người ta
tiến hành nuôi cấy phôi tách riêng in vitro. Nếu môi trường chỉ có gibberellin thì có đến
95,5 - 100% là hoa đực; nếu chỉ có cytokinin thì có 92,6 - 97,7% là hoa cái; còn đối chứng
không cho GA và cytokinin thì tỷ lệ hoa đực và hoa cái xấp xỉ nhau.
Ngoài gibberellin và cytokinin, các chất điều tiết sinh trưởng khác cũng ảnh hưởng
lên sự phân hóa giới tính: auxin gây nên sự cân bằng trong việc biểu hiện giới tính
ethylene (ethrel) tạo nên 100% hoa cái trên các cây họ bầu bí.
Các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng quan trọng đến sự biểu hiện giới tính của
cây. Trong điều kiện ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 cao, ẩm độ
cao, nhiều N,... thì liên quan đến hình thành giới tính cái. Ngược lại, ngày dài, ánh sáng
đ , nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 thấp, độ ẩm thấp, nhiều K,... liên quan đến tính đực.
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên sự biểu hiện giới tính của cây qua sự biến đổi
hàm lượng các phytohormone nội sinh xuất hiện ở trong lá ho c rễ và được vận chuyển
đến đỉnh sinh trưởng ngọn để gây nên những biến đổi theo hướng hình thành hoa đực hay
hoa cái. Như vậy, có một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau trong việc xuất hiện giới tính
của cây:
Nhân tố môi trường  Phytohormone  Bộ máy di truyền (gen - ADN)
 Biểu hiện giới tính (đực hay cái).
6.8. Sự hình thành quả và sự chín của quả
Sự hình thành quả thường được xảy ra sau khi có quá trình thụ phấn và thụ tinh.
6.8.1. Sinh lý quá trình thụ phấn và thụ tinh
Sự thụ phấn là quá trình hạt phấn rơi lên trên núm nhụy. Sau khi rơi lên núm nhụy,
hạt phấn nảy mầm và hình thành nên ống phấn. Ống phấn sinh trưởng nhanh, xuyên vào
241
vòi nhụy, đến túi phôi, đưa tinh tử vào thụ tinh cho tế bào trứng. Toàn bộ quá trình đó là
sự thụ tinh. Đó là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái để tạo nên hợp tử. Vì là
sự thụ tinh kép, nên ngoài hợp tử ra, một tinh tử thứ hai sẽ kết hợp với nhân trung tâm
(2n) để hình thành nên nội nhũ (3n).
Sự nảy mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn là nhờ có các chất dự trữ
ở trong hạt phấn, các chất dinh dưỡng từ núm nhụy tiết ra cũng như của vòi nhụy mà ống
phấn đi qua.
Điều quan trọng là hạt phấn nảy mầm và ống phấn sinh trưởng dưới tác dụng kích
thích của các phytohormone có bản chất auxin và gibberellin. Nhiều nghiên cứu xác nhận
rằng hạt phấn là nguồn rất giàu auxin. Người ta lấy dịch chiết hạt phấn xử lý trên núm
nhụy của một số loài cũng có thể gây ra sự sinh trưởng của bầu thành quả bằng phương
pháp phân tích, người ta xác định rằng các chất tương tự auxin có m t trong hạt phấn. Tuy
nhiên, hàm lượng auxin trong hạt phấn không nhiều để có thể kích thích bầu lớn lên thành
quả mà chỉ góp phần vào việc nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn mà thôi.
Ngoài hạt phấn, núm nhụy tiết ra các chất có bản chất hormone cũng kích thích sự
nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn. Phức hệ hormone này rất phức tạp và chưa rõ
ràng. Chính vì vậy mà hạt phấn nảy mầm tốt trên môi trường agar có bổ sung thêm dịch
chiết từ núm nhụy. Ngoài ra núm nhụy cũng tiết ra một số chất có bản chất ức chế có tác
dụng kìm hãm sự nảy mầm của hạt phấn khác loài rơi lên trên nó, gây nên sự không phù
hợp và sự tuyệt giao giữa hạt phấn và núm nhụy cây khác loài và đấy cũng là trở ngại cho
sự lai xa.
Sự thụ phấn và thụ tinh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện ngoại cảnh.
Trong các điều kiện ngoại cảnh thì nhiệt độ, ẩm độ không khí và gió là quan trọng nhất.
Nhiệt độ quá thấp hạt phấn nảy mầm kém và ống phấn không sinh trưởng, tức là ức chế
quá trình thụ phấn thụ tinh, kết quả là phôi không hình thành, hạt bị lép. Chính vì vậy, cây
nở hoa, tung phấn mà g p rét sẽ giảm năng suất rõ rệt, tăng tỷ lệ lép nhiều.
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao thì sự nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn bất
bình thường và sự thụ tinh cũng bị kém.
Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm của hạt phấn. Độ ẩm quá
thấp hạt phấn không có khả năng nảy mầm. Chính vì vậy mà cây nở hoa, tung phấn g p
gió Tây Nam có độ ẩm không khí quá thấp sẽ giảm năng suất nghiêm trọng. Nhưng nếu
g p mưa nhiều thì có thể gây trở ngại cho sự thụ phấn vì hạt phấn sẽ bị trụi, bao phấn
không tung phấn được. Bên cạnh đó, gió cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ phấn. Gió
vừa phải tạo điều kiện cho sự giao phấn thuận lợi, nhưng gió to cũng sẽ cuốn bay hạt
phấn, gây khó khăn cho chúng rơi trên núm nhụy.
Ở nước ta, thời tiết mùa đông nhiệt độ thấp, kết hợp với những đợt gió Đông Bắc là
trở ngại lớn cho sự thụ phấn, thụ tinh. Ở vùng khu IV cũ có gió Tây Nam, vừa có độ ẩm
không khí thấp, vừa gió mạnh là điều kiện rất bất thuận cho sự thụ phấn, thụ tinh. Vì vậy,
khi bố trí thời vụ cho một cây trồng nào đấy thì phải quan tâm đến vấn đề này nhằm tránh
thời gian nở hoa, tung phấn, phun râu vào những lúc thời tiết bất thuận cho sự thụ phấn,
thụ tinh.
242
6.8.2. Sự hình thành quả và quả không hạt
Sau khi thụ tinh xong thì phôi phát triển thành hạt và bầu lớn lên thành quả. Thực ra
quả là sự phát triển của một bầu với một số bộ phận có liên quan. Trong đa số thực vật,
nếu hoa không được thụ phấn, thụ tinh thì sau đó sẽ rụng toàn hoa. Còn những hoa được
thụ phấn, thụ tinh thì cánh hoa, nhị hoa và cả vòi nhụy khô và rụng đi chỉ còn có bầu phát
triển. Một số hoa khác thì các bộ phận của hoa tồn tại và phát triển đồng thời với bầu
thành quả.
Ở một số quả thịt, bầu có thể sinh trưởng trước khi hoa thụ tinh do tác dụng của ống
phấn khi chui vào vòi nhụy. Tuy nhiên, nếu không được thụ tinh thì bầu ngừng sinh
trưởng và sẽ rụng.
Sự sinh trưởng của bầu thành quả và sự lớn lên của quả là kết quả của sự phân chia
tế bào và sự dãn của tế bào. Ngoài ra, trong một vài trường hợp sự sinh trưởng của quả
còn do sự tăng trưởng của các khoảng gian bào đ c biệt là các giai đoạn sau.
Nhìn chung trong những giai đoạn đầu của sự hình thành quả, sự phân chia tế bào sẽ
chiếm ưu thế, nhưng các giai đoạn sau thì sự dãn của tế bào lại chiếm ưu thế.
Sự tăng về thể tích, khối lượng tươi, khô và đường kính của quả xảy ra nhanh sau
khi thụ phấn.
Có thể chia thành 3 giai đoạn sinh trưởng của quả: giai đoạn đầu là giai đoạn phân
chia tế bào trong đó bầu sinh trưởng nhanh; giai đoạn hai đ c trưng bằng sự sinh trưởng
nhanh của phôi và nội nhũ; giai đoạn ba là sự sinh trưởng nhanh của quả và tiếp theo là
sự chín.
Quá trình sinh trưởng của quả được điều chỉnh bằng các hormone nội sinh. Người ta
nhận thấy rằng sự sinh trưởng của bầu mạnh mẽ nếu có số lượng hạt phấn rơi trên núm
nhụy càng nhiều, vì hạt phấn là nguồn giàu auxin. Tuy nhiên, auxin của hạt phấn không
đủ để kích thích sự hình thành và lớn lên nhanh chóng của quả mà quá trình này được điều
chỉnh bằng một phức hệ hormone sản sinh từ phôi và sau đó là hạt. Trong phức hệ
hormone đó có auxin, gibberellin và cả cytokinin. Các chất này được hình thành trong
phôi và khuếch tán vào bầu, kích thích sự phân chia và sự dãn của tế bào. Vì vậy, số
lượng hạt và sự phát triển của hạt có liên quan ch t chẽ với hình dạng và kích thước cuối
cùng của quả. Nếu loại trừ sớm hạt kh i quả thì sự sinh trưởng của quả bị ngừng. Nhưng
nếu sử dụng auxin ngoại sinh thì có thể thay thế được hạt và quả vẫn lớn bình thường.
Chính vì những lý do đó mà chỉ có các hoa được thụ phấn, thụ tinh phát triển thành
phôi và hạt thì bầu mới phát triển thành quả được. Nếu chúng ta thay thế nguồn
phytohormone của phôi bằng các chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh thì có khả năng
kích thích sự sinh trưởng của bầu thành quả và tất nhiên quả hình thành không qua thụ
tinh sẽ không có hạt. Đó chính là cơ sở của việc sử dụng các chất auxin và gibberellin
ngoại sinh để tạo ra quả không hạt cho nhiều loài cây trồng hiện nay như cà chua, bầu bí,
cam, chanh, nho, lê, táo, dâu tây...
Quả không hạt cũng có thể được tạo nên trong tự nhiên. Có hai kiểu tạo quả không
hạt trong tự nhiên:
243
- Quả được tạo nên không qua thụ tinh. Có thể sự tạo quả này không cần sự thụ phấn
như dứa, chuối... Một số loại quả không hạt xảy ra nhờ sự kích thích của các hạt phấn rơi
lên núm nhụy, nhưng sau đó không có quá trình thụ tinh xảy ra, chẳng hạn như ở nho...
- Quả không hạt được tạo nên qua thụ tinh nhưng sau đó phôi không phát triển mà bị
thui đi như ở nho, anh đào, đào,... và có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp.
Sự tạo quả không hạt có thể hoàn toàn và không hoàn toàn tức có thể hoàn toàn
không có hạt hay số lượng hạt giảm đi nhiều.
Nguyên nhân của việc tạo quả không hạt trong tự nhiên là do hàm lượng auxin
nội sinh cao trong bầu của chúng, cho phép bầu phát triển thành quả mà không cần có
nguồn auxin nội sinh trong hạt giải phóng ra. Người ta đã phân tích và nhận thấy hàm
lượng auxin ở trong bầu của các loài có hạt bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với các loài
không hạt.
Bằng việc xử lý auxin ngoại sinh có thể thay thế được nguồn auxin của phôi, hạt và
tạo được quả không hạt trong nhiều trường hợp như cà chua, ớt, thuốc lá, sung vả, dưa
hấu, dưa chuột, bầu, dâu đất... Tuy nhiên, có đến 80% cây ăn quả khi xử lý auxin không
gây hiệu quả.
Bằng việc xử lý gibberellin cũng có thể tạo quả không hạt cho nhiều loại quả mà
auxin không gây hiệu quả như táo, lê, anh đào, nho, mận, đào...
Ngoài ra, một số ớt trường hợp quả không hạt được tạo nên do xử lý cytokinin (một
số giống nho) ho c bằng các chất ức chế sinh trưởng như CCC, ADHS (một số giống táo).
Tuy nhiên, quả không hạt thường có hình thái thay đổi ít nhiều, chứng t các
hormone đi ra từ hạt có bản chất auxin, ho c gibberellin, nhưng không hoàn toàn giống
như các chất ngoại sinh.
6.8.3. Sự chín của quả
Sự chín của quả bắt đầu từ khi quả ngừng sinh trưởng và đạt kích thước cực đại. Ở
thịt quả, khi quả chín đã xảy ra hàng loạt các biến đổi sinh hóa, sinh lý một cách sâu sắc
và nhanh chúng. Những biến đổi sinh hóa đ c trưng là sự thủy phân mạnh mẽ hàng loạt
các chất và xuất hiện nhiều chất mới, gắn liền với các biến đổi về màu sắc, hương vị, độ
mềm, độ ngọt... Đ c trưng nhất của biến đổi sinh lý trong quá trình chín là sự tăng cường
hô hấp nhanh và có sự thay đổi nhanh cân bằng phytohormone trong quả.
- Sự biến đổi màu sắc quả: Quả còn xanh v quả chứa nhiều sắc tố chlorophyll và cả
carotenoid. Khi bắt đầu chín, có sự biến đổi hàm lượng các sắc tố đó gây ra sự biến đổi
màu sắc quả. Sự biến đổi này theo hướng biến đổi nhanh chúng chlorophyll mà không
phân hủy carotenoid, trái lại trong nhiều quả carotenoid lại được tổng hợp trong quá trình
chín. Quá trình biến đổi sắc tố này xảy ra khác nhau ở mỗi loại quả nên màu sắc của
chúng cũng khác nhau. Chẳng hạn, ở chuối, hàm lượng chlorophyll giảm rất nhanh nhưng
hàm lượng carotenoid không giảm nên quả hóa vàng nhanh chóng. Ở táo, giảm hàm lượng
chlorophyll nhưng lại tăng hàm lượng xanthophyll. Ở cam quýt, giảm nhanh hàm lượng
chlorophyll và tăng hàm lượng carotenoid. Ở quả dâu đất, có sự tăng hàm lượng
anthocyan và flavon, quá trình xảy ra mạnh mẽ dưới tác dụng của ánh sáng vì có sự tham
gia của phytochrome.

244
- Sự biến đổi độ mềm: Khi quả chín, pectat Ca gắn ch t các tế bào với nhau lập tức
bị phân hủy dưới tác dụng của enzyme pectinase, kết quả là các tế bào rời rạc và quả mềm
ra. Quá trình này xảy ra càng nhanh khi hàm lượng ethylene tăng lên.
- Sự biến đổi mùi vị: Khi quả chín thì xuất hiện các mùi đ c trưng cho từng loại quả.
Sự chín đã hoạt hóa quá trình tổng hợp các chất gây mùi thơm đ c trưng mang bản chất
ester, aldehyd ho c ceton. Đây là quá trình xảy ra có liên quan đến hoạt động của các
enzyme đ c trưng cho từng loại quả.
Đồng thời với biến đổi mùi vị thì vị chua chát giảm đi và biến mất, còn vị ngọt tăng
lên. Các hợp chất như tanin, acid hữu cơ, alcaloid bị phân hủy nhanh chóng, đồng thời các
đường đơn và đường đôi xuất hiện (saccharose, fructose) nên vị ngọt tăng lên.
Trong quá trình chín của quả thịt, có sự biến đổi rất rõ rệt về cường độ hô hấp của
quả mà đ c trưng là tăng nhanh cường độ hô hấp và sau đó lại giảm nhanh tạo nên một
đỉnh hô hấp gọi là sự hô hấp bột phát.
Hô hấp bột phát thay đổi tùy theo loại quả. Hô hấp bột phát càng mạnh thì tốc độ
chín càng nhanh. Chẳng hạn như hô hấp bột phát mạnh nhất ở chuối, sau đó là lê và đến
táo... Sự biến đổi hô hấp trước khi quả chín có thể có đ c trưng yếm khí vì biểu hiện sự
chín từ giữa ra ngoài v . Trong quá trình chín của quả sự cân bằng hormone giữa ethylene
và auxin biến đổi theo hướng tăng hàm lượng ethylene rất nhanh và giảm hàm lượng
auxin trong mô quả.
Như vậy, có sự tổng hợp mạnh mẽ ethylene trong mô quả. Ví dụ, với lê trước khi hô
hấp bột phát hàm lượng tăng lên 6 lần, còn với táo thì tăng lên 10 lần. Ethylene sẽ kích
thích sự hô hấp nhanh đạt đến đỉnh bột phát.
Về cơ chế thì có lẽ ethylene làm tăng tính thấm của mang tế bào, giải phóng các
enzyme và cơ chất để xúc tiến cho các phản ứng hô hấp và các biến đổi khác. Vì vậy nếu
ức chế hô hấp thì ức chế hô hấp bột phát và làm chậm sự chín của quả. Chẳng hạn như
bảo quản trong túi polyethylene sẽ làm tăng nồng độ CO2 trong túi, nếu hàm lượng CO2
đến 10% thì sẽ ức chế sự chín vì ức chế sự tạo ethylene và hô hấp bột phát.
Tuy nhiên, các loại quả khác nhau phản ứng với ethylene và hô hấp bột phát rất khác
nhau. Chẳng hạn một số quả như mận, đào,... ít phản ứng với ethylene ngoại sinh còn
cam, chanh,... m c dù đỉnh hô hấp bột phát không rõ mà vẫn phản ứng mạnh với ethylene
ngoại sinh...
Hô hấp bột phát và sự chín của quả chịu ảnh hưởng của việc thu hái. Khi quả được
thu hái thì hô hấp bột phát được tăng lên và tốc độ chín nhanh hơn. Ngoài ra, nhiệt độ ảnh
hưởng rõ rệt đến quá trình này. Nhiệt độ thấp thì ức chế, còn nhiệt cao thì có tác dụng kích
thích sự chín của quả.
Trong thực tế, để kích thích sự chín của quả nhanh hơn và đồng loạt, người ta xử lý
các chất có khả năng sinh ra khí ethylene ho c có thể xử lý đất đèn để sản sinh ra khí
acetylene. Để ức chế sự chín, người ta xử lý các chất auxin ho c bảo quản ở điều kiện
nhiệt độ thấp...

245
6.9. Sự hình thành củ và căn hành
Củ và căn hành là những cơ quan chứa nhiều chất dự trữ glucid và lipid ở phần thân
phình ra dưới m t đất (củ khoai tây), ho c rễ (củ cải, củ cà rốt) ho c phần gốc cuống lá (củ
hành, t i...).
Sự sinh trưởng của củ khoai tây, khoai lang,... bằng sự phân chia và sự dãn của tế
bào, đồng thời có sự tích lũy mạnh mẽ các hợp chất glucid như tinh bột. Trong khi đó, căn
hành được tạo nên do kết quả của việc tập trung glucid ở phần gốc của cuống lá non, đồng
thời sự phân chia mô phân sinh ngọn ngừng và sự sinh trưởng của căn hành bằng sự dãn
của tế bào ở gốc cuống lá.
Sự hình thành củ và căn hành cũng là những quá trình có tính chất tương quan sinh
trưởng. Những ảnh hưởng kích thích có tác dụng ức chế còn các ảnh hưởng ức chế có tác
dụng kích thích sự hình thành củ và căn hành. Vì vậy, hệ thống rễ phát triển bằng ảnh
hưởng trao đổi chất kích thích của mình đã có ảnh hưởng ức chế sự hình thành củ,
trong khi đó các lá trưởng thành, nơi sản sinh nhiều tác nhân ức chế, lại kích thích sự hình
thành củ.
Vì vậy, củ và căn hình bắt đầu hình thành vào cuối giai đoạn sinh trưởng phát triển
dinh dưỡng khi mà các cơ quan dinh dưỡng bắt đầu ngừng sinh trưởng. Sau đó, sự phình
to của củ và căn hành xảy ra vào giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản, khi các cơ quan
dinh dưỡng ngừng hẳn sinh trưởng, các cơ quan sinh sản và dự trữ hình thành mạnh mẽ.
Do đó, nếu ức chế sự sinh trưởng của các cơ quan dinh dưỡng (rễ, lá) thì sẽ xúc tiến quá
trình hình thành củ và căn hành.
Các cây có củ và căn hành thường phản ứng rừ với tác nhân nhiệt độ và ánh sáng.
Sự hình thành củ khoai tây thuận lợi khi nhiệt độ dưới 20oC và thời gian chiếu sáng ngày
ngắn. Vì vậy, nếu trồng khoai xuân thời vụ muộn (sau 15/1) thì khi hình thành củ sẽ g p
nhiệt độ cao và thời gian chiếu sáng dài sẽ ức chế sự hình thành, phát triển của củ, các tia
củ dưới m t đất vì không phình to thành củ được nên sinh trưởng tiếp tục thành chồi đâm
lên trên m t đất (gọi là sự sinh trưởng lần thứ hai). Do đó, với khoai xuân, yếu tố thời vụ
rất nghiêm ng t.
Việc xử lý củ giống bằng nhiệt độ thấp trong quá trình bảo quản có tác dụng kích
thích sự sinh trưởng, phát triển của khoai tây và sự hình thành củ, năng suất tăng 20 - 30%
(Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn, 1986, 1987, 1988). Việc xử lý nhiệt độ thấp cho
củ giống hành t i (Liliaceae) có ảnh hưởng rõ rệt lên sự sinh trưởng, phát triển của chúng:
rút ngắn thời gian sinh trưởng của hành, t i; làm ra hoa sớm (hoa tulip, loa kèn...). Sự hình
thành củ và căn hành được điều chỉnh bằng sự cân bằng hormone trong cơ thể. Vai trò của
các phytohormone lên quá trình này như sau:
- Auxin kích thích sự hình thành rễ. Chúng được sản sinh ở chồi ngọn và lá non, vận
chuyển hướng gốc và kích thích sự hình thành rễ nhưng ức chế sự hình thành củ và
căn hành.
- Gibberellin được tổng hợp trong lá và vận chuyển không phân cực. Nó kích thích
sự sinh trưởng của tia củ nhưng ức chế sự phình to của củ và căn hành.

246
- Acid absicic là chất ức chế sinh trưởng của rễ và chồi. Nó được hình thành trong
lá, ức chế sự sinh trưởng của tia củ và kích thích sự phình to của củ.
- Cytokinin là chất cảm ứng sự hình thành chồi. Chúng được hình thành trong rễ,
kích thích sự hình thành tia củ và sự phình to của củ.
Trên cơ sở đó, Trailachyan (1984) đã xây dựng giả thuyết về sự điều chỉnh hormone
trong quá trình hình thành củ. Các tia củ dưới m t đất đã hình thành hai phức hệ hormone:
GA + ABA được hình thành trong lá và trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành củ; auxin +
cytokinin cũng tác động trực tiếp đến sự hình thành củ. Trong điều kiện ngày dài, nhiệt độ
cao, sự cân bằng GA/ABA nghiêng về phía GA và ức chế sự hình thành củ, còn dưới điều
kiện ngày ngắn và nhiệt độ thấp thì sự cân bằng nghiêng về phía ABA và kích thích sự
hình thành củ. Cũng tương tự như vậy, sự cân bằng giữa auxin/cytokinin diễn ra theo quy
luật với sự cân bằng của GA/ABA. Bộ môn Sinh lý thực vật Trường Đại học Nông nghiệp I
Hà Nội đã kiểm tra giả thiết trên bằng việc sử dụng các phytohormone trong việc tạo củ
khoai tây in vitro, in vivo và nhận thấy rằng AIA, GA không kích thích sự hình thành củ,
nhiều trường hợp có tác dụng âm tính; còn CCC (chất GA) có ảnh hưởng kích thích rõ rệt
lên sự hình thành củ khoai tây trong ống nghiệm cũng như ngoài đồng. Xử lý CCC cho
khoai tây trên đồng ruộng làm tăng năng suất 20 - 30% và đ c biệt tăng số lượng củ tức
tăng hệ số nhân giống khoai tây (Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn, 1987, 1988).
Kết quả trên khẳng định rằng, sự hình thành củ và căn hành được điều chỉnh bằng sự
cân bằng hormone trong cây. Sự cân bằng quan trọng nhất là sự cân bằng giữa gibberellin
và acid abcisic trong cây. Như vậy thì cũng có những tín hiệu quang chu kỳ và xuân hóa
cho sự hình thành hoa và cho cả sự hình thành củ và căn hành.
Củ và căn hành sau khi thu hoạch bước vào một thời kỳ ngủ nghỉ sinh lý. Thời gian
ngủ nghỉ này là đ c tính cả từng giống. Trong thời gian ngủ nghỉ buộc chúng nảy mầm
ngay bằng xử lý gibberellin và một số chất hóa học khác cũng như xử lý nhiệt độ thấp.
6.10. Sinh lý sự hóa già, sự ngủ nghỉ của thực vật
6.10.1. Sự hóa già của thực vật
Sự phát triển cá thể của cây bắt đầu bằng sự hình thành các cơ quan dinh dưỡng, sau
đó là các cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ, cuối cùng kết thúc bằng sự chết. Sự chết của
cây là đỉnh cao của quá trình hóa già.
Osborne (1967) đã định nghĩa sự hóa già của cây như là quá trình suy thoái ngày
càng tăng lên của nhiều quá trình tổng hợp dẫn đến sự chết của tế bào. Quá trình hóa già
dẫn đến sự chết cũng được đ c trưng bằng sự tích lũy các sản phẩm trao đổi chất và giảm
sút khối lượng khô đ c biệt của lá và quả.
Sự hóa già của các cơ quan như lá, quả, hoa,... thường là những biểu hiện rõ rệt nhất
so với hóa già của toàn cây.
* Sự hóa già của cơ quan
Sự hóa già của cơ quan được quan sát tốt nhất ở lá. Các dấu hiệu của sự hóa già của
lá là giảm lượng chlorophyll, hàm lượng protein, hàm lượng ARN do tăng cường độ các
quá trình phân giải các hợp chất đó và ngưng quá trình tổng hợp chúng. Song song với

247
những quá trình biến đổi đó, cường độ quang hợp và cường độ hô hấp giảm sút nhanh
chóng. Đ c biệt, sự cân bằng phytohormone trong lá cây thay đổi nhanh theo hướng tăng
hàm lượng acid abcisic (ABB), ethylene và giảm hàm lượng các chất kích thích sinh
trưởng đ c biệt là cytokinin. ABB được xem như là nhân tố hóa già. Cùng với ethylene,
ABB được hình thành nhanh chóng trong lá khi có những điều kiện cảm ứng sự hóa già và
sự rụng như thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng, quang chu kỳ không thuận lợi, nhiệt độ
thấp... Chính ABA và ethylene đã kích thích quá trình phân giải mạnh mẽ trong lá làm cho
tốc độ hóa già càng nhanh.
Đối kháng với ABA và ethylene trong sự hóa già của lá là cytokinin. Cytokinin lại
kích thích quá trình tổng hợp chlorophyll, acid nucleic và protein, kích thích quá trình
phân chia tế bào, kéo dài tuổi thọ lá... Vì vậy, có thể xem cytokinin là nhân tố hóa trẻ
trong cây. Auxin và gibberellin cũng có tác dụng kìm hãm sự hóa già. Trong một số
trường hợp chúng được sử dụng để kìm hãm sự hóa già của quả cam, chanh.
Những lá tách rời kh i cơ thể mẹ thì hóa già nhanh hơn. Chúng hóa vàng nhanh và
sẽ chết do hậu quả của sự phân giải nhanh chóng chlorophyll và protein, tích lũy nhiều
acid amin trong phiến lá. M t khác trong chúng giảm nhanh hàm lượng cytokinin, đồng
thời tăng hàm lượng acid abcisic và ethylene. Vì vậy, sự hóa già của lá tách rời được kìm
hãm bằng xử lý cytokinin. Vì cytokinin ngăn ch n sự phân giải xảy ra trong lá. Ngoài
cytokinin, một số chất thuộc nhóm retardant cũng có tác dụng kìm hãm sự hóa già của
lá như CCC, ADHS,... có lẽ chúng kích thích sự tổng hợp chlorophyll trong lá. Auxin
(2,4-D) thường có tác dụng kìm hãm sự hóa già của lá cây gỗ.
* Sự hóa già của toàn cây
Người ta chứng minh rằng các tế bào mô phân sinh không có quá trình hóa già vì
trong chúng bao giờ cũng diễn ra mạnh mẽ các quá trình tổng hợp, quá trình phân chia tế
bào. Thực nghiệm cho thấy rằng khi nhân vô tính bằng cành giâm có thể duy trì mô phân
sinh ở trạng thái sống lâu không giới hạn nếu chúng ta luôn tách và nhân liên tục để luôn
tạo cây mới. Điều này được chứng minh rõ trong kỹ thuật cành giâm in vitro. Như vậy, về
nguyên tắc thì cây có thể tồn tại mãi nhờ các mô phân sinh không hóa già. Nhưng trên cây
nguyên vẹn thì điều ấy không xảy ra được vì các mô phân sinh chịu sự ức chế của các ảnh
hưởng tương quan của các mô đã phân hóa.
Vậy thì nhân tố gì đã gây nên sự hóa già trên toàn cây một cách nhanh chóng?
Chúng ta quan sát cả cánh đồng lúa đang tăng trưởng mạnh, xanh tươi đầy sức sống,
nhưng một lúc nào đó toàn bộ cánh đồng sẽ hóa vàng, chết cùng với sự hình thành và chín
của hạt; những rừng tre nứa có thể sống hàng chục năm, nhưng bỗng dưng bị “khuy” và
chết cùng với sự hình thành hoa và quả... Như vậy, phải chăng sự hình thành cơ quan sinh
sản là nguyên nhân gây nên sự hóa già? Thực ra, sự hóa già là một quá trình liên tục,
nhưng cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ là những trung tâm gây nên sự hóa già nhanh
chóng. Các cây 1 và 2 năm có thể trở thành cây nhiều năm nếu như làm cho chúng mất
khả năng hình thành hoa, chẳng hạn cây g p quang chu kỳ và nhiệt độ xuân hóa không
phù hợp thì không ra hoa và tồn tại ở trạng thái dinh dưỡng không xác định. Ví dụ, như
cây thùa (Agave) sống 8 - 10 năm thì ra hoa và chết, nhưng nếu duy trì ở trạng thái dinh

248
dưỡng thì có thể tồn tại đến 100 năm... Như vậy, rõ ràng mối quan hệ giữa cơ quan sinh
sản và cơ quan dinh dưỡng trong cây có ý nghĩa quyết định cho sự hóa già của toàn cây.
Về nguyên nhân của vấn đề này, có hai quan điểm giải thích:
- Quan điểm thứ nhất là cạnh tranh dinh dưỡng. Quan điểm này cho rằng quả, hạt là
những cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng, chúng sẽ thu hút nguồn dinh dưỡng và sẽ cạnh
tranh với các cơ quan dinh dưỡng. Do kiệt dinh dưỡng mà các cơ quan này sẽ hóa già
nhanh và sẽ chết. Tuy nhiên, quan điểm nay ít được thừa nhận vì trong thực tế một số cây
ra hoa rất ít và quả, hạt nh nhưng tốc độ già hóa vẫn nhanh chóng.
- Quan điểm thứ hai dựa trên sự cân bằng phytohormone trong cây. Để hình thành
cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ thì cây phải biến đổi cân bằng hormone theo hướng
tăng các chất ức chế và giảm các chất kích thích sinh trưởng.
Cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ là trung tâm sản sinh và tích lũy nhiều acid
abcisic và ethylene. Vì vậy, mà xúc tiến quá trình phân giải, ức chế quá trình tổng hợp,
dẫn đến dấu hiệu của sự hóa già toàn cây. Có thể xem cơ quan sinh sản là trung tâm của
sự hóa già của cây.
Bên cạnh mối quan hệ giữa cơ quan sinh sản và cơ quan dinh dưỡng, thì mối quan
hệ giữa các bộ phận trên m t đất và dưới m t đất cũng có vai trò nhất định trong sự hóa
già của toàn cây. Theo mức độ tăng về tuổi thì mối quan hệ này càng ngày càng xấu đi: lá
không cung cấp đủ cho hệ thống rễ chất đồng hóa, vitamin và các hormone (auxin), ngược
lại rễ không cung cấp cho các cơ quan trên m t đất đủ nước, chất khoáng và cytokinin...
Mức độ rời rạc và suy thoái đó ngày càng tăng và cuối cùng cây sẽ chết.
Như vậy, sự phát triển cá thể của cây bắt đầu từ lúc cây nảy mầm, đã chịu đựng
hàng loạt biến đổi mà các biến đổi đó gắn liền với sự hóa già của tế bào, của mô, của toàn
cây và được kiểm tra bằng bộ máy di truyền. Sự kiểm tra này được thực hiện theo cơ chế
hoạt hóa phân hóa gen tức là sự cảm ứng và sự trấn áp những gen đ c biệt, chịu trách
nhiệm cho những biến đổi của sự hóa già. Quá trình hóa già không làm cho mất đi vật liệu
di truyền mà có thể chỉ là sự thay đổi của các gen dẫn đến sự suy thoái việc tổng hợp các
mARN để duy trì các chức năng cơ bản, bình thường của tế bào và của cây, đồng thời cho
phép tổng hợp nhiều các enzyme phân giải như nuclease, protease. Vì vậy, với sự già hóa
cũng xảy ra sự biến đổi tính thấm của màng làm yếu đi khả năng chọn lọc của màng.
Chẳng hạn, màng trong yếu đi và một số chất độc từ không bào được giải phóng vào chất
nguyên sinh đã kích thích sự hóa già, sự chết của tế bào.
Trong thực tế, việc kìm hãm sự hóa già bằng áp dụng các chất điều hòa sinh trưởng
cũng là một trong những mục đích của nông nghiệp hiện đại. Người ta đã ứng dụng nhiều
chất điều hòa sinh trưởng để kìm hãm sự hóa già của các cây rau, tăng thu hoạch như đối
với các loại rau thuộc họ Rau cải (Brassicaceae): bắp cải, su hào, xỳp lơ, các loại rau cải,
xà lách... Ngoài BA (benzyl adenine) ra người ta còn sử dụng cả CCC, ADHS và 2,4-D...
Việc kìm hãm sự hóa già của quả, kéo dài thời gian sống, làm chậm thu hoạch cũng rất có
ý nghĩa như người ta ứng dụng gibberellin cho các loại cam, nho, chanh đã làm tăng năng
suất và phẩm chất quả, kéo dài thời gian thu quả. Người ta sử dụng ADHS và CCC (100
ppm) để kéo dài thời gian sống của nấm. Việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng để kéo

249
dài thời gian sử dụng của hoa cũng là một mục đích quan trọng. Thường CCC, ADHS và
BA được sử dụng vào mục đích này.
6.10.2. Sự rụng của cơ quan
Sự rụng là sự phân tách một phần của cây như lá, hoa, quả, cành kh i cơ thể mẹ
(chẳng hạn như sự rụng của lá về mùa thu đông, sự rụng của quả non...).
Sự rụng lá là một trong những quá trình sinh lý phức tạp ở trong cây gắn liền với
tuổi cây và sự hóa già của lá. Sự rụng lá của một số cây gỗ thường xảy ra vào mùa thu,
trước khi vào đông và sang xuân, hè lại thay bộ lá mới có hoạt động sinh lý ở mức độ cao
hơn. Một số cây xanh hàng năm thì sự rụng lá là quanh năm. Nói chung, sự rụng lá là sự
thích ứng cần thiết của cây vì lá là cơ quan quang hợp và thoát hơi nước. Lá có nhiệm vụ
quan trọng là tổng hợp, tích lũy các chất hữu cơ để nuôi sống cây và dự trữ cho thế hệ sau.
Khi đã hóa già thì sẽ giảm sút các hoạt động sinh lý, giảm khả năng làm việc của nó, vì
vậy nó phải thay thế những lá mới có thế năng sống cao hơn. Còn sự rụng của quả cũng
thường xảy ra và làm giảm năng suất. Sự rụng của quả cũng là sự thích ứng của cây khi
thiếu chất dinh dưỡng, nước và hormone cho sự sinh trưởng của chúng, buộc chúng phải
rụng đi một số lượng nhất định các quả non, để tập trung chất dinh dưỡng và hormone cho
những quả khác. Sự rụng của quả thường mạnh mẽ vào lúc phôi sinh trưởng nhanh và lúc
phình to của quả. Về m t giải phẫu, sự rụng của lá và của quả là do sự hình thành tầng rời
ở gốc của cuống lá và quả.
Tầng rời là một vài lớp tế bào mô mềm (nhu mô) đ c biệt có đ c trưng giải phẫu là:
tế bào bé hơn, tròn, chất nguyên sinh đ c, gian bào bé, không hóa suberin và lignin. Ngoài
ra, yếu tố mạch dẫn thường ngắn và ở vùng này thường thiếu yếu tố sợi trong hệ thống
dẫn... Tất cả cấu trúc đó làm cho tầng tế bào này yếu hơn các vùng khác. Khi có những
yếu tố cảm ứng sự rụng thì tầng rời xuất hiện nhanh chóng.
Trong lớp tế bào này xảy ra những biến đối mạnh mẽ. Biến đổi trao đổi chất theo
hướng phân giải các hợp chất pectin gắn các tế bào với nhau nhờ có enzyme pectinase.
Kết quả là các tế bào rời rạc, không còn dính nhau và lá chỉ còn được giữ lại bằng bó
mạch m ng manh. Dưới tác dụng của khối lượng lá, quả và các tác động cơ học khác như
gió,... thì lá và quả có thể bị rụng dễ dàng.
Việc điều chỉnh hormone của sự rụng: Sự rụng của các cơ quan được điều chỉnh
bằng sự cân bằng hormone trong chúng. Sự cân bằng này chủ yếu xảy ra giữa auxin và
acid abcisic, ethylene. Auxin là hormone cơ bản điều chỉnh sự rụng của lá và quả.
Trong lá xanh auxin được tổng hợp mới trong phiến lá và vận chuyển qua cuống lá,
ngăn cản quá trình tạo tầng rời... Nhưng khi lá già thì sự tổng hợp, vận chuyển auxin giảm
sút và sẽ tạo điều kiện cho tầng rời xuất hiện. Trong quả, thì auxin được tạo nên trong
phôi và hạt. Có sự tương quan ch t chẽ giữa hàm lượng auxin trong hạt và sự rụng của
quả. Nếu loại trừ hạt kh i quả thì quả chóng rụng. Khi hàm lượng auxin trong quả thấp,
hạt sản xuất không đủ vì một lý do nào đó thì tầng rời được cảm ứng hình thành.
Ethylene và ABA có tác đụng đối kháng tuyệt đối với auxin trong sự rụng của lá,
quả. Khi có một tác nhân cảm ứng sự rụng (nước, nhiệt độ, ánh sáng...) thì lập tức trong lá
tăng cường tổng hợp và tích lũy ethylene và ABA. Đấy là những nhân tố hóa già và đồng
250
thời cũng là nhân tố của sự rụng. Hàm lượng ethylene và ABA tăng lên sẽ cảm ứng sự
hình thành tầng rời vì nó ức chế sự tổng hợp auxin trong lá, đồng thời cảm ứng sự tổng
hợp các enzyme cellulose và pectinase gây ra sự phân hủy thành tế bào.
Nói chung sự hóa già của cơ quan dẫn đến sự rụng được điều chỉnh bằng tỷ lệ
auxin/ethylene + ABA trong chúng. Các nhân tố kìm hãm sự hóa già (cytokinin, auxin)
đều kìm hãm sự rụng và ngược lại các nhân tố tăng sự hóa già của cơ quan đều xúc tiến
sự rụng.
Sự rụng được kiểm tra bằng các nhân tố ngoại cảnh như: độ dài ngày, nhiệt độ thấp quá
ho c cao quá, hạn ho c úng, thiếu chất dinh dưỡng... Các nhân tố ngoại cảnh này là những
nhân tố cảm ứng, các tín hiệu bên ngoài gây nên những biến đổi sâu sắc bên trong cơ quan và
tầng rời dẫn đến sự rụng. Chẳng hạn, những “stress” các điều kiện ngoại cảnh đều làm tăng
hàm lượng ethylene và ABA trong cơ quan. Vì vậy, trong sản xuất để hạn chế sự rụng người
ta bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho cây như nước và chất dinh dưỡng.
Hiểu biết được bản chất của sự rụng chúng ta có thể điều chỉnh sự rụng của cơ quan
có lợi cho sản xuất. Muốn kìm hãm sự rụng thì người ta thường phun các hợp chất auxin
cho lá ho c hoa, quả, đồng thời kết hợp cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng. Hiện nay
có nhiều chế phẩm làm đậu quả và chống rụng của các cơ sở khoa học khác nhau. Các chế
phẩm đó bao gồm auxin (ANA, 2,4-D), một số nguyên tố đa lượng (N, P, K) và một số
nguyên tố vi lượng. Các chế phẩm này thường được dùng phun cho hoa ho c quả non.
Bên cạnh đó, trong sản xuất nhiều trường hợp cần xúc tiến nhanh sự rụng, chẳng hạn
làm rụng lá để thu hoạch cơ giới. Các chất làm rụng lá gọi là “defoliant” như natrium
chlorat, amonium citrat được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất bông để thu hoạch
bông bằng máy. Đôi khi người ta sử dụng ethrel và một số chất khác để làm rụng lá cho
một số cây trồng khác.
6.10.3. Sự ngủ nghỉ của thực vật
Hoạt động sinh trưởng của thực vật bậc cao thường chịu đựng những biến đổi theo
mùa rõ rệt. Những cây lâu năm thì có mùa sinh trưởng nhanh, có mùa sinh trưởng chậm
và thậm chí có những thời gian cây ngừng sinh trưởng và bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Còn
những cây hàng năm thì chu kỳ sống kết thúc bằng sự chết, trừ hạt, củ và căn hành,... còn
sống nhưng cũng ngừng sinh trưởng và ngủ nghỉ. Trong thời kỳ ngủ nghỉ đó có sự giảm
sút một cách đáng kể cường độ các quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý, sinh hóa
trong cơ thể đẫn đến cây ngừng sinh trưởng. Trừ một số cây nhiệt đới thì hầu hết thực vật
đều có một thời kỳ ngủ nghỉ. Sự ngủ nghỉ được xem là phản ứng thích nghi của cây và có
thể trở thành một đ c tính của loài.
Có hai trạng thái ngủ nghỉ được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau: nghỉ bắt
buộc và nghỉ sâu.
- Ngủ nghỉ bắt buộc xảy ra khi g p các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cho sự sinh
trưởng như thiếu nước, nhiệt độ thấp, quang chu kỳ không thích hợp... Trong trường hợp
đó buộc cơ thể phải ngừng sinh trưởng và chuyển vào trạng thái ngủ nghỉ. Nhưng khi g p
các điều kiện thuận lợi thì chúng lập tức sinh trưởng ngay. Chẳng hạn, các hạt phơi khô có
hàm lượng nước từ 10 - 14% thì chúng nghỉ bắt buộc nhưng khi ngậm nước thì chúng sẽ
251
nảy mầm ngay. Một số cây trước khi vào đông do điều kiện nhiệt độ thấp không thuận lợi
cho sinh trưởng nên chúng rụng lá và nghỉ đông; nhưng sang xuân khi nhiệt độ tăng, các
điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng thì chúng nảy lộc đâm chồi rất nhanh.
Trạng thái nghỉ bắt buộc là phản ứng thích nghi của cây chống lại các điều kiện
ngoại cảnh bất lợi để sống sót; chẳng hạn hạt yến mạch khi nghỉ có thể chống chịu được
nhiệt độ -30oC mà bình thường chỉ chịu được nhiệt độ -13oC; các cây lá kim có thể chịu
được nhiệt độ 50oC đến -60oC lúc nghỉ đông, nhưng mùa hè chúng chết rét ở nhiệt độ -2oC
đến 3oC...
Trạng thái nghỉ sâu (ho c nghỉ say) này ra không phải do điều kiện ngoại cảnh
không thuận lợi cho sinh trưởng mà do nguyên nhân bên trong của chúng, được kiểm tra
bằng các tác nhân nội tại. Chính vì vậy, trong thời kỳ ngủ nghỉ, dù điều kiện bên ngoài
thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng thì cũng không thể nào làm chúng sinh trưởng được. Ví
dụ, củ khoai tây sau khi thu hoạch không nảy mầm ngay mà phải có một thời gian ngủ
nghỉ từ 2 - 4 tháng mới nảy mầm; các hạt có v cứng ho c nhiều hạt giống khi thu hoạch
xong gieo ngay không nảy mầm được mà phải có thời gian nhất định mới nảy mầm ho c
phải dựng biện pháp xử lý... Sự nghỉ sâu cũng là một phản ứng thích nghi của cây có tính
chất lịch sử và trở thành một đ c tính của giống.
Nguyên nhân của sự ngủ nghỉ: Sự ngủ nghỉ đ c biệt là nghỉ sâu gây ra bởi nhiều
nguyên nhân. Trước hết là do chúng tích lũy một lượng lớn các chất ức chế sinh trưởng
như acid abcisic và các chất phenol, trong khi đó giảm hàm lượng các chất kích thích sinh
trưởng như auxin, gibberellin và cytoknin làm cho sự cân bằng hormone (chủ yếu là sự
cân bằng ABA/GA) lệch về phía tích lũy nhiều ABA. Chính sự có m t một hàm lượng lớn
của ABA đã ức chế toàn bộ hệ thống tổng hợp các enzyme thủy phân cần cho sự nảy
mầm. Do đó mà cần có một thời gian nhất đinh để giảm hàm lượng ABA xuống mức độ
tối thiểu.
Nguyên nhân thứ hai là do cấu tạo v hạt, v củ, màng hạt rất bền vững, không thấm
nước và thấm khí được nên phôi không thể này mầm được. Sau một thời gian nhất định
thì tính thấm của v tăng lên và sự nảy mầm mới xảy ra. Chẳng hạn, hạt có v cứng như
hạt táo, đào, mận,... ho c v củ khoai tây bằng suberin rất khó thấm nước, thấm khí...
Ngoài ra, thì phôi hạt chưa chín xong về m t sinh lý cũng là nguyên nhân gây nên sự
ngủ nghỉ. Sự chín hình thái (chín của v quả) và chín sinh lý (chín của phôi) không kết
thúc cùng một lúc, thường chín sinh lý kết thúc muộn hơn chín hình thái. Vì vậy, cần có
một thời gian để phôi tiếp tục những biến đổi cần thiết, chuẩn bị cho một cơ thể mới ra
đời tức là phôi phải phát triển hoàn chỉnh.
Theo Amen (l968) thì sự ngủ nghỉ của hạt có thể chia thành bốn pha phát triển tách
biệt nhau: pha cảm ứng, pha duy trì, pha chuyển tiếp và pha nảy mầm.
Pha cảm ứng được đ c trưng bằng sự biến đổi cân bằng homone trong hạt, trong đó
giảm nhanh chóng hàm lượng các chất kích sinh trưởng và tăng nhanh chóng hàm lượng
các chất ức chế sinh trưởng, chủ yếu là ABA. Trong pha duy trì, sự trao đổi chất của hạt
rất thấp vì sự cân bằng hormone của các chất ức chế sinh trưởng hoàn toàn ưu thế, nên các
chất ức chế sinh trưởng này đã bao vây hoàn toàn quá trình trao đổi chất, hạt nghỉ một
252
cách thực sự. Ở pha chuyển tiếp, hạt rất nhạy cảm với các nhân tố bên ngoài như ánh sáng
và nhiệt độ. Sự cân bằng hormone thay đổi theo hướng ngược lại tức giảm hàm lượng các
chất ức chế sinh trưởng và tăng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng. Một số hạt nảy
mầm nhờ ánh sáng ho c ức chế bởi ánh sáng có liên quan đến cơ chế điều chỉnh phytochrome
trong chúng:
Ánh sáng đ Ánh sáng đ xa
P660 P730
Nảy mầm Ức chế nảy mầm
Ánh sáng cảm ứng sự hình thành các enzyme đ c hiệu liên quan đến sự nảy mầm.
Một số hạt lại rất cần tác động của nhiệt độ thấp (0 - 10oC) và ẩm độ cho sự kết thúc ngủ
nghỉ. Xử lý nhiệt độ thấp cho hạt là biện pháp phá ngủ nghỉ và liên quan đến việc giảm
hàm lượng chất ức chế và tăng hàm lượng các chất kích thích trong hạt.
Cuối cùng là pha nảy mầm tức là sự ngủ nghỉ đã kết thúc và hạt hoàn toàn có khả
năng nảy mầm nếu điều kiện môi trường thuận lợi. Trong thời kỳ này, do sự tăng hoạt tính
các enzyme thủy phân và tăng hoạt động hô hấp. Gibbenllin được tổng hợp mạnh và có
vai trò quan trọng, quyết định sự nảy mầm của hạt.
Từ việc hiểu biết nguyên nhân gây nên sự ngủ nghỉ của thực vật, con người có thể
can thiệp, điều chỉnh sự ngủ nghỉ của chúng có lợi cho sản xuất. Sự điều chỉnh này có thể
xảy ra theo hai hướng: phá b sự ngủ nghỉ để cho chúng nảy mầm ngay gọi là sự phá ngủ
và kéo dài thời gian ngủ nghỉ của chúng, đ c biệt là trong kho bảo quản nông phẩm.
Để phá ngủ, có hàng loạt các biện pháp được áp dụng khác nhau tùy theo bản chất
gây nên sự nghỉ cũng như phụ thuộc vào các đối tượng khác nhau.
Có thể có một số biện pháp phá ngủ sau:
Các biện pháp cơ giới thường sử dụng với các loại hạt có v cứng. V cứng, dày đã
ngăn cản sự thấm nước và khí, làm hạt không nảy mầm được. Người ta chà xát cho m ng
lớp v , đập vì v cứng (không gây thương tổn phôi hạt) ho c dùng acid (như acid nitric)
để ngâm cho m ng lớp về ngoài. Với khoai tây, có thể làm xây xát lớp v suberin khó
thấm khí và nước bao quanh củ khoai tây... Tuy nhiên, biện pháp này rất dễ gây thương
tổn cho phôi và rất dễ gây nhiễm bệnh, lây bệnh.
Các biện pháp tăng tính thấm của v hạt như biện pháp xếp lớp: xếp một lớp hạt,
một lớp cát ẩm, sau một thời gian tính thấm của v hạt với nước tăng lên và hạt có thể
nảy mầm.
Biện pháp này thường sử dụng với các hạt v cứng ở các nước ôn đới như hạt đào,
hạt mận... Để tăng cường tính thấm của v hạt, v củ người ta có thể dùng một số hóa chất
như sử dụng acid nitric để phá ngủ cho lúa, sử dụng một số chất khí xông hơi cho củ
khoai tây như H2S, ethylenechlohidrin, CCl4...
- Biện pháp có hiệu quả nhất là dùng các chất kích thích sinh trưởng can thiệp vào
sự cân bằng hormone trong hạt và củ. Chẳng hạn người ta dựng gibberellin để tăng tỷ lệ
GA/ABA, kích thích sự nảy mầm. Đối tượng được sử dụng phá ngủ có hiệu quả nhất bằng
phương pháp này là củ giống khoai tây. Củ khoai tây sau khi thu hoạch thường có một

253
thời kỳ ngủ nghỉ bắt buộc từ 2 - 4 tháng tùy thuộc vào giống. Để có khoai giống trồng
ngay vụ xuân, bắt buộc phải sử dụng biện pháp phá ngủ khoai tây mới thu hoạch. Biện
pháp thông thường là cắt củ khoai tây và ngâm vào dung dịch GA3 với nồng độ khoảng
2 ppm trong thời gian vài giờ, sau đó vớt ra, ủ ấm thì chúng sẽ lần lượt nảy mầm trong vài
tuần lễ.
Do yêu cầu của sản xuất, trong những năm gần đây, Bộ môn Sinh lý - Sinh hóa thực
vật Trường Đại học Nông nghiệp I đã nghiên cứu biện pháp tổng hợp phá ngủ khoai tây
một cách hiệu quả nhất, bảo đảm không phải cắt củ, không phải ngâm, nảy mầm đồng loạt
(90 - 100%) trong 4 - 7 ngày và có thể đưa trồng ngay được. Biện pháp phá ngủ này rất dễ
triển khai trong sản xuất và được sản xuất chấp nhận. Biện pháp này bao gồm công đoạn
phun GA3 và sau đó xông hơi bằng CS2 ho c Rindite trong 3 ngày dưới hầm đất. Với biện
pháp phá ngủ hữu hiệu này, chúng ta có thể chủ động giống khoai tây trồng vụ xuân mà
không phải nhập nội giống.
Biện pháp xử lý nhiệt độ thấp cũng có tác dụng kích thích sự nảy mầm, phá b sự
ngủ nghỉ, chẳng hạn xử lý nhiệt độ thấp cho củ hành, t i, loa kèn, lay ơn,... có thể trồng
ngay được và rút ngắn thời gian sinh trường của chúng. Nhiệt độ thấp có tác dụng điều
chỉnh sự cân bằng hormone trong chúng theo hướng tăng GA và giảm ABA.
Trên đây là một số biện pháp sử dụng để phá ngủ cho củ, căn hành và hạt trong sản
xuất. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp phải xử lý để kéo dài thêm sự ngủ nghỉ
của chúng, chẳng hạn trong việc bảo quản các nông sản thương phẩm, việc nảy mầm sớm
không cần thiết sẽ gây tác hại lớn, giảm khối lượng và đ c biệt giảm phẩm chất thương
phẩm...
Người ta thường sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để ức chế sự nảy mầm của
củ khoai tây, hành t i, khoai lang... Có thể sử dụng các hợp chất auxin như AIA, ANA, 2,
4, 5 -T nhưng hiệu quả cao nhất là MEAN (methyl esther của ANA) và MH (malein
hirazid). Việc xử lý này có thể làm sau khi thu hoạch ở trong kho bảo quản và cũng có thể
phun cho cây trong thời kỳ hình thành củ và căn hành.
6.11. Sự vận động của thực vật
Khác với động vật, thực vật bám chắc hệ thống rễ vào đất, cố định vị trí ở trong
không gian. Tuy vậy, thực vật cũng có khả năng vận động những cơ quan, bộ phận nhất
định của mình để thích ứng với những biến động và tác động của các tác nhân ngoại cảnh.
Sự vật động của thực vật là rất đa dạng. Chúng có thể vận động chậm chạp nhờ các phân
ứng vận động sinh trưởng hướng, được điều chỉnh bằng các tác nhân kích thích như ánh
sáng, trọng lực, nước chất dinh dưỡng... Ngược lại, có những vận động cực kỳ nhanh ở
những thực vật rất nhạy cảm khi có tác nhân kích thích cơ học như sự vận động nhanh ở lá
cây trinh nữ, các thực vật bắt mồi... Một dạng vận động khác rất phổ biến là sự vận động
theo nhịp điệu có tính chất chu kỳ (giống như cái đồng hồ người ta gọi là đồng hồ sinh
học) như một số thực vật chủ yếu thuộc họ Đậu (Leguminosae): Lá của những thực vật
này đóng lại vào ban đêm và mở ra vào ban ngày nên gọi là những thực vật “cảm đêm”.
Mỗi một dạng vận động có những ý nghĩa thích nghi riêng của nó.

254
6.11.1. Sự vận động hướng (tính hướng động - Tropism)
Tính hướng động của thực vật là đ c trưng của bất kỳ thực vật nào mà sự vận động
của chúng có định hướng dưới tác nhân kích thích của môi trường, như chồi, thân và lá
bao giờ cũng vận động về phía có nguồn sáng một chiều chiếu đến gọi là quang hướng
động (phototropism); ho c rễ cây bao giờ cũng đâm vào đất gọi là tính hướng địa (geotropisrn)
còn thân cây thì ngược lại. Ngoài ra, còn có tính hướng thủy (hidrotropism)...
Tính hướng quang đã được Darwin nghiên cứu từ năm 1880 và ông cho rằng đỉnh
ngọn cây là nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng một chiều.
Khi phát hiện ra auxin (1934) nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của auxin
trong phản ứng này. Sự sinh trưởng không đều nhau ở hai phía cơ quan: phía khuất sáng
sinh trưởng mạnh hơn phía có chiếu sáng đã gây ra sự uốn cong hướng quang. Khi có
chiếu sáng một chiều thì auxin sẽ phân bố nhiều ở phía khuất sáng hơn nên kích thích sinh
trưởng ở phía tối mạnh hơn. Sự phân bố của auxin dưới tác động của ánh sáng một chiều
có quan hệ với sự phân bố điện tích trong chúng: về nguyên tắc điện sinh học thì phía
khuất sáng tích điện dương còn phía chiếu sáng tích điện âm, mà auxin thì sẽ phân bố về
phía tích điện dương hơn là điện âm.
- Tính hướng địa là sự vận động của cây dưới tác động của sức hút Trái Đất (trọng
lực) Rễ cây có tính hướng địa dương còn thân có tính hướng địa âm. Nếu bằng một dụng
cụ phá b lực hút Trái Đất thì làm mất tính hướng địa của cây.
Tính hướng địa cũng được giải thích trên quan điểm hormone. Nếu có một đoạn
thân nằm ngang thì auxin phân bố nhiều ở phía trên vì phía trên tích điện dương gây nên
sự sinh trưởng phía trên mạnh hơn và làm đầu rễ đâm vào đất. Tuy nhiên, vấn đề này gắn
liền với tính phân cực của cơ quan, chỉ có đầu dưới mới hình thành rễ và có phản ứng
hướng địa dương, còn phía trên sẽ phát sinh chồi và có tính hướng địa âm.
6.11.2. Sự vận động nhanh của lá những thực vật nhạy cảm
Lá cây trinh nữ (Mimosa pudica) và một số thực vật khác có đ c tính là nếu có tác
nhân kích thích cơ học, nhiệt, hóa học thì lập tức các lá chét khép lại đồng thời cả phần
cuống lá cùng vận động cụp xuống. Sau một thời gian hết kích thích lá lại có thể mở ra
bình thường để tiếp nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp.
Chỉ một giây sau khi lá bị chạm phải thì toàn bộ lá chét đều khép lại. Phản ứng
nhanh như vậy đòi h i phải được truyền bằng tín hiệu điện. Sau khi các tế bào “cảm giác”
tiếp nhận tín hiệu thì được biến thành dòng điện sinh học và truyền qua mô đến những tế
bào vận động ở “thể gối” làm thay đổi thể tích của các tế bào này, dẫn đến sự vận động
của các lá chét. Người ta có thể đo được điện kế của dòng điện này bằng vol kế nhạy,
chẳng hạn với khoảng cách 15 mm trong 5 giây, điện thế đạt được 100 mv. Các tín hiệu
được truyền qua floem.
Sự biến đổi sức trương trong tế bào vận động của “thể gối” ở gốc cuống lá và gốc lá
chét xảy ra đồng thời với sự vận động của ion K+ đi vào ho c đi ra kh i không bào của
chúng. Các tế bào vận động ở một phía của thể gối thì trương lên còn phía đối diện thì xẹp
xuống ho c ngược lại gây nên sự vận động đóng mở của lá chét và lá kép.

255
Nếu tế bào vận động hấp thụ K+ tức làm tăng khả năng hấp thụ nước vào tế bào,
tăng sức trương, trong khi đó ở phía đối diện có sự vận động của các ion K+ ra kh i tế bào
để tế bào phía đối diện chúng, gây nên sự mất nước.
Sự biến đổi ngược nhau về sức trương ở hai phía của "thể gối" đã gây nên sự đóng
mở của lá chét và lá kép.
6.11.3. Nhịp điệu sinh học
Sự vận động điển hình của lá một số cây thuộc Phaseolus, Mimosa, Albizzia ho c
Samanea theo chu kỳ ngày đêm, gọi là những thực vật cảm đêm (nyctinactie). Lá của
chúng bắt đầu mở trước khi bắt đầu chiếu sáng của ngày và đóng lại trước khi bắt đầu tối.
Nhịp điệu vận động này là nhịp điệu nội sinh chịu tác động của các tác nhân bên
ngoài, trùng với quĩ đạo của Trái Đất trong hành tinh và chu kỳ thời gian khoảng 23 giờ.
Trong những năm gần đây người ta chứng minh rằng nhịp điệu ngày được điều
chỉnh bằng phytochrome trong cây và là một phản ứng quang chu kỳ trong cây.
Sự vận động của lá các cây cảm đêm này cũng giống như sự vận động nhanh lúc có
tác nhân cơ học, tức lúc có thay đổi sức trương của các tế bào vận động ở hai phía của
"thể gối" và sự biến đổi sức trương gây ra do ion K+ và cả Cl- trong chúng. Tuy nhiên, ở
phản ứng này, phytochrome có vai trò điều chỉnh. Ban ngày thì P660  P730, còn ban đêm
thì P730  P660. Sự thay đổi các dạng phytochrome làm thay đổi tính thấm của màng và
đ c tính vận chuyển qua màng của ion K+ và Cl-.
Trong tối, sự vận động của K+ và kèm theo là H2O ra kh i tế bào ở trên "thể gối" để
xuống các tế bào đối diện phía dưới gây nên sự khép của lá chét. Ngược lại vào ban ngày
thì sự vận động ngược lại của K+ và H2O từ phía dưới lên phía trên của "thể gối" và gây
nên sự mở của các lá. Sự biến đổi tính thấm khác nhau của hai phía ở ban ngày và ban
đêm do tác dụng của phytochrome mà dạng P730 là dạng hoạt động.

TÓM TẮT CHƯƠNG


- Chương này trình bày các khái niệm về sinh trưởng, phát triển và mối quan hệ của
chúng, giúp cho người học hiểu được sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của các
hoạt động sinh lý xảy ra đồng thời trong cây. Kết quả của các quá trình này giúp cây nảy
mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả, già đi và kết thúc chu kỳ sống của mình một cách tự nhiên.
- Cơ chế điều chỉnh quan trọng quá trình sinh trưởng và phát triển của cây là sự điều
chỉnh bằng hormone. Đây là nhóm chất hữu cơ đ c hiệu do cây tổng hợp để điều chỉnh
toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây (gọi là phytohormone). Nhiều chất điều
hòa sinh trưởng nhân tạo cũng được tổng hợp để xử lý cho cây trồng, nhằm tăng năng suất
và chất lượng nông phẩm.
- Sinh trưởng và phát triển của cây bắt nguồn từ sự sinh trưởng và phân hóa tế bào.
Mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng và phân hóa tế bào đều có đ c trưng riêng.
- Sinh trưởng và phát triển của cây luôn chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh, đ c
biệt là nhiệt độ, ánh sáng, nước... Tác động đ c trưng của nhiệt độ đến quá trình phát triển
của cây là nhiệt độ thấp (nhiệt độ xuân hóa) và tác động của ánh sáng là quang chu kỳ...

256
- Cung cấp các kiến thức đ c trưng của từng giai đoạn trong quá trình sinh trưởng và
phát triển (nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả, già, chết...) của cây.
- Có thể điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng theo hướng có
lợi cho con người. Sự điều chỉnh này có thể thông qua tác động lên một quá trinh sinh
trưởng phát triển cụ thể ở một bộ phận nào đó của cây ho c trên phạm vi toàn cây.

ÔN TẬP
1. Vai trò sinh lý của auxin trong đời sống thực vật
2. Đ c trưng trao đổi chất trong thời kỳ ngủ nghỉ. Nguyên nhân và biện pháp điều
chỉnh các trạng thái nghỉ.
3. Các thành phần của hormone ra hoa (florigen). Điều kiện để tổng hợp các thành
phần này ở cây ngày ngắn và ngày dài. Biện pháp để làm cây ngày dài ra hoa
trong điều kiện ngày ngắn.
4. Đ c điểm sinh lý của hạt nảy mầm.
5. Sinh lý quá trình chín của quả. Một số biện pháp điều chỉnh quá trình chín của quả .
6. Vai trò sinh lý của cytokinin? Biểu hiện cụ thể của các vai trò đó qua cân bằng
riêng của cytokinin với các chất điều hòa sinh trưởng khác trong việc điều chỉnh
một số quá trình sinh trưởng phát triển của cây?
7. Kể các chất thuộc nhóm ức chế sinh trưởng thực vật? Vai trò sinh lý của ethylene
và acid abscisic?
8. Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và một số ứng dụng chất điều hòa
sinh trưởng trong sản xuất?
9. Thế nào là hiện tượng ưu thế ngọn, nguyên nhân của hiện tượng này và ứng dụng
trong thực tiễn sản xuất?
10. Sự rụng của cơ quan và việc điều chỉnh hormone của sự rụng?

257
PHẦN 2
THỰC HÀNH

258
Chương I
SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT

Bài 1. Các màng sinh học và hiện tượng thẩm thấu


của tế bào thực vật
Thí nghiệm 1. Hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh
Nguyên tắc
Các màng sinh học của tế bào như màng tế bào chất và màng không bào,… là những
cấu trúc sống hợp thành từ các phân tử protein và lipid, tạo nên một cấu trúc thể khám với
các thành phần rất linh động. Các màng sinh học có vai trò hết sức quan trọng trong các
trao đổi giữa tế bào với môi trường ngoài. Các trao đổi này liên quan đến lượng nước có
thể vào hay ra kh i tế bào do hiện tượng thẩm thấu có chọn lọc và đ c tính của các ion có
thể hay không thể xuyên qua màng.
Tế bào thực vật có thể xem như là một hệ thẩm thấu. Trong hệ này, dịch bào đóng
vai trò quan trọng chứa các chất tác động thẩm thấu, còn màng tế bào đóng vai trò màng
bán thấm.
Dịch bào cũng như bất kỳ các loại dịch khác, đều có áp suất thẩm thấu, đại lượng tỷ
lệ với số phân tử trong một đơn vị thể tích, cũng như kích thước và đ c tính của các phần
tử ấy (phân tử, ion).
Đối với mỗi tế bào, các dung dịch môi trường có thể được chia thành những
loại sau:
- Dung dịch nhược trương là dung dịch có áp suất thẩm thấu nh hơn áp suất thẩm
thấu của dịch tế bào.
- Dung dịch đẳng trương là dung dịch có áp suất thẩm thấu bằng áp suất thẩm thấu
của dịch tế bào.
- Dung dịch ưu trương là dung dịch có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu
của dịch tế bào.
Khi nhúng tế bào vào dung dịch ưu trương sẽ xảy ra hiện tượng rút nước ra kh i tế
bào cho tới khi nồng độ của dịch tế bào bằng nồng độ của dung dịch bên ngoài. Khi đó
thành tế bào co bóp cho tới mức mất hoàn toàn sức trương và tiếp theo nguyên sinh chất
tách ra kh i màng tế bào. Hiện tượng này gọi là hiện tượng co nguyên sinh.
Có nhiều dạng co nguyên sinh: co nguyên sinh góc, co nguyên sinh lõm, co nguyên
sinh lồi. Người ta thường dùng những chất không độc để gây co nguyên sinh.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Củ hành đ ho c lá lẽ bạn.
- Dung dịch saccharose 1M (Có thể thay saccharose 1M bởi dung dịch NaCl 1M).
- Kính hiển vi.

259
- Lam kính và lamen.
- Kim mũi mác, dao lam.
- Giấy thấm.
- Đèn cồn.
- Diêm ho c bật lửa.
- Cốc nước và ống nh giọt.
Tiến hành thí nghiệm
Dùng dao lam rạch một hình vuông trên bề m t lồi của biểu bì vảy hành, dùng kim
mũi mác đ t ở một góc của hình vuông vừa rạch và tách tế bào biểu bì có tế bào chất
mang màu để lên lam kính. Chú ý sao cho chỉ lấy được 1 - 2 lớp tế bào. Đ t biểu bì vảy
hành lên lam kính, nh vào một giọt nước, đậy lamen rồi qnan sát dưới kính hiển vi. Quan
sát và vẽ hình tế bào, chú thích thành phần của tế bào quan sát được.
Nếu thay củ hành đ bằng lá lẽ bạn thì nên tách tế bào biểu bì m t dưới lá thì dễ
quan sát hơn. Các thao tác tiếp theo được tiến hành tương tự với mẫu tế bào biểu của củ
hành đ .
Tiếp theo thay nước bằng dung dịch saccharose 1 M (ho c NaCl 1 M) bằng cách
nh l giọt dung dịch bên cạnh lamen ở một đầu lam kính, còn ở đầu kia dùng mẫu giấy lọc
rút nước ra. Làm như thế khoảng 2 - 3 lần, cho tới khi nước ở mẫu vật được thay hoàn
toàn bằng dung dịch saccharose 1 M (ho c NaCl 1 M).
Quan sát hiện tượng co nguyên sinh qua kính hiển vi rồi vẽ hình. Chú ý quan sát
được hiện tượng co nguyên sinh góc, co nguyên sinh lõm và co nguyên sinh lồi, vẽ hình
và giải thích cho từng trường hợp.
Sau 15 - 20 phút khi đã thấy rõ co nguyên sinh, lấy lam kính ra, dùng giấy thấm đ t
ở một đầu phía tiếp xúc giữa lam kính và lamen, hút hết dung dịch saccharose 1 M (ho c
NaCl 1M) ra, sau đó nh một giọt nước vào một dầu lam cho nước đến khi dung dịch
được thay hoàn toàn bằng nước. Quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh và vẽ hình.
Chuẩn bị biểu bì vảy hành thứ 2, đ t lên lam kính, nh vào một giọt nước rồi hơ nhẹ
trên ngọn đèn cồn (chú ý không cho nước bốc hơi hoàn toàn). Dùng mẫu giấy lọc rút nước
ra, nh l dung dịch saccharose 1 M (ho c NaCl 1 M), đậy lamen và quan sát dưới kính
biển vi xem có hiện tượng co nguyên sinh hay không.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Vẽ hình và giải thích các hiện tượng quan sát được khi nhúng tế bào vào trong
nước, trong dung dịch saccharose 1 M (ho c NaCl 1 M).
2. Quá trình co nguyên sinh và phản co nguyên sinh xảy ra như thế nào?
3. Khi hơ tế bào trên ngọn lửa đèn cồn và l p lại thí nghiệm tương tự với tế bào
thường thì có quan sát được hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh hay
không? Giải thích.
3. Kết luận về tính thấm chọn lọc của màng tế bào sống và tế bào chết.

260
Thí nghiệm 2. Co nguyên sinh hình chuông (thí nghiệm của sự xâm nhập các
chất vào trung chất)
Hóa chất và dụng cụ
- Củ hành đ .
- Dung dịch KNO3 1 M.
- Kính hiển vi và phụ tùng.
Tiến hành thí nghiệm
Dùng kim mũi mác tách một mảnh biểu bì m t lồi của vảy hành đ , đ t lên lam kính
và nh vào mẫu biểu bì hành 1 giọt KNO3 1 M. Sau 1 giờ 30 phút quan sát dưới kính
hiển vi.
Do dung dịch KNO3 1 M ưu trương mạnh nên mọi tế bào đều co nguyên sinh rõ rệt.
Không bào co lại và bao xung quanh một lớp sinh chất dày. Nhìn ngang thấy sinh chất có
dạng hình chuông, nhân cũng trương to.
Thí nghiệm 3. Co nguyên sinh tạm thời (thí nghiệm về sự xâm nhập của các
chất không bào)
Nguyên liệu, hóa chất và dụng cụ
- Củ hành đ .
- Dung dịch glycerin hay urea 8 - 10%.
- Kính hiển vi và phụ tùng.
Tiến hành thí nghiệm
Tách m t lồi tế bào biểu bì vảy hành và cho lên lam kính, sau đó nh 1 giọt glycerin
hay urea 8 - 10% vào mẫu biểu bì trên lên lam. Quan sát ngay dưới kính hiển vi (chú ý
quan sát hiện tượng co nguyên sinh, co nguyên sinh cực đại, phản co nguyên sinh).
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
Vẽ hình và giải thích các hiện tượng xảy ra trong nước, trong dung dịch KNO3 1M
trong dung dịch saccharose 1M và trong glycerin khi quan sát dưới kính hiển vi. Từ đó kết
luận về sự hiện diện của màng tế bào và tính thấm có chọn lọc của tế bào đối với các dung
dịch nghiên cứu.
Thí nghiệm 4. Tính thấm của tế bào chất sống và chết
Nguyên tắc
Tế bào thực vật gồm thành tế bào và tế bào chất. Trong tế bào chất có các bào quan
như nhân, ty thể, lạp thể, mạng lưới nội chất, ribosome… Trong tế bào còn có không bào,
nơi chứa các dịch bào. Tế bào càng già thì không bào càng lớn. Thành phần dịch bào
trong không bào là các chất khoáng và chất hữu cơ. Ở một số thực vật, không bào còn
chứa các chất màu như anthocyan.
Thành tế bào có các lỗ rất nh , với kích thước khoảng 10 μm, do đó các chất hòa tan
có thể qua lại một cách tự do. Còn màng sinh chất có tính bán thấm, tức là nước có thể

261
qua lại tự do và dễ dàng, còn các chất tan khác rất khó đi qua. Tuy nhiên, khi tế bào chết
tính chất của màng sinh chất bị thay đổi.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Củ hành đ ho c rau dền đ .
- Acid acetic 30%.
- Chloroform.
- Giấy thấm.
- Đèn cồn.
- Diêm.
- Cốc thủy tinh.
- Ống nh giọt.
- Bản sứ có lỗ giếng.
- Ống nghiệm và giá ống nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm
Lấy 4 mảnh biểu bì của hành đ hay lá rau dền đ , kích thước tương tự như nhau
(2 cm x 1 cm). Chú ý chọn các mẫu càng tươi càng tốt.
Cho các mẫu trên vào các lỗ của bản sứ. Rửa nhiều lần để hết các dịch màu ứa ra từ
mẫu. Lần lượt cho 4 mảnh vào 4 ống nghiệm, sau đó:
- Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất đến 1/3 ống.
- Rót nước vào ống nghiệm thứ hai đến 1/3 ống, đun sôi 1 - 2 phút, sau đó đổ nước
sôi đi và cho nước thường vào đến 1/3 ống.
- Rót vào ống nghiệm thứ 3 cùng một lượng nước như vậy và 5 giọt chloroform.
- Rót vào ống nghiệm thứ 4 acid acetic 30%.
Quan sát sự biến đổi màu của dung dịch trong các ống nghiệm sau 1 - 2 giờ (thỉnh
thoảng lắc đều các ống nghiệm).
Ghi kết quả quan sát vào bảng sau:
Mẫu thí nghiệm Mức độ nhuộm màu của nước
- H2O ở nhiệt độ phòng
- H2O sau khi đã đun sôi
- H2O ở nhiệt độ phòng + chloroform
- Acid acetic 30%

Viết báo cáo kết quả thí nghiệm


1. Tế bào chất sống có cho dịch bào đi qua không?
2. Giải thích sự khác nhau về mức độ nhuộm màu ở các ống nghiệm trên?
3. Nhiệt độ cao (đun sôi) và chất độc ảnh hưởng đến tính thấm của tế bào như
thế nào?

262
Bài 2. Tính nhớt của chất nguyên sinh
Thí nghiệm 1. Sự biến đổi tính nhớt của chất nguyên sinh dưới tác dụng của
muối kali (K) và muối nhôm (Al)
Nguyên tắc
Các mixel keo tạo nên chất nguyên sinh có liên kết với nhau bởi một lực nhất định,
lực này rất yếu. Sự liên kết này tạo nên tính nhớt của chất nguyên sinh. Tính nhớt biểu
biện trạng thái tổ chức, cấu tạo bên trong của chất nguyên sinh.
Ghen-ken phân biệt hai loại tính nhớt:
- Dưới tác dụng của cation (đ c biệt là Ca2+), keo nguyên sinh tăng khả năng thủy
hóa, tăng tính nhớt - đó là tính nhớt thủy hóa.
- Dưới tác dụng của anion, các acid hữu cơ trong chất nguyên sinh giảm khả năng
thủy hóa và tăng tính nhớt, đó là tính nhớt cấu tạo.
Sau khi tính nhớt thủy hóa tăng thì tính chịu nóng của chất nguyên sinh cũng tăng
lên và ngược lại khi tính nhớt cấu tạo tăng thì tính chịu nóng lại giảm. Người ta thường
gây nên một lực cần thiết làm cho một phần tử nào đó của chất nguyên sinh (ví dụ, như
lục lạp) thắng được lực liên kết yếu giữa các mixen keo sinh chất (tính nhớt) để di chuyển
trong chất nguyên sinh, lực ấy là chỉ số đo độ nhớt. Người ta thường dùng máy ly tâm tạo
ra lực ly tâm làm di chuyển lục lạp ở 50% tế bào. Trong thực tế, ít khi tính được con số
tuyệt đối của tính nhớt mà người ta thường tính ra con số tương đối để so sánh: ho c cùng
một thời gian ly tâm (ở vận tốc nhất định) ho c bằng vận tốc cần thiết (trong một thời gian
nhất định) để di chuyển lục lạp ở 50% tế bào.
Trong thí nghiệm này có thể quan sát tác dụng của các muối kali và muối nhôm đến
tính nhớt của tế bào.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá cây thủy sinh Hydrilla verticilata.
- Dung dịch KNO3 0,4 M, 0,2 M và 0,1 M.
- Dung dịch Al(NO3)3 0,4 N, 0,3 N và 0,25 N.
- Dung dịch định hình: hỗn hợp acid chromic 1% và formalin 4% theo tỷ lệ 5/2.
- Máy ly tâm quay tay hay ly tâm điện.
- Kính hiển vi, lam kính và lamen, đĩa đồng hồ, ống nghiệm, giấy thấm.
Tiến hành thí nghiệm
* Tác dụng của muối K
Đổ vào 4 đĩa đồng hồ có nắp đậy dung dịch KNO3 0,4 M; 0,2 M: 0,l M và nước làm
mẫu kiểm tra. Đ t lá rong vào 4 đĩa, chú ý lấy lá cùng tuổi (cùng vòng trên thân) ở gần
ngọn và ngâm trong 30 phút. Chuyển lá vào 4 ống nghiệm (ghi số cẩn thận để tránh nhầm
lẫn), đ t lá ở vị trí thẳng đứng. Đổ dung dịch ngâm vào ống nghiệm và ly tâm trong 10
phút với tốc độ 2.000 vòng/phút ho c 2 vòng quay/giây ở máy ly tâm quay tay.

263
Sau đó, chuyển nhanh lá vào dung dịch định hình trong 5 phút để lục lạp không di
chuyển thuận nghịch về vị trí cũ. Quan sát lá trên lam kính với một giọt nước dưới kính
hiển vi.
Ghi mức di chuyển của lục lạp ở 4 mẫu để suy ra tác dụng của muối K lên tính nhớt.
* Tác dụng của muối Al
Cũng ngâm như trên nhưng thay muối K bằng muối Al có các nồng độ 0,4 N; 0,3N;
0,25 N. Quay ly tâm trên máy ly tâm điện với vận tốc 2.000 vòng/phút trong 10 phút, sau
đó cho vào dung dịch định hình và quan sát dưới kính hiển vi.
Tính nhớt của các mẫu trong thí nghiệm thể hiện qua mức độ di chuyển của lục lạp
trong tế bào sau khi ly tâm.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
Mô tả hiện tượng quan sát được và giải thích.
Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của ion K+ và ion Ca2+ đến tính nhớt của nguyên sinh chất
Nguyên tắc
Hiện tượng co nguyên sinh xảy ra qua từng giai đoạn: đầu tiên là co nguyên sinh
góc, co nguyên sinh lõm và sau đó đạt đến trạng thái co nguyên sinh lồi. Thời gian co
nguyên sinh là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu ngâm mẫu vào dung dịch gây co nguyên
sinh cho đến khi đạt tới trạng thái co nguyên sinh lồi. Thời gian co nguyên sinh thường
phụ thuộc vào tính nhớt của chất nguyên sinh. Tính nhớt thấp thì thời gian co nguyên sinh
ngắn, tính nhớt cao thì thời gian co nguyên sinh lâu. Vì vậy mà người ta dựa vào thời gian
co nguyên sinh để suy ra tính nhớt của chất nguyên sinh.
Các ion khoáng đều có khả năng ảnh hưởng đến tính chất của hệ keo của nguyên
sinh chất, có thể làm thay đổi độ nhớt. Thường các ion kim loại hóa trị 1 và hóa tri 2 có
tác dụng ngược nhau. Để xác định độ nhớt của chất nguyên sinh, chúng ta có thể dựa vào
thời gian co nguyên sinh của tế bào. Khi độ nhớt tế bào lớn, tế bào chất khó tách kh i
thành tế bào, vì thế thời gian co nguyên sinh lõm lâu hơn so với thời gian co nguyên sinh
lõm ở những tế bào có độ nhớt thấp. Ở tế bào có độ nhớt càng thấp thì quá trình co
nguyên sinh xảy ra càng nhanh.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Củ hành đ .
- Dung dịch KNO3 1 M.
- Dung dịch Ca (NO3)2 0,7 M.
- Vaseline.
- Đồng hồ bấm giây.
- Kim mũi mác.
- Dao lam.
- Kính hiển vi.
- Lam kính và lamen.

264
Tiến hành thí nghiệm
Tách biểu bì m t lồi của củ hành đ và lên lam kính với 1 giọt dung dịch KNO3 1 M,
ghi thời gian cho mảnh biểu bì vào dung dịch và quan sát dưới kính hiển vi. Ghi lại thời
gian bắt đầu co nguyên sinh (không tính dãy tế bào ngoài cùng vì chúng có thể bị tổn
thương khi tách tế bào). Tiến hành thao tác tương tự với dung dịch Ca (NO3)2 0,7 M. Ghi
kết quả vào bảng sau:
Chất co Thời gian cho mẫu Thời gian co nguyên sinh
nguyên sinh vào dung dịch
Góc Lõm Lồi
KNO3
Ca (NO3)2

Viết báo cáo kết quả thí nghiệm


1. Kết luận về tác dụng của muối K đến tính nhớt của chất nguyên sinh qua kết quả
nghiên cứu mức di chuyển của lục lạp ở 4 mẫu thí nghiệm (K làm tăng hay giảm tính
nhớt? Mức độ ảnh hưởng theo nồng độ?).
2. Nhận xét về tác dụng của muối Al đến tính nhớt của chất nguyên sinh?
3. Dựa theo thời gian co nguyên sinh của tế bào để đánh giá và so sánh tác dụng của
muối K và Ca2+ lên tính nhớt của chất nguyên sinh.

265
Bài 3. Xác định áp suất thẩm thấu của tế bào
bằng phương pháp co nguyên sinh
Tế bào thực vật luôn luôn trao đổi nước cũng như các chất dinh dưỡng với môi
trường bên ngoài. Trong quá trình trao đổi như vậy, sự khuếch tán và thẩm thấu đóng vai
trò quan trọng.
Nếu ta để hai dung dịch có nồng độ khác nhau kề nhau thì do chuyển động nhiệt,
phân tử hai dung dịch này sẽ xâm nhập và nhau cho đến khi cân bằng nồng độ. Hiện
tượng này gọi là sự khuếch tán. Nếu giữa các dung dịch này có một màng gọi là màng bán
thấm (tức là màng chỉ cho các phân tử dung môi đi qua còn giữ lại các phân tử của chất
tan) thì sẽ chỉ có các phân tử của dung môi (nước) đi qua màng. Tốc độ chuyển động của
dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sẽ lớn hơn so với hướng ngược lại. Khi đó sẽ xuất
hiện sự khuếch tán một chiều của dung dịch qua màng bán thấm. Hiện tượng này gọi là sự
thẩm thấu. Lực gây ra sự chuyển dịch của dung môi vào dung dịch qua màng bán thấm
gọi là áp suất thẩm thấu.
Theo Vant'Hop, áp suất thẩm thấu của dung dịch loãng tuân theo các định luật về
chất khí. Áp suất thẩm thấu (ASTT) phụ thuộc vào nồng độ phân tử, nhiệt độ, sự điện ly
của dung dịch và có thể tính theo công thức:
P = R. T. C.i
Trong đó:
P: ASTT (atm).
R = 0,0831(Hằng số khí).
T: Nhiệt độ tính tính từ 0o tuyệt đối (T = toC + 273).
C: Nồng độ dung dich tính theo Mol (M).
i: Hệ số Vant'Hop (hệ số đẳng trương) biểu thị mức độ ion hóa của dung dịch, I phụ
thuộc vào số ion phân ly và bậc điện ly. i = 1 +  (n – 1)
Trong đó:
α: Độ phân ly (Hằng số điện ly).
n: Số ion mà phân tử phân ly ra.
Đối với những chất không điện giải, i = 1.
Nguyên tắc
Nồng độ dịch bào được tạo từ dung dịch chứa nhiều chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
Người ta thường xác định chúng bằng đại lượng áp suất thẩm thấu. Phương pháp xác định
áp suất thẩm thấu dịch bào bằng co nguyên sinh dựa trên cơ sở sau: Khi các tế bào được
ngâm trong dãy dung dịch có nồng độ đã biết thì có sự trao đổi dung môi qua màng tế bào
tùy theo tương quan nồng độ giữa tế bào và dung dịch. Sau đó, quan sát dưới kính hiển vi,
tìm nồng độ ưu trương qua quan sát hiện tượng co nguyên sinh xảy ra ở 50% lượng tế bào
(ta đã biết rằng co nguyên sinh chỉ xảy ra ở điều kiện ưu trương và với 50% lượng tế bào

266
co nguyên sinh là đủ). Dung dịch đẳng trương là dung dịch có nồng độ nằm giữa dung
dịch ưu trương xác định được ở trên và dung dịch trước đó (có nồng độ thấp hơn) chưa
gây co nguyên sinh. Từ kết quả này, chúng ta biết được nồng độ dung dịch đẳng trương
(mà nồng độ của nó đã biết), tương ứng với nồng độ dịch bào.
Xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch đẳng trương theo công thức Vant'Hop ở
trên. Giá trị i đối với NaCl như sau:
Nồng độ
1,0 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0,01
NaCl (M)
Hệ số Vant'Hop 1,62 1,64 1,66 1,68 1,70 1,73 1,75 1,78 1,83 1,93

Đối tượng, hóa chất và dụng cụ


- Củ hành đ ho c lá thài lài tía.
- Dung dịch NaCl nồng độ 0,1 M; 0,2 M; 0,3 M; 0,4 M; 0,5 M; 0,6 M; 0,7 M.
- Kính hiển vi.
- Lam kính và lamen.
- Kim mũi mác.
- Dao lam.
- Đũa thủy tinh.
- Cốc nước đun sôi.
- Nhiệt kế.
- Ống nghiệm, giá ống nghiệm, giấy thấm.
- Pipette.
- Ống nh giọt.
Tiến hành thí nghiệm
Rót vào ống nghiệm 5 ml dung dịch NaCl với nồng độ từ 0,1 đến 0,7 M với tỷ lệ
NaCl 1 M và nước cất như sau:
Nồng độ dung dịch Thể tích dung dịch Lượng nước them
NaCl (M) NaCl 1 M (ml) vào (ml)
0,1 0,5 4,5
0,2 1,0 4,0
0,3 1,5 3,5
0,4 2,0 3,0
0,5 2,5 2,5
0,6 3,0 2,0
0,7 3,5 1,5

Lắc đều các ống nghiệm, đậy kín bằng nút thủy tinh ho c nút bấc để tránh bay hơi.
Dùng kim mũi mác ho c lưỡi dao lam tách 14 mảnh tế bào biểu bì củ hành đ ho c lá thài
lài tỉa rồi ngâm vào đĩa đồng hồ đã có sẵn nước (nước ở đĩa đồng hồ phải được đun sôi

267
trước và để nguội để tránh bọt khí). Khi ngâm trong nước, dịch bào ở những tế bào bị tổn
thương sẽ chảy ra ngoài. Sau vài phút gắp các mảnh ra, để trên giấy lọc và thấm khô rồi
cho vào các ống nghiệm (mỗi ống nghiệm hai mảnh) bắt đầu từ ống nghiệm có nồng độ
cao nhất. Chú ý không được để các mảnh nổi lên trên m t dung dịch mà phải nằm trong
dung dịch. Nếu các mảnh nổi lên thì dùng đũa thủy tinh nhấn chìm xuống.
Sau 10 - 30 phút, quan sát các mảnh trên dưới kính hiển vi với một giọt dung dịch
tương ứng (để lát cắt không bị khô). Sau mỗi lần dùng kẹp ho c đũa thủy tinh để lấy mẫu
đều phải rửa sạch bằng nước cất mới cho vào dung dịch khác. Ghi các kết quả vào
bảng sau:
Nồng độ dung
0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1
dịch (M)
Độ co nguyên sinh
Hình vẽ
Ở hàng thứ 2, tùy theo mức độ co nguyên sinh quan sát được để đánh giá theo
quy ước:
- Phần lớn tế bào đã bị co nguyên sinh: +++
- Khoảng 50% tế bào nguyên sinh: ++
- Khoảng 30% tế bào nguyên sinh: +
- Co nguyên sinh xảy ra yếu: -
(nguyên sinh chất chưa tách hết kh i thành tế bào).
Sau đó, vẽ một tế bào đ c trưng đã quan sát được tại mỗi nồng độ vào hàng thứ 3.
Trong các nghiên cứu chính xác, người ta thường xác định 2 bước:
- Bước 1: tìm nồng độ đẳng trương ở các dung dịch có nồng độ cách nhau 0,1 M.
- Bước 2: tìm nồng độ đẳng trương ở các dung dịch có nồng độ 0,02 M trong giới
hạn nồng độ đã xác định ở bước 1.
Ví dụ, ở bước 1 đã xác định được nồng độ đẳng trưởng nằm giữa hai nồng độ 0,3 M
và 0,4 M. Bước hai sẽ tìm được nồng độ đẳng trương trong các dung dịch có nồng độ 0,30
- 0,32 - 0,34 - 0,36 - 0,38 - 0,40 M.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Tìm nồng độ đẳng trương và tính áp suất thẩm thấu dịch bào theo phương trình
Vant'Hop.
2. Kết luận và giải thích về sự phụ thuộc giữa mức co nguyên sinh của tế bào với
nồng độ dung dịch ở môi trường ngoài.

268
Bài 4. Xác định áp suất thẩm thấu của tế bào
bằng phương pháp so sánh tỷ trọng dung dịch
Nguyên tắc
Phương pháp này dựa trên cơ sở so sánh tỷ trọng dung dịch tế bào rút ra với một loạt
dung dịch saccharose có nồng độ khác nhau đã biết. Kết quả suy luận theo hướng chuyển
động của giọt dịch bào khi nh cẩn thận vào dung dịch saccharose có nồng độ đã biết.
Nếu tỷ trọng cùa dịch bào lớn hơn dung dịch thì giọt dịch bào đi xuống. Khi tỷ trọng dịch
bào bằng tỷ trọng dung dịch saccharose thì giọt dịch bào đứng yên ở chỗ nh vào rồi
loang dần ra. Tìm nồng độ của dung dịch mà ở đó giọt dịch bào đứng yên. Tính áp suất
thẩm thấu của dịch bào theo công thức Vant'Hop ở trên.
Đối với dung dịch saccharose (dung dịch không điện ly) i = 1.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá lan đất (ho c lá sống đời, lá lô hội).
- Dung dịch saccharose nồng độ 0,1 M; 0,2 M; 0,3 M; 0,4 M; 0,5 M; 0,6 M.
- Dụng cụ ép.
- Nồi cách thủy.
- Ống nghiệm.
- Giá.
- Giấy thấm.
- Pipette.
Tiến hành thí nghiệm
* Rút dịch bào:
Cách thứ nhất: Đ t vật nghiên cứu (2 - 5 gam lá) vào ống nghiệm cỡ to đường kính
3 - 4 cm, dài 12 - 15 cm. Đậy ống nghiệm bằng nút lie (hay cao su) có mang nhiệt kế để
đo nhiệt độ thấp từ -20oC đến -30oC. Đ t ống nghiệm có mẫu vật vào bình gây lạnh. Dùng
nước đá với muối ăn có thể gây lạnh tới nhiệt độ -15oC đến -20oC. Ở nhiệt độ này trong
2 giờ lá bị giết chết và trở nên rất dễ phân biệt với lá sống.
Cách thứ hai: Cân 2 - 5 g lá cho vào lọ 50 - 100 ml. Đậy nút cao su có mang nhiệt
biểu và van nh để thông với khí trời (ống thủy tinh bao bởi ống cao su kín có lỗ nh ở
bên. Khi thiếu van có thể mở lọ khi đốt. Lọ đ t trên bình nước sôi ở nhiệt độ 90 - 100oC
trong 20 phút.
Giết lá bằng nhiệt độ cao có lợi là nhanh so với giết lá bằng nhiệt độ thấp nhưng cho
kết quả ít chính xác vì có một phần nước bay ra kh i lá dính trên thành lọ và qua lỗ van
mà thoát ra ngoài. Hơn nữa, khi tăng nhiệt độ đến 100oC sẽ xảy ra hiện tượng thủy hóa
keo tế bào làm loãng dịch tế bào. Vì vậy, giết lá bằng nhiệt độ thấp tốt hơn.
Lá đã giết được đ t vào dụng cụ ép tay, ép thật mạnh và đổ dịch ép vào ống nghiệm
đã rửa sạch và sấy khô. Phải ép dưới một áp suất như nhau.

269
Chuẩn bị một thang saccharose ho c NaCl có nồng độ tăng dần: 0,1 M... 0,6 M. Dùng
pipette hẹp khô và sạch lấy dịch bào nh cẩn thận vào các dung dịch saccharose nói trên.
Động tác nh phải rất nhẹ nhàng và phải nh vào lòng dung dịch theo thứ tự từ dung
dịch có nồng độ thấp đến cao. Khi chuyển pipette sang dung dịch khác thì phải lấy giấy
thấm lau khô ở đầu mút. Ghi nồng độ dung dịch saccharose ho c NaCl mà trong đó giọt
dịch bào đứng yên. Tính áp suất thẩm thấu của dịch saccharose ho c NaCl theo công thức
như trên để suy ra áp suất thẩm thấu của tế bào. Muốn thí nghiệm tiến hành chính xác thì
phải phân thành 2 bước. Bước thứ nhất so sánh với dung dịch có nồng độ cách nhau
0,1 M, bước 2 mới so sánh với dung dịch có nồng độ cách nhau 0,02 M trong giới hạn
nồng đã dò ở bước 1.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Ghi kết quả thu được vào bảng sau:
Nồng độ dung Hướng di chuyển Nồng độ dung dịch Áp suất thẩm thấu
dịch saccharose của giọt dịch bào đẳng trương của dịch tế bào
hoặc NaCl (M)
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6

2. Tính áp suất thẩm thấu của tế bào các đối tượng nghiên cứu.
3. Nhận xét và so sánh tốc độ và hướng di chuyển của giọt dịch bào khi nh vào các
dung dịch có nồng độ khác nhau.
4. Nhận xét và so sánh áp suất thẩm thấu của các đối tượng nghiên cứu.

270
Bài 5. Sức hút nước của mô thực vật bằng phương pháp
đơn giản (theo Usprung)
Nguyên tắc
Tế bào hay mô thực vật khi b vào nước thì hút nước vào với một lực nhất định, lực
đó gọi là sức hút nước. Sức hút nước được quyết định bởi áp suất của keo sinh chất và
màng, bởi áp suất thẩm thấu của dịch tế bào, áp suất trương nước. Áp suất này lại được
quyết định bởi độ mềm dẽo của màng tế bào, bởi hàm lượng nước trong tế bào. Những
thành phần tạo nên sức hút nước của tế bào lại phụ thuộc vào những điều kiện ngoại cảnh
và trạng thái của tế bào. Trong những hạt nghỉ và các mô phân sinh áp suất phồng giữ vai
trò qnyết định. Trong tế bào hết sinh trưởng có không bào trung tâm lớn áp suất thẩm thấu
đóng vai trò quyết định.
Đối với tế bào hết sinh trưởng, có thể biểu thị sức hút nước theo công thức sau:
S=P-T
S: Sức hút nước.
P: Áp suất thẩm thấu của dịch bào.
T: Áp suất trương nước.
Sức hút nước của tế bào phụ thuộc vào khả năng no nước của nó. Tế bào càng thiếu
nước thì càng hút nước mạnh. Ở trạng thái héo hay mất sức căng hoàn toàn, sức trương
nước bằng 0 (T = 0) và sức hút nước đạt giá trị cực đại (S = P), tức bằng áp suất thẩm thấu
của tế bào.
Khi nhúng tế bào vào dung dịch nào đó, sự trao đổi nước giữa chúng được quyết
định bởi tỷ lệ giữa sức hút nước của chúng: nước sẽ chuyển dịch về phía có sức hút lớn.
Phương pháp này dựa theo sự thay đổi cỡ mô.
Tùy theo sức hút của mô và sức hút các môi trường ngâm mô mà xảy ra ho c hút
nước vào ho c rút nước ra kh i mô. Khi sức hút nước của mô lớn hơn sức hút nước của
dung dịch môi trường thì nó sẽ hút nước vào làm cho cho mô tăng thể tích. Khi sức hút
nước của mô bé hơn sức hút nước của dung dich môi trường thì nước trong mô bị rút ra
làm cho thể tích mô bé lại.
Khi sức hút nước của mô và dung dịch môi trường bằng nhau thì có sự trao đổi nước
theo cân bằng động, cỡ của mô không thay đổi.
Ta đã biết rằng sức hút nước của dung dịch bằng áp suất thẩm thấu của nó và được
áp dụng theo công thức:
P = R.T.C.i
Như vậy, có thể dựa theo sự thay đổi cỡ mô để xác định sức hút nước của nó.
Phương pháp này chỉ sử dụng để đo sức hút nước của tế bào củ, quả.
Độ chính xác của phương pháp này không cao, song chúng ta có thể quan sát được
trực tiếp sức trương của tế bào phụ thuộc vào độ no nước của nó.

271
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Củ khoai lang hay củ sắn.
- Dung dich saccharose có nồng độ 0,1 M, 0,2 M,... 0,6 M.
- 6 - 10 đĩa đồng hồ có nắp dậy.
- Thước mm, kẹp, đũa thủy tinh, dao lam.
Tiến hành thí nghiệm
Đổ vào mỗi đĩa đồng hồ 20 ml dung dịch saccharose có nồng độ tăng dần từ thấp
đến cao (0,1 M đến 0,6 M). Cắt củ khoai hay sắn thành những bản hình vuông có cạnh
bằng nhau và bằng 25 mm, dày 20 - 30 mm, dày 2 - 3 mm (kiểm tra lại kích thước với độ
chính các 0,5 mm). Ngâm vào mỗi dung dịch trên 2 - 3 bản mẫu (chú ý cho ngập trong
dung dịch). Sau 30 - 60 phút lấy các bản ngâm ra và dùng thước đo lại cỡ của chúng
(dài, rộng).
Sức hút nước của dung dịch mà trong đó kích thước của mẫu vật không đổi bằng sức
hút nước của tế bào mẫu vật.
Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch mà trong đó kích thước của mẫu vật không đổi
ở trên, từ đó tính sức hút nước của tế bào củ khoai hay sắn.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Tính sai biệt chiều dài (∆d) của mỗi mẫu mô trước và sau khi ngâm trong các
dung dịch saccharose ở nồng độ khác nhau và ghi kết quả vào bảng sau:
Nồng độ dung
0,0 0,05 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6
dịch ngâm (M)
d trước (mm)
d sau (mm)
∆ d (mm)

2. Giải thích nguyên nhân gây nên sự thay đổi kích thước của mô ở trên.
3. Từ kết quả trên, tính sức hút nước của mô thí nghiệm.

272
Bài 6. Xác định sức hút nước của tế bào
theo phương pháp Sacdacov
Nguyên tắc
Như đã trình bày ở bài trước, lực gây cho tế bào có khả năng hút nước gọi là sức hút
nước (S) của tế bào.
Khi ngâm tế bào vào dung dịch, sự trao đổi nước được xác định bằng tỷ số sức hút
nước của chúng theo hướng nước sẽ chuyển dịch về phía có sức hút lớn. Tùy theo sức hút
của mô và sức hút các môi trường ngâm mô mà xảy ra ho c hút nước vào ho c rút nước ra
kh i mô. Khi sức hút nước của mô lớn hơn sức hút nước của dung dịch môi trường thì nó
sẽ hút nước vào làm cho dung dịch môi trường đ c lại. Khi sức hút nước của mô bé hơn
sức hút nước của dung dich môi trường thì nước trong mô bị rút ra làm cho dung dịch môi
trường loãng ra. Khi sức hút nước của mô và dung dịch môi trường bằng nhau thì có sự
trao đổi nước theo cân bằng động, nồng độ dung dịch môi trường không thay đổi.
Sự biến đổi nồng độ dung dịch có thể xác định dễ dàng theo sự biến đổi tỷ trọng của
dung dịch.
Sacdacov đã dựa trên cơ sở sự biền đối tỷ trọng của các dung dịch tương ứng sau khi
ngâm mẫu lá vào để xác định sức hút nước của tế bào lá.
Cho một giọt dung dịch sau khi đã ngâm lá vào dung dịch tương ứng ban đầu ở cùng
một nồng độ), nếu giọt dung dịnh chìm xuống có nghĩa là nồng độ dung dịch đã tăng lên.
Nếu giọt dung dịch nổi lên có nghĩa là nồng độ dung dịch đã thấp đi. Còn nếu giọt dung
dịch đứng yên tại chỗ có nghĩa là nồng độ dung dịch không thay đổi.
Từ quan sát này, ta sẽ tìm được sức hút nước của tế bào thông qua việc tính áp suất
thẩm thấu của dung dịch mà ở đó nồng độ không thay đổi. Như vậy, có thể dựa theo sự
thay đổi của nồng độ dung dịch ngâm mô để xác định sức hút nước của nó.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá cây nghiên cứu (lá tươi).
- Dung dịch NaCl 0,05 M; 0,1 M, 0.2 M, 0,3 M, 0,4 M, 0,5 M.
- Nước cất.
- 4 bộ giá ống nghiệm.
- 60 ống nghiệm nh có nút đậy.
- Pipette có đầu nhọn, nh .
- Khoan nút chai.
- Tinh thể xanh methylene.
- Đũa thủy tinh.
- Giấy lọc.
- Dao lam (ho c kéo).
Tiến hành thí nghiệm
Lấy ống nghiệm sắp thành hai hàng trên giá, ghi số thứ tự.

273
Đổ vào mỗi c p ống nghiệm ở hai hàng dung dịch NaCl có nồng độ khác nhau theo
thứ tự từ thấp đến cao (0,05 - 0,5 M). Đậy ống nghiệm lại để tránh bay hơi.
Hàng ống nghiệm thứ nhất để yên.
Chọn các lá bánh tẻ để làm thí nghiệm (chú ý chọn các cây đại diện cho các nhóm
cây khác nhau như cây mọc sát đất, cây bụi, cây gỗ lớn để có thể so sánh giữa các
nhóm…).
Dùng khoan nút chai có đường kính 0,5 - 0,7 cm khoan các bản lá (ho c có thể
dùng dao cắt các bản lá thật đều nhau) b vào các ống nghiệm ở hàng thứ hai, mỗi ống
nghiệm 15 - 30 bản lá.
Thỉnh thoảng lắc đều các ống nghiệm mang lá (4 - 5 lần). Sau 30 - 40 phút vớt lá ra,
nhuộm màu dung dịch bằng 1 - 2 tinh thể xanh methylene.
Chú ý không nên cho nhuộm xanh methylene quá nhiều vì sẽ làm tăng nồng độ dung
dịch. Dùng pipette có đầu nh (đường kính 1 mm) hút dịch màu ở các ống nghiệm hàng
thứ hai nh vào các ống nghiệm tương ứng (theo c p nồng độ) của hàng thứ nhất.
Quan sát sự di chuyển của giọt dịch màu.
Sẽ có 3 hiện tượng xảy ra:
- Giọt dịch màu đi lên.
- Giọt dịch màu đứng yên rồi loang ra.
- Giọt dịch màu đi xuống.
Tìm trong một loạt dung dịch nồng độ khác nhau nói trên một dung dịch trong đó
giọt dịch màu đứng yên.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Mô tả hướng và tốc độ chuyển động của giọt dịch màu và giải thích.
2. Xác định sức hút nước của mô lá ở đối tượng thí nghiệm.
3. Ý nghĩa của chỉ tiêu sức hút nước đối với cây?
4. Hãy sắp xếp sức hút nước của các mô: rễ, phiến lá, thân, bẹ lá,... theo thứ tự
tăng dần.
5. Ghi kết quả vào bảng sau:
Nồng độ dung dịch Hướng chuyển động Tương quan giữa S S của tế bào
NaCl (M) của giọt dịch xanh dung dịch và S tế bào
0,05
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5

274
Chương II

SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC CỦA THỰC VẬT

Bài 1. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch


đến quá trình nảy mầm của hạt
Nguyên tắc
Giai đoạn đầu của sự xâm nhập H2O vào hạt khô được phát hiện bởi sự trương của các
thể keo đ c biệt là keo protein với lực hàng trăm atmotphe (atm). Lượng H2O xâm nhập vào
tế bào càng tăng thì lực trên càng giảm. Khi hạt no nước, lực trên giảm mạnh thậm chí đến
0. Sự xâm nhập của nước ở giai đoạn tiếp theo là do lực thẩm thấu. Nồng độ muối tan trong
đất ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm. Nói chính xác hơn là sự chênh lệch giữa áp suất thẩm
thấu của dung dịch chứa trong tế bào và dung dịch đất. Sự chênh lệch này càng lớn thì H2O
càng xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng. Để hiểu một cách thấu đáo bài thực tập này
cần nhớ rằng áp suất thẩm thấu của tế bào ở cây mầm không cao quá l atm.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Hạt lúa ho c các loại hạt khác.
- Dung dịch NaCl 0,0l; 0,l và l,0 M.
- Burette có phễu.
- Cân kỹ thuật.
- Cát sạch khô.
- Đĩa petri.
- Kẹp.
- Keo dán.
- Thước đo mm.
- Giấy thấm.
Tiến hành thí nghiệm
Đổ vào mỗi đĩa petri (4 đĩa) 50 g cát sạch, khô (ghi số thứ tự trên đĩa). Thêm vào đĩa
thứ nhất 10 ml dung dịch NaCl 1 M, vào đĩa thứ hai 10 ml dung dịch NaCl 0,1 M và vào
đĩa thứ ba 10 ml dung dịch NaCl 0,01 M, còn đĩa thứ tư 10 ml nước.
Chọn 4 phần hạt thí nghiệm, mỗi phần gồm 20 hạt như nhau, không bị xây xát,
không bị bệnh ho c sâu mọt. Rãi đều 20 hạt vào mỗi đĩa. Đậy nắp lại để vào chổ tối. Hai,
ba ngày sau mở nắp ra và tưới các dung dịch tương ứng. Một tuần sau xác định kích thước
của cây mầm. Để làm việc này ta lấy từ mỗi đĩa petri 10 cây mầm, đo chiều dài phần trên
m t đất và bộ rễ (nếu bộ rễ có một số rễ phụ thì chỉ đo chiều dài của rễ dài nhất), sau đó
tính trị số trung bình của 10 lần đo đó. Tính áp suầt thẩm thấu của dung dịch theo
công thức:
P = R.T.C.i

275
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
Ghi kết quả vào bảng:
Cây chọn Nồng độ dung Áp suất thẩm thấu Chiều dài (mm)
nghiên cứu dịch (M) của dung dịch
Trên mặt đất Rễ
1,0
0,1
0,01
0,001

1. Tính áp suất thẩm thấu của các dung dịch.


2. So sánh chiều dài trung bình của phần trên m t đất và của rễ ở các nồng độ
khác nhau.
Rút ra nhận xét về ảnh hưởng của các nồng độ khác nhau lên sự nảy mầm của đối
tượng thí nghiệm.

276
Bài 2. Phương pháp xác định tốc độ hút nước
của cây nguyên vẹn bằng hấp thủy kế
Nguyên tắc
Lượng nước thực vật hút từ đất có thể đo bằng một dụng cụ gọi là hấp thủy kế. Hấp
thủy kế là một dụng cụ rất đơn giản gồm một bình đáy bằng có nút kín, trên nút có các lỗ
gắn phễu, lỗ gắn với ống thủy tinh nằm ngang và lỗ để giữ thân cây.
Cho bộ rễ cây ngập trong nước của bình (trước khi thí nghiệm nước phải được đun
sôi để nguội để tránh bọt khí), cây phải giữ thẳng đứng, cân xứng, không thương tổn. Đổ
nước đun sôi để nguội, thêm cho đến khi mực nước đạt khoảng 2/3 ống nằm ngang. Để rõ
vai trò áp lực trên hay còn gọi là động cơ trên (lực hút nước do sự khuếch tán của nước
qua khí khổng) ta thay đổi điều kiện khuếch tán như để cây gần cửa sổ, dưới quạt, ngoài
ánh sáng, cạnh đèn…
Để quan sát áp lực rễ (động cơ dưới) ta cắt phần trên m t đất (từ cổ rễ), lúc này sự
hút nước hoàn toàn do áp lực ở bộ rễ gây nên.
Đối tượng và dụng cụ
- Cây ngô, đậu, lúa ở giai đoạn còn non, nguyên bộ rễ, để ở trong nước.
- Hấp thủy kế.
- Nước đã đun sôi để nguội.
- Pipette.
- Đồng hồ.
- Bông.
- Paraphin.
Tiến hành thí nghiệm
Cho cây con vào lỗ cao su, nhét một lớp bông cho kín sau đó gắn paraphin quanh cây
và nút cao su. Cho vài giọt nước qua phễu nếu có sự chuyển động của nước ở mức ống thủy
tinh nằm ngang, tức là hệ thống đủ kín. Đánh dấu mực nước ban đầu ở ống thủy tinh nằm
ngang (chú ý cho nước đầy khoảng 2/3 ống). Sau 5 phút ho c 10 phút mức nước ở ống nằm
ngang bị hao hụt. Dùng pipette 5 ml có lượng nước đã xác định rót qua phễu cho đến khi
mức nước ở ống thủy tinh nhằm ngang trở về vị trí ban đầu. Tính lượng nước đã mất đi ở
pipette. L p lại như vậy khoảng 2 lần 5 phút nữa, sau đó cắt phần cây ở trên m t đất, quan
sát hiện tượng nước mất đi trong 2 lần 5 phút. Các kết quả ghi vào bảng sau:
Lượng nước mất đi trong 5 phút Lượng nước cây
Tình trạng thực vật hút trung bình
1 2 3 trong 5 phút
Cây nguyên vẹn
- Trong phòng
- Ngoài sáng
Cây bị cắt phần lá

277
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. So sánh tốc độ hút nước của cây nguyên vẹn ở trong phòng và ngoài sáng và
giải thích.
2. So sánh tốc độ hút nước của cây nguyên vẹn và cây bị cắt phần lá.
3. Tại sao khi cắt phần nước, bộ rễ vẫn tiếp tục hút nước?

278
Bài 3. Sự đóng mở khí khổng
Thí nghiệm 1. Quan sát sự đóng mở của khí khổng dưới kính hiển vi
Nguyên tắc
Sự trao đổi khí với môi trường ngoài được thực hiện ở lá nhờ các khí khổng. Sự
thoát hơi nước ở lá cây cũng chủ yếu xảy ra theo con đường này. Mỗi khí khổng được cấu
tạo từ hai tế bào hình hạt đậu, nối với nhau ở hai đầu, có thành trong dày, thành ngoài
m ng. Do cấu tạo thành ngoài và thành trong không giống nhau nên khi thay đổi sức
trương nước tế bào khí khổng có thể mở ho c đóng một cách chủ động ho c bị động
(Hình 2). Khi tế bào khí khổng no nước thì khí khổng mở, còn khi tế bào này mất nước,
khí khổng đóng lại.

Hình 1. Trạng thái mở (a), đóng (b) của khí khổng


Đối tượng, hóa chất và dụng cụ:
- Lá cây lẻ bạn.
- Dung dịch saccharose 1 M.
- Dung dịch glycerin 5%.
- Kính hiển vi.
- Lame kính và lamen.
- Dao lam.
- Kim mũi mác.
- Đũa thủy tinh.
- Giấy lọc.
Tiến hành thí nghiệm
Dùng kim mũi mác ho c dao lam tách một lớp tế bào m t dưới lá, cho vào một giọt
nước và quan sát dưới kính hiển vi. Quan sát dưới độ phóng đại lớn hơn và vẽ hình một tế
bào khí khổng. Sau đó, nh vào ở một bên của lamen 2 - 3 giọt saccharose 1 M, còn bên
kia dùng giấy lọc thấm sạch H2O. Làm như vậy cho đến khi nước được thay hoàn toàn
bằng saccharose 1 M. Quan sát độ lớn của khe khí khổng, vẽ hình. Sau đó lại thay dung
dịch saccharose bằng H2O và quan sát sự mở khí khổng từ từ.
Cho một lớp tế bào m t dưới của lá vào dung dịch glycerin 5%. Đậy lamen và quan
sát dưới kính hiển vi trạng thái đóng của khí khổng. Để một thời gian sau (5 phút ho c lâu

279
hơn) glycerin sẽ xâm nhập qua màng tế bào vào dịch bào làm hiện tượng phản co nguyên
sinh xảy ra và khí khổng lại mở ra.
Thay dung dịch glycerin bằng nước (với thao tác như trên) khí khổng càng mở rộng
hơn so với lúc đầu thí nghiệm.
Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến trạng thái đóng mở
khí khổng
Nguyên tắc
Các gian bào của lá thường chứa đầy không khí, do đó ngoài ánh sáng ta nhận thấy
những điểm mờ mờ. Như vậy nếu gian bào chứa đầy dung dịch ngoài sáng ta sẽ thấy những
điểm trong suốt.
Sự xác định trạng thái khí khổng bằng phương pháp thấm lọc dựa trên cơ sở của khả
năng dung dịch có xuất hiện được hay không khi qua khí khổng nhờ sự quan sát điểm
trong suốt ở lá. Khi ngâm lá vào các dung dịch khác nhau, các dung dịch này có chui được
qua khí khổng hay không là phụ thuộc vào độ lớn của khí khổng. Chẳng hạn ether petrol
có thể chui qua khí khổng khi nó mở rất nh , ethylene qua khí khổng mở ở mức trung
bình, còn rượu ethylic chỉ chui qua khí khổng mở to. Phương pháp này đơn giản và dùng
để tiến hành thực tập ngoài trời một cách thuận lợi.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Các cây chọn để thí nghiệm ở các điều kiện khác nhau (trong tối, ngoài sáng, lá
héo, lá tươi).
- Ether petrol.
- Xylene.
- Rượu ethylic.
- Ống nh giọt.
Tiến hành thí nghiệm
Chọn lá bánh tẻ của lá nghiên cứu và cho vào m t dưới lá 3 giọt ether petrol, xylene
và rượu ethylic. Giữ lá nằm ngang cho đến khi mất các giọt trên. Như vậy, có thể chúng
đã bị bay hơi ho c chui vào lá, sau đó đưa lên ánh sáng để quan sát.
Lấy các lá khác ở các điều kiện khác nhau như lá tươi, lá héo ngoài ánh sáng, lá ở
trong bóng tối và làm như trên. Mỗi mẫu làm 2 - 3 lá. Quan sát và ghi kết quả. Nếu trên lá
có vết dịch trong suốt thì ghi dấu (+), nếu không có các vết dịch trong suốt trên lá thì ghi
dấu (-).
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Vẽ hình trạng thái đóng mở khí khổng quan sát được trên kính hiển vi khi ngâm tế
bào biểu bì lá trong saccharose 1 M, trong glycerin 5% và giải thích.

280
2. Ghi các kết quả vào bảng sau:
Điều kiện Trạng thái
Mẫu Ether petrol Xylene Ethylic
thí nghiệm khí khổng
1
2
3
4

3. Nhận xét về ảnh hưởng của môi trường đến sự đóng mở của khí khổng.
4. Giải thích nguyên nhân gây đóng mở khí khổng và quy luật đóng mở khí khổng
trong ngày.

281
Bài 4. Xác định một số chỉ tiêu liên quan
đến sự trao đổi nước của cây
Thí nghiệm 1. Các phương pháp đo diện tích lá
Chỉ số diện tích lá (số m2 lá/m2 đất) là một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng cho
việc xác định các chỉ tiêu quan trọng khác như cường độ thoát hơi nước, cường độ quang
hợp, cường độ hô hấp... Sau đây là một số phương pháp đo diện tích lá đơn giản.
* Phương pháp cân trực tiếp:
Nguyên tắc
Phương pháp này sử dụng cho các loại cây mà lá cây có sự phân bố đồng đều phần
gân lá và thịt lá. Diện tích lá sẽ được xác định qua việc so sánh khối lượng của toàn bộ lá
cần đo và khối lượng của một đơn vị diện tích lá (cm2, dm2...).
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
1. Lá cây tươi.
2. Cân điện kỹ thuật, thước kẽ, bút chì, kéo.
Tiến hành thí nghiệm
Đo và cắt một đơn vị diện tích lá nhất định (1 cm2, 1 dm2...) rồi đem cân được khối
lượng P1. Sau đó, cân toàn bộ lá cần đo diện tích, được khối lượng P2. Diện tích lá được
tính bằng tỷ số P2/P1. Từ đó tính được chỉ số diện tích lá.
* Phương pháp cân gián tiếp:
Nguyên tắc
Phương pháp này được sử dụng cho các loại cây mà lá cây có sự phân bố không
đồng đều phần gân lá và thịt lá trên các vị trí của lá. Diện tích lá sẽ được xác định gián
tiếp qua hình lá in trên giấy, tức lá qua khối lượng của hình lá in trên giấy và khối lượng
của một đơn vị diện tích giấy (cm2, dm2...).
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá cây tươi.
- Cân điện kỹ thuật.
- Giấy can.
- Thước kẻ.
- Bút chì.
- Kéo.
Tiến hành thí nghiệm
Đo và cắt một đơn vị diện tích lá nhất định (1 cm2, 1 dm2...) rồi đem cân được khối
lượng P1. Sau đó, in hình lá trên tờ giấy đó và cắt toàn bộ hình lá cần đo đem cân được
khối lượng P2. Diện tích lá được tính bằng tỷ số P2/P1, từ đó tính ra chỉ số diện tích lá.

282
* Phương pháp sử dụng hệ số K:
Nguyên tắc
Phương pháp này thường được sử dụng đối với các lá cây có hình dạng dài như lá
lúa, ngô,... còn các lá có hình dạng khác thì độ chính xác kém hơn. Diện tích lá được xác
định thông qua chiều dài, chiều rộng và hệ số K được biết trước. Hệ số K tùy thuộc các
loại cây có hình lá khác nhau.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá tươi.
- Thước kẻ.
- Bút chì.
- Kéo.
- Cân điện kỹ thuật.
Tiến hành thí nghiệm
Đo chiều dài lá (L) và chiều rộng lá (W).
Diện tích (S) của lá: S = L.W.K.
Hệ số K được tính: K = S’/L.W.
S’ là diện tích lá được tính theo các phương pháp trên.
Việc xác định hệ số K cần được l p lại trên nhiều lá ở các giai đoạn sinh trưởng
khác nhau để xác định hệ số K trung bình cho từng loại cây.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
Xác định diện tích lá của một số lá cây tự chọn theo phương pháp phù hợp.
Thí nghiệm 2: Xác định hệ số khuếch tán tương đối của cây
Nguyên tắc
Thoát hơi nước là một quá trình bay hơi của nước ở phần trên m t đất của cây.
Cường độ thoát hơi nước là lượng nước bay hơi trên đơn vị thời gian và đơn vị diện tích
lá. Tỷ số của cường độ thoát hơi nước và cường độ bay hơi nước tự do trong cùng một
điều kiện gọi là “hệ số khuếch tán tương đối”. Hệ số này đ c trưng cho khả năng điều
chỉnh sự khuếch tán của thực vật, có thể biểu thị theo dạng số thập phân. Phương pháp cân
nhanh của Ivanop là đơn giản và chính xác nhất để xác định sự khuếch tán nước của cây.
Cây cành được cắt rời trong vòng 5 phút (để lâu hơn sẽ bị héo, làm cho lá giảm sự khuếch
tán). Sự giảm trọng lượng cành sẽ tương ứng với lượng nước bốc hơi (khuếch tán). Ở đây,
việc tăng trọng lượng khô do quang hợp là không đáng kể bởi lẽ thời gian quá ngắn và
hơn nữa cường độ quang hợp và cường độ khuếch tán sai khác nhau đáng kể.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Cây mọc trong phòng.
- Đĩa pettri.
- Cân kỹ thuật.
- Chỉ.

283
- Kéo.
- Giấy ôly.
- Kẹp.
- Giấy lọc.
Tiến hành thí nghiệm
Đưa cân về trạng thái cân bằng, cắt một số lá cả cuống dài, lấy chỉ buộc nhanh lại và
cho lên cân ngay. Sau 3 phút cân lại. Nếu sự sai khác quá ít thì để lâu thêm (độ 5 phút) lại
cân một lần nữa. Để xác định diện tích bề m t lá, ta cho lên cân kỹ thuật một diện tích lá
cụ thể ví dụ như 100 cm2, sau đó đ t lá lên giấy kẻ ôly, lấy bút chì vẽ diện tích và dùng
kéo cắt những mảnh lá khác xếp tiếp vào đó cho kín diện tích 100 cm2 ấy. Diện tích lá
được tính theo tỷ lệ:
a c bxc bx100
 vậy: S  
b S a a
Trong đó:
a = Trọng lượng 100 cm2.
b = Trọng lượng toàn bộ lá (trừ gân to).
c = Diện tích bề m t (100 cm2).
S = Diện tích lá.
Đồng thời, ta xác định lượng nước bốc hơi tự do bằng cách cân một cốc nước đến
vạch đã định (phía ngoài cốc phải khô), 30 phút sau, ta lại cân lần thứ hai. Xác định sự
thoát hơi nước trên bề m t, khi ta đã biết diện tích bề m t của nước.
Kết quả ghi vào bảng sau:

Mẫu Thời gian cân Khoảng Trọng lượng (g) Trọng lượng Diện tích
vật thời gian nước lá

Cường độ thoát hơi nước (g/m2.h) được tính theo công thức:
It = n x 10000 x 60 / S x t
n = Lượng nước đã bị bốc hơi (g).
S = Diện tích lá (m2).
10000 = Hệ số chuyển cm2 sang m2.
60 là hệ số chuyển phút sang giờ.
t là thời gian tính theo giờ.
Tính cường độ bay hơi nước tự do Ib cũng theo công thức này.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Xác định hệ số khuếch tán tương đối thông qua tính tỷ số It / Ib trên cơ sở của hai
đại lượng It và Ib.
2. Tỷ số It / Ib < 0,5 được coi là thấp, hãy kết luận về việc điều chỉnh sự khuếch tán
của bề m t lá.
284
Bài 5. Xác định cường độ thoát hơi nước
bằng phương pháp cân nhanh
Nguyên tắc
Thoát hơi nước là một quá trình sinh lý quan trọng. Đó là động cơ tận cùng phía trên
thúc đẩy quá trình hút nước vào cây qua hệ rễ. Nó làm giảm nhiệt độ của lá khi bị đốt
nóng. Theo một số tác giả thì thoát hơi nước tạo ra một độ thiếu bão hòa nước nhất định,
làm cho các quá trình trao đổi chất tiến hành mạnh mẽ.
Có 2 con đường thoát hơi nước:
- Thoát hơi nước qua khí khổng.
- Thoát hơi nước qua cutine.
Những cây còn non chủ yếu thoát hơi nước qua lớp cutine, ở cây trưởng thành chủ
yếu thoát hơi nước qua khí khổng.
Thoát hơi nước qua khí khổng gồm 3 giai đoạn:
- Hơi nước bốc từ bề m t của tế bào nhu mô lá vào gian bào.
- Sự khuếch tán hơi nước qua khe khí khổng.
- Sự chuyển động của hơi nước từ bề m t lá ra khí quyển xung quanh.
Tuy nhiên, nếu thoát hơi nước quá mạnh cũng gây hại cho cây. Vì vậy, trong thực
tiễn cần biết cường độ thoát hơi nước của từng loại cây.
Cường độ thoát hơi nước là số gam nước thoát ra từ l dm2 lá trong l giây (g/ dm2.h).
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Cây nghiên cứu.
- Cân kỹ thuật chính xác đến 0,0 l g.
- Máy đo gió.
- Máy đo độ ẩm.
- Nhiệt kế.
- Khoan lá.
- Kéo hay dao sắc.
- Đồng hồ bấm giây.
- Giấy đo diện tích lá.
Tiến hành thí nghiệm
Có thể xác định cường độ thoát hơi nước của lá bằng cách tính sự biến đổi trọng
lượng của lá cắt kh i cành sau một thời gian (ho c lá cùng với cành) rồi tính ra đơn vị
là g/dm2 trong l giờ.
Trước khi thí nghiệm, đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... Dùng kéo ho c dao sắc cắt
cành có lá của cây định nghiên cứu (không nên lấy cành có ít lá quá và nếu lá có nước thì
phải lau khô nước). Cách cắt cành, uốn cành trong cốc đã đựng sẵn nước sao cho phần
được cắt ngập trong nước, dùng kéo (dao) cắt nhanh cành trong nước và cắm vào cây. Sau

285
đó, chuyển nhanh cành sang ống hình chữ U đã có sẵn nước, dùng bông bao bọc quanh
thành và gắn kín hệ thống. Cân toàn bộ hê thống. Gọi trọng lượng này là P0. Sau đó để lá
thoát hơi nước ở những điều kiện khác nhau (nhiệt độ ánh sáng, gió). Sau 30 phút, 60 phút,
90 phút cân lại trọng lượng của toàn bộ hệ thống.
Gọi trọng lượng của hệ thống sau khi lá thoát hơi nước 30 phút là P30, tương tự ta sẽ
có các giá trị P60, P90 tương ứng với lá thoát hơi nước sau 60 và 90 phút. Như vậy, sự biến
đổi trọng lượng của hệ như sau:
30 phút là: P0 - P30.
60 phút là: P0 - P60.
90 phút là: P0 - P90.
Tính sự biến đổi trọng lượng của hệ trong l phút ở từng khoảng thời gian rồi suy ra
sự biến đổi trọng lượng trung bình trong l phút suốt cả thời gian thí nghiệm. Gọi giá trị
trọng lượng này là P, ta có:
P0  P30 P0  P60 P0  P90
 
P  30 60 90
30
* Cách tính diện tích lá:
Tính diện tích toàn bộ lá thí nghiệm theo phương pháp cân ở bài trên ho c theo
phương pháp cân sau:
Cắt toàn bộ lá thí nghiệm (b cuống) và cân, trọng lượng này gọi là g.
Dùng khoan nút chai khoan khoảng 10 - 30 bản lá (tùy thuộc kích thước khoan). Cân
bản lá này, gọi trọng lượng là g’. Tính diện tích của các bản lá vừa khoan (qua việc tính
diện tích của mỗi bản khoan). Gọi diện tích này là S’ (dm2).
Như vậy, diện tích lá thí nghiệm (S) sẽ là:
S xg
S (dm2)
g
Cuối cùng cường độ thoát hơi nước (I) sẽ là:
P x60
I (g/dm2.giờ)
S
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng sau:
Đối P0 (g) P 30 (g) P 60 (g) P 90 (g) P’ (g) S (g) Cường độ thoát
tượng hơi nước
(g/dm2.h)
Cây A

Cây B

2. Nhận xét và so sánh cường độ thoát hơi nước của các cây nghiên cứu.
3. Giải thích kết quả.
286
Bài 6. So sánh vận tốc thoát hơi nước ở mặt trên
và mặt dưới lá của các cây khác nhau
Nguyên tắc
Sự phân bố khí khổng ở m t trên và m t dưới của lá các ở loài cây khác nhau ho c
các cây ở các vùng sinh thái khác nhau có sự khác biệt rất lớn. Do đó, vận tốc thoát hơi
nước hai m t trên và dưới cũng khác nhau.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá cây định nghiên cứu (tự chọn) ở trên cành. Nên chọn loại lá đơn, không có lông,
không dày cứng.
- C p gỗ có hai bản kính phẵng.
- Đồng hồ bấm giây.
- Pince.
- Giấy lọc.
- Kéo.
- Bình có nút nhám đựng giấy tẩm CoCl2.
Tiến hành thí nghiệm
Giữ nguyên lá ở trên cây. Dùng cái căp có 2 bản kính (khi kẹp vào 2 bản kính phải
thật sát nhau để tránh tác dụng ẩm của không khí bên ngoài). Kẹp vào lá định nghiên cứu,
cứu, chú ý không để lá bị xây xát. Dùng pince gắp 2 mảnh giấy tẩm CoCl2 đ t vào trong
c p sao cho một mảnh nằm ở m t trên của lá, một mảnh nằm ở m t dưới của lá và cả 2
phải nằm trong hai bản kính.
Dùng kẹp c p ch t lại. Ngay lúc cho giấy tẩm CoCl2 vào lá ta bấm đồng hồ bấm giây
để tính thời gian giấy chuyền từ màu xanh da trời sang màu hồng. So sánh thời gian làm
hồng giấy ở m t trên và m t dưới của lá xem m t nào thoát hơi nước mạnh hơn.
* Chuẩn bị giấy tẩm CoCl2
Lấy giấy lọc cắt thành từng bản vuông nh (1cm x 1cm) thật bằng nhau, nhúng vào
dung dịch CoCl2 5% (CoCl2. 6H2O) cho bắt màu thật đồng đều rồi sấy trong tủ sấy cho tới
khi thật khô, khi đó giấy sẽ có màu xanh da trời đồng đều. Vì CoCl2 khi bị ẩm sẽ trở thành
màu hồng nên phải giữ những mảnh giấy này cẩn thận trong những bình có nút nhám khít,
dưới đáy đựng CaCl2 khô, trên CaCl2 đ t lưới đồng, trên lưới đồng dựng giấy. Nắp bình
phải luôn luôn đậy ch t. Khi muốn lấy giấy ra chỉ khẽ hé mở nắp bình rồi đậy thật kín
lại ngay.
Thường thí nghiệm này phải l p đi l p lại nhiều lần với một số mẫu vật ở một vùng
tại một thời điểm, sau đó mới lấy trị số trung bình. Đồng thời phải đo các yếu tố ngoại
cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoát hơi nước như nhiệt độ, gió, ẩm độ, ánh sáng...
Dùng phương pháp này có thể so sánh vận tốc thoát hơi nước ở m t trên và m t dưới
lá, so sánh vận tốc thoát hơi nước ở những cây khác nhau ho c so sánh vận tốc thoát hơi
nước của cùng một đối tượng qua các giờ trong ngày…

287
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Ghi kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm 2 vào bảng sau:

Ánh Vận tốc thoát hơi nước (S)


Đối tượng Ngày giờ Độ ẩm Nhiệt độ
sáng 1 2 3 4 TB
Lá cây A:
- M t trên
- M t dưới
Lá cây A:
- M t trên
- M t dưới

2. Nhận xét và so sánh vận tốc thoát hơi nước của các loại lá khác nhau.
So sánh vận tốc thoát hơi nước ở m t trên và m t dưới của một loại lá và giải thích.

288
Chương III
DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITROGEN Ở THỰC VẬT

Bài 1. Phân tích các chất khoáng trong cây

Nguyên tắc
Dựa trên phản ứng gây kết tủa và phản ứng gây màu đ c trưng của các nguyên tố
khoáng trong tro với hóa chất nhất định mà ta có thể biết được thành phần khoáng trong
Đối tượng thực vật.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Tro thực vật.
- HCl 10%.
- Na2HPO4.
- Amoniac 10%.
- Molipdat amonium 1% trong HNO3 l%.
- Sr(NO3)2.
- K4[Fe(CN)6] l%.
- Na2PbCu(NO2)6.
- Kính hiển vi.
- Lam và lamen.
- Ống nghiệm.
- Phễu thủy tinh.
- Giấy lọc.
- Đèn cồn.
- Kẹp gỗ.
- Giấy thấm.
- Đũa thủy tinh.
Tiến hành thí nghiệm
Lấy một ít tro thực vật (tàn thuốc lá) cho vào ống nghiệm rồi thêm HCl 10% theo tỷ
lệ cứ 3 cm3 tro thì dùng 2 ml HCl. Lắc đều 5 phút rồi để lắng, sau đó đem lọc qua giấy lọc
và dùng dung dịch lọc này để tiến hành phân tích.
Nh 1 giọt dung dịch tro lên lamen, cách đó 1-2 cm ta lại nh một giọt thuốc thử
tương ứng vào chất khoáng đang tìm. Dùng đầu đũa thủy tinh nối một vạch hình cung hai
giọt lại với nhau. Phản ứng sẽ xảy ra ở chỗ nối đó và ở hai bên bờ của vạch nối sản phẩm
kết tinh của phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn. Quan sát những tinh thể kết tủa dưới kính hiển
vi. Muốn cho phản ứng nhanh hơn có thể hơ qua trên đèn cồn.

289
1. Tìm Calcium (Ca2+)
Muốn tìm Ca người ta dùng dung dịch H2SO4 1%
H2SO4 + CaCl2 CaSO4 + HCl
CaSO4 kết tủa thành những bó tinh thể hình kim vô sắc.
2. Tìm K
Thuốc thử là muối phức chất Na2PbCu(NO2)6. Sau vài phút thí nghiệm dưới kính
hiển vi ta sẽ quan sát được những tinh thể đa giác màu đen hay màu nâu sẫm.
Na2PbCu(NO2)6 + 2KCl K2PbCu(NO2)6 + 2 NaCl
3. Tìm Mg
Trước tiên phải trung hòa giọt nước tro bằng amoniac, sau đó nối nó với giọt thuốc
thử là Na2HPO4.
Na2HPO4 + NH3 + MgCl2 NH4MgPO4 + 2NaCl
Tinh thể này có dạng hình hộp, hình nắp hộp hay hình ngôi sao.
4. Tìm P
Thuốc thử là molipdate amonium 1% trong HNO3 l% ta sẽ được những kết tủa màu
vàng lục của phosphore molipdate amonium.
H3PO4 + (NH4)2MoO4 + HNO3 (NH4)3PO412MoO3 + NH4NO3 + 12H2O
5. Tìm S: Người ta phát hiện S bằng Sr(NO3)2 1%. Tinh thể sulfate strongtium là
những hình cầu như màu trắng đục.
Na2SO4 + Sr(NO3)2 SrSO4 + 2NaNO3
Ho c dùng AgNO3 làm thuốc thử. Kết tủa là Ag2SO4 ở dạng hình dài, nhiều góc cạnh.
6. Tìm Fe: Dùng phản ứng màu với K4[Fe(CN)6]
4FeCl3 + 3K4[Fe(CN)6] Fe4[Fe(CN)6]3 + 12KCl
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Cân bằng các phản ứng hóa học trong bài.
2. Vẽ các tinh thể sau khi quan sát dưới kính hiển vi.
3. Nhận xét về sự có m t của một số nguyên tố khoáng trong đối tượng nghiên cứu.

290
Bài 2. Đối kháng ion
Thí nghiệm 1. Đối kháng giữa K và Ca
Nguyên tắc
Đối kháng ion là hiện tượng khi có m t một ion này làm giảm ho c mất hoạt tính
của ion kia. Ví dụ, các ion riêng lẽ có thể tác động lên tế bào theo các tính chất rất khác
nhau và có thể độc song hỗn hợp của chúng không có tác dụng độc. Dung dịch có tương
quan ion tốt nhất gọi là sự cân bằng ion.
Đối kháng ion có thể được giải thích bằng cơ chế hấp phụ cạnh tranh ở màng tế bào,
về chất mang đ c trưng, về trung tâm hoạt động của các enzyme, cũng như sự tác dụng
đối kháng đến tính tan của protein và trạng thái keo, thấm của chất nguyên sinh chất. Thí
nghiệm này đòi h i phải tiến hành sạch sẽ, cẩn thận để kết quả rõ ràng.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Hạt lúa.
- Dung dịch KCl (9 g/l).
- Dung dịch CaCl2 (6,7 g/l) pha trong nước cất.
- Nước cất.
- Chén sứ.
- Đĩa petri.
- Kẹp.
- Kéo.
- Giấy lọc.
- Thước đo mm.
- Pipette 10 ml.
Tiến hành thí nghiệm
Cho vào chén sứ 30 hạt lúa đã nảy mầm, rửa sạch 3 - 4 lần bằng nước cất. Lấy 3 đĩa
petri, tráng nước cất, đ t giấy lọc sạch ở đáy, dùng kẹp rãi đều lên mỗi đĩa 10 hạt thóc.
Nh vào các đĩa các hóa chất như sau:
Đĩa thứ nhất: 15 m1 dung dịch KCl
Đĩa thứ hai: 15 m1 dung dịch CaCl2.
Đĩa thứ ba: 13 m1 dung dịch KCl + 2 ml CaCl2
Đậy kín và để ở nhiệt độ phòng. Hai ngày sau xem và đo độ dài của rễ và mầm.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Ghi độ dài trung bình đã đo được vào bảng sau:

291
Chiều dài trung bình (cm)
Hóa chất
Phần trên mặt đất Rễ

KCl
CaCl2
KCl + CaCl2

2. Giải thích sự khác nhau về tốc độ phát triển của mầm lúa ở thí nghiệm có các
muối tác động riêng lẽ và hỗn hợp của chúng.
3. Cơ quan nào của đối tượng nghiên cứu cảm ứng mạnh nhất với thành phần ion
của môi trường?
Thí nghiệm 2. Đối kháng giữa ion H+ và Ca2+
Nguyên tắc
Quá trình xâm nhập của các chất tan vào trong tế bào thực vật là quá trình rất phức
tạp. Quá trình này chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố môi trường nhưđộ pH, nồng độ
các chất tan, các chất tích điện, kích thước các phân tử, hóa trị của các ion… M t khác các
ion khác nhau cũng có thể có tác dụng độc lập, hỗ trợ, cạnh tranh ho c đối kháng. Thí
nghiệm này cho thấy sự đối kháng giữa 2 cation H+ và Ca2+ thông qua ảnh hưởng của
chúng đến hiện tượng co nguyên sinh của tế bào.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Củ hành đ .
- HCl 0,002 N.
- CaCl2 0,002 N.
- Dung dịch saccharose 1 M.
- Kính kiển vi.
- Lam và lamene.
- Ống nh giọt.
- Giấy thấm.
- Ống nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị 3 ống nghiệm khô và sạch; cho vào ống nghiệm thứ nhất 20 ml HCl 0,002
N, ống nghiệm thứ hai 20 ml 0,002N và ống nghiệm thứ ba 10 ml HCl 0,002 N + 10 ml
CaCl2 0,002 N (chú ý đánh dấu để tránh nhầm lẫn). Tách và cho vào mỗi ống nghiệm
8 - 10 mảnh tế bào biểu bì củ hành đ . Sau 1 - 2 giờ, lấy các mảnh tế bào ra kh i ống
nghiệm và gây co nguyên sinh bằng dung dịch saccharose 1 M. Quan sát số lượng tế bào
co nguyên sinh (tức là tế bào sống) và tế bào không co nguyên sinh (tức là tế bào đã bị
phá vỡ) dưới kính hiển vi. Ghi nhận kết quả.

292
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Kết quả quan sát số tế bào sống và chết ở các ống nghiệm chứa các hóa chất HCl,
CaCl2 riêng lẻ và phối hợp?
2. Giải thích các kết quả thu được?
3. Ý nghĩa thực tiễn của sự đối kháng ion?

293
Bài 3. Định lượng Nitrogene
Thí nghiệm 1. Xác định ion nitrate ở thực vật
Nguyên tắc
Muối nitrate của acid nitric do rễ cây hút từ đất được khử ở cây nhờ quá trình khử
nitrate, tạo thành NH3 nhờ các enzyme sau:

NH3 được các cetoacid đồng hóa để tạo thành các acid amine tương ứng. Ở thực vật
trong điều kiện hàm lượng glucid và hoạt tính các enzyme cao thì quá trình khử nitrate
trên chỉ xảy ra ở bộ rễ, tuy nhiên một phần NO3- cũng có thể được vận chuyển đến các cơ
quan khác nhau như lá, cành... Tại đó, quá trình khử nitrate như trên lại xảy ra và cần có
sự tham gia của ATP.
Xác định NO3 ở thực vật tức là xem xét chức năng bộ rễ. Nếu ở phần trên m t đất
không có NO3- có nghĩa là quá trình khử nitrate đã hoàn toàn kết thúc ở bộ rễ. Để phát
hiện NO3-, người ta dùng diphenylamine. Với chất chỉ thị này, ion NO3- sẽ cho màu xanh
nước biển. Từ mức độ hoá xanh có thể suy ra hàm lượng NO3- (có thể xác định nhớ máy
so màu).
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
1. Cây nghiên cứu (tự chọn).
2. Dung dịch diphenylamin l % pha trong H2SO4 đậm đ c (giọt) để ở chỗ tối.
3. Kéo.
4. Đĩa sứ ho c đĩa thủy tinh.
5. Chày thủy tinh (ho c chày sứ).
6. Giấy lọc.
7. Pipette.
8. Ống hút.
Tiến hành thí nghiệm
Cho một cành, cuống, ho c lá của các cây chọn nghiên cứu vào đĩa sứ. Nghiền nát
chúng bằng chày thủy tinh (hay chày sứ), ép lấy dịch nghiền cho vào đĩa sứ (hay đĩa thủy
tinh) và nh 1 - 2 giọt dung dịch diphenylamin vào. Nên lấy 4 - 5 loại cây khác nhau, ho c
một loại cây nhưng mọc ở các điều kiện tự nhiên khác nhau (ví dụ, như cây mọc trong tối,
ngoài sáng, trước khi bón phân, sau khi bón phân...). Quan sát màu sắc tạo thành ở mỗi thí
nghiệm, từ đó suy ra lượng NO3- có trong mẫu.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Ghi kết quả vào bảng sau:

294
Tên cây Điều kiện Lượng NO3-
Trong cuống Trong lá
1. - Trong tối
- Ngoài sáng
2. - Thiếu phân…..
2. Nhận xét về lượng NO3- có trong các đối tượng thí nghiệm.
3. So sánh lượng NO3- trong các bộ phận khác nhau (rễ, cuống, lá) trên cùng một
đối tượng.
4. Điều kiện ngoại cảnh nào ảnh hưởng đến quá trình khử NO3- ở thực vật?
Thí nghiệm 2. Phát hiện nhanh NH4+ trong cây
Nguyên tắc
Dựa trên phản ứng tạo màu vàng đ c trưng giữa ion NH4+ trong dịch lá cây nghiên
cứu với thuốc thử Nessle trong môi trường kiềm:
K2HgI4 + OH- + NH4+ NH2Hg2OI + K+ + I- + H2O
Màu vàng
Thông qua màu của phản ứng ta có thể so sánh nồng độ NH4+ tự do trong các cây
khác nhau ho c trong các bộ phận khác nhau của cây.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá tươi.
- Thuốc thử Nessle.
- Thang màu chuẩn.
- Cối chày sứ.
- Đĩa petri (ho c miếng kính).
- Pipette.
Tiến hành thí nghiệm
Cân 2 g lá cây cần nghiên cứu cho vào cối sứ nghiền nát, thêm vào 6 ml nước cất
hòa tan đều thành dung dịch, sau đó dùng pipette lấy 0,5 ml dịch vào lọ nh . Nh 1 giọt
thuốc thử Nessle lên miếng giấy lọc để trên nắp kính. Lấy 1 ml NaOH 30% nhanh chóng
cho và lọ rồi đậy miếng kính có giọt Nessle lên miệng lọ có bôi vaseline. Để 15 phút,
trong thời gian này thỉnh thoảng lắc, dung dịch sẽ chuyển màu vàng. So với thang màu
chuẩn để biết hàm lượng NH4+ tự do trong cây.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
Nhận xét và so sánh hàm lượng lượng NH4+ tự do trong các đối tượng nghiên cứu.
Thí nghiệm 3. Thử hoạt tính urease
Nguyên tắc
Urease là enzyme thủy phân urea tạo thành NH3 và CO2 theo phản ứng.

295
NH2OH
O=C + 2 H2O 2NH3 + CO2 + H2O
NH2OH
Hoạt tính của urease có thể được chứng minh bằng cách dùng thuốc thử Nessler để
nhận biết NH3, ho c dùng các chỉ thị màu để theo dõi sự thay đổi độ kiềm của dung dịch
do sự hình thành NH3. Hoạt tính của enzyme này bị phá hủy bởi những kim loại n ng như
chì, bạc, thủy ngân...
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Hạt đậu nành.
- Dung dịch urea 1%.
- Đ phenol, Phenolphtalein.
- Thuốc thử Nessler, Acetate chì 5%.
- Acid acetic 5%, NaOH 5%.
- Nước cất, cối sứ, giấy lọc, ống nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm
Nghiền 20 hạt đậu Nành trong cối sứ, thêm vào 15 ml nước cất, nghiền đều trong
cối. Lọc để thu dịch lọc làm nguồn cung cấp enzyme.
Với thuốc thử phenol đỏ
Trước khi thí nghiệm, cần làm quen với màu của phenol đ trong môi trường acid
và base. Nh 2 giọt phenol đ trong dung dịch acid acetic 5%, quan sát màu và so sánh
với màu của đ phenol (2 giọt) trong dung dịch NaOH loãng (2ml).
- Lấy 1 ống nghiệm cho vào 3 ml dung dịch urea 1% và 3 giọt đ phenol. Điều chỉnh
pH đến khoảng 7 với 1 giọt acid acetic 5%. Thêm vào 3 ml dung dịch urease vừa chiết ở
trên và đ t ở 37oC. Theo dõi sự đổi màu dần của dung dịch và giải thích hiện tượng.
Với thuốc thử phenolphtalein
- Lấy 1 ống nghiệm cho vào đó 3 ml urea 1% và 1 giọt phenolphtalein, quan sát màu
của dung dịch.
- Lấy 1 ống nghiệm khác, cho vào 3 ml urea 1% + 3 ml dịch chiết đậu Nành chứa
urease, thêm vào đó 1 giọt phenolphtalein, quan sát sự đổi màu trong 5 phút và giải thích.
Với thuốc thử Nessler
Chuẩn bị 3 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1: 1 ml dung dịch urea 1% + 1 ml thuốc thử Nessler.
- Ống nghiệm 2: 1 ml dung dịch urea 1% + 1 ml dịch chiết đậu Nành chứa urease,
sau 5 phút thêm vào 1 ml thuốc thử Nesser.
- Ống nghiệm 3: 1 ml dung dịch urea 1% + 1 ml dịch chiết đậu nành chứa urease +
1 ml acetate Pb 5%. Sau 5 phút thêm vào 1 ml thuốc thử Nesser.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
So sánh kết quả phản ứng màu ở 3 ống nghiệm với 3 loại thuốc thử? Giải thích?
296
Chương IV
QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Bài 1. Các sắc tố quang hợp


Nguyên tắc
Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ như CO2 và H2O
nhờ năng lượng ánh sáng m t trời do các sắc tố của lá hấp thụ.

Ánh sáng, lục


6 CO2 + 12 H2O lạp C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Quá trình quang hợp xảy ra ở lục lạp, cơ quan có màng lipoprotein bao bọc. Lục lạp
được cấu tạo từ những thylacoid. Trong thylacoid xảy ra pha sáng của quang hợp tức là
pha biến ánh sáng m t trời thành hóa năng (các phân tử ATP và NADP.H2). Còn phản ứng
khử CO2 và sinh tổng hợp glucid xảy ra ở khoảng giữa các thylacoid - stroma (cơ chất của
lục lạp).
Trên màng thylacoid có chứa các sắc tố sau:
Chlorophyll a: C55H72O5N4Mg có màu xanh lục.
Chlorophyll b: C55H70O6N4Mg có màu xanh - xanh vàng.
Caroten: C40H56 có màu vàng da cam.
Xanthophin: C40H56On có màu vàng nhạt.
Tất cả các sắc tố này không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu cơ như
rượu, ether, aceton...
Chlorophyll là một ester phức tạp của acid dicarboxylic với 2 rượu methanol
(CH3OH) và phytol (C20H39OH). Nhân chlorophyll chứa 4 vòng pyrol. Chúng liên kết với
nhau bằng các liên kết đôi cách đều nhau (= CH -) bằng các cầu methyl. Ở trung tâm nhân
porphyrin là nguyên tố Mg liên kết với N ở các vòng pyrol. Ngoài ra nhân porphyrin còn
chứa vòng 5 cạnh thứ 5 mang nhóm carboxyl (-COOH). Chlorophyll a khác Chlorophyll b
ở chỗ nhóm methyl (-CH3) ở vòng pyrol thứ II được thay thế bằng nhóm aldehyd
(-CHO). Nhờ có Mg nên nhân porphyrin mang tính tan trong H2O và kết hợp được với
protein màng. Đuôi dài carbon tạo từ gốc phytol mang tính chất kỵ nước. Do đó, đuôi
chlorophyll được hướng tới cấu trúc lipid của lớp thylacoid và làm cho phân tử
chlorophyll có tính tan tốt trong dung môi hữu cơ. Song để tách hết chlorophyll người ta
không dùng ether petrol ho c benzen mà dùng rượu ho c aceton - các dung môi này chứa
một ít nước để tách hết phân tử chlorophyll nằm trong phần protein.
Ngoài ra, trong lục lạp còn chứa các carotinoid - nhóm sắc tố vàng mà bản chất hóa
học của nó là các gốc izopren (C5H8) tạo nên xanthophin và lutein là dẫn xuất của nhóm
này, chúng có nhóm hydroxyl (-OH) ở vòng benzen.
Nhiệm vụ của bài này là chiết xuất một số sắc tố từ lá xanh và khảo sát một số tính
chất của chúng.

297
Thí nghiệm 1. Rút sắc tố ra khỏi lá
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá cây tươi (tự chọn).
- Cồn 95o (hay aceton).
- CaCO3 khan.
- Cối chày sứ.
- Giấy lọc.
- Bông thủy tinh.
- Đũa thủy tinh.
- Khoan lá.
- Bình lọc chân không (bình Bunzen).
- Phễu chiết.
- Bình định mức 50 ml.
- Chai thủy tinh (100 ml) có nút.
Tiến hành thí nghiệm
Dùng khoan sắc khoan các mảnh lá của cây nghiên cứu (chú ý tránh chỗ có gân
chính). Cân 1,0 - 1,5 g các mảnh lá đó. Để tính diện tích lá ta tính số mảnh lá lấy thí
nghiệm và đo đương kính của chúng (đường kính của khoan).
Cho những mảnh lá đã cân vào cối sứ và dùng chày nghiền với một ít aceton. Thêm
vào đó một ít CaCO3 để trung hòa dịch acid của dịch tế bào và một ít bông thủy tinh hay
cát thạch anh cho dễ nghiền. Bôi vào thành ngoài miệng cối sứ một ít vaselin để tránh mất
mát dịch sắc tố khi rót ra. Sau khi để yên một lúc rót cẩn thận dung dịch có màu lục theo
đũa thủy tinh vào phễu lọc gắn vào bình bunzen. Xả nước để tạo chân không (ho c dùng
bơm hút chân không) dịch sắc tố sẽ chảy xuống bình. Bã còn lại cho vào cối sứ tiếp tục
nghiền, rồi để yên và lại lọc. Làm như thế vài lần cho đến khi dịch lọc ra không màu hoàn
toàn, nghĩa là trong bã đã hết sắc tố. Chuyển dịch vào bình định mức 50 ml, tráng bình
bunzen bằng một ít aceton và cho cả vào bình định mức tới 50 ml rồi thêm aceton cho tới
vạch. Trong dịch xanh vừa rút được này chứa tất cả các sắc tố có trong lá cây mà ta sẽ
nghiên cứu tiếp theo.
Tường trình kết quả và giải thích các hiện tượng xảy ra
Thí nghiệm 2. Khảo sát một số tính chất lý - hóa của chlorophyll
Đối tượng, hóa chất, dụng cụ
- Dịch chiết chlorophyll thu được ở thí nghiệm 1.
- Máy quang phổ kế.
- HCl 10%.
- Dung dịch Cu(CH3COO)2 5%.

298
- Dung dịch KOH 30%.
- Đèn cồn.
- Ống nghiệm.
- Giá ống nghiệm.
- Kẹp ống nghiệm.
- Pipette.
- Ống hút.
Tiến hành thí nghiệm
* Tính chất lý học
- Tính huỳnh quang: Là hiện tượng phát quang của các chất khi nó hấp thụ ánh sáng.
Khi đó trong đa số trường hợp, ánh sáng phát ra có độ dài sóng lớn hơn ánh sáng chiếu
vào. Tính huỳnh quang là một biểu hiện về hoạt tính quang hóa của các chất.
Đ t ống nghiệm chứa dịch sắc tố ra gần cửa sổ sáng trên một nền đen (có thể đ t gần
đèn điện). Quan sát màu của dịch rút trong ánh sáng phản xạ. Khi đó ta sẽ thấy dịch sắc tố
có màu đ rượu vang thẩm. Điều đó chứng t chlorophyll có tính huỳnh quang. Quan sát
hiện tượng xảy ra và giải thích.
Hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở các thực vật còn sống. Đối tượng tốt để quan
sát là tảo, rêu, thực vật thủy sinh và các cây khác. Đ t các đối tượng này lên kính hiễn vi
và trong khi chiếu sáng chúng bằng các tia xanh tím. Muốn vậy giữa nguồn sáng và gương
chiếu của kính hiển vi người ta đ t một tấm kính màu xanh để lọc sáng. Khi chiếu như vậy
chlorophyll trong lục lạp bắt đầu sáng lên màu đ .
- Quang phổ hấp thụ của sắc tố: Các sắc tố có khả năng hấp thụ ánh sáng ở một số
bước sóng nhất định. Thí nghiệm này nhằm xác định vùng ánh sáng nào bị các sắc tố hấp
thụ bằng máy quang phổ kế.
Đổ một ít dịch sắc tố vào ống nghiệm, đ t vững chắc vào chỗ tựa ở khe hở của máy
quang phổ. Xác định bước sóng của những tia đã bị sắc tố hấp thụ (trên máy quang phổ có
màn đen). Vẽ quang phổ hấp thụ.
* Tính chất hóa học:
- Tác dụng với acid: Cho vào ống nghiệm 2 - 3 ml dịch sắc tố. Thêm 1 - 2 giọt HCl
10%, lắc ống nghiệm. Quan sát màu. Viết phương trình phản ứng và giải thích.
- Tái tạo hợp chất hữu cơ chứa kim loại: Cho vào ống nghiệm vừa làm trên một ít
tinh thể acetate đồng rồi đun cẩn thận trên nồi cách thủy. Quan sát màu, viết phương trình
phản ứng và giải thích.
- Tác dụng với base (phản ứng xà phòng hóa): Lấy 1ml dịch sắc tố cho vào ống
nghiệm, thêm vào đó 4 - 5 giọt KOH 30% và lắc đều. Quan sát màu, viết phương trình
phản ứng.
Thêm vào ống nghiệm trên một lượng benzen tương tự, lắc mạnh rồi để yên. Quan
sát màu của lớp rượu và benzen.

299
Thí nghiệm 3. Tính chất cảm quang của chlorophyll
Nguyên tắc
Sự chuyển hydrogen ho c điện tử nhờ phân tử chlorophyll có thể thực hiện được
ngoài ánh sáng. Hiện tượng này gọi là tính cảm quang. Tính cảm quang có thể xảy ra
không những ở tế bào nguyên vẹn mà còn ở các dịch chiết. Chlorophyll chiết xuất từ lá có
thể làm chất nhạy cảm đối với các phản ứng oxy hóa khử. Ở đây chất cho điện tử là acid
ascorbic còn chất nhận điện là đ methyl. Dưới tác dụng của ánh sáng, các phân tử
chlorophyll sẽ chuyển proton và điện tử từ acid ascorbic sang đ methyl, biến nó từ dạng
oxy hóa thành dạng khử (không màu).
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Dịch rút sắc tố.
- Acid ascorbic (tinh thể).
- Dung dịch đ methyl 0,04% pha trong rượu.
- Ống nghiệm.
- Pipette.
Tiến hành thí nghiệm
Cho vào ống nghiệm (2 ống) một lượng dịch sắc tố như nhau. Thêm vào mỗi ống
một ít acid ascorbic cho tới bão hòa (lúc xuất hiện một số tinh thể ascorbic không tan lắng
xuống đáy ống nghiệm). Thêm vào mỗi ống l ml dung dịch đ methyl 0,04% trong rượu.
Lắc mạnh hỗn hợp và đ t ống nghiệm ra ánh sáng, còn ống kia đ t vào bóng tối. Ống
nghiệm thứ 3 (đối chứng): thay dịch sắc tố bằng 2ml ethanol, còn các bước tiến hành tiếp
theo như 2 ống nghiệm trên. Ống nghiệm thứ 3 cũng đ t ở ngoài ánh sáng. Sau một thời
gian (khoảng 30 phút) quan sát sự thay đổi màu ở cả 3 ống nghiệm.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
l. Vẽ quang phổ hấp thụ của dịch sắc tố lá cây nghiên cứu (ghi bước sóng rõ ràng)
sau khi quan sát trên máy quang phổ kế.
2. Viết các phản ứng xảy ra giữa dịch sắc tố với acid, base và phản ứng tạo hợp chất
kèm theo sự nhận xét về thay đổi màu sắc.
3. Khi thêm benzen vào dung dịch sắc tố đã tác dụng với KOH, hãy xác định chất
nào tan trong rượu ethylic, chất nào tan trong benzen? (Cho biết các sắc tố vàng không có
phản ứng với kiềm).
4. Ghi kết quả thu được ở thí nghiệm 3 vào bảng. Từ đó kết luận và giải thích kết
quả thu được.
Ống nghiệm Thành phần hỗn hợp Điều kiện Màu sắc
1 Chlorophyll + acid ascorbic + đ methyl Ánh sáng
2 Chlorophyll+ acid ascorbic + đ methyl Bóng tối
3 Cồn + acid ascorbic + đ methyl Ánh sáng

300
Bài 2. Tách các sắc tố và định lượng nhóm sắc tố vàng
Thí nghiệm 1. Tách các sắc tố bằng phương pháp sắc ký trên giấy
Nguyên tắc
Phương pháp này dựa vào độ tan, sự hấp thụ và mức độ di động của các sắc tố khác
nhau trong dung môi trên giấy sắc ký để tách các sắc tố riêng biệt. Do độ hòa tan của các
sắc tố khác nhau trong một dung môi nhất định, nên khi cho các sắc tố lên giấy sắc ký, các
sắc tố sẽ phân bố ở các vùng khác nhau của giấy. Các sắc tố nào tan tốt trong dung môi và
có trong lượng phân tử nh hơn thì càng di chuyển nhanh và xa hơn. Ngược lại các sắc tố
nào tan kém thì dịch chuyển chậm hơn.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá cây tươi.
- Aceton.
- CaCO3.
- Ether petrol.
- Cối chày sứ.
- Bơm hút chân không.
- Giấy lọc.
- Bông thủy tinh.
- Đũa thủy tinh.
- Khoan lá.
- Bình sắc ký.
- Giấy sắc ký.
- Chén thủy tinh (hay đĩa petri thủy tinh).
Tiến hành thí nghiệm:
Lấy 2 - 3 g lá nghiên cứu cho vào trong cối sứ, thêm vào một ít CaCO 3 và bột thủy
tinh. Thêm vào lá vài giọt aceton và dùng chày sứ nghiền cho đến khi thành dung dịch
đồng nhất. Thêm aceton vào khoảng 25 ml aceton và lọc như ở bài trước. Cắt giấy sắc ký
cho vừa kích thước của bình sắc ký đã chuẩn bị. Dùng bút chì kẻ nhẹ theo chiều rộng,
cách đầu giấy sắc ký khoảng 2 cm, cách hai mép giấy 1 cm.
Dùng pipette hẹp lấy khoảng 0,1 ml dịch sắc tố chấm theo vạch chì từ bên này sang
bên kia tờ giấy sắc ký. Để giấy sắc ký khô, tiếp tục chấm và cứ làm như vậy cho đến khi
có vạch sắc tố đậm và rõ (khoảng 1 - 2 ml sắc tố). Muốn cho khô nhanh, sau mỗi lượt
chấm sắc tố có thể làm khô bằng quạt.
Chuẩn bị bình sắc ký, đổ ether petrol vào bình (khoảng 1 cm). Nhúng giấy sắc ký
vào ether petrol sao cho vạch sắc tố không bị ngập trong dung môi. Đầu trên của giấy
được ghim lại để giấy không tiếp xúc với thành bình.

301
Đ t bình ở chổ tối hay có ánh sáng yếu để tránh sự phân hủy sắc tố ngoài ánh sáng.
Sau 10 - 15 phút dung môi nâng lên khoảng 10 - 15 cm kéo theo các sắc tố có độ cao khác
nhau so với vạch xuất phát: gần vạch xuất phát nhất lá chlorophyll b, sau đó lá chlorophyll
a và tên cùng là caroten.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Vẽ sắc ký nhận được trên giấy với dung môi là ether petrol.
2. Giải thích nguyên nhân sự phân bố các nhau của các sắc tố.
Thí nghiệm 2. Tách và định lượng nhóm sắc tố vàng
Nguyên tắc
Các sắc tố vàng của tế bào thực vật là các dạng carotenoid; α, β và γ caroten; luteine,
violoxantin... Có thể thu được các sắc tố vàng một cách dễ dàng bằng phương pháp chiết
trong các dung môi khác nhau và định lượng chúng.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá cây tươi.
- Aceton hay cồn 90o.
- CaCO3 khan.
- Ether ethylic.
- KOH 30% trong rượu.
- Cối chày sứ.
- Bơm hút chân không.
- Giấy lọc.
- Bông thủy tinh.
- Đũa thủy tinh.
- Khoan lá.
- Phễu chiết.
- Máy so màu.
- Bình nút nhám.
Tiến hành thí nghiệm
Lấy 1 g lá nghiên cứu cho vào cối sứ, thêm vào vài giọt aceton, 1 ít CaCO3 (bằng hạt
gạo) và nghiền nh bằng chày sứ ho c chày thủy tinh. Khi đã nghiện nh hoàn toàn, thêm
vào khoảng 10 ml aceton và lọc. Dịch lọc đựng vào bình tam giác có nhút nhám để tránh
bay hơi. Bã còn lại đem nghiền tiếp với aceton (khoảng 5 ml) và lại lọc tiếp. Làm như vậy
cho đến khi bã hoàn toàn hết màu xanh, ho c dịch lọc hoàn toàn không màu (tức là đã rút
hết sắc tố). Cho toàn bộ dịch sắc tố vào bình định mức và đưa lên vạch 50 ml.
Lấy 10 ml dung dịch sắc tố này cho vào phễu chiết, thêm vào đó 10 ml ether ethylic.
Đổ nước cất vào (đổ nhẹ vào thành bình) cho đến khi sắc tố chuyển vào lớp ether ở phía
trên. Để dung dịch đứng yên, gạn b lớp aceton và nước ở phía dưới (chú ý không được
lắc dung dịch vì các sắc tố có thể không chuyển hết vào lớp ether.

302
Sau khi đã loại nước, cho vào bình nút nhám, thêm vào đó 3 ml KOH 30% trong
rượu lắc mạnh trong 30 phút, thêm 20 ml nước rồi lại cho vào phễu chiết. Trong phễu
chiết, khi đứng yên chúng sẽ tách thành 2 lớp: lớp ether phía trên chứa sắc tố vàng và lớp
nước phía dưới chứa muối của chlorophyll a và b (chlorophyllate). Tách lớp muối này ra
bằng cách thêm nước và rửa nhiều lần cho hết chlorophyllate. Rót dịch sắc tố vàng vào
bình định mức. Dùng ether để tráng cho sạch và cho lên bình định mức 20 ml. Đem so
màu bằng máy so màu. Dùng dung môi là ether ethylic và kính lọc màu xanh tím.
Tính sắc tố vàng theo công thức:
k .V .l..V2
X 
1000.P.V1
Trong đó:
V1: Thể tích sắc tố dùng để xác định sắc tố vàng.
V2: Thể tích toàn bộ dịch sắc tố.
P: Trọng lượng lá.
V: Thể tích sắc tố vàng sau khi tách.
k: Hệ số điều chỉnh máy.
l: Thể tích đo ở máy.
Tường trình:
Tính hàm lượng sắc tố vàng trong lá nghiên cứu theo công thức trên và nhận xét.

303
Bài 3. Xác định cường độ quang hợp
bằng phương pháp Ivano-Kosovich
Nguyên tắc
Nguyên tắc của phương pháp là xác định cường độ quang hợp bằng lượng khí CO 2
được hấp thụ khi quang hợp. Đ t vào cốc một cành nh ho c lá cây còn sống và buộc gốc
vào một cái móc con ở nút cao su. Để bình ở ngoài sáng trong một thời gian nhất định.
Khí CO2 ở trong bình sẽ được lá sử dụng cho quang hợp. Sau đó lượng CO2 được xác định
bằng dung dịch kiềm (đo lượng kiềm mất đi bằng cách chuẩn độ với acid). Đồng thời tiến
hành chuẩn độ cả ở bình đối chứng. Sự sai khác lượng Ba(OH)2 tỷ lệ với sự sai khác
lượng khí CO2.. Các phản ứng xảy ra trong các quá trình trên như sau:
Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + 2H2O
Từ các phương trình trên, ta biết rằng 1M HCl tương ứng với 0,5 M CO2 tức
44/2 = 22g CO2.
Dùng dung dịch HCl 0,025 N (có nghĩa là 1 ml dung dịch này chứa 0,000025 M
HCl, tương ứng 22 x 0,000025 = 0,00055 g ho c 0,55 mg CO2).
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Cây ho c cành được đ t trong cốc nước.
- Dung dịch Ba(OH)2 0,025 N.
- Dung dịch HCl 0,025 N.
- Thuốc thử phenolphtalein.
- Bình cầu có dung tích 1,5 - 3 :t (2 cái).
- Nút cao su (3 cái), trong đó 2 nút có lỗ hở và đóng bằng nút thủy tinh, còn nút thứ
3 có lỗ mang nhiệt kế ở bên và một lỗ ở giữa để cắm lá thí nghiệm.
- Đèn điện 200 - 300 W.
- Burette.
- Pipette.
- Nhiệt kế.
- Khoan nút chai.
Tiến hành thí nghiệm
Lấy hai bình thủy tinh sạch và khô, có dung tích như nhau. Giữ bình hở trong 30
phút để có đủ không khí, sau đó đậy nút cùng một lúc.
Cắt lá ho c một cành nh (cắt trong nước) và gắn cuống lá vào lỗ của nút loại hai.
Cẩn thận thay nút cao su có lỗ ở bình thí nghiệm bằng nút cao su có gắn lá.
Đ t cả hai bình ra ngoài ánh sáng. Ghi lại thời gian thí nghiệm. Trong thời này luôn
luôn theo dõi nhiệt độ ở nhiệt kế.
304
Nếu nhiệt độ lên quá cao phải làm lạnh bình bằng nước. Thời gian thí nghiệm phải
đủ cho lá hấp thụ không quá 25% lượng CO2 có trong bình (nếu bình có dung tích 1 lít,
ánh sáng tốt, thí nghiệm không quá 5 phút, còn bình to hơn có thể kéo dài 15 - 20 phút).
Khi thí nghiệm kết thúc lấy nút cao su có gắn lá ra và lấy nhanh bằng nút cao su kia. Ghi
thời gian. Bình đối chứng cũng được mở ra cùng thời gian như thế.
Rót vào mỗi bình (qua lỗ) 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,025N và 2-3 giọt
phenolphtalein. Đậy nút thủy tinh lại. Trong quá trình thí nghiệm, thỉnh thoảng nghiêng
bình để Ba(OH)2 có thể tiếp xúc với toàn bộ bề m t phía trong của bình. Lắc đều, để 20
phút. Sau đó qua khe hở chuẩn độ với HCl 0,025N cho đến khi mất màu hồng. Xác định
diện tích lá đang làm thí nghiệm.
Thường Ba(OH)2 rất dễ thay đổi nồng độ vì vậy trước khi chuẩn độ phải kiểm tra lại
và tính hệ số điều chỉnh (K).
Cường độ quang hợp được xác định theo công thức:

(A – B). K . 0,55 .60


I=
S. t

Trong đó:
I: Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2.giờ).
A: Lượng HCl (ml) chuẩn độ ở bình thí nghiệm.
B: Lượng HCl (ml) chuẩn độ ở bình đối chứng.
S: Diện tích lá (dm2).
t: Thời gian thí nghiệm.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Ghi các số liệu theo dõi trong thời gian thí nghiệm vào bảng sau:
Lượng HCl
Thời gian thí nghiệm Diện Lượng Hệ số điều
Đối (ml)
tích lá Ba(OH)2 chỉnh
tượng Kết TN TN ĐC
Bắt đầu (dm2) (ml) (K)
thúc (phút)
1.
2.

2. Tính cường độ quang hợp của các đối tượng nghiên cứu theo công thức trên.
3. So sánh cường độ quang hợp của các đối tượng thí nghiệm.

305
Bài 4. Phát hiện một số sản phẩm hình thành
trong quá trình quang hợp
Thí nghiệm 1. Phát hiện tinh bột hình thành trong quang hợp
Nguyên tắc
Để phát hiện tinh bột hình thành trong quang hợp, có thể dùng phương pháp nhuộm
màu. Đây là một trong những phương pháp đơn giản nhất dùng để phát hiện sản phẩm
quang hợp. Ngoài ánh sáng lá sẽ nhuộm màu với dung dịch iode (do có tinh bột ở lạp thể)
cho màu xanh tối, sau khi đã loại bớt các sắc tố bằng rượu. Nên dùng lá non để kết quả rõ
hơn. Các lá được giữ ở trong tối vài ba ngày thì tinh bột được tổng hợp ở các lá này đã
chuyển thành đường do vậy nó không còn khả năng nhuộm màu với iode nữa.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá khoai lang (đ t cây trong tối khoảng 2 - 3 ngày trước khi thí nghiệm).
- Rượu ethylic.
- Dung dịch iode trong KI.
- Dung dịch kiềm 30%.
- Đèn điện 200 - 300 W.
- Đèn cồn.
- Bếp cách thủy.
- Bếp điện.
- Dao lam.
- Ống nghiệm.
- Phễu.
- Đĩa petri.
- Giấy đen.
- Kéo.
- Cốc thủy tinh.
Tiến hành thí nghiệm
- Cắt một đoạn dây khoai lang cho vào cốc nước để vào trong tối 3 ngày. Kiểm tra lá
đã hết tinh bột chưa bằng cách cho một mảnh lá vào nước đang sôi để phân hủy enzyme,
sau đó đ t lá vào đun tiếp trong cốc rượu trên nồi cách thủy cho đến khi mất màu xanh.
Chú ý không nên để nhiệt độ quá cao, rượu sẽ dâng ra ngoài. Đổ hết rượu rồi rót thêm vào
cốc một ít nước cho lá mềm lại. Cho lá sang chén ho c đĩa petri, đổ dung dịch iode vào.
Nếu không còn tinh bột lá sẽ không có màu xanh.
Lấy lá khoai lang khác (có cả cuống lá), cũng từ dây khoai đã để trong bóng tối, đ t
vào cốc nước, cho ra ngoài ánh sáng m t trời ho c để cạnh đèn điện 200 - 300 W (cách
khoảng 30 cm để kh i bị nóng quá).

306
Sau 2 giờ cắt một mảnh lá để kiểm tra có tinh bột hay không như cách làm ở trên.
- Dùng giấy đen có cắt thành lỗ ho c các hình khác nhau bao cả hai m t của lá tách
rời kh i cành để trong tối, cắm cành mang các lá này vào cốc nước và để ra ngoài sáng.
Trong quá trình này chỉ có những khoảng trống của các hình đó có ánh sáng chiếu vào.
Sau 2 giờ, xử lý lá bằng dung dịch iode như cách làm trên thì chỉ ở các hình có xuất hiện
màu xanh đen, còn các phần lá bị che đen khác sẽ không có màu.
Thí nghiệm 2. Phát hiện protein trong lá
Nguyên tắc
Có thể phát hiện protein hình thành trong quá trình quang hợp bằng phương pháp
nhuộm màu với dung dịch HgSO4 trong H2SO4, nếu có chứa protein mô lá sẽ xuất hiện
màu đ hồng; ho c nhuộm lá bằng dung dịch sulphanilic trong HCl, khi lá có protein sẽ
xuất hiện màu đ da cam.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá cây nghiên cứu (đ t trong tối khoảng 2 - 3 ngày trước khi thí nghiệm).
- Dung dịch sulphanilic trong HCl.
- Dung dịch HgSO4 10% trong H2SO4 5%.
- Dung dịch Na2CO3 10%.
- NaNO2 2,5% và 10%.
- Rượu ethylic.
- Đèn điện 200 - 300 W.
- Đèn cồn.
- Bếp cách thủy.
- Bếp điện.
- Dao lam.
- Ống nghiệm.
- Phễu.
- Đĩa petri.
Tiến hành
Dùng lá cây chọn để nghiên cứu cho chiếu sáng và che tối và làm mất màu bằng cồn
như làm thí nghiệm phát hiện tinh bột ở trên, sau đó nhúng các mảnh lá này vào một trong
các dung dịch sau:
- Với dung dịch HgSO4 10% trong H2SO4 5%, khi có protein mô lá sẽ dần dần bắt
màu đ hồng.
- Với dung dịch sulphanilic trong HCl: Giữ các mảnh lá trong thuốc thử 30 phút rồi
để lên lam kính và tẩm ướt lá bằng 2 - 3 giọt Na2CO3 10%. Khi có protein sẽ xuất hiện
màu đ da cam.
307
Thí nghiệm 3. Phát hiện đường và acid amine hình thành trong quang hợp
Nguyên tắc
Đường và các acid amin xuất hiện trong cây ở những giai đoạn đầu của quá trình
quang hợp. Để phát hiện các chất này, người ta thường dùng phương pháp sắc ký trên
giấy. Với những thuốc thử đ c trưng, đường và các acid amin trong dịch chiết từ lá sẽ xuất
hiện trên sắc ký đồ với những màu tương ứng.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Cây chọn nghiên cứu (đ t trong tối khoảng 2 - 3 ngày trước khi thí nghiệm).
- Alinine phtalate.
- Rượu butylic bão hòa nước.
- Izatine (2, 4, 5, 6, 7, 8 - xem cách pha ở phần phụ lục).
- Floroglucine.
- Amoniac Bạc.
- Ninhydrin.
- NiSO4 7,5%.
- NaNO2 2,5 % và 10%.
- Rượu ethylic.
- Bút chì đen.
- Giấy sắc ký.
- Gía gắn giấy sắc ký.
- Đèn điện 200 - 300 W.
- Đèn cồn.
- Bếp cách thủy.
- Bếp điện.
- Dao lam.
- Ống nghiệm.
- Đĩa petri.
- Khoan nút chai.
- Tủ sấy.
Tiến hành thí nghiệm
Đ t các cây được chọn làm thí nghiệm vào trong tối 2 - 3 ngày để lá sử dụng hết các
sản phẩm quang hợp. Để phát hiện đường và acid amin, người ta cắt những nửa lá dọc
theo gân chính (cách gân khoảng 0,5cm) ở 2 - 3 lá. Dùng khoan lá (có đường kính 1 cm2)
khoan lấy 5 - 6 mảnh lá, cho vào ống nghiệm, thêm 3 ml cồn rồi đun trên nồi cách thủy
2 - 3 phút để rút sắc tố, đường và acid amin. Dịch sau khi đun lá được cho vào một ống
nghiệm khác khô và sạch. Tiếp tục cho cồn vào ống nghiệm chứa các mảnh lá và làm như
trên cho đến khi các mảnh lá hoàn toàn mất màu. Dịch chiết thu được dùng để phát hiện

308
đường và các acid amin (chú ý đánh dấu ở ống nghiệm), còn các mảnh lá có thể dùng để
phát hiện tinh bột theo thí nghiệm 1.
Các nửa lá còn lại đem chiếu sáng 45 - 60 phút rồi cũng khoan và chiết rút dịch như
trên để phát hiện sản phẩm quang hợp. Phát hiện đường và các acid amin bằng phương
pháp như sau:
Chuẩn bị giấy sắc ký, dùng bút chì đen kẽ nhẹ một đường cách mép dưới giấy
khoảng 3 cm. Lấy pipette hẹp nh một giọt dung dịch cồn rút từ lá trong tối và ngoài sáng
lên mép của một đầu mảnh giấy sắc ký (chú ý đánh dấu loại dịch rút trong tối hay ngoài
sáng). Sau khi giọt dung dịch cồn khô, cho giấy sắc ký vào bình sắc ký có dung môi là
rượu butyric bão hòa nước được acid hóa (chú ý không để cho vạch xuất phát ngâm vào
dung môi và tránh để giấy sắc ký chạm vào thành bình sắc ký) để làm khuếch tán đường
và acid amine. Để sắc ký chạy ít nhất là 1 giờ, sau đó sấy khô giấy trong tủ sấy ở nhiệt độ
60 - 70oC, cắt đôi mỗi vệt (sáng và tối) rồi làm hiện màu sắc đồ đường và các acid amin
bằng cách dùng bơm phun phun lên giấy một trong những thuốc thử đ c trưng sau đây
(chú ý phải phun thật đều và không làm giấy ướt quá).
Để làm xuất hiện đường
- Với alanine phtalate: Trên sắc ký đồ màu của các loại đường như sau: glucose và
xylose có màu nâu, saccharose và fructose màu đ nâu.
- Với floroglucine: Glucose có màu đ nâu, xylose có màu tím, saccharose và
fructose có màu nâu.
- Với amoniac bạc: Màu của các đường đơn là màu nâu.
Sau khi phun, sấy khô giấy 5 phút trong tủ sấy ở 80 - 100oC. Đồng thời phun và sấy
những mảnh giấy sắc ký trên đó có các mẫu chuẩn. Nhờ những thang chuẩn này sẽ xác
định được các loại đường trên sắc đồ.
Để làm xuất hiện các acid amin
- Với ninhydrin: Màu của acid amin từ đ đến xanh tím.
- Với izatine: Các acid amine khác nhau và các amid tạo với izatine các màu khác
nhau (glycine màu đ , alanine màu xanh tím, proline màu xanh).
Sau khi phun thuốc thử, sấy sắc ký đồ ở nhiệt độ 80-90oC trong tủ sấy 5-10 phút.
Khi dùng ninhydrin cần phun phụ thêm dung dịch NiSO4 7,5% để giữ màu trên giấy.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. So sánh màu của các mảnh lá khi được chiếu sáng và không chiếu sáng?
2. Nêu nhận xét về sự khả năng hình thành tinh bột của là khoai lang trong thí
nghiệm này.
3. Nhận xét về sự hình thành protein của đối tượng nghiên cứu trong thời gian thí
nghiệm.
4. So sánh khả năng hình thành đường và các acid amine ở lá khi ở trong tối và ở
ngoài sáng.

309
Bài 5. Quang hợp của cây thủy sinh và ảnh hưởng
của điều kiện ngoại cảnh đến cường độ quang hợp
Thí nghiệm 1. Xác định cường độ quang hợp của cây thủy sinh bằng phương
pháp đếm bọt khí O2
Nguyên tắc
Ở ngoài sáng, trong cây xảy ra quá trình quang hợp mà sản phẩm của nó là O 2 được
tích lại trong gian bào. Khi cắt cành lượng khí dư sẽ bắt đầu thoát ra ngoài từ bề m t lát
cắt thành dòng bọt khí liên tục. Tốc độ tạo thành các bọt khí phụ thuộc vào cường độ
quang hợp. Phương pháp này không có độ chính xác cao nhưng rất đơn giản và cho ta
thấy được khái niệm về mối liên quan giữa quá trình quang hợp với các điều kiện
ngoại cảnh.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Rong Hydrilla verticilata.
- Tinh thể NaHCO3.
- CuSO4 4% bão hòa amonium.
- Dung dịch K2Cr2O7 1%.
- Bình thủy tinh.
- Cốc thủy tinh.
- Dao lam.
- Phễu thủy tinh.
- Ống nghiệm.
- Bếp điện.
- Nhiệt kế.
- Bóng đèn 100 - 200 W.
- Đồng hồ.
- Nước đá.
Tiến hành thí nghiệm
Đ t cành Hydrilla verticilata vào cốc thủy tinh. Dùng lưỡi dao cạo sắc cắt 1 lát nữa
để thông dòng khí đi ra. Đ t cành quay lát cắt lên phía trên vào ống nghiệm chứa nước
giàu khí CO2 (trước khi cho cành vào, thêm vào ống nghiệm một ít NaHCO 3 và lắc ống).
Lấy một cái phểu thủy tinh úp ngược vào cành rong, sao cho phần cắt của cành hướng về
phần cuống phêu, sau đó úp phểu vào cốc nước giàu khí CO2 cho toàn phểu cùng các cành
rong ngập trong nước. Úp lên cuống phễu một ống nghiệm chứa đầy nước (trước khi úp
ống nghiệm, cho nước vào đầy ống nghiệm dùng ngón tay cái bịt miệng và dốc ngược ống
nghiệm đưa vào cuống phễu). Đ t ống nghiệm dưới nguồn sáng đợi cho bọt khí thải ra
đều đ n. Đếm số bọt khí thải ra trong thời gian nhất định.

310
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ quang hợp của
cây thủy sinh
Chuẩn bị thí nghiệm tương tự như trên, sau đó, cho nước máy (20oC) vào cốc thủy
tinh (1 lít). Đ t ống có mang cành thí nghiệm vào bình này. Dùng bóng đèn l00 - 200 W
làm nguồn sáng để quang hợp. Đếm số bọt khí O2 thải ra ở những khoảng cách nguồn
sáng khác nhau.
Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của thành phần quang phổ ánh sáng
Tiến hành
Đếm số bọt khí thoát ra khi chiếu sáng bằng ánh sáng trắng (ống mang cành thí
nghiệm đ t vào bình có chứa nước thường).
Tiếp theo tiến hành thí nghiệm với ánh sáng đ bằng cách thay nước ở bình ngoài
bằng dung dịch K2Cr2O7 1%. Dung dịch này cho các tía đ da cam và vàng đi qua còn giữ
lại các tia xanh tím.
Sau đó, xác định quang hợp với tia xanh tím bằng cách cho vào bình ngoài dung
dịch CuSO4 4% bão hòa amoniac.
Tất cả các quan sát này tiến hành ở cùng một nhiệt độ và cách nguồn sáng một
khoảng cách như nhau. Đếm số bọt khí như trên.
Viết tường trình và giải thích.
Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Tiến hành
Cho vào bình ngoài lúc đầu là nước ấm (38oC), đếm số bọt khí thải ra trong 1phút.
Sau đó thay bình ngoài bằng nước lạnh (10oC) rồi đếm số bọt khí ở các khoảng cách
nguồn sáng giống nhau.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Viết phương trình phản ứng trong đó O2 được thải ra.
2. Tại sao phải cho thêm NaHCO3 vào cốc nước.
3. Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng sau:
Khoảng cách đến Nền sáng Nhiệt độ Lượng bọt khí O2
nguồn sáng (cm) (Độ C) trong 2 phút
5 Trắng 25
10 Trắng 25
20 Trắng 25
5 Đ 25
5 Xanh tím 25
5 Trắng 25
5 Trắng 15
5 Trắng 38
4. Kết luận ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, thành phần quang phổ và nhiệt độ
đến cường độ quang hợp của đối tượng nghiên cứu từ kết quả thu được.

311
Chương V
HÔ HẤP TẾ BÀO

Bài 1. Sự tiêu hao chất khô trong quá trình hô hấp


của hạt nảy mầm
Nguyên tắc
Đối tượng thuận tiện hơn cả cho việc xác định lượng chất hữu cơ bị phân giải trong
quá trình hô hấp là hạt nảy mầm. Cho hạt nảy mầm trong tối trong mùn cưa ẩm, có nghĩa
là trong điều kiện có thể loại trừ được khả năng dinh dưỡng đất lẫn dinh dưỡng khí.
Sau một thời gian nhất định, đem sấy khô hạt nảy mầm rồi cân. Để xác định trọng
lượng khô ban đầu cần phải dùng mẫu hạt tương tự (nhưng chưa nảy mầm) để sấy (khi sấy
ở nhiệt độ cao phôi sẽ bị chết, hạt không nảy mầm được). Cần phải sấy hạt trong khoảng 2
giờ ở 130oC vì ở nhiệt độ này các protein của hạt mới hoàn toàn bị phân hủy và nước ở
dạng liên kết trong hạt sẽ được giải phóng ra. Những mẫu thực vật tươi (như lá, mầm...)
có thể đạt ở trạng thái khô tuyệt đối ở 100 - 105oC.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Hạt đậu các loại.
- Cân phân tích.
- Mùn cưa đã được đun sôi với nước và vắt khô.
- Hộp sấy mẫu.
- Bình hút ẩm.
- Đĩa petri.
- Cốc thủy tinh.
- Giấy lọc.
Tiến hành thí nghiệm
Chọn mỗi loại đậu 10 hạt tốt và giống nhau cho lên đĩa cân và cân bằng với 10 hạt
cùng loại như vậy trên đĩa cân thứ hai. Mẫu một (10 hạt) vào cốc có chứa một ít nước và
ngâm 1 - 2 giờ cho hạt trương lên, còn mẫu hai (10 hạt còn lại) đem cân, ghi lại trọng
lượng rồi cho vào hộp nhôm sấy trong tủ sấy ở 130oC (không ít hơn 2 giờ), cho vào bình
hút ẩm, để nguội và cân để xác định trọng lượng khô của hạt.
Cho vào cốc thủy tinh một ít mùn cưa ẩm đã vắt hết nước, cho hạt đã trương nước
vào, rắc một lớp mùn cưa lên, rồi lại cho một lớp hạt, cuối cùng phủ một lớp mùn cưa lên
hạt, dùng tay ấn nhẹ mùn cưa cho phẳng đều. Đ t cốc vào trong tối và chú ý tưới nước
nhẹ lên mùn cưa (nếu bị khô). Sau một tuần lấy mầm ra kh i mùn cưa, rửa rễ cho sạch,
thấm khô bằng giấy lọc rồi cân. Cho mầm vào trong bao giấy (làm bằng giấy lọc ho c
giấy báo) rồi sấy ở 100 - 105oC cho đến khi trọng lượng không đổi (sấy khoảng 4 - 6 giờ),
để nguội trong bình hút ẩm rồi cân. Nếu hạt không nảy mầm hết thì chỉ cân hạt đã nảy

312
mầm, sau đó tính trọng lượng tươi và khô của mầm trên 10 hạt. Nếu làm nhiều loại hạt thì
nên cho mỗi loại nảy mầm trong một cốc riêng.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Ghi chú kết quả thu được vào bảng sau:
Trọng lượng
Trọng lượng
Hàm của 10 mầm Hàm
của 10 hạt (g) Sự mất chất khô
lượng (g) lượng
Đối
nước nước Tính theo
tượng Khô Khô Khô Tính theo
trong trong % trọng
không tuyệt Tươi tuyệt g trọng
hạt mầm lượng khô
khí đối đôi lượng hạt
(%) (%) tuyệt đối
1.
2.
3.

2. So sánh và giải thích nguyên nhân thay đổi trọng lượng tươi và khô trong quá
trình nảy mầm của hạt.

313
Bài 2. Xác định cường độ hô hấp của thực vật theo lượng co2
thải ra bằng phương pháp Boisen - Jensen
Nguyên tắc
Hô hấp là quá trình oxy hóa sinh học các chất hữu cơ với sự tham gia của O 2. Kết
quả cuối cùng của quá trình này là chất hữu cơ bị phân giải tạo thành khí CO2 và nước
đồng thời giải phóng một lượng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể thực
vật. Để đánh giá khả năng hô hấp của thực vật người ta dùng khái niệm cường độ hô hấp.
Cường độ hô hấp là số mg CO2 được thải ra (ho c đo theo lượng O2 hút vào) bởi 1 gam
đối tượng thực vật khi hô hấp trong 1 giờ. Phương pháp này dựa trên cơ sở đo lượng khí
CO2 thải ra trong một bình kín. Người ta cho lượng mẫu cần nghiên cứu và lượng dung
dịch kiềm nhất định vào trong bình kín. CO2 thải ra trong quá trình hô hấp sẽ tác dụng với
kiềm, kết quả là nồng độ kiềm sẽ giảm xuống.
Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O
Sau một thời gian nhất định, chuẩn lượng kiềm dư trong bình bằng HCl cùng
nồng độ.
Ba(OH)2 + 2HCl BaCl2 + H2O
So sánh kết quả thu được với kết quả chuẩn độ của cùng đương lượng kiềm ban đầu
(trong bình kiểm tra). Việc chuẩn độ lượng kiềm ban đầu cần thiết để xác định nồng độ
ban đầu của kiềm đồng thời tính được lượng nh CO2 chứa ở trong bình trước khi thí
nghiệm cũng như lượng CO2 kiềm hấp thụ khi mở bình. Hiệu số giữa các kết quả chuẩn
độ khí chứa trong bình kiểm tra và bình thí nghiệm tỷ lệ thuận với lượng CO2 thải ra trong
hô hấp.
Khoảng thời gian thí nghiệm thuộc vào kích thước của mẫu và cường độ hô hấp của
đối tượng nghiên cứu. Nếu thời gian ngắn thì hiệu số giữa kết quả chuẩn độ bình kiểm tra
và thí nghiệm sẽ không tin cậy. Ngược lại, nếu trong bình có lượng Ba(OH) 2 quá ít thì
CO2 sẽ không được hấp thụ hết. Vì vậy, tốt hơn cả là chọn khoảng thời gian thí nghiệm
sao cho khoảng 20 - 50% kiềm được sử dụng để liên kết CO2.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Hạt nảy mầm, hạt không nảy mầm, chồi. lá, than,... của các thực vật khác nhau.
- Dung dịch Ba(OH)2 0,025N đựng trong bình kín có nối với burette chuẩn độ.
- Dung dịch HCl 0,025N.
- Thuốc thử phenolphthalein.
- Bình tam giác ho c bình thủy tinh giống nhau với thể tích 250 - 300 ml có nút cao
su đục lỗ.
- Mảnh vải màn ho c túi lưới sắt nh .
- Burette chuẩn độ.
- Cốc thủy tinh.
- Đũa thủy tinh.

314
- Túi lưới (ho c mảnh vải màn kích thước 10 x10 cm.
- Ống nh giọt.
Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm này được tiến hành trong các bình tam giác ho c bình thủy tinh giống
nhau với thể 250 - 300 ml. Trước khi thí nghiệm mở các bình khoảng 15 - 20 phút, sau đó
đậy bình lại bằng 1 loại nút có một lỗ nh được bịt kín bằng đũa thủy tinh.
Một bình dùng làm bình kiểm tra còn các bình khác để làm thí nghiệm. Cho 5 - 10 g
mỗi loại mẫu cần nghiên cứu vào một cái túi lưới làm bằng vải màn ho c bằng lưới sắt và
treo túi vào cái mốc trên nút.
Đậy nút vào bình (thí nghiệm) để kiểm tra xem túi mẫu có thể đưa qua đưa lại cổ
bình một cách dễ dàng hay không và túi có bị treo quá thấp hay không.
Nếu đối tượng thí nghiệm là cành lá cắt rời thì phải ngâm cuống lá trong nước.
Qua lỗ nh trên nút, cho vào mỗi bình thí nghiệm 10 ml Ba(OH)2 0,025 N và 2 - 3
giọt phenolphtalein. Đậy ch t nút bình lại và ghi thời gian bắt đầu thí nghiệm. Đối với các
đối tượng có chứa các phần xanh của cây phải để trong tối suốt thời gian thí nghiệm để
loại trừ ảnh hưởng của quá trình quang hợp.
Mục đích của thí nghiệm là so sánh cường độ hô hấp của những đối tượng khác nhau.
Cho vào bình kiểm tra (không chứa mẫu) 10 ml Ba(OH)2 0,025 N và 2 - 3 giọt
phenolphtalein rồi đậy ch t bình.
Thỉnh thoảng cần lắc nhẹ bình thí nghiệm để phá vỡ màng BaCO3, đảm bảo cho việc
hấp thụ hoàn toàn CO2 nhưng lưu ý không được để một giọt dung dịch nào dính lên túi
mẫu. Sau 1 - 2 giờ mở nút lấy nhanh túi ra và ghi lại thời gian kết thúc thí nghiệm.
Dùng HCl 0,025N chuẫn độ lại lượng kiềm dư (qua lỗ trên nút) cho đến khi mất
màu hồng.
Để tránh việc làm giảm nồng độ Ba(OH)2 do hấp thụ CO2 của không khí người ta
chuẩn độ dung dịch trong bình bằng một cái ống có chứa oxyd Ca, còn lỗ kia được gắn
ch t vào đầu chuẩn của burette.
Bình kiểm tra có thể chuẩn độ sau khi cho Ba(OH)2 vào 20 phút. Trong thời gian
này phải lắc bình liên tục.
Hiệu số giữa thể tích dung dịch HCl dùng để chuẩn độ Ba(OH)2 trong bình kiểm tra
và bình thí nghiệm nhân với 0,55 (số mg CO2 tương ứng với 1ml dung dịch Ba(OH)2 hay
HCl nồng độ 0,025N) là lượng CO2 do mẫu thải ra. Tính cường độ hô hấp theo lượng CO2
(mg) do 1 gam nguyên liệu thực vật thải ra trong 1 giờ theo công thức sau:

(V1 – V2) x K x 0,55


R=
Pxt

Trong đó:
V1: Kết quả chuẩn độ bình kiểm tra.

315
V2: Kết quả chuẩn độ bình thí nghiệm.
K: Hệ số điều chỉnh chuẩn độ của HCl.
P: Trọng lượng mẫu thí nghiệm.
t: Thời gian thí nghiệm (giờ).
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng sau:
Lượng HCl
Thời gian
Thể chuẩn (ml)
Lượng
Đối tích Thời Hệ số Cường
mẫu Trước Bình Bình
tượng Ba(OH)2 sau thí gian điều độ hô
(g) thí kiểm thí
(ml) nghiệm hô chỉnh hấp
nghiệm tra nghiệm
hấp
1.
2.
3.

316
Bài 3. Một số enzyme của quá trình hô hấp
Thí nghiệm 1. Phát hiện enzyme catalase trong lá rong Hydrilla verticilata
Nguyên tắc
H2O2 khi bị enzyme catalase phân giải sẽ giải phóng ra O2. Nhờ đó ta phát hiện ra
enzyme catalase.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá cây thủy sinh Hydrilla verticilata già và non.
- Kính hiển vi.
- Lame.
- H2O2 3%.
- Đèn cồn.
- Ống nh giọt.
- Giấy thấm.
Tiến hành thí nghiệm
Lấy lá Hydrilla verticilata non và già, lên lam kính với một giọt nước và quan sát
dưới kính hiển vi để thấy được tế bào lá trong nước (tế bào ở trạng thái bình thường không
có bọt khí thoát ra).
Nh H2O2 3% lên lam kính khác rồi đ t vào mỗi giọt 1 lá Hydrilla verticilata non và
già ở trên. Quan sát ngay dưới kính hiển vi.
H2O2 xâm nhập vào các tế bào Hydrilla verticilata và bị enzyme catalase trong tế
bào phân hủy giải phóng O2. Hiện tượng đó thể hiện ở chổ những bọt khí O2 thoát ra từ
khoang giữa những tế bào. Số lượng bọt khí bay ra ở những lá già và những lá non không
giống nhau.
Làm thí nghiệm tương tự với những lá bị đun sôi và quan sát dưới kính hiển vi.
Thí nghiệm 2: Khả năng khử của lá
Nguyên tắc
Có thể dùng xanh methylen làm chất nhận hydrogene để làm thí nghiệm với enzyme
khử. Xanh methylen là thuốc nhuộm màu không chứa Oxygene. Khi nó kết hợp với 2
nguyên tử hydrogene thì biến thành dạng khử không màu.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ:
- Lá Hydrilla verticilata.
- Dung dịch xanh methylene 0,05 g/lít.
- Kính hiển vi.
- Lame và lamen.
- Bếp điện.
- Cốc thủy tinh.

317
Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm có thể tiến hành với bất kỳ lá nào có tính khử cao. Lấy một đoạn cành
nh Hydrilla verticilata có lá non, già khác nhau. Rửa sạch cành và cho vào ống nghiệm
có sẵn dung dịch xanh methylene. Sau 30 phút lấy cành ra rồi ngâm vào nước để rửa sạch
thuốc nhuộm bám lên bề m t lá. Tách một vài lá có tuổi khác nhau quan sát dưới kính
hiển vi có độ phóng đại nh , ta sẽ thấy những lá non không bị nhuộm màu, những lá già bị
nhuộm màu hoàn toàn, còn những lá trung gian chỉ bị nhuộm màu ở đỉnh thôi. Ngoài ra, lá
càng già diện tích vết nhuộm càng lớn. Cuống lá là phần non nhất của lá, lúc nào cũng
không màu, trừ các lá già.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. So sánh số bọt khí O2 thoát ra khi nh H2O2 vào lá già và lá non. Giải thích?
2. So sánh hiện tượng xảy ra giữa lá bình thường và lá bị đun sôi khi ngâm trong H2O2.
3. Nhận xét về khả năng bắt màu của lá non và lá già khi ngâm lá vào dung dịch
xanh methylene, qua đó rút ra kết luận về khả năng khử của lá và giải thích.
Thí nghiệm 3. Phát hiện enzyme polyphenoloxydase và peroxydase
Nguyên tắc
Polyphenoloxydase thuộc nhóm enzyme oxydase là những enzyme chuyển điện tử
từ các chất bị oxy hóa tới O2. O2 được hoạt hóa bằng cách đó sẽ kết hợp với H tách ra từ
bản thể hô hấp để tạo thành nước ho c H2O2 theo sơ đồ sau:
oxydase
oxydase
2AH2 + O2 2A + H2O
Polyphenoloxydase oxy hóa polyphenol nhờ oxygene của không khí để tạo thành quinon.
Có thể phát hiện polyphenoloxydase nhờ dung dịch nhựa gvaiacovic 1%. Dung dịch
này khi có enzyme polyphenoloxydase sẽ làm cho đổi màu từ vàng sang xanh lam.
Nguyên nhân là do các polyphenol chứa trong nhựa gvaiacovic không có khả năng tự kết
hợp với oxygen phân tử (O2) sẽ bị oxy hóa bởi oxy đã được hoạt hóa.
Peroxydase là enzyme oxy hóa polyphenol và các amino acid thơm nhờ oxygene
của H2O2.
peroxydase
peroxydase
Diphenol + H2O2 Quinon + 2 H2O
Để phát hiện peroxydase có thể dùng chính phản ứng oxy hóa polyphenol của nhựa.
Nhưng vì peroxydase không kết hợp được với O2 nên cần phải thêm H2O2 vào dung
dịch nhựa.
Tiến hành thí nghiệm trên hai lát cắt của phần cây định nghiên cứu bằng cách cho
lên lát cắt thứ nhất dung dịch nhựa và và cho lên lát cắt thứ hai dung dịch nhựa và H 2O2.
Khi đó sự hóa xanh lam của lát cắt thứ nhất chứng t sự có m t của polyphenoloxydase
trong tế bào, còn sự hóa xanh lam của lát cắt thứ hai là kết quả của sự tác động đồng thời
của hai enzyme polyphenoloxydase và peroxydase, ho c trong trường hợp không có

318
enzyme thứ nhất trong mẫu nghiên cứu thì chứng t trong mẫu chỉ có peroxydase (sự xanh
hóa nhanh hơn của lát cắt thứ hai chứng t sự có m t của cả hai enzyme).
Tiến hành
Đ t lên đĩa petri hai lát cắt của đối tượng nghiên cứu, thấm ướt cả hai mẫu bằng
dung dịch nhựa gvaiacovic 1%. Nh thêm vài giọt H2O2 vào lát cắt thứ hai. Dùng mẫu đã
đun sôi trước làm đối chứng và cũng xử lý như trên với các dung dịch. Làm thí nghiệm
với một số đối tượng. Chú ý không để dịch bào từ đối tượng này vào đối tượng kia; dao
dùng để cắt mẫu phải được rửa thật sạch sau mỗi lần cắt. Ghi kết quả vào bảng sau, đánh
dấu cả tốc độ xuất hiện màu xanh:
Sự hóa màu dưới tác dụng của
Đối tượng nghiên cứu
Nhựa gvaiacovic Nhựa gvaiacovic + H2O2
1.
2.
3.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Nhận xét về sự có m t hay không có m t của hai enzyme trên trong các đối tượng
nghiên cứu.
2. Đánh giá sơ bộ hoạt tính của enzyme polyphenoloxydase theo sự hóa màu của lát
cắt thứ nhất và hoạt tính của enzyme peroxydase theo tốc độ hóa màu của lát cắt thứ hai
và thứ nhất.

319
Chương VI
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT

Bài 1. Xác định nhanh khả năng nảy mầm của hạt
Thí nghiệm 1. Xác định khả năng nảy mầm của hạt theo Neliubop
Nguyên tắc
Khi tế bào thực vật sống, màng sinh chất có tính thấm chọn lọc. Tính thấm chọn lọc
của tế bào bị mất đi khi tế bào chết. Phương pháp này dựa trên khả năng bắt màu indigo
carmin của chất nguyên sinh chết, trong khi chất nguyên sinh sống hoàn toàn không
bắt màu.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Hạt ngô hay lúa.
- Dung dịch indigo carmin 0,2%.
- Dao mổ và kim nhọn.
- Kính hiển vi, lame và lamen.
- Bếp điện, nồi cách thủy, giấy lọc.
Tiến hành thí nghiệm
Ngâm hạt lúa hay ngô thí nghiệm trong nước khoảng 10 giờ, sau đó vớt ra và ủ
3 - 5 giờ (chú ý giữ hạt ẩm trong quá trình ủ). Dùng dao mổ và kim nhọn tách phôi từ hạt
ra (khoảng 10 phôi), đ t phôi tách ra trong đĩa petri ho c đĩa đồng hồ có lót giấy lọc ẩm.
Lấy một nữa số phôi tách được ở trên cho vào ống nghiệm và đun trên nồi cách
thủy 5 phút để giết phôi. Ngâm số phôi sống còn lại và phôi chết vào dung dịch indigao
carmine 0,2% trong 2 giờ. Sau đó, quan sát dưới kính hiển vi. Phôi sống không bắt màu,
còn phôi chết bắt màu đậm với thuốc thử.
Ghi kết quả vào bảng dưới đây:
Số hạt lấy Số phôi không % phôi có khả
Số phôi bắt màu
phân tích bắt màu năng nảy mầm

Viết báo cáo thí nghiệm


Rút ra kết luận từ kết quả thu được ở bảng trên và giải thích.
Thí nghiệm 2. Xác định khả năng sống của hạt cây gỗ theo Kuznhexop
Nguyên tắc
Thông thường hạt cây gỗ không chứa tinh bột nhưng khi chúng nảy mầm thì ở
những hạt có khả năng nảy mầm lại xuất hiện tinh bột. Ở những hạt không có khả năng
nảy mầm thì tinh bột không được hình thành. Sự xuất hiện tinh bột ở phôi chứng t hạt có
khả năng sống. Sự tạo thành tinh bột trong hạt được phát hiện ra bằng dung dịch iode
trong iodua Kali.
320
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Hạt cây cần nghiên cứu.
- Dung dịch iode trong iodua kali.
- Dao mổ.
- Kim nhọn.
- Đĩa petri.
Tiến hành thí nghiệm
Ủ hạt nghiên cứu trong một ngày. Dùng dao nhọn tách phôi của các hạt đã được ủ.
Lấy khoảng 10 phôi và nhuộm màu bằng dung dịch iode trong iodua kali. Sau 30 phút vớt
phôi ra, rửa bằng nước sạch rồi quan sát và tính kết quả. Những phôi có khả năng nảy
mầm sẽ bắt màu sẫm ho c cuống hạt có màu sẫm, còn các hạt không có khả năng sống thì
phôi bắt màu vàng.
Viết báo cáo thí nghiệm
1. Tính phần trăm số hạt nghiên cứu có khả năng nảy mầm?
2. Nhận xét về khả năng nảy mầm của hạt cây thí nghiệm.

321
Bài 2. Xác định sinh trưởng của thực vật
bằng phương pháp đánh dấu
Thí nghiệm 1. Xác định vùng sinh trưởng rễ
Nguyên tắc
Sinh trưởng theo chiều dài của rễ và thân nhờ hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Trong quá trình sinh trưởng, tế bào thực vật lần lượt trải qua 3 giai đoạn (ba pha):
- Pha phân chia.
- Pha kéo dài.
- Pha phân hóa.
Ở pha thứ 2, sự tăng kích thước của tế bào là nhanh nhất. Để phát hiện các vùng kéo
dài của tế bào, có thể sử dụng phương pháp đánh dấu bằng mực tàu lên bề m t các cơ
quan sinh trưởng trên cùng một khoảng cách, giữa các dấu có thể đánh giá khả năng sinh
trưởng của các phần khác nhau của cơ quan nghiên cứu.
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Mầm đậu và ngô.
- Mầm của hạt hướng dương (ho c đậu tương).
- Mực tàu đen (mài mực tàu khô với 5% dextrin ho c albumin).
- Bút lông nh .
- Lọ thủy tinh có nút đậy bằng cao su ho c nút bấc, nút lie.
- Kim nhọn nh (ho c kim băng).
- Băng giấy kẻ li.
- Giấy lọc.
- Kéo.
- Kẹp.
- Diêm.
- Đĩa petri.
- Thước chia độ.
Tiến hành thí nghiệm
- Chuẩn bị đậu ho c ngô mầm: Gieo hạt đậu ho c ngô vào một các chậu sâu có mùn
cưa ẩm. Dùng đũa thủy tinh làm thành một lỗ sâu trong lớp mùn cưa để rễ có thể mọc tự
do theo hướng thẳng đứng. Ta sẽ được mầm đậu ho c ngô có rễ thẳng.
Gieo hạt đậu tương ho c hạt hướng dương trong chậu đất trong tối sao cho đến thời
điểm thí nghiệm mầm cây có thân mầm dài 3 - 4 cm.
Lấy 3 hạt đã nảy mầm từ cốc mùn cưa và dùng mẫu giấy lọc thấm cẩn thận ở trên bề
m t rễ. Đ t băng giấy kẻ li trên bề m t rễ và dùng bút lông nh chấm mực tàu và đánh dấu
lên rễ như sau: Dấu thứ nhất cách đầu rễ 1 mm; các dấu tiếp theo cứ cách nhau 2 mm một.

322
Sau đó, đ t hạt mầm vào phòng nuôi ẩm làm bằng một cái cốc ho c chậu thủy tinh hình
trụ có nút, thành được lót bằng giấy lọc ẩm, đáy chứa một ít nước (khoảng 1/3 chậu).
Đ t hạt mầm vào phòng ẩm như sau:dùng kim băng ho c kim nhọn sạch ghim một
đầu vào hạt sao cho không chạm vào rễ và thâm lá mầm, đầu kia đính vào một nút cao su
sao cho rễ ở vị trí thẳng đứng. Để cho hạt kh i khô cần đ t dưới hạt một băng giấy lọc hẹp
sao cho đầu trên của băng giấy được gắn vào chính đầu kim gắn vào hạt, còn đầu dưới
được nhúng vào nước trong đáy cốc ho c chậu. Sau 24 giờ đo lại khoảng cách giữa các
dấu mực.
Tính tốc độ sinh trưởng đối với mỗi phần bằng cách lấy các giá trị thu được trừ đi
khoảng cách ban đầu giữa các dấu. Ghi kết quả vào bảng tính theo các phần của rễ từ dưới
lên trên (khoảng cách từ đầu rễ cho đến đầu thứ nhất được xem như là phần thứ nhất).
Thí nghiệm 2. Xác định vùng sinh trưởng thân
Tiến hành thí nghiệm
Chọn 3 mầm hạt hướng dương ho c đậu, dùng mực tàu đánh dấu trên thân mầm như
sau: Tính từ lá mầm cứ cách 2 mm một lại đánh dấu một đầu (cây đã được trồng trước
trong chậu đất), tưới cho cây và để vào chỗ tối. Sau 24 giờ đo lại khoảng cách giữa các
dấu và xác định tốc độ sinh trưởng của mỗi phần bằng cách lấy giá trị thu được trừ đi
khoảng cách ban đầu 2 mm.
Viết báo cáo thí nghiệm
Về rễ, thân và ghi những dấu đã đánh lúc đầu và khi kết thúc thí nghiệm song song
với hình thứ hai có phân chia rõ từng vùng sinh trưởng - vùng phôi, vùng kéo dài và cùng
phân hoá.
Trên cơ sở những số liệu trung bình thu được, vẽ đồ thị biểu diễn “thời kỳ sinh
trưởng lớn nhất” của rễ và thân với trục hoành biểu thị số phần còn trục tung - tốc độ sinh
trưởng. Nêu kết luận về sự sinh trưởng chiều dài của những cơ quan trụ của cây, đối chiếu
với kích thước của các vùng kéo dài của rễ và thân.
Ghi kết quả vào bảng sau:
Miền tăng trưởng tính bằng mm
Rễ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 a b c ... ... ... ... ... ... ...
2 a1 b1 c1 ... ... ... ... ... ... ...
3 a2 b2 c2 ... ... ... ... ... ... ...
4
5
6
7
8

323
9
10 a10 b10 c10
Trung bình an bn cn

1. Nhận xét khả năng sinh trưởng của các phần khác nhau của rễ.
2. Kết luận về sự sinh trưởng chiều dài của những cơ quan trụ của cây.
3. So sánh kích thước của các vùng kéo dài của rễ và thân.

324
Bài 3. Tác động của chất kích thích sinh trưởng
đến một số hoạt động sinh trưởng của cây
Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của acid indolacetic (AIA) lên sự ra rễ của các cành
Nguyên tắc
Các phytohormone tự nhiên (AIA) và một số chất tổng hợp gây nên sự phát sinh rễ
phụ trên thân của các cành cây họ hòa thảo và cây gỗ. Việc xử lý bằng các chất kích thích
được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn trồng trọt khi cho sinh sản các loài cây khó ra rễ.
Cành (mầm) đậu có khả năng ra rễ không cần xử lý bằng các chất kích thích sinh
trưởng, tuy nhiên sự hình thành rễ của chúng khá nhanh dưới ảnh hưởng của các chất kích
thích sinh trưởng và nhờ đó đối tượng này có thể dùng để xác định hoạt tính sinh lý của
những chất còn chưa được nghiên cứu.
Đối tượng, hoá chất và dụng cụ
- Mầm đậu 10 ngày tuổi được trồng trong chậu có chứa mùn cưa ẩm.
- Dung dịch AIA (heteroauxin) 70 mg/l (cách pha xem phần phụ lục).
- Cốc thủy tinh ho c sứ có dung tích 100 - 200 ml (2 cái).
- Dao cạo.
Tiến hành thí nghiệm
Lấy 2 cốc thủy tinh (ho c sứ) có bao giấy đen. Cho nước máy vào một cốc đến độ
cao 4 - 5 cm, còn vào cốc thứ hai - dung dịch AIA 70 mg/l (chú ý đánh nhãn để đánh dấu
các cốc). Dùng lưỡi dao cạo cắt một số mầm đậu 10 ngày tuổi giống nhau (lấy không ít
hơn 4 mầm) có chiều cao 10- 15 cm (từ cổ rễ). Một nửa số mầm đậu đ t vào cốc nước
máy (cốc đối chứng), nửa số mầm còn lại ngâm vào cốc chứa dung dịch AIA trong 3 giờ.
Sau đó đổ dung dịch đi, tráng rửa cốc và mầm (cành) đậu bằng nước rồi ngâm cành trong
lượng nước máy bằng lượng nước ở cốc kiểm tra (đối chứng).
Đ t các cốc đựng cành ngâm đối chứng và thí nghiệm ra ngoài ánh sáng ở nhiệt độ
trong phòng. Sau vài ngày, khi trên thân cành đã mọc ra các rễ phụ thì đo độ dài vùng ra
rễ và đếm số lượng rễ trên mỗi cành (mầm).
Viết báo cáo thí nghiệm
1. Kết quả chiều dài trung bình vùng ra rễ và số lượng rễ trung bình/mầm (cành) ở
các mầm thí nghiệm và đối chứng?
2. Nhận xét các kết quả thu được và giải thích?
Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của nồng độ acid indol acetic lên sự sinh trưởng ở rễ
Nguyên tắc
Auxin thuộc nhóm chất kích thích sinh trưởng không chỉ kích thích sự hình thành rễ
mà còn kích thích lên sự sinh trưởng của rễ. Tuy nhiên, với nồng độ khác nhau thì tác
động của nó sẽ khác nhau và ở nồng độ cao nó sẽ có ảnh hưởng xấu đến tế bào thực vật.

325
Đối tượng, hoá chất và dụng cụ
Hạt lúa hay ngô.
Pipet 1ml và 10 ml.
Dung dịch AIA 0,01%.
Bình tam giác.
Đĩa petri.
Hồ dán.
Giấy.
Thước đo.
Tiến hành thí nghiệm
Lấy 5 đĩa petri có ghi nhãn. Rót vào các đĩa đó các dung dịch AIA có nồng độ khác
nhau như sau:
Số đĩa Nồng độ AIA % Chiều dài rễ tổng cộng 10 cây non
1 0,01
2 0,001
3 0,0001
4 0,00001
5 0

- Đĩa thứ nhất: Rót 10 ml dung dịch 0,01%.


- Đĩa thứ hai: Rót 1 ml dung dịch 0,01% và 2 ml nước.
- Đĩa thứ ba: Rót 1 ml dung dịch từ đĩa thứ hai và 2 ml nước.
- Đĩa thứ tư: Rót 1 ml dung dịch từ đĩa thứ ba và 9 ml nước.
- Đĩa thứ năm: 10 ml nước.
Đ t vào mỗi đĩa 10 hạt đều nhau, có khả năng nảy mầm.
Đậy nắp lại và đ t vào nơi ẩm.
Sau 5 - 7 ngày đo chiều dài rễ của các cây non và ghi vào bảng sau:
Viết báo cáo thí nghiệm
Nêu nhận xét về ảnh hưởng của nồng độ auxin lên sự sinh trưởng của rễ.
Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của cytokinine đến tuổi thọ của lá
Nguyên tắc
Cytokinine còn được gọi là “hormone trẻ hóa” vì nó có tác dụng kéo dài tuổi thọ của
cơ quan và cây.
Khi lá cây bị tách kh i cây mẹ, chlorophyll sẽ bị phân hủy làm mất màu xanh rất
nhanh chóng. Nếu lá cây được xử lý cytokinine thì khi tách ra kh i cây mẹ, màu xanh của
lá cây được giữ lâu hơn, tức là tuổi thọ lá kéo dài hơn.

326
Đối tượng, hóa chất và dụng cụ
- Lá cây tươi.
- Dung dịch benzyl adenin (BA) nồng độ 5, 10, 15, 20 ppm.
- Giấy lọc (hay tấm xốp).
- Đĩa petri.
Tiến hành thí nghiệm
Cho dung dịch BA nồng độ 0, 5, 10, 15, 20 ppm đã chuẩn bị trước vào các đĩa petri
khác nhau (chú ý có đánh dấu để tránh nhầm lẫn). Ngắt lá cây cần nghiên cứu kh i cây rồi
nhúng vào các dung dịch BA có nồng độ khác nhau ở trên, sau đó đ t lên trên giấy lọc đã
được làm ẩm ho c đ t lên trên tấm xốp ẩm. Đậy lại để che ánh sáng và hạn chế bốc hơi
nước. Sau 5 - 7 ngày quan sát màu sắc của các lá thí nghiệm.
Viết báo cáo thí nghiệm
1. Theo dõi và so sánh kết quả ảnh hưởng của các nồng độ cytokinine trong
thí nghiệm.
2. Giải thích tại sao cytokinine có khả năng kéo dài tuổi thọ của cây và cơ quan?

327
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


1. Hoàng Minh Tấn, Vũ Quang Sáng, Nguyễn Kim Thanh. 2003. Giáo trình Sinh lý
Thực vật. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Lê Đức Diên, Nguyễn Đình Huyên, Cung Đình Lượng. 1963. Thực tập nhỏ sinh lý
thực vật. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Mai Trần Ngọc Tiếng. 1989. Giáo trình lý thuyết cơ sở sinh lý học thực vật. Phần I,
II, III. Tủ sách Đại học Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Bá Lộc, Trương Văn Lung, Võ Thị Mai Hương, Lê Thị Hoa, Lê Thị Trĩ.
2006. Giáo trình Sinh lý thực vật. Nxb Đại học Huế.
5. Nguyễn Bá Lộc. 2000. Hô hấp thực vật. Nxb Hà Nội.
6. Nguyễn Như Khanh, Cao Huy Bằng. 2008. Sinh lý học thực vật. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
7. Trương Văn Lung. 2008. Giáo trình Công nghệ sau thu hoạch. Tủ sách Trường
Đại học Khoa học, Đại học Huế.
8. Võ Thị Mai Hương. 2006. Giáo trình Sinh lý thực vật. Tủ sách Trường Đại học
Khoa học, Đại học Huế.
9. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn. 2003. Sinh lý thực vật. Nxb Giáo
dục, Hà Nội
10. Vũ Văn Vụ, Vũ Thành Tâm, Hoàng Quý Ly, Trần Dụ Chi, Lê Hồng Điệp. 2004.
Thực tập sinh lý thực vật. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
11. Vũ Văn Vụ, Vũ Thành Tâm, Hoàng Quý Ly1993. 2004. Thực tập sinh lý học thực
vật. Chương trình hợp tác văn hóa, Việt Nam - Hà Lan.
12. Vũ Văn Vụ. 2008. Sinh học thực vật. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Tài liệu dịch
13. Albert và Wood. 1988. Công nghệ sinh học và phát triển. Nguyễn Hữu Thước và
cộng sự dịch năm 1992. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
14. Bezborodo A.M., Moxolov V.V., Rabinovitsh M.L. Công nghệ sinh học và một số
ứng dụng tại Việt Nam. Tập I, II. Nguyễn Văn Uyển, Ngô kế Sương và cộng sự
dịch năm 1994.
Tài liệu tiếng Anh
15. Alberts B., Johnson A., Lewis J., Raff M., Roberts K., Walter P. 2008. Molecular
Biology of the Cell. Fifth Edition. Garland Science.
16. Buchanan B.B., Gruissem W., Johns R.L. 2000. Biochemistry & Molecular
Biology of Plants. American Society of plant physiologists, Rokville, Maryland.
17. Campbell, N.A., Reece J.B. 2002. Pearson Education, Inc., Publishing as
Benjanmin Cummings.
18. Lincoln Taiz and Eduardo Zeiger. 2012. Plant Physiology, 3rd ed.
19. Dey P.M., Hanrborne J.B. 1997. Plant biochemistry, Academic press, USA.
20. Lambers H., Ribas-Carbo M. 2005. Plant respiration from cell to ecosystem. Springer.

328
21. Krömer S. 1995. Respiration during photosynthesis. Annu. Rev. Plant Physiol.
Plant Mol. Biol. 46: 45-70.
22. Krömer S., Heldt H. W. 1991. Respiration of pea leaf mitochondria and redox
transfer between the mitochondrial and extramitochondrial compartment. Biochim.
Biophys. Acta 1057: 42-50.
23. Laloi M. 1999. Plant mitochondrial carriers: An overview. Cell. Mol. Life Sci. 56:
918-944.
24. Logan D. C. 2007. Plant Mitochondria. Annual plant review, volume 31, Blackwell
publishing, UK.
25. McDonald A, Vanlerberghe G. 2004. "Branched mitochondrial electron transport
in the Animalia: Pesence of alternative oxidase in several animal phyla". IUBMB
Life 56 (6): 333-41.
26. Oliver D. J., McIntosh C. A. 1995. The biochemistry of the mitochondrial matrix.
In The Molecular Biology of Plant Mitochondria, C. S. Levings III, and I. S. Vasil,
eds., pp. 237-280. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht.
27. Siedow J. N., Day D. A. 2000. Respiration and photorespiration. In Biochemistry
& Molecular Biology of Plants, B. B. Buchanan, W. Gruissem, and R. L. Jones,
eds., pp. 676-728. American Society of Plant Physiologists, Rockville, MD.

329
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ
07 Hà Nội, TP. Huế - Điện thoại: 0234.3834486; Fax: 0234.3819886
Website: huph.hueuni.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản


Q. Giám đốc: TS. Trần Bình Tuyên

Chịu trách nhiệm nội dung


Q. Tổng biên tập: TS. Nguyễn Chí Bảo

Phản biện giáo trình


PGS.TS. Nguyễn Bá Lộc
PGS.TS. Trương Thị Bích Phượng

Biên tập viên


Ngô Văn Cường
Biên tập kỹ thuật
Trần Dương Hoàng Long
Trình bày, minh họa
Minh Hoàng
Sửa bản in
Mỹ Hạnh

Đối tác liên kết xuất bản


Đại học Huế, 03 Lê Lợi, thành phố Huế

GIÁO TRÌNH

SINH LÝ THỰC VẬT


In 80 bản, khổ 19x27cm, tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vân Thái,
89 Nguyễn Huệ, thành phố Huế. Số xác nhận đăng ký xuất bản: 1454-
2021/CXBIPH/6-17/ĐHH. Quyết định xuất bản số 91/QĐ/ĐHH-NXB, cấp ngày 21
tháng 5 năm 2021. In xong và nộp lưu chiểu năm 2021.
Mã số ISBN: 978-604-974-944-5

330

You might also like