Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

NHÓM 8

ĐỀ TÀI: So sánh quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi miễn trừ lãnh sự
I. Khái quát sơ lược về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và lãnh sự ( trong
giáo trình)
1. Lịch sử hình thành

-Khái niệm:

Quyền ưu đãi, miễn trừ là những thuận lợi và ưu tiên dành cho cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự và các tổ chức quốc tế tại một nước nhằm tạo điều
kiện để họ hoàn thành chức năng ngoại giao.

-Lịch sử hình thành

Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao được hình thành trong quá trình ra đời và
phát triển của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự cùng với tập
quán tồn tại ở các quốc gia khác nhau. Ở Ấn Độ cổ đại, trong Luật Manu đã
cấm vung tay đe dọa sứ thần bởi vì chiến tranh, hòa bình phụ thuộc vào phái
bộ và sứ thần vốn được "Thượng đế" che chở. Còn ở Hy Lạp, La Mã cổ đại,
cá nhân sứ thần được coi là “thần thánh”, bất khả xâm phạm. Việc vi phạm
quyền miễn trừ của sứ thần được coi là sự vì phạm thô bạo nhất. Đó cũng
chính là quyền của nhân dân, bởi vì thời đó ở La Mã đã có luật quốc tế.

Tuy nhiên, lúc này quyền ưu đãi, miễn trừ mới chỉ bắt đầu hình thành, chưa có
quy định chặt chẽ, chưa được phổ biến rộng rãi.

Trong thời kỳ phong kiến, các đặc quyền mang tính ban ơn của vua chúa,
phụ thuộc hoàn toàn vào quan hệ tốt xấu. Sứ thần cùng tài sản chỉ được sự
đảm bảo ở mức độ nào đó như tránh xâm phạm tới thể diện quốc gia mà sứ
thần đại diện. Cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, công tác ngoại giao,
quyền ưu đãi, miễn trừ được từng bước bổ sung, hoàn thiện. Giai đoạn này đã
xuất hiện những thuyết như: Tính đại diện, Trị ngoại pháp quyền, Lợi ích công
vụ và thuyết Có đi, có lại, v.v.. Các quyền ưu đãi, miễn trừ dần dần được
thỏa thuận trong các điều ước quốc tế như: Hiệp ước Westphalia (1648),
Hiệp ước Tilsit (1807) ký giữa Pháp và Nga, đặc biệt trong các Công ước Viên
1961, 1963 và 1975 với sự tham gia của nhiều quốc gia, v.v..
2. Phạm vi điều chỉnh và nguồn của quyền miễn trừ ngoại giao và lãnh sự

Các quyền ưu đãi, miễn trừ được ghi trong Công ước Viên về quan hệ ngoại
giao (1961), Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963), Công ước quyền ưu
đãi, miễn trừ Liên hợp quốc (1946), Công ước quyền ưu đãi, miễn trừ các
tổ chức chuyên môn Liên hợp quốc (1947) và Công ước Viên về đại diện
của một quốc gia bên cạnh các tổ chức quốc tế (1975). Ngoài ra, quyền ưu
đãi, miễn trừ còn được quy định trong điều lệ của các tổ chức quốc tế, các
hiệp định đa phương hoặc song phương ký kết giữa các nước và các luật lệ
do mỗi quốc gia ban hành.

Ngày 23/8/1993, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ
dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của
tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi gia nhập Công ước Viên về quan
hệ ngoại giao (1961), Việt Nam đưa ra hai bảo lưu:

Việc dành cho nhân viên hành chính, kỹ thuật cùng gia đình họ được ưu đãi,
miễn trừ trong đoạn 2, Điều 37 với mức độ nào phải do các nước có quan hệ
thỏa thuận; Quy định trong Điều 48, 50 mang tính chất phân biệt đối xử, không
phù hợp với nguyên tắc bình đẳng và chủ quyền quốc gia. Việt Nam cho rằng,
tất cả các quốc gia đều có quyền gia nhập Công ước Viên 1961.

Đây là nguyên tắc xuất phát từ đặc điểm chủ quyền của quốc gia và quyền bình
đẳng của quốc gia, chủ thể của luật quốc tế. Mục đích của việc dành cho các
quyền trên là đảm bảo cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức
quốc tế thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, phát triển quan hệ hữu
nghị giữa các nước, không phụ thuộc vào chế độ nhà nước, xã hội của nhau,
tránh được những gay cấn trong quan hệ.
II. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi miễn trừ lãnh sự
1. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và cơ
quan lãnh sự
- Giống nhau: Đều là những quyền ưu đãi miễn trừ mà nước tiếp nhận, trong phạm vi
của Luật quốc tế dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tạo điều
kiện cho các cơ quan này thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình.
- Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự đều bao gồm các quyền về bất khả xâm
phạm trụ sở, hồ sơ tài liệu, bưu phẩm thư tín, thông tin liên lạc; quyền miễn trừ thuế,
lệ phí và quyền treo quốc kỳ, quốc huy.

- Khác nhau:

Tiêu chí so sánh Cơ quan đại diện ngoại giao Cơ quan lãnh sự

Quyền bất khả Tuyệt đối Hạn chế


xâm phạm trụ sở

Quyền về tài sản Trụ sở, đồ đạc, vật dụng, Trong trường hợp vì lý do an
phương tiện giao thông không ninh quốc phòng hoặc lợi ích
bị trưng dụng, tịch thu hoặc áp công cộng thì cũng có thể bị
dụng biện pháp thi hành án. trưng dụng.

Quyền bất khả Túi ngoại giao không được mở, - Túi lãnh sự có thể bị mở khi
xâm phạm về không bị giữ lại trong mọi có lý do chính đáng.
bưu phẩm, thư trường hợp.
tín
Quyền treo quốc - Tuyệt đối - Hạn chế
kỳ và quốc huy - Trưởng cơ quan đại diện ngoại - Người đứng đầu cơ quan
giao được treo quốc kỳ và quốc lãnh sự chỉ được treo cờ trên
huy trên phương tiện giao thông phương tiện giao thông khi
bất kỳ lúc nào. đang thực hiện công việc.

2. So sánh quyền ưu đãi miễn trừ dành cho thành viên cơ quan đại diện
ngoại giao và thành viên cơ quan lãnh sự
Giống nhau:
– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Nước tiếp nhận phải đối xử một cách trọng thị và
thực hiện những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa mọi hành vi xâm phạm thân thể, tự do,
phẩm giá và danh dự của họ.
– Quyền được miễn thuế và lệ phí: đối với những dịch vụ cụ thể
– Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan: Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao và viên chức
lãnh sự được miễn kiểm tra hải quan khi mang vào nước tiếp nhận, trừ trường hợp có cơ sở
xác định trong hành lý có chứa đồ vật không thuộc đồ dùng cá nhân của họ và gia đình, cũng
như đồ vật mà nước tiếp nhận cấm xuất và cấm nhập.
– Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự đều được miễn bảo hiểm xã hội:
– Miễn tạp dịch, các nghĩa vụ lao động, các nghĩa vụ quân sự: như trưng dụng, đóng góp về
quân sự và cho đóng quân trong nhà mình.
Nước cử đi có thể từ bỏ các quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao và viên chức
lãnh sự và việc từ bỏ này phải rõ ràng bằng văn bản.

- Khác nhau:

Tiêu chí Viên chức ngoại giao Viên chức lãnh sự


Quyền bất khả xâm phạm Tuyệt đối. Không bị bắt Viên chức lãnh sự có thể
thân thể và bị giam dưới bất kỳ bị bắt, bị giam để chờ xét
hình thức nào. xử theo quyết định của tòa
án sở tại.
Quyền bất khả xâm phạm - Nhà riêng của viên chức - Không có
nơi ở riêng, tài liệu và tài ngoại giao cũng được hưởng
sản quyền bất khả xâm phạm và
được bảo vệ như trụ sở của
cơ quan đại diện.
- Tài liệu, thư tín và, tài sản
của họ cũng được hưởng
quyền bất khả xâm phạm.

Quyền miễn trừ xét xử về - Hình sự và hành chính: - Hình sự: Viên chức lãnh
hình sự, dân sự và xử phạt Được miễn trừ tuyệt đối sự chỉ được hưởng quyền
vi phạm hành chính trong mọi trường hợp. miễn trừ xét xử hình sự
- Dân sự: Không được trong khi thi hành công
hưởng khi tham gia với tư vụ. Trừ trường hợp phạm
cách cá nhân và các vụ tội nghiêm trọng.
tranh chấp. - Dân sự và hành chính:
Trong phạm vi hành vi
được thực thi thuộc chức
năng lãnh sự.
Quyền về thân tín, bưu Không bị mở, bị giữ lại Bị mở và bị giữ khi có lý
phẩm do chính đáng
Nghĩa vụ làm chứng Không bắt buộc Có thể bị yêu cầu

Nội dung Quyền ưu đãi miễn trừ Quyền ưu đãi miễn trừ
ngoại giao lãnh sự
Quyền ưu đãi miễn trừ * Nhân viên hành chính – Không được hưởng
của nhân viên hành - Được hưởng quyền bất quyền bất khả xâm phạm
chính kỹ thuật và nhân khả xâm phạm về thân về thân thể,nơi ở.
viên phục vụ thể, nơi ở như viên chức – Được hưởng quyền miễn
ngoại giao. trừ xét xử về hình sự trừ
– Được hưởng quyền trường hợp ngoại lệ, dân
miễn trừ xét xử về hình sự và xử lý vi phạm hành
sự tuyệt đối như viên chính như viên
chức ngoại giao; quyền chức lãnh sự; hưởng
được miễn thuế và lệ phí quyền miễn trừ đối với
đối với thu nhập cá nhân. mọi thứ thuế và lệ phí;
– Được hưởng quyền – Được hưởng quyền miễn
miễn thuế và lệ phí hải thuế và lệ phí hải quan đối
quan (trừ phí lưu kho, với đồ đạc lần đầu mang
cước vận chuyển và cước vào nước tiếp nhận.
phí về những dịch vụ
tương tự).
* Nhân viên phục vụ
Chỉ được hưởng quyền
miễn trừ xét xử về dân sự
và xử phạt hành chính
trong khi thi hành công
vụ

3. Kết luận đánh giá lợi ích và hạn chế

Quyền ưu đãi, miễn trừ giúp bảo vệ các nhà ngoại giao và lãnh sự khỏi sự can
thiệp bất hợp pháp của quốc gia tiếp nhận, đảm bảo hoạt động hiệu quả của
các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự, bảo vệ an ninh và nhân phẩm
của nhân viên ngoại giao và lãnh tạo điều kiện cho họ làm việc và sinh sống
một cách yên tâm. Các quyền này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp và
hợp tác giữa các quốc gia, thúc đẩy mối quan hệ quốc tế hòa bình và ổn
định, đảm bảo các vấn đề ngoại giao và lãnh sự có thể được giải quyết một cách
suôn sẻ mà không gặp rào cản từ phía pháp luật của quốc gia tiếp nhận, góp
phần duy trì trật tự và quan hệ hợp tác quốc tế.

Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự góp phần phát triển quan hệ quốc
tế nhưng cũng có không ít các rắc nối nảy sinh. Việc pháp luật quốc tế quy định
nước nhận đại diện phải dành các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho cơ
quan đại diện ngoại giao, viên chức và nhân viên của cơ quan này "không phải
để làm lợi cho cá nhân mà để đảm bảo cho các cơ quan đại diện ngoại giao hoàn
thành có hiệu quả các chức năng của họ với tư cách là đại diện cho các nước"
(Lời nói đầu Công ước Viên 1961). Vì vậy, các viên chức, nhân viên ngoại giao
không được lợi dụng các quyền ưu đãi và miễn trừ này để tiến hành các hoạt
động vượt quá giới hạn cho phép hoặc nhằm chống lại nước sở tại. Nếu vi
phạm, nước sở tại có thể ra tuyên bố không chấp nhận (persona-non-grata) đối
với người đó.

Trao cho các viên chức ngoại giao, lãnh sự quyền miễn trừ hình sự, dân sự,
hành chính, điều này có nghĩa rằng các các viên chức ngoại giao, lãnh sự có khả
năng phạm tội mà không bị truy tố, dù cho họ có bị nước sở tại tuyên bố
“persona non grata” (người không được chào đón). Ngoài ra, vì được hưởng
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, các viên chức ngoại giao còn không
thể bị bắt, giam giữ, lục soát thân thể và chỗ ở trong bất cứ tình huống nào,
cho phép các viên chức ngoại giao thoát khỏi trách nhiệm dân sự khi có các
hành vi gây thương tích cho người khác. Thực tế cho thấy tồn tại các trường
hợp viên chức ngoại giao, hoặc gia đình, nhân viên của họ lạm dụng các
quyền ưu đãi, miễn trừ được quy định trong Công ước Viên 1961 để thoát
khỏi việc bị truy tố vì nhiều tội khác nhau, từ các trường hợp vi phạm giao
thông, gian lận tài chính, hoặc thậm chí tội phạm nghiêm trọng có thể xảy
ra mà không bị xử lý kịp thời, dẫn đến tình trạng bất công và mất lòng tin
giữa các quốc gia.

Mức độ và phạm vi quyền ưu đãi, miễn trừ giữa các quốc gia có thể có sự khác
biệt, tùy theo quốc gia cử họ và mối quan hệ giữa hai nước. Vì thế sẽ gây ra
hạn chế về sự phân biệt đối xử giữa các nhà ngoại giao và nhân viên lãnh
sự đến từ các quốc gia khác nhau.

Các vụ lạm dụng quyền miễn trừ có thể dẫn đến căng thẳng hoặc xung đột
ngoại giao giữa quốc gia gửi và quốc gia tiếp nhận, làm xấu đi quan hệ
ngoại giao giữa các quốc gia. Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền
ưu đãi, miễn trừ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và thỏa hiệp giữa các quốc gia, và
điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được

Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ các viên chức ngoại giao, lãnh sự, từ đó góp phần đảm bảo, phát triển quan
hệ quốc tế. Tuy nhiên, với thực tiễn việc lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại
giao như hiện nay, đã đến lúc cộng đồng quốc tế, thông qua các diễn đàn đa
phương như Liên hợp quốc, đánh giá lại các quy định lâu đời này, nhằm vừa
duy trì khái niệm cơ bản của quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, vừa
xác định các giới hạn hợp lý đối với những viên chức ngoại giao, lãnh sự được
hưởng các quyền này.
III. Liên hệ các sự kiện thực tế (So sánh miễn trừ lãnh sự)
Vụ việc Trung Quốc bắt giữ nhân viên Tổng lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông :
Simon Cheng - một người Hồng Kông, có quốc tịch Trung Quốc , được cho là đang
làm việc cho Tổng Lãnh sự quán của Anh tại Hồng Kông đã bị bắt giữ tại Thẩm
Quyến vì cáo buộc đến gặp “gái mại dâm” - một hành động vi phạm điều 66 trong
luật của Trung Quốc về xử phạt hành chính đối với an ninh công cộng.
Trong thời gian này vụ việc đã gây ra nhiều tranh cãi do sự không rõ ràng về chức
danh, vai trò của người này trong tổng lãnh sự Anh - căn cứ cho quyền ưu đãi miễn
trừ lãnh sự. Lúc này có hai giải thuyết được đặt ra:
1. Trường hợp thứ nhất, giả sử Simon Cheng là viên chức lãnh sự của Tổng lãnh

sự quán Anh tại Hồng Kông.


Nếu là viên chức lãnh sự, Simon Cheng sẽ có các quyền ưu đãi và miễn trừ đối với

các hoạt động chính thức thực thi chức năng lãnh sự của mình. Yếu tố quan trọng là

liệu việc Simon Cheng đến Thâm Quyến và lúc bị bắt giữ có phải là một phần của

hoạt động chính thức thực thi chức năng lãnh sự hay không.

Nếu chuyến đi này phục vụ cho mục đích cá nhân thì anh này sẽ không được hưởng

bất kỳ quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự.

Ngược lại, nếu chuyến đi là hoạt động chính thức thực thi chức năng lãnh sự, Simon

Cheng sẽ có quyền ưu đãi, miễn trừ tài phán và quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Việc bắt giữ Simon Cheng chỉ có thể xảy ra “nếu là vi phạm nghiêm trọng và có quyết

định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền” của nước sở tại .

2. Trường hợp thứ hai, Simon Cheng không phải là viên chức lãnh sự mà chỉ là

một thành viên khác trong Tổng lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông, có thể là nhân

viên lãnh sự, nhân viên phục vụ hay nhân viên phục vụ riêng.

Thành viên cơ quan lãnh sự của Anh có quốc tịch của Trung Quốc sẽ không được

hưởng: (1) quyền miễn trừ tài phán hình sự, (2) quyền miễn trừ tài phán dân sự và

hành chính, (3) quyền miễn trừ thi hành án, và (4) quyền miễn trừ làm nhân chứng.

Như vậy, nếu không là viên chức lãnh sự, Simon Cheng không được hưởng 04 quyền

ưu đãi, miễn trừ nêu trên, đặc biệt là quyền miễn trừ tài phán hình sự, dân sự và hành

chính.

You might also like