Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 114

Macro – Trắc Nghiệm Chương 1 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.

com)

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ

(SÁCH BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ – NXB KINH TẾ TP.HCM)

Câu 1: Tình trạng khó khăn hiện nay trong việc thỏa mãn nhu cầu của cải vật chất cho xã hội
chứng tỏ rằng:

A. Có sự giới hạn của cải để đạt được mục đích là thỏa mãn những nhu cầu có giới hạn của
xã hội.

B. Do nguồn tài nguyên khan hiếm không thể thỏa mãn toàn bộ nhu cầu của xã hội.

C. Có sự lựa chọn không quan trọng trong kinh tế học.

D. Không có câu nào đúng.

Giải thích:

Tình trạng khó khăn hiện nay trong việc thỏa mãn nhu cầu của cải vật chất cho xã
hội chính là do nguồn tài khan hiếm (đất đai, khoáng sản, nhân lực, vốn,...) để sản xuất hàng
hóa và dịch vụ trong khi nhu cầu của xã hội là không giới hạn.

Câu 2: Định nghĩa truyền thống của kinh tế học là:

A. Vấn đề hiệu quả rất được quan tâm.

B. Tiêu thụ là vấn đề đầu tiên của hoạt động kinh tế.

C. Những nhu cầu không thể thỏa mãn đầy đủ.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu việc lựa chọn cách thức sử dụng hợp
lý (hiệu quả) các nguồn tài nguyên khan hiếm trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ (tiêu
thụ) nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho các thành viên trong xã hội (nhu cầu không thể
thỏa mãn đầy đủ).

Câu 3: Câu nào sau đây không thể hiện tính quan trọng của lý thuyết kinh tế:

A. Lý thuyết kinh tế giải thích một số vấn đề.

1
Macro – Trắc Nghiệm Chương 1 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. Lý thuyết kinh tế thiết lập mối quan hệ nhân quả.

C. Lý thuyết kinh tế chỉ giải quyết với một dữ kiện đã cho.

D. Lý thuyết kinh tế áp dụng với tất cả các điều kiện.

Giải thích:

Lý thuyết kinh tế nghiên cứu, phân tích nền kinh tế (dữ kiện đã cho) nhằm lý giải sự
hình thành và vận động của thị trường cũng như các biến cố chung (giải thích, thiết lập
quan hệ nhân quả) để từ đó đề ra các biện pháp nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.

Câu 4: Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các nước hiện nay bao gồm:

A. Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để thỏa mãn cao
nhất nhu cầu của xã hội.

B. Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế.

C. Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các nước: hiệu quả, công bằng, ổn định và tăng trưởng.

- Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để thỏa mãn cao
nhất nhu cầu của xã hội: hiệu quả.

- Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế: ổn định.

- Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội: tăng trưởng.

Câu 5: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:

A. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

B. Cao nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao.

C. Cao nhất của một quốc gia đạt được.

D. Câu A và B đúng.

2
Macro – Trắc Nghiệm Chương 1 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Sản lượng tiềm năng (Yp) là sản lượng mà nền kinh tế đạt được tương ứng với tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỷ lệ lạm phát vừa phải mà nền kinh tế có thể chấp nhận được.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Lạm phát là tình trạng mà mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên cao trong một
khoảng thời gian nào đó.

B. Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động có đăng ký tìm việc
nhưng chưa có việc làm hoặc chờ được gọi đi làm việc.

C. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt được.

D. Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức giá chung trong nền
kinh tế.

Giải thích:

Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt được
nhưng không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao.

Câu 7: Mục tiêu ổn định của kinh tế vĩ mô là điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ở mức
thấp nhất:

A. Đúng.

B. Sai.

Giải thích:

Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là điều chỉnh nền kinh tế ở mức toàn dụng, tại đó tỷ lệ
thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tương ứng với tỷ lệ lạm phát vừa phải
(Y = Yp và U = Un).

Câu 8: Nếu sản lượng vượt mức sản lượng tiềm năng thì:

A. Thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên.

B. Lạm phát thực thế cao hơn lạm phát vừa phải.

3
Macro – Trắc Nghiệm Chương 1 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. A, B đều đúng.

D. A, B đều sai.

Giải thích:

Nếu sản lượng vượt mức sản lượng tiềm năng (Y > Yp) thì nền kinh tế đang ở tình
trạng lạm phát cao, khi đó:

 U < Un
 Lạm phát thực tế > lạm phát vừa phải

Câu 9: Chính sách ổn định hóa kinh tế nhằm:

A. Kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái.

B. Giảm thất nghiệp.

C. Giảm dao động của GDP thực, duy trì cán cân thương mại cân bằng.

D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Giải thích:

Chính sách ổn định hóa kinh tế nhằm giữ cho mức sản lượng thực tế gần với mức
sản sản lượng tiềm năng (Y Yp), khi đó:

 Kiềm chế lạm phát tương ướng với tỷ lệ lạm phát vừa phải, do đó ổn định được tỷ
giá hối đoái.
 Giảm thất nghiệp đến gần với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (U Un).
 GDP (chỉ số để đo mức sản lượng) được giữ ổn định, qua đó duy trì cán cân thương
mại cân bằng.

Câu 10: Một quốc gia sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế khi sản lượng quốc gia:

A. Giảm trong 1 quý.

B. Không thay đổi.

C. Giảm liên tục trong 1 năm.

D. Giảm liên tục trong 2 quý.

4
Macro – Trắc Nghiệm Chương 1 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Kinh tế vĩ mô định nghĩa suy thoái kinh tế là sự suy giảm của tổng sản lượng quốc
gia thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tục trong năm.

Câu 11: “Chỉ số giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam tăng khoảng 12% mỗi năm trong giai đoạn
2007 – 2010”, câu nói này thuộc:

A. Kinh tế vi mô và thực chứng.

B. Kinh tế vĩ mô và thực chứng.

C. Kinh tế vi mô và chuẩn tắc.

D. Kinh tế vĩ mô và chuẩn tắc.

Giải thích:

“Chỉ số giá hàng tiêu dùng” là đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô và số liệu “tăng
khoảng 12% mỗi năm trong giai đoạn 2007 – 2010” được tính toán từ các dữ kiện cụ thể,
chính xác nên thuộc kinh tế học thực chứng.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây thuộc kinh tế vĩ mô

A. Lương tối thiểu ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp trong nước
chênh lệch nhau 3 lần.

B. Cần tăng thuế nhiều hơn để tăng thu ngân sách.

C. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt nam tăng.

D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

“Lương tối thiếu” là đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô, còn “lương” là đối
tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô.

“Thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu,...” là đối tượng nghiên cứu của
kinh tế vi mô, còn “thuế” là đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô.

“Kim ngạch xuất khẩu gạo” là đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô, còn “kim
ngạch xuất khẩu” là đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô.

5
Macro – Trắc Nghiệm Chương 1 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 13: Mục tiêu ổn đinh của kinh tế vĩ mô là điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ở mức
cao nhất:

A. Đúng.

B. Sai.

Giải thích:

Tương tự câu 7. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là điều chỉnh nền kinh tế ở mức toàn
dụng, tại đó tỷ lệ thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tương ứng với tỷ lệ lạm
phát vừa phải (Y = Yp và U = Un).

Câu 14: Khi thực hiện được mục tiêu hiệu quả và mục tiêu ổn định nền kinh tế, thì sẽ thực
hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

A. Đúng.

B. Sai.

Giải thích:

Thực hiện được mục tiêu hiệu quả và mục tiêu ổn định nền kinh tế thể hiện qua việc
hoàn thành các mục tiêu cụ thể sau:

 Sản lượng thực tế của quốc gia đạt ngang bằng mức sản lượng tiềm năng.
 Ngày càng tạo được nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
 Kiểm soát được tỷ lệ làm phát ở mức vừa phải.
 Ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho cán cân thành toán không thâm hụt quá lớn và kéo
dài.

Đây cũng chính là các mục tiêu của tăng trưởng kinh tế do theo thời gian, các nguồn
lực trong nền kinh tế có khuynh hướng tăng lên, nên sản lượng tiềm năng cũng có khuynh
hướng tăng lên, do đó sản lượng thực cũng tăng lên.

6
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2: CÁCH TÍNH SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

(SÁCH BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ – NXB KINH TẾ TP.HCM)

Câu 1: Kế toán thu nhập quốc dân đặc biệt sử dụng để:

A. Đạt được thông tin về những nguồn tài nguyên được sử dụng.

B. Đo lường tác động những chính sách kinh tế của chính phủ trên toàn bộ nền kinh tế.

C. Tiên đoán những tác động của các chính sách kinh tế đặc biệt của chính phủ về thất
nghiệp và sản lượng.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Tài khoản (kế toán) thu nhập quốc dân là các số liệu thống kê tổng hợp cơ bản trong
phân tích và nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Tài khoản thu nhập quốc dân cung cấp một chỉ tiêu
định lượng cho việc đánh giá và lựa chọn chính sách kinh tế (đo lường, tiên đoán những tác
động của các chính sách kinh tế). Kết hợp với dữ liệu dân số, dữ liệu lực lượng lao động, tài
khoản thu nhập quốc dân có thể được sử dụng để đánh giá mức độ, tốc độ tăng năng suất và
là thước đo thu nhập đầu người trong từng thời kỳ (đạt được thông tin về những nguồn tài
nguyên sử dụng, đánh giá tác động của các chính sách kinh tế về thất nghiệp và sản lượng).

Câu 2: Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của GDP thực:

A. Tính theo giá hiện hành.

B. Đo lường cho toàn bộ sản phẩm cuối cùng.

C. Thường tính cho một năm.

D. Không tính giá trị của các sản phẩm trung gian.

Giải thích:

GDP thực tính theo giá cố định.

Câu 3: Tính các chỉ tiêu giá trị sản lượng thực:

A. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho chỉ số giá.

1
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa nhân với chỉ số giá.

C. Tính theo giá cố định.

D. Câu A và C đúng.

Giải thích:

Giá trị sản lượng thực của năm t:

∑ q .p

Câu 4: GNP theo giá sản xuất bằng:

A. GNP trừ đi khấu hao.

B. GNP theo giá thị trường trừ đi thuế gián thu.

C. NI cộng khấu hao.

D. Câu B và C đúng.

Giải thích:

GNP theo giá sản xuất:

GNPfc = GNPmp – Ti = NNPfc + De = NI + De

Câu 5: GNP theo giá thị trường bằng:

A. GDP theo giá thị trường cộng thu nhập ròng từ nước ngoài.

B. GDP theo giá thị trường trừ thu nhập ròng từ nước ngoài.

C. Sản phẩm quốc dân ròng cộng khấu hao.

D. Câu A và C đúng.

Giải thích:

GNP theo giá thị trường:

GNPmp = GDPmp + NFFI = NNP + De

2
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 6: Để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ người ta sử dụng:

A. Chỉ tiêu theo giá thị trường.

B. Chỉ tiêu thực.

C. Chỉ tiêu danh nghĩa.

D. Chỉ tiêu sản xuất.

Giải thích:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ:

̅̅̅̅̅ = ( √
G ).

*Yt, Yl là sản lượng thực của các năm t và l.

Dùng thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi 7 đến câu 13

Trong năm 2 có các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ một nước như sau: tổng đầu tư: 3 ,
đầu tư ròng: , tiền lương: 46 , tiền thuê đất: 70, tiền trả lãi vay: 50, lợi nhuận: 120, thuế
gián thu: 100, thu nhập ròng từ nước ngoài: 100, chỉ số giá năm 2 : 5 , chỉ số giá năm
2 : 2 (đơn vị tính năm gốc: 100).

Tóm tắt:

I = 300, IN = 100, W = 460, R = 70, i = 50, = 120, Ti = 100, NFFI = 100, I =


150, I = 120

Câu 7: GDP danh nghĩa theo giá thị trường:

A. 1000 B. 1100 C. 1200 D. 900

Giải thích:

Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng phương pháp dòng thu nhập:

GDPmp = W + R + i + + De + Ti

= 460 + 70 + 50 + 120 + 200 + 100 = 1000

với: De = I – IN = 300 – 100 = 200

3
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 8: GNP danh nghĩa theo giá thị trường:

A. 900 B. 1000 C. 1100 D. 1200

Giải thích:

GNP danh nghĩa theo giá thị trường:

GNPmp = GDPmp + NFFI = 1000 + 100 = 1100

Câu 9: GNP thực của năm 2 :

A. 600 B. 777 C. 733,33 D. 916,66

Giải thích:

GNP thực của năm 2 :

GNP . . 733,33

Câu 10: GNP danh nghĩa theo giá sản xuất:

A. 900 B. 1100 C. 1000 D. 1200

Giải thích:

GNP danh nghĩa theo giá sản xuất:

GNPfc = GNPmp – Ti = 1100 – 100 = 1000

Câu 11: NNP

A. 800 B. 1000 C. 900 D. 1100

Giải thích:

Sản phẩm quốc dân ròng:

NNPmp = GNPmp – De = 1100 – 200 = 900

4
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 12: NI

A. 700 B. 800 C. 750 D. 900

Giải thích:

Thu nhập quốc dân:

NI = NNPmp – Ti = 900 – 100 = 800

Câu 13: Tỷ lệ lạm phát của năm 2 :

A. 20% B. 30% C. 25% D. 50%

Giải thích:

Tỷ lệ lạm phát của năm 2 :

I . . 25

Câu 14: Chỉ tiêu đo lường tốt nhất sự gia tăng trong của cải vật chất của một nền kinh tế:

A. Đầu tư ròng.

B. Tổng đầu tư.

C. Tổng đầu tư gồm cơ sở sản xuất và thiết bị.

D. Tái đầu tư.

Giải thích:

Đầu tư ròng: tiền dùng mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tài sản tư bản dưới
dạng hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... đã trừ phần đầu tư nhằm mục đích thay
thế các máy móc đã hư hỏng.

Tổng đầu tư: tiền dùng mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tài sản tư bản dưới
dạng hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... Trong chỉ tiêu tổng đầu tư có cả phần
khấu hao nên sẽ bị tính lặp lại với giá trị các máy móc cũ.

Tổng đầu tư gồm cơ sở sản xuất và thiết bị: tương tự câu B, vẫn chứa phần giá trị
khấu hao trùng lặp với giá trị các máy móc cũ.

5
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Tái sản xuất: phần khấu hao, không bao gồm phần giá trị của những tư liệu lao động,
tài sản hiện vật mới.

Câu 15: Đồng nhất thức nào sau đây không thể hiện sự cân bằng:

A. Y = C + I + G B. C + I = C + S

B. S + T = I + G D. S = f(Y)

Giải thích:

Y = C + I + G: mức hoạt động của nền kinh tế khi có 3 khu vực hộ gia đình, donha
nghiệp và chính phủ trong dòng chu chuyển (nền kinh tế đóng).

C + I C + S ↔ I S: tổng các khoản rò rỉ phải bằng tổng các khoản bơm vào trong
một nền kinh tế, tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư (nền kinh tế đơn giản).

S + T = I + G: tổng các khoản rò rỉ bằng tổng các khoản bơm vào (nền kinh tế đóng).

Câu 16: Chỉ tiêu đo lường giá trị bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do
công dân một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định là:

A. Thu nhập quốc dân.

B. Tổng sản phẩm quốc dân.

C. Sản phẩm quốc dân ròng.

D. Thu nhập khả dụng.

Giải thích:

Thu nhập quốc dân: giá trị bằng tiền của phần thu nhập do công dân một nước tạo
ra, tính trong khoảng thời gian nhất định.

Tổng sản phẩm quốc dân: giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng do công
dân một nước sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Sản phẩm quốc dân ròng: giá trị bằng tiền của phần giá trị mới do công dân một
nước tạo ra, tính trong khoảng thời gian nhất định.

Thu nhập khả dụng: giá trị bằng tiền của phần thu nhập cuối cùng mà dân chúng có
thể sự dụng theo ý muốn cá nhân trong khoảng thời gian nhất đinh.

6
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 17: Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của GNP danh nghĩa:

A. Tính theo giá cố định.

B. Chỉ đo lường sản phẩm cuối cùng.

C. Tính cho một thời kỳ nhất định.

D. Không cho phép tính giá trị hàng hóa trung gian.

Giải thích:

GNP danh nghĩa cũng như các chỉ tiêu danh nghĩa khác được tính theo giá hiện hành.

Câu 18: Chỉ tiêu không đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng:

A. Tổng sản phẩm quốc dân.

B. Sản phẩm quốc dân ròng.

C. Thu nhập khả dụng.

D. Không có câu nào đúng.

Giải thích:

Tất cả các chỉ tiêu thuộc hệ thống tài khoản quốc gia (SNAs) đều được đo lường dựa
trên giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.

Câu 19: Yếu tố nào sau đây không phải là một yếu tố chi phí:

A. Thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp.

B. Tiền lương của người lao động.

C. Trợ cấp trong kinh doanh.

D. Tiền thuế đất.

Giải thích:

Thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp – lợi nhuận ( ), tiền lương của người lao
động (W), tiền thuế đất (R) đều là các yếu tố chi phí (yếu tố sản xuất). Còn trợ cấp trong

7
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

kinh doanh (Tr) thuộc khoản chi chuyển nhượng của chính phủ - những khoản chi không
đòi hỏi phải đáp lại bằng việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ.

Câu 20: Khoản nào sau đây không phải là thuế gián thu trong kinh doanh:

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế thừa kế tài sản.

C. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

D. Câu B và C đúng.

Giải thích:

Thuế thừa kế tài sản và thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu.

Câu 21: .................. được tính bằng cách cộng toàn bộ các yếu tố chi phí trên lãnh thổ một
quốc gia trong một thời kỳ nhất định:

A. Tổng sản phẩm quốc nội.

B. Tổng sản phẩm quốc dân.

C. Sản phẩm quốc dân ròng.

D. Thu nhập khả dụng.

Giải thích:

Tổng sản phẩm quốc nội: Theo phương pháp dòng thu nhập, tổng sản phẩm quốc nội
được xác định bằng tổng thu nhập chi trả cho các yếu tố sản xuất phát sinh trên lãnh thổ
nước đó.

Tổng sản phẩm quốc dân: Giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng do công
dân một nước sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Sản phẩm quốc dân ròng: Giá trị bằng tiền của phần thu nhập do công dân một nước
tạo ra trong khoảng thời gian nhất định.

Thu nhập khả dụng: Giá trị bằng tiền của phần thu nhập cuối cùng mà dân chúng có
thể sử dụng theo ý muốn cá nhân trong khoảng thời gian nhất định.

8
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 22: .................. không nằm trong thu nhập cá nhân.

A. Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.

B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

C. Thuế giá trị gia tăng.

D. Câu B và C đúng.

Giải thích:

Thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc phần lợi nhuận dùng để nộp thuế hoặc giữ lại
không chia của doanh nghiệp ( nộp+không chia) còn thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián
thu (Ti).

Cách tính thu nhập cá nhân:

PI = NI – nộp+không chia + Tr = (NNPmp – Ti) – nộp+không chia + Tr

= NNPmp + Tr – (Ti + nộp+không chia)

Câu 23: Chi chuyển nhượng là các khoản:

A. Chính phủ trợ cấp cho cựu chiến binh.

B. Trợ cấp thất nghiệp.

C. Trợ cấp hưu trí.

D. Tất cả các câu trên.

Giải thích:

Chi chuyển nhượng là các khoản chi không đòi hỏi phải đáp lại bằng việc cung cấp
hàng hóa hay dịch vụ như chi trợ cấp thất nghiệp, chi học bổng cho sinh viên, chi trợ cấp
hưu trí,...

Câu 24: Giới hạn của kế toán tổng thu nhập quốc dân là:

A. Không đo lường chi phí xã hội.

B. Không đo lường được các hoạt động kinh tế ngầm.

9
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. Không bao gồm giá trị của thời giờ nhàn rỗi.

D. Tất cả các câu trên.

Giải thích:

GDP không tính đến kinh tế chợ đen (hoạt động kinh tế ngầm), kinh tế phi tiền tệ
như kinh tế trao đổi, các công việc tình nguyện (chi phí xã hội), chăm sóc trẻ em miễn phí
do các ông bố, bà mẹ (không làm việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình... (giá
trị của thời giờ nhàn rỗi).

Câu 25: Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa của quốc gia A năm 2 5 là 36 tỷ USD, năm
2010 là 672 tỷ USD. Chỉ số giá năm 2 5 là 9 và chỉ số giá cả năm 2 là 2 . Tổng sản
phẩm quốc dân thực giữa năm 2 5 và 2 sẽ là:

A. Giữ nguyên không thay đổi.

B. Chênh lệch khoảng 40%.

C. Chênh lệch khoảng 70%.

D. Chênh lệch khoảng 86,6%.

Giải thích:

Tổng sản phẩm quốc dân thực của quốc gia A năm 2 5:

GNP . . 4 tỷ USD

Tổng sản phẩm quốc dân thực của quốc gia A năm 2 :

GNP . . 56 tỷ USD

Mức chênh lệch tổng sản phẩm quốc dân thực giữa năm 2 5 và 2 2 :

% GNP . . 4

Câu 26: Chỉ tiêu nào nhỏ nhất trong những chỉ tiêu đo lường sản phẩm quốc gia:

A. Tổng sản phẩm quốc dân.

10
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. Sản phẩm quốc dân ròng.

C. Thu nhập cá nhân.

D. Thu nhập khả dụng.

Giải thích:

Cách tính thu nhập khả dụng gián tiếp thông qua các chỉ tiêu khác:

DI = PI - Tcá nhân

= (NI – nộp+không chia + Tr) - Tcá nhân (Tr luôn âm)

= (NNPmp – Ti) – ( nộp+không chia + Tcá nhân – Tr)

= (GNPmp – De) – (Ti + nộp+không chia + Tcá nhân – Tr)

= (GDPmp – De) – (De + Ti + nộp+không chia + Tcá nhân – Tr)

= GDPmp – (2De + Ti + nộp+không chia + Tcá nhân – Tr)

Câu 27: GDP danh nghĩa bao gồm:

A. Tiền mua bột mì của một lò bánh mì.

B. Tiền mua sợi của một nhà máy dệt vải.

C. Bột mì được mua bởi một bà nội trợ.

D. Không có câu nào đúng.

Giải thích:

Chỉ tiêu GDP cũng như các chỉ tiêu khác thuộc hệ thống tài khoản quốc gia (SNAs) chỉ
đo lường toàn bộ sản phẩm cuối cùng, không tính sản phẩm trung gian. Trong câu hỏi này,
bột mì của lò bánh mì và sợi của nhà máy dệt chỉ là các sản phẩm trung gian, yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất; còn bột mì của bà nội trợ là sản phẩm cuối cùng, mua để tiêu dùng.

Câu 28: Theo hệ thống MPS, tổng sản lượng quốc gia chỉ tính:

A. Sản phẩm của những ngành sản xuất vật chất.

11
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. Sản phẩm của những ngành sản xuất vật chất và sản phẩm của những ngành dịch vụ phục
vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa.

C. Sản phẩm của những ngành sản xuất vật chất và sản phẩm của những ngành dịch vụ nói
chung.

D. A, B, C đều đúng.

Giải thích:

Theo quan điểm của K.Marx, sản xuất là những ngành sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ phục
vụ cho các ngành sản xuất vật chất.Nó bao gồm toàn bộ sản phẩm hữu hình và bao gồm một
bộ phận sản phẩm vô hình phục vụ cho quá trình sản xuất vật chất. Đây là cơ sở để hình
thành cách tính sản lượng quốc gia theo hệ thống sản xuất vật chất MPS (Material
Production System).

Câu 29: Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở:

A. Mục đích sử dụng.

B. Là nguyên liệu và không phải là nguyên liệu.

C. Thời gian tiêu thụ.

D. Các câu trên đều sai.

Giải thích:

Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở mục đích sử dụng:

 Sản phẩm trung gian: yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cuối
cùng.
 Sản phẩm cuối cùng: được mua để tiêu dùng.

Câu 30: GDP là chỉ tiêu sản lượng quốc gia được tính theo:

A. Quan điểm lãnh thổ.

B. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra trong năm.

C. Giá trị gia tăng của tất cả các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong và ngoài nước
trong năm.

12
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. Câu A và B đúng.

Giải thích:

GDP là chỉ tiêu sản lượng quốc gia được tính theo quan điểm lãnh thổ và chỉ tính cho
toàn bộ sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) cuối cùng được tạo ra trong khoảng thời gian nhất
định, thường là một năm.

Câu 31: GNP là chỉ tiêu sản lượng quốc gia được tính theo:

A. Sản phẩm trung gian được tạo ra trong năm.

B. Quan điểm sở hữu.

C. Câu A và B đều đúng.

D. Câu A và B đều sai.

Giải thích:

GNP là chỉ tiêu sản lượng quốc gia được tính theo quan điểm sở hữu. Tất cả các chỉ
tiêu thuộc hệ thống tài khoản quốc gia (SNAs) đều không tính sản phẩm trung gian.

Câu 32: Sản lượng tiềm năng là:

A. Mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

B. Mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp
bằng không.

C. Mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được khu sử dụng 100% các nguồn lực.

D. Các câu trên đều sai.

Giải thích:

Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng
với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Câu 33: Tổng sản phẩm quốc gia là chỉ tiêu:

13
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

A. Phản ánh giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một
nước.

B. Phản ánh giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng và dịch vụ do công dân một nước sản xuất
ra trong một năm.

C. Phản ánh toàn bộ thu nhập được quyền sử dụng theo ý muốn của công chúng trong một
năm.

D. Phản ánh toàn bộ thu nhập mà công dân trong nước kiếm được ở nước ngoài.

Giải thích:

Phản ánh giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ
một nước: GDP.

Phản ánh giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng và dịch vụ do công dân một nước
sản xuất ra trong một năm:GNP.

Phản ánh toàn bộ thu nhập được quyền sử dụng theo ý muốn của công chúng trong
một năm: DI.

Phản ánh toàn bộ thu nhập mà công dân trong nước kiếm được ở nước ngoài: IFFI.

Câu 34: Thu nhập khả dụng là:

A. Thu nhập được quyền dùng tự do theo ý muốn dân chúng.

B. Thu nhập của công chúng bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân.

C. Tiết kiệm còn lại sau khi đã tiêu dùng.

D. Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài.

Giải thích:

Thu nhập được quyền dùng tự do theo ý muốn dân chúng: DI.

Thu nhập của công chúng bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân: PI.

Tiết kiệm còn lại sau khi đã tiêu dùng: S

Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài: NFFI.

14
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 35: Nếu một nhà nông sản xuất tất cả thực phẩm mà ông tiêu dùng, GNP sẽ được tính là
không.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

GNP là chỉ tiêu tổng sản lượng quốc gia được tính bằng công thức:

GNP = GDP + NFFI

Trong đó GDP thường được tính bằng phương pháp dòng thu nhập hoặc dòng chi
tiêu:

Phương pháp dòng thu nhập: GDP = W + R + i + + Ti + De

Phương pháp dòng chi tiêu: GDP = C + I + G + M – X

Nếu tính theo phương pháp dòng thu nhập, do nhà nông tự sản xuất thực phẩm mà
ông tiêu dùng, nên ông không phải trả lương (W), trả tiền thuê đất (R), cũng chẳng thu
được lợi tức (i) hay lợi nhuận ( ). Nên giá trị của phần lương thực không được tính vào
GDP.

Nếu tính theo phương pháp dòng chi tiêu, do nhà nông tự sản xuất thực phẩm mà
ông tiêu dùng, tức là sản phẩm đó không được mang ra trao đổi, do đó không thuộc hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng nên cũng không được tính vào GDP.

Tuy nhiên, số thực phẩm mà nhà nông tạo ra được chính nhà nông tiêu thụ nên là
sản phẩm cuối cùng. Do đó giá trị của nó phải được tính vào GDP. Nhưng nếu tính theo 2
cách trên thì phần giá trị này sẽ bị khuyết.

Câu 36: Nếu một công nhân hãng kem PS nhận một phần tiền lương là bữa ăn trưa hàng
ngày, trị giá bữa ăn này không được tính vào GNP.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Tương tự như câu 35. Giá trị của bữa ăn trưa vẫn được tính vào GNP, bởi nó là sản
phẩm cuối cùng, được người công nhân này tiêu thụ.

Câu 37: Tổng cộng C, I, G và (X – M) bằng tổng chi phí các yếu tố cộng khấu hao.

15
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Ta có:

C + I + G + (X – M) = GDP = W + R + + i + De + Ti

(thiếu yếu tố thuế gián thu Ti)

Câu 38: Chi phí yếu tố không bao gồm cả tiền lãi từ nợ công và tiền lãi của người tiêu dùng.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Chi phí yếu tố là giá cả sản xuất (Pfc), tổng của chi phí sản xuất (z) và lợi nhuận ( ),
không bao gồm tiền lãi từ nợ công (T) và tiền lãi của người tiêu dùng (i).

Câu 39: Thu nhập cá nhân không bao gồm tiền lãi từ nợ công.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Thu nhập cá nhân bao gồm tiền lãi từ nợ công (T) vì thuế thuế thu nhập cá nhân
(Tcánhân) thuộc thuế của chính phủ:

NI = DI + Tcá nhân

Câu 40: Hạn chế của cách tính thu nhập quốc gia theo SNA là nó không luôn luôn phản ánh
giá trị xã hội.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Mặc dù được sử dụng rộng rãi để đo lường thành tựu kinh tế của các quốc gia,
nhưng cách tính thu nhập quốc gia theo SNA chỉ tính được một số lĩnh vực hoạt động chính
thức. Các hoạt động không chính thức và trái phát luật không được tính theo SNA. Do đó,
cách tính thu nhập quốc gia theo SNA đôi lúc không phản ánh chính xác giá trị xã hội.

16
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 41: Sản lượng quốc gia tăng không có nghĩa là mức sống của cá nhân tăng.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi ích kinh tế chung. Sản
lượng quốc gia tăng cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại cho nền kinh tế,
trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.

Câu 42: Tăng trưởng kinh tế xảy ra khi:

A. Giá trị sản lượng hàng hóa tăng.

B. Thu nhập trong dân cư tăng lên.

C. Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển sang phải.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng sản lượng
quốc gia (giá trị sản lượng hàng hóa tăng) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân
trên đầu người (thu nhập trong dân cư tăng) trong một thời gian nhất định. Sản lượng hàng
hóa tăng thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực khan hiếm (đường giới hạn khả năng sản
xuất dịch chuyển sang phải).

Sử dụng những số liệu sau cho các câu 43, 44

GDP danh nghĩa (tỷ USD) Hệ số giảm phát


Năm 2010: 20 100
Năm 2011: 25,3 115

Câu 43: GDP thực năm 2011 là:

A. 25,3 tỷ USD B. 29,09 tỷ USD

C. 22 tỷ USD D. 23,7 tỷ USD

Giải thích:

17
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

GDP thực của năm 2011:

,
GDP . . 22 tỷ USD

Câu 44: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011:

A. 26,5% B. 15% C. 20,9% D. 10%

Giải thích:

GDP thực năm 2010:

GDP . . 2 tỷ USD

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011:

g= ,

Câu 45: GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau nếu:

A. Tỷ lệ làm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước.

B. Chỉ số giá năm hiện hành bằng chỉ số giá năm trước.

C. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm gốc.

D. Chỉ số giá của năm đó bằng chỉ số giá của năm gốc.

Giải thích:

Ta có:

GDPR = GDPN

→ CPIt = 1 = CPIo

Câu 46: Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp là:

A. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí nguyên liệu để sản xuất sản
phẩm.

18
Macro – Trắc Nghiệm Chương 2 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi những chi phí vật chất mua ngoài để sản
xuất sản phẩm.

C. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi toàn bộ chi phí vật chất để sản xuất sản
phẩm.

D. Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi trừ đi chi phí tiền lương để sản xuất sản phẩm.

Giải thích:

Trong phần chi phí vật chất để sản xuất sản phẩm có 2 loại chi phí vật chất:

 Chi phí vật chất mua ngoài: đây là chi phí của các giao dịch hàng hóa hiện hữu, không
được tính vào giá trị gia tăng.
 Chi phí vật chất doanh nghiệp tự sản xuất: sản phẩm mới sản xuất, được tính vào giá
trị gia tăng.

19
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG

(SÁCH BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ – NXB KINH TẾ TP.HCM)

Câu 1: Quy luật tâm lý cơ bản Keynes cho rằng:

A. Tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ luôn luôn gia tăng bằng mức gia tăng thu nhập.

B. Người ta sẽ tiết kiệm thêm nếu như thu nhập của họ cao hơn nhưng sẽ không tiết kiệm
bất cứ điều gì nếu như thu nhập thấp hơn.

C. Người ta sẽ tiết kiệm một phần trong bất cứ gia tăng nào trong thu nhập.

D. Khi tiêu dùng gia tăng sẽ gia tăng thu nhập.

Giải thích:

Tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ luôn luôn gia tăng nhưng ít hơn mức tăng thu nhập
(0 < MPC < 1).

Nếu thu nhập giảm, người ta sẽ giảm tiết kiệm cho đến một mức nào đó sẽ không tiết
kiệm nữa.

Người ta sẽ tiết kiệm một phần trong bất cứ gia tăng nào trong thu nhập: ∆Yd = ∆C +
∆S.

Khi thu nhập gia tăng, tiêu dùng sẽ gia tăng. Chiều ngược lại không chính xác.

Câu 2: Độ dốc của hàm số tiêu dùng được quyết định bởi:

A. Khuynh hướng tiêu dùng trung bình.

B. Tổng số tiêu dùng tự định.

C. Khuynh hướng tiêu dùng biên.

D. Không có câu nào đúng.

Giải thích:

Hàm tiêu dùng:

C = Co + Cm.Yd

Trong đó Cm chính là MPC: khuynh hướng tiêu dùng biên.

1
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 3: Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên là một hằng số thì đường tiêu dùng có dạng:

A. Một đường thẳng.

B. Một đường cong lồi.

C. Một đường cong lõm.

D. Một đường vừa cong lồi vừa cong lõm.

Giải thích:

Hàm tiêu dùng:

C = Co + Cm.Yd

Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên là một hằng số (Cm = a), thì hàm tiêu dùng:

C = Co + a.Yd (là đường thẳng)

Câu 4: Tìm câu sai trong những câu sau đây:

A. MPC = 1 – MPS

B. MPC + MPS = 1

C. MPS = ∆

D. Không có câu nào sai.

Giải thích:

Khuynh hướng tiết kiệm biên:



MPS = ∆

Câu 5: Giả sử không có chính phủ và ngoại thương, nếu tiêu dùng tự định là 30, đầu tư là 40,
MPS = 0,1. Mức sản lượng cân bằng là:

A. Khoảng 77 B. 430 C. 700 D. 400

Giải thích:

2
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Trong mô hình kinh tế giản đơn (không có chính phủ và ngoại thương, mức sản
lượng cân bằng:

Y = Yd = C + I = (Co + Cm.Yd) + I = 30 + 0,1Yd + 40

↔ Yd = 700

Câu 6: Số nhân của tổng cầu phản ánh:

A. Mức thay đổi trong sản lượng khi tổng cầu tự định thay đổi 1 đơn vị.

B. Mức thay đổi trong đầu tư khi sản lượng thay đổi.

C. Mức thay đổi trong AD khi Y thay đổi 1 đơn vị.

D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

Theo khái niệm, số nhân (k) là hệ số phản ánh mức thay đổi của sản lượng cân bằng
(∆Y) khi tổng cầu tự định (∆Ao) thay đổi 1 đơn vị.

Câu 7: Nếu đầu tư gia tăng thêm một lượng 15 và khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8;
khuynh hướng đầu tư biên là 0. Mức sản lượng sẽ:

A. Tăng thêm là 19. B. Tăng thêm là 27.

C. Tăng thêm là 75. D. Không có câu nào đúng.

Giải thích:

Ta có:

∆Y = k.∆Ao = k.∆AD = k.∆I

Mà số nhân:

k= = =5
,

Nên mức sản lượng thay đổi:

∆Y = k.∆I = 5.15 = 75

3
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 8: Nếu có một sự giảm sút trong đầu tư của tư nhân 10 tỷ, Cm = 0,75; Im = 0, mức sản
lượng sẽ:

A. Giảm xuống 40 tỷ. B. Tăng lên 40 tỷ.

C. Giảm xuống 13,33 tỷ. D. Tăng lên 13,33 tỷ.

Giải thích:

Ta có:

∆Y = k.∆Ao = k.∆AD = k.∆I

Mà số nhân:

k= = =4
,

Nên mức sản lượng thay đổi:

∆Y = k.∆I = 4.( 10) = 40

Câu 9: Một sự rò rỉ lớn hơn từ dòng chu chuyển kinh tế sẽ dẫn đến:

A. Số nhân lớn hơn.

B. Số tiền thuế của chính phủ nhiều hơn.

C. Khuynh hướng tiêu dùng biên lớn hơn.

D. Số nhân nhỏ hơn.

Giải thích:

Khi sự rò rỉ (tiết kiệm) lớn hơn từ dòng chu chuyển kinh tế, tức là khuynh hướng tiết
kiệm biên (Sm) tăng sẽ làm cho khuynh hướng tiêu dùng biên (Cm) giảm (vì Cm + Sm = 1).
Do đó số nhân sẽ nhỏ đi (do mẫu số 1 – Cm – Im lớn hơn).

Câu 10: Số nhân của nền kinh tế đơn giản trong trường hợp đầu tư thay đổi theo sản lượng
sẽ là:

A. ( )

4
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. ( )

C.( )

D. ( )

Giải thích:

Số nhân của nền kinh tế đơn giản được tính bằng công thức:

k=( )

Trường hợp đầu tư thay đổi theo sản lượng thì Im (MPI) 0, do đó số nhân của nền
kinh tế đơn giản vẫn được tính bằng công thức trên.

Câu 11: Nếu MPS là 0,3; MPI là 0,1; khi đầu từ giảm bớt 5 tỷ, mức sản lượng sẽ thay đổi:

A. Giảm xuống 10 tỷ.

B. Tăng thêm 25 tỷ.

C. Tăng thêm 10 tỷ.

D. Giảm xuống 25 tỷ.

Giải thích:

Ta có:

∆Y = k.∆Ao = k.∆AD = k.∆I

Mà số nhân:

k= = ( )
= =5
( , ) ,

Nên mức sản lượng thay đổi:

∆Y = k.∆I = 5.( 5) = 25

Câu 12: Nếu MPI là 0,2; sản lượng gia tăng 10 tỷ, vậy đầu tư sẽ gia tăng:

A. 0 tỷ B. 50 tỷ C. 2 tỷ D. Khoảng 5 tỷ
5
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Mức thay đổi của đầu tư:

∆I = Im.∆Y = 0,2.10 = 2 tỷ

Câu 13: Nếu tiêu dùng tự định là 45 tỷ, đầu tư tự định là 35 tỷ. MPI là 0,2 và MPC là 0,7. Mức
sản lượng cân bằng là:

A. 800 tỷ B. 350 tỷ C. 210 tỷ D. 850 tỷ

Giải thích:

Mức sản lượng cân bằng được tính bởi công thức:

Y= . (C + I ) = . (45 + 35) = 800 tỷ


, ,

Dùng thông tin sau đây để trả lời từ câu 14 đến câu 17.

Trong một nền kinh tế đơn giản chỉ có hai khu vực có các hàm số:

C = 120 + 0,7Yd I = 50 + 0,1Y Yp = 1000 Un = 5%

Câu 14: Mức sản lượng cân bằng:

A. 850 B. 600 C. 750 D. 1000

Giải thích:

Mức sản lượng cân bằng được tính bởi công thức:

Y= . (C + I ) = . (120 + 50) = 850 tỷ


, ,

Câu 15: Tỷ lệ thất nghiệp tại mức sản lượng cân bằng:

A. 13,8% B. 20% C. 12,5% D. Không có câu nào đúng.

Giải thích:

Theo công thức OKUN, tỷ lệ thất nghiệp tại mức sản lượng cân bằng:

6
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Ut = Un + . =5+ . = 12,5%

Câu 16: Giả sử đầu tư tăng thêm là 20. Vậy mức sản lượng cân bằng mới:

A. 870 B. 916,66 C. 950 D. Không câu nào đúng

Giải thích:

Ta có:

∆Y = k.∆Ao = k.∆AD = k.∆I

Mà số nhân:

k= = =5
, ,

Nên mức sản lượng thay đổi:

∆Y = k.∆I = 5.(20) = 100

Mức sản lượng cân bằng mới

Y’ = Y + ∆Y = 850 + 100 = 950

Câu 17: Với kết quả ở câu 16, để đạt được sản lượng tiềm năng, tiêu dùng phải thay đổi một
lượng là:

A. 50 B. 10 C. 15 D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

Để đạt được sản lượng tiềm năng (Yp = 1000) thì tiêu dùng phải thay đổi một lượng
là:

∆C = ∆AD = = = 10

Câu 18: Tại giao điểm của 2 đường AS và AD trong đồ thị 450:

A. Tổng cung hàng hóa và dịch vụ bằng tổng cầu hàng hóa và dịch vụ.

7
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. Tổng thu nhập bằng tổng chi tiêu.

C. Tổng sản lượng bằng tổng thu nhập.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Giải thích:

Tại giao điểm của 2 đường AS và AD thì:

AS = AD = Y = C + I = Yd

*AS: tổng cung, AD: tổng cầu, Y: tổng sản lượng, C + I: tổng chi tiêu, Yd: tổng thu nhập

Câu 19: Chi tiêu đầu tư phụ thuộc:

A. Đồng biến với lãi suất.

B. Đồng biến với sản lượng quốc gia.

C. Nghịch biến với lãi suất.

D. Câu B và C đúng.

Giải thích:

Đầu tư có quan hệ nghịch biến với lãi suất (r) và đồng biến với sản lượng quốc gia
(Y).

Câu 20: Khi nền kinh tế đạt được mức toàn dụng, điều đó có nghĩa là:

A. Không còn lạm phát.

B. Không còn thất nghiệp.

C. Vẫn tồn tại một tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp.

D. Cả A, B, C đều sai.

Giải thích:

Khi nền kinh tế đạt được mức toàn dụng, khi đó tỷ lệ thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên, tương ứng với tỷ lệ lạm phát vừa phải (Y = Yp và U = Un).

8
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 21: Nếu hàm tiêu dùng là một đường thẳng:

A. Thu nhập khả dụng càng tăng thì tiêu dùng càng tăng.

B. Thu nhập khả dụng tăng thì tiêu dùng biên không đổi.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

Giải thích:

Hàm tiêu dùng là một đường thẳng:

C = Co + Cm.Yd (Co, Cm: không đổi)

Tiêu dùng có quan hệ đồng biến với thu nhập khả dụng và tiêu dùng biên (Cm) không
đổi.

Câu 22: Tiêu dùng tự định là:

A. Tiêu dùng tối thiểu.

B. Tiêu dùng không phụ thuộc thu nhập.

C. Tiêu dùng tương ứng với tiết kiệm tự định.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Giải thích:

Hàm tiêu dùng:

C = Co + Cm.Yd

Tiêu dùng tự định (Co) là tiêu dùng tối thiểu bởi khi thu nhập (Yd) bằng 0 thì tiêu
dùng (C) bằng tiêu dùng tự định.

Tiêu dùng không phụ thuộc thu nhập: Thừa số Co không phụ thuộc vào thu nhập
(Yd).

Tiêu dùng tương ứng với tiết kiệm tự định: |Co| = |So|.

Câu 23: Giao điểm của hai hàm tiêu dùng và tiết kiệm cho biết tại đó:

9
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

A. Tiêu dùng bằng tiết kiệm.

B. Tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng.

C. Tiết kiệm bằng thu nhập khả dụng.

D. Cả A, B, C đều sai.

Giải thích:

Tại giao điểm (E) của 2 đường tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S) thì tiêu dùng bằng tiết
kiệm: C = S

C, S Yd
S

Yd

Tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng: Yd = C khi S = 0. Đó là điểm giao nhau giữa
đường tiêu dùng (C) với đường thu nhập khả dụng (Yd).

Tiết kiệm bằng thu nhập khả dụng: Yd = S, vậy C = 0: vô lý vì C = Co > 0.

Câu 24: Thu nhập giảm làm cho tiêu dùng giảm, tiêu dùng giảm kéo mức thu nhập xuống,
như vậy:

A. Thu nhập là biến số của tiêu dùng.

B. Tiêu dùng là biến số của thu nhập.

C. Thu nhập và tiêu dung đôi khi vừa là hàm số, vừa là biến số.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Giải thích:

Thu nhập giảm làm cho tiêu dùng giảm: Dựa vào hàm tiêu dùng C = Co + Cm.Yd ta
thấy tiêu dùng có quan hệ đồng biến, phụ thuộc vào thu nhập.

10
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Tiêu dùng giảm kéo mức thu nhập xuống: Khi tiêu dùng (C) giảm sẽ khiến cho đầu tư
(I) giảm theo, do đó sẽ làm sản lượng quốc gia (Y) giảm, vì thế thu nhập (Yd) cũng giảm.

Câu 25: Tổng cầu tăng thêm (1) làm sản lượng tăng thêm, cuối cùng lượng cầu tăng thêm
(2) bằng đúng sản lượng tăng thêm. Như vậy:

A. Tổng cầu tăng thêm (1) là ∆AD ban đầu.

B. Tổng cầu tăng thêm (2) là ∆AD cuối cùng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Giải thích:

Dựa vào công thức:

∆Y = k.∆AD

Mà:

k=

Trong đó Am là khuynh hướng chi tiêu biên. Giống như các chỉ tiêu biên khác,
khuynh hướng chi tiêu biên cũng có xu hướng giảm dần về 0, do đó số nhân (k) sẽ tiến dần
về 1.

Ban đầu, khi ∆AD làm Y tăng nhưng ∆AD ∆Y là do 0 < Am < 1.

Cuối cùng, khi Am = 0, k = 1 thì ∆AD = ∆Y. Tuy nhiên, vì Am = 0 nên tổng cầu không
tăng nữa. Đây chính là lần tăng cuối cùng của tổng cầu.

Câu 26: Cho biết k = . Đây là số nhân trong:

A. Nền kinh tế đóng, không có chính phủ.

B. Nền kinh tế đóng, có chính phủ.

C. Nền kinh tế mở.

D. Cả A, B, C đều sai.

11
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Trong nền kinh tế đơn giản (nền kinh tế đóng, không có chính phủ), số nhân được
tính bằng công thức:

k=

Nếu đầu tư không phụ thuộc vào sản lượng, Im = 0 thì công thức trên trở thành:

k=

Câu 27: Điểm vừa đủ (điểm trung hòa) trong hàm tiêu dùng của công chúng là điểm mà tại
đó:

A. Tiêu dùng bằng thu nhập khả dụng C = Yd.

B. Tiết kiệm bằng không S = 0.

C. Đường tiêu dùng cắt đường 450.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Điểm vừa đủ (điểm trung hòa) chính là giao điểm của đường tiêu dùng (C) với
đường thu nhập khả dụng (Yd) - đường 450, do đó:

C = Yd và S = 0 (do Yd = C + S)

Câu 28: Khuynh hướng tiêu dùng biên là:

A. Phần thu nhập khả dụng tăng thêm khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị.

B. Phần tiêu dùng giảm xuống khi thu nhập khả dụng giảm bớt 1 đơn vị.

C. Phần tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị.

D. Cả B và C đều đúng.

Giải thích:

Khuynh hướng tiêu dùng (Cm hay MPC) phản ánh mức thay đổi của tiêu dùng khi Yd
thay đổi 1 đơn vị:

12
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)


Cm = ∆

Câu 29: Khuynh hướng tiết kiệm biên là:

A. Phần tiết kiệm tối thiểu khi Yd = 0.

B. Phần tiết kiệm tăng thêm khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị.

C. Phần thu nhập còn lại sau khi đã tiêu dùng.

D. Phần tiết kiệm tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị.

Giải thích:

Khuynh hướng tiết kiệm biên (Sm hay MPS) phản ánh mức thay đổi của tiết kiệm khi
Yd thay đổi 1 đơn vị:

Sm = ∆

Còn:

 Phần tiết kiệm tối thiểu khi Yd = 0: tiết kiệm tự định So.
 Phần tiết kiệm tăng thêm khi sản lượng tăng thêm 1 đơn vị: chính xác phải là khi thu
nhập khả dụng tăng thêm bởi Yd = Y – T.
 Phần thu nhập còn lại sau khi đã tiêu dùng: S = Yd – C.

Câu 30: Trong nền kinh tế đơn giản (nền kinh tế đóng không chính phủ), với:

C = 1000 + 0,75Yd và I = 200 thì sản lượng cân bằng:

A. Y = 1200 B. Y = 3000 C. Y = 4800 D. Không có câu đúng.

Giải thích:

Trong nền kinh tế đơn giản, sản lượng cân bằng:

Y = Yd = C + I = 1000 + 0,75Yd + 200

↔ Y = Yd = 4800

Câu 31: Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số:
13
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C = 1000 + 0,7Yd và I = 200 + 0,1Y. Số nhân tổng cầu là:

A. k = 2 B. k = 4 C. k = 5 D. k =2,5

Giải thích:

Số nhân tổng cầu:

k= = =5
, ,

Câu 32: Sản lượng cân bằng là sản lượng mà tại đó:

A. Tổng cung bằng tổng cầu.

B. Tổng chi tiêu mong muốn bằng tổng sản lượng sản xuất của nền kinh tế.

C. Đường tổng cầu (AD) cắt đường 450.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Điểm sản lượng cân bằng là chính là giao điểm của đường tổng cầu (AD) với đường
tổng cung - đường 450 (AS), tại đó:

Y = AS = AD = C + I

Câu 33: Nếu hàm tiêu dùng có dạng C = 1000 + 0,75Yd thì hàm tiết kiệm có dạng:

A. S = 1000 + 0,25Yd

B. S = –1000 + 0,25Yd

C. S = –1000 + 0,75Yd

D. Các câu trên đều sai.

Giải thích:

Ta có mối quan hệ giữa hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm:

Sm + Cm = 1 ↔ Sm = 1 – Cm = 1 – 0,75 = 0,25

và So + Co = 0 ↔ So = –Co = –1000

14
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Vậy hàm tiết kiệm:

S = –1000 + 0,25Yd

Câu 34: Nếu Y < Ycb thì:

A. Y < AD.

B. Tổng đầu tư thực tế < Tổng đầu tư dự kiến.

C. Tổng tiết kiệm nhỏ hơn tổng đầu tư dự kiến.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Nếu sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng cân bằng (Y < Ycb hay YE) thì:

 Tổng tiết kiệm dự kiến nhỏ hơn tổng đầu tư dự kiến.


 Sdk = Stt = Itt < Idk: tổng tiết kiệm nhỏ hơn tổng đầu tư dự kiến.
 Y = AS < AD.

Câu 35: Nếu mọi người đều gia tăng tiết kiệm, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ
làm cho:

A. Sản lượng tăng.

B. Sản lượng không đổi.

C. Sản lượng giảm.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Khi mọi người gia tăng tiết kiệm (S ) sẽ giảm tiêu dùng (C ), do đó làm giảm tổng
cầu - tổng chi tiêu (AD ), vì thế sản lượng sẽ bị suy giảm (Y ).

Câu 36: Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng đường tổng cung (AS):

A. AS thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng.

B. AS nằm ngang.

15
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. AS dốc lên.

D. AS nằm ngang khi Y < Yp và thẳng đứng khi Y = Yp.

Giải thích:

Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng đường tổng cung (AS) hoàn toàn thẳng đứng tại
mức sản lượng tiềm năng (Yp). Sự thay đổi của tổng cầu không làm thay đổi mức sản lượng
cân bằng.

P AS

AD

Y
Yp

Câu 37: MPC là độ dốc của hàm tiêu dùng.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Hàm tiêu dùng:

C = Co + Cm.Yd

Trong đó, Cm là khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC).

Câu 38: Keynes giả sử rằng hàm tiêu dùng khá ổn định trong phân tích ngắn hạn.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Keynes giả sử rằng, trong phân tích ngắn hạn, hàm tiêu dùng có dạng một đường
thẳng, tiêu dùng có quan hệ phụ thuộc đồng biến vào thu nhập khả dụng:

C = Co + Cm.Yd

16
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 39: Nếu MPC có trị số dương, MPS có trị số âm.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

MPC và MPS luôn lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1.

Câu 40: Nếu tổng cầu và tổng cung cân bằng, đầu tư phải bằng tiết kiệm.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Nếu tổng cầu và tổng cung cân bằng:

AS = AD

↔ C+I=C+S

↔ I=S

Câu 41: Tác động của số nhân chỉ áp dụng đối với sự thay đổi trong đầu tư, không áp dụng
nếu có sự thay đổi trong các yếu tố tự định khác.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Số nhân (k) là hệ số phản ánh mức thay đổi của sản lượng cân bằng (∆Y) khi tổng
cầu tự định (∆Ao) thay đổi 1 đơn vị. Mà Ao = Co + Io nên tác động của số nhân còn áp dụng
đối với sự thay đổi trong các yếu tố tự định.

Câu 42: MPC phản ánh sự thay đổi của tiêu dùng khi thu nhập khả dụng thay đổi một đơn vị.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) phản ánh sự thay đổi của tiêu dùng khi thu
nhập khả dụng thay đổi một đơn vị:

17
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)


MPC = ∆

Câu 43: APC và MPC luôn luôn bằng nhau.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Khuynh hướng tiêu dùng trung bình:

APC =

Khuynh hướng tiêu dùng biên:



MPC = ∆

Nên APC chưa chắc đã bằng MPC.

Câu 44: Các hộ gia đình chỉ có thể tiêu dùng hoặc tiết kiệm trong số thu nhập khả dụng, nên
tiêu dùng và tiết kiệm gộp lại đúng bằng thu nhập khả dụng.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Trong mô hình lý thuyết, thu nhập khả dụng (Yd) được phẩn bổ cho tiêu dùng và tiết
kiệm:

Yd = C + S

Có những trường hợp C > Yd và S < 0, điều này thường đúng với những người đã
nghỉ hưu, họ tiêu dùng vào tài sản hiện có hay tiền tiết kiệm hoặc những người kỳ vọng vào
thu nhập cao hơn trong tương lai, nên vay tiền để tiêu dùng trong hiện tại. Tuy nhiên, đó
cũng chính là số tiền họ tiết kiệm được trong quá khứ hoặc tiền tiêu dùng cho tương lai.
Nên tựu chung:

Yd = C + S

18
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 45: Mọi người sẵn sàng tiết kiệm nhiều hơn trong ngắn hạn thì đầu tư sẽ tăng và nền
kinh tế sẽ có mức sản xuất cao hơn.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Khi mọi người gia tăng tiết kiệm (S ) sẽ giảm tiêu dùng (C ), do đó làm giảm tổng
cầu - tổng chi tiêu (AD ), vì thế sản lượng sẽ bị suy giảm (Y ).

Câu 46: Sản lượng giảm dẫn đến chi tiêu giảm đi và sản lượng do vậy giảm đi nữa, nền kinh
tế có thể theo vòng xoắn ốc suy giảm mãi:

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Thứ nhất, tiêu dùng chỉ có thể giảm đến một mức nào đó, bởi C Co >0.

Thứ hai, nếu toàn bộ khoản tiết kiệm tăng lên được đưa vào đầu tư thì khoản sụt
giảm của tổng cầu do tiêu dùng ít đi từ nguyên nhân tăng tiết kiệm sẽ được bù đắp. Tổng
cầu không đổi, mức thu nhập và sản lượng quốc gia không đổi, nhưng mức tiết kiệm và đầu
tư thực tế sẽ tăng lên.

S2 S1

I2
I1

Câu 47: Kinh tế thị trường không bảo đảm rằng mức tiết kiệm và đầu tư bằng nhau, do đó
chúng ta cần kế hoạch hóa tập trung.

A. Đúng. B. Sai.

Giải thích:

Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng thực tế luôn có xu hướng xoay quanh mức
sản lượng cân bằng (Y = YE), do đó mức tiết kiệm (S) cũng luôn xấp xỉ với mức đầu tư (I).

19
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 48: Nhân tố chính nào là nhân tố chính ảnh hưởng đến tiêu dùng của hộ gia đình.

A. Thu nhập khả dụng.

B. Thu nhập dư toán.

C. Lãi suất.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng của hộ gia đình (thu nhập khả dụng,
lãi suất, tài sản,...) nhưng nhân tố chính ảnh hưởng đến tiêu dùng của hộ gia đình là thu
nhập khả dụng.

Câu 49: Thu nhập khả dụng là phần thu nhập các hộ gia đình nhận được:

A. Sau khi đã nộp các khoản thuế cá nhân, bảo hiểm xã hội và nhận thêm các khoản chi
chuyển nhượng của chính phủ.

B. Do cung ứng các yếu tố sản xuất.

C. sau khi đã trừ đi phần tiết kiệm.

D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

Thu nhập khả dụng được tính bằng công thức:

Yd = Y – T = Y – (Tx – Tr) = Y – (Ti + Td – Tr)

*Ti: thuế gián thu, Td: thuế trực thu, Tr: chi chuyển nhượng của chính phủ

Câu 50: Thuật ngữ “tiết kiệm” được sử dụng trong phân tích kinh tế là:

A. Tiền sử dụng vào mục đích thanh toán khoản nợ đã vay.

B. Tiền mua bảo hiểm cá nhân, tiền mua cổ phiếu.

C. Phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng.

D. Các câu trên đều đúng.

20
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng:

S = Yd – C

Câu 51: Tiêu dùng có mối quan hệ:

A. Nghịch chiều với thu nhập dự đoán.

B. Cùng chiều với thu nhập khả dụng.

C. Cùng chiều với lãi suất.

D. Các câu trên đều sai.

Giải thích:

Tiêu dùng có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập khả dụng:

C = Co + Cm.Yd

Câu 52: Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Khi Yd = 0 thì tiêu dùng vẫn là số dương.

B. MPC + MPS = 1

C. MPC không thể lớn hơn 1.

D. MPC và MPS luôn luôn trái dấu nhau.

Giải thích:

MPC và MPS luôn lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1 (0 < MPC, MPS < 1).

Câu 53: Trong nền kinh tế đóng không có chính phủ, bắt đầu từ mức cân bằng, giả sử MPC
bằng 0,6; tăng đầu tư tự định 30 tỷ thì sản lượng tăng thêm:

A. 30 tỷ đồng nếu khuynh hướng đầu tư biên theo Y bằng 0.

B. 75 tỷ đồng nếu khuynh hướng đầu tư biên theo Y bằng 0.

C. 150 tỷ đồng nếu khuynh hướng đầu tư biên theo Y khác 0.

21
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

Mức thay đổi của sản lượng:

∆Y = k.∆Ao = k.∆AD = k.∆I

Mà:

k= = = (Im = 0)
,

Vậy mức thay đổi của sản lượng:

∆Y = k.∆I = .30 = 75 tỷ đồng

Câu 54: Đầu tư theo kế hoạch là 100 tỷ đồng, Mọi người quyết định tiết kiệm một tỷ phần
cao hơn trong thu nhập, cụ thể là hàm tiết kiệm thay đổi từ S = 0,3Y đến S = 0,5Y. Khi đó:

A. Thu nhập cân bằng giảm.

B. Tiết kiệm thay đổi.

C. Tiết kiệm giảm.

D. Cả A và B đúng.

Giải thích:

Thu nhập cân bằng lúc đầu:

Y1 = Yd1

↔ S1 = I

↔ 0,3Y1 = 100

↔ Y1 =

Thu nhập cân bằng lúc sau:

Y2 = Yd2

↔ S2 = I

22
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

↔ 0,5Y2 = 100

↔ Y2 = 200

Vậy Yd1 = Y1 > Y2 = Yd2 nên thu nhập cân bằng giảm.

Câu 55: Trong một nền kinh tế đóng không có chính phủ, nếu nhu cầu đầu tư dự kiến là 400
tỷ đồng và hàm tiêu dùng C = 100 – 0,8Yd thì mức thu nhập cân bằng là:

A. 2500 tỷ đồng B. 1000 tỷ đồng

C. 2000 tỷ đồng D. Không có câu nào đúng.

Giải:

Từ hàm tiêu dùng C = 100 – 0,8Yd ta có được mối liên hệ với hàm tiết kiệm:

So = –Co = –100 và Sm = 1 – Cm = 1 – 0,8 = 0,2

Vậy hàm tiết kiệm:

S = –100 + 0,2Yd

Mức thu nhập cân bằng:

Y = Yd

↔ S=I

↔ –100 + 0,2Yd = 400

↔ Yd = 2500 tỷ đồng

Câu 56: Trong “Lý thuyết tổng quát”, Keynes liên kết mức nhân dụng với:

A. Thu nhập khả dụng.

B. Sản lượng.

C. Số giờ làm việc trong tuần.

D. Không có câu nào đúng.

Giải thích:

23
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Trong “Lý thuyết tổng quát”, Keynes liên kết mức nhân dụng với sản lượng:

∆Y = k.∆Ao

Câu 57: Khi tổng cung vượt tổng cầu, hiện tượng xảy ra ở các hãng là:

A. Tăng lợi nhuận.

B. Giảm hàng tồn kho.

C. Tăng hàng tồn kho.

D. Tồn kho không đổi và sản lượng sẽ giảm.

Giải thích:

Khi tổng cung vượt tổng cầu (AS > AD) thì hàng tồn kho thực tế lớn hơn hàng tồn
kho dự kiến (tăng hàng tồn kho).

Câu 58: Mức sản lượng của nền kinh tế là 1500 tỷ đồng, tổng cầu là 1200 tỷ đồng và tỷ lệ
thất nghiệp cao, có thể kết luận là:

A. Tỷ lệ thất nghiệp giảm.

B. Thu nhập sẽ cân bằng.

C. Thu nhập sẽ tăng.

D. Tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Giải thích:

Ta có tổng cung vượt tổng cầu (AS = 1500 > AD = 1200) nên hàng tồn kho thực tế
lớn hơn hàng tồn kho dự kiến khiến cho doanh nghiệp giảm đầu tư nhằm hạ mức sản lượng
thực tế. Khi doanh nghiệp giảm đầu tư, tức là giảm sản xuất, vì thế tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Câu 59: Keynes kết luận rằng giao điểm của tổng cầu và tổng cung:

A. Sẽ luôn là mức toàn dụng nhân công.

B. Sẽ không bao giờ là mức toàn dụng nhân công.

C. Không bao giờ là vị trí cân bằng.

24
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. Không nhất thiết là mức toàn dụng.

Giải thích:

Giao điểm của tổng cầu và tổng cung chỉ là điểm cân bằng sản lượng của thị trường
(Y = YE). Điểm này sẽ chỉ là mức toàn dụng nhân công khi đây cũng chính là điểm tương
ứng với mức sản lượng tiềm năng (Y = YE = Yp).

Câu 60: Độ dốc đường AD là:



A.

B. Khuynh hướng chi tiêu biên.

C. Có thể là khuynh hướng tiêu dùng biên + khuynh hướng đầu tư biên theo Y.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Hàm tổng cầu có dạng:

AD = Ao + Am.Y

Trong đó độ dốc Am chính là khuynh hướng chi tiêu biên:



Am = = Cm + Im

Câu 61: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư:

A. Lãi suất.

B. Lạm phát dự đoán.

C. Sản lượng quốc gia.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như lãi suất, sản lượng quốc gia, thuế, kỳ
vọng của các nhà đầu tư, lạm phát dự đoán,...

25
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 62: Theo lý thuyết xác định của Keynes, nếu lượng tồn kho ngoài kế hoạch tăng thì tổng
cầu dự kiến (tổng chi tiêu dự kiến) sẽ:

A. Nhỏ hơn sản lượng thực và các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng.

B. Lớn hơn sản lượng thực và các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng.

C. Nhỏ hơn sản lượng thực và các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng.

D. Lớn hơn sản lượng thực và các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng.

Giải thích:

Theo lý thuyết xác định của Keynes, nếu lượng tồn kho ngoài kế hoạch tăng (hàng
tồn kho thực tế lớn hơn dự kiến) thì tổng cầu dự kiến sẽ nhỏ hơn sản lượng thực (AS = Y >
YE = AD) và do đó, các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng để đưa mức sản lượng thực về điểm
sản lượng cân bằng.

Câu 63: Những người theo lý thuyết của J.M.Keynes cho rằng biên pháp đối phó với vấn đề
suy thoái kinh tế hiện này là:

A. Chính phủ không nên can thiệp vào nền kinh tế.

B. Chính phủ nên kiếm soát giá cả.

C. Chính phủ nên sử dụng chính sách tiền tệ hơn là chính sách tài khóa.

D. Chính phú nên quản lý tổng cầu.

Giải thích:

Chủ nghĩa Keynes đề cao vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế vĩ mô, coi
chính sách quản lý tổng cầu là phương pháp hữu hiệu để ổn định nền kinh tế vĩ mô và đạt
được tăng trưởng kinh tế.

Câu 64: Trong mô hình Keynes, tín hiệu để giúp cho các nhà doanh nghiệp nhận biết có sự
mất cân đối trên thị trường hàng hóa là dựa vào:

A. Sự thay đổi trong lượng hàng tồn kho.

B. Tiền lương thay đổi.

C. Lãi suất thay đổi.

26
Macro – Trắc Nghiệm Chương 3 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. Mức giá thay đổi.

Giải thích:

Cách thức để doanh nghiệp nhận ra sự mất cân đối giữa sản lượng thực tế và sản
lượng cân bằng, mà các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa Keynes đưa ra là nhìn vào hàng dự
trữ (hay tồn kho) và đặc biệt là những thay đổi không dự kiến được trong hàng tồn kho.

27
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ NGOẠI THƯƠNG

(SÁCH BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ – NXB KINH TẾ TP.HCM)

Câu 1: Lý do quan trọng nào giải thích tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trong GNP đã gia tăng từ
1929:

A. Mức sản lượng gia tăng liên tục.

B. Lạm phát.

C. Sự gia tăng của dân số.

D. Sự gia tăng nhu cầu của khu vực công cộng.

Giải thích:

Sự gia tăng nhu cầu của khu vực công cộng sẽ làm gia tăng chi tiêu đầu tư của chính
phủ (G).

Sự gia tăng của dân số làm gia tăng chi tiêu của hộ gia đình (C).

Mức sản lượng gia tăng liên tục nhưng có thể do gia tăng tiêu dùng hộ gia đình (C),
gia tăng đầu tư cá nhân (I), gia tăng chi tiêu chính phủ (G) hoặc gia tăng xuất khẩu (X).

Chính phủ sẽ giảm chi tiêu để giảm tỷ lệ lạm phát (áp dụng chính sách tài khóa thu
hẹp).

Câu 2: Khoản chi nào sau đây không phải là chi chuyển nhượng:

A. Tiền lãi về khoản nợ cộng.

B. Tiền trợ cấp thất nghiệp.

C. Tiền trả để giữ gìn an ninh xã hội.

D. Câu A và C đúng.

Giải thích:

Chi chuyển nhượng (Tr) là khoản tiền chính phủ chi cho một đối tượng nào đó mà
không cần có hàng hóa và dịch vụ đối ứng, gồm trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho người già
và người khuyết tật, trợ cấp học bổng,...

1
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Tiền lãi về khoản nợ công (trả lãi cho các khoản vay để bù đắp cho phầm thâm hụt
ngân sách) và tiền trả để giữ gìn an ninh xã hội (đổi lấy dịch vụ giữ gìn an ninh xã hội)
không thuộc khoản chi chuyển nhượng.

Câu 3: Cách đo lường tốt nhất sự tăng trưởng trong khu vực công cộng là:

A. Những khoản chi tiêu của cả loại tài nguyên cạn kiện và không cạn kiệt.

B. Tỷ lệ phần trăm chi tiêu công cộng trong tổng sản lượng quốc dân.

C. Tỷ lệ phần trăm chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của chính phủ trong tổng sản phẩm quốc
dân.

D. Tỷ lệ phần trăm chi chuyển nhượng của chính phủ trong tổng sản phẩm quốc dân.

Giải thích:

Cách đo lường tốt nhất sự tăng trưởng trong khu vực công cộng là tỷ lệ phần trăm
chi tiêu công cộng trong tổng sản lượng quốc dân.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây không phải là một những nguyên nhân quan trọng nhất của
sự gia tăng trong chi tiêu công cộng:

A. Xây dựng công trình phúc lợi công cộng.

B. Những hoạt động điều chỉnh của chính phủ.

C. Chiến tranh.

D. Quốc phòng.

Giải thích:

Chi cho xây dựng công trình phúc lợi công cộng, hoạt động điều chỉnh của chính phủ
hay chi cho quốc phòng, chiến tranh đều là các khoản chi công cộng (chi của chính phủ),
nhưng chi cho hoạt động điều chỉnh của chính phủ chỉ đóng một phần nhỏ trong tổng chi
tiêu công cộng.

Câu 5: Đồng nhất thức nào sau đây thể hiện sự cân bằng:

A. S – T = I – G

2
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. S + I = G – T

C. S + I = G + T

D. S + T = I + G

Giải thích:

Trong mô hình kinh tế đóng (không có ngoại thương), biểu thức thể hiện tổng rò rỉ
bằng tổng bơm vào:

S+T=I+G

Câu 6: Số nhân chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ:

A. Bằng với số nhân của đầu tư.

B. Nghịch đảo số nhân đầu tư.

C. 1 trừ số nhân đầu tư.

D. Bằng với số nhân chi chuyển nhượng.

Giải thích:

Ta có:

kI = kG =

Câu 7: Khi có sự thay đổi trong các khoản thuế hoặc chi chuyển nhượng, tiêu dùng sẽ:

A. Thay đổi bằng với mức thay đổi của thuế hoặc chi chuyển nhượng.

B. Thay đổi lớn hơn mức thay đổi của thuế hoặc chi chuyển nhượng.

C. Thay đổi nhỏ hơn mức thay đổi của thuế hoặc chi chuyển nhượng.

D. Các câu trên đều sai.

Giải thích:

Ta có:

3
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

kC = =

↔ ∆Co = –∆To.Cm = ∆Tr.Cm

Mà 0 < Cm < 1 nên:

|∆Co| < |∆To| = |∆Tr|

Câu 8: Điểm khác nhau giữa số nhân của thuế và số nhân trợ cấp là:

A. Số nhân của thuế luôn luôn nhỏ hơn số nhân của trợ cấp.

B. Số nhân của thuế thì âm, số nhân của trợ cấp thì dương.

C. Số nhân của trợ cấp thì âm, số nhân của thuế thì dương.

D. Không có câu nào đúng.

Giải thích:

Ta có:

k= =

↔ kT = –k.Cm và kTr = k.Cm

Mà k, Cm > 0 nên:

kT < 0 và kTr > 0

Câu 9: Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,75; đầu tư biên theo sản lượng là 0, thuế biên
là 0,2. Số nhân của nền kinh tế sẽ là:

A. k = 4 B. k = 2,5 C. k = 5 D. k = 2

Giải thích:

Đề bài không đề cập đến xuất khẩu hay nhập khẩu, nên đây là mô hình kinh tế đóng
(không có ngoại thương). Do đó, số nhân được tính theo công thức:

k= )
= )
= 2,5
. .( .(

4
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 10: Nếu xu hướng tiết kiệm biên là 0,2; thuế biên là 0 1; đầu tư biên là 0,08. Số nhân chi
tiêu của nền kinh tế sẽ là:

A. k = 4 B. k = 5 C. k = 6 D. Tất cả đều sai.

Giải thích:

Đề bài không đề cập đến xuất khẩu hay nhập khẩu, nên đây là mô hình kinh tế đóng
(không có ngoại thương). Do đó, số nhân được tính theo công thức:

k= )
= )
= )
=5
. .( ( . ).( ( ).(

Câu 11: Nếu chi chuyển nhượng gia tăng 8 tỷ và xu hướng tiết kiệm biên là 0,3:

A. Tiêu dùng sẽ tăng thêm 5,6 tỷ.

B. Tiêu dùng sẽ tăng ít hơn 5,6 tỷ.

C. Tổng cầu tăng thêm 8 tỷ.

D. Tổng cầu tăng thêm ít hơn 8 tỷ.

Giải thích:

Chi chuyển nhượng gia tăng 8 tỷ, tức là:

∆Tr = 8 tỷ

Thu nhập khả dụng cũng tăng thêm 8 tỷ:

∆Yd = ∆(Y – T) = ∆Tr = 8 tỷ

Phần thu nhập tăng thêm:

∆C = Cm.∆Yd = (1 – Sm).∆Yd = (1 – 0,3).8 = 5,6 tỷ

Câu 12: Nếu số nhân chi tiêu của chính phủ là 4, số nhân của thuế (trong trường hợp đơn
giản) sẽ là:

A. 2 B. Thiếu thông tin để xác định. C. 3 D. 2,5

Giải thích:

Ta có mối liên hệ giữa số nhân chi tiêu của chính phủ (kG) với số nhân của thuế (kT):
5
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

kG =

Ở đây ta chưa có thông tin về khuynh hướng tiêu dùng biên (Cm) nên không tính
được số nhân của thuế.

Câu 13: Giả sử thuế ròng và đầu tư biên là 0, nếu thuế và chi tiêu của chính phủ cả hai đều
gia tăng 8 tỷ. Mức sản lượng sẽ:

A. Giảm xuống. B. Tăng lên. C. Không đổi. D. Cả ba đều sai.

Giải thích:

Nếu chi tiêu của chính phủ tăng (∆G > 0):

∆G = ∆Go > 0

Chi tiêu của chính phủ tăng làm sản lượng tăng một lượng:

∆YG = kG.∆Go

Nếu thuế tăng (∆T > 0):

∆T = ∆To (do Tm = 0)

Thuế tăng làm sản lượng giảm một lượng:

∆YT = kT.∆To = –kG.Cm.∆To = –kG.Cm.∆Go (do kG = )

Vì 0 < Cm < 1 nên:

|kG.∆Go| > |–kG.Cm.∆Go|

↔ |∆YG| > |∆YT|

→ ∆Y = |kG.∆Go| – |–kG.Cm.∆Go| > 0

Câu 14: Độ dốc của đường X – M âm bởi vì:

A. Giá trị hàng hóa nhập khẩu giảm xuống khi sản lượng tăng lên.

B. Giá trị hàng hóa xuất khẩu giảm xuống khi sản lượng gia tăng.

C. Xuất khẩu là hằng số trong khi nhập khẩu giảm xuống khi sản lượng gia tăng.

6
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. Xuất khẩu là hằng số trong khi nhập khẩu gia tăng khi sản lượng tăng lên.

Giải thích:

Hàm xuất khẩu là hằng số:

X = Xo

Trong khi hàm nhập khẩu là hàm đồng biến theo sản lượng:

M = Mo + Tm.Y

Do đó hàm (X – M):

X – M = (Xo – Mo) – Tm.Y

Vì Tm > 0 nên –Tm < 0. Do đó đường (X – M) là đường dốc xuống.

Câu 15: Đường S – I (với hàm đầu tư theo sản lượng) có độ dốc dương vì:

A. Tiết kiệm tăng nhanh hơn đầu tư.

B. Tiết kiệm và đầu tư tăng như nhau.

C. Tiết kiệm gia tăng với tỷ lệ nhỏ hơn sự gia tăng của đầu tư.

D. Không có câu nào đúng.

Giải thích:

Tiết kiệm tăng nhanh hơn đầu tư: Sm > Im ↔ Sm – Im > 0, đường (S – I) có độ dốc
dương.

Tiết kiệm và đầu tư tăng như nhau: Sm = Im ↔ Sm – Im = 0, đường (S – I) là đường


nằm ngang song song với trục hoành sản lượng.

Tiết kiệm gia tăng với tỷ lệ nhỏ hơn sự gia tăng của đầu tư: Sm < Im ↔ Sm – Im < 0,
đường (S – I) có độ dốc âm.

Câu 16: Xuất phát từ điểm cân bằng, gia tăng xuất khẩu sẽ:

A. Dẫn đến cân bằng thương mại.

B. Tạo ra tiết kiệm để đầu tư trong nước.

7
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. Tạo ra đầu tư để thực hiện tiết kiệm.

D. Dẫn đến sự cân bằng sản lượng.

Giải thích:

Xuất phát từ điểm cân bằng, nếu gia tăng xuất khẩu sẽ tạo ra thặng dư (xuất siêu),
tạo ra tiết kiệm để đầu tư trong nước.

Câu 17: Giả sử MPT = 0; MPI = 0; MPC = 0,6; MPM = 0,1; Co = 35; Io = 105; To = 0; G =
140; X = 40; Mo = 35. Mức sản lượng cân bằng:

A. Y = 570 B. Y = 900 C. Y = 710 D. Gần bằng 360

Giải thích:

Mức sản lượng cân bằng:

Y= .A = )
.(Co – Cm.To + Io +Go + Xo – Mo)
. .(

= )
.(35 – 0,6.0 + 105 +140 + 40 – 35) = 570
.(

Câu 18: Nếu cán cân thương mại thặng dư, khi đó:

A. Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.

B. Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.

C. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi.

D. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau và thay đổi như nhau.

Giải thích:

Cán cân thương mại thặng dư: X > M, giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.

Câu 19: Hàm số nhập khẩu phụ thuộc nhân tố sau:

A. Sản lượng quốc gia.

B. Tỷ giá hối đoái.

8
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. Lãi suất.

D. A và B đúng.

Giải thích:

Nhập khẩu phụ thuộc đồng biến theo sản lượng quốc gia và nghịch biến với tỷ giá
hối đoái.

Câu 20: Giả sử Mo = 6; MPM = 0,1; MPS = 0,2; MPT = 0,1 và mức sản lượng là 450. Vậy giá
trị hàng hóa nhập tại mức sản lượng trên sẽ là:

A. M = 45 B. M = 51 C. M = 39 D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

Giá trị hàng hóa nhập tại mức sản lượng 450:

M = Mo + Mm.Y = 6 + 0,1.450 = 51

Câu 21: Trong nền kinh tế mở, điều kiện cân bằng sẽ là:

A. I + T + G = S + I + M

B. S – T = I + G + X – M

C. M – X = I – G – S – T

D. S + T + M = I + G + X

Giải thích:

Trong nền kinh tế mở, điều kiện cân bằng sẽ là “tổng rò rỉ” bằng “tổng bơm vào”:

S+T+M=I+G+X

Câu 22: Giả sử MPC = 0,55; MPI = 0,14; MPT = 0,2; MPM = 0,08. Số nhân của nền kinh tế
mở sẽ là:

A. k = 1,5 B. k = 2 C. k = 2,5 D. k = 3

Giải thích:

9
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Số nhân của nền kinh tế mở:

k= )
= )
=2
. .( .(

Dùng thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 23 đến 28

Giả sử: MPC = 0,55; MPT = 0,2; MPI = 0,14; MPM = 0,08; Co = 38; To = 20; Io = 100; G =
120; X = 40; Mo = 38; Yp = 600; Un = 5%

Câu 23: Mức sản lượng cân bằng:

A. Y = 350 B. Y = 498 C. Y = 450 D. Y =600

Giải thích:

Mức sản lượng cân bằng:

Y= .A = )
.(Co – Cm.To + Io + Go + Xo – Mo)
. .(

= )
.(38 – 0,55.20 + 100 +120 + 40 – 38) = 498
.(

Câu 24: Trình trạng ngân sách tại điểm cân bằng:

A. Cân bằng.

B. Thiếu thông tin để kết luận.

C. Thâm hụt.

D. Thặng dư.

Giải thích:

Ta có chi tiêu của chính phủ:

G = Go = 120

Thuế ròng của chính phủ:

T = To + Tm.Y = 20 + 0,2.498 = 119,6

Do:

10
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

G>T

↔ G–T>0

Nên tại mức sản lượng cân bằng, tình trạng ngân sách bị thâm hụt.

Câu 25: Tình trạng cán cân thương mại:

A. Thâm hụt 37,8

B. Thặng dư 37,8

C. Cân bằng

D. Không câu nào đúng

Giải thích:

Giá trị nhập khẩu:

M = Mo + Mm.Y = 38 + 0,08.498 = 77,84

Cán cân thương mại:

NX = X – M = 40 – 77,84 = –37,84

Như vậy, tại mức sản lượng cân bằng, cán cân thương mại bị thâm hụt 37,84

Câu 26: Tỷ lệ thất nghiệp tại mức sản lượng cân bằng:

A. U = 8,33% B. U = 13,5% C. U = 8,5% D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

Tỷ lệ thất nghiệp tại mức sản lượng cân bằng:

Ut = U n + . = 5% + . = 13,5%

Câu 27: Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 20 và đầu tư tư nhân tăng thêm 5. Mức sản
lượng cân bằng mới:

A. Y = 600 B. Y = 500 C. Y = 548 D. Không câu nào đúng

11
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Mức tổng cầu tăng thêm:

∆AD = ∆G + ∆I = 20 + 5 = 25

Mức sản lượng tăng them:

∆Y = k.∆AD = 2.25 = 50

Mức sản lượng cân bằng mới:

Y = Y + ∆Y = 498 + 50 = 548

Câu 28: Từ kết quả ở câu 27 để đạt được sản lượng tiềm năng, xuất khẩu phải tăng thêm:

A. ∆X = 20 B. ∆X = 26 C. ∆X = 50 D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

Để đạt được sản lượng tiềm năng, sản lượng cần tăng thêm:

∆Y = Yp – Y = 600 – 548 = 52

Để đạt được sản lượng tiềm năng, xuất khẩu phải tăng thêm:
∆ ∆
∆X = = = = 26

Câu 29: Thuế suất và thuế suất biên là hai khái niệm:

A. Hoàn toàn khác nhau.

B. Hoàn toàn giống nhau.

C. Có khi thuế suất là thuế suất biên.

D. Cả A B C đều sai.

Giải thích:

Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng (mức thu nhập) chịu
thuế:

TR (Tax Rate) =

12
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Thuế suất biên là doanh thu thuế thu được thêm trên giá trị tăng thêm của cơ sở tính
thuế khi cơ sở tính thuế tăng lên:

Tm = ∆

Như vậy, xét về bản chất, thuế suất và thuế suất biên đều là tỷ lệ phần trăm của
lượng thuế thu được tính trên một lượng giá trị thu nhập. Chỉ khác, nếu thuế suất biên chỉ
tính phần thuế thu được thêm trên mức thu nhập tăng thêm thì thuế suất tính phần thuế
thu được trên tổng thu nhập. Đôi khi thuế suất cũng chính là thuế suất biên:

= ∆

Câu 30: Một ngân sách cân bằng khi:

A. Thu của ngân sách bằng chi ngân sách.

B. Số thu thêm bằng số chi thêm.

C. Câu A và B đều đúng.

D. Câu A và B đều sai.

Giải thích:

Ngân sách cân bằng khi:

Tổng thu – Tổng chi = 0

↔ Tổng thu = Tổng chi

Nếu:

∆Thu = ∆Chi

Nhưng:

Tổng thu Tổng chi

Thì:

Tổng thu + ∆Thu Tổng chi + ∆Chi

Do đó, mặc dù số thu thêm bằng số chi thêm nhưng ngân sách vẫn không cân bằng.

13
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 31: Khi nền kinh tế đang suy thoái thì chính phủ nên tăng chi ngân sách mua hàng và
dịch vụ.

A. Đúng, vì tăng chi ngân sách như vậy sẽ làm tăng tổng cầu, do đó làm tăng sản lượng.

B. Sai, vì khi nền kinh tế suy thoái, nguồn thu của chính phủ bị giảm, do đó chính phủ không
thể tăng chi ngân sách được.

Giải thích:

Khi nền kinh tế đang sách thoái, chính phủ nên áp dụng chính sách mở rộng (tăng
chi ngân sách và giảm thuế) để tăng tổng cầu, do đó làm tăng sản lượng.

Câu 32: Cho biết ∆C = Cm.∆Yd = –Cm.∆T với ∆T = ∆Tx – ∆Tr; theo biểu thức trên thì tiêu dùng
biên Cm là:

A. Tiêu dùng biên của nguời giàu, vì người giàu phải chịu thuế.

B. Tiêu dùng biên của người nghèo, vì người nghèo được hưởng trợ cấp.

C. Tiêu dùng biên của người giàu và người nghèo được giả định là giống nhau.

D. Cả A B C đều đúng.

Giải thích:

Theo biểu thức trên thì tiêu dùng biên Cm là tiêu dùng biên chung của tất cả mọi
người (hộ gia đình) và nó cho thấy quy luật tiêu dùng quan hệ đồng biến với sản lượng
quốc gia và quan hệ nghịch biến với thuế của chính phủ.

Câu 33: Cán cân thương mại cân bằng khi:

A. ∆X = ∆M

B. X = M

C. X + ∆X = M + ∆M

D. Cả B và C đều đúng

Giải thích:

Cán cân thương mại cân bằng khi giá trị xuất khẩu bằng giá trị nhập khẩu:

14
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

 ∆X = ∆M: giá trị xuất khẩu thêm bằng giá trị nhập khẩu thêm, không chắc là giá trị
xuất khẩu của kỳ trước bằng giá trị nhập khẩu kỳ trước.
 X = M: giá trị xuất khẩu bằng giá trị nhập khẩu.
 X + ∆X = M + ∆M: giá trị xuất khẩu cuối cùng (sau khi thay đổi) bằng giá trị nhập
khẩu cuối cùng (sau khi thay đổi).


Câu 34: Nhập khẩu biên Mm = phản ánh:

A. Lượng nhập khẩu giảm xuống khi thu nhập quốc giá giảm 1 đơn vị.

B. Lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập quốc gia tăng thêm 1 đơn vị.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Giải thích:

Nhập khẩu biên Mm phản ánh lượng nhập khẩu thay đổi khi thu nhập quốc gia thay
đổi 1 đơn vị.

Câu 35: Nhập khẩu tự định là:

A. Mức nhập khẩu tối thiểu không phụ thuộc vào sản lượng Y.

B. Hạn ngạch do chính phủ cấp.

D. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Giải thích:

Ta có hàm nhập khẩu:

M = Mo + Mm.Y

Khi Mm = 0 thì M = Mo. Như vậy nhập khẩu tự định (Mo) là mức nhập khẩu tối thiểu
không phụ thuộc vào sản lượng Y.

Còn hạn ngạch nhập khẩu là mức nhập khẩu tối đa do chính phủ quy định nên nhập
khẩu tự định không phải là hạn ngạch nhập khẩu.

15
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 36: Ngân sách thặng dư khi:

A. Tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách.

B. Tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách.

C. Tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách.

D. Phần thuế thu tăng thêm lớn hơn phần chi ngân sách tăng thêm.

Giải thích:

Ngân sách thặng dư khi:

Tổng thu – Tổng chi > 0

↔ Tổng thu > Tổng chi

Nếu phần thuế thu tăng thêm (∆Tx) lớn hơn phần chi ngân sách tăng thêm (∆(G +
Tr)) nhưng không đủ bù đắp thâm hụt ngân sách của kỳ trước thì ngân sách cũng không thể
thặng dư.

Câu 37: Khi sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (Y < Yp) nên áp dụng chính
sách mở rộng tài khóa bằng cách:

A. Tăng chi ngân sách và tăng thuế.

B. Giảm chi ngân sách và tăng thuế.

C. Tăng chi ngân sách và giảm thuế.

D. Giảm chi ngân sách và giảm thuế.

Giải thích:

Khi sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (Y < Yp), nền kinh tế đang trong
trạng thái suy thoái, chính phủ nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng: tăng chi ngân sách
và giảm thuế.

Câu 38: Cho biết khuynh hướng tiêu dùng biên là 0 75; khuynh hướng đầu tư biên là 0,15;
thuế suất biên là 0,2. Số nhân tổng quát là:

A. k = 2,5 B. k = 5 C. k = 2 D. k = 4

16
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Vì trong đề bài không đề cập đến xuất, nhập khẩu nên đây là mô hình thị trường
đóng (không có ngoại thương). Số nhân tổng quát là:

k= )
= )
=4
. .( .(

Câu 39: Với số nhân tổng quát k = 4, tổng cầu tăng thêm ∆AD = 100 thì sản lượng sẽ tăng
thêm:

A. ∆Y = 100 B. ∆Y = 250 C. ∆Y = 400 D. ∆Y = –400

Giải thích:

Mức sản lượng tăng thêm:

∆Y = k.∆AD = 4.100 = 400

Câu 40: Nhân tố ổn định tự động của nền kinh tế là:

A. Thuế thu nhập lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp.

B. Tỷ giá hối đoái.

C. Lãi suất và tỷ giá hối đoái.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Trong nền kinh tế hiện đại, có các công cụ góp phần ổn định tự động nền kinh tế, hạn
chế mức độ khuếch đại của các cú sốc cầu tự định đến sản lượng là thuế và trợ cấp thất
nghiệp.

Câu 41: Giả sử sản lượng cân bằng ở mức thất nghiệp tự nhiên, chính phủ muốn tăng chi
tiêu thêm 5 tỷ đồng mà không muốn lạm phát cao xảy ra thì chính phủ nên:

A. Tăng thuế 5 tỷ.

B. Tăng thuế hơn 5 tỷ.

17
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. Giảm thuế 5 tỷ.

D. Tăng thuế ít hơn 5 tỷ.

Giải thích:

Mối quan hệ của 2 chính sách tài khóa chi ngân sách và thuế của chính phủ:

∆T =

Như vậy, khi sản lượng cận bằng ở mức thất nghiệp tự nhiên (Y = Yp), chính phủ
muốn tăng chi tiêu thêm 5 tỷ để tránh gây ra lạm phát, chính phủ cần tăng thuế một mức:

∆T = > 5 tỷ (do 0 < Cm < 1)

Câu 42: Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ làm:

A. Tăng tổng cầu (tổng chi tiêu) và lãi suất giảm.

B. Giảm tổng cầu (tổng chi tiêu) và lãi suất tăng.

C. Tăng tổng cầu do thu nhập khả dụng tăng.

D. Giảm tổng cầu vì thu nhập khả dụng giảm.

Giải thích:

Khi chính phủ giảm thuế sẽ làm cho thu nhập khả dụng tăng:

Yd = Y – T

Khi thu nhập khả dụng người dân sẽ tăng tiêu dùng, do đó sẽ làm cho tổng cầu tăng.

Câu 43: Khi chính phủ tăng thuế ròng (T) và tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ (G) một
lượng bằng nhau thì sản lượng cân bằng sẽ:

A. Không đổi.

B. Tăng.

C. Giảm.

D. Các câu trên đều đúng.

18
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Khi chính phủ tăng thuế ròng (T) một lượng X, sản lượng cân bằng sẽ giảm một
lượng:

∆YT = kT.∆T = –Cm.k.X

Khi chính phủ tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ (G) một lượng X, sản lượng cân
bằng sẽ tăng một lượng:

∆YG = kG.∆G = k.X

Vì 0 < Cm < 1 nên:

|–Cm.k.X| < |k.X|

Do đó, mức sản lượng cân bằng tăng do chi mua hàng hóa và dịch vụ (G) lớn hơn
mức sản lượng cân bằng giảm do tăng thuế ròng. Nên mức sản lượng cân bằng cuối cùng
vẫn tăng.

Câu 44: Cắt giảm các khoản chi ngân sách của chính phủ là một trong những biện pháp để:

A. Giảm tỷ lệ thất nghiệp.

B. Hạn chế lạm phát.

C. Tăng đầu tư cho giáo dục.

D. Giảm thuế.

Giải thích:

Cắt giảm các khoản chi ngân sách là chính sách tài khóa thu hẹp của chính phủ nhằm
hạn chế lạm phát.

Tăng đầu tư cho giáo dục và giảm thuế là biện pháp thuộc chính sách tài khóa mở
rộng của chính phủ nhằm hạn chế suy thoái, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Câu 45: Chính sách tài khóa là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:

A. Việc điều chỉnh lượng phát hành tín phiếu kho bạc và lãi suất có vai trò quan trọng trong
việc ổn định kinh tế.

19
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. Sự thay đổi lượng cung tiền sẽ tác động đến lãi suất đầu tư và mức dân dụng.

C. Sự thay đổi thuế và chi tiêu ngân sách của chính phủ có tác động đến mức giá, mức sản
lượng và mức dân dụng.

D. Sự thay đổi lãi suất tín phiếu kho bạc có tác động đến mức huy động vốn tài trợ cho bội
chi ngân sách của chính phủ.

Giải thích:

Chính sách tài khóa của chính phủ gồm 2 công cụ: thuế và chi ngân sách.

Câu 46: Trong một nền kinh tế cho biết: tiêu dùng tự định là 10 tỷ USD; đầu tư là 50 tỷ USD;
chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là 60 tỷ USD; xuất khẩu là 32 tỷ USD; nhập
khẩu chiếm 1/10 giá trị sản lượng; khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8; thuế ròng chiếm
1/8 giá trị sản lượng. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là:

A. 320 tỷ USD B. 340 tỷ USD C. 380 tỷ USD D. 360 tỷ USD

Giải thích:

Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là:

Y=C+I+G+X–M

= (Co + Cm.Yd) + I + G + X – Y

= [Co + Cm.(Y – T)] + I + G + X – Y

= [50 + 0,8.(Y – Y)] + 50 + 60 + 32 – Y

↔ Y = 380 tỷ

Câu 47:Chính sách tài khóa không phải là công cụ lý tưởng để quản lý tổng cầu trong ngắn
hạn là do:

A. Rất khó khăn khi thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp.

B. Khó xác định chính xác số nhân và liều lượng điều chỉnh G và T.

C. Chính sách tài khóa không thể thay đổi một cách nhanh chóng.

20
Macro – Trắc Nghiệm Chương 4 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Thực tế khi áp dụng chính sách tài khóa có những hạn chế làm giảm hiệu quả của
chính sách tài khóa như sau:

 Chính phủ không biết chắc giá trị của những thông tin chủ chốt như tiêu dùng biên
đầu tư biên nhập khẩu biên nên khó xác định chính xác số nhân (k); có thể dẫn đến
hậu quả sai lầm về mức độ thay đổi chính sách tài khóa cần thiết.
 Áp dụng chính sách tài khóa mở rộng thì dễ dàng (tăng chi ngân sách giảm thuế)
nhưng áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp thì rất khó khăn nhiều cản ngại (do tăng
thuế).
 Có độ trễ về thời gian trong quá trình thực hiện và phát huy hiệu quả của chính sách
tài khóa.

Câu 48: Các nhà kinh tế học lo lắng đến quy mô nợ quốc gia vì:

A. Nợ quốc gia sẽ làm gia tăng thất nghiệp.

B. Nợ quốc gia chồng chất khó cưỡng lại việc chính phủ in thêm tiền với quy mô lớn và có thể
dẫn đến siêu lạm phát.

C. Nợ quốc gia cuối cùng phải được trang trải thông qua tăng thuế trong tương lai.

D. Các câu trên đều sai.

Giải thích:

Khi nợ quốc gia chồng chất, giải pháp nhanh và thường được sử dụng nhất là chính
phủ in thêm tiền với quy mô lớn để trả nợ. Điều này có thể sẽ dẫn đến siêu lạm phát.

Còn giải pháp tăng thuế đòi hỏi cần có thời gian và ít hiệu quả do việc tăng thuế sẽ
làm giảm sản lượng nên số thuế thu được giảm. Quan trọng hơn là vấp phải sự phản đối của
người dân.

Nợ quốc gia tức là tổng chi tiêu lớn hơn tổng thu, nghĩa là sản lượng quốc gia tăng, tỷ
lệ thất nghiệp thấp.

21
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

(SÁCH BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ – NXB KINH TẾ TP.HCM)

Câu 1: Số nhân tiền tệ được định nghĩa là:

A. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong lượng cầu tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.

B. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.

C. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị trong tổng cầu.

D. Hệ số phản ánh lượng thay đổi trong mức cung tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.

Giải thích:

Số nhân tiền tệ là hệ số phản ánh mức thay đổi của lượng cung tiền khi lượng tiền
mạnh thay đổi một đơn vị:
̅ ̅̅̅̅̅
kM =

Câu 2: Trong điều kiện lý tưởng, số nhân tiền tệ sẽ bằng:

A. Một chia cho xu hướng tiết kiệm biên.

B. Một chia cho một xu hướng tiêu dùng biên.

C. Một chia cho tỷ lệ cho vay.

D. Một chia cho tỷ lệ dữ trữ.

Giải thích:

Trong điều kiện lý tưởng (mọi người có tiền mặt đều gửi vào ngân hàng, CM = 0, c =
0) thì số nhân tiền tệ sẽ bằng:

kM =

Câu 3: Giả sử dự trữ bắt buộc là 10%, dự trữ tùy ý là 10%, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so
với tiền ký thác ở ngân hàng là 60%. Số nhân tiền tệ trong trường hợp này sẽ là:

A. kM = 3 B. kM = 4 C. kM = 2 D. kM = 5

1
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Tỷ lệ dự trữ chung:

d = dbb + dty = 10% + 10% = 20%

Số nhân tiền tệ:

kM =2

Câu 4: Với vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng
trung ương có thể:

A. Ổn định được số nhân tiền.

B. Tránh được cơn hoảng loạn tài chính.

C. Tạo được niềm tin vào hệ thống ngân hàng.

D. Cả ba vấn đề trên.

Giải thích:

Ngân hàng trung ương với các chức năng chủ yếu:

 Quản lý ngân hàng trung gian.


 Ngân hàng của các ngân hàng trung gian.
 Cơ quan độc quyền in và phát hành tiền.
 Ngân hàng của chính phủ.

Nên có khả năng điều chỉnh sản lượng quốc gia và mức giá chung nên có thể ổn định
được số nhân tiền, giúp tránh được cơn hoảng loạn tài chính và tạo niềm tin vào hệ thống
ngân hàng thông qua các chính sách tiền tệ và tín dụng.

Câu 5: Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách:

A. Bán chứng khoán của chính phủ trên thị truưường chứng khoản.

C. Tăng lãi suất chiết khấu.

D. Tăng tỷ lệ dữ trự bắt buộc.

D. Các câu trên đều đúng.

2
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Khi muốn giảm lượng cung tiền trong nền kinh tế, chính phủ sẽ thực hiện chính sách
tiền tệ thu hẹp (thắt chặt):

 Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.


 Tăng lãi suất chiết khấu.
 Bán ra chứng khoán.

Câu 6: Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất:

A. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người gửi tiền.

B. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người vay tiền.

C. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian.

D. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với công chúng.

Giải thích:

Ngân hàng trung ương đưa ra một lãi suất nhất định khi cho các ngân hàng trung
gian vay tiền gọi là lãi suất chiết khấu.

Câu 7: Giả sử lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là 1400, tiền cơ sở là 700, tỷ lệ tiền mặt
ngoài ngân hàng so với tiền ký thác là 80%, dự trữ tủy ý là 5%, vậy dự trữ bắt buộc sẽ là:

A. 10% B. 5% C. 3% D. 2%

Giải thích:

Lượng cung tiền:

̅ = CM + DM = 1400
M

Mặt khác, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác:

c= = 80%

Nên lượng tiền mặt ngoài ngân hàng và lượng tiền ký thác là:

CM = và DM =

3
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Bên cạnh đó lượng tiền cơ sở:

H = CM + RM = 700

↔ RM = H – CM = 700 – =

Tỷ lệ dự trữ chung:

d= = = 10%

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

dbb = d – dty = 10% – 5% = 5%

Câu 8: Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng chứng khoán và giảm tỷ lệ dự trữ bắt
buộc thì:

A. Lượng tiền mạnh tăng 100 tỷ đồng.

B. Lượng cung tiền giảm.

C. Lượng cung tiền tăng.

D. Câu A và C đúng.

Giải thích:

Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng chứng khoán sẽ làm tăng lượng tiền
mạnh:

H 100 tỷ đồng

Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm số nhân tiền tệ tăng, do
tỷ lệ dự trữ bắt buộc tỷ lệ nghich với số nhân tiền tệ:

kM =

Do cả lượng tiền cơ sở và số nhân tiền tệ đều tăng nên lượng cung tiền cũng tăng:

̅ = kM. H
M

Câu 9: Hàm số cầu về tiền phụ thuộc vào:

4
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

A. Lãi suất và sản lượng.

B. Chỉ có sản lượng.

C. Chỉ có lãi suất.

D. Nhu cầu thanh toán.

Giải thích:

Cầu tiền phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu là sản lượng quốc gia và lãi suất:

LM = f(Y, r) =Lo + Lm.Y + L .r

Câu 10: Nếu lãi suất tăng lên sẽ dẫn đến giá chứng khoán trên thị trường:

A. Giảm xuống.

B. Không đủ thông tin để kết luận.

C. Không thay đổi.

D. Tăng lên.

Giải thích:

Lãi suất tỷ lệ nghịch với giá chứng khoán trên thị trường:

r=

Lợi tức cổ phần (zcp) không đổi nên khi lãi suất (r) tăng lên sẽ làm giá cổ phiếu (pcp)
giảm xuống.

Câu 11: Nếu giá chứng khoán cao hơn mức giá cân bằng, lúc đó:

A. Mức cầu về tiền cho đầu cơ tăng lên.

B. Mức cầu về tiền cho đầu cơ giảm xuống.

C. Lãi suất có xu hướng giảm xuống.

D. Lãi suất có xu hướng tăng lên.

Giải thích:

5
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Nếu giá chứng khoán (P1) cao hơn mức giá cân bằng (Po) thì mức lãi suất tương ứng
(r1) sẽ thấp hơn lãi suất cân bằng (ro). Thị trường xảy ra tình trạng dư thừa cổ phiếu. Do đó,
lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên, tiến về điểm lãi suất cân bằng để kéo giá chứng khoán về
với mức giá cân bằng.

r P
SM SM
P1
ro E
Po E
r1
LM LM

Lượng tiền Lượng trái phiếu

Câu 12: Giả sử hàm cầu về tiền ở một mức sản lượng là LM = 450 – 20r. Lượng tiền mạnh là
200, số nhân tiền tệ là 2. Vậy lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là:

A. r = 3% B. r = 2,5% C. r = 2% D. r = 1,5%

Giải thích:

Do đề bài không đề cập đến lượng tiền mặt ngoài ngân hàng và tỷ lệ tiền mặt ngoài
ngân hàng so với tiền ký thác nên CM = 0 và c = 0.

Khi đó lượng tiền mạnh:

H = RM = 200

Số nhân tiền tệ:

kM = = 2

↔ d = 0,5

Lượng tiền ký thác:

DM = = = 400

Lượng cung tiền:

̅ = DM = 400
M

6
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Lãi suất cân bằng:


̅
r= = = 2,5%

Câu 13: Điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ thay đổi là do:

A. Ngân hàng trung ương thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.

B. Sản lượng quốc gia thay đổi.

C. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trung gian.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Thị trường tiền tệ cân bằng khi lãi suất được duy trì ở mức lãi suất cân bằng. Lãi suất
cân bằng thay đổi khi có sự thay đổi của lượng cung tiền, thu nhập (sản lượng quốc gia),
mức giá và tính cạnh tranh giũa các ngân hàng trung gian.

Câu 14: Khi sản lượng giảm xuống trong điều kiện lượng tiền cung ứng không thay đổi, lức
đó:

A. Mức cầu về tiền tăng lên.

B. Lãi suất cân bằng tăng lên.

C. Lãi suất cân bằng giảm xuống.

D. Lãi suất cân bằng không đổi.

Giải thích:

Khi mức sản lượng giảm sẽ khiến lượng cầu về tiền giảm, đường cầu về tiền dịch
chuyển sản trái. Trong khi lượng cung tiền không đổi, tại điểm cân bằng mới của thị trường
tiền tệ, lãi suất cân bằng giảm.

7
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

r
SM

ro E

ro’ E’
LM

LM’

Lượng tiền

Câu 15: Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bán ra chứng khoán của
chính phủ thì khối tiền tệ sẽ:

A. Tăng lên.

B. Không đổi.

C. Giảm xuống.

D. Chưa biết.

Giải thích:

Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc sẽ làm tăng số nhân tiền tệ, do
̅ 1.
đó khiến cho lượng cung tiền tệ (khối tiền tệ) tăng lên một lượng M

Nếu ngân hàng trung ương bán ra chứng khoán của chính phủ sẽ làm giảm lượng
̅ 2.
tiền mạnh, từ đó làm giảm lượng cung tiền tệ (khối tiền tệ) giảm một lượng M

̅1 – M
Như vậy, khối tiền tệ thay đổi như thế nào phụ thuộc vào ( M ̅ 2):

 ̅1 –
M ̅ 2 > 0: khối tiền tệ tăng.
M
 ̅1 –
M ̅ 2 < 0: khối tiền tệ giảm.
M
 ̅1 –
M ̅ 2 = 0: khối tiền tệ không đổi.
M

Câu 16: Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi lượng cung tiền trong nước bằng cách:

A. Mua và bán chứng khoán của chính phủ.

B. Mua và bán ngoại tệ.

C. A và B đều đúng.
8
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. A và B đều sai.

Giải thích:

Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi lượng cung tiền trong nước bằng cách
mua bán ngoại tê, kim loại quý hay chứng khoán.

Câu 17: Trong công thức số nhân tiền kM = , c là:

A. Tỷ lệ tiền mặt trong hệ thống ngân hàng.

B. Tỷ lệ tiền mặt so với tổng số tiền công chúng có.

C. Tỷ lệ tiền mặt so với tiền ký gửi.

D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

Trong công thức số nhân tiền kM = , c là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với
tổng số tiền gửi:

c=

Câu 18: Số nhân của tiền tệ phản ánh:

A. Lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền cơ sở.

B. Lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền ký gửi.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Giải thích:

Số nhân tiền tệ là hệ số phản ánh mức thay đổi của lượng cung tiền khi lượng tiền
mạnh thay đổi một đơn vị:
̅ ̅
kM =

9
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 19: Theo công thức kM = thì c càng tăng sẽ làm cho kM càng giảm, điều đó phản ánh:

A. Dân cư ưa chuộng sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hơn.

B. Vai trò của ngân hàng trung gian trong nền kinh tế là yếu kém.

C. Cả A và B đều đúng.

.D. Cả A và B đều sai.

Giải thích:

Hệ số c là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tổng số tiền gửi:

c=

Như vậy, khi c càng tăng thì CM tăng hoặc DM giảm, tức là số tiền mặt ngoài ngân
hàng lớn hơn rất nhiều so với tổng số tiền gửi. Điều nay chứng tỏ dân cư ưa chuộng sử dụng
hình thức thanh toán bằng tiền mặt hơn.

Hệ số nhân tiền tệ phản ánh khả năng tạo tiền (vai trò) của ngân hàng trung gian
trong nền kinh tế. Khi số nhân tiền tệ giảm sẽ khiến cho khả năng tạo tiền (vai trò) của ngân
hàng trung gian giảm theo.

Câu 20: Chức năng của ngân hàng trung gian là:

A. Huy động tiền gởi tiết kiệm của dân cư và cho vay.

B. Kinh doanh tiền tệ và đầu tư.

C. Kích thích người dân gởi tiền tiết kiệm nhiều hơn.

D. Kích thích người vay tiền vay nhiều hơn.

Giải thích:

Ngân hàng trung gian bao gồm toàn bộ các ngân hàng thương mại và tổ chức tài
chính có chức năng kinh doanh tiền và đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Câu 21: Trong hàm số I = Io + Im.Y + I .r, hệ số I phản ánh:

A. Lượng giảm bớt của đầu tư khi lãi suất tăng thêm 1%.

10
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. Lượng tăng thêm của đầu tư khi lãi suất tăng thêm 1%.

C. Lượng giảm bớt của lãi suất khi đầu tư tăng thêm 1 đơn vị.

D. Cả A, B và C đều sai.

Giải thích:

I là hệ số nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất, nó phản ánh mức thay đổi của đầu tư
khi lãi suất thay đổi 1%:

I < 0 cho thấy quan hệ nghịch biến giữa đầu tư và lãi suất. Nghĩa là, khi lãi suất
tăng (giảm) 1% thì đầu tư sẽ giảm (tăng) I đơn vị tiền.

Câu 22: Nếu các yếu tố khác không đổi, cung tiền tệ giảm xuống thì:

A, Lãi suất sẽ giảm do đó đầu tư tăng.

B. Lãi suất sẽ giảm và đầu tư giảm.

C. Lãi suất sẽ tăng do đó đầu tư giảm.

D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

Nếu các yếu tố khác không đổi, cung tiền tệ giảm xuống, đường cung tiền tệ dịch
chuyển sản bên trái khiến cho lãi suất cân bằng tăng lên. Mặt khác, lãi suất lại có quan hệ
nghịch biến với đầu tư nên khi lãi suất tăng sẽ khiến đầu tư giảm.

r
S ’
M
SM

E’
ro’

ro E

LM

̅′
𝐌 ̅
𝑴 Lượng tiền

11
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 23: Cho biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền gởi ngân hàng là 60%, tỷ lệ dự trữ so với tiền gởi
ngân hàng là 20%. Khi ngân hàng trung ương mua một lượng trái phiếu 1 tỷ đồng sẽ làm
cho lượng cung tiền tệ:

A. Tăng thêm 2 tỷ đồng.

B. Giảm 2 tỷ đồng.

C. Tăng thêm 1 tỷ đồng.

D. Giảm 1 tỷ đồng.

Giải thích:

Số nhân tiền tệ:

kM = = =2

Lượng tiền cơ sở tăng thêm:

H CM = 1 tỷ đồng

Lượng cung tiền tăng thêm:

̅ = kM. H
M 2.1 2 tỷ đồng

Câu 24: Để tăng lượng tiền mạnh (tiền cơ sở), ngân hàng trung ương sẽ:

A. Mua ngoại tệ để duy trì tỷ giá không đổi.

B. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

C. Tăng lãi suất chiết khấu.

D. Bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.

Giải thích:

Khi chính phủ mua ngoại tệ sẽ làm tăng lượng tiền mặt ngoài ngân hàng, do đó
lượng tiền mạnh cũng tăng ( H CM + DM).

Khi chính phủ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm số nhân tiền tệ (kM), từ đó giảm
̅ ).
lượng cung tiền (M

12
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Khi chính phủ tăng lãi suất chiết khấu sẽ làm giảm lượng tiền mạnh (H) và giảm số
̅ ) giảm.
nhân tiền tệ (kM), khiến cho lượng cung tiền (M

Khi chính phủ bán trái phiếu với mục đích rút bớt lượng tiền mặt ngoài ngân hàng,
do đó khiến lượng tiền mạnh giảm ( H CM + DM).

Câu 25: Tác động ban đầu của chính sách tài khóa mở rộng là làm sản lượng thực tăng, sau
đó cầu tiền tệ sẽ:

A. Tăng và lãi suất tăng.

B. Tăng và lãi suất giảm.

C. Giảm và lãi suất tăng.

D. Không câu nào đúng.

Giải thích:

Tác động ban đầu của chính sách tài khóa mở rộng là làm sản lượng thực tăng. Do
cầu tiền tệ có quan hệ đồng biến với sản lượng thực nên cầu tiền tệ cũng tăng theo:

LM = f(Y) = Lo + Lm.Y + L .r

Cầu tiền tệ tăng sẽ khiến cho đường cầu tiền tệ dịch chuyển sản phải. Tại điểm cân
bằng mới, lãi suất cân bằng cao hơn lãi suất ban đầu.

r
SM

ro’ E’

ro E
LM’

LM

Lượng tiền

Câu 26: Ngườii ta giữ tiền thay vì giữ các tài sản tài chính khác vì:

A. Tiền có thể tham gua các giao dịch hàng ngày dễ dàng.

B. Dự phòng cho các chi tiêu ngoài dự kiến.

13
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. Giảm rủi ro do việc nắm giữ các tài sản tài chính khác.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Tiền có 3 chức năng:

 Trung gian trao đổi (phương tiên thanh toán).


 Đơn vị hạch toán.
 Chức năng dự trữ giá trị.

Nên khi giữ tiền thay cho các tài sản tài chính khác sẽ giúp người ta tham gia các giao
dịch hàng ngày dễ dàng, dự phòng cho các chi tiêu ngoài dự kiến cũng như giảm được rủi ro
do việc nắm giữ các tài sản tài chính khác (mất, hao mòn, hư hỏng,...).

Câu 27: Khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ:

A. Dấn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt nhiều hơn.

B. Không tác động đến hoạt động của những ngân hàng thương mại.

C. Dẫn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt giảm xuống.

D. Dẫn tới việc gia tăng các khoản tiền gởi và cho vay của ngân hàng thương mại.

Giải thích:

Khi ngân hàng trung tương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (dbb) sẽ khiến cho tỷ lệ dự trữ
chung (d) lên, do đó lượng dự trữ tiền mặt (RM) tăng:

d=

Đồng thời lượng cho vay giảm do tỷ lệ cho vay của ngân hàng (1 – d) giảm:

Câu 28: Khoản nào dưới đây xuất hiện như là một tài sản nợ trong bảng tổng kết tài sản của
ngân hàng thương mại:

A. Cho khách hàng vay.

B. Chứng khoán.

C. Ký gởi của khách hàng.


14
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. Dự trữ tiền mặt.

Giải thích:

Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại:

 Cho khách hàng vay: tài khoản có.


 Chứng khoán: tài khoản có.
 Ký gởi của khách hàng: tài khoản nợ.
 Dự trữ tiền mặt: tài khoản có.

Câu 29: Ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách:

A. Bán chứng khoán cho công chúng.

B. Bán trái phiếu cho ngân hàng trung ương.

C. Nhận tiền gởi của khách hàng.

D. Cho khách hàng vay tiền.

Giải thích:

Trên lý thuyết có 2 phương pháp tạo tiền chính:

 Do ngân hàng trung ương phát hành.


 Do ngân hàng thương mại cho khách hàng vay tiền.

Câu 30: Khi ngân hàng trung ương bán công trái cho khu vực tư nhân sẽ làm:

A. Giảm mức cung tiền.

B. Một chính sách hạn chế tín dụng sắp được thực hiện.

C. Giảm lãi suất.

D. Tăng mức cung tiền.

Giải thích:

Khi ngân hàng trung ương bán công trái cho khu vực tư nhân, nghĩa là ngân hàng
trung ương đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhằm mục đích giảm lượng cung

15
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

tiền bằng cách rút một lượng tiền mặt về, qua đó giảm lượng tiền mạnh (H), khiến cho
lượng cung tiền giảm:

H<0 ↔ ̅ = kM. H < 0


M

Khi lượng cung tiền giảm sẽ làm cho lãi suất tăng.

Câu 31: Các công cụ chính làm thay đổi lượng cung tiền của ngân hàng trung ương là:

A. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, hoạt động thị trường mở (mua bán chứng
khoán).

B. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, hạn chế việc chi tiêu của chính phủ, lãi suất chiết khấu.

C. Các câu trên đều đúng.

D. Các câu trên đều sai.

Giải thích:

Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ để kiểm sáot mức cung tiền,
trong đó bao gồm 3 công cụ chính:

 Hoạt động trên thị trường mở.


 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
 Lãi suất chiết khấu.

Câu 32: Tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành hiện nay là:

A. Tài sản nợ hợp phát của ngân hàng trung ương được cân đối bằng tài sản có.

B. Tiền giấy được bảo chứng bằng vàng.

C. Tiền giấy được bảo chứng bằng ngoại tệ mạnh.

D. Các câu trên đều sai.

Giải thích:

Nếu xét theo về mặt hình thái của tiền thì tiền giấy do ngân hàng trung ương phát
hành thuộc loại tiền quy ước vì giá trị in trên đồng tiền chỉ là giá trị được quy ước, giá trị
này lớn hơn chi phí sản xuất ra tiền rất nhiều và được cân đối bằng tài sản có của ngân hàng
trung ương (ngân hàng nhà nước).

16
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 33: Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:

A. Tiền là công cụ trao đổi, là phương tiện thanh toán, là thước đo giá trị và là phương tiện
dự trữ giá trị.

B. Tiền biểu hiện cho sự giàu có và quyết định sức mua xã hội.

C. Sự thay đổi cung tiền tệ và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hối đoái, mức sản lượng
và mức nhân dụng.

D. Mọi nền kinh tế ngày nay đều là nền kinh tế tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc tốc độ lưu thông tiền tệ.

Giải thích:

Về cơ bản, chính sách tiền tệ tác động đến hai biến số kinh tế chính là mức cung tiền
và lãi suất. Mà sự thay đổi cung tiền tệ và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hổi đoái.
Từ đó ảnh hưởng đến mức sản lượng và mức nhân dụng của nền kinh tế.

Câu 34: Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ:

A. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

B. Tăng lãi suất chiết khấu.

C. Bán chứng khoán của chính phủ.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt:

 Tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc.


 Tăng lãi suất chiết khấu.
 Bán ra chứng khoán.

Câu 35: Khi nền kinh tế giảm phát và lãi suất gần bằng 0% người ta thích giữ tiền thay vì
đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác là do:

A. Các tài sản đều có tỷ suất sinh lợi bằng 0, giữ tiền có lợi hơn vì tính thanh khoản cao.

B. Giữ trái phiếu sẽ rủi ro vì khi nền kinh tế hồi phục, lãi suất tăng và giá trái phiếu sẽ giảm.

17
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. Giá trị đồng tiền sẽ tăng khi giảm phát.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Khi nền kinh tế giảm phát và lãi suất gần bằng 0% người ta thích giữ tiền thay vì đầu
tư vào các tài sản sinh lợi khác là do:

 Các tài sản đều có tỷ suất sinh lợi bằng 0, giữ tiền có lợi hơn vì tính thanh khoản cao,
tiền dễ dàng thực hiện chức năng thanh toán.
 Giữ trái phiếu sẽ rủi ro vì khi nền kinh tế hồi phục, sản lượng quốc gia tăng sẽ làm
tăng lượng cầu tiền tệ, lãi suất tăng và giá trái phiếu sẽ giảm: r =

 Giá trị đồng tiền sẽ tăng khi giảm phát: Vt =

Câu 36: Ngân hàng trung ương thường hạn chế sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc vì:

A. Nó là một loại thuế đánh vào lợi nhuận của ngân hàng thương mại.

B. Sử dụng nó sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại.

C. Nó là một loại thuế đối với các ngân hàng thương mại và có thể tạo ra chi phí trên thị
trường tín dụng.

D. Khó áp dụng công cụ này.

Giải thích:

Dự trữ bắt buộc giống như một hình thức thuế thu nhập vô hình đối với các ngân
hàng thương mại vì họ phải giữ lại một phần tiền gửi không được sử dụng vào mục đích
sinh lời, trong khi vẫn phải trả tiền lãi cho khách hàng gửi tiền.

Câu 37: Thước đo tốt nhất chi phí cơ hội của việc giữ tiền là:

A. Lãi suất thực.

B. Tỷ lệ lạm phát.

C. Lãi suất danh nghĩa.

D. Giá trái phiếu.

18
Macro – Trắc Nghiệm Chương 5 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Khi giữ tiền, chúng ta phải chịu chi phí cơ hội của việc giữ tiền – đó là tiền lãi bị mất
đi khi giữ tài sản ở dạng tiền chứ không phải ở dạng tài sản sinh lời khác. Như vậy, có thể
thấy lãi suất chính là thước đo của chi phí cơ hội. Tuy nhiên, khác với lãi suất thực, lãi suất
danh nghĩa đã bao gồm những tổn thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức giá chung
nên lãi suất danh nghĩa là thước đo tốt nhất của chi phí cơ hội:

LaiSuatThuc = LaiSuatDanhNghia – TyLeLamPhat

Câu 38: Ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng
thương mại để tránh nguy cơ hoảng loạn tài chính, nhưng có nhược điểm:

A. Khó loại trừ được ngân hàng kinh doanh tồi dẫn đến mất khả năng thanh toán.

B. Không thể chủ động trong việc kiểm soát tiền.

C. Tạo ra sự ỷ lại của các ngân hàng thương mại.

D. Tất cả những vấn đề trên.

Giải thích:

Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng trung gian, cho các ngân hàng
trung gian vay khi chúng gặp khó khăn về tài chính. Chính vì thế dễ tạo ra sự ỷ lại của các
ngân hàng trung gian và không thể kiểm soát tiền cũng như khả năng hoạt động yếu kém
của ngân hàng trung gian.

Câu 39: Hoạt động thị trường mở là công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng để:

A. Thay đổi lượng tiền mạnh (tiền cơ sở).

B. Thay đổi số nhân tiền.

C. Thay đổi dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại.

D. Các câu trên đều đúng.

Giải thích:

Hoạt động thị trường mở là các hoạt động mua bán chứng khoán, ngoại tệ, kim loại
quý của ngân hàng trung ương nhằm đưa ra hoặc rút bớt lượng tiền mặt ngoài ngân hàng,
từ đó làm thay đổi lượng tiền mạnh để điều chỉnh lượng cung tiền của nền kinh tế.
19
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 6: HỖN HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ

(SÁCH BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ – NXB KINH TẾ TP.HCM)

Câu 1: Nếu có sự gia tăng trong chi tiêu của chính phủ:

A. Sẽ không ảnh hưởng đến đường IS.

B. Đường IS dịch chuyển sang trái.

C. Đường IS dịch chuyển sang phải.

D. Sẽ có sự di chuyển dọc trên đường IS.

Giải thích:

Khi chính phủ tăng chi tiêu sẽ làm tăng tổng cầu, khiến sản lượng tăng. Trong điều kiện lãi suất
không đổi, đường IS dịch chuyển sang phải một đoạn:

∆Y = k∆AD = k∆G

Câu 2: Chính sách gia tăng thuế của chính phủ sẽ:

A. Dẫn đến đường IS dịch chuyển sang trái.

B. Dẫn đến đường IS dịch chuyển sang phải.

C. Không ảnh hưởng gì trên đường IS.

D. Có sự di chuyển dọc đường IS.

Giải thích:

Khi chính phủ tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng, khiến chi tiêu trong dân chúng giảm, tổng
cầu do đó cũng giảm theo. Trong điều kiện lãi suất không đổi, đường IS dịch chuyển sang trái một
đoạn:

∆Y = k∆AD = kT∆T

Câu 3: Nếu ngân hàng trung ương làm cho lượng cung tiền gia tăng:

A. Đường IS dịch chuyển sản phải.

B. Đường LM dịch chuyển sang phải.

C. Đường LM dịch chuyển sang trái.

1
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. Chỉ có sự di chuyển dọc trên đường LM.

Giải thích:

Khi ngân hàng trung ương làm cho lượng cung tiền gia tăng, trong điều kiện sản lượng không đổi sẽ
khiến đường LM dịch chuyển sang phải một đoạn:

∆̅
∆r =

Câu 4: Giả sử đầu tư hoàn toàn không co giãn theo lãi suất. Sự dịch chuyển của đường LM
do một sự gia tăng lượng tiền cung ứng:

A. Sẽ không làm gia tăng sản lượng nhưng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất.

B. Sẽ gia tăng sản lượng và lãi suất.

C. Sẽ làm giảm sản lượng và lãi suất.

D. Sẽ làm gia tăng đầu tư và vì vậy gia tăng sản lượng.

Giải thích:

Nếu đầu tư hoàn toàn không co giãn theo lãi suất (I = 0: đường IS thẳng đứng), sự gia
tăng lượng tiền cung ứng sẽ khiến đường LM dịch chuyển sản phải. Tại điểm cân bằng mới,
sản lượng không đổi nhưng lãi suất giảm.

r LM1
IS
r1 LM2

r2

Câu 5: Trong mô hình cân bằng của Hicksian, lãi suất được quyết định bởi:

A. Tiết kiệm và đầu tư.

B. Mức cầu và lượng cung ứng tiền.

C. Mối quan hệ giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ.

D. Mối quan hệ giữa tiết kiệm đầu tư và lượng cung ứng tiền.

2
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:

Trong mô hình cân bằng của Hicksian, lãi suất cân bằng là điểm giao nhau giữa IS và LM. Như vậy,
lãi suất phụ thuộc vào thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ.

Câu 6: Từ điểm cân bằng ban đầu, một sự dịch chuyển đường IS sang phải sẽ dẫn đến:

A. Sản lượng gia tăng và lãi suất gia tăng.

B. Sản lượng và lãi suất giảm xuống.

C. Sản lượng gia tăng và lãi suất giảm xuống.

D. Sản lượng giảm và lãi suất gia tăng.

Giải thích:

Từ điểm cân bằng ban đầu, đường IS dịch chuyển sang phải, tại điểm cân bằng mới sản lượng và lãi
suất đều tăng:

r LM
IS1 IS2
r2

r1

Y1 Y2 Y

Câu 7: Điểm cân bằng chung cho một hệ thống kinh tế đòi hỏi:

A. Đầu tư bằng tiết kiệm, nhưng mức cầu tiền có thể vượt quá hoặc nhỏ hơn lượng cung ứng tiền.

B. Mức cầu về tiền bằng lượng cung ứng tiền nhưng tiết kiệm có thể nhiều hơn hoặc ít hơn đầu tư.

C. Đầu tư bằng tiết kiệm và mức cầu về tiền bằng với lượng cung ứng tiền.

D. Lãi suất được quyết định trên thị trường tiền tệ và mức sản lượng được quyết định trên thị
trường hàng hóa mà không cần thiết có sự liên hệ giữa hai thị trường này.

Giải thích:

Điểm cân bằng chung chính là giao điểm của 2 đường IS và LM, như vậy, điểm này phải thỏa 2 điều
kiện:

 Thị trường hàng hóa cân bằng: I = S

3
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

 Thị trường tiền tệ cân bằng: LM = SM

Câu 8: Giả sử trong một nền kinh tế có số nhân là 4, nếu đầu tư gia tăng là 8 tỷ, đường IS trong mô
hình của Hicksian sẽ dịch chuyển sang phải với khoảng cách là:

A. Lớn hơn 32 tỷ.

B. 32 tỷ.

c. Nhỏ hơn 32 tỷ.

D. Các câu trên đều sai.

Giải thích:

Khi đầu tư gia tăng 8 tỷ sẽ làm cho đường IS dịch chuyển sang phải một khoảng:

∆Y =k∆AD = k∆I = 4.8 = 32 tỷ

Câu 9: Giả sử cho hàm số cầu về tiền là LM = 200 – 100r + 20Y và hàm số cung tiền SM = 400. Vậy
phương trình của đường LM:

A. r = –2 + 0,2Y

B. r = 6 + 0,2Y

C. r = –2 – 0,2Y

D. r = 2 + 0,2Y

Giải thích:

Phương trình của đường LM:


̅
r= Y= Y = –2 + 0,2Y

Câu 10: Nếu một sự gia tăng chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là 10 tỷ dẫn đến đường IS
dịch chuyển 40 tỷ, có thể kết luận rằng số nhân là:

A. 40 B. 4 C. 10 D. 0,2

Giải thích:

4
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Gia tăng chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là 10 tỷ dẫn đến đường IS dịch chuyển sang
phải một khoảng:

∆Y = k∆AD = k∆G = 40

↔ k=∆ = =4

Câu 11; Khoảng cách dịch chuyển của đường IS bằng:

A. Mức thay đổi của I, G hoặc X chia cho số nhân.

B. Mức thay đổi của I, G, X.

C. Một nửa mức biến đổi của I, G hoặc X.

D. Mức biến đổi của I, G hoặc X nhân với số nhân.

Giải thích:

Độ dịch chuyển của đường IS:

∆Y = k∆AD

Mà mức thay đổi của tổng cầu:

∆AD = ∆C + ∆I + ∆G + ∆X – ∆M

Câu 12: Một sự gia tăng trong nhập khẩu tự định sẽ:

A. Dịch chuyển đường LM sang phải.

B. Dịch chuyển đường IS sang phải.

C. Dịch chuyển đường IS sang trái.

D. Không ảnh hưởng đến đường IS.

Giải thích:

Một sự gia tăng trong nhập khẩu tự định sẽ làm giảm tổng cầu, từ đó khiến cho đường IS dịch
chuyển sang trái một khoảng:

∆Y = k∆AD = k(–∆M)

Câu 13: Việc chính phủ cắt giảm thuế sẽ làm:

5
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

A. AD tăng do đó sản lượng tăng và có sự di chuyển dọc IS.

B. Dịch chuyển đường IS sang trái.

C. Dịch chuyển đường LM sang phải.

D. Dịch chuyển đường IS sang phải.

Giải thích:

Chính phủ cắt giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập khả dụng, từ đó làm tăng tiêu dùng trong dân chúng.
Nhờ thế tổng cầu tăng và khiến cho đường IS dịch chuyển sang phải một khoảng:

∆Y = k∆AD = kT∆T

Câu 14: Trên đồ thị, đường IS cắt đường LM sẽ cho thấy điểm cân bằng chung, biết rằng đầu tư hoàn
toàn không co giãn theo lãi suất, chính sách tài khóa:

A. Có tác dụng mạnh nếu áp dụng riêng lẻ.

B. Sẽ không có tác dụng.

C. Sẽ tác động mạnh hơn nếu được kết hợp với chính sách mở rộng tiền tệ,

D. Có tác dụng mạnh bất chấp chính sách tiền tệ.

Giải thích:

Nếu đầu tư hoàn toàn không co giãn theo lãi suất (I = 0: đường IS thẳng đứng), thì chính sách tài
kháo có tác dụng rất mạnh, cho dù đường LM thế nào vì không xảy ra hiện tượng lấn át, Y sẽ thay
đổi theo số nhân:

∆Y = k∆AD

r LM
IS1 IS2
r2

r1

Y1 Y2 Y

Thông tin sau đây dùng để trả lời cho các câu hỏi từ 15 đến 21

C = 100 + 0,8Yd I = 240 + 0,16Y – 80r

6
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

X = 210 M = 50 + 0,2Y

G = 500 LM = 800 + 0,5Y – 100r

T = 50 + 0,2Y H = 700

Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký gửi là 80%.

Tỷ lệ dự trữ chung là 10%.

Câu 15: Phương trình của đường IS có dạng:

A. Y = 2400 – 200r

B. Y = 2400 + 200r

C. Y = 2400 + 320r

d. Y = 2400 – 320r

Giải thích:

Phương trình của đường IS:

. . ( )
Y= )
= )
. .( .(

= 2400 – 200r

Câu 16: Số nhân tiền tệ:

A. kM = 1,5 B. kM = 2 C. kM = 3 D. kM = 4

Giải thích:

Số nhân tiền tệ:

kM = = =2

Câu 17: Phương trình của đường LM:

A. r = 6 – 0,005Y

B. r = 6 + 0,005Y

C. r = –6 + 0,005Y

7
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. r = –6 – 0,005Y

Giải thích:

Lượng cung tiền của nền kinh tế:

̅ = kM.H = 2.700 = 1400


M

Phương trình đường LM:


̅
r= Y= Y = –6 + 0,005Y

Câu 18: Lãi suất và sản lượng cân bằng chung:

A. Y = 1800 và r = 4%

B. Y = 1800 và r = 5%

C. Y = 3600 và r = 3%

D. Y = 1800 và r = 3%

Giải thích:

Lãi suất và sản lượng cân bằng chung là nghiệm của hệ phương trình:

(LM) Y = 2400 – 200r Y = 1800


(IS) r = –6 + 0,005Y r = 4%

Câu 19: Giả sử chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ là 80. Vậy phương trình của
đường IS mới là:

A. Y = 2600 – 200r

B. Y = 2080 – 200r

C. Y = 2480 – 200r

D. Y = 1880 – 200r

Giải thích:

8
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Số nhân tổng cầu:

k= )
= )
= 2,5
. .( .(

Khi chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ là 80 sẽ làm cho đường IS dịch chuyển
sang phải (lên trên) một đoạn:

∆Y = k∆AD = k∆G = 2 5.80 = 200

Đường IS dịch chuyển sang phải (lên trên) một đoạn 200, nghĩa là tung độ gốc tăng thêm
200 đơn vị. Lúc này phương trình của đường IS mới:

Y = 2400 – 200r + 200 = 2600 – 200r

Câu 20: Nếu ngân hàng trung ương tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là 100. Vậy
phương trình đường LM mới:

A. r = –5 + 0,005Y

B. r = –7 + 0,005Y

C. r = –8 + 0,005Y

D. Các câu trên đều sai.

Giải thích:

Ngân hàng trung ương tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là 100 sẽ làm đường LM
dịch chuyển sang phải (xuống dưới) một đoạn:
∆̅
∆r = = = –1

Đường LM dịch chuyển sang phải (xuống dưới) một đoạn 1 đơn vị, tức là tung độ gốc giảm
đi 1 đơn vị. Phương trình mới của đường LM:

r = –6 + 0,005Y – 1 = –7 + 0,005Y

Câu 21: Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng mới:

A. Y = 1800 và r = 2%

B. Y = 2000 và r = 3%

9
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. Y = 2600 và r = 4%

D. Y = 3000 và r = 5%

Giải thích:

Lãi suất và sản lượng cân bằng chung là nghiệm của hệ phương trình:

(LM) Y = 2600 – 200r Y = 2000


(IS) r = –7 + 0,005Y r = 3%

Câu 22: Đường IS cho biết:

A. Mọi điểm thuộc đường IS được xác định trong điều kiện thị trường sản phẩm cân bằng.

B. Lãi suất được xác định trong điều kiện thị trường tiền tệ cân bằng.

C. Sản lượng càng tăng lãi suất vàng giảm.

D. Cả A B C đều đúng.

Giải thích:

Đường IS phản ánh tác động của lãi suất đối với sản lượng cân bằng trên thị trường hàng
hóa. Nó là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường
hàng hóa cân bằng.

Câu 23: Đường LM mô tả tình trạng:

A. Lãi suất và sản lượng phụ thuộc lẫn nhau.

B. Thị trường tiền tệ luôn cân bằng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Giải thích:

Đường LM phản ánh tác động của sản lượng đến lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ.
Nó là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường tiền tệ
cân bằng, tương ứng với mức cung tiền tệ thực không đổi.

10
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 24: Trong mô hình IS – LM, chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và chính
sách tiền tệ thu hẹp. Lúc này:

A. Sản lượng chắc chắn sẽ tăng.

B. Lãi suất chắc chắn sẽ tăng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Giải thích:

Trong mô hình IS – LM, khi chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, đường IS dịch
chuyển sang phải đồng thời áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp, đường LM dịch chuyển sang
trái, tại điểm cân bằng mới, lãi suất chắc chắn tăng nhưng sản lượng có thể tăng, giảm hoặc
không đổi phụ thuộc vào độ dịch chuyển của đường IS và LM.

r LM2 LM1
IS1 IS2
r2

r1

Y1 Y2 Y

Câu 25: Trong mô hình IS – LM, nếu sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng thì chính phủ
nên áp dụng:

A. Chính sách tài khóa mở rộng.

B. Chính sách tiền tệ mở rộng.

C. Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ mở rộng.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Giải thích:

Nếu sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng (Y < Yp), khi chính phủ áp dụng chính sách tài
khóa mở rộng (tăng chi ngân sách, giảm thuế) hoặc chính sách tiền tệ mở rộng (giảm lãi
suất, giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, mua vào trái phiếu chính phủ) hoặc kết hợp cả 2 chính sách
này sẽ làm cho đường IS và LM dịch chuyển sang phải. Tại điểm cân bằng mới (B, C, D), sản
lượng tăng.
11
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

r LM1 LM2
IS1 IS2
C
A
D
B

Y1 Y2 Y3 Y4 Y

Sử dụng những thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi 26 – 32

Cho các hàm số:

Hàm tiêu dùng: C = 200 + 0,75Yd

Hàm xuất khẩu: X = 350

Hàm đầu tư: I = 100 + 0,2Y – 10r

Hàm nhập khẩu: M = 200 + 0,05Y

Chi tiêu chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ: G = 580

Sản lượng tiềm năng: Yp = 3800

Hàm thuế ròng: T = 40 + 0,2Y

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Un = 5%

Hàm số cầu tiền tệ: LM = 200 + 0,2Y – 20r

Tỷ lệ dự trữ: d = 20%

Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi: c = 60%

Lượng tiền mạnh: H = 325

Câu 26: Phương trình của đường IS có dạng:

A. Y = 1000 – 20r

B. Y = 4000 – 80r

C. Y = 4000 – 40r

D. Y = 4000 + 20r

12
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Giải thích:
Phương trình của đường IS:

. . ( )
Y= )
= )
. .( .(

= 4000 – 40r

Câu 27: Số nhân tiền tệ kM là:

A. 1,5 B. 2 C. 3 D. 4

Giải thích:

Số nhân tiền tệ:

kM = = =2

Câu 28: Phương trình của đường LM là:

A. r = –20 + 0,01Y

B. r = 22,5 + 0,005Y

C. r = –22,5 + 0,01Y

D. r = 22,5 + 0,01Y

Giải thích:

Lượng cung tiền của nền kinh tế:

̅ = kM.H = 2.325 = 650


M

Phương trình đường LM:


̅
r= Y= Y = –22,5 + 0,01Y

Câu 29: Lãi suất và sản lượng cân bằng chung:

A. Y = 4900 và r = 12%

13
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

B. Y = 3600 và r = 13%

C. Y = 3500 và r = 12,5%

D. Y = 3500 và r = 11,5%

Giải thích:

Lãi suất và sản lượng cân bằng chung là nghiệm của hệ phương trình:

(LM) Y = 4000 – 40r Y = 3500


(IS) r = –22,5 + 0,01Y r = 12,5%

Câu 30: Tỷ lệ thất nghiệp thực tế:

A. 3,94 B. 8,94% C. 6,94% D. 8,1%

Giải thích:

Tỷ lệ thất nghiệp thực tế:

Ut = U n + . =5+ . = 8,94%

Câu 31: Cán cân thương mại:

A. Thặng dư 25

B. Thâm hụt 25

C. Cân bằng

D. Thặng dự 20

Giải thích:

Cán cân thương mại:

X – N = 350 – (200 + 0,05Y) = 350 – (200 + 0,05.3500) = –25

Vậy cán cân thương mại thâm hụt 25.

14
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Câu 32: Ngân sách:

A. Bội thu 200

B. Bội chị 160

C. Bội thu 160

D. Bội chi 200

Giải thích:

Ngân sách chính phủ:

B = T – G = (40 + 0,2Y) – 580 = (40 + 0,2.3500) – 580 = 160

Vậy ngân sách chính phủ bội thu 160.

Câu 33: Tác động lấn át đầu tư của chính sách tài khóa là:

A. Tăng chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất dẫn tới tăng đầu tư.

B. Giảm chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất dẫn tới giảm đầu tư.

C. Tăng chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất, do đó giảm đầu tư.

D. Giảm chi tiêu chính phủ làm giảm lãi suất, do đó tăng đầu tư.

Giải thích:

Tác động lấn át mô tả tác động của việc tăng chi tiêu của chính phủ hay giảm thuế, sẽ làm
giảm giá trị của một hay nhiều thành tố khác trong chi tiêu tư nhân.

Câu 34: Nếu đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất, cầu tiền nhạy cảm với lãi suất thì:

A. IS lài, LM lài.

B. IS dốc, LM dốc.

C. IS dốc, LM lài

D. IS lài, LM dốc.

Giải thích:

15
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

Nếu đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất (I nhỏ) thì đường IS rất dốc. Còn cầu tiền nhạy cảm với
lãi suất (L lớn) thì đường LM lài.

Câu 35: Biết phương trình đường IS là Y = 600 – 30r, thị trường hàng hóa sẽ thiếu hụt khi:

A. Y = 300 và r = 10%

B. Y = 240 và r = 12%

C. Y = 250 và r = 10%

D. Y = 400 và r = 10%

Giải thích:

Với lãi suất r = 10% để thị trường hàng hóa cân bằng thì sản lượng phải đạt:

Y = 600 – 30r = 600 – 30.10 = 300

Mà sản lượng chỉ đạt Y = 250 nên thị trường hàng hóa bị thiếu hụt.

Câu 36: Khi cầu tiền hoàn toàn không co giãn theo lãi suất thì tăng chi đầu tư sẽ làm:

A. Sản lượng không đổi, lãi suất tăng.

B. Sản lượng không đổi, lãi suất giảm.

C. Sản lượng giảm, lãi suất giảm.

D. Sản lượng tăng, lãi suất tăng.

Giải thích:

Nếu cầu tiền hoàn toàn không co giãn theo lãi suất (L = 0), đường LM thẳng đứng. Khi
chính phủ tăng chi đầu tư (chính sách tài khóa mở rộng), đường IS dịch chuyển sang phải.
Tại điểm cân bằng mới, lãi suất tăng nhưng sản lượng không đổi do xảy ra hiện tượng lấn át
toàn phần. Nghĩa là khi chính phủ tăng chi tiêu bao nhiêu thì tiêu dùng và đầu tư tư nhân sẽ
giảm đúng một lượng tương ứng.

16
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

r IS1 IS2 LM

r1 E1

Eo E’
r2

Yo Y’ Y

Câu 37: Các nhà kinh tế trọng tiền cực đoan cho rằng chính sách tài khóa không có vai trò
trong việc ổn định nền kinh tế. Lập luận này dựa vào:

A. Bẫy thanh khoản (liquidity trap).

B. Tác động lấn át hoàn toàn (fully crowding-out effect).

C. Cầu tiền co giãn hoàn toàn đối với lãi suất.

D. Đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất.

Giải thích:

Đối với các nhà kinh tế trọng tiền cực đoan, cầu tiền hoàn toàn không co giãn theo lãi suất.
Khi đường LM thẳng đứng, sẽ có tác động lấn át tìan phần; nghĩa là khi chính phủ tăng chi
tiêu bao nhiêu thì tiêu dùng và đầu tư tư nhân sẽ giảm đúng một lượng tương ứng. Kết quả
chỉ có lãi suất tăng, còn sản lượng không thay đổi. Chính sách tài khóa trong trường hợp
này hoàn toàn không có tác dụng.

r IS2 LM
IS1
r1 E1

Eo E’
r2

Yo Y’ Y

Câu 38: Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes cực đoạn cho rằng chính sách tiền tệ
không có tác dụng, không có vai trò trong việc ổn định nền kinh tế, vì:

A. Đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất.

B. Cầu tiền không phụ thuộc vào lãi suất.

17
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. Bẫy thanh khoản (liquidity trap).

D. Cả A và C đúng.

Giải thích:

Đối với các nhà kinh tế theo trường phái Keynes cực đoạn, cầu tiền hoàn toàn nhạy cảm
theo lãi suất (L = ) và đầu tư hoàn toàn không nhạy cảm theo lãi suất (I = 0).

Trong trường hợp đường LM nằm ngang (L = ), chính sách tiền tệ hoàn toàn bất lực,
không có tác dụng bởi mức cung tiền có thay đổi thế nào thì lãi suất cũng không đổi, do đó
đầu tư, tổng cầu và sản lượng không đổi. Trường hợp này được gọi là bẫy thanh khoản
(liquidity trap).

r IS

LM
ro

Yo Y

Trong trường hợp IS thẳng đứng (I = 0), chính sách tiền tệ hoàn toàn bất lực, vì mức cung
tiền thay đổi chỉ làm thay đổi lãi suất, sản lượng hoàn toàn không đổi.

r LM1
IS
r1 LM2

r2

Câu 39: Khi nền kinh tế nằm bên trái của đường IS và LM:

A. Thị trường hàng hóa có cầu vượt quá, thị trường tiền tệ có cung vượt quá.

B. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đều có cầu vượt quá.

C. Thị trường hàng hóa có cung vượt quá, thị trường tiền tệ có cầu vượt quá.

18
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ đều có cung vượt quá.

Giải thích:

Khi nền kinh tế:

 Nằm bên trái của đường IS: thị trường hàng hóa thiếu hụt (AS < AD).
 Nằm bên trái của đường LM: thị trường tiền tệ thặng dư (SM > LM).

Câu 40: Khi nền kinh tế nằm phía bên trái của đường LM và phía bên phải của đường IS để
đạt sự cân bằng chung:

A. Sản lượng sẽ tăng và lãi suất sẽ giảm.

B. Lãi suất sẽ giảm.

C. Sản lượng sẽ giảm và lãi suất sẽ giảm.

D. Sản lượng sẽ giảm và lãi suất sẽ tăng.

Giải thích:

Khi nền kinh tế nằm phía bên trái của đường LM và phía bên phải của đường IS, lãi suất
chắc chắn cao hơn lãi suất cân bằng, còn sản lượng có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng với
lãi suất cân bằng. Do đó để đạt sự cân bằng chung, lãi suất sẽ giảm.

r IS A C
B LM

ro

Yo Y

Câu 41: Theo quan điểm của phái Keynes cực đoạn, chính sách tiền tệ có tác dụng ......, chính
sách tài khóa có tác dụng ......

A. Mạnh/yếu

B. Yếu/yếu

C. Không/mạnh

19
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

D. Mạnh/không

Giải thích:

Theo quan điểm của phái Keynes cực đoạn, chính sách tiền tệ không có tác dụng và chính
sách tài khóa có tác dụng mạnh do cầu tiền hoàn toàn nhạy cảm với lãi suất và đầu tư hoàn
toàn nhạy cảm với lãi suất.

Câu 42: Theo quan điểm của phái trọng tiền cực đoan, chính sách tiền tệ có tác dụng ......,
chính sách tài khóa có tác dụng ......

A. Mạnh/yếu

B. Yếu/yếu

C. Không/mạnh

D. Mạnh/không

Giải thích:

Theo quan điểm của phái trọng tiền cực đoan, chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh và chính
sách tài khóa không có tác dụng do cầu tiền hoàn toàn không phụ thuộc vào lãi suất.

Câu 43: Trong mô hình IS – LM, khi chính phủ tăng chi tiêu và ngân hàng trung ương tăng
lượng cung tiền thì:

A. Sản lượng tăng, lãi suất có thể tăng, giảm hoặc không đổi.

B. Lãi suất giảm, sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi.

C. Sản lượng giảm, lãi suất tăng.

D. Sản lượng tăng, lãi suất giảm.

Giải thích:

Trong mô hình IS – LM, khi chính phủ tăng chi tiêu sẽ khiến đường IS dịch chuyển sang phải
làm sản lượng tăng và lãi suất tăng. Đồng thời ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền
khiến đường LM dịch chuyển sang phải làm sản lượng tăng và lãi suất giảm. Như vậy, 2
chính sách này làm cho sản lượng tăng, còn lãi suất có thể tăng, giảm hoặc không đổi phụ
thuộc vào độ dịch chuyển của đường IS và LM.

20
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

r LM1 r LM1 r LM1


IS1 IS2 IS1 IS2 IS1 IS2

r
r1 A LM2 r21 A LM2 r1 A LM2
B
r2 B B

Y1 Y2 Y Y1 Y2 Y Y1 Y2 Y

Câu 44: Khi chính phủ cắt giảm chi tiêu ngân sách, nhưng không muốn sản lượng thay đổi,
thì chính phủ sẽ áp dụng:

A. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp.

B. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng.

C. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp.

D. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.

Giải thích:

Khi chính phủ cắt giảm chi tiêu ngân sách (chính sách tài khóa thu hẹp) làm đường IS dịch
chuyển sang trái khiến sản lượng và lãi suất giảm. Để sản lượng không thay đổi, chính phủ
sẽ áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng (giảm lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
mua vào trái phiếu chính phủ) để làm LM dịch chuyển sang phải, đẩy sản lượng tăng lên.

r
LM2 LM1
IS1
IS2
r1

r2

Yo Y

Câu 45: Muốn khuyến khích tăng đầu tư mà không gây ra lạm phát cao, chính phủ nên áp
dụng:

A. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp.

B. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng.

21
Macro – Trắc Nghiệm Chương 6 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)

C. Chính sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ thu hẹp.

D. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng.

Giải thích:

Đầu tư tăng khi lãi suất giảm. Vì thế, để khuyến khích tăng đầu tư chính phủ cần thực hiện
chính sách tiền tệ mở rộng. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ mở rộng, một mặt làm lãi suất
giảm nhưng mặt khác cũng khiến sản lượng tăng, dẫn đến lạm phát cao. Do đó, để hạn chế
tác động xấu này, chính phủ cần kết hợp kèm theo chính sách tài khóa thu hẹp nhằm giảm
mức sản lượng xuống.

r
LM2 LM1
IS1
IS2
r1

r2

Yo Y

22

You might also like