Thiết Kế Hệ Thống Cơ Điện Tử Đề tài

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ
ĐIỆN TỬ

Đề tài: Thiết kế hệ thống mô hình dập lửa


chống cháy thông minh

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Chinh


Sinh viên: Đinh Thị Nhung
Mssv: K205520114046
Sinh viên: Nghiêm Văn Dũng
Mssv: K205520114013
Lớp: K56CĐT.01

Thái nguyên 2024


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ

Sinh viên: Đinh Thị Nhung Mã số sinh viên: K205520114046


Sinh viên: Nghiêm Văn Dũng Mã số sinh viên: K205520114013
Lớp: K56.CĐT01
Ngành: Cơ điện tử Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ điện tử
Ngày giao đề: ..................................Ngày hoàn thành …………………………..

1. Tên đề tài: Thiết kế hệ thống mô hình dập lửa chống cháy thông minh

2. Nội dung thuyết minh

1. Tổng quan.

2. Sơ đồ nguyên lý – Thiết kế

3. Mô phỏng - Thi công

3. Các bản vẽ, chương trình và đồ thị

Các phần mềm: Proteus, Arduino IDE, Word ….

TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

2
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tiến trình thông qua đồ án:
Tuần Nội dung thông qua GVHD
1

10

3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày....tháng.....năm 20....
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký ghi rõ họ tên)

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN CHẤM


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày....tháng.....năm 20....

GIÁO VIÊN CHẤM 1 GIÁO VIÊN CHẤM 2


(Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)

4
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ......................10
1.1 Giới thiệu chung về hệ thống cơ điện tử..................................................................10
1.1.1 Khái niệm về cơ điện tử....................................................................................10
1.1.2 Hệ thống cơ điện tử...........................................................................................11
1.1.3 Tình hình phát triển trong nước và thế giới.....................................................12
1.2 Tổng quan về hệ thống............................................................................................13
1.3 Mô tả phương án thực hiện......................................................................................14
1.4 Kết Luận..................................................................................................................15
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH.........................................................16
2.1 Cấu trúc chung của hệ thống....................................................................................16
2.1.1 Sơ đồ kết nối......................................................................................................16
2.1.2 Mô tả hoạt động hệ thống..................................................................................17
2.2 Phân tích và lựa chọn các chi tiết tiêu chuẩn...........................................................17
2.2.1 Bộ điều khiển.....................................................................................................19
2.2.2 Hệ thống cảm biến.............................................................................................22
2.2.3 Modul GSM GPRS Sim800L............................................................................24
2.2.4 Hệ thống cảnh báo.............................................................................................25
2.2.5 Hệ thống chữa cháy...........................................................................................26
2.2.6 Cơ cấu chấp hành..............................................................................................27
2.3 Sơ đồ phác thảo bản vẽ trên Autocad......................................................................29
2.4 Tổng hợp các thiết bị sử dụng trong hệ thống.........................................................30
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CƠ KHÍ VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ...............................33
3.1 Giới thiệu về phần mềm thiết kế solidworks...........................................................33
3.2 Sơ bộ hệ thống cơ khí..............................................................................................34

5
3.3 Lập trình điều khiển hoạt động của hệ thống...........................................................36
3.3.1 Xây dựng sơ đồ điều khiển............................................................................36
3.3.2 Phần mềm lập trình Arduino.........................................................................36
CHƯƠNG 4: THI CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM................................................45
4.1 Hoàn thiện mô hình sản phẩm.................................................................................45
4.2 Đánh giá sản phẩm...................................................................................................45
4.3 Hướng phát triển của đề tài......................................................................................46
4.4 Kết luận....................................................................................................................46

6
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình Trang
Hình 1.1: Cơ điện tử và một sản phẩm tiêu biểu của cơ điện tử 10
Hình 1.2: Các thành phần của hệ thống cơ điện tử 11
Hình 1.3: Bản vẽ phác thảo mô hình dập lửa chống cháy thông minh 13
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan hệ thống 16
Hình 2.2: Mạch Arduino Nano 19
Hình 2.3: Module cảm biến khí gas MQ2 22
Hình 2.4: Cảm biến hồng ngoại phát hiện lửa LM393 23
Hình 2.5: ModulevGSM GPRS sim800L 24
Hình 2.6: hình ảnh còi báo động 25
Hình 2.7: Màn hình LCD 25
Hình 2.8: Hình ảnh quạt thông gió 26
Hình 2.9: Bơm một chiều mini 26
Hình 2.10: Động cơ servo SG90 27
Hình 2.11: Rơ le 28
Hình 2.12: Phác thảo hệ thống trên Autocad 29
Hình 3.1: Phần mềm thiết kế 3D SOLIDWORKS 33
Hình 3.2: Tổng quan mô hình phần mềm thiết kế 3D 34
SOLIDWORKS
Hình 3.3: Bản vẽ chi tiết mô hình 35
Hình 3.4: Sơ đồ đấu nối hệ thống 36
Hình 3.5: Giao diện phần mềm Arduino IDE 37
Hình 4.1: Sản phẩm thực 45

7
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Bảng linh kiện sử dụng 30

8
LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống hiện đại, việc phòng cháy chữa cháy đang trở thành mối quan
tâm hàng đầu vì quanh ta luôn tồn tại những khu vực dễ cháy có thể gây thiệt hại
nặng nề về người và của. Cho nên việc lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy có
vai trò rất quan trọng, giúp ngăn chặn và xử lý kịp thời các đám cháy khi con
người chưa thể xử lí và can thiệp được.
Xuất phát từ nhu cầu trên, em đã chọn đề tài: “Thiết kế hệ thống mô hình dập
lửa chống cháy thông minh”.
Hệ thống giúp phát hiện các nguy cơ cháy từ rò rỉ các khí dễ cháy và ngọn lửa.
Từ đó sẽ có hướng xử lí như ngắt điện, kích hoạt hệ thống chữa cháy.
Đây là một đề tài có vốn kiến thức lớn, thời gian có hạn, cho nên những kết
quả mà chúng em đã tìm hiểu và đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, dưới sự
hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Hữu Chinh cùng với sự tìm hiểu của bản
thân, đến nay nhiệm vụ của chúng em đã hoàn thành.

Thái nguyên, ngày tháng năm 2024


Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ HỆ
THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ

1.1 Giới thiệu chung về hệ thống cơ điện tử


1.1.1 Khái niệm về cơ điện tử
Cơ điện tử là sự tích hợp chặt chẽ của cơ khí với điện tử và điều khiển máy
tính thông minh trong thiết kế chế tạo các sản phẩm và quy trình công nghiệp. Cơ
điện tử là một phương pháp luận được dùng để thiết kế tối ưu các sản phẩm cơ điện.
Cơ điện tử là một phương pháp luận được dùng để thiết kế tối ưu các sản phẩm cơ
điện.
Một hệ Cơ điện tử không chỉ là sự kết hợp các hệ cơ khí, điện và nó cũng không chỉ
đơn thuần là một hệ điều khiển, nó là sự tích hợp đầy đủ của tất cả các hệ trên.

Hình 1.1 : Cơ điện tử và một sản phẩm tiêu biểu của cơ điện tử

10
1.1.2 Hệ thống cơ điện tử

Hình 1.2: Các thành phần của hệ thống cơ điện tử

 Là hệ thống tích hợp một cách hữu cơ các hệ cơ cấu chấp hành, cảm biến, điều
khiển.
 Được ví như một cơ thể sống. Sự tích hợp trong cơ điện tử không chỉ thực
hiện qua ghép nối cơ khí mà còn cả các quan hệ về tín hiệu và điều khiển.
 Đặc trưng về cấu trúc của hệ cơ điện tử : Có vòng phản hồi tín hiệu.
 Phần công tác: Là phần trực tiếp tạo ra các thao tác công nghệ (TTCN).
VD : Tay máy, bàn máy, cơ cấu chạy dao …
 Cơ cấu chấp hành(CCCH): Là phần cung cấp năng lượng cho phần công tác
hoạt động. Gồm có các bộ dẫn động và truyền động.
 Hệ thống đo : Có nhiệm vụ thu thập tín hiệu từ môi trường công tác, trạng thái
hệ thống để cung cấp tín hiệu cho bộ điều khiển nhằm giúp hệ thống vận hành
chính xác và đảm bảo an toàn cho hệ thống.
 Bộ điều khiển : Nhận tín hiệu từ hệ thống cảm biến để điều phối hệ thống hoạt
động của hệ thống.

11
 Mô hình hóa : Cung cấp dữ liệu cho bộ điều khiển từ việc tính toán động học,
động lực học của phần công tác từ đó lưu trữ lại dưới dang chương trình điều
khiển.
1.1.3 Tình hình phát triển trong nước và thế giới
 Phát triển trong nước
 Công nghiệp điện tử: Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm
hấp dẫn cho các nhà sản xuất công nghệ điện tử lớn, với sự phát triển
của các khu công nghiệp điện tử như Quảng Trị và Bắc Ninh.
 Cải thiện hệ thống sản xuất: Các doanh nghiệp trong nước đang cải
thiện hệ thống sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm điện tử để
cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.
 Hợp tác quốc tế: Việt Nam đang tăng cường hợp tác với các quốc gia
phát triển trong lĩnh vực công nghệ điện tử để học hỏi và phát triển.
 Phát triển trên thế giới
 Công nghệ mới và sáng tạo: Công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI),
Internet of Things (IoT), và máy học đang thúc đẩy sự phát triển của hệ
thống cơ điện tử trên toàn cầu.
 Tích hợp và kết nối: Các thiết bị điện tử ngày càng được tích hợp và kết
nối với nhau thông qua các giao thức như Wi-Fi, Bluetooth, và NFC,
tạo ra một mạng lưới thông tin phong phú.
 Phát triển bền vững: Công nghệ mới đang được phát triển với mục tiêu
tăng cường hiệu suất và giảm tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng
vẫn đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường.
 Cả trong nước và trên thế giới, hệ thống cơ điện tử đang phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ. Việc hiểu và áp dụng
các công nghệ mới sẽ là chìa khóa để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cải thiện
cuộc sống và nâng cao hiệu suất sản xuất.

12
1.2 Tổng quan về hệ thống

Hình 1.3: Bản vẽ phác thảo mô hình dập lửa chống cháy thông minh

 Mục tiêu của Mô hình:


Tự động phát hiện ra cháy một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời trong
vùng hệ thống đang bảo vệ. Tự động phát ra các tín hiệu báo động, chỉ thị và các tín
hiệu điều khiển các thiết bị ngoại vi của hệ thống báo cháy tự động nhằm thực hiện
một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
 Các yêu cầu kỹ thuật cần đạt được khi vận hành
- Sản phẩm cần nhỏ gọn, phù hợp với không gian nhỏ.

13
- Dễ dàng sử dụng,vệ sinh bảo dưỡng đơn giản.
- Sản phẩm hoạt động ổn định với sai số kĩ thuật cho phép.
- Sản phẩm có thể đảm bảo tiến độ làm việc.
Các Tính Năng Chính:
- Phát hiện khí và lửa: Sử dụng cảm biến để phát hiện các khí và lửa trong
phạm vi và cung cấp cảnh báo cho người sử dụng.
- Cảnh báo bằng âm thanh: Cung cấp tín hiệu âm thanh để biết vị trí và
hướng xảy ra cháy.
 Công nghệ sử dụng:
- Cảm biến: Sử dụng các cảm biến lửa như LM393 hoặc cảm biến nhiệt độ
để phát hiện khí và lửa trong môi trường.
- Xử lý dữ liệu: Sử dụng bộ xử lý Arduino nano để xử lý dữ liệu từ các cảm
biến và tạo ra phản hồi phù hợp.
 Ưu điểm:
- An toàn và Thuận tiện: Cung cấp một hệ thống an toàn và thuận tiện cho
người sử dụng.
- Kịp thời khống chế đám cháy giai đoạn đầu.
- Thiết bị báo cháy giúp chúng ta giảm thiểu các vụ cháy tai hại.
- Cảnh báo đến điện thoại khi phát hiện có khí độc hoặc đám cháy.
1.3 Mô tả phương án thực hiện
 Hệ thống bao gồm:
 Hệ thống cảm biến: giúp nhận biết khí gas rò rỉ và nhận biết có đám cháy.
 Hệ thống dập lửa: khi cảm biến phát hiện có cháy ở khu vực, hệ thống điều
hướng tích hợp servo điều hướng đến khu vực có cháy. Đồng thời hệ thống
quạt thông gió hoạt động đưa khí, khói độc ra bên ngoài.
 Hệ thống cảnh báo đến điện thoại: Modul GSM GPRS sim800L làm
nhiệm vụ khi hệ thống cảm biến phát hiện rò rỉ khí và có đám cháy xảy ra,
truyền tín hiệu về bộ xử lý, bộ xử lý truyền tín hiệu sang modul GSM
GPRS sim800L gửi cảnh báo đến số điện thoại đã được cài đặt trước.
 Hệ thống dập lửa chống cháy thông minh được thiết kế phần cơ khí trên phần
mềm Solidworks.

14
=> Sau khi đã tính toán thiết kế phù hợp sẽ tiến hành xuất ra bản vẽ 2D, lựa chọn linh
kiện để tiến hành thi công sản phẩm thực.
1.4 Kết Luận
- Hệ thống có những ưu điểm như hệ thống thiết kế gọn nhẹ, dễ thiết kế và lắp đặt,
linh kiện đơn giản dễ lập trình giá thành phù hợp mà vẫn đảm bảo yêu cầu đề ra. Tuy
nhiên hệ thống vẫn còn những điểm hạn chế như có hiện tượng nhiễu hệ thống làm
giảm độ chính xác của hệ thống.
Trong Chương 1 chúng ta đã đề ra được nội dung cần làm:

 Giới thiệu về hệ thống và ứng dụng của hệ thống trong công nghiệp
 Đưa ra ý tưởng và lý do chọn đề tài
 Phác thảo sơ bộ về các thành phần có trong hệ thống
 Đưa ra các thông số kỹ thuật hệ thống cần đạt được

15
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH

2.1 Cấu trúc chung của hệ thống


2.1.1 Sơ đồ kết nối

Khối nguồn

Cơ cấu chấp
Cảm biến Bộ điều khiển
hành

Khâu thao tác Khối hiển thị

Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan hệ thống

Dựa trên yêu cầu của đề tài, ta xác định các đồ dùng, linh kiện điện – điện tử,
linh kiện thiết kế hay xác định các bước thực hiện sản phẩm như:
 Khối nguồn: Xác định theo nguồn điện hiện hành trên thị trường
 Cảm biến: Xác định theo yêu cầu đề tài ( hay yêu cầu nhà sản xuất)
 Bộ điều khiển: Tuỳ theo công năng làm việc của sản phẩm
 Cơ cấu chấp hành: Dựa theo dạng điều khiển hay di chuyển một cơ cấu
hay hệ thống ( động cơ bơm, servo….)
 Khâu thao tác: Quá trình thực hiện trực tiếp trên hệ thống
 Khối hiển thị: Thông báo kết quả thực hiện

16
2.1.2 Mô tả hoạt động hệ thống

Cấp nguồn cho hệ thống hoạt động, tín hiệu cảm biến được đưa về bộ xử lý và bộ
xử sẽ xử lý tín hiệu.
Khi phát hiện có cháy sẽ cảnh báo lên màn hình LCD, còi cảnh báo kêu. Lúc này
servo điều hướng vòi phun nước đến vị trí có lửa và máy bơm hoạt động. Đồng thời
quạt quay thổi khí độc ra bên ngoài. Modul GSM GPRS sim800L gửi cảnh báo đến
số điện thoại đã được cài đặt trước.
Khi có khí gas cảnh báo lên màn hình LCD, còi cảnh báo kêu, quạt quay thổi khí
độc ra bên ngoài. Modul GSM GPRS sim800L gửi cảnh báo đến số điện thoại đã
được cài đặt trước.
Sau khi hết khí gas hoặc lửa hệ thống trở lại hoạt động bình thường.
2.2 Phân tích và lựa chọn các chi tiết tiêu chuẩn
Dựa trên yêu cầu công nghệ của hệ thống đảm bảo hệ thống hoạt động chính xác,
hiệu quả ngoài ra hệ thống cần đảm bảo tính kinh tế cho sản phẩm. Vì vậy chúng em
sử dụng “Cảm biến lửa”, “Modul SIM”, “Arduino Nano”
Các chi tiết hầu hết đều có sẵn trên thị trường có nhiều tính tiện lợi và nhiều chủng
loại, công năng và tính áp dụng thực tế vào trong sản phẩm. Vì vậy chúng ta cần
phân tích chọn các chi tiết cụ thể để tránh lãng phí.
Là một thành phần quan trọng nhất của hệ thống, ảnh hưởng đến quá trình vận
hành của hệ thống, do thiết kế dưới dạng mô hình nên yêu cầu chọn vật tư đó là :
• Chọn cảm biến hoạt động đơn giản , bình thường , có công suất đủ lớn để phù hợp
với yêu cầu.
• Chọn bộ điều khiển phổ biến và dễ sử dụng …

 Lựa chọn các linh kiện:


Có rất nhiều loại cảm biến và bộ điều khiển trên thị trường như cảm biến khí,
cảm biến hồng ngoại,.. ….. hay bộ điều khiển có Bộ điều khiển vi xử lý, PID,
Logic…. Tất cả chúng đều có những ưu nhược điểm để phù hợp cho cơ cấu của đề
tài.

17
Ở đây chúng em chọn Flame sensor và Arduino Nano vì có những ưu điểm
sau:
 Lựa chọn bộ điều khiển
- Sử dụng Arduino Nano với những ưu điểm hơn so PIC và các vi xử lí khác
như:
Có môi trường phát triển đơn giản, rõ ràng: Là đặc điểm nổi bật nhất của Arduino,
môi trường phát triển ứng dụng cực kỳ dễ dùng. Cách sửa board Arduino hay phần
mềm Arduino IDE khá dễ dàng, các tập lệnh lập trình đơn giản dễ sử dụng dù cho
những người không am hiểu nhiều về điện tử hay người mới bắt đầu lập trình cũng có
thể dùng được.
Arduino chỉ việc cắm vào cổng USB của máy tính mà không cần qua thiết bị trung
gian hay giao diện kết nối nào khác.
- Có mức giá thành rẻ: Đây cũng là một điều quan trọng làm nên sự phổ biến
của Arduino, giá thành của một Arduino khá thấp so với các dòng vi điều khiển khác.
Là một lựa chọn phù hợp cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về lập trình và cả
cho các bạn học sinh sinh viên.
- Có đa nền tảng: Arduino có thể chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau
như là: Windows, Mac OS hoặc cả cho Linux.
- Phần cứng nguồn mở, có thể dễ dàng mở rộng thêm: Không chỉ cung cấp mã
nguồn mở mà Arduino còn cung cấp phần cứng nguồn mở. Người dùng hoàn toàn có
thể tự thiết kế một board Arduino riêng cho mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử
dụng dựa trên các ý tưởng ban đầu của Arduino.
Với đề tài được giao “Thiết kế hệ thống mô hình dập lửa chống cháy thông minh” và
thuận tiện, phù hợp với sinh viên em đã chọn Arduino làm bộ điều khiển cho hệ
thống.
 Lựa chọn cảm biến
Có nhiều loại cảm biến giúp phát hiện cháy nổ: cảm biến nhiệt độ, cảm biến
khí, cảm biến hồng ngoại,…
Cảm biến nhiệt độ được sử dụng để đo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ tăng
đột ngột (như trong trường hợp cháy), cảm biến này có thể kích hoạt cảnh báo.
Cảm biến khí: Cảm biến khí đo lường mức độ các chất khí trong môi trường.
Khi có một lượng lớn khí gây cháy hoặc nổ, cảm biến này có thể phát hiện và kích
hoạt cảnh báo.
Cảm biến hồng ngoại: Cảm biến hồng ngoại có thể phát hiện các tia hồng ngoại
phát ra từ ngọn lửa. Khi có ngọn lửa xuất hiện, cảm biến này sẽ gửi tín hiệu cảnh báo.

18
 Đồ án “Thiết kế hệ thống mô hình dập lửa chống cháy thông minh” của nhóm
em thiết kế dưới dạng mô hình nhỏ. Để phù hợp cho mô hình nhóm em chọn cảm
biến lửa Flame Sensor , cảm biến khí MQ2 vì các cảm biến có kích thước nhỏ gọn
dễ dàng lắp đặt ,cũng như điều khiển và hiệu chỉnh.

2.2.1 Bộ điều khiển

Hình 2.2: Mạch Arduino Nano


Arduino Nano sử dụng vi điều khiển ATmega328P. Bộ não này có thể xử lí
những tác vụ đơn giản như điều khiển đèn LED nhấp nháy, xử lí tín hiệu cho xe
điều khiển từ xa, làm một trạm đo nhiệt độ - độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,

Arduino Nano Thông số kỹ thuật

Số chân analog I/O 8

Cấu trúc AVR

Tốc độ xung 16 MHz

Dòng tiêu thụ I/O 40mA

Số chân Digital I/O 22

Bộ nhớ EEPROM 1 KB

19
Bộ nhớ Flash 32 KB of which 2 KB used by Bootloader

Điện áp ngõ vào (7-12) Volts

Vi điều khiển ATmega328P

Điện áp hoạt động 5V

Kích thước bo mạch 18 x 45 mm

Nguồn tiêu thụ 19mA

Ngõ ra PWM 6

SRAM 2KB

Cân nặng 7 gms

Các chân và chức năng của chân:

Thứ tự
châ Tên Pin Kiểu Chức năng
n
Ngõ vào/ra số
1 D1 / TX I/O
Chân TX-truyền dữ liệu
Ngõ vào/ra số
2 D0 / RX I/O
Chân Rx-nhận dữ liệu
3 RESET Đầu vào Chân reset, hoạt động ở mức thấp
4 GND Nguồn Chân nối mass
5 D2 I/O Ngõ vào/ra digital
6 D3 I/O Ngõ vào/ra digital
7 D4 I/O Ngõ vào/ra digital
8 D5 I/O Ngõ vào/ra digital
9 D6 I/O Ngõ vào/ra digital
10 D7 I/O Ngõ vào/ra digital
11 D8 I/O Ngõ vào/ra digital

20
12 D9 I/O Ngõ vào/ra digital
13 D10 I/O Ngõ vào/ra digital
14 D11 I/O Ngõ vào/ra digital
15 D12 I/O Ngõ vào/ra digital
16 D13 I/O Ngõ vào/ra digital
17 3V3 Đầu ra Đầu ra 3.3V (từ FTDI)
18 AREF Đầu vào Tham chiếu ADC
19 A0 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 0
20 A1 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 1
21 A2 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 2
22 A3 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 3
23 A4 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 4
24 A5 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 5
25 A6 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 6
26 A7 Đầu vào Kênh đầu vào tương tự kênh 7
+ Đầu ra 5V (từ bộ điều chỉnh On-board)
Đầu ra hoặc
27 + 5V hoặc + 5V (đầu vào từ nguồn điện bên
đầu vào
ngoài)
28 RESET Đầu vào Chân đặt lại, hoạt động ở mức thấp
29 GND Nguồn Chân nối mass
30 VIN Nguồn Chân nối với nguồn vào
Chân ICSP

Tên pin Arduino


Kiểu Chức năng
Nano ICSP

MISO Đầu vào hoặc đầu ra Master In Slave Out


Vcc Đầu ra Cấp nguồn
SCK Đầu ra Tạo xung cho
MOSI Đầu ra hoặc đầu vào Master Out Slave In
RST Đầu vào Đặt lại, Hoạt động ở mức thấp
GND Nguồn Chân nối dất

21
 Các chân: 1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 là các chân thực hiện
chức năng ngõ vào ra digital
 Chân 1, 2: Chân nối tiếp
 Chân 6, 8, 9, 12, 13 và 14: Chân PWM
 Chân 5, 6: Ngắt
 Chân 13, 14, 15 và 16: Giao tiếp SPI
 Chân 16: Led
 Chân 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 : Ngõ vào/ra tương tự
 Chân 23, 24 như A4 và A5: chuẩn giao tiếp I2C
 Chân 18: AREF
 Chân 28 : RESET
2.2.2 Hệ thống cảm biến
 Cảm biến MQ2:
Module MQ2 là thiết bị dùng để phát hiện khí gas. Nó là một loại cảm biến
bán dẫn. Khi không có khí gas Dout của cảm biến đưa ra giá trị ở mức cao, khi có khí
gas thì Dout của cảm biến đưa ra giá trị ở mức thấp.
 Cấu tạo cảm biến MQ-2:
Phần tử cảm biến hình ống được tạo thành từ gốm nhôm Oxit (Al2O3) và có
một lớp phủ Thiết Dioxit (SnO2). Thiếc Dioxit là vật liệu quan trọng nhất nhạy
cảm với khí dễ cháy. Tuy nhiên, đế gốm nhôm chỉ đơn thuần là tăng hiệu quả
sưởi ấm và đảm bảo vùng cảm biến được làm nóng đến nhiệt độ làm việc liên tục.

Hình 2.3: Module cảm biến khí gas MQ2


 Thông số kỹ thuật của cảm biến MQ-2:
- Nguồn hoạt động: 5V
- Loại dữ liệu: + Analog: 0V-5V

22
+Digital: 0 và 1
- Thời gian đáp ứng: ≤10s
- Thời gian phục hồi: ≤30s
- Dòng tiêu thụ khi nóng: ≤180mA
- Điện áp khi nóng: 5.0V ± 0.2V
- Hàm lượng oxy môi trường: 21%
- Sai số cảm biến: 5%
 Cảm biến lửa LM393:
Cảm biến lửa LM393 là một loại cảm biến sử dụng để phát hiện sự có mặt của
ánh sáng hoặc lửa trong môi trường. Nó thường được sử dụng để kích thích các
hệ thống an ninh, đèn tự động, hoặc các ứng dụng khác liên quan đến kiểm soát
ánh sáng. Tầm phát hiện trong khoảng 80cm, góc quét là 60 độ, có thể phát hiện
lửa tốt nhất là loại có bước sóng từ 760nm – 1100nm. Cảm biến phát hiện lửa
(flame sensor) có hai ngõ ra tín hiệu là Digital và Analog rất dễ dử dụng.

Hình 2.4: Cảm biến hồng ngoại phát hiện lửa LM393

 Cấu trúc chung:


Bộ thu quang: Cảm biến lửa LM393 bao gồm một bộ thu quang, thường là
một phototransistor. Phototransistor này có khả năng chuyển đổi ánh sáng nhận
được thành tín hiệu điện.

23
Bộ so sánh (Comparator): LM393 là một vi mạch so sánh có hai đầu vào (non-
inverting và inverting) và một đầu ra. Nó so sánh giữa hai tín hiệu và tạo ra một
đầu ra tùy thuộc vào mức độ chênh lệch giữa chúng.
 Thông số kỹ thuật:
- Nguồn cấp: 3.3V – 5VDC
- Dòng tiêu thụ: 15mA
- Tín hiệu ra: Digital 3.3 – 5VDC tùy nguồn cấp hoặc Analog.
- Khoảng cách: 80cm
- Góc quét: 60 độ
- Kích thước: 3.2 x 1.4 cm
2.2.3 Modul GSM GPRS Sim800L

Hình 2.5: ModulevGSM GPRS sim800L

Module SIM800L GSM / GPRS là một module GSM thu nhỏ, có thể được tích
hợp vào các dự án IoT khác nhau. Bạn có thể sử dụng module này để thực hiện hầu
hết mọi thứ mà một chiếc điện thoại di động bình thường có thể làm: Tin nhắn văn
bản SMS, thực hiện hoặc nhận các cuộc gọi điện thoại, kết nối với internet thông qua
GPRS (2G), TCP / IP,… Trên hết, module SIM800L hỗ trợ mạng GSM / GPRS bốn
băng tần, có nghĩa là nó hoạt động được ở nhiều loại mạng khác nhau ở các quốc tra
khác nhau trên thế giới.
 Thông số kỹ thuật Module sim800L:
 Điện áp hoạt động : 4.2V
 Dòng điện hoạt động : 100mA – 1A (Nên chọn nguồn trên 1A)
 Dòng ở chế độ chờ : 10mA

24
 Công suất : 4.2W
 Chuẩn truyền : UART
 Nhiệt độ hoạt động : -10°C – 60°C
 Số chân : 12
 Kích thước: 25mm*22mm
2.2.4 Hệ thống cảnh báo
 Còi Buzzer lửa giao tiếp ARDUINO

Hình 2.6: hình ảnh còi báo động


 Thông số kỹ thuật
- Điện áp: 5Vdc
- Tần số hoạt động: 2Khz -5Khz
- Kích thước: 12mm* 8.5mm
- Trọng lượng: 1g
 LCD I2C16x2

Hình 2.7: Màn hình LCD


- Điện áp hoạt động là 5V.
- Kích thước: 80 x 36 x 12.5 mm

25
- Khoảng cách giữa hai chân kết nối là 0.1 inch tiện dụng khi kết nối
với Breadboard.
- Tên các chân được ghi ở mặt sau của màn hình LCD hổ trợ việc kết
nối, đi dây điện.
- Có đèn led nền, có thể dùng biến trở hoặc PWM điều chình độ sáng
để sử dụng ít điện năng hơn.
- Có thể được điều khiển với 6 dây tín hiệu

2.2.5 Hệ thống chữa cháy


 Quạt thông gió
 Cấu tạo:
- Hệ thống cánh quạt, motor
- Hệ thống hoạt động khi nạp một lượng điện năng nào đó. Khi hoạt động
cánh quạt sẽ hoạt động với chức năng hút khí gas ra bên ngoài

Hình 2.8: Hình ảnh quạt thông gió


 Bơm

Hình 2.9: Bơm một chiều mini

26
Thông số kĩ thuật:
- Điện áp định mức: DC 11.1V
- Điện áp sử dụng: 7.4-12VDC
- Dòng tiêu thụ: 0.6 - 2A
- Công suất: ≤ 3W
- Lưu lượng bơm: 1 L/phút
- Kích thước: 90 x 40 x 35mm
- Đầu hút cách nước: ≤ 5m
- Đẩy nước cao: ≤ 2m
2.2.6 Cơ cấu chấp hành
 Động cơ servo SG90

Hình 2.10: Động cơ servo SG90


Thông số kỹ thuật:
 Điện áp hoạt động: 4.8-5VDC
 Tốc độ: 0.12 sec/ 60 deg (4.8VDC)
 Kích thước: 21x12x22mm
 Trọng lượng: 9g.

27
 Role

Hình 2.11: Rơ le
Thông số kĩ thuật:
Nguồn cấp: 5VDC
– Kích mức thấp: 0V
– Mỗi Relay tiêu thụ dòng khoảng 80mA.
– Điện thế đóng ngắt tối đa: AC250V – 10A hoặc DC30V – 10A.
– Có đèn báo đóng ngắt trên mỗi Relay.

28
2.3 Sơ đồ phác thảo bản vẽ trên Autocad

Hình 2.12: Phác thảo hệ thống trên Autocad


29
2.4 Tổng hợp các thiết bị sử dụng trong hệ thống

BẢNG 2.1: THỐNG KÊ VẬT TƯ ĐỒ ÁN

STT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật/ hình ảnh mẫu sản phẩm Số lượng

PHẦN BẢNG ĐIỆN+ PHẦN CƠ

Arduino
1 1
Nano

Cảm biến
2 1
lửa

Cảm biến
3 1
gas

Module
GSM
4 GPRS 1
Sim800L

30
5 Còi báo 1

Mạch tăng
6 1
áp

7 LCD I2C 1

Động cơ
8 1
servo

9 Role 1

31
10 Bơm 1

11 Dây dẫn 20

32
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CƠ KHÍ VÀ ĐIỀU KHIỂN
HỆ THỐNG

3.1 Giới thiệu về phần mềm thiết kế solidworks


Phần mềm SOLIDWORKS được biết đến từ phiên bản SOLIDWORKS
1995. ViHoth phân phối phần mềm này từ phiên bản 2011 cho đến nay.
SOLIDWORKS đã có nhiều bước phát triển vượt bậc về tính năng, hiệu suất và
khả năng đáp ứng các nhu cầu thiết kế 3D trong các ngành kỹ thuật, công nghiệp.
SOLIDWORKS còn được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các ngành khác
như: đường ống, kiến trúc, nội thất, xây dựng… nhờ tính năng thiết kế 3D mạnh
mẽ và danh mục các giải pháp hỗ trợ đa dạng.

Hình 3.1: Phần mềm thiết kế 3D SOLIDWORKS

33
3.2 Sơ bộ hệ thống cơ khí
Dựa trên các yêu cầu của đề tài, ý tưởng thực hiện, các vật tư có trên thị trường và
điều kiện làm việc của hệ thống. Nhóm chúng em đã tính toán, thiết kế các bộ phận
của sản phẩm và cùng đó sử dụng các sản phẩm có trên thị trường để tối ưu hoá sản
phẩm về thời gian và giá thành.

Phần cơ khí của hệ thống được nhóm thực hiện thiết kế và được mô tả bằng mô
phỏng trên phần mềm Solidworks

Hình 3.2: Tổng quan mô hình phần mềm thiết kế 3D SOLIDWORKS

34
Hình 3.3: Bản vẽ chi tiết mô hình

35
3.3 Lập trình điều khiển hoạt động của hệ thống
3.3.1 Xây dựng sơ đồ điều khiển

Hình 3.4: Sơ đồ đấu nối hệ thống


3.3.2 Phần mềm lập trình Arduino
Phần mềm Arduino IDE:
Các Arduino tích hợp môi trường phát triển (IDE) là một nền tảng ứng dụng (ví
của Windows, MacOS, Linux) được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java. Nó được sử
dụng để viết và tải lên các chương trình để hội đồng quản trị Arduino.
Arduino IDE hỗ trợ các ngôn ngữ C và C++ sử dụng các quy tắc đặc biệt về cấu trúc
mã. Arduino IDE cung cấp thư viên phần mềm từ dự án Wiring, cung cấp nhiều thủ
tục
đầu vào và đầu ra phổ biến. Mã người dùng viết chỉ yêu cầu hai chức năng cơ bản, để
bắt đầu phác thảo và vòng lặp chương trình chính, được biên soạn và được liên kết
với
một chương trình còn sơ khai main ) thành một thực thi điều hành theo chu kỳ
chương
trình với các toolchain GNU, cũng kèm theo sự phân bố IDE. Arduino IDE sử dụng
36
chương trình avrdude để chuyển đổi mã thực thi thành một tệp văn bản trong mã hóa
hệ thập lục phân được nạp vào bảng Arduino bởi một chương trình bộ nạp trong
chương trình cơ sở của bo mạch chủ.

Hình 3.5: Giao diện phần mềm Arduino IDE

Code lập trình Arduino


#include <Wire.h>
#include <SoftwareSerial.h>
#include <LiquidCrystal_I2C.h>
LiquidCrystal_I2C lcd(0x27, 16, 2);
SoftwareSerial SIM800(2, 3); // chân D2 arduino nối TX sim800A - chân D3
arduino nối với RX Dfplay
String number1 = "0868913929"; // nhập sdt cần gọi vào đây
String val;
int gui1 = 0;
int gui2 = 0;
int gui3 = 0;

37
int goc = 0;
int tong = 0;
int thuan = 0;
int nghich = 0;
#define CB_chay 6
#define CB_khoi 7
#define buzz 8
#define quat 9
#define bom 10
#define servoPin 11

unsigned long autoMillis = 0;


int dem = 0;
void setup() {
Serial.begin(9600);
Serial.println("MO HINH BAO CHAY");
lcd.init();
lcd.backlight();
lcd.setCursor(0, 0);
lcd.print("MO HINH BAO CHAY");
lcd.setCursor(1, 1);
lcd.print("HT BINH THUONG");

SIM800.begin(9600);
delay(2000);
SIM800.print("AT+CLIP=1\r");
delay(15000);

pinMode(CB_khoi, INPUT);

38
pinMode(CB_chay, INPUT_PULLUP);
pinMode(bom, OUTPUT);
pinMode(quat, OUTPUT);
pinMode(buzz, OUTPUT);
pinMode(servoPin, OUTPUT);

digitalWrite(buzz, LOW);
digitalWrite(bom, HIGH);
digitalWrite(quat, HIGH);
}

void loop() {
int GT_cbkhoi = digitalRead(CB_khoi);
int GT_cbchay = digitalRead(CB_chay);
// Phát hiện có cháy
if (GT_cbchay == 0 && GT_cbkhoi == 1) {
Serial.println("PHAT HIEN CHAY");
lcd.clear();
lcd.setCursor(0, 0);
lcd.print("MO HINH BAO CHAY");
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print("PHAT HIEN CHAY");
bomchay();
quatchay();
canh_bao();
dem = 1;
if (gui1 == 0) {
makeCall();
message1();

39
gui1 = 1;
}
}
servo();
// phát hiện có khói
if (GT_cbkhoi == 0 && GT_cbchay == 1) {
Serial.println("PHAT HIEN KHOI");
lcd.clear();
lcd.setCursor(0, 0);
lcd.print("MO HINH BAO CHAY");
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print("PHAT HIEN KHOI");
quatchay();
canh_bao();
dem = 1;
if (gui2 == 0) {
makeCall();
message2();
gui2 = 1;
}
}
if (GT_cbkhoi == 0 && GT_cbchay == 0) {
Serial.println("CO CHAY VA KHOI");
lcd.clear();
lcd.setCursor(0, 0);
lcd.print("MO HINH BAO CHAY");
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print("CO CHAY VA KHOI");
bomchay();

40
quatchay();
canh_bao();
if (gui3 == 0) {
makeCall();
message3();
gui3 = 1;
}
}
if (GT_cbchay == 1 && GT_cbkhoi == 1 && dem == 1) {
dem = 0;
gui1 = 0;
gui2 = 0;
gui3 = 0;
Serial.println("HT BINH THUONG");
lcd.clear();20:56/-strong/-heart:>:o:-((:-hlcd.setCursor(0, 0);
lcd.print("MO HINH BAO CHAY");
lcd.setCursor(1, 1);
lcd.print("HT BINH THUONG");
quattat();
bomtat();
digitalWrite(buzz, LOW);
}
}

void makeCall() {
SIM800.print(F("ATD"));
SIM800.print(number1);
SIM800.print(F(";\r\n"));
delay(10000);

41
SIM800.println("ATH");
}
void message1() {
SIM800.println("AT+CMGF=1");
delay(1000);
SIM800.println("AT+CMGS=\"" + number1 + "\"\r");
delay(1000);
String SMS = "PHAT HIEN CO CHAY";
SIM800.println(SMS);
delay(100);
SIM800.println((char)26);
delay(1000);
}
void message2() {
SIM800.println("AT+CMGF=1");
delay(1000);
SIM800.println("AT+CMGS=\"" + number1 + "\"\r");
delay(1000);
String SMS = "PHAT HIEN CO KHOI";
SIM800.println(SMS);
delay(100);
SIM800.println((char)26);
delay(1000);
}
void message3() {
SIM800.println("AT+CMGF=1");
delay(1000);
SIM800.println("AT+CMGS=\"" + number1 + "\"\r");
delay(1000);

42
String SMS = "PHAT HIEN CO CHAY VA KHOI";
SIM800.println(SMS);
delay(100);
SIM800.println((char)26);
delay(1000);
}

void canh_bao()
{
digitalWrite(buzz, HIGH);
delay(100);
digitalWrite(buzz, LOW);
delay(100);
}
void bomchay() // bơm chạy
{
digitalWrite(bom, LOW); // bật bơm
}

void bomtat() // bơm tắt


{
digitalWrite(bom, HIGH); // tắt bơm
}

void quatchay() // bơm chạy


{
digitalWrite(quat, LOW); // bật bơm
}

43
void quattat()
{
digitalWrite(quat, HIGH); // tắt quat
}

void servo() {
digitalWrite(servoPin, HIGH);
delayMicroseconds(goc);
digitalWrite(servoPin, LOW);
delayMicroseconds(tong);

if (goc >= 1600) {


thuan = 0;
nghich = 1;
}
if (goc <= 600) {
thuan = 1;
nghich = 0;
}
if (thuan == 1) {
goc++;
}
if (nghich == 1) {
goc--;
}
tong = 20000 - goc;
}

44
CHƯƠNG 4 THI CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

4.1 Hoàn thiện mô hình sản phẩm

Hình 4.1: Sản phẩm thực

4.2 Đánh giá sản phẩm


Sau quá trình nghiên cứu, thiết kế và thi công, mô hình hệ thống dập lửa chống
cháy thông minh đã được chế tạo thành công. Nhìn chung, hệ thống đáp ứng được
các yêu cầu đề tài đặt ra.
Những ưu điểm đạt được:
 Thiết kế nhỏ gọn phù hợp với đề tài
 Hệ thống chống cháy ổn định
 Mô hình hệ thống hoạt động an toàn
 Vận dụng những kiến thức đã học trên lý thiết để áp dụng vào thực tế chế tạo
mô hình sản phẩm
 Làm quen và hiểu rõ về nguyên lý và hoạt động của các thiết bị cơ khí và điện
tử đã được sử dụng trong quá trình làm đồ án

45
Bên cạnh đó vẫn tồn đọng 1 số nhược điểm như:
 Năng suất làm việc chưa cao
 Đôi khi vẫn còn nhiễu
 Độ chính xác khi nhận biết có đám cháy chưa cao
 Phần gia công thiếu thẩm mĩ

4.3 Hướng phát triển của đề tài


Trong tương lai, chúng ta có thể chế tạo và cải tiến hệ thống hoàn thiện hơn. Cụ
thể chúng ta có thể lập trình cho hệ thống thông minh hơn, các chi tiết cơ khí và động
cơ tính toán cụ thể, chính xác hơn và có khả năng xử lý hình ảnh giúp phát hiện đám
cháy tốt hơn.
4.4 Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn
Hữu Chinh chúng em đã hoàn thành đầy đủ những công việc được giao của đề tài,
qua đó thu được những kết quả sau:
 Lắp ráp mô hình thực tế thành công và vận hành ổn định

 Hoàn thành đồ án đúng tiến độ quy định

 Nghiên cứu cơ cấu chấp hành, các phần tử của hệ thống và ứng dụng của

chúng từ đó đưa ra các phương án phù hợp cho từng trường hợp cụ thể
 Xây dựng thành công chương trình điều khiển một hệ thống báo cháy thông

minh
Trong quá trình làm việc, chúng em đã tích lũy được những kiến thức thực tiễn
quan trọng đồng thời nắm bắt được những kiến thức cơ bản về Cơ điện tử, Thiết kế
hệ thống Cơ điện tử, Sensor và cơ cấp chấp hành, những ứng dụng của Arduino trong
trong điều khiển. Từ đó có thể hiểu được những quy trình công nghệ của hệ thống
“Báo cháy thông minh”. Điều khiển tự động là lĩnh vựa khá mới mẻ đối với sinh
viên, nên trong thời gian vừa qua, mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài nhưng
chúng em cũng không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng em rất mong muốn sự
góp ý của các thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng sửa đổi, hoàn thiện và khắc phục những
sai sót trong những lần tiếp theo cũng như trong quá trình làm việc sau này.

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS.TSKH B.Heimann, GS.TSKH W.Greth and GS.TSKH K.Popp, Cơ Điện tử,
Hà Nội: NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2006.
[2] Vũ Đức Vương, Bài giảng Thiết Kế Hệ Thống Cơ Điện tử, Thái Nguyên: Trường
ĐHKT Công Nghiệp - Đại học Thái Nguyên, 2018.
[3] Tài liệu và các bài học về lập trình Arduino tại http://arduino.vn

47

You might also like