Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Sử dụng định nghĩa để giải quyết các bài

toán liên quan đến Phi hàm Euler


Nguyễn Thái Hưng
Ngày 23 tháng 11 năm 2023

Khi giải quyết các bài toán liên quan đến Phi hàm Euler, ta thường liên hệ
đến công thức
    
1 1 1
φ(n) = n 1 − 1− ··· 1 − , (1)
p1 p2 pk

với n là số nguyên dương. Công thức (1) rất có ích trong nhiều trường hợp,
tuy nhiên đôi lúc sử dụng định nghĩa của φ(n) lại cho ta một cách giải đơn
giản và ít dùng nhiều đến các biến đổi đại số. Qua bài viết nhỏ này, tôi muốn
trình bày một số ví dụ về cách sử dụng định nghĩa của Phi hàm Euler để giải
quyết một số bài toán, cũng như cung cấp thêm cho bạn đọc một số cách
chứng minh hay thông qua phép đếm trên tập hợp.

§1 Định nghĩa
Định nghĩa 1.1. Xét hàm φ : N → N thỏa mãn với mọi n ∈ N thì φ(n) là số các số tự
nhiên bé hơn hoặc bằng n và nguyên tố cùng nhau với n. Như vậy

φ(n) = m ∈ N : m ⩽ n và (m, n) = 1 , ∀n ∈ N.

Ví dụ 1.2
Ta có φ(0) = 1, φ(1) = 1 và φ(p) = p − 1 với mọi số nguyên tố p.

Định nghĩa 1.3. Với mỗi số nguyên dương n, gọi An là tập hợp các số nguyên dương
bé hơn hoặc bằng n và không nguyên tố cùng nhau với n, tức là

An = a ∈ N∗ : a ⩽ n và (a, n) > 1 .


Từ định nghĩa của φ(n), ta dễ dàng suy ra được |An | = n − φ(n).

§2 Các tính chất cơ bản


Ở mục này, tôi xin trình bày cách chứng minh các tính chất cơ bản của Phi hàm Euler
thông qua các phép đếm trên tập hợp.

1
Nguyễn Thái Hưng

Bổ đề 2.1
φ(pα ) = pα − pα−1 với p là số nguyên tố và α ∈ N∗ .

Chứng minh. Ta có
.
m ∈ Apα ⇔ m ⩽ pα và m .. p ⇔ m = kp với 1 ⩽ k ⩽ pα−1 ⇔ m ∈ kp : 1 ⩽ k ⩽ pα−1 .


Như vậy |Apα | = kp : 1 ⩽ k ⩽ pα−1 = pα−1 . Khi đó




φ(n) = pα − |Apα | = pα − pα−1 .

Bổ đề 2.2
φ(kpα ) = φ(k)φ(pα ) với p là số nguyên tố, k ∈ N∗ , α ∈ N∗ và (k, p) = 1.

Chứng minh. Xét các tập hợp sau

B = a ∈ N∗ : a ⩽ kpα và (a, k) > 1 ,



 
∗ α ..
C = a ∈ N : a ⩽ kp và a . p .

Khi đó Akpα = B ∪ C và do đó |Akpα | = |B| + |C| − |B ∩ C|.


• Ta đếm số phần tử của B. Đặt

Bi = i ∈ N∗ : (i − 1)k + 1 ⩽ a ⩽ ik và (a, k) = 1

với i = 1, pα . (2)

Chú ý rằng nếu (a, k) = 1 thì (a + mk, k) = (a, k) = 1 với mọi m ∈ N∗ . Do đó

|Bpα | = |Bpα −1 | = · · · = |B2 | = |B1 | = φ(k).

Khi đó

|B| = kpα − |B1 ∪ B2 ∪ · · · ∪ Bpα | = kpα − φ(k)pα (3)

• Ta đếm số phần tử của C. Tương tự như cách đếm số phần tử của B và kết hợp
bổ đề (2.1), ta được

|C| = kpα − kφ(pα ) = kpα − k(pα − pα−1 ) = kpα−1 . (4)

• Ta đếm số phần tử của B ∩ C. Vì (k, p) = 1 nên


.
a ∈ B ∩ C ⇔ 1 ⩽ a ⩽ kpα , (a, k) > 1 và a .. p
⇔ a = xp với 1 ⩽ x ⩽ kpα−1 và (x, k) > 1
⇔ a = xp với 1 ⩽ x ⩽ kpα−1 và x ∈ B
⇔ a = xp với x ∈ 1, 2, . . . , kpα−1 \ B1 ∪ B2 ∪ · · · ∪ Bpα−1 ,
 

trong đó các Bi được xác định trong (2). Do đó

|B ∩ C| = kpα−1 − B1 ∪ B2 ∪ · · · ∪ Bpα−1 = kpα−1 − φ(k)pα−1 . (5)

2
Nguyễn Thái Hưng

Như vậy từ (3), (4) và (5), ta được

|Akpα | = |B| + |C| − |B ∩ C| = kpα − φ(k)pα + φ(k)pα−1 .

Khi đó

φ(kpα ) = kpα − |Akpα | = φ(k)pα − φ(k)pα−1 = φ(k)(pα − pα−1 ) = φ(k)φ(pα ).

Hoàn tất chứng minh.

Định lý 2.3
Với số nguyên n ⩾ 2 và p1 , p2 , . . . , pk là tất cả các ước nguyên tố phân biệt của n thì
    
1 1 1
φ(n) = n 1 − 1− ··· 1 − .
p1 p2 pk

Chứng minh. Đặt n = pα1 1 pα2 2 · · · pαk k là dạng phân tích tiêu chuẩn của n trong Z. Áp
dụng bổ đề (2.2) liên tiếp và bổ đề (2.1), ta được

φ(n) = φ(pα1 1 pα2 2 · · · pαk k )


= φ(pα1 1 )φ(pα2 2 ) · · · φ(pαk k )
= (pα1 1 − pα1 1 −1 )(pα2 2 − pα2 2 −1 ) · · · (pαk k − pαk k −1 )
    
α1 α2 αk 1 1 1
= p1 p2 . . . pk 1 − 1− ··· 1 −
p1 p2 pk
    
1 1 1
=n 1− 1− ··· 1 − .
p1 p2 pk

Định lý 2.4
φ là hàm nhân tính, nghĩa là φ(ab) = φ(a)φ(b) với mọi số tự nhiên a và b nguyên tố
cùng nhau.

Chứng minh. Sử dụng định lý 2, ta dễ dàng chứng minh được định lý trên.

§3 Một số bài toán liên quan

Bài toán 3.1


Cho số nguyên n > 2 có ít nhất 2 ước nguyên tố phân biệt. Chứng minh rằng
n − φ(n) ⩾ p + 1 với mọi ước nguyên tố p của n.

Lời giải. Xét p là ước nguyên tố lớn nhất của n và q là một ước nguyên tố khác p của n
(do n có ít nhất 2 ước nguyên tố). Khi đó

{p, q, 2q, . . . , pq} ⊂ An .

Do đó {p, q, 2q, . . . , pq} ⩽ |An | hay p + 1 ⩽ n − φ(n). Hoàn tất chứng minh.

3
Nguyễn Thái Hưng

Bài toán 3.2


Cho n là số nguyên dương. Chứng minh rằng
n
a) Nếu n chẵn thì φ(n) ⩽ .
2

b) Nếu n là hợp số thì φ(n) ⩽ n − n.

Lời giải. a) Nếu n chẵn thì


n no
2k : k ∈ N và 1 ⩽ k ⩽ ⊂ An .
2
n no
Do đó 2k : k ∈ N và 1 ⩽ k ⩽ ⩽ |An | hay
2
n n
⩽ n − φ(n) ⇔ φ(n) ⩽ .
2 2

b) Nếu n là hợp số, khi đó n = ab với a, b ∈ N và a ⩾ b > 1. Do đó n ⩽ a2 hay n ⩽ a.
Ta có
{b, 2b, . . . , ab} ⊂ An
nên |{b, 2b, . . . , ab}| ⩽ |An | hay a ⩽ n − φ(n). Khi đó

φ(n) ⩽ n − a ⩽ n − n.

Bài toán 3.3


Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n ⩾ 2 thì σ(n) + φ(n) ⩾ 2n.

Lời giải. Xét1 = d1 < d2 < · · · < dk =  n là tất cả các ước nguyên dương của n.
. n
Đặt Bi = a ∈ N∗ : a ⩽ n và a .. di với i = 2, 3, . . . , k. Ta có |Bi | = .
di
Hơn nữa, với a ∈ An thì a ⩽ n và (a, n) > 1. Lại có 1 < (a, n) | n nên tồn tại
[k
j ∈ {2, 3, . . . , k} để (a, n) = dj . Từ đó suy ra a ∈ Bj ⊂ Bi .
i=2
k
[
Như vậy An ⊂ Bi , suy ra
i=2

k n
[ X n n n
n − φ(n) = |An | ⩽ Bi ⩽ |Bi | = + + ··· + . (6)
d2 d3 dk
i=2 k=2

n n n
Mặt khác σ(n) − n = dk−1 + dk−2 + · · · + d1 = + + · · · + , kết hợp với (6), ta
d2 d3 dk
được
n − φ(n) ⩽ σ(n) − n ⇔ σ(n) + φ(n) ⩾ 2n.

4
Nguyễn Thái Hưng

Bài toán 3.4


(VMO 2021) Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n thì
X n
a= (n + 1 − φ(n)) .
2
a∈An

Lời giải. Gọi Bn là tập hợp các số nguyên dương n không vượt quá n và nguyên tố cùng
nhau với n. Khi đó |Bn | = φ(n).
Chú ý rằng a ∈ Bn ⇔ n − a ∈ Bn (vì (n − a, n) = (a, n)). Do đó
X X X X X
2 a= a+ (n − a) = [a + (n − a)] = n = nφ(n).
a∈Bn a∈Bn a∈Bn a∈A a∈Bn

X nφ(n)
Suy ra a= . Do đó
2
a∈Bn

n
X X X n(n + 1) nφ(n) n
a= i− a= − = (n + 1 − φ(n)).
2 2 2
a∈An i=1 a∈Bn

You might also like