Xemtailieu Bao Cao Thuc Tap Tai Cong Ty CP Thong Minh MK 2

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 27

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


-------- o0o--------

Báo cáo thực tập lần 1


Chuyên ngành: Phân tích Tài chính

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH


DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Nga


Mã sinh viên : 1973402010946
Lớp : CQ57/09.04
Khoa : Tài chính Doanh nghiệp
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Đức Trung
MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP THÔNG MINH MK.4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển ..........................................................4
1.1.1 Quá trình hình thành tập đoàn công nghệ MK...........................................4
1.1.2 Quá trình hinh thành công ty cổ phần thông minh MK..............................6
1.2 CƠ CẤU HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG TY MK.......................................8
1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty MK....................................................8
1.2.2 Nhiệm vụ, chức năng của mỗi phòng ban trong công ty............................9
1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY
MK......................................................................................................................11
1.3.1. Những sản phẩm chính của công ty MK...................................................11
1.3.2. Phân tích SWOT........................................................................................13
PHẦN 2: : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THÔNG MINH MK……………………………………………….. 19
2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cổ phần Thông minh MK…………………………….
2.2. Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Thông minh MK

1
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm
gần đây, cũng như sự số hoá, toàn cầu hoá trên thế giới; việc đảm bảo an ninh, sự
an toàn thông tin và tính chuyên nghiệp trong việc áp dụng công nghệ vào các
mặt của đời sống đã trở thành một nhu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp
cũng như các cá nhân. Vì vậy, sự xuất hiện của thẻ thông minh và các ứng dụng
thẻ thông minh đã trở nên cần thiết để sánh bước bên sự phát triển của xã hội.
Hiện nay, thẻ thông minh đã phổ biến rộng rãi trong nhiều mặt của cuộc sống từ
an ninh, tài chính, viễn thông, y tế... Những chiéc thẻ nhỏ gọn đã mở ra cánh cửa
đến một cuộc sống hiện đại và tiện nghi hơn bao giờ hết
Sớm nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu của chiếc thẻ thông
minh, Công ty MK là một trong số những công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất
thẻ ở nước ta hiện nay. Và cơ hội được thực tập tại công ty đã giúp tôi có them
rất nhiều những kinh nghiệm thực tế bổ ích , phục vụ cho quá trình học tập của
tôi.
Báo cáo gồm 2 phần :
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP THÔNG MINH MK
PHẦN 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THÔNG MINH MK

2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THÔNG MINH MK

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG


MINH MK
1.1.1 Quá trình hình thành tập đoàn công nghệ MK

Là nhà cung cấp các giải pháp và sản xuất thẻ nhựa đầu tiên tại Việt Nam, MK
Group tự hào về việc làm chủ hoàn toàn các công nghệ lõi liên quan đến lĩnh vực
bảo mật số thông minh, thẻ thông minh, sinh trắc học, đáp ứng các nhu cầu khắt
khe của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Được thành lập từ
năm 1999, công ty đã trải qua nhiều mốc thay đổi đáng nhớ
 31/05/1999: thành lập công ty TNHH Công nghệ Mạnh Khang
 14/02/2002: Chuyển đổi công ty TNHH công nghệ Mạnh Khang thành
công ty cổ phần công nghệ MK.
 24/01/2003: Thành lập công ty liên doanh thẻ thông minh MK giữa công
ty cổ phần công nghệ MK và công ty Sinclair-Tek ( Mỹ)
 01/03/2004: Khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thẻ MK
đặt tại KCN Quang Minh, Vĩnh Phúc. Với vốn đầu tư trên 2 triệu đô la Mỹ
và được trang bị dây chuyền sản xuất thẻ hiện đại, nhà máy có khả năng
cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu 30 triệu thẻ trắng, thẻ từ và
thẻ thông minh mỗi năm
 01/2005: Khởi động giai đoạn hai của Nhà máy liên doanh thẻ thông
minh MK

3
 27/12/2007: Công ty liên doanh thẻ thông minh MK chuyển đổi hình thức
kinh doanh thành công ty cổ phần Thông Minh MK
 2008: MK Smart khánh thành Nhà máy sản xuất thẻ thứ hai tại Khu Công
nghệ cao Sài Gòn Hi-tek park tại TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Cũng
trong năm này, Trung tâm R&D thứ hai của MK Group cũng được thành
lập nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của MK tại khu
vực phía Nam.
 Năm 2020, MK Vision - thành viên thứ 4 của MK Group đã ra đời. Cũng
trong năm này, MK Hi-tek, thành viên thứ 5 của MK Group cũng được
thành lập với trọng tâm là nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm giải pháp
công nghệ cao "Make-in'Vietnam" với tính ứng dụng cao.
 Năm 2021, MK Vision đã đầu tư USD 500,000 cho Công ty Pavana để tập
trung phát triển sản phẩm và các giải pháp liên quan tới camera thông
minh. MK Group đã được lựa chọn trở thành nhà thầu thực hiện gói thầu
"Cung cấp thẻ Căn cước công dân có gắn chip" cho Cục Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an
Tính đến hiện nay,Tập đoàn MK bao gồm 3 thành viên là
 Công ty Cổ phần Thông minh MK
 Công ty Cổ phần MK Vision
 Copng ty Cổ phần công nghệ cao MK
1.1.2 Quá trình hình thành của công ty cổ phần thông minh MK
Được thành lập ngày 24/1/2003 giữa công ty cổ phần công nghệ MK và công ty
Sinclair- Tek( Mỹ) với tên ban đầu là : Công ty liên doanh thẻ thông minh MK.
Do nhu cầu của việc mở rộng sản xuất kinh doanh , công ty đã tiến hành chuyển
đổi loại hình doanh nghiệp, đồng thời thay đổi tên giao dịch. Theo GCNĐT do

4
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 17 tháng 12 năm 2007, công ty đổi tên thành:
Công ty cổ phần Thông minh MK.
Tên tiếng Việt : Công ty Cổ phần Thông minh MK
Tên viết tắt: MK Smart
Địa chỉ: Lô 40, Khu công nghiệp Quang Minh, Thị Trấn Quang Minh, Huyện Mê
Linh, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện : Nguyễn Trọng Khang
Mã số thuế: 2500218495
Điện thoại: 0438134646
Công ty có nhà máy đặt tại khu công nghiệp quang minh Vĩnh Phúc nằm cách
Hà Nội 22 km với diện tích 10,400m2 , Nhà máy đạt công suất hơn 30 triệu
thẻ/năm và có thể cá thể hoá tới 5000 thẻ /giờ.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm:
- Smart Card: thẻ VCCS, Thẻ EMV, Thẻ trả trước, Thẻ nhận diện, Thẻ PKI, Thẻ
OTP, Thẻ thông minh tiếp xúc/ không tiếp xúc/ giao diện kép, Thẻ mifare, Đầu
lọc thẻ
- Security: Giải pháp OTP, Giải pháp PKI, Giải pháp mã hoá dữ liệu cấp cao;
thiết bị U2F Token; giải pháp định danh và xác thực bảo mật; giải pháp bảo mật
giao dịch điện tử; giải háp phát hành tài liệu bảo mật; kiểm soát vào – ra…
- Solutions: Giải pháp phát hành thẻ EMV-VCCS; Hệ sinh thái thẻ thông minh;
Hệ sinh thái xác thực bảo mật; Giải pháp phát hành thẻ ngay lập tức; Giải phát
phát hành hộ chiếu điện tử; Ví điện tử; Hệ thống kiosk tự phục vụ; Thiết bị AI
camera

5
- Smart Transactions: Giải pháp xác thực giao dịch thẻ trực tuyến; Giải pháp
thanh toán thẻ trả trước; Giải pháp tích điểm khách hàng; Giải pháp định danh và
xác thực bảo mật; Ví điện tử..
- Services: Cung cấp các dịch vụ gía trị gia tăng hoàn hảo liên quan đến các giải
pháp toàn diện; BẢo hành- bảo trì, phát triển phần mềm và cơ sở hạ tầng công
nghệ, đảoaoj; cung cấp vật tư - phụ tùng / phụ kiện thay thế
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất thẻ công nghệ cao như : thẻ thông minh(có gắn chip), thẻ từ, và thẻ
khác
- In và cá thể hoá thẻ
- Nghiên cứu và phát triển các phần mềm ứng dụng cần thiết cho thẻ công nghệ
cao sử dụng trong viễn thông, ngân hang, bán lẻ …
- Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thẻ công nghệ cao
- Xuất khẩu các máy móc và phần mềm truy nhập
- Cung cấp dịch vụ cá thể hoá thẻ
- Phân phối và xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất và quản lý các kênh
phân phối
1.2 CƠ CẤU HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH
MK
1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thông minh MK
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thông minh MK

6
HĐQT

Ban Giám đốc

BP sản xuất BP kinh doanh BP Tài chính BP nhân sự

-nhà máy SX -Marketing -Kế toán -Nhân sự


-BP Thiết kế - kd lvực điện -Kho -Hành chính văn
-BP SB tử- viễn thông -XNK phòng
-BP Kỹ thuật máy -Kd thẻ tài
móc
chính& thẻ ID
-BP Hỗ trợ
security
-Kd QTế

Nhiệm vụ chức năng-Business


của mỗiform
phòng ban trong công ty
Theo thống kê của phòng nhân sự, công ty có 572 người . Trong đó đạt trình độ
đại học và trên đại học chiếm khoảng 31.85%, 34.07% đạt trình độ cao đẳng và
trung cấp, và còn lại 34.07% có trình độ PTTH.
Tất cả các phòng ban trong công ty đều tham gia vào quy trình sản xuất thẻ , và
từng bộ phận khác nhau lại có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
-Giám đốc: Có chức năng quản lý chung, chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt
động của công ty dưới sự cho phép của mình, quản lý và sử dụng con dấu đúng
với mục đích hoạt động của công ty. Giám sát các phòng ban chức năng, định
hướng các kế hoạch hoạt động, đàm phán, giao dịch đại diện các gói thầu quan
trọng,…

7
- Phó giám đốc: có trách nhiệm theo dõi các hoạt động xuất nhập vật tư, tổ chức
bộ máy nhân sự, theo dõi các hoạt động thanh toán mua bán hàng. Chịu trách
nhiệm pháp lý về những vấn đề trong phạm vi quản lý của mình, quản lý và sử
dụng con dấu đúng mục đích,… giám sát và theo dõi tiến độ thi công tất cả các
công trình, phối hợp với các phòng ban chức năng (chủ yếu là phòng kế toán và
các đội thi công), tổng hợp danh mục hàng hóa sản phẩm, tổng hợp chi phí cả
công trình, đưa ra các kiến nghị điều chỉnh kế hoạch sản xuất và đấu thầu có biến
động về giá cả…
- Phòng nhân sự: quản lý nguồn nhân lực trong công ty cùng với các công việc
văn phòng thông thường.

- Bộ phận tài chính kế toán có nhiệm vụ theo dõi , quản lý các hoạt động tài
chính, các khoản thu chi , lập các chứng từ sổ sách liên quan, tập hợp chi phí tính
giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, lập bảng cân đối kế toán, báo
cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính… phối hợp với các phòng ban khác
lên kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty và đặc biệt là quản lý dòng tiền
mặt nhằm đảm bảo công ty có một hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch
nhất.
- Bộ phận sản xuất: Bộ phận này cấu thành từ nhiều bộ phận nhỏ hơn mà trong
đó đặc biệt quan trọng nhất chính là nhà máy sản xuất của công ty có trụ sở đặt
tại khu công nghiệp Quang Minh
Nhà máy sản xuất chia các tổ chuyên môn hoá
-Tổ in offset
-Tổ in lưới
-Tổ ép và cắt
-Phòng cá thể hoá

8
-Phòng kiểm tra và chọn lọc
Các bộ phận này làm việc trực tiếp và gắn liền với các dây chuyền máy móc thiết
bị trong nhà máy. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như :
-Bộ phận kỹ thuật: chuyên về vận hành, bảo dưỡng, bảo trì các máy móc
trang thiết bị trong nhà máy.
-Bộ phận thiết kế…
- Phòng kinh doanh: các nhân viên thuộc phòng kinh doanh có nhiệm vụ liên
hệ, tạo mối quan hệ với các khách hang, luôn tìm kiếm các khách hang tiềm
năng, nghiên cứu nhu cầu của họ và tìm phương án đáp ứng tối ưu. Khách hang
liên hệ với nhân viên phòng kinh doanh để đặt hàng, sau đó nhân viên kinh
doanh sẽ thông báo lại cho bộ phận sản xuất để sản xuất theo đúng yêu cầu của
khách hàng.
Bộ phận marketing cũng nằm trong phòng kinh doanh, chủ yếu là nhân viên PR
chịu trách nhiệm tăng cường phát triển hình ảnh của công ty trên thị trường.
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của CTCP Thông minh MK
1.3.1. Những sản phẩm chính của công ty MK
1.3.1.1. Giới thiệu sơ lược về thẻ Thông Minh
Thẻ thông minh là sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đòi hỏi dây chuyền
sản xuất công nghệ cao và hiện đại với yêu cầu đảm bảo chất lượng và bảo mật
dữ liệu. Thành phần chính của thẻ thông minh là thẻ nhựa kích thước 85mm x
54mm x 0.76mm được làm từ các vật liệu khác nhau ( PVC, PET, ABS…). Hai
mặt thẻ được in sẵn bằng công nghệ in offset hoặc in lưới với các tranh ảnh, chữ,
logo công ty và thông tin cần thiết

9
Trên thẻ thông minh có gắn dải từ, bộ vi xử lý hoặc con chip bộ nhớ. Thẻ thông
minh có thể được cấy dải từ tính để lưu trữ dữ liệu, bao gồm các dữ liệu cơ bản
về chủ thẻ hoặc nội dung thẻ.
Ứng dụng của thẻ thông minh rất đa dạng và phong phú ở các lĩnh vực khác
nhau. Ví dụ một số ứng dụng trong các lĩnh vuực như:
 Chính phủ: Chứng minh thư, Bằng lái xe, Thẻ bảo hiểm xã hội, Thẻ ưu
tiên qua cầu đường…
 Tài chính và ngân hang: Thẻ nợ, thẻ tín dụng, Thẻ ATM, Thẻ Tiền mặt,
Thẻ quà tặng, Thẻ bảo hiểm, Thẻ giảm giá cho khách hang mua bảo hiểm
 Viễn thông-Công nghệ thông tin: Thẻ điện thoại trả trước, thẻ internet, …
 Nhà hang-khách sạn: thẻ chìa khoá, thẻ khách, thẻ hội viên, CLB, thẻ ưu
đãi khách hang/thẻ khách hang đặc biệt( VIP card), thẻ vào cửa có kiểm
soát, thẻ cổ đông
 Nhận dạng: thẻ nhân viên, thẻ thành viên/hội viên (CLB, Hiệp hội), thẻ
hội chợ, thẻ hội nghị/ hội thảo, thẻ cổ đông, thẻ bệnh nhân, thẻ chứng nhận
hàng chính hãng
1.3.1.2. Những sản phẩm thẻ thông minh của công ty MK Smart
MK Smart là công ty in thẻ nhựa hàng đầu khu vực Đông Nam Á, là công ty duy
nhất tại VIệt Nam sở hữu 2 nhà máy in thẻ nhựa đặt tại 2 thành phố lớn là Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh. Đến nay, MK Smart đã có kinh nghiệm 15 năm trong
lĩnh vực sản xuất thẻ nhựa
Bảng số 2: Tổng hợp số liệu về Sản lượng thẻ kinh doanh của công ty TM
MK
Đơn vị: 1000 thẻ
T Sản phẩm chính 2020 2021 2022

10
T
1 Thẻ Sim 12.277.884 6.518.388 1.715.664
2 Thẻ chung 17.774.720 12.857.615 15.363.600
3 Thẻ Ngân Hàng 11.442.608 7.940.356 12.738.936
4 Thẻ nhân viên ( ID) 54.279.578 24.576.000
5 Thẻ VCCS 6.906.960 8.853.768 13.921.380
Tổng sản lượng 48.402.172 90.449.705 68.315.580
Nguồn: Phòng kinh doanh (năm 2023)
1.3.2. Phân tích SWOT
S Điểm mạnh W điểm yếu O cơ hội T thách thức

- Doanh thu ổn - Nợ phải trả - Trong khu vực .- Nguy cơ cạnh


định, Chi phí sản chiếm tỷ trọng ít có đối thủ tranh từ những công
xuất được tối ưu. khá cao. cạnh tranh ty có cùng ngành
nghề kinh doanh
- Công suất lớn, - hoạt động - Nhu cầu khách
đáp ứng nhanh marketing của hàng ngày càng -Nâng cao bảo hộ
chóng các yêu cầu. công ty chưa thực tăng lao động với công
về tiến độ và thời sự phù hợp và nhân
- Thị trường
gian giao hàng được chú trọng
Việt Nam còn - Cập nhật xu hướng
đúng mức. hình
- Các trang thiết bị nhiều tiềm năng ngành liên tục
ảnh thương hiệu
tiên tiến, nhập
của công ty - Công ty hoạt
khẩu từ nước
không đựơc động ổn định
ngoài như Anh,
quảng bá một trong một thời
Mỹ, Nhật Bản…
cách đầy đủ gian tương đối

11
- Đội ngũ kĩ sư và - Hoạt động kinh dài.
công nhân lành doanh quốc tế ở
nghề, được đào tạo MK chưa mạnh
theo chương trình
chuyên nghiệp

- Giải pháp sản


xuất và ứng dụng
thẻ đồng bộ, toàn
diên

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ


PHẦN THÔNG MINH MK
2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần Thông minh MK
Trải qua 19 năm xây dựng và phát triển, MK Smart đã có những bước tiến lớn về
tầm vóc cũng như vị thế trên thị trường thẻ trong nước và quốc tế.
Năm 2015 nhà máy của MKS đạt được chứng chỉ sản xuất thẻ JCB, năm 2017
đạt được chứng chỉ UPI và 2019 là chứng chỉ của NAPAS. Ngoài các chứng chỉ
ngành, MKS cũng đã giành được hàng loạt các giải thưởng Sao Khuê cho phần
mềm ưu việt, các giải thưởng Bộ, đây chính là những minh chứng về thành tựu
công nghệ của Công ty.

12
Trong khu vực Đông Nam Á, MKS là công ty duy nhất làm chủ hệ điều hành thẻ
thông minh, chủ động trong việc phát triển và tùy biến hệ điều hành và các ứng
dụng trên chip.

Với bề dày kinh nghiệm xây dựng, sản xuất và triển khai hàng nghìn chương
trình thẻ thông minh, thẻ ID cũng như các giải pháp xác thực bảo mật trong nước
và quốc tế, MK Smart đã không ngừng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và làm chủ
công nghệ lõi của thẻ thông minh với hai hệ điều hành Chip riêng, cùng đội ngũ
nhân lực giàu kinh nghiệm.

Mảng thị trường khu vực chính phủ ( thẻ chứng minh thư, bằng lái xe, thẻ bảo
hiểm xã hội …) có thể nói là một khu vực cực kỳ tiềm năng, và MK Smart đã
triển khai đựơc. vào tháng 1/2021 Công ty đã được lựa chọn là đối tác chính
trong dự án phát hành Thẻ căn cước công dân gắn chip do Bộ Công an triển khai.
Nhà máy hoàn thành sản xuất 50 triệu thẻ CCCD gắn chip trong vòng 09 tháng
theo đúng tiến độ của Bộ Công An.
Theo báo cáo của Nilson Report về các nhà sản xuất thẻ trên thế giới 2020: MKS
xếp hạng 18/41 về số lượng thẻ Visa đã sản xuất; 25/45 về tổng số lượng thẻ đã
sản xuất và 29/41 về tổng số lượng thẻ thanh toán có chip. Năm 2021 số lượng
thẻ chip được sản xuất tại nhà máy MK Smart đã tăng lên đến hơn 400% so với
năm 2011.
Những khó khăn mà công ty còn mắc phải
Hoạt động kinh doanh quốc tế ở MK chưa mạnh. Đặt ra mục tiêu 10-20%/năm
đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất nhiều của các cán bộ nhân viên trong công ty. Tuy
nhiên, do Việt Nam là một nước đang phát triển cho nên các quốc gia khác

13
thường không tin tưởng vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như thẻ
thông minh đựơc sản xuất ra từ các doanh nghiệp Việt Nam.
Tồn tại của MK còn xuất phát từ đội ngũ lao động đặc biệt là những công
nhân trong nhà máy. Ý thức kỷ luật không cao, không chấp hành nghiêm chỉnh
nội quy ( như việc không đi dép đúng quy định , hay hút thuốc lá trong phòng
sản xuất…) tất cả đều ảnh hưởng không tốt tới chất lượng sản phẩm, và đặc biệt
là đôi khi có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

2.2. Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Thông minh MK
2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.2.1.1. Phân tích quy mô tài chính của doanh nghiệp
Chỉ tiêu 31/12/2022 31/12/2021 Chênh lệch Tỉ lệ (%)
1. Tổng tài sản 1.148.676 1.349.877 -201.201 -14,91%
2. Vốn chủ sở
853.980 901.902 -47.922 -5,31%
hữu
2022 2021 1 0,05%
3. Tổng luân
-470.416 -20,05%
chuyển thuần 1.875.552 2.345.968
Doanh thu thuần
bán hàng và cung -470.416 -20,05%
cấp dịch vụ 1.875.552 2.345.968
Doanh thu hoạt
0 0
động tài chính

Thu nhập khác 0 0

14
4. Lợi nhuận
trước thuế và lãi 601.247 822946 -221.699 -26,94%
vay (EBIT)
Lợi nhuận trước
570.334 787.648 -217.314 -27,59%
thuế

Chi phí lãi vay 30.913 35.298 -4.385 -12,42%


5. Lợi nhuận sau
450.599 625.038 -174.439 -27,91%
thuế

Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh quy mô tài chính như chỉ tiêu tổng tài sản, chỉ
tiêu vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu tổng luân chuyển thuần, chỉ tiêu lợi nhuận trước lãi
vay và thuế, chỉ tiêu lợi nhuận nhuận sau thuế đều giảm so với năm 2021, cho
thấy các chỉ tiêu này đang ảnh hưởng tốt đến tình hình tài chính của công ty. Cụ
thể, quy mô tài sản, quy mô vốn chủ của công ty đang được thu hẹp, quy mô
doanh thu, quy mô lợi nhuận của công ty đang có sự sụt giảm.
Phân tích chi tiết

Tổng tài sản vào cuối năm 2022 là 1.148.676 triệu đồng, giảm 201.201
triệu đồng so với năm 2021, với tỷ lệ giảm là 14,91% so với thời điểm cuối năm
2021 cho thấy công ty có quy mô lớn , nhưng tốc độ mở rộng vốn đang chậm và
thu hẹp, giới hạn về năng lực hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của công
ty trên thị trường. Tổng tài sản trong năm có những biến động lớn về tiền và các
khoản tương đương tiền, từ 3401 triệu đồng lên 7105 triệu đồng, tức tăng trưởng
hơn 100%.Công ty tăng lượng tiền mặt và tiền gửi. để có thể dễ dàng đối phó với
lãi suất cho vay ddang tăng cao trong năm 2022. Bên cạnh đó, công ty cũng

15
đang có một lượng hàng tồn kho về nguyên liệu, vật liệu, từ 556.124 triệu đồng
lên tới 630.177 triệu đồng. Số lượng hàng tồn kho ngày càng tăng do vào thời
điểm cuối năm 2022, MK Smart dành được nhiều hợp đồng lớn với ngân hàng
nên lượng hàng tồn kho đang sản xuất cao, hơn nữa có một lượng thẻ NID đã
xuất hàng nhưng chưa xuất hoá đơn. Bên cạnh đó, công ty cũng đang có một
lượng hàng tồn kho về nguyên vật liệu để có thể chuẩn bị cho những đơn đặt
hàng tiếp theo trong thời gian tới .
Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm cho tổng tài sản giảm sút trong năm 2020 là
do các khoản phải thu khách hàng giảm từ 418.672 triệu đồng về chỉ còn
341.265 triệu đồng. Việc các khoản phải thu khách hàng giảm trong khi tiền và
các khoản tương đương tiền cũng như nguyên vật liệu vẫn đang tăng trưởng cho
thấy trong năm 2022, công ty đã thực hiện các dự án thầu sản xuất theo đơn đặt
hàng của khách hàng ( chủ yếu là các ngân hàng) và đã hầu như thực hiện được
tất cả các đơn hàng. Vì vậy đã khi nhận được doanh thu bằng tiền cũng như
tương đương tiền tăng..
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2022 là 993.927 triệu đồng, giảm đi 107.975
triệu đồng với tỷ lệ là 9.80% so với năm 2021, công ty tăng khả năng tự chủ tài
chính. Nguyên nhân vốn chủ sở hữu trong năm 2022 giảm đi là do sự sụt giảm
vốn trong năm từ khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm so với năm
2021. Có thể thấy tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu lớn bé tốc độ giảm của tổng
tài sản, cho thấy chính sách huy động vốn của công ty trong năm là tăng huy
động từ vốn chủ sở hữu, giảm tỷ lệ tỷ trọng từ nợ phải trả. Từ đó làm tăng mức
độ độc lập, tự chủ cho công ty, giảm rủi ro tài chính nhưng công ty lại không tận
dụng được cơ hội khuếch đại ROE.

16
Tổng luân chuyển thuần cuối năm 2022 là 1.875.552 triệu đồng, giảm
470.416 triệu đồng so với năm 2021, với tỷ lệ giảm là 20,05%. Nguyên nhân
chính là do sự giảm sút về doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong nửa đầu năm và cầu tăng chậm. Nhu cầu
chung về việc sử dụng thẻ sụt giảm do nhiều khách hàng sử dụng giải pháp điện
tử thay thế. Hơn nữa , năm nay tình trạng nguồn cung chip bị hạn chế khiến cho
khối lượng thẻ chip cũng bị ảnh hưởng, công ty không thể đáp ứng hết như cầu
của khách hàng. Vì vậy kéo theo các chỉ tiêu về EBIT cũng như lợi nhuận sau
thuế cũng giảm đi. . Có thể nói nguyên nhân chính gây ra sự giảm sút chính là do
doanh thu bán thành phẩm, mà ảnh hưởng lớn nhất là vì đại dịch Covid, lượng
cầu trong thị trường bị hạn chế

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) năm 2022 là 601.246 triệu đồng, giảm
221.699 triệu đồng, tương ứng 26,94 % so với năm 2021, cho thấy quy mô lãi cơ
bản mà chưa quan tâm đến chính sách huy động vốn và nghĩa vụ trả thuế của
công ty đối với nhà nước đang giảm,công ty gặp khó khăn có thể chi trả được
những chi phí sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, chứng tỏ năng
lực kinh doanh nội tại của công ty trong năm này đang bị giảm sút trong mối
tương quan với đối thủ cạnh tranh. EBIT giảm cho thấy trong năm nay tình hình
làm ăn cảu công ty chưa hiệu quả
Lợi nhuận sau thuế (LNST hoặc NP) năm 2022 là 450.599 triệu đồng, giảm
174.439 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng giảm 27,91% so với năm 2021,
cho thấy quy mô lợi nhuận dành cho chủ sở hữu giảm. Công ty cần có các chính
sách để đưa ra phương án cải thiện kết quả kinh doanh hoặc phát huy các chính
sách kinh doanh để LNST năm 2023 đạt kết quat tốt hơn.

17
 Kết luận:

Quy mô tài sản và quy mô kinh doanh của công ty tăng. Chính sách huy động
vốn thiên về huy động vốn chủ, cho thấy khả năng độc lập tự chủ tài chính của
công ty cao. Tuy nhiên, công ty phải đối mặt với bài toán chia sẻ quyền kiểm
soát, đối mặt với chi phí sử dụng vốn cao và có thể công ty không tận dụng được
lợi thế của đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, công ty cũng gia tăng được kết quả hoạt
động, chứng tỏ công ty đã nâng cao được năng lực kinh doanh, nâng cao vị thế
với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.

Giải pháp: Công ty cần áp dụng các biện pháp để tăng tổng luân chuyển
thuần như: đẩy mạnh chiến lược marketing, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đồng
thời, công ty cần có công tác nghiên cứu thị trường tài chính một cách kỹ lưỡng
để giảm rủi ro trong đầu tư tài chính; công ty nên xem xét lại chính sách huy
động vốn, có thể nghĩ đến việc sử dụng các đòn bẩy tài chính để khuếch đại
doanh thu.

18
2.2.1.2. Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Chỉ tiêu 31/12/2022 31/12/2021 Chênh lệch Tỉ lệ (%)

1. Hệ số tự tài trợ (Ht) 0,8653 0,8163 0,049 6,00%


Vốn chủ sở hữu 993.927 1.101.902 -107975 -9,80%

Tổng tài sản 1.148.676 1.349.877 -201201 -14,91%

2. Hệ số tài trợ thường xuyên


2,7208 2,5104 0,2104 8,38%
( htx) = NVDH/TSDH

Nợ dài hạn 3.12 2.988 132 4,42%

Nguồn vốn dài hạn = nợ dh + vc 997.047 1.104.890 -107843 -9,76%

Tài sản dài hạn 366458 440130 -73672 -16,74%

2022 2021

3. Hệ số chi phí 0,7598 0,7336 0,0262 3,57%

Tổng chi phí 1.424.953 1.720.930 -295977 -17,20%

Tổng luân chuyển thuần 1.875.552 2.345.968 -470416 -20,05%

19
Phân tích khái quát:

Thông qua bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính cơ
bản của công ty nhìn chung có dấu hiệu tương đối ổn định qua mỗi năm, có sự
tăng giảm các chỉ tiêu không quá lớn giữa từng năm với nhau .

Phân tích chi tiết:

Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp cuối năm 2022 là 0.8653, cuối năm
2021 là 0.8163, tăng 0.049 với tỷ lệ tăng là 6 %. Điều này có nghĩa là ở thời
điểm năm 2021, một đồng tài sản được tại trợ bởi 0.8163 đồng vốn chủ sở hữu
thì đến năm 2022, cứ một đồng tài sản đã được tài trợ 0.8653 đồng vốn chủ sở
hữu.

Hệ số tự tài trợ tăng lên là do vốn chủ sở hữu tăng lên 1579 triệu đồng với tỷ lệ
tăng là 7.23%. Hệ số tự tài trợ tăng lên là do tỷ lệ giảm của vốn chủ sở hữu
( giảm 9,80% so với 2021) chậm lơn tỷ lệ giảm của tổng tài sản ( giảm 14,91%).
Hệ số này ở cả 2 năm đều lớn hơn 0,5 chi thấy chính sách huy động thiên về huy
động vốn chủ, mức độ độc lập tự chủ tài chính của công ty cao tuy nhiên chi phí
sử dụng vốn lớn và không tận dụng được lợi thế đòn bẩy tài chính

Công ty nên xem xét việc tăng cường huy động thêm nợ để có thể tận dụng hiệu
quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.

Hệ số tài trợ thường xuyên năm 2022 là 2,7208, tăng 0,2104 lần so với
năm 2021, với tỷ lệ tăng là 8,38 %. Điều này có nghĩa là, ở thời điểm năm 2021,
một đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi 2,5104 đồng nguồn vốn dài hạn thì đến
năm 2022, một đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi 2,7208 đồng nguồn vốn dài
hạn. Nguyên nhân hệ số này tăng lên là do sự giảm đi của tài sản dài hannj nhanh

20
hơn sự sụt giảm của nguồn vốn dài hạn. Cụ thể năm 2022 chỉ số nguồn vốn dài
hạn giảm 9,76% trong khi tài sản dài hạn giảm 16,74%

Tuy nhiên, hệ số này ở cả hai thời điểm đều lớn hơn 1 rất nhiều cho thấy công ty
đã đảm bảo được sự an toàn và ổn định trong hoạt động tài trợ, ít rủi ro cho công
ty nhưng lại mất nhiều chi phí về sử dụng vốn. Ngược lại, hệ số tài trợ thường
xuyên tăng cho thấy MK Smảrt đang có sự tăng cường sử dụng nguồn vốn dài
hạn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên nếu lạm dụng nguồn vốn dài hạn sẽ
làm gia tăng chi phí lãi vay, làm sụt giảm lợi nhuận.

Hệ số chi phí của Công ty Thông minh MK năm 2022 là 0.7598 , năm
2021 là 0.7336, tăng 0.0262 với tỷ lệ tăng là 3,57%%. Có nghĩa trong năm 2022
để thu về 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0.7598 đồng Chi phí, còn
trong năm 2021 để thu về 1 đồng doanh thu Doanh nghiệp phải bỏ ra 0.7336
đồng Chi phí. Trong cả 2 năm hệ số chi phí đều <1 chứng tở chi phí nhỏ hơn
doanh thu hay doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tuy nhiên hệ số chi phí có xu hướng
tăng, phản ánh doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho mỗi đồng doanh
thu hay hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp giảm.

Kết luận
Cấu trúc tài chính cơ bản của Công ty Cổ phần Thông minh MK tương
đối ổn định nhưng hệ số tài trợ thường xuyên tương đối cao. Ngoài ra, hệ số chi
phí vẫn còn khá cao cho thấy tuy công ty đang kinh doanh có lãi nhưng sử dụng
chi phí chưa thực sự tiết kiệm và hợp lý. Tài sản dài hạn đang gia tăng một các
nhanh chóng, cho thấy công ty đang tập trung vào việc đầu tư tài sản cố định,
mở rộng việc sản xuất kinh doanh. Trong năm 2022, công ty có sinh lời nhưng
tốc độ tăng còn chậm. Các hệ số ở mức an toàn, đều tăng nhẹ so với đầu năm

21
cho thấy sự hiệu quả của các chính sách công ty trong năm qua, nhất là trong khi
đất nước đang phải đối mặt với những hậu quả mà đại dịch Covid cũng như sự
thiếu hụt nguồn cung đem lại

2.2.1.3. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2022 2021 Chênh lệch Tỉ lệ (%)

1. ROS = LNST/LCT Lần 0,2402 0,2664 -0,0262 -9,83%


Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 450.599 625.038 -174439 -27,91%

Tổng luân chuyển thuần Triệu đồng 1.875.552 2.345.968 -470416 -20,05%

2. BEP Lần 0,4813 0,9656 -0,4844 -50,16%

601.247 822.946
EBIT Triệu đồng -221699 -26,94%

Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 1249276,5 852222,5 397054 46,59%
1.349.877
Tài sản đầu kỳ Triệu đồng 354.568 995309 280,71%
1.148.676 1.349.877
Tài sản cuối kỳ Triệu đồng -201201 -14,91%

3. ROA Lần 0,3607 0,7334 -0,3727 -50,82%

4. ROE Lần 0,4300 0,6351 -0,2051 -32,29%


Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 1.047.915 984182 63732,5 6,48%
VCSH đầu kỳ Triệu đồng 1.101.902 866.462 235440 27,17%
VCSH cuối kỳ Triệu đồng 993.927 1.101.902 -107975 -9,80%

22
Phân tích khái quát:
Qua bảng phân tích trên, ta thấy trong năm 2020, công ty cổ phần thông
minh MK có khả năng sinh lời sụt giảm, không thực sự ấn tượng do tốc độ tăng
của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng như luân chuyển thuần đã giảm xuống,
quy mô mở rộng vốn chậm

Phân tích chi tiết:

Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) cuối năm 2022 là 0.2402 lần, giảm 0.0262 lần
so với năm 2021 với tỷ lệ giảm là 9,83 %. Điều này có nghĩa là trong năm 2021,
một đồng doanh thu thu nhập trong kỳ thì doanh nghiệp thu được 0.2664 đồng
lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2022, một đồng doanh thu thu nhập trong kỳ thì
doanh nghiệp chỉ thu được 0.2402 đồng lợi nhuận sau thuế.

Có thể thấy, ROS > 0 chứng tỏ công tác quản trị doanh thu, chi phí của công ty
đạt hiệu quả. Đồng thời ROS vẫn giữ ở mức < 1 cho thấy công ty vẫn đang nằm
trong mức tăng trưởng tương đối ổn định, vẫn dương. Nguyên nhân gây ra hệ số
sinh lời hoạt động giảm chủ yếu là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế là
27,91 %, giảm nhanh hơn tốc độ giảm của tổng luân chuyển thuần là 20,05 %.
Có thể thấy, công ty đang gặp những vấn đề nhỏ trong việc quản trị chi phí,
không tiết kiệm được các khoản chi phí so với năm trước đo. Vậy nên lợi nhuận
sau thuế và hệ số sinh lời hoạt động mới có sự giảm sút như vậy. Công ty nên
xem xét công tác quản trị doanh thu - chi phí sao cho tối thiểu hóa chi phí, đồng
thời hoạch định và thực thi các chiến lược marketing một cách hiệu quả hơn.

Hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh (BEP) cuối năm 2022 là 0.4813 lần, giảm
0.4844 lần so với năm 2021, tỷ lệ giảm là 50,16 %. Hệ số này cho biết, trong

23
năm 2021, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
trong kỳ, doanh nghiệp thu được 0,0965 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay thì
đến năm 2022, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh trong kỳ thu được 0,4813 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. BEP cả 2
năm năm đều lớn hơn 0 tức là thu nhập đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh
chưa tính đến lãi vay, một phần thể hiện năng lực hoạt động kinh doanh trong
năm tăng, tạo cơ sở thu hút nguồn vốn từ chủ nợ, chủ sở hữu, nhà đầu tư tiềm
năng.
BEP cuối năm 2022 giảm so với cuối năm 2021 cho thấy BEP có xu hướng giảm
, qua đó giảm khả năng sinh lời của vốn kinh doanh. Nguyên nhân chính làm cho
hệ số này giảm đi là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm trong khi đó vốn
kinh doanh bình quân trong năm 2022 lại có sự tăng trưởng đột biến . Hệ số sinh
lời cơ bản giảm cho thấy khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh bình quân giảm
đi, công ty sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn kinh doanh trong hoạt động sản
xuất và chỉ số này cần phải cao hơn trong tương lai.

Hệ số sinh lời ròng (ROA) của vốn kinh doanh cuối năm 2022 là 0,3607
lần phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng vào
hoạt động kinh doanh thu về được 0.3607 đồng lợi nhuận sau thuế. ROA thời
điểm cuối năm 2021 là 0,7334 lần cho thấy nình quân một đồng vốn kinh doanh
mà doanh nghiệp sử dụng thu về được 0,7334 đồng lợi nhuận sau thuế. ROA tại
cả 2 năm đều lớn hơn 0 tức doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Tuy nhiên ROA
cuối năm 2022 giảm 0,3727 lần so với năm 2021 với tỷ lệ giảm 50,82% cho
thấy hệ số sinh lời dòng giảm. Nguyên nhân chính làm ROA giảm là do lợi
nhuận sau thuế giảm nhanh hơn với tốc độ giảm của vốn kinh doanh bình quân
lại tăng cao.

24
Hệ số sinh lời của VCSH (ROE) :Năm 2022, hệ số sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE) = 0,4300 lần, cho biết 1 đồng vốn chủ đưa vào quá trình sản xuất
kinh doanh sẽ tạo ra 0,4300 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2021, hệ số sinh lời
của vốn chủ sở hữu (ROE) = 0,6351 lần, cho biết 1 đồng vốn chủ đưa vào quá
trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,6351 đồng lợi nhuận sau thuế. ROE năm
2022 giảm 0,2051 lần với tỉ lệ giảm 32,29% cho thấy khả năng sinh lời vốn chủ
sở hữu của công ty giảm, cần cải thiện để tạo cơ sở thu hút các nhà đầu tư và
tăng trưởng bền vững. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của ROE là do trong
năm 2022, LNST giảm 27,91% trong khi Vốn chủ sở hữu bình quân lại tăng
6,48%

Kết luận:
Trong năm 2022, Công ty có sinh lời nhưng tốc độ tăng không được như
năm 2021. Các hệ số ở mức an toàn, tuy nhiên đều giảm so với đầu năm cho
thấy sự hiệu quả của các chính sách công ty trong năm qua, nhất là trong khi đất
nước đang phải đối mặt với hậu quả của đại dịch Covid-19 và sự thiếu hụt nguồn
cung nói chung. Tuy nhiên, trong năm tới, nếu muốn đột phá và tăng hơn nữa
lợi nhuận thì công ty cần có những biện pháp cụ thể hơn trong việc sử dụng chi
phí và khai thác vốn chủ. Công ty cần phải xem xét lại công tác quản trị doanh
thu, chi phí của công ty mình. Đồng thời, công ty cần có chiến lược marketing,
chiến lược quảng cáo nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, từ đó làm tăng doanh
thu. Cùng với đó, công ty cần phải có công tác nghiên cứu thị trường tài chính
một cách kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tài chính.

25
26

You might also like