Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


X

TIỂU LUẬN
MÔN: MÔ HÌNH KINH DOANH SỐ

ĐỀ TÀI:
MÔ HÌNH KINH DOANH SỐ
TRONG BỐI CẢNH B2C

Giảng viên hướng dẫn Thực hiện


GV. Nguyễn Minh Thoại Thành viên nhóm 4
hóm 4
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 - LỚP 232QT7516
Đánh
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
giá
- Tìm hiểu nội dung
1 Trần Thu Hiền K214022SN0001 100%
- Soạn nội dung
- Tìm hiểu nội dung
2 Lê Hoàng Tuấn Kiệt K214051716 100%
- Soạn nội dung
- Tìm hiểu nội dung
3 Nguyễn Thị Thanh Thảo K214070475 100%
- Soạn nội dung
- Tìm hiểu nội dung
4 Trần Thanh Thục K214070482 100%
- Thuyết trình
- Tìm hiểu nội dung
5 Nguyễn Thị Thu Thảo K214100719 100%
- Soạn nội dung
- Tìm hiểu nội dung
6 Trần Cẩm Duyên K224022SN0003 100%
- Soạn nội dung
- Tìm hiểu nội dung
7 Hoàng Tố Trâm K224022SN0011 100%
- Soạn nội dung
- Tìm hiểu nội dung
8 Nguyễn Vân An K224040513 100%
- Soạn nội dung
- Tìm hiểu nội dung
9 Nguyễn Công Minh Khôi K224040526 100%
- Soạn Word
- Soạn Slide
10 Lê Thị Kiều Nhi K224040535 100%
- Thuyết trình
- Tìm hiểu nội dung
11 Đặng Kiều Oanh K224040537 100%
- Soạn nội dung
- Tìm hiểu nội dung
12 Nguyễn Thị Hải Tiên K224040550 100%
- Soạn nội dung
- Soạn Slide
13 Nguyễn Trần Ngọc Trúc K224040555 100%
- Thuyết trình
- Tìm hiểu nội dung
14 Nguyễn Vân Anh K224101236 100%
- Soạn Slide
- Tìm hiểu nội dung
15 Nguyễn Đình Minh Duy K224101242 100%
- Soạn nội dung

2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi đến Thầy Nguyễn Minh Thoại - Giảng viên bộ môn
Mô hình kinh doanh số lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Trong quá trình học tập và
tìm hiểu bộ môn, Thầy đã giảng dạy tận tình cũng như truyền đạt những kiến thức bổ ích
cho Nhóm trong suốt thời gian vừa qua. Từ đó, chúng em đã tiếp thu cho mình nhiều kiến
thức thực tế bổ ích và có cái nhìn toàn diện hơn về Mô hình kinh doanh số của các doanh
nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Đây sẽ là hành trang quý báu giúp chúng em theo đuổi
những mục tiêu mới trong tương lai.
Do còn những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên trong quá trình hoàn thiện
đề tài, Nhóm chúng em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những lời nhận xét, ý kiến đóng góp và phê bình từ Thầy để bài làm được hoàn thiện hơn.
Lời cuối, chúng em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc
trong cuộc sống!

3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ 3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỐC CỐC ............................................................................... 7
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................... 7
1.2. Tầm nhìn & Sứ mệnh ..................................................................................................... 9
1.3. Sản phẩm chính ............................................................................................................. 10
1.4. Thị trường và phân khúc khách hàng ........................................................................ 11
1.5. Thành tựu & Giải thưởng ............................................................................................ 12
1.6. Hướng phát triển trong tương lai ................................................................................ 13
1.7. Đối tác và nhà đầu tư .................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KINH DOANH SỐ CỦA CỐC CỐC .............................................. 15
2.1. Tổng quan ...................................................................................................................... 15
2.2. Các mô hình kinh doanh tích hợp ............................................................................... 16
2.3. Chuỗi giá trị ................................................................................................................... 27
2.4. Tài sản cốt lõi................................................................................................................. 31
2.5. Năng lực cốt lõi .............................................................................................................. 34
2.6. Đánh giá ......................................................................................................................... 37
CHƯƠNG 3: HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................................................................. 44
3.1. Mục tiêu hàm ý quản trị ............................................................................................... 44
3.2. Cách phát huy ưu điểm ................................................................................................ 44
3.3. Giải pháp khắc phục khuyết điểm............................................................................... 45
3.4. Kiến nghị cho công ty ................................................................................................... 47
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 50

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Giải thưởng Sao Khuê 2021 ............................................................................................. 9
Hình 1.2 Trình duyệt Cốc Cốc....................................................................................................... 10
Hình 1.3 AI Chat của Cốc Cốc ...................................................................................................... 10
Hình 1.4 Giải thưởng Digital Awards 2021 .................................................................................. 13
Hình 2.1 Một số khách hàng mà Cốc Cốc từng hợp tác ................................................................ 15
Hình 2.2 Cốc Cốc sở hữu hệ sinh thái mạnh mẽ ........................................................................... 17
Hình 2.3 VTV Digital hợp tác với Cốc Cốc .................................................................................. 18
Hình 2.4 Thị phần về Desktop Browser tại Việt Nam................................................................... 20
Hình 2.5 Cốc Cốc Audience là một mạng quảng cáo.................................................................... 27
Hình 2.6 Sơ đồ cách thức hoạt động tìm kiếm của Cốc Cốc ......................................................... 28
Hình 2.7 Cốc Cốc cung cấp các Casestudy ................................................................................... 30
Hình 2.8 Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc Search ................................................................................. 32
Hình 2.9 Cốc Cốc tự động thêm dấu tiếng Việt ............................................................................ 35
Hình 2.10 Adblock của Cốc Cốc ................................................................................................... 36
Hình 2.11 Các quảng cáo trên Cốc Cốc ........................................................................................ 37
Hình 2.12 Trang thông tin về SARS-CoV-2 trên Cốc Cốc ........................................................... 39
Hình 2.13 Tính năng tìm kiếm của Cốc Cốc chưa thực sự tối ưu ................................................. 41
Hình 2.14 Tính bảo mật của Cốc Cốc ........................................................................................... 42
Hình 2.15 So sánh sự tiêu tốn RAM giữa Cốc Cốc và Ghrome .................................................... 43
Bảng 2.1 Xếp hạng website được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam............................................. 21

5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, bãi bỏ quy định đối với toàn bộ khu
vực thị trường, chu kỳ đổi mới nhanh hơn, chuyển đổi số được tăng tốc đã làm cho thị
trường trở nên năng động, cạnh tranh và phức tạp hơn. Các công ty muốn trở thành đối thủ
cạnh tranh toàn cầu phải liên tục thích ứng với các điều kiện thay đổi. Các chiến lược, cách
thức tổ chức cũng như sản phẩm cạnh tranh của công ty đang phải chịu áp lực thay đổi ngày
một tăng để thành công trong môi trường thị trường mới. Trước bối cảnh đó, việc thiết kế
và phát triển các mô hình kinh doanh trong thời đại số hiện nay ngày càng quan trọng, bởi
vì chúng gắn liền với lợi thế cạnh tranh của công ty, thể hiện bản chất hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Việc phân tích các mô hình kinh doanh là cần thiết và ngày càng cấp
bách trong một thị trường ngày càng phức tạp như ngày nay, từ đó giúp trang bị kiến thức
và cung cấp một cách nhìn rõ nét nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế hay né tránh được
nhửng rủi ro bất cập trong tương lai.
Trong bài tiểu luận này, Nhóm sẽ tập trung phân tích về mô hình kinh doanh số của
Cốc Cốc – một trong những công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam. Thông qua quá trình
phân tích, người đọc không chỉ hiểu rõ về mô hình kinh doanh và chiến lược của Cốc Cốc,
cách thức công ty tạo lợi thế cạnh tranh và duy trì khách hàng mà còn có thể cung cấp nền
tảng cơ sở lý luận khi phân tích mô hình của các doanh nghiệp khác. Từ đó tạo một cái nhìn
sâu sắc và toàn diện về tầm quan trọng của mô hình kinh doanh trong bối cảnh kỹ thuật số.
Cuối cùng, Nhóm với mong muốn hoàn thành đề tài trọn vẹn nhất bằng tất cả khả
năng của mình. Bài tiểu luận sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho người đọc nhằm trau dồi kiến
thức, hiểu rõ về mô hình kinh doanh điển hình của các công ty công nghệ, Nhóm mong
muốn được tiếp thu ý kiến, sự đóng góp nhiệt tình của người đọc để bài phân tích được
khách quan và hoàn thiện hơn.

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỐC CỐC
Cốc Cốc là một trình duyệt web và công cụ tìm kiếm được thiết kế đặc biệt cho
người dùng Việt Nam. Được ra mắt và tháng 5 năm 2013, Cốc Cốc không chỉ là một trình
duyệt mà còn cung cấp một nền tảng quảng cáo cho người dùng. Với hơn 30 triệu người
dùng trên các nền tảng máy tính và di động, Cốc Cốc tự hào đứng thứ hai tại Việt Nam về
thị phần trình duyệt và công cụ tìm kiếm.
Cốc Cốc được phát triển dựa trên nền tảng mã nguồn mở Chromium, giống như
nhiều trình duyệt web phổ biến khác như Google Chrome và Opera. Điểm nổi bật của Cốc
Cốc là việc tích hợp các tính năng thân thiện với người Việt như hỗ trợ thêm dấu tự động,
sửa lỗi chính tả khi gõ văn bản, tăng tốc độ tải tệp, và tích hợp sẵn từ điển Anh - Việt.
Cốc Cốc cũng nhấn mạnh vào việc tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt nhất, với
các giá trị cốt lõi như đặt người dùng là trên hết, tạo ra kết quả, tin tưởng và tôn trọng lẫn
nhau, đổi mới, và tinh thần đồng đội. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và
nhận được sự công nhận từ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Ngoài ra, Cốc Cốc còn tích hợp công cụ AI Chat để tối ưu hóa trải nghiệm duyệt
web cho người Việt, cho phép người dùng hỏi và nhận câu trả lời ngay tức thì về mọi chủ
đề. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển công nghệ thông tin và cung cấp
các dịch vụ tiện ích cho người dùng Việt Nam.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Lịch sử hình thành
Ban đầu, Cốc Cốc là một dự án của 3 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Đại học
Tổng hợp Quốc gia Moscow, Liên bang Nga. Nhận thấy sự thiếu hụt trong khả năng tìm
kiếm tiếng Việt của Google và cảm hứng từ sự thành công của công cụ tìm kiếm nội địa
Yandex ở Nga, họ quyết định tạo ra một công cụ tìm kiếm phù hợp hơn với người Việt.
Năm 2008, ba nhà sáng lập Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Thanh và Nguyễn Đức
Ngọc thành lập Cốc Cốc (khi đó gọi là Công ty TNHH MTV Công nghệ Itim).
1.1.2. Quá trình phát triển
Năm 2013
- Tháng 5/2013, chính thức ra mắt công cụ tìm kiếm “Cờ Rôm+”. Cũng trong tháng này,
trình duyệt máy tính Cờ Rôm+ lần đầu được giới thiệu tại thị trường Việt Nam.
- Tháng 6/2013, trình duyệt Cờ Rôm+ đạt 01 triệu lượt tải sau một tháng ra mắt.
- Tháng 11/2013, chính thức ra mắt ứng dụng bản đồ số Nhà cho thị trường Việt Nam.

7
Năm 2014
- Tháng 4/2014, đổi tên sản phẩm Crôm thành Cốc Cốc và thống nhất thương hiệu giữa
các sản phẩm chính (trình duyệt Cốc Cốc, công cụ tìm kiếm Cốc Cốc, ứng dụng bản đồ
số Cốc Cốc).
- Tháng 4/2014, chính thức ra mắt mạng quảng cáo trực tuyến Cốc Cốc.
- Tháng 9/2014, Cốc Cốc vượt qua Mozilla Firefox, trở thành trình duyệt máy tính đứng
thứ 2 tại Việt Nam. Đồng thời, Cốc Cốc vượt Facebook về lượng người dùng hàng
ngày.
- Tháng 11/2014, đổi tên công ty thành Công ty TNHH Cốc Cốc.
Năm 2015, Cốc Cốc được tập đoàn Hubert Burda Media (Đức) đầu tư 14 triệu USD.
Năm 2016, Cốc Cốc trở thành nhà hiển thị quảng cáo (Publisher) trên nền tảng máy
tính đứng thứ 2 tại thị trường Việt Nam.
Năm 2018
- Chính thức ra mắt trình duyệt di động Cốc Cốc (Cốc Cốc Mobile) trên các nền tảng
Android, iOS sau 2 năm thử nghiệm.
- Tháng 5/2018, chính thức ra mắt dịch vụ hoàn tiền mua sắm trực tuyến Rủng Rỉnh.
Năm 2019, Ra mắt tính năng Cốc Cốc Đọc tin trên trình duyệt máy tính và di động.
Năm 2020
- Tháng 6/2020, Cốc Cốc Mobile vượt UC Browser, trở thành trình duyệt di động đứng
thứ 4 tại Việt Nam.
- Tháng 11/2020, Cốc Cốc Mobile lần đầu đạt vị trí Top 1 ứng dụng miễn phí trên Apple
App Store tại thị trường Việt Nam.
- Tháng 12/2020, Cốc Cốc Mobile vượt qua các quy định nghiêm ngặt của Apple để trở
thành một trong những trình duyệt mặc định trên iOS 14.
- Tháng 12/2020, ra mắt cụm tính năng Cốc Cốc Học tập trên công cụ tìm kiếm Cốc Cốc.
- Tháng 12/2020, Cốc Cốc chính thức đạt mốc 25 triệu người dùng trên tất cả các nền
tảng.
Năm 2021
- Năm 2021, Cốc Cốc Mobile đạt 15 triệu lượt tải trên tất cả các nền tảng.
- Tháng 4/2021, là một trong 10 doanh nghiệp đứng đầu giải thưởng Sao Khuê 2021 với
nền tảng quảng cáo Cốc Cốc.

8
- Tháng 12/2021, đạt hai giải tại giải
thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021
với trình duyệt Cốc Cốc và công cụ tìm
kiếm Cốc Cốc.
- Tháng 12/2021, đạt Giải Vàng tại giải
thưởng Made in Việt Nam 2021 với
công cụ tìm kiếm Cốc Cốc.
Hình 1.1 Giải thưởng Sao Khuê 2021
Năm 2022
- Năm 2022, Cốc Cốc chính thức đạt mốc 28 triệu người dùng trên tất cả các nền tảng.
- Tháng 7/2022, chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận là Nền tảng
số phục vụ người dân 2022.
- Tháng 9/2022, vinh dự đồng hành cùng Bộ Thông tin & Truyền thông trong dự án Phổ
cập kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng tại 63 tỉnh thành.
- Tháng 12/2022, đạt danh hiệu Top 10 Sản phẩm - Dịch vụ Tin dùng Việt Năm 2022.
Cho đến nay, Cốc Cốc đã đạt được những thành tựu tích cực trong việc giữ chân
người dùng trong việc tối ưu và cải thiện trình duyệt.
1.2. Tầm nhìn & Sứ mệnh
1.2.1. Tầm nhìn
Cốc Cốc công bố tầm nhìn của mình: “Đến hết năm 2025, Cốc Cốc hướng tới mục
tiêu trở thành công cụ tiếp cận mạng internet được phần lớn người Việt sử dụng mỗi ngày”.
1.2.2. Sứ mệnh
Sứ mệnh của Cốc Cốc: “Giúp người Việt hạnh phúc hơn bằng cách sử dụng tối đa
tiềm năng thế giới số”.
1.2.3. Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi đóng vai trò là kim chỉ nam cho Cốc Cốc nhằm xây dựng văn hoá
doanh nghiệp, cũng là tập hợp những hành vi ứng xử và kỹ năng của nhân viên Cốc Cốc.
Theo đó, Cốc Cốc đưa ra năm giá trị cốt lõi của mình:
Người dùng là trên hết: Cốc Cốc luôn coi trọng và lấy người dùng làm trung tâm.
Cốc Cốc đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu và từ đó đáp ứng nhu cầu của người
dùng. Mọi nỗ lực và thành tựu phát triển sản phẩm của Cốc Cốc đều xuất phát từ mong
muốn cải thiện trải nghiệm người dùng.

9
Tạo ra kết quả: Cốc Cốc chú trọng vào kết quả hơn là quá trình và luôn tạo điều
kiện để nhân viên tạo ra những kết quả tốt nhất. Cốc Cốc không đo lường hiệu quả công
việc thông qua số giờ làm việc; Cốc Cốc đo lường hiệu quả dựa trên khối lượng và mức độ
hoàn thành công việc.
Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau: Cốc Cốc ưu tiên sự công bằng, tôn trọng và thẳng
thắn trong các hành vi ứng xử và mối quan hệ. Mỗi nhân viên là một người đáng tin cậy và
có trách nhiệm, do đó sẵn lòng lắng nghe, nhanh chóng thừa nhận sai lầm, đồng thời tìm
cách giải quyết vấn đề.
Đổi mới: Cốc Cốc thúc đẩy nhân viên tiếp cận vấn đề theo nhiều cách khác nhau và
vượt qua thử thách bằng các giải pháp sáng tạo. Cốc Cốc tập trung đơn giản hoá mọi quy
trình, từ cách Cốc Cốc tạo ra những sản phẩm cho đến cách người dùng sử dụng chúng.
Tinh thần đồng đội: Cốc Cốc khuyến khích sự hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm và giữa các nhóm để phát huy trí tuệ tập thể. Mỗi nhân viên tích cực chia sẻ kinh
nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau để tìm được những phương án tốt nhất, hướng tới mục tiêu và
kết quả chung.
1.3. Sản phẩm chính
Hiện nay Cốc Cốc cung cấp bốn sản phẩm công nghệ chính cho khách hàng là cá
nhân hoặc doanh nghiệp, bao gồm:
Trình duyệt Cốc Cốc: Một trình
duyệt web được thiết kế đặc biệt cho người
dùng Việt Nam, với các tính năng như tự
động thêm dấu, tải media, và chặn quảng
cáo. Ngoài ra, Cốc Cốc còn cung cấp thêm
phiên bản “Trình duyệt Cốc Cốc TV” dành
cho Android TV, từ đó mở rộng khả năng
cung ứng dịch vụ trên nhiều thiết bị hơn. Hình 1.2 Trình duyệt Cốc Cốc

Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc: Một công


cụ tìm kiếm tối ưu cho người Việt, giúp tìm
kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác.
Cốc Cốc AI Chat & AI Search: Các
công cụ hỗ trợ trò chuyện và tìm kiếm thông
minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện
trải nghiệm người dùng.
Hình 1.3 AI Chat của Cốc Cốc

10
Nền tảng quảng cáo Cốc Cốc: Cung cấp giải pháp quảng cáo trực tuyến cho các
doanh nghiệp muốn tiếp cận người dùng Việt Nam.
Những sản phẩm này được phát triển cho cả hai nền tảng di động và máy tính, nhằm
mục tiêu phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng Việt Nam trong việc tiếp cận và sử dụng
internet một cách hiệu quả nhất.
1.4. Thị trường và phân khúc khách hàng
1.4.1. Thị trường
Thị trường chính của Cốc Cốc tập trung vào người dùng internet tại Việt Nam. Với
dân số hơn 100 triệu người dùng và tỷ lệ sử dụng internet cao, Cốc Cốc đặt mục tiêu đến
năm 2025 sẽ đạt 50 triệu người dùng, tương đương với 50% dân số Việt Nam, Cốc Cốc
đang không ngừng phát triển và cải tiến sản phẩm của mình để phục vụ tốt hơn nhu cầu của
người dùng trong nước.
1.4.2. Chiến lược
Cốc Cốc đặt trọng tâm phát triển tại thị trường Việt Nam, tận dụng tối đa lợi thế địa
phương và thấu hiểu tâm lý người dùng trong nước. Về chiến lược quản trị doanh nghiệp,
Cốc Cốc xây dựng cơ cấu tổ chức linh hoạt, tất cả nhân viên đều được tham gia đóng góp
ý kiến, đồng thời cũng đặt mạnh vai trò của việc đối mới và sáng tạo nhằm tạo ra giá trị cho
công ty. Cuối cùng, công ty không coi sự cạnh tranh với các công ty khác là bất lợi và
khuyến khích một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
1.4.3. Phân khúc khách hàng
Mặc dù Cốc Cốc không công khai chính xác phân khúc khách hàng của họ, tuy nhiên
nhìn chung dịch vụ của Cốc Cốc sẽ nhắm đến các nhóm người dùng và doanh nghiệp có
nhu cầu sử dụng internet, cụ thể có thể chia làm ba nhóm:
- Người dùng internet tại Việt Nam: Với mục tiêu đạt 50 triệu người dùng vào năm
2025, Cốc Cốc hướng đến việc phục vụ một nửa dân số Việt Nam.
- Doanh nghiệp và nhà quảng cáo: Cốc Cốc cung cấp nền tảng quảng cáo trực tuyến,
giúp các doanh nghiệp tiếp cận người dùng mục tiêu một cách hiệu quả.
- Cơ quan nhà nước: Trong những năm gần đây, Cốc Cốc đã nhận được sự tin tưởng
và sử dụng rộng rãi từ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là dự án Phổ cập kỹ năng số
cho Tổ công nghệ số cộng đồng tại 63 tỉnh thành.
Cốc Cốc không chỉ tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp
với nhu cầu địa phương mà còn không ngừng đổi mới để phục vụ tốt hơn cho các phân
khúc khách hàng của mình.

11
1.5. Thành tựu & Giải thưởng
1.5.1. Thành tựu
Trong thập kỷ qua, Cốc Cốc đã đạt được một số thành tựu liên quan đến việc phát
triển và cải tiến các công cụ & sản phẩm cho người Việt, cụ thể:
- Cốc Cốc Recap: Một tính năng cho phép người dùng khám phá hoạt động lướt web
của mình trong năm qua, với các danh hiệu và thống kê cá nhân hóa.
- Trình duyệt trên Android TV: Năm 2023 đánh dấu sự ra mắt của trình duyệt Cốc
Cốc trên nền tảng Android TV, mở rộng sự tiện ích của trình duyệt đến với người
dùng trên một nền tảng mới.
- Bộ đôi sản phẩm AI: Ngày 30/5/2023, Cốc Cốc chính thức giới thiệu bộ đôi sản
phẩm Cốc Cốc AI Chat và Cốc Cốc AI Search, đánh dấu sự chuyển mình ấn tượng
sau 10 năm phát triển.
- Giao diện mới: Cốc Cốc đã cập nhật giao diện hoàn toàn mới, tối giản hơn cho trình
duyệt máy tính, bao gồm phần dãy tab và trang tab mới.
- Tối ưu hóa giao diện đọc tin tức: Giao diện đọc tin tức trên trang tab mới đã được
thay đổi thành 4 cột, giúp người dùng lướt xem nhiều tin tức hơn trên một màn hình.
- Chặn quảng cáo: Tính năng Chặn quảng cáo đã được cải thiện, với khả năng chặn
quảng cáo trên YouTube và loại bỏ quảng cáo nhảy tab trên di động. Mặt khác, Cốc
Cốc hiện đã chuyển tính năng Chặn quảng cáo vào browser native, cụ thể Cốc Cốc
đã chính thức chuyển tính năng Chặn quảng cáo từ tiện ích mở rộng vào trình duyệt
gốc để tối ưu hiệu suất.
- Cải tiến thanh công cụ: Thanh công cụ đa phương tiện, một trong những tính năng
làm nên tên tuổi Cốc Cốc, nay đã có diện mạo mới với thiết kế nhỏ gọn và thân thiện
hơn.
Những thành tựu này không chỉ phản ánh sự nỗ lực không ngừng của Cốc Cốc trong
việc cải tiến sản phẩm mà còn cho thấy sự cam kết của công ty trong việc mang lại trải
nghiệm tốt nhất cho người dùng.
1.5.2. Giải thưởng
Trong những năm gần đây, Cốc Cốc đã nhận được sự công nhận và nhiều giải thưởng
quan trọng, phản ánh sự đóng góp của công ty vào ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam:
- Vietnam Trust Awards 2022: Cốc Cốc đã được vinh danh trong Top 10 Sản phẩm
& Dịch vụ được tin tưởng nhất tại Việt Nam 2022.

12
- Giải thưởng Sao Khuê 2021: Cốc Cốc đã nhận được 4 Giải thưởng và Danh hiệu
Top 10 tại Giải thưởng Sao Khuê 2021, vượt qua hơn 300 đề cử và đạt giải trên tất
cả 4 hạng mục tham gia.
- Vietnam Digital Awards 2021: Cốc
Cốc đã được vinh danh ở hạng mục
Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển
đổi số tiêu biểu với 2 giải thưởng cho
2 sản phẩm: Trình duyệt Cốc Cốc và
Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc. Đây là
một thành tựu đáng tự hào trong công
cuộc xây dựng nền tảng công cụ tìm
kiếm và trình duyệt tại Việt Nam Hình 1.4 Giải thưởng Digital Awards 2021

Những giải thưởng này không chỉ là sự khẳng định về chất lượng và uy tín của sản
phẩm, mà còn là động lực để Cốc Cốc tiếp tục sáng tạo và phát triển, hướng tới mục tiêu
phục vụ người Việt hạnh phúc hơn trong thế giới số.
1.6. Hướng phát triển trong tương lai
1.6.1. Kế hoạch trong tương lai
Cốc Cốc dự định tiếp tục phát triển các tính năng mới, mở rộng đối tượng người
dùng và cải thiện trải nghiệm người dùng cũng như củng cố vị thế của mình trên thị trường
thương mại điện tử tại Việt Nam, cụ thể:
- Phát triển công cụ Chat GPT tiếng Việt: Cốc Cốc dự định sẽ tạo ra một công cụ Chat
GPT được “huấn luyện” đặc biệt để xử lý ngôn ngữ tiếng Việt, nhằm phục vụ tốt
hơn cho người dùng Việt Nam.
- Ứng dụng AI vào công cụ tìm kiếm: Cốc Cốc kỳ vọng sẽ cải thiện chất lượng kết
quả tìm kiếm bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào nền tảng tìm kiếm của mình.
- Hợp tác với các bên cung cấp nội dung tiếng Việt: Cốc Cốc muốn sử dụng thế mạnh
về trình duyệt web và công nghệ AI để hợp tác với các bên cung cấp nội dung tiếng
Việt và xây dựng tiện ích tìm kiếm bằng giọng nói tiếng Việt.
Như vậy, Cốc Cốc đang hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ, với tâm lý tự tin và
sự sáng tạo không ngừng. Họ đang không ngừng nỗ lực để mang đến cho người dùng những
sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người dùng Việt Nam.
Những kế hoạch này cho thấy Cốc Cốc không chỉ liên tục đổi mới và cải tiến sản phẩm, mà
còn phản ánh cam kết của công ty trong việc tạo ra những giải pháp công nghệ thông tin
phù hợp và tiện ích cho người dùng Việt Nam.

13
1.6.2. Định hướng phát triển công nghệ
Cốc Cốc đang theo đuổi một định hướng phát triển mạnh mẽ và đầy tham vọng, với
mục tiêu chinh phục 50 triệu người dùng Việt Nam vào năm 2025. Để hiện thực hóa mục
tiêu này, Cốc Cốc tập trung vào các chiến lược sau:
- Tối ưu hóa sản phẩm cho người dùng Việt: Cốc Cốc không ngừng cải tiến trình duyệt
và công cụ tìm kiếm của mình để phù hợp hơn với nhu cầu và thói quen sử dụng
internet của người Việt.
- Đầu tư vào sản phẩm và công nghệ: Cốc Cốc đang đầu tư mạnh mẽ vào việc phát
triển sản phẩm, bao gồm cả việc cải thiện các tính năng hiện có và phát triển các
công nghệ mới.
- Tạo môi trường làm việc linh hoạt: Cốc Cốc xây dựng một môi trường làm việc linh
hoạt và sáng tạo, nhằm thu hút và giữ chân nhân tài.
- Phát triển sản phẩm “Made in Vietnam”: Cốc Cốc tự hào là một sản phẩm công nghệ
“Made in Vietnam”, với sự tập trung vào việc phát triển khả năng xử lý ngôn ngữ
tiếng Việt và tối ưu kết quả tìm kiếm phù hợp với nhu cầu người Việt.
Với những định hướng này, Cốc Cốc đang từng bước tiến gần hơn đến mục tiêu trở
thành công cụ tiếp cận internet hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vị thế của
mình trên thị trường công nghệ thông tin toàn cầu.
1.7. Đối tác và nhà đầu tư
Trong thời gian gần đây, Cốc Cốc đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tác và
nhà đầu tư lớn để mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển sản phẩm của mình. Một
trong những nhà đầu tư quan trọng nhất của Cốc Cốc là Hubert Burda Media (Đức). Năm
2015, Công ty này đã đầu tư 14 triệu USD vào Cốc Cốc, đánh dấu thương vụ đầu tư mạo
hiểm nước ngoài lớn nhất vào một công ty khởi nghiệp Việt Nam, đóng vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ Cốc Cốc phát triển các sản phẩm và dịch vụ, cũng như mở rộng thị phần
ra thị trường quốc tế.
Ngoài ra, một số nhà đầu tư lớn khác của Cốc Cốc có thể kể đến Quỹ đầu tư VNP
và Quỹ đầu tư DFJ VinaCaptial (Việt Nam). Trong năm 2014 và 2016, hai công ty này đã
rót vốn vào Cốc Cốc, giúp cho công ty trong việc phát triển chiến lược kinh doanh và việc
mở rộng hoạt động sang cách thị trường mới, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á.

14
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH KINH DOANH SỐ CỦA CỐC CỐC
2.1. Tổng quan
Mô hình kinh doanh của Cốc Cốc, một công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam,
có thể được phân tích sâu hơn thông qua việc xem xét các yếu tố sau:
2.1.1. Trình duyệt web và công cụ tìm kiếm địa phương
Trong lĩnh vực trình duyệt web và công cụ tìm kiếm, Cốc Cốc đã thiết lập một vị thế
đáng kể trên thị trường Việt Nam. Mô hình kinh doanh của họ tập trung vào cung cấp các
dịch vụ này miễn phí cho người dùng, nhưng đồng thời tạo ra doanh thu từ việc hiển thị
quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng này. Cốc Cốc không chỉ cung cấp các tính năng cơ
bản của một trình duyệt và công cụ tìm kiếm, mà còn kết hợp các tính năng và dịch vụ đặc
biệt như trình đọc tin tức tích hợp và tiện ích tìm kiếm nhanh chóng với các dịch vụ trực
tuyến phổ biến như mua sắm và giải trí.
2.1.2. Quảng cáo trực tuyến và mô hình doanh thu liên quan
Một phần quan trọng của mô hình kinh doanh của Cốc Cốc chính là quảng cáo trực
tuyến. Họ cung cấp một nền tảng quảng cáo trực tuyến cho các nhà quảng cáo muốn tiếp
cận người dùng thông qua trình duyệt và công cụ tìm kiếm của họ. Hệ thống này cho phép
các doanh nghiệp tạo hay đặt quảng cáo trên khung trình duyệt để hiển thị trong các kết quả
tìm kiếm và trang web của Cốc Cốc, từ đó tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho công ty. Tiêu
biểu chính là Cốc Cốc Ad platform, nơi mà Cốc Cốc cung cấp các giải pháp về quảng cáo
nhằm gia tăng độ nhận diện cho các doanh nghiệp khác thông qua các hình thức quảng cáo
tính phí khác nhau. Cốc Cốc còn cung cấp "thước đo" cho thấy những điều mà thống kê về
quảng cáo có sẵn không thể đáp ứng - giúp cho thương hiệu tìm ra cách tốt nhất để tối ưu
chiến dịch quảng cáo nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình.

Hình 2.1 Một số khách hàng mà Cốc Cốc từng hợp tác

15
2.1.3. Hợp tác và đối tác liên kết
Cốc Cốc xác định vai trò của các đối tác và hợp tác là không thể phủ nhận trong việc
mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường giá trị cho người dùng và đối tác. Họ thường
xuyên hợp tác với các nhà phát triển ứng dụng, nhà quảng cáo và các tổ chức tài chính để
mang lại những dịch vụ và sản phẩm tiên tiến và đa dạng hơn cho cộng đồng người dùng
của mình.

2.2. Các mô hình kinh doanh tích hợp


2.2.1. Các thành phần chiến lược (Strategy Component)
Các thành phần chiến lược của một mô hình kinh doanh tích hợp bao gồm ba mô hình
từng phần: mô hình chiến lược, mô hình nguồn lực và mô hình mạng lưới. Chúng là những
mối quan tâm đặc biệt quan trọng trong việc phân tích khả năng tạo ra giá trị của Cốc Cốc.
Đồng thời, nó cũng tạo ra phạm vi hoạt động cho các mô hình từng phần khác và xác định
các loại hình tạo ra giá trị nói chung.
Mô hình chiến lược (Strategy Model)
Sứ mệnh công ty (Company Mission) được Cốc Cốc công bố trên website: “Giúp
người Việt hạnh phúc hơn bằng cách sử dụng tối đa tiềm năng thế giới số”. Với phương
châm này, Công cụ tìm kiếm & Trình duyệt Cốc Cốc có nhiều tính năng tích hợp thú vị,
được xây dựng và phát triển dựa trên thói quen và hành vi sử dụng Internet của người Việt
như tính năng download, tính năng Cốc Cốc Đọc tin, ghim video, tải nhanh, tự động gõ dấu
tiếng Việt, sửa lỗi chính tả,... thông qua việc sử dụng thuật toán tập trung vào chủ thể, vào
một từ khóa duy nhất chứ không chia ra làm các từ khóa con nên kết quả trả về của nó đặc
biệt được tối ưu hơn cho người dùng tại Việt Nam. Mặt khác, Cốc Cốc cũng cho thấy tầm
nhìn của mình cho đến năm 2025 sẽ đạt 50 triệu người dùng, tương đương với 50% dân số
Việt Nam.
Đối với vị trí chiến lược và lộ trình phát triển (Strategic positions & development
paths), Cốc Cốc tập trung vẫn đặt trọng tâm trong việc phát triển mạnh mẽ tại thị trường
Việt Nam, bằng cách phát triển trình duyệt và công cụ tìm kiếm, Cốc Cốc đã định vị mình
là một công ty lớn trong thị trường trình duyệt và công cụ tìm kiếm Việt Nam, cung cấp
khả năng tìm kiếm bản địa hóa và trình duyệt được tối ưu hóa cho nhu cầu của người dùng
Việt Nam, bao gồm tốc độ duyệt web nhanh hơn, tính năng bảo mật tích hợp và tích hợp
liền mạch với nội dung và dịch vụ địa phương.
Cốc Cốc cũng tạo ra hệ sinh thái của riêng mình một cách toàn diện và mạnh mẽ với
nhiều tài nguyên như: Mạng quảng cáo Cốc Cốc (Cốc Cốc Audience Network), Cốc Cốc
Mobile, Cốc Cốc AI Chat, Cốc Cốc AI Search,... Mặt khác, nhận thấy tầm quan trọng ngày

16
càng tăng của thiết bị di động trong bối cảnh kỹ thuật số của Việt Nam, Cốc Cốc ưu tiên
trải nghiệm trên thiết bị di động, đảm bảo quyền truy cập liền mạch vào các dịch vụ của
mình trên điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Trong mô hình chiến lược của Cốc Cốc, Đề xuất giá trị (Value Proposition) cũng là
một khía cạnh quan trọng. Nhằm giữ chân khách hàng, công ty luôn cung cấp các giải pháp
tìm kiếm, duyệt web và quảng cáo kỹ thuật số được bản địa hóa được thiết kế đặc biệt để
đáp ứng nhu cầu của người dùng và doanh nghiệp Việt Nam, cung cấp cho họ nội dung,
dịch vụ và cơ hội phù hợp.

Hình 2.2 Cốc Cốc sở hữu hệ sinh thái mạnh mẽ

Cốc Cốc cũng cam kết không ngừng đổi mới và tiến bộ công nghệ, tận dụng các
công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất, tính bảo mật và khả năng sử dụng của các sản
phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời luôn dẫn đầu trong bối cảnh kỹ thuật số đang phát
triển nhanh chóng của Việt Nam. Thêm vào đó, Cốc Cốc chú trọng thiết kế lấy người dùng
làm trung tâm, ưu tiên sự đơn giản, trực quan và khả năng truy cập trong các sản phẩm và
dịch vụ của mình để đảm bảo trải nghiệm liền mạch và thú vị cho tất cả người dùng, bất kể
trình độ kỹ thuật số hay trình độ kỹ thuật của họ.
Mô hình nguồn lực (Resources Model)
Các hoạt động của Cốc Cốc bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nguồn lực của các bên liên
quan. Trong mô hình nguồn lực, năng lực cốt lõi và tài sản cốt lõi là 2 yếu tố quan trọng
phải được tính đến để phân tích sự thành công lâu dài của công ty.
Tài sản cốt lõi của Cốc Cốc có thể kể đến cơ sở hạ tầng dữ liệu, đội ngũ nghiên cứu
và phát triển, hay giá trị thương hiệu. Các yếu tố này có thể phân tích kĩ hơn ở mục 2.4.

17
Nhìn chung, Cốc Cốc có đội ngũ nhân viên đa dạng và tài năng, bao gồm các chuyên gia
kỹ thuật, nhà phát triển, nhà tiếp thị, nhà nghiên cứu thị trường,… Cốc Cốc cũng sở hữu cơ
sở hạ tầng dữ liệu mạnh mẽ bao gồm lượng lớn dữ liệu người dùng, truy vấn tìm kiếm, hành
vi duyệt web và thông tin nhân khẩu học. Ước tính có hơn 28 triệu người dùng hằng ngày,
điều này cho thấy Cốc Cốc sẽ thu thập được lượng data vô cùng lớn.
Trong những năm qua, Cốc Cốc đã xây dựng được sự hiện diện và uy tín thương
hiệu mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, được công nhận về chuyên môn địa phương. Giá trị
thương hiệu này đóng vai trò như một tài sản vô hình có giá trị, thúc đẩy niềm tin của người
dùng, lòng trung thành và sự khác biệt trên thị trường.
Mặt khác, năng lực cốt lõi của Cốc Cốc bao gồm nhận diện khách hàng, năng lực
quản lý dịch vụ hay các tính năng Cốc Cốc cung cấp cho khách hàng mà các đối thủ cạnh
tranh không có. Chúng đều là những yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh mãnh mẽ của công ty trên
thị trường và sẽ được phân tích kĩ hơn ở mục 2.5.
Mô hình kết nối (Network Model)
Mô hình kết nối của Cốc Cốc xây dựng dựa trên nền tảng kết nối đa chiều, hướng
đến người dùng, đối tác, cộng đồng và dữ liệu. Công ty đã thiết lập mối quan hệ hợp tác và
đối tác chiến lược với nhiều công ty và tổ chức trong và ngoài nước, từ các nhà phát triển
ứng dụng đến các công ty quảng cáo và nội dung truyền thông nhằm đem đến những tiện
ích vượt trội cho người dùng internet Việt Nam. Điều này giúp họ mở rộng hệ sinh thái của
mình và cung cấp các dịch vụ và sản phẩm phong phú hơn cho người dùng.
- Trong tháng 6/2020, Cốc Cốc đã hợp tác với Adblock Plus, mang lại cho người dùng
trải nghiệm duyệt web nhanh và an toàn.
- Tháng 8/2020, Cốc Cốc kết hợp cùng hai nhà mạng Mobifone và Vinaphone ra mắt
gói Data Xanh Lá. Gói cước này mang đến cho người dùng trình duyệt Cốc Cốc với
tốc độ cao hoàn toàn mới. Theo đó, với mức giá tương đương người dùng có thể
nhận tới gấp 3 lần data để lướt web.
- Tháng 12/2020, Cốc Cốc công bố
quan hệ hợp tác với VTV Digital.
Mục tiêu của hợp tác này là nhằm
thúc đẩy và phát huy tiềm năng của
cả hai trong việc thúc đẩy chuyển
đổi số và phân phối nội dung truyền
hình thông qua nền tảng Trình duyệt
và Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc. Hình 2.3 VTV Digital hợp tác với Cốc Cốc

18
Cốc Cốc cũng tạo ra các kênh kết nối và tương tác với cộng đồng người dùng thông
qua các cộng đồng trực tuyến, diễn đàn và mạng xã hội (Facebook, Twitter). Họ lắng nghe
ý kiến phản hồi của người dùng và cung cấp hỗ trợ và giải đáp thắc mắc để cải thiện sản
phẩm và dịch vụ của mình.
Thêm vào đó, Cốc Cốc còn hợp tác với các đối tác chiến lược không chỉ trong và
ngoài nước, từ các công ty công nghệ đến các nhà xuất bản và nhà cung cấp dịch vụ. Họ
còn tạo ra các liên kết chiến lược để mở rộng phạm vi hoạt động và cung cấp giá trị cho
người dùng và đối tác.
Ngoài ra, Cốc Cốc còn xây dụng cho mình một mạng lưới đối tác rộng rãi ở nhiều
lĩnh vực khác nhau như, bao gồm:
Lĩnh vực công nghệ
- Google: Cốc Cốc có mối quan hệ hợp tác với Google, đặc biệt là trong lĩnh vực công
nghệ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến.
- Microsoft Corporation: Microsoft là một trong những công ty công nghệ lớn nhất
thế giới và đã hợp tác với Cốc Cốc trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ
công nghệ như hệ điều hành Windows, bộ ứng dụng Microsoft Office.
- VNG Corporation: VNG là một tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam và đã có
mối quan hệ hợp tác với Cốc Cốc trong việc phát triển nhiều dự án công nghệ và
ứng dụng trực tuyến như game, mạng xã hội.
- Viettel Group: Viettel hợp tác với Cốc Cốc trong một số dự án liên quan đến công
nghệ và truyền thông như: thanh toán di động, gói cước điện thoại,...
Lĩnh vực thương mại điện tử
- Tiki: Hợp tác tích hợp tính năng so sánh giá sản phẩm trên Cốc Cốc.
- Lazada: Hợp tác triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành riêng cho
người dùng Cốc Cốc.
Lĩnh vực y tế
- GroupM: Cốc Cốc và GroupM hợp tác nghiên cứu chuyên sâu cho ra mắt chuỗi báo
cáo thị trường 4D - Công bố báo cáo đầu tiên về thị trường thuốc không kê đơn
Lĩnh vực tài chính
- MoMo: Hợp tác tích hợp ví điện tử MoMo trên trình duyệt Cốc Cốc.
- ZaloPay: Hợp tác triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành riêng cho
người dùng Cốc Cốc.
- MBBank: Hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thanh toán hóa đơn,...
19
2.2.2. Các thành phần nhu cầu khách hàng (Customer Demand Component)
Các mô hình từng phần trong các thành phần nhu cầu khách hàng đề cập đến các
yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến việc thiết kế và vận hành một mô hình kinh doanh. Nó bao
gồm ba thành phần chính là mô hình cung ứng thị trường, mô hình khách hàng và mô hình
doanh thu. Các mô hình này mô tả môi trường làm việc của Cốc Cốc, và cách mà chúng
được kết nối nhằm tạo ra giá trị thông qua doanh thu. Trước khi Cốc Cốc chuyển các mục
tiêu chiến lược của mình sang quá trình tạo ra giá trị, trước tiên cần phải thưc hiện điều
chỉnh sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và tình hình thị trường.
Mô hình cung ứng thị trường (Market Offer Model)
Mô hình cung ứng thị trường đề cập đến những yếu tố: đối thủ cạnh tranh, cấu trúc
thị trường và giá trị mang lại (sản phẩm, dịch 30 ngàyvụ). Chẳng hạn như đối với trình
duyệt thì sẽ là khả năng bảo mật dữ liệu, tốc độ duyệt web,...

Hình 2.4 Thị phần về Desktop Browser tại Việt Nam

Ba đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Cốc cốc tại Việt Nam hiện tại gồm có: Google
Chrome, Safari và Microsoft Edge. Theo thống kê của Statcounter, Chrome đang thống trị
thị trường trình duyệt ở desktop với 73,82%, ngay sau là Cốc cốc, Safari và Microsoft
Edge.
- Google Chrome: là trình duyệt Web do Google phát triển. Xuất hiện vào năm 2008
do hệ điều hành Windows được xây dựng với các phần mềm miễn phí từ Mozilla
Firefox và Apple WebKit. Sau đó mới được chuyển sang Linux, macOS, iOS và
Android, nơi nó là trình duyệt mặc định được tích hợp sẵn trong hệ điều hành. Trình
duyệt cũng là thành phần chính của Chrome OS và đóng vai trò nền tảng cho các
ứng dụng Web.
- Safari: là trình duyệt Web mã nguồn mở một phần được xây dựng dựa trên WebKit
do Apple phát triển và được phát hành lần đầu như một phần của Mac OS X Panther
trên Mac năm 2003. Sau đó, phiên bản di động của trình duyệt này đã được giới
thiệu như một phần của iPhone OS 1 trên iPhone và iPod touch vào năm 2007. Trình
duyệt này hiện được hỗ trợ trên macOS, iOS và iPadOS.

20
- Microsoft Edge: Microsoft Edge là một trình duyệt Web được phát triển bởi
Microsoft. Trình duyệt được được phát hành lần đầu cho Windows 10 và Xbox One
vào năm 2015, và sau đó cho Android và iOS vào năm 2017 và cho macOS vào năm
2019.
Về cấu trúc thị trường, tính đến đầu năm 2023, có 77,93 triệu người sử dụng Internet
tại Việt Nam, tương đương 79,1% so với tổng dân số, tăng thêm 5,3 triệu người (tăng 7,3%)
so với đầu năm 2022. Trong đó, 65,2% người dùng sử dụng với mục tiêu là tìm kiếm thông
tin. Tuy nhiên, 86,58% lưu lượng truy cập Internet được thực hiện thông qua các thiết bị di
động, cao hơn đáng kể so với mức 12% trên laptop và máy tính để bàn.
Bảng 2.1 Xếp hạng website được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam

Tổng khách Thời gian


Website Tổng lưu lượng
truy cập mỗi lượt truy cập

Google 1,19 tỷ 56,1 triệu 11 phút 28 giây

Youtube 635 triệu 32,3 triệu 23 phút 26 giây

Facebook 544 triệu 37 triệu 16 phút 58 giây

Báo VNExpress 171 triệu 12,7 triệu 5 phút 54 giây

Báo 24h 118 triệu 13,1 triệu 5 phút 54 giây

Theo Bảng xếp hạng website được truy cập nhiều nhất Việt Nam năm 2023 theo
SimilarWeb, dưới đây là những website được truy cập nhiều nhất. Google vẫn đang là
website có lượt truy cập lớn nhất, cho thấy sức ảnh hưởng của công cụ này tại thị trường
trình duyệt Web tại Việt Nam. Ngoài ra, hầu hết người Việt dùng trình duyệt Web để đọc
báo, điều cho thấy ý nghĩa của việc tích hợp các trang báo ngay ở giao diện của các trình
duyệt là rất lớn trong việc thu hút người dùng.
Giá trị cung cấp, hay nói cách khác là các sản phẩm và dịch vụ mà Cốc Cốc cung
cấp, bao gồm các yếu tố như tìm kiếm thông tin, duyệt web, quảng cáo hay hỗ trợ phân tích
dữ liệu. Trong mô hình cung ứng thị trường, Cốc Cốc không chỉ là một trình duyệt web mà
còn là một công cụ tìm kiếm, cùng với đó là nền tảng quảng cáo giúp các doanh nghiệp tiếp
cận khách hàng tiềm năng. Sản phẩm chính của họ bao gồm trình duyệt Cốc Cốc với khả
năng chặn quảng cáo vượt trội, trợ lý trình duyệt AI, và khả năng tải video và nhạc nhanh
chóng. Cốc Cốc cũng phát triển các dịch vụ bản đồ chi tiết và hệ thống đấu giá quảng cáo
thời gian thực.

21
Mô hình khách hàng (Customer Model)
Trọng tâm chính trong mô hình khách hàng là quản trị quan hệ khách hàng (CRM)
hiệu quả và định hướng theo nhóm mục tiêu.
Phân khúc khách hàng của Cốc cốc rất đa dạng và bao gồm toàn bộ người Việt Nam
có nhu cầu sử dụng không kể tuổi tác, nhưng có thể chia thành 3 loại chính như sau:
- Người dùng cá nhân: Vì có số lượng đông đảo nhất nên đây là nhóm khách hàng
chính của Cốc Cốc, bao gồm học sinh, sinh viên, dân văn phòng, người nội trợ,...
- Doanh nghiệp: Cốc Cốc cung cấp các giải pháp quảng cáo và marketing cho doanh
nghiệp giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.
Tuy nhóm này không nhiều bằng người dùng cá nhân nhưng đem lại doanh thu đáng
kể từ việc cung cấp dịch vụ quảng cáo.
- Cơ quan nhà nước: Cốc Cốc hợp tác với các cơ quan nhà nước để cung cấp các giải
pháp công nghệ cho các lĩnh vực như giáo dục, y tế,...
Đối với quản trị khách hàng Cốc cốc luôn cố gắng tiếp cận và giữ chân người dùng
bằng sự gần gũi, tên gọi “Cốc Cốc” có ý nghĩa như tiếng gõ cửa, giúp đưa người dùng bước
vào thế giới số. Là trình duyệt duy nhất có tên tiếng Việt, điều này giúp thương hiệu này dễ
tiếp cận người dùng vì sự gần gũi của nó. Hơn nữa, Cốc Cốc biết rằng phần lớn người dùng
Việt Nam dùng trình duyệt để xem youtube và đọc báo, nên ở giao diện được tích hợp sẵn
phím tắt Youtube để người dùng dù là mới cũng có thể sử dụng ngay một cách tiện lợi. Cốc
Cốc luôn dành phần lớn diện tích của giao diện chính để hiển thị những bài báo để đáp ứng
nhu cầu cập nhật thông tin của người dùng.
Một trong những chiến lược cốt lõi tại Cốc Cốc là đặt trọng tâm phát triển tại thị
trường Việt Nam, tận dụng tối đa lợi thế địa phương và thấu hiểu tâm lý người dùng trong
nước. Họ xây dựng cơ cấu tổ chức linh hoạt, nơi tất cả nhân viên ở mọi vai trò đều có cơ
hội đóng góp ý kiến. Thấu hiểu người dùng Việt và tinh thần “việc gì cũng có thể làm
được”, Cốc Cốc xây dựng tâm lý tự tin trong chiến lược phát triển. Với dân số hơn 100
triệu người và tỷ lệ sử dụng internet cao, Việt Nam vừa là sân nhà, vừa là thị trường đầy
tiềm năng để Cốc Cốc tiếp tục khai thác.
Cốc Cốc cũng đặt lợi ích và trải nghiệm duyệt web của người dùng lên đầu, tích hợp
các tính năng mà các ông lớn công nghệ khác không làm để phục vụ người dùng Việt. “Về
tính năng, họ không muốn chặn quảng cáo, và download (tải xuống) vì họ có cả một hệ sinh
thái kiếm tiền bằng quảng cáo.Tính năng download từ Youtube, mặc dù không ai cấm,
nhưng cũng không có nhiều ông lớn tích hợp tính năng này vào trình duyệt của mình. Thế
mạnh của Cốc Cốc là đóng gói tất cả trong một sản phẩm trình duyệt và hoàn toàn miễn
phí. Như vậy thì tiện lợi hơn nhiều cho người dùng”, đại diện Cốc Cốc nhấn mạnh.
22
Ngoài ra, họ luôn nỗ lực mở rộng số lượng người dùng thông qua các chiến dịch
truyền thông và các chính sách thúc đẩy người dùng hiện tại của họ giới thiệu trình duyệt
cho người khác. Điển hình là Cốc Cốc Referral, nơi người dùng có thể giới thiệu bạn bè và
gia đình sử dụng trình duyệt Cốc Cốc. Khi người được giới thiệu cài đặt và sử dụng trình
duyệt Cốc Cốc, người giới thiệu sẽ nhận được hoa hồng.
Mô hình doanh thu (Revenue Model)
Theo báo Đầu tư online, trong năm 2020 tổng doanh thu của Cốc Cốc đạt 235 tỷ
đồng, tăng hơn 13% so với năm 2019, ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế là 30 tỷ đồng.
Hiện nay, Cốc Cốc có 2 nguồn thu chính là từ quảng cáo và tiếp thị liên kết.
Cốc Cốc cung cấp dịch vụ quảng cáo cho các doanh nghiệp, khi doanh nghiệp trả
tiền để được quảng cáo cho các bài viết của họ, Cốc Cốc sẽ đẩy bài viết lên trang chủ của
trình duyệt, trong kết quả tìm kiếm. Khi người dùng nhấp vào quảng cáo. Những lợi ích khi
sử dụng Cốc Cốc Ads mà doanh nghiệp sẽ được hưởng như:
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng: Cốc Cốc có hơn 30 triệu người dùng hoạt động hàng
tháng tại Việt Nam, là một trong những trình duyệt web phổ biến nhất. Doanh nghiệp
có thể tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ này thông qua Cốc Cốc Ads.
- Tăng lượt truy cập website: Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được chuyển
hướng đến trang web của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tăng lượt truy
cập website, từ đó có thể thu hút thêm khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán
hàng.
- Nâng cao nhận diện thương hiệu: Khi quảng cáo của doanh nghiệp được hiển thị trên
trang chủ trình duyệt và trong kết quả tìm kiếm, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ
được tiếp cận với nhiều người dùng hơn. Điều này giúp nâng cao nhận diện thương
hiệu và uy tín của doanh nghiệp.
- Chi phí hợp lý: Cốc Cốc Ads cung cấp nhiều gói quảng cáo với mức giá phù hợp với
nhu cầu và ngân sách của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi
người dùng nhấp vào quảng cáo.
- Dễ dàng sử dụng: Cốc Cốc Ads có giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Doanh nghiệp có
thể tự tạo và quản lý chiến dịch quảng cáo của mình một cách dễ dàng.
Cốc Cốc cũng cung cấp một số loại hình quảng cáo trên Cốc Cốc Ads:
- Quảng cáo tìm kiếm: Quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên trang kết
quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc
dịch vụ của doanh nghiệp.

23
- Quảng cáo hiển thị: Quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên các trang web
và ứng dụng thuộc mạng lưới của Cốc Cốc.
- Quảng cáo video: Quảng cáo video của doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên YouTube
và các trang web khác.
- Quảng cáo mua sắm: Quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên
Google Shopping và Cốc Cốc Shopping.
Tiếp thị liên kết, là một mô hình quảng cáo sản phẩm dịch vụ thông qua internet, khi
người dùng nhấp vào các liên kết liên kết trên trang web của họ và mua sản phẩm hoặc dịch
vụ từ các nhà bán lẻ liên kết, Cốc Cốc nhận được hoa hồng từ các nhà bán lẻ liên kết này.
Ngoài ra, Cốc Cốc từng cung cấp dịch vụ Affiliate (tiếp thị liên kết) cho cả người dùng,
nghĩa là họ sẽ chia sẻ một phần hoa hồng với người dùng nếu họ kiếm được khách hàng
sẵn sàng mua sản phẩm cho những nhà bán lẻ liên kết với Cốc Cốc.
2.2.3. Các thành phần tạo ra giá trị (Value Creation Component)
Các thành phần tạo ra giá trị bao gồm việc tạo ra giá trị cho nội bộ. Trong bối cảnh
này, mô hình mua sắm, mô hình tạo ra giá trị và mô hình tài chính đều có liên quan. Chúng
tập trung vào cách thức, những điều kiện nào mà giá trị có thể được tạo ra. Do đó, các mô
hình tạo ra giá trị một phần bị ảnh hưởng bởi cách thành phần chiến lược và thành phần
nhu cầu khách hàng.
Mô hình tạo ra giá trị (Value Creation Model)
Cốc Cốc tạo ra giá trị cho người dùng bằng cách cung cấp cho họ thông tin hữu ích
và liên quan, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng mục tiêu thông
qua dịch vụ quảng cáo.
Đối với nhóm người dùng, Cốc Cốc đã tạo ra giá trị thông qua cung cấp cho họ dịch
vụ tìm kiếm trực tuyến bằng cách đáp ứng cho khách hàng các khả năng như tìm kiếm
nhanh, chính xác và an toàn. Kết quả tìm kiếm thì được phân loại theo nhóm các chuyên
đề: bóng đá, nấu ăn, học tập… và được tự động lọc các kết quả không liên quan, giúp người
dùng dễ dàng tìm thấy những kết quả liên quan theo chủ đề mong muốn (Search verticals
và snippets). Chúng cũng được tối ưu hoá dựa trên lịch sử, ví trí và sở thích của người dùng.
Điều này giúp cho người dùng tìm kiếm thông tin mà họ quan tâm một cách nhanh nhất.
Đặc biệt, Cốc Cốc có khả năng xử lý tiếng Việt tốt, công ty cung cấp tính năng tự
động điền dấu tiếng Việt, sửa lỗi chính tả khi người dùng gõ từ khóa tìm kiếm. Ngoài ra,
nhằm tạo thuận tiện cho người dùng, Cốc Cốc cung cấp khả năng duyệt web không quảng
cáo phiền nhiễu bằng tính năng chặn quảng cáo, giúp loại bỏ quảng cáo nhấp nháy, tự động
phát âm thanh. Đồng thời việc tải video từ trình duyệt Cốc Cốc cũng được đánh giá là nhanh

24
chóng hơn so với các trình duyệt khác. Đối với trải nghiệm người dùng, Cốc Cốc tiến hành
hợp tác KardiaChain xây dựng trình duyệt Web3 giúp tăng trải nghiệm việc kết nối dữ liệu
phi tập trung một cách nhanh hơn và cá nhân hóa hơn đối với người dùng Việt.
Đối với nhóm doanh nghiệp và nhà quảng cáo, Cốc Cốc tạo ra giá trị thông qua quản
trị cộng tác quảng cáo (Audience Network). Nó là một mạng quảng cáo trực tuyến được
phát triển và vận hành bởi Cốc Cốc nhằm kết nối nền tảng nội dung (Publisher) và nhà
quảng cáo (Advertiser). Công cụ giúp các doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu
bằng cách hiển thị quảng cáo của họ cho những người dùng có khả năng quan tâm đến sản
phẩm hoặc dịch vụ của họ, từ đó giúp tăng độ tiếp cận khách hàng tiềm năng cho các bên
quảng cáo trên Cốc Cốc, đồng thời cung cấp báo cáo thị trường đa ngành cho mọi người,
thu hút sự chú ý các khách hàng có nhu cầu quảng cáo.
Mô hình mua sắm (Procurement Model)
Mô hình mua sắm mô tả cấu trúc của hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho quá trình tạo
ra giá trị gia tăng. Việc đảm bảo các nguồn lực phù hợp với điều kiện thuận lợi, sàng lọc
thị trường và phân tích thông tin tương ứng là cơ sở để tạo ra giá trị.
Cốc Cốc thu thập thông tin dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau: bao gồm các nhà cung
cấp nội dung tư nhân, cộng đồng và các cơ quan tin tức. Từ đó doanh nghiệp sử dụng thông
tin này để tạo ra các kết quả tìm kiếm và cung cấp nội dung được cá nhân hóa cho người
dùng. Cụ thể các nhà cung cấp nội dung như sau:
- Các nội dung phổ cập, xã hội: Các nội dung xã hội này do cộng đồng người dùng,
và nhà điều hành trang web cập nhật.
- Các nội dung kinh doanh, chính trị: Đến từ các cơ quan tin tức, công ty truyền thông
nội dung,...
- Nội dung quảng cáo: Đến từ các doanh nghiệp tổ chức,...
Ngoài ra để tăng tiện ích cho người tiêu dùng, Cốc Cốc còn tiến hành tích hợp các
tính năng như:
- Về học tập: Truy cập thông tin tuyển sinh thông qua việc liên kết thông tin ở các
trường ĐH- Cao đẳng. Ngoài ra đối với học sinh thì có thể truy cập các video gia sư,
bài giảng có sẵn do Cốc Cốc liên kết với các trung tâm gia sư danh tiếng để xây dựng
hệ thống bài học e-learning.
- Về du lịch giải trí: Tích hợp tính năng booking khách sạn, tìm chuyến bay, mua vé
xem phim. Cốc Cốc đóng vai trò như ứng dụng trung gian kết nối khách hàng với
nhà cung cấp dịch vụ (khách sạn, hãng hàng không, rạp chiếu phim).

25
- Tra cứu thông tin: Người dùng có thể tra cứu các thông tin về thị trường tài chính
do Cốc Cốc hợp tác với hệ thống ngân hàng, sàn giao dịch. Các thông tin tài chính
được doanh nghiệp liên kết để cập nhật trực tiếp thông tin từ sàn giao dịch
Vietstock.vn.
Nhằm tăng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng cho các thương hiệu và nhà bán
lẻ khi làm quảng cáo sản phẩm, Cốc Cốc tiến hành hợp tác với Criteo-công ty tiên phong
toàn cầu về công nghệ đa giải pháp. Đồng thời với mong muốn cung cấp góc nhìn đa chiều
về thị trường và hướng tới mục tiêu mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng, giúp
tăng hiệu quả cho các chiến lượng marketing sản phẩm Cốc Cốc và GroupM đã hợp tác
nghiên cứu và cho ra mắt chuỗi báo cáo thị trường đa ngành tại Việt Nam.
Mô hình tài chính (Finance Model)
Mô hình tài chính kết hợp hai lĩnh vực tài chính của mô hình kinh doanh của Cốc
Cốc. Một mặt, nguồn tài chính của công ty được mô tả. Mặt khác, cơ cấu chi phí của mô
hình kinh doanh được đưa vào mô hình tài chính.
Phần lớn nguồn vốn của Cốc Cốc sẽ được đầu tư vào phát triển trình duyệt và công
cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, công ty cũng dành ra một khoản đầu tư rất lớn để có thể chiêu mộ
những kỹ sư công nghệ giỏi nhất từng đoạt các giải Toán quốc tế, đến từ các cường quốc
dẫn đầu với kinh nghiệm phát triển công cụ tìm kiếm, trình duyệt đủ sức cạnh tranh với gã
khổng lồ Google. Đầu tư cho trang thiết bị cơ sở hạ tầng và các chi phí marketing cũng
chiến một phần vốn không nhỏ của Cốc Cốc, bởi vì đối với các sản phẩm trình duyệt và
công cụ tìm kiếm, các yêu cầu về hệ thống hạ tầng và cơ sở dữ liệu đều đòi hỏi tiêu chuẩn
rất cao để có thể xử lý lượng dữ liệu khổng lồ hàng ngày từ hàng chục triệu người dùng.
Ngoài ra, Cốc Cốc còn đầu tư vào việc hợp tác với các “ông lớn” khác để tăng lợi
thế cạnh tranh: bắt tay với Yandex vào năm 2019 cho ra mắt tính năng đọc tin sử dụng trí
tuệ nhân tạo (AI). Năm 2020 tiếp tục là một năm đặc biệt với Cốc Cốc khi hợp tác với nhiều
ông lớn trong và ngoài nước để phát triển các tính năng, sản phẩm nhằm gia tăng lợi ích và
tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng địa phương như: Phát triển trình lọc quảng cáo nâng
cao (kết hợp với Adblock Plus); Ra mắt gói cước tốc độ cao Data Xanh Lá (kết hợp cùng
Vinaphone và MobiFone),...
Hiện nay Cốc Cốc có khoảng 28 triệu người dùng (số liệu 2022) và sẽ gia tăng trong
tương lai. Người dùng có thể hoàn toàn truy cập miễn phí vào công cụ tìm kiếm và trình
duyệt Cốc Cốc. Tuy nhiên với khối lượng người dùng lớn như vậy sẽ là thị trường thu hút
các doanh nghiệp chạy quảng cáo cho các chiến dịch marketing của họ. Doanh thu của Cốc
Cốc phần lớn đến từ nguồn thu quảng cáo của các doanh nghiệp. Mỗi bài quảng cáo trên

26
Cốc Cốc, doanh nghiệp phải trả phí khi có người click vào quảng cáo hoặc quảng cáo có
trên 1000 lượt hiển thị.
Cốc Cốc Audience Network là một mạng quảng cáo trực tuyến được phát triển và vận
hành bởi Cốc Cốc nhằm kết nối nền tảng nội dung (Publisher) và nhà quảng cáo
(Advertiser). Đây là một hệ sinh thái toàn diện và mạnh mẽ, kết hợp cùng nền tảng quảng
cáo có sẵn thu hút số lượng nhà quảng cáo lớn và liên tục tăng, Cốc Cốc Audience Network
được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng doanh thu cho các nhà phát triển nội dung thông qua việc
khai thác tối ưu các vị trí quảng cáo.

Hình 2.5 Cốc Cốc Audience là một mạng quảng cáo

Bên cạnh đó, nguồn doanh thu của Cốc Cốc còn các gói dịch vụ như Cốc Cốc PR
Solution, Small Native In-feed Video - Giải pháp phát Video đầu tiên trên Cốc Cốc
Newsfeed,... để tăng tiện ích sử dụng, tối ưu hóa quảng cáo sản phẩm.
Đồng thời doanh nghiệp cũng tiến hành đầu tư sang các doanh nghiệp star-up lĩnh vực
công nghệ và một số lĩnh vực khác để tăng lợi nhuận và liên kết hợp tác với các doanh
nghiệp khác thông qua phát hành các gói dịch vụ: Data xanh lá (Cốc Cốc kết hợp nhà mạng
Mobiphone và Vinaphone), theo đó, với mức giá tương đương người dùng có thể nhận tới
gấp 3 lần data để lướt web; Cốc Cốc công bố quan hệ hợp tác với VTV Digital nhằm thúc
đẩy chuyển đổi số và phân phối nội dung truyền hình thông qua nền tảng Trình duyệt và
Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc.
Kết quả, năm 2020 tổng doanh thu của Cốc Cốc đạt 235 tỷ đồng, tăng hơn 13% so
với năm 2019, ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế là 30 tỷ đồng.
2.3. Chuỗi giá trị
2.3.1. Cách vận hành của máy chủ
Năm 2012, Cốc Cốc quyết định xây dựng trình duyệt nhằm hỗ trợ phát triển công cụ
tìm kiếm. Càng nhiều người dùng, càng nhiều truy vấn thì chất lượng tìm kiếm sẽ được cải
thiện. Đồng thời, trình duyệt mới cũng mở ra cơ hội thuyết phục người dùng vào thử một
công cụ tìm kiếm mới.
27
Đối với Trình tìm kiếm - một phần của Tìm kiếm Cốc Cốc, cho phép Cốc Cốc truy
xuất nhanh dữ liệu trong Dữ liệu đã được lập chỉ mục (Indexed Data). Sau đó, những dữ
liệu này được chuyển qua Trình biên soạn (Composer).
2.3.2. Cơ sở dữ liệu
Các nhà phát triển Cốc Cốc tuyên bố đây là công cụ tìm kiếm có cơ sở dữ liệu tiếng
Việt lớn nhất Việt Nam với hơn 2,1 tỷ trang web, trong đó số lượng dữ liệu từ tên miền
".vn", ".com.vn" nhiều gấp hai lần so với Google.
Riêng về tìm kiếm địa điểm, cơ sở dữ liệu địa điểm đồ sộ của Cốc Cốc bao gồm hơn
1,2 triệu địa điểm trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu địa điểm của Cốc
Cốc còn bao gồm các video quay khung cảnh địa điểm, ứng dụng công nghệ 360 độ
panorama. Công nghệ này cho phép người xem có thể quan sát một địa điểm, sự kiện từ tất
cả các góc nhìn như thể chính họ đang trực tiếp có mặt tại đó.
2.3.3. Phần mềm và thuật toán
Trình duyệt được phát triển dành riêng cho người Việt Nam, xây dựng dựa trên mã
nguồn của Chrome. Chính vì thế, Cốc Cốc gần như sở hữu đầy đủ những tính năng ưu việt
có từ Chrome.
Cốc Cốc ra mắt có tên là Cờ Rôm+ và hỗ trợ miễn phí cho người dùng, được xây
dựng trên nền tảng mã nguồn mở Chromium (là sản phẩm được phát triển bởi Google). Thế
nên bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi thấy Cốc Cốc có phần giống với Chrome về nhiều
tính năng đặc trưng.

Hình 2.6 Sơ đồ cách thức hoạt động tìm kiếm của Cốc Cốc

Để tạo ra Cốc Cốc Newtab 4.0, công ty công nghệ Cốc Cốc đã hợp tác với Yandex–
công ty công nghệ hàng đầu của Nga. Yandex đã từng xây dựng thành công nền tảng tin
tức theo sở thích cá nhân đầu tiên và lớn nhất trên thế giới, mang tên Yandex Zen. Công
28
nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mà Yandex đã hỗ trợ Cốc Cốc Newtab 4.0 bao gồm công nghệ
xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và Matrixnet – một thuật toán máy học độc
quyền.
Thuật toán của Cốc Cốc không được công bố cụ thể nhưng có thể giả định rằng nó
sử dụng một loạt các thuật toán để cải thiện trải nghiệm người dùng khi duyệt web và cung
cấp các dịch vụ của mình.
- Cải thiện tìm kiếm: Tìm kiếm theo chuyên đề (Vertical Search, hay Tìm kiếm theo
chiều dọc) bao gồm các tính năng tìm kiếm do Cốc Cốc thiết kế riêng cho người
dùng Việt. Khi bạn tìm kiếm về một số nhóm chủ đề có tính địa phương (chẳng hạn
như thời tiết, bóng đá, vé máy bay, phim chiếu rạp, hay bài giảng học tập), Cốc Cốc
cung cấp các bộ lọc để bạn dễ dàng tìm kiếm sâu hơn và nhận kết quả chính xác
trong một lần tìm kiếm. Khi tính năng Tìm kiếm an toàn được bật, Tìm kiếm Cốc
Cốc sẽ lọc bỏ các hình ảnh, video và trang web không phù hợp trên trang kết quả
tìm kiếm của Cốc Cốc. Do đó, tính năng này giúp bạn tránh tiếp cận các nội dung
người lớn khi tìm kiếm.
- Quản lý bộ nhớ và tài nguyên: Để tối ưu hóa hiệu suất, Cốc Cốc có thể sử dụng các
thuật toán để quản lý bộ nhớ và tài nguyên hệ thống.
- Quản lý dữ liệu và bảo mật: Cốc Cốc có thể sử dụng thuật toán để quản lý dữ liệu
người dùng một cách an toàn và bảo mật.
- Cải thiện hiệu suất: Cốc Cốc có thể sử dụng các thuật toán để tối ưu hóa hiệu suất
của trình duyệt, bao gồm tăng tốc độ tải trang, quản lý tab, và tối ưu hóa tiêu thụ tài
nguyên.
- Cải thiện kinh nghiệm người dùng: Cốc Cốc có thể sử dụng thuật toán để cung cấp
các tính năng như gợi ý tìm kiếm, quản lý tab thông minh và bộ lọc quảng cáo để cải
thiện trải nghiệm người dùng.
Tóm lại, thuật toán của Cốc Cốc là một ví dụ điển hình của việc áp dụng công nghệ
để giải quyết các vấn đề cụ thể, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống số và thúc đẩy sự
phát triển của ngành công thệ thông tin Việt Nam
2.3.4. Bối cảnh hóa
Trong thời đại 4.0, người dùng thích sử dụng những tiện ích mua sắm hơn là đi chợ
truyền thống, việc này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và sức lực. Người mua có thể tiếp
cận với đa dạng lựa chọn trên các sàn thương mại điện tử.
Tính tới điều này, Cốc Cốc đã tích hợp tính năng E-commerce để kết nối các sàn
thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,... với chính sách dán quảng cáo chạy Ads

29
trên trang chủ Cốc Cốc. Bên cạnh đó, còn hiển thị giá bán địa điểm của các shop và doanh
nghiệp có liên kết quảng cáo.
2.3.5. Kế hoạch truyền thông
Trình duyệt không đơn thuần là hỗ trợ lướt web mà đặc biệt hỗ trợ truy cập
Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất đang gây nghiện cho hàng chục triệu người Việt
Nam; trình duyệt hỗ trợ tra cứu từ điển tiếng Anh, mua sắm thông minh, hỗ trợ tải file nhạc
cực kỳ nhanh,... Công cụ tìm kiếm không đơn giản tra cứu từ khóa thông thường, nó có thể
tra cứu và lọc ra kết quả về ngôi sao, có thể giải bài tập toán, tìm đường nội bộ cực kỳ chính
xác,... Tất cả những gì Cốc Cốc đã và đang làm đều vì cung cấp cho người Việt những tính
năng tiện dụng nhất, góp phần mang công nghệ đến gần với mọi người hơn.
Một trong những lý do lớn nhất khiến Cốc Cốc dành được chiến thắng lớn tại Việt
Nam là trình duyệt này hiểu rõ những gì mà người Việt mong muốn. Trong năm 2014, Cốc
Cốc đã tập trung nghiên cứu những nhu cầu đặc trưng của người dùng Việt Nam và lần lượt
tung ra hàng loạt tiện ích phù hợp với thị trường bản địa. Khác biệt với các trình duyệt khác,
khi sử dụng Cốc Cốc người dùng cũng có thể truy cập Facebook dễ dàng mà không cần
phải đổi DNS hay sử dụng các phần mềm bên ngoài (như Hotspot, Ultrasurf), giúp tránh
được các trải nghiệm khó chịu như mạng chậm và quảng cáo từ bên thứ 3. Hoặc khi người
dùng gõ tiếng Việt không dấu, Cốc Cốc cũng có thể tự động thêm dấu, giúp tăng tốc độ gõ
phím từ 20-50%, tiết kiệm đáng kể thời gian khi viết blog, báo cáo hay các bài bình luận,...

Hình 2.7 Cốc Cốc cung cấp các Casestudy

Kế hoạch truyền thông thông qua Ads: Cốc Cốc Ad Platform giúp tiếp cận khách
hàng tiềm năng. Ngoài ra, Cốc Cốc cũng cung cấp các Case Study, số liệu thống kê đối với
các doanh nghiệp liên hệ quảng cáo, doanh số thu được thông qua quảng cáo, các báo cáo
thị trường.
2.3.6. Dịch vụ tiện ích của Cốc Cốc
Phát triển các công nghệ sau đây giúp những tính năng này trở thành yếu tố cạnh
tranh của cốc cốc:

30
- Tính năng download nhanh chóng và tiện dụng: công cụ Cốc Cốc Savior, đây là một
công cụ cho phép người dùng có thể download các file như video, nhạc, tài liệu,
phần mềm,... một cách nhanh chóng mà không cần phải nhờ đến phần mềm hỗ trợ.
- Tính năng tự động chỉnh sửa lỗi chính tả chữ viết tiếng Việt, thêm dấu từ,...
- Tính năng chặn quảng cáo trên Cốc Cốc là một trong những công cụ chặn quảng có
được ưa chuộng nhất vì tính thân thiện và đồ toàn diện, Cốc Cốc có thể chặn được
cả quảng cáo của Youtube.
- Duyệt web với chế độ ban đêm.
- Phát triển AI-Cốc Cốc.
2.4. Tài sản cốt lõi
Tài sản bao gồm những nguồn lực hữu hình và vô hình làm cơ sở cho hoạt động và
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tài sản cốt lõi lại liên quan đến những tài sản có
giá trị nội tại đặc biệt cho quá trình tạo ra giá trị của công ty, tạo cơ sở cho lợi thế cạnh
tranh lâu dài. Tài sản cốt lõi của Cốc Cốc bao gồm phần cứng & phần mềm, dữ liệu, giá trị
thương hiệu và hệ thống người dùng.
2.4.1. Phần cứng & phần mềm
Đối với Cốc Cốc, phần cứng và phần mềm là những tài sản cốt lõi quan trọng vì thời
gian để máy chủ xử lý các yêu cầu đến từ người tiêu dùng là yếu tố đặc biệt quan trọng dẫn
đến thành công của nhà cung cấp này. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu
dùng, Cốc Cốc đã hợp tác với nhiều ông lớn công nghệ như Yandex để phát triển cũng như
hoàn thiện các thuật toán của mình.
Được phát triển dựa trên mã nguồn Chromium, Cốc Cốc ngày càng hoàn thiện và
phát triển. Để tạo ra Cốc Cốc Newtab 4.0, công ty đã hợp tác với Yandex – công ty công
nghệ hàng đầu của Nga. Công nghệ trí tuệ nhân tạo mà Yandex hỗ trợ Cốc Cốc bao gồm
công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và Matrixnet – một thuật toán máy
học độc quyền.
Vào tháng 6/2023, Cốc Cốc triển khai thêm hai hình thức quảng cáo mới gồm
Newtab Floating Skin và Newtab Floating Video Skin. Đây là dạng quảng cáo hiển thị dưới
dạng Newtab Skin/ Newtab Video Skin ở khu vực trung tâm Newtab, khi người dùng cuộn
chuột xuống 70% khu vực Newsfeed thì Floating Banner sẽ xuất hiện. Đây là giải pháp
quảng cáo khác biệt, giúp nhà quảng cáo tiếp cận đa dạng tệp khách hàng và thu hút đúng
khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, cuối năm 2023, công cụ này gây ấn tượng khi cho ra mắt Human Web
Search - hệ thống giúp nâng cấp hiệu quả quảng cáo tìm kiếm. Công nghệ này được phát
31
triển bằng việc sử dụng big data với công nghệ AI mới nhất, đặc biệt là Machine Learning
và mô hình ngôn ngữ lớn LLM để phân tích hành vi người dùng nhằm đưa ra hệ thống
chấm điểm trang kết quả tìm kiếm uy tín nhất.
Tuy tốc độ chậm hơn các công cụ khác, song Cốc Cốc cũng có ưu điểm là sử dụng
thuật toán tập trung vào chủ thể, vào một từ khóa duy nhất chứ không chia ra làm các từ
khóa con nên kết quả trả về của nó đặc biệt được tối ưu hơn cho người dùng tại Việt Nam.

Hình 2.8 Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc Search

Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc gồm bốn phần chính:


Trình thu thập thông tin (Crawler, Robot, hay Bot): Trình thu thập thông tin là
chương trình tự động của Tìm kiếm Cốc Cốc, đảm nhiệm việc thu thập thông tin của các
trang web mới được cập nhật hoặc trang web mới tạo trên internet. Cốc Cốc lưu trữ các
trang này trong cơ sở dữ liệu đặc biệt để sau này dễ dàng xem xét chúng.
Trình lập chỉ mục (Indexer): Trình lập chỉ mục giúp xem xét các trang mà Trình
thu thập thông tin tìm thấy, bao gồm việc phân tích nội dung, hình ảnh và các tệp video.
Thông qua những thao tác này, Cốc Cốc cố gắng hiểu nội dung của trang và các thông tin
chi tiết sẽ được sử dụng để hiển thị kết quả tìm kiếm sau này. Tất cả các dữ liệu đã qua
phân tích đều được lập chỉ mục và lưu trữ tại Dữ liệu đã được lập chỉ mục (Indexed Data).
Trình tìm kiếm (Searcher): Trình tìm kiếm là một phần của Tìm kiếm Cốc Cốc,
cho phép Cốc Cốc truy xuất nhanh dữ liệu trong Dữ liệu đã được lập chỉ mục (Indexed
Data). Sau đó, những dữ liệu này được chuyển qua Trình biên soạn (Composer). Ngoài ra,
Trình tìm kiếm này được Cốc Cốc tập trung phát triển khả năng xử lý ngôn ngữ tiếng Việt
nhằm tối ưu kết quả tìm kiếm phù hợp với nhu cầu người Việt.
32
Trình biên soạn (Compositor): Trình biên soạn là thành phần trung gian giữa người
dùng và công cụ tìm kiếm, đảm nhiệm việc phân tích các truy vấn và cố gắng hiểu ý định
của người dùng. Nhờ đó, Tìm kiếm Cốc Cốc có khả năng cung cấp kết quả không chỉ từ
web, mà còn từ các tính năng tìm kiếm theo chuyên đề của Cốc Cốc (chẳng hạn như tính
năng tìm kiếm về Thời tiết cho các truy vấn liên quan). Ngoài ra, Trình biên soạn cũng giúp
tổng hợp kết quả tìm kiếm hình ảnh (POI) và gợi ý quảng cáo (Ads) khi phù hợp.

2.4.2. Dữ liệu
Trong thời đại của Big data hiện nay, dữ liệu cũng chính là “vàng đen” của bất kỳ
quốc gia, doanh nghiệp hay tổ chức nào, bao gồm cả Cốc Cốc.
Dữ liệu của Cốc Cốc đến từ việc thăm dò hàng triệu trang web để đem lại thông tin
hữu ích nhất phù hợp với mỗi truy vấn tìm kiếm. Sau đó, thông tin được sắp xếp và hiển thị
một cách trực quan cho người dùng. Đặc biệt, Cốc Cốc luôn tôn trọng và ưu tiên trải nghiệm
của người dùng, với mục tiêu cung cấp kết quả tốt nhất cho mọi truy vấn.
2.4.3. Thương hiệu
Tài sản thương hiệu của một doanh nghiệp thể hiện mức độ tin cậy cũng như mức
độ tìm kiếm của nó trên thị trường. Trong những năm trở lại đây, Cốc Cốc ngày càng thể
hiện tầm quan trọng của mình tại thị trường Việt Nam khi đứng vị trí số 2 về thị phần trình
duyệt và công cụ tìm kiếm, chỉ sau Google. Cốc Cốc cũng trở thành trình duyệt nội địa đầu
tiên trên thế giới đứng vị trí số 2 về mức độ phổ biến tại một quốc gia.
Với phương châm “giúp người Việt hạnh phúc hơn bằng cách sử dụng tối đa tiềm
năng thế giới số”, có thể nói, Cốc Cốc là “sản phẩm của người Việt, do người Việt và vì
người Việt”. Ngoài ra, nền tảng quảng cáo của Cốc Cốc cũng được hàng nghìn thương hiệu
trong và ngoài nước tin dùng nhờ sở hữu chỉ số hiển thị (Viewability), chỉ số an toàn thương
hiệu (Brand safety) đứng đầu, là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp với khách hàng tiềm
năng. Điều này không chỉ khẳng định uy tín, mức độ hiệu quả mà còn là chất lượng tuyệt
vời Cốc Cốc đã đem lại cho người dùng của mình.
Trong suốt hành trình phát triển của mình, Cốc Cốc cũng đạt được nhiều công nhận.
Thương hiệu đã đạt 4 giải và lọt TOP 10 Sao Khuê 2021 cho các hạng mục: Nội dung số;
Bảo mật an toàn thông tin; Giáo dục, đào tạo; Quảng cáo, tiếp thị và truyền thông số. Vào
tháng 7/2022, công ty chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận là Nền
tảng số phục vụ người dân 2022. Đến tháng 12/2022, Cốc Cốc đạt Danh hiệu Top 10 Sản
phẩm - Dịch vụ Tin dùng Việt Nam 2022.

33
Tính đến hiện tại, số lượng người dùng của công cụ này đã lên tới hơn 30 triệu.
Những điều trên cho thấy chất lượng cũng như niềm tin mà người tiêu dùng dành cho Cốc
Cốc là ngày một lớn.
2.4.4. Hệ thống người dùng
Dịch vụ được tạo ra để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, do đó, hệ thống người
dùng chính là yếu tố cốt lõi để nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ.
Là công cụ tìm kiếm đến từ Việt Nam, người dùng của Cốc Cốc chủ yếu đến từ Việt
Nam. Theo thống kê, hiện tại, Cốc cốc đã đạt dấu mốc tăng trưởng đáng kể khi có hơn 30
triệu người dùng trên nền tảng máy tính và di động, chiếm gần 1/3 dân số quốc gia. Điều
này cho thấy, công cụ tìm kiếm này ngày càng trở nên hấp dẫn và được ưa chuộng.
Đối với khách hàng tiềm năng, Cốc Cốc luôn cố gắng nỗ lực để thu hút thêm nhiều
khách hàng cho mình. Theo ghi nhận từ công cụ này, người dùng chủ yếu của Cốc Cốc đến
từ những người yêu thích thể thao, cụ thể là bộ môn bóng đá. Chính từ lý do này, thương
hiệu đã ra mắt gói Cốc Cốc Football giúp thương hiệu gia tăng điểm chạm với khách hàng
tiềm năng nhờ tận dụng sức hút từ môn thể thao Vua. Điều này đã giúp công cụ lôi kéo về
không ít khách hàng tiềm năng.
2.5. Năng lực cốt lõi
Năng lực tạo thành nền tảng cho hành động của công ty và tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình tạo ra dịch vụ, trong đó tài sản và tài sản cốt lõi được kết hợp cùng để tạo
thành các dịch vụ có giá trị. Năng lực cốt lõi là năng lực đặc biệt mà các đối thủ cạnh tranh
không có khả năng bắt chước hoặc thay thế. Cốc Cốc, trình duyệt công cụ tìm kiếm của
Việt Nam, nổi tiếng với trình duyệt web và các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến với nhiều năng
lực cốt lõi bao gồm: khả năng hiểu biết thị trường nước nhà, năng lực quản lý quan hệ khách
hàng và hỗ trợ quảng cáo đã giúp công ty đem lại lợi thế cạnh tranh và thành công trong
lĩnh vực của mình.
2.5.1. Khả năng hiểu biết sâu sắc thị trường Việt Nam
Cốc Cốc luôn lấy người dùng Việt làm trung tâm bằng cách thấu hiểu nhu cầu và
thói quen sử dụng sử dụng trình duyệt, tìm kiếm của họ. Từ đó, công ty đưa ra các phân
tích, báo cáo số liệu chính xác để Cốc Cốc có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù
hợp và đáp ứng tốt nhất nhu cầu cũng như văn hóa của người dùng Việt nhất, đây cũng là
năng lực cạnh tranh tiêu biểu nhất của Cốc Cốc mà Google Chorme hay Edge Microsoft
khó có thể đem lại do tính chất công ty, tiêu biểu như:

34
Hình 2.9 Cốc Cốc tự động thêm dấu tiếng Việt

- Tự động thêm dấu câu, kiểm tra và hỗ trợ từ điển tiếng Việt.
- Đọc tiếng Việt trên web và hỗ trợ tối đa các font chữ tiếng Việt
- Tối ưu hoá tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt hoặc các địa điểm di chuyển
- Cho ra mắt bộ giải pháp “Vì Việt Nam số” nhằm đồng hành cùng Chính phủ trong
các hoạt động Chuyển đổi số quốc gia
- Tải xuống video và âm thanh từ Youtube lẫn các trang media khác mà không cần
phần mềm hỗ trợ. Đây là tính năng vượt trội nhất của Cốc Cốc so với Google Chrome
bởi người Việt có thói quen tải video Youtube hay phim về máy rất nhiều.
- Trình duyệt Cốc Cốc Mobile mới được tích hợp tính năng “ghim video” giúp việc
vừa xem video vừa lướt web trở nên vô cùng thuận tiện. Với tính năng này, người
dùng có thể sử dụng ngay trên trình duyệt mà không cần phải cài đặt thêm gì cả. Đây
là một tính năng rất thú vị và hữu ích với những người dùng điện thoại di động, máy
tính.
2.5.2. Năng lực dịch vụ và quản lý khách hàng
Nhằm tối ưu trải nghiệm của người dùng và gia tăng hiệu quả quảng cáo, Cốc Cốc
đã tiến hành nghiên cứu hành vi và xu hướng click đọc tin của người dùng, từ đó thực hiện
cập nhật giao diện mới tại khu vực Newsfeed, cụ thể:

35
- Tăng số lượng từ 3 lên 4 cột tin
- Bổ sung thêm mục “Tin nóng” và “Tin phổ biến”
- Rút gọn bố cục tin còn tít và ảnh
Ngoài ra, để hỗ trợ người dùng duyệt web nhanh và an toàn hơn Cốc Cốc đã tích
hợp sẵn tính năng chặn quảng cáo, bao gồm:
- Chặn quảng cáo gây phiền nhiễu: Cốc Cốc tự động phát hiện và chặn các quảng cáo
làm gián đoạn trải nghiệm lướt web của bạn. Chặn quảng cáo video tự động phát,
pop up nhảy tab, quảng cáo che khuất nội dung đang xem hay có hình ảnh nhấp
nháy. Trong khi đó, Google Chrome cũng có khả năng chặn quảng cáo tuy nhiên
không được công ty chú trọng nên không sánh bằng.
- Chặn quảng cáo độc hại: Cốc Cốc có khả
năng lọc bỏ các quảng cáo xâm nhập
hoặc chứa đường dẫn phát tán phần mềm
độc hại và vô hiệu hóa hầu hết các yếu tố
theo dõi hành vi duyệt web.
- Tối ưu cho trải nghiệm trên YouTube:
Tính năng liên tục được cải thiện, cho
phép vượt qua các hoạt động chống chặn
quảng cáo trên trình phát video.
- Trình duyệt di động sạch quảng cáo: Tính
năng Chặn quảng cáo trên di động nay còn
ưu việt hơn với khả năng chặn các quảng
cáo tự động bật lên trong thẻ mới. Hình 2.10 Adblock của Cốc Cốc

2.5.3. Cấu trúc, vị trí quảng cáo


Nhờ khả năng tạo lập các vị trí, bố cục quảng cáo hợp lý mà nền tảng quảng cáo của
Cốc Cốc được hàng nghìn thương hiệu trong và ngoài nước tin dùng nhờ sở hữu chỉ số hiển
thị (Viewability), chỉ số an toàn thương hiệu (Brand safety) đứng đầu, là cầu nối hiệu quả
giữa doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng.
Xét về số vị trí quảng cáo, quảng cáo tìm kiếm sẽ hiển thị đầu và cuối trang. Quảng
cáo Banner Tìm Kiếm hiển thị phía bên phải trang kết quả tìm kiếm. Nói chung, quảng cáo
được hiển thị ở 3 vị trí: đầu trang, cuối trang và bên phải trang kết quả tìm kiếm. Điều này
sẽ giúp cho quảng cáo trở nên nổi bật, cũng như khả năng khách hàng đọc và click tìm hiểu
thêm thông tin sẽ cao hơn.

36
Xét về bố cục quảng cáo, quảng cáo Từ khóa của Cốc Cốc có thêm ảnh minh họa,
tăng thêm phần hấp dẫn cho quảng cáo, cũng như giúp người dùng dễ hình dung hơn về sản
phẩm, dịch vụ của nhà quảng cáo. Việc sử dụng những hình ảnh đẹp, hấp dẫn đi kèm với
quảng cáo tỏ ra rất hiệu quả trong việc làm tăng tỷ lệ người dùng click vào quảng cáo.

Hình 2.11 Các quảng cáo trên Cốc Cốc

Với ưu điểm nổi bật đáng quan tâm của Cốc Cốc đó chính là việc Tối ưu chi phí
quảng cáo trên nền tảng này, doanh nghiệp có thể thử trải nghiệm hay tối ưu thiết lập quảng
cáo bằng cách thử nghiệm cho đến khi có được thiết lập chiến dịch hiệu quả.
Xét về hỗ trợ trong quá trình triển khai chiến dịch, Cốc Cốc có một đội ngũ hỗ trợ
chuyên nghiệp riêng trong việc tạo chiến dịch quảng cáo, theo dõi và tối ưu hiệu quả quảng
cáo hoàn tồn miễn phí.
Tóm lại, năng lực cốt lõi của Cốc Cốc bao gồm nhận diện khách hàng, năng lực quản
lý dịch vụ và dịch vụ quảng cáo. Chúng đã và đang tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty nhằm
thu hút và giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng phức tạp và nhiều
biến động như hiện nay, Cốc Cốc luôn phải tìm cách duy trì và phát triển các năng lực cốt
lõi này sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, điều đó là tiền đề giúp cho công ty tồn
tại và đứng vững trong cấu trúc ngành của mình, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin.
2.6. Đánh giá
Nhìn chung, mô hình kinh doanh số của Cốc Cốc khá hoàn chỉnh và giúp Cốc Cốc
phát triển mạnh mẽ. Theo chiến lược bản địa hóa, Cốc Cốc liên tục cho ra mắt những sản
phẩm, dịch vụ phù hợp với người Việt Nam và cố gắng tối đa hóa trải nghiệm người dùng
trên trình duyệt này. Nắm bắt xu hướng cũng là điểm mạnh của Cốc Cốc khi doanh nghiệp
nhanh chóng tích hợp AI, tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, ra mắt

37
sản phẩm phục vụ khách hàng để tăng thêm 1 nguồn thu mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,
bên cạnh đó, Cốc Cốc cũng còn tồn đọng những nhược điểm nhất định làm cho doanh
nghiệp gặp trở ngại khi cạnh tranh với những ông lớn cùng ngành đang hoạt động cùng thị
trường Việt Nam như Google.
2.6.1. Ưu điểm

Thành phần chiến lược


Với sứ mệnh “Giúp người Việt hạnh phúc hơn bằng cách sử dụng tối đa tiềm năng
thế giới số”, Cốc Cốc đã xác định tầm nhìn 1 cách rõ ràng và cụ thể đó là hướng đến nền
Công nghệ đang trên đà phát triển tại Việt Nam. Với dân số hơn 100 triệu người, tỷ lệ sử
dụng internet cao, Việt Nam vừa là sân nhà, vừa là thị trường đầy tiềm năng để Cốc Cốc
tiếp tục khai thác, mở ra một con đường phát triển vô cùng thuận lợi và khả quan.
Cốc Cốc đã và đang xây dựng một thương hiệu lớn mạnh, uy tín trong nước bằng
cách tuân thủ theo đúng những lời hứa của mình. Đó là trở thành công cụ tìm kiếm dành
riêng cho người Việt, mang đến trải nghiệm tìm kiếm nhanh chóng, chính xác và phù hợp
với nhu cầu của khách hàng. Bằng chứng là, sau hơn 10 năm, Cốc Cốc đã chiếm được gần
10% thị phần tìm kiếm với khoảng 25% thị phần trình duyệt, thu hút hơn 25 triệu người
dùng, đứng thứ hai tại thị trường Việt Nam.
Với việc xác định và tận dụng tốt các nguồn lực cốt lõi từ lợi thế sân nhà, mở rộng
mạng lưới hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước, Cốc Cốc đã có những
bước tiến đáng kể trong công cuộc bản địa hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình, tạo dựng
một trình duyệt dành riêng cho người Việt. Từ việc triển khai tốt và hài hòa các mô hình
thành phần chiến lược, Cốc Cốc đã từng bước chiếm lĩnh thị phần ở Việt Nam, định hướng
tốt cho các mục tiêu dài hạn sau này.
Thành phần nhu cầu khách hàng
Cốc đã hợp tác với công ty công nghệ từ Nga - Yandex để đưa một trang tin tức ứng
dụng AI vào trang newtab của mình, tự động đề xuất các bài viết từ hàng trăm nguồn tin
dựa trên sở thích cá nhân của mỗi người dùng. Hiện có hơn 20% người dùng Cốc Cốc đang
tương tác tích cực với tính năng này. Xu thế này cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp
khi họ có thể tiếp cận được đúng phân khúc khách hàng tiềm năng thông qua việc lựa chọn
các vị trí quảng cáo trên trang tin tức thông minh này. Điều này trở thành đã giúp Cốc Cốc
trong việc mở rộng thị trường quảng cáo một cách đáng kể.
Sự phát triển của tính năng Web3 và ví crypto cũng là một bước tiến quan trọng,
phản ánh sự quan tâm của Cốc Cốc đến xu hướng công nghệ mới và mong muốn cung cấp
giải pháp tài chính số cho người dùng.

38
Thành phần tạo ra giá trị
Cốc Cốc có mô hình mua sắm đa dạng nguồn cùng với chiến lược mua sắm hiệu
quả. Mô hình tài chính của Cốc Cốc cũng phù hợp với công ty khi không có quá nhiều điểm
khác biệt với những ông lớn đang hoạt động cùng ngành. Nhờ vào sự hài hòa của 2 mô hình
trên, mô hình khởi tạo giá trị của Cốc Cốc đang làm khá tốt khi những thông tin tìm kiếm
của khách hàng ngày càng dần trở nên chính xác và cá nhân hóa hơn, quảng cáo của các
doanh nghiệp cũng tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng hơn điều đó giúp thu hút thêm
nhiều doanh nghiệp hợp tác và mang lại nguồn tài chính to lớn cho Cốc Cốc.
Cốc Cốc đã làm rất tốt trong việc nắm bắt nhu cầu của người dùng Việt, bằng cách
chứng minh rằng họ hiểu rõ khách hàng của mình thông qua việc nghiên cứu và phát triển
các tính năng phù hợp trong từng thời điểm cụ thể. Ví dụ, trong giai đoạn dịch bệnh bùng
phát, Cốc Cốc đã nhanh chóng thích ứng với tình hình bằng cách cung cấp thông tin cập
nhật về Covid-19 và hỗ trợ người dùng trong việc học trực tuyến. Điều này không chỉ giúp
người dùng giữ liên lạc với thông tin chính thống mà còn cung cấp công cụ hữu ích cho
việc học tập và làm việc từ xa.

Hình 2.12 Trang thông tin về SARS-CoV-2 trên Cốc Cốc

Ngoài ra, hiệu quả mua sắm của khách hàng cũng được Cốc Cốc cải thiện, bằng việc
sung thêm tính năng so sánh giá khi mua sắm online ngay trên trình duyệt của mình. Cụ
thể, khi bạn đang xem bất kỳ sản phẩm nào tại một website nào đó thì bạn có thể thấy thanh
gợi ý về mức giá tốt hơn ở một cửa hàng khác. Điều này thực sự rất hữu ích và tiết kiệm
khá nhiều thời gian tìm kiếm trên internet cho người dùng. Tính năng này còn giúp cho bạn
có thể dễ dàng tìm kiếm 1 sản phẩm nào đó bằng cách click vào biểu tượng giỏ hàng và
nhập vào thông tin mặt hàng. Công cụ lọc được tích hợp cùng sẽ giúp bạn dễ phân loại sản
phẩm theo tiêu chí mua sắm của mình.
39
Chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi
Tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi của Cốc Cốc kết hợp hài hòa với nhau, từ đó tạo
ra cho Cốc Cốc nhiều tính năng đặc biệt, độc đáo và mang tính cạnh tranh. Những tính năng
này dần trở thành lợi thế cạnh tranh của Cốc Cốc, có thể kể đến như: chặn quảng cáo, tải
video hình ảnh nhanh chóng, ghim video ra màn hình,...
Đặc biệt, với tính năng cho phép phát video khi khóa màn hình, Cốc Cốc đã đi trước
các đối thủ lớn như Google Chrome và Microsoft Edge, tạo ra một lợi thế độc đáo. Điều
này không chỉ thu hút người dùng muốn trải nghiệm tính năng mới mà còn thể hiện khả
năng đổi mới và sáng tạo của Cốc Cốc. Hơn nữa, khả năng chặn quảng cáo mà không cần
bản premium là một điểm cộng lớn, giúp Cốc Cốc tăng cường sự hài lòng của người dùng
và giữ chân họ lâu dài.
2.6.2. Nhược điểm

Thành phần chiến lược


Trong các thành phần chiến lược, Cốc Cốc đã giúp công ty phát triển nhanh chóng
khi có định hướng chiến lược rõ ràng, những hành động cụ thể phù hợp, nguồn lực dồi dào
mạnh mẽ và mạng lưới kết nối khá lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó mô hình này cũng tồn tại
một số nhược điểm như sau:
Về dữ liệu, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi của Cốc Cốc đang giúp cho công ty có
một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để Cốc Cốc
tiến tới mục tiêu chiến lược của mình. Tuy nhiên, để đáp ứng và tạo ra một sự cạnh tranh
đủ mạnh mẽ cho Cốc Cốc trong lĩnh vực AI thì vẫn còn đòi hỏi Cốc Cốc cần phải liên tục
cải tiến và nâng cao mô hình nguồn lực của mình. Về lĩnh vực AI của Cốc Cốc, đặc biệt là
Cốc Cốc AI Chat, bên cạnh những ưu điểm như cá nhân hóa người dùng, hài hòa với hệ
sinh thái của Cốc Cốc thì vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như: vì còn quá mới nên khá
ít dữ liệu (nguồn dữ liệu chưa được phong phú), không sử dụng ngay được mà phải vào
danh sách chờ để được trải nghiệm, mỗi ngày giới hạn số lượt sử dụng và chỉ sử dụng được
mỗi tiếng Việt,...
Thêm vào đó, mặc dù mạng lưới kết nối của Cốc Cốc khá rộng rãi, tuy nhiên không
đủ mạnh mẽ để giúp Cốc Cốc có những lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. Trong một
thời kì mà các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hợp tác với nhau để tạo thuận tiện cho
người dùng (VNpay tích hợp vào các ngân hàng), thì Cốc Cốc chưa kết nối đủ nhiều với
các doanh nghiệp khác tại Việt Nam để thật sự trở thành 1 trình duyệt hàng đầu dành cho
người Việt, từ đó không thể cấu thành cơ sở mạng lưới vững chắc – vốn là bộ khung giúp
cho công ty tạo ra giá trị.

40
Thành phần nhu cầu khách hàng
Các mô hình trong thành phần nhu cầu khách hàng của Cốc Cốc khá linh hoạt, điều
đó đã giúp đảm bảo cho mô hình doanh thu của Cốc Cốc hoạt động hiệu quả, vượt qua được
những thời kỳ đặc biệt khó khăn (Covid 19). Tuy nhiên, mô hình vẫn còn tồn tại 1 số điểm
chưa hoàn chỉnh, có thể làm Cốc Cốc mất đi lượng người sử dụng, ảnh hưởng đến doanh
thu của Cốc Cốc.
Cốc Cốc chưa thực sự đáp ứng được các nhu cầu chuyên biệt của người dùng. Dù
công ty đã có những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (bao gồm
khách hàng nhỏ lẻ và khách hàng doanh nghiệp). Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng nhỏ
lẻ ngày càng thay đổi nên đòi hỏi Cốc Cốc phải có sự nghiên cứu và cho ra những sản phẩm
dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu này.
So với Google Scholar của Google - một công cụ có thể hỗ trợ người dùng trong
việc tìm kiếm, thu thập những tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Ở đây sẽ xuất
hiện những thông tin về đa dạng lĩnh vực, có tính chất học thuật với nguồn trích dẫn đầy
đủ, được trích tự động.
Thành phần tạo ra giá trị
Tính năng tìm kiếm của Cốc Cốc rõ ràng chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ, trong Hình
3.2 minh hoạ cho thao tác khi người dùng bấm “xổ số” trên thanh tìm kiếm thì Cốc Cốc chỉ
hiện những trang web về việc thực hiện xổ số nhưng chưa thực sự tổng hợp được thông tin
cần thiết. Không như bên đối thủ của họ, Google Chrome, khi ấn “xổ số” thì nó sẽ hiện ra
khái niệm về xổ số cho người dùng dễ nắm bắt thông tin.

Hình 2.13 Tính năng tìm kiếm của Cốc Cốc chưa thực sự tối ưu

41
Chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi
Thông tin chưa chính xác là khuyết điểm trong quá trình tra cứu. Các thông tin được
tìm kiếm đôi khi chưa thực sự chuẩn xác, không đúng trọng tâm. Những vấn đề này có thể
do hạn chế về database và thuật toán tìm kiếm của Cốc Cốc. Với những từ khóa khó, thì
Cốc Cốc sẽ cho ra kết quả tìm kiếm khá chậm. Bên cạnh đó, khi tìm kiếm tài liệu, từ khóa
bằng tiếng Anh hoặc thông tin nước ngoài, trình duyệt này thường đưa ra kết quả tìm kiếm
kém hơn Chrome.
Mặt khác, Cốc Cốc vẫn tồn tại vấn đề về tính bảo mật, theo đó công ty bị người dùng
đánh giá là bảo mật chưa cao vì vẫn có trường hợp thông tin người dùng bị lộ. Năm 2018,
cộng đồng người dùng Facebook trong nước xuất hiện thông tin nghi vấn "trình duyệt Cốc
Cốc thu thập cookies tài khoản Facebook của người dùng". Theo đó, nhóm Facebook SEM
Việt Nam cho hay khi bật phần mềm kiểm tra trên máy tính thì thấy Cốc Cốc có gửi lên
server thông tin có chứa cookies tài khoản vừa đăng nhập lên domain: https://spell.itim.vn.
Trong khi những tranh cãi về việc trình duyệt Cốc Cốc có hay không thu thập thông
tin người dùng chỉ được các bên trao đổi trong một diễn đàn, thì nhiều người dùng đành
chấp nhận xóa trình duyệt này trong máy tính để tránh hậu quả. Nhiều công ty, doanh nghiệp
đã yêu cầu nhân viên gỡ bỏ toàn bộ trình duyệt này tại máy tính ở công ty và tại nhà, với
khuyến cáo "Cốc Cốc đang có biểu hiện thu thập dữ liệu người dùng", nên cần "tránh các
hậu quả không lường trước được".

Hình 2.14 Tính bảo mật của Cốc Cốc

42
Tương tự các công cụ tìm kiếm khác, Cốc Cốc đôi khi sẽ xuất hiện lỗi gây khó chịu
cho người dùng bao gồm lỗi xem video bị đen màn hình, lỗi “Ôi, Hỏng!”, lỗi Savior tự xóa
trên Cốc Cốc, không gõ được tiếng Việt trên Cốc Cốc, lỗi font chữ trên Cốc Cốc, Cốc Cốc
bị ngắt/đóng đột ngột, Savior bị lỗi không hiển thị nút download,...

Hình 2.15 So sánh sự tiêu tốn RAM giữa Cốc Cốc và Ghrome

Ngoài ra, Cốc Cốc cũng tiêu tốn nhiều RAM hơn đối thủ Google của mình, khiến
cho những máy có cấu hình yếu không thể sử dụng. Thêm vào đó, bản 32-bit của Cốc Cốc
cũng bị đánh giá là giật lag, chậm chạp.

43
CHƯƠNG 3: HÀM Ý QUẢN TRỊ
3.1. Mục tiêu hàm ý quản trị
Mục tiêu hàm ý quản trị cho Cốc Cốc có thể được hiểu là việc áp dụng những phát
hiện từ nghiên cứu vào thực tiễn để quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đối với Cốc
Cốc, một công ty công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam, mục tiêu này không chỉ dừng lại ở việc
quản lý nội bộ mà còn hướng tới việc tạo ra sự đổi mới và phát triển bền vững. Cốc Cốc
đặt trọng tâm vào việc phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam, tận dụng lợi
thế địa phương và thấu hiểu tâm lý người dùng.
Chiến lược cạnh tranh của Cốc Cốc dựa trên việc xây dựng một cơ cấu tổ chức linh
hoạt, khuyến khích sự đóng góp ý kiến từ tất cả nhân viên, không kể vị trí hay vai trò. Điều
này tạo điều kiện cho sự sáng tạo và khơi dậy khát vọng chiến thắng trong mỗi cá nhân, từ
đó đóng góp vào sự phát triển chung của công ty. Cốc Cốc cũng nhấn mạnh vào việc hiểu
rõ người dùng Việt Nam để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất có thể.
Với tinh thần “việc gì cũng có thể làm được” và “ai cũng có thể đóng góp”. Cốc Cốc
không chỉ tạo ra một môi trường làm việc năng động mà còn hướng tới mục tiêu chinh phục
50 triệu người dùng Việt, qua đó thể hiện sự tự tin và khẳng định vị thế trên thị trường công
nghệ. Đây là những mục tiêu hàm ý quản trị mà Cốc Cốc đang theo đuổi để không chỉ phát
triển mạnh mẽ về mặt tài chính mà còn tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng và xã hội.
3.2. Cách phát huy ưu điểm
Nhìn chung, Cốc Cốc đã có những lợi thế nhất định từ những ưu điểm trên. Tuy
nhiên, trước sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và sự thay đổi trong nhu
cầu, thị hiếu của khách hàng trong mảng tìm kiếm thông tin, Cốc Cốc cũng cần có những
giải pháp nhằm giữ và phát huy những ưu điểm trên, mở rộng con đường phát triển của
doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trước những đối thủ lớn và những doanh nghiệp
tiềm năng trong ngành.
Thành phần chiến lược
Sẽ tốt hơn nếu công ty có thể nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Cốc Cốc có thể
duy trì sức hút của thương hiệu bằng cách không ngừng xây dựng hình ảnh một trình duyệt
tìm kiếm của người Việt; cải tiến và nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình thêm hiệu
quả và uy tín. Việc liên tục cải tiến, đổi mới nhằm đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tối ưu
nhất cho nhu cầu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể duy trì sự hấp dẫn của trình duyệt
và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Chẳng hạn, việc tích hợp tính năng "Cô dâu" giúp người dùng dễ dàng truy cập và
tìm kiếm thông tin về các dịch vụ cưới hỏi, từ việc tìm kiếm địa điểm tổ chức uy tín và

44
được đánh cao đến lựa chọn trang phục được nhiều lượt yêu thích nhất liên quan đến “cô
dâu”. Điều này không chỉ tạo ra một trải nghiệm tiện ích cho người dùng mà còn tăng cường
sự độc đáo và hấp dẫn của thương hiệu Cốc Cốc trong cộng đồng trực tuyến.
Thành phần nhu cầu khách hàng
Cốc Cốc đã làm rất tốt trong việc nắm bắt và phát huy nhu cầu khách hàng, tuy nhiên
trong công cuộc xây dựng mối quan hệ với cộng đồng người dùng, Cốc Cốc có thể tạo ra
các chiến dịch khảo sát người dùng để thu thập phản hồi về các sản phẩm và dịch vụ của
Cốc Cốc, cung cấp các kênh hỗ trợ khách hàng để người dùng có thể dễ dàng liên hệ với
Cốc Cốc và nhận trợ giúp. Việc tương tác & lắng nghe ý kiến của từng nhóm đối tượng
khách hàng sẽ giúp họ cải thiện sản phẩm và xây dựng hình ảnh tích cực về thương hiệu.
Thành phần tạo ra giá trị
Dựa trên các ưu điểm vốn có của mình, Cốc Cốc nên mở rộng thị phần sang các
phân khúc khách hàng mới và giữ chân các nhóm khách hàng cũ, Cốc Cốc cần nâng cao
năng lực nắm bắt những nhu cầu đa dạng của người dùng, đón đầu các xu hướng mới,
những thay đổi trong nhu cầu của người dùng. Điều này giúp Cốc Cốc có thể chủ động
trong việc đổi mới, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tăng khả năng cạnh tranh
với các đối thủ khác cùng lĩnh vực.
Chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi
Tính năng đặc biệt chặn quảng cáo này là một điểm đột phá trong việc đem lại lợi
thế cạnh tranh cho Cốc Cốc. Tuy nhiên, để phát huy ưu điểm hay tính năng đặc biệt này,
công ty cần phải đầu tư nghiên cứu và phân tích thêm về các loại quảng cáo phổ biến tại
Việt Nam để tối ưu hóa việc chặn quảng cáo. Cho phép người dùng tùy chỉnh danh sách
chặn quảng cáo theo nhu cầu cá nhân.
Ngoài ra, công ty cần phải phát triển thêm ứng dụng di động đa năng, bằng cách xây
dựng ứng dụng Cốc Cốc trên nền tảng di động với tính năng tương tự như phiên bản máy
tính. Sử dụng các công cụ như Android Studio và Xcode để phát triển ứng dụng. Tối ưu
hóa trải nghiệm duyệt web trên điện thoại di động và máy tính bảng. Đảm bảo ứng dụng
hoạt động mượt mà và nhanh chóng trên cả hai hệ điều hành.
3.3. Giải pháp khắc phục khuyết điểm
Thành phần chiến lược
Nhằm khắc phục khuyết điểm về vấn đề dữ liệu, Cốc Cốc có thể tăng cường các giải
pháp như tăng cường thu thập dữ liệu hay hợp tác với các chuyên gia AI. Cốc Cốc nên thiết
lập chương trình tìm kiếm tự động nguồn tài liệu và cập nhật thông tin liên tục cho cơ sở
dữ liệu từ lịch sử duyệt web, sở thích tìm kiếm, hoạt động trên các trang web,... Tuy nhiên,

45
Cốc Cốc cần đảm bảo bảo mật dữ liệu người dùng và cung cấp cho người dùng quyền kiểm
soát dữ liệu của họ. Ngoài ra Cốc Cốc cũng nên phát triển các thuật toán nhằm trích xuất,
sắp xếp các trường dữ liệu một cách hợp lý; tăng cường kết nối giữa các chỉ mục với các
tài liệu có liên quan nhằm cải thiện tốc độ tìm kiếm thông tin và đưa ra kết quả của web.
Mặt khác, để tăng cường mạng lưới kết nối với các đối tác, doanh nghiệp, Cốc Cốc
cần xác định rõ những mục tiêu hợp tác rõ ràng, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Đồng thời, Cốc Cốc cũng cần những chính sách chia sẻ lợi ích hợp tác một cách công bằng
và hiệu quả; nâng cao giá trị thương hiệu. Một thương hiệu mạnh và có tiềm lực thị trường
lớn sẽ là cách để Cốc Cốc thu hút các doanh nghiệp lớn và uy tín cả trong và ngoài nước.
Thành phần nhu cầu khách hàng
Cốc Cốc có thể khắc phục vấn đề đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng cách cải thiện
mô hình cung ứng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, cụ thể:
- Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng: Cốc Cốc có thể phát triển các dịch vụ tương
tự như Google Scholar để hỗ trợ người dùng trong lĩnh vực học thuật và nghiên cứu.
Việc này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu của người dùng mà còn tạo ra một lợi thế
cạnh tranh so với các trình duyệt khác.
- Phân tích dữ liệu người dùng: Thu thập dữ liệu người dùng và tích hợp từ nhiều
nguồn khác nhau như lịch sử tìm kiếm, hành vi duyệt web, sở thích cá nhân,... Sử
dụng các kỹ thuật công nghệ và trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu người dùng và
xác định nhu cầu cụ thể của họ tại từng thời điểm. Phân loại người dùng thành các
nhóm khác nhau dựa trên nhu cầu và sở thích của họ. Những điều này giúp Cốc Cốc
có thể tiếp cận chính xác và cụ thể những nhu cầu nhỏ lẻ và thường xuyên thay đổi
của khách hàng.
Thành phần tạo ra giá trị
Cốc Cốc có thể tối ưu hóa quá trình mua thông tin từ đối tác: Xây dựng quy trình
mua thông tin hiệu quả, từ việc tìm kiếm đến việc xác minh và mua thông tin và đảm bảo
tính chính xác và đầy đủ của thông tin mua được. Tạo và thiết kế một giao diện phù hợp và
tóm tắt thông tin, theo đó giao diện người dùng phải thân thiện, dễ sử dụng và hiển thị thông
tin mua được một cách rõ ràng và tóm tắt để khách hàng nắm bắt dễ dàng hơn.
Chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi
Dựa trên những khuyết điểm trong chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi,
để khắc phục những vấn đề này, một số khuyến nghị giành cho Cốc Cốc, cụ thể:
Về vấn đề thông tin chưa chính xác, Cốc Cốc nên tăng cường đầu tư xây dựng cơ
sở dữ liệu lớn và được cập nhật liên tục, cải thiện thuật toán xử lý dữ liệu bằng cách phát

46
triển thuật toán tiên tiến để xử lý dữ liệu hiệu quả hơn, trích xuất thông tin hữu ích từ dữ
liệu, phân tích nhiều góc độ, từ đó cải thiện kết quả tìm kiếm và các tính năng cá nhân hóa.
Tính bảo mật dữ liệu cho thấy mức độ uy tín và khả năng vận hành, kiểm soát dữ
liệu của doanh nghiệp. Vì vậy, Cốc Cốc cần phải có những phương pháp hiệu quả nhằm
nâng cao tính năng này của trình duyệt như tăng cường quy trình kiểm tra và xác minh để
đảm bảo rằng không có dữ liệu cá nhân nào được thu thập mà không được sự chấp thuận
của người dùng. Ngoài ra cũng nên cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về cách thức
thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân, cũng như cách để người dùng kiểm soát thông tin của
họ. Đồng thời cải thiện các tính năng ẩn danh trên trình duyệt, đảm bảo sự an toàn cho
thông tin và dữ liệu người dùng khi thao tác trên web.
Hiện Cốc Cốc đang khá tiêu tốn nhiều RAM khiến cho trình duyệt gặp lỗi và tiêu
tốn nhiều bộ nhớ có thể khiến người dùng cảm thấy không hài lòng với trải nghiệm sử dụng.
Công ty nên tổ chức một quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ để phát hiện và sửa chữa
lỗi trình duyệt một cách nhanh chóng. Việc cập nhật thường xuyên chất lượng trình duyệt
web có thể giúp doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh trước những lỗ hổng kỹ thuật, đem
lại cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn. Tối ưu hóa mã nguồn và cải thiện thuật toán
để giảm thiểu việc tiêu tốn nhiều bộ nhớ. Điều này cũng giúp Cốc Cốc tăng khả năng cạnh
tranh với các đối thủ khác như Google Chrome vì tình trạng “ăn RAM” là vấn đề chung
của hầu hết các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.
3.4. Kiến nghị cho công ty
Bên cạnh những giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục các nhược
điểm trước mắt, Cốc Cốc cũng cần có những quyết định thay đổi và phát triển trong dài hạn
nhằm giữ vững và nâng cao vị thế của mình so với các đối thủ cùng ngành. Hãy cùng nhìn
vào những khuyến nghị có thể giúp Cốc Cốc vươn lên trong cuộc đua này.
Đối với thành phần chiến lược, Cốc Cốc có thể vận dụng chiến lược tiếp thị thông
qua các nền tảng mạng xã hội có lượt truy cập cao như kết hợp với Instagram và TikTok để
quảng bá các tính năng mới của trình duyệt web nhằm thu hút sự chú ý của người dùng trẻ.
Đồng thời, việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác này có thể giúp tạo ra một hệ sinh thái số
hoàn chỉnh và đa dạng, giúp Cốc Cốc mở rộng và thiết lập một mạng lưới kết nối mạnh mẽ.
Đối với thành phần khách hàng và cung ứng thị trường, Cốc Cốc nên cụ thể hóa việc
phân khúc khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân. Việc phân khúc có thể xác
định theo độ tuổi (thanh thiếu niên, người lớn…) hoặc tính chất nghề nghiệp (học sinh, sinh
viên, nhân viên văn phòng….) của từng đối tượng khách hàng để có thể đưa ra những trải
nghiệm tốt nhất cho người dùng trong quá trình sử dụng trình duyệt web.

47
Đối với chuỗi giá trị, tài sản cốt lõi và năng lực cốt lõi, mặc dù Cốc Cốc cung cấp
các tính năng sửa lỗi chính tả Tiếng Việt,... giành cho đối tượng người dùng trong nước,
tuy nhiên công ty cũng cần phải tích hợp việc sửa lỗi chính tả, ngữ pháp của các loại ngôn
ngữ khác như Tiếng Anh,... Đây cũng là cách đáp ứng nhu cầu của người trong việc tiếp
cận với quá trình quốc tế hóa.
Nhìn chung, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển không ngừng, Cốc Cốc
có cơ hội lớn để mở rộng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Với những khuyến nghị trên, Cốc
Cốc có thể xem xét, đánh giá mức độ phù hợp về nguồn lực và bối cảnh nhằm áp dụng, cải
tiến để mang đến những hiệu quả tích cực cho trải nghiệm người dùng. Không chỉ củng cố
vị thế của mình tại Việt Nam mà còn có thể vươn ra thị trường quốc tế, là niềm tự hào của
công nghệ Việt Nam.

48
KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích và tìm hiểu, chúng ta có thể thấy rằng mô hình kinh doanh
số của Cốc Cốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho người dùng và doanh
nghiệp. Cốc Cốc đã chứng minh rằng, với sự sáng tạo, linh hoạt và tận dụng tối đa các
nguồn lực, công nghệ số, một doanh nghiệp có thể đạt được những thành công đáng kể. Vì
vậy trong thời gian qua, Cốc Cốc đã liên tục gặt hái và đạt được những thành tựu đáng kể
trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Trong bối cảnh kinh tế số ngày càng phát triển và cạnh tranh, Cốc Cốc cần phải
không ngừng cải tiến và đổi mới mô hình kinh doanh của mình để phù hợp với xu hướng
và nhu cầu của thị trường. Điều này đòi hỏi sự nhận biết sâu sắc về thị trường, khách hàng,
cũng như khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới. Trong bày tiểu luận này, Nhóm
đã nêu lên được một vài khuyết điểm trong mô hình kinh doanh của Cốc Cốc, đồng thời
cũng đưa ra đề xuất một số giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên với hạn chế về kiến thức
cũng như góc nhìn và kinh nghiệm, có thể đó chưa hẳn là những giải pháp tối ưu nhất.
Nhóm chúng em mong rằng sẽ nhận được góp ý của thầy và bạn đọc để có thể cùng mở
rộng, phát triển, và hoàn thiện đề tài hơn nữa, từ đó nắm bắt được sự thay đổi của xu hướng
thị trường trong thời đại không ngừng thay đổi này.
Cuối cùng, Nhóm hy vọng rằng, thông qua bài tiểu luận này, người đọc có thể hiểu
rõ hơn về mô hình kinh doanh số và cách thức hoạt động của nó. Đồng thời, bài tiểu luận
cũng góp phần vào việc nghiên cứu và phát triển các mô hình kinh doanh số hiệu quả trong
tương lai.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] B. W. Wirzt, Digital Business Models, Germany: Springer International Publishing,


2019.

[2] Coc Coc, "About us," 13 May 2013. [Online]. Available: https://coccoc.com/about-us.
[Accessed 5 May 2024].

[3] Coc Coc, "News and press," 14 May 2013. [Online]. Available:
https://press.coccoc.com/. [Accessed 6 May 2024].

[4] L. M. Triet, "So sanh Chorme và Coc Coc - Nen chon trinh duyet nao?," 7 March 2018.
[Online]. Available: https://sonzim.com/so-sanh-trinh-duyet-chrome-va-coc-coc/.
[Accessed 5 May 2024].

[5] Q. Chi, "Chien luoc canh tranh cua Coc Coc," 29 December 2022. [Online]. Available:
https://theleader.vn/chien-luoc-canh-tranh-cua-coc-coc-1672217331864.htm.
[Accessed 9 May 2024].

[6] T. Dat, "Trinh duyet Coc Coc bi to "doc trom" tin nhan nguoi dung, lay thong tin
Facebook," 17 April 2018. [Online]. Available: https://vietnamnet.vn/trinh-duyet-coc-
coc-bi-to-doc-trom-tin-nhan-nguoi-dung-lay-thong-tin-facebook-444155.html.
[Accessed 4 May 2024].

[7] PV, "VTV Digital & Coc Coc hop tac thuc day phan phoi noi dung truyen hinh so," 2
December 2020. [Online]. Available: https://vtv.vn/truyen-hinh/vtv-digital-coc-coc-
hop-tac-thuc-day-phan-phoi-noi-dung-truyen-hinh-so-20201202143435559.htm.
[Accessed 6 May 2024].

[8] T. Khang, "Coc Coc tich hop mo hinh Chat GPT 3.5 vao AI Chat va AI Search," 29
July 2023. [Online]. [Accessed 6 May 2024].

[9] T. Hoi, "Trinh duyet Coc Coc bo sung tinh nang so sanh gia khi mua sam online," 17
February 2017. [Online]. [Accessed 6 May 2024].

50

You might also like