Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Hoàn cảnh

- Đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, chà đạp trắng trợn lên nguyện vọng hoà bình
thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta, xâm phạm thô bạo độc lập tự do của Tổ quốc ta
làm cho xã hội miền Nam xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: 1-Mâu thuẫn toàn thể nhân
dân miền Nam với đế quốc Mỹ và tay sai. 2-Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam
(nhất là nông dân) với bọn địa chủ phong kiến.

Trước phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân miền Nam, Mĩ Diệm
ngày càng mở rộng chiến dịch “Tố cộng”, “Diệt cộng”, tăng cường đàn áp khủng bố
thông qua Luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam, giết hại hàng loạt người vô tội
với khẩu hiệu: “Thà bắt lầm hơn bỏ sót”.

- Chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề,
nhiều cơ sở cách mạng bị tan vỡ, nhiều cán bộ Đảng viên bị bắt, bị giam cầm và giết
hại. Tình hình đó càng làm cho phong trào đấu tranh ngày càng lên cao, trở thành
một cơn bão táp cách mạng.

- Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:


+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng
đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm.
+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con
đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang chống Mĩ - Diệm.

Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa: Từ năm 1957 đến 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn
khó khăn, tổn thất do chính sách khủng bố, lùng bắt những người cộng sản bằng Đạo
luật 10/59 của Mĩ – Diệm

- Nguyên nhân trực tiếp: Hội nghị lần thứ 15 (tháng 1-1959) như cơn mưa rào cho
mùa hạ, xác định ngoài con đường bạo lực, nhân dân miền Nam không còn con đường
nào khác. => Ngòi nổ cho phong trào “Đồng Khởi” bùng nổ.

Một số thông tin về Đạo Luật 10/59


Sau khi luật này được ban hành, lực lượng cách mạng miền Nam bị chính quyền Diệm
đẩy mạnh truy quét, bắt bớ, khủng bố. Những tên ác ôn mặc quần áo rằn ri được tổ
chức thành từng đội đưa về hoành hành khắp các thôn ấp Củ Chi và các tỉnh thành
khác gây ra tổn thất nặng nề cho cách mạng thời điểm bấy giờ. Cho đến năm 1959, ở
Củ Chi đã có 500 người bị moi gan mổ bụng, 600 người bị dồn vào bao bố cột đá dìm
xuống sông, 150 người bị buộc vào sau xe ôtô kéo trên đường đá.... Toàn bộ số cán bộ
ở Củ Chi bị bắt, bị giết lên đến 75%.

Đạo luật 10/59 của Mỹ - Diệm


Máy chém dưới thời Ngô Đình Diệm. Hiện máy đang được trưng bày tại Bảo tàng TP.
Cần Thơ, Việt Nam.
Bốn án tử hình: Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư, Lê Văn Thành và Huỳnh Văn Chính (từ
trái qua, trên xuống) đăng tải trên báo chí Sài Gòn năm 1962

You might also like