Câu Hỏi Ôn Thi. Hp Mua & Qtnc. Bm Logistics & Ccu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Câu hỏi ôn thi – MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG (blog3041, 3tc)

(Bộ môn logistics & chuỗi cung ứng)

I – NHÓM CÂU HỎI 1: LÝ THUYẾT CĂN BẢN (3 điểm)


1. Trình bày khái niệm, vai trò, mục tiêu và cho ví dụ minh họa:
 Mua sắm; thu mua; quản trị cung ứng
 Hợp đồng mua/cung ứng
 Chất lượng; chi phí chất lượng
 Chu kỳ mua
 Tổng chi phí sở hữu
 Quản trị quan hệ nhà cung cấp
 Rủi ro nguồn cung
 Chiến lược mua và quản trị nguồn cung
 Mua quốc tế & mua toàn cầu
 Mua trực tuyến (e-procurement)
 Đấu giá ngược (reverse auction)
2. Mô tả hoặc phân tích có ví dụ minh họa:
 Tác động của quá trình toàn cầu hóa tác động đến hoạt động mua và QTNC
 Mua và quản trị nguồn cung trong giai đoạn sau năm 2000
 Chi phí chất lượng tốt; chi phí chất lượng kém (tổn thất)
 Quyết định về thời gian cung ứng
 Mô hình tập trung trong cấu trúc tổ chức bộ phận mua/QTNC tại doanh nghiệp
 Mô hình phân tán trong cấu trúc tổ chức bộ phận mua/QTNC tại doanh nghiệp
 Lợi ích và hạn chế của mua trực tuyến
 Các trường hợp có thể áp dụng đấu giá ngược
3. Liệt kê (hoặc trình bày ngắn gọn) và cho ví dụ minh họa
 Các mục tiêu chiến lược và mục tiêu chiến thuật trong mua và quản trị nguồn cung
 Lịch sử các giai đoạn phát triển của mua và quản trị nguồn cung
 Các loại hồ sơ của bộ phận mua và quản trị nguồn cung
 Các loại hợp đồng mua và cung ứng phổ biến
 Các mô hình xác định và quản lý lượng đặt hàng – dự trữ
 Các loại hình quan hệ nhà cung cấp
 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá nhà cung cấp
 Các loại hình rủi ro nguồn cung
4. Vẽ mô hình/quy trình và mô tả ngắn gọn có ví dụ minh họa
 Các bước của quy trình nghiệp vụ mua
 Ma trận đơn giản về sức mạnh (quyền lực) giữa người mua với nhà cung cấp
 Quá trình chiến lược mua và quản trị nguồn cung
 Các bước đàm phán với nhà cung cấp
5. Trình bày căn cứ/bản chất/đặc điểm & cho ví dụ minh họa:
 Căn cứ để phân loại hợp đồng mua/cung ứng
 Đặc điểm của các phương thức mua
 Đặc điểm và bản chất của mối quan hệ với nhà cung cấp chiến lược

II – NHÓM CÂU HỎI 2: LÝ THUYẾT NÂNG CAO (3 điểm)


1. Trình bày đặc điểm (ưu điểm/hạn chế/điều kiện ứng dụng) kèm ví dụ minh họa
 Phân loại mua theo mục đích và đặc điểm của người mua
1
 So sánh và chỉ ra những khác biệt giữa mua công nghiệp và mua thương mại
 Đặc điểm của hợp đồng mua kỳ hạn/mua trước
 Sự khác biệt giữa mua trước và mua đầu cơ
 Quan điểm về việc nhà cung cấp tham dự sớm (ESI=early supplier’s involvement)
 Mua quốc tế & mua toàn cầu (lý do, thách thức, rủi ro, giải pháp khắc phục)
 Chiến lược mua 1 loại vật liệu từ 1 nhà cung cấp duy nhất
 Chiến lược ít nhà cung cấp
 Chiến lược nhiều nhà cung cấp
 Chiến lược tích hợp dọc
 Cung ứng đúng thời điểm (JIT)
 Nhà cung cấp quản lý dự trữ (VMI)
2. Liệt kê (hoặc mô tả tóm tắt) và cho ví dụ minh họa
 Các loại chi phí phổ biến trong tổng chi phí sở hữu
 Cách thức xử lý bất đồng trong đàm phán với nhà cung cấp
 Các loại hình chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng/vật liệu cần mua
 Các loại hình chiến lược nguồn cung theo số lượng nhà cung cấp
 Các phương thức mua trực tuyến của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
 Đặc điểm của mua sắm xanh trong chuỗi cung ứng bền vững
3. Mô tả, phân tích và lập luận (hoặc giải thích) có ví dụ minh họa:
 Lợi ích & hạn chế của các mô hình xác định và quản lý lượng đặt hàng – dự trữ
 Cách thức để quản lý tốt chi phí mua trong doanh nghiệp
 Sự đánh đổi giữa các loại chi phí trong quyết định mua 1 loại vật liệu/hàng hóa/dịch vụ
 Cách thức rút ngắn chu kỳ mua và thời gian cung ứng
 Cách thức thiết lập giới hạn đối với mỗi vấn đề cần đàm phán
 Các giai đoạn phát triển quan hệ với nhà cung cấp
 Xây dựng chiến lược nguồn cung với mặt hàng trở ngại
 Xây dựng chiến lược nguồn cung với mặt hàng đòn bẩy
 Xây dựng chiến lược nguồn cung với mặt hàng chiến lược
 Vị trí của bộ phận cung ứng trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau
 Quy tắc ứng xử của nghề mua chuyên nghiệp
 Trường hợp nên hợp tác để nhà cung cấp tham dự sớm, từ giai đoạn thiết kế sản phẩm

III – NHÓM CÂU HỎI 3: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ (4 điểm)

Nghiên cứu tình huống tại một doanh nghiệp trong 10 lĩnh vực sản xuất-kinh doanh (xe máy/xe hơi;
điện thoại di động; máy tính; may mặc; giày dép; cà phê; sữa; chế biến thực phẩm; nội thất; bán
lẻ.) & trả lời các câu hỏi sau:
 Mô tả/phân tích vai trò của mua và quản trị nguồn cung tại doanh nghiệp đã nêu
 Phân tích các mục tiêu chiến lược và chiến thuật trong hoạt động mua và quản trị nguồn
cung của doanh nghiệp đó?
 Liệt kê các vật liệu/sản phẩm cần mua đầu vào và một số nhà cung cấp tương ứng của doanh
nghiệp?
 Phân loại các vật liệu/sản phẩm đầu vào và liệt kê một số nhà cung cấp chính tương ứng với
vật liệu?
 Vẽ ma trận chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng và dịch vụ cần mua đầu vào
 Mô tả các ứng dụng công nghệ đã và đang được triển khai trong hoạt động mua và quản trị
nguồn cung tại doanh nghiệp đó
 Trình bày cơ chế tham gia trước mua và khả năng ứng dụng tại doanh nghiệp này?

2
 Doanh nghiệp nêu trên có nên tổ chức đấu thầu khi cần mua loại vật liệu chính hay không?
Tại sao?
 Doanh nghiệp nêu trên nên sử dụng hợp đồng mua ngay đối với những vật liệu nào và trong
trường hợp nào?
 Các biện pháp khích lệ nhà cung cấp để phát triển mối quan hệ gắn bó hơn và đạt được lợi
ích cao hơn trong các quyết định mua?
 Các biện pháp khích lệ nhà cung cấp tham gia tích cực vào chính sách mua bền vững của
doanh nghiệp?
 Sự cần thiết phát triển nguồn cung bền vững?
 Giải pháp phát triển nguồn cung bền vững cho doanh nghiệp?
 Nội dung chính trong chính sách mua để đảm bảo phát triển chuỗi cung ứng bền vững?
 Mô tả ngắn gọn về 3 nhà cung cấp bất kỳ
 Vai trò và vị trí của các nhà cung cấp nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận của dn?
 Mô tả mối quan hệ của doanh nghiệp với 1 nhà cung cấp cụ thể?
 Loại hình quan hệ với NCC có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình giao hàng của NCC ?
 Doanh nghiệp nên xây dựng liên minh chiến lược với NCC loại vật liệu nào? Tại sao?
 Các điều khoản chính trong hợp đồng mua với 1 nhà cung cấp xác định?
 Doanh nghiệp nên làm gì để đảm bảo nhà cung cấp thực hiện đầy đủ các điều khoản trong
hợp đồng mua/cung ứng?
 Tương quan quyền lực (sức mạnh) của doanh nghiệp với 2 nhà cung cấp cụ thể? Tương
quan đó có tác động thế nào đến các quyết định mua của doanh nghiệp đã nêu?
 Số lượng thầu phụ của doanh nghiệp (số liệu tương đối)? Tương quan quyền lực (sức mạnh)
của doanh nghiệp với các thầu phụ?
 Mô hình cấu trúc tổ chức mua và quản trị nguồn cung nào được ứng dụng?
 Các quyết định mua cơ bản của doanh nghiệp?
 Đối với nguyên liệu chính, quyết định thời gian cung ứng có tác động như thế nào tới hiệu
quả hoạt động mua của doanh nghiệp?
 Liệt kê các chi phí đầu vào cần thiết của doanh nghiệp này?
 Có nên ứng dụng chiến lược “nhà cung cấp quản lý dự trữ (VMI) hay không?
 Phân tích cơ hội giảm chi phí mua nguyên vật liệu?
 Các yêu cầu về chất lượng nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp?
 Liệt kê các loại chi phí chất lượng đối với doanh nghiệp?
 Giải pháp đảm bảo chất lượng từ đầu nguồn phù hợp với doanh nghiệp?
 Có nên ứng dụng chiến lược “nhà cung cấp tham dự sớm” (ESI) hay không? Tại sao?
 Ứng dụng CNTT trong hoạt động mua và quản lý nguồn cung?
 Vai trò & đặc điểm của nguồn cung quốc tế? Nguồn cung nội địa?

-----------------*-*-*-----------------

You might also like