Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 72

Bài 6:

CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ


NHÀ QUẢN LÝ

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 1


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được:
- Khái niệm, vai trò và phân loại chức năng quản lý
- Khái niệm và phân loại nhà quản lý
2. Giải thích được vai trò của cán bộ quản lý
3. Làm rõ được vai trò, trách nhiệm và chức năng của các cấp quản lý
4. Phân tích được các yêu cầu đối với cán bộ quản lý
5. Phân biệt được sự khác nhau tương đối giữa quản trị và quản lý

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 2


1. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 3


Khái niệm
- “Chức năng” là tổng hợp của hai từ chức vụ (chức) và khả năng (năng),
nghĩa là những công việc trong khả năng của một vị trí có thể đảm
nhiệm được trong một tổ chức
- Chức năng quản lý là tập hợp những nhiệm vụ quản lý khác nhau, mang
tính độc lập tương đối, được hình thành trong quá trình chuyên môn hóa
hoạt động quản lý
- Chức năng quản lý là những phần nội dung công việc quan trọng trong
quá trình của hệ thống quản lý mà chủ thể quản lý cần phải tổ chức thực
hiện theo thẩm quyền nhằm đạt được mục tiêu xác định của tổ chức

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 4


Vai trò của chức năng quản lý
- Quá trình quản lý được thực hiện thông qua các chức năng quản lý, nếu
không xác định được chức năng quản lý thì chủ thể quản lý không thể
điều hành được hệ thống quản lý
- Để quản lý có hiệu quả cần phải xác định và thực hiện đúng, đủ hệ
thống các chức năng cho tổ chức của mình
- Chức năng quản lý xác định vị trí, mối quan hệ giữa các bộ phận, các
khâu, các cấp trong hệ thống quản lý:
+ Mỗi bộ phận, cấp gắn liền với một chức năng quản lý xác định nào đó
+ Nếu không có chức năng quản lý thì bộ phận đó không có lý do tồn tại

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 5


Vai trò của chức năng quản lý
- Chức năng quản lý thể hiện nội dung hoạt động của quá trình quản
lý để từ đó chủ thể quản lý xác định các nhiệm vụ cụ thể, thiết kế
bộ máy và bố trí con người phù hợp
- Các chức năng quản lý là căn cứ, là cơ sở để xây dựng, kiểm tra
và đánh giá cơ cấu bộ máy quản lý
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ mà chủ thể quản lý có thể theo
dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh sự hoạt động của mỗi bộ phận
và toàn bộ hệ thống quản lý

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 6


Phân loại chức năng quản lý theo giai đoạn của
quá trình quản lý
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Hoạch định Hoạch định Hoạch định
Tổ chức Tổ chức Tổ chức
(bao gồm nhân sự) (bao gồm nhân sự)
Nhân sự
Lãnh đạo/Điều hành Lãnh đạo/Điều hành Lãnh đạo/Điều hành
Kiểm soát/Kiểm tra Kiểm soát/Kiểm tra Kiểm soát/Kiểm tra
(gồm cả Điều chỉnh) (gồm cả Điều chỉnh)
Điều chỉnh

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 7


Mô hình 1
Quan điểm chức năng quản lý gồm 5 chức năng
(Quan điểm của H.Koontz và Cyril O’donnell)

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 8


Mô hình 1 Hoạch định

- Định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà quá trình quản lý
cần đạt được và sau đó xác định trước những chiến lược nào sẽ
sử dụng, những hành động cần thực hiện và quyết định những
nguồn lực nào

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 9


Mô hình 1 Tổ chức

Thiết lập cơ cấu bộ máy trong tổ chức, cơ chế phối hợp


giữa các bộ phận, mối quan hệ giữa người lao động cho
phép họ làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu của
tổ chức

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 10


Mô hình 1 Nhân sự

Tuyển dụng và lựa chọn nhân viên, sắp xếp đúng người vào
đúng việc vào các vị trí trong tổ chức cho phù hợp

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 11


Mô hình 1 Điều hành

Tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ chức, hướng họ


đến việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 12


Mô hình 1 Kiểm tra (gồm cả điều chỉnh)

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc, phát hiện sai
sót, nguyên nhân và biện pháp nhằm khắc phục; Tận
dụng các cơ hội, xử lý tình huống mới phát sinh

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 13


Mô hình 2
Quan điểm chức năng quản lý gồm 5 chức năng
Hoạch
định
Điều
Tổ chức chỉnh

Điều
Kiểm tra
khiển

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 14


Mô hình 2 Hoạch định

- Định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà quá trình quản lý
cần đạt được và sau đó xác định trước những chiến lược nào sẽ
sử dụng, những hành động cần thực hiện và quyết định những
nguồn lực nào

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 15


Mô hình 2 Tổ chức (Kết hợp giữa chức năng tổ
chức và chức năng nhân sự)
- Thiết lập cơ cấu bộ máy trong tổ chức, cơ chế phối hợp giữa
các bộ phận, mối quan hệ giữa người lao động cho phép họ
làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu của tổ chức
- Tuyển dụng và lựa chọn nhân viên, sắp xếp đúng người vào
đúng việc vào các vị trí trong tổ chức cho phù hợp

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 16


Mô hình 2 Điều hành

Tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ chức, hướng họ


đến việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 17


Mô hình 2 Kiểm tra

Đánh giá, phát hiện sai sót và các cơ hội đột biến trong hệ
thống, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 18


Mô hình 2 Điều chỉnh

Hoạt động sau kiểm tra, là quá trình khắc phục các sai sót,
xử lý những tình huống mới phát sinh, tận dụng cơ hội

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 19


Mô hình 3
Quan điểm chức năng quản lý gồm 4 chức năng

Hoạch
định

Kiểm tra Tổ chức

Điều
hành

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 20


Mô hình 3 Hoạch định/Kế hoạch

- Định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà quá trình quản lý
cần đạt được và sau đó xác định trước những chiến lược nào sẽ
sử dụng, những hành động cần thực hiện và quyết định những
nguồn lực nào
- Như Mô hình 1 và Mô hình 2

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 21


Mô hình 3 Tổ chức (Kết hợp giữa chức năng tổ
chức và chức năng nhân sự)
- Thiết lập cơ cấu bộ máy trong tổ chức, cơ chế phối hợp giữa
các bộ phận, mối quan hệ giữa người lao động cho phép họ
làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu của tổ chức
- Tuyển dụng và lựa chọn nhân viên, sắp xếp đúng người vào
đúng việc vào các vị trí trong tổ chức cho phù hợp
- Như Mô hình 2

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 22


Mô hình 3 Lãnh đạo/Điều hành

- Tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ chức, hướng


họ đến việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra
- Như Mô hình 1 và Mô hình 2

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 23


Mô hình 3 Kiểm tra (gồm cả điều chỉnh)

- Đánh giá mức độ hoàn thành công việc, phát hiện


sai sót, nguyên nhân và biện pháp nhằm khắc phục;
Tận dụng các cơ hội, xử lý tình huống mới phát sinh
- Như Mô hình 1

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 24


Phân loại chức năng quản lý theo
phương hướng tác động
Chức năng đối nội: Chức năng đối ngoại:
Chức năng quản lý nội bộ tổ Chức năng vận hành hệ thống trong
chức: mục tiêu chiến lược của môi trường biến động bên ngoài: phân
tổ chức, tổ chức bộ máy và lề tích các đối tác, tìm ra mặt mạnh, mặt
lối làm việc, đào tạo và sử yếu của đối tác nhằm giúp công tác
dụng nhân lực, thời cơ và tận quản lý đưa ra được chính sách đối
dụng thời cơ, … ngoại hợp lý

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 25


Phân loại chức năng quản lý theo
cấp quản lý quốc gia
Chức năng quản lý nhà nước:
Hoạt động quản lý vĩ mô nhà nước với các hoạt động Kinh tế - Chính trị - Xã
hội theo hướng điều tiết và định hướng các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Chiến lược KT-XH dài hạn, ngắn hạn và chương trình mục tiêu
- Thiết lập luật pháp, thể chế, chính sách
- Tạo môi trường cho các hoạt động kinh tế -xã hội
- Đào tạo, bố trí cán bộ
- Kiểm tra, tổng kết đánh giá,…

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 26


Phân loại chức năng quản lý theo
cấp quản lý quốc gia
Chức năng quản trị:
- Hoạt động quản lý vi mô thuộc hệ thống tổ chức quốc gia, là sự quản
lý trực tiếp các quá trình kinh tế - xã hội tại các tổ chức theo định
hướng của nhà nước
- Với chức năng này, hoạt động quản trị của 2 nhiệm vụ cơ bản:
+ Hoạch định các chiến lược, kế hoạch hoạt động theo định hướng của
nhà nước, của cấp trên và khả năng của tổ chức
+ Thực hiện các chiến lược, kế hoạch hoạt động và chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động của tổ chức

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 27


Phân loại chức năng quản lý theo
lĩnh vực quản lý
- Các chức năng quản lý được phân theo nội dung bao gồm:
+ Quản lý nhân lực
+ Quản lý tiền tệ, tài chính
+ Quản lý khoa học – công nghệ
+ Quản lý vật tư
+ Quản lý sản xuất …
- Mỗi chức năng quản lý này là đối tượng và nội dung nghiên cứu của
từng chuyên ngành cụ thể

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 28


2. NHÀ QUẢN LÝ

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 29


Khái niệm
- Nhà quản lý là danh từ chung để chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý
trong một tổ chức nhất định
- Nhà quản lý là người thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý nhất định trong
bộ máy quản lý nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt được những mục tiêu của mình với
kết quả và hiệu quả cao
- Nhà quản lý là người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của họ
- Nhà quản lý là đại diện đặc biệt của chủ thể quản lý, người lập kế hoạch, tổ chức,
điều hành và kiểm soát các nguồn lực có hiệu quả để đạt được mục tiêu

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 30


Vai trò của nhà quản lý

- Vai trò liên kết con người


- Vai trò thông tin
- Vai trò quyết định

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 31


Vai trò liên kết con người
- Vai trò người đại diện cho tổ chức và những người dưới quyền trong các
mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ với bên ngoài tổ chức
- Vai trò người lãnh đạo và duy trì động lực cho người lãnh đạo, phối hợp,
kiểm tra công việc của nhân viên dưới quyền
- Vai trò người liên hệ kết nối các mối quan hệ bên trong và ngoài tổ chức,
là người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết các thành viên trong tổ
chức thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 32


Vai trò thông tin
- Vai trò thu thập và tiếp nhận thông tin, xem xét, phân tích môi trường
xung quanh tổ chức, xử lý các thông tin để ra các quyết định
- Vai trò phổ biến thông tin cho mọi người, mọi bộ phận có liên quan
- Vai trò cung cấp thông tin, là người có thẩm quyền thay mặt tổ chức phát
ngôn những tin tức ra bên ngoài với mục đích giải thích hay bảo vệ hoạt
động của tổ chức

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 33


Vai trò quyết định
- Vai trò người ra quyết định: Tìm kiếm cơ hội để tận dụng, xác định những
vấn đề để giải quyết
- Vai trò người điều hành: chỉ đạo việc thực hiện các quyết định đã ban
hành; ứng phó với những vấn đề bất định, khủng hoảng của tổ chức nhằm
đưa tổ chức sớm trở lại ổn định
- Vai trò người đảm bảo, phân bố các nguồn lực cho những mục đích khác
nhau một cách hợp lý và có hiệu quả
- Vai trò người đàm phán: Tiến hành đàm phán với những đối tác phục vụ
cho hoạt động của tổ chức

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 34


Phân loại nhà quản lý theo cấp độ quản lý
Nhà quản lý cấp cao

- Quản lý cấp cao là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện đối
với hoạt động của tổ chức hay một phân hệ lớn của tổ chức và
đại diện cho tổ chức trong mối quan hệ với môi trường bên ngoài
tổ chức
- Quản lý cấp cao phải quan tâm đặc biệt đến môi trường bên
ngoài, chú ý đến các cơ hội, tiềm năng, thách thức; phát triển các
cách thức hợp lý để tận dụng các cơ hội và hóa giải thách thức

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 35


Phân loại nhà quản lý theo cấp độ quản lý
Nhà quản lý cấp cao

- Họ xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược của tổ chức;
và truyền thông tầm nhìn, chiến lược, đảm bảo các chiến lược
tương thích với mục tiêu của hệ thống mà họ chịu trách nhiệm
quản lý
- Các nhà quản lý cấp cao phải là những người có tầm nhìn, tư duy
chiến lược, có năng lực ra quyết định trong điều kiện cạnh tranh
và luôn biến động
- Các nhà quản lý cấp cao có thể kể đến như Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, …
3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 36
Phân loại nhà quản lý theo cấp độ quản lý
Nhà quản lý cấp trung

- Quản lý cấp trung là những người chịu trách nhiệm quản lý các
đơn vị trong tổ chức hoặc phân hệ của tổ chức
- Thuật ngữ quản lý cấp trung có thể bao hàm một vài cấp quản lý,
là người lãnh đạo một số nhà quản lý cấp thấp hơn và phải báo
cáo cho các nhà quản lý cấp cao hơn
- Quản lý cấp trung phải làm việc với quản lý cấp cao, phối hợp với
nhà quản lý đồng cấp để phát triển và triển khai các kế hoạch
hành động nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 37


Phân loại nhà quản lý theo cấp độ quản lý
Nhà quản lý cấp trung

- Họ là người giữ vị trí liên hệ giữa cán bộ quản lý cấp cao và cán
bộ quản lý cấp cơ sở
- Trách nhiệm mang tính nguyên tắc của các nhà quản lý cấp trung
là chỉ đạo quá trình triển khai các chính sách, kế hoạch của tổ
chức tại đơn vị của mình và thiết lập mối quan hệ cân bằng giữa
nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý cấp cơ sở
- Nhà quản lý cấp trung chịu trách nhiệm giải trình trước đơn vị và
giải trình trước nhà quản lý cấp cao

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 38


Phân loại nhà quản lý theo cấp độ quản lý
Nhà quản lý cấp cơ sở

- Quản lý cấp cơ sở hay còn gọi là quản lý giám sát, là


những người chịu trách nhiệm về công việc của những
người lao động trực tiếp
- Nhà quản lý cấp cơ sở không kiểm soát hoạt động của các
nhà quản lý khác
- Quản lý cấp cơ sở chịu trách nhiệm giải trình trước nhóm
do mình phụ trách và giải trình trước nhà quản lý cấp
trung
3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 39
Phân loại nhà quản lý theo phạm vi quản lý

Quản lý chức năng Quản lý tổng hợp


Quản lý chức năng chịu trách Quản lý tổng hợp chịu trách
nhiệm quản lý một chức năng nhiệm quản lý tất cả các hoạt
hoạt động của tổ chức: động của một đơn vị như:
- Quản lý tài chính giám đốc chi nhánh, …
- Quản lý nguồn nhân lực
- Quản lý sản xuất
- ….

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 40


Các cấp quản lý
- Quá trình phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các giám đốc
điều hành khác nhau tạo ra các cấp độ quản lý
- Không có khung cố định về số vị trí quản lý cũng như số cấp quản
lý cho một tổ chức, nó phụ thuộc vào cách xác định, quy mô và
mức độ đa lĩnh vực hoạt động của tổ chức
- Tuy nhiên, thường phân thành 3 cấp độ quản lý trong một tổ
chức:
+ Quản lý cấp cao/Cấp hoạch định
+ Quản lý cấp trung gian/Cấp điều hành
+ Quản lý cấp cơ sở/Giám sát/Triển khai/Quản lý công việc
3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 41
Các cấp quản lý
Quản lý cấp cao: Vai trò và trách nhiệm

- Quản lý cấp cao là cấp quản lý cao nhất: Chủ tịch, Tổng giám đốc,
Giám đốc điều hành, Phó Tổng Giám đốc, …
- Vai trò chính: hoạch định để phát triển mục tiêu, chiến lược của
tổ chức; thực hiện tổ chức, kiểm soát theo mục tiêu, chiến lược
- Trách nhiệm chính: điều chỉnh định hướng tổng thể của tổ chức
trên cơ sở xem xét thông tin trong quá trình kiểm soát
- Quản lý cấp cao thường giao phó trách nhiệm chỉ đạo cho các
nhà quản lý cấp trung thấp hơn trong hệ thống phân cấp của tổ
chức
3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 42
Các cấp quản lý
Quản lý cấp cao: Vai trò và trách nhiệm

- Quản lý cấp cao là người có thẩm quyền tối cao, quản lý các mục
tiêu, chiến lược và chính sách cho một tổ chức, dành nhiều thời
gian hơn cho việc hoạch định và điều phối các chức năng
- Vai trò của lãnh đạo cao nhất có thể được như sau:
+ Kiểm soát và điều phối các hoạt động của tất cả các bộ phận
+ Duy trì liên lạc với môi trường bên ngoài
+ Ban hành các hướng dẫn và chỉ đạo
+ Chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả hoạt động của tổ
chức
3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 43
Các cấp quản lý
Quản lý cấp cao: Chức năng chính

- Xác định mục tiêu, chiến lược cho tổ chức


- Xây dựng khung chính sách và lập kế hoạch để thực hiện các mục
tiêu và các chính sách liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của tổ
chức:
+ Chính sách về chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, …
+ Chính sách quảng bá tiếp thị
+ Chính sách tài chính: quản lý nguồn tài chính, quản lý thu – chi, lợi
nhuận, …

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 44


Các cấp quản lý
Quản lý cấp cao: Chức năng chính

- Tổ chức: thiết lập cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động phù hợp với các
chiến lược đã được đặt ra; sắp đặt các vị trí quản lý điều hành cho cấp
dưới
- Tập hợp các nguồn lực: huy động các nguồn lực về nhân lực, vật lực,
thông tin, tài chính, công nghệ nhằm mục đích thực hiện các kế hoạch
- Kiểm soát các hoạt động tổ chức: kiểm soát của quản lý cấp cao liên
quan đến hoạt động thông qua, phê duyệt ngân sách, dự toán thu chi
hàng năm, kiểm soát chi phí và số liệu báo cáo thống kê tài chính

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 45


Các cấp quản lý
Quản lý cấp trung: Vai trò và trách nhiệm

- Quản lý cấp trung: giám đốc chi nhánh, trưởng phòng/ban và tương
đương
- Giữ vai trò liên hệ giữa quản lý cấp cao và quản lý cấp cơ sở
- Chịu trách nhiệm về thực hiện các chính sách và kế hoạch do quản lý
cấp cao giao cho đơn vị của họ
- Quản lý cấp trung chịu áp lực từ các phía:
+ Quản lý cấp cao với ý tưởng, chính sách, thái độ phải chấp hành
+ Quản lý cấp cơ sở yêu cầu tư vấn, hướng dẫn, …
+ Quản lý đồng cấp trong phối hợp triển khai công việc liên quan

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 46


Các cấp quản lý
Quản lý cấp trung: Vai trò và trách nhiệm
- Quản lý cấp trung thường có trách nhiệm quản lý các hoạt động/công
việc của một đơn vị cụ thể và triển khai/thực hiện những kế hoạch
chiến lược quản lý cấp cao giao
- Quản lý cấp trung phân chia những chiến lược này thành các chiến
thuật/nhiệm vụ có thể được thực hiện ở cấp thấp hơn; giúp thiết lập
các mục tiêu chức năng hay đơn vị/phòng/ban và hướng dẫn đơn vị
thực hiện
- Quản lý cấp trung chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các nhà quản lý cấp
cơ sở cũng như những người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
của mình hướng tới đạt mục tiêu của đơn vị/bộ phận
3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 47
Các cấp quản lý
Quản lý cấp trung: Các chức năng
- Thực hiện kế hoạch của tổ chức phù hợp với chính sách của quản lý
cấp cao
- Lập kế hoạch cho các đơn vị bộ phận của tổ chức
- Tham gia vào làm việc và đào tạo quản lý cấp dưới
- Giải thích các chính sách từ quản lý cấp cao cho cấp thấp hơn
- Điều phối các hoạt động trong bộ phận hoặc phòng ban
- Báo cáo hoạt động, dữ liệu quan trong cho quản lý cấp cao
- Đánh giá hoạt động của các nhà quản lý cấp dưới
- Truyền cảm hứng cho các nhà quản lý cấp cơ sở

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 48


Các cấp quản lý
Quản lý cấp cơ sở: Vai trò và trách nhiệm

- Quản lý cấp cơ sở là người giám sát, trông nom/coi sóc/quản lý công


việc, được giao nhiệm vụ giám sát các nhân viên trong bộ phận/tổ
chức việc tuân thủ các SOPs (khác với giám sát của tổ chức)
- Quản lý cấp cơ sở dành lượng thời gian lớn nhất trực tiếp thực hiện
đôn đốc chỉ đạo nhân viên làm việc
- Họ hiếm khi thực hiện các hoạt động: lập kế hoạch và tổ chức
- Họ có thể áp dụng các hình thức thưởng/phạt để tác động đến hành
vi của nhân viên dưới quyền

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 49


Các cấp quản lý
Quản lý cấp cơ sở: Các chức năng

- Ra lệnh, hướng dẫn, giám sát, kiểm soát công việc của người lao động
- Lập kế hoạch cho các hoạt động của bộ phận của mình
- Phân loại và giao việc cho người lao động
- Chỉ đạo, hướng dẫn người lao động về quy trình làm việc
- Phân bổ các công cụ, nguyên vật liệu, trang thiết bị, … cần thiết cho
người lao động
- Huấn luyện đào tạo các kỹ năng cần thiết cho nhân viên
- Tư vấn cho quản lý cấp trung về môi trường làm việc và đóng vai trò là
người liên lạc giữa quản lý cấp trung và người lao động

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 50


Các cấp quản lý
Quản lý cấp cơ sở: Các chức năng

- Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng sản phẩm sản xuất ra
- Trách nhiệm duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong tổ chức
- Truyền đạt các vấn đề của người lao động, các đề xuất và kiến nghị, … lên cấp
cao hơn
- Giải quyết những bất đồng của người lao động
- Chuẩn bị các báo cáo định kỳ về kết quả làm việc của nhân viên
- Đảm bảo kỷ luật trong tổ chức
- Tạo động lực cho người lao động
- Xây dựng hình ảnh của tổ chức vì họ tiếp xúc trực tiếp với người lao động

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 51


Thiết lập mục tiêu của các cấp quản lý

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 52


Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
Yêu cầu về kỹ năng

- Bất kể nhà quản lý nào cũng cần phải có 3 kỹ năng cơ bản cần thiết:
+ Kỹ năng kỹ thuật
+ Kỹ năng nhân sự
+ Kỹ năng nhận thức
- Việc sử dụng ba kỹ năng này phụ thuộc vào vị trí (cấp độ) của nhà
quản lý

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 53


Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
Kỹ năng kỹ thuật
- Kỹ năng kỹ thuật (chuyên môn, nghiệp vụ) là khả năng áp dụng
được công việc chuyên môn liên quan đến phạm vi điều hành
(phương pháp, quy trình kỹ thuật, nguyên tắc, kiểm tra thực hiện
công việc); khả năng thực hiện một công việc nhất định thể hiện
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà quản lý
- Kỹ năng kỹ thuật là năng lực của nhà quản lý thể hiện được kiến
thức và tài năng trong quá trình quản lý các hoạt động thuộc lĩnh
vực chuyên môn của mình, bao gồm kỹ năng thực hiện các quy
trình quản lý
3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 54
Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
Kỹ năng kỹ thuật
- Kỹ năng kỹ thuật này phải trở thành một hoạt động thường xuyên
liên tục, nhất quán của nhà quản lý
- Kỹ năng này giúp nhà quản lý thực hiện việc chỉ đạo, điều hành
công việc, kiểm soát và đánh giá năng lực cấp dưới
- Muốn quản lý tốt những hoạt động nhất định, nhà quản lý phải
hiểu và thực hiện được những hoạt động đó
- Để có kỹ năng kỹ thuật, nhà quản lý phải được đào tạo và phải trải
qua kinh nghiệm thực tiễn

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 55


Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
Kỹ năng nhân sự
- Kỹ năng nhân sự còn gọi là kỹ năng thực hiện các mối quan hệ con
người, liên quan đến khả năng tổ chức, động viên và điều khiển con
người; là năng lực đặc biệt của nhà quản lý trong mối quan hệ với
người bên trong, bên ngoài tổ chức, nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy
sự hoàn thành công việc chung
- Kỹ năng nhân sự là khả năng của một người có thể làm việc được
với những người khác
- Nhà quản lý có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tham gia tích cực vào công
việc của tổ chức, tạo ra được một môi trường làm việc thân thiện
3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 56
Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
Kỹ năng nhân sự
- Kỹ năng nhân sự bao hàm những kỹ năng cụ thể sau:
+ Đánh giá đúng mình để tự hoàn thiện
+ Đánh giá đúng người, thấu hiểu và thông cảm với những tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng của người khác
+ Có khả năng phát huy quyền lực và tạo ảnh hưởng
+ Mềm dẻo và có kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt
+ Sử dụng một cách có nghệ thuật các phương pháp lãnh đạo con người
+ Có khả năng xây dựng và làm việc theo nhóm
+ Có kỹ năng chủ trì các cuộc họp
+ Quản lý có hiệu quả thời gian và khả năng kiểm soát bản thân

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 57


Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
Kỹ năng nhận thức (kỹ năng tư duy)

- Kỹ năng nhận thức là tầm nhìn, là tư duy có hệ thống, năng lực xét đoán, khả
năng khái quát các mối quan hệ, nhận ra vấn đề và đưa ra giải pháp, lập kế
hoạch (chiến lược) và tổ chức thực hiện
- Nhà quản lý có khả năng phát hiện, phân tích xác định rõ các vấn đề; hiểu rõ
và giải thích được các dữ liệu và thông tin; sử dụng được thông tin để xây
dựng các giải pháp tối ưu nhất
- Nhà quản lý biết cách lập luận và đưa ra các cam kết trong những tình huống
phức tạp; trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các ý tưởng của mình

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 58


Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với các cấp quản lý
100 % công việc theo cấp nhà quản lý
Kỹ thuật 90

Phần trăm 80

công việc 70

Quan hệ con người 60

50 50

40

30

Nhận thức 20

10

0
P O L C

Quản lý cấp cao Quản lý cấp trung Quản lý cấp cơ sở


0 Nhà quản Nhà quản Nhà quản lý
lý cấp cao lý cấp trung cấp cơ sở

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 59


Yêu cầu đối với cán bộ quản lý
Yêu cầu về phẩm chất đạo đức cá nhân

- Có tính nguyên tắc trong công việc, đặt lợi ích của xã hội, lợi ích của tổ chức
lên trên lợi ích cá nhân
- Người có văn hóa: có kiến thức; có thái độ đúng mực tự tin; hành động đúng
đắn, sáng tạo theo pháp luật và chuẩn mực xã hội
- Có ý chí: chấp nhận rủi ro, khả năng kiểm soát bản thân trước bất định,
đương đầu với áp lực nặng nề
- Có tư duy phục thiện: tiếp thu phê bình và tự phê bình, thừa nhận cái sai của
mình và cái đúng của người khác

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 60


Phân biệt quản lý và quản trị
- Quản trị là xác định tổng thể các chính sách, thiết lập các mục tiêu, xác định
các mục đích chung và thiết lập các chương trình và dự án lớn
- Quản lý là điều phối, điều hành, tích hợp các thành phần đa dạng của tổ chức
trong khi duy trì khả năng tồn tại của tổ chức đối với một số mục tiêu đã xác
định trước
- Sự khác biệt giữa quản lý và quản trị dưới 2 góc độ:
+ Chức năng
+ Sử dụng/Khả năng áp dụng

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 61


Sự khác nhau về chức năng giữa quản lý và quản trị
(Dựa vào chức năng)
Cơ sở Quản trị Quản lý
Ý nghĩa Liên quan đến việc xây dựng các mục Là nghệ thuật giúp người khác hoàn thành công việc
tiêu, kế hoạch và chính sách lớn bằng cách hướng dẫn nỗ lực của họ vào việc đạt
được các mục tiêu
Bản chất Quản trị là chức năng ra quyết đinh Quản lý là chức năng điều hành/thực thi
Quá trình Quản trị quyết định những gì sẽ được Quản lý quyết định ai nên làm, làm như thế nào và
thực hiện và thực hiện khi nào đánh giá nó ra sao
Chức năng Quản trị là chức năng tư duy vì các Quản lý là chức năng thực hiện bởi nhà quản lý hoàn
mục tiêu, chiến lược và chính sách thành công việc dưới sự giám sát của họ
được xác định bởi họ
Kỹ năng Kỹ năng nhận thức và con người Kỹ năng kỹ thuật và con người
Cấp độ Chức năng cấp cao nhất Chức năng cấp trung và cấp thấp hơn

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 62


Sự khác nhau về chức năng giữa quản lý và quản trị
(Dựa vào việc sử dụng)
Cơ sở Quản trị Quản lý
Áp dụng Có thể áp dụng cho các tổ chức phi Có thể áp dụng cho các tổ chức kinh doanh, tức là tổ
kinh doanh, tức là câu lạc bộ, trường chức tạo ra lợi nhuận
học, bệnh viện, …
Ảnh hưởng Các quyết định quản trị chịu ảnh Các quyết định quản lý chịu ảnh hưởng của các giá
hưởng của dư luận, chính phủ, chính trị, ý kiến, niềm tin và quyết định của người quản lý
sách, tổ chức tôn giáo, phong tục, …
Vị trí Quản trị đại diện cho chủ sở hữu của Quản lý là những người lao động của tổ chức được
tổ chức kiếm được lợi nhuận từ vốn trả thù lao (dưới dạng tiền lương và tiền công)
đầu tư và lợi nhuận của họ dưới hình
thức cổ tức

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 63


Sự khác nhau tương đối giữa quản trị và quản lý
trong một tổ chức
Quản trị Quản lý

Xác lập mục tiêu, hoạch định chiến lược Tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, chính sách đã
và chính sách quan trọng của tổ chức được quyết định
Quản trị là vị trí cấp cao nhất hoạch định Quản lý là vị trí cấp trung triển khai các chiến lược nhằm đạt
mục tiêu và chiến lược cho một tổ chức mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất
Chức năng của quản trị là hoạch định và Chức năng của quản lý là điều hành và chấp hành thực hiện
ra quyết định
Chức năng hoạch định, tổ chức là yếu tố Chức năng điều hành và kiểm soát là yếu tố quan trọng
quan trọng
Yếu tố quan trọng với nhà quản trị là Yếu tố quan trọng với nhà quản lý là kỹ năng xử lý mối quan
tầm nhìn hệ con người

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 64


Phân biệt quản lý và quản trị
- Thực tế, sự khác biệt giữa quản lý và quản trị chỉ mang tính chất tương đối
- Các nhà quản lý đều quan tâm đến cả hai – chức năng quản lý hành chính
(quản trị) và chức năng quản lý tác nghiệp (quản lý)
- Các nhà quản lý cấp cao trong hệ thống phân cấp dành nhiều thời gian hơn
cho chức năng quản trị
- Các nhà quản lý cấp thấp hơn dành nhiều thời gian hơn cho việc chỉ đạo và
kiểm soát hoạt động của nhân viên, tức là quản lý

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 65


Phân biệt quản lý và quản trị

QUẢN TRỊ Quản lý cấp cao

Quản lý cấp trung

QUẢN LÝ Quản lý cấp cơ sở

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 66


Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
Kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ quản lý

- Kế hoạch hóa cán bộ quản lý phải xuất phát từ mục tiêu và kế hoạch hoạt
động của toàn bộ hệ thống quản lý
- Số lượng, chất lượng cán bộ quản lý xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, mục
tiêu cần đạt được và cơ cấu tổ chức
- Trên cơ sở đó có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, bố trí sử
dụng và đánh giá cán bộ quản lý

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 67


Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
Kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ quản lý
- Kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ quản lý được tiến hành theo trình tự:
+ Dự báo tình hình, sự biến động cán bộ và những nhu cầu mới về số lượng và chất lượng cán
bộ
+ Lập kế hoạch bổ sung cán bộ và kế hoạch luân chuyển cán bộ
+ Lập kế hoạch theo yêu cầu: trẻ hóa, kỳ nâng cao trình độ, …
- Kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ quản lý mang tính chất dài hạn, thường là 5 năm trở lên, nhưng
phải có kế hoạch hàng năm
- Kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ quản lý có tầm quan trọng quyết định sự phát triển ổn định và
bền vững của các tổ chức, bởi vậy, người lãnh đạo các tổ chức phải quan tâm đến công tác này

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 68


Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
Lựa chọn cán bộ quản lý
- Phải có ước muốn làm cán bộ quản lý
- Phải có kỹ năng giao tiếp tốt và sự đồng cảm với mọi người
- Chính trực và trung thực
- Cần sử dụng nhiều phương pháp lựa chọn như:
+ Phương pháp thi tuyển
+ Phương pháp quan sát phát hiện năng khiếu
+ Phương pháp thử nghiệm
+ Phương pháp trưng cầu ý kiến, bỏ phiếu kín, …

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 69


Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
Đánh giá cán bộ quản lý
- Việc đánh giá phải do tập thể có thẩm quyền quyết định
- Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ với tư cách là người quản lý
- Việc đã làm được và chưa làm được, ưu điểm và khuyết điểm trong từng thời
kỳ nhất định
- Dựa vào các tiêu chuẩn và yêu cầu về phẩm chất, về năng lực của cán bộ
quản lý để đánh giá
- Phương pháp đánh giá: thu thập thông tin nhiều chiều, nghiên cứu quá trình,
phân tích kết quả thử nghiệm, lượng hóa các chỉ tiêu đánh giá

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 70


Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý

- Nhằm tạo khả năng thích nghi được với những yêu cầu mới, khó khăn và
thách thức mới
- Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần được chia ra thành từng bước cụ thể, xét
đến nhu cầu cho công việc hiện tại và tương lai
- Việc đào tạo, bồi dưỡng phải theo kế hoạch, kết hợp đào tạo ở trường, lớp
với rèn luyện trong thực tiễn; kết hợp đào tạo lý luận cơ bản với các kiến thức
quản lý, kiến thức chuyên ngành về kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 71


Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
Bố trí, sử dụng cán bộ quản lý
- Việc bố trí đúng cán bộ quản lý tạo điều kiện bổ sung những mặt mạnh, khắc
phục những mặt hạn chế của tổ chức qua đó mà nâng cao trình độ của từng
người
- Bố trí phải đúng/đủ: đủ người; đúng thời điểm
- Khi bố trí phải làm cho cán bộ nhận thức đầy đủ chức năng, quyền hạn, trách
nhiệm và các mối quan hệ công tác của mình
- Phải có định hướng công tác lâu dài để có điều kiện nâng cao năng lực và tích
lũy kinh nghiệm quản lý

3/27/2023 PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Khoa QLKTD - HUP 72

You might also like