Những Vấn Đề Cơ Bản Của Thị Trường Chứng Khoán

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

Tài liệu đào tạo 2022Những vấn đề cơ bản của TTCK

Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

Lưu ý:
- Tài liệu này chỉ lưu hành nội bộ trong FPTS
- Tuyệt đối không được gửi tài liệu này cho KH hoặc lưu trữ trên các thiết bị không
phải do FPTS cung cấp (ví dụ: USB, ổ cứng di động, ổ lưu trữ trên mạng như
Google Drive / Dropbox / One Drive…)
- Vui lòng đọc tài liệu trên máy tính do FPTS cung cấp cho nhân viên
o Trường hợp cần in tài liệu ra bản cứng: phải đọc trong phạm vi văn phòng
FPTS, chỉ đọc trong phạm vi 07 ngày kể từ ngày in, khi đọc xong phải hủy
bằng máy hủy tài liệu
- Nếu có thắc mắc hoặc thấy điểm không hợp lý trong tài liệu: vui lòng liên hệ với
SST để được hỗ trợ (email: SST@fpts.com.vn

1
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

1 CÁC SẢN PHẨM HIỆN NAY CỦA TTCK VN_________________________________________ 4


1.1 Cổ phiếu___________________________________________________________________ 4
1.1.1 Cổ phiếu là gì_____________________________________________________________ 4
1.1.2 Mệnh giá cổ phiếu__________________________________________________________4
1.2 Chứng chỉ quỹ ETF__________________________________________________________ 5
1.3 Chứng quyền có đảm bảo_____________________________________________________ 5
1.3.1 Phân loại chứng quyền______________________________________________________ 5
1.3.2 Thông tin cơ bản của một chứng quyền_________________________________________ 6
1.3.3 Các loại giá trong chứng quyền_______________________________________________ 7
1.3.4 Thuế thu nhập cá nhân được tính vào các thời điểm giao dịch CW____________________ 7
1.3.5 Ví dụ về CW______________________________________________________________ 7
1.3.6 Sự khác nhau giữa Giao dịch Chứng quyền có bảo đảm và Hợp đồng tương lai:_________ 8
1.4 Hợp đồng tương lai__________________________________________________________ 8
1.4.1 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30______________________________________________ 9
1.4.2 Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ________________________________________ 9
1.5 Trái phiếu__________________________________________________________________ 9
1.5.1 Trái phiếu là gì____________________________________________________________ 9
1.5.2 Phân loại trái phiếu________________________________________________________ 10
1.5.2.1 Xét theo chủ thể phát hành______________________________________________ 10
1.5.2.2 Xét theo thời gian đáo hạn______________________________________________ 10
1.5.2.3 Xét theo hình thức trả lãi_______________________________________________ 10
1.5.2.4 Xét theo mức độ đảm bảo thanh toán của tổ chức phát hành____________________10
1.5.2.5 Trái phiếu phát hành riêng lẻ và Trái phiếu phát hành ra công chúng_____________ 10
2 CÁCH THỨC VẬN HÀNH________________________________________________________11
2.1 Các quy định giao dịch chứng khoán cơ sở______________________________________11
2.1.1 Thời gian giao dịch________________________________________________________ 11
2.1.2 Nguyên tắc khớp lệnh______________________________________________________ 12
2.1.3 Phương thức khớp lệnh_____________________________________________________ 12
2.1.3.1 Phương thức khớp lệnh định kỳ__________________________________________ 12
2.1.3.2 Phương thức khớp lệnh liên tục__________________________________________ 12
2.1.3.3 Phương thức giao dịch thỏa thuận________________________________________ 12
2.1.4 Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá____________________________________________ 13
2.1.5 Giá tham chiếu___________________________________________________________ 14
2.1.6 Lệnh giao dịch____________________________________________________________14
2.1.7 Hủy/ sửa lệnh giao dịch_____________________________________________________18
2.1.8 Thời gian thanh toán_______________________________________________________ 18
2.1.9 Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài__________________________________________ 19
2.1.10 Lưu ký chứng khoán_____________________________________________________ 19
2.1.11 Chu kì thanh toán tiền, chứng khoán________________________________________ 19
2.1.12 Các loại Phí, Thuế_______________________________________________________20

2
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

2.1.12.1 Thuế Thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán______________________ 20


2.1.12.2 Thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn______________________________________ 21
2.1.13 Các quyền phát sinh từ Cổ phiếu___________________________________________ 21
2.1.13.1 Các quyền phát sinh từ cổ phiếu_________________________________________ 21
2.1.13.2 Ngày giao dịch không hưởng quyền______________________________________ 23
2.1.13.3 Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày GDKHQ____________________ 24
2.2 Các quy định giao dịch chứng khoán phái sinh__________________________________ 25
2.2.1 Các loại ký quỹ___________________________________________________________ 28
2.2.2 Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ_________________________________________________ 29
2.2.3 Thuế phí________________________________________________________________ 29

3
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

1 CÁC SẢN PHẨM HIỆN NAY CỦA TTCK VN


1.1 Cổ phiếu
1.1.1 Cổ phiếu là gì
- Theo khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần
phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ
phần của công ty đó. Chỉ công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu.
- Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát
hành.
- Như vậy, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát
hành và người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty phát hành.
- Có 02 loại cổ phiếu như sau:
o Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): Dùng để xác định quyền sở hữu của các cổ đông.
Người nắm giữ cổ phiếu này sẽ có quyền quản lý và kiểm soát công ty hay tham gia vào
các cuộc họp HĐQT, cũng như bỏ phiếu quyết định vào các vấn đề lớn của công ty.
o Cổ phiếu ưu đãi: tùy vào loại hình ưu đãi mà người nắm giữ sẽ hoặc được hưởng một số
đặc quyền hơn hoặc bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông.
Có ba loại cổ phiếu ưu đãi phổ biến:

▪ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: được trả cổ tức cao hơn người nắm cổ phiếu phổ thông

nhưng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông hay đề cử người vào Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát.

▪ Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: người nắm giữ cổ phiếu này được công ty hoàn lại vốn góp

bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được thoả
thuận trước. Nhưng người nắm cổ phiếu này cũng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự
họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

▪ Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ

phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có các quyền khác như cổ đông phổ

4
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

thông bao gồm quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát, nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người
khác.
1.1.2 Mệnh giá cổ phiếu

- Theo khoản 2 Điều 13 Luật Chứng khoán 2019, mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào
bán ra công chúng là 10 nghìn đồng.
1.2 Chứng chỉ quỹ ETF
- ETF (Exchange Traded Fund) là một quỹ đầu tư mô phỏng theo biến động của chỉ số chứng
khoán hoặc trái phiếu. ETF được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán
tương tự như cổ phiếu. Đây được xem là một cách đầu tư chứng khoán thụ động.
- Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một phần của nhà đầu tư đối với
số vốn mình đã góp vào quỹ đầu tư. Mệnh giá chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là
10.000 đồng.
- Về bản chất, chứng chỉ quỹ gần giống với cổ phiếu khi đều là bằng chứng xác nhận quyền
sở hữu, quyền lợi, trách nhiệm của nhà đầu tư với phần góp vốn của mình. Tuy nhiên,
chứng chỉ quỹ và cổ phiếu cũng có những điểm khác biệt cơ bản như sau:

o Về mục đích đầu tư, cổ phiếu là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh
trong những ngành nghề cụ thể, còn chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của
quỹ đầu tư chứng khoán.
o Về quyền quyết định, trong khi người sở hữu cổ phiếu có thể tự do biểu quyết và quản lý
số cổ phần của bản thân thì nhà đầu tư chứng chỉ quỹ lại không có những quyền tương
tự. Mọi quyết định đầu tư đều do công ty quản lý quỹ đưa ra.
o Về trách nhiệm, khi đầu tư cổ phiếu theo cá nhân, nhà đầu tư chủ yếu phải dựa vào sự
đánh giá của mình để ra quyết định và theo dõi khoản khoản đầu tư. Trong khi đó, nếu
mua chứng chỉ quỹ, những điều này sẽ do công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực
hiện.
- Giao dịch chứng chỉ quỹ là việc nhà đầu tư tiến hành mua/bán trực tiếp chứng chỉ quỹ với
công ty quản lý quỹ sau khi phát hành lần đầu ra thị trường (thị trường sơ cấp) hoặc giao
dịch như một cổ phiếu thông thường trên sàn chứng khoán (giao dịch thứ cấp).
1.3 Chứng quyền có đảm bảo

5
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty
chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được
quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo
một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận
khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

1.3.1 Phân loại chứng quyền

- Có hai loại chứng quyền có bảo đảm: chứng quyền mua và chứng quyền bán.

o Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua
một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch
khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
o Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán
một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch
khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

- Tại Việt Nam, hiện giờ chỉ có chứng quyền mua với tài sản cơ sở là cổ phiếu và thanh toán
bằng tiền. Sau khi phát hành, các chứng quyền được niêm yết và giao dịch trên Sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM và được đảm bảo thanh khoản bởi nhà tạo lập thị trường là tổ
chức phát hành.

1.3.2 Thông tin cơ bản của một chứng quyền

Thông tin Ý nghĩa

Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là cổ phiếu


đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ ETF. Trong
Chứng khoán cơ sở
giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, chỉ có cổ phiếu
được chọn làm chứng khoán cơ sở.
Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở
Giá chứng quyền
hữu CW.

6
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

Là mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua hoặc bán
Giá thực hiện
chứng khoán cơ sở khi CW đáo hạn.10
Cho biết số CW mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một
Tỷ lệ chuyển đổi chứng khoán cơ sở. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, nghĩa
là cần sở hữu 10 CW để mua một chứng khoán cơ sở
Là thời gian lưu hành của CW, tối thiểu là 3 tháng và tối đa
Thời hạn chứng quyền
là 24 tháng.
Là ngày giao dịch trước hai (02) ngày so với ngày đáo hạn
của chứng quyền có bảo đảm và là ngày cuối cùng mà
chứng quyền còn được giao dịch. Trường hợp chứng quyền
Ngày giao dịch cuối cùng
bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết,
ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền trùng với ngày
giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.
Là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được
Ngày đáo hạn
thực hiện chứng quyền.
Gồm 2 kiểu thực hiện quyền: kiểu Châu Âu và kiểu Châu
Mỹ. Trong giai đoạn đầu triển khai CW tại Việt Nam, CW
Kiểu thực hiện quyền chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu; Theo đó,
người sở hữu CW chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo
hạn
Bằng tiền mặt. Theo đó, người sở hữu CW sẽ nhận được
Phương thức thanh toán khi thực
khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán
hiện quyền
cơ sở cao hơn giá thực hiện.

1.3.3 Các loại giá trong chứng quyền

- Giá thực hiện (hay còn gọi là giá thực hiện quyền): là mức giá mà nhà đầu tư sở hữu chứng
quyền có quyền mua/bán chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền khi CW
đáo hạn, và là cơ sở so sánh để nhà đầu tư xác định trạng thái và mức lãi lỗ khi đầu tư vào
CW. Mức giá này sẽ được tổ chức phát hành công bố khi chào bán CW. Thông thường, giá

7
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

thực hiện sẽ được giữ cố định trong suốt thời hạn của CW và chỉ thực hiện điều chỉnh trong
một số trường hợp chứng khoán cơ sở có sự kiện doanh nghiệp.
- Giá thanh toán: là mức giá được Sở Giao dịch Chứng khoán xác định và công bố trước
ngày đáo hạn của CW. Chênh lệch giữa giá thanh
- toán và giá thực hiện cho biết mức lãi/lỗ của nhà đầu tư vào thời điểm đáo hạn của chứng
quyền, đây cũng là cơ sở để tổ chức phát hành thực hiện thanh toán khoản tiền chênh lệch
khi nhà đầu tư thực hiện quyền.
- Giá chứng quyền (hay còn gọi là giá của một chứng quyền) là khoản chi phí mà nhà đầu tư
phải bỏ ra nếu muốn sở hữu CW. Vào thời điểm phát hành giá, chứng quyền là mức giá
chào bán của tổ chức phát hành. Khi CW được niêm yết và giao dịch trên Sở GDCK, giá
chứng quyền chính là giá giao dịch của CW trên thị trường.
1.3.4 Thuế thu nhập cá nhân được tính vào các thời điểm giao dịch CW

o Trước ngày đáo hạn: 0,1 % x (Giá khớp lệnh CW x Số lượng CW)
o Vào ngày đáo hạn: 0,1% x (Giá thanh toán của cổ phiếu cơ sở x Số lượng CW/Tỷ lệ
chuyển đổi)
o Ví dụ minh họa: Nhà đầu tư mua 100 CW trên ABC, tỷ lệ chuyển đổi 2:1, giá thực hiện
133.000 đồng:
o Trước ngày đáo hạn: Bán trên thứ cấp với giá 11.000/CW → Thuế: 11.000 x 100 x
0,1% = 1.100 đồng
o Vào ngày đáo hạn: Giá thanh toán của cổ phiếu cơ sở là 155.000 → Thuế: 155.000 x
100/2 x 0,1% = 7.750 đồng
1.3.5 Ví dụ về CW
o Nhà đầu tư mua 1.000 chứng quyền mua của cổ phiếu VNM với các thông tin sau:

Tỷ lệ chuyển đổi 5:01


Giá thực hiện 150.000 đồng
Giá VNM hiện tại 145.000 đồng
Thời hạn chứng quyền 6 tháng
Giá một chứng quyền 1.000 đồng

8
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

Như vậy tổng số tiền đầu tư vào CW = 1.000 CW x 1.000 đồng = 1.000.000 đồng.
▪ Sau 03 tháng:
Giả sử, giá VNM trên thị trường là 155.000 đồng, giá một chứng quyền mua trên thị
trường là 1.500 đồng. Nhà đầu tư có thể chốt lời bằng việc bán lại CW ngay thời điểm
này trên Sở GDCK.
Mức lời của nhà đầu tư = 1.000 x (1.500đồng - 1.000 đồng) = 500.000 đồng
▪ Vào ngày đáo hạn:
Giả sử nhà đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và giá thanh toán đối với cổ phiếu VNM
được tính toán và công bố là 165.000 đồng.
Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho nhà đầu tư số tiền là: 1.000/5 x (165.000 đồng –
150.000 đồng) = 3.000.000 đồng
Mức lời của nhà đầu tư = 3.000.000 đồng - 1.000.000 đồng (tổng số tiền bỏ ra để sở hữu
CW) = 2.000.000 đồng
Tuy nhiên, nếu giá thanh toán đối với cổ phiếu VNM được tính toán và công bố nhỏ hơn hoặc
bằng 150.000 đồng (giá thực hiện) 🡪 Chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện ≤ 0 đồng.
Chứng quyền sẽ không được thực hiện và nhà đầu tư trong trường hợp này sẽ mất số tiền đầu tư
vào CW là 1.000.000 đồng.
1.3.6 Sự khác nhau giữa Giao dịch Chứng quyền có bảo đảm và Hợp đồng tương lai:

Nội dung Chứng quyền (CW) Hợp đồng tương lai (HĐTL)
Thị trường chứng khoán phái
Thị trường giao dịch Thị trường chứng khoán cơ sở sinh
Thiết kế sản phẩm, điều Sở Giao dịch Chứng khoán
khoản Công ty chứng khoán phái sinh
Yêu cầu ký quỹ Không Có
Giữa tổ chức phát hành và nhà đầu
Chuyển giao tài sản tư Giữa các nhà đầu tư
Bán khống Không Tham gia vị thế bán
Số tiền cần để giao dịch Phí mua chứng quyền Ký quỹ ban đầu

1.4 Hợp đồng tương lai

9
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

- Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh, là các công cụ tài chính mà giá trị
chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở. Hợp đồng tương lai quy định quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồn nó g đối với việc thanh toán và chuyển giao tài sản
cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
- Nếu nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản cơ sở sẽ giảm trong tương lai thì họ sẽ Bán hợp
đồng tương lai ở thời điểm hiện tại. Ngược lại, nếu nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản cơ sở
sẽ tăng trong tương lai thì họ sẽ Mua hợp đồng tương lai
- Hiện nay, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam cung cấp hai dòng sản phẩm cơ bản:
hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ. Trong đó,
hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là phổ biến, còn hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ
ít được giao dịch hơn

1.4.1 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

- Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 là loại Hợp Đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số
VN30, mô phỏng kỳ vọng giá của chỉ số VN30 tại thời điểm đáo hạn.
- HĐTL chỉ số VN30 giao dịch với 4 mã tương ứng 4 tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng
kế tiếp, 2 tháng cuối 2 quý gần nhất.
- Chỉ số VN30 được tính dựa trên rổ 30 cổ phiếu có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản
cao nhất trên sàn HOSE.
1.4.2 Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ

Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ (TPCP) là loại Hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở
là một trái phiếu chính phủ giả định do Sở Giao dịch chuẩn hóa các điều khoản, bao gồm: Số
năm đáo hạn, tháng đáo hạn, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, hình thức trả gốc, lãi, rổ trái
phiếu được chấp nhận để chuyển giao, phương thức thanh toán đáo hạn (Bằng tiền/chuyển giao
vật chất, ..)
1.5 Trái phiếu
1.5.1 Trái phiếu là gì

- Căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
- Đặc trưng cơ bản của trái phiếu:

10
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

o Nhà phát hành: Là chủ thể được phép phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật
Việt Nam (Chính phủ, chính quyền địa phương hay công ty).
o Thời gian đáo hạn: Là khoảng thời gian tính từ thời điểm phát hành trái phiếu đến thời
điểm nhà phát hành cam kết sẽ thanh toán tiền gốc trái phiếu.
o Mệnh giá trái phiếu: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi
trên trái phiếu. Giá trị này được gọi là số vốn gốc.
o Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất thường được ghi trên trái phiếu hoặc tổ chức phát hành
công bố, lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu và
cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu phải trả định kỳ cho người sở hữu.
o Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian tổ chức phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu.
Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán trả lãi suất trái phiếu
thường được trả lãi định kỳ.
o Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường, giá
phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm của mệnh giá.
1.5.2 Phân loại trái phiếu
1.5.2.1 Xét theo chủ thể phát hành
- Trái phiếu chính phủ: bao gồm trái phiếu của Chính phủ, chính quyền địa phương, và trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành trong nước và quốc tế.
- Trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán mà các doanh
nghiệp; các công ty phát hành ra để huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp. Trái phiếu
doanh nghiệp trên thị trường có rất nhiều loại và đa dạng.
- Trái phiếu ngân hàng: Trái phiếu ngân hàng là các các loại trái phiếu do chủ thể là ngân
hàng phát hành để huy động vốn đầu tư trong ngắn hạn với một mức lãi suất được ấn định
trước đó.
1.5.2.2 Xét theo hình thức trả lãi
- Trái phiếu coupon (trái phiếu có lãi suất cố định)
- Trái phiếu có lãi suất thả nổi (trái phiếu có lãi suất biến đổi). Trong đó lãi suất biến đổi
được xác định bằng: lãi suất tham chiếu + mức chênh lệch.
- Trái phiếu zero coupon: chỉ trả lãi 1 lần duy nhất. Còn gọi là trái phiếu chiết khấu (nếu zero
coupon bond trả lãi trước), hoặc trái phiếu gộp (nếu trả lãi sau).

11
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

1.5.2.3 Xét theo mức độ đảm bảo thanh toán của tổ chức phát hành
- Trái phiếu bảo đảm: là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành dùng một tài sản (có thể là bất
động sản hoặc chứng khoán kỹ quỹ,...) có giá trị làm vật bảo đảm cho việc phát hành.
- Trái phiếu không bảo đảm: là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm
mà chỉ có uy tín của tổ chức phát hành bảo đảm.
1.5.2.4 Trái phiếu phát hành riêng lẻ và Trái phiếu phát hành ra công chúng
- “Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành cho
dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng
phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet"
- Trái phiếu phát hành ra công chúng là trái phiếu được chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở
lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; hoặc chào bán thông qua phương tiện
thông tin đại chúng; hoặc chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.
- Trái phiếu phát hành ra công chúng sẽ có các quy định chặt chẽ hơn trái phiếu doanh nghiệp
phát hành riêng lẻ về điều kiện chào bán, phân phối. Chính vì vậy, Trái phiếu doanh nghiệp
phát hành riêng lẻ chỉ được phát hành và chuyển nhượng cho các nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp.

2 CÁCH THỨC VẬN HÀNH


2.1 Các quy định giao dịch chứng khoán cơ sở
2.1.1 Thời gian giao dịch

Thời gian giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam ( HOSE, HNX, UpCOM)
9:00 - 9:15 9:15 - 11:30 11:30 - 13:00 13:00 - 14:30 14:30 - 14:45 14:45 - 15:00
1. Giao dịch Lô chẵn Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền
Phiên định kì
Phiên định kì Khớp lệnh liên Khớp lệnh
đóng cửa
HOSE mở cửa tục liên tục Hết giờ
Lệnh
Lệnh LO/ATO Lệnh LO/MP Lệnh LO/MP
LO/ATC
Nghỉ trưa
Phiên định kì
Khớp lệnh
Khớp lệnh liên tục đóng cửa Phiên sau giờ
HNX liên tục
Lệnh LO/MTL/MOK/MAK Lệnh Lệnh PLO
Lệnh
LO/ATC

12
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

LO/MTL/MO
K/MAK
Khớp lệnh liên tục Khớp lệnh liên tục
UpCOM
Lệnh LO Lệnh LO
(*) Giao dịch thỏa thuận: từ 9h00 đến 15h00 (trừ thời gian nghỉ trưa)
2. Giao dịch Lô lẻ Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền
Khớp lệnh liên Khớp lệnh
HOSE Chưa mở tục liên tục Hết giờ
Lệnh LO Lệnh LO
Khớp lệnh
Khớp lệnh liên tục
HNX Nghỉ trưa liên tục Hết giờ
Lệnh LO
Lệnh LO
Khớp lệnh
Khớp lệnh liên tục
UpCOM liên tục Hết giờ
Lệnh LO
Lệnh LO
(*) Giao dịch thỏa thuận: từ 9h00 đến 15h00 (trừ thời gian nghỉ trưa)
3. Trái phiếu
HOSE Giao dịch thỏa thuận Giao dịch thỏa thuận
Khớp lệnh Phiên định kì
Khớp lệnh liên tục Nghỉ trưa
HNX liên tục đóng cửa Hết giờ
Lệnh LO
Lệnh LO Lệnh LO
(*) Giao dịch thỏa thuận: từ 9h00 đến 15h00 (trừ thời gian nghỉ trưa)

2.1.2 Nguyên tắc khớp lệnh

- Ưu tiên về giá: Các lệnh có mức giá tốt hơn (lệnh mua với mức giá cao hơn, lệnh bán với
mức giá thấp hơn) được ưu tiên thực hiện trước.
- Ưu tiên về thời gian: Lệnh mua hoặc bán có cùng mức giá thì lệnh giao dịch được nhập
trước vào hệ thống được ưu tiên thực hiện trước.
2.1.3 Phương thức khớp lệnh

13
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

2.1.3.1 Phương thức khớp lệnh định kỳ


- Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh
mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định.
- Nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:
o Là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có
mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết.
o Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a khoản này, mức giá được lựa chọn thực
hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối
ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần.
o Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá
trùng hoặc gần với mức giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh.
o Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức
giá thỏa mãn điểm a khoản này và trùng hoặc gần với giá thực hiện gần nhất theo phương
thức khớp lệnh.
2.1.3.2 Phương thức khớp lệnh liên tục
- Khớp lệnh liên tục: Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh
mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
- Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục: giá thực hiện là giá của lệnh đối ứng đang chờ
trên sổ lệnh.
2.1.3.3 Phương thức giao dịch thỏa thuận
- Giao dịch thỏa thuận: là phương thức giao dịch trong đó các bên tham gia giao dịch thông
qua thành viên giao dịch tự thỏa thuận về các điều kiện giao dịch trên hệ thống giao dịch
chứng khoán; hoặc các bên tham gia giao dịch thỏa thuận, thực hiện giao dịch, sau đó thông
qua thành viên giao dịch ghi nhận kết quả giao dịch vào hệ thống giao dịch chứng khoán.
* Lưu ý: Trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết/đăng ký giao dịch hoặc ngày
đầu tiên giao dịch trở lại của cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên liên tiếp, các lệnh
mua/bán chứng khoán theo phương thức giao dịch thỏa thuận không được thực hiện cho đến khi
có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.

14
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

2.1.4 Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền


STT Nội dung HSX HNX.Listed Upcom
I. Giao dịch khớp lệnh
1 Bước giá
CP < 10.000: 10đ 100đ 100đ
10.000 – 49.950: 50đ
≥ 50.000: 100đ
CCQ đóng < 10.000: 10đ 100đ 1đ
10.000 – 49.950: 50đ
≥ 50.000: 100đ
ETF 10đ 1đ 1đ
CW 10đ N/A N/A
2 Biên độ giá
Thông thường: ± 7% ± 10% ± 15%
Đặc biệt (*) ± 20% ± 30% ± 40%
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
Giá sàn = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
3 Bước khối lượng
Lô chẵn: 100 100 100
Lô lẻ: 1 (KL <= 99) 1 (KL <= 99) 1 (KL <= 99)
4 Giới hạn Khối lượng Không giới hạn Không giới hạn
Lô chẵn: 100 - 500,000 >=100 >=100
Lô lẻ: 1 (KL <= 99) 1 (KL <=99) 1 (KL <=99)
II. Giao dịch thỏa thuận

1 Giá
Bước giá 1đ 1đ 1đ
Biên độ giá Biên độ Trần/Sàn Biên độ Trần/Sàn Biên độ
Trần/Sàn

15
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

2 Khối lượng
Bước khối lượng 1 1 1
Giới hạn Khối lượng >=20,000 cp 1-99cp hoặc Không giới hạn
>=5000cp
(*) Biên độ giao động giá trong các ngày đặc biệt sẽ khác so với ngày thông thường (biên độ lớn
hơn):

- Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết.
- Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên hai
mươi lăm (25) ngày giao dịch.
- Ngày giao dịch không hưởng quyền đối với trường hợp tách doanh nghiệp niêm yết, trả
cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu hoặc chào bán cổ phiếu quỹ cho
cổ đông hiện hữu, phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu.

Trái phiếu doanh nghiệp


STT Nội dung HNX.Listed
I. Giao dịch khớp lệnh
1 Bước giá 1đ
2 Biên độ giá Không giới hạn
3 Bước khối lượng
Lô chẵn: 1
II. Giao dịch thỏa thuận
1 Giá
Bước giá 1đ
Biên độ giá Không giới hạn
2 Khối lượng
Bước khối lượng 1
Giới hạn Khối lượng 1

16
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

2.1.5 Giá tham chiếu

- Sàn HOSE, HNX: Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền
kề trước đó.
- Sàn UPCOM: Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo
phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
- Việc xác định giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF mới đăng ký giao dịch trong
ngày giao dịch đầu tiên do tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ và tổ chức tư vấn niêm yết
(nếu có) đề xuất.
2.1.6 Lệnh giao dịch

17
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

Sàn áp
Loại lệnh Khái niệm Giá trị hiệu lực Ghi chú
dụng
Là lệnh giao dịch mua Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời Lệnh ATO được
ATO (Lệnh giao dịch tại
hoặc đặt bán chứng gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và sẽ tự động ưu tiên trước lệnh
mức giá khớp lệnh xác HOSE
khoán tại mức giá khớp tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh giới hạn trong khi
định giá mở cửa)
lệnh xác định giá mở cửa không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết. so khớp lệnh
Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời Lệnh ATC được
ATC (Lệnh giao dịch tại Là lệnh đặt mua hoặc đặt
HOSE, gian khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa và sẽ tự ưu tiên trước lệnh
mức giá khớp lệnh xác bán chứng khoán tại mức
HNX động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa nếu giới hạn trong khi
định giá đóng cửa) giá đóng cửa
lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết so khớp lệnh
- Lệnh LO được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong
Là lệnh mua hoặc bán đợt khớp lệnh liên tục và đợt khớp lệnh định kỳ. Đối với giao dịch
HOSE,
chứng khoán tại một mức - Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao chứng khoán lô lẻ
LO (Lệnh giới hạn) HNX,
giá xác định hoặc giá tốt dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị thì chỉ được sử
UpCOM
hơn hủy bỏ. dụng lệnh giới hạn

- So với Lệnh giới


Là lệnh mua chứng - Lệnh MP chỉ được áp dụng trong thời gian giao dịch liên
hạn, khả năng thực
khoán tại mức giá bán tục.
MP (Lệnh thị trường) HOSE hiện Lệnh MP
thấp nhất hoặc lệnh bán - Lệnh MP sẽ bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi
nhanh hơn do
chứng khoán tại mức giá nhập nếu không có lệnh đối ứng.
Lệnh được đưa

18
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

cao nhất hiện có trên thị - Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh MP mua sẽ vào So khớp ngay
trường thực hiện ngay ở mức giá bán thấp nhất và lệnh MP bán khi đưa vào sổ
sẽ thực hiện ngay ở mức giá mua cao nhất hiện có trên thị lệnh
trường. Nếu không được thực hiện toàn bộ thì phần còn
lại của lệnh được chuyển thành lệnh LO mua với mức giá
cao hơn mức giá khớp lệnh cuối cùng một đơn vị yết giá
hoặc mức giá trần nếu mức giá khớp lệnh cuối cùng là giá
trần (đối với lệnh mua) hoặc lệnh LO bán với mức giá
thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá hoặc
mức giá sàn nếu mức giá khớp lệnh cuối cùng là giá sàn
(đối với lệnh bán). Lệnh MP được chuyển thành lệnh LO
phải tuân thủ các quy định về sửa, hủy đối với lệnh LO.
MTL (Lệnh thị trường
HNX Tương tự MP
giới hạn)
- Lệnh MOK chỉ được áp dụng trong thời gian giao dịch
liên tục.
Lệnh nếu không được - Lệnh MOK bị hủy bỏ khi không có Lệnh giới hạn đối
MOK (Lệnh thị trường thực hiện toàn bộ thì bị ứng tại thời điểm nhập Lệnh vào hệ thống.
HNX
khớp toàn bộ hoặc hủy) hủy trên hệ thống giao - Cách thức khớp lệnh của lệnh MOK cũng tương tự như
dịch ngay sau khi nhập lệnh MP/MTL. Tuy nhiên, lệnh nếu không được thực hiện
toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi
nhập.

19
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

- Lệnh MAK chỉ được áp dụng trong thời gian giao dịch
Lệnh có thể thực hiện liên tục.
toàn bộ hoặc một phần, - Lệnh MAK bị hủy bỏ khi không có Lệnh giới hạn đối
MAK ( Lệnh thị trường
HNX phần còn lại của lệnh sẽ ứng tại thời điểm nhập Lệnh vào hệ thống.
khớp và hủy)
bị hủy ngay sau khi khớp - Cách thức khớp lệnh của lệnh MAK cũng tương tự như
lệnh lệnh MP/MTL. Tuy nhiên, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy
ngay sau khi khớp lệnh.
- Chỉ được đẩy vào hệ thống giao dịch của HNX trong
phiên giao dịch sau giờ (từ 14h45 đến 15h00). Tuy nhiên,
nếu trong ngày giao dịch đó không xác định được giá thực
Là lệnh mua hoặc lệnh hiện khớp lệnh, lệnh PLO sẽ không được chấp nhận nhập - Trong phiên giao
bán chứng khoán tại mức vào hệ thống của HNX. dịch sau giờ, lệnh
Lệnh PLO (lệnh khớp
HNX giá đóng cửa sau khi kết - Lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu PLO không được
lệnh sau giờ)
thúc phiên khớp lệnh có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa phép sửa, hủy.
định kỳ đóng cửa của ngày giao dịch đó.
- Kết thúc phiên giao dịch sau giờ, các lệnh PLO không
được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không thực
hiện hết sẽ tự động bị hủy

20
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

2.1.7 Hủy/ sửa lệnh giao dịch

- Việc hủy, sửa lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa được khớp hoặc
phần chưa khớp của lệnh.
- Trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa: khi lệnh đã được gửi lên Sở GDCK: không được
phép sửa, hủy các lệnh LO, ATO
- Trong phiên khớp lệnh liên tục: Lệnh giới hạn (LO) được phép sửa giá, khối lượng và hủy
lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được Sở GDCK xác định
như sau:
o Thứ tự ưu tiên không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng
o Thứ tự ưu tiên được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống đối với các trường
hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
- Trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC): Không được phép sửa, hủy
các lệnh LO, ATC (bao gồm cả các lệnh LO được chuyển từ phiên khớp lệnh liên tục sang).
- Trong phiên giao dịch sau giờ: Lệnh PLO không được phép hủy, sửa.
- Hủy, sửa lệnh giao dịch thỏa thuận:
o Giao dịch thoả thuận đã được xác nhận trên hệ thống giao dịch không được phép huỷ bỏ.
o Trong thời gian giao dịch, trường hợp đại diện giao dịch của Công ty chứng khoán nhập
sai lệnh giao dịch thỏa thuận của nhà đầu tư, đại diện giao dịch được phép sửa giao dịch
thỏa thuận nhưng phải xuất trình lệnh gốc của nhà đầu tư; phải được bên đối tác chấp
thuận việc sửa đó và được Sở GDCK chấp thuận.
o Việc sửa lệnh giao dịch thoả thuận phải tuân thủ Quy trình sửa lệnh giao dịch thỏa thuận
do Sở SGCK ban hành.
2.1.8 Thời gian thanh toán

Loại giao dịch Thời gian thanh toán


Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ T+2
Trái phiếu T+1

21
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

- Khách hàng có giao dịch mua, bán chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ) khớp lệnh tại
ngày T+0 sẽ nhận được chứng khoán, tiền trước 13h ngày T+2 để có thể thực hiện mua,
bán chứng khoán trong phiên giao dịch buổi chiều cùng ngày.
- Lưu ý về việc thanh toán cho KH của FPTS:
o Ngay sau khi VSD gửi thông báo cho CTCK được phép phân bổ tiền/chứng khoán
vào trưa ngày T+2 thì hệ thống của FPTS cũng tiến hành phân bổ cho khách hàng.
Thời gian chạy thông thường là từ 11h30 (trừ ngày có phát sinh lỗi giao dịch cần
VSD lùi thời gian), và mất khoảng 5-10p để phân bổ hết cho KH.
o Về tiền bán ngày T+2: do tiền ứng trước luôn được đẩy lên để KH giao dịch (trừ giao
dịch thỏa thuận không được duyệt ứng trước) nên KH có thể dùng bình thường và
miễn phí cho khoản tiền bán ngày T+2.
2.1.9 Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

- Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mua của nhà đầu tư nước ngoài được trừ vào khối
lượng được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện; khối lượng cổ phiếu, chứng
chỉ quỹ đầu tư bán của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng cổ phiếu, chứng
chỉ quỹ được phép mua ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch (T+2).
- Khối lượng bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối
lượng còn được phép mua ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch.
- Lệnh mua hoặc một phần lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài chưa được thực hiện sẽ tự
động bị hủy nếu khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được phép mua đã hết hoặc không
được thực hiện ngay khi nhập vào hệ thống giao dịch.
- Khối lượng chứng khoán được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thay đổi nếu
giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau.
Quyết định của Sở GDCK Việt nam về việc niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết như sau:
http://stream.vietnamexchange.vn/VNX/Legal/20220521104433092VNX_Quy-che-Niem-yet-va
-giao-dich-chung-khoan-niem-yet.PDF
2.1.10 Lưu ký chứng khoán

Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản an toàn, chuyển giao và ghi nhận sở
hữu chứng khoán của khách hàng trên hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán do Trung tâm Lưu

22
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) quản lý nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến
chứng khoán của người sở hữu.
2.1.11 Chu kỳ thanh toán tiền, chứng khoán

2.1.12 Các loại Phí, Thuế

Phí trả Công ty chứng khoán Phí trả Sở GDCK Phí trả VSD Thuế
Thuế TNCN từ
Phí Giao dịch mua bán chứng Phí dịch vụ Lưu ký
chuyển nhượng cổ
khoán chứng khoán
phiếu
Phí dịch vụ chuyển
Phí dịch vụ giao
khoản chứng khoán,
Các loại phí dịch vụ khác (Phí dịch
chuyển quyền sở hữu Thuế TNCN từ đầu
margin, phí chuyển tiền, phí tư
cổ phần, cho biếu tư vốn
vấn đầu tư…)
tặng thừa kế chứng
khoán

2.1.12.1 Thuế Thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán


- Đối tượng áp dụng: Các cá nhân thực hiện chuyển nhượng chứng khoán
- Thời điểm xác định thu nhập tính thuế: là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển
nhượng chứng khoán.
- Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và
thuế suất:

23
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

o Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là
giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
o Thuế suất và cách tính thuế:
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng
chứng khoán từng lần.
Cách tính thuế:
Thuế thu nhập cá Giá chuyển nhượng Thuế suất
= x
nhân phải nộp chứng khoán từng lần 0,1%

Trong đó: Giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở GDCK. Giá thực hiện là
giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa
thuận tại Sở GDCK.
* Ví dụ: Khi nhà đầu tư bán 1000 cổ phiếu FTS với giá 40.000 đồng/ cổ phiếu thì tổng giá trị
giao dịch là 40 triệu đồng. Vậy nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập cá nhân là: 40.000.000×0.1% =
40.000 đồng.
2.1.12.2 Thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn
- Đối tượng áp dụng: Cá nhân nhận cổ tức bằng tiền mặt, cá nhân nhận cổ tức bằng chứng
khoán, cá nhân nhận thưởng bằng chứng khoán.
- Thời điểm nộp thuế TNCN về đầu tư vốn: Khi nhà đầu tư nhận cổ tức bằng tiền mặt hoặc
khi Nhà đầu tư bán/chuyển nhượng chứng khoán cùng loại.
- Cách tính thuế: Thuế TNCN từ đầu tư vốn phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%.
- Trong đó:
o Đối với trường hợp nhận cổ tức bằng tiền mặt: Thu nhập tính thuế là số tiền cổ tức nhà
đầu tư nhận được.
o Đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nhận thưởng bẳng cổ phiếu:

▪ Thu nhập tính thuế = Số lượng chứng khoán cùng loại bán/chuyển nhượng * Giá tính

thuế
Trong đó, Giá tính thuế được tính như sau:
* Nếu giá bán/chuyển nhượng >= Mệnh giá (10.000 đ): Giá tính thuế = Mệnh giá
* Nếu Giá bán/chuyển nhượng < Mệnh giá (10.000 đ): Giá tính thuế = Giá
bán/giá chuyển nhượng.
24
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

(Giá bán là giá khớp bình quân gia quyền của các lệnh bán trong ngày của khách hàng)
2.1.13 Các quyền phát sinh từ Cổ phiếu

2.1.13.1 Các quyền phát sinh từ cổ phiếu


Nhiều nhà đầu tư thực hiện đầu tư để hưởng quyền cổ đông, là quyền mà cổ đông nắm giữ cổ
phần có thể nhận được: quyền nhận cổ tức, thưởng cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phiếu phát hành
thêm với tỷ lệ ưu đãi, quyền hoán đổi, sáp nhập cổ phiếu, quyền bỏ phiếu và các quyền khác theo
quy định của pháp luật
a. Cổ tức
- Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ
nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
- Theo Khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt,
bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả
bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh
toán theo quy định của pháp luật.
b. Trả cổ tức bằng tiền mặt
- Cổ tức bằng tiền mặt được doanh nghiệp trả trực tiếp vào tài khoản chứng khoán cho cổ
đông.
- Trường hợp cổ đông chưa lưu ký cổ phiếu, cổ đông có thể đến nhận cổ tức tại doanh nghiệp
hoặc tại tổ chức khác do doanh nghiệp ủy quyền.
- Tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền được tính trên mệnh giá (tương ứng 10.000 đồng/CP)
Ví dụ: Ngày 05/08/2022, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FTS) chi trả cổ tức năm 2021 bằng
tiền với tỷ lệ 5%. Như vậy, 1 cổ phiếu FTS sẽ nhận được: 5% x 10.000 = 500 đồng.
c. Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc doanh nghiệp sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. Việc
phát hành thêm cổ phiếu để chi trả cổ tức không làm thay đổi vốn chủ sở hữu cũng như tỷ lệ nắm
giữ của cổ đông.
* Ví dụ: Ngày 03/11/2022, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FTS) trả cổ tức bằng cổ
phiếu năm 2019 tỷ lệ 20%, như vậy, cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu FTS sẽ nhận được thêm 20
cổ phiếu mới.

25
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

d. Trả cổ tức bằng tài sản khác


- Tài sản khác ở đây có thể được biểu hiện dưới dạng các hàng hóa, thành phẩm, bất động
sản, cổ phiếu hay các sản phẩm tài chính mà doanh nghiệp trả cho cổ đông.
- Đây là hình thức trả cổ tức rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên trên thực tế vẫn có một vài công ty
trên thế giới trả cổ tức bằng hình thức này.
e. Cổ phiếu thưởng
- Cổ phiếu thưởng là loại cổ phiếu được công ty phát hành và trao cho các cổ đông, hoặc
những người đã có đóng góp trong quá trình xây dựng của công ty như một phần thưởng cho
công lao của họ.
- Trong trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho tất cả các cổ đông của công ty, tất cả các cổ
đông nhận thêm cổ phiếu mới theo một tỷ lệ nhất định.
* Ví dụ: Công ty X phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 5:1 thì nhà đầu
tư A nắm giữ 1.000 cổ phiếu của công ty X sẽ nhận được thêm 200 cổ phiếu của công ty này.
f. Quyền mua cổ phiếu
Quyền mua cổ phiếu là quyền dành cho các cổ đông mua một số lượng cổ phiếu mới theo điều
kiện đã xác định. Nhà đầu tư có thể thực hiện toàn bộ/một phần hoặc không thực hiện quyền mua
cổ phiếu. Hết thời hạn đăng ký đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu, mọi quyền mua sẽ bị hủy bỏ.
* Ví dụ: Công ty X phát hành quyền mua cổ phiếu theo tỷ lệ 5:1 với giá thực hiện 20.000đ/
cổ phiếu. Nhà đầu tư A nắm giữ 1.000 cổ phiếu.
Vậy nhà đầu tư A sẽ có quyền mua thêm 200 CP với giá 20.000đ/cổ phiếu. Tổng số tiền nhà đầu
tư A phải thanh toán nếu đăng ký mua thêm là: 200*20.000= 4.000.000đ.
g. Quyền hoán đổi, sáp nhập cổ phiếu
- Hoán đổi cổ phiếu là một hình thức sáp nhập, hợp nhất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
thông qua việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi. Cũng có thể hiểu, hoán đổi cổ phiếu là việc
trao đổi tài sản dựa trên vốn chủ sở hữu qua lại với nhau.
- Nhà đầu tư được quyền hoán đổi cổ phiếu sẽ được hoán đổi một phần hay toàn bộ cổ phiếu
đang nắm giữ sang loại cổ phiếu khác theo tỷ lệ hoán đổi đã xác định.
2.1.13.2 Ngày giao dịch không hưởng quyền
- "Ngày giao dịch không hưởng quyền" là ngày giao dịch mà người mua khi xác lập sở hữu
cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ
phiếu phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông...)

26
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

- "Ngày đăng ký cuối cùng" là ngày Trung tâm lưu ký chốt danh sách khách hàng sở hữu
chứng khoán để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu có tên trong
danh sách, người sở hữu chứng khoán sẽ có quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát
hành thêm.
- Đối với cổ phiếu niêm yết / đăng ký giao dịch, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày
làm việc liền trước ngày đăng ký cuối cùng. Do vậy, nếu ngày đăng ký cuối cùng rơi vào thứ
hai thì ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ là ngày thứ sáu của tuần liền trước. Hay nếu
ngày Lễ, Tết rơi vào trước ngày đăng ký cuối cùng thì nhà đầu tư cũng cần loại ra để xác
định đúng ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ví dụ:

- Trong ví dụ trên, ngày 8/11 là ngày đăng ký cuối cùng thì ngày 7/11 là ngày giao dịch không
hưởng quyền:
o Nhà đầu tư mua chứng khoán ngày 6/11, thì ngày chứng khoán về là ngày 8/11. Tức là
khi chốt quyền, nhà đầu tư sẽ có tên trong danh sách cổ đông.
o Nếu Nhà đầu tư mua chứng khoán ngày 7/11 thì chứng khoán về tài khoản ngày 9/11, sau
ngày đăng ký cuối cùng và không được hưởng quyền.

27
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

- Đối với các hoạt động trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, thị giá cổ phiếu sẽ được điều chỉnh
sau khi chốt quyền, giảm tương ứng với tỷ lệ chia cổ tức. Việc sở hữu cổ phiếu của nhà đầu
tư trước hay sau ngày chốt quyền về bản chất là không đổi bởi thị giá điều chỉnh.

2.1.13.3 Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày GDKHQ

- Trong đó:

▪ P: Giá hiện tại

▪ P’: Giá ngày GDKHQ

▪ Pα: Giá cổ phiếu phát hành thêm

▪ α : Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm

▪ β : Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng (cổ tức bằng cổ phiếu)

▪ C : Cổ tức bằng tiền

- Ví dụ: Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình trả cổ tức năm 2015. Tính giá
điều chỉnh tại ngày giao dịch không hưởng quyền:

▪ Ngày giao dịch không hưởng quyền: 23/06/2016

▪ Ngày đăng ký cuối cùng: 24/06/2016

▪ Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền: Không

▪ Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu: 15% (người giữ 100 CP nhận 15 CP mới)

▪ Phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu: 10:1 (Người sở hữu 10

cổ phiếu nhận thêm 1 cổ phiếu).

▪ Giá cổ phiếu HBC ngày 22/06/2016 là 13.630 đồng.

28
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

Giá cổ phiếu HBC vào ngày GDKHQ 23/06/2016 được tính như sau:

2.2 Các quy định giao dịch chứng khoán phái sinh

VN30 GB05 GB10

Khớp lệnh định


08:45 – 09:00 08:45 – 09:00
kỳ mở cửa

Khớp lệnh liên tục


09:00 – 11:30 09:00 – 11:30
phiên sáng
Thời gian
Khớp lệnh liên tục
giao dịch 13:00 – 14:30 13:00 – 14:45
phiên chiều

Khớp lệnh định


14:30 – 14:45
kỳ đóng cửa

Thỏa thuận 08:45 – 14:45 08:45 – 14:45

Loại lệnh ATO, LO, MTL,


ATO, LO, MTL, MOK, MAK
áp dụng MOK, MAK, ATC

Trái phiếu Chính Trái phiếu Chính phủ


phủ kỳ hạn 5 năm, kỳ hạn 10 năm, mệnh
mệnh giá 100.000 giá 100.000 đồng, lãi
Tài sản cơ đồng, lãi suất danh suất danh nghĩa
Chỉ số VN30
sở nghĩa 5,0%/năm, trả 5,0%/năm, trả lãi định
lãi định kỳ cuối kỳ kỳ cuối kỳ 12
12 tháng/lần, trả gốc tháng/lần, trả gốc một
một lần khi đáo hạn lần khi đáo hạn

Hệ số
100.000 đồng 10.000 đồng
nhân

29
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

Quy mô 100.000 đồng


1 tỷ đồng
hợp đồng x điểm chỉ số VN30

Biên độ
giao động ± 7% ± 3%
giá

0,1 điểm chỉ số


1 điểm chỉ số
Bước giá (tương đương
(tương đương 10.000 đồng)
10.000 đồng)

Giá tham Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền kề trước đó
chiếu hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên)

Ngày 15 của tháng Ngày 25 của tháng


Ngày giao đáo hạn hoặc ngày đáo hạn hoặc ngày
Ngày thứ Năm thứ 3
dịch cuối giao dịch liền trước giao dịch liền trước
trong tháng đáo hạn
cùng nếu ngày 15 là ngày nếu ngày 25 là ngày
nghỉ nghỉ

Tháng hiện tại, tháng


Tháng đáo kế tiếp, hai tháng
03 tháng cuối 3 Quý gần nhất
hạn cuối của 02 quý tiếp
theo

Là giá trị trung bình


số học giản đơn của
Chỉ số trong 30 phút
cuối cùng của ngày
Giá thanh
giao dịch cuối cùng Giá thanh toán cuối ngày tại ngày giao dịch
toán cuối
(bao gồm 15 phút cuối cùng
cùng
khớp lệnh liên tục và
15 phút khớp lệnh
định kỳ đóng cửa),
sau khi loại trừ 3 giá

30
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

trị chỉ số cao nhất và


3 giá trị chỉ số thấp
nhất của phiên khớp
lệnh liên tục

Phương
thức thanh Thanh toán bằng tiền Chuyển giao vật chất
toán

Phương
thức giao Khớp lệnh và thỏa thuận
dịch

Đơn vị
01 hợp đồng
giao dịch

Giới hạn
500 hợp đồng/lệnh
lệnh

NĐT tổ chức
20.000 10.000 10.000
chuyên nghiệp

Giới hạn NĐT tổ chức 10.000 5.000 5.000


vị thế hợp
NĐT cá nhân
đồng 5.000 0 3.000
chuyên nghiệp

NĐT cá nhân 5.000 0 0

- Chỉ có hiệu lực với lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của
lệnh chưa thực hiện;
Sửa, hủy - Không được sửa, hủy lệnh trong phiên khớp lệnh định kỳ;
lệnh - Giao dịch thỏa thuận đã được xác lập trên hệ thống giao dịch (có
sự tham gia của hai bên giao dịch) không được phép sửa hoặc hủy
bỏ.

2.2.1 Các loại ký quỹ


31
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

- Hiện tại, để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh thì Khách hàng bắt
buộc phải Ký quỹ trước (Pre-Margin)
- Ký quỹ ban đầu (IM): Là giá trị ký quỹ mà Khách hàng phải thực hiện nộp ký quỹ trước khi
giao dịch chứng khoán phái sinh (CKPS).
Ký quỹ ban đầu = Số vị thế x Giá khớp gần nhất x Số nhân hợp đồng x Tỷ lệ ký quỹ ban đầu
o Tỷ lệ ký quỹ ban đầu theo quy định của FPTS là 17,85% (có thể thay đổi theo quy
định)
- Ký quỹ biến đổi (VM): Là giá trị được xác định theo quy định của Trung tâm Lưu ký Chứng
khoán Việt Nam (VSD) và được tính vào giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu trong trường hợp lãi
lỗ vị thế của danh mục đầu tư trên tài khoản của Khách hàng ở trạng thái lỗ.
o Ký quỹ biến đổi = (Vị thế hiện tại x Giá khớp gần nhất – Vị thế đầu ngày x Giá cuối
ngày giao dịch liền trước – Vị thế khớp trong phiên x Giá khớp) x Số nhân hợp đồng
- Ký quỹ duy trì yêu cầu (MR): Là tổng giá trị ký quỹ mà Khách hàng phải nộp để duy trì
các vị thế mà Khách hàng đang nắm giữ được tính toán trong phiên giao dịch cho danh mục
vị thế trên tài khoản giao dịch CKPS bao gồm Ký quỹ ban đầu (IM) và Ký quỹ biến đổi
(VM).
Ký quỹ duy trì yêu cầu = Ký quỹ ban đầu + Ký quỹ biến đổi
2.2.2 Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ

Nội dung Mức Quy định Ghi chú


Khi Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ ≥ 80%, khách hàng không
Tỷ lệ tối đa mở vị thế 80%
được mở vị thế mới
Khi Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ ≥ 90%, FPTS tự động
Tỷ lệ Cảnh báo 90% chuyển tiền từ tài khoản ký quỹ tại FPTS lên tài khoản ký
quỹ tại VSD
Khi Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ ≥ 100%, FPTS tự động
Tỷ lệ Xử lý 100%
đóng vị thế bắt buộc

32
Tài liệu đào tạo 2022 Những vấn đề cơ bản của TTCK

2.2.3 Thuế phí

- Phí giao dịch trả Sở:


o Phí của HNX (theo thông tư 14/2020/TT–BTC):
● Phí giao dịch cho HĐTL Chỉ số: 2,700đ/hợp đồng
● Phí giao dịch cho HĐTL Trái phiếu chính phủ: 4,500đ/hợp đồng
o Phí của VSD (theo thông tư 14/2020/TT–BTC):
● Phí quản lý vị thế: 2,550đ/hợp đồng/tài khoản/ngày (phí vị thế tính cho cả ngày đáo
hạn hợp đồng)
● Phí quản lý tài sản ký quỹ: 0.0024% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ (tiền và giá trị
chứng khoán tính theo mệnh giá)/tài khoản/tháng (tối đa 1,600,000đ/tài
khoản/tháng, tối thiểu 100,000đ/tài khoản/tháng)
- Thuế giao dịch: áp dụng với Cá nhân trong nước, Cá nhân nước ngoài, Tổ chức nước ngoài
Thuế suất: 0.1%

33

You might also like