Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

I. Bản chất của TCĐM


1. Khái niệm
- Lao động là hoạt động có mục đích ý thức của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống
của bản thân
- Sức lao động là khả năng lao động của con người, tổng hợp tất cả thể lực và trí lực mà học vận
dụng trong quá trình lao động
*Phân nhóm NLĐ
- Theo dạng sản phẩm của lao động
+ Lao động sản xuất vật chất
+ Lao động không sản xuất vật chất: tạo ra những giá trị tinh thần
- Theo vị trí lao động trong quá trình sản xuất:
+ Lao động trực tiếp: trực tiếp sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao
động nhằm tạo ra sản phẩm
+ Lao động gián tiếp: lao động quản lý và phục vụ quản lý để đảm bảo quá trình sản xuất
kinh doanh hoạt động liên tục và đạt hiệu quả
- Theo mức độ phức tạp của lao động
+ Lao động phức tạp: lđ kỹ thuật, có nghề, đã qua đào tạo
+ Lao động giản đơn: lđ phổ thông, không có nghề, chưa qua đào tạo
- Theo tính chất sử dụng chức năng lao động
+ Lao động trí óc
+ Lao động tay chân
- Theo nguồn gốc sử dụng năng lượng vận hành công cụ lao động
+ Lao động thủ công, cơ giới, nửa cơ giới,...
- Theo tính chất quan hệ lao động
+ Lao động tự do
+ Lao động làm thuê
- Theo tính chất hiệp tác lao động
+ Lao động cá nhân
+ Lao động tập thể
- Lao động luôn được diễn ra theo quy trình
- Quá trình lao động gồm tổng thể các hđ của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh nhất định
- Quá trình lao động là hiện tượng kinh tế-xã hội, vì vậy nó được xem xét trên 2 mặt
+ Mặt vật chất: quá trình lao động muốn tiến hành được phải bao gồm 3 yếu tố: bản thân lđ,
đối tượng lđ và công cụ lao động
+ Mặt xã hội: thể hiện sự phát sinh mqh qua lại giữa những người lđ với nhau trong quá
trình lao động
- Tổ chức lao động: là tổ chức hoạt động của con người trong sự kết hợp 3 yếu tố cơ bản của quá
trình lao động và các mối quan hệ giữa những người lđ với nhau để đạt được mục đích của quá
trình sản xuất kinh doanh
- Tổ chức lao động khoa học: là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các qtr lđ và
đk thực hiện chúng. Những thành tựu đạt được của KH và những kinh nghiệm sản xuất tiến bộ
được áp dụng 1c có hệ thống, cho phép kết hợp 1c tốt nhất kỹ thuật với con người trong quá trình
sản xuất để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu vào, tăng NSLĐ, đảm bảo sức khỏe cho
NLĐ
- TCLĐKH khác với TCLĐ không phải ở nội dung mà là ở phương pháp, cách thức giải quyết và
mức độ phân tích khoa học các vấn đề
- TCLĐKH chính là TCLĐ ở trình độ cao hơn so với TCLĐ ở hiện tại
- Mức LĐ là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm đúng
tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định
+ Mức thời gian: thời gian sản xuất ra 1 sản phẩm
+ Mức sản lượng: số lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời gian nhất định
- Định mức kĩ thuật lao động: chỉ qtr tiến hành công tác định mức lao động 1 cách khoa học
+ Nghiên cứu tỉ mỉ quá trình sản xuất, lao động
+ Áp dụng phương pháp khoa học để xây dựng mức lao động
+ Xây dựng biện pháp tổ chức kỹ thuật phù hợp để đưa mức vào sản xuất
+ Quản lý, theo dõi, hoàn thiện công tác ĐMLĐ
2. Mối quan hệ tổ chức lao động và tổ chức sản xuất
- Quá trình lao động là quá trình tác động của con người lên đối tượng lao động, là tổng thể
những hành động của con người nhằm hoàn thành 1 nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định
- Quá trình sản xuất được thực hiện trên cơ sở 1 tổng hợp trọn vẹn các qtrinh lao động, mỗi qtld
là 1 giai đoạn nhất định trong việc chế tạo ra sản phẩm
- Quá trình sản xuất gồm tác động của con người lên đối tượng lao động và tác động của lực
lượng tự nhiên
- Quá trình sx là 1 tổng thể thống nhất gồm 3 yếu tố cơ bản: đối tượng lđ, công cụ lao động và
bản thân lao động
- Nhiệm vụ của tổ chức sản xuất: sử dụng hợp lý lao động sống và các yếu tố vật chất của sản
xuất
3. Nội dung, phương hướng của TCĐM
- Xây dựng hình thức phân công lao động và hiệp tác lao động hợp lí, phù hợp với thành tựu
khoa học kĩ thuật, trình độ văn hóa của người lao động nhằm tăng nslđ, đảm bảo sk cho nlđ
- Nghiên cứu, phổ biến phương pháp và thao tác lao động tiên tiến tạo NSLĐ cao, giảm nhẹ lao
động, tăng an toàn lđ
- Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc
- Cải thiện điều kiện lao động
- Hoàn thiện ĐMLĐ
- Tổ chức lao động cho lao động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo hướng giảm tỉ lệ lao
động quản lý trong tổng số lao động
4. Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của TCLĐ
- Mục đích
+ Đạt kết quả lđ cao
+ Đảm bảo sk & an toàn cho nlđ
+ Phát triển toàn diện nlđ
- Ý nghĩa
Về mặt kinh tế
+ Nâng cao NSLĐ và hqua sxkd nhờ tiết kiệm chi phí lđ sống và sử dụng có hiệu quả các
tư liệu sản xuất hiện có
+ Sử dụng nguồn vốn hợp lí
+ Thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật công nghệ
Về mặt xã hội
+ Giảm nhẹ áp lực cho nlđ, tăng cường atlđ tại nơi làm việc, đảm bảo sk và phát triển toàn
diện người ld
+ Thúc đẩy tinh thần tự kỉ luật lđ
+ Loại trừ yếu tố mtrg có hại cho nlđ
- Nhiệm vụ

Kinh tế
+ Đảm bảo sử dụng tiết kiệm lao động sống trên cơ sở giảm bớt, loại trừ thời gian do bỏ
việc, ngừng việc
+ Áp dụng phương pháp lđ tiên tiến và cải tiến việc sử dụng lđ vật hóa bằng cách xóa bỏ
tình trạng ngưng máy móc, nâng cao mức độ sử dụng, tận dụng công suất
Nhiệm vụ tâm-sinh lý
+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất trong sx-kd để tái sx sức lđ, làm cho slđ hđ bth, duy trì sk và
năng lực làm việc của nlđ
Nhiệm vụ xã hội
+ Nâng cao trình độ vh-kt của nlđ
+ Hướng tới phát triển toàn diện cá nhân nlđ thông qua tăng cường mức độ hấp dẫn của lđ,
biến lđ thành nhu cầu thiết yếu của cs
5. Các nguyên tắc của TCDM
* Tính khoa học
- Các biện pháp TCDM phải đáp ứng yêu cầu của các quy luật kttt, đảm bảo các sản phẩm và
dịch vụ làm ra đáp ứng nhu cầu khoa học, giành được chỗ đứng trên thị trường và củng cố địa vị
cạnh tranh của DN
- Các biện pháp TCDM có tác dụng phát hiện và khai thác khả năng tiềm ẩn của tập thể lao động
và tổ chức, thúc đẩy tăng NSLĐ và hiệu quả sản xuất-kinh doanh
- Các biện pháp TCDM là cơ sở quyết định thỏa mãn nhu cầu việc làm có thu nhập của NLĐ,
làm cho NLĐ yêu thích lao động thông qua những đk thuận lợi
* Tính tổng hợp
- Các biện pháp TCDM được nghiên cứu, xem xét trong mqh qua lại hữu cơ với nhau, giữa bộ
phận với toàn tổ chức, được xem xét trên nhiều mặt, không tách rời, tránh kết luận phiến diện
* Tính đồng bộ
- Khi thực hiện các biện pháp cần triển khai giải quyết đồng bộ các vđề có lquan, đòi hỏi sự tham
gia, phối hợp đồng bộ của các phân xưởng, bộ phận
* Tính kế hoạch
- Tất cả các biện pháp tổ chức lao động phải được lập kế hoạch trên cơ sở những nguyên tắc và
phương pháp khoa học, có tác dụng trực tiếp nâng cao NSLD, năng lực sản xuất
* Tính quần chúng
- Khi xây dựng và áp dụng các biện pháp TCDM phải thu hút được sự tự giác tham gia của đôgn
đảo NLĐ trong DN, khuyến khích NLD đóng góp ý kiến, phát huy và tận dụng các ý kiến trong
việc xây dựng và thực hiện các biện pháp
6. Phương pháp nghiên cứu TCDM
- Phương pháp tiêu chuẩn
+ Sử dụng tiêu chuẩn, quy định của NN về tiêu chuẩn lđ, vệ sinh ATTP
+ Sử dụng thiết kế mẫu, giải pháp mẫu làm cơ sở để thiết kế và tổ chức lđ
- Phương pháp khảo sát
+ Sử dụng các kĩ thuật chụp ảnh, bấm giờ, quay phim để nghiên cứu quá trình lđ tại NLV
của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra tg lãng phí, phân tích ảnh hưởng của môi trường,...
+ Xây dựng các mức lđ có căn cứ khoa học để đưa vào áp dụng trong sản xuất
- Phương pháp thực nghiệm
+ Sử dụng các thí nghiệm, trắc nghiệm để nghiên cứu khả năng lao động của con người
+ Áp dụng thử các biện pháp TCDM trc khi hoàn thiện để áp dụng rộng rãi
- Phương pháp điều tra xã hội học
+ Sử dụng các bảng hỏi, pv chuyên sâu để thu thập thông tin đến vđề cần nghiên cứu để tìm
hiểu nội dung cv, nguyện vọng ý kiến của NLD
- Phương pháp toán học và thống kê
+ Sử dụng các công cụ toán học như xác suất, ptich tương quan,... để ptich, xử lí tài liệu và
xây dựng các phương án, biện pháp cụ thể

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ VỀ PP CỦA TCDM


I. Quá trình sản xuất và các bộ phận hợp thành QTSX
1. Khái niệm và phân loại QTSX
1.1. Khái niệm
- Là quá trình khai thác chế biến 1 sản phẩm nào đó cần thiết cho XH, trong đó diễn ra sự thay
đổi của đối tượng lao động về hình dáng, kích thước, tính chất lý hóa, cơ học hoặc vị trí không
gian để trở thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội.
- QTSX bao gồm QT tự nhiên và QTLĐ
+ Quá trình tự nhiên: là quá trình làm biến đổi đối tượng lao động dưới tác động của tự
nhiên không có sự tham gia trực tiếp của con người.
+ Quá trình lao động: là quá trình dùng sức lao động và công cụ LĐ tác động vào đối
tượng LĐ làm biến đổi đối tượng LĐ tạo ra các sp và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con
người.
1.2 Phân loại
- Theo ý nghĩa và tính chất của sản phẩm sx:
+ QTSX chính ( làm ra sp chính)
+ QTSX phụ
- Theo loại hình sx: QTSX đơn chiếc, Sx hàng loạt nhỏ, Sx hàng loạt vừa, Sx hàng loạt lớn, Sx
hàng khối
- Theo tính chất nguyên liệu được dùng: chế biến gỗ, chế biến LTTP, gia công kim loại,..
- Theo tính chất liên tục của quá trình:
+ QTSX liên tục: tại QTSX, sự biến đối của nguyên liệu và lấy thành phẩm ra tại 1 nơi làm
việc xảy ra liên tục hoặc sau những khoảng thời gian nhất định.
+ QTSX gián đoạn: Là quá trình mà sau khi sản xuất xong 1 đơn vị sản phẩm hoặc 1 khối
lượng sản phẩm thì phải có sự gián đoạn ( ngừng máy) để đỡ sản phẩm ra và chất nguyên
liệu vào nhằm tiếp tục sản xuất ra sản phẩm tiếp theo.
- Theo đặc điểm công nghệ: QTSX lý học, hóa học, sinh học,..
- Theo vị trí trong nền sx: Khai thác Chế biến Bảo quản Vận chuyển Phân phối
- Theo trình độ kĩ thuật hóa:
+ Quá trình thủ công ( quá trình = tay): sử dụng năng lượng cơ bắp của NLĐ hoặc súc vật
để tác động vào đối tượng LĐ Quá trình nửa cơ giới ( tay- máy) : sử dụng 1 phần năng
lượng cơ bắp của NLĐ hoặc của súc vật và 1 phần năng lượng tự nhiên tác động vào đối
tượng.
+ Quá trình cơ giới( máy ): sử dụng hoàn toàn năng lượng tự nhiên tác động vào đối tượng,
con người chỉ điều khiển máy móc
+ Quá trình tổ hợp máy- thiết bị: sử dụng hoàn toàn năng lượng tự nhiên và năng lượng hóa
học, sinh học tác động vào đối tượng. NLĐ điều chỉnh diễn biến của quá trình trong thiết
bị.
+ Quá trình tự động hóa: sử dụng năng lượng tự nhiên để tác động vào đối tượng lđ và máy
móc thiết bị tự điều khiển sự vận hành theo chương trình đã lập sẵn.Chức năng của NLĐ
bao gồm việc điều chỉnh máy, quan sát máy hoạt động, khắc phục sự cố.
- Theo sự tổ chức của quá trình sản xuất: QTSX cá nhân, QTSX tập thể
1.3 Ý nghĩa của việc phân loại
- Giúp cho NLĐ và người quản lý thấy được tính chất lặp lại của chu kỳ sản xuất ra sp, dịch vụ -
Làm rõ tính chất và nội dung lao động
- Cho thấy các điều kiện lao động cần thiết để đảm bảo cho QTSX diễn ra nhịp nhàng và liên tục
- Tìm hiểu được các hao phí thời gian để hoàn thành công việc
2. Sự phân chia quá trình sx thành các bộ phận hợp thành
- QTSX được phân chia thành các công đoạn sx
- Công đoạn sản xuất là quá trình sản xuất bộ phận, thực hiện 1 giai đoạn công nghệ nhất định
trong quá trình sản xuất sản phẩm, làm cho đối tượng lao động đạt tới 1 mức độ gia công nhất
định.
- Quá trình công nghệ là quá trình trong đó đối tượng lao động được biến đổi về hình dáng, kích
thước, tính chất lý hóa , cơ học thành các linh kiện, bộ phận của sp.
=> đây là quá trình trực tiếp làm biến đổi đối tượng LĐ, là bộ phận quan trọng nhất của QTSX
- Quá trình phục vụ là quá trình không trực tiếp làm biến đổi đối tượng lao động nhưng không
thể thiếu để các quá trình công nghệ có thể được hoàn thành.
- Công đoạn sản xuất được chia thành các bước công việc
- Bước công việc ( nguyên công LĐ) là 1 bộ phận của công đoạn sản xuất bao gồm các công việc
kế tiếp nhau, được tách ra để giao cho một hoặc 1 nhóm người LĐ có trình độ chuyên môn nhất
định, sử dụng công cụ LĐ tác động lên đối tượng LĐ và được tiến hành nhất định tại 1 nơi làm
việc.
- Đặc trưng của BCV là sự cố định của 3 yếu tố: Người lao động, đối tượng lao động và nơi làm
việc. Nếu 1 trong 3 yếu tố đó thay đổi sẽ tạo thành 1 BCV mới.
- Phạm vi của BCV được xác định tùy thuộc vào công nghệ sx, loại hình sx, trình độ và phương
thức tổ chức lao động.
- Mỗi bước công việc đều được xem xét trên 2 giác độ : Mặt công nghệ và mặt lao động.
+ Mặt công nghệ: Giai đoạn chuyển tiếp và bước chuyển tiếp
*Giai đoạn chuyển tiếp là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc , đặc
trưng bởi sự cố định của 3 yếu tố: bề mặt gia công, dụng cụ, chế độ làm việc
*Đặc điểm của giai đoạn chuyển tiếp là có thể hoàn thành tại 1 nơi làm việc riêng biệt, có
nghĩa là có thể tách ra thành 1 bước công việc độc lập.
*Giai đoạn chuyển tiếp được phân thành các bước chuyển tiếp. Bước chuyển tiếp là 1
phần việc như nhau, lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp. Mỗi phần việc đó được
giới hạn bằng sự bóc đi lớp vật liệu khỏi bề mặt gia công của chi tiết. VD: Trong giai
đoạn chuyển tiếp tiện thô, nếu dao cắt bề mặt chi tiết gia công 2 lần, mỗi lần t= 2mm thì
giai đoạn tiện thô gồm có 2 bước chuyển tiếp .
*Đặc trưng của bước chuyển tiếp là tính lặp đi lặp lại của phần việc như nhau, giới hạn
của mỗi bước chuyển tiếp là mỗi lần bóc lớp vật liệu khỏi bề mặt đối tượng gia công.
VD: trong quá trình cắt gọt kim loại, bước chuyển tiếp là 1 lần di chuyển dụng cụ cắt trên
bề mặt gia công, nếu dao cắt 3 lần thì giai đoạn có 3 bước chuyển tiếp.
+ Mặt lao động
Thao tác là tập hợp các hoạt động của người lao động có nội dung và trình tự xác định
nhằm thực hiện 1 mục đích nhất định về công nghệ.
Thao tác lđ là bộ phận hợp thành của BCV được đặc trưng bởi tính mục đích.
Có 2 loại thao tác: thao tác chính và thao tác phụ
Động tác là 1 bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể của
người lao động.
Cử động là 1 bộ phận của động tác biểu thị bằng sự thay đổi 1 lần vị trí các bộ phận cơ
thể của người lao động. Có 21 cử động cơ bản.
- Việc chia nhỏ BCV thành các bộ phận về mặt lao động phụ thuộc vào loại hình sản xuất.
+ Trong loại hình sx hàng khối và hàng loạt lớn: BCV chia thành thao tác, đối với các thao tác
thường lặp lại được chia ra các động tác, cử động.
+ Trong loại hình sx hàng loạt nhỏ và đơn chiếc, các thao tác được kết hợp thành nhóm thao tác
* Ý nghĩa của việc phân chia QTSX thành các bộ phận hợp thành
- Phân tích khoa học QTSX cả về mặt công nghệ và lao động
- Đưa ra các biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm
- Dự kiến kết cấu và trình tự hợp lý các hoạt động thực hiện các BCV
- Nghiên cứu các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến
- Cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
- Xây dựng các mức lao động có căn cứ khoa học.
II. Phân loại hao phí thời gian làm việc
1. Mục đích
- Nghiên cứu hiện trạng TCLD và việc sử dụng thời gian làm việc, phát hiện đầy đủ nhất những
lãng phí thời gian làm việc và các nguyên nhân gây ra
- Xác định mức độ cần thiết và hợp lí của những loại hao phí khi thực hiện công việc
- Nghiên cứu và phân tích đầy đủ nhất thời gian sử dụng thiết bị trong mqh tương hỗ với tg làm
việc của NLD
- Xác định hao phí lđ thực hiện công việc và các yếu tố thành phần của nó
- Là cơ sở quan trọng để hoàn thiện tổ chức lao động và xây dựng các mức lđ có căn cứ khoa học
2. Căn cứ phân loại
- Khái niệm, nội dung, đặc điểm của các loại hao phí thời gian làm việc
- Điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể đã được quy định tại nơi làm việc
- Thời điểm xuất hiện các loại hao phí thời gian
- Nguyên nhân gây nên những hao phí thời gian
3. Phân loại
3.1. Hao phí thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ công tác
* Thời gian chuẩn kết: thời gian NLĐ dùng vào việc chuẩn bị phương tiện sản xuất để thực hiện
công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động liên quan đến hoàn thành công việc đó.
- Đặc điểm:
+ Chỉ hao phí vào lúc đầu hoặc cuối ca , hao phí 1 lần cho cả loạt spsx, không phụ thuộc
vào số lượng sp và thời gian ca làm việc.
Tỷ trọng thời gian chuẩn kết lớn hay nhỏ tùy thuộc vào loại hình sx, trình độ tổ chức và lao
động, đặc điểm máy móc và quy trình công nghệ.
Trong sx hàng loạt lớn, thời gian chuẩn kết chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ thời gian hoàn
thành nhiệm vụ.
Nếu DN có trình độ chuyên môn hóa LĐ cao, mọi công việc chuẩn kết do LĐ phụ làm, trùng với
thời gian làm việc của LĐ chính, thời gian CK không có ở LĐ chính và không được tính vào
mức kỹ thuật thời gian của công nhân chính.
* Thời gian tác nghiệp: thời gian trực tiếp hoàn thành BCV, được lặp đi lặp lại qua từng sp hoặc
1 loạt sp, bao gồm thời gian chính và thời gian phụ.
- Thời gian tác nghiệp chính: thời gian làm cho đối tượng lao động thay đổi về chất lượng, hình
dáng , kích thước, tính chất lý hóa … ( gồm thời gian máy chạy có việc và không có việc, có thể
là thời gian làm = tay, tay- máy, máy)
- Thời gian tác nghiệp phụ: thời gian NLĐ thực hiện những thao tác phụ, tạo điều kiện hoàn
thành 1 số sản phẩm nhất định.
- Theo tính chất tham gia của NLĐ có thể chia ra:
+ Thời gian tác nghiệp thủ công
+ Thời gian tác nghiệp bằng máy: thời gian quan sát tích cực ( NLĐ phải theo dõi 1 quá
trình công nghệ hoặc công việc của máy móc để điều chỉnh độ chính xác hoặc khắc phục
hỏng hóc), thời gian quan sát thụ động ( NLĐ có sự theo dõi thiết bị làm việc thường
xuyên, đồng thời kiêm nhiệm làm việc khác).
- Thời gian tác nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố :
+ Đối tượng lao động
+ Mức độ phức tạp của công việc
+ Đặc điểm thiết bị
+ Trình độ lành nghề của NLĐ
- Khi tiến hành tổ chức định mức LĐ, cần đảm bảo tỷ trọng thời gian tác nghiệp trong ca 1 cách
hợp lý. Tỷ trọng thời gian phụ càng nhỏ càng tốt, đó là biểu hiện của trình độ cơ khí hóa và tự
động hóa cao.
Để thúc đẩy tăng NSLĐ, cần khuyến khích NLĐ:
+ Phát huy sáng kiến cải tiên kỹ thuật
+ Hợp lý hóa sx
+ Nâng cao trình độ tổ chức lao động
+ Áp dụng pp làm việc khoa học
+ Cơ giới hóa các thao tác phụ
+ Không ngừng đào tạo, huấn luyện kỹ thuật cho NLĐ
* Thời gian phục vụ NLV: thời gian hao phí để thực hiện các công việc mang tính tổ chức hoặc
kỹ thuật nhằm đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc .
- Thời gian phục vụ tổ chức: thời gian hao phí để thực hiện các công việc có tính chất tổ chức
trong ca nhằm duy trì trật tự, vệ sinh và hợp lý hóa nơi làm việc.
+ Vệ sinh nơi làm việc và máy móc
+ Nhận chỉ thị của quản đốc,..
+ Di chuyển, sắp xếp thùng đựng dụng cụ,..
- Thời gian phục vụ kỹ thuật: thời gian hao phí để làm các công việc phục vụ có tính chất kỹ
thuật nhằm duy trì khả năng làm việc bình thường của máy móc, thiết bị. Thay đổi dụng cụ, hiệu
chỉnh máy móc
+ Thay kim cử thợ ( may mặc)
+ Mài dao tiện, phay .. (cơ khí )
+ Tra dầu mỡ, tiếp nhiên liệu
- Thời gian phục vụ chịu ảnh hưởng các nhân tố:
+ Hình thức, trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc
+ Chất lượng máy móc thiết bị
* Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết: thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình
thường của NLĐ trong ca.
- Thời gian nghỉ giải lao: thời gian tiêu hao cho nghỉ ngơi để chống lại sự mệt mỏi, phục hồi khả
năng lao động đã bị hao phí tạm thời:
+ Thời gian nghỉ giải lao thụ động ( nằm, ngồi nghỉ)
+ Thời gian nghỉ giải lao tích cực ( tập thể thao, nghe nhạc,...)
->Nghỉ giải lao không nên tập trung 1 lần với thời gian dài mà tốt nhất nên nghỉ nhiều lần với
thời gian ngắn.
- Thời gian nghỉ do nhu cầu cần thiết: thời gian cho vệ sinh cá nhân và giải quyết những nhu cầu
sinh lý của con người và các nhu cầu khác theo quy định của pháp luật về lao động, nghỉ ăn cơm
giữa ca.
- Thời gian nghỉ ngơi và NCCT phụ thuộc:
+ Độ dài thời gian làm việc
+ Môi trường sản xuất
+ Tính chất công việc
+ Điều kiện tổ chức đáp ứng các nhu cầu của NLĐ
* Thời gian ngừng CN: thời gian gián đoạn do yêu càu kỹ thuật sản xuất mà NLĐ bắt buộc phải
ngừng việc ( thời gian chờ máy nóng ép keo, chờ máy nguội của lái xe..).
- Phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật sản xuất kinh doanh và được tính trong thời gian định mức
- Nếu khoảng thời gian này lớn phải bố trí công nhân vào công việc khác hoặc xét trừ vào thời
gian nghỉ ngơi và NCCT
3.2. Thời gian lãng phí
- Là thời gian hao phí vào những công việc không cần thiết và làm những công việc không thuộc
nhiệm vụ SXKD.Do đó không được tính vào mức kỹ thuật thời gian.
* Thời gian làm việc không theo nhiệm vụ ( không sản xuất) : thời gian làm việc không thuộc
nhiệm vụ được giao, không làm tăng số lượng sản phẩm được giao.
- Thời gian công tác đột xuất: NLĐ làm những công việc không được dự kiến trong sx nhưng
cần thiết phải tiến hành do yêu cầu sx. (sửa lại công việc do phần việc trước gây ra,…)
- Thời gian làm việc không hợp lý: làm những việc vô ích, không làm tăng chất lượng và số
lượng sản phẩm (sx các sp hỏng, tìm NLĐ phụ trợ, làm giúp việc cho người khác, vận chuyển
bán thành phẩm..)
* Thời gian lãng phí do nguyên nhân tổ chức: thời gian NLĐ phải ngừng việc do công tác tổ
chức lao động chưa hiệu quả ( chờ việc, chờ nguyên vật liệu, đi tìm dụng cụ, chờ hướng dẫn
sx…)
=> DN phải cải tiến tổ chức SXKD, hợp lý hóa nơi làm việc, mọi hoạt động phục vụ phải diễn ra
theo đúng dự kiến.
* Thời gian lãng phí do nguyên nhân kỹ thuật: thời gian NLĐ phải ngừng việc do công tác chuẩn
bị kỹ thuật sx không đảm bảo gây ra ( thời gian máy hỏng, dụng cụ hỏng, mất điện nội bộ DN…)
=> DN phải cải tiến công tác quản lý kỹ thuật, tiến hành sửa chữa dự phòng, bảo dưỡng máy
móc thiết bị theo đúng kế hoạch.
* Thời gian lãng phí ngoài DN: thời gian NLĐ phải ngừng việc do phối hợp SXKD hoặc ký kết
hợp đồng với các DN có liên quan chưa chặt chẽ, không đồng bộ hoặc do 1 số nguyên nhân khác
như thời gian chờ bán thành phẩm của đvi hợp đồng cung cấp, thời gian bão lụt, mất điện nước
( do cơ quan qly điện nước cắt).
* Thời gian lãng phí do NLĐ: thời gian ngừng việc do NLĐ vi phạm kỷ luật gây ra như thời gian
đi muộn, về sớm , nói chuyện, làm việc riêng, ăn cơm trc và sau giờ quy định.
=> DN phải không ngừng củng cố và tăng cường kỷ luật, thường xuyên kiểm tra sự có mặt của
NLĐ, áp dụng mức LĐ phù hợp và các chế độ khuyến khích vật chất tinh thần kịp thời nhằm
kích thích NLĐ chấp hành tốt kỷ luật , tổ chức tốt đời sống cho NLĐ.
III. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
1. Mục đích
- Nghiên cứu hao phí thời gian làm việc thực tế của NLĐ và tbi, xđ NN gây ra tổn thất thời gian
từ đó đề ra các biện pháp loại trừ
- Thụ thập được các hao phí thời gian cần thiết để tính toán các mức lao động và xđ trình tự BCV
1 cách hợp lý.
- Nghiên cứu và thiết kế hợp lý cacs pp, thao tác làm việc của NLĐ.
- Cơ sở để tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý, bố trí NLĐ phù hợp với quy trình SXKD
2. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc
2.1 Chụp ảnh thời gian làm việc
- K/n: Là pp ghi chép lại tất cả các loại hao phí thời gian làm việc thực tế của NLĐ khi thực hiện
công việc với các nhiệm vụ được giao trong 1 ngày làm việc ( ca làm việc) hay theo quá trình
làm việc ( thời gian cần thiết để NLĐ hoàn thành 1 công việc nhất định ).
- Mục đích:
+ Cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian làm việc
+ XĐ cơ cấu, tỷ trọng cân đối, phân bổ thời gian làm việc trong ngày ( ca ) hợp lý nhằm
tăng NSLĐ
+ XĐ các biện pháp hoàn thiện TCLĐ nhằm khắc phục các lãng phí trông thấy.
* Chụp ảnh thời gian làm việc có các hình thức
- Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc: ghi lại toàn bộ các hoạt động và hao phí thời gian của một
công nhân hay một thiết bị, trong ngày (ca) làm việc.
+ Ưu điểm: Hình thức khảo sát này cho phép ghi đầy đủ, tỉ mỉ, toàn bộ các hoạt động của
công nhân (thiết bị), cho phép phát hiện các lãng phí trông thấy và không trông thấy, đề
ra những biện pháp tổ chức kinh tế - kỹ thuật hợp lý, đánh giá đúng đắn tình hình thực
hiện mức, nâng cao chất lượng mức hiện có và xây dựng các mức mới có căn cứ khoa
học.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian
- Chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc là hình thức khảo sát nhằm nghiên cứu những thời gian làm
việc đồng thời của nhóm (tổ) người làm việc (hoặc nhóm may). Do đối tượng khảo sát không
phải là một, mà là một số người (máy) nên không thể theo dõi, ghi liên tục, tỉ mỉ, các thời gian
hao phí như chụp ảnh cá nhân, mà phải theo dõi qua khoảng cách thời gian. Khoảng cách dài hay
ngắn tuỳ theo số lượng, đối tượng khảo sát. Qua kinh nghiệm thực tế, thường người ta lấy
khoảng cách là một phút để khảo sát từ 1 đến 3 người, hai phút cho 4 đến 6 người và ba phút cho
7 đến 8 người. Và không nên quan sát quá nhiều (lớn hơn 8 người) vì phải tập trung cao độ và có
thể làm giảm độ chính xác của tài liệu khảo sát.
+ Ưu điểm: trong cùng một lúc theo dõi, quan sát được nhiều người (máy). Việc ghi chép,
phân tích đơn giản.
+ Nhược điểm: Do không ghi chép được liên tục, mà phải qua khoảng cách thời gian, nên
không ghi hết tên hao phí cho từng người, mà ghi bằng chữ ký hiệu theo nhóm hao phí
nên không xác định được nguyên nhân cụ thể của từng lãng phí, do đó không đề ra được
những biện pháp cụ thể.
- Tự chụp ảnh: Hình thức khảo sát trong đó người công nhân tự ghi lại việc sử dụng thời gian
làm việc của chính mình, nêu nguyên nhân lãng phí và đề nghị biện pháp để khắc phục.
+ Ưu điểm: Nếu tổ chức tốt, thực hiện có hệ thống, sẽ cung cấp được nhiều tài liệu phong
phú, kịp thời, giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình sản xuất ở các bộ phận sản xuất, các
ca làm việc, kịp thời có biện pháp uốn nắn. Động viên được đông đảo công nhân tham
gia, quản lý sản xuất, đấu tranh chống lãng phí thời gian trong sản xuất, tăng cường kỷ
luật lao động, tinh thần làm chủ tập thể.
+ Nhược điểm: Thường chỉ nêu được những lãng phí trông thấy, không nêu được những
lãng phí không trông thấy số liệu không phản ánh đầy đủ những lãng phí (thường công
nhân không ghi những lãng phí do chính họ gây ra, những lãng phí ngắn...)
- Các bước tiến hành chụp ảnh:
Bước 1 : Chuẩn bị chụp ảnh
- XĐ mục đích chụp ảnh, lựa chon đối tượng và giải thích cho họ hiểu ( NLĐ trunfh bình tiên
tiến )
- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ cần thiết để chụp ảnh ( phiếu, bút, máy quay, đồng hổ ) Chọn
vị trí quan sát thích hợp ( không làm ảnh hưởng những người đang tác nghiệp)
Bước 2: Tiến hành chụp ảnh
- Ghi đầy đủ liên tục các hao phí thời gian từ bắt đầu đến kết thúc ca làm việc- thời gian bắt đầu
của thao tác tiếp theo chính là thời gian kết thúc của thao tác trước đó)
Bước 3: Phân tích, tổng hợp phiếu chụp ảnh
- Kiểm tra, đính chính thông tin ghi trên phiếu
- XĐ loại hao phí thời gian từ nội dung quan sát (= thời gian kết thúc công việc đó trừ đi thời
gian kết thúc công việc liền trước )
- Tổng hợp các loại hao phí thời gian cùng loại
- Tình tỷ trọng từng loại hao phí thời gian
- Tình thời gian hao phí trung bình từng loại của các ngày chụp ảnh
- Đánh giá chung về tình hình sử dụng thời gian lv, xđ NN gây lãng phí, đề ra biện pháp
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian làm việc
- Hệ số sử dụng thời gian có ích
Kci= CN+TN+PV+NC/Tca
- Hệ số tg tác nghiệp
Ktn=TN/Tca
- Hệ số thời gian lãng phí
Klp= LP/Tca
- Nếu có bp khắc phục được lãng phí thì DN có khả năng tăng NSLĐ qua CT
y=100*x/100-x
x=100*y/100-y
X: tỷ lệ phần trăm tg lãng phí khắc phục đc
Y: tỷ lệ % NSLD tăng lên do tiết kiệm x% tg lãng phí nhờ các biện pháp tổ chức lđ khoa học
2.2. Bấm giờ bước cv
- Khái niệm: là pp khảo sát có sử dụng đồng hồ bấm giây để đo thời gian thực hiện thao tác, cử
động thuộc BCV có chu kỳ lặp đi lặp lại tại nơi làm việc.
- Mục đích:
+ Nghiên cứu về các thao tác, động tác nhằm hợp lý hóa chúng
+ Nghiên cứu về trình tự thực hiện các thao tác, động tác từ đó xây dựng quy trình thực
hiện BCV 1 cách hợp lý nhất
+ Nghiên cứu, xác định thời gian thực hiện BCV
+ XĐ thao tác, động tác thừa nhằm khắc phục những lãng phí không trông thấy nhằm nâng
cao hiệu suất làm việc.
- 2 phương pháp bấm giờ:
+ Bấm giờ liên tục: đo độ dài thời gian thực hiện các thao tác nối tiếp nhau trong quá trình
THCV
+ Bấm giờ chọn lọc: đo độ dài thời gian thực hiện từng thao tác riêng biệt trong nội dung
công việc
- Các bước tiến hành:
Bước 1 : Chuẩn bị bấm giờ
- XĐ mục đích bấm giờ
- Lựa chọn đối tượng và giải thích ( giống đối tượng chụp ảnh)
- Điều tra tình hình tổ chức sx, TCLD, đặc điểm và ndung cv, đặc điểm NLD
- Phân chia BCV theo thứ tự hợp lí, xđ thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng ndung công việc
- Chọn thời điểm bấm giờ
- Chọn vị trí qsat thuận lợi
- Chuẩn bị phương tiện bấm giờ ( đồng hồ, phiếu, dụng cụ ghi chép)
- Xác định số lần bấm giờ tối thiểu
Bước 2: Tiến hành bấm giờ
- Đo và ghi lại thời gian hao phí thực hiện từng thao tác
Bước 3: Phân tích tổng hợp phiếu bấm giờ
- XĐ thời gian để thực hiện các BCV
- Ktra mức độ ổn định thông qua hệ số ổn định
K ổn định = Tmax/Tmin
- So sánh hệ số ổn định tt với hệ số ổn định tc
K ổn định tt <= K ổn định tc: chấp nhận kqua đo
K ổn định tt > K ổn định tc: loại gtr lớn nhất hoặc nhỏ nhất ra khỏi dãy số
- Nếu số lần bấm giờ bị loại nhỏ hơn bằng 20% số lần bấm giờ, và K ổn định tt <= K ổn định tc
thì dãy số bấm giờ đc chấp nhận
2.3 Mqh giữa chụp ảnh tg làm việc và bấm giờ BCV
- Quan hệ hỗ trợ nhau trong việc tính toán mức kĩ thuật lao động (mức lđ có căn cứ khoa học)
- Chụp ảnh thời gian làm việc giúp tìm ra nguyên nhân gây ra lãng phí trông thấy và hao phí thời
gian làm việc
- Phân tích tài liệu chụp ảnh giúp xác định được thời gian CK, TN, PV, NC chưa xđ được TNsp
1 cách khoa học.
- Bấm giờ BCV tìm ra nguyên nhân gây lãng phí thời gian không trông thấy và hao phí thời gian
hoàn thành BCV
- Phân tích tài liệu bấm giờ xđ được TNsp 1 cách chính xác và hợp lý
- Bằng pp phân tích khảo sát muốn xây dựng mức LĐ 1 cách hợp lý cần kết hợp giữa chụp ảnh
và bấm giờ.
- Để xđ MLĐ 1c hợp lí cần kết hợp chặt chẽ giữa chụp ảnh tg lv và bấm giờ bcv
Msl=TNca/ TNsp

Chương III: Phân công và hiệp tác lao động trong doanh nghiệp
I. Phân công lao động.
1. Khái niệm: Là quá trình tách biệt hoạt động tổng thể thành những chức năng lao động độc lập
để giao cho từng người hay nhóm người lao động sao cho phù hợp với khả năng của họ để họ
thực hiện song song với những hoạt động lao động khác nhằm tăng năng suất lao động và hiệu
quả sản xuất-KD.
- Đặc trưng:
+ Tách biệt và cô lập với các chức năng lao động khác
+ Tạo nên những quá trình lao động độc lập
+ Gắn quá trình đó với người lao động tạo nên tính chuyên môn hóa trong lao động.
- Phân loại:
+ Phân công lao động xã hội (Lao động chung): chia nền sản xuất xã hội thành các ngành,
lĩnh vực như NN, CN, DV
+ PCLĐ trong nội bộ ngành: chia ngành sản xuất thành các ngành cụ thể hơn như công
nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác
+ PCLĐ nội bộ doanh nghiệp: tách riêng các hoạt động trong doanh nghiệp thành các công
việc độc lập, chức năng lao động riêng biệt

2. Nội dung, yêu cầu, ý nghĩa


- ND:
+ Xác định rõ yêu cầu kĩ thuật cần đáp ứng
+ Xác định những danh mục nghề nghiệp của doanh nghiệp, thực hiện hướng nghiệp, tuyển
chọn lao động đáp ứng nhu cầu
+ Thực hiện bố trí NLĐ để đảm bảo sự phù hợp giữa khả năng lao động với yêu cầu lao
động đặt ra
- Yêu cầu:
+ Y/c chung: sử dụng tiết kiệm, hợp lý sức lao động để phát huy được tính chủ động và sáng tạo
của mỗi cá nhân để duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài
+ Y/c cụ thể:
● Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công với trình độ phát triển
của công nghệ-KT
● Đảm bảo mỗi người có đủ việc làm trên cơ sở mức lao động khoa học, công việc phải
phù hợp với năng lực và sở trường
● Đảm bảo sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất
- Ý nghĩa:
+ Các cơ cấu về lao động trong doanh nghiệp được hình thành tạo nên bộ máy các bộ phận,
chức năng cần thiết theo các tỷ lệ tương ứng với yêu cầu của sản xuất-KD.
+ Cho phép mỗi cá nhân, tập thể thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, từ đó nhanh chóng
tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác và năng suất lao động.
3. Các hình thức hiệp tác:
- Hiệp tác về mặt không gian:
+ Hiệp tác về không giản trong toàn tổ chức
+ Hiệp tác giữa các phòng ban, bộ phận, trong một phân xưởng
+ Hiệp tác về không gian trong tổ đội nhóm phối hợp một cách nhịp nhàng có sự hỗ trợ, giúp đỡ
lẫn nhau của các thành viên trong nhóm để hoàn thành công việc.
+ Trong doanh nghiệp thường có các loại tổ sản xuất: tổ sản xuất theo tính chất công nghệ và
theo thời gian
+ Trong công nghiệp có hai loại tổ: tổ sản xuất chuyên môn hóa thực hiện các công việc có quy
trình chức năng giống nhau và tổ tổng hợp không chuyên môn hóa
+ Theo thời gian:
● Tổ theo ca: tất cả các thành viên cùng làm 1 ca => quản lý cá nhân dễ dàng nhưng mất
nhiều thời gian bàn giao ca và người lao động ít quan tâm đến bảo quản máy móc thiết bị
● Tổ thông ca: thành viên của tổ làm các ca khác nhau nhưng cùng trên một số máy =>bàn
giao nhiệm vụ giữa các cá nhân đơn giản thuận lợi nhưng quản lý khó khăn
- Hiệp tác về mặt thời gian: sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng, phòng ban, bộ phận
phục vụ sản xuất ->đảm bảo đúng tiến độ sản xuất
+ Quy định:
● NLĐ có quyền làm việc theo giờ hoặc theo tuần
● NLĐ làm việc ban đêm được tính từ 22h htrc đến 6h sáng hsau
● Làm việc liên tục 8h được nghỉ ít nhất 30p tính vào giờ làm việc, ca đêm nghỉ ít nhất 45p
+ Tùy theo mức độ nặng nhọc, độc hại doanh nghiệp có thể bố trí kíp làm việc theo 3 ca 4 kíp,
mỗi kíp làm 6h hoặc tổ chức 3 kíp hoặc 1 ca 2 kíp
● Yêu cầu tổ chức ca: căn cứ vào đặc điểm qtsx, tận dụng công suất của máy móc tbi và
đảm bảo thời gian nghỉ ngơi tối
● Y/c chế độ đổi ca: đảm bảo sản xuất bthg, đảm bảo sk NLĐ
● Các cách đổi ca: thuận theo tuần có nghỉ chủ nhật: 6 ngày đổi 1 lần: ca 1->2: 48h, ca 2-
3: 48h, ca 3-1: 24h hoặc nghịch theo tuần: ca 3-2: 32h, ca 2-1: 32h, ca 1-3: 56h
● Chế độ đổi ca liên tục không nghỉ chủ nhật ở những cơ sở sản xuất liên tục: Cứ 6 tổ làm
việc 3 ca thì thêm 1 tổ nữa để bố trí thay nhau nghỉ; NLĐ ko được nghỉ chủ nhật mà nghỉ
luân phiên nhau vào các ngày trong tuần; 1 tuần làm việc: ca 1-2: nghỉ 48h, ca 2-3: 48h,
3-1: 24h
* Để nghiên cứu và lựa chọn các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý cần xem
xét:
- Loại hình doanh nghiệp: quy mô và đặc điểm
- Loại hình sản xuất: cơ sở xác định nhóm thành phần nghề nghiệp và PCLĐ theo chức năng
- Trình độ cơ khí hóa và tự động hóa, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý
- Thành phần thiết bị công nghệ
- Tính toán hao phí lao động của từng loại cv, bước cv, theo sản phẩm.
III. Các tiêu thức đánh giá mức độ hợp lý của PC và HT
1. Tiêu thức về kinh tế:
- PCLĐ phải có tác dụng làm giảm hao phí lao động của tập thể tính cho 1 đơn vị sản phẩm: tăng
tỷ trọng thời gian tác nghiệp và rút ngắn chu kì sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
2. Tiêu thức tâm-sinh lý:
- Không được gây ra tính đơn điệu
- Đảm bảo luân phiên đảm nhận với các bộ phận khác nhau của cơ thể con người
- Đảm bảo vệ sinh an toàn, chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
3. Tiêu thức xã hội:
- Tạo ra sự hứng thú, tích cực trong công việc để tăng tính chuyên môn hóa lao động và chủ
động phát huy tinh thần sáng tạo
- Xây dựng các nhóm làm việc hiệu quả, giảm lãng phí lao động
IV. Hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động
1. Giới hạn của phân công và hiệp tác.
- Giới hạn về mặt kĩ thuật-công nghê: Xác định bởi độ dài tối thiểu của bước công việc hoặc thao
tác lao động, nếu tiếp tục chia nhỏ thì ko có ý nghĩa về logic.
- Giới hạn tâm-sinh lý: giới hạn bởi khả năng của con người về việc thực hiện các thao tác, động
tác đơn điệu lặp lại trong thời gian ngắn ->sự mệt mỏi, nhàm chán và giảm NSLĐ
- Giới hạn về xã hội: giới hạn bởi những đòi hỏi của NLĐ về tính hấp dẫn và phong phú về nội
dung công việc -> phấn khởi, thích thúc và tích cực.
- Giới hạn về kinh tế: gắn với quá trình lao động và quá trình sản xuất. PLCĐ cần dẫn tới chi phí
nhỏ nhất và hợp lý nhất.
2. Hướng phân tích hoàn thiện PC và HTLĐ
- Phân tích về Kinh tế-kĩ thuật:
+ Tập hợp dữ liệu -> phân tích đánh giá dữ liệu
+ Xác định tỷ trọng tác nghiệp trong ca để phân tích mức độ sử dụng thời gian lao động đã
hợp lý chưa, có thể sử dụng CT: Ktn=(Tc+Tp)/Tca
- Phân tích về tâm-sinh lý:
+ Căn cứ vào sản lượng và động thái của sản lượng qua thời gian của qtsx
+ Căn cứ về mặt sinh lý phản ánh trạng thái cơ thể của NLĐ:
● Đo sự co bóp và sức chịu đựng của tay chân
● Đo thời gian và độ chính xác của động tác thực hiện
● Đánh giá khả năng định hướng và tập trung tư tưởng trong qt làm việc
● Đo huyết áp và mạch tim
● Thông qua các cảm giác chủ quan->trạng thái tâm lý.
- Phân tích về mặt xã hội:
+ MQH giữa NLĐ với QTSX, khả năng đáp ứng yêu cầu lao động
+ Mức độ di chuyển lao động
+ Tính tích cực của con người
+ MQH xã hội trong tập thể và sự phù hợp giữa các thành viên
+ Trách nhiệm xã hội của người lao động và tập thể.
3. Hướng hoàn thiện
- Hướng hoàn thiện phân công:
+ Kiêm nghề, kiêm chức: giúp NLĐ có thể nâng cao trình độ hiểu biết lao động và làm
được nhiều nghề
+ Luân chuyển công việc: bố trí người lao động thay đổi nơi làm việc
+ Đứng nhiều máy hay phục vụ nhiều máy: giúp DN tăng NSLĐ lên nhiều lần
- Hướng hoàn thiện hiệp tác:
+ Nhóm tự quản(10-20 người): mỗi công nhân được xem là người quản trị chính bản thân
mình mà ko cần người giám sát ->phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hiệp đồng
hiệp tác cao
+ Nhóm chất lượng(5-10 người): mỗi thành viên được đào tạo đặc biệt để xây dựng và giải
quyết mọi vấn đề và nhận được sự giúp đỡ từ phòng ban khác.
+ Bố trí lịch làm việc linh hoạt:
● Phải có mặt ở cơ quan trong 1 số giờ nhất định của ngày công tác
● Phần còn lại của ngày: bố trí thích hợp với điều kiện cụ thể của bản thân nhưng phải đủ
8h làm việc
● Đòi hỏi tính kỷ luật cao

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC VÀ PHỤC VỤ NLV


I. Nơi làm việc và yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức và phục vụ NLV
1. KN
Nơi làm việc là một phần diện tích và ko gian sx mà trong đó được trang bị đầy đủ các phương
tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để đảm bảo cho NLĐ hay một nhóm NLĐ hoàn thành những
nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh nhất định.
2. Phân loại
- Theo mức độ trang bị công nghệ của NLV:
+ Thủ công ( sd máy móc thủ công đơn giản)
+ Cơ khí ( trang bị máy móc cơ giới)
+ Tự động hóa (máy móc tự động, dùng điều khiển)
- Theo số lượng người lv: NLV cá nhân, NLV tập thể.
- Theo mức độ chuyên môn hóa của trang thiết bị: NLV chuyên môn hóa, NLV tổng hợp.
- Theo vị trí và không gian: NLV trên cao, mặt đất,dưới ngầm, trong nhà, ngoài trời.
- Theo mức độ ổn định của vị trí ko gian: NLV cố định, NLV di động.
- Theo loại hình sản xuất: Chỗ lv đơn chiếc, loạt nhỏ, loạt lớn,…
- Theo tư thế lv chủ yếu: NLV đứng, ngồi, thay đổi tư thế.
3. Yêu cầu của tổ chức & pvu NLV
- Về mặt kỹ thuật: Đảm bảo sử dụng hợp lý và có hiệu quả các phương tiện sx hiện tại, bảo đảm
chất lượng sp cao và tạo đk áp dụng các phương pháp LĐ tiên tiến.
- Về mặt sinh lý và vệ sinh LĐ: Bảo đảm các phương tiện lv phải được thiết kế và bố trí phù hợp
với NLĐ về mặt nhân trắc học, nhằm tiết kiệm sức lực và giảm mệt mỏi cho NLĐ.
- Về mặt tâm lý và xã hội: Sắp xếp NLV thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các cá
nhân, tạo được hứng thú và hấp dẫn trong cv.
- Về mặt thẩm mĩ trong sx: NLV gọn gang, sạch sẽ và trật tự thông qua bố trí hợp lý, màu sắc
phù hợp, dung âm nhạc kích thích NLĐ hăng say, giảm mệt mỏi trong cv.
- Về mặt kinh tế: Sử dụng tiết kiệm diện tích sx, áp dụng phương pháp lv tiên tiến, giảm chi phí
thời gian LĐ, giảm giá thành sp.
4. Nhiệm vụ
- Đảm bảo đầy đủ các đk vật chất- kĩ thuật cần thiết để quá trình sx diễn ra liên tục, nhịp nhàng,
đúng quy trình công nghệ đã thiết kế, đạt năng suất và chất lượng cao.
- Đảm bảo tư thế lao động thoải mái, VSAT tại NLV để NLĐ có thể áp dụng thao tác LĐ tiên
tiến.
- Đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ, vật chất kĩ thuật và LĐ, tiết kiệm các yếu tố sx
để chi phí sx hợp lý và nhỏ nhất.
II. Tổ chức NLV
1. Thiết kế NLV
- Xđ danh mục các trang thiết bị cần thiết của NLV. Thông thường được chia làm 2 loại:
+ Thiết bị chính ( thiết bị công nghệ): Thiết bị trực tiếp làm thay đổi đối tượng LĐ
+ Thiết bị phụ: Thiết bị hỗ trợ đảm bảo cho quá trình chính được thực hiện.
- Chọn phương án bố trí NLV tối ưu cho từng NLV cụ thể
- Thiết kế các phương pháp lao động hợp lí
- Xd hệ thống phục vụ NLV theo chức năng
- Tính các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của NLV
- Dự kiến các yếu tố của dklđ
->Kết quả của thiết kế NLV là lập nên các bảng thiết kế và nội dung lao động tại NLV
2. Trang bị NLV
- Là quá trình cung cấp những phương tiện vật chất- kỹ thuật cần thiết cho NLV bso gồm máy
móc, thiết bị, dụng cụ,… theo yêu cầu của nhiệm vụ sx và chức năng LĐ.
- Trang bị NLV chỉ đạt hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sx- kinh doanh cả về
số lượng và chất lượng.
3. Bố trí NLV
- Sắp xếp các trang bị cần thiết phù hợp với chức năng của từng loại trang bị một cách hợp lý vào
ko gian NLV, có 3 dạng bố trí:
+ Bố trí chung : Là sắp xếp về mặt ko gian các NLV trong phạm vi một bộ phận sx hay một
phân xưởng sao cho phù hợp với sự chuyên môn hóa, tính chất cv và quy trình công nghệ
tại NLV.
+ Bố trí bộ phận : Là sắp xếp các trang thiết bị trong quá trình LĐ ở từng NLV, tạo ra sự
phù hợp giữa NLĐ với các loại trang thiết bị, giữa các trang thiết bị với nhau.
+ Bố trí riêng biệt : Là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng, đồ gá trong từng yếu tố trang
bị.
- Bố trí NLV cần tuân thủ các yêu cầu
+ Bố trí hợp lí và khoa học mọi đối tượng vc kĩ thuật và lđ để thực hiện công việc đúng quy
trình
+ Đảm bảo lựa chọn hợp lí trạng thái và tư thế lv cho nlđ
+ Bố trí các đtg, các vật dụng phải phù hợp với tầm nhìn và vùng thao tác của NLD
+ Đảm bảo tiết kiệm diện tích sx nhưng vẫn thuận tiện cho công tác phục vụ chỗ lv
+ Đảm bảo ATLD và có tính thẩm mỹ cao
III. Phục vụ NLV
1. Khái niệm
Là việc thực hiện các biện pháp đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của NLV, để NLV hoạt động được
liên tục và đạt hiệu quả cao.
2. Các chức năng phục vụ
- Phục vụ dụng cụ: cung cấp dụng cụ, theo dõi tình hình sử dụng
- Phục vụ cbi sản xuất: giao cụ thể nhiệm vụ cho từng nơi sản xuất
- Phục vụ vận chuyển và bốc dỡ: sự vận chuyển đến các chỗ làm việc tất cả các phương tiện vật
chất cần thiết cho sự sản xuất
- Phục vụ năng lượng: đảm bảo cung cấp chỗ làm việc tất cả các loại năng lượng cần thiết cho
sản xuất như điện năng, xăng,
- Phục vụ điều chỉnh và sửa chữa thiết bị: bao gồm các công việc hiệu chỉnh, xem xét định kì,
bảo dưỡng, sửa chữa,... các thiết bị máy móc
- Phục vụ xây dựng và sửa chữa nơi làm việc: bao gồm việc xây dựng cơ bản, duy trì trạng thái
tốt của nhà xưởng, đường đi,...
- Phục vụ kiểm tra: kiểm tra trước và sau tất cả các đối tượng lao động, các chi tiết,... theo đúng
quy định
- Phục vụ kho tàng: xuất nhập nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, dụng cụ,...
- Phục vụ sinh hoạt cho người lao động: giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp, cung cấp nước uống, ăn ca,
phục vụ y tế kịp thời
3. Các nguyên tắc PV NLV
- Phục vụ theo chức năng: Tức là có các bộ phận phục vụ riêng biệt như vận chuyển, dụng cụ,
kho tàng, sửa chữa thiết bị máy móc,…
- Phục vụ theo kế hoạch: Dựa vào kế hoạch sx- kinh doanh từ đó xđ phục vụ NLV
- Phục vụ phải mang tính dự phòng: Các nhu cầu phục vụ phát sinh một cách kịp thời Phục vụ
mang tính đồng bộ: Chất lượng phục vụ như nhau.
- Phục vụ mang tính linh hoạt: Đảm bảo nhu cầu đặt ra, ko để cho quá trình sx- kinh doanh bị
ngưng trệ.
- Phục vụ phải mang tính tin cậy và đảm bảo chất lượng cao
- Phục vụ phải mang tính kinh tế: sao cho chi phí hợp lý nhất xong vẫn đảm bảo quy trình sx-
kinh doanh diễn ra liên tục nhịp nhàng.
4. Các hình thức phục vụ NLV
* Phục vụ tập trung
- Đáp ứng tất cả nhu cầu phục vụ tại NLV, được lv chuyên môn hóa
- Thường áp dụng đối với loại hình sx hàng khối, hàng loạt trong đk nơi đó phải có nhu cầu phục
vụ lớn và thường xuyên.
- Ưu điểm: Là cho phép sử dụng có hiệu quả cả về lao động phục vụ và các thiết bị phục vụ,
đồng thời có thể áp dụng được việc cơ khí hóa, tự động hóa các khâu phục vụ, giúp tăng NSLĐ -
Nhược điểm: Quản lý phức tạp, chỉ phù hợp với sản xuất ổn định, gây tốn kém chi phí cho DN.
* Phục vụ phân tán
- Các nhu cầu phục vụ NLV được thực hiện trực tiếp do những bộ phận có nhu cầu tự đảm nhận
áp dụng cho các loại hình sx hàng loạt nhỏ và đơn chiếc với điều kiện nhu cầu phục vụ ít, ko
đáng kể.
- Ưu điểm: Dễ quản lý, linh hoạt,tiết kiệm thời gian & chi phí cho từng NLV
- Nhược điểm: NSLĐ phục vụ thấp và ko có sự chuyên môn hóa LĐ, khó đáp ứng nhu cầu phục
vụ phức tạp.
* Phục vụ hỗn hợp
- Hình thức phục vụ hỗn hợp : Kết hợp cả hai hình thức trên ( tỷ trọng khác nhau, tùy theo quy
mô và nhu cầu của tổ chức ), nhằm tận dụng ưu điểm của hai hình thức trên và hạn chế những
nhược điểm.
5. Các chế độ PV NLV
* Chế độ phục vụ trực nhật
- Được tiến hành khi có nhu cầu phục vụ xuất hiện
=> áp dụng cho sx hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.
- Ưu điểm: đơn giản
- Nhược điểm: Hiệu quả kinh tế ko cao do lãng phí thời gian lao động vào máy móc và công suất
máy móc.
* Chế độ phục vụ theo kế hoạch dự phòng
- Mọi công việc phục vụ được tiến hành theo một kế hoạch được lập trước, phù hợp với kế hoạch
sxkd của DN ( ca thường khác với ca hành chính) áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn.
- Ưu điểm: Khắc phục được tình trạng ngừng việc của công nhân chính và tận dụng được công
suất máy móc thiết bị
- Nhược điểm: Chất lượng của phục vụ phụ thuộc vào khả năng lập kế hoạch của người quản lý.
* Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn
- Tiến hành phục vụ theo đúng tiêu chuẩn đã định sẵn áp dụng trong loại hình sx hàng khối ,
hàng loạt lớn với điều kiện là sx liên tục và ổn định.
- Ưu điểm: Đề phòng được mọi hỏng hóc của thiết bị, loại trừ các lãng phí time tại NLV và
thường mang lại hiệu quả kinh tế cao.
6. Đánh giá phục vụ NLV
- Dựa vào KQ phục vụ: xem xét nhu cầu và đáp ứng qua
+ Tổn thất time do chờ đợi phục vụ
+ Tổng công suất máy móc, thiết bị ko được sử dụng do phục vụ ko tốt
- Dựa vào nguyên nhân
+ Căn cứ vào tình hình thực tế thông qua tổ chức LĐ phục vụ, hình thức phục vụ, chế độ phục vụ
để xem xét và đánh giá.

CHƯƠNG 5: CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG


1. Khái niệm điều kiện lao động:
- Là tổng hợp các yếu tố tồn tại trong môi trường làm việc, bao quanh NLĐ được hình thành do
tính chất, đặc điểm của công cụ lao động, đối tượng LĐ và môi trường vi khí hậu trong ko gian
nơi làm việc có ảnh hưởng tác động đến sản xuất, khả năng làm việc của người lao động, đến
NSLĐ và hiệu quả làm việc của họ
2. Phân loại:
- Nhóm các yếu tố thuộc tâm-sinh lý: được hình thành trong quá trình lao động, có ảnh hưởng
đến trạng thái tâm sinh lý NLĐ. Bao gồm:
+ Sự căng thẳng về thể lực, thần kinh
+ Nhịp độ làm việc
+ Trạng thái và tư thế lao động
+ Tính đơn điệu trong lao động
- Nhóm các yếu tố thuộc về vệ sinh phòng bệnh: tồn tại trong môi trường ko khí của NLV, xuất
phát từ yếu tố công nghệ, đặc điểm khí hậu và điều kiện tự nhiên của vùng miền, tính chất của
đối tượng lao động-> ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của NLĐ. Bao gồm
+ Điều kiện vi khí hậu
+ Tiếng ồn, rung động, siêu âm
+ Nồng độ bụi
+ Độc hại trong sản xuất
+ Tia bức xạ và trường điện tử cao
+ Ánh sáng và chế độ chiếu sáng
+ Điều kiện và sinh hoạt
- Nhóm các yếu tố về thẩm mỹ của lao động: không tác động trực tiếp đến sức khỏe nhưng có tác
dụng cải thiện trạng thái tâm sinh lý của con người->tạo sự hưng phấn. Bao gồm: các yếu tố
thuộc về bố trí, sắp xếp ko gian NLV, kiểu dáng, âm nhạc, màu sắc, cây xanh…
- Nhóm yếu tố thuộc tâm lý-xã hội: yếu tố tồn tại trong môi trường giao tiếp giữa những người
cùng làm việc với nhau. Bao gồm:
+ Tâm lý cá nhân trong tập thể
+ Quan hệ nhân sự, trao đổi tin
+ Các ptrao thi đua
+ Vấn đề khen thưởng, kỉ luật
+ Phong cách lãnh đạo
- Nhóm điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi: bao gồm:
+ Sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ giải lao
+ Độ dài thời gian nghỉ ngơi và hình thức nghỉ
3. Các phương pháp đánh giá ĐKLĐ:
a. PP khảo sát: Dùng các phương tiện kĩ thuật đo để ghi chép và theo dõi hiện trạng các yếu tổ
của ĐKLV ảnh hưởng đến quá trình làm việc
- Bao gồm 6 loại:
+ Loại 1: Các yếu tố thuộc MT làm việc ở trạng thái phù hợp vs NLĐ
+ Loại 2: Có 1 số yếu tố phải đảm bảo theo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn lao động
+ Loại 3: Có 1 số yếu tố vượt ngưỡng chịu đựng của con người -> cần đảm bảo chế độ nghỉ ngơi
hợp lý
+ Loại 4: Có 1 số yếu tố vượt tiêu chuẩn cho phép, làm rối loạn 1 số chức năng sinh lý của con
người ->gây bệnh nghề nghiệp
+ Loại 5: Có ảnh hưởng của các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nhiều trường hợp bị bệnh nghề
nghiệp hay tai nạn lao động
+ Loại 6: Có ảnh hưởng của một số yếu tố độc hại, nguy hiểm gây rối loạn chức năng sinh lý,
không có khả năng phục hồi
b. PP thống kê: đánh giá điều kiện lao động dựa theo báo cáo định kỳ về bệnh nghề nghiệp,
TNLĐ và sức khỏe LĐ
- Tần suất mắc bệnh: Kbnn=(m/N)*100
+ m: số người mắc bệnh nn
+ N: tổng số NLĐ của DN
- Tần suất tai nạn lao động: Ktnlđ=(n/N)*100
+ n: số người tai nạn lđ
+ N: tổng số NLĐ của DN
=> càng gần 0 thì đklđ ở tổ chức càng tốt.
- Hệ số tần suất: cho biết tình hình TNLĐ xảy ra nhiều hay ít
+ Hệ số nặng nhẹ: số ngày nghỉ việc trung bình tính cho mỗi người bị TNLĐ: Kn=D/N (D: tổng
số ngày nghỉ do TNLĐ gây ra trong tgian xem xét)
+ Hệ số tai nạn nói chung: Ktn= Kts*Kn
4. Phương hướng cải thiện ĐKLĐ:
- Chủ động tạo ra những đk thuận lợi, loại trừ tận gốc những yếu tố độc hại
- Ngăn ngừa tác hại của các yếu tố bất lợi
5. Biện pháp cải thiện ĐKLĐ
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Nghiên cứu các số liệu nhân trắc học để thiết kế hoặc mua sắm các dụng cụ, trang tbi phù
hợp
+ Cơ khí hóa, tự động hóa quá trình sản xuất, dùng các phương pháp điều khiển từ xa nhằm
lao động ra khỏi MT lao động độc hại
+ Sử dụng công nghệ sạch, công nghệ cao thay thế cho công nghệ lạc hậu
+ Tăng cường áp dụng các biện pháp tổ chức và pvu nơi làm việc hợp lý
+ Dùng các tbi che chắn, tbi bảo hiểm, tín hiệu báo hiệu nguy hiểm
+ Trồng cây xanh trong khu vực làm việc để điều hòa ko khí
+ Tìm vị trí cao ráo, thoáng mát để đặt nhà xưởng
- Các biện pháp hành chính:
+ Tổ chức/doanh nghiệp xây dựng và ban hành quy chế, quy chuẩn về an toàn và vệ sinh
lao động một cách rõ ràng, tuân thủ pháp luật
+ Kiểm tra định kỳ về thực hiện quy định an toàn và vệ sinh lao động->giải quyết kịp thời
những vấn đề phát sinh
+ CQQL ở địa phương tiến hành thanh tra về tình hình thực hiện an toàn lao động tại các
doanh nghiệp nhằm răn đe và phát hiện kịp thời vi phạm->xử lý
- Các biện pháp về kinh tế:
+ Áp dụng chế độ bố trí, bồi dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
● Tuyển chọn những người đủ sức khỏe và khả năng làm việc
● Áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, bữa ăn giữa các ca, giải khát khi làm việc -> tăng cường
đề kháng
● Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để kịp thời khắc phục sự mệt mỏi
+ Sử dụng các hình thức thưởng phạt để khuyến khích, động viên những cá nhân, tập thể thực
hiện tốt công tác cải thiện đklv và ngăn ngừa hành vi vi phạm.
- Các biện pháp giáo dục:
+ DN đào tạo, hướng dẫn, phổ biến để NLĐ nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình
về quy trình an toàn và bảo hộ lao động
+ Đào tạo, hướng dẫn, phổ biến để NLĐ hiểu rõ tầm quan trọng của sử dụng các phương
tiện bảo hộ LĐ
+ Đào tạo, hướng dẫn, phổ biến để NLĐ có kỹ năng và cách thức vận hành các tbi an toàn
6. Thực trạng ĐKLV ở Việt Nam:
- MT, đklv của NLĐ tại các doanh nghiệp cũng như cấp phát đồ bảo hộ cho người lao động chưa
tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động về bảo hộ lao động, ATVSLĐ
- Các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và đầu tư có thích đáng cho cải thiện đklv->ảnh
hưởng đến sức khỏe của NLĐ và đến danh tiếng của DN
- Có sự chênh lệch khá lớn giữa các loại hình DN về ĐKLV và cấp phát bảo hộ lao động
- Tồn tại sự khác biệt về cấp phát bảo hộ lao động giữa nam và nữ
- Ý thức của các chủ DN về tạo điều kiện làm việc, thực hiện đúng đủ cấp phát trang bị làm việc
ko phụ thuộc vào quy mô hay nguồn lực tài chính của DN
7. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý:
a. Khả năng làm việc của NLĐ
- 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: nhập việc, khởi động: khả năng làm việc tăng dần, năng suất lao động tăng dần từ
thấp đến cao
+ Giai đoạn 2: Khả năng làm việc cao và tương đối ổn định
+ Gđ 3: Khả năng làm việc bị giảm do mệt mỏi
b. Sự mệt mỏi của NLĐ:
- 3 loại:
+ Mệt mỏi về thể lực: vận động cơ bắp, thiếu chất…
+ Mệt mỏi về trí óc: căng thẳng quá mức của hệ thần kinh như suy nghĩ nhiều, quá tập
trung
+ Mệt mỏi về tâm lý: do hệ thần kinh không chỉ đạo được các hệ cơ làm giảm khả năng làm
việc
- Đặc trưng của mệt mỏi:
+ Giảm NSLĐ và gây ra nhiều sai sót
+ Ko còn duy trì được mức độ tập trung khi chú ý làm việc
+ Thiếu sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa các bộ phận cơ thể
+ Rối loạn, đảo lộn thói quen, phản xạ kém
c. Nghi ngơi:
- Nghỉ chủ động: kết hợp với các biện pháp giải mệt
- Nghỉ thụ động: yên tĩnh hoàn toàn khi cơ thể quá mệt
- Ngủ
d. Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý theo 1 ca làm việc, gồm:
+ Độ dài ngày lv
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc ca lv
+ Độ dài và tgian nghỉ giữa ca lv
+ Số lần nghỉ và thời điểm nghỉ giải lao
+ Nội dung của mỗi lần nghỉ
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong 1 tuần làm việc: tổng số tgian, số ngày lv trog tuần và chế
độ đảo ca sau mỗi tuần
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi 1 năm công tác
+ NLĐ làm việc liên tục trog 1 năm thì nghỉ 12d
+ Làm việc ở đklđ đặc biệt thì nghỉ thêm 2d, sau 5y làm việc liên tục thì được cộng thêm 1
ngày
+ Mùa hè, doanh nghiệp cho NLĐ đi nghỉ mát

You might also like