Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ


=====000=====

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ


Môn học: Logistics và vận tải quốc tế

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU NHỮNG CÔNG NGHỆ SỐ ỨNG DỤNG
TRONG CẢNG BIỂN CONTAINER THÔNG MINH VÀ
THỰC TẾ TẠI MỘT SỐ CẢNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI

Lớp tín chỉ : TMA305(2324-2)1.1

Nhóm thực hiện : Nhóm 11

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS Vũ Sĩ Tuấn

Hà Nội - 03/2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11

STT Họ và tên Mã sinh viên

1 Trần Nguyệt Linh 2111110164

2 Đỗ Thị Thu Uyên 2114740065

3 Cao Thị Phương Vinh 2114120010

4 Nguyễn Thanh Phong 2114720026

5 Dương Thị Tú Chinh 2114110050

6 Hoàng Linh Nga 2114110207

Đỗ Vũ Bảo Ngọc
7 2111110202
(Nhóm trưởng)

8 Nguyễn Tố Uyên 2111110290

9 Nguyễn Thị Ánh Tuyết 2114110277

10 Phạm Thùy Dương 2114110070

11 Phan Tuấn Vinh 2114110348

12 Hoàng Vân Trang 2114110326


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẢNG BIỂN CONTAINER THÔNG MINH VÀ


CÔNG NGHỆ SỐ..........................................................................................................2

1.1. Tổng quan về cảng biển container thông minh................................................2

1.1.1. Khái niệm, quá trình phát triển và các chỉ số cảng biển container thông
minh..........................................................................................................................2

1.1.2. Các chỉ số cảng biển thông minh...................................................................2

1.1.3. Vai trò của cảng biển container thông minh trong nền kinh tế và ngành
hàng hải....................................................................................................................4

1.2. Tổng quan về công nghệ số................................................................................4

1.2.1. Khái niệm.......................................................................................................4

1.2.2. Một số xu hướng công nghệ số.......................................................................4

1.2.3. Vai trò của công nghệ số trong hoạt động cảng biển....................................5

1.3. Những công nghệ số ứng dụng trong cảng biển container thông minh.........5

1.3.1. IoT (Internet of Things)..................................................................................5

1.3.2. AI và Machine Learning.................................................................................8

1.3.3. Big Data.......................................................................................................11

1.3.4. Blockchain....................................................................................................14

1.3.5. Digital Twin.................................................................................................16

1.3.6. Công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID)......................................20

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TẠI MỘT SỐ CẢNG


BIỂN CONTAINER THÔNG MINH TRÊN THẾ GIỚI........................................23

2.1. Thực tế ứng dụng công nghệ số tại cảng Rotterdam (Hà Lan)....................23

2.1.1. Nền tảng Container 42.................................................................................23

2.1.2. Hệ thống thông tin quản lý cảng (HaMIS)...................................................23

2.1.3. Ứng dụng Riverguide...................................................................................24

2.1.4. Ứng dụng OnTrack.......................................................................................25

2.2. Ứng dụng công nghệ số tại cảng Hamburg (Đức)..........................................27


2.2.1. Hệ thống Virtual depot.................................................................................27

2.2.2. Phần mềm phòng điều khiển Port Monitor..................................................28

2.2.3. Ứng dụng Smartport dành cho xe tải...........................................................29

2.2.4. Các dự án tại cảng Hamburgh.....................................................................30

2.3. Ứng dụng công nghệ số tại cảng Thiên Tân (Trung Quốc)...........................32

2.3.1. Công nghệ 5G tại cảng Thiên Tân...............................................................32

2.3.2. Robot vận chuyển trí tuệ nhân tạo (ART).....................................................33

2.3.3. Hệ thống định vị vệ tinh Beidou...................................................................34

2.3.4. Tác động của việc ứng dụng công nghệ số đến hoạt động tại cảng Thiên
Tân (Trung Quốc):.................................................................................................34

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CẢNG BIỂN CONTAINER THÔNG MINH TẠI


VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI........................................38

3.1. Hệ thống cảng biển và cảng biển container thông minh tại Việt Nam hiện
nay.............................................................................................................................38

3.1.1. Hệ thống cảng biển tại Việt Nam.................................................................38

3.1.2. Hệ thống cảng biển container thông minh tại Việt Nam hiện nay...............38

3.2. Ứng dụng công nghệ số tại một số cảng biển ở Việt Nam.............................39

3.2.1. Ứng dụng công nghệ số tại khu vực cảng Hải Phòng..................................39

3.2.2. Ứng dụng công nghệ số tại khu vực cảng Bà Rịa - Vũng Tàu.....................40

3.3. Đánh giá, so sánh việc ứng dụng công nghệ tại ba cảng biển container
thông minh thế giới với một số cảng biển Việt Nam và thách thức đối với ngành
hàng hải Việt Nam hiện nay....................................................................................42

3.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển công nghệ số tại các cảng biển Việt
Nam...........................................................................................................................45

KẾT LUẬN..................................................................................................................46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Quá trình phát triển của cảng biển container thông minh...............................2
Hình 1.2. Giao tiếp giữa tàu thông minh và cảng thông minh........................................6
Hình 1.3. Phần mềm quản lý kho bãi Info WMS..........................................................11
Hình 1.4. Quy trình theo dõi vị trí container bằng công nghệ RFID............................21
Hình 2.1. Minh họa ứng dụng OnTrack trên điện thoại................................................25
Hình 2.2. Mô tả quá trình hoạt động của hệ thống Virtual depot.1...............................27

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Ảnh hưởng của công nghệ số đến hoạt động tại cảng Rotterdam.................26
Bảng 2.2. Đánh giá dự án Port Monitor tại cảng Hamburg...........................................28
Bảng 2.3. Đánh giá dự án Smartport Logistics tại cảng Hamburgh..............................29
Bảng 2.4. Đánh giá dự án Smart Switch Logistics tại cảng Hamburg..........................30
Bảng 2.5. Bảng tổng kết và đánh giá việc ứng công nghệ số tại 3 cảng biển container
thông minh trên thế giới................................................................................................35
Bảng 3.1. Bảng đánh giá việc ứng dụng công nghệ số tại 3 cảng biển container thông
minh trên thế giới và tại một số cảng biển Việt Nam....................................................42
Nhóm 11 TMA305.1

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong thời điểm toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều quốc gia
đang cố gắng tìm ra những chính sách, đường lối phù hợp nhằm thúc đẩy, phát triển
một cách tối đa nền kinh tế nước nhà. Nhận thấy những đóng góp quan trọng của
ngành xuất nhập khẩu vào tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia đang tìm cách tận dụng
và phát triển những tiềm năng mà cảng biển mang lại. Trong thời đại số hoá, việc triển
khai công nghệ kỹ thuật số vào cảng biển thông minh chính là phương pháp hữu hiệu
nhất, vừa mang lại hiệu quả tốt nhất, vừa phù hợp với thời đại. Sự tích hợp các giải
pháp kỹ thuật số và ứng dụng công nghệ tiên tiến đã cách mạng hóa hoạt động của
cảng và mang lại những cải tiến đáng kể về hiệu quả, an toàn và năng suất tổng thể.
Bài viết này nhằm mục đích khám phá việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong bối
cảnh cảng biển, nêu bật những lợi ích và tác động tiềm tàng của nó đối với ngành.
Với trọng tâm là nâng cao hiệu quả, an toàn và bền vững, những tiến bộ công
nghệ này đã định hình lại bối cảnh hoạt động của cảng biển thông minh. Vậy đã có
những công nghệ số nào đã được áp dụng và áp dụng như thế nào tại các cảnh biển
thông minh trên thế giới?. Để lý giải câu hỏi này, nhóm 11 xin phép được trình bày đề
tài “NGHIÊN CỨU NHỮNG CÔNG NGHỆ SỐ ỨNG DỤNG TRONG CẢNG
BIỂN CONTAINER THÔNG MINH VÀ THỰC TẾ TẠI MỘT SỐ CẢNG BIỂN
TRÊN THẾ GIỚI”.
Nội dung chính của bài tiểu luận được thể hiện qua ba chương như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CẢNG BIỂN CONTAINER THÔNG MINH
VÀ CÔNG NGHỆ SỐ
Chương 2: THỰC TẾ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TẠI MỘT SỐ CẢNG
BIỂN CONTAINER THÔNG MINH TRÊN THẾ GIỚI
Chương 3: XÂY DỰNG CẢNG BIỂN CONTAINER THÔNG MINH TẠI
VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI

1
Nhóm 11 TMA305.1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CẢNG BIỂN CONTAINER THÔNG MINH


VÀ CÔNG NGHỆ SỐ
1.1. Tổng quan về cảng biển container thông minh
1.1.1. Khái niệm, quá trình phát triển và các chỉ số cảng biển container thông minh
Cảng thông minh mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan trong chuỗi cung
ứng, góp phần nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Mặc dù có một số khác biệt trong định nghĩa về cảng biển thông minh, nhưng nói
chung, cảng biển thông minh liên quan đến sự nâng cao về năng suất và hiệu quả hoạt
động bằng cách áp dụng cách hệ thống tự động sử dụng công nghệ số.
Quá trình phát triển của cảng biển qua 5 thế hệ:

Hình 1.1. Quá trình phát triển cảng biển container thông minh
Nguồn: Tạp chí khoa học công nghệ hàng hải

1.1.2. Các chỉ số cảng biển thông minh


Các chỉ số cảng biển thông minh (Smart Port Index - SPIs) là những công cụ
quan trọng được sử dụng để đo lường và phản ánh hiệu suất của cảng thông minh. Có
tất cả 29 chỉ số SPIs được chia vào 3 phân nhóm:

❖ Vận hành cảng thông minh:

2. Khả năng sẵn có của phân tích


1. Hiệu quả quản lý cảng dữ liệu thời tiết theo thời gian
thực

3. Hiệu quả quản lý sân bãi 4. Số hóa quy trình thủ tục hải
2
Nhóm 11 TMA305.1

quan

5. Công nghệ thông minh tích hợp trong 6. Công nghệ tích hợp trong quản
quản lý cảng lý giao thông cảng và đường bộ

7. Khả năng sẵn có của các nền tảng kỹ 8. Khả năng sẵn có của thông tin
thuật số để trao đổi thông tin giữa các và công nghệ cho hệ thống theo
bên liên quan trong cộng đồng cảng dõi hàng hóa

10. Chiến lược và đầu tư trong


9. Dung lượng và công nghệ thông minh
công nghệ kỹ thuật số và thông
cho kết nối mặt đất
minh

11. Tự động hóa trong cầu cảng, cần cẩu


sân bãi và thiết bị vận chuyển hàng nội bộ

❖ Môi trường và năng lượng cảng thông minh:

1. Chứng nhận và triển khai quản lý 2. Tổng lượng khí thải nhà kính (GHG)
môi trường do hoạt động cảng gây ra

3. Triển khai cải thiện quản lý tiêu 4. Áp dụng công nghệ trong việc phát
thụ nước hiện ô nhiễm tiếng ồn

5. Triển khai công nghệ đo chất 6. Chứng nhận và triển khai kế hoạch
lượng nước quản lý năng lượng

7. Tổng lượng nước do hoạt động 8. Triển khai năng lượng sạch và bền
cảng tạo ra vững cho phương tiện cảng

10. Triển khai sản xuất điện tái tạo như


9. Quản lý chất thải bền vững
hệ thống năng lượng mặt trời, gió

11. Hệ thống tự động đánh giá chất


lượng không khí

❖ An toàn bảo mật cảng thông minh:

1. Tính sẵn có của công nghệ và hệ 2. Đào tạo an ninh, an ninh mạng và an
3
Nhóm 11 TMA305.1

toàn cho công nhân cảng và triển khai


thống thông minh trong quản lý an
công nghệ thông minh trong hệ thống
toàn và bảo mật
đào tạo

3. Chứng nhận an toàn và bảo mật 4. Triển khai các biện pháp an ninh mạng

6. Số hóa/Tự động hóa truy cập thông


5. Tỷ lệ tai nạn ở cảng
minh cho an ninh

7. Đầu tư vào an toàn, bảo mật


mạng và an ninh

1.1.3. Vai trò của cảng biển container thông minh trong nền kinh tế và ngành hàng hải

❖ Đối với nền kinh tế:

+ Thu hút nhà đầu tư và doanh nghiệp logistics, nâng cao vị thế cảng biển và tạo ra
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
+ Tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời
sống người dân.
+ Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT đang ngày càng phổ
biến và có thể ứng dụng hiệu quả vào hoạt động của cảng biển.

❖ Đối với ngành hàng hải:

+ Tăng hiệu quả hoạt động của cảng biển


+ Đơn giản hóa và tự động hóa quản lý nhờ áp dụng công nghệ thông tin và liên lạc.
+ Tăng cường khả năng tích hợp của cảng biển vào chuỗi cung ứng toàn cầu
+ Cảng thông minh là tiền đề cho sự phát triển bền vững của cảng biển
1.2. Tổng quan về công nghệ số
1.2.1. Khái niệm
Công nghệ số (chuyển đổi số) là quá trình thay đổi mô hình từ truyền thống sang
doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới ví dụ như: Big Data, Cloud,
Internet of things - IoT để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm
việc, văn hóa công ty cho phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

4
Nhóm 11 TMA305.1

1.2.2. Một số xu hướng công nghệ số

❖ Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI): Trí tuệ nhân tạo là một ngành

thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, nghiên cứu và tạo ra các hệ thống máy móc mô
phỏng trí thông minh, bắt chước suy nghĩ và hành động của con người.

❖ Internet of Things (IoT): Mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh và công

nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa thiết bị và đám mây cũng
như giữa các thiết bị với nhau.

❖ Thực tế ảo (Virtual Reality - VR) và Thực tế tăng cường (Augmented

Reality - AR): AR (Augmented Reality) và VR (Virtual Reality) là hai công nghệ đột
phá đã thay đổi cách con người trải nghiệm thế giới xung quanh. Trong khi AR là công
nghệ kết hợp thực tế vật lý với thông tin kỹ thuật số thì VR tạo ra một môi trường ảo
hoàn toàn, nơi người dùng có cảm giác như đang nhập vào một thế giới khác.

❖ Blockchain: Công nghệ Blockchain là một cơ chế cơ sở dữ liệu tiên tiến cho

phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh. Cơ sở dữ liệu chuỗi
khối lưu trữ dữ liệu trong các khối được liên kết với nhau trong một chuỗi.
1.2.3. Vai trò của công nghệ số trong hoạt động cảng biển
- Tăng hiệu quả hoạt động:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh:
- Bền vững môi trường
1.3. Những công nghệ số ứng dụng trong cảng biển container thông minh
1.3.1. IoT (Internet of Things)
1.3.1.1. Khái niệm IoT
IoT là tên viết tắt của Internet of Things có nghĩa là Internet vạn vật, là một hệ
thống các thiết bị tính toán có liên quan với nhau, máy móc cơ khí, kỹ thuật số hoặc
con người được cung cấp một mã nhận dạng duy nhất (UID) và khả năng truyền dữ
liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính.
❖ Cấu trúc chính của IoT

Có bốn loại kiến trúc IoT chính: kiến trúc ba lớp (three-layer architecture), kiến
trúc dựa trên phần mềm trung gian (middleware-based architecture), kiến trúc hướng
dịch vụ (service-oriented architecture (SOA) architecture) và kiến trúc năm lớp (five-
5
Nhóm 11 TMA305.1

layer architecture). Trong bốn loại kiến trúc này, loại điển hình nhất là kiến trúc ba
lớp. Đúng như tên gọi của nó, kiến trúc ba lớp bao gồm ba lớp đơn giản:
● Lớp ứng dụng (Application Layer): Lớp mạng gửi dữ liệu đến lớp này và
nhận dữ liệu. Sau đó, dữ liệu được sử dụng để cung cấp các hoạt động hoặc dịch vụ
được yêu cầu.
● Lớp mạng (Network Layer): Lớp truyền hoặc lớp mạng được sử dụng để lấy
dữ liệu được xử lý bởi lớp cảm biến và xác định các cách truyền thông tin và dữ liệu
đến trung tâm, thiết bị và ứng dụng IoT thông qua mạng tích hợp. Lớp mạng là lớp
quan trọng nhất trong kiến trúc IoT
● Lớp cảm biến (Sensor Layer): Lớp cảm biến kết nối với vật phẩm và linh kiện
vật lý bằng cảm biến như RFID, WSN, GPS để đo lường, thu thập và xử lý dữ liệu
trong mạng IoT, truyền dữ liệu đã xử lý lên lớp trên.
1.3.1.2. Một số ứng dụng công nghệ IoT điển hình trong hoạt động quản lý
container, hàng tồn kho và kiểm soát hải quan, an ninh hàng hóa và những hoạt động
khác
❖ Máy bay không người lái (UAV) đang được tích hợp vào quản lý hàng tồn
kho tại các cảng biển thông minh trên toàn cầu. Chúng được sử dụng để khảo sát bãi
chứa, hỗ trợ kiểm tra hàng hóa trên tàu hoặc trong bãi, và đếm số lượng hàng hóa, giúp
nhà quản lý hàng tồn kho xác định và duy trì mức tồn kho chính xác.
❖ Air Quality Monitoring System (AQMS) của IBM sử dụng các cảm biến IoT
để thu thập dữ liệu về chất lượng không khí, bao gồm NO2, O3, CO, CO2, SO2 và
PM2.5 tại các cảng biển. Dữ liệu này được truyền đến trung tâm dữ liệu để phân tích
và tạo ra báo cáo thời gian thực và lịch sử. Các báo cáo này hỗ trợ việc giám sát chất
lượng không khí và cung cấp cảnh báo về mức ô nhiễm không khí cao, bảo vệ sức
khỏe của công nhân và dân địa phương.
❖ Hệ thống nhận dạng biển số tự động (ANPR - Automatic Number Plate
Recognition hoặc ALPR - Automatic License Plate Recognition) là công nghệ sử
dụng camera và phần mềm nhận dạng hình ảnh để tự động nhận dạng và ghi nhận biển
số xe. Nó được áp dụng rộng rãi tại các cảng biển để cải thiện quản lý giao thông và an
ninh, giảm chi phí vận hành, và tối ưu hóa quy trình vận hành và quản lý dữ liệu.

6
Nhóm 11 TMA305.1

❖ Tàu Thông Minh: Hiện nay, xu hướng mới trong ngành là phát triển các "tàu
thông minh", được trang bị nhiều cảm biến và phần mềm thông minh, hoạt động như
một hệ thống tự động hoàn chỉnh. Các tàu thông minh này được kết nối với nhau và
với các cảng khác thông qua nhiều công nghệ truyền thông như 4G, 5G, LTE, Wi-Fi
và WiMAX.

Hình 1.2. Giao tiếp giữa tàu thông minh và cảng thông minh
Nguồn: MDPI
iDolphin là một ví dụ cụ thể về tàu thông minh từ Trung Quốc. Được trang bị
khả năng phân tích và kết nối với cảng, iDolphin cung cấp dịch vụ bảo trì và nâng cấp
từ xa cho các hệ thống tàu. Việc triển khai iDolphin tại các cảng trên thế giới đang
trong quá trình thử nghiệm, nhưng dự kiến sẽ đem lại đóng góp lớn cho ngành hàng
hải toàn cầu trong tương lai.
1.3.1.3. Ưu và nhược điểm khi ứng dụng trong hoạt động tại cảng biển container
thông minh

❖ Ưu điểm:

● Tăng hiệu suất: Giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển, lưu trữ và kiểm soát tốt
hơn các luồng hàng hóa bằng cách tích hợp các công nghệ IoT mới. Ngoài ra, cảm
biến IoT còn giúp theo dõi vị trí của tàu tại cảng, giúp các nhà quản lý cảng điều phối
việc bốc dỡ hàng hóa một cách hiệu quả.
● Tăng cường an ninh: Theo dõi và giám sát hàng hóa trong thời gian thực để
phát hiện và ngăn chặn các vấn đề an ninh, quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn, giảm
thiểu thất thoát và hư hỏng hàng hóa.

7
Nhóm 11 TMA305.1

● Cải thiện quy trình quản lý: Cung cấp dữ liệu chính xác và chi tiết để quản lý
hiệu quả hơn, hỗ trợ giám sát an ninh hiệu quả hơn, ngăn chặn các hoạt động bất hợp
pháp như buôn lậu và trộm cắp.

❖ Nhược điểm:

● Tiêu chuẩn hệ thống và sự khó khăn trong tương thích của các thiết bị: Các
cảng thường có các hệ thống và công nghệ khác nhau từ các nhà cung cấp khác nhau,
dẫn đến thách thức về tiêu chuẩn hóa và tương thích giữa các thiết bị IoT.
● Chi phí triển khai và bảo trì: Triển khai hạ tầng IoT tại các cảng có thể đòi hỏi
đầu tư lớn vào cả phần cài đặt và bảo trì sau này. Việc duy trì và cập nhật các thiết bị
IoT mới sẽ tạo ra chi phí không nhỏ cho các doanh nghiệp.
● Khả năng xử lý dữ liệu từ IoT: Dữ liệu thu thập từ các thiết bị IoT thường rất
lớn và phức tạp, đòi hỏi tài nguyên tính toán mạnh mẽ và kỹ sư có chuyên môn cao để
triển khai và duy trì hệ thống một cách hiệu quả.
● Kết nối và cơ sở hạ tầng: Cảng biển thông minh thường nằm ở những vị trí xa
rời hoặc có điều kiện môi trường khắc nghiệt, điều này gây ra các hạn chế liên quan
đến vấn đề kết nối và duy trì cơ sở hạ tầng cho các thiết bị IoT.
1.3.2. AI và Machine Learning
1.3.2.1. Khái niệm AI và Machine Learning
❖ Trí tuệ nhân tạo (AI)

AI là trí thông minh được mô phỏng và sử dụng bởi máy móc; có khả năng học
hỏi, suy luận, giải quyết vấn đề, và đưa ra quyết định tương tự như con người. AI là
một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều nhánh con khác nhau, như: Học máy (Machine
Learning); Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing); Tầm nhìn máy
tính (Computer Vision); Hệ thống chuyên gia (Expert Systems); Robotics
❖ Học máy (Machine Learning)

Machine Learning là một nhánh con của AI, tập trung vào việc phát triển các thuật
toán cho phép máy tính học hỏi từ dữ liệu và tự động cải thiện hiệu suất của nó trong
một nhiệm vụ cụ thể.

8
Nhóm 11 TMA305.1

1.3.2.2. Ứng dụng công nghệ AI và Machine learning trong hoạt động quản lý hệ
thống cảng, tối ưu hóa tuyến đường và các hoạt động khác
❖ Phần mềm quản lý hệ thống cảng (Port Community System - PCS)

Phần mềm quản lý hệ thống cảng (PCS) là nền tảng điện tử trung lập và mở cho
phép trao đổi thông tin an toàn và thông minh giữa các bên liên quan trong cộng đồng
cảng biển.
Về các chức năng chính, PCS thường được sử dụng để:
● Quản lý thông tin tàu thuyền; Theo dõi lịch trình tàu thuyền; Quản lý hồ sơ tàu
thuyền; Trao đổi thông tin về hàng hóa và lịch trình bốc dỡ hàng.
● Quản lý hàng hóa: Theo dõi tình trạng hàng hóa; Lập kế hoạch bốc dỡ hàng;
Quản lý thủ tục hải quan.
● Quản lý tài chính: Thanh toán cước phí cảng; Quản lý hóa đơn; Theo dõi chi
phí vận hành.
● Quản lý dịch vụ: Đặt chỗ dịch vụ cảng; Theo dõi tiến độ dịch vụ; Đánh giá chất
lượng dịch vụ.
Một số phần mềm PCS phổ biến có thể thấy là CargoSmart; PortX; PCS2000.
❖ Hệ thống tối ưu hóa tuyến đường (Routing Optimization System - ROS)

Hệ thống tối ưu hóa tuyến đường trong vận tải đường biển (ROS) là một phần
mềm ứng dụng chuyên biệt được thiết kế để tối ưu hóa việc di chuyển của tàu thuyền
trên các tuyến đường biển. ROS sử dụng các thuật toán tiên tiến kết hợp với dữ liệu
thời gian thực để lập kế hoạch và điều phối tuyến đường di chuyển hiệu quả nhất cho
tàu thuyền, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí vận hành cho các
hãng tàu và chủ hàng.
Về chức năng chính, ROS cung cấp một loạt các chức năng chính như:
● Lập kế hoạch tuyến đường: ROS sử dụng thuật toán tối ưu hóa để lập kế hoạch
tuyến đường di chuyển phù hợp nhất cho từng tàu thuyền dựa trên các yếu tố như vị trí
hiện tại, điểm đến, thời gian di chuyển, loại tàu thuyền, tình trạng giao thông trên biển,
điều kiện thời tiết, v.v.

9
Nhóm 11 TMA305.1

● Theo dõi và giám sát: ROS theo dõi vị trí và tình trạng di chuyển của tàu thuyền
theo thời gian thực, giám sát tiến độ thực hiện nhiệm vụ và cảnh báo các vấn đề tiềm
ẩn.
● Quản lý giao thông: ROS điều phối và quản lý việc di chuyển của tàu thuyền
trên biển, đảm bảo an toàn và hiệu quả giao thông.
● Phân tích dữ liệu: ROS thu thập và phân tích dữ liệu về hiệu quả hoạt động, chi
phí, thời gian di chuyển, v.v., giúp đưa ra quyết định sáng suốt hơn trong việc quản lý
và vận hành tàu thuyền.
● Tích hợp với các hệ thống khác: ROS có thể tích hợp với các hệ thống khác như
hệ thống quản lý thông tin tàu thuyền, hệ thống giám sát camera, hệ thống định vị
GPS, v.v., để nâng cao hiệu quả hoạt động.
❖ Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource
Planning - ERP)
ERP – Hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp (Enterprise
Resources Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ
các ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất nhằm tự động
hoá các quy trình quản lý.
Về chức năng, điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với cách áp
dụng nhiều phần mềm quản lý rời rạc khác (như Phần Mềm kế toán, quản lý nhân sự,
quản lý bảo hành…) là tính tích hợp. ERP chỉ là một phần mềm duy nhất và các
module của nó thực hiện các chức năng tương tự như các phần mềm quản lý rời rạc,
nhưng các module này còn làm được nhiều hơn thế trong môi trường tích hợp.
Một số phần mềm ERP ứng dụng trong vận tải đường biển có thể kể đến như SAP
Business One; Microsoft Dynamics NAV; Oracle JD Edwards; Infor Lawson; Epicor
ERP.
❖ Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management - CRM)
CRM là viết tắt của "Customer Relationship Management" - quản lý quan hệ
khách hàng. Đây là một phần mềm hoặc hệ thống giúp các doanh nghiệp quản lý thông
tin, tương tác với khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng hiện tại. CRM cho

10
Nhóm 11 TMA305.1

phép các doanh nghiệp thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó cải
thiện tương tác với khách hàng và tăng cường khả năng bán hàng.
Một hệ thống CRM bao gồm các tính năng quản lý khách hàng, như quản lý liên
lạc khách hàng, quản lý bán hàng, quản lý dịch vụ khách hàng, quản lý marketing và
phân tích dữ liệu khách hàng.
Một số phần mềm CRM ứng dụng trong vận tải đường biển: SAP Business One;
Microsoft Dynamics NAV; Oracle JD Edwards; Infor Lawson; Epicor ERP.
1.3.2.3. Ưu và nhược điểm khi ứng dụng AI và Machine Learning trong hoạt động
tại cảng biển container thông minh.
❖ Ưu điểm

● Tăng hiệu quả hoạt động: AI và Machine Learning giúp tự động hóa các quy
trình thủ công, tăng tốc độ xử lý thông tin và đưa ra quyết định. Đồng thời, tối ưu hóa
việc xếp dỡ container, giảm thời gian chờ đợi và tăng năng suất vận chuyển.
● Giảm thiểu chi phí: chi phí nhân công do tự động hóa các quy trình; chi phí
nhiên liệu và bảo dưỡng do tối ưu hóa hoạt động.
● Tăng cường an toàn qua việc giảm thiểu rủi ro tai nạn cho công nhân do tự động
hóa các công việc nguy hiểm; nâng cao khả năng giám sát và cảnh báo các nguy cơ an
ninh; và cải thiện khả năng dự báo và ứng phó với các sự cố.
❖ Nhược điểm

● Chi phí đầu tư ban đầu cao: Cần đầu tư vào các hệ thống AI và Machine
Learning, cũng như đào tạo nhân viên để vận hành và bảo trì.
● Khả năng tiếp cận các công nghệ này còn hạn chế đối với các doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
● Vấn đề an ninh mạng: Hệ thống AI và Machine Learning có thể là mục tiêu tấn
công của tin tặc.
1.3.3. Big Data
1.3.3.1. Khái niệm Big Data
Big Data là một thuật ngữ dùng để chỉ tập dữ liệu có kích thước khổng lồ, phức
tạp và vượt quá khả năng xử lý của các công cụ quản lý dữ liệu truyền thống. Dữ liệu
này thường được mô tả bởi 3V:
11
Nhóm 11 TMA305.1

● Volume (Khối lượng): Khối lượng dữ liệu khổng lồ, có thể lên đến hàng
terabyte, petabyte hoặc exabyte.
● Velocity (Tốc độ): Tốc độ xử lý dữ liệu nhanh chóng, liên tục được cập nhật
theo thời gian thực.
● Variety (Đa dạng): Dữ liệu đa dạng về định dạng, cấu trúc và nguồn gốc.

Big Data thường được miêu tả với 3 đặc điểm chính:


1.3.3.2. Ứng dụng Big Data trong hoạt động quản lý kho bãi, quản lý năng lực vận
hành
❖ Hệ thống quản lý kho bãi (Warehouse Management System - WMS)

Hệ thống quản lý kho bãi WMS là một phần mềm được thiết kế để hỗ trợ các
doanh nghiệp quản lý hiệu quả hoạt động kho bãi của họ. WMS giúp theo dõi và kiểm
soát hàng hóa trong kho, tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao hiệu quả và giảm
thiểu chi phí.

Hình 1.3. Phần mềm quản lý kho bãi Info WMS


Nguồn: Gemadept Logistics
Về chức năng chính, WMS thường được dùng để:
● Thiết kế không gian kho: WMS có chức năng tính toán và thiết lập ra các
ngăn kệ (slotting bin) hợp lý để tối đa hóa không gian nhà kho cũng như sắp xếp hợp
lý những loại hàng tồn kho biến đổi theo mùa vụ.
● Theo dõi hàng tồn kho: Hầu hết các phần mềm quản lý kho hàng đều cung cấp
tính năng theo dõi hàng tồn kho (inventory tracking) tiên tiến, chẳng hạn như tự động
nhận diện và thu thập dữ liệu hàng hóa (AIDC), máy quét mã vạch, hoặc nhận diện

12
Nhóm 11 TMA305.1

bằng tần số vô tuyến (RFID) để đảm bảo hàng tồn kho được nhận diện một cách chính
xác và dễ dàng xác định vị trí khi thời điểm xuất chuyển hàng hóa đến.
● Nhập hàng và lưu kho: Khi hàng hóa được nhập vào kho, phần mềm quản lý
kho tiến hành lưu kho theo quy tắc đã định sẵn để phục vụ cho công việc xuất hàng về
sau được thuận tiện. Các phần mềm tiên tiến cung cấp tính năng nhận diện sản phẩm
bằng giọng nói (picking-to-voice), hoặc ánh sáng (picking-to-light) để hỗ trợ các nhà
kho quy mô lớn, phức tạp và tinh vi.
● Quản lý nhân lực: Module quản lý nhân lực cũng giúp các nhà quản lý giám
sát và đánh hiệu suất làm việc của người lao động. Bảng chỉ số đo lường hiệu suất
công việc (KPIs) giúp nhà quản lý giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá hiệu suất công
việc của người lao động đang thực hiện ở trên hay dưới tiêu chuẩn.
● Báo cáo kho: Tính năng báo cáo tiên tiến trong phần mềm có thể giúp các nhà
quản lý phân tích hiệu suất tổng thể các hoạt động kho và tìm thấy khu vực kho cần
phải cải thiện. Ví dụ, phần mềm có thể tự động phân tích chu kỳ vòng quay hàng hóa,
qua đó nhận biết được tỷ suất quay vòng cao hay thấp để điều chỉnh về mức độ hợp lý.
Một số phần mềm WMS phổ biến có thể kể đến như SAP Warehouse
Management, Info WMS.
❖ Hệ thống quản lý vận tải (Transportation Management Systems - TMS)

Hệ thống quản lý vận tải (Transportation Management Systems – TMS) là một nền
tảng được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây, nhằm đơn giản hóa quy trình
giao hàng. TMS cho phép chủ hàng tự động hóa các quy trình mà họ có và nhận thông
tin chi tiết có giá trị để tiết kiệm thời gian và giảm chi tiêu cho các lô hàng trong tương
lai. Một số phần mềm TMS phổ biến có thể kể đến như: Freightliner TMS; Manhattan
Associates Transportation Management.
Chức năng cốt lõi của TMS là giúp công ty có thể tìm kiếm được loại hình vận tải
với cước phí tốt nhất cho các lô hàng. Hệ thống Quản lý Vận tải cũng hỗ trợ quản lý
hiệu quả, như:
● Cho phép doanh nghiệp đánh giá hàng hóa được gửi và hàng hóa trong kho.
Bằng cách quản lý toàn bộ quá trình này ở một nơi, doanh nghiệp sẽ có thể xem lại các
lô hàng trước đây và nhanh chóng khớp các tải tương tự với các hãng vận chuyển thích
hợp. Không những thế, TMS còn hỗ trợ người dùng trong việc lập trình tuyến đường.
13
Nhóm 11 TMA305.1

Công nghệ cung cấp cho các chủ hàng nền tảng để so sánh giá và đưa ra các lựa chọn
chiến lược liên quan đến vận chuyển hàng hóa của mình.
● Phần mềm TMS giúp truy cập vào thông tin họ cần thông qua một nền tảng kỹ
thuật số duy nhất. Nhờ vào hệ thống lưu trữ đám mây, người dùng có thể nhận thấy và
khắc phục sự cố trực tuyến một cách đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.
1.3.3.3. Ưu và nhược điểm khi ứng dụng Big Data trong hoạt động tại cảng biển
container thông minh
❖ Ưu điểm

● Tối ưu hóa quy trình: Big Data giúp phân tích dữ liệu về thời gian chờ đợi, xếp
dỡ hàng hóa, di chuyển container,...
● Cải thiện khả năng theo dõi và truy xuất nguồn gốc: Big Data giúp theo dõi vị
trí, tình trạng và lịch sử di chuyển của container trong thời gian thực, giúp nâng cao
khả năng theo dõi và truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
● Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên: Big Data giúp tối ưu hóa việc sử dụng
tài nguyên, chẳng hạn như bãi container, cầu tàu, v.v., từ đó giúp giảm thiểu chi phí
thuê và vận hành.
● Giảm thiểu rủi ro an ninh: Big Data giúp phân tích dữ liệu về an ninh cảng
biển, từ đó giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi nguy hiểm, giảm thiểu rủi ro an
ninh.
❖ Nhược điểm

● Chi phí đầu tư ban đầu cao: Việc đầu tư vào hệ thống Big Data, bao gồm phần
mềm, phần cứng và nhân lực, đòi hỏi chi phí ban đầu cao. Vì thế, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa có thể gặp khó khăn trong việc đầu tư và triển khai Big Data.
● Khả năng tiếp cận dữ liệu: Việc thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu Big Data có
thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
● Nhu cầu về nhân lực có trình độ cao: Việc vận hành và khai thác hệ thống Big
Data đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao về khoa học dữ liệu và
công nghệ thông tin.

14
Nhóm 11 TMA305.1

1.3.4. Blockchain
1.3.4.1. Khái niệm Blockchain
Theo Seebacher (2017) và Francisco (2018), Blockchain là là một cơ sở dữ liệu
phân tán, được chia sẻ và thống nhất trên một mạng ngang hàng. Nó bao gồm một
chuỗi các khối được liên kết, lưu giữ các giao dịch có dấu thời gian được bảo mật bằng
mật mã khóa công khai và được cộng đồng mạng lưới xác minh. Khi một yếu tố được
thêm vào blockchain, nó không thể bị thay đổi, biến blockchain thành một bản ghi bất
biến về hoạt động trong quá khứ.
1.3.4.2. Ứng dụng công nghệ Blockchain tại cảng thông minh
❖ Phần mềm Tradelens

Tradelens là một nền tảng dựa trên blockchain được phát triển bởi Maersk và
IBM. Nền tảng này cho phép các bên liên quan trong chuỗi cung ứng vận tải biển chia
sẻ dữ liệu an toàn và bảo mật. Với những tính năng ưu việt, phần mềm Tradelens ngày
càng được sử dụng rộng rãi tại các cảng biển thông minh.
TradeLens sử dụng API mở để kết nối với người dùng. Điều này giúp loại bỏ nhu
cầu đầu tư bổ sung vào phần cứng và tiết kiệm đáng kể tài nguyên cũng như chi phí
công nghệ thông tin. Dữ liệu từ TradeLens có thể tự động đưa vào hệ thống EDI hiện
có, cho phép người dùng có quyền truy cập vào dữ liệu về lô hàng của họ. Quyền truy
cập vào nền tảng được kiểm soát thông qua xác thực liên kết và việc chia sẻ dữ liệu
được bảo mật bằng mô hình cấp phép dựa trên blockchain.
TradeLens cho phép tất cả người tham gia chia sẻ chứng từ vận chuyển một cách
an toàn. Việc sử dụng blockchain cho phép theo dõi phiên bản tài liệu. Đại lý hải quan
có thể truy cập vào chứng từ vận chuyển được yêu cầu ngay khi có, giúp tiết kiệm thời
gian và công sức tập hợp tất cả các chứng từ cần thiết để khai báo hải quan. Việc lấy
tất cả tài liệu từ một nguồn duy nhất cùng với việc theo dõi cập nhật của tài liệu giúp
giảm các lỗi tiềm ẩn thường gặp trong các quy trình hải quan thủ công.
Bên cạnh đó, với việc sử dụng TradeLens, những người tham gia được ủy quyền
có thể truy cập tài liệu cần thiết trực tiếp từ nguồn của nó, điều này đẩy nhanh quá
trình xử lý thư tín dụng (L/C), giảm thiểu sai sót và mang đến dịch vụ khách hàng tốt
hơn. Nó cũng có thể ngăn chặn sự chậm trễ, có thể dẫn đến chi phí phạt lưu giữ và lưu
giữ bổ sung.

15
Nhóm 11 TMA305.1

❖ Phần mềm Portchain

Portchain là một nền tảng công nghệ số giúp kết nối các bên liên quan trong chuỗi
cung ứng cảng biển, bao gồm cảng, hãng tàu, chủ hàng, nhà vận tải, cơ quan hải
quan,... Nền tảng này được xây dựng trên nền tảng của các công nghệ tiên tiến như trí
tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), big data,...
Portchain sử dụng các công nghệ tiên tiến như RFID, GPS để theo dõi vị trí và tình
trạng của container trong cảng. Điều này giúp đảm bảo container được lưu trữ và vận
chuyển một cách chính xác. Portchain cũng cung cấp dữ liệu real-time về container,
giúp các bên liên quan trong chuỗi cung ứng dễ dàng theo dõi hàng hóa và đưa ra
quyết định.
Portchain được sử dụng để xây dựng cổng container tự động. Giải pháp này sử
dụng các công nghệ tiên tiến như nhận dạng mã container, nhận diện biển số xe, đọc
chỉ số đầu cân điện tử,... để tự động thực hiện các thao tác giao nhận container, từ đó
giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi của các xe container ra vào cảng. Theo thống kê của
Cảng Đà Nẵng, việc triển khai cổng container tự động đã giúp giảm thời gian chờ đợi
của các xe container từ 2-3 giờ/container xuống còn 50 phút/container. Việc tự động
hóa quy trình giao nhận container giúp tăng cường năng suất hoạt động của cảng, từ đó
giúp nâng cao hiệu quả khai thác cảng.
Portchain giúp các nhà quản lý cảng dễ dàng theo dõi vị trí và tình trạng của các
tài sản trong cảng thông qua dữ liệu real-time được cung cấp bởi các công nghệ tiên
tiến. Ngoài ra, Portchain còn được ứng dụng trong hoạt động quản lý rủi ro tại cảng.
Portchain sử dụng các công nghệ tiên tiến như camera giám sát, cảm biến,... để theo
dõi tình trạng an toàn của cảng, lưu trữ và quản lý tất cả thông tin về an toàn, bao gồm
các quy định, quy trình, hướng dẫn, Điều này giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn
và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
❖ Phần mềm Blockchain-based Cargo Tracking System (BCCTS)

BCCTS là một hệ thống theo dõi hàng hóa dựa trên blockchain được phát triển bởi
Cục hàng hải Việt Nam được sử dụng để theo dõi hành trình của hàng hóa từ khi nhập
khẩu vào Việt Nam đến khi xuất khẩu khỏi Việt Nam.
BCCTS cho phép các chủ hàng, người vận chuyển, đại lý hải quan và các bên liên
quan khác tạo và quản lý các lô hàng. Các thông tin liên quan đến lô hàng, bao gồm

16
Nhóm 11 TMA305.1

tên hàng, số lượng, trọng lượng, người gửi, người nhận,.. sẽ được lưu trữ trên
blockchain. Các thông tin này được mã hóa và bảo mật trên blockchain, giúp đảm bảo
tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu. Các bên liên quan có thể truy cập và sử dụng
thông tin này một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Thông qua phần mềm BCCTS, các bên liên quan có thể theo dõi hành trình của lô
hàng từ khi nhập khẩu vào Việt Nam đến khi xuất khẩu khỏi Việt Nam. Các thông tin
về vị trí, thời gian, trạng thái của lô hàng sẽ được cập nhật liên tục trên blockchain.
Các thông tin này giúp các bên liên quan nắm bắt được tình trạng của lô hàng một cách
kịp thời và chính xác.
1.3.4.3. Ưu và nhược điểm khi ứng dụng Blockchain trong hoạt động tại cảng biển
container thông minh
❖ Ưu điểm:

● Tiện lợi: Blockchain có thể tự động lưu lại dữ liệu về sản phẩm mà không cần
máy quét hay bất cứ thiết bị tương tự nào để xác thực thông tin.
● Nhanh chóng: Thông tin được cập nhật và truy cập nhanh chóng, cho phép việc
truy xuất thông tin về dữ liệu nguồn gốc của sản phẩm đến từng công đoạn của quá
trình sản xuất, kinh doanh mà các mắt xích đã đưa lên mạng lưới dữ liệu chung.
● Dễ dàng quản lý: Các thông tin được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu có phân cấp và
theo thứ tự thời gian, việc theo dõi lỗi trở nên đơn giản. Nó cũng giúp các nhà quản lý
phản ứng kịp thời với các sự cố xảy ra tại cảng thông minh.
❖ Nhược điểm:

● Tính bảo mật chưa cao: Thông tin trên nền tảng Blockchain dễ bị đánh cắp bởi
các bên liên quan. Nhiều phương thức bảo mật trong Blockchain khiến việc đồng
thuận vấn đề chung trở nên khó khăn hơn và có thể kém an toàn hơn so với những
phương thức hiện thời.
● Tính đồng bộ còn hạn chế

● Chi phí công nghệ cao: Chi phí triển khai blockchain có thể bao gồm chi phí
phần cứng, phần mềm, đào tạo và bảo trì. Chi phí này có thể lên tới hàng triệu đô la,
tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của hệ thống blockchain.

17
Nhóm 11 TMA305.1

1.3.5. Digital Twin


1.3.5.1. Khái niệm Digital Twin
Được giới thiệu lần đầu tiên trong sứ mệnh Apollo 13 những năm 1960, cho đến
năm 2010, NASA đưa ra định nghĩa mới Digital Twin đóng vai trò là bản sao kỹ thuật
số theo thời gian thực của một đối tượng hoặc quy trình. Theo Amazon (2022), Digital
Twin là bản trình bày kỹ thuật số của một hệ thống vật lý riêng lẻ được cập nhật động
với dữ liệu để bắt chước cấu trúc, trạng thái và hành vi thực của hệ thống vật lý nhằm
thúc đẩy kết quả kinh doanh.
Nghiên cứu của DHL về ảnh hưởng của Digital Twin lên ngành Logistics (2019)
định nghĩa bản sao kỹ thuật số là mô hình ảo của vật thể thật, bản sao này mô phỏng cả
trạng thái vật lý và hành vi của vật thể, được kết nối với vật thể, tự cập nhật để đáp
ứng với những thay đổi đã biết về trạng thái, điều kiện hoặc bối cảnh. Trong một báo
cáo khác của DHL (2019), bản sao kỹ thuật số có thể được áp dụng trong toàn bộ
chuỗi giá trị như tối ưu hóa đội tàu container, giám sát chuyến hàng, thiết kế hệ thống
Logistics,…
1.3.5.2. Ứng dụng Digital Twin tại cảng thông minh
❖ Tiêu chuẩn UN/CEFACT + DSCA IoT

UN/CEFACT phát triển dự án Container thông minh kể từ 2017, cho đến 2020 với
khái niệm Container thông minh là container được gắn thiết bị IoT thực hiện các phép
đo có thể được sử dụng để xác định tình trạng của hàng hóa hoặc môi trường xung
quanh hàng hóa và có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài. Theo nghiên cứu của
UN/CEFACT (2019), Container thông minh hỗ trợ cho một số vấn đề như xác định
thời gian vận chuyển thực tế, cảnh báo sai lệch lịch trình, thay đổi nhiệt độ đột ngột,…
hỗ trợ cho tốc độ và tính chính xác của quá trình ra quyết định, tự động hóa một phần
quá trình vận tải, dự đoán chính xác hơn về chuỗi cung ứng. Việc hình thành Container
thông minh giúp cung cấp dữ liệu đầu vào như dữ liệu về vị trí, trạng thái, và điều kiện
môi trường của container, đây là những dữ liệu cần thiết để xây dựng Digital Twin;
tăng độ chính xác và tăng tần suất thu thập dữ liệu nhằm dự đoán và tối ưu hóa quá
trình vận tải và chuỗi cung ứng tại cảng biển.
Bên cạnh đó, hạ tầng kết nối DSCA IoT (Gateway Connectivity Interface) cho
phép tương tác giữa các thiết bị IoT (trong đó có cả Container thông minh) và hạ tầng
kết nối hỗ trợ. Bộ tiêu chuẩn DSCA dựa trên một số trường hợp cụ thể như : Cảm biến
18
Nhóm 11 TMA305.1

container lạnh và giám sát, theo dõi và điều khiển dữ liệu khác; giám sát và theo dõi
dữ liệu cảm biến container khô ; đăng ký container điện tử tự động. Vì vậy, hạ tầng kết
nối DSCA IoT có thể giúp kết nối các thiết bị IoT, tăng khả năng tương tác và tăng
bảo mật hỗ trợ cho các bản sao kỹ thuật số trong tương lai.
❖ Tối ưu hóa cảng biển

Với sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế; nhu cầu vận
chuyển hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng tăng kéo theo đó là sự tăng lên dày đặc
của các tàu container (Zaerpour và cộng sự, 2019), vì vậy các biện pháp tối ưu hóa
cảng biển ngày càng được chú trọng, trong đó có thể kể đến những biện pháp áp dụng
công nghệ số nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo hiệu suất của công
việc.
Digital Twin dựa trên những dữ liệu thời gian thực, có thể được sử dụng để mô
phỏng các tuyến đường vận tải và dự đoán thời gian giao hàng, giúp chọn tuyến đường
tối ưu, giảm thời gian chờ đợi và giao hàng nhanh hơn hoặc dự đoán nhu cầu vận tải
và phân bổ tài nguyên hiệu quả, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa phương tiện.
Từ đó, không chỉ tối ưu hóa việc bố trí tại cảng mà còn cải thiện trải nghiệm khách
hàng dựa trên những dữ liệu và dự báo nhằm tối ưu hóa quá trình vận tải.
❖ Tối ưu hóa đội tàu

Theo nền tảng Descartes, bản sao kỹ thuật số sẽ giúp tổ chức có thể theo dõi hiệu
suất, dự đoán tác động của những thay đổi, xác định các lĩnh vực cần cải thiện năng
suất hoặc dịch vụ khách hàng và đánh giá các mô hình hoạt động mới. Theo đó, 5
thành phần chính của Digital Twin giúp tối ưu hóa đội tàu bao gồm: Mô hình hóa thế
giới thực (Real-world modelling), Tối ưu hóa liên tục (Continuous Optimization), Tích
hợp dữ liệu thời gian thực (Intergrated real-time data), Phân tích & dự báo (Analytics
& Forecasting) và Quản lý theo kịch bản (Scenario Management).
❖ Nâng cao an ninh cảng biển

Digital Twin hỗ trợ giúp tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, bảo vệ khỏi các nguy
hiểm và sự cố tiềm ẩn. Một trong những ứng dụng của bản sao kỹ thuật số là kiểm soát
các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí và tiếng ồn.
Ngoài ra, Digital Twin đưa ra những cảnh báo, thông báo và hướng dẫn trong trường
hợp khẩn cấp.
19
Nhóm 11 TMA305.1

Nghiên cứu của Sinay (2021) chỉ ra rằng hiện nay, các cảng vẫn đang sử dụng các
hệ thống lỗi thời đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và thiếu số hóa và an toàn trong các
quy trình, ứng dụng và sản xuất của cảng. Bằng cách phân tích dữ liệu thời gian thực
từ Digital Twin, các cơ quan chức năng có thể hiểu đầy đủ về tình hình hiện tại tại
cảng, trong đó gồm việc xác định các mối đe dọa tiềm ẩn, chẳng hạn như truy cập trái
phép, gói hàng đáng ngờ hoặc vi phạm an ninh mạng. Ygit và cộng sự (2023) phát
triển ý tưởng bằng cách áp dụng bản sao kỹ thuật số vào hoyneypot (TwinPot) nhằm
hỗ trợ an ninh cho các cảng biển thông minh. Theo đó, những công nghệ trước đây chỉ
có thể theo dõi, kiểm tra và tìm hiểu về hành vi của những kẻ tấn công. Ngược lại,
Digital Twin có thể giải quyết được và hỗ trợ tăng độ phức tạp và độ trung thực mô
phỏng của honeypot.
1.3.5.3. Ưu và nhược điểm khi ứng dụng Digital Twin trong hoạt động tại cảng
biển container thông minh
❖ Ưu điểm

● Tối ưu hóa hoạt động

Công nghệ này có thể mô phỏng các tình huống khác nhau, giúp đưa ra các quyết
định tối ưu về vận hành, bảo trì, và tài chính. Hơn nữa, bản sao kỹ thuật số sẽ theo dõi
dữ liệu liên tục từ các cảm biến, cho phép phản ứng nhanh chóng với các thay đổi và
sự cố, nâng cao hiệu suất hoạt động.
● Tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng

Ngoài ra, bản sao kỹ thuật số với mô hình ảo giúp cho các nhà quản lý có thể theo
sát chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Công nghệ này cho phép các bên liên quan ở mọi giai
đoạn của chuỗi cung ứng truy cập dữ liệu và thông tin chi tiết theo thời gian thực. Các
nhà sản xuất có thể giám sát quá trình sản xuất, nhà phân phối có thể theo dõi lô hàng
và nhà bán lẻ có thể quản lý hàng tồn kho một cách chính xác. Khả năng hiển thị toàn
diện này cho phép cộng tác hiệu quả hơn, giảm sự chậm trễ và đảm bảo giao hàng kịp
thời.
❖ Nhược điểm

● Ảnh hưởng bởi dữ liệu đầu vào

20
Nhóm 11 TMA305.1

Tuy nhiên, Digital Twin là một công nghệ dựa ảo mô phỏng vật thể thực tế, công
nghệ này tiếp nhận những thông tin từ thế giới thực, vì vậy nó bị ảnh hưởng bởi dữ
liệu đầu vào. Dữ liệu đầu vào là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả và độ tin
cậy của Digital Twin. Vì vậy, cần đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và lượng dữ liệu phù
hợp để mô phỏng chính xác hệ thống thực tế và mang lại lợi ích cho các công ty vận
tải.
● Vấn đề bảo mật và quản lý dữ liệu

Ngoài ra, khi áp dụng Digital Twin trong các hoạt động của cảng biển, các vấn đề
về bảo mật và quản lý dữ liệu cũng là một trong những hạn chế cần được xử lý. Dữ
liệu được chia sẻ giữa nhiều bên liên quan trong chuỗi cung ứng, khiến việc kiểm soát
và quản lý quyền truy cập dữ liệu trở nên phức tạp. Bên cạnh đó, Digital Twin thu thập
dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến lượng dữ liệu khổng lồ cần được lưu trữ, xử
lý và phân tích. Digital Twin là hệ thống thông tin quan trọng, có thể trở thành mục
tiêu tấn công mạng bởi hacker.
1.3.6. Công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID)
1.3.6.1. Khái niệm
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ sử dụng sóng tần số vô
tuyến để truyền dữ liệu giữa đầu đọc và thẻ trên vật phẩm cần nhận dạng, theo dõi
hoặc định vị. Công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến. Hệ thống bao gồm: thẻ tag
(chip RFID chứa thông tin) + đầu đọc (reader) đọc các thông tin trên chip. Công nghệ
sử dụng trường điện từ để nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng
radio; có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng.
1.3.6.2. Ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID) tại cảng biển
container thông minh
❖ Hệ thống quản lý khai thác cảng container TOS (Terminal Operating
System): là giải pháp quản lý khai thác cảng, có các tính năng lập kế hoạch cầu bến,
kế hoạch xếp/dỡ tàu, kế hoạch nâng/hạ, dịch chuyển container tại bãi, Kiểm soát vòng
đời container từ khi cập cầu, hạ bãi, xuất đi, kiểm soát hoạt động của cổng cảng, tính
cước, trao đổi dữ liệu với khách hàng thông qua kết nối EDI (Electronic Data
Interchange).

21
Nhóm 11 TMA305.1

● Quản lý thông tin và vị trí container: Bất kỳ phương tiện nào vận chuyển
container để xuất khẩu, khi đến cảng cần cung cấp các chi tiết như chứng từ xuất khẩu,
chi tiết xe, chi tiết container và lô hàng, v.v. và kẹp chì trên container cần phải được
xác nhận. Sau khi xác minh thành công, những thông tin chi tiết này cùng với ảnh của
người lái xe, giấy phép lái xe và số đăng ký xe tải, sẽ có sẵn cho nhà ga và sẽ được lưu
trữ tại hệ thống điều hành cảng TOS. Vị trí chính xác của container sẽ được tự động
ghi lại và cập nhật vào phần mềm quản lý TOS khi container đến và rời cảng theo thứ
tự:

Hình 1.4. Quy trình theo dõi vị trí container bằng công nghệ RFID
Nguồn: Trackify

● Quản lý điều hành cổng: Sau khi khai báo thông tin trước cổng, các phương
tiện tiến về cổng cảng. Để xác thực phương tiện, hệ thống TOS sẽ cấp thẻ từ/ thẻ
RFID/ mã vạch cho xe vào/ ra cổng, đọc thẻ RFID ngay khi tải đến gần cổng, ở gần
máy quét. Các thông tin đã thu thập được ở bước khai báo trước cổng và các thông tin
trên container được camera tại cổng thu thập tự động sẽ được hiển thị trên màn hình
giám sát của nhân viên an ninh để kiểm tra thực quan và thực hiện phê duyệt nếu trùng
khớp. Phiếu giao nhận EIR (EIR – Equipment Interchange Receipt) sẽ được in ra, tài
xế lấy lại biên lai, barrier mở cho xe lưu thông vào trong cảng.
● Quản lý tàu/salan: Quản lý thông tin tàu container, kết nối đồng bộ dữ liệu tàu
từ cơ sở dữ liệu Vessel Finder/Marine Traffic, Quản lý thông tin salan container, Thiết
kế sơ đồ bay tàu container trên giao diện đồ hoạ.
● Quản lý tài nguyên: Lập kế hoạch tài nguyên xếp dỡ theo ca máng; Phân công
chi tiết tài nguyên (nhân lực/thiết bị/công cụ dụng cụ) xếp dỡ theo ca máng; Quản lý
22
Nhóm 11 TMA305.1

danh sách phương tiện; Quản lý danh sách thiết, danh sách công cụ dụng cụ; Quản lý
tài nguyên thuê ngoài; Quản lý bảo trì, bảo dưỡng; Các báo cáo/thống kê sử dụng tài
nguyên
1.3.6.3. Ưu và nhược điểm khi ứng dụng công nghệ nhận dạng tần sóng vô tuyến
RFID trong hoạt động tại cảng biển container thông minh:
❖ Ưu điểm:

● Cải thiện hiệu quả nhận dạng container, theo dõi và quản lý lưu trữ thông qua
cập nhật thời gian thực
● Giảm thiểu các thủ tục kiểm tra thủ công

● Tăng khả năng áp dụng tự động quá quy trình

❖ Nhược điểm:

● Khả năng tương thích: RFID có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, điều này có thể
gây khó khăn cho việc triển khai và sử dụng
● Tầm phủ sóng: RFID có phạm vi hoạt động hạn chế, điều này có thể gây khó
khăn cho việc theo dõi các đối tượng ở xa

23
Nhóm 11 TMA305.1

CHƯƠNG 2 : THỰC TẾ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TẠI MỘT SỐ


CẢNG BIỂN CONTAINER THÔNG MINH TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Thực tế ứng dụng công nghệ số tại cảng Rotterdam (Hà Lan)
2.1.1. Nền tảng Container 42
Container 42 là một container vận tải tiêu chuẩn, nhưng được trang bị các cảm
biến và thiết bị giao tiếp hiện đại để phân tích môi trường xung quanh khi được vận
chuyển.
Các dữ liệu được thu thập từ container 42 cung cấp cái nhìn sâu sắc về các thách
thức mà một lô hàng container phải đối mặt trong quá trình vận chuyển và logistics,
như sự chậm trễ, hư hỏng, mất mát, ô nhiễm và an ninh. Các dữ liệu này cũng đóng
góp cho việc phát triển một cặp số cho cảng, hay còn gọi là digital twin: một biểu diễn
kỹ thuật số của khu vực cảng thực tế. Nền tảng cho dự án này được hình thành bởi nền
tảng Internet of Things (IoT) hiện có của Cơ quan Cảng Rotterdam.
Chức năng chính của dự án container 42 bao gồm:
❖ Tạo ra một cặp số cho cảng: Các dữ liệu từ container 42 cùng với các dữ liệu
từ các cảm biến khác trong khu vực cảng đã tạo ra một cặp số cho cảng, hay còn gọi là
digital twin. Đây là một biểu diễn kỹ thuật số của khu vực cảng thực tế, cho phép mô
phỏng, phân tích và tối ưu hóa các hoạt động cảng. Cặp số cho cảng cũng giúp cải
thiện quyết định, dự báo và đổi mới trong cảng và logistics.
❖ Cung cấp các thông tin thời gian thực cho người dùng: Các dữ liệu từ
container 42 cũng cung cấp cho người dùng các thông tin thời gian thực về các yếu tố
liên quan đến vận chuyển và logistics, như vị trí, tốc độ, gia tốc, nhiệt độ, độ ẩm, rung
động, áp suất, khí thải và tiếng ồn của container. Các thông tin này giúp người dùng
theo dõi, kiểm soát và cải thiện chất lượng và hiệu quả của lô hàng container.
2.1.2. Hệ thống thông tin quản lý cảng (HaMIS)
Hệ thống HaMIS (Harbour Master Management Information System) là một nền
tảng trung tâm cho việc xử lý hành chính, hướng dẫn và kiểm soát các cuộc gọi cảng.
Hệ thống HaMIS được phát triển bởi cảng Rotterdam, và đã thế chỗ cho hệ thống
trước đây được sử dụng bởi cảng Amsterdam, là Pontis.
Hệ thống HaMIS tại cảng Rotterdam sử dụng công nghệ IoT (Internet of Things)
để thu thập và phân tích dữ liệu về các hoạt động vận tải đường biển trong cảng. Đồng
24
Nhóm 11 TMA305.1

thời hệ thống này cũng tạo ra một hệ thống kỹ thuật số song sinh (digital twin) của
cảng, cho phép quản lý và vận hành cảng một cách hiệu quả và an toàn hơn.
Chức năng của hệ thống HaMIS bao gồm:
❖ Xử lý hành chính và kiểm soát các cuộc gọi: Hệ thống HaMIS giúp giảm
thiểu công việc giấy tờ và tránh kiểm tra trùng lặp, giảm thời gian chờ đợi và thủ tục
cho các cuộc gọi cảng. Đồng thời, hệ thống cũng giúp tiết kiệm chi phí cho các bên
liên quan, như chi phí điện thoại, fax, in ấn và lưu trữ.
❖ Giám sát và kiểm soát an ninh: Hệ thống HaMIS giúp cải thiện khả năng
kiểm soát, giám sát và đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn, an ninh và môi trường
của cảng. Hệ thống HaMIS cũng giúp phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố, tai nạn và
khẩn cấp trong khu vực cảng, tăng cường khả năng phòng chống và ứng phó với các
mối đe dọa khủng bố, buôn lậu và đánh cắp hàng hóa.
❖ Tạo ra hệ thống thông tin kết nối giữa các cảng: Hệ thống HaMIS giúp tăng
cường khả năng hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các cảng, nhằm tạo ra một mạng lưới
cảng thông minh và kết nối.
2.1.3. Ứng dụng Riverguide
Riverguide là một ứng dụng cung cấp thông tin thủy lợi cho vận chuyển đường
thủy nội địa và du thuyền, bằng cách tổng hợp và cập nhật các dữ liệu từ các bên cung
cấp thông tin khác nhau, và biến đổi chúng thành các thông tin thủy lợi phù hợp với
nhu cầu của người dùng.
Chức năng chính của Riverguide, bao gồm:
❖ Cung cấp thông tin: Riverguide giúp người dùng có được các thông tin thủy
lợi cập nhật, chính xác và dễ tiếp cận, từ đó tăng cường trải nghiệm người dùng trên
đường thủy nội địa. Người dùng có thể lên kế hoạch, thực hiện và điều chỉnh các
chuyến đi của họ một cách hiệu quả, an toàn và tiện lợi, cũng như tận hưởng các dịch
vụ liên quan đến chuyến đi của họ. Riverguide cũng giúp người dùng khám phá và tận
hưởng vẻ đẹp và sự đa dạng của đất nước Hà Lan, cũng như giao lưu và kết nối với
người dân địa phương.
❖ Đề xuất lộ trình tối ưu: Riverguide giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi
phí trong việc vận chuyển đường thủy nội địa và du thuyền, bằng cách đề xuất các lộ
trình tối ưu, cung cấp các thông tin về tình trạng giao thông, thời tiết, mực nước, tình
25
Nhóm 11 TMA305.1

trạng cảng, tránh được các tình huống không mong muốn, như kẹt cảng, hỏng tàu, mất
đường, v.v.
❖ Chức năng khác: Người dùng cũng có thể so sánh, lựa chọn và thanh toán các
dịch vụ với giá cả hợp lý và chất lượng cao bằng việc sử dụng thông tin trên ứng dụng.
2.1.4. Ứng dụng OnTrack
OnTrack là một ứng dụng kỹ thuật số, được phát triển và thử nghiệm rộng rãi dưới
tên dự án HAROLD. Thông tin được thu thập và truy cập thông qua ứng dụng bao
gồm số lượng container hoặc xe hơi đã được tải lên hoặc tải xuống, các sai lệch so với
các khung thời gian dự kiến và thực tế, và cả thời gian khởi hành dự kiến và thực tế
của các chuyến tàu chở hàng hóa. Ứng dụng này cũng cung cấp các thông báo thời
gian thực, cho phép các công ty vận tải và các bến cảng dự đoán và quản lý các trễ hơn
hiệu quả hơn.
Hình 2.5. Minh họa ứng dụng OnTrack trên điện thoại

Nguồn: portofrotterdam.com
Những chức năng chính của ứng dụng OnTrack tại cảng Rotterdam, gồm:
❖ Chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu: Hiện tại, hầu hết các bến cảng sử dụng hệ
thống và tiêu chuẩn lập kế hoạch riêng của họ cho vận tải đường sắt và hầu hết các
thông tin liên quan được trao đổi qua điện thoại hoặc email. Điều này gây ra sự mất
thời gian, sai sót và khó khăn trong việc theo dõi và cập nhật các thay đổi. Với
OnTrack, các bên liên quan có thể truy cập vào một nền tảng chung, nơi họ có thể
xem, chia sẻ và đồng bộ hóa các dữ liệu về vận tải đường sắt một cách dễ dàng và

26
Nhóm 11 TMA305.1

nhanh chóng. Điều này giúp tăng cường sự minh bạch, hợp tác và linh hoạt trong
chuỗi cung ứng đường sắt.
❖ Dự đoán và ứng phó với các sai lệch: Các yếu tố bên ngoài, như thời tiết, tai
nạn, hỏng hóc, có thể gây ra các trễ hơn và ảnh hưởng đến hiệu quả của vận tải đường
sắt. Với OnTrack, các bên liên quan có thể nhận được các thông báo thời gian thực về
các tình huống bất thường và các dự báo về thời gian đến và đi của các chuyến tàu.
Điều này giúp họ có thể điều chỉnh kế hoạch của họ kịp thời và giảm thiểu các tác
động tiêu cực.
❖ Chức năng khác: OnTrack cũng có thể phân tích các dữ liệu lịch sử và xu
hướng để đề xuất các giải pháp cải tiến cho vận tải đường sắt.
2.1.5. Tác động của việc ứng dụng công nghệ số đến hoạt động của cảng
Rotterdam (Hà Lan):
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của công nghệ số đến hoạt động tại cảng Rotterdam

Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng


Tiêu chí Tác động
công nghệ số công nghệ số

Việc triển khai các


Phương pháp công cụ số như
Thời gian xử lý truyền thống dẫn HaMIS và OnTrack Giảm thời gian xử
hàng hóa đến thời gian xử lý giúp giảm thời gian lý
lâu hơn chờ và cải thiện sự
phối hợp

Giảm nhờ quy trình


Cao hơn do thiếu tối ưu hóa và kế Giảm chi phí hoạt
Chi phí hoạt động
hiệu quả hoạch tốt hơn với động
công cụ số

Các ứng dụng số


Tiêu thụ năng
Tác động môi góp phần giảm tiêu Cải thiện tính bền
lượng và phát thải
trường thụ nhiên liệu và vững môi trường
cao hơn
phát thải CO2

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


❖ Việc sử dụng IoT đã giảm thiểu lỗi lầm và mất mát hàng hóa lên đến 15% trong

năm vừa qua. Đồng thời, Container 42 thông minh được trang bị cảm biến và công
27
Nhóm 11 TMA305.1

nghệ giao tiếp, cung cấp dữ liệu quý giá để tối ưu hóa logistics và giảm phát thải CO2.
Ví dụ, việc đến cảng đúng giờ đã cho thấy sự tiết kiệm nhiên liệu trung bình cho mỗi
chuyến đi lên đến 14.16%
Ngoài ra, một số công nghệ số khác cũng được áp dụng tại cảng Rotterdam và
mang lại hiệu quả tích cực, bao gồm:
❖ AI (Trí tuệ nhân tạo) đã được sử dụng để dự đoán thời gian đến của tàu, điều
này đã giảm thời gian chờ đợi của tàu xuống 20%. Việc đến cảng đúng giờ tiết kiệm
nhiên liệu trung bình cho mỗi chuyến đi lên đến 14.16%, giảm khí thải tương đương lượng
khí thải mà 8.000 cây xanh hấp thụ /năm, mục tiêu giảm 55% lượng khí thải CO2 và trở thành
cảng hoàn toàn trung tính CO2 vào năm 2050
❖ Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng robot có thể dẫn đến tăng năng suất
lao động. Cụ thể, sự giảm giá thuê robot đã được liên kết với sự tăng năng suất lao
động trong các ngành công nghiệp sử dụng robot lên 0.36 điểm phần trăm từ năm 1993
đến 2007.
2.2. Ứng dụng công nghệ số tại cảng Hamburg (Đức)
2.2.1. Hệ thống Virtual depot
Xe tải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong thành phố. Các chuyến
xe tải rỗng và vận chuyển container rỗng thường được thực hiện do thiếu sự phối hợp
trong quy trình hậu cần container, chiếm khoảng 30% lưu lượng xe tải trong khu vực
cảng. Theo quan điểm của HPA trên, các chính trị gia của Hamburg và Hiệp hội các
nhà cung cấp dịch vụ đóng gói container đã khởi xướng dự án Virtual Depot. Hệ thống
Virtual Depot tại cảng Hamburg sử dụng nhiều công nghệ, bao gồm hệ thống cảm biến
IoT, trí tuệ nhân tạo, blockchain và hệ thống quản lý dữ liệu để giám sát và quản lý
hàng hóa một cách hiệu quả.

28
Nhóm 11 TMA305.1

Hình 2.6. Mô tả quá trình hoạt động của hệ thống Virtual depot.1.
Nguồn: iaphworldports.org

Chức năng và lợi ích chính của hệ thống Virtual depot là quản lý container và
tránh các chuyến đi container rỗng:

Hệ thống cho phép các nhà cung cấp dịch vụ đóng gói, nhà vận tải và công ty vận
chuyển phối hợp các quy trình của họ để tránh các chuyến đi container rỗng không cần
thiết đến và đi từ kho container rỗng. Điều này sẽ làm cho quy trình hậu cần container
rỗng hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và cắt giảm chi phí. Ứng dụng IT cung cấp một
nền tảng liệt kê các container nhập khẩu rỗng có sẵn tại các nhà cung cấp dịch vụ đóng
gói tham gia, dự kiến sẽ được gửi trở lại kho, tuy nhiên, một nhà cung cấp dịch vụ
đóng gói tham gia khác có thể sử dụng kho này cho mục đích xuất khẩu. Những
container rỗng này sau đó sẽ bị chặn trong hệ thống (tức là không được vận chuyển về
kho container rỗng). Bên quản lý container (công ty vận chuyển) phải đồng ý thay đổi
mục đích sử dụng (xuất khẩu) sẽ được thông báo.
Ứng dụng IT dựa trên nền tảng đám mây để tránh phải cài đặt máy chủ và vận
hành trung tâm điện toán, v.v. Hệ thống được phát triển dựa trên phương pháp thiết kế
đáp ứng, tức là nó tự động điều chỉnh theo độ phân giải và hướng của thiết bị di động
cuối (điện thoại thông minh, máy tính bảng , trình duyệt máy tính) được sử dụng. Các
thùng chứa có sẵn để thay đổi mục đích sử dụng được thêm vào danh sách được cung
cấp trên ứng dụng IT.
2.2.2. Phần mềm phòng điều khiển Port Monitor
Port Monitor là một hệ thống trung tâm điều khiển sáng tạo để giám sát khu vực
cảng Hamburg, cho phép cập nhật thông tin liên quan đến tất cả các bên liên quan
đến cảng Hamburg. Ở cảng Hamburg, công nghệ được sử dụng trong hệ thống phòng
điều khiển và giám sát cổng bao gồm các giải pháp thông tin và giao tiếp nâng cao như
RFID, hệ thống cảm biến để theo dõi vị trí và trạng thái của container, cũng như các
giao thức mạng như Ethernet và TCP/IP để kết nối và quản lý dữ liệu từ các thiết bị
khác nhau. Công nghệ hiện đại giúp tối ưu hóa quy trình quản lý và theo dõi hàng hóa
tại cảng. Trên cơ sở dữ liệu tham chiếu địa lý, Port Monitor cung cấp thông tin về các
sự cố và điều kiện trên đường thủy ở Cảng Hamburg, đảm bảo sự di chuyển an toàn và
trơn tru của tàu.

29
Nhóm 11 TMA305.1

Bảng 2.2. Đánh giá dự án Port Monitor tại cảng Hamburg

Ứng dụng thông Khai thác Tích hợp chuỗi An toàn, an Môi Năng
minh cảng cung ứng ninh trường lượng

Port Monitor x x x

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Port Monitor truy xuất thông tin từ các hệ thống khác nhau, chẳng hạn như vị trí
tàu, mực nước, bến, độ cao và chiều rộng cầu, các địa điểm xây dựng hiện tại, nhiệm
vụ lặn theo kế hoạch, dữ liệu khí tượng và các hệ thống khác, và hợp nhất nó. Port
Monitor là một hệ thống trung tâm điều khiển sáng tạo để giám sát khu vực cảng
Hamburg. Đã có sẵn như một ứng dụng di động để sử dụng trên máy tính bảng.
Thuyền trưởng bến cảng và nhóm của họ giờ đây có thể gọi thông tin liên quan bất cứ
lúc nào trong các chuyến đi kiểm soát của họ. Đồng thời máy tính bảng có thể được sử
dụng như một máy ảnh và phương tiện liên lạc.
2.2.3. Ứng dụng Smartport dành cho xe tải
HPA triển khai kết hợp công nghệ, bao gồm các mạng và cảm biến thông minh,
để quản lý tốt hơn lưu lượng truy cập và dòng chảy thương mại của nó. Với sự trợ giúp
của SAP và T-Systems, nó đã phát triển một nền tảng, được gọi là Smartport Logistics
hoặc SPL, để giúp điều phối tất cả. SPL nắm bắt các xu hướng lớn về CNTT như điện
toán đám mây và "Internet of Things" và biến chúng thành của riêng mình. Người
dùng có thể truy cập bất kỳ lúc nào thông tin hiện tại và dự báo về giao thông quanh
cảng cũng như thông tin hậu cần được cá nhân hóa từ máy trạm PC hoặc khi đang di
chuyển bằng máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc thiết bị viễn thông được cài
đặt trong cabin lái xe.
Năm 2012 với một dự án thí điểm SPL, bao gồm thu thập thông tin giao thông từ
khắp nước Đức và dữ liệu từ hệ thống quản lý giao thông của cảng, bao gồm các yếu
tố như trì hoãn vận chuyển, đóng cầu và có sẵn bãi đậu xe. Thông tin thời gian thực
sau đó đã được tích hợp và cung cấp thông qua ứng dụng di động, để các tài xế xe tải
có thể dễ dàng lên kế hoạch hành trình của họ hơn.
Bảng 2.3. Đánh giá dự án Smartport Logistics tại cảng Hamburgh

Ứng dụng thông Khai thác Tích hợp chuỗi An toàn, Môi Năng
30
Nhóm 11 TMA305.1

minh cảng cung ứng an ninh trường lượng

Smartport Logistics x

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Tính năng của ứng dụng SPL:


❖ Chức năng tin nhắn: Giao tiếp dễ dàng giữa tài xế, người điều phối và công ty

❖ Quản lý đơn hàng: Tổng quan về các chuyến tham quan và đơn hàng hiện tại

❖ Tính toán thời gian đến dự kiến: Lập kế hoạch đáng tin cậy thông qua ETA

❖ Thông tin hiện tại về giao thông và cơ sở hạ tầng trên khắp nước Đức và đặc
biệt là tại cảng Hamburg
2.2.4. Các dự án tại cảng Hamburgh
2.2.4.1. Dự án Smart Switch
Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, ứng dụng IoT sẽ thu thập dữ liệu thời gian thực và
xử lý chúng trong một ứng dụng phân tích thông minh, từ đó quản lý cơ sở hạ tầng
một cách linh hoạt và hiệu quả chi phí hơn.Điều này là quan trọng để dự báo và duy trì
cơ sở hạ tầng.
Trong dự án Smart Switch, Ứng dụng Ray ghi thông minh sử dụng cảm ứng để
nhận dạng tình trạng các vị trí giao nhau của đường sắt để tự động đưa ra yêu cầu bảo
trì, sửa chữa và cảnh báo sự cố tại đó.
Bảng 2.4. Đánh giá dự án Smart Switch Logistics tại cảng Hamburg

Ứng dụng thông Khai thác Tích hợp chuỗi An toàn, Môi Năng
minh cảng cung ứng an ninh trường lượng

Smart Switch x

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

2.2.4.2. 5GMoNarch
Cảng Hamburg đang thử nghiệm việc triển khai và hiện thực hóa 5G và cắt mạng
trong môi trường hoạt động trong thế giới thực, để thu thập kinh nghiệm thực hành với

31
Nhóm 11 TMA305.1

các khả năng của hệ thống truyền thông mới và khám phá các khả năng phát sinh để
cải thiện hoạt động và quy trình của cảng. Mạng lưới khổng lồ này hiện đang được thử
nghiệm chính thức tại Thành phố Hanseatic của Hamburg bởi dự án nghiên cứu Kiến
trúc Mạng Di động 5G (5G-MoNArch) do Ủy ban Châu Âu tài trợ trong Chương trình
Khung Horizon 2020.
Trọng tâm của các ứng dụng được triển khai là cải thiện kiểm soát giao thông và
cơ sở hạ tầng cũng như giám sát môi trường trong khu vực cảng. Ví dụ, đèn giao thông
được kết nối với hệ thống điều khiển và lái giao thông trung tâm bằng cách sử dụng
kết nối không dây, rõ ràng là nhanh hơn và rẻ hơn để cài đặt so với đường dây cố định.
Các phép đo môi trường thu được từ các cảm biến - được cài đặt một phần trên sà lan
di động chuyển vùng trong cổng - có nghĩa là được thu thập và xử lý trong thời gian
thực. Ngoài ra, các ứng dụng dựa trên Thực tế tăng cường được lên kế hoạch để giúp
các nhóm bảo trì kiểm soát cơ sở hạ tầng tạo ra một môi trường an toàn hơn.
2.2.4.3. Dự án Portwings
Dự án sử dụng công nghệ máy bay không người lái (UAV), máy bay không
người lái nổi (ASV), máy bay không người lái lặn (UUV), máy bay tự hành, trung tâm
điều khiển viễn thông, kiểm soát giao thông tự động, sản xuất bộ dữ liệu cho digital
twins.
Trong các lĩnh vực trách nhiệm có chủ quyền của mình, HPA đang lên kế hoạch
sử dụng máy bay không người lái, đặc biệt là trong các lĩnh vực "phòng ngừa và quản
lý các sự kiện đặc biệt" và "kiểm soát mặt nước", để làm cho các quy trình hiện có an
toàn hơn hoặc tối ưu hóa chúng và giới thiệu các dịch vụ mới. Điều này đã tạo ra cơ
hội tăng cường bảo mật thông qua dịch vụ nhận thức tình huống thời gian thực dựa
trên máy bay không người lái cho các tình huống đặc biệt và các tình huống quy mô
lớn trên toàn khu vực cảng. Tạo bộ dữ liệu cảm biến tự động để hỗ trợ kiểm soát diện
tích nước và đường dẫn, cũng như quản lý cơ sở hạ tầng thông minh (quy trình bảo trì,
kiểm tra cấu trúc, "bảo trì dự đoán"...).
2.2.5. Tác động của việc ứng dụng công nghệ số đến hoạt động của cảng
Hamburg (Đức):
❖ Việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý giúp tăng năng lực cạnh
tranh của cảng: Theo nghiên cứu của Anahita Molavi và cộng sự, cảng Hamburg là
cảng đứng đầu về chỉ số cảng thông minh SPI trong số 14 cảng hàng đầu trên thế giới

32
Nhóm 11 TMA305.1

❖ Cũng như các cảng hàng đầu khác, cảng Hamburg chứng kiến sự phát triển
vượt bậc về sản lượng hàng hóa tại cảng, tăng từ 12,8 triệu tấn trong năm 1971 đến
147,5 triệu tấn năm 2014); sản lượng container thông qua cảng Hamburg đạt 2,2 triệu
TEU, tăng 1,8% trong quý 1 của năm 2022 và hơn 41 triệu tấn hàng rời được xử lý tại
Hamburg mỗi năm và 100.000 chuyến xe tải mỗi năm được tiết kiệm tại Cảng
Hamburg nhờ việc sử dụng hệ thống Virtual depot.
❖ Cảng Hamburg đã giới thiệu dự án SmartPort triển khai nền tảng truyền thông
đám mây dựa trên IoT tập trung vào năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, tính di
động và hiệu quả kinh tế, giúp giảm 75% chi phí vận hành và 15% tắc nghẽn cảng
(Heilig et al., 2017)
❖ Hamburg được trang bị tuyệt vời để xử lý phân khúc sản phẩm dầu và hàng
lỏng. Trong lĩnh vực xử lý hàng lỏng như Hamburg có vị trí thuận lợi cho các sản
phẩm dầu mỏ. Năm 2019, sản lượng xử lý tại lĩnh vực này đạt khoảng 13 triệu tấn.
❖ Với việc ứng dụng công nghệ số, điển hình như Virtual depot. Cảng Hamburg
đã giảm 15% lượng khí thải CO2 nhờ sử dụng năng lượng tái tạo; mục tiêu giảm 40%
lượng khí thải CO2 so với năm 2008 vào năm 2030; mục tiêu trở thành cảng trung hòa
carbon vào năm 2040. Với kho ảo được lắp đặt, lượng khí thải CO2 ở Thành phố
Hanseatic của Hamburg sẽ giảm khoảng 1.680 tấn, lượng phát thải NOx là 7 tấn và
PM là 0,11 tấn và từ năm 2008, lượng tiêu thụ điện giảm 20% trên mỗi container lạnh.
❖ Nhờ việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý cảng, thị phần của
Hamburg tại các cảng Tây Bắc Âu đã tăng mạnh, đặc biệt là vận tải container (từ 13%
năm 1980 lên 26% năm 2005). Thị phần của Cảng Hamburg năm 2012 là 23,7% đối
với container và 14,9% đối với vận chuyển hàng hóa nói chung.
2.3. Ứng dụng công nghệ số tại cảng Thiên Tân (Trung Quốc)
Hệ thống giao thông ngang thông minh (horizontal transportation system) dựa
trên AI do Huawei tự phát triển là một trong những ứng dụng cải tiến quan trọng góp
phần hiện thực hóa nỗ lực xây dựng cảng xanh thông minh Thiên Tân, đã mang lại
hàng loạt thành tựu lần đầu tiên trên thế giới bao gồm: công nghệ không người lái
Ultra-L4 lần đầu ứng dụng thương mại quy mô lớn, trí thông minh tích hợp "5G +
BeiDou", điện xanh tự cung tự cấp và không phát thải carbon tiên phong trên toàn
cầu... "Hệ thống giao thông ngang thông minh" có thể cộng tác với các nguồn lực
chính như hệ thống điều hành sản xuất thiết bị đầu cuối (TOS), cầu bãi, cần cẩu bờ,
33
Nhóm 11 TMA305.1

robot vận chuyển ngang thông minh (ART), trạm khóa tự động, cọc sạc tự động và các
nguồn lực quan trọng khác để tự động hóa có được kế hoạch xếp dỡ tối ưu và chỉ huy
từng thiết bị để đạt được tối ưu hóa lịch trình toàn cầu, nó đã quản lý hiệu quả đội tàu
không người lái lớn nhất cho đến nay, hiện đạt 76 phương tiện, tại bến ngang bờ biển.
2.3.1. Công nghệ 5G tại cảng Thiên Tân
Dựa trên ứng dụng đổi mới 5G, dự án này xây dựng một trung tâm điều độ thông
minh và phòng điều khiển trung tâm cảng thực hiện điều khiển từ xa 5G, giải phóng
nhân lực.
Trung tâm điều phối thông minh không chỉ cải thiện hiệu quả vận hành và giảm
thiểu tai nạn khi vận hành mà còn giải phóng đáng kể nhân lực và cải thiện môi trường
vận hành của người lái xe. Thông qua điều khiển từ xa 5G, hiệu quả vận hành toàn
diện của cần trục cổng đã được cải thiện đáng kể, đồng thời giảm chi phí vận hành và
bảo trì thiết bị. Ngoài ra, so với các công nghệ điều khiển từ xa khác, 5G có thể đạt
được phạm vi phủ sóng toàn bộ sân. Băng thông lớn và độ trễ thấp của 5G có thể được
sử dụng để triển khai truyền tải video giám sát trong các tình huống điều khiển từ xa
của cần trục và giao tiếp PLC đáng tin cậy, điều này có thể có tác dụng đáng kể giảm
ngưỡng và đầu tư cho chuyển đổi tự động hóa cảng, trở thành lựa chọn hàng đầu cho
chuyển đổi tự động hóa cảng tiết kiệm và hiệu quả.
Dự án “Cảng thông minh” dựa trên ứng dụng đổi mới của 5G, AI và các công
nghệ khác để đạt được khả năng lái tự động tại cảng đầu tiên trên thế giới và điều
khiển từ xa 5G, thay đổi cách thức vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa tại Cảng Thiên Tân
đã hiện thực hóa quá trình tự động hóa và thông minh về quy trình vận hành cảng, cải
thiện đáng kể Hiệu quả hoạt động và khả năng sản xuất an toàn của cảng, giảm mức
tiêu thụ năng lượng và nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh của cảng. Nó không chỉ
áp dụng cho Cảng Thiên Tân mà còn có thể được mở rộng sang các cảng và lĩnh vực
công nghiệp khác, đồng thời có tác dụng minh chứng cho việc quảng bá toàn cầu.
2.3.2. Robot vận chuyển trí tuệ nhân tạo (ART)
Việc sử dụng robot vận chuyển trí tuệ nhân tạo (ART) này do các công ty Trung
Quốc phát triển độc lập, hiện thực hóa một phương tiện thương mại thông minh hơn.
Việc này biến Thiên Tân trở thành cảng dẫn đầu thế giới về tự động hóa và nâng cấp
thông minh với mô hình mới.
Về quy trình vận hành ART:

34
Nhóm 11 TMA305.1

- Sau khi tàu cập bến, mỗi ART tuân theo hướng dẫn của hệ thống và lái vào vị
trí được chỉ định bên cạnh cần cẩu bờ tự động, sai số dưới 3cm so với hướng dẫn của
hệ thống. vị trí đã định trước.
- Sau đó, máy rải trên cần trục đã nâng container từ tàu lên độ cao hơn 40 mét,
rồi hạ cánh nhanh chóng và chính xác lên khung ART.
- Sau khi chất lên container xong, ART lập tức phóng xe đi, tự động “tìm” trạm
mở khóa, rồi đi vòng quanh sân và đưa container cho cầu đường rồi quay lại bờ xếp
hàng chờ nhận nhiệm vụ mới mới.
Về lâu dài, ART cung cấp các lựa chọn mới cho việc chuyển đổi tự động hóa bến
container. Hiện tại, 95% bến container trên thế giới vẫn là bến cảng thủ công truyền
thống và còn rất nhiều dư địa để chuyển đổi, nâng cấp. Vì vậy nếu có thể áp dụng ART
trong hoạt động vận chuyển ở các cảng sẽ giúp việc vận chuyển trở nên nhanh chóng,
tăng năng suất cũng như tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.
2.3.3. Hệ thống định vị vệ tinh Beidou
Trên sàn đón khách của cảng tại khu cảng container tại khu C cảng Thiên Tân,
cần cẩu container vận hành tự động và xe container điện không người lái di chuyển các
thùng hàng quanh khu vực. Tại cảng, cẩu bờ điều khiển từ xa bốc xếp ổn định các
container đã xếp hàng, xếp container lên xe container điện không người lái. Dưới sự
hướng dẫn của hệ thống vệ tinh định vị BeiDou của Trung Quốc, xe container di
chuyển đến các trạm khóa/mở khóa tự động, theo lộ trình lái xe tối ưu được tính toán
theo thời gian thực. Sau đó các container được mở khóa và xe tải di chuyển về bãi
container.
2.3.4. Tác động của việc ứng dụng công nghệ số đến hoạt động tại cảng Thiên Tân
(Trung Quốc):

❖ Tăng hiệu quả hoạt động:

● Nhờ việc áp dụng hệ thống định vị vệ tinh BeiDou, cần cẩu trung bình hoạt
động hiệu quả hơn 20%, với mỗi cần cẩu vận hành 39 chiếc container mỗi giờ, sản
lượng container vượt quá 18,35 triệu TEU ,sử dụng công nghệ số giúp cho kết quả
chính xác đến 90%
● Sử dụng giải pháp ART, việc mở khóa được hoàn thành ở các khu vực khác và
cầu trục được trở nên nhanh hơn, kết cấu tương đối đơn giản và trọng lượng có thể

35
Nhóm 11 TMA305.1

giảm xuống dưới 1.400 tấn. Tính đến cuối năm 2021, sản lượng hàng hóa thông quan
qua cảng này đã đạt 435 triệu tấn, đứng thứ 9 trên thế giới; trong khi sản lượng
container vượt quá 18,35 triệu TEU, xếp hạng thứ 8 toàn cầu.
● Cải thiện năng lực thông quan: Hệ thống thông tin hải quan điện tử giúp rút
ngắn thời gian thông quan.
● Tăng khả năng tiếp nhận tàu: Hệ thống quản lý tàu thuyền thông minh giúp tối
ưu hóa việc sắp xếp bến bãi.
❖ Giảm lượng tiêu thụ năng lượng: Nhờ việc áp dụng hệ thống định vị vệ tinh
BeiDou mà mỗi container hiện tiêu thụ ít năng lượng hơn 20%

❖ Giảm chi phí:

● Việc triển khai ART đã tiết kiệm hơn 60% lao động và mức độ an toàn vận
hành cũng được cải thiện đáng kể.
● Ngoài ra ART cũng giúp cắt giảm chi phí rẻ hơn một nửa so với bình thường,
ART sử dụng "Điều hướng 5G + Beidou", giúp loại bỏ nhu cầu đặt định từ tính và
giảm đáng kể chi phí xây dựng. Đồng thời, nhờ việc sử dụng ART, trọng lượng giảm
của mỗi cầu trục là gần 1.000 tấn, đồng nghĩa với việc có thể giảm thiết kế chịu lực,
đầu tư xây dựng và giá cầu trục của toàn bộ nhà ga. Theo ước tính, riêng chi phí cầu
trục có thể giảm khoảng 800 triệu nhân dân tệ.

❖ Nâng cao khả năng cạnh tranh của cảng

2.4. Bảng tổng kết và đánh giá việc ứng công nghệ số tại 3 cảng biển container
thông minh trên thế giới:
Bảng 2.5. Bảng tổng kết và đánh giá việc ứng công nghệ số tại 3 cảng biển container
thông minh trên thế giới

Tiêu chí Cảng Rotterdam Cảng Hamburg (Đức) Cảng Thiên Tân
(Trung Quốc)
(Hà Lan)

Lĩnh vực * Quản lý cảng và logistics: * Giám sát và quản lý: * Điều khiển và tự
ứng dụng động hóa:
- Container 42 - Hệ thống Virtual
công nghệ
depot - Công nghệ 5G tại
số và công - Hệ thống thông tin quản

36
Nhóm 11 TMA305.1

nghệ số nổi lý cảng (HaMIS) - Phần mềm phòng cảng Thiên Tân
bật điều khiển Port
- Hệ thống cộng đồng cảng - Robot vận chuyển
Monitor
Portbase trí tuệ nhân tạo
- Ứng dụng Smartport (ART)
* Giám sát và quản lý:
dành cho xe tải
* Hỗ trợ vận
- PortXchange
chuyển:
EmissionInsider
- Hệ thống định vị vệ
- Công nghệ Drones
tinh Beidou
- Ứng dụng OnTrack

* Vận chuyển:

- Nextlogic

- Nền tảng Routescanner

- Ứng dụng Riverguide

Mức độ sử Cảng điển hình áp dụng Cảng Hamburg đã đạt Cảng kết hợp với
dụng công trong áp dụng công nghệ giải được cả 5 tiêu chí doanh nghiệp công
nghệ và độ quyết nhiều vấn đề: quản lý phát triển cảng thông nghệ, tiềm năng lớn
thông minh thông tin, giám sát và an minh, với ứng dụng trong xây dựng
của cảng ninh, tự động hóa,... hướng tới nhiều mục thành công cảng
tiêu một lúc thông minh ít phát
thải carbon

Mức độ - Năng suất: việc sử dụng IoT - Năng suất: sản - Năng suất: sử dụng
hiệu quả đã giảm thiểu lỗi lầm và mất lượng hàng hóa tại công nghệ số giúp
mát hàng hóa lên đến 15% cảng, tăng từ 12,8 cho hiệu suất hoạt
trong năm vừa qua; việc sử triệu tấn trong năm động của mỗi cần
dụng AI đã giảm thiểu thời 1971 đến 147,5 triệu cẩu là cẩu được 39
gian chờ đợi cho các tàu và tấn năm 2014, Sản container mỗi giờ,
xe chở hàng xuống 20%, việc lượng container thông hiệu suất vận hành
sử dụng blockchain đã giảm qua cảng Hamburg trung bình tăng hơn

37
Nhóm 11 TMA305.1

đi 30% các vụ gian lận trong đạt 2,2 triệu TEU, tăng 20%; bốc dỡ 36
giao dịch hàng hóa, lượng 1,8% trong quý 1 của container TEU (20
container lưu thông lên tới năm 2022, áp dụng feet)/ giờ , sản lượng
15,3 triệu TEU trong năm công nghệ số giúp container vượt quá
2021 giảm 75% chi phí vận 18,35 triệu TEU ,sử
hành và 15% tắc dụng công nghệ số
- Môi trường: việc đến cảng
nghẽn cảng. giúp cho kết quả
đúng giờ tiết kiệm nhiên liệu
chính xác đến 90%
trung bình cho mỗi chuyến - Môi trường:r cảng
đi lên đến 14.16%, giảm khí Hamburg hướng tới - Môi trường: mỗi
thải tương đương lượng khí việc tối ưu hóa quản container tiêu thụ
thải mà 8.000 cây xanh hấp lý năng lượng và tăng năng lượng ít hơn
thụ /năm, mục tiêu giảm cường nguồn năng 20%.
55% lượng khí thải CO2 và lượng thay thế; từ
trở thành cảng hoàn toàn năm 2008, lượng tiêu
trung tính CO2 vào năm thụ điện giảm 20%
2050 trên mỗi container
lạnh.

Hạn chế - Chi phí đầu tư cho các dự - Chi phí đầu tư cho - Vấn đề an ninh
trong việc án đổi mới sáng tạo cao. các dự án tự động hóa mạng ngày càng trở
ứng dụng tăng 320 triêu euro nên phức tạp.
- Nhu cầu về nhân lực có kỹ
công nghệ mỗi năm..
năng cao trong lĩnh vực công - Nguy cơ mất việc
số tại cảng
nghệ số ngày càng tăng. - Nguy cơ mất việc do làm ngày càng cao:
tịe động hóa ngày công nghệ số làm
càng cao. giảm 60% nhân sự

- Phí cảng tăng trung so với truyền thống


bình 6,5% từ năm
2024

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


Có thể thấy, cả 3 cảng đều thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với việc ứng
dụng công nghệ số để nâng cao năng suất và giảm thiểu tác động đến môi trường.

38
Nhóm 11 TMA305.1

Tuy nhiên, chi phí đầu tư vào công nghệ, nguy cơ mất việc làm và vấn đề về
an ninh mạng là những thách thức cần được quan tâm. Việc áp dụng công nghệ số đòi
hỏi các cảng phải đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và hệ thống, với chi phí đầu tư
tăng lên đáng kể mỗi năm; đồng nghĩa với việc đặt ra thách thức về tài chính cho các
cảng và các đối tác liên quan. Nguy cơ mất việc làm cũng là một vấn đề đáng lo ngại,
khi tự động hóa ngày càng cao có thể dẫn đến việc cần ít lao động hơn. Hơn nữa, vấn
đề về an ninh mạng cũng cần được coi trọng, đặc biệt khi các cảng đang tích hợp nhiều
hệ thống thông tin và dữ liệu quan trọng vào môi trường kỹ thuật số.
Do đó, để ứng dụng công nghệ số một cách hiệu quả và bền vững, các cảng cần
cân nhắc kỹ lưỡng, đầu tư bài bản và có chiến lược phù hợp. Điều này bao gồm việc
thiết lập các chính sách và quy định để đảm bảo tính an toàn và bảo mật của dữ liệu,
đồng thời cân nhắc về tác động xã hội của việc tự động hóa và phát triển kỹ thuật số.

39
Nhóm 11 TMA305.1

CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG CẢNG BIỂN CONTAINER THÔNG MINH TẠI


VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI
3.1. Hệ thống cảng biển và cảng biển container thông minh tại Việt Nam hiện nay
3.1.1. Hệ thống cảng biển tại Việt Nam
❖ Hạ tầng cảng biển

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có 36 cảng biển,
phân bố theo 5 nhóm cảng biển . Trong đó, có 2 cảng biển đặc biệt là cảng biển Hải
Phòng và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
❖ Quy mô và chất lượng cảng biển Việt Nam

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng khối lượng
hàng hóa thông qua cảng biển đang có chiều hướng thay đổi tích cực. Theo đó, khối
lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước đạt 624,559 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ
năm 2022.
Một số khu vực đã có sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng trở lại như
TPHCM tăng 2,72%; Quảng Ninh tăng 4,8%; Hải Phòng tăng 0,8% so với cùng kỳ.
Một số khu vực có khối lượng hàng hóa tăng như Nha Trang tăng 16,86%, Nghệ An
tăng 17%, Đồng Nai tăng 10%, Cần Thơ tăng 29%, Bình Thuận tăng 21%. Những khu
vực có hàng thông qua nhỏ như Đồng Tháp, Thừa Thiên - Huế lại tăng mạnh, lần lượt
tăng 59% và 44,21% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với hàng hóa container (tính theo Teus), khối lượng hàng container thông
qua cảng biển 10 tháng đầu năm 2023 cũng giảm khoảng 3%, ước đạt 20,29 triệu
Teus.
3.1.2. Hệ thống cảng biển container thông minh tại Việt Nam hiện nay
Tháng 7/2023, World Bank và S&P Global Market Intelligence đã công bố Chỉ
số CPPI (Container Port Performance Index) - chỉ số hoạt động cảng container cho 348
cảng container toàn cầu. Chỉ số CPPI được tính trên các yếu tố liên quan tới thời gian
tàu vào luồng, cập cảng, năng suất bốc và dỡ hàng lên xuống cảng cùng tổng lượng
hàng/chuyến, tàu rời cảng ra luồng. Trong đó, cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) của
Việt Nam giữ vị trí thứ 12 được xếp vào nhóm cảng biển lớn với sản lượng hàng

40
Nhóm 11 TMA305.1

container thông qua đạt hơn 4 triệu Teu/năm và tiếp tục duy trì vị trí thứ 13 (theo cách
tính kỹ thuật, cho trọng số cao hơn cho kích cỡ tàu phổ biến ở cảng đó). Những cảng
khác cũng lọt top này bao gồm: Cảng Đà Nẵng (Đà Nẵng); Cảng Sài Gòn (TP. HCM);
Cảng Hải Phòng (Hải Phòng); Cảng Quy Nhơn (Bình Định) và Cảng Chu Lai (Quảng
Nam).
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc xây dựng và phát triển mô hình cảng
biển thông minh là một trong những hướng đi đúng đắn, là ưu tiên hàng đầu của các
quốc gia có biển trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Một số cảng biển
container tại Việt Nam đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2020- 2025,
tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu phấn đấu trở thành cảng số hóa hoàn toàn bằng ứng
dụng nhiều công nghệ hiện đại của trong và ngoài nước vào vận hành, khai thác và
quản trị, như: Cảng Cái Mép - Thị Vải; Cảng Đà Nẵng; Cảng Sài Gòn; Cảng Hải
Phòng.
3.2. Ứng dụng công nghệ số tại một số cảng biển ở Việt Nam
3.2.1. Ứng dụng công nghệ số tại khu vực cảng Hải Phòng
3.2.1.1. Đặc trưng về vị trí địa lý của cảng Hải Phòng
❖ Cảng Hải Phòng nằm ở giao điểm của các tuyến đường sắt, đường bộ và đường
sông quan trọng, là trung tâm giao thông quốc tế, kết nối thủ đô Hà Nội và các khu
vực lân cận với biển cả.
❖ Vị trí của cảng Hải Phòng gần thủ đô Hà Nội và các khu vực quan trọng khác,
làm cho nó trở thành một điểm chiến lược trong kế hoạch quốc phòng và an ninh quốc
gia.
3.2.1.2. Những ưu đãi của chính phủ Việt Nam dành cho hoạt động tại cảng Hải
Phòng:
❖ Thuế: Chính phủ có các chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư và
phát triển kinh tế, đặc biệt là trong các khu vực có vị trí chiến lược như Hải Phòng và
Quảng Ninh.
❖ Đầu tư cơ sở hạ tầng: Chính phủ đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng vận tải và giao
thông ở khu vực này, giúp cải thiện hiệu suất vận chuyển hàng hóa và tăng cường liên
kết giữa các cảng biển và các khu vực kinh tế khác.

41
Nhóm 11 TMA305.1

❖ Hỗ trợ đào tạo và năng lực nhân sự: Chính phủ cũng quan tâm đến việc nâng
cao năng lực nhân sự và thường xuyên cung cấp hỗ trợ đào tạo và phát triển kỹ năng
cho lao động làm việc trong ngành vận tải và logistics.
3.2.1.3. Một số công nghệ cao được ứng dụng trong hoạt động tại cảng Hải Phòng:
❖ Hệ thống quản lý cảng thông minh:

- Quản lý thông tin tàu biển và hàng hóa:Sử dụng hệ thống thông tin quản lý để
giám sát và quản lý thông tin về tàu biển, hàng hóa và các hoạt động liên quan.
- Ứng dụng IoT (Internet of Things):Cảm biến và thiết bị IoT được triển khai để
theo dõi vị trí và tình trạng của tàu biển, container và hàng hóa.
❖ Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning (ML):

- Dự đoán lưu lượng hàng hóa: Sử dụng AI và ML để dự đoán lưu lượng hàng
hóa và quản lý tốt hơn việc xếp dự trữ và lên lịch vận tải.
- Quản lý dòng chảy hàng hóa: Sử dụng AI để tối ưu hóa dòng chảy hàng hóa
trong cảng, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng cường hiệu suất.
❖ Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và GIS (Hệ thống thông tin địa lý):

- Định vị và theo dõi tàu biển: Sử dụng GPS để định vị chính xác vị trí của tàu
biển và hệ thống GIS để quản lý thông tin địa lý liên quan đến cảng.
- Tối ưu hóa địa bàn cảng:GIS được sử dụng để tối ưu hóa bố trí và quản lý
không gian trong cảng biển, giúp cải thiện hiệu suất và an toàn.
❖ Hệ thống quản lý kho thông minh:

- RFID (Radio-Frequency Identification): Sử dụng công nghệ RFID để theo dõi


và quản lý hàng hóa trong các khu vực kho, giúp tăng cường độ chính xác và hiệu suất
của quá trình lưu trữ.
- Công nghệ IoT trong quản lý kho: Kết hợp cảm biến IoT để giám sát điều kiện
lưu trữ (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) và cảnh báo về bất kỳ sự cố nào.
❖ Hệ thống an ninh thông minh:

- Camera và giám sát an ninh: Sử dụng hệ thống camera thông minh và giám sát
để đảm bảo an toàn và ngăn chặn các hành vi xâm phạm.
- Biometric và thẻ thông minh: Áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt và thẻ
thông minh để kiểm soát quyền truy cập và đảm bảo an toàn.
42
Nhóm 11 TMA305.1

3.2.2. Ứng dụng công nghệ số tại khu vực cảng Bà Rịa - Vũng Tàu
3.2.2.1. Đặc trưng về vị trí địa lý của cảng Bà Rịa - Vũng Tàu
Thứ nhất, cảng Bà Rịa - Vũng Tàu nằm dọc theo bờ biển Đông, nằm trong khu
vực nước có độ sâu lớn, cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải lớn.
Thứ hai, cảng Bà Rịa - Vũng Tàu nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế:
Cảng Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua eo biển
Malacca và nằm ở cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Thứ ba, cảng Bà Rịa - Vũng Tàu có trữ lượng dầu khí lớn, là một trong những
khu vực khai thác dầu khí quan trọng của Việt Nam. Ngoài ra, cảng Bà Rịa - Vũng
Tàu còn nổi tiếng với các tài nguyên du lịch phong phú như: biển, đảo, di tích lịch
sử,...
3.2.2.2. Những ưu đãi của chính phủ Việt Nam dành cho hoạt động tại cảng Bà Rịa -
Vũng Tàu

❖ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

cảng biển tại cảng Bà Rịa - Vũng Tàu được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu
đãi 10% trong 15 năm đầu tiên.

❖ Thuế sử dụng đất: Miễn thuế đất trong 20 năm kể từ ngày hoàn thành xây

dựng, đưa dự án vào hoạt động và giảm 50% tiền thuê đất trong 10 năm tiếp theo.

❖ Những ưu đãi khác: Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn

nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
tại cảng. Bên cạnh đó, chính phủ cũng có các chính sách ưu đãi, đối với các nhà đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực cảng biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
3.2.2.3. Một số công nghệ cao được ứng dụng trong hoạt động tại cảng Bà Rịa - Vũng
Tàu

❖ Hệ thống thông tin quản lý cảng (TOS):

Hệ thống TOS giúp tự động hoá các quy trình nghiệp vụ tại cảng, bao gồm như:
quản lý xếp dỡ hàng hoá, quản lý tàu thuyền, quản lý tài nguyên, quản lý hoá đơn,...
Hệ thống TOS còn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu thời gian chờ đợi cho
tàu thuyền và hàng hoá, đồng thời tăng cường khả năng theo dõi và truy xuất nguồn
gốc hàng hoá.

43
Nhóm 11 TMA305.1

❖ Hệ thống cổng tự động:

Hệ thống cổng tự động sử dụng công nghệ RFID để nhận diện xe ra vào cảng,
giúp kiểm soát an ninh và lưu thông hàng hoá hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống này còn
giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi tại cổng, đồng thời giảm thiểu rủi ro gian lận và thất
thoát hàng hoá.

❖ Hệ thống camera giám sát:

Hệ thống camera giám sát được lắp đặt khắp cảng để giám sát an ninh, an toàn và
hoạt động xếp dỡ hàng hoá. Hệ thống còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu
rủi ro tai nạn và mất mát hàng hoá.

❖ Hệ thống định vị GPS:

Hệ thống định vị GPS được sử dụng để theo dõi vị trí của tàu thuyền và hàng hoá
trong khu vực cảng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo an toàn cho tàu
thuyền và hàng hoá.

❖ Hệ thống cân điện tử:

Hệ thống cân điện tử được sử dụng để cân trọng lượng hàng hoá một cách chính
xác và nhanh chóng. Bên cạnh đó, hệ thống này giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đảm
bảo tính chính xác trong việc thanh toán cước phí.
3.3. Đánh giá, so sánh việc ứng dụng công nghệ tại ba cảng biển container thông
minh thế giới với một số cảng biển Việt Nam và thách thức đối với ngành hàng
hải Việt Nam hiện nay
3.3.1. Đánh giá việc ứng dụng công nghệ số tại 3 cảng biển container thông minh trên
thế giới với Việt Nam
Bảng 3.6. Bảng đánh giá việc ứng dụng công nghệ số tại 3 cảng biển container thông
minh trên thế giới và tại một số cảng biển Việt Nam

Tiêu chí Cảng Rotterdam, Hamburg,


Một số cảng biển tại Việt Nam
đánh giá Thiên Tân

44
Nhóm 11 TMA305.1

Rotterdam, Hamburg, Thiên Đang trong quá trình xây dựng, phát
Tân được biết đến với cơ sở triển quy mô, cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ hạ tầng vững chắc, đa dạng và
Số lượng cảng thông minh ít, việc
tầng và hiện đại, quy mô lớn bao gồm
triển khai công nghệ mới vào quản lý
quy mô hệ thống giao thông tích hợp,
và vận hành cảng còn hạn chế.
công nghệ áp dụng công nghệ tiên tiến,
năng suất, hiệu suất được tối
ưu hóa.

Áp dụng các công nghệ tiên Đang dần áp dụng các công nghệ
tiến như IoT, AI, Big Data, mới như: Blockchain và IoT, AI,
Blockchain, DT, RFID và WMS Robotics và tự động hóa, Big Data và
và các hệ thống tự động hóa Analytics vào hoạt động của các cảng
trong quản lý và vận hành biển.

Lĩnh vực cảng vào đa lĩnh vực như:


Quy mô và tốc độ triển khai chậm,
ứng dụng quản lý thông tin, kiểm soát
chưa ứng dụng được toàn bộ tính
khí thải, quản lý container,
năng của công nghệ mới, vẫn còn
quản lý thủ tục hành chính,
trong giai đoạn sơ khai, đặc biệt
quản lý và vận hành cảng,..
chưa áp dụng được công nghệ mới
vào hệ thống giám sát khí thải, mạng
thông minh 5G,..

Mức độ sử Hệ thống tự động hóa: Sử Hệ thống tự động hóa: Một số cảng


dụng công dụng rộng rãi hệ thống tự biển lớn như Cái Mép - Thị Vải, Cát
nghệ động hóa (hệ thống xếp dỡ Lái, Cảng Sài Gòn đã đầu tư vào hệ
container tự động (ASC), hệ thống tự động hóa như hệ thống xếp
thống cổng tự động, hệ thống dỡ container tự động (ASC), hệ
vận chuyển container tự động thống cổng tự động, nhưng số lượng
(AGV), …) còn hạn chế.

Hệ thống thông tin: quản lý Hệ thống thông tin: quản lý một số


45
Nhóm 11 TMA305.1

tất cả các hoạt động của cảng hoạt động của cảng biển như hệ
biển, từ việc theo dõi vị trí thống theo dõi và quản lý hàng hóa
container đến việc quản lý tài (TOS), hệ thống quản lý tài chính,
chính. nhưng chưa được áp dụng rộng rãi.

Dữ liệu: Dữ liệu được thu thập Dữ liệu: Việc thu thập và phân tích
từ các nguồn khác nhau như dữ liệu còn hạn chế.
hệ thống tự động hóa, hệ
thống thông tin, và cảm biến
để phân tích và tối ưu hóa
hoạt động của cảng biển.

Việc áp dụng công nghệ tại các Các cảng biển đã bắt đầu chuyển đổi
cảng biển container thông số và ứng dụng công nghệ tiên tiến
minh giúp như nâng cao hiệu để tăng hiệu quả khai thác cảng,
quả hoạt động, tăng cường giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa
khả năng cạnh tranh, và giảm con người, và tăng cường kết nối
thiểu tác động môi trường. thông suốt với các bên liên quan
Mức độ
trong chuỗi cung ứng.
Theo một báo cáo từ Drewry,
hiệu quả
dự kiến số lượng container Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50-60%
thông minh sẽ tăng gấp tám doanh nghiệp logistics ở Việt Nam
lần trong năm năm tới và đang ứng dụng các loại hình công
chiếm đến 25% tổng số nghệ khác nhau, và việc áp dụng
container trên toàn cầu vào công nghệ thông tin cơ bản đều dưới
năm 2026 mức trung bình.

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

3.3.2. Thách thức trong ứng dụng công nghệ số và phát triển cảng biển container
thông minh tại Việt Nam
Việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số trong hoạt động cảng biển là một xu
hướng không thể thiếu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển. Với những
46
Nhóm 11 TMA305.1

cảng biển tại Việt Nam, phát triển cảng thông minh mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng
đồng thời đặt ra nhiều thách thức.
❖ Vị trí địa lý: Do vùng biển nước ta không phân bổ đều giữa các vùng, nên việc
xây dựng cảng bị khó khăn. Ở miền Trung chủ yếu là các cảng nhỏ, do địa hình ở đây
khúc khuỷu, nhiều vịnh sâu kín gió, không thể xây dựng những cảng quy mô lớn cho
tàu to đi vào. Ngược lại, miền Bắc với vùng biển rộng lớn đã hình thành nên 2 hệ
thống cảng quốc tế lớn nhất cả nước là Hải Phòng và Quảng Ninh.
❖ Chính sách quản lý: Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch cảng giữa trung
ương và địa phương, giữa các ngành còn thiếu đồng bộ. Đầu tư không hiệu quả khiến
nhiều nhà đầu tư còn cảm thấy e ngại trong lĩnh vực này gây ra việc thiếu nguồn vốn,
khiến quy mô và tốc độ triển khai chậm, chưa áp dụng được những công nghệ hiện đại
như nhiều cảng thông minh trên thế giới.
❖ Nguồn nhân lực: Thiếu hụt nguồn nhân lực có tri thức và kinh nghiệm quản lý
dẫn đến việc quá trình quản lý hoạt động đầu tư phát triển cảng biển còn nhiều lỗ
hổng. Điều này còn khiến cảng Việt Nam khó có thể ứng dụng triệt để những công
nghệ hiện đại vào cảng.
❖ Phát triển không đồng đều: Do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các
khu vực. Ở miền Trung chủ yếu là các cảng nhỏ, năng lực sản xuất cũng như thị
trường ở miền Trung quá nhỏ lẻ, các khu công nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả nên
không tạo được nguồn hàng đủ lớn và ổn định để cung cấp cho các cảng biển,. Ngược
lại, miền Bắc lại có 2 hệ thống cảng quốc tế lớn nhất cả nước là Hải Phòng và Quảng
Ninh. Vì vậy nên dù đã có chuyển biến tích cực nhưng Việt Nam vẫn chưa có nhiều
cảng container thông minh.
3.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển công nghệ số tại các cảng biển tại Việt
Nam
Từ những thách thức đã rút ra, nhóm chúng em xin phép đề xuất một số giải
pháp như sau:
❖ Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin: Các cảng biển Việt Nam cần đầu tư
một hệ thống mạng lưới viễn thông tốc độ cao, ổn định để dễ dàng triển khai hệ thống
quản lý cảng thông minh tích hợp các công nghệ số.

47
Nhóm 11 TMA305.1

❖ Phát triển nguồn nhân lực: Cần nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kỹ
thuật viên, cán bộ quản lý về công nghệ số và tổ chức các buổi đào tạo nhân lực về vận
hành và sử dụng các hệ thống công nghệ số trong cảng.
❖ Khuyến khích đổi mới sáng tạo: Chính phủ Việt Nam cần tạo môi trường
thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số tham gia vào lĩnh vực cảng biển cũng
như tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề về ứng dụng công nghệ số trong
cảng biển,
❖ Tăng cường hợp tác quốc tế: Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các quốc
gia tiên tiến trong lĩnh vực cảng biển và công nghệ số, cần rút ra kinh nghiệm cũng
như bài học từ các mô hình phát triển công nghệ số hiệu quả từ các quốc gia khác.
Ngoài ra thì Việt Nam cũng cần tham gia các tổ chức quốc tế về cảng biển và công
nghệ số.
❖ Thu hút các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ: Các doanh nghiệp tham gia vào
lĩnh vực công nghệ số tại cảng biển cần nỗ lực kêu gọi, thu hút các chính sách hỗ trợ
của Chính phủ trong việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ số mới.

48
Nhóm 11 TMA305.1

KẾT LUẬN
Sự phổ biến và ứng dụng của các công nghệ số trong hoạt động của các cảng biển
container thông minh trên khắp thế giới là không thể phủ nhận. Các cảng biển
container thông minh trên thế giới đã và đang áp dụng nhiều công nghệ số trong hoạt
động quản lý và vận hành cảng.
Thứ nhất, nền tảng chính để phát triển cảng thông minh là Internet vạn vật (IoT)
dựa trên hệ thống cảm biến (Sensors), dữ liệu đám mây (Cloud) và dữ liệu lớn (Big
data). Đây là những công nghệ tân tiến đang được áp dụng rộng rãi trong cả năm khía
cạnh đánh giá cảng thông minh là khai thác, tích hợp chuỗi cung ứng, an ninh và an
toàn, năng lượng và môi trường.
Thứ hai, phát triển cảng thông minh cần phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất,
điều kiện môi trường tại mỗi quốc gia. Song song với quá trình phát triển cảng thông
minh cần đồng bộ hoá trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cho phép hình thành luồng lưu
chuyển hàng hoá và thông tin xuyên suốt giữa cảng biển với miền hậu phương của
cảng, với các điểm nút khác trong chuỗi cung ứng như hệ thống kho bãi, trung tâm
logistics, trung tâm phân phối, các khu công nghiệp,...
Ngoài ra, kết quả thực tế từ một số cảng biển trên thế giới như Rotterdam, Thiên
Tân, Hamburg đã chứng minh rằng việc đầu tư vào các công nghệ số mang lại nhiều
lợi ích. Tuy nhiên, cũng có những thách thức và rủi ro liên quan đến việc triển khai các
công nghệ số trong lĩnh vực cảng biển như: vấn đề bảo mật thông tin, chi phí đầu tư
ban đầu và thách thức về việc tích hợp các hệ thống đã tồn tại.
Như vậy, nghiên cứu về các công nghệ số trong cảng biển container thông minh
không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của ngành logistics mà còn đặt ra
những cơ hội và thách thức đối với cảng biển và ngành vận tải biển trong tương lai.
Bài tiểu luận của nhóm 11 chúng em xin phép được kết thúc tại đây. Cuối cùng,
chúng em xin được gửi lời cảm ơn tới PGS. TS Vũ Sĩ Tuấn đã tận tình hướng dẫn
nhóm trong quá trình thực hiện đề tài. Do hạn chế về kinh nghiệm, hiểu biết và thời
gian, bài tiểu luận của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, chúng
em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ thầy để có thể rút ra kinh nghiệm
và hoàn thiện hơn bài tiểu luận.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!

49
Nhóm 11 TMA305.1

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu trong nước
Bảo, Y. (2020) Cảng container là gì? Việt Nam có bao nhiêu cảng container?, Ratraco
Solutions. Available at: https://ratracosolutions.com/n/cang-container-la-gi-co-bao-
nhieu-cang-container/.
Công nghệ số là gì? (2022) . Available at:
http://donghai.tpthanhhoa.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/cong-nghe-so-la-gi.html.
Chi, Y. (2023) Bí quyết giúp Trung Quốc âm thầm đi đầu thế giới về cảng thông minh,
Báo điện tử An ninh Thủ đô. Available at: https://www.anninhthudo.vn/bi-quyet-giup-
trung-quoc-am-tham-di-dau-the-gioi-ve-cang-thong-minh-post528149.antd.
Dương, Đ.Q.H. et al (2023), Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) nhằm phát
triển chuỗi cung ứng nông nghiệp, NXB Lao Động. Available at:
https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/book/detail/4796.
GSO (2021) Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế,
General Statistics Office of Vietnam. Available at: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-
so-lieu-thong-ke/2021/06/phat-trien-he-thong-cang-bien-viet-nam-dap-ung-xu-the-hoi-
nhap-quoc-te/.
Huy, Q. (2022) 5G đang Thúc đẩy Phát triển cảng thông minh ra sao?, Báo điện tử
Dân Trí. Available at: https://dantri.com.vn/suc-manh-so/5g-dang-thuc-day-phat-trien-
cang-thong-minh-ra-sao-20221103113032365.htm.
Infor WMS - Công cụ siêu đắc lực giúp CJ Gemadept Logistics đánh bại các bài toán
khó trong vận hành kho hàng (2022) CJ GEMADEPT LOGISTICS. Available at:
https://gemadeptlogistics.com.vn/tin-tuc/infor-wms-a-super-powerful-tool-to-help-cj-
gemadept-logistics-defeat-difficult-problems-in-warehouse-operation.html.
Intecom (2018), Hệ thống Quản lý điều hành khai thác cảng Hàng tổng hợp - Smart
GTOS, Công ty Intecom. Available at: https://intecom.vn/phan-mem-khai-thac-cang-
tong-hop-smart-gtos.html.
Lam, N.C. and Linh, B.T.T. (2020) TỔNG HỢP KHÁI NIỆM VỀ CẢNG THÔNG
MINH VÀ BÀI HỌC TỪ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH CẢNG HAMBURG, Tạp chí
khoa học công nghệ hàng hải. Available at:
https://vjol.info.vn/index.php/vimaru/article/download/55284/46284/.
Nhóm 11 TMA305.1

Linh, K. (2022) Hiện thực hóa nỗ lực xây dựng cảng xanh thông minh, BAO DIEN TU
VTV. Available at: https://vtv.vn/cong-nghe/hien-thuc-hoa-no-luc-xay-dung-cang-
xanh-thong-minh-20221104072943659.html.
Nguyen, C. (2022) Cảng Hamburg Tăng nhẹ sản lượng Container Trong Quý 1/2022,
Phaata. Available at: https://phaata.com/thi-truong-logistics/cang-hamburg-tang-nhe-
san-luong-container-trong-quy-1-2022-1341.html.
Nguyễn, C.L. and Thị, T.L.B. (2021), Tổng hợp khái niệm về cảng thông minh và bài
học từ trường hợp điển hình cảng Hamburg, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải,
64, pp. 77-81. Available at: https://vjol.info.vn/index.php/vimaru/article/view/55284.
Pham, T.Y. (2023) ‘A smart port development: Systematic literature and bibliometric
analysis’, The Asian Journal of Shipping and Logistics, 39(3), pp. 57–62. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.ajsl.2023.06.005.
Phạm, T.Y. and Nguyễn, T.H.G. (2022), Nghiên cứu các tiêu chí ảnh hưởng quyết
định áp dụng công nghệ số hướng tới cảng biển thông minh, Tạp chí Công nghiệp tàu
thủy Việt Nam. Available at: https://congnghieptauthuyvietnam.vn/new/nghien-cuu-
cac-tieu-chi-anh-huong-quyet-dinh-ap-dung-cong-nghe-so-huong-toi-cang-bien-thong-
minh.html.
Phan, T. (2023) Vận tải biển tăng trưởng trở lại, baochinhphu.vn. Available at:
https://baochinhphu.vn/van-tai-bien-tang-truong-tro-lai-102231030161640687.htm.
Smartlog (2022) Blockchain Cho Digital Logistics và Kho Hàng Thông Minh.
Available at: https://gosmartlog.com/blockchain-cho-digital-logistics-va-kho-hang-
thong-minh/.
THILOGI (2023) Lộ diện các cảng biển ở Việt Nam lọt top cảng container hoạt động
tốt nhất thế giới. Available at: https://thilogi.vn/lo-dien-cac-cang-bien-o-viet-nam-lot-
top-cang-container-hoat-dong-tot-nhat-the-gioi.
Thủ tướng Chính Phủ (2021) Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt
Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Available at:
https://www.vinamarine.gov.vn/vi/tin-tuc/quy-hoach-tong-phat-trien-he-thong-cang-
bien-viet-nam-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam
Trà, N. (2022) Ứng dụng công nghệ số trong khai thác cảng biển, Báo Bà Rịa - Vũng
Tàu điện tử. Available at: https://baobariavungtau.com.vn/kinh-te-bien/202205/ung-
dung-cong-nghe-so-trong-khai-thac-cang-bien-951787/.
Nhóm 11 TMA305.1

Trần, T.T. (2023) Triển khai công Nghệ Blockchain Trong Logistics, LinkedIn.
Available at: https://www.linkedin.com/pulse/tri%E1%BB%83n-khai-c%C3%B4ng-
ngh%E1%BB%87-blockchain-trong-logistics-tr%E1%BA%A7n-thanh-t%C3%B9ng-
n0qmc/.
VBPO, Blockchain là gì? Hoạt động của Blockchain như thế nào? Ứng dụng ra sao?,
VBPO JSC. Available at: https://vbpo.com.vn/news/blog-40/blockchain-la-gi-hoat-
dong-cua-blockchain-nhu-the-nao-ung-dung-ra-sao.
VILAS (2023) Bạn đã biết gì về hệ thống quản lý vận tải TMS?, vilas.edu.vn.
Available at: https://vilas.edu.vn/he-thong-van-tai-tms-lse.html.
VILAS (2023) Blockchain trong chuỗi cung ứng, vilas.edu.vn. Available at:
https://vilas.edu.vn/blockchain-trong-chuoi-cung-ung.html.
VILAS (2023) ERP là gì và Erp tác động đến Supply Chain như thế nào?,
vilas.edu.vn. Available at: https://vilas.edu.vn/erp-la-gi-va-erp-tac-dong-den-supply-
chain-nhu-the-nao.
VILAS (2023) Hệ thống Quản lý kho bãi WMS – Bài giải cho các doanh nghiệp,
vilas.edu.vn. Available at: https://vilas.edu.vn/he-thong-quan-ly-kho-bai-wms-bai-giai-
cho-cac-doanh-nghiep-wim.html#:~:text=Warehouse%20Management%20System
%20(WMS)%3A,ki%E1%BB%83m%20tra%20h%C3%A0ng%20t%E1%BB%93n
%20kho.
Vinamarine (2023), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: “Hàng hải Việt Nam hướng tới
cảng biển, đội tàu và chất lượng dịch vụ quốc tế cùng giá cả cạnh tranh”, Cục Hàng
Hải Việt Nam. Available at: https://vinamarine.gov.vn/vi/tin-tuc/bo-truong-nguyen-
van-thang-hang-hai-viet-nam-huong-toi-cang-bien-doi-tau-va-chat-luong-dich.
Vinh, T. (2023) Công nghiệp ‘xương sống’ của Trung Quốc số hoá nhanh chóng với
kết nối 5G, VietNamNet News. Available at: https://vietnamnet.vn/ket-noi-5g-hien-dai-
hoa-san-xuat-cong-nghiep-tai-trung-quoc-2217318.html.
VITIC (2023) Cảng Hamburg-đức (HPA) sẽ tăng phí cảng từ tháng 1/2024,
logistics.gov.vn. Available at:
https://logistics.gov.vn/dich-vu-logistics/cang-bien/cang-hamburg-duc-hpa-se-tang-
phi-cang-tu-thang-1-2024.
What is iot? - internet of things explained, AWS. Available at:
https://aws.amazon.com/what-is/iot/.
Nhóm 11 TMA305.1

TS. Nguyễn Thị Huyền (2021), Cảng biển Việt Nam - thực trạng và giải pháp, tạp chí
Công thương điện tử - cơ quan thông tin lí luận bộ Công Thương . Available at:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cang-bien-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-phat-
trien-80674.htm
CẢNG ROTTERDAM: NĂM CÔNG TY KHỞI NGHIỆP VỀ HYDRO DẪN ĐẦU
TRONG HỢP TÁC DOANH NGHIỆP, Pacific Group. Available at:
https://pcgroup.vn/cang-rotterdam-nam-cong-ty-khoi-nghiep-ve-hydro-dan-dau-trong-
hop-tac-doanh-nghiep.
(2023) Các doanh nghiệp logistics Việt Nam và việc ứng dụng công nghệ. Available
at: https://vlr.vn/cac-doanh-nghiep-logistics-viet-nam-va-viec-ung-dung-cong-nghe-
14725.html.
Ad (2022) Cảng Thiên Tân: Mô hình bến cảng xanh thông minh vận hành tự động,
Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông. Available at: https://ictvietnam.vn/cang-
thien-tan-mo-hinh-ben-cang-xanh-thong-minh-van-hanh-tu-dong-53910.html.
Nhóm 11 TMA305.1

Tài liệu quốc tế


AI Consulting Group (2023) AI use cases for ports and terminal operations. Available
at: https://www.aiconsultinggroup.com.au/ai-use-cases-for-ports-terminal-operation/.
Bauer, H., Patel, M. and Veira, J. (2014) The internet of things: Sizing up the
opportunity, McKinsey & Company. Available at:
https://www.mckinsey.com/industries/semiconductors/our-insights/the-internet-of-
things-sizing-up-the-opportunity.
Bracke, V. et al. (2021) ‘Design and evaluation of a scalable Internet of Things
backend for smart ports’, Software: Practice and Experience, 51(7), pp. 1557–1579.
Available at: https://doi.org/10.1002/spe.2973.
Chui, M., Löffler, M. and Roberts, R. (2010) The internet of things, McKinsey
& Company. Available at: https://www.mckinsey.com/industries/technology-media-
and-telecommunications/our-insights/the-internet-of-things.
Control & Management, Port of Rotterdam. Available at:
https://www.portofrotterdam.com/en/port-future/digitisation/control-management.
Donnelly, J. (2021) Why are more ports using drones?, Port Technology International.
Available at: https://www.porttechnology.org/news/why-are-more-ports-using-drones/.
Duran, C.A. et al. (2021) ‘Boosting the Decision-Making in Smart Ports by Using
Blockchain’, IEEE Access, 9, pp. 128055–128068. Available at:
https://doi.org/10.1109/ACCESS.2021.3112899.
Filom, S., Amiri, A.M. and Razavi, S. (2022) ‘Applications of machine learning
methods in port operations – A systematic literature review’, Transportation Research
Part E: Logistics and Transportation Review, 161, p. 102722. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.tre.2022.102722.
Flaischlen, S. and Wehinger, G.D. (2024) ‘Non-invasive temperature measurement in
fixed bed reactors using RFID technology’, International Journal of Heat and Mass
Transfer, 221, p. 125091. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.ijheatmasstransfer.2023.125091.
Gao, Y., Chang, D. and Chen, C.-H. (2023) ‘A digital twin-based approach for
optimizing operation energy consumption at automated container terminals’, Journal
of Cleaner Production, 385, p. 135782. Available at:
https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2022.135782.
Nhóm 11 TMA305.1

Gesing, B. and Kueckelhaus, M. (2020) Digital Twins in Logistics, DHL. Available at:
https://www.dhl.com/content/dam/dhl/global/core/documents/pdf/glo-core-digital-
twins-in-logistics.pdf.
Gharehgozli, A., Zaerpour, N., Koster, R. de, (2019), Container terminal layout
design: transition and future, Maritime Economics & Logistics,
https://doi.org/10.1057/s41278-019-00131-9.
Grgic, V. (2014) Hamis: One 24/7 product and four scrum teams, four years later,
InfoQ. Available at: https://www.infoq.com/articles/hamis-four-teams-four-years/.
How Digital Twin Technology Enhances smart ports (2021) Sinay. Available at:
https://sinay.ai/en/how-digital-twin-technology-enhances-smart-ports/.
Infor (2023) Optimizing warehouse fulfillment operations, Infor. Available at:
https://www.infor.com/solutions/scm/warehousing/warehouse-management-system.
IT Supply Chain (2020) Manhattan Associates announces versionless WMS with
Manhattan active® Warehouse Management, IT Supply Chain. Available at:
https://itsupplychain.com/manhattan-associates-announces-versionless-wms-with-
manhattan-active-warehouse-management/.
Its projects (2021) ITS Projects. Available at: https://www.hamburg-port-
authority.de/en/hpa-360/smartport/its-projects#c8594.
Ivankova, G.V., Mochalina, E.P. and Goncharova, N.L. (2020) ‘Internet of Things
(IoT) in logistics’, IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, 940(1),
p. 012033. Available at: https://doi.org/10.1088/1757-899X/940/1/012033.
Jungmittag, A. and Pesole, A. (2019) The impacts of Robots on labour productivity -
EU science hub. Available at:
https://joint-research-centre.ec.europa.eu/system/files/2019-11/jrc118044.pdf.
Kamolov and Park (2019) ‘An IoT-Based Ship Berthing Method Using a Set of
Ultrasonic Sensors’, Sensors, 19(23), p. 5181. Available at:
https://doi.org/10.3390/s19235181.
Kontos, I. (2023) Port of Rotterdam to use integrated planning for Inland Container
Shipping, Container News. Available at: https://container-news.com/port-of-
rotterdam-to-use-integrated-planning-for-inland-container-shipping/.
Leclerc, Y., Ircha, M. (2023). Canada’s Rapidly Evolving Smart Ports. In: Johansson,
T.M., Dalaklis, D., Fernández, J.E., Pastra, A., Lennan, M. (eds) Smart Ports and
Nhóm 11 TMA305.1

Robotic Systems . Studies in National Governance and Emerging Technologies.


Palgrave Macmillan, Cham. Available at: https://doi.org/10.1007/978-3-031-25296-
9_9
Lin, J. et al. (2017) ‘A Survey on Internet of Things: Architecture, Enabling
Technologies, Security and Privacy, and Applications’, IEEE Internet of Things
Journal, 4(5), pp. 1125–1142. Available at:
https://doi.org/10.1109/JIOT.2017.2683200.
Making the transport emissions transparent in the port of rotterdam (2023)
PortXchange. Available at: https://port-xchange.com/case-studies/making-the-
transport-emissions-transparent-in-the-port-of-rotterdam/.
Makkawan, K. and Muangpan, T. (2021) ‘A Conceptual Model of Smart Port
Performance and Smart Port Indicators in Thailand’, Journal of International Logistics
and Trade, 19(3), pp. 133–146. Available at:
https://doi.org/10.24006/jilt.2021.19.3.133.
Manoj Kumar, Nallapaneni & Dash, Archana. (2017). The Internet of Things: An
Opportunity for Transportation and Logistics.
Merk, O. and M. Hesse (2012), "The Competitiveness of Global Port-Cities: The Case
of Hamburg, Germany", OECD Regional Development Working Papers, No. 2012/06,
OECD Publishing, Paris, https://doi.org/10.1787/5k97g3hm1gvk-en.
Molavi, A., Lim, G.J. and Race, B. (2020) ‘A framework for building a smart port and
smart port index’, International Journal of Sustainable Transportation, 14(9), pp. 686–
700. Available at: https://doi.org/10.1080/15568318.2019.1610919.
More extensive content Routescanner makes route planner logical successor to
navigate (2022) Port of Rotterdam. Available at:
https://www.portofrotterdam.com/en/news-and-press-releases/more-extensive-content-
routescanner-makes-route-planner-logical-successor.
NCS (2021), Smart port transformation through digitalisation: NCS SG, Smart Port
Transformation Through Digitalisation | NCS SG. Available at:
https://www.ncs.co/en-sg/knowledge-centre/articles/smart-port-transformation-
through-digitalisation/.
Oliva, I. (2021) Blockchain Logistics and ports. present and future, PierNext.
Available at: https://piernext.portdebarcelona.cat/en/technology/blockchain-logistics-
Nhóm 11 TMA305.1

and-ports-present-and-future/.
Optimization of Logistic Processes, Port of Rotterdam. Available at:
https://www.portofrotterdam.com/en/to-do-port/futureland/optimization-of-logistic-
processes.
Ortiz, G. et al. (2022) ‘A microservice architecture for real-time IoT data processing:
A reusable Web of things approach for smart ports’, Computer Standards & Interfaces,
81, p. 103604. Available at: https://doi.org/10.1016/j.csi.2021.103604.
Pijper, G. (2023) Routescanner takes significant steps in making container logistics
more sustainable, Rotterdam. Maritime Capital of Europe. Available at:
https://www.rotterdammaritimecapital.com/insight/routescanner-takes-significant-
steps-in-making-container-logistics-more-sustainable.
Pillar, R., Fleet innovation: What is Digital Twin Technology?, Descartes. Available
at: https://www.descartes.com/resources/knowledge-center/fleet-innovation-what-
digital-twin-technology.
Port Monitor: The smart it tool for Smooth Vessel Traffic (2014), IAPH Hamburg
2015 - 29th world ports conference. Available at:
https://www.iaph2015.org/smartnews/port-monitor-the-smart-it-tool-for-smooth-
vessel-traffic/.
Porwal, R. (2023) Enhancing port operations with Blockchain technology, Shipfinex.
Available at: https://www.shipfinex.com/blog/blockchain-technology-in-port-
operations.
Rasheed, A. (2022) Digital Twins on AWS: Unlocking business value and outcomes |
AWS. Available at: https://aws.amazon.com/blogs/iot/digital-twins-on-aws-unlocking-
business-value-and-outcomes/.
Rashid, M. (2021) Air Quality Monitoring System using IBM bluemix and node-red.,
LinkedIn. Available at: https://www.linkedin.com/pulse/air-quality-monitoring-
system-carbon-monoxide-co-detection-rashid/.
Roberts, C.M. (2006) ‘Radio frequency identification (RFID)’, Computers & Security,
25(1), pp. 18–26. Available at: https://doi.org/10.1016/j.cose.2005.12.003.
Roreger, H. (2019) Port of Hamburg – 5G-Monarch, World Port Sustainability
Program. Available at: https://sustainableworldports.org/project/port-of-hamburg-5g-
Nhóm 11 TMA305.1

monarch/#:~:text=The%20future%20of%20mobile%20communication,the
%20Horizon%202020%20Framework%20Programme.
Russell, T. (2015) Single Port Management System for Rotterdam and Amsterdam
Ports, 4c Offshore. Available at: https://www.4coffshore.com/news/single-port-
management-system-for-rotterdam-and-amsterdam-ports-nid2311.html.
SAS, Big data insights. Available at: https://www.sas.com/en_us/insights/big-
data.html.
Serra, P. et al. (2022) ‘Application Prospects of Blockchain Technology to Support the
Development of Interport Communities’, Computers, 11(5), p. 60. Available at:
https://doi.org/10.3390/computers11050060.
Smart container 42 begins journey from Port of Rotterdam (2019) SAFETY4SEA.
Available at: https://safety4sea.com/smart-container-42-begins-journey-from-port-of-
rotterdam/.
Smart port: The future of ports (2022) DailyLogistics. Available at:
https://dailylogistic.com/smart-port/.
The digital port, Port of Rotterdam. Available at:
https://www.portofrotterdam.com/en/to-do-port/futureland/the-digital-port.
The world’s first smart ship ‘I-dolphin’ unveiled (2015), VesselFinder. Available at:
https://www.vesselfinder.com/news/4876-The-Worlds-First-Smart-Ship-i-Dolphin-
Unveiled.
TheCodeWork (2023) Digital Twin Technology in Logistics, LinkedIn. Available at:
https://www.linkedin.com/pulse/digital-twin-technology-logistics-thecodework/.
Wang, K. et al. (2021) ‘Multi-aspect applications and development challenges of
digital twin-driven management in global smart ports’, Case Studies on Transport
Policy, 9(3), pp. 1298–1312. Available at: https://doi.org/10.1016/j.cstp.2021.06.014.
Wen, L., Zhang, L. and Li, J. (2019) ‘Application of Blockchain Technology in Data
Management: Advantages and Solutions’, in J. Li et al. (eds) Big Scientific Data
Management. Cham: Springer International Publishing (Lecture Notes in Computer
Science), pp. 239–254. Available at: https://doi.org/10.1007/978-3-030-28061-1_24.
Wielki, Janusz. (2016). The Role of Internet of Things as a Key Technology Enabling
the Fourth Industrial Revolution.
Nhóm 11 TMA305.1

Yang, Y. et al. (2018) ‘Internet of things for smart ports: Technologies and
challenges’, IEEE Instrumentation & Measurement Magazine, 21(1), pp. 34–43.
Available at: https://doi.org/10.1109/MIM.2018.8278808.
Yigit, Y. et al. (2023) ‘TwinPot: Digital Twin-assisted Honeypot for Cyber-Secure
Smart Seaports’, in 2023 IEEE International Conference on Communications
Workshops (ICC Workshops). 2023 IEEE International Conference on
Communications Workshops (ICC Workshops), Rome, Italy: IEEE, pp. 740–745.
Available at: https://doi.org/10.1109/ICCWorkshops57953.2023.10283756.
Zaske, S. (2015) Port stars: How Hamburg is tapping tablets and telematics to Tame
Truck Traffic, ZDNET. Available at:
https://www.zdnet.com/home-and-office/networking/port-stars-how-hamburgs-
tapping-tablets-and-telematics-to-tame-truck-traffic/.
Zampolin, B. (2017) Virtual Depot. Available at: https://www.iaphworldports.org/n-
iaph/wp-content/uploads/2020/12/Entry_No.8_Hamburg_Port_AuthorityGermany.pdf.
(2020) Port Environmental Review System (PERS) for the port of Rotterdam.
Available at: https://www.portofrotterdam.com/sites/default/files/2021-05/port-
environmental-review-system-pers-april-2020_0.pdf .
Smart container boom expected in next five years (2022) Port Technology
International. Available at: https://www.porttechnology.org/news/smart-container-
boom-expected-in-next-five-years/.
Up to 14% less containership CO2 emissions through just in time arrivals (2022) Port
of Rotterdam. Available at: https://www.portofrotterdam.com/en/news-and-press-
releases/up-to-14-less-containership-co2-emissions-through-just-in-time-arrivals
(Accessed: 22 March 2024).
Port of Rotterdam’s AI Vessel Platform (2019) Port Technology International.
Available at:
https://www.porttechnology.org/news/port_of_rotterdams_ai_vessel_platform/.
Port of Rotterdam puts internet of things platform into operation (2019) Port of
Rotterdam. Available at: https://www.portofrotterdam.com/en/news-and-press-
releases/port-rotterdam-puts-internet-things-platform-operation.
Nhóm 11 TMA305.1

You might also like