Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU


DÙNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH PHAN ĐĂNG
LƯU – PGD BÌNH HÒA

SVTH: Nguyễn Ngọc Tường Vy

MSSV: 2054032550

Ngành: Tài chính – Ngân hàng


GVHD: Vũ Hữu Thành

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm


2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU


DÙNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH PHAN ĐĂNG
LƯU – PGD BÌNH HÒA

SVTH: Nguyễn Ngọc Tường Vy

MSSV: 2054032550

Ngành: Tài chính – Ngân hàng

GVHD: Vũ Hữu Thành

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


Nguyễn Ngọc Tường Vy – 2054032550

Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG Ở PGD
BÌNH HÒA Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.3. Phương pháp nghiên cứu.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.5. Kết cấu của báo cáo thực tập

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG


THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – PGD BÌNH HÒA

2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ACB

2.1.2. Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của ACB

2.1.3. Các sản phẩm của ACB

2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của ACB

2.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Phan Đăng Lưu –
PGD Bình Hòa

2.2.1. Quá trình hình thành và tổ chức của PGD Bình Hòa
2.2.2. Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của PGD
Bình Hòa

2.2.3. Sản phẩm chính của PGD Bình Hòa

2.2.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của PGD Bình Hòa

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU


DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU PGD BÌNH HÒA

3.1. Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu – PGD Bình Hòa

3.1.1. Các sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng

3.2. Quy định về cho vay tiêu dùng

3.2.1. Điều kiện cho vay

3.2.2. Thủ tục vay

3.2.3. Lãi suất vay

3.2.4. Quy trình vay

3.3. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
– CN Phan Đình Phùng – PGD Bình Hòa

3.3.1. Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng

3.3.2. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng

3.3.2.1. Đối tượng khách hàng vay tiêu dùng

3.3.2.2. Kỳ hạn cho vay tiêu dùng

3.3.2.3. Hình thức đảm bảo vay tiêu dùng

3.3.2.4. Mục đích sử dụng vốn


3.3.3. Phân tích một số chỉ tiêu hoạt động cho vay tiêu dùng

3.3.3.1. Tăng trưởng dư nợ

3.3.3.2 Nợ quá hạn

3.3.3.3. Lợi nhuận

3.3.3.4. Tỷ lệ nợ xấu

3.4. Đánh giá chung hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu – CN Phan Đăng Lưu – PGD Bình Hòa

CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP

4.1. Kết luận

4.2. Một số kiến nghị nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng
tại Ngân hàng ACB – CN Phan Đình Phùng – PGD Bình Hòa

4.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng

4.2.2. Cải thiện hoàn chỉnh quy trình cho vay

4.2.3. Tích cực quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng của
Ngân hàng

4.2.4. Tăng cường huy động vốn


CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – PGD BÌNH HÒA

2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ


phần Á Châu (ACB)

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu

- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB

- Logo:

Hình 1.1. Logo của ngân Ngân hàng TMCP Á Châu

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948

- Vốn điều lệ: 33.774.350.940.000 đồng ( tại thời điểm 28/02/2023)

- Slogan: “ Ngân hàng của mọi nhà ”

- Địa chỉ trụ sở chính: 442 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5,
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948

- Số điện thoại: 1900 54 54 86

- Số fax: (84.8) 3839 9885


- Website: www.acb.com.vn

- Mã cổ phiếu: ACB
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ACB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập năm
1993. Là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu
tại Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi nhánh và PGD trải dài 49
tỉnh thành trong số 63 tỉnh thành trong cả nước và có hơn 13.000 nhân
viên, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Sau một thời gian
dài hoạt động, ACB đã có những thành tựu đáng kể, thể hiện rõ ở từng
giai đoạn phát triển. Cụ thể từng giai đoạn:

- 04/06/1993: Chính thức thành lập ngân hàng ACB. Đây là giai
đoạn khởi đầu cho sự phát triển của ngân hàng Á Châu, chủ yếu
tập trung hướng đến những khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
tư nhân vừa và nhỏ.
- Năm 1996 – 2000: ACB ghi dấu ấn lịch sử khi ACB trở thành
ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên phát hành thẻ Visa và
MasterCard
- Năm 1997 – 1998: ACB bắt đầu tiếp cận các nghiệp vụ ngân
hàng hiện đại và khởi động chương trình hiện đại hóa công nghệ
thông tin ngân hàng.
- 06/2000: Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS),
bắt đầu chiến lược đa dạng hóa hoạt động.
- Năm 2003: ACB quyết định xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong lĩnh vực huy động
vốn, vay ngắn hạn, thanh toán quốc tế, cung ứng nguồn lực Hội
sở.
- Năm 2004: Thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
(ACBA)
- Ngày 31/10/2006: Cổ phiếu của ngân hàng ACB chính thức
được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
- Năm 2017: Vốn điều lệ là 11.259.140.250.000 đồng.
- Năm 2018: Vốn điều lệ tiếp tục tăng và đạt mức
12.885.877.380.000 đồng.
- Năm 2020: ACB chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE
- Năm 2021: Lợi nhuận trước thuế đạt gần 12 nghìn tỷ đồng, tăng
25% so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 0,77%. Tích cực
chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào quá tình vận hành.
- Năm 2022: Ra mắt thương hiệu Ngân hàng số ACB ONE, mức
đủ vốn và năng lực quản trị rủ ro thanh khoản đáp ứng chuẩn
mức của Basel III.

2.1.2. Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của ACB

Nhiệm vụ của ACB bao gồm:

 Cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng: ACB cung cấp
các dịch vụ như tài khoản ngân hàng, tiết kiệm, cho vay, thẻ tín
dụng, thanh toán, chuyển tiền và các dịch vụ ngân hàng điện tử
khác để phục vụ nhu cầu tài chính của khách hàng.
 Tín dụng và cho vay: ACB cung cấp các gói vay cá nhân, vay
doanh nghiệp, vay mua nhà, vay mua ô tô và các dịch vụ tín
dụng khác để hỗ trợ khách hàng trong việc đầu tư, mua sắm và
phát triển kinh doanh.
 Xử lý thanh toán và giải ngân: ACB đảm bảo thực hiện và xử
lý các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, giải ngân cho khách
hàng và các đối tác kinh doanh.
 Phát triển và quản lý tài chính: ACB đầu tư và quản lý tài chính
của ngân hàng, bao gồm quản lý tiền gửi của khách hàng và đầu
tư vào các công cụ tài chính như chứng khoán, trái phiếu, và các
dự án đầu tư khác.
 Hỗ trợ khách hàng: ACB cung cấp các dịch vụ tài chính, tư vấn
và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển
và quản lý kế hoạch tài chính, đầu tư và mở rộng kinh doanh.
 Đóng góp vào phát triển kinh tế và xã hội: ACB đóng góp vào
phát triển kinh tế và xã hội thông qua các hoạt động cộng đồng,
hỗ trợ giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, và các chương trình
phát triển bền vững khác.

Tóm lại, nhiệm vụ của ACB là cung cấp các dịch vụ và sản
phẩm tài chính đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp
phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Chức năng của ngân hàng ACB bao gồm:

 Cung cấp dịch vụ ngân hàng truyền thống: ACB cung cấp các
dịch vụ như mở tài khoản, gửi tiết kiệm, vay mua nhà, vay mua
ô tô, tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp, chuyển khoản nội
địa và quốc tế, thanh toán, và các dịch vụ khác liên quan đến các
hoạt động tài chính của cá nhân và doanh nghiệp.
 Dịch vụ ngân hàng điện tử: ACB phát triển các ứng dụng và
nền tảng công nghệ để cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến,
cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch như kiểm tra số dư,
chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, và nhiều
dịch vụ khác thông qua các thiết bị di động hoặc máy tính.
 Dịch vụ quốc tế: ACB cung cấp các dịch vụ ngân hàng quốc tế
như mở tài khoản ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế, mua bán ngoại
tệ, thanh toán ngoại tệ, và hỗ trợ giao dịch thương mại quốc tế
cho các khách hàng kinh doanh quốc tế.
 Tư vấn tài chính: Ngân hàng ACB cung cấp dịch vụ tư vấn tài
chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Dịch vụ này bao
gồm tư vấn đầu tư, tài chính cá nhân, tài trợ vốn, lập kế hoạch tài
chính và các giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của từng
khách hàng.
 Dịch vụ tiện ích: ACB cung cấp các dịch vụ khác để phục vụ
nhu cầu tiện ích hàng ngày của khách hàng như thanh toán hóa
đơn, mua vé máy bay, mua vé xem phim, mua bảo hiểm, nạp
tiền điện thoại di động, mua thẻ nhớ, và nhiều dịch vụ khác
thông qua các đại lý, máy POS và các kênh khác.

Những chức năng này giúp ACB đáp ứng nhu cầu tài chính
và giúp đỡ khách hàng trong các hoạt động ngân hàng và tiện ích
hàng ngày của họ.

Định hướng hoạt động năm 2023, ACB cho biết sẽ tăng trưởng tín
dụng trong cả năm với tốc độ hợp lý, phù hợp với chủ trương của
Ngân hàng Nhà nước; kiểm soát tốt chất lượng tín dụng; phát triển đa
dạng sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng phân khúc
khách hàng mục tiêu và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

 Lợi nhuận trước thuế đạt 20.058 tỷ đồng, tăng 17,2%.


 Tổng tài sản đạt 668.788 tỷ đồng, tăng 10%.
 Tiền gửi và giấy tờ có giá đạt 495.836 tỷ đồng, tăng 9,7%.
 Dư nợ cho vay đạt 453.836 tỷ đồng, tăng 9,7%.
 Tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 1%.

Định hướng phát triển trung và dài hạn:

 Tăng trưởng đều đặn và bền vững để đáp ứng kỳ vọng của cổ
đông, đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, cải thiện hiệu quả
hoạt động (về chất lượng tài sản, kiểm soát chi phí, năng suất,
khả năng sinh lời); xây dựng và duy trì môi trường làm việc có
sức thu hút, động viên và giữ chân tài năng.
 Duy trì và nâng cao sự tín nhiệm của ACB bằng việc thực hành
quản trị công ty tốt, đảm bảo các chức năng quản trị, kiểm soát
và điều hành được thực thi vì quyền lợi của cổ đông và các bên
hữu quan, đảm bảo nhân viên tôn trọng và sống với các giá trị
cốt lõi.
 Phát triển bộ máy lãnh đạo cho phù hợp với những thay đổi về
chiến lược của ACB, chính sách quản lý của Nhà nước, phát
triển công nghệ, …

2.1.3. Các sản phẩm của ACB

Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng ACB rất đa dạng, phục vụ tốt nhu cầu
của mỗi cá nhân, khách hàng. Điển hình như các sản phẩm sau:
- Sản phẩm thẻ: Sản phẩm thẻ của Ngân hàng ACB cung cấp có
nhiều loại khác nhau. Tùy vào nhu cầu sử dụng Khách hàng
(KH) có thể dùng loại tín dụng nội địa, quốc tế, trả trước và ghi
nợ.
 Thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Đối với thẻ tín dụng nội địa
và quốc tế có 6 loại khác nhau. Điều này đã và đang đáp ứng
nhu cầu thanh toán, giao dịch của khách hàng trong nước,
nước ngoài:
o Thẻ ACB Express.
o Thẻ ACB World MasterCard.
o Thẻ ACB Visa Platinum.
o Thẻ ACB JCB.
o Thẻ ACB Visa.
o Thẻ ACB MasterCard.
o Thẻ ACB Visa Business.
o Thẻ ACB Visa Signature.
o Đặc biệt, đang có rất nhiều khách hàng quan tâm về Thẻ
Đen ACB – là một trong những sản phẩm thẻ Visa
Platinum đang hot nhất tại Ngân hàng ACB.
 Thẻ trả trước và thẻ ghi nợ: Đơn vị hiện đang cung cấp 8
loại thẻ trả trước và thẻ ghi nợ mang đến vô số lợi ích, sự tiện
dụng cho khách hàng. Bao gồm các loại thẻ:
o Thẻ JCB Debit.
o Thẻ MasterCard Debit.
o Thẻ Visa Debit.
o Thẻ ACB Green.
o Thẻ ACB2Go.
o Thẻ Visa Prepaid.
o Thẻ MasterCard Dynamic.
o Thẻ JCB Prepaid.
- Sản phẩm bảo hiểm: Ngoài việc cung cấp các loại thẻ tín dụng,
Ngân hàng ACB còn mang đến cho khách hàng 5 gói sản phẩm
bảo hiểm. Nhờ đó, đối tác sẽ được chăm sóc toàn diện, hướng tới
những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, cụ thể:
 Gói bảo hiểm sống chủ động với tên gọi Bảo Hiểm Tiết Kiệm
Sun.
 Gói bảo hiểm sống sung túc với tên gọi Bảo Hiểm Đầu Tư
Sun.
 Gói bảo hiểm Sức Khoẻ Bảo An Khang.
 Mang đến khách hàng nhiều lợi ích với gói bảo hiểm Các Giải
Pháp Bảo Vệ Tài Chính Toàn Diện.
 Gói bảo hiểm ACB Medical Care.
- Dịch vụ cho vay
 Vay kinh doanh.
 Vay mua nhà.
 Vay tiêu dùng.
- Dịch vụ gửi tiền tiết kiệm: Dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại Ngân
hàng ACB cũng thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng. ACB
cung cấp đa dạng hạn mức tiết kiệm, đảm bảo lãi suất tốt nhất
cho đối tác. Nhờ đó, bạn luôn tận hưởng các gói dịch vụ phù hợp
với nhu cầu hiện tại.
- Ngân hàng điện tử: ACB hiện đang triển khai 3 hệ thống Ngân
hàng điện tử linh động, chuyên nghiệp. Theo đó, bạn có thể tiếp
cận các dịch vụ tại:
 ACB online.
 ACB mobile.
 SMS Banking ACB.
 Một số dịch vụ khác:
 Dịch vụ chuyển tiền nước ngoài.
 Dịch vụ kiều hồi.
 Triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế và trong nước nhanh
chóng.
 Hỗ trợ chuyển tiền, nhận tiền tiện lợi.
 Bảo lãnh với loại hình đa dạng giúp nâng cao uy tín cho
doanh nghiệp và đối tác như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh thanh toán, …

2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của ACB

Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm:

 Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyết định chính của ACB,
gồm các thành viên được bầu cử từ các cổ đông của ngân
hàng. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đề ra chiến lược
kinh doanh, giám sát quản lý hoạt động của ACB.
 Ban Giám đốc: Là các cấp quản lý cao nhất của ACB, gồm
Chủ tịch và Các Phó Chủ tịch. Ban Giám đốc chịu trách
nhiệm thực hiện quyết định của Hội đồng quản trị, điều hành
hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng.
 Các Bộ phận chức năng: ACB có các bộ phận chức năng
bao gồm Văn phòng Đại diện, Phòng hợp tác quốc tế, Phòng
Marketing, Phòng Tín dụng, Phòng Rủi ro, Phòng Tài chính,
Phòng Nhân sự, Phòng Kỹ thuật...

Về nhân sự, ACB có hơn 13.000 nhân viên làm việc trên toàn
quốc. Các nhân viên được phân công vào từng bộ phận chuyên môn
cụ thể trong ACB như Tín dụng, Rủi ro, Marketing, Nhân sự, Tài
chính, Kỹ thuật, Quản trị...

Các nhân viên của ACB được đào tạo và chuyên gia trong lĩnh vực
của mình, và phải tuân thủ các quy định, chính sách và quy trình được
đặt ra bởi ACB.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ACB

2.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Phan


Đăng Lưu – PGD Bình Hòa

2.2.1. Quá trình hình thành và tổ chức của PGD Bình Hòa

• Tên gọi: Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD Bình Hòa

• Ngày thành lập: ngày 16/05/2008


• Địa chỉ: 256 Nơ Trang Long, Phường 12, Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh

• Giám đốc: Ông Tô Văn Thụy

• Điện thoại: 028 6297 8612

• Quy mô nhân sự: trên 30 người

Để mở rộng mạng lưới dịch vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng tại những khu vực
tiềm năng, ngày 16/05/2008 Ngân hàng TMCP Á Châu quyết định thành
lập PGD Bình Hòa tại địa chỉ số 256 Nơ Trang Long, Phường 12, Bình
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của PGD
Bình Hòa

Nhiệm vụ chủ yếu của PGD Bình Hòa là tăng cường huy động vốn, cho
vay và chiếm giữ thị phần, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của Ngân
hàng trên toàn hệ thống.

Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, PGD Bình Hòa luôn tích cực
phấn đấu và tận tụy phục vụ khách hàng với quan điểm “phục vụ tốt nhất
về quyền lợi khách hàng là phục vụ cho quyền lợi lâu dài của chính
Ngân hàng”. Chính vì quan điểm đó mà Ngân hàng tạo được niềm tin
cho khách hàng trên khắp đất nước. Sau hơn 13 năm hoạt động, PGD
Bình Hòa đã khẳng định vị thế của mình và có thể cạnh tranh với các
Ngân hàng khác trên địa bàn quận Bình Thạnh nói riêng và khu vực TP.
Hồ Chí Minh nói chung.

2.2.3. Sản phẩm chính của PGD Bình Hòa


Sản phẩm chính của PGD Bình Hòa của Ngân hàng ACB bao gồm:

 Dịch vụ mở và vận hành tài khoản giao dịch: Khách hàng có thể
mở tài khoản giao dịch tại PGD Bình Hòa để thực hiện các giao
dịch liên quan đến ngân hàng như rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản,
thanh toán hóa đơn, …
 Dịch vụ cho vay: PGD Bình Hòa cung cấp các sản phẩm cho vay
như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng, ...
 Dịch vụ tiền gửi: Ngân hàng ACB cung cấp dịch vụ tiền gửi với
các loại tiền gửi như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiết
kiệm, ….
 Dịch vụ thẻ: Ngân hàng ACB cung cấp các loại thẻ ATM, thẻ tín
dụng và thẻ ghi nợ để khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tại
máy ATM, POS hoặc trực tuyến dễ dàng và an toàn.
 Dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking: Khách hàng có thể
truy cập vào hệ thống Internet Banking và Mobile Banking của
ACB để thực hiện các giao dịch trực tuyến, kiểm tra số dư, chuyển
khoản, thanh toán hóa đơn, v.v. mọi lúc mọi nơi.

2.2.4. Cơ cấu tổ chức của PGD Bình Hòa


PGD
Bình Hòa

Giám Đốc

Bộ Phận Bộ Phận
Kinh Vận Hành
Doanh

Phòng KH TBP VH Phòng


Phòng KH
Cá nhân Doanh nghiệp Giao dịch Hỗ trợ tín
Ngân quỹ dụng
Trưởng
phòng GĐ Quan hệ Kiểm sát viên CSR Tiền
KHCN KHDN Giao dịch vay

GĐ Quan Thủ quỹ,


hệ KHCN Kiểm ngân,
GDV
Chuyênviên
KHCN, NV
KHCN

Sơ đồ tổ chức của PGD Bình Hòa

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU


DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU PGD BÌNH HÒA

3.1. Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu – PGD Bình Hòa

3.1.1. Mô tả về cho vay tiêu dùng


3.1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức vay tín chấp hoặc vay thế
chấp cho mục đích chi tiêu của khách hàng (cá nhân, hộ gia đình) thỏa
thuận với công ty tài chính, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sử dụng
một khoản tiền với mục đích tiêu dùng và nguyên tắc có hoàn trả cả gốc
và lãi sau một thời gian nhất định. Các khoản vay tiêu dùng là nguồn tài
chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong
cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du
lịch, y tế,…cho phép họ có thể tiêu dùng trước – chi trả sau dưới nhiều
hình thức, trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để chi trả, tạo điều
kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các hoạt động cho vay tiêu dùng
cũng cho thấy hoạt động này không chỉ có ý nghĩa với từng cá nhân, mà
còn mang lại những tác động tích cực cho toàn xã hội, là một công cụ
quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

3.1.1.2. Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng

- Đối với ngân hàng

Vay tiêu dùng có lãi suất hấp dẫn và ổn định hơn so với cho vay kinh
doanh. Số lượng các món vay tiêu dùng lớn nên rủi ro được phân tán. Vì
vậy thu nhập từ cho vay tiêu dùng là một nguồn thu không nhỏ và có thể
bù đắp chi phí hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra, cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân
hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối
tượng khách hàng mới, từ dó mở rộng quan hệ với khách hàng. Bằng
cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao
chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng đến với ngân
hàng ngày càng nhiều hơn và hình ảnh của ngân hàng sẽ càng đẹp hơn
trong con mắt của khách hàng. Từ đó mà uy tín của ngân hàng ngày càng
được nâng cao.

Đặc biệt, cho vay tiêu dùng còn là công cụ marketing rất hiệu quả, nhiều
người sẽ biết đến ngân hàng. Từ đó ngân hàng cũng sẽ huy động được
nhiều nguồn tiền gửi của dân cư, tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa
kinh doanh. Có thể nâng cao thu nhập và phát tán rủi ro của ngân hàng.

- Đối với khách hàng

Khi chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu
cầu chi tiêu của họ cũng phong phú và đa dạng hơn. Song không phải lúc
nào họ cũng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng ngay. Vậy
nên vay tiêu dùng hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm vật
dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình,
thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác
trong cuộc sống. Các khoản vay tiêu dùng của Ngân hàng đã giúp khách
hàng kết hợp được nhu cầu hiện tại và khả năng thanh toán trong tương
lai

- Đối với nền kinh tế xã hội

Sự sung túc của một nền kinh tế được thể hiện rất rõ qua mức cầu về
hàng hoá tiêu dùng của dân cư, chính là số lượng và mức độ của các nhu
cầu có khả năng thanh toán về các mặt hàng tiêu dùng khác nhau. Cho
nên một giải pháp làm tăng số lượng nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ
có một đòn bảy hữu hiệu để kích cầu, từ đó tác động tích cực đến nhiều
lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông luồng
chuyền dịch hàng hóa, ảnh hưởng đáng kể trong chính sách kích cầu của
Nhà nước, nó cũng giúp Nhà nước đạt được những mục tiêu kinh tế – xã
hội nhất định, chẳng hạn như tăng mức sống cho dân cư, thúc đẩy quá
trình sản xuất kinh doanh, tăng GDP hay tăng thu nhập bình quân đầu
người, …

3.1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng

- Theo mục đích sử dụng:

 Cho vay tiêu dùng cư trú : là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu
cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của các cá nhân hoặc hộ
gia đình.
 Cho vay tiêu dùng phi cư trú : là các khoản vay tài trợ cho việc
trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học
hành, giải trí và du lịch, …

- Theo phương thức hoàn trả

 Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong
đó người đi vay vốn sẽ trả nợ (gốc + lãi) cho ngân hàng nhiều
lần, theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức
này thường được áp dụng đối với các khoản vay trả góp có giá
trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ để
có thể thanh toán hết một lần số nợ vay.
 Cho vay tiêu dùng phi trả góp: là hình thức cho vay tiêu dùng trong
đó tiền vay vốn sẽ được khách hàng thanh toán chỉ một lần vào
cuối kỳ. Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ
được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài.
 Cho vay tuần hoàn: Vay tiêu dùng tuần hoàn là hình thức cho vay
tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín
dụng hoặc phát hành loại séc cho phép thấu chi dựa trên tài khoản
vãng lai. Thời gian tín dụng sẽ được thỏa thuận trước, căn cứ vào
nhu cầu chi tiêu cũng như thu nhập kiếm được từng thời kỳ. Khách
hàng chỉ cần làm thủ tục 1 lần nhưng có thể vay ngân hàng nhiều
lần với số tiền khác nhau. Ngân hàng cho phép khách hàng thực
hiện việc vay với một hạn mức tín dụng và được trả nợ nhiều kỳ
một cách tuần hoàn.

- Theo phương thức tài trợ

 Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua
các khoản nợ phát sinh do các doanh nghiệp, công ty bán lẻ đã bán
chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.
Ưu điểm của hình thức này là ngân hàng có cơ hội tăng doanh số
cho vay mà ít chi phí nghiệp vụ. Các công ty bán lẻ cũng phải chịu
trách nhiệm giám sát các khoản vay một thời gian nhất định, theo
dõi các tài khoản không trả đúng hạn. Nhờ đó giúp Ngân hàng tiết
kiệm được thời gian và chi phí đáng kể
Tuy nhiên sự tài trợ này vẫn có những hạn chế nhất định. Khi cho
vay, các ngân hàng sẽ không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà
thông qua các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Vì thế,
hình thức này thiếu sự kiểm soát của ngân hàng, không có cơ sở để
đánh giá khách hàng một cách chính xác. Vì vậy nguy cơ rủi ro tín
dụng của Ngân hàng cũng rất cao.
 Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là hình thức khách hàng và ngân hàng
trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay và thu nợ. Ngân hàng sẽ có
thể sử dụng triệt để trình độ, kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của
các cán bộ tín dụng, do đó các khoản cho vay này sẽ có chất lượng
cao hơn so với cho vay thông qua công ty, doanh nghiệp bán lẻ.
Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp cũng linh hoạt hơn hình thức
cho vay gián tiếp, bởi khi ngân hàng với khách hàng quan hệ trực
tiếp thì sẽ xử lý tốt các vấn đề phát sinh, đồng thời có khả năng làm
thỏa mãn quyền lợi cho cả hai bên.

3.1.2. Các sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng

- Vay tiêu dùng không có TSBĐ: là hình thức vay không cần tài sản
đảm bảo. Ngân hàng sẽ dựa vào mức thu nhập, sự tín nhiệm, tình hình tài
chính của cá nhân để phê duyệt hạn mức cho vay.

o Ưu điểm: Khách hàng không cần thế chấp tài sản đảm bảo,
không phải lo lắng về việc bảo quản tài sản, hư hỏng hoặc mất
mát tài sản khi vay tín chấp; Điều kiện và thủ tục vay nhanh,
gọn, dễ thực hiện; Thời gian xét duyệt, giải ngân nhanh chóng
o Nhược điểm: Giới hạn của vay tiêu dùng không có TSBĐ thì số
tiền giải ngân thấp và lãi suất cao; Khoản vay và thời gian vay bị
giới hạn; Khách hàng cũng phải đáp ứng các tiêu chí về thu nhập,
xếp hạng tín dụng, tuổi tác và nơi lưu trú mà Ngân hàng đưa ra

- Vay tiêu dùng có TSBĐ: là hình thức vay phải cầm cố tài sản hoặc
giấy tờ có giá ( sổ đỏ, sổ hồng, sổ tiết kiệm, …) Vay thế chấp thường áp
dụng cho các khoản vay lớn, dài hạn. người đứng tên vay phải là chủ sở
hữu của các loại tài sản này, nhưng nếu không có khả năng trả nợ thì
ngân hàng sẽ tịch thu tài sản của khách hàng và thanh lý trả nợ. Thời hạn
vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng

o Ưu điểm: Đáp ứng được nhu cầu vay vốn lớn của khách hàng,
Số tiền khách hàng được vay phụ thuộc vào giá trị tương đương
của tài sản bảo đảm; Thời hạn cho vay dài, lãi suất thấp; Phương
thức trả lãi linh hoạt
o Nhược điểm: Bắt buộc phải có tài sản thế chấp, tốn nhiều thời gian
giao dịch dẫn đến việc giải ngân chậm, số tiền được vay tùy thuộc
vào tài sản thế chấp, nếu không còn khả năng trả nợ bạn sẽ mất tài
sản đã thế chấp với ngân hàng, thời gian

- Vay mua ô tô: là hình thức mà khách hàng vay một khoản tiền từ
Ngân hàng để mua ô tô. Với hình thức này, khách hàng sẽ phải thế chấp
TSBĐ ( xe mua, nhà đất ) và thanh toán một phần giá trị xe, phần còn lại
sẽ vay Ngân hàng và trả dần theo hàng tháng. Khách hàng sẽ trả lại
khoản vay này theo lịch trình trả góp đã được thỏa thuận trước đó, bao
gồm cả số tiền vay và lãi suất.

 Ưu điểm: Mua xe trả góp thúc đẩy thêm động lực làm việc cũng
như bỏ bớt gánh nặng phải chi trả mọi thứ cùng lúc; Thay vì trả
hết toàn bộ số tiền mua xe, khách hàng có thể dùng tiền còn lại
để đầu tư và kinh doanh khác; Số tiền cho vay lên đến 90%
phương án sử dụng vốn; Phương pháp chứng minh nguồn thu
nhập linh hoạt; Phương thức trả vốn và lãi đa dạng, phù hợp theo
nhu cầu
 Nhược điểm: Người mua không được giữ bản gốc giấy đăng ký ô
tô; Điều kiện vay có nhiều ràng buộc; Rủi ro mất TSBĐ nếu không
có khả năng trả nợ

- Hỗ trợ Du học / Du lịch: là cung cấp nguồn tài chính để hỗ trợ cho
khách hàng có nhu cầu theo học các chương trình đào tạo tại nước ngoài
và chi phí đi du lịch. Khách hàng có thể vay cho bản thân hoặc người
thân đi du học (con cái, anh/ chị/ em ruột của bản thân hoặc vợ/ chồng...)

Thời hạn vay có thể lên đến 7 năm theo phương thức trả góp. Mức cho
vay không vượt quá giá trị thế chấp

 Ưu điểm: Đáp ứng nhu cầu tài chính, thỏa ước mơ du học tại chỗ
hoặc nước ngoài các chương trình dạy nghề, đại học, sau đại học,
… ; Khách hàng được nhận số tiền vay có thể lên đến 100% học
phí và chi phí du học / du lịch cùng phương thức vay và trả nợ linh
hoạt; Thủ tục vay tiền đơn giản; Lãi suất vay tương đối thấp; Thời
hạn vay vốn lâu dài
 Nhược điểm: Phải có tài sản thế chấp cho Ngân hàng; Phải cung
cấp đủ các yêu cầu về giấy tờ, tài chính cá nhâ, hồ sơ (chứng chỉ
đăng ký, giấy đăng ký từ trường đại học hoặc chương trình du học
mà khách hàng đăng ký,…)

3.2. Quy định về cho vay tiêu dùng

3.2.1. Điều kiện cho vay

- Công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên.


- Có nguồn thu nhập ổn định và đủ khả năng trả nợ.
- Có thu nhập và công việc ổn định, trong đó yêu cầu đối với khách
hàng ở Hà Nội, TP. HCM thu nhập tối thiểu 7 triệu, còn đối với các
tỉnh thành khác thì tối thiểu 5 triệu. Thời gian làm việc ở công ty
hiện tại tối thiểu từ 12 tháng trở lên.
- Có tài sản thế chấp là bất động sản, giấy tờ có giá.
- Khách hàng không phát sinh lịch sử nợ xấu hay nợ chú ý tại bất cứ
ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào trước đó.

3.2.2. Thủ tục vay:

- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu có sẵn của ACB kèm theo phương
án vay tiêu dùng tín chấp
- Bản sao CCCD/ CMND còn hiệu lực hoặc hộ chiếu và kèm theo
bản gốc đối chiếu
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc tạm trú, tạm vắng và giấy đăng ký kết
hôn/giấy xác nhận độc thân, … kèm bản gốc đối chứng
- Bản sao hợp đồng lao động (hợp đồng lao động tối thiểu từ 1 năm
trở lên)
- Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần đây nhất (có dấu xác nhận
của ngân hàng sao kê tài khoản) hoặc giấy xác nhận phiếu
lương/bảng lương 3 tháng gần nhất và có dấu của công ty nơi làm
việc.
- Hồ sơ chứng minh thu nhập ( hợp đồng lao động, sao kê lương,…)
- Các giấy tờ cần bổ sung khác theo quy định của Ngân hàng ACB
(nếu có)

3.2.3. Lãi suất vay:


Lãi suất cho vay tiêu dùng tại ACB có thể thay đổi theo từng thời điểm
và từng loại hình sản phẩm vay. Lãi trả hàng tháng/ hàng quý. Vốn trả
theo phương thức vốn góp đều hoặc vốn góp bậc thang theo định kỳ ≤ 6
tháng

- Tính lãi dựa vào dư nợ ban đầu và không thay đổi hàng tháng ngay cả
khi số dư nợ gốc có thay đổi

 Lãi suất tháng = Lãi suất theo năm /12 tháng


 Tiền gốc trả hàng tháng = Dư nợ ban đầu / kỳ hạn nợ
 Tổng tiền phải trả hàng tháng = Tiền lãi trả hàng tháng + Tiền gốc :
12 tháng

- Tính lãi phải trả hàng tháng dựa theo dư nợ giảm dần qua từng tháng,
số tiền lãi phải trả sẽ giảm đi khi dư nợ gốc giảm.

 Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay / kỳ hạn vay + Số tiền
vay * lãi suất cố định hàng tháng

3.2.4. Quy trình vay:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng

Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, nhân viên tín dụng tìm hiểu sơ bộ
về khách hàng như mục đích vay, công việc hiện nay của khách hàng,
nguồn thu nhập,… Bên cạnh đó nhân viên tín dụng còn phải tiến hành
định giá sơ bộ về TSBĐ của khách hàng ( tính hợp pháp của tài sản đảm
bảo,…) và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những hồ sơ cần thiết
( phương án sử dụng vốn, hộ khẩu, cccd vợ, chồng,…)

Bước 2: Lập tờ trình thẩm định tài sản gửi tới Trưởng phòng, giám
đốc chi nhánh xem xét.
Nội dung tờ trình phải khái quát một cách đầy đủ các yếu tố như:

- Các thông tin chung về khách hàng: tên, địa chỉ cư trú, nơi ở hiện
tại
- Chứng cứ pháp lý về tài sản
- Mô tả tài sản của khách hàng
- Kết quả thẩm định…

Bước 3: Lập hồ sơ tín dụng

Sau khi được cấp trên xét duyệt tờ trình, nhân viên tín dụng trình Trưởng
phòng giao dịch xem xét quyết định. Hồ sơ trình duyệt gồm các tài liệu
sau:

- Tờ trình thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng lập
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án vay vốn, kế hoạch sử dụng vốn vay, lịch sử trả nợ
- Tài liệu giấy tờ về tài sản đảm bảo
- Thông tin CIC
- Các tài liệu khác mà ACB cần

Bước 4: Lập hợp đồng

Sau khi hồ sơ được chấp thuận cho vay, nhân viên tín dụng thông báo
ngay cho khách hàng biết về số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, kỳ đóng
lãi,…đồng thời tiến hành soạn thảo các hợp đồng, giấy tờ để trình
Trưởng phòng giao dịch ký:

- Hợp đồng tín dụng/ Hợp đồng cấp bảo lãnh


- Hợp đồng thế chấp tài sản/ Cầm cố tài sản
- Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch đảm bảo
- Văn bản xác định đối tượng thế chấp

Bước 5: Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản

Khi đã hoàn thành các bước trên, khách hàng và ngân hàng tiến hành
công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản tại các phòng công chứng. Các
giấy tờ cần thiết cho việc công chứng bao gồm:

- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch


- Hợp đồng tín dụng
- Hợp đồng thế chấp
- Văn bản về xác định đối tượng giao dịch
- Biên bản kiểm định tài sản
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất ở
- Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất…
- Giấy giới thiệu của Ngân hàng
- Lời chứng của công chứng viên

Sau khi hoàn thành thủ tục cần thiết Công chứng viên xác thực, đóng
dấu.

Bước 6: Đăng ký giao dịch đảm bảo

- Lập đơn yêu cầu đăng ký thế chấp Quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền đất với Phòng Tài nguyên – Môi trường Quận, Huyện và các
giấy tờ cần thiết đối với loại Tài sản là đất đai, nhà ở
- Hợp đồng thế chấp
- Phiếu đăng ký Giao dich đảm bảo,
- Giấy giới thiệu của Ngân hàng.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất ở
- Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất.
- Các giấy tờ cần thiết khác.

Bước 7: Giải ngân

Ngân hàng hướng dẫn khách hàng làm Giấy đề nghị giải ngân kiêm khế
ước nhận nợ và Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản đảm bảo trình trưởng
phòng giao dịch ký giải ngân.

Bước 8: Lưu hồ sơ và giám sát các khoản tín dụng

Thủ quỹ tiến hành lưu hồ sơ và theo dõi kế hoạch trả nợ của khách hàng.
3 tháng 1 lần cán bộ tín dụng đến thăm hỏi khách hàng, đồng thời giám
sát việc sử dụng vốn của khách hàng.

Bước 9: Tất toán khoản vay

Nếu khách hàng tất toán đúng hạn hoặc trước hạn thì ngân hàng tiến
hành hoàn lãi 1 phần cho khách hàng. Nếu khách hàng chậm tất toán,
ngân hàng chuyển nợ xấu và theo dõi để có những biện pháp cần thiết để
thu hồi vốn vay

3.3. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Á Châu – CN Phan Đình Phùng – PGD Bình Hòa

3.3.1. Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng


Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng 161,2 253,8 274,4

Doanh thu toàn chi nhánh 346,7 423 656

Tỷ trọng (%) 46,5% 60,0% 41,8%

Bảng doanh số cho vay tiêu dùng của ACB – PGD Bình Hòa

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng thu nhập từ cho vay tiêu dùng
trong tổng thu nhập của chi nhanh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ song có sự
tăng trưởng qua các năm cả về con số tuyệt đối và tương đối. Năm 2020
thu 16,12 tỷ VNĐ (9.1%), năm 2021 thu 18,92 (9.3%) và năm 2022 thu
27,44 (9.33%). Điều này chứng tỏ hiệu quả trong sử dụng vốn vay của cả
chi nhánh. Tuy nhiên sự tăng trưởng từ hoạt động cho vay tiêu dùng còn
thấp hơn sự tăng trưởng doanh thu của toàn chi nhánh. Song có một sự
gia tăng vượt bậc vào năm 2022, khi trải qua kỳ đại dịch Covid-19 đầy
sóng gió, người dân đã cần thêm vốn để trở lại kinh doanh cũng như nhu
cầu nâng cấp đời sống cho nên thu nhập từ cho vay tiêu dùng so với năm
2021 tăng đến 45%, xấp xỉ bằng mức bình quân của chi nhánh. Điều này
thể hiện hiệu quả cho vay tiêu dùng của mình.

3.3.2. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng

3.3.2.1. Kỳ hạn cho vay tiêu dùng: tùy vào nhu cầu và
khả năng trả tiền trong khoản vay của khách hàng mà có các gói kỳ hạn
vay đa dạng. Cụ thể là tối thiểu từ 1 năm đến 5 năm.
3.3.2.2. Hình thức đảm bảo vay tiêu dùng: dựa vào tài
sản đảm bảo của khách hàng như: bảng lương 3 tháng gần nhất, giấy tờ
có giá, bảo hiểm khoản vay, tài sản đảm bảo,...

3.3.2.3. Mục đích sử dụng vốn: có rất nhiều mục đích sử


dụng số tiền vay vốn của khách hàng như: mua sắm đồ tiêu dùng trong
nhà, mua xe, mua điện thoại, sắm sửa, sửa chữa nhà,...

3.3.3. Phân tích một số chỉ tiêu hoạt động cho vay tiêu dùng

3.3.3.1. Tăng trưởng dư nợ

3.3.3.2 Nợ quá hạn

3.3.3.3. Lợi nhuận

3.3.3.4. Tỷ lệ nợ xấu

3.4. Đánh giá chung hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Á Châu – CN Phan Đăng Lưu – PGD Bình Hòa

You might also like