BLHĐ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

“Cô, chú mua hàng cho cháu đi ạ!


“Cháu chưa bán được gì từ tối đến giờ.”
“Cô ơi, cô lại đây cháu bện tóc cho, chỉ 10.000đ thôi cô ạ”
Chắn hẳn ai đến Sapa cũng đều được nghe được những lời
chào mời mua hàng từ các em nhỏ giữa thời tiết khắc nghiệt
nơi thành phố sương mù này. Một chuyến du lịch để lại trong
tim người du lịch đầy sự ám ảnh, se sắt vì sự vô cảm và thực
dụng quá sớm của những đứa trẻ nhỏ con nơi đây. Chứng kiến
cảnh các bé Sapa mưu sinh gần như cả ngày đông lạnh lẽo,
giá rét, mình cảm giác thật bất lực, bất bình và thậm chí là tức
giận mà tự vấn: “Tại sao nạn lao động, bóc lột sức lao động
trẻ em vẫn tồn tại và tiếp diễn mạnh mẽ đến như vậy? Họ
không biết thương tâm là gì ư?”
Lao động trẻ em đang diễn ra phổ biến ở khắp mọi nơi trên
thế giới, và tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy vô
nhân tính ấy. Hiện nay, thực trạng bóc lột sức lao động trẻ em
không những thuyên giảm đi mà còn tăng lên đáng kể qua
từng năm. Vậy “Lao động trẻ em” thực chất được hiểu như
thế nào? Theo Wikipedia, “Lao động trẻ em” là công việc
khiến trẻ em mất đi tuổi thơ, tiềm năng, nhân cách và có ảnh
hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ kể cả
việc cản trở khả năng đến trường.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2021,
số trẻ em lao động trên toàn thế giới đã lên đến 160 triệu trẻ,
lần đầu tiên trong hai thập kỉ con số chạm đến cột mốc đáng
báo động này. Ở Việt Nam, thống kê từ Tổ chức Lao động
quốc tế và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho thấy
nước ta có đến 1,1 triệu lao động trẻ em nằm trong độ tuổi 5-
17. Thời điểm năm 2018, hơn 50% các bạn thường làm công
việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm cũng như không được
cắp sách đến trường như bao bè bạn khác – độ tuổi mà đáng lẽ
các bạn phải được chăm lo, nuôi nấng cẩn thận, được đi học
thì lại phải ở nhà làm công việc lao động chân tay khổ cực. Có
thể nói lao động trẻ em đang hiện hữu như một lẽ tự nhiên của
cây cỏ tại các vùng khó khăn ở nước ta, nhất là tại các vùng
núi cao, vùng sâu, vùng xa, nơi mà chủ yếu là đồng bào dân
tộc ít người sinh sống.
Thế bạn có thắc mắc do đâu mà lao động ở trẻ em lại xảy ra
thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng hơn không? Nguyên
do của vấn nạn này nằm trên đường ray hai trục: khách quan
và chủ quan. Nhìn nhận vấn đề từ phía khách quan, những đứa
trẻ đang trong độ tuổi phát triển thường dễ bị chủ sử dụng lao
động sai bảo, quản lí hơn người lớn. Hơn nữa, số tiền công mà
lứa tuổi này được nhận thấp hơn nhiều so với người trưởng
thành khi cùng làm một công việc, vậy nên sử dụng lao động
trẻ em sẽ mang đến cho chủ nhiều lợi ích và tiền tài hơn rất
nhiều. Theo chủ quan mà nói, có một số bạn trẻ còn thiếu kiến
thức và kỹ năng tự bảo vệ mình nên dễ bị người khác lợi
dụng, lạm dụng và bóc lột sức lao động. Bên cạnh đó, hoàn
cảnh gia đình khó khăn, nghèo khó cũng góp phần không nhỏ
khiến các bạn nhỏ phải “học tập” ra đời mưu sinh sớm hơn
lứa bạn cùng tuổi. Có những gia đình vì cái lợi trước mắt ép
buộc con cháu lao động sớm như: phụ quán ăn, đi ăn xin, bán
vé số,…
“Lao động trẻ em sẽ lợi ít, hại nhiều”, quả thật như vậy, bị sai
khiến và buộc phải lao động sẽ khiến cho các bạn nhỏ tổn
thương thể xác lẫn tinh thuần. Lao động khi cơ thể chưa
trưởng thành đầy đủ khiến cho trẻ có nguy cơ bị tổn thương,
chậm phát triển về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Lao động
trẻ em tước đi cơ hội học tập, hạn chế quyền và những cơ hội
tương lai của trẻ. Lao động thể lực nặng, nhu cầu cung cấp
ôxy cao, trong khi cơ thể các em còn nhỏ, bộ máy hô hấp, tim
mạch chưa hoàn chỉnh sẽ là nguy cơ cao đối với các cơ quan
này ở trẻ em. Lao động nặng nhọc sớm sẽ là nguy cơ thoái
hóa nhiều bộ phận của cơ thể sớm hơn bình thường. Xét về
mặt tâm sinh lý, sự phát triển kỹ năng phân tích gia tăng cùng
với phát triển tư duy trừu tượng phát triển mạnh nhất vào 8-
>16 tuổi. Nếu trẻ phải nhập vào guồng máy công nghệ, không
được gia đình và xã hội tiếp tục dạy dỗ, đặc biệt là không
được đi học, phải tham gia lao động sớm, tư duy sẽ bị áp đặt
quá ngưỡng có thể định hướng sai, không có lợi về tâm sinh
lý, giảm trí sáng tạo của trẻ.
Liệu có những giải pháp thiết thực nào để phòng ngừa lao
đông trẻ em không? Đáp án là có. Trên cương vị là một học
sinh, là một phần tương lai của đất nước hình chữ S thân
thương này, mình cho rằng lắng nghe và tuyên truyền các
chính sách từ Nhà nước và các bộ ngành liên quan chính là
một trong những chiếc chìa khoá quan trọng mở ra cánh cửa
bảo vệ trẻ em. Chúng ta cũng có thể bảo ban bạn bè, người
thân tạo nên những đoạn video hấp dẫn,sinh động những bức
tranh đẹp đẽ để tuyên truyền trên các trang mạng xã hội, kêu
gọi mọi người cùng chung tay góp phần ngăn chặn lao động
trẻ em. Về phía Nhà nước và nhân dân thì cần phải tăng
cường giám sát nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa kịp thời, có
chế tài nghiêm khắc đối với việc sử dụng lao động trẻ em trái
pháp luật. Hơn nữa, tiếp tục công tác tuyên truyền các nội
dung, luật pháp liên quan đến bảo vệ quyền lợi của trẻ em
cũng là một giải pháp hay. Đồng thời cũng phải tạo môi
trường an toàn, thân thiện, giảm thiểu đến mức thấp nhất các
nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ em. Đây là những giải pháp
vĩ mô, cần sự vào cuộc của nhiều ngành, cấp. Không thể để
chúng bị người khác "ăn" trên sức lao động và mang lấy
những hậu quả cho bản thân không thể cứu vãn.
“Ta đã đi qua hết tuổi thanh xuân
Với sức trẻ cùng thời gian sống động
Nhìn trời cao, nhìn biển khơi gió lộng
Ước mơ đời như con sóng triều dâng”
(“Tuổi xuân qua”-Nguyễn Đình Cường)

You might also like