Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

1

ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ


(Lý thuyết: 4 giờ, thảo luận: 2 giờ)
Kinh doanh quốc tế xuất hiện rất sớm cùng với quá trình giao lưu trao đổi, mua bán
hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia. Nền kinh tế của các quốc gia không thể phát triển
mạnh nếu bỏ qua các vấn đề giao dịch thương mại quốc tế, đầu tư và tài trợ quốc tế. Trong
những năm gần đây, khối lượng mậu dịch quốc tế đã gia tăng đáng kể giữa các khu vực,
các quốc gia và các tập đoàn kinh doanh lớn. Trong số đó phải kể đến các liên kết như:
Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA); Liên minh Châu Âu (EU); Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN);…các tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia. Với các lợi thế
về vốn, công nghệ, trình độ quản lí, kinh nghiệm và khả năng thâm nhập thị trường nước
ngoài,…công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã và đang nâng cao vị thế và tăng thị phần
của mình trong khu vực và trên thế giới.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế
thế giới, đặc biệt là sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ, của xu
hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế và
các hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng phong phú, đa dạng, đang trở thành một trong
những nội dung cực kì quan trọng trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
Chương 1 cung cấp các kiến thức:
▪ Khái niệm, hình thức kinh doanh quốc tế
▪ Vai trò của kinh doanh quốc tế
▪ Đặc trưng của kinh doanh quốc tế
▪ Nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế
Kinh doanh (business) Theo cách hiểu thông thường là việc thực hiện các hoạt động
sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Theo Luật doanh
nghiệp Việt Nam số 60/2005/QH11, kinh doanh được định nghĩa là “việc thực hiện liên tục
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi,.”. Qua định nghĩa
trên, ta có thể thấy kinh doanh cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt

ThS.L.T.Hạnh – Trang 1
2
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
động đầu tư đó. Hoạt động kinh doanh cũng có thể là những hoạt động kinh doanh đơn
giản, nhỏ lẻ như một quán nước, một quán phở bên đường và cũng có thể là những hoạt
động kinh doanh quy mô lớn như một nhà máy sản xuất thép cán, một nhà máy lọc dầu hay
một hệ thống siêu thị...
Kinh doanh quốc tế trong tiếng Anh là international business.
Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các giao
• Kinh doanh quốc tế bao gồm các trao đổi
dịch có tính chất kinh doanh, giữa các doanh
được đặt ra và tiến hành vượt qua biên giới
nghiệp có quốc tịch khác nhau, nhằm đáp ứng nhu
quốc gia để thỏa mãn các đối tường là cá
cầu của khách hàng quốc tế và qua đó thu được nhân và cá tổ chức” (Czinkonta)
lợi nhuận cho các doanh nghiệp, cá nhân và các
• Kinh doanh quốc tế là tất cả những giao dịch
tổ chức kinh tế. Nếu các giao dịch đó không nhằm
kinh doanh – cả tư nhân và chính phủ - có liên
mục đích thu hái lợi nhuận thì giao dịch đó không quan đến từ hai quốc gia trở lên (J.Daniel)
có tính chất kinh doanh.
Bản chất của kinh doanh quốc tế là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến thương mại hàng hóa và dịch vụ trên
các thị trường vượt qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia vì mục đích sinh lợi. Kinh
doanh quốc tế cũng có thể những hoạt động đơn thuần liên quan tới việc xuất khẩu hay
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một công ty. Nhưng cũng có thể kinh doanh quốc tế là
những mạng lưới kinh doanh đa quốc gia, hoặc xuyên quốc gia hoặc trên phạm vi toàn cầu.
Những mạng lưới này có hệ thống quản trị và kiểm soát rất phức tạp mà hoạt động đầu tư
vào sản xuất được quyết định ở một nơi, hệ thống phân phối và tiêu dùng lại được phát
triển ở một khu vực khác trên thế giới.
Những người tiêu dùng, các công ty, các tổ chức tài chính và chính phủ - tất cả đều
có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế, cụ thể:
- Người tiêu dùng có nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao của các
công ty kinh doanh quốc tế.
- Các công ty tạo ra môi trường kinh doanh năng động, cạnh tranh mạnh mẽ và tác
động tới các hoạt động của công thy khi thâm nhập thị trường quốc tế
- Các tổ chức tài chính giúp đỡ các công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc
tế thông qua đầu tư tài chính, trao đổi ngoại tệ, và chuyển tiền khắp toàn cầu.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 2
3
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
- Các chính phủ điều tiết dòng hàng hóa, dịch vụ, nhân lực và vốn qua các đường
biên giới quốc gia.
1.1.2. Phân biệt kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa
Kinh doanh quốc tế khác kinh doanh nội địa về phạm vi, về mức độ phức tạp, về hệ
thống luật pháp, về đồng tiền sử dụng trong thanh toán và các phương thức thanh toán.
Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia và được thực hiện
trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh không thể
lấy kinh nghiệm kinh doanh nội địa để áp đặt hoàn toàn cho kinh doanh với nước ngoài.
Các doanh nghiệp muốn kinh doanh ở môi trường nước ngoài một cách hiệu quả,
trước hết phải nghiên cứu, đánh giá môi trường kinh doanh nơi mà doanh nghiệp muốn
thâm nhập hoạt động. Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh nội địa thể hiện
ở một số điểm sau:
Bảng 1.1. Sự khác biệt cơ bản về Kinh doanh quốc tế và Kinh doanh quốc gia

STT Kinh doanh quốc tế Kinh doanh quốc gia/ nội địa
International Business Domestic Business

1 Là hoạt động kinh doanh diễn ra giữa Là hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong
các nước nội bộ quốc gia, giữa các tế bào kinh tế
của quốc gia
2 Hoạt động kinh doanh diễn ra ở nước Hoạt động kinh doanh diễn ra trong nước
ngoài, doanh nghiệp thường gặp rủi ro và gặp ít rủi ro
hơn
3 Hoạt động kinh doanh buộc phải diễn Hoạt động kinh doanh diễn ra thuận tiện,
ra trong môi trường kinh doanh mới các doanh nghiệp ít phải linh hoạt với
và xa lạ, do đó các doanh nghiệp phải môi trường kinh doanh
thích ứng để hoạt động có hiệu quả
4 Tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia Chủ yếu tận dụng nguồn lực trong nước,
tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ hạn chế, thị
phạm vi thị trường, đa dạng hóa hoạt trường hạn hẹp, ít có cơ hội phát triển.
động kinh doanh

ThS.L.T.Hạnh – Trang 3
4
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
1.1.3. Động cơ của các công ty tham gia kinh doanh quốc tế
Các công ty tham gia kinh doanh quốc tế xuất phát từ lý do tăng doanh số bán hàng; tiếp
cận các nguồn lực dồi dào, giá rẻ hoặc chất lượng cao nước ngoài và phân tán rủi ro là chủ
yếu.
Tăng doanh số bán hàng (lực đẩy)
Mục tiêu tăng doanh số bán tỏ ra hấp dẫn khi một công ty phải đối mặt với các vấn đề:
Cơ hội tăng doanh số bán hàng quốc tế hoặc tận dụng năng lực sản xuất dư thừa. Cụ thể
là:
- Cơ hội tăng doanh số bán hàng quốc tế:
Các công ty thường giam gia kinh doanh quốc tế nhằm tăng doanh số bán hàng do các
yếu tố như:
 Thị trường trong nước bão hòa hoặc nền kinh tế đang suy thoái buộc các công
ty phải khai thác các cơ hội bán hàng quốc tế.
 Mức thu nhập bấp bênh gây nên các những dao động thất thường của quá trình
sản xuất như quá tải hoặc không hết công suất. Điều này buộc các công ty ổn định nguồn
thu nhập của mình bằng cách bổ sung doanh số bán hàng quốc tế vào doanh số bán hàng
trong nước
 Thái độ tiếp nhận sản phẩm của khách hàng ở các nền văn hóa khác nhau. Các
công ty sẽ nhảy vào thị trường quốc tế khi họ tin rằng khách hàng ở các nền văn hóa khác
có thái độ tiếp nhận sản phẩm của mình tốt hơn và có thể mua chúng. Ví dụ: Dựa trên chiến
lược của McDonald, mặc dù trung bình gần 24.000 người dân Mỹ mới có một cửa hàng
McDonald, nhưng ở Trung Quốc thì con số tương ứng là hơn 4 triệu người/một cửa hàng.
Do vậy không có gì kinh ngạc khi McDonald đang mở rộng hoạt động ở thị trường Trung
Quốc (cũng như khắp Châu Á), nơi có tiềm năng tăng trưởng dài hạn là rất lớn.
Các công ty đang tăng doanh số bán hàng quốc tế thông qua đa dạng hóa thị trường
về hai lĩnh vực là nguồn bán hàng và nguồn cung cấp. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh
ra nhiều nơi trên thế giới đồng nghĩa với việc cải tiến, đổi mới sản phẩm cho phù hợp với
yếu tố của từng thị trường hoạt động điều đó làm tăng chu kì sống của sản phẩm. Việc tiếp
cận nhiều thị trường với những thế mạnh riêng biệt tạo ra những lĩnh vực hoạt động mới –
không những bảo vệ, phát huy SP hiện có mà còn tạo ra những SP, lĩnh vực mới làm tăng
doanh thu và mở rộng phạm vi các thị trường hoạt động.Đặc biệt, các công ty sẽ nhảy vào

ThS.L.T.Hạnh – Trang 4
5
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
thị trường quốc tế khi họ tin rằng khách hàng ở nền văn hóa khác có thái độ tiếp nhận sản
phẩm của họ và có thể mua chúng.
- Tận dụng công suất sản xuất dư thừa
Đôi khi các công ty sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn mức thị trường có thể
tiêu thụ. Điều đó xảy ra khi các nguồn lực bị dư thừa. Nhưng nếu các công ty khám phá
được nhu cầu tiêu thụ quốc tế mới thì chi phí sản xuất có thể được phân bổ cho số lượng
nhiều hơn các sản phẩm làm ra. Nhờ đó mà giảm bớt chi phí cho mỗi sản phẩm và tăng
được lợi nhuận. Nếu lợi ích này được chuyển sang người tiêu dùng dưới hình thức hạ giá
bán thì các công ty vẫn có thể chiếm được thị phần của đối thủ cạnh tranh. Một vị trí thống
trị trên thị trường có nghĩa là sức mạnh thị trường lớn hơn, và do đó mang lại cho công ty
vị thế mạnh hơn trong quá trình thương thảo với các người bán lẫn người mua.
Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài (lực kéo)
Kinh doanh quốc tế giúp sử dụng tối ưu các nguồn lực (Optimum utilisation of
resources). Kinh doanh quốc tế sử dụng các nguồn lực từ khắp nơi trên thế giới. Nó sử
dụng tài chính và công nghệ của các nước giàu và nguyên liệu thô và lao động của các nước
nghèo. Các công ty còn tham gia kinh doanh quốc tế nhằm tiếp cận các nguồn lực mà trong
nước không có sẵn hoặc đắt đỏ hơn. Điều này thúc đẩy các công ty gia nhập thị trường quốc
tế là nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên – những sản phẩm do thiện nhiên tạo và hữu ích về
mặt kinh tế hoặc công nghệ.
Ví dụ: Nhật Bản là quốc đảo có mật độ dân số cao, nhưng lại có rất ít tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là rừng. Do vậy tại Công ty sản xuát giấy lớn nhất Nhật Bản Nippon
Seishi, không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào việc nhập khẩu bột gỗ, công ty này đã nắm
quyền sở hữu các khu rừng rộng lớn và các cơ sở chế biến gỗ ở Australia, Canada và Mỹ
nhằm đảm bảo một nguồn cung ứng đầu vào (bột gỗ) ổn định và ít chịu sự biến động bởi
thị trường tự do. Các công ty Nhật Bản đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, Mexico, Đài
loan và Việt Nam nhằm tiếp cận với các nguồn năng lượng rẻ hơn dùng trong ngành sản
xuất công nghiệp với mức chi phí thấp hơn.
Một số Công ty công nghệ GG, Apple,… đặt các chi nhánh tại một số quốc gia có
ưu đãi đặc biệt về thuế. Khi mà thuế suất Thuế TNDN ở Mỹ là 35% được cho là quá cao
so với các nước khác khiến cho GG chuyển phần lớn thu nhập của Công ty sang các thiên
đường về thuế qua các trụ sở, chi nhánh của Công ty tại một số nước như Ailen….

ThS.L.T.Hạnh – Trang 5
6
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
Thị trường lao động cũng là nhân tố thúc đẩy các công ty tham gia vào kinh doanh
quốc tế. Để duy trì mức giá có tính cạnh tranh quốc tế, các tổ chức sản xuất ở những nước
có chi phí lao động thấp. Nhưng nếu chi phí lao động thấp là lý do duy nhất để có một quốc
gia thu hút các công ty quốc tế thì khi đó các nhà kinh doanh có lẽ sẽ chỉ đổ xô vào những
nơi như Afghanistan và Somalia. Vì vậy đề có sức hấp dẫn trong đầu tư thì một quốc gia
phải phải có mức chi phí thấp, có đội ngũ công nhân lành nghề và một môi trường với mức
độ ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội có thể chấp nhận được. Khi điều kiện nói trên
được thỏa mãn thì một quốc gia sẽ thu hút được dòng đầu tư dài hạn cần thiết cho công
cuộc phát treiern kinh tế của mình.
Phân tán rủi ro cạnh tranh - To spread business risks
Kinh doanh quốc tế phân tán rủi ro kinh doanh của mình. Điều này là do nó kinh
doanh trên toàn thế giới. Vì vậy, một khoản lỗ ở một quốc gia có thể được cân bằng bởi lợi
nhuận ở một quốc gia khác. Hàng hóa dư thừa ở một quốc gia có thể được xuất khẩu sang
một quốc gia khác. Các nguồn tài nguyên dư thừa cũng có thể được chuyển sang các nước
khác. Tất cả điều này giúp giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
Mỗi thị trường có những mặt thuận lợi cũng như khó khăn luôn song hành với nhau
đặc biệt là từ cạnh tranh của các đối thu cạnh tranh. Trong hoạt động ở bất kỳ đâu mà đặc
biệt tại thị trường nội địa thì một công ty luôn đối mặt với các đối thủ cạnh tranh hiện tại,
tiềm ẩn rất khốc liệt nên khi tham gia kinh doanh quốc tế sẽ làm giảm thiểu rủi ro cao độ
này. Do đó, để tối thiểu hóa rủi ro từ cạnh tranh, các công ty tham gia kinh doanh quốc tế
nhằm tạo cho mình có một lá chắn phòng thủ vững chắc. Bằng cách chiếm lợi thế mà các
đối thủ cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm năng thì công ty có thể có được từ kinh
doanh quốc tế để chống lại trên thị trường nội địa.
Kinh doanh quốc tế còn giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh ( Increase
competitive capacity) nhờ vào sản xuất hàng hóa chất lượng cao với chi phí thấp. Nó chi
rất nhiều tiền cho quảng cáo trên toàn thế giới. Nó sử dụng công nghệ vượt trội, kỹ thuật
quản lý, kỹ thuật tiếp thị, vv Tất cả điều này làm cho nó cạnh tranh hơn. Vì vậy, nó có thể
chống lại sự cạnh tranh từ các công ty nước ngoài.
1.1.4. Các chủ thể tham gia vào kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế đã tạo ra những bước tiến lớn đối với nền kinh tế, điều đó lý giải
vì sao có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Ở các góc độ khác nhau

ThS.L.T.Hạnh – Trang 6
7
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
để xem xét thì các chủ thể trong từng góc độ đã thay đổi. Do đó, có nhiều cách phân loại
chủ thể tham gia kinh doanh quốc tế như:
- Phân loại theo phạm vi và quy mô của doanh nghiệp: Các công ty đa quốc gia và
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phân loại theo tính chất của các chủ thể: có các tổ chức, thể chế kinh tế, Chính phủ
các quốc gia và công ty.
Trong phạm vi phân loại theo quy mô các loại hình doanh nghiệp hiện nay trên thế
giới, các công ty thuộc tất cả các loại hình, các loại quy mô và ở tất cả các ngành đều tham
gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch vụ và công
ty bán lẻ đều tím kiếm khách hàng ngoài biên giới quốc gia mình.
Theo cách phân loại này thì một công ty quốc tế là công ty tham gia trực tiếp vào
bất kỳ hình thức nào của hoạt động kinh doanh quốc tế như xuất khẩu, nhập khẩu, hay sản
xuất quốc tế. Vì vậy, sự khác nhau giữa các công ty là ở phạm vi và mức độ tham gia của
chúng vào kinh doanh quốc tế. Ví dụ, mặc dù 1 công ty nhập khẩu chỉ mua hàng từ các nhà
cung cấp nước ngoài, nhưng nó vẫn được coi là một công ty quốc tế.
Tương tự, một công ty lớn có các nhà máy phân bổ trên khắp thế giới cũng là một
công ty quốc tế, nhưng còn được gọi là công ty đa quốc gia (MNC)- một công ty có tiến
hành đầu tư trực tiếp (dưới hình thức các chi nhánh sản xuất hoặc Marketing) ra nước ngoài
ở một vài hay nhiều quốc gia. Như vậy, tất cả các công ty có liên quan đền một khía cạnh
nào đó của thương mại hoặc đầu tư quốc tế đều được coi là công ty quốc tế, nhưng chỉ có
các công ty có đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới được gọi là các công ty đa quốc gia.
Các công ty đa quốc gia này đôi lúc còn được gọi là các công ty toàn cầu nếu chúng
hoạt động ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, các chiến lược được các công ty sử
dụng trong các hoạt động kinh doanh quốc tế lại là một vấn đề xem xét kỹ hơn khi các công
ty theo đuổi trong kinh doanh quốc tế. Xem xét cụ thể hơn các loại hình công ty quốc tế
khác nhau theo quy mô có các chủ thể sau:
a. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME- Small and medium-sized enterprises,)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các doanh nghiệp có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn
định, có số lượng lao động ít và số vốn nhỏ, được đăng kí kinh doanh theo qui định của
pháp luật nhằm thực hiên các hoạt động kinh doanh. Đây là những cá nhân tự tiến hành
kinh doanh trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp tư nhân có qui mô nhỏ, thậm chí cả
các tập đoàn đa quốc gia có qui mô nhỏ đang kinh doanh trên thị trường quốc tế (trên thị

ThS.L.T.Hạnh – Trang 7
8
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
trường không phải là quốc gia xuất thân của mình, hoặc với các doanh nghiệp thuộc quốc
gia khác quốc tịch với mình).
Trên thị trường thế giới, loại chủ thể này nếu tính riêng lẻ thì hầu như không thấy rõ
vai trò của chúng trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nếu tính cả khối doanh nghiệp này
thì chúng có vai trò khá quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới nơi
mà các doanh nghiệp qui mô lớn chưa vươn tới.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động
thương mại và đầu tư quốc tế. Mỗi nghiên cứu gần đây đã cho thấy các doanh nghiệp vừa
và nhỏ tham gia vào hoạt động xuất khẩu nhiều hơn và tăng trưởng một cách nhanh hơn.
Sự đổi mới công nghệ đã gỡ bỏ nhiều trở ngại thực tế đối với hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong khi các kênh phân phối truyền thống thường chỉ cho phép các công ty lớn
thâm nhập vào các thị trường ở xa thì phân phối qua mạng điện tử lại là giải pháp ít tốn
kém và có hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một vài doanh nghiệp vừa và
nhỏ gần như “cư trú” thường xuyên trong không gian mạng, và tiếp cận tới các khách hàng
trên thế giới qua hệ thống World Wide Web (www). Ví dụ: trang 16
Đáng tiếc nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng xuất khẩu nhưng lại chưa bắt
đầu làm điều đó. Chẳng hạn trong 1 năm gần đây chỉ có 10 % các công ty Mỹ có số công
nhân dưới 100 người đã tiến hành xuất khẩu, trong khi tất cả các công ty còn lại chiếm
18%. Mặc dù trên thực tế còn nhiều trở ngại nhất định đối với DN vừa và nhỏ, chẳng hạn
như thiếu vốn đầu tư, nhưng nhiều quan niệm sai lầm cũng đang tạo ra những trở ngại cho
họ. Nhiều quốc gia chỉ chú trọng phát triển và tài trợ cho các DN hay tập đoàn lớn nhưng
đã mắc sai lầm trong việc tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế xã hội, thậm chí là hiện
tượng độc quyền và độc quyền nhóm, độc quyền Nhà nước thao túng thị trường.
b. Các công ty lớn – Công ty đa quốc gia và toàn cầu
Công ty đa quốc gia (tiếng Anh:Multinational Corporation – MNC) là khái niệm để
chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc
gia có văn phòng và nhà máy ở các quốc gia khác nhau và thường có một trụ sở tập trung,
nơi họ điều phối các hoạt động kinh doanh toàn cầu. Black’s Law Dictionary định nghĩa
một công ty được coi là đa quốc gia nếu công ty đó có doanh thu lớn hơn 25% từ các hoạt
động kinh doanh ở nước ngoài.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 8
9
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
Các công ty đa quốc gia có thể được sắp xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các
phương tiện sản xuất.
▪ Công ty đa quốc gia theo “chiều ngang”: Sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc
tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonals, KFC…)
▪ Công ty đa quốc gia theo “chiều dọc”: Các cơ sở sản xuất ở một quốc gia này, sản
xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở quốc gia khác (ví dụ Adidas,
Nike)
▪ Công ty đa quốc gia “nhiều chiều”: Có các cơ sở sản xuất ở các quốc gia khác nhau
mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft)
Loại chủ thể này cũng bao gồm nhiều loại qui mô khác nhau. Có doanh nghiệp có
tài sản lớn hơn cả GDP của những quốc gia đang phát triển có qui mô nhỏ như công ty
chứng khoán Pinkerton với doanh số hàng năm khoảng 900 triệu USD, và có thể lớn như
Mitsubishi với doanh số hơn 128 tỷ USD. Các công ty đa quốc gia nổi tiếng khác là Boeing
(Mỹ) Sony (Nhật Bản), Coca-Cola (Mỹ) và Samsung Electrolux (Hàn Quốc).
Vai trò của loại chủ thể này có thể nói là rất quan trọng đối với sự phát triển của
từng thị trường/khu vực thị trường trên thế giới vì giá trị của từng giao dịch thường rất lớn,
có thể tới hàng nhiều tỉ đô la Mỹ. Loại chủ thể này kinh doanh ở đâu thì đều mang đến đó
nhiều nguồn lực về vốn, quan hệ thị trường, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh trên thị
trường thế giới.
Các đơn vị kinh doanh của những công ty quốc tế lớn có thể hoạt động một cách độc
lập hoặc như là những bộ phận của một mạng toàn cầu liên kết chặt chẽ. Hoạt động độc lập
được lựa chọn khi công ty có sự am hiểu về văn hóa địa phương và có khả năng thích ứng
nhanh chóng đối với những biến động trên thị trường địa phương. Mặc khác, các công ty
hoạt động với tư cách là một hệ thống toàn cầu thường cảm thấy dễ dàng hơn trong việc
phản ứng lại những biến động bằng cách di chuyển sản xuất, tiến hành marketing, và các
hoạt động khác giữa các đơn vị kinh doanh ở các nước. Việc xác định cơ cấu tổ chức nào
được coi là phù hợp sẽ tùy thuộc vào hình thức kinh doanh. Các công ty lớn luôn có nhiều
ưu thế hơn các công ty vừa và nhỏ.
- Vai trò quan trọng về mặt kinh tế của các công ty lớn:

ThS.L.T.Hạnh – Trang 9
10
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
Ưu thế về kinh tế và chính trị khiến cho vai trò của các công ty này càng nổi bật hơn.
Thành lập hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau, một công ty đa quốc gia có thể tận dụng
các biến thể về thuế bằng cách đặt trụ sở doanh nghiệp của mình ở một quốc gia nơi có thuế
suất thấp – ngay cả khi hoạt động của nó được tiến hành ở nơi khác.
Các giao dịch của những công ty này thường liên quan tới lượng tiền tệ rất lớn.
- Doanh số của các công ty đa quốc gia và GDP
Khi nói đến quy mô của quốc gia thường nhắc đến tổng sản phẩm quốc nội (Gross
Domestic Products-GDP). Vì vậy:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn bộ giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất ra trong giai đoạn một năm trên cơ sở sử dụng các nguồn lực sẵn có trong
phạm vi một quốc gia.
Vì vai trò của các công ty lớn rất quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh quốc
tế quốc gia, các công ty ngày càng muốn phát triển nhanh và tăng sức cạnh tranh quốc tế
của mình. Các tập đoàn có xu hướng thiết lập hoạt động tại các thị trường nơi vốn của họ
hoạt động hiệu quả nhất hoặc tiền lương thấp nhất. Bằng cách sản xuất cùng một chất lượng
hàng hóa với chi phí thấp hơn, các công ty đa quốc gia giảm giá và tăng sức mua của người
tiêu dùng trên toàn thế giới. Thậm chí, cách nhanh chóng nhất để tăng nhanh quy mô là
thôn tính và sáp nhập (Merge-Acquisitiion- M&A). Thôn tính và sáp nhập hiện nay như là
một hội chứng trước sức ép từ chính các đối thủ trong ngành và chính nhu cầu của các bên
tham gia.
- Hội chứng thôn tính và sáp nhập
Các công ty sau khi thực hiện M&A sẽ trở thành những công ty lớn hơn tầm hoạt
động đa quốc gia và toàn cầu với hoạt động trải dài ra nhiều thị trường quốc gia vượt qua
tổng sản phẩm quốc nội của một số quốc gia nhỏ bé, các công ty đó đang ngày càng lớn
thêm với năng lực cạnh tranh cao, phục vụ khách hàng tốt và đạt hiệu quả cao về chi phí,
quản lý vận hành. Vd: Chỉ riêng trong năm 2007 giá trị các vụ thông tính và sáp nhập đạt
4.400 tỷ USD, tăng 21% so với mức 3.600 tỷ USD của năm 2006. Tuy nhiên, đến năm 2008
thì tổng giá trị các vụ thông tính và sáp nhập giảm đạt 2.890 tỷ USD và năm 2011 đạt trên
3.000 tỷ USD.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 10
11
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
1.1.5. Các hình thức kinh doanh quốc tế
Kinh doanh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thường
kinh doanh dưới nhiều hình thức vô cùng đa dạng và phong phú. Để thuận lợi cho việc quản
lí, người ta thường phân loại tất cả các hình thức kinh doanh quốc tế thành 3 nhóm lớn sau
đây:
Nhóm hình thức kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương
- (Import) Nhập khẩu là quá trình hàng hóa hoặc dịch vụ (kể cả hàng đầu tư) được đưa
vào nước này từ nước khác. Từ "nhập khẩu - import" bắt nguồn từ từ "cảng - port" vì hàng
hóa thường được vận chuyển bằng thuyền ra nước ngoài. Cùng với xuất khẩu, nhập
khẩu tạo thành xương sống của thương mại quốc tế. Nếu giá trị nhập khẩu của một quốc
gia vượt quá giá trị xuất khẩu của quốc gia đó, quốc gia đó có cán cân thương mại âm
(negative BOT), còn được gọi là thâm hụt thương mại.
- Xuất khẩu (Export): là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang
quốc gia khác. Trong kinh doanh hoạt động xuất khẩu diễn ra dưới hai hình thức là xuất
khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Những hình thức này sẽ được các công ty sử dụng
làm công cụ để thâm nhập thị trường quốc tế.
- Gia công quốc tế (International Processing) là phương thức giao dịch kinh doanh
trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm
của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt
gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
- Tái xuất khẩu (Temporary import and re-export): là xuất khẩu trở lại ra nước
ngoài những hàng hóa trước đây nhập khẩu nhưng không qua gia công chế biết. Tuy nhiên,
trong thực tế có một số cách thức tái xuất khẩu khác nhau mà các công ty có thể lựa chọn
tùy theo điều kiện cụ thể của mình.
 Chuyển khẩu (Transshipment of Goods.) : là hàng hóa được chuyển từ một nước
sang một nước thứ ba thông qua một nước khác. Ví dụ:
 Xuất khẩu tại chỗ (On-spot export and import) là hành vi bán hàng hóa cho
người nước ngoài trên lãnh địa của nước mình. Vd: du lịch
- Bán buôn đối lưu (Countertrade) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa,
trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người
mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhận về.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 11
12
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
- Hội chợ quốc tế/ Hội chợ, triển lãm thương mại (Trade fairs and exhibitions) là
hoạt động định kỳ, tổ chức vào một thời gian và địa điểm cụ thể và trong một thời
gian cụ thể và tại đó người bán đem trưng bày hàng hóa của mình và tiếp xúc trực
tiếp với người mua để ký hợp đồng mua bán.
Nhóm hình thức kinh doanh thông qua các hợp đồng
WTO có quy định 4 phương thức cung cấp dịch vụ gồm: dịch vụ cung cấp qua biên
giới; tiêu dùng ngoài lãnh thổ; hiện diện thương mại; hiện diện thể nhân. Tuy nhiên, xét
dưới góc độ phương thức giao kèo thâm nhập thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp sử
dụng các hình thức sau:
- Hợp đồng Dự án chìa khóa trao tay (Lump sum turnkey, viết tắt là LSTK) là
một dự án trong đó một công ty sẽ thiết kế, xây dựng và vận hành thử nghiệm một công
trình sản xuất, sau đó sẽ trao công trình này cho khách hàng của mình khi nó sẵn sàng đi
vào hoạt động, đổi lại họ sẽ nhận được một khoản phí. Thuật ngữ "Dự án chìa khóa trao
tay" xuất phát từ ngụ ý rằng khách hàng sẽ chỉ trả phí như một khoản tiền cố định cho sự
án và họ không cần phải làm gì khác ngoài việc "xoay chìa khóa" để vận hành công trình.
- Hợp đồng cấp giấy phép /Hợp đồng li-xăng (tiếng Anh: Trademark license
agreement) là dạng đặc thù của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đều liên quan đến việc
chuyển giao công nghệ và chuyển giao quyền sở hữu, hợp đồng li-xăng có những điểm đặc
thù nhất định.
- Hợp đồng nhượng quyền (Franchising- nhượng quyền thương mại) là một
phương thức xâm nhập thị trường nước ngoài trong đó một công ty (nhà sản xuất độc quyền)
cung cấp cho một công ty khác (đại lí đặc quyền) một tài sản vô hình cùng với sự hỗ trợ
trong một thời gian dài. Để đổi lại, nhà sản xuất độc quyền thường nhận được tiền thù lao.
Đó là một khoản phí cố định trả trước và tiền kì vụ hoặc cả hai.Ví dụ
- Hợp đồng quản lý (Management Agreement) là hợp đồng qua đó một công ty sẽ
thực hiện sự giúp đỡ của mình đối với công ty khác quốc tích bằng việc đưa những nhân
viên có kinh nghiệm chuyên môn của mình để hỗ trợ cho doanh nghiệp kia thực hiện chức
năng quản lý trong một thời gian xác định. Người cung cấp chuyên môn thường được trả
thù lao dưới hình thức một khoản tiền trả một lần hay trả phí thường xuyên dựa trên tổng
doanh thu bán hàng. Hình thức này thường thấy trong các ngành phục vụ cộng đồng ở các
nước phát triển và đang phát triển. Thông qua hợp đồng quản lí, các đối tác có thể tiếp nhận

ThS.L.T.Hạnh – Trang 12
13
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
được những kiến thức chuyên môn của các nhà quản lí kĩ thuật và kĩ năng quản lí - kinh
doanh của các nhà quản lí nói chung.
Ngoài ra, còn có các hình thức đặc thù cho từng lĩnh vực kinh doanh như hợp đồng
theo đơn đặt hàng, hợp đồng xây dựng- chuyển giao, hợp đồng phân chia sản phẩm như
sau:
- Hợp đồng theo đơn đặt hàng (Purchase order agreement) là loại hợp đồng thường
diễn ra với các dự án vô cùng lớn, đa dạng, chi tiết với những bộ phận phức tạp, cho nên
các vấn đề về vốn, công nghệ và quản lý, họ không tự đảm nhận được mà phải ký hợp đồng
theo đơn đặt hàng từng khâu, từng giai đoạn của dự án đó.
- Hợp đồng xây dựng và chuyển giao: ( Build-Transfer, viết tắt: BT) là những hợp
đồng được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó chủ đầu tư
nước ngoài bỏ vốn ra xây dựng công trình, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất
định sau đó chuyển giao lại cho nước sở tại trong tình trạng công trình còn đang hoạt động
tốt mà nước sở tại không phải bồi hoàn tài sản cho bên nước ngoài. Ví dụ như các dự án
làm đường, thu phí, chuyển giao
- Hợp đồng phân chia sản phẩm: là loại hợp đồng mà hai bên hoặc nhiều bên ký kết
với nhau góp vốn đề tiến hành các hoạt động kinh doanh và sản phẩm thu được sẽ được
chia cho bên theo tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận.
Nhóm hình thức kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: (Foreign Direct Investment, viết tắt: FDI) Đây là
hoạt động đầu tư dài hạn, trong đó chủ sỡ hữu vốn trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động
sử dụng vốn. Các hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp thông dụng
 Hình thức 100% vốn của chủ đầu tư nước ngoài
 Hình thức liên doanh giữa bên nước ngoài với bên chủ nhà
 Hình thức hợp đồng
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài ( Foreign Portfolio Investment, viết tắt: FPI) cũng
là một trong các hình thức thu hút vốn đầu tư quốc tế nhằm đánh thức các nguồn lực trong
nước vận động đồng thời bảo toàn và sinh lợi cho chủ sở hữu vốn. Đó là hoạt động mua tài
sản tài chính nước ngoài nằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành
và quản lí quá trình sử dụng vốn. Ví dụ:

ThS.L.T.Hạnh – Trang 13
14
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
Thực tiễn kinh doanh quốc tế sẽ còn xuất hiện nhiều hình thức mới để các công ty lựa
chọn như kinh doanh tổng hợp và các dịch vụ quốc tế. Trên đây là các hình thức phổ biến
nhất và cơ bản nhất mà các chủ thể kinh doanh quốc tế có thể lựa chọn cho phù hợp với
điều kiện của mình.
1.2. TOÀN CẦU HÓA
1.2.1. Toàn cầu hóa là gì?
Mặc dù là một hiện tượng mới, nhưng thuật ngữ "toàn cầu hóa" đã được dùng phổ
biến kể từ những năm 1990. Sự sụp đổ của Liên Xô đã tạo ra ý tưởng về một thế giới mới
kết nối với nhau, nơi con người không còn bị chia cách bởi Chiến tranh lạnh, cho phép toàn
cầu hóa ăn sâu vào ý thức con người. Từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một
trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại
và đồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất.
Toàn cầu hóa (tiếng Anh: Globalization) là hiện tượng là một hiện tượng gia tăng
số lượng, cường độ của các hoạt động làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc
gia về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và pháp lí. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ
các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới.
Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên
kếttrong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội
(từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v…) giữa các quốc gia. Nói một
cách khác,“Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác
động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên
thế giới, làmnổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát
sinh một loạt điều kiện mới”. Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ
quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế quốc gia.
Toàn cầu hóa là sự lan truyền của các sản phẩm, công nghệ, thông tin, việc làm
xuyên biên giới và văn hóa quốc gia. Về mặt kinh tế, hiện tượng này mô tả sự phụ thuộc
lẫn nhau của các quốc gia trên toàn cầu được thúc đẩy thông qua thương mại tự do.
Về mặt tích cực, toàn cầu hóa có thể nâng cao mức sống ở các nước nghèo và kém
phát triển bằng cách tạo ra cơ hội việc làm, hiện đại hóa và cải thiện khả năng tiếp cận hàng

ThS.L.T.Hạnh – Trang 14
15
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
hóa và dịch vụ. Mặt khác, nó có thể lấy đi cơ hội việc làm ở các nước phát triển có mức
lương cao hơn khi việc sản xuất hàng hóa di chuyển qua các nước khác.
Động cơ toàn cầu hóa là lí tưởng và chủ nghĩa cơ hội, nhưng sự phát triển của một
thị trường tự do toàn cầu đã mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn ở phương Tây. Tác động
của toàn cầu hóa có cả xấu lẫn tốt đối với công nhân, văn hóa và các doanh nghiệp nhỏ,
trong cả các quốc gia phát triển và mới nổi.
1.2.2. Các đặc điểm của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một hiện tượng kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và pháp lí.
- Về mặt kinh tế: cho phép các tập đoàn tận dụng lợi thế so sánh, giảm chi phí nhân
công, chi phí nguyên liệu, có thêm nhiều khách hàng
- Về mặt xã hội: dẫn đến sự tương tác lớn hơn giữa dân cư ở các vùng khác nhau
- Về mặt văn hóa: đại diện cho sự trao đổi ý tưởng, giá trị và biểu hiện nghệ thuật
giữa các nền văn hóa và cũng đại diện cho một xu hướng phát triển văn hóa thế giới duy
nhất.
- Về mặt chính trị: tạo sự chú ý cho các tổ chức liên chính phủ như Liên Hợp Quốc
và Tổ chức Thương mại Thế giới
- Về mặt pháp lí: thay đổi cách thức luật pháp quốc tế được tạo ra và thực thi
Ưu điểm của toàn cầu hóa Nhược điểm của toàn cầu hóa

- Những người ủng hộ tin rằng toàn cầu - Suy thoái kinh tế ở một quốc gia có thể
hóa cho phép các nước đang phát triển bắt tạo ra hiệu ứng domino cho các đối tác
kịp các quốc gia công nghiệp thông qua thương mại. Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài
việc tăng cường sản xuất, đa dạng hóa, mở chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã tác
rộng kinh tế và cải thiện mức sống. động nghiêm trọng đến Bồ Đào Nha,
- Hoạt động thuê ngoài của các công ty Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha.
mang lại việc làm và công nghệ cho các - Những người phản đối toàn cầu hóa cho
nước đang phát triển. Các sáng kiến thương rằng nó đã tạo ra sự tập trung của cải và
mại làm tăng giao dịch xuyên biên giới quyền lực vào tay các tập đoàn lớn, có thể
bằng cách loại bỏ các ràng buộc liên quan hủy diệt các đối thủ nhỏ hơn trên toàn cầu.
đến nguồn cung và buôn bán. - Toàn cầu hóa cũng đã tăng sự đồng nhất
hóa. Qui mô và sức ảnh hưởng của Mỹ

ThS.L.T.Hạnh – Trang 15
16
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
- Toàn cầu hóa đã nâng cao công bằng xã khiến cho việc trao đổi văn hóa giữa các
hội trên phạm vi quốc tế, và những người quốc gia chủ yếu chỉ mang tính một chiều.
ủng hộ tin rằng toàn cầu hóa đã thu hút sự
chú ý vào quyền con người trên toàn thế
giới.

1.2.3. Các loại toàn cầu hóa


Nếu tiếp cận toàn cầu hóa dưới góc nhìn của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, toàn
cầu hóa có thể nhìn nhận ở góc độ toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình sản
xuất.
Toàn cầu hóa thị trường (Globalization of Market)
Quá trình toàn cầu hóa các thị trường (nơi người mua và người bán gặp gỡ để trao
đổi hàng hóa và dịch vụ) là rất quan trọng đối với việc nghiên cứu về doanh quốc tế. Việc
dỡ bỏ các rào cản thương mại qua biên giới đã làm cho việc kinh doanh quốc tế ngày càng
trở nên dễ dàng. Thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước khác nhau cũng có xu hướng tiệm
cận lại gần với nhau và với chuẩn mực toàn cầu, góp phần tạo thị trường toàn cầu. Các sản
phẩm tiêu dùng như thẻ tín dụng của hãng Citigroup, đồ uống Coca-cola, thiết bị chơi game
Sony PlayStation, bánh kẹp McDonald’s ...đang được coi là những ví dụ điển hình minh
chứng cho xu hướng này.
Các doanh nghiệp quốc tế, công ty đa quốc gia không chỉ là chủ thể hưởng lợi từ xu
hướng này mà còn tích cực khuyến khích cho xu hướng này mở rộng và phát triển. Bởi việc
cung cấp cùng một sản phẩm trên toàn thế giới, các doanh nghiệp này góp phần tạo ra thị
trường toàn cầu. Một doanh nghiệp không nhất thiết phải có một quy mô khổng lồ như một
công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia để được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa
các thị trường. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, gần 90% các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm là các
doanh nghiệp nhỏ cóít hơn 100 người lao động, và tỷ trọng xuất khẩu của những doanh
nghiệp này chiếm tới trên20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ. Tại Đức, một trong
những quốc gia xuất khẩu lớnnhất thế giới, gần 98% các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều
tham gia vào thị trường quốc tế thôngqua hoạt động xuất khẩu hoặc sản xuất quốc tế.
Mặc dù có những ví dụ thể hiện thị trường toàn cầu đang hình thành mạnh mẽ như thẻ
tín dụng Citigroup, bánh kẹp McDonald’s... thì chúng ta cũng cần lưu ý không hẳn thị

ThS.L.T.Hạnh – Trang 16
17
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
trường quốc gia đang mở rộng cửa để trở thành thị trường toàn cầu. Điều này xảy ra bởi lẽ
những khác biệt đáng kể vẫn tồn tại giữa những thị trường quốc gia như thị hiếu người tiêu
dùng, hệ thống kênh phân phối, hệ thống giá trị văn hóa, hệ thống doanh nghiệp, và quy
định luật pháp. Sự khác biệt này thường xuyên đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh các
chiến lược marketing, các đặc điểm thiết kế sản phẩm, hay phương pháp vận hành doanh
nghiệp để phùhợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia. Những thị trường có tính
chất toàn cầu nhất thường không phải là những thị trườnghàng tiêu dùng. Lý do là bởi lẽ
sự khác biệt về thị hiếu người tiêu dùng của mỗi quốc gia vẫn duy trì là yếu tố quyết định
làm cản trở quá trình toàn cầu hóa các thị trường này. Thị trường hàng công nghiệp và
nguyên nhiên vật liệu thì có tính toàn cầu hơn do nhu cầu trên thế giới vềcơ bản là giống
nhau. Đó bao gồm những thị trường nguyên liệu như nhôm, dầu và lúa mì; các sản phẩm
công nghiệp như bộ vi tính, chip nhớ của máy tính, máy bay dân dụng, phần mềm máy tính
hay các sản phẩm tài chính như trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ, kỳ phiếu của chỉ số Nikkei...
Trên nhiều thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp hoạt động giống nhau thường cạnh tranh
quyết liệt với nhau ở quốc gia này rồi ở quốc gia kia. Cuộc cạnh tranh của Coca-cola
vớiPepsi Co là cuộc cạnh tranh toàn cầu, tương tự như vậy cạnh tranh giữa Boeing và
Airbus, củahãng McDonal’s và KFC...
Toàn cầu hóa quá trình sản xuất (Globalization of Production)
Toàn cầu hóa quá trình sản xuất là quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ các
nơi trên toàn cầu để khai thác, tận dụng được sự khác biệt quốc gia về chi phí và chất lượng
của các yếu tố sản xuất, như lao động, năng lượng, đất đai và vốn.
Khi mà toàn cầu hóa thị trường diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu về hoạt động sản xuất
cũng phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới:
- Với công nghệ cho phép sản phẩm bất kỳ có thể được sản xuất ở nơi nào mà việc
sản xuất được coi là rẻ nhất thì sẽ hình thành rất nhiều trung tâm sản xuất của thế
giới (công xưởng của thế giới).
- Các quốc gia đang phát triển tự xây dựng lên các định hướng để hội nhập vào nền
sản xuất chung của thế giới:
Thông qua việc toàn cầu hóa quá trình sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh quốc
tế kỳ vọng sẽ giảm được tổng cơ cấu chi phí hoặc tăng cường được chất lượng hoặc tính
năng của sản phẩm họ cung ứng ra thị trường, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh

ThS.L.T.Hạnh – Trang 17
18
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
trên thị trường toàn cầu được hiệu quả hơn. Xem xét ví dụ sản xuất máy bay dân dụng
Airbus A380 – một trong những máy bay dân dụng lớn nhất kể từ trước cho tới năm 2006
( Xem Hình 1.1).
Máy bay Airbus A380 có 2 tầng, 4 hành lang, có cánh máy bay rộng hơn 15m và có
khả năng chuyên chở nhiều hơn 150 hànhkhách so với máy bay cạnh tranh tương đương
747-400 của Boeing. Để sản xuất được máy bay này, hãng Airbus phải bố trí 40.000 người
tại 15 nhà máy đặt tại 4 nước: Đức, Tây Ba Nha, Vương quốc Anh và Pháp
Hình 1.1 Toàn cầu hóa quá trình sản xuất chiếc Airbus A380

ThS.L.T.Hạnh – Trang 18
19
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
Nguồn: Examiner 2004, trang 1
Hình 1.2 cũng là một ví dụ tiêu biểu cho quá trình toàn cầu hóa các hoạt động sản
xuất các sản phẩm của các hãng, các doanh nghiệp trên thế giới

Hình 1.2 Các thành phần toàn cầu của một bánh mì kẹp McDonald’s ở Ukraina

Nguồn : Czinkota, 2005, trang. 11


Hai quá trình toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình sản xuất vẫn đang
tiếp tục tiếp diễn. Các công ty đa quốc gia, công ty quốc tế ngày càng tham gia vào quá

ThS.L.T.Hạnh – Trang 19
20
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
trình này một cách sâu sắc và liên tục điều chỉnh các hoạt động của mình để phù hợp hơn
các điều kiện kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa.
1.2.4. Các động lực thúc đẩy toàn cầu hóa
Về mặt tích cực, toàn cầu hóa có thể nâng cao mức sống ở các nước nghèo và kém
phát triển bằng cách tạo ra cơ hội việc làm, hiện đại hóa và cải thiện khả năng tiếp cận
hàng hóa và dịch vụ. Mặt khác, nó có thể lấy đi cơ hội việc làm ở các nước phát triển có
mức lương cao hơn khi việc sản xuất hàng hóa di chuyển qua các nước khác.
Động cơ toàn cầu hóa là lí tưởng và chủ nghĩa cơ hội, nhưng sự phát triển của một thị
trường tự do toàn cầu đã mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn ở phương Tây. Tác động
của toàn cầu hóa có cả xấu lẫn tốt đối với công nhân, văn hóa và các doanh nghiệp nhỏ,
trong cả các quốc gia phát triển và mới nổi.
Có hai động lực chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, đó là việc dỡ bỏ các rào cản
trong các hoạt động thương mại và đầu tư ở các lĩnh vực; và sự phát triển của cách mạng
khoa học và công nghệ.
Giảm bớt các trở ngại đối với thương mại và đầu tư
Các rào cản thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng giảm bớt, ngược lại các hiệp định tự
do hóa thương mại và đầu tư cũng như các tổ chức quốc tế về tự do thương mại và đầu tư
ngày càng nhiều.
- Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (General Agreement on Tariffs and
Trade – GATT) là một hiệp ước được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các
nước ký kế. Điều ước quốc tế đa phương nhằm thực hiện tự do hóa thương mại giữa
các nước thành viên trên cơ sở các biểu thuế quan và điều kiện buôn bán hàng hóa.
- Thuế suất trung bình (Average Tax Rate) đối với thương mại hàng hóa sẽ giảm hơn
nữa
- Trợ cấp (trợ giá) (Subsidy) đối với nông sản được giảm đáng kể. Đây là một trong
những chính sách điều tiết phổ biến nhất, được sử dụng nhằm hai mục tiêu là khắc
phục thất bại của thị trường và phân phối lại thu nhập. Đây là chuyển giao của chính
phủ tạo ra một khoản đệm giữa giá mà người tiêu dùng trả và chi phí sản xuất khiến
cho giá thấp hơn chi phí biên.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 20
21
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
- Quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights) là tổng hợp các qui phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáng tạo, sử dụng, định
đoạt và bảo vệ tài sản trí tuệ. Thực hiện bảo hộ đối với bản quyền bao gồm: Các
chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, các bản sao âm thanh, phim ảnh), nhãn hiệu
thương mại, nhãn hiệu dịch vụ và bằng sáng chế (bao gồm bí quyết thương mại và
know-how)
- Tổ chức Thương mại quốc tế thế giới – WTO được thành lập với chức năng tăng
cường hiệu lực của Hiệp định GATT
- Các khối thương mại được sáng lập làm tăng tốc độ tăng trường của thương mại
quốc tế nhanh hơn nhiều tốc độ tăng trường của sản xuất trên toàn thế giới.

Đối với lĩnh vực hàng hóa, trong khuôn khổ của Hiệp định GATT, thương mại hàng
hóa là lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất việc dỡ bỏ các rào cản theo hướng tự do hóa. Từ
năm 1947 đến nay đã diễn ra 8 vòng đàm phán để cắt giảm thuế quan. Kết quả của
các vòng đàm phán đã đưa thuế quan của các nước công nghiệp phát triển giảm
xuống từ 40% năm 1947 xuống còn gần 10% vào cuối thập niên 1960 và dưới 4%
sau khi hoàn thành thực hiện các cam kết của vòng đàm phán Urugoay. Hiệp định
đạt được tại vòng đàm phán Urugoay làm giảm tới 38% mức thuế quan của hàng
nghìn mặt hàng trên thế giới. Về hàng rào phi thuế quan, tổ chức WTO cũng như các
khuôn khổ khu vực đều đưa vào trong chương trình đàm phán. Vòng đàm phán
Urugoay đã đề cập tới một các lĩnh vực liên quan tới các hàng rào phí thuế quan như
biện pháp vệ sinh an toàn và kiểm dịch động thực vật, các rào cản kỹ thuật, các quy
định về định giá hải quan, quy tắc xuất xứ... Trên phạm vi khu vực, hàng rào thuế
quan nội khối đã được gỡ bỏ như trong EU, NAFTA, AFTA. Đối với lĩnh vực thương
mại dịch vụ, Hiệp định GATS trong khuôn khổ của WTO là nỗ lực đầu tiên nhằm xây
dựng các quy định trên phạm vi toàn cầu để quản lý các luồng lưu chuyển dịch vụ
giữa các quốc gia. Hiệp định đã đưa ra các nguyên tắc mang tính chất khung, dựa
vào đó các nước đưa ra những cam kết cụ thể về mở cửa và tiếp cận thị trường.

Sự phát triển của công nghệ thông in


Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá
trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa
học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật

ThS.L.T.Hạnh – Trang 21
22
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương
thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm
tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí
thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự phân công,
chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa
các quốc gia. Nhờ đó, thương mại và trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động
và tri thức ngày một tăng.
Sự phát triển của khoa học – công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất và lần thứ hai đã mở đường cho sự hình thành và phát triển nhanh chóng của thị
trường thế giới. Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chủ yếu dựa vào máy hơi
nước, sắt và than thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chủ yếu dựa vào máy chạy
bằng nhiên liệu lỏng, điện và năng lượng nguyên tử và những vật liệu đặc biệt: kim loại
không sắt, chất dẻo, sợi hóa chất, đặc biệt là dựa vào những thành tựu của lĩnh vực thông
tin và phương thức quản lý mới. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong
ngành giao thông và kỹ thuật thông tin làm cho thế giới bị thu nhỏ lại về không gian và
thời gian. Các chi phí về vận tải, về thông tin ngày càng giảm, sự cách trở về địa lý dần
được khắc phục, các quốc gia và dân tộc trở nên gần gũi hơn với những hình ảnh và thông
tin được truyền hình liên tục về các sự kiện đang xẩy ra ở mọi nơi trên trái đất.
Trong thế kỷ XIX, sự ra đời của đường sắt đã làm giảm chi phí vận tải khoảng 85 – 95%. Trong
khoảng 10 – 15 năm, phí vận tải đường biển đã giảm khoảng 70%; phí vận tải hàng không giảm
mỗi năm khoảng 3 – 4%. Sự phát triển của máy tính cá nhân và thương mại điện tử đã diễn ra
với tốc độ nhanh chóng hơn. Năng suất trong ngành công nghệ thông tin suốt trên ba thập kỷ
tăng khoảng 5% một năm, cao gấp 5 lần so với tốc độ tăng năng suất chung của tất cả các
ngành. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ về công nghệ thông tin, kinh tế tri thức
đang hình thành trong đó tri thức trở thành một lực lượng sản xuất ngày càng quan trọng,
chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế nói chung và từng loại hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất và tiêu thục trên thị trường quốc tế nói riêng. Khoa học và công nghệ từ cuối
thập niên 1970 đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất toàn
cầu, làm thay đổi hầu hết mọi mặt hoạt động sản xuất cả về lượng và chất và mang tính quốc
tế hóa cao độ. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ này đã làm cho nền kinh tế thế giới phát
triển với tốc độ trên 3%/năm trong vòng hơn 20 năm..

Hai cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã mang lại những biến đổi to lớn trong
đời sống kinh tế và xã hội toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của sản xuất, tạo

ThS.L.T.Hạnh – Trang 22
23
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
ra nguồn của cải phong phú cho loài người. Tuy nhiên, với hai cuộc cách mạng đầu tiên,
hàm lượng vật chất (năng lượng, nguyên nhiên liệu, thiết bị máy móc, vốn và lao động)
vẫn chiếm phần lớn trong một sản phẩm. Với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
nay, hàm lượng vật chất trong các sản phẩm ngày càng giảm, hiện nay chỉ còn chiếm tỷ lệ
bình quân từ 25 – 30% trong một sản phẩm, phần còn lại là hàm lượng tri thức. Đặc điểm
này cũng thể hiện tính toàn cầu, tính quốc tế hóa của hoạt động lao động sản xuất ngày
càng cao.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ ba gắn với sự ra đời của những công
nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sinh học, thông tin, tự động hóa, vật
liệu mới và năng lực.
Trong lĩnh vực sinh học, việc khám phá ra cấu trúc ADN, hiểu biết được mật mã của
sự sống là một bước ngoặt trong lịch sử sinh học. Với những kỹ thuật về di truyền học, về
gien và nuôi cấy tế bào, nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi và nguồn dinh dưỡng mới
được tạo ra, góp phần nâng cao năng suốt nông nghiệp, tạo ra lương thực và thực phẩm
dồi dào cho con người sử dụng và trao đổi. Trong vòng ba thập kỷ, sản xuất lương thực
thế giới tăng trên 100% trong khi dân số tăng trên 60%.
Lĩnh vực thông tin chứng kiến những tiến bộ phi thường, đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa. Với hệ thống các phương tiện và kỹ thuật thông tin hiện
đại, cách mạng thông tin toàn cầu như điện thoại, fax, Internet... mối liên hệ qua lại và giao
dịch giữa các cá nhân và doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới trở nên nhanh chóng, thường
xuyên và thuận tiện với chi phí ngày càng giảm dần; biên giới giữa các quốc gia trên nhiều
phương diện đã và đang bị xóa mờ. Sự biến đổi trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt đã biến
thông tin trở thành môt thứ hàng hóa, truyền thông trở thành một trong những ngành công
nghiệp hàng đầu trên thế giới. Nhờ vào công nghệ thông tin, thương mại điện tử ra đời và
phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nhờ vào công nghệ thông tin, phương thức tổ chức và quản
lý sản xuất – kinh doanh đã thay đổi vô cùng nhanh chóng. Một số nhà phân tích dự đoán
rằng “Nền kinh tế điện tử„ sẽ tạo ra nhiều công ty với quy mô nhỏ, hoạt động thông qua
mạng điện tử với cơ chế tạm thời hoặc không cần phải có một trụ sở làm việc chung.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng tạo ra nhiều loại vật liệu mới có chất
lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn thay thế những vật liệu truyền thống. Từ những năm 1980
cho đến nay, thế giới đã tăng cường sử dụng những nguồn năng lượng và vật liệu mới,
khiến cho lượng dầu lửa do các nước công nghiệp tiêu thụ giảm đi trung bình 1 tỷ tấn/năm.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 23
24
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
Tỷ lệ nguồn điện nguyên tử, thủy điện, năng lượng mặt trời được sử dụng ngày càng cao
trong sản xuất và đời sống. Các vật liệu mới như chất dẻo đặc biệt, vật liệu tổng hợp, sợi
quang học, gốm sứ... thay thế ngày càng nhiều nguyên liệu truyền thống. Tự động hóa
cũng trở thành một nét đặc trưng của khoa học – công nghệ, nhiều khâu trong sản xuất
được tự động hóa, lập trình khoa học.
1.2.3. Triển vọng phát triển của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa từ trước cho đến nay đã diễn ra ba làn sóng toàn cầu hóa. Làn sóng
toàncầu hóa lần thứ nhất vào cuối thế kỷ XIX tới đầu thế kỷ XX (trước Chiến tranh Thế
giới lần thứ nhất); làn sóng thứ hai từ những năm 1950 đến giữa những năm 1970 (trước
cuộc suythoái kinh tế thế giới gắn với khủng hoảng dầu lửa trong thập niên 1970) và làn
sóng thứ ba bắt đầu từ cuối thập niên 1980 cho tới nay. Như chúng ta đã đề cập, toàn cầu
hóa là quá trình xóa bỏ các rào cản ngăn cách giữa các quốc gia để hình thành thị trường
toàn cầu. Vậy tươnglai phát triển của toàn cầu hóa là sẽ mang lại một thế giới trong đó các
thị trường hàng hóa,dịch vụ và các tư liệu sản xuất được liên kết với nhau một cách hoàn
hảo; những biên giới, rào cản đối với các luồng lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ, vốn,
công nghệ, nhân công, ý tưởng... sẽ không tồn tại nữa. Cả thế giới là một thị trường được
điều tiết bởi hệ thống những quyđịnh và luật chơi thống nhất.
Tuy nhiên, câu hỏi bao lâu nữa thế giới sẽ tới được một thế giới toàn cầu còn là một
ẩn số. Bởi vì quá trình toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay nhìn chung vẫn còn ở mức hạn
chế.Biên giới giữa các quốc gia, lãnh thổ và khu vực vẫn là những ranh giới để các hàng
rào thuếquan và phi thuế quan có hiệu lực hạn chế đối với các luồng lưu chuyển hàng hóa
và dịch vụ,mặc dù mức độ hạn chế thương mại của các rào cản này ngày càng được kiểm
soát và thu hẹp.Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, sự không chắc chắn về tỷ giá hay những
trở ngại kinh tế khác, như hạn chế về di chuyển lao động quốc tế, quy định về lãi suất, tỷ lệ
đầu tư và tỷ lệ tiết kiệm quốc gia, hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế chưa quy định đầy
đủ các vấn đề liênquan tới việc bảo đảm thực hiện hợp đồng quốc tế... cũng là những yếu
tố có tác động hạn chếquá trình toàn cầu hóa. Thứ hai, tính quốc tế hóa của các hoạt động
sản xuất – kinh doanh ngày càng được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đi đôi với
việc khẳng định vai trò ngày càng quan trọng các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc
gia đối với sự tiếp tục phát triển của toàn cầu hóa.Thứ ba, sự ra đời và phát triển của kinh
tế tri thức ở các nước công nghiệp phát triển và các nước công nghiệp mới góp phần quan

ThS.L.T.Hạnh – Trang 24
25
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nói chung trêntoàn thế giới và tăng cường tính toàn
cầu của thị trường cũng như tính linh hoạt rộng khắp củaquá trình sản xuất, kinh doanh.
Kinh tế tri thức phát triển dựa trên sự phân bổ và sử dụng tri thức, mà trước hết là ý
tưởng, sáng kiến, thông tin và các công nghệ cao. Trong nền kinh tế này, tri thức trở thành
một bộ phận cấu thành chủ yếu của giá trị sản phẩm, tỷ lệ các giá trị cácyếu tố vật chất
truyền thống giảm dần. Các ngành kinh tế dựa trên tri thức, các ngành sử dụng công nghệ
cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... chiếmlĩnh vị trí
then chốt trong toàn bộ nền kinh tế, sản xuất công nghệ là loại hình sản xuất quantrọng
nhất; thị trường của kinh tế tri thức không giới hạn trong biên giới một quốc gia mà mởrộng
khắp thế giới do tính lan tỏa và thông quan của thông tin và tri thức, cách thức tổ chứcquản
lý thay đổi theo hướng dân chủ hơn, theo mô hình mạng, phi tập trung, phát huy quan
hệngang, học tập suốt đời ở trường học và nơi làm việc trở thành chuẩn mực chung của xã
hội.
Các nhân tố có ảnh hưởng hạn chế quá trình toàn cầu hóa: Thứ nhất, mâu thuẫn và
xung đột lợi ích diễn ra ngày càng gay gắt giữa các nước và nhóm nước trên thế giới và các
nhóm xã hội trong từng nước trong quá trình toàn cầu hóa.Thứ hai, khủng hoảng kinh tế ở
các nước lớn hay các trung tâm kinh tế và khu vực quantrọng trên thế giới có tác động ảnh
hưởng tiêu cực tới tiến trình phát triển toàn cầu hóa, khôngchỉ làm giảm khối lượng các
dòng lưu chuyển hàng hóa , dịch vụ, yếu tố đầu vào của quá trìnhsản xuất mà còn có dấu
hiệu cho sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.Thứ ba, những bất ổn về chính trị, xung
đột về tôn giáo, văn hóa, sắc tộc, nhân quyềnvà chủ nghĩa khủng bố tiếp tục gia tăng ở
nhiều nước và khu vực trên thế giới, gây cản trởkhông nhỏ đối với quá trình thực hiện tự
do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu và khu vực.Sự thay đổi trong tập hợp lực lượng
quốc tế, đặc biệt với sự nổi lên nhanh chóng của TrungQuốc và Ấn Độ, cũng như quá trình
đa cực hóa với ít nhất ba trung tâm chính trị - kinh tế lớn trong tương lai là Bắc Hoa Kỳ,
EU và Đông Á sẽ có ảnh hưởng to lớn đối với cơ cấu địa – chính trị toàn cầu
1.2.5. Ưu và nhược điểm của Toàn cầu hóa
Ưu điểm của toàn cầu hóa
Những người ủng hộ tin rằng toàn cầu hóa cho phép các nước đang phát triển bắt
kịp các quốc gia công nghiệp thông qua việc tăng cường sản xuất, đa dạng hóa, mở rộng
kinh tế và cải thiện mức sống.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 25
26
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế

Hoạt động thuê ngoài của các công ty mang lại việc làm và công nghệ cho các nước
đang phát triển. Các sáng kiến thương mại làm tăng giao dịch xuyên biên giới bằng cách
loại bỏ các ràng buộc liên quan đến nguồn cung và buôn bán.
Toàn cầu hóa đã nâng cao công bằng xã hội trên phạm vi quốc tế, và những người
ủng hộ tin rằng toàn cầu hóa đã thu hút sự chú ý vào quyền con người trên toàn thế giới.
Nhược điểm của toàn cầu hóa
Suy thoái kinh tế ở một quốc gia có thể tạo ra hiệu ứng domino cho các đối tác
thương mại. Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã tác động
nghiêm trọng đến Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Những người phản đối toàn cầu hóa cho rằng nó đã tạo ra sự tập trung của cải và
quyền lực vào tay các tập đoàn lớn, có thể hủy diệt các đối thủ nhỏ hơn trên toàn cầu.
Toàn cầu hóa cũng đã tăng sự đồng nhất hóa. Qui mô và sức ảnh hưởng của Mỹ khiến
cho việc trao đổi văn hóa giữa các quốc gia chủ yếu chỉ mang tính một chiều.
1.3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
1.3.1. Môi trường kinh doanh
a. Một số khái niệm cơ bản
Môi trường kinh doanh - danh từ, trong tiếng Anh gọi là Business Environment.
Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong)
vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Xuất phát từ quan niệm này, có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn
không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Môi trường kinh doanh nói chung được hiểu là tổng hợp các yếu tố, các lực lượng
xung quanh ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Các lực lượng này
cũng có thể được phân loại thành bên ngoài hoặc bên trong. Lực lượng không kiểm soát
được là các lực lượng bên ngoài mà các chủ thể kinh doanh phải thích ứng với nó, nếu
muốn duy trì sự tồn tại của mình

ThS.L.T.Hạnh – Trang 26
27
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế

Sự tồn tại và phát triển của bất kì doanh nghiệp nào dù qui mô như thế nào hoặc kinh
doanh trong các lĩnh vực khác nhau đi chăng nữa bao giờ cũng là quá trình vận động không
ngừng trong một môi trường kinh doanh đầy biến động.
Với sự tác động của môi trường kinh doanh sẽ hoặc là tích cực theo nghĩa tạo cơ hội
hoặc tiêu cực với nghĩa ngược lại là tiêu cực cho kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đòi
hỏi nhà quản trị phải luôn luôn theo dõi, nghiên cứu môi trường kinh doanh ở mọi cấp độ.
(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Kinh doanh quốc tế là một trao đổi hàng hóa và dịch vụ thực hiện các hoạt động của
mình qua biên giới quốc gia, giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Kinh doanh quốc tế còn được
gọi là Toàn cầu hóa trong khi đó, môi trường kinh doanh là môi trường xung quanh mà các
công ty quốc tế hoạt động.
b. Phân loại môi trường kinh doanh
Có rất nhiều cách để phân loại môi trường kinh doanh. Theo giới hạn hàng rào ngăn
cách người ta hay phân biệt môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thành 2 loại là môi
trường bên ngoài doanh nghiệp và môi trường bên trong doanh nghiệp. Môi trường bên
ngoài doanh nghiệp lại tiếp tục được phân chia thành môi trường quốc tế, môi trường kinh
tế quốc dân (những điều kiện kinh tế, xã hội...) và môi trường ngành (đối thủ cạnh tranh,
nhà cung cấp, khách hàng,...)

ThS.L.T.Hạnh – Trang 27
28
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
c. Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh
Tại mỗi quốc gia cũng như từng khu vực lãnh thổ của các quốc gia mà doanh nghiệp
đang và sẽ hoạt động đều có những đặc trưng khác nhau về môi trường. Các nhân tố, điều
kiện của MTKD rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổi khá phức tạp. chính vì vậy, các
doanh nghiệp KDQT phải có sự am hiểu về môi trường kinh doanh và đưa ra cách ứng xử
cho phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
Sự thành công nhiều hay ít trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các nhà kinh doanh
của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức và hiểu biết của họ về môi trường
kinh doanh mà họ vận hành các hoạt động của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường
kinh doanh quốc tế là sự cần thiết cho mọi người, trước hết là cho những ai hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Nó trang bị kiến thức cơ bản để các cán bộ hoạt động trên lĩnh
vực kinh doanh quốc tế. Nó trang bị kiến thức cơ bản để các cán bộ hoạt động trên lĩnh vực
KDQT đưa ra các quyết định tác nghiệp hợp lý nhằm tối đa hóa mong muốn của họ.
Môi trường kinh doanh quốc tế tác động chi phối đến mục đích, hình thức và kết quả
hoạt động của doanh nghiệp. hiểu biết tốt về môi trường kinh doanh mà mình hoạt động sẽ
cho phép các NQT, các nhà kinh doanh có được những đánh giá một cách hệ thống các ý
tưởng kinh doanh. Kiến thức về địa lý, sự phân bố dân cư, hiểu biết về lịch sử sẽ gợi mở
cho các nhà kinh doanh quốc tế hiểu hơn chức năng hoạt động của mình. Kiến thức chính
trị, luật pháp trong nước và quốc tế, những đánh giá về kinh tế đang có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu môi trường cạnh tranh cũng hết sức cần thiết, môi trường này đang
tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải có
sự điều chỉnh linh hoạt, thay đổi các biện pháp, các chức năng hoạt động,… của mình cho
thích ứng với các điều kiện mới.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 28
29
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế

d. Mục tiêu của phân tích môi trường kinh doanh


Mục tiêu của phân tích MTKD là phải tìm ra và xác định chính xác các nhân tố cơ bản
có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty. Các nhân tố này cũng luôn
biến đổi. Do đó, điều quan trọng là phải nắm và dự đoán được xu hướng vận động của
chúng, để từ đó đưa ra chiến lược hội nhập thích ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh
doanh đạt hiệu quả cao. Việc phân tích kinh doanh phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau đây:

ThS.L.T.Hạnh – Trang 29
30
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
- Phân tích môi trường phải chỉ ra được những cơ hội kinh doanh cho công ty trong
việc xâm nhập thị trường, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ và đầu tư.
- Nhận diện được các mối nguy, thách thức và rủi ro của môi trường đối với công ty,
để từ đó giúp công ty tiến hành các hoạt động thích ứng nhằm nắm bắt thời cơ đạt
kết quả tốt.
- Phải nắm được khả năng nội tại của công ty, nếu không đánh giá đúng khả năng mà
đưa ra mục đích quá cao, chắc chắn sẽ khó thành công, thậm chí thất bại. Việc đánh
giá tiềm năng của công ty được xem xét trên các mặt: khả năng về vốn, tiềm năng
về công nghệ, về năng lực quản lý, phân phối, chất lượng sản phẩm, mẫu mã,…
Như vậy, sự phân tích môi trường kinh doanh quốc tế nhằm giúp cho công ty thích ứng
và thích nghi trong các hoạt động kinh doanh, giảm thách thức và tăng thời cơ kinh doanh,
gia tăng kết quả và hạn chế rủi ro.
1.3.2. Môi trường kinh doanh quốc gia
a. Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc gia
Môi trường kinh doanh quốc gia (tiếng Anh: National business environment) là bao
gồm tất cả các yếu tố bên ngoài công ty nhưng có thể tác động tới hoạt động của công ty
đó. Mỗi một yếu tố này lại phụ thuộc vào một trong bốn nhóm yếu tố thuộc môi trường bên
ngoài: văn hóa, chính trị và luật pháp, kinh tế và cạnh tranh.
b. Các yếu tố môi trường kinh doanh quốc gia
- Những nhân tố văn hóa phản ánh thẩm mĩ, giá trị và thái độ, phong tục và tập quán,
cấu trúc xã hội, tôn giáo, giao tiếp cá nhân, giáo dục và các môi trường vật chất và các môi
trường quốc gia sẽ giúp các nhà quản trị điều hành có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất
và bán hàng của họ.
- Những nhân tố chính trị và luật pháp là những vấn đề liên quan đến vai trò quan
trọng của chính phủ và luật pháp đối với quản trị kinh doanh. Các yếu tố chính trị bao gồm
sự ổn định của chính phủ, mức độ tham nhũng trong hệ thống chính sách kinh tế. Các yếu
tố luật pháp bao gồm các đạo luật điều chỉnh việc trả lương tối thiểu, an toàn lao động cho
công nhân, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng và những gì được qui định là hành vi
cạnh tranh hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
- Những yếu tố kinh tế bao gồm các biến số về kinh tế và tài chính như lãi suất và thuế
suất, cơ cấu tiêu dùng, năng suất và mức sản lượng. Các yếu tố đó còn bao gồm những chỉ

ThS.L.T.Hạnh – Trang 30
31
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
số về hạ tầng cơ sở như truyền thông, mạng lưới phân phối (đường cao tốc, sân bay...) và
mức độ sẵn có và phí tổn thất về năng lượng.
- Những yếu tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố như số lượng các đối thủ cạnh tranh
của công ty và chiến lược kinh doanh của chúng, cơ cấu giá thành và chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra còn tính đến việc cạnh tranh có ảnh hưởng như thế nào tới giá thành và mức độ
sẵn có của các nguồn lực như lao động, vốn tài chính, nguyên liệu thô. Cuối cùng, các yếu
tố cạnh tranh còn liên quan tới tính cách, hành vi cư xử và sở thích của người tiêu dùng đối
với các sản phẩm của công ty và các đối thủ cạnh tranh của nó.
- Nhân tố nhân khẩu học: tác động tới từng nhóm nhu cầu, sở thích, thị hiếu riêng của
từng nhóm người tiêu dùng sản phẩm trên thị trường. Mặt khác nhóm yếu tố nhân khẩu học
còn tác động tới lực lượng lao động trong công ty về các mặt như tuổi tác, giới tính…
Các nhóm yếu tố bên ngoài trên đây ảnh hưởng tới cách thức hoạt động của tất cả các
công ty trong bất kì môi trường kinh doanh nào. Các nhà sản xuất và các doanh nghiệp vừa
và nhỏ không tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế cũng có thể bị ảnh hưởng.
Họ buộc phải tuyển dụng lao động và tìm kiếm các nguồn vốn tài chính trên thị trường quốc
gia hay thị trường khu vực, nơi nguồn cung thu hẹp có thể làm tăng chi phí hoạt động.
c. Mục tiêu của việc phân tích môi trường quốc gia trong kinh doanh quốc tế
Mục tiêu là phải tìm ra và xác định chính xác các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh quốc tế cuả công ty, nắm và dự đoán được xu hướng vận động để từ đó
đưa ra chiến lược hội nhập thích ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
cao. Việc phân tích kinh doanh phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phân tích môi trường phải chỉ ra được những cơ hội kinh doanh cho công ty
trong việc xâm nhập thị trường, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, đầu tư.
Thứ hai, việc phân tích phải tính đến những mối đe dọa, thách thức của môi trường đối
với công ty, để từ đó giúp công ty tiến hành những hoạt động thích ứng nhằm chớp thời cơ
đạt kết quả lớn.
Thứ ba, phải nắm được khả năng nội tại của công ty, nếu không đánh giá đúng khả năng
mà đưa ra mục đích quá cao, chắc chắn sẽ khó thành công, thậm chí thất bại. Việc đánh giá
tiềm năng của công ty được xem xét trên các mặt: khă năng về vốn; tiềm năng về công
nghệ; về năng lực quản lý; phân phối, chất lượng sản phẩm, mẫu mã...

ThS.L.T.Hạnh – Trang 31
32
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
Như vậy, sự phân tích môi trường kinh doanh quốc tế nhằm giúp cho công ty thích ứng
và thích nghi trong các hoạt động kinh doanh, giảm thách thức và tăng thời cơ kinh doanh,
gia tăng kết quả và hạn chế rủi ro.
d. Yêu cầu của việc phân tích môi trường quốc gia trong kinh doanh quốc tế
Doanh nghiệp điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp với các yêu cầu và cơ
hội ở nước ngoài, nghĩa là doanh nghiệp không thể can thiệp vào môi trường để làm thay
đổi nó, trái lại doanh nghiệp phải tự điều chỉnh cho phù hợp với môi trường mới. Ở đây các
phương thức kinh doanh hoàn toàn mới mẻ.
Về cơ bản, doanh nghiệp phải chấp nhận môi trường nước ngoài, nếu như muốn tham
gia vào hoạt động kinh doanh ở đó. Tùy theo hiện trạng của từng môi trường, doanh nghiệp
tìm ra cách thức hội nhập thích ứng, nhằm tạo thời cơ mới cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp thực hiện những hình thức kinh doanh nào, hình thức
nào là chủ yếu, hình thức nào được thực hiện,…
Để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong môi trường có hệ thống kinh
tế, chính trị, luật pháp, văn hóa,… khác nhau, trước hết các doanh nghiệp phải đưa ra những
lời giải thích hữu hiệu cho các vấn đề như sau:
- Ở các quốc gia mà các công ty sẽ hoạt động kinh doanh, cơ cấu chính trị có đặc điểm
gì, ảnh hưởng của nó tới hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?
- Hệ thống kinh tế của quốc gia đó (nước sở tại) hoạt động theo hình thức nào?
- Ngành công nghiệp của nước sở tại thuộc khu vực tư nhân hay công cộng?
- Nếu ngành công nghiệp đó thuộc khu vực công cộng thì chính phủ có cho phép cạnh
tranh ở khu vực đó không? Hoặc nếu có ở khu vực tư nhân thì xu hướng chuyển
sang khu vực công cộng không?
- Nhà nước ban hành quản lý các doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
- Các doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp bao nhiêu cho chính phủ để thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế chung.
Để trả lời được các vấn đề trên khá phức tạp vì môi trường luôn biến động, đặc biệt
trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế chính trị trên thế giới đang có nhiều diễn biến
phức tạp và bất ổn. Tùy thuộc vào mục đích và hoạt động kinh doanh cụ thể của mình mà
công ty lựa chọn môi trường kinh doanh cho phù hợp. Dựa vào kết quả nghiên cứu môi
trường kinh doanh quốc tế, công ty phải xác định được nên kinh doanh ở nước nào, hình
thức kinh doanh nào là chủ yếu.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 32
33
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
- Nếu là hoạt động xuất nhập khẩu thì mặt hàng kinh doanh là mặt hàng gì, quy cách,
chất lượng, phẩm chất, nhãn hiệu, bao bì... như thế nào.
- Nếu là hoạt động kinh doanh đầu tư thì loại hình nào là thích hợp, nguồn vốn dự kiến
là bao nhiêu, lấy ở đâu.
Trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh, cho phép các
nhà quản lý xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng
hoá, dịch vụ, chiến lược đầu tư quốc tế, chiến lược chuyển giao công nghệ, chiến lược cạnh
tranh...
Các chiến lược này được thực hiện có hiệu quả đến mức nào, điều này hoàn toàn phụ
thuộc vào khả năng thích ứng và ứng xử linh hoạt của công ty cho phù hợp với sự thay đổi
của môi trường kinh doanh.
Muốn vậy, cần đánh giá chính xác và phát hiện kịp thời các cơ hội kinh doanh ở nước
ngoài, thực hiện các hợp đồng kinh doanh đa dạng; lựa chọn thị trường mục tiêu có hiệu
quả; linh hoạt thích ứng với những thay đổi có tính chất toàn cầu.
1.3.3. Môi trường kinh doanh quốc tế
a. Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh doanh quốc tế (tiếng Anh: International business environment) là các
yếu tố bên ngoài của tất cả các môi trường kinh doanh quốc gia có liên quan đến hoạt động
của công ty. Các định chế quốc tế và quá trình quốc tế hóa đang giúp cho việc định hình
hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong môi trường kinh doanh quốc tế, hoạt động của người
tiêu dùng, công nhân, tổ chức tài chính và chính phủ ở những nước khác nhau sẽ có xu
hướng hội tụ lại. Do vậy, môi trường quốc tế liên kết các môi trường kinh doanh ở các quốc
gia trên thế giới với nhau và trở thành đường dẫn theo đó các yếu tố bên ngoài ở một nước
ảnh hưởng tới các công ty ở những nước khác.
Kinh doanh quốc tế khác biệt so với kinh doanh nội địa do môi trường thay đổi khi một
doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Thông thường,
một doanh nghiệp hiểu rất rõ về môi trường trong nước nhưng lại kém hiểu biết về môi
trường ở các nước khác và do vậy doanh nghiệp phải đầu tư thời gian và nguồn lực để hiểu
về môi trường kinh doanh mới. Môi trường kinh doanh quốc tế là môi trường kinh doanh
ở nhiều quốc gia khác nhau. Môi trường này có nhiều đặc điểm khác biệt so với môi trường

ThS.L.T.Hạnh – Trang 33
34
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
trong nước của doanh nghiệp, có ảnh hưởng quan trọng tới các quyết định của doanh nghiệp
về sử dụng nguồn lực và năng lực. Vì các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát
được môi trường bên ngoài nên sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào việc
các doanh nghiệp thích ứng như thế nào với môi trường này. Năng lực của một doanh
nghiệp trong việc thiết kế và điều chỉnh nội lực để khai thác được các cơ hội của môi trường
bên ngoài và khả năng kiểm soát các thách thức đặt ra của môi trường sẽ quyết định sự
thành bại của doanh nghiệp.
b. Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế
Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập ngày nay, mối quan hệ phụ thuộc giữa các
quốc gia và cộng đồng kinh tế thế giới ngày càng tăng. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu môi
trường kinh doanh quốc tế được đặt ra khác nhau tuỳ theo từng loại tổ chức.
- Đối với các tổ chức chỉ hoạt động ở thị trường trong nước
Đối với tổ chức chỉ hoạt động ở thị trường trong nước, có nghĩa là các sản phẩm của các tổ
chức này chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa vẫn có ít nhất vẫn có hai lí do cần phải nghiên
cứu môi trường quốc tế.
+ Thứ nhất, do tính phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia trong cộng đồng
thế giới ngày càng rõ rệt.
Vì vậy, những sự thay đổi của môi trường kinh doanh quốc tế chắc chắn sẽ tác động
làm thay đổi các điều kiện môi trường vĩ mô và cạnh tranh trong nước.
Điều này cho thấy rằng muốn dự báo môi trường kinh doanh trong nước một cách chính
xác, các nhà quản trị còn phải xem xét trong một mức độ nhất định những thay đổi của môi
trường quốc tế có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trong nước.
+ Thứ hai, trong nhiều trường hợp mặc dù các tổ chức không trực tiếp quan hệ với
thương trường quốc tế, nhưng nó có thể có quan hệ gián tiếp ở phiá đầu vào hoặc phía đầu
ra thông qua việc mua, bán một loại vật tư thiết bị nào đó qua một tổ chức khác trong nước.
Ngoài ra các tổ chức hoạt động trong nước không chỉ quan tâm sự tác động của môi
trường quốc tế đến các điều kiện của môi trường vĩ mô trong nước mà còn phải tính đến cả
những tác động của nó đối với môi trường cạnh tranh.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 34
35
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
Điều đó có nghĩa là các yếu tố của môi trường cạnh tranh như khách hàng, nhà cung
cấp, đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế cần phải mở rộng ra trong phạm vi quốc tế,
không nên giới hạn ở những điều kiện trong nước.
- Đối với các tổ chức hoạt động trên thương trường quốc tế
Các tổ chức hoạt động trên thương trường nước ngoài cần phải nghiên cứu điều kiện
môi trường của nước sở tại. Việc phân tích môi trường quốc tế cũng giống như phân tích
môi trường bên ngoài song được xem xét trong bối cảnh toàn cầu.
Khi phân tích môi trường nước sở tại thì môi trường chính trị - pháp luật và môi trường
văn hoá cần có sự quan tâm thích đáng vì nó có thể có những điểm rất khác biệt so với môi
trường nước chủ nhà.
* Đối với các tổ chức sản xuất trong nước nhưng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nước
ngoài thì vừa phải chịu ảnh hưởng của những điều kiện môi trường kinh doanh trong nước,
vừa phải chịu những điều kiện môi trường nước ngoài.
Tổ chức cần tiến hành phân tích những yếu tố vĩ mô chẳng hạn như các yếu tố kinh tế,
chính trị - pháp lí, dân số, văn hoá xã hội,... có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của
mình tại thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó cũng cần phân tích và nhận dạng các áp lực
của môi trường cạnh tranh mà tổ chức đang phải đối mặt tại thị trường nước ngoài, chẳng
hạn như khách hàng, người cung cấp, sản phẩm thay thế,...
* Đối với các tổ chức chỉ hoạt động trên thương trường nội địa nhưng có quan hệ với tổ
chức cung cấp nước ngoài thì cũng phải tính đến yếu tố môi trường của nước sở tại.
Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế biến động của môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp
của các tổ chức cung cấp ở nước ngoài mà có thể tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn đối
với các nguồn cung cấp đầu vào của tổ chức.
* Đối với các tổ chức đang tìm cách thành lập với các cơ sở sản xuất ở nước ngoài thì
càng phải quan tâm hơn nữa những yếu tố của môi trường tại nước ngoài.
Ví dụ, các yếu tố như mức tiền công trung bình, luật thuế, các qui định về thuê mướn tại
địa phương, các quan điểm chung về công ăn việc làm và mức sống, các điều kiện về tài
nguyên thiên nhiên, ... sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức

ThS.L.T.Hạnh – Trang 35
36
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
c. Các yếu tố thuộc nhóm môi trường kinh doanh quốc tế
Thông tin, vốn, con người và sản phẩm là tất cả nhưng yếu tố vận động trong môi trường
kinh doanh quốc tế. Có năm nhóm chủ thể tương ứng với sự vận động của các yếu tố đó,
bao gồm:
- Người tiêu dùng trên khắp thế giới đang bắt đầu có xu hướng tạo ra những mong muốn
và nhu cầu tương tự nhau, đặc biệt đối với những loại sản phẩm như máy tính cá nhân, máy
nghe nhạc, âm nhạc và phim ảnh. Hơn nữa, họ ngày càng hiểu biết hơn về giá trị của các
sản phẩm sẵn có trên thị trường toàn cầu.
Hiện nay, những sản phẩm như vậy có thể mua được trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc
những công ty bán lẻ thông qua hệ thống WWW và giao hàng bằng phương thức điện tử
hoặc bằng các phương thức thông thường, bất kể các bên tham gia giao dịch nằm ở đâu trên
thế giới.
- Công nhân sẽ được phân bổ lại khi cơ hội về việc làm trong nước giảm sút. Việc thành
lập các khu vực mậu dịch tự do (như European Union - EU) có thể thúc đẩy sự di chuyển
của công nhân giữa các quốc gia thành viên.
- Các công ty bán hàng hóa và dịch vụ trên khắp thế giới và tìm kiếm vốn đầu tư trên các
thị trường tài chính quốc tế. Các công ty đa quốc gia di chuyển công nhân, thông tin và vốn
giữa các chi nhánh của mình và cạnh tranh trực diện trên các thị trường.
- Chính phủ mua sắm các sản phẩm từ các nhà cung cấp quốc tế để đạt được các mục tiêu
xã hội, kinh tế và quân sự. Chính phủ còn điều tiết dòng vận động quốc tế của văn hóa, lao
động, thông tin và vốn.
Trong khi nền kinh tế toàn cầu có được lợi ích từ việc thực thi các đạo luật bảo vệ người
tiêu dùng và môi trường, thì cũng chính lợi ích của nền kinh tế thế giới có thể bị tổn hại bởi
các đạo luật gây trở ngại với các hoạt động thương mại đầu tư.
- Các tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Trước hết, các tổ chức đó cung cấp các công ty nguồn vốn bằng đồng tiền của các nước
khác để thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu cần thiết.
Các tổ chức đó còn thay mặt các công ty để mua các đồng tiền của các quốc gia khác khi
các nhà quản trị muốn giảm rủi ro trong giao dịch quốc tế.

ThS.L.T.Hạnh – Trang 36
37
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
Cuối cùng, các tổ chức tài chính giúp cho các công ty tạo lập nguồn vốn và đầu tư lượng
tiền nhàn rỗi vào các thị trường tài chính thế giới.

1.4. QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ


1.4.1. Khái niệm
Quản trị là quá trình trong đó chủ thể quản trị sử dụng các phương pháp, công cụ và biện
pháp để tác động một cách có ý thức, có mục đích vào đối tượng quản trị nhằm hướng hoạt
động của các đối tượng quản trị đi theo định hướng mà chủ thể mong muốn.
Quản trị kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Adminestration.
là quá trình trong đó chủ thể quản trị sử dụng các phương pháp, công cụ, biện pháp tác động
một cách có ý thức, có mục đích vào quá trình kinh doanh nhằm duy trì và phát triển công
việc kinh doanh của chủ thể.
Quản trị kinh doanh quốc tế (tiếng Anh: International business administration) là quá
trình trong đó chủ thể của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế sử dụng các phương pháp, công
cụ, biện pháp để tác động một cách có ý thức, có mục đích vào quá trình kinh doanh quốc
tế của doanh nghiệp nhằm duy trì và phát triển công việc kinh doanh quốc tế của họ.
Hay nói cách khác, quản trị kinh doanh quốc tế là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo
và kiểm sóat những con người làm việc trong một tổ chức hoạt động trên phạm vi quốc tế
nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Khi quyết định tham gia vào kinh doanh quốc tế
thì một doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách tshức. Khi đó, các yếu tố nội tại của
công ty phải đương đầu với các yếu tố mới bên ngoài về văn hóa, chính trị, pháp luật, kinh
tế và cạnh tranh. Các yếu tố nội tại của công ty là những nhân tố công ty có thể kiểm soát
được. Các yếu tố này bao gồm:
- Chính sách phân bổ nguồn nhân lực, chương trình đào tạo và phát triển nhân lực.
- Xây dựng văn hóa tổ chức.
- Tìm kiếm và phân bổ nguồn tài chính.
- Xác định phương pháp và xây dựng kế hoạch sản xuất.
- Đưa ra các quyết định marketing.
- Đưa ra các chính sách đánh giá nhà quản trị và hoạt động của công ty.
Đặc điểm của quản trị kinh doanh quốc tế:

ThS.L.T.Hạnh – Trang 37
38
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
- Liên quan đến nhiều quốc gia và chính phủ với những luật lệ khác biệt nhau.
- Sự khác biệt về đơn vị tiền tệ, chịu tác động bởi tỷ giá hối đoái.
- Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia.
- Sự khác biệt trong cạnh tranh.
1.4.2. Bản chất của quản trị kinh doanh quốc tế
Bản chất của quản trị kinh doanh quốc tế là các nhà quản trị sử dụng mọi phương
pháp, công cụ và biện pháp để tác động lên quá trình kinh doanh quốc tế của các doanh
nghiệp nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh của các quá trình đó và nhờ đó mà nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nội dung quản trị trong kinh doanh quốc tế
❖ Tiếp cận theo các chức năng quản trị:
Tiếp cận theo các chức năng quản trị thì công việc quản trị trong kinh doanh quốc
tế gồm:
- Hoạch định: Xây dựng kế hoạch kinh doanh (xác định mục tiêu, các con đường, các
biện pháp để thực hiện mục tiêu đặt ra trong kì kế hoạch) cho công ty.
- Tổ chức: Triển khai việc thực hiện kế hoạch đã xây dựng bao gồm phân công những
ai làm việc gì? Bao giờ làm?
- Chỉ huy: Ra các quyết định, mệnh lệnh quản lí để các bộ phận, các cá nhân thực
hiện.
- Phối hợp: Tính toán xem các bộ phận cũng như các cá nhân phối hợp với nhau như
thế nào? Bằng cách nào? Theo kiểu nào?
- Kiểm tra, giám sát: Thực hiện việc kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch xem có
chệch hướng không? Nếu có chệch hướng hay khả năng không đạt mục tiêu nhà quản trị
cần phải biết và tìm các biện pháp khắc phục sớm.
❖ Tiếp cận theo các lĩnh vực quản trị
Nếu tiếp cận theo các lĩnh vực quản trị thì công việc quản trị kinh doanh quốc tế gồm:
- Quản trị hoạt động Marketing
- Quản trị nhân lực
- Quản trị sản xuất
- Quản trị tài chính

ThS.L.T.Hạnh – Trang 38
39
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
- Quản trị hành chính - pháp chế
- Quản trị hiệu quả kinh doanh
- Quản trị tranh chấp
- Quản trị rủi ro
- Quản trị sự thay đổi,...
1.4.3. Nhà quản trị quốc tế
Nhà quản trị quốc tế là người thực hiện các chức năng quản trị của việc lập kế hoạch,
tổ chức lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của công ty quốc tế trên cơ sở nhận thức những
vấn đề phức tạp của hoạt động kinh doanh quốc tế. Những yêu cầu đối với nhà quản trị
quốc tế:
- Hiểu khách hàng.
- Khuyến khích nhân viên.
- Biết cách phân tích vấn đề
- Hiểu biết công nghệ.
- Đưa ra những sản phẩm tầm cỡ thế giới.
- Luôn theo sát tỷ giá hối đoái.
- Tập trung vào nhận thức toàn cầu.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Thế nào là kinh doanh quốc tế?
2. Vai trò của kinh doanh quốc tế?
3. Mục đích của kinh doanh quốc tế?
4. Phân tích các cơ sở hình thành kinh doanh quốc tế?
5. Phân tích đặc trưng của kinh doanh quốc tế?
6. Trình bày các yếu tố của môi trường kinh doanh quốc tế?
7. Hãy trình bày toàn cầu hóa – môi trường kinh doanh quốc tế quan trọng

ThS.L.T.Hạnh – Trang 39
40
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế
CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN
Kinh doanh quốc tế International Business

Môi trường kinh doanh quốc gia National business environment


Môi trường kinh doanh quốc tế International Business environment

Quản trị kinh doanh quốc tế International business administration


Toàn cầu hóa Globalization
Toàn cầu hóa sản xuất Globalization of production

Toàn cầu hóa thị trường Market globalization

ThS.L.T.Hạnh – Trang 40
41
ĐH Thăng Long_Bài 1: Tổng Quan về Kinh Doanh Quốc Tế

ThS.L.T.Hạnh – Trang 41

You might also like