Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TPH

Bằng sự cộng hưởng của ngòi bút nghệ thuật bậc thầy và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, qua văn bản
“CBBD”, nhà văn An-đec-xen đã miêu tả câu chuyện về cảnh ngộ khổ cực của cô bé bán diêm với
những mộng tưởng hạnh phúc trong thực tế xót xa khiến trái tim người đọc xúc động, thổn thức
không nguôi . Câu chuyện đưa ta về không gian của đêm giao thừa ngày cuối năm, trời rét buốt,
khi người người nhà nhà đều nhanh chóng trở về để quây quần bên gia đình thì ôi! cô bé bán diêm
với đôi chân đất, đầu trần, bụng đói lại đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em đã không bán
được bao diêm nào, em không thể về vì nhất định cha em sẽ đánh em. Trong hoàn cảnh đó, em nép
vào một góc tường để tránh rét, cô bé quẹt từng que diêm để sưởi ấm, ánh sáng kì diệu của những
ngọn lửa diêm đã đưa cô bé vào thế giới lung linh, màu nhiệm như trong cổ tích, thắp lên những ấm
áp, gợi ra những ước mơ, mộng tưởng hạnh phúc, huy hoảng đối nghịch với thực tế bất hạnh, xót xa
ấy. Lần đầu, em đánh liều quẹt một que, ánh sáng ngọn lửa diêm ”rực hồng lên” lấn át đi cái cảm
giác bóng tối mênh mông, hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng
sáng nhoáng”. Em đưa đôi tay lạnh hơ trên ngọn lửa đang cháy “toả ra những hơi nóng dịu dàng”,
một khung cảnh ấm áp mà từ lâu cô đã không được hưởng. Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục
thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Hình ảnh hiện ra
trước mắt em khi ấy là một bữa ăn thịnh soạn “đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa
bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay..”. Trong cái đói lả người, em tiếp tục tưởng tượng
“ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa”, mang đến cho em cảm giác ăn ngon, no ấm. Tiếp theo, que diêm
thứ ba được thắp lên, sáng bừng hình ảnh không khí gia đình vui vẻ, sum họp, đầm ấm bên cây
thông Nô-en. Trong văn hoá phương Tây, cây thông là biểu tượng của sự sum họp, quây quần đầm
ấm và thường xuất hiện trong các ngày lễ tết. Qua mộng tưởng huy hoàng ấy, mong ước nhỏ bé mà
thiết thực của cô bé dược thể hiện một cách tinh tế, xúc động: em muốn được vui vẻ chơi đùa chứ
không cần vật lộn mưu sinh trong cái lạnh rét buốt, chịu đựng sự cái nghèo, cực khổ. Với cô bé, đó
quả là một thiên đường tuổi thơ mà em hằng ao ước, một viễn cảnh huy hoàng, rực rỡ nhưng vô
cùng mơ hồ, trớ trêu. Và một lần nữa, giác mơ được nối tiếp khi em quẹt đến que diêm thứ tư, ánh
sáng xanh kì diệu hiện lên hình ảnh “bà em đang mỉm cười với em”- người bà hiền hậu mà em yêu
thương mãi. Những que diêm thực sự đang sưởi ấm lòng cô bé, thắp lên những ước mơ, khát khao
được trở về bên bà, được sống cùng bà trong những tháng ngày bình dị, được bà yêu thương, chăm
soc “bà cháu ta cùng sống sung sướng biết bao”. Để níu giữ hình ảnh bà, cô bé đã quẹt tất cả những
que diêm còn lại. Em xin bà cho về nơi Thượng đế chí nhân, “lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét,
đau buồn”.. Nếu 2 lần quẹt diêm đầu xuất phát từ tình cảnh cơ cực về vật chất thì những mộng
tưởng sau xuất phát từ thực tế thiếu thốn về tinh thần: em không có ai yêu thương, chở che, luôn bị
người cha nghiện rượu mắng chửi, đánh đập. Đối với em, mộng tưởng được bay lên trời cùng bà là
khát khao mãnh liệt nhất: đó là cách duy nhất để giải thoát khỏi nỗi khốn khổ trần gian, là cách duy
nhất để em có thể đến với bà và mẹ những người yêu thương em vô điều kiện, với quá khứ hạnh
phúc và ngọt ngào, êm ái kia. Nhưng những mộng tưởng, ước mơ càng lung linh, rực rỡ, ấm áp,
hạnh phúc bao nhiêu thì thực tế lại càng tăm tối, lạnh lẽo, khắc nghiệt và buồn tủi bấy nhiêu. “Chi
tiết là bụi vàng của tác phẩm”, có thể nói những hình ảnh tương phản, đối lập đã khiến số phận đau
khổ, bất hạnh, đáng thương của cô bé bán diêm thêm nổi bật đồng thời cho thấy tài năng nghệ thuật
của tác giả. Cô bé đã ra đi trong sự siêu thoát, trong niềm vui sướng vô bờ. Em đã chia tay với cuộc
đời một cách vui vẻ và mãn nguyện, em đã chết trong giá rét nhưng lại với “đôi má hồng và đôi môi
đang mìm cười”. Em ra đi để được sống trong cuộc đời khác, một thế giới khác. Với cách kể
chuyện sinh động, những chi tiết mang màu sắc cổ tích kết hợp cùng thủ pháp tương phản đối lập,
An-dec-xen đã lay động bao cung bậc cảm xúc trong trái tim người đọc từ đó bộc lộ niềm đồng
cảm, xót xa sâu sắc trước những số phận, tuổi thơ bất hạnh của trẻ thơ và sự bức xúc, phê phán lối
sống ích kỉ, co cụm của thế giới hiện đại. Như vậy, qua áng văn thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn.
nhà văn nổi tiếng người đan mạch Andecxen đã thành công vẽ nên một hành trình mộng tưởng, ước
mơ đẹp đẽ, huy hoàng như đang cố vượt lên thực tại khắc nghiệt, bất hạnh, tăm tối của nhân vật.

DIỄN DỊCH
Bằng sự cộng hưởng của ngòi bút nghệ thuật bậc thầy và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, qua văn bản
“CBBD”, nhà văn An-đec-xen đã miêu tả câu chuyện về cảnh ngộ khổ cực của cô bé bán diêm với
những mộng tưởng hạnh phúc trong thực tế xót xa khiến trái tim người đọc xúc động, thổn thức
không nguôi Câu chuyện đưa ta về không gian của đêm giao thừa ngày cuối năm, trời rét buốt, khi
người người nhà nhà đều nhanh chóng trở về để quây quần bên gia đình thì ôi! cô bé bán diêm với
đôi chân đất, đầu trần, bụng đói lại đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em đã không bán
được bao diêm nào, em không thể về vì nhất định cha em sẽ đánh em. Trong hoàn cảnh đó, em nép
vào một góc tường để tránh rét, cô bé quẹt từng que diêm để sưởi ấm, ánh sáng kì diệu của những
ngọn lửa diêm đã đưa cô bé vào thế giới lung linh, màu nhiệm như trong cổ tích, thắp lên những ấm
áp, gợi ra những ước mơ, mộng tưởng hạnh phúc, huy hoảng đối nghịch với thực tế bất hạnh, xót xa
ấy. Lần đầu, em đánh liều quẹt một que, ánh sáng ngọn lửa diêm ”rực hồng lên” lấn át đi cái cảm
giác bóng tối mênh mông, hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng
sáng nhoáng”. Em đưa đôi tay lạnh hơ trên ngọn lửa đang cháy “toả ra những hơi nóng dịu dàng”,
một khung cảnh ấm áp mà từ lâu cô đã không được hưởng. Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục
thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Hình ảnh hiện ra
trước mắt em khi ấy là một bữa ăn thịnh soạn “đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa
bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay..”. Trong cái đói lả người, em tiếp tục tưởng tượng
“ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa”, mang đến cho em cảm giác ăn ngon, no ấm. Tiếp theo, que diêm
thứ ba được thắp lên, sáng bừng hình ảnh không khí gia đình vui vẻ, sum họp, đầm ấm bên cây
thông Nô-en. Trong văn hoá phương Tây, cây thông là biểu tượng của sự sum họp, quây quần đầm
ấm và thường xuất hiện trong các ngày lễ tết. Qua mộng tưởng huy hoàng ấy, mong ước nhỏ bé mà
thiết thực của cô bé dược thể hiện một cách tinh tế, xúc động: em muốn được vui vẻ chơi đùa chứ
không cần vật lộn mưu sinh trong cái lạnh rét buốt, chịu đựng sự cái nghèo, cực khổ. Với cô bé, đó
quả là một thiên đường tuổi thơ mà em hằng ao ước, một viễn cảnh huy hoàng, rực rỡ nhưng vô
cùng mơ hồ, trớ trêu. Và một lần nữa, giác mơ được nối tiếp khi em quẹt đến que diêm thứ tư, ánh
sáng xanh kì diệu hiện lên hình ảnh “bà em đang mỉm cười với em”- người bà hiền hậu mà em yêu
thương mãi. Những que diêm thực sự đang sưởi ấm lòng cô bé, thắp lên những ước mơ, khát khao
được trở về bên bà, được sống cùng bà trong những tháng ngày bình dị, được bà yêu thương, chăm
soc “bà cháu ta cùng sống sung sướng biết bao”. Để níu giữ hình ảnh bà, cô bé đã quẹt tất cả những
que diêm còn lại. Em xin bà cho về nơi Thượng đế chí nhân, “lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét,
đau buồn”.. Nếu 2 lần quẹt diêm đầu xuất phát từ tình cảnh cơ cực về vật chất thì những mộng
tưởng sau xuất phát từ thực tế thiếu thốn về tinh thần: em không có ai yêu thương, chở che, luôn bị
người cha nghiện rượu mắng chửi, đánh đập. Đối với em, mộng tưởng được bay lên trời cùng bà là
khát khao mãnh liệt nhất: đó là cách duy nhất để giải thoát khỏi nỗi khốn khổ trần gian, là cách duy
nhất để em có thể đến với bà và mẹ những người yêu thương em vô điều kiện, với quá khứ hạnh
phúc và ngọt ngào, êm ái kia. Nhưng những mộng tưởng, ước mơ càng lung linh, rực rỡ, ấm áp,
hạnh phúc bao nhiêu thì thực tế lại càng tăm tối, lạnh lẽo, khắc nghiệt và buồn tủi bấy nhiêu. “Chi
tiết là bụi vàng của tác phẩm”, có thể nói những hình ảnh tương phản, đối lập đã khiến số phận đau
khổ, bất hạnh, đáng thương của cô bé bán diêm thêm nổi bật đồng thời cho thấy tài năng nghệ thuật
của tác giả. Cô bé đã ra đi trong sự siêu thoát, trong niềm vui sướng vô bờ. Em đã chia tay với cuộc
đời một cách vui vẻ và mãn nguyện, em đã chết trong giá rét nhưng lại với “đôi má hồng và đôi môi
đang mìm cười”. Em ra đi để được sống trong cuộc đời khác, một thế giới khác Như vậy, càng rung
động, xót xa trước tuổi thơ bất hạnh ấy, ta lại càng thấm thía tài năng trong nghệ thuật sử dụng thủ
pháp tương phản đối lập và nhưng hình ảnh mang đậm màu sắc cổ tích của tác giả. Qua đó nhà văn
cũng bộc lộ niềm thương cảm, xót xa trước những số phận, tuổi thơ bất hạnh của trẻ thơ, niềm bức
xúc, phê phán lối sống ích kỉ, co cụm của thế giới hiện đại, niềm tin vào những điều tốt đẹp của con
người.

QUY NẠP
Câu chuyện đưa ta về không gian của đêm giao thừa ngày cuối năm, trời rét buốt, khi người người
nhà nhà đều nhanh chóng trở về để quây quần bên gia đình thì ôi! cô bé bán diêm với đôi chân đất,
đầu trần, bụng đói lại đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em đã không bán được bao diêm
nào, em không thể về vì nhất định cha em sẽ đánh em. Trong hoàn cảnh đó, em nép vào một góc
tường để tránh rét, cô bé quẹt từng que diêm để sưởi ấm, ánh sáng kì diệu của những ngọn lửa diêm
đã đưa cô bé vào thế giới lung linh, màu nhiệm như trong cổ tích, thắp lên những ấm áp, gợi ra
những ước mơ, mộng tưởng hạnh phúc, huy hoảng đối nghịch với thực tế bất hạnh, xót xa ấy. Lần
đầu, em đánh liều quẹt một que, ánh sáng ngọn lửa diêm ”rực hồng lên” lấn át đi cái cảm giác bóng
tối mênh mông, hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng sáng
nhoáng”. Em đưa đôi tay lạnh hơ trên ngọn lửa đang cháy “toả ra những hơi nóng dịu dàng”, một
khung cảnh ấm áp mà từ lâu cô đã không được hưởng. Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp
lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Hình ảnh hiện ra
trước mắt em khi ấy là một bữa ăn thịnh soạn “đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa
bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay..”. Trong cái đói lả người, em tiếp tục tưởng tượng
“ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa”, mang đến cho em cảm giác ăn ngon, no ấm. Tiếp theo, que diêm
thứ ba được thắp lên, sáng bừng hình ảnh không khí gia đình vui vẻ, sum họp, đầm ấm bên cây
thông Nô-en. Trong văn hoá phương Tây, cây thông là biểu tượng của sự sum họp, quây quần đầm
ấm và thường xuất hiện trong các ngày lễ tết. Qua mộng tưởng huy hoàng ấy, mong ước nhỏ bé mà
thiết thực của cô bé dược thể hiện một cách tinh tế, xúc động: em muốn được vui vẻ chơi đùa chứ
không cần vật lộn mưu sinh trong cái lạnh rét buốt, chịu đựng sự cái nghèo, cực khổ. Với cô bé, đó
quả là một thiên đường tuổi thơ mà em hằng ao ước, một viễn cảnh huy hoàng, rực rỡ nhưng vô
cùng mơ hồ, trớ trêu. Và một lần nữa, giác mơ được nối tiếp khi em quẹt đến que diêm thứ tư, ánh
sáng xanh kì diệu hiện lên hình ảnh “bà em đang mỉm cười với em”- người bà hiền hậu mà em yêu
thương mãi. Những que diêm thực sự đang sưởi ấm lòng cô bé, thắp lên những ước mơ, khát khao
được trở về bên bà, được sống cùng bà trong những tháng ngày bình dị, được bà yêu thương, chăm
soc “bà cháu ta cùng sống sung sướng biết bao”. Để níu giữ hình ảnh bà, cô bé đã quẹt tất cả những
que diêm còn lại. Em xin bà cho về nơi Thượng đế chí nhân, “lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét,
đau buồn”.. Nếu 2 lần quẹt diêm đầu xuất phát từ tình cảnh cơ cực về vật chất thì những mộng
tưởng sau xuất phát từ thực tế thiếu thốn về tinh thần: em không có ai yêu thương, chở che, luôn bị
người cha nghiện rượu mắng chửi, đánh đập. Đối với em, mộng tưởng được bay lên trời cùng bà là
khát khao mãnh liệt nhất: đó là cách duy nhất để giải thoát khỏi nỗi khốn khổ trần gian, là cách duy
nhất để em có thể đến với bà và mẹ những người yêu thương em vô điều kiện, với quá khứ hạnh
phúc và ngọt ngào, êm ái kia. Nhưng những mộng tưởng, ước mơ càng lung linh, rực rỡ, ấm áp,
hạnh phúc bao nhiêu thì thực tế lại càng tăm tối, lạnh lẽo, khắc nghiệt và buồn tủi bấy nhiêu. “Chi
tiết là bụi vàng của tác phẩm”, có thể nói những hình ảnh tương phản, đối lập đã khiến số phận đau
khổ, bất hạnh, đáng thương của cô bé bán diêm thêm nổi bật đồng thời cho thấy tài năng nghệ thuật
của tác giả. Cô bé đã ra đi trong sự siêu thoát, trong niềm vui sướng vô bờ. Em đã chia tay với cuộc
đời một cách vui vẻ và mãn nguyện, em đã chết trong giá rét nhưng lại với “đôi má hồng và đôi môi
đang mìm cười”. Em ra đi để được sống trong cuộc đời khác, một thế giới khác. Với cách kể
chuyện sinh động, những chi tiết mang màu sắc cổ tích kết hợp cùng thủ pháp tương phản đối lập,
An-dec-xen đã lay động bao cung bậc cảm xúc trong trái tim người đọc từ đó bộc lộ niềm đồng
cảm, xót xa sâu sắc trước những số phận, tuổi thơ bất hạnh của trẻ thơ và sự bức xúc, phê phán lối
sống ích kỉ, co cụm của thế giới hiện đại. Như vậy, qua áng văn thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn.
nhà văn nổi tiếng người đan mạch Andecxen đã thành công vẽ nên một hành trình mộng tưởng, ước
mơ đẹp đẽ, huy hoàng như đang cố vượt lên thực tại khắc nghiệt, bất hạnh, tăm tối của nhân vật.

You might also like