Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 71

Mục lục

1. Những đặc điểm cơ bản của một Freelancer .................................... 5


Làm việc tự do có phải là sự nghiệp phù hợp với bạn? ................... 5
Bạn có những kỹ năng gì? .................................................................. 5
Công việc nào khiến bạn thấy hứng thú?.......................................... 6
Ý tưởng cho công việc tự do ............................................................... 6
Những việc đòi hỏi ít kỹ năng nhưng lại có thể có thu nhập cao bất
ngờ ........................................................................................................ 8
Khách hàng của bạn là ai? ............................................................... 12
Các loại phí ngầm.............................................................................. 13
Động lực ............................................................................................. 13
2. Lập kế hoạch và chọn mục tiêu của bạn ......................................... 14
Những điều cần cân nhắc trước khi bắt đầu .................................. 14
Chi phí sinh hoạt ............................................................................... 15
Nghiên cứu ......................................................................................... 16
Tạo dựng thương hiệu ...................................................................... 16
Tìm khách hàng ở đâu ...................................................................... 17
Khi bạn đã có một kế hoạch kinh doanh, bạn nên làm gì với nó? 18
3. Nội dung pháp lý, thuế, đạo đức và hợp đồng ................................ 19
Tính hợp pháp ................................................................................... 20
Đạo đức .............................................................................................. 20
Hợp đồng/ thỏa thuận ....................................................................... 21
4. Làm thế nào để bắt đầu làm việc với ít kinh nghiệm ..................... 22
Cách tích lũy kinh nghiệm nhanh chóng ........................................ 23
Làm việc không lương ...................................................................... 23
Làm việc với mức giá rẻ ................................................................... 24
Chọn một thị trường ngách .............................................................. 25
5. Những nơi tốt nhất để tìm việc freelance ........................................ 25
Các nền tảng Freelance tổng hợp .................................................... 26
Upwork........................................................................................... 26
Freelancer.com .............................................................................. 28
Fiverr .............................................................................................. 28
Guru ............................................................................................... 29
Peopleperhour ............................................................................... 29
FlexJobs ......................................................................................... 29
Airtasker ........................................................................................ 30
Truelancer ..................................................................................... 30
Các nền tảng tiếng Việt................................................................. 30
Các nền tảng Freelance chuyên môn hóa........................................ 30
Behance .......................................................................................... 30
Seoclerk.com .................................................................................. 31
99designs ........................................................................................ 32
Dribbble ......................................................................................... 32
Upstack........................................................................................... 32
Servicescape ................................................................................... 32
Freelancewriting.com ................................................................... 32
Contena.co ..................................................................................... 32
Tìm kiếm công việc freelance ngoài các nền tảng freelance .......... 33
Angel.co .......................................................................................... 33
Facebook ........................................................................................ 34
LinkedIn......................................................................................... 35
Weworkremotely ........................................................................... 36
Các mạng xã hội khác ................................................................... 37
Chào mời qua email ...................................................................... 38
Các mối quan hệ công việc cũ ...................................................... 38
Website riêng ................................................................................. 39
Tìm kiếm khách hàng trực tiếp.................................................... 40
Xác định khách hàng là ai? .............................................................. 40
Gửi chào giá chuẩn chỉnh ................................................................. 41
Thấu hiểu nỗi khổ của khách hàng.................................................. 43
Các “tuyệt chiêu” để gây ấn tượng với khách hàng ....................... 43
7. Các rủi ro mà freelancer dễ gặp phải .............................................. 45
Lừa đảo .............................................................................................. 45
Quỵt tiền ............................................................................................ 46
Đòi hỏi lượng công việc và thời gian hoàn thành vô lý .................. 47
8. Tạo nguồn thu nhập freelance ổn định, bền vững.......................... 48
Xây dựng Portfolio và hồ sơ cá nhân để thu hút khách hàng ....... 48
Hồ sơ trên các nền tảng .................................................................... 50
Nếu bạn chỉ tìm việc lúc bạn cần việc, bạn đã quá trễ rồi ............. 51
Sáng tạo và đăng tải nội dung .......................................................... 52
Quản lý tài chính để không lo thiếu tiền khi làm freelancer ......... 53
9. Mở rộng và phát triển....................................................................... 54
Làm việc tự do toàn thời gian .......................................................... 54
Xây dựng đội nhóm ........................................................................... 54
Hợp đồng thứ cấp.............................................................................. 55
Dịch vụ mới liên quan ....................................................................... 56
Tăng giá.............................................................................................. 57
Bán sản phẩm liên quan cho khách hàng của bạn ......................... 59
Dần chuyển từ cung cấp “dịch vụ” sang cung cấp “chuyên gia” .. 60
10. Cân bằng cuộc sống tự do............................................................... 62
Mở rộng các mối quan hệ ................................................................. 62
Du lịch ................................................................................................ 63
Chia sẻ và cho đi ................................................................................ 63
Lời kết .................................................................................................... 65
TỰ DO
Lại là một đêm thức trắng để chạy kịp deadline, từ ngày thay
Tổng Giám đốc mới, công việc hầu như lúc nào cũng ngập
đầu, tháng nào cũng có nhiều đêm thức trắng. Chỉ vì thay
đổi Tổng Giám đốc, hay nói đúng hơn là vì Tổng Giám đốc
không biết tiếng Anh!
Tổng Giám đốc mới được cử sang Việt Nam làm việc nhưng
tiếng Anh rất kém, mọi trao đổi đều thông qua một người
thông dịch. Bạn thông dịch này chỉ trong chưa đầy 2 năm đã
leo từ thông dịch lên Trợ lý Tổng Giám đốc, rồi kiêm
Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ, kiêm thêm Giám đốc chiến
lược. Quả thực trong phim mình cũng không thấy ai tài năng
siêu đẳng như thế!
Rồi để thị uy và củng cố quyền lực, bạn ấy bắt đầu đòi hỏi
nhiều báo cáo chẳng biết để làm gì, nhiều quy định “đi vào
lòng đất”. Gần một nửa cấp quản lý của công ty nhanh chóng
nghỉ việc, được thay thế bằng những người “phù hợp” với
bạn ấy hơn. Mình cũng thấy cực kỳ nản, nhưng thôi cũng vì
cơm áo, rồi Tổng Giám đốc cũ cũng đã hứa lên lương thăng
chức rồi, cố gắng thể hiện với Tổng Giám đốc mới chắc sẽ
sớm được công nhận rồi được thăng chức thôi. Cố gắng vậy,
cố gắng!
Giọt nước tràn ly!
Tổng Giám đốc và bạn ấy gọi hơn gần 2/3 nhân viên ra trước
sân để thông báo hùng hồn rằng sẽ có “lương tháng 14”.
Anh chị em nhân viên hồ hởi hoan hô, nhưng bản thân mình
thì nắm rất rõ, quỹ lương, quỹ phúc lợi của công ty không
còn để chi thêm cho toàn bộ nhân viên một tháng lương như
vậy. Lợi nhuận kinh doanh thì giảm chỉ bằng hơn một nửa
so với trước khi những người quản lý mới lên nắm quyền.
VIVU.EDU.VN 1
Mình thấy đau lòng và xấu hổ, nói dối và gieo một hy vọng
giả tạo lên hàng trăm người như vậy, tàn nhẫn quá không?
Nhiều người đã muốn nghỉ việc nghe tin tức vậy thì ráng cố
gắng làm thêm một hai tháng để chờ, nhiều người thì vui
mừng tối hôm đó chạy đi mua sắm đồ tết ngay.
Phải nghỉ việc thôi - mình thầm ra quyết định.
Nhưng giờ nên đi tiếp con đường sự nghiệp thế nào đây?
Tìm một công việc tương tự ư, liệu tình huống tương tự có
lặp lại? Thật may là mình đã làm freelancer part-time một
thời gian, cũng được vài triệu một tháng, dù thế nào thì chắc
vẫn sẽ không bị đói đến mức phải về xin tiền mẹ 😊
Nhưng bản tính mình vẫn khá “nhát gan”, vẫn sợ thu nhập
không đủ dùng. Như lúc trước từ thời sinh viên mình đã làm
Youtube và có thu nhập đủ sống, cũng từng có ý định ở nhà
làm Youtube full-time, nhưng cứ lo không ổn định nên rốt
cuộc cũng xin đi làm một công việc bình thường.
Lần này thì gan dạ hơn một chút, quyết định nghỉ, nhưng
mình vẫn dành ra thêm 3 tháng để gia tăng thu nhập
freelance trước khi nghỉ. May thay chỉ trong 3 tháng thu
nhập của mình đã cao hơn thu nhập từ công việc chính. Nộp
đơn thôi!
Ngày cuối cùng ở công ty, lòng mình thực sự bồi hồi, vì vừa
phải chia tay một nơi mình từng gắn bó khá lâu, vừa chia
tay luôn cuộc sống mà nhiều người cho là “bình thường”,
băn khoăn tự hỏi không biết liệu sau này có hối hận quyết
định ngày hôm nay không.
Cuộc sống mới!
Mình ngủ dậy khá trễ, giống như những ngày cuối tuần
khác, hít một hơi thật sâu, trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm và
VIVU.EDU.VN 2
bình an đến lạ. Có vẻ như đây là thứ mà nhiều người vẫn gọi
là hơi thở của…tự do!
Từ đó đến nay đã qua trăm nghìn hơi thở, và vẫn chưa có
khi nào mình thấy hối hận về quyết định ngày đó. Nhiều
người bảo mình điên khi từ bỏ một công việc lương khá, ổn
định, có thể thăng tiến để đi “tìm việc dạo”, mình lại thấy
việc giao quyền quyết định một phần lớn cuộc sống của bản
thân vào tay một người khác có khi còn ‘điên’ hơn.
Bạn đang đọc những dòng này vì bạn đang suy nghĩ về việc
trở thành một Freelancer, có thể vì bạn mong muốn sống
một cuộc sống tự do hơn, cũng có thể bạn chỉ muốn kiếm
thêm thu nhập để lo cho gia đình nhỏ của mình. Mình không
dám hứa sẽ giúp bạn có thu nhập trăm triệu mỗi tháng,
nhưng mình dám hứa rằng mình chia sẻ hết lòng những gì
mình biết, có thể gọi là “móc hết ruột gan” ra mà nói. Dù
việc đó có thể tạo ra những “đối thủ mạnh”, sau này có thể
cạnh tranh với mình 😊
Mình chỉ hy vọng bạn sử dụng quyển e-book này thật tốt để
đem về thật nhiều lợi ích cho bản thân bạn, cho gia đình, từ
đó cũng là góp phần làm xã hội tươi đẹp hơn.
Chúc bạn may mắn!

VIVU.EDU.VN 3
Vài lời nhắn gửi
Mình đã dành rất nhiều công sức và tâm huyết để làm ra bộ
sản phẩm là e-book và khóa học này, nếu bạn muốn chia sẻ với
bạn bè, người thân, hãy gửi cho họ link giới thiệu e-book và
khóa học nhé. Mình đã thiết lập chương trình Affiliate để cảm
ơn những bạn bỏ công sức giới thiệu sản phẩm của mình, hoặc
đơn giản hơn, chỉ cần người được giới thiệu nhắn số điện thoại
của bạn cho mình, mình sẽ chuyển Momo ngay cho bạn 20%
giá trị đơn hàng. Hy vọng nó là một động lực nhỏ để bạn lan
tỏa những giá trị của bộ sản phẩm này! Cảm ơn bạn rất nhiều!

VIVU.EDU.VN 4
1. Những đặc điểm cơ bản của
một Freelancer
Với tư cách là một Freelancer, bạn thực ra là chủ của một
hoạt động kinh doanh. Bạn sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các
yếu tố của công việc kinh doanh của mình, đó là lý do tại
sao bạn cần phải có hiểu biết vững chắc về những gì tạo nên
một Freelancer.

Làm việc tự do có phải là sự nghiệp phù hợp với


bạn?
Nếu bạn đang đọc e-book này, thì rất có thể là như vậy. Bắt
đầu làm việc tự do đòi hỏi sự can đảm và đầu tư; hai thứ bạn
sẽ có bằng cách chọn đọc nội dung này.
Phần còn lại của chương này sẽ thảo luận về một số điều
quan trọng nhất mà bạn cần phải suy nghĩ trước khi bắt đầu
một thứ có thể xem là ‘công việc kinh doanh’ mới của mình.

Bạn có những kỹ năng gì?


Trước hết, bạn cần bắt đầu bằng cách nghĩ xem bạn có những
kỹ năng gì. Những kỹ năng này có thể là những thứ bạn đã
đạt được trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình. Công
việc tự do của bạn sẽ thành công nhất nếu bạn phát huy hết
sức mạnh và kỹ năng của mình.
Nó có thể bao gồm bất kỳ thứ gì từ những khóa đào tạo nào
bạn đã tham gia, cũng như những thứ mà bạn xuất sắc.

VIVU.EDU.VN 5
Công việc nào khiến bạn thấy hứng thú?
Bạn nên xem xét và suy ngẫm về những dự án trong quá khứ
mà bạn tâm đắc nhất. Bạn thích những yếu tố nào trong công
việc trước đây của mình? Nó nằm trong yếu tố làm vui lòng
khách hàng, hay nỗ lực làm việc trong một team?
Hoặc, nếu bạn gặp khó khăn khi làm công việc mà bạn ghét,
hãy suy nghĩ về lý do tại sao và xác định những gì bạn có
thể làm để đảm bảo điều đó không xảy ra nữa.
Tập trung làm công việc khiến bạn thấy vui sẽ cải thiện chất
lượng cuộc sống và mang lại cho bạn nguồn năng lượng mà
những Freelancer khác không có được.
Freelancer có nghĩa là làm việc tự do, vậy tại sao không chọn
lựa phần công việc khiến bạn thích thú hoặc ít ra là ít ghét
nhất 😊

Ý tưởng cho công việc tự do


Có rất nhiều ý tưởng cho làm việc tự do, có thể được điều
chỉnh cho phù hợp với kỹ năng và sở thích của bạn. Rất có
thể bạn đã có ý tưởng về những gì bạn muốn làm, tuy nhiên,
dưới đây là danh sách các ý tưởng làm việc tự do tiềm năng,
được sắp xếp ngẫu nhiên:
- Viết
§ Viết quảng cáo
§ Hiệu đính
§ Blog
§ Báo chí

VIVU.EDU.VN 6
§ Viết hộ
§ Viết content

- Làm web
§ Thiết kế web
§ Tạo trang web
- Lập trình
§ Lập trình phần mềm/app/game
§ Tạo các tool/plugin cho Wordpress

- Thiết kế đồ họa
- Chơi game (Đúng vậy, chơi game cũng có thể là một
công việc freelance – nhưng với đa số mọi người thì nó
không kiếm được nhiều tiền như các hot
streamer/influencer mà bạn thường thấy)
- Nhiếp ảnh
- Phiên âm
- Phiên dịch
- Giảng bài
§ Dạy ngôn ngữ trực tuyến
§ Gia sư online
§ Dạy các kỹ năng chuyên môn
- Marketing trên social media
§ Tạo nội dung

VIVU.EDU.VN 7
§ Quản lý thương hiệu
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
- Nhập liệu
- Kế toán
- Tư vấn luật
- Trợ lý ảo
- Edit video

Khi bạn đã có ý tưởng tổng thể về những gì bạn muốn làm,


bạn có thể thu hẹp nó vào một thị trường ngách cụ thể.
Chuyên môn hóa là điều cần thiết để phát triển sự nghiệp
freelance — thị trường ngách của bạn vẫn có thể phát triển
khi hướng đi của bạn thay đổi.
Những việc đòi hỏi ít kỹ năng nhưng lại có thể
có thu nhập cao bất ngờ
Trợ lý ảo (Virtual assistant)
Công việc của một trợ lý ảo rất đa dạng, kiểu trợ lý ảo phổ
biến nhất là trợ lý ảo cho một chủ doanh nghiệp nhỏ, giúp họ
sắp xếp công việc, trả lời khách hàng, thực hiện một số bảng
tính, tìm kiếm thông tin. Lương theo giờ của bạn có thể từ 4
đến 20 đô 1 giờ (Tức một tháng làm việc full-time có thể
mang về thu nhập từ 700 đến 3000 đô, khá cao với một công
việc không đòi hỏi chuyên môn sâu).
Tất nhiên, do nó không đòi hỏi chuyên môn sâu, mức độ
cạnh tranh có thể cao, bởi vậy bạn sẽ cần các kỹ năng bổ trợ
như tiếng Anh ổn, giao tiếp tốt, sử dụng máy tính thành thạo,
VIVU.EDU.VN 8
giỏi excel. Bản thân mình thấy hầu như người làm văn phòng
nào cũng có thể làm trợ lý ảo, vấn đề chủ yếu của đa số mọi
người chỉ là cải thiện khả năng giao tiếng bằng tiếng Anh mà
thôi.
Hỗ trợ khách hàng (Customer support)
Đây là dạng công việc mà các shop bán hàng, các doanh
nghiệp kinh doanh online thường cần. Công việc của bạn về
cơ bản chỉ là nhắn tin giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng
trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm.
Dạng công việc này bằng tiếng Việt cũng có nhưng số lượng
ít và tin đăng tuyển đa số là lừa đảo (tin đăng tuyển dạng trực
fanpage, nhưng liên hệ để ứng tuyển thì họ lại nói làm một
công việc khác hoặc để bán cho bạn một sản phẩm gì đó).
Do đó, để làm công việc bạn cần có vốn tiếng Anh ổn, đủ để
nhắn tin với khách hàng.

Bookkeeping
Bookkeeping gần giống với kế toán, tuy nhiên, các công việc
freelance bookkeeping thương khá đơn giản, không tới mức
phức tạp như nhiều người tưởng tượng: “Gì, kế toán quốc tế
hả, sao chị làm nổi em” – chị kế toán ở công ty cũ của mình
đã từng nói vậy khi mình nói chị thử kiếm vài việc freelance
bookkeeping thử xem. Nhưng khi mình “show” cho chị thấy
nội dung công việc của freelance bookkeeper, chị ấy gần như
ngả ngửa, không ngờ mấy công việc đơn giản vậy mà cũng
có lương khá. Nếu tính ra lương trên mỗi giờ làm việc còn
cao hơn lương của chị ấy nhiều dù chị ấy cũng có mức lương
VIVU.EDU.VN 9
cao hơn các đa số các đồng nghiệp kế toán (do biết tiếng
Anh).
Để làm được công việc freelance này, về cơ bản bạn cần biết
dùng thành thạo excel và QuickBook – một phần mềm kế
toán và quản lý doanh nghiệp thường được các công ty quốc
tế sử dụng.
Thiết kế thumbnail Youtube
Thumbnail (hình thu nhỏ) của video cực kỳ quan trọng với
Youtuber, các video nhiều lượt xem nhất có đến 90% là có
thumbnail được thiết kế (so với 10% còn lại là các video chỉ
chụp 1 hình trong chính video để làm thumbnail luôn).
Công việc này đòi hỏi bạn phải xem Youtube nhiều (may
mắn là đa số giới trẻ hiện nay đều vậy), đồng thời biết sử
dụng các công cụ thiết kế. Phức tạp thì có Photoshop, đơn
giản thì chỉ cần Canva là đủ. Nếu bạn định vị bản thân là một
designer chuyên thiết kế thumbnail, mình đảm bảo càng
ngày việc kiếm khách hàng với bạn càng dễ, vì ngành sáng
tạo video trên internet chỉ càng ngày càng phát triển hơn chứ
khó có nguy cơ suy thoái.
Edit video cơ bản
“Cái gì - edit video? Mấy cái hiệu ứng phức tạp vậy học mấy
năm không biết làm được chưa, mà ông kêu cần ít kỹ năng
à?” – Đúng là để làm các dự án khủng, cả chục nghìn đô mỗi
tháng, thì bạn cần kỹ năng thượng thừa. Tuy nhiên, rất, rất
nhiều công việc freelance edit video cần những thứ rất cơ
bản. Nếu bạn đang đọc e-book này thì rất có thể bạn đã xem
các video Youtube của mình, bạn thấy mình edit video thế

VIVU.EDU.VN 10
nào? Cũng bình thường phải không, nhưng mình vẫn có
được job freelance edit video, nhờ tận dụng các lợi thế khác
của mình.
Công việc “Edit video” của mình nhiều khi chỉ có cắt những
đoạn thừa trong livestream giảng bài (ví dụ như các đoạn
giáo viên phải đi search 1 phút mới ra hình ảnh/thông gì đó
để show cho học viên xem), thêm vào vài chữ ở một số đoạn
để làm rõ vấn đề đang nói. Hết. Vậy mà mình được trả 13
đô/giờ cho công việc đó – tức hơn 2 triệu cho mỗi 8 giờ làm
việc.
Social media manager/ Community manager
Nghe manager thì có vẻ rất ghê gớm, rất khó nhưng thực ra
chỉ cần bạn sành sỏi các mạng xã hội thì bạn có thể đảm nhận
công việc này. Vấn đề khó hơn chính là làm sao để được
nhận. Bạn cần phải cho thấy khả năng phát triển các
page/group trên mạng xã hội: trang Facebook của công ty cũ
của bạn đã tăng từ X like lên Y like trong một năm, bạn tự
lập fanpage/group về một bộ phim bạn yêu thích, trong một
năm có được 10.000 like/thành viên chẳng hạn.
Lưu ý, ở Việt Nam Facebook chiếm vị trí số 1 nhưng với
nhiều doanh nghiệp quốc tế, có thể các mạng xã hội ‘trẻ’ hơn
như Instagram mới là quan trong nhất, do đó bạn cần xác
định rõ định hướng của mình để tìm cách tích lũy kinh
nghiệm và kỹ năng phù hợp.
Edit podcast
Theo nghiên cứu vào tháng đầu năm, số lượng podcast
khoảng 5 triệu. Podcast đang phát triển nhanh chóng, dần
thay thế radio, nếu bạn thích thú với những nội dung âm
thanh, podcast có thể là một lựa chọn tốt. Việc edit podcast
đa phần không quá phức tạp, thường là thêm đoạn nhạc intro,
VIVU.EDU.VN 11
lọc tiếng ồn, cắt những phần bị lỗi/dư thừa. Bạn không cần
phải có kỹ năng cực kỳ chuyên nghiệp như mix nhạc, cái cần
hơn là sự tỉ mỉ, bởi một tập podcast thường rất dài, thường
từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ.

Khách hàng của bạn là ai?


Một khi bạn biết hoạt động kinh doanh của mình sẽ là gì,
bạn sẽ cần phải xem xét thị trường mục tiêu của mình sẽ là
ai. Khách hàng sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở phần sau của
quyển e-book này. Bạn nên cân nhắc xem đối tượng mục
tiêu của mình sẽ là ai khi bạn lập kế hoạch.
Điều quan trọng cần nhớ là, về khách hàng, bạn nên hướng
đến chất lượng hơn số lượng. Mặc dù có thật nhiều khách
hàng nghe có vẻ hấp dẫn (đặc biệt khi bạn mới bắt đầu), bạn
cần nhớ rằng bạn được phép từ chối. Nếu ai đó thiếu lịch sự
hoặc có đòi hỏi quá cao tới mức vô lý, hãy bỏ qua khách
hàng đó.
Có rất nhiều người khác ngoài kia, việc bỏ qua những khách
hàng ‘phiền phức’ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian để
tìm kiếm những khách hàng tốt hơn nhiều. Đôi khi một
khách hàng tốt có thể mang đến thu nhập gấp 2 gấp 3 lần
những khách hàng ‘tệ’, dù lượng công việc tương đương
nhau. Đặc biệt, bạn nên cố gắng kiếm được những khách
hàng lâu dài.
Một trong những mục tiêu chính của bạn phải là giữ chân
những khách hàng chất lượng và xây dựng mối quan hệ tốt
với họ — công việc thường xuyên giúp chúng ta nhẹ bớt
gánh nặng đi tìm việc mỗi tháng.

VIVU.EDU.VN 12
Các loại phí ngầm
Có thể có những phí ngầm vào giai đoạn đầu của sự nghiệp
freelance mà bạn sẽ cần đầu tư. Rõ ràng, điều này phụ thuộc
vào lĩnh vực của bạn và những thứ bạn đã sở hữu, nhưng tuy
nhiên, có những thứ khác bạn cần phải xem xét. Bạn cần
mua phần mềm hoặc công nghệ gì đó mới? Rồi các loại thiết
bị văn phòng mà bình thường công ty sẽ cấp cho bạn?
Bạn có thể làm việc tại nhà hoặc bạn cần phải thuê một nơi
nào đó? Nếu bạn đang nghĩ đến việc sử dụng một quán cà
phê làm văn phòng — hãy nhớ tính tiền chi tiêu cho các loại
cà phê và nước uống nhé.
Tính toán trước những khoản này là cách tốt nhất để không
bị mắc phải những khoản chi không mong muốn.

Động lực
Làm công việc tự do đòi hỏi động lực và kỷ luật nhất định.
Bạn sẽ không còn bị sếp lượn lờ đòi hỏi bạn phải làm việc
chăm chỉ hơn nữa; bây giờ bạn chính là chủ của mình. Do
đó, việc tự đôn đốc bản thân và có kỹ năng quản lý thời gian
tốt là những đặc điểm cần có của những Freelancer thành
công.
Không ai có thể nhận xét đúng về giá trị của bạn. Nếu bạn
cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc không được đánh giá cao,
bạn cũng sẽ cảm thấy không có động lực.
Tìm ra những chiến lược tạo động lực nào phù hợp với bạn
và sử dụng chúng để đạt được mục tiêu của mình.

VIVU.EDU.VN 13
2. Lập kế hoạch và chọn mục tiêu
của bạn
Kế hoạch là điều cần thiết cho bất kỳ hoạt động kinh doanh
nào, bao gồm cả làm việc tự do. Bạn không cần phải có một
tài liệu phức tạp dài năm mươi trang với đầy đủ các bảng,
biểu đồ và phép tính (trừ khi bạn muốn và thấy điều đó hữu
ích cho bản thân). Thay vào đó, bạn có thể đưa ra một bộ
mục tiêu ngắn mà bạn có thể mang ra tham khảo khi cần.
Khi bạn tìm kiếm “kế hoạch kinh doanh”, các mẫu xuất hiện
có đầy đủ các phần với những nội dung phức tạp cần được
xác định — không phải tất cả những điều này đều có thể áp
dụng cho người làm nghề tự do. Thay vào đó, hãy nghĩ về
những mục tiêu chính mà bạn có cho hoạt động kinh doanh
và cuộc sống của mình; và tập trung vào kế hoạch của bạn
xung quanh những điều này.
Kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của bạn nên được điều
chỉnh khi hoạt động kinh doanh của bạn thay đổi và phát
triển. Dành thời gian định kỳ để xem xét và cập nhật các mục
tiêu của bạn.

Những điều cần cân nhắc trước khi bắt đầu


Trước khi lập một kế hoạch kinh doanh, bạn cần suy nghĩ
về mục tiêu cho hoạt động kinh doanh của bạn là gì. Hãy
dành thời gian để ngẫm nghĩ và thực sự xem xét lý do tại
sao bạn muốn bắt đầu làm việc tự do.
Bạn chỉ muốn làm việc tự do như một nghề tay trái? Hay bạn
sẽ đặt mục tiêu mở rộng nó thành một sự nghiệp toàn thời
gian?
VIVU.EDU.VN 14
Tại sao bạn muốn làm nghề tự do? Có phải để tránh việc di
chuyển không? Để trở thành ông chủ của mình? Hay để tạo
nguồn thu nhập bổ sung cho bạn? Để cân bằng công việc/
cuộc sống tốt hơn?
Bạn cần tìm hiểu kỹ động lực của mình khi quyết định làm
công việc tự do là gì và biến nó thành mục tiêu.
Về cơ bản, bạn muốn đạt được điều gì khi trở thành một
Freelancer? Viết ra bất cứ điều gì và tất cả những gì bạn nghĩ
đến và tìm cách tích hợp nó vào kế hoạch của bạn.

Chi phí sinh hoạt


Đầu tiên, bạn cần tính xem bạn sẽ cần kiếm bao nhiêu tiền
để sống ở mức tốt thiểu. Điều này thường dựa trên thu nhập
của bạn từ bất kỳ công việc nào khác mà bạn đã làm.
Một số người thấy như mình bị giảm lương khi chuyển sang
làm Freelancer, bạn cần đảm bảo rằng bạn có thể chịu được
điều này và lên kế hoạch trước cho nó.
Khi bạn đã xác định được mức thu nhập lý tưởng của mình
là bao nhiêu, bạn có thể bắt đầu xác định giá cho các sản
phẩm và dịch vụ của mình. Chi phí sinh hoạt và mức thu
nhập mong muốn của bạn sẽ ảnh hưởng đến số giờ bạn sẽ
làm việc và số lượng dự án bạn sẽ thực hiện.
Cũng cần phải nhớ rằng sự thích nghi từ việc nhận lương
thường xuyên sang trở thành một Freelancer và được trả
lương không liên tục (và tệ nhất là phải thường xuyên nhắn
hỏi những khách hàng từ chối trả tiền) có thể là khó khăn
cho bạn.

VIVU.EDU.VN 15
Việc vạch ra mức lương mong muốn trong kế hoạch kinh
doanh của bạn là điều mà bạn có thể quay lại thường xuyên
để kiểm tra xem mình có đang tiến bộ hay không. Hoặc, nếu
không đạt yêu cầu, bạn có thể cố gắng hiểu lý do và điều
chỉnh lại mục tiêu của mình.

Nghiên cứu
Bạn cần nghiên cứu lĩnh vực và sức cạnh tranh của bạn. Bạn
không thể chỉ bắt đầu và mong đợi thành công — có rất
nhiều Freelancer khác ngoài kia, và bạn cần tạo sự khác biệt
cho mình. Cách tốt nhất để làm điều này là hiểu họ.
Bạn nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình; xem họ
đang làm gì, nơi trực tuyến mà họ có mặt và những sai lầm
mà họ đang mắc phải. Bạn có thể mô phỏng những khía cạnh
tích cực trong hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu
của họ đối với công việc tự do của bạn và cải thiện bất kỳ
sai lầm nào mà bạn thấy họ mắc phải.
Ngoài ra, bạn cần thực hiện nghiên cứu này định kỳ. Bạn
không muốn các dịch vụ của mình trở nên lỗi thời hoặc dư
thừa. Hãy thường xuyên dành một chút thời gian để kiểm tra
đối thủ cạnh tranh của bạn và xem hoạt động kinh doanh của
họ đang tiến triển như thế nào - hãy đảm bảo rằng hoạt động
kinh doanh của bạn cũng vậy.

Tạo dựng thương hiệu


Trong quá trình phát triển sự nghiệp làm việc tự do của mình,
bạn sẽ cần xác định thương hiệu của bản thân. Thương hiệu
của bạn là cách khách hàng mục tiêu đánh giá về hoạt động

VIVU.EDU.VN 16
kinh doanh của bạn; nó làm cho bạn trông chuyên nghiệp và
đáng tin cậy. Một thương hiệu ổn là dấu hiệu của sự thành
công trong kinh doanh.
Một yếu tố của thương hiệu của bạn là trực quan mà nó xuất
hiện. Điều này sẽ bao gồm những thứ như tên hoạt động kinh
doanh của bạn (nó có thể chỉ là tên của bạn), biểu tượng của
bạn, các yếu tố thiết kế thẩm mĩ và cách trang web hoặc
Portfolio của bạn được tùy chỉnh.
Các mục tiêu và sứ mệnh tổng thể của hoạt động kinh doanh
bạn có thể được xác định và vạch ra trong thương hiệu của
bạn.

Tìm khách hàng ở đâu


Bạn cần tìm hiểu và nắm bắt về thị trường mục tiêu của
mình. Khi bạn đã xác định được mình muốn hoạt động kinh
doanh của mình trở thành gì, bạn cần xác định xem liệu có
đủ khách hàng ngoài đó để duy trì nó hay không. Mặc dù
thường có một thị trường cho khá nhiều thứ, nhưng bạn vẫn
nên đảm bảo rằng có đủ khách hàng quan tâm đến dịch vụ
của bạn.
Bạn nên tìm hiểu về nhân khẩu học của thị trường mục tiêu
– họ là ai, và sau đó cố gắng hiểu hành vi của họ. Ít nhất, bạn
cần biết họ sẽ tìm bạn ở đâu. Họ dùng internet thế nào? Họ
sẽ tìm kiếm một người làm dịch vụ cho họ ở đâu? Đây là
chìa khóa. Nếu không có khách hàng, hoạt động kinh doanh
của bạn sẽ không thành công. Bạn nên cố gắng hiểu chính
xác khách hàng tiềm năng của mình - bằng cách này, bạn có
thể nhắm mục tiêu các dịch vụ của mình tới họ theo cách mà
họ sẽ đặc biệt thích thú và sử dụng.

VIVU.EDU.VN 17
Khi bạn đã có một kế hoạch kinh doanh, bạn
nên làm gì với nó?
Kế hoạch kinh doanh của bạn nên là thứ mà bạn có thể quay
lại khi thấy mình gặp khó khăn. Hãy tự giúp đỡ tương lai
của mình và gỡ rối bằng cách truyền cho cảm hứng.
Bạn có thể đính kèm danh sách các ý tưởng khách hàng tiềm
năng và các địa điểm để tìm kiếm khách hàng. Nếu bạn đang
gặp khó khăn trong công việc, hãy tham khảo lại những điều
này và liên hệ với họ để chào hàng.
Lập danh sách các dự án mơ ước của bạn. Nếu bạn có chút
thời gian rảnh rỗi, bạn có thể làm việc với chúng để tự hệ
thống lại và xây dựng Portfolio của mình. Ngoài ra, hãy tiếp
cận với một số khách hàng tiềm năng và giới thiệu ý tưởng
của bạn.
Bạn cũng có thể đưa ra danh sách các chiến lược tiếp thị để
thực hiện khi công việc kinh doanh diễn ra chậm chạp. Tìm
kiếm địa điểm hoặc phương pháp mới nhằm thu hút khách
hàng mục tiêu của bạn là một điều tuyệt vời phải làm — nó
sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh của bạn và tăng lượng
khách hàng của bạn.
Bao gồm một loại “những việc cần làm khi bạn không biết
phải làm gì” là điều bắt buộc phải có trong bất kỳ kế hoạch
kinh doanh nào. Có thể dễ dàng đưa ra danh sách những việc
bạn cần làm khi mức động lực của bạn cao trước khi bắt đầu.
Sau đó, một khi bạn đã bắt đầu công việc và có thể cảm thấy
hơi mất hứng, bạn có thể quay lại danh sách này và kích hoạt
lại tia sáng mà bạn có cho sự nghiệp làm việc tự do của
mình.

VIVU.EDU.VN 18
Bạn nên xác định rõ hơn kế hoạch kinh doanh của mình
thành những tuyên bố hoặc mục tiêu sứ mệnh đơn giản. Một
số người cảm thấy những điều này có ích, bạn có thể dễ dàng
tham khảo ở đâu đó. Chúng có thể là nguyện vọng hoặc
tuyên bố về cách bạn muốn hành xử bản thân. Hãy thường
xuyên nhắc nhở bản thân về những điều này để đảm bảo
rằng hoạt động kinh doanh của bạn đang đi đúng hướng mà
bạn mơ ước.
Điều cần thiết là bạn phải nhớ rằng kế hoạch của bạn có thể
được cập nhật bất cứ khi nào bạn muốn. Hoạt động kinh
doanh không phải là đối tượng trì trệ; chúng sẽ tiến bộ và
phát triển — bạn có thể cập nhật kế hoạch của mình bất cứ
khi nào bạn cảm thấy cần thiết. Một dấu hiệu thất bại cho
một sự nghiệp làm việc tự do là nó không phát triển hoặc
thay đổi theo thời gian.

3. Nội dung pháp lý, thuế, đạo đức


và hợp đồng
Các vấn đề pháp lý luôn nhàm chán. Theo đó, chúng ta phải
tuân thủ những gì luật quy định, không được làm trái luật.
Pháp luật có thể khó hiểu và tẻ nhạt, và thành thật mà nói,
đọc các bài viết tư vấn pháp lý có thể là một liều thuốc tuyệt
vời cho một giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên, điều cực kỳ quan
trọng là phải đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của bạn
đang hoạt động hợp pháp. Mặc dù hiểu các yếu tố pháp lý
của làm việc tự do có thể là một vấn đề đau đầu hiện nay,
nhưng điều đó chẳng là gì so với việc bạn gặp rắc rối.

VIVU.EDU.VN 19
Khi bắt đầu làm việc tự do, một trong những điều bạn cần
làm quen là các yêu cầu pháp lý đối với lĩnh vực của bạn;
mà còn đối với khu vực bạn đang sống.
Dù sách này không cung cấp lời khuyên pháp lý, nó vẫn sẽ
đưa ra một số hướng dẫn về những điều cần suy nghĩ, nhưng
nó không phải là một danh sách đầy đủ. Các luật và quy định
khác nhau ở mỗi nơi, vì vậy bạn phải thực hiện nghiên cứu
của mình một cách đúng đắn.
Tính hợp pháp
Các quy định pháp lý áp dụng cho làm việc tự do khác nhau
giữa các quốc gia, vì vậy bạn phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy
nhiên, nói chung, bạn sẽ cần phải xem xét đăng ký thuế và
đăng ký kinh doanh.
Một số điều khác mà bạn có thể cần phải tìm hiểu bao gồm
quy định về quyền sở hữu trí tuệ, các ngành nghề có điều
kiện và xung đột lợi ích.
Với một số ngành nghề, bạn sẽ khó làm việc với khách hàng
lớn trừ khi bạn là một pháp nhân (công ty). Do đó, việc mở
một công ty TNHH một thành viên cũng sẽ là một lựa chọn
cần thiết.
Đạo đức
Tất nhiên, có sự khác biệt giữa những thứ hợp pháp và
những thứ phù hợp với đạo đức — chỉ vì điều gì đó có thể
được pháp luật cho phép, điều đó không có nghĩa là nó có
đạo đức hoặc có thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Mặc
dù có vẻ hấp dẫn để cắt giảm hoặc bỏ qua một số điều nhất
định, nhưng khi bạn là chủ sở hữu của một hoạt động kinh
doanh tự do; tất cả sẽ đổ xuống cho bạn.

VIVU.EDU.VN 20
Bạn là người duy nhất trong ‘công ty freelance của bạn’;
hành vi của bạn và danh tiếng của bạn sẽ tạo ra hoặc phá
hủy sự nghiệp của bạn.
Mặc dù không cần nói đến đạo đức của những hoạt động
kinh doanh thông thường và những kỳ vọng vẫn được áp
dụng cho những Freelancer. Tất nhiên, điều này có nghĩa là
bạn nên tự hào là người đáng tin cậy, năng suất, cởi mở và
tuân thủ, cũng như thể hiện sự chính trực và trung thành.
Bạn sẽ cần giữ giao tiếp cởi mở và trung thực. Bạn nên luôn
cập nhật cho khách hàng của mình về tiến độ của bạn và
luôn cập nhật họ— bạn nên nghĩ rằng mình đang làm việc
‘với’ khách hàng chứ không phải ‘cho’ khách hàng. Đừng
cho họ những kỳ vọng không thực tế về ngày hoàn thành
của dự án (tốt hơn hết là bạn nên đặt cho mình một thời hạn
dài hơn và hoàn thành sớm hơn là không hoàn thành đúng
hạn). Nếu điều gì đó không rõ ràng hoặc bạn không chắc
chắn về điều gì đó, đừng sợ, hãy đặt câu hỏi.
Ngoài ra, không ăn cắp hoặc đạo nhái và đảm bảo rằng bạn
luôn trung thực. Hãy nhớ rằng, bạn vẫn là một người chuyên
nghiệp.
Hợp đồng/ thỏa thuận
Hợp đồng/ thỏa thuận làm rõ chính xác những gì bạn và
khách hàng của bạn mong đợi ở nhau. Nó có thể phác thảo
các điều khoản công việc của bạn, ví dụ, số lần sửa đổi hoặc
chỉnh sửa hoặc các vấn đề liên quan đến thanh toán.
Thỏa thuận cũng có thể phác thảo chi tiết công việc mà bạn
sẽ hoàn thành — điều này rất cần thiết để khách hàng của
bạn không thể yêu cầu thêm công việc. Vạch ra rõ ràng
chính xác công việc bạn sẽ hoàn thành, với khả năng như

VIVU.EDU.VN 21
thế nào và vào thời điểm nào là điều cần thiết để đảm bảo
rằng bạn và khách hàng của bạn đang hiểu ý nhau. Bạn cũng
nên vạch ra khung thời gian cụ thể cho dự án.
Và tất nhiên, hợp đồng nên bao gồm các điều khoản thanh
toán. Bạn sẽ được trả hàng giờ hay một lần? Nó sẽ được
thanh toán theo từng phần, hay một lần khi dự án được hoàn
thành? Nếu không có gì khác, điều cần thiết là phải phác
thảo các điều khoản thanh toán.
Bạn có thể chỉ cần viết một danh sách các điều khoản và
điều kiện của mình để gửi cho khách hàng của bạn hoặc cho
họ địa chỉ một trang web có các điều khoản dịch vụ của bạn.
Bạn không nhất thiết phải tạo một cái duy nhất cho mỗi máy
khách (tuy nhiên, tùy thuộc vào dịch vụ bạn nên làm), nhưng
bạn có thể sử dụng một mẫu.
Hợp đồng có thể được sử dụng để bảo vệ bạn khỏi những
khách hàng đang cố gắng lợi dụng bạn và cố gắng kiếm thêm
việc mà không phải trả thêm tiền. Hãy tin tưởng mọi người,
nhưng hãy đảm bảo rằng bạn cũng được bảo vệ về mặt pháp
lý.
Nếu bạn sử dụng hợp đồng/ thỏa thuận đúng cách, chúng có
thể giúp bạn tránh khỏi một số rắc rối về sau. Đảm bảo rằng
các điều khoản dịch vụ, yêu cầu và mong đợi của bạn được
vạch ra rõ ràng là điều then chốt.

4. Làm thế nào để bắt đầu làm


việc với ít kinh nghiệm
Một trong những thách thức lớn nhất mà Freelancer phải đối
mặt là tìm kiếm công việc khi còn ít kinh nghiệm. Có lẽ sẽ
VIVU.EDU.VN 22
khó khăn cho bạn khi chuyển sang làm dạng công việc
không đồng đều và đôi khi không ổn định. Bạn có thể có
những kỹ năng hiện có từ công việc của mình để có thể áp
dụng cho công việc tự do mới của mình, nhưng bạn cũng có
thể chưa có nhiều kinh nghiệm.
Chương này sẽ thảo luận về một số phương pháp tốt nhất để
bắt đầu làm việc tự do khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Cách tích lũy kinh nghiệm nhanh chóng


Nhiều Freelancer sẽ không khuyên bạn nên chuyển từ công
việc toàn thời gian sang trở thành một Freelancer toàn thời
gian ngay. Tốt nhất, bạn không nên bỏ việc để làm việc tự
do ngay lập tức.
Tích lũy kinh nghiệm có lẽ sẽ là mục tiêu đầu tiên của bạn
với tư cách là một Freelancer, và nó có thể là một cái gì đó
được thực hiện bên cạnh công việc khác. Bạn có thể xây
dựng kinh nghiệm trong thời gian rảnh rỗi và sau đó, khi bạn
cảm thấy yên tâm với công việc cũng như số lượng khách
hàng của mình, bạn có thể trở thành một freelancer toàn thời
gian.
Không có gì xấu hổ khi bắt đầu làm việc bán thời gian. Nó
cho phép bạn có cái nhìn sâu sắc về lối sống và trách nhiệm
của một freelancer, trong khi vẫn đảm bảo an toàn bằng một
nguồn thu nhập khác.

Làm việc không lương


Làm việc miễn phí để xây dựng kinh nghiệm có thể là một
cách cực kỳ hữu ích để tích lũy kinh nghiệm để lấp đầy
VIVU.EDU.VN 23
Portfolio của bạn và có thể đó là thứ sẽ phù hợp với bạn —
nhưng nó không phải là phương pháp hiệu quả cho tất cả mọi
người.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý khi bạn làm việc miễn
phí cho người khác. Có một ranh giới nhỏ giữa làm việc
miễn phí để có được kinh nghiệm và tự đánh giá thấp kỹ
năng của bản thân.

Hãy nhớ rằng, nếu bạn có đủ khả năng tài chính để làm việc
miễn phí nhằm xây dựng Portfolio của mình, thì hãy làm như
vậy bằng mọi cách. Nhưng hãy cẩn thận khi làm việc miễn
phí vì thời gian chính là cuộc sống, là một phần sinh mệnh
của bạn.

Làm việc với mức giá rẻ


VIVU.EDU.VN 24
Nếu làm việc miễn phí là một lựa chọn không phù hợp, bạn
có thể làm việc với mức lương thấp hơn. Đây là điều bạn
nên làm, nó sẽ giúp bạn nhận được review và khách hàng,
cũng như kinh nghiệm và bổ sung cho Portfolio của mình.
Khi bạn làm điều gì đó với mức giá thấp, nó cũng sẽ giúp
bạn biết trân trọng giá trị bản thân hơn. Bạn có thể chỉ cho
phép mình làm việc với mức lương thấp trong một thời gian
nhất định, bạn phải nâng cấp kỹ năng, có được nhiều review
và đánh giá tốt để tăng giá về đúng với giá trị của mình.
Làm việc với mức giá thấp hơn cũng sẽ giúp bạn thích nghi
với các công việc freelance và xác định thời gian thực sự
bạn cần để hoàn thành một dự án.
Chọn một thị trường ngách
Đôi khi, những người làm nghề tự do mới vào nghề dường
như nghĩ rằng bằng cách ít cụ thể hơn về thứ họ làm, họ sẽ
có nhiều công việc hơn. Thực sự không hẳn vậy.
Ví dụ, một khách hàng đang tìm người viết bài cho trang
web crypto của họ, có hai người nộp vào, một người giới
thiệu kỹ năng viết nội dung chung chung, mảng nào cũng
viết từ xưa tới nay, một người giới thiệu kinh nghiệm làm
việc ít hơn một chút, nhưng trước giờ toàn viết nội dung tài
chính/crypto. Bạn đoán khách hàng có khả năng cao sẽ chọn
ai?

5. Những nơi tốt nhất để tìm việc


freelance

VIVU.EDU.VN 25
Có rất nhiều nơi để những người làm nghề tự do tìm việc.
Rất nhiều trang web dành riêng cho hoạt động này. Một
nguyên tắc chung là nên tìm việc ở những nơi mà tập khách
hàng mục tiêu của bạn thường lui tới.
Có rất nhiều nguồn để tìm khách hàng, có thể đọc vào những
nguồn dưới đây bạn sẽ hơi choáng ngợp vì có nhiều thứ phải
làm quá, nhưng đừng lo lắng, hãy cứ thử nghiệm một số
nguồn mà bạn thấy phù hợp với bản thân và ngành nghề của
bạn nhất. Cần nhờ rằng dù chỉ một hoặc hai nguồn dưới đây
thôi cũng là quá đủ để bạn ‘sống khỏe’ bằng công việc
freelance rồi.

Các nền tảng Freelance tổng hợp


Đây là các nền tảng Freelancer khá chung chung, hầu như
loại công việc gì cũng có thể tìm thấy ở những nền tảng
này, đây là một nơi tốt để bắt đầu tìm hiểu về công việc
freelance để xem ngoài kia người ta đang thuê những loại
công việc như thế nào.

Upwork
Trên nền tảng Upwork, khách hàng đăng việc làm lên,
thường bao gồm các chi tiết của dự án và thường là họ đặt
ra yêu cầu của freelancer mà họ muốn thuê. Những người
làm nghề tự do sau đó đấu giá và gửi đề nghị (Gọi là
proposal), nêu chi tiết lý do tại sao họ là người tốt nhất cho
công việc đó. Sau đó, khách hàng sẽ chọn một freelancer tốt
nhất để tiến hành công việc.

VIVU.EDU.VN 26
Các nền tảng như thế này là một số trong những phương
pháp được đề cập nhiều nhất và phổ biến nhất để tìm việc
làm tự do, tất nhiên có lý do cả. Chúng là những cách đơn
giản để tìm được việc. Các nền tảng tập trung này được
nhiều người coi trọng và sử dụng thường xuyên.
Lợi ích của các nền tảng như thế này bao gồm dễ sử dụng
và thực tế là cả khách hàng và người làm việc tự do đều bị
ràng buộc bởi các điều khoản sử dụng. Nền tảng nhận thanh
toán từ khách hàng và giải ngân cho freelancer sau khi cả
hai người dùng đã xác minh rằng công việc đã hoàn tất. Nền
tảng đảm bảo bên thuê nhận được kết quả công việc còn bên
làm nhận được thanh toán.
Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm với các nền tảng
kiểu này. Đầu tiên là nền tảng thường lấy một phần trăm
trong khoản thanh toán để trang trải phí trang web và chi phí
‘môi giới’ để hai bên gặp được nhau. Những chi phí này sẽ
cộng dồn theo thời gian và có nghĩa là bạn đang được trả ít
hơn những gì đáng ra bạn được nhận. Một vấn đề khác là
các trang web như thế này khuyến khích tâm lý "chạy đua
tới đáy". Có nghĩa là các freelancer thường giảm giá dịch vụ
của họ để có lợi thế cạnh tranh, do đó buộc những người
khác cũng phải giảm giá theo. Trên các nền tảng như
Upwork, một số khách hàng không hiểu rõ giá trị của một
freelancer (hoặc không đủ tiền để trả) nên đôi khi họ chọn
sẽ chọn freelancer rẻ tiền hơn.
Có những nhược điểm với những trang web như vậy, cuối
cùng thì vẫn phụ thuộc vào sở thích và khả năng mỗi cá
nhân. Chúng có thể phù với bạn hoặc không, nhưng chúng
là một cách cực kỳ dễ tiếp cận để những người làm nghề tự
do tìm kiếm khách hàng — ngay cả khi bạn không sử dụng
chúng mãi.
VIVU.EDU.VN 27
Freelancer.com
Freelancer là một trang web giống như Upwork. Nền tảng
này cũng có những người làm việc tự do và khách hàng
thuộc mọi loại, với danh sách việc làm trong nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Nền tảng này cũng có tính năng chat được tích hợp sẵn. Đây
là một cách dễ dàng để có thể tương tác với bên kia trên nền
tảng. Điều này giữ cho mọi công việc, trò chuyện, cũng như
cập nhật dự án nằm ngay trên nền tảng, không chuyển sang
các nền tảng khác.
Tuy nhiên, một lần nữa, các trang web như vậy đôi khi trả
công khá thấp, vì các freelancer tranh nhau đấu giá thấp hơn
người khác để có được công việc.

Fiverr
Fiverr là một lựa chọn khác cho các freelancer. Nền tảng
này thường hướng đến những công việc nhỏ lẻ hơn. Trang
này có một phương pháp đăng tuyển kiểu khác.
Thay vì khách hàng đăng bài “Tôi cần một người thiết kế
logo cho tôi”, những freelancer có thể đăng “Tôi thiết kế
logo”. Sau đó, khách hàng xem xét các dịch vụ mà các
freelancer cung cấp để tìm người hợp tác, thay vì ngược lại.
Đây là một cách thức độc đáo và hữu ích, đặc biệt nếu dịch
vụ của bạn là độc nhất. Một lần nữa, Fiverr có cách thức
định giá khác. Khách hàng có thể biết trước với ngân sách
của họ thì sẽ nhận được những gì khi họ duyệt qua các dịch
vụ được các freelancer cung cấp. Tất nhiên, vẫn có sự cạnh

VIVU.EDU.VN 28
tranh, nhưng bạn kiểm soát được nhiều hơn giá cả cho các
dịch vụ của mình.

Guru
Guru là một trang web làm việc tự do “cao cấp hơn”, nhắm
mục tiêu đến những freelancer chuyên nghiệp và khách hàng
— được thiết kế để hướng đến chất lượng cao hơn. Nó đang
tự giới thiệu mình là một trang web “chính thống” hơn và tự
hào về chất lượng của các freelancer mà nó có.
Nó cũng có một hệ thống thanh toán khác. Hầu hết các trang
web làm việc tự do nhận thanh toán từ khách hàng và giữ nó
cho đến khi dự án được xác minh hoàn tất và sau đó giải
ngân tiền cho freelancer. Guru thì khác, nó có nhiều tùy
chọn khác ngoài cách thanh toán theo giá cố định truyền
thống. Guru cung cấp mức giá theo giờ (sử dụng phần mềm
theo dõi thời gian của họ) cũng như các khoản thanh toán
định kỳ cho các dự án dài hạn.

Peopleperhour
Nền tảng này cũng tương tự như Freelancer.com hay
Upwork, nó phát triển nhanh chóng và hiện tại đã là nền tảng
freelance lớn nhất nước Anh. Họ có quy định mức giá tối
thiểu cho từng dự án để giúp việc đấu giá công bằng hơn,
tránh tình trạng hạ giá quá đáng để hút khách hàng.

FlexJobs

VIVU.EDU.VN 29
Đây là nền tảng giúp mọi người tìm kiếm các công việc
freelance cũng như các công việc full-time, part-time linh
hoạt – lý do cho cái tên flexible.

Airtasker
Đây là nền tảng để người thuê đăng tuyển người làm các
công việc từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả công việc
trực tiếp lẫn online. Cho nên bạn sẽ thấy cả những công việc
lập trình web đến đăng tuyển tìm người dọn nhà phụ trên
website này.

Truelancer
Một nền tảng freelance khá lớn với hơn 1 triệu freelancer,
nền tảng này có các thể loại công việc đa dạng, tương tự như
các nền tảng lớn hơn như Upwork hay Freelancer.com

Các nền tảng tiếng Việt


Nếu bạn chưa sẵn sàng bơi ra biển lớn, các nền tảng
freelance tiếng Việt có thể là một lựa chọn tốt, các lựa chọn
phù hợp có thể kể đến là Vlance.vn, Freelancerviet.com.
Các trang này hoạt động tương tự như các nền tảng quốc tế
như Upwork hay Freelancer.com.

Các nền tảng Freelance chuyên môn hóa


Behance
Behance thực ra không phải là một nền tảng freelance đúng
nghĩa, nhưng nó lại là một nơi mà freelancer ngành thiết kế,
VIVU.EDU.VN 30
đồ họa không thể không ghé qua. Behance là một trang tạo
portfolio online, đồng thời cũng có thể coi nó là một trang
mạng xã hội dành cho các nhà thiết kế, đồ họa và những
khách hàng muốn thuê thiết kế.
Với Behance, bạn có thể đăng ký thành viên, giới thiệu
những dự án mình đã hoàn thành, hoặc đơn giản là tìm kiếm
các ý tưởng từ các nhà thiết kế khác trên thế giới.
Nếu dự án của bạn được nhiều người yêu thích, nó sẽ được
giới thiệu cho nhiều người thấy hơn – trong đó có những
khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu bạn là một người làm
công việc thiết kế, sáng tạo, chỉ cần có một tài khoản behance
tốt thì khách hàng sẽ nhắn tìm tới bạn “nườm nượp”, bạn hầu
như không cần phải đi tìm kiếm khách hàng nữa.
Seoclerk.com
Nền tảng này có cách thức hoạt động tương tự như Fivverr
nhưng chuyên dành cho các công việc liên quan đến SEO
như link building, thiết kế, lập trình web, content, trợ lý ảo.

Toptal

Toptal được đặt tên theo cụm từ “Top talent” nhằm mục
đích cung cấp loại nhân sự cao cấp này. Trước khi có thể sử
dụng trang web, có một quá trình kiểm tra bao gồm xác
minh kinh nghiệm, cũng như một cuộc phỏng vấn.
Có mặt trên một nền tảng uy tín như vậy là một cách tuyệt
vời để thu hút khách hàng thực sự, những người sẵn sàng trả
nhiều tiền. Tuy nhiên, Toptal chỉ dành cho freelancer ở một
số ngành nghề nhất định như Lập trình, tài chính, media,
chăm sóc khách hàng.

VIVU.EDU.VN 31
99designs
Nếu bạn là một người làm trong lĩnh vực design thì đây chính
là địa điểm lý tưởng để kiếm thêm một khoản thu nhập hấp
dẫn cùng với quá trình được trau dồi thêm kinh nghiệm và
hoàn thiện các kỹ năng của mình.

Dribbble
Lại là một nền tảng dành cho designer tương tự như
Behance, nhưng ngoài các công việc thiết kế thông thường
Dribble còn có thêm các công việc animation.

Upstack
Nền tảng dành riêng cho lập trình viên, tuy nhiên bạn cần
thực sự giỏi để được chấp nhận vào Upstack bởi quy trình
tuyển freelance rất ngặt nghèo của họ.

Servicescape
Servicescape là một nền tảng dành riêng cho những người
viết bài, dịch giả và nhà thiết kế

Freelancewriting.com
Freelancewriting.com là một nền tảng giúp các bạn writer
tìm kiếm công việc freelance.

Contena.co

VIVU.EDU.VN 32
Nền tảng tìm kiếm và chọn lọc công việc writing phù hợp
với bạn từ khắp nơi trên internet và gửi đến email của bạn.
Tuy nhiên bạn sẽ phải trả phí cho dịch vụ của họ.

Bạn thấy choáng ngợp vì có quá nhiều nền tảng để lựa chọn?
Không sao cả, bạn chỉ cần bắt đầu với hai nền tảng freelance
tổng hợp lớn nhất là Freelancer.com và Upwork, đồng thời
thêm 1 nền tảng freelance tiếng Việt nếu bạn còn ngại bơi ra
biển lớn. Sau đó, nếu ngành nghề của bạn phù hợp với các
nền tảng chuyên môn hóa, đừng ngần ngại, hãy dành chút
thời gian để đăng ký thành viên và xong pha thử.

Tìm kiếm công việc freelance ngoài các nền tảng


freelance
Angel.co
Angel.co là một trang web chuyên đăng tải các công việc
cho các start-up, các công ty ở đây chủ yếu còn rất trẻ là
chủ yếu liên quan đến công nghệ. Do đó họ tuyển dụng rất
nhiều vị trí remote full-time cũng như part-time. Nếu bạn là
một kỹ sư giỏi, bạn hoàn toàn có thể ngồi ở Việt Nam
nhưng hương lương như một kỹ sư Mỹ, đổi sang tiền việt
thì tới nhiều tỷ đồng mỗi năm.

VIVU.EDU.VN 33
Facebook
Facebook là một mỏ vàng để tìm kiếm các công việc
freelance khi bạn mới bắt đầu. Có rất nhiều cách để tìm kiếm
công việc freelance trên Facebook:
- Các nhóm có tên Freelance, freelancer, làm việc từ
xa, làm việc tại nhà, làm việc tự do. Đây là các nhóm
chuyên dành để đăng các công việc freelance. Lưu ý là
cạnh tranh ở những nhóm này rất cao nên nếu thấy công
việc phù hợp thì bạn nộp càng sớm càng tốt, đồng thời
chuẩn bị portfolio thật tốt.
- Các nhóm Facebook phù hợp với ngành của bạn,
chẳng hạn như bạn chuyên làm hoạt hình – một ngành
nghề rất đặc thù, bạn có thể vào nhóm “Tuyển Dụng
Animation - Làm Phim Hoạt Hình 2D” – nhóm này có
rất nhiều công việc freelance có thể phù hợp với bạn.
Ngoài các nhóm chuyên để tuyển dụng như thế, bạn cũng
nên vào các nhóm liên quan đến ngành nghề của mình,
tham gia vào cộng đồng trong đó để mọi người đều biết

VIVU.EDU.VN 34
đến bạn. Về lâu về dài bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội việc
làm từ những thành viên khác trong các nhóm.
- Các nhóm Facebook mà khách hàng tiềm năng của
bạn sẽ lui tới. Chẳng hạn bạn là người cung cấp dịch vụ
thiết kế banner quảng cáo, bạn có thể vào các nhóm dành
cho chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp nhỏ, nhóm những
người làm thương mại điện tử, nhóm những người bán
hàng Shopee/ Lazada. Lưu ý đừng nên tiếp cận họ một
cách quá cục mịch mà luôn phải khéo léo và cho họ một
giá trị gì đó – chẳng hạn góp ý cho banner quảng cáo của
họ, thiết kế lại banner quảng cáo của họ miễn phí,…
- Tự tìm kiếm các fanpage, trang Facebook của những
khách hàng tiềm năng của bạn để offer dịch vụ. Cách này
phù hợp nhất khi tìm kiếm các cửa hàng/ business nhỏ và
vừa – những cửa hàng mà người ra quyết định sẽ là người
trực tiếp quản lý fanpage chứ không phải thuê một đội
ngũ nhân viên trực fanpage để trả lời tin nhắn. Mình đã
từng dùng cách này và nhận được công việc Đăng bài hài
hước lên fanpage Facebook mỗi ngày – nhận lương hàng
tháng.
- Tự lập fanpage riêng, các trang fanpage riêng là một
hình thức tốt để khách hàng tự tìm tới bạn. Khách hàng
có thể tìm đến fanpage của bạn thông qua tìm kiếm trên
Facebook hoặc tìm kiếm từ Google, hãy tìm hiểu cách
SEO fanpage để giúp trang của bạn xếp hạng cao nhất có
thể trong các kết quả tìm kiếm.

LinkedIn
LinkedIn là một trang web kết nối nghề nghiệp mà mọi
người hầu như chỉ cập nhật khi họ có một công việc mới.
VIVU.EDU.VN 35
Tuy nhiên, LinkedIn chứa đầy cơ hội. Một số nhà tuyển
dụng tìm kiếm nền tảng này để tìm ra những người muốn
tìm cơ hội mới và kết nối với mọi người trong khu vực của
họ.
LinkedIn là một cách tốt để xây dựng mạng lưới các
freelancer khác hoặc khách hàng tiềm năng trong ngành của
bạn. Nó là một công cụ tìm kiếm 2 chiều: người thuê có thể
tìm kiếm những freelance mà họ đang cần thuê hoặc người
đi làm có thể tìm kiếm các công việc đang được đăng tuyển.
Bằng cách điền vào hồ sơ đầy đủ, giới thiệu những công
việc bạn đã làm và cung cấp cập nhật cho các dự án và hoạt
động kinh doanh của bạn, bạn có thể được nhiều khách hàng
tiềm năng để ý đến.
Lưu ý bạn nên để chức danh của mình thật đầy đủ, thay vì
“Freelance writer” hãy viết “Freelance crypto writer” chẳng
hạn. Việc này giúp hồ sơ của bạn dễ lọt top từ khóa hơn, bạn
không thể nào lọt top những từ khóa quá chung chung như
“freelance writer” khi là người mới, ngược lại việc lọt top
cho những cụm từ khóa dài hơn là hoàn toàn có thể.
LinkedIn cũng cho phép bạn tìm kiếm những công việc
dạng remote part-time/full-time và freelance. Thậm chí nếu
bạn tìm được những công việc full-time thông thường, bạn
cũng nên connect với nhà tuyển dụng đó để mở rộng mối
quan hệ của bạn. Rất có thể họ sẽ có thể cần một freelancer
trong tương lai.
Hiện tại LinkedIn đã có tính năng đăng dịch vụ bạn cung
cấp (tương tự Fiverr), hiện tại còn sơ khai nhưng hứa hẹn sẽ
là một nền tảng hứa hẹn cho freelancer trong tương lai. Bạn
có thể tham gia sớm để “đón đầu”.
Weworkremotely
VIVU.EDU.VN 36
Đây là một nền tảng đăng tuyển công việc full-time, part-
time từ xa. Một số công việc yêu cầu bạn phải ở một số quốc
gia nhất định, tuy nhiên đa số công việc cho phép bạn ở bất
kỳ đâu trên thế giới. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm
freelancer cho khách hàng nước ngoài, hoặc bạn đã từng làm
cho một công ty nước ngoài ở Việt Nam, bạn có thể ứng
tuyển vào các vị trí này.
Mức lương ở trên được trả theo tiêu chuẩn quốc tế nên có
thể từ 35.000 USD/năm đến hàng trăm nghìn đô mỗi năm
tùy công việc.
Các mạng xã hội khác

Các nền tảng mạng xã hội quốc tế như reddit, telegram đều
có các cộng động lớn nhỏ, hãy tìm hiểu xem khách hàng tiềm
năng của bạn thường giao lưu ở những nhóm nào, sau đó
tham vào những nhóm đó. Hãy thực sự tham gia thảo luận,
tương tác với mọi người và mang lại giá trị cho họ, đừng
nhảy vào là quảng cáo “Tôi là freelancer, ai thuê tui không
tui lấy giá rẻ” nhé.

Các diễn đàn cũng là một nơi các nhóm khách hàng có thể
tụ tập để thảo luận các vấn đề, chẳng hạn như
webtretho.com, otofun.net. Độ tuổi trung bình của những
người dùng diễn đàn cũng lớn hơn các nền tảng mạng xã hội
hiện đại, do đó họ rất có thể là người nắm các chức vụ cao
trong các công ty, chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp.

Ví dụ mình là một người làm thiết kế Brand Identity – bộ


nhận diện thương hiệu. Mình vào cộng đồng dành cho
những người bán hàng trên Amazon, nhận thấy vấn đề của

VIVU.EDU.VN 37
họ là tỷ lệ bán hàng không cao, mà một trong những nguyên
nhân là Brand identity của họ lộn xộn, thiết kế lúc thì thế
này, lúc thì thế khác khiến khách hàng cảm thấy đây chỉ là
một tay bán hàng gà mờ, nhập đại hàng từ Trung Quốc về
bán. Mình tư vấn cho họ vấn đề và thiết kế lại miễn phí cho
một hai người, thiết kế của mình giúp tỷ lệ mua hàng của họ
cao hơn, họ lên cộng đồng chia sẻ, cảm ơn mình. Cả vài
tháng sau đó mình không lo thiếu việc! 😊

Chào mời qua email


Một phương pháp khác để tìm công việc tự do là tìm một
người hoặc tổ chức và quảng cáo dịch vụ của bạn cho họ.
Khi quảng cáo chào hàng, trước tiên, bạn nên cá nhân hóa
email của mình và quan trọng hơn là đảm bảo rằng bạn đang
liên hệ với đúng người. Bạn nên đảm bảo rằng bạn đã nghiên
cứu về công ty và đảm bảo rằng bạn đang cung cấp cho họ
những thứ không thể từ chối.
Thông thường, các công ty nhận được vô số email quảng
cáo, ưu đãi và quảng cáo chào hàng; bạn cần phải nổi bật và
thật sáng tạo so với phần còn lại và thể hiện những gì bạn
phải cung cấp cho họ. Ví dụ như bạn có thể dễ dàng tìm
được email của phòng Nhân sự của các công ty (vì khi tuyển
dụng họ luôn cho email để ứng viên nộp vào), từ đó bạn có
thể offer dịch vụ phù hợp với họ như dịch vụ tuyển dụng
nhân sự hộ trong các dịp cao điểm mà nhân lực của phòng
nhân sự đó hầu như sẽ không thể tuyển kịp chẳng hạn.

Các mối quan hệ công việc cũ

VIVU.EDU.VN 38
Rất nhiều người mình biết giữ quan hệ làm việc với công ty
cũ khi ra làm freelance, bạn có thể đảm nhận một phần công
việc từ nội dung công việc mà bạn đã từng làm khi làm việc
full-time cho công ty. Các ví dụ có thể kể ra như thiết kế
banner công ty cũ – công ty không cần quá nhiều thiết kế,
mỗi tháng chỉ cần 20 -30 thiết kế, thuê một nhân viên full-
time thì phí tiền, thuê một công ty thiết kế thì lại giá cao mà
thời gian đáp ứng có thể không nhanh chóng như thuê một
freelancer.
Tương tự, đồng nghiệp và các đối tác cũ cũng là một nguồn
khách hàng tiềm năng. Đặc biệt nếu như các đồng nghiệp cũ
của bạn đã ra làm riêng, khởi nghiệp, hoặc thăng tiến lên các
vị trí cao.

Website riêng
Nếu bạn làm trong những ngành thiên về kỹ thuật (chẳng
hạn như SEO) hoặc bạn đã làm freelance được một thời
gian, việc lập một trang web riêng là điều cần thiết để bạn
nâng tầm bản thân. Lượng khách hàng tìm kiếm các dịch vụ
trên Google hàng tháng là rất lớn, nếu bạn đứng top cho các
từ khóa dạng như “dịch vụ chụp hình đôi” chẳng hạn, chắc
chắn bạn sẽ có lượng công việc đều đặn hàng tháng, đến
mức bạn có thể nâng giá hoặc “chọn lựa” khách hàng ‘VIP’
nhất để phục vụ.
Tất nhiên, với một freelancer, việc đứng top cho các từ khóa
ngắn, cạnh tranh cao như thế rất khó, lời khuyên của mình
là cố gắng dành lấy các vị trí đầu cho các từ khóa dài, ít cạnh
tranh hơn, chẳng hạn như “dịch vụ chụp hình đôi giá rẻ Sài
Gòn” chẳng hạn.

VIVU.EDU.VN 39
Tìm kiếm khách hàng trực tiếp
Nếu bạn đang sống ở các thành phố lớn, hãy tận dụng nguồn
khách hàng từ các sự kiện trực tiếp. Bạn có thể tìm kiếm
những sự kiện nơi sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng của
bạn tập trung, chẳng hạn như những sự kiện liên quan đến
khởi nghiệp hãy những buổi chia sẻ về một ngành nghề cụ
thể.
Bạn có thể tìm kiếm các sự kiện này bằng cách tìm kiếm
trên Facebook, các mạng xã hội hoặc các trang web sự kiện
như http://www.meetup.com, https://www.eventbrite.com,
https://ticketbox.vn.

6. Chào mời thế nào để thu hút


khách hàng
Xác định khách hàng là ai?

Bạn cần xác định khách hàng của mình là người có vị trí,
vai trò thế nào để gửi lời chào mời phù hợp. Thông thường
chúng ta sẽ có hai loại khách hàng chính.
Thứ nhất, chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp nhỏ, họ sẽ tự
mình thuê nhân viên cũng như freelancer. Số tiền họ trả cho
bạn về cơ bản sẽ được lấy từ chính tiền túi của họ, do đó ưu
tiên ở đây là bạn cần phải cho họ thấy bạn sẽ mang đến giá
trị, lợi ích lớn cho hoạt động kinh doanh của họ. Thay vì chỉ
nói đến việc bạn giỏi ra sao, hãy cho họ thấy thứ bạn làm có
thể gia tăng doanh thu/ lợi nhuận của họ thế nào.

VIVU.EDU.VN 40
Chẳng hạn nếu bạn là người quản lý social media, bạn có thể
đưa ra những minh chứng về những nhãn hàng bạn từng quản
lý đã tăng tương tác, view, tin nhắn hỏi thăm mua hàng thế
nào sau khi bạn quản lý social media cho họ.
Thứ hai, khách hàng là quản lý của các doanh nghiệp. Rất
nhiều khách hàng không phải là chủ mà chỉ là người quản lý,
chẳng hạn như chức danh mình thường làm việc cùng nhất
là Marketing manager. Những người quản lý này tất nhiên
cũng quan tâm tới doanh số, lợi nhuận nhưng sẽ không thể
nào bằng nhóm chủ doanh nghiệp, vì đó không phải tiền túi
của họ. Thứ mà những người này thường quan tâm nhiều
hơn là sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn.
Nếu bạn có họ thấy bạn là một người rất dễ để làm việc cùng,
luôn sẵn sàng giúp đỡ họ để họ hoàn thành tốt công việc của
mình (vì bản thân họ cũng là người đi làm thuê mà), rất có
thể họ sẽ chọn bạn, dù bạn có lấy giá cao hơn người khác.
Thứ ba, khách hàng là những cá nhân bình thường, chưa bao
giờ đi tuyển người bao giờ nhưng hiện tại có phát sinh vấn
đề gì đó cần trợ giúp. Đối với dạng khách hàng này thì chủ
yếu là bạn tạo cho họ sự tin tưởng, cũng như tận tình “chỉ
dẫn” họ cách làm việc của bạn hoặc của các nền tảng
freelance vì đa số họ rất bỡ ngỡ. Nếu bạn khiến họ thấy tin
tưởng, họ sẽ sẵn sàng thuê bạn, hơn thế nếu có các công việc
tương tự trong tương lai, chắc chắn họ sẽ tìm đến bạn để nhờ
trợ giúp.

Gửi chào giá chuẩn chỉnh

VIVU.EDU.VN 41
Trên hầu hết các nền tảng freelance, bạn sẽ là người gửi chào
giá (thường gọi là proposal) đến khách hàng, việc thu hút
khách hàng là tối quan trọng nếu muốn chiến thắng các
freelancer khác.
Bạn cần cá nhân hóa các lời chào mời này cho từng khách
hàng cụ thể. Thông thường, chúng ta sẽ có một mẫu soạn
sẵn cho tất cả các dự án mà bạn sẽ gửi chào giá, nhưng tùy
vào nội dung công việc của từng dự án, chúng ta sẽ đề cập
thêm đến những kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến công
việc mà khách hàng đang tuyển người.

Trên đây là một ví dụ về cấu trúc một thư chào mời mẫu
mực, đoạn đầu tiên chúng ta sẽ thu hút khách hàng nhanh
nhất có thể. Khách hàng có rất nhiều chào giá, chúng ta phải
thu hút họ ngay nếu muốn họ đọc tiếp chào giá của chúng ta
– đoạn này chúng ta nên cá nhân hóa tùy theo công việc mà
khách hàng đăng tuyển, nói một câu ngắn gọn để thu hút sự
chú ý và cho họ thấy rằng bạn hiểu được mong muốn của
họ.
Tiếp theo chúng ta sẽ nêu một hoặc hai ví dụ công việc
chúng ta đã làm, những đặc điểm nổi trội của chúng ta để
khiến khách hàng không thể từ chối. Tạo sự tin tưởng với
khách hàng bằng những bằng chứng cụ thể (số kinh nghiệm
làm việc, số tiền kiếm được,…

VIVU.EDU.VN 42
Sau đó, chúng ta sẽ nêu bật thêm những đặc điểm khiến
chúng ta khác biệt với những người khác (bao nhiêu đánh
giá năm sao, các kinh nghiệm đặc biệt không ai có,…)
Chốt hạ lời chào mời sẽ là cam kết hoàn thành công việc tốt
nhất có thể và luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng giải quyết
các vấn đề liên quan, cho dù lúc đó dự án đã hoàn thành.

Thấu hiểu nỗi khổ của khách hàng

Bản thân là một người làm nhân sự nhiều năm, từng đi tuyển
rất nhiều vị trí, mình có thể khẳng định việc tuyển dụng,
phỏng vấn người khác khá mệt. Lúc ít ứng viên thì không có
nhiều lựa chọn để chọn được người tốt nhất, lúc nhiều ứng
viên thì ngồi lọc hồ sơ rồi phỏng vấn quá nhiều người lại rất
mệt mỏi. Mà thực tế là đa số hồ sơ nộp vào sẽ không mấy
phù hợp với vị trí đang được tuyển, có khi phải lọc cả trăm
hồ sơ để tìm ra 5 7 người đủ phù hợp để phỏng vấn.
Do đó, nếu bạn thấy bản thân là người phù hợp với công
việc, hãy cố gắng thể hiện nó ở đoạn đầu của chào giá, để
khách hàng vừa đọc tới đó là đủ để đưa bạn vào “Danh sách
rút gọn” ngay, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức.
Thường thì sau đó họ chỉ chọn lựa ứng viên trong danh sách
này thôi, họ sẽ không “thèm” xem lại số ứng viên kia nữa.

Các “tuyệt chiêu” để gây ấn tượng với khách hàng

VIVU.EDU.VN 43
Tuyệt chiêu số 1, trên nhiều nền tảng, chúng ta sẽ có thể
đọc được các review mà các freelancer đã làm việc cho
khách hàng viết. Qua đó ta có thể biết thêm vài thứ về họ,
đặc biệt là tên.

Như ví dụ ở trên, ta biết được tên của khách hàng là Cole.


Vậy khi gửi chào giá, thay vì nhắn “Hi there”, chúng ta có
thể nhắn “Hi Cole”, việc này sẽ gây ấn tượng tốt với khách
hàng vì chúng ta biết được tên của họ, khách hàng gần như
chắc chắn sẽ cộng cho chúng ta vài điểm 😊
Lưu ý: Không bao giờ gọi khách hàng là “Dear Sir/
Madam”, người bản ngữ hầu như chẳng bao giờ gọi thứ thế,
việc gọi như thế không thể hiện bạn tôn trọng khách hàng,
nó chỉ thể hiện trình độ tiếng Anh của bạn kém, chỉ cần “Hi”
hoặc “Hi there” thôi.
Tuyệt chiêu số 2, ở đa số nền tảng, chào giá của các bạn
thường xuất hiện trong tài khoản của khách hàng dưới dạng
như tin nhắn, xu hướng của con người là muốn trả lời nếu
tin nhắn là câu hỏi. Do đó, ở phần cuối chào giá (trước câu
chào), hãy đặt một câu hỏi về dự án.

VIVU.EDU.VN 44
Chẳng hạn như “Dự án này dự định sẽ kéo dài trong thời
gian bao lâu” hoặc một số chi tiết cho thấy bạn thực sự quan
tâm và tò mò về chi tiết của dự án. Rất có thể khách hàng sẽ
trả lời bạn, khi đó khả năng họ thuê bạn sẽ rất cao. Vì đa số
các chào giá sẽ không hề được khách hàng phản hồi, họ
thường chỉ chọn vài ứng viên ưng ý nhất để nhắn tin qua lại
trao đổi thêm mà thôi. Khiến khách hàng trả lời chính là đi
được một nửa chặng đường rồi.
Một phương án thay thế câu hỏi là một lời kêu gọi hành
động, chẳng hạn hẹn một cuộc gọi ngắn để trao đổi thêm.
P/s: Bài học quan trọng trong khóa học kèm theo – Gửi chào
giá thế nào để khách hàng thấy có “ngu” mới từ chối!

7. Các rủi ro mà freelancer dễ gặp


phải
Lừa đảo
Dạng 1: Lừa tiền
Rất nhiều “khách hàng dỏm” sẽ rất nhiệt tình đăng tuyển,
nhiệt tình liên hệ với bạn với mục tiêu: khiến bạn tin tưởng
mà đóng tiền. Ở Việt Nam hay gọi là “Phí giới thiệu”, “Phí
làm việc”, ở nước ngoài thì có “Bảo hiểm công việc”, “Phí
làm thẻ ID”. Gần như 100% những yêu cầu đóng tiền kiểu
này đều là để lừa tiền của bạn, sau khi chuyển tiền, họ
thường sẽ bặt vô âm tín ngay, có khi còn nhắn tin lại thách
thức làm gì được họ - vì số tiền cũng không quá lớn,
freelancer chỉ bực tức chứ cũng chẳng làm gì.
Đây là một thể loại lừa đảo phổ biến và nguy hiểm nhất, cái
nguy hiểm nhất của nó không phải là mất tiền mà là khiến
VIVU.EDU.VN 45
bạn mất niềm tin vào việc kiếm tiền bằng freelance, mất
niềm tin vào con người nói chung.
Dạng 2: Lừa công sức
Dạng này thì thường bắt bạn làm một bài test rất dài, kiểu
như bắt viết nguyên một bài viết hoàn chỉnh để gửi họ (mặc
dù bạn đã gửi cả tá bài viết mẫu mà bạn đã từng viết), sau
đó viện nhiều lý do để báo bạn không đạt yêu cầu. Nhưng
thực tế là họ ra 100 đề bài khác nhau với 100 ứng viên như
bạn. Chỉ vài ngày, họ có ngay một lượng bài viết lớn để làm
SEO cho website của họ với giá 0 đồng!
Dạng này không khiến bạn mất tiền, đỡ tức hơn loại trước
nhưng vẫn cần tránh xa, thời gian quý báu đó để đi chào mời
các khách hàng thực sự, ngoại ngồi xem Tivi với bố mẹ còn
có ích và ý nghĩa hơn nhiều.

Quỵt tiền
Hầu như tất cả freelancer mình quen đều đã từng bị quỵt tiền
dù ít hay nhiều. Chẳng hạn như một người thiết kế, nhiều
khi làm cho khách hàng vài lần rồi, tin tưởng rồi nên gửi sản
phẩm hoàn chỉnh mà không thêm watermark vào. Khách
hàng thấy hình đó dùng được luôn rồi nên bật bài “Im lặng”
của LK luôn. Trường hợp này dễ xảy ra nếu khách hàng hối
bạn deadline, bạn ráng làm cho xong, rồi do không có nhiều
thời gian nên thôi gửi luôn. Kết quả là do bạn cố gắng làm
hài lòng, thỏa mãn khách hàng nên bạn bị quỵt tiền – rất đau
lòng.
Đây có thể là một lý do khiến nhiều freelancer vẫn thích
dùng các nền tảng freelance dù bị thu các loại phí. Trên các
nền tảng này, khách hàng sẽ phải đặt cọc trước khi freelancer
bắt đầu làm việc, số tiền này sẽ do các nền tảng giữ hộ. Sau
VIVU.EDU.VN 46
khi hoàn thành công việc, số tiền này mới được trả cho
freelancer, nếu có tranh chấp, các nền tảng sẽ đứng ra giải
quyết để quyết định tiền thuộc về ai.

Đòi hỏi lượng công việc và thời gian hoàn


thành vô lý
Đây lại là vấn đề ở các nền tảng freelance, bạn thỏa thuận
với họ thời gian hoàn thành dự án là 7 ngày. Tới khi hoàn
thành, họ yêu cầu chỉnh sửa rất nhiều, thậm chí lượng công
việc của lần chỉnh sửa này có thể bằng 1/3 lượng công việc
ban đầu. Nhưng họ lại chỉ cho bạn vài tiếng để hoàn thành,
và dọa sẽ đánh giá bạn 1 sao nếu không làm. Trong trường
hợp này hầu như freelancer sẽ phải vắt giò lên cổ mà chạy
vì các nền tảng sẽ không can thiệp vào việc đánh giá
freelancer của khách hàng.
Bản thân mình cũng đã gặp trường hợp tương tự, cuối cùng
họ đánh giá mình 4,55 sao – phần bị điểm thấp là phần “hoàn
thành đúng deadline”. Trong khi mình gửi sản phẩm đúng
hạn, chỉ là phần chỉnh sửa họ yêu cầu quá gấp mà mình lại
đang đi ra ngoài nên không thể hoàn thành kịp.
Rất khó xử lý nếu đã rơi vào trường hợp này, từ nói lý lẽ đến
xin xỏ. Cách đối phó phù hợp nhất là phòng tránh bằng cách
né những khách hàng kiểu này (đọc review của những
freelancer từng làm việc cho họ nói về họ) hoặc thỏa thuận
thật kỹ deadline, thời gian chỉnh sửa, những gì có thể yêu
cầu chỉnh sửa.
Tin vui: Khi bạn đã là Top rated freelancer trên Upwork,
bạn có quyền xóa những review xấu (3 tháng được xóa 1
review) nên sẽ giảm bớt rủi ro này.

VIVU.EDU.VN 47
8. Tạo nguồn thu nhập freelance
ổn định, bền vững
Xây dựng Portfolio và hồ sơ cá nhân để thu hút
khách hàng
Có một Portfolio chất lượng là điều cần thiết để trở thành
một Freelancer thành công lâu dài. Ngoài việc cho khách
hàng thấy bạn có thể làm gì, Portfolio của bạn là một cách
tuyệt vời để tăng giá trị cho hoạt động kinh doanh của bạn.
Đây là quảng cáo tốt nhất và mạnh nhất cho các dịch vụ của
bạn.

Portfolio là gì?

Trong thời đại công nghệ hiện đại, portfolio (có thể dịch là
hồ sơ năng lực) là tập hợp các sản phẩm bạn đã làm. Đây là
một phiên bản sơ yếu lý lịch của Freelancer (và nó có thể
bao gồm các yếu tố của một bản lý lịch). Nó cần thể hiện kỹ
năng cũng như kinh nghiệm của bạn.

Xây dựng Portfolio

Khách hàng sẽ không muốn làm việc với một người không
thể chứng minh chất lượng công việc của họ và bạn sẽ cần
đưa ra các ví dụ về công việc đã làm.
Có những ví dụ về công việc đã làm là một cách tuyệt vời
để bù đắp bất kỳ kinh nghiệm nào còn thiếu. Mặc dù bạn có

VIVU.EDU.VN 48
thể có ít kinh nghiệm hơn các Freelancer khác nhưng chất
lượng công việc của bạn tốt hơn thì điều đó sẽ vô cùng thuận
lợi cho hoạt động kinh doanh của bạn.
Nhưng làm thế nào để bạn lấp đầy một Portfolio với ít kinh
nghiệm?
Làm việc miễn phí là một phương pháp thường được đề xuất
để thực hiện điều này. Nhưng, nó không phải dành cho tất
cả mọi người. Nếu bạn có thể thoải mái mặt tài chính, thì
hãy làm như vậy. Tuy nhiên, trong tương lai, hãy nhớ rằng
những việc làm miễn phí này sẽ không giúp bạn trang tải
cuộc sống. Những người khác tin rằng làm việc miễn phí có
thể làm giảm giá trị nhận thức của khách hàng về công việc
của bạn - nhưng không thể phủ nhận đó là một cách tốt để
đưa tên tuổi của bạn ra ngoài thị trường.
Làm việc với mức phí thấp hơn là điều mà bạn có thể sẽ phải
làm. Bạn có thể chọn các dự án nhỏ hơn trên các trang web
biểu diễn tự do, để có được một số kinh nghiệm.
Ngoài ra, chỉ cần thực hiện một số dự án mà bạn có đam mê.
Nhiều freelancer sẽ tự nghĩ ra dự án cho mình để hoàn thành
– chẳng hạn thiết kế bộ nhân diện thương hiệu cho một nhãn
hàng mà bạn nghĩ ra, không có thật. Khách hàng khi nhìn
vào những dự án này, thấy chúng có phong cách phù hợp
với nhãn hàng của họ thì rất có thể họ sẽ chủ động liên hệ
để thuê bạn.

Nên đưa những gì vào một Portfolio?

VIVU.EDU.VN 49
Portfolio của bạn nên hiển thị các ví dụ về công việc của
bạn, cũng như các kỹ năng, học vấn và kinh nghiệm của bạn
và thực tế công việc kinh doanh của bạn là gì.
Portfolio tự do của bạn không nhất thiết phải có hàng trăm
dự án đã hoàn thành. Điều này có thể gây choáng ngợp cho
khách hàng và rất có thể, họ sẽ không nhìn vào tất cả.
Nó nên tập trung vào các dự án đã hoàn thành được chọn
lọc, chất lượng cao thể hiện chiều sâu và quy mô dịch vụ
của bạn. Ngoài ra, bạn có thể bao gồm các đoạn trích của
các dự án. Điều này, một lần nữa, sẽ thể hiện kỹ năng của
bạn, nhưng không mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
Ví dụ một portfolio rất tuyệt vời của một Designer:
https://www.primsimp.com/

Hồ sơ trên các nền tảng


Khi đăng ký trên các nền tảng freelance, bạn phải điền một
cách đầy đủ nhất các thông tin. Bất kỳ ô hoặc biểu mẫu nào
mà trang web có mà bạn có thể sử dụng để giới thiệu kỹ
năng, kinh nghiệm hoặc ví dụ của mình đều phải được điền
đầy đủ. Khách hàng sẽ kiểm tra những điều này và có khả
năng họ sẽ so sánh bạn với đối thủ cạnh tranh của bạn.
Ngoài ra, trên các nền tảng như Upwork, khoảng 1/3 công
việc là các công việc dạng ‘bí mật’, tức những freelancer
nào được mời mới nhìn thấy công việc đó, bạn không thể
thấy công việc khi tìm kiếm. Cho nên bạn cần phải điền đầy
đủ các thông tin, đặc biệt là các kỹ năng, các dịch vụ mà
mình cung cấp để khách hàng có thể tìm thấy hồ sơ của bạn
trên nền tảng.

VIVU.EDU.VN 50
Đây là một ví dụ khách hàng tự mời mình phỏng vấn, không
cần phải chủ động tìm kiếm:

Lý do họ tìm thấy profile của mình để mời là do trong profile


có các cụm từ như “video editing”, “Edit video”, từng làm
dự án tương tự, đồng thời trong phần kỹ năng cũng gắn
những kỹ năng liên quan.

Nếu bạn chỉ tìm việc lúc bạn cần việc, bạn đã
quá trễ rồi
Khác với làm việc full-time, bạn chỉ bắt đầu tìm việc mới
khi đã nghỉ công việc cũ, hoặc đang có ý định nghỉ. Khi làm
freelance, trong khi bạn đang làm job này, bạn phải tính đến
tháng sau sẽ làm job gì. Nhiều người khi ra làm freelance
vẫn mang tư tưởng như thời làm full-time nên dễ có tình
trạng lên voi xuống chó, có tháng thu nhập khủng, có tháng
lại “đói nhăn răng”. Điều này dễ xảy ra vì nếu tháng này bạn
có rất nhiều job, bạn hăng say tập trung làm việc, hoàn toàn
bỏ quên một phần việc khác là đi chào giá cho các công việc
mới, tương tác cộng đồng để duy trì mối quan hệ, dẫn tới

VIVU.EDU.VN 51
việc ngay sau tháng thu nhập khủng là một tháng “nhàn quá
chán luôn”.
Như vậy có thể bạn sẽ hỏi: vậy lúc nào cũng phải nghĩ tới
việc tìm việc, mệt mỏi vậy? Lúc ban đầu đúng là như vậy,
sau khi bạn có tên tuổi, hồ sơ bạn đẹp rồi thì không cần lo
chuyện kiếm việc nữa, mà đa số công việc sẽ tự tìm tới bạn.
Từ khách hàng cũ làm tiếp dự án khác thuê bạn, tới những
người bạn từng giúp đỡ, những người ấn tượng với các dự
án trước của bạn/ với hồ sơ của bạn.

Sáng tạo và đăng tải nội dung


Cho dù bạn cung cấp dịch vụ freelance gì, bạn đều có thể
sáng tạo các nội dung liên quan đến dịch vụ của mình.
Phương tiện sáng tạo có thể là dạng bài viết, hình ảnh hoặc
video. Bạn có thể đăng tải chúng lên website riêng hoặc bất
kỳ nền tảng mạng xã hội nào, từ Facebook, Instagram tới
Youtube, Tiktok hay thậm chí là Behance, Dribbble.
Chẳng hạn nếu bạn là một illustrator (hoặc đang muốn trở
thành một illustrator), bạn có thể đăng các tác phẩm, các
nhân vật mình sáng tạo ra lên Instagram mỗi tuần. Khi tài
khoản Instagram có nhiều người theo dõi, nó có thể mang
đến cho bạn rất nhiều khách hàng tiềm năng, đồng thời, nếu
bạn chào mời dịch vụ của mình, trang Instagram cũng giúp
đáng kể tăng độ uy tín của bạn. Tương tự như vậy với các
nền tảng khác.
Điều quan trọng cần nhớ khi thực hiện việc này là có thể bạn
làm thực hiện đều đặn khá lâu trước khi thấy được thành
quả. Do đó, bạn cần làm nó với tư tưởng thoải mái, “làm vì
đam mê”, đừng mong chờ thành quả, hãy cứ làm tốt nhất có

VIVU.EDU.VN 52
thể, đăng tải lên và quên nó đi, đừng ngày nào cũng ngồi
chờ đếm like, đếm share, sẽ rất dễ nản lòng khi mới bắt đầu.
Sức mạnh của việc sáng tạo và đăng tải nội dung có thể cực
kỳ lớn, một tài khoản đã có vài chục nghìn follow trên
Behance thì hầu như chẳng bao giờ lo thiếu việc cả.
Quản lý tài chính để không lo thiếu tiền khi làm
freelancer
Khi bước vào con đường freelance, đặc biệt là khi trở thành
một freelancer toàn thời gian, bạn phải quản lý tình hình tài
chính của mình, bởi “tự do đi kèm với tự lo”.
Để quản lý tài chính thật tốt cho công việc freelance của bạn,
hãy xem nó như là một hoạt động kinh doanh thực sự, tách
biệt với chi phí cá nhân của bạn. Bạn cần theo dõi các chi
phí liên quan đến công việc freelance: phí của các nền tảng,
tiền mua dụng cụ, phần mềm, phí thuê các nhà thầu phụ hoặc
các freelancer khác (nếu có). Kết hợp với tổng số thu để có
được bức tranh toàn cảnh về tình hình “hoạt động kinh
doanh” của bạn.
Thu nhập từ freelance chắc chắn sẽ không thể đều đặn như
làm một công việc bình thường, cho dù bạn cố thế nào thì
cũng có lúc cao lúc thấp. Theo dõi tình hình thu chi để biết
thu nhập trung bình từ công việc freelance của bạn, từ đó
đưa ra mức chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư hợp lý.
Một điểm cần lưu ý là làm freelance thì không thể có lương
hưu như làm công việc bình thường rồi, do đó nếu bạn muốn
được yên tâm về tình hình tài chính lúc về già, bạn cần phải
chuẩn bị từ sớm. Các lựa chọn có thể là:
- Đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện để có lương hưu
như người đi làm bình thường
VIVU.EDU.VN 53
- Tiết kiệm và đầu tư vào các kênh như bất động sản,
cổ phiếu, trái phiếu để có một khoản tiền đủ lớn, thoải
mái sống khi về hưu. Giả sử bạn đầu tư từ năm 25 tuổi
đến lúc 60 tuổi, mỗi tháng chỉ 100 đô, lãi suất trung bình
10%/năm, tới năm 61 tuổi bạn sẽ có 420.676 đô, tức
khoảng 9,5 tỷ đồng. Tất nhiên số tiền này vào thời điểm
đó sẽ không có giá trị như bây giờ, nhưng cũng không ai
cấm bạn đầu tư nhiều hơn 100 đô mỗi tháng cả 😊

9. Mở rộng và phát triển


Một khi bạn cảm thấy thoải mái và tự tin với khả năng của
mình, bạn hãy phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Sẽ
mất thời gian để lập kế hoạch; vì chúng ta không thể chỉ
nhảy đại vào một cái gì đó. Phần này sẽ phác thảo một số ý
tưởng để mở rộng và phát triển sự nghiệp freelance của bạn.

Làm việc tự do toàn thời gian


Nếu bạn đang bắt đầu làm việc bán thời gian và đã chuyển
sang làm việc tự do toàn thời gian, bạn nên đợi cho đến khi
bạn đảm bảo về khách hàng, công việc và mức thu nhập
trước khi nghỉ việc.
Vì vậy, có lẽ cuộc phiêu lưu đầu tiên của bạn sẽ là dấn thân
vào lối sống tự do toàn thời gian.

Xây dựng đội nhóm


Bạn có thể thuê những người khác và xây dựng một đội
nhóm. Làm nghề tự do không có nghĩa là bạn phải đơn độc.
VIVU.EDU.VN 54
Bạn có thể thuê người khác làm việc với bạn và cho khách
hàng của bạn. Điều này giống với việc mở rộng các dịch vụ
kinh doanh của mình hoặc đơn giản là có thêm nhiều người
làm cùng công việc với bạn.
Chẳng hạn bạn là một designer chuyên thiết kế hình ảnh cho
các shop chạy quảng cáo hoặc đăng Facebook, bạn có thể
tuyển thêm một người viết bài, một người Edit video vào
nhóm của mình. Lúc này nhóm của bạn có 3 người và hoàn
toàn có thể đảm nhận việc chăm sóc các kênh mạng xã hội
cho các shop, các chủ cửa hàng nhỏ - từ viết bài đăng hàng
ngày, đến làm hình ảnh, video ngắn.
Bạn có thể ký hợp đồng/thỏa thuận với chi phí cố định cho
từng shop bạn làm. Khi bạn đã có vài khách hàng đầu tiên,
việc thuyết phục các shop, các nhãn hàng khác giao
Facebook/ Instagram/ Youtube/ Tiktok cho nhóm bạn quản
lý sẽ dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ bạn quản lý social media cho
10 shop với giá 10 triệu/tháng, nhóm của bạn đã có nguồn
thu 100 triệu tháng.
Giả sử có đến 20 - 50 shop đồng ý thuê bạn quản lý social
media, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc mở một công ty
nhỏ chuyên làm content marketing, quản lý social media.

Hợp đồng thứ cấp


Có thể bạn không muốn thuê người khác để cung cấp dịch
vụ cho khách hàng, thay vào đó bạn có thể thuê ngoài một
số công việc phục vụ cho công việc của mình.
Bạn có thể sẽ cần trợ giúp các công việc hành chính và tổ
chức trong hoạt động hằng ngày. Chẳng hạn bạn có thể thuê
một trợ lý ảo để giải quyết công việc tiếp thị, email, liên hệ
VIVU.EDU.VN 55
với khách hàng, trả lời tin nhắn. Ngoài ra, bạn có thể thuê
một kế toán hoặc một người khác để giúp bạn các vấn đề về
thuế, phí.
Điều này có thể gia tăng đáng kể thu nhập của bạn. Chẳng
hạn nếu bạn là một designer có mức giá mỗi giờ 30 đô và
luôn kín lịch làm việc vì có quá nhiều khách hàng, bạn thuê
một trợ lý ảo 5 đô/giờ và tiết kiệm được 3 giờ một ngày làm
các việc không liên quan đến chuyên môn, bạn tập trung
hoàn toàn vào thiết kế. Như vậy trừ chi phí thuê trợ lý ảo,
mỗi ngày bạn có thể bỏ túi thêm 1,5 triệu đồng dù tổng thời
gian làm việc vẫn như cũ.

Dịch vụ mới liên quan


Một hình thức mở rộng kinh doanh khác có thể là bổ sung
các dịch vụ mới. Khách hàng khi đã làm việc với bạn, họ
thường tin tưởng và không muốn tìm người khác vì thực sự
việc tuyển một freelance hợp ý cũng mất khá nhiều công
sức. Do đó bạn có thể cung cấp thêm các dịch vụ liên quan
để khiến “cuộc sống của khách hàng dễ dàng hơn”, đồng
thời bạn kiếm được nhiều tiền hơn.
Chẳng hạn nếu bạn là một người edit video Youtube, bạn có
thể học thêm các kỹ năng liên quan đến SEO trên Youtube,
học thêm về cách vận hành của Youtube để có thể đảm
nhiệm vị trí manager cho các kênh Youtube lớn, hoặc kênh
Youtube của các công ty lớn. Số tiền cho các “dịch vụ trọn
gói” kiểu này thường cao hơn kha khá so với các dịch vụ
riêng lẻ cộng lại, vì nó giúp khách hàng tiết kiệm thời gian
khi không phải quản lý quá nhiều freelancer.

VIVU.EDU.VN 56
Tăng giá
Khi lượng công việc mà bạn nhận được mỗi tháng đã nhiều
hơn mức bạn có thể đáp ứng hoặc nhiều hơn mức bạn muốn
làm, hãy nghĩ đến việc tăng giá. Tăng giá có thể là một điều
đáng sợ vì ai cũng sợ mất khách hàng, nhưng đây lại là một
điều bắt buộc phải làm nếu không muốn rơi vào tình trạng
việc lúc nào cũng ngập đầu mà thu nhập cũng chẳng cao.
Đây là một tình trạng khá phổ biến với freelancer, nên
chúng ta mới thấy có nhiều bài viết than thở chuyện
freelance là làm việc tự do nhưng cuối cùng lại như “lúc nào
cũng phải làm” kể cả buổi tối lẫn ngày nghỉ.
Vậy thì nên tăng giá thế nào để không bị “ế hàng”? Có 3 ý
tưởng chính để tăng giá:
“Đuổi khách”: khi làm freelance, bạn sẽ gặp rất nhiều
khách trả tiền thì thấp nhưng lại đòi hỏi cao. Khi mới bắt
đầu, chúng ta sẽ cố gắng có công việc nào thì làm công việc
đó, nhưng bạn xác định không nên gắn bó lâu với những
khách hàng kiểu như thế, họ sẽ chiếm hết thời gian và tâm
trí của bạn, đặc biệt là những khách hàng thích hạch sách và
có những yêu cầu vô lý.
Mình đã từng từ chối hợp tác tiếp với một khách hàng trả
cho mình 1100 đô/tháng – số tiền ngang với lương của một
Trưởng phòng của công ty mình làm full-time trước đó – rất
lớn với mình lúc đó. Dù bớt một khoản thu nhập này, mình
lại có thời gian, và quan trọng hơn là tâm trí thoải mái để
tìm kiếm các khách hàng khác, sau đó thì mình tìm được
khách hàng sẵn sàng trả 1200 đô cho lượng công việc hàng
tháng ít hơn nhiều, thời gian trả tiền sau khi hoàn thành cũng
nhanh gấp mấy lần khách hàng cũ kia.

VIVU.EDU.VN 57
“Leo thang”: Suốt e-book này, mình hầu như đều khuyên
các bạn tiếp cận với những khách hàng nhỏ nhỏ, dễ tiếp như
các chủ cửa hàng/doanh nghiệp nhỏ, nhưng dần dần bạn phải
nghĩ đến việc leo lên các bậc thang cao hơn. Bạn cần nhớ
cùng một công sức bỏ ra có thể mang lại những kết quả hoàn
toàn khác nhau.
Chẳng hạn, bạn thiết kế banner quảng cáo cho một công ty
nhỏ, từ banner đó họ thu được 10 triệu đồng doanh thu, họ
trả cho bạn 300k cho banner đó đã là nhiều với họ rồi.
Nhưng nếu cũng là một banner quảng cáo, nhưng là cho một
doanh nghiệp lớn hơn, ho thu được 500 triệu đồng doanh thu
từ banner đó, việc họ trả cho bạn 1 triệu cho banner đó cũng
là ít (nếu so với doanh thu/lợi nhuận nó góp phần mang lại).
Sự khác biệt này càng được khuếch đại khi làm các sản
phẩm quan trọng hơn như bộ nhận diện thương hiệu, doanh
thu của thương hiệu có thể thay đổi hàng chục phần trăm sau
khi thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. 10% của 100 triệu
chỉ là 10 triệu, nhưng 10% của 1000 tỷ lại là 100 tỷ, chính
vì thế mà nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng bỏ cả tỷ đồng để
thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, trong khi một doanh
nghiệp nhỏ bỏ ra 20 triệu đã là một sự cố gắng rất lớn.
Việc tiếp cận các khách hàng là các công ty lớn còn có một
lợi thế khác, khi bạn làm cho một cửa hàng nhỏ, số tiền bạn
nhận được về cơ bản là tiền túi của chủ cửa hàng – người
thuê bạn. Bạn lấy càng nhiều tiền thì số tiền lời chảy vào túi
của họ càng ít. Trong khi nếu bạn làm cho khách hàng là
một công ty lớn, người thuê bạn rất có thể chỉ là một vị
trưởng nhóm/ trưởng phòng, thậm chí là nhân viên trong

VIVU.EDU.VN 58
công ty đó, số tiền trả cho bạn hoàn toàn chẳng liên quan gì
tới túi tiền của họ.
Tất nhiên, việc làm cho một công ty lớn sẽ có thể có nhiều
vấn đề phức tạp như quy trình thanh toán, hợp đồng/thỏa
thuận. Nhiều công ty lớn chỉ làm việc với một công ty khác
chứ không làm việc với cá nhân, do đó việc thành lập một
“công ty TNHH một người” có thể là điều cần thiết.
“Bơi ra biển lớn”: Mình luôn ủng hộ việc mọi người hướng
tới thị trường quốc tế, tất nhiên sẽ khó hơn nhưng thành quả
sẽ cực kỳ xứng đáng. Một freelancer làm việc ở thị trường
trong nước có thu nhập 40-60 triệu đồng/tháng đã được xem
là rất thành công, trong khi các freelancer quốc tế “thành
công” thường kiếm đến hơn 200.000 đô/năm (khoảng 5
tỷ/năm). Sự khác biệt này là rất lớn và rất đáng để bạn thử,
nếu bạn đã có chuyên môn và kinh nghiệm, việc cần làm còn
lại chỉ là nâng cao trình độ tiếng Anh, việc này không khó
như nhiều người ‘mất gốc’ tiếng Anh hay nghĩ.
Đồng thời, theo kinh nghiệm của mình khoảng 90% khách
hàng thuê freelancer cho các dự án nhỏ sẽ không hề Video
call hay gọi phỏng vấn, họ chỉ nhắn tin hỏi han, yêu cầu bạn
gửi sample/làm bài test chứ chẳng mấy khi gọi bạn, bởi vì
đa số những người thuê freelancer là chủ hoặc quản lý các
doanh nghiệp, họ cũng không có nhiều thời gian rảnh để gọi
phỏng vấn cả chục người cho các dự án nhỏ (đây lại là loại
dự án phù hợp với những người mới ra thị trường quốc tế).

Bán sản phẩm liên quan cho khách hàng của


bạn

VIVU.EDU.VN 59
Khi bạn đã làm việc với khách hàng, họ sẽ có sự tin tưởng
nhất định với bạn, do đó việc bán sản phẩm cho họ sẽ dễ
dàng hơn nhiều. Sản phẩm ở đây có thể là sản phẩm vật lý,
sản phẩm kỹ thuật số hoặc dịch vụ.

Chẳng hạn, nếu bạn là một photographer, bạn có thể bán


thêm sản phẩm vật lý như album hình hoặc các sản phẩm có
in hình của khách hàng. Bạn cũng có thể bán sản phẩm kỹ
thuật số như các presets để tinh chỉnh ảnh theo một phong
cách nhất định.

Nếu bạn là một người thiết kế web trọn gói từ A tới Z cho
khách hàng, bạn có thể bán các gói dịch vụ như chăm sóc
bảo trì website, xử lý sự cố nếu có theo tháng. Vì website rất
dễ xảy ra các lỗi vặt, khách hàng không rành công nghệ có
thể rất lúng túng để sửa những lỗi này, nhiều người sẽ sẵn
sàng trả một khoản phí nhỏ hàng tháng để đảm bảo luôn có
người hỗ trợ nhanh nhất khi có sự cố.

Dần chuyển từ cung cấp “dịch vụ” sang cung


cấp “chuyên gia”
Khi bạn mới bắt đầu, khách hàng thuê dịch vụ từ bạn, bạn
như là một người làm dịch vụ - khách yêu cầu gì mình làm
cái đó. Dần dần, khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm, bạn phải
tự biến mình thành “chuyên gia”, tức bạn phải là người giúp
đỡ khách hàng đạt được mục đích của họ bằng chuyên môn
của mình.
Chẳng hạn, bạn là người thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
cho một nhãn hàng, khách hàng bảo bạn thiết kế kiểu A
VIVU.EDU.VN 60
nhưng với chuyên môn của mình, bạn khẳng định đa số
khách hàng tiềm năng của nhãn hàng đó sẽ thích thiết kế
theo dạng B hơn, việc thiết kế theo hướng B sẽ khiến nhãn
hàng đó bán được nhiều hàng hơn, thành công hơn. Bạn tư
vấn cho khách hàng dựa theo chuyên môn và kinh nghiệm
của mình để giúp khách hàng đưa ra quyết định đúng đắn.
Đây chính là lý do có những logo chỉ 200k, còn có những
logo giá tới 7 tỷ đồng!

VIVU.EDU.VN 61
10. Cân bằng cuộc sống tự do
Hình ảnh của freelancer trong mắt xã hội thường là những
anh chàng, cô nàng mắt kính ngồi trước máy tính cả ngày.
Nhưng cuộc sống của bạn không nhất thiết phải như thế,
cuộc sống còn rất nhiều niềm vui khác, chính lúc trở thành
freelancer là lúc bạn dễ dàng tận hưởng nhiều niềm vui cuộc
sống hơn cả.

Mở rộng các mối quan hệ

Nếu bạn suốt ngày chỉ ở nhà kiếm tiền, rất có thể bạn sẽ dần
thấy cuộc sống nhàm chán và cô độc, bởi lúc này bạn không
có các mối quan hệ đồng nghiệp, hầu hết trao đổi liên quan
tới công việc đều qua màn hình máy tính. Hãy đi ra ngoài và
tạo dựng các mối quan hệ mới nhé.
Các mối quan hệ này có thể là dựa vào sở thích hay công
việc, chẳng hạn việc tham gia vào nhóm dạy bộ, nhóm học
ngoại ngữ, đàn hát sẽ khiến cuộc sống của bạn phong phú
hơn. Trong khi đó, các nhóm dạng “cùng nhau khởi nghiệp”,
các nhóm đặc thù liên quan đến ngành của bạn sẽ vừa giúp
bạn thêm các gam màu thú vị vào cuộc sống, vừa giúp bạn
phát triển sự nghiệp lâu dài.
Một vài nguồn để tìm kiếm các sự kiện, hội nhóm gần nhà
bạn (ngoài các group trên mạng xã hội):
https://ticketbox.vn
https://www.eventbrite.com
https://www.meetup.com
VIVU.EDU.VN 62
Du lịch

Rất nhiều người bắt đầu sự nghiệp freelance chỉ để được đi


du lịch thoải mái. Thời mới đi làm, mình đã từng đọc về
“Digital nomad” – những người du mục kỹ thuật số và thấy
cực kỳ thích. Những người này làm những công việc online
hoặc kinh doanh online, sau đó tự do sống ở khắp nơi trên
thế giới. Thông thường họ sẽ sống ở những nơi có chi phí rẻ
hơn, chẳng hạn như Bali hay Chiang Mai được xem là những
điểm đếm lý tưởng cho Digital nomad từ khắp nơi trên thế
giới.
Bạn không nhất thiết phải đi du lịch “full-time”, nhưng bạn
nên cân nhắc việc đi du lịch nhiều hơn thông thường, có thể
2 tháng 1 lần hoặc hơn. Đi du lịch giúp chúng ta khám phá
những thứ mới, đồng thời nhiều khi chính việc đi ra ngoài
lại giúp ta hiểu chính nơi mình đang sinh sống, chính con
người mình hơn.

Chia sẻ và cho đi

Cho đi chính là nhận lại, câu nói rất sến nhưng thực sự rất
đúng với freelancer. Bạn thành thật giúp đỡ những cộng
đồng mà bạn tham gia, khi có cần một dịch vụ gì đó liên quan
trong tương lai, họ sẽ thường nghĩ đến bạn đầu tiên. Bạn
đăng một video miễn phí lên Youtube, khán giả xem thấy có
ích, sau này khi cần làm những thứ phức tạp hơn mà tự họ
không thể làm được hoặc không có thời gian tìm hiểu để làm,
rất có thể họ sẽ tìm tới bạn.

VIVU.EDU.VN 63
Khoa học cũng chứng minh bạn sẽ hạnh phúc hơn khi chi
tiền cho người khác thay vì cho bản thân. Khi chi tiền hay
giúp đỡ người khác, cơ thể bạn sẽ tiết ra oxytocin và
dopamine – những loại hóc môn cũng được tiết ra nhiều khi
chúng ta yêu, nó khiến chúng ta có cảm giác ‘lâng lâng’. Mới
nghe có vẻ hơi ‘ảo’ nhưng theo các nhà nghiên cứu, những
người thời tiền sử thấy vui khi giúp đỡ người khác sẽ có khả
năng sống sót cao hơn (vì dễ được người khác giúp đỡ lại).
Do đó, con người hiện nay chính là con cháu của những
người thích giúp đỡ này.
Hãy tận dụng đặc điểm tiến hóa này nhé, giúp người cũng
chính là giúp mình hạnh phúc hơn, và cũng rất có thể là kiếm
nhiều tiền hơn.

VIVU.EDU.VN 64
Lời kết
Trước khi bước vào sự nghiệp freelance, bạn cần xem xét
nhiều thứ.
Trong số này, việc tạo một Portfolio nổi bật nên ưu tiên nằm
đầu danh sách của bạn. Portfolio của bạn sẽ là một tài liệu
quảng cáo thuộc loại quan trọng nhất.
Để bắt đầu làm việc tự do thành công hiệu quả, trước tiên
bạn cần phải tìm ra dịch vụ và đối tượng của mình. Bạn cần
đảm bảo rằng khán giả có thể tìm thấy hoạt động kinh doanh
của bạn và các dịch vụ của bạn có liên quan và hấp dẫn đối
với họ. Thực hiện các dự án (ngay cả khi bạn không trả
lương cao như mức mình mong muốn) để xây dựng kỹ năng,
kinh nghiệm và uy tín của bạn.
Và, khi bạn đã sẵn sàng bắt đầu làm việc toàn thời gian, hãy
tìm ra những địa điểm tốt nhất để tìm kiếm khách hàng của
bạn. Dành thời gian thường xuyên với họ và quảng cáo đúng
cách. Học cách quản lý thời gian và tối đa hóa năng suất của
bạn. Bạn có thể làm việc linh hoạt theo cách bạn chọn và
bạn nên tận dụng lợi thế đó.
Khi bạn đã có nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh
của mình, hãy mở rộng quy mô! Bạn là ông chủ, và bạn có
quyền quyết định cách thức và thời gian hoạt động của nó.
Hơn hết, hãy tận hưởng công việc kinh doanh của mình.
Làm việc tự do tuy vất vả nhưng lợi ích mang lại thì quả thật
vô song. Ngoài làm chủ, không có loại công việc nào khác
cho phép bạn sống theo cách bạn muốn như thế.
Thành thật mà nói, miễn là bạn chú ý đến ngành của mình,
cập nhật các xu hướng và theo dõi tiến trình của bản thân,
sự nghiệp freelance của bạn sẽ trường tồn. Làm việc tự do
VIVU.EDU.VN 65
là một trong những loại hình công việc thú vị và tiềm năng
nhất hiện nay; nhưng nó không dễ, hãy nỗ lực để vươn tới
thành công bạn nhé.

Chúc bạn may mắn!

VIVU.EDU.VN 66

You might also like