TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Bài thi môn : Công Pháp Quốc Tế


Họ và tên : Đào Anh Thuận-Lớp C-K07
CÂU 1: Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

Căn cứ Điều 2 Hiến chương của tổ chức Liên hợp quốc có thể hiểu công việc
nội bộ của các quốc gia là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi
quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình. Công việc nội bộ của quốc gia
bao gồm cả công việc đối nội và công việc đối ngoại, chẳng hạn: - Việc lựa chọn
và tiến hành đường lối chính trị và các chính sách kinh tế - văn hoá - xã hội để phát
triển đất nước. - Việc xây dựng và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước
- Việc quản lý điều hành hoạt động của xã hội tuân theo quy định của pháp luật
quốc gia. Trên cơ sở đó, nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc
nội bộ bao gồm:
- Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe doạ can thiệp khác
nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc
gia.
- Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc
quốc gia khác phụ thuộc vào mình.
- Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ
chính quyền của quốc gia khác.
- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác. - Tôn trọng quyền
của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá
phù hợp với nguyện vọng của dân tộc. Tuy nhiên nguyên tắc không can thiệp vào
công việc nội bộ của quốc gia khác không phải là mộ nguyện tắc có tính tuyệt đối.
CÂU 2:
1.nhận định : sai
Giải thích: Hành vi dùng vũ lực của chủ thể luật quốc vì tự vệ chống lại một cuộc
tấn công vũ trang là được phép (quyền tự vệ) là một hành vi được quốc tế thừa
nhận là hành vi không xâm lược quốc gia khác. Như vậy, không phải mọi hành vi
dùng vũ lực của chủ thể luật quốc tế đều vi phạm nguyên tắc cấm chiến tranh xâm
lược là nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế.
2. Nhận định: Sai.
Giải thích: Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, điều ước, tập quán quốc tế
phải tuân theo nguyên tắc áp dụng cụ thể được quy định trong Hiến pháp của mỗi
quốc gia, cụ thể không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế thì mới đảm
bảo giá trị pháp lý và được quốc tế công nhận.
3. Nhận định: sai
Giải thích: ví dụ: Luật Quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các nước trên các
lĩnh vực ngoại giao, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, môi trường, y tế công, lao
động, thương mại quốc tế và nhân quyền.Do đó, luật quốc tế không chỉ điều chỉnh
mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau mà còn điều chỉnh gián tiếp cả mối quan
hệ giữa các mối quan hệ xã hội bên trong quốc gia đó.
4. Nhận định: Đúng
Giải thích: Cơ quan quan hệ đối ngoại là tổ chức hoặc cơ quan chính phủ chịu
trách nhiệm thực hiện các hoạt động ngoại giao và quan hệ đối ngoại với các quốc
gia khác.
5. Nhận định: Đúng.
Giải thích: Thẩm quyền (jurisdiction) là đặc tính quan trọng và trung tâm của chủ
quyền quốc gia, luật quốc tế không áp đặt bất kỳ giới hạn nào đối với thẩm quyền
phán quyết của quốc gia, hay nói một cách chặt chẽ, các quốc gia có thể viện dẫn
nhiều căn cứ khác nhau một cách khá thoải mái để thực thi thẩm quyền.

You might also like