xúc tác dị thể

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

II.

Phản ứng xúc tác dị thể


2.1: Khái niệm
Xúc tác dị thể là xúc tác trong đó chất xúc tác ở khác pha với chất phản ứng . Chất xúc
tác dị thể thường là chất rắn và sảy ra ở bền mặt xúc tác . Thương gặp nhất là những hệ
xúc tác dị thể gồm pha rắn và pha khí Đặc điểm của phản ứng xúc tác dị thể là phản
ứng diễn ra ở nhiều giai đoạn , có 2 đặc trưng + Quá trình xảy ra ở lớp đơn phân tử trên
bề mặt chất xúc tác ( thể hiện ở chỗ trong xúc tác dị thể thì khuếch tán và hấp phụ đóng
vai trò quan trọng + Chất xúc tác không phải là những phân tử ion riêng lẻ mà là một
tổ hợp những ntử ,ion.
Có thể chia thành các phản ứng xúc tác dị thể sau:
Chất phản ứng Chất xúc tác
Lỏng – lỏng Rắn
Lỏng - khí Rắn
Khí - khí Rắn
Khí - khí Lỏng
Lỏng – lỏng Khí
Ví dụ1: Phản ứng tổng hợp vinyl clorua
HgCl /t
C2H2 + HCl 2 CH2=CHCl

Khí Khí Rắn Khí


Ví dụ 2: Phản ứng cho hơi etanol qua oxit nhôm (chất xúc tác thể rắn):
300℃, Al2O3(rắn)
CH3CH2OH(H) CH2=CH2(K) + H2O
2.2: Cơ sở của xúc tác dị thể:
2.2.1: Các giai đoạn cơ bản trong xúc tác dị thể
Phản ứng xúc tác dị thể là kết quả của nhiều quá trình lý học cũng như hóa học kế tiếp
nhau. Trong nhiều tài liệu người ta gọi đây là cơ chế vĩ mô của phản ứng xúc tác di thể.
Cơ chế này có 7 bước kế tiếp nhau:
Xét phản ứng pha khí A + XT  P + XT, ta có các bước:
Bước 1: Phân tử chất phản ứng A khuếch tán từ thể tích phản ứng (khí, lỏng), qua lớp
màng khí sát bề mặt xúc tác rắn tới lỗ xốp.
Bước 2: A khuếch tán trong lỗ tới tâm hoạt động trên bề mặt tiếp xúc (rắn).
Bước 3: A hấp thụ trên tâm hoạt động.
Bước 4: A thực hiện phản ứng chuyển hóa thành sản phẩm P.
Bước 5: P giải hấp khỏi bề mặt xúc tác.
Bước 6: P thực hiện quá trình khuếch tán ngược ra khỏi lỗ.
Bước 7: P ra khỏi lớp màng khí bề mặt, ngược với A ở bước 1, giải phóng bề mặt cho chu
trình chuyển hóa tiếp theo.
Trong trường hợp xúc tác có hệ lỗ xốp rất nhỏ, khi đó các phân tử A hoặc P không thể
chuyển động tự do như trong pha khí. Khi đó bước 2 và 6 đóng vai trò rất quan trọng, để
phân biệt 2 quá trình khuếch tán đôi khi người ta gọi là khuếch tán ngoài và khuếch tán
trong

Các bước cơ bản trong phản ứng xúc tác dị thể với xúc tác rắn xốp
2.2.2: Động học và cơ chế các phản ứng xúc tác dị thể
Động học rất quan trọng trong xúc tác dị thể vì:
1. Khi có phương trình động học nghĩa là biết bậc phản ứng đối với từng chất phản
ứng hay sản phẩm ta sẽ tìm được cơ chế phản ứng. Khi có cơ chế phản ứng ta có
cơ sở khoa học để tối ưu hóa xúc tác.
2. Bản thân các thông số bồn phản ứng, các thông số hình học, cấu trúc của hạt xúc
tác có liên hệ chặt chẽ với bậc phản ứng và các thông số nhiệt động của phản ứng.
3. Khi khảo sát sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ sẽ thu được năng
lượng hoạt hóa, giá trị của đại lượng này là bằng chứng về giai đoạn nào sẽ quyết
định vận tốc toàn bộ quá trình phản ứng.
Quá trình hấp phụ và các thộng số hấp phụ là thành phần không tách rời của động học
phản ứng xúc tác dị thể.
2.3: Vai trò của hấp phụ trong xúc tác dị thể
Các yếu tố ảnh hưởng mạnh tới động học xúc tác dị thể:
1. Hấp phụ là bước đi trước bản thân phản ứng xúc tác dị thể.
2. Phản ứng xúc tác dị thể bao gồm hấp phụ hóa học, đay là quá trình đặc trưng và là
phản ứng giữa phân tử chất phản ứng và bề mặt xúc tác.
3. Bề mặt xúc tác không đồng nhất, chỉ một phần nhỏ các nguyên tử bề mặt là tham
gia phản ứng, đây là các tâm hoạt động

Biểu đồ năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi không chất xúc tác và khi có mặt chất
xúc tác dị thể the thuyết hấp phụ

You might also like