Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

BÁO CÁO MÔN


THỰC TẬP NHẬN THỨC

Họ và tên : PHƯƠNG HỮU TỤ

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN TIẾN DŨNG

Ngành : Tự động hóa

Chuyên ngành : THDK&TDH

Mã sinh viên :21810440400

Lớp : D16THDK&TDH1

Khóa : D16
Hà Nội, tháng 5/2024
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, điện năng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong sự phát triển
của mỗi quốc gia. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có nhu cầu lớn về việc
tiêu thụ điện năng, bênh cạnh đó chính sách mở cửa thu hút sự đầu tư của nước ngoài
vào Việt Nam ngày một gia tăng trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là ngành công
nghiệp sản xuất, do đó đòi hỏi phải tăng cường sản xuất điện năng, đó là một nhu cầu
hết sức cấp bách. Vì thế bên cạnh sự phát triển của các công trình thuỷ điện thì nhiệt
điện cũng đóng một vài trò chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là một dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia, có vai trò
rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của miền Bắc.
Em may mắn có cơ hội được tìm hiểu về nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại 2, thuộc
một trong hai nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại. Sau thời gian tìm hiểu thực tế em đã
trang bị cho mình một lượng kiến thức tương đối về nhà máy Nhiệt Điện Phả Lại 2.
Cuối cùng em xin gởi lời cảm ơn đến giảng viên Nguyễn Tiến Dũng, Ban lãnh đạo đã tạo
điều kiện để em có thể hoàn thành bài báo cáo này. Qua thời gian tìm hiểu tuy đã rất
cố gắng nhưng vấn đề sai sót là không thể tránh khỏi. Kính mong thầy cô xem
xét và góp ý để em có thể bổ sung kiến thức của mình ngày càng hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 2
1. Tổng quan và sơ đồ tổng thể nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2
1.1. Giới thiệu nhà máy nhiệt điện Phả Lại
1.2. Cấu tạo
1.2.1.Cấu tạo tổng quan
1.2.2. Các thông số kỹ thuật dây chuyền 2
1.2.3. Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi.
1.3.Nguyên lý hoạt động
1.3.1. Các vấn đề đi kèm trong quá trình hoạt động của nhà máy
nhiệt điện
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG ĐIỆN CHÍNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 2
1.Phương thức vận hành
2.Hệ thống điện tự dùng
2.1.Phương thức vận hành phụ điện(6,6KV;0,4KV)
CHƯƠNG III: MÁY PHÁT ĐIỆN
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
2. Bộ làm mát máy phát điện
3. Hệ thống kích từ của máy phát điện
4. CÁC MÁY BIẾN ÁP T5 VÀ T6
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ VÀ ĐO LƯỜNG
1.Bảo vệ đo lường khối MFĐ - MBA.
1.1.Bảo vệ đo lường khối MFĐ - MBA khối 5+6
1.2.Bảo vệ máy biến áp tự dùng
1.2.1. Thiết bị bảo vệ rơ le đặt cho máy biến áp tự dùng làm việc từ TD95-
TD96
1.2.2. Thiết bị bảo vệ rơ le đặt cho máy biến thế tự dùng dự phòng
1.2.3. Thiết bị bảo vệ rơ le đặt cho các máy biến áp tự dùng 6,6/0,4 (KV)
CHƯƠNG V: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TÍCH HỢP
1. Hệ thống điều khiển DCS
2. Hệ thống điều khiển SCADA
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 2
1. Tổng quan và sơ đồ tổng thể nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2

1.1. Giới thiệu nhà máy nhiệt điện Phả Lại


Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại có tiền thân là Nhà máy nhiệt điện Phả
Lại, là một Công ty chuyên sản xuất Điện năng từ nhiên liệu than thiên nhiên.
Công ty thuộc địa phận thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách thủ đô Hà
Nội 56Km về phía Đông bắc, sát góc phía Bắc đường 18 và tả ngạn sông Thái
Bình. Công ty được khởi công xây dựng ngày 17.05.1980 với công suất
440MW, gồm 4 tổ tua bin máy phát và 8 lò hơi theo khối hai lò - một máy, mỗi
máy 110MW. Công ty Nhiệt điện Phả Lại có nhà máy điện lớn nhất trong hệ thống
điện miền Bắc lúc bấy giờ, có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao. các tổ máy của
nhiệt điện Phả Lại lần lượt vào vận hành đã đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng
phụ tải mạnh trong thập kỷ 80. Từ năm 1989 đến 1993, sản lượng điện của nhà
máy giảm dần do các tổ máy của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lần lượt hoà vào
lưới điện miền Bắc. Từ năm 1994, khi có đường dây 500kV Bắc Nam, thống nhất
hệ thống điện trong cả nước, nhà máy nhiệt điện Phả Lại được tăng cường khai
thác.
Ngày 8/6/1998 Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 được khởi công xây dựng trên mặt
bằng còn lại của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2 có
tổng công suất 600 MW gồm 2 tổ máy mỗi tổ có công suất 300 MW, sản lượng
điện hàng năm 3,68 tỷ kWh; lượng than tiêu thụ 1,6 triệu tấn/năm; tổ máy 1 vận
hành vào đầu năm 2001 và hoàn thành công trình vào quý 3 năm 2001. Phả Lại 2
là nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam với thiết bị hiện đại được thiết kế và xây
dựng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường. Khi hoàn thành, Nhà máy
Nhiệt điện Phả Lại 2 cùng với Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại sẽ tăng cường đáng kể
công suất của hệ thống điện Việt Nam đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng tăng,
đẩy mạnh chương trình điện khí hoá toàn quốc.
1.2. Cấu tạo

1.2.1.Cấu tạo tổng quan


Nhà máy nhiệt điện nói chung có cấu tạo tổng quát gồm những thành phần chính sau:

1. Kho dự trữ than:


- Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng trong các buồng đốt để sản xuất điện ở các nhà
máy nhiệt điện than Việt Nam chính là than đá antraxit, than nâu và than bitum
nhập khẩu.
- Trong đó, than đá được coi là nguồn nguyên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế
giới do có nhiệt năng cao và hàm lượng lưu huỳnh thấp. Ở Việt Nam, than có trữ
lượng khá lớn với hai loại chủ yếu là than đá (antraxit) ở Quảng Ninh và than nâu
ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Ngoài sử dụng cho nhiệt điện, than antraxit còn được sử dụng như là nguyên liệu
và nhiên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp thép, niken, titan, xi măng, đất
đèn, điện cực, hóa chất, nhà máy nhiệt điện, gốm sứ, gạch... Than nâu được dự báo
có trữ lượng rất lớn, nhưng lại nằm sâu trong lòng đất, rất khó khai thác.
2. Băng chuyền tải than :
- Băng tải than là một phần của thiết bị công nghiệp thường được sử dụng để di
chuyển các tải than thô hoặc đã chế biến thông qua 1 cơ sở. Các cơ sở có thể khác
nhau về cách bố trí và cấu hình và thông thường cần phải lắp đặt 1 hệ thống bang
tải tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của 1 địa điểm
- Băng tải than có nhiệm vụ vận chuyển than từ các bãi, kho chứa đến gần nhà máy,
gần lò đôt.
3. Trung tâm điều khiển:
- Hệ thống giám sát và cảnh báo: Hầu hết các điều khiển hoạt động của nhà máy
điện là tự động. Tuy nhiên, đôi khi, can thiệp thủ công có thể được yêu cầu. Do đó,
nhà máy được cung cấp các màn hình và hệ thống cảnh báo để cảnh báo cho người
vận hành nhà máy khi các thông số vận hành nhất định sai lệch nghiêm trọng so
với phạm vi bình thường của chúng.
- Cung cấp pin cho hệ thống liên lạc và chiếu sáng khẩn cấp: Hệ thống pin trung
tâm bao gồm các khối tế bào axit chì được cung cấp để cung cấp năng lượng điện
khẩn cấp, khi cần, cho các hạng mục thiết yếu như hệ thống điều khiển của nhà
máy điện, hệ thống liên lạc, máy bơm dầu bôi trơn tuabin và đèn chiếu sáng khẩn cấp . Điều
này là cần thiết để tắt các thiết bị an toàn, không bị hư hỏng trong tình
huống khẩn cấp.
- Control Room and Switchyard: Phòng điều khiển giám sát hoạt động tổng thể của
nhà máy. Nó được cung cấp với các điều khiển cho dòng công suất phản kháng và
thực. Nó được cung cấp với rơ le an toàn và bánh răng chuyển mạch.
4. Phễu than:
Một cái hộp có đáy làm bằng lưới kim loại, có lỗ thường không quá 5-6 cm, một
gầm như vậy được chuẩn bị dài 1,5 m, rộng 1 m và cao khoảng 25 cm. Đập sơ bộ
than, tách mạt sắt ra khỏi lớp nhiên liệu, đập nhỏ nhiên liệu tách các mảnh gỗ rác ra
khỏi nhiên liệu sau đó đưa than đến hệ thống máy nghiền
5. Máy nghiền nhiên liệu:
Hệ thống máy nghiền được thiết kế theo kiểu thổi thẳng, than sau khi được nghiền
bởi 3 con lăn thì được gió nóng cấp 1M vào sấy khô và thổi bay lên qua bộ phân ly.
Từ bộ phân ly, than theo 4 đường ống dẫn than cấp 4 vòi đốt than. Hệ thống bao gồm
6 máy nghiền với công suất 6x20% tải BMCR. Mỗi máy nghiền gồm 1 máy cấp than,
1 động cơ và hộp giảm tốc, 1 thùng nghiền, đường gió hỗn hợp cấp 1, hệ thống nhớt
bôi trơn hộp giảm tốc và hệ thống nhớt thủy lực.
6. Nồi hơi ( lò hơi ):
- Lò hơi là thiết bị có mặt gần như trong tất cả các xí nghiệp, nhà máy, để sản xuất
hơi nước phục vụ cho quá trình sản xuất điện năng trong nhà máy điện bởi nước là
chất tải nhiệt rẻ nhất và hầu như có khắp nơi trong tự nhiên
- Lò hơi dễ vận hành và bảo trì hơn các loại lò nhiệt khác
- Hơi nước trong thiết bị lò hơi dễ điều khiển vì mỗi trạng thái của hơi đều có thông
số về áp suất và nhiệt độ cụ thể .
7. Thiết bị khử khí:
- Để các thiết bị và đường ống trong nhà máy nhiệt điện không bị ăn mòn cần đảm
bảo chế độ nước cấp và khử các loại khí có hại ra khỏi nước cấp và nước ngưng
nhờ nồng độ O2, CO2. Các loại khí này thường tập trung ở bình ngưng và các thiết
bị làm việc ở điều kiện chân không.
- Để không bị ăn mòn thì người ta áp dụng phương pháp khử các khí hòa tan trong
nước ở bồn khử khí. Để khử được khí hòa tan trong nước, người ta trích hơi trực
tiếp từ turbine ở áp suất và nhiệt độ cao để gia nhiệt nước trong bồn nước cấp lên
đến trạng thái bão hòa theo nguyên tắc tăng phân áp suất hơi trước dần bằng với
áp suất bồn nước thì phân áp suất riêng phần của khí hòa tan trong bồn nước rất
thấp đây gọi là phương pháp khử khí bằng nhiệt. Phương pháp này không thể khử
hoàn toàn khí hòa tan trong nước vì vậy sẽ phải dùng thêm hóa chất để khử hoàn
toàn
8. Ống khói:
Ống khói là một hệ thống để thoát khí lò nóng hoặc khói từ lò hơi, bếp lò,
lò nung hoặc lò sưởi ra bầu khí quyển bên ngoài. Chúng thường gần như thẳng
đứng để đảm bảo khí nóng lưu thông trơn tru, hút không khí vào quá trình đốt
thông qua hiệu ứng ống khói (còn được gọi là hiệu ứng ngăn xếp). Không gian bên
trong ống khói được gọi là ống khói.
9. Turbine hơi
Tuabin hơi nước hay còn gọi là động cơ hơi nước, trong đó thế năng của
hơi ban đầu sẽ chuyển hóa thành động năng, sau đó chuyển thành cơ năng làm
quay bánh công tác.
10.Máy phát điện:
- Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng
nguyên lý cảm ứng điện từ. Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết
bị cung cấp điện. Nó thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện
áp.
- Công dụng chính của máy phát điện đó là ngăn ngừa và cung cấp điện khi mạng
lưới điện gặp sự cố. Đối với những công trình lớn thì máy phát điện, ở đây là loại
máy phát điện cơng nghiệp, nó là thiết bị cần phải có nếu muốn hoạt động ổn định,
đảm bảo việc cung cấp điện là thường xuyên và liên tục.
11. Máy biến áp:
- Là thiết bị truyền năng lượng điện từ một mạch điện xoay chiều này sang một
hoặc nhiều mạch điện khác, làm tăng (bước lên) hoặc giảm (bước xuống) điện áp.
Công dụng của máy biến áp bao gồm giảm điện áp đường dây để vận hành các
thiết bị hạ áp và nâng cao điện áp từ máy phát điện để công suất điện có thể truyền
đi trên một khoảng cách xa.
- Máy biến áp tác động thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ; dòng điện ở cuộn sơ
cấp cảm ứng dòng điện ở cuộn thứ cấp. Điện áp thứ cấp được tính bằng cách nhân
điện áp sơ cấp với tỷ số giữa số vòng dây ở cuộn thứ cấp với số vòng dây ở cuộn
sơ cấp.
12. Bình Ngưng:
Bình ngưng là thiết bị trao đổi nhiệt bề mặt dạng vỏ bọc chùm ống. Hơi nước ở
trạng thái bão hòa sau khi ra khỏi turbine được ngưng tụ thành trạng thái lỏng sôi ở ngoài
ống, còn nước làm mát đi bên trong ống nhỏ, Thông thường bình ngưng chia
làm 4 pass để dễ bố trí đường ống nước làm mát. Mục đich cũng là yêu cầu đặt ra cho
bình ngưng
- Tạo ra và duy trì áp suất (chân không) sau turbine.
- Thu nhận nước ngưng sạch để cấp cho lò hơi.
- Áp suất làm việc của bình ngưng là áp suất âm (nhỏ hơn áp suất khí quyển) vì vậy
để duy trì được áp suất âm cần có Ejector và nước làm mát. Áp suất ngưng tụ sau
turbine được quyết định bởi khả năng ngưng tụ của bình ngưng.
13. Tháp giải nhiệt:
- Tháp giải nhiệt là thiết bị phụ không thể thiếu nếu dùng turbine ngưng hơi. Nước làm
mát tuần hoàn dùng để làm ngưng tụ hơi sau turbine về trạng thái lỏng sôi. Sau khi nhận
nhiệt từ hơi ngưng nước nóng sẽ quay trở về tháp và được giải nhiệt bằng không khí tiếp
xúc trực tiếp, vì vậy một lượng nước tuần hoàn qua tháp giải nhiệt bị bay hơi vào không
khí. Cần bổ sung một lượng nước vào tháp để bù lại lượng nước tổn hao này.
14. Lưới điện
- Lưới điện có 2 phần tử cơ bản chính: đường dây và trạm biến áp. Ngoài ra có tụ bù là
phần tử tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối điện năng. Các phần tử điều khiển, bảo vệ:
máy cắt, máy cắt tự đóng lại, dao cách ly, rơ le bảo vệ, thiết bị chống quá điện áp,
kháng bù…
- Là một mạng lưới liên kết với nhau để truyền tải và phân phối điện từ nhà máy điện
đến người tiêu dùng. Thành phần của một lưới điện bao gồm các nhà máy/ trạm phát
điện, các đường dây truyền tải điện cao thế kết nối các nguồn cung cấp và các trung tâm
tiêu thụ, và các đường dây phân phối kết nối đến từng khách hàng sử dụng điện năng.

1.2.2. Các thông số kỹ thuật dây chuyền 2


Có 2 ổ máy với công suất mỗi tổ máy là 300MW, được thiết kế và lắp đặt hệ thống
điều khiể phân tán distributed control system(DCS) tự động 100% đây là 1 công
nghệ điều khiển mới có độ tin cậy cao tiên tiến và hiện đại.Thiết bị chính chủ yếu
của các nước G7.
Tua bin hơi nước kiểu 270T-422/423: là tuabin xung lực ngưng hơi thuần túy với
công suất định mức 300MW dùng để trực tiếp quay máy phát điện kiểu 290T-
422/423 được làm mát bằng hidro với thiết bị kích thích tĩnh.
Tua bin được tính toán để làm việc với các thông số định mức sau:
- Công suất đặt: 2 tổ x 300MW
- Sản lượng điện phát: 3,414 tỷ kWh
- Số lượng lò hơi: 2 lò do hang Mitsui Babcock (Vương Quốc Anh)
- Số lượng tua bin: 2 do hang Genneral Electric (Mỹ)
- Số lượng máy phát: 2 do hang Genneral Electric (Mỹ)
- Hiệu suất lò hơi: 88,5%
- Hiệu suất tua bin: 45,1%
- Hiệu suất chung tổ máy: 38,1%
- Điện tự dùng: 7,2%
- Than tiêu thụ: 1,644 triệu tấn/năm
- Nhiệt trị than: Nhiệt trị cao: 5080 kcal/kg
Nhiệt trị thấp: 4950 kcal/kg
-Than sử dụng than Antraxit từ mỏ than hòn gai, Cầm phả

1.2.3. Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi.


Theo thiết kế nhiên liệu chính sử dụng cho nhà máy là than Antraxit được lấy từ 2 nguồn:
+ Than Mạo Khê
+ Than Hòn Gai
- Đặc tính than: Chất bốc thấp ngon lửa cháy ngắn, xanh nhạt, không khói và tỏa ra
nhiều nhiệt.
- Đặc tính của than Hòn Gai và than Mạo Khê.

*Nhiệt trị thấp làm việc: Qtlv= 5035 kcal/kg


Độ ẩm tối đa: Wlv=11%
Hàm lượng tro tối đa: Alv=31%
Chất bốc cháy: Vc=5,45%
Nhiệt độ biến dạng của tro: T1=1050*C
Nhiệt độ hóa mềm của tro: T2=1500*C
Nhiệt độ hóa lỏng của tro T3=1580*C
Than thực tế sử dụng hiện nay:
Than thực tế sử dụng trong các lò hơi hiện nay là than hỗn hợp: Mạo khê- Tràng
Bạch – Vàng Danh – cẩm phả - Hòn gai có thành phần làm việc sau: (lấy theo số
liệu tháng 6/2001)

1.3.Nguyên lý hoạt động


- Nhà máy nhiệt điện Phả Lại có quá trình sản xuất liên tục 24/24h.
- Than được đưa về từ đường sông hoặc đường sắt đưa vào kho than hoặc
chuyển thẳng lên hệ thống nghiền than
- Than bột được đưa vào lò hơi cùng với dầu thông qua các đường ống phun.
Trong lò hơi than và dầu được đốt cháy làm bốc hơi nước và nâng nhiệt độ
hơi nước lên nhiệt độ quy định ( hơi quá nhiệt ). Từ đó hơi quá nhiệt được
đưa sang làm quay tuabin và tuabin kéo máy phát điện quay và phát ra điện.
- Điện được đưa vào trạm điện cùng các máy biến áp để hòa vào lưới điện
quốc gia.
- Tuabin và máy phát được làm mát bằng Hidro.
- Nước được bơm từ trạm bơm tuần hoàn, một phần cung cấp cho hệ thống xử
lý nước và hệ thống điện phân, nước còn lại sau khi làm mát bình ngưng sẽ
được đưa qua song bằng kênh thải.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động nhà máy nhiệt điện

1.3.1. Các vấn đề đi kèm trong quá trình hoạt động của nhà máy

nhiệt điện
- Tổn thất nguyên nhiên liệu trong quá trình đốt do đốt chưa hết, do bụi
than thất thoát ra ngoài trong quá trình nghiền và đốt.
- Tổn thất năng lượng (nhiệt lượng, điện năng) trong quá trình truyền tải bị
tổn thất ra ngoài môi trường qua đường dẫn.
- Về nguồn cung cấp nguyên liệu: than đá được coi là nguồn nguyên liệu
sản xuất điện năng lớn nhất do có nhiệt năng cao và hàm lượng lưu
huỳnh thấp. Trên thực tế, để sản xuất 3,68 tỷ kWh cần 159 triệu tấn than
vì vậy dẫn đến vấn đề không đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu trong
tương lai gần => Nhập khẩu than => khó khăn trong trong việc vận
chuyển và chi phí nhập khẩu than
- Ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm không khí
+ Ô nhiễm nước
+ Ô nhiễm đất
+ Ô nhiễm tiếng ồn
- Ảnh hưởng đến cảnh quan.
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG ĐIỆN CHÍNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
PHẢ LẠI 2

Hệ thống điện chính Nhiệt điện Phả Lại 2

1.Phương thức vận hành


Như đã biết, trạm ngoài trời 220(KV) của nhà máy nhiệt điện Phả Lại được cung
cấp điện từ 4 máy phát điện qua 4 máy biến áp tăng áp. Từ trạm 220(KV) của nhà
máy, điện năng được truyền tải đến các nút phụ tải lớn bằng đường dây 220(KV) như:
+ trạm 220(KV) Bắc Giang
+ trạm 220(KV) Hiệp Hòa –Bắc Giang
+ trạm 220(KV) Bắc Ninh
Chính vì vậy, để đảm bảo tính cung cấp điện liên tục và sự làm việc ổn định của
hệ thống, thì việc vận hành hệ thống thanh góp 220(KV) với phương thức vận hành an
toàn và linh hoạt sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

2.Hệ thống điện tự dùng


Tự dùng của Công ty điện Phả Lại rất quan trọng, đóng vai trò sống còn của nhà
máy. Lượng điện năng cho tự dùng chiếm khoảng 10% 13% sản lượng phát.
- Hệ thống tự dùng được bố trí :
+ 2 MBA tự dùng : TD95  TD96 được trích trực tiếp từ đầu cực máy phát ra
MC của máy phát, đây là máy biến thế tự dùng khối có công suất 25000 (KVA), có bộ
điều chỉnh dƣới tải với cuộn hạ áp phân chia dùng để cấp điện cho phụ tải tự dùng 6,6
(KV).
+ 2 máy phát điện Điêzen với công suất mỗi máy là 500KW, điện áp 0,4(kV) cấp
điện cho hệ thống bơm dầu, quay trục tuabin & nguồn 1 chiều. Điêzen 1 cấp cho khối
1và khối 2, Điêzen 2 cấp cho khối 3 và khối 4. Ngoài ra Đizen 2 còn có cầu dao liên
thông cấp cho khối
+ Cấp 0,4(kV) cũng bố trí 2 phân đoạn, mỗi phân đoạn lại đƣợc chia làm 2 phần:
- 1 phần cấp cho các phụ tải bình thƣờng
- 1 phần cấp cho các phụ tải quan trọng : Bơm dầu chèn, quay trục, bôi trơn.
+ Mỗi phân đoạn 0,4(kV) (CA- CB) đƣợc cấp điện từ 1 nguồn chính và 1 nguồn
dự phòng lấy từ 1 khối khác sang. Riêng phân đoạn nhỏ quan trọng đƣợc dự phòng thêm
nguồn điêzen.
* Ưu điểm của sơ đồ : Độ tin cậy và ổn định cao đặc biệt đối với các thiết bị quan
trọng nhƣ bơm dầu chèn, quay trục, bôi trơn, ánh sáng...

2.1.Phương thức vận hành phụ điện(6,6KV;0,4KV)


Mỗi máy biến áp tự dùng khối có 2 phân đoạn 6,6 kV cấp điện cho các phụ tải
riêng của khối.Từ các phân đoạn này có các máy biến áp hạ xuống 0,4 kV cho các phụ
tải 0,4.
Để đảm bảo cung cấp điện cho các phân đoạn 0,4(KV) và các động cơ 380 V của
các khối ngƣời ta dùng các máy biến thế tự dùng làm việc đƣợc lấy từ
các phân đoạn 6,6(KV).
Bình thƣờng phân đoạn 5CA, 5CB (khối 5) đƣợc cung cấp điện từ máy biến thế
tự dùng 6,6/0,4(KV) qua các Aptômát đầu vào
cung cấp điện cho phân đoạn 0,4(KV) 5CA, 5CB và cho các phụ tải 0,4(KV)
của khối 5.
Các phân đoạn 6CA; 6CB tƣơng tự nhƣ các phân đoạn trên.
Để đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng 380 V của các phân đoạn
5CA, 5CB, 6CA, 6CB ngƣời ta thiết kế máy phát điện điêzen. Khi bị rã lƣới thì các
Aptômát đầu vào phân đoạn tự động cắt ra và nguồn điêzen tự động liên động vào để
cung cấp điện cho các phụ tải 0,4(KV) quan trọng.
CHƯƠNG III: MÁY PHÁT ĐIỆN
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Máy phát điện của nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 là kiểu 290T 422/423 nối cùng
trục với tuabin hơi 270T 422/423. Máy phát đƣợc làm mát trực tiếp bằng khí Hydro, Stato
máy phát được cấu tạo từ khung, lõi thép và dây quấn stato.
Khung bao gồm vỏ bọc hình trụ kín làm từ các tấm thép hàn kín với nhau bên
trong đƣợc gia cố thêm bằng các lá thép hình răng cưa. Khung Stato đặt trên bệ đỡ nhờ
các chân gắn chặt với sƣờn của khung. Các thiết bị cân bằng đƣợc lắp giữa bệ và chân
khung để cách ly dao động của Stato với bệ đỡ và để chỉnh độ thẳng đứng của máy
phát.
Lõi Stato đƣợc treo trong khung bởi các thanh chốt hàn với các tấm thép của
khung. Giá đỡ của Stato cách ly dao động của máy phát theo hƣớng tâm và hƣớng tiếp
tuyến do đó giảm độ rung của vỏ và không gây ồn khi vận hành.
Lõi thép Stato gồm nhiều lớp lá thép cách điện làm bằng tôn Silic chất lƣợng
cao. Các lá thép đƣợc lồng vào rãnh có hình dạng tƣơng ứng trên thanh chốt và đƣợc
phân thành từng bó cách nhau để thông gió.
Dây quấn Stato gồm các thanh cách điện đặt trong rãnh Stato, nối lại với nhau
tại 2 đầu lõi thép tạo thành các cuộn dây. Các pha tƣơng ứng đƣợc nối với nhau thành
vành góp.
Đầu ra của máy phát đƣợc đặt dƣới bụng máy phát nhờ các thiết bị đấu nối có
gioăng đệm để tránh rò rỉ khí Hydro. Các thanh dẫn đầu cực máy phát điện đƣợc đặt trong
ống nhôm kín , đƣợc đỡ bằng 3 sứ đỡ nghiêng góc 1200 với nhau. Bên trong ống
dẫn dòng đƣợc bơm không khí áp suất cao, 1,1 at
Thân Roto đƣợc chế tạo từ khối thép luyện kim hình trụ có phay rãnh theo
chiều dọc trục để đặt dây quấn. Cuộn dây Roto là các thanh đồng tiết diện hình chữ
nhật đặt trong rãnh có nêm để chống lực ly tâm. Phía 2 đầu trục Roto có đặt quạt gió
để tuần hoàn khí Hydro. Khi quay ở tốc độ định mức, độ chênh áp của quạt phải đạt 50 mm
H2O.

2. Bộ làm mát máy phát điện


Máy phát điện có 4 bộ làm mát đặt đứng tại 4 góc khung máy phát. Khí Hydro
áp lực cao đƣợc tuần hoàn bằng các quạt gió lắp trên trục 2 đầu Roto và đƣợc làm mát
bằng nƣớc sạch đã qua xử lý lấy từ hệ thống nƣớc làm mát chung của nhà máy. Nƣớc
này chảy trong các giàn ống kín nhờ các bơm nƣớc làm mát để tản nhiệt của Hydro ra.
Nƣớc làm mát Hydro lại đƣợc làm mát bằng nƣớc tuần hoàn của nhà máy.
Trong máy phát điện cũng đặt 2 bộ sấy khí Hydro, 2 bộ này làm việc ở chế độ
khác nhau :
Bộ tách ẩm : quạt thổi Hydro qua các bình Silicagen để làm khô Hydro (hạt
Silicagen là các hạt hút ẩm )
Bộ kích hoạt : sấy bình Silicagen để hơi ẩm bám vào Hydro và ngƣng lại sau đó
đƣợc xả ra ngoài.
Máy phát điện cũng đƣợc trang bị hệ thống phân tích khí Hydro để đảm bảo độ
sạch của khí luôn ở mức trên 98%.

3. Hệ thống kích từ của máy phát điện


Máy phát 290T đƣợc kích thích bằng hệ thống kích từ EX2000. Hệ thống này
dùng chỉnh lƣu cầu 3 pha, lấy điện từ đầu cực máy phát qua máy biến áp kích từ để
cung cấp dòng điện một chiều cho Roto máy phát. EX2000 có các chức năng sau :
- Kích thích chính cho máy phát điện
- Mồi kích thích cho máy phát khi khởi động.
- Tự động điều chỉnh kích từ ( TĐK)
- Tự động dập từ (TDT)
- Giám sát và bảo vệ chống chạm đất mạch kích thích
- Khử điện áp trục
Hệ thống kích thích của máy phát gồm các thiết bị sau :
Máy biến áp kích từ đƣợc nối với máy phát điện tại ngay ống dẫn dòng đầu cực
máy phát trƣớc máy cắt đầu cực, là loại máy biến áp khô đƣợc làm mát bằng quạt gió
Serial : M990149 (M990150)
Tổ đấu dây: Y/-1
Công suất định mức : 2,9 MVA
Điện áp định mức : 19 kV/1025 V
Dòng điện định mức : 88,12 A/ 1633,48A
Dải điều chỉnh : 19 kV 5x2,5%
Số đầu phân áp cố định : 5
Điện áp ngắn mạch : 7,49%

4. CÁC MÁY BIẾN ÁP T5 VÀ T6:


Máy biến áp lực T5 (T6) là máy biến áp dầu 3 pha, làm mát bằng dầu tuần hoàn
cƣỡng bức có quạt gió.
Loại FBOVSDL 353MVA - 231/19kV chế tạo tại Nhật bản theo tiêu chuẩn
IEC76
Công suất định mức : 353 MVA
Điện áp định mức: 231/19 kV
Dòng điện định mức : 882/6193 A
Tổ đấu dây : Y/- 11
Dải điều chỉnh điện áp : 231 kV 10 x 1,5% ( 21 nấc phía cao áp)
Tổn thất không tải : 125 kW
Tổn thất có tải : 1071,5 kW
Điện áp ngắn mạch : 14,5%
Nhiệt độ lớn nhất của môi trƣờng : 450C
Nhiệt độ lớn nhất của dầu : 1050C
Nhiệt độ lớn nhất của cuộn dây : 1100C
Khối lƣợng dầu : 54 300 kg
Tổng khối lƣợng máy : 262 000 kg
Hệ thống làm mát của máy có 8 bơm dầu và 8 quạt gió, công suất mỗi bộ là 2,2 kW, dùng
điện áp 0,4 kV.
- Khi bơm dầu bị sự cố, cho phép máy biến áp làm việc với tải nhỏ hơn 80% định mức với
điều kiện nhiệt độ dầu và cuộn dây không vượt quá trị số cho phép.
- Khi cả bơm dầu và quạt gió bị sự cố, cho phép máy biến áp làm việc với tải nhỏ hơn 60%
định mức với điều kiện nhiệt độ dầu và cuộn dây không vượt quá trị số cho phép.
- Khi làm việc ở chế độ quá điện áp 105% so với điện áp định mức tại nấc đang làm việc thì
dòng điện không đƣợc lớn hơn trị số định mức tại nấc đó và nhiệt độ dầu và cuộn dây không
vượt quá trị số cho phép.
- Khi làm việc ở chế độ quá tải 105% so với dòng điện định mức tại nấc đang
làm việc thì điện áp không đƣợc lớn hơn trị số định mức tại nấc đó và nhiệt độ dầu và
cuộn dây không vƣợt quá trị số cho phép.
- Máy biến áp đƣợc phép làm việc khi ngừng làm mát cƣỡng bức nhƣng vẫn duy
trì tuần hoàn dầu, trong vòng 10 ' với tải định mức và trong vòng 30' khi chạy không
tải.
Khi hết thời gian kể trên nếu nhiệt độ dầu < 750C thì cho phép làm việc thêm cho
tới khi đạt tới nhiệt độ đó, nhưng không được quá 1 giờ.
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ VÀ ĐO LƯỜNG
1.Bảo vệ đo lƣờng khối MFĐ - MBA.

1.1.Bảo vệ đo lƣờng khối MFĐ - MBA khối 5+6


1. Bảo vệ so lệch dọc máy phát
Bảo vệ làm việc khi có ngắn mạch trong và đầu cực ra của máy phát (lấy tín
hiệu từ TI ở phía đầu ra trung tính và ở phía 19(KV) của MF Bảo vệ so lệch ngang
máy phát)
Bảo vệ tác động không thời gian t =0s đi cắt máy phát điện T5, dập từ và kích
thích, khởi động YPOB máy cắt 19 (KV), dừng lò và dừng tua bin.
2. Bảo vệ so lệch ngang máy phát
BV tác động khi ngắn mạch giữa các vòng dây trong cùng một pha (lấy tín hiệu
từ TIđặt ở đoạn nối giữa các điểm trung tính của 2 nhánh song song cuộn dây Stator
để loại trừ chắc chắn phía đầu ra trung tính và ở phía 19(KV) của MF.
Bảo vệ tác động đi cắt máy phát với thời gian t = 0,3s, dập từ và kích thích, khởi động
YPOB máy cắt 19 (kV), dừng lò và dừng tua bin.
3. Bảo vệ chạm đất một điểm cuộn dây stator
BVtác động khi chạm đất một pha trong cuộn dây Stator ( lấy tín hiệu từ cuộn
dây tam giác hở của TU từ phía đầu ra trung tính máy phát.)
Bảo vệ phản ứng với đại lƣợng 3U0 và tác động đi cắt máy phát điện, dập từ và
kích thích, khởi động YPOB máy cắt 19 (kV), dừng lò và dừng tua bin với thời gian
t = 1s.
4. Bảo vệ chống quá tải đối xứng MFĐ
BV tác động đi báo tín hiệu có quá tải đối xứng phía điện áp máy phát, nó đƣợc
thực hiện qua rơle (PT- 40/10) có sử dụng dòng điện 1 pha đấu nối qua TI ở phía đầu
ra trung tính MFĐ, bảo vệ tác động sau 9 giây.
5. Bảo vệ chống chạm đất 1 điểm mạch kích thích
BV tác động đi báo tín hiệu "chạm đất trong mạch kích thích". Bảo vệ tác động
dựa vào nguyên tắc: Đặt vào mạch kích thích điện áp xoay chiều 25Hz và đo độ lớn
dòng điện tác dụng, dòng điện này xác định bởi độ lớn Rcđ mạch kích thích.
6. Bảo vệ chống chạm đất 2 điểm mạch kích thích
Bảo vệ chỉ đƣợc đƣa vào làm việc khi xuất hiện ngắn mạch chạm đất 1 điểm ổn
định của mạch kích thích, khi xuất hiện ngắn mạch ở điểm thứ 2 bảo vệ sẽ tác động đi
cắt máy MFĐ, dừng lò và tuabin.
7. Bảo vệ quá điện áp rotor: (bảo vệ quá tác động cấp 2)
Cấp 1: Khi U = 1,44Uđm chuyển APB sang PPB trong thời gian 0,3s
Cấp 2: Khi U= 672V tác động cắt MFĐ, cắt áptomat dập từ với t=1s
8. Bảo vệ chống mất kích từ
Bảo vệ hoạt động dựa trên nguyên lý đo tổng trở. Đặt ở phía điện áp MFĐ, tác
động đi cắt máy MFĐ sau 2 giây
9. Bảo vệ do ngừng dòng H2O trong hai bộ làm mát khí của kích từ
Bảo vệ tác động sẽ chuyển KT từ chế độ APB sang PPB, nếu trong 10 phút
không xử lý đƣợc thì chuyển sang KTDP hoặc ngừng MFĐ.
Bảo vệ hoạt động dựa trên nguyên lý đo tổng trở. Đặt ở phía điện áp MFĐ, tác động đi cắt
máy MFĐ sau 2 giây
10.Bảo vệ chông chạm chập ra vở MBA:
Tác động cắt khối và tự động phun nƣớc cứu hoả .
11.Bảo vệ quá tải đối xứng:
Đƣa tín hiệu đi khởi động thiết bị làm mát dự phòng
12.Bảo vệ so lệch dọc MBA
Bảo vệ ngắn mạch giữa các pha của các cuộn dây và giữa các vòng dây trong
cùng một pha với nhau. Nó còn bảo vệ khi xảy ra ngắn giữa các thanh dẫn kể từ đầu
sứ ra cho tới chỗ đặt BI ở phía điện áp 19(kV) - 220(kV)
13.Bảo vệ hơi MBA - TN:
Chống tất cả các dạng hƣ hỏng bên trong thùng MBA kèm theo tạo khí hoặc hạ
thấp mức dầu.
14.Bảo vệ khí ngăn PH
Bảo vệ tác động khi có hỏng hóc bên trong ngăn  ( BV đặt ở cả 3 pha). Tác
động theo dòng dầu từ ngăn  lên bình dầu phụ.
Bảo vệ YPOB : Thiết bị dự phòng của máy cắt 220 (kV) khi máy cắt bị
kẹt, hƣ hỏng. T = 0,35s
1.2.Bảo vệ máy biến áp tự dùng

1.2.1. Thiết bị bảo vệ rơ le đặt cho máy biến áp tự dùng làm việc từ TD95-

TD96
Đối với máy biến thế tự dùng làm việc TD95 TD96 có đặt các thiết bị bảo vệ
rơ le sau:
- Bảo vệ dòng điện so lệch dọc: bảo vệ tất cả các dạng ngắn mạch trong cuộn dây
của máy biến thế ở các đầu ra của nó.
- Bảo vệ khí của máy biến thế là bảo vệ khỏi bị hƣ hỏng bên trong thùng máy
biến thế khi có hiện tƣợng thoát khí.
- Bảo vệ khí của thiết bị PПH là bảo vệ khỏi bị hƣ hỏng bên trong thùng công tắc
rơ le PПH.
- Bảo vệ quá dòng kém áp ở phía 19(KV) là bảo vệ khỏi bị ngăn mạch bên
ngoài và dùng để dự phòng cho các bảo vệ của các phụ tải nối vào thanh cái này.
- Bảo vệ quá dòng kém áp ở đầu ra phía 6,6(KV).
- Bảo vệ quá tải cho máy biến thế ở phía 6,6 (KV).
* Tác động của thiết bị bảo vệ rơ le:
- Bảo vệ so lệch dọc, bộ phận cắt của bảo vệ khí và bảo vệ khí ngắn éПH tác
động tới nhóm của rơ le đầu ra.
- Bảo vệ quá dòng phía 19 (KV) tác động có thời gian.
- Bảo vệ quá dòng phía 6,6(KV) tác động có thời gian để cắt máy cắt BA hoặc BB
của phân đoạn 66(KV) tƣơng ứng.
- Bộ phận tín hiệu bảo vệ khí máy biến thế và bảo vệ quá tải tác động lên tính
hiệu, cả bộ phận cắt của bảo vệ khí cũng có khả năng chuyển thành tín hiệu.

1.2.2. Thiết bị bảo vệ rơ le đặt cho máy biến thế tự dùng dự phòng
Đối với máy biến thế tự dùng dự phòng có đặt các thiết bị bảo vệ sau:
- Bảo vệ so lệch dọc: là bảo vệ khỏi tất cả các dạng ngắn mạch trong cuộn dây
của máy biến thế và ở các đầu ra của nó.
- Bảo vệ khí của máy biến thế là bảo vệ khỏi bị hƣ hỏng bên trong thùng máy
biến thế khi có hiện tƣợng thoát khí.
- Bảo vệ khí thiết bị PПH là bảo vệ khỏi bị hƣ hỏng bên trong thùng PПH.
- Bảo vệ quá dòng kém áp phía 6,6(KV) là bảo vệ chống ngắn mạch giữa các pha ở
thanh cái 6,6(KV) để dự phòng cho bảo vệ các phụ tải nối vào thanh cái này.
* Tác động của thiết bị bảo vệ rơ le máy biến thế tự dùng dự phòng.
- Bảo vệ dòng điện cực đại phía 6,6(KV) có thời gian tác động tới máy cắt 6,6(KV)
của phân đoạn tƣơng ứng.
- Bảo vệ quá tải phía 6,6(KV) và bộ phận tín hiệu của bảo vệ khí của máy biến thế
tác động để bảo vệ, tín hiệu có khả năng chuyển cả bộ phận ngắt của bảo vệ khí thành
tín hiệu.

1.2.3. Thiết bị bảo vệ rơ le đặt cho các máy biến áp tự dùng 6,6/0,4 (KV)
Để bảo vệ máy biến thế tự dùng làm việc và dự phòng 6,6/0,4 (KV). Ngƣời ta đặt
các thiết bị bảo vệ sau:
- Cắt dòng điện khi ngắt mạch nhiều pha trong các cuộn dây của máy biến áp và
ở các đầu ra 6,6(KV) của máy biến áp.
- Bảo vệ chạm đất 1 pha phía 6,6(KV).
- Bảo vệ quá dòng kém áp ở phía 6,6(KV) khi bị ngắn mạch ngoài và dự phòng bảo
vệ các phụ tải 0,4 (KV).
- Bảo vệ quá tải.
- Bảo vệ dòng thứ tự không đặt ở dây trung tính 0,4(KV) của máy biến áp khi
ngắn mạch do chạm đất trong các cuộn dây hoặc các đầu ra 0,4(KV) của máy biến thế
cũng nhƣ để dự phòng cho bảo vệ khi bị ngắn mạch do chạm đất của các phụ tải
0,4(KV).
Ngoài các bảo vệ nêu trên ở đầu vào cấp điện dự phòng của phân đoạn 0,4(KV)
có đặt các bảo vệ:
- Bảo vệ quá dòng kém áp do bị ngắn mạch giữa các pha các thanh cái 0,4(KV)
và dùng để dự phòng cho các bảo vệ của các phụ tải 0,4(KV).
- Bảo vệ dòng thứ tự không khi ngắn mạch một pha các thanh cái 0,4 (KV) và
dùng để dự phòng cho các bảo vệ của các phụ tải 0,4 (KV).
* Tác động của bảo vệ các máy biến thế tự dùng 6,6/0,4.
- Bảo vệ quá dòng của máy biến thế tác động lên tín hiệu.
- Các bảo vệ còn lại của máy biến thế tác động cắt các máy cắt 6,6(KV) và 0,4
(KV).
- Các bảo vệ phụ tác động cắt các máy cắt tƣơng ứng 0,4 (KV) của máy biến thế.
Các máy biến thế tự dùng làm việc và dự phòng đƣợc trang bị các thiết bị ABP để
đóng điện từ máy biến thế dự phòng về phân đoạn khu máy biến thế làm việc mất điện
áp do bất kỳ nguyên nhân nào.
CHƯƠNG V: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TÍCH HỢP
1. Hệ thống điều khiển DCS
Các quá trình công nghệ trong nhà máy được điều khiển bởi hệ thống điều khiển phân tán
DCS (gồm lò hơi và các thiết bị phụ như bơm cấp, máy nghiền...), hệ thống điều khiển PLC
(gồm hệ thống xử lý nước, nước thải, than, lọc bụi, khử lưu huỳnh...) và hệ thống điều khiển
MarkV để điều khiển Tuabin, máy phát. Tất cả các hệ thống này đều được nối với hệ thống
DCS qua các đường truyền dữ liệu tốc độ cao, tạo thành 1 mạng điều khiển phân cấp. Người
vận hành sẽ vận hành nhà máy thông qua các giao diện vận hành Người - Máy (HIS) của hệ
thống DCS đặt tại phòng điều khiển trung tâm, hoặc thông qua các màn hình máy tính PC
hay Panel điều khiển tại chỗ.
Hệ thống điều khiển DCS dây chuyền 2 nhà máy điện Phả Lại là hệ thống điều khiển CS3000
do hãng YOKOGAWA cung cấp.

1.1. Hệ thống DCS được chia làm 3 phần:


- Phần 1 : Điều khiển khối 1
- Phần 2 : Điều khiển khối 2
- Phần 3 : Điều khiển phần chung.
Các phần được liên kết với nhau bằng Bus Converter sao cho các giao diện HIS của mạng
điều khiển phần chung có thể điều khiển được các tổ máy, nhưng các HIS của tổ máy này
không thể điều khiển được tổ máy khác. Mặt khác, các BUS Converter sẽ cách ly về điện
giữa các mạng điều khiển của tổ máy và phần chung.

1.2. Hệ thống DCS được phân thành 4 cấp:


- Cấp quản lý, giám sát
- Cấp giao diện vận hành
- Cấp điều khiển
- Cấp chấp hành
Cấp quản lý giám sát:
Giám sát toàn bộ quá trình hoạt động của nhà máy, gồm:
- SUPERVISORS PC : Giám sát chung.
- HISTORIAN : Là các máy tính có dung lượng lớn dùng để lưu trữ các thông tin vận hành
của nhà máy, sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu PI (Plant Information). Các HISTORIAN
lấy thông tin từ các FCS thông qua các OPC SERVER, từ bộ ghi tuần tự SOE.
- OPC SERVER là các máy tính quản lý truyền dữ liệu qua các giao thức mạng khác nhau, từ
FCS qua VNET đến OPC SERVER rồi qua mạng ETHERNET và đưa đến HISTORIAN. ở
mỗi phần có 2 máy OPC SERVER , một cho thu nhập tín hiệu tương tự , một cho tín hiệu số.
- EWS (Engineering WorkStation): Trạm thực hiện các công việc kỹ thuật như :
+ Phân quyền cho các trạm giao diện.
+ Lập và sửa đổi chương trình cho các trạm điều khiển khu vực.
+ Backup/Restore
Cấp giao diện vận hành (HIS):
- Gồm 10 trạm giao diện HIS kiểu màn hình kép cho khối 1 và khối 2 mỗi khối 5 trạm
- Phần chung có 2 trạm giao diện.
Giao diện HIS thực chất là các máy tính với bàn phím được thiết kế riêng cho việc điều khiển
nhà máy. Các máy tính này chạy trên hệ điều hành WindowsNT trên đó có cài đặt phần mềm
điều khiển CENTUM CS3000. Trên màn hình vận hành sẽ cung cấp tất cả các sơ đồ công
nghệ, thông số vận hành, cửa sổ điều khiển, các điểm đặt, đồ thị, báo động...
Cấp điều khiển:
Thực hiện điều khiển các quá trình của nhà máy, mỗi khối có 12 trạm điều khiển LFCS và 2
trạm PFCS.
Phần chung có 3 trạm điều khiển kiểu LFCS và 6 trạm PFCS.
Việc xử lý tính toán của hệ thống DCS được thực hiện thông qua các FCS. Trên FCS có các
khối vi xử lý, khối thông tin liên lạc, khối nguồn và các khối vào/ra. Tín hiệu liên lạc giữa bộ
vi xử lý và các khối vào/ra được thực hiện thông qua đường truyền dữ liệu RIO BUS có tốc
độ truyền tin là 1Mb/s.
Cấp chấp hành:
Bao gồm toàn bộ các thiết bị của hai khối và các hệ thống điều khiển khác như:
- Hệ thống điều khiển Mark V.
- Các trạm điều khiển PLC
- Các trạm điều khiển tại chỗ
- Các cơ cấu chấp hành khác.

1.3. Hệ thống DCS gồm có 2 mạng:


- Mạng Ethernet
- Mạng Vnet
Mạng Ethernet:
Hệ thống mạng Ethernet dùng để kết nối thông tin giữa các thiết bị của cấp giám sát và cấp
giao diện vận hành sử dụng giao thức truyền tin TCP/IP. Các hệ thống điều khiển PLC cũng
được nối với hệ thống DCS thông qua mạng Ether net sử dụng cáp đồng trục hoặc cáp quang.
Mạng Vnet:
Mạng Vnet sử dụng để kết nối giữa các trạm điều khiển FCS với nhau và giữa các FCS với
các giao diện HIS. Mạng này sử dụng giao thức truyền tin Token passing với thời gian truyền
tin là 100m/s và tốc độ truyền tin là 10Mb/s.
1.4. Các phần tử của hệ thống:
- SOE (Sequence of Event): Là hệ thống thu thập số liệu trình tự của các sự kiện, sau đó được
gửi về hệ thống PI cứ 1 ms quét một lần. Mỗi khối có 1 bộ ghi tuần tự.
- YNT511D-V là các bộ khuyếch đại tín hiệu dùng cáp quang, được sử dụng để truyền thông
tin đi xa. Việc sử dụng bộ lặp này có thể truyền thông tin qua cáp quang với khoảng cách lớn.
Với bộ YNT511D-V thì khoảng cách lớn nhất có thể truyền là 4Km.
- Dual RS422/485 Modbus là hệ thống liên lạc nối tiếp dự phòng kép thông qua cổng
RS422/485 giữa hệ thống DCS với các hệ thống điều khiển phụ trợ khác như Mark V, PLC.
- HUB hoặc System HUB ghép nối mạng Ethernet theo kiểu hình sao.
Hệ thống điều khiển DCS được trang bị với độ tin cậy cao bởi hệ thống dự phòng kép cho tất
cả các bộ phận xử lý, thông tin liên lạc, nguồn cung cấp.
- Master Clock là đồng hồ thời gian chuẩn lấy tín hiệu từ vệ tinh để đặt thời gian chuẩn cho
hệ thống điều khiển.
Tại phòng điều khiển trung tâm người vận hành có thể lựa chọn chế độ điều khiển AUT hoặc
MAN. Với bất kỳ chế độ điều khiển nào thì mọi thông số và tình trạng hiện thời của thiết bị
đều có thể truy cập từ cả 2 nơi: Giao diện vận hành HIS tại phòng điều khiển trung tâm và
giao diện vận hành tại chỗ.
Nói tóm lại, hệ thống điều khiển dây chuyền 2 của nhà máy điện Phả lại là một hệ thống điều
khiển phân cấp dựa trên cơ sở các bộ vi xử lý có tốc độ cao. Hệ thống này sẽ đảm bảo việc
điều khiển nhà máy một cách an toàn, chính xác, và có hiệu quả cao. Ngoài chức năng điều
khiển, hệ thống DCS còn có khả năng lưu trữ lâu dài cũng như truy cập các thông số và tình
trạng của nhà máy để cho việc vận hành, bảo dưỡng nhà máy đạt hiệu quả cao nhất.

1.5.Cấu hình CETUM CS3000:


Hệ thống CS3000 bao gồm: HIS (Human Interface Station) dùng để điều khiển các chức
năng vận hành và giám sát, FCS (Field Control Station) thực hiện chức năng điều khiển, và
mạng điều khiển (V net) kết nối giữa các trạm trên. Các chức năng khởi tạo, định nghĩa của
hệ thống làm việc trong HIS và các máy tính PC sử dụng cho mục đích chung.
Cấu hình cơ bản hệ thống CS3000
1.Trạm vận hành – Operator Stations
Trong hệ thống CENTUM CS3000, các trạm vận hành OS thường được liên quan đến các
giao diện người máy HIS (Human Interface Stations). HIS được sử dụng chủ yếu cho việc
vận hành và giám sát: Thay đổi các thông số quá trỡnh, cỏc giỏ trị điều khiển và đưa ra các
cảnh báo khi cần thiết để người vận hành có thể nắm bắt nhnah chúng trạng thỏi vận hành
của quỏ trỡnh sản xuất. HIS cho phộp kết hợp với cỏc giao diện mở để các máy tính giám
sát có thể truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin sản xuất.
Việc sử dụng hệ điều hành Window NT/2000 đó cho phộp HIS cú thể hộ trợ các chức năng
hệ thống thông thường và các ứng dụng kinh doanh thông dụng khác như MS Excel như
thực hiện các chức năng giám sat và vận hành. Đồng thời,HIS sử dụng khả năng cập nhật
dữ liệu tốc độ cao trong các điều khiển áp suất và lưu lượng.
Có 2 kiểu HIS:
- Console Type HIS: HIS kiểu đứng gồm hai loại
- Desktop Type HIS: HIS kiểu để bàn: thực chất là các máy tính cá nhân chạy
hệ điều hành Windows NT.
2.Trạm điều khiển – Control station
Các trạm điều khiển trong hệ thống CENTUM CS 3000 được gọi là các trạm điều khiển
trường FCS – File Control Station. Đây là trung tâm của các hệ thống điều khiển và là thiết
bị cần thiết dùng cho việc điều khiển nhà máy liên tục do FCS xử lý các chức năng điều
khiển quá trỡnh liờn tục hay yheo nhúm trong hệ thống CENTUM CS 3000.
Các trạm FCS sử dụng các trạm giao diện truyền thông để kết nối hệ thống với các thiết bị
logic khả trỡnh PLC hoặc cỏc thiết bị thu nhập dữ liệu DAU – Data Acqistion Unit (như
khối thu nhập dữ liệu Darwin của hóng Yokogawa).
Có hai dạng FCS trong hệ thống CENTUM CS 3000 nhằm dáp ứng yêu cầu sản xuất:
Dạng FCS chuẩn – Standard FCS (như LFCS và KFCS) và dạng FCS thu gọn SFCS –
Compact FCS (như SFCS).
 Dạng Standard FCS: Hai dạng Standard FCS: LFCS – Standard FCS for RIO và
KFCS – Standard FCS for FI/O. LFCS sử dụng cụng nghệ bus RIO (Remote I/O bus) cho
việc liờn hệ giữa FCS với cỏc nỳt vào/ra, cũn KFCS sử dụng cụng nghệ bus ESB
(Extended Serial Board) và ER(Enhanced Remote) cho sự kết nối trờn. LFCS thich hợp
cho cỏc hệ thống điều khiển tốc độ cao. 
Dạng Compact FCS: Bộ điều khiển SFCS thường được đặt gần các thiết bị hoặc hệ
điều khiển quá trỡnh, và là giải phỏp lý tưởng cho việc liên kết với các hệ thống phụ.
2.1.Cấu trúc trạm điều khiển LFCS – Standard FCS for Remote I/O
a.Các thiết bị chính
 Khối xử lý FCU – Field Control Unit, thực hiện cỏc tớnh toỏn bằng cụng nghệ
RISC – Reduced Instruction Set Computer, và chế độ dự phũng kộp – Dual Redundant,sẽ
đảm bảo việc sử lý tốc độ cao, nâng cao độ chính xác.
 RIO Bus – Remote I/O bus, là bus truyền thông dùng để liên kết FCU với các nút
vào/ra – I/O note, và RIO bus có thể hoạt động ở chế độ dự phũng kộp. Cópoắn đôi có bảo
vệ STP được sử dụng với khoảng cách tối đa 750m, khi sử dụng các bộ chuyển tiếp bus –
bus repeaters, hay chuyển tiếp quang học – optical repeaters, sẽ mở rộng khoảng cách
truyền thông lên đến 20km. Các I/O note có thể được thêm vào RIO bus hoặc thay đổi
online mà không gây ảnh hưởng đến các hoạt dộng của FCS hay các I/O note khác.
 Note (Remote I/O Unit): Gồm các bộ vào/ra – I/O Units giao tiếp với các tín hiệu
trường – field signal, và các bộ giao tiếp nút NIU – Note Interface Units liên kết với FCU
thông qua RIO Bus. Các bộ NIU gồm các card giao tiếp RIO bus, card công suất và chúng
có thể hoạt động ở chế độ dual redundant. Các Remote I/O Note làm nhiệm vụ chuyển đổi
và truyền các tín hiệu trường tới FCU.
 I/O Units(IOU): Gồm các modul vào/ra – I/O Module được đặt trong một đế - I/O
Module Nest. Các I/O Module xử lý cỏc tớn hiệu trường khác nhau trong khi thực hiện
truyền thông với FCU. Các Module ra chuyển đổi các định dạng này thành tín hiệu tương
tự hoặc tín hiệu relay. CENTUM CS 3000 hỗ trợ các dạng I/O Module: Module vào ra
tương tự, vào ra dạng relay, vào ra kiểu đa kênh, vào ra số và các module truyền thông như
RS 232C, RS422/RS485,Fieldbus…b.Lắp đặt các FCS và các I/O Note:
Các FCU và các I/O Note có đặt trong các cabin chuyên dụng hoặc giá đỡ 19’’ thông
thường. Chúng có thể đặt cạnh nhau hoặc riêng lẻ: ta có thể đặt vài I/O Note trong cùng
một cabin hoặc cùng giá đỡ với FCU và đặt các I/O Note ở các giá đỡ khác tại hiện trường.
Mỗi FCU chỉ có thể kết nối tối đa với 8 I/O Note và mỗi NIU có thể nối với tối da 5 I/O
Unit.
c. Chế độ dự phũng kộp – Dual Redundant
Với các LFCS, tất cả các thiết bị đều có thể hoạt động ở chế độ dự phũng kộp. Việc chuyển
đổi giữa hai trạng thái: Hoạt động và dừng ở hai card CPU không cần bất cứ sự gián đoạn
nào trong điều khiển. Có 2 CPU trong mỗi card CPU. Mỗi CPU thực hiện cùng một quá
trỡnh tớnh toỏn và kết quả sẽ được so sánh với nhau qua bộ so sỏnh. Nếu kết quả tớnh toỏn
giống nhau thỡ bản mạch sẽ hoạt động bỡnh thường, kết quả tính toán được gửi tới bộ nhớ
và card giao diện bus. Bộ nhớ chính sử dụng mó đúng sai ECC để thay đổi nhanh chóng
các bít bị sai trong quá trỡnh truyền dữ liệu. Nếu kết quả tính toán không giống nhau, bộ so
sánh sẽ đặt card CPU này bị bất thường và chuyển sang card CPU dự phũng.
Bộ định thời Watch Dog được sử dụng khi phát hiện thấy bất thường trong card CPU hiện
hành thỡ sẽ chuyển trạng thỏi cho 2 card CPU. Bộ dự phũng sẽ thực hiện cựng một quỏ
trỡnh tớnh toỏn tương tự như trong bộ hiện hành, và khi được chuyển sang trạng thái làm
việc thỡ kết quả tớnh sẽ được chuyển tới bộ nhớ và card giao diện bus mà không có sự gián
đoạn trong điều khiển. Nếu một lỗi trong CPU bất thường được phát hiện thỡ bộ nhớ tự
chuẩn đoán sẽ được tiến hành kiểm tra phần cứng CPU. Nếu không có lỗi phần cứng thỡ
lỗi này sẽ được coi là lỗi tức thời và card CPU sẽ được chuyển từ trạng thái bất thường
sang dự phũng.Vnet và giao diện Vnet phải hoạt động ở chế độ dự phũng kộp. Cỏc card giao
diện bus
RIO dự phũng ( RB301) cú thể đặt trong FCU và được sử dụng liên tục. Nếu một sự bất
thường được phát hiện trên một đường bus thỡ đường thư hai sẽ được sử dụng. Bus bất
thường sẽ được kiểm tra định kỳ để xem xét khả năng đưa nó về trạng thái bỡnh thường.
Trong các nút, card giao tiếp nút NIC – Node Interface Card, và nguồn cung cấp của nút
NPS – Node Power Supply, bus module I/O từ NIU tới từng module I/O cũng có thể làm
việc ở chế độ dự phũng.
2.2. Trạm điều khiển KFCS – Standard FCS for Fast IO
Về cơ bản, FCU KFCS không khác nhiều so với FCU LFCS. Điểm khác biệt lớn nhất
giữa hai kiểu Standard FCS này là KFCS sử dụng hệ thống vào ra hai lớp – Tow-layer I/O
System, bằng các bus ESB và ER, cũn cú LFCS chỉ sử dụng RIO bus cho các vào/ra phân
tán. Mỗi FCU có thể kết nối tối đa với 10 FIO Node và tối đa 8 I/O module có thể lắp đặt
tại mỗi IO Node.
ESB bus ( Extended Serial Bacdboard bus) là dạng bus truyền thông được sử dụng để
kết nối FCU với các nút vào ra cục bộ - local node đặt trong cùng dabin với FCU. ESB bus
có thể hoạt động ở chế độ dual redundant và khoảng cách truyền tối đa là 10m với tốc độ
128 Mbps .
R bus (Enhanced Remote bus) là dạng bus truyền thông để kết nối các RIO Node với
FCU thông qua module giao tiếp ER bus tại local node. Bằng việc sử dụng ER bus, các I/O
Node có thể đặt tại cùng cabin với FCU hoặc tại các vị trí từ xa so với cabin của FCS.
Khoảng cách truyền tối đa là 185m nếu sử dụng cáp đồng trục Ethernet10-Base-2 hoặc tối
đa 500m nếu sử dụng cáp đồng trục Ethernet 10- Base-5. Nếu sử dụng các bộ chuyển tiếp
kết hợp bus quang thông thường thỡ cú thể đưa khoảng cách này lên đến 2km.
2.3 . Trạm điều khiển SFCS – Compact Field Control Station
SFCS được phát triển từ hệ thống CENTUM CS1000, phối hợp các chức năng điều
khiển, các I/O Module và các card xử lý, giao tiếp trong một giá đỡ 19” thông thường. Mỗi
SFCS được nối với tối đa 5 I/O Unit. Tương tự LFCS thỡ cỏc bộ phận của SFCS cũng cú thể
hoạt động ở chế độ dự phũng
kép và các card CPU cũng có thề chuyển nhanh chóng từ trạng thái hoạt động sang dừng
mà không gặp sự gián đoạn trong điều khiển. Trong SFCS, mỗi card CPU chỉ có một CPU
và không có bộ so sánh. Các card CPU thực hiện tính toán đồng bộ và mó đúng sai của bộ
nhớ chính được dùng để sửa các bit sai. Khi truy cập vào bộ nhớ CPU không có hiệu lực
thỡ cỏc dữ liệu này sẽ khụng được sử dụng và CPU tương ứng sẽ dừng hoạt động. Nếu các
lỗi xảy ra trong CPU hiện hành thỡ sẽ chuyển nhanh sang trạng thỏi dừng bằng bộ định
thời Watch Dog. Mỗi CPU thực hiện vào/ra qua card giao diện vào/ra quà trỡnh( Process
I/O bus). Cả hai bộ CPU đều kiểm tra khả năng bỡnh thường của bus PIO. Nếu bất thường
được phát hiện thỡ bộ dự phũng sẽ được đưa vào sử dụng.

2. Hệ thống điều khiển SCADA

2.1.Khái niệm chung


SCADA (Supervisory Control Data Acquisition): Hệ thống tự động điều khiển
giám sát và thu thập quản lý số liệu. Các hệ SCADA được thực hiện trên sự phát triển
ứng dụng máy tính , vi điều khiển vào điều khiển và truyền tin, kết hợp với kỹ thuật
đo lường và các Sensor thông minh trong công nghiệp.
SCADA là một công cụ tự động hóa trong công nghiệp dung kỹ thuật vi tính
PLC – RTU để trợ giúp việc điều hành kỹ thuật ở cấp trực ban của sản xuất
công nghiệp từ cấp phân xưởng, xí nghiệp cho tới cấp cao nhất của một công ty.
Tùy theo trọng tâm của một nhiệm vụ mà một hệ thống SCADA có những thành
phần khác nhau, nhưng thông thường có đủ những thành phần sau :
+ Giao diện : người – máy (sơ đồ công nghệ, đồ thị, phím thao tác ).
+ Cơ sở hạ tầng truyền thông công nghiệp.
+ Phần mềm kết nối với các nguồn dữ liệu (Driver cho các PLC, các modul
vào ra, các hệ thống Bus trường).
+ Cơ sở dữ liệu quá trình.
+ Các công nghệ hổ trợ trao đổi tin tức (Messaging), quản lý sự cố (Alarm),
hổ trợ và lập báo cáo (Reporting).
+ Một hệ thống SCADA có thể thực hiên các công việc sau:
+ Giám sát và phân tích hoạt động của hệ thống.
+ Quản lý quá trình sản xuất.
+ Giám sát lỗi để đảm bảo chất lượng sản xuất của hệ thống.

2.2..Sơ đồ cấu trúc của hệ thống SCADA


Từ 1986 khi các PLC (Programable Logic Controler, bộ vi điều khiển lập trình)
xuất hiện thì lập tức được ứng dụng để chế tạo các hệ thống SCADA. Từ đối
tượng các Sensor (S) thu thập các tín hiệu đo đưa vào các Modul I/O để vào PLC,
các PLC có nhiệm vụ xử lý sơ bộ thông tin đo sau đó truyền lên máy tính chủ
thông qua hệ thống Profi Bus và từ máy tính chủ thông tin lại được truyền về
Actuator (A).
Để thực hiện nhiệm vụ điều khiển các đối tượng công nghiệp.Ở trung tâm bố trí
hai máy tính dự phòng cho nhau đều được nối với ProfiBus. Việc truyền thông
tin được thực hiện bằng chuẩn RS 485, giữa các máy tính là RS 232. Hệ thống được
thiết kế sao cho từ máy tính chủ người vận hành có thể can thiệp đến bất kỳ điểm
nào trên hiện trường.

Sơ đồ khối hệ thống SCADA

2.3 Chức năng của hệ thống SCADA


Hệ SCADA là hệ thống điều khiển tập trung, trong đó chức năng chính là thu
thập dữ liệu và giám sát, chỉ thực hiện một phần chức năng điều khiển. Thu thập từ xa
(qua đường truyền số liệu ) các số liệu về sản xuất và tổ chức việc lưu trữ trong
nhiều loại cơ sở dữ liệu (số liệu lịch sử về sản xuất, sự kiện thao tác về báo động,
…). Dùng các cơ sở dữ liệu đó để cung cấp những dịch vụ điều khiển - giám sát sản
xuất.
Hiện thị báo cáo tổng kết và quá trình sản xuất.
Điều khiển từ xa quá trình sản xuất.
Thực hiện các dịch vụ truyền số liệu trong hệ và ra ngoài.39
Khả năng phát triển Driver cho các phần cứng: Thông thường các nhà cung
cấp công cụ phát triển hệ SCADA đều đã xây dựng sẵn các Driver cho các
PLC thông dụng.
Nghĩa là hệ SCADA đảm nhận hầu hết các chức năng cơ bản của một hệ thống
thông tin đo lường và điều khiển trong công nghiệp đó là: Chức năng đo lường,
hiển thị, lưu giữ số liệu đo; chức năng kiểm tra tự động, giám sát; chức năng
nhận dạng phân loại sản phẩm ; chức năng chẩn đoán kỹ thuật; chức năng điều khiển
quá trình.
Ngoài ra hệ còn có thể truyền số liệu ra ngoài thông qua Ethenet.
Về chức năng dự phòng chỉ có các máy chủ được dự phòng còn các PLC, T/O
Modul đều không có dự phòng do đó mà giảm độ tin cậy của hệ thống.

2.4 Đặc điểm của hệ thống SCADA


Hệ thống SCADA cho phép biểu diễn hệ thống thực hiên trên máy tính để quan
sát trạng thái hiện thời và ghi lại các thông tin về hoạt động của hệ thống, nhờ
đó mà người vận hành có thể xác định được vị trí xảy ra sự cố. Không những
thế các hệ SCADA hiện đại còn có khả năng chẩn đoán sự cố và có cách
khắc phục trên cơ sở các số liệu thu thập được.
Từ đó, hệ thống SCADA có một số đặc điểm sau:
+ Công nghệ SCADA cho phép thu thập dữ liệu từ nhiều thiết bị khác nhau từ
xa và đưa một số lệnh điều khiển cho các thiết bị từ xa đó.
+ Về giao thức: Hệ SCADA là hệ điều khiển giám sát có giao thức truyền
thông mở, Modbus hoặc tự định nghĩa giao thức truyền thông với các PLC.
+ Tính linh hoạt: Hệ SCADA là một hệ thống có độ linh hoạt cao. Cho phép
kết nối nhiều server với các bộ điều khiển khác nhau mỗi Data server có
thể có một cấu trúc cơ sở dữ liệu khác nhau và có nhiệm vụ giám sát với một
số biến nhất định.40
+ Khả năng dự phòng: Do nhiệm vụ chính của SCADA không phải là điều khiển
toàn hệ thống mà chỉ tập trung giám sát, nên yêu cầu về khả năng dự phòng
là không cao, thông thường chỉ có dự phòng ở cấp trên cùng – máy tính chủ
PC.

+ Hiển thị cảnh báo: Hiển thị các giá trị, tín hiệu cảnh báo, báo động. đây

chính là tín hiệu về giá trị giới hạn và các trạng thái của thiết bị.
+ Đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống SCADA là hệ thống tập trung, vì vậy khả
năng quản lý hệ thống lớn là rất hạn chế, chỉ phù hợp với các đối tượng
vừa và nhỏ trong công nghiệp.

2.5.Ưu - nhược điểm của hệ thông SCADA


1:Ưu điểm:
+ Cấu trúc phần cứng của hệ SCADA đơn giản, giá thành rẻ.
+ Các thiết bị phần cứng có thể được cung cấp từ nhiều nhà cung cấp khác
nhau.
+ Có thể vận hành hệ thống từ máy điều khiển trung tâm.
+ Quản lý được hệ thống vừa và nhỏ (nhỏ hơn 100 điểm).
+ Sử dụng các sensor thông minh trong công nghiệp.
2 Nhược điểm:
+ Hệ SCADA là hệ thống tập trung nên không quản lý được những hệ thống
lớn, phức tạp vì quá tải.
+ Không có phần mềm chuyên dụng phục vụ cho dự phòng.
+ Khả năng cho phép mở rộng các điểm đo và điều khiển là rất khó khăn.
+ Tính ổn định của hệ thống không cao.
+ Chỉ quản lý được những hệ thống nhỏ (dưới 100 điểm đo).
+ Tuy nhiên ngày nay trong công nghiệp có những hệ thống đòi hỏi mức độ tập 41
trung cao.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập tại nhà máy nhiệt điện, em đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các quy
trình vận hành và bảo trì của nhà máy. Những kiến thức lý thuyết đã được học tại trường đã
được áp dụng và mở rộng trong môi trường thực tế, giúp em hiểu rõ hơn về công nghệ và
hoạt động của nhà máy nhiệt điện.
Trong thời gian thực tập, em đã học được các kỹ năng quan trọng như:
1. Quy trình vận hành nhà máy nhiệt điện: Hiểu rõ các bước vận hành của nhà máy từ khâu
nhận nhiên liệu, quá trình đốt cháy, sản xuất hơi nước, và phát điện.
2. **Bảo trì và sửa chữa: Nắm vững các kỹ thuật và phương pháp bảo trì, sửa chữa các thiết
bị quan trọng như turbine, nồi hơi, và các hệ thống phụ trợ khác.
3. An toàn lao động: Học hỏi và thực hiện các quy định an toàn lao động nghiêm ngặt, đảm
bảo an toàn cho bản thân và đồng nghiệp trong quá trình làm việc.
4. Quản lý môi trường:Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý và giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động của nhà máy nhiệt điện.

Ngoài ra, em cũng đã phát triển được các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp hiệu
quả, và khả năng giải quyết vấn đề trong môi trường công nghiệp.Kết thúc kỳ thực tập, em
nhận thấy rằng những kiến thức và kinh nghiệm thu được sẽ là nền tảng vững chắc cho con
đường nghề nghiệp sau này. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị tại nhà
máy nhiệt điện đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Duy Bình, Phạm Quang Đăng, Phạm Hồng
Sơn, “ Hệ điều khiển DCS cho nhà máy sản xuất điện năng” – Tập 1, NXB khoa
học và kỹ thuật (2006)
2. Hoàng Minh Sơn “ Cơ sở hệ thống điều khiển quá trình”. NXB khoa học và kỹ
thuật (2006)
3. Phân xưởng tự động – điều khiển nhà máy nhiệt điện Phả Lại, “ Tài liệu đào tạo
hệ thống điều khiển DCS.
4. Nhà máy nhiệt điện phả lại, “ Tài liệu kỹ thuật”. Tài liệu lưu hành nội bộ.

You might also like