Phần 5 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

2.

Chỉ thị của Đảng và Nhà nước đưa ra để giải quyết tình thế "ngàn
cân treo sợi tóc"
- Trước tình thế đó, ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ trước mắt là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.
-Tiếp đến, ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, xác định
rõ “kẻ thù chính của ta lần này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”,
nêu rõ mục tiêu của cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là “dân tộc giải phóng” và đề ra khẩu hiệu “Dân
tộc là trên hết, Tổ quốc là trên hết”. Đồng thời, mọi hành động phải tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu, trước
mắt “là phải củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho
nhân dân”
- Chỉ thị cũng đề ra nhiều biện pháp, đối sách cụ thể để giải quyết những khó khăn, phức tạp hiện thời của
cách mạng Việt Nam.
a. Đối sách trong việc xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng:
- Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc theo hình thức phổ
thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội và Chính phủ chính thức.
- Ngày 6/1/1946, nhân dân cả nước tham gia vào cuộc bầu cử. Kết quả, 89% cử tri đã đi bỏ phiếu dân chủ
lần đầu tiên, mặc cho Pháp và bọn phản động ra sức ngăn cản. Qua đó, cả nước đã bầu cử thành công 333
đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Ngày 2-3-1946, Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà Nội, lập ra Chính phủ chính
thức, gồm 10 bộ và kiện toàn nhân sự bộ máy Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Thông qua đó,
Quốc hội cũng đã nhất trí bầu Ban Thường trực Quốc hội do cụ Nguyễn Văn Tố làm Chủ tịch.
- Tiếp đến, ở khắp các địa phương cũng tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và kiện toàn ủy ban
hành chính các cấp.
- Ngày 9/11/1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
(Hiến pháp năm 1946).
- Bên cạnh đó, Mặt trận dân tộc thống nhất tiếp tục được mở rộng nhằm tăng cường thực lực cách mạng,
tập trung chống Pháp ở Nam Bộ. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập do Huỳnh
Thúc Kháng làm hội trưởng, Tôn Đức Thắng làm Hội phó, thành lập Hội đồng Cố vấn Chính phủ do cựu
hoàng Bảo Đại đứng đầu,; đồng thời thành lập thêm một số đoàn thể xã hội mới, tiếp tục củng cố các tổ
chức đoàn thể của Mặt trận Việt Minh... Lực lượng vũ trang được củng cố và tổ chức lại; tích cực mua
sắm vũ khí, tích trữ lương thực, thuốc men, củng cố các cơ sở và căn cứ địa cách mạng ở cả miền Bắc,
miền Nam.
=> Những thắng lợi trên, trong đó đặc biệt là cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý nghĩa to lớn, đã
giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, nâng cao uy tín của
nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc của một nhà
nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kỳ mới đầy chông gai thử thách.
b. Đối sách trong việc diệt giặc đói, giặc dốt và nạn tài chính khan hiếm:
- Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng, cấp bách lúc bấy giờ. Đảng, Chính phủ
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung chỉ đạo, động viên mọi tầng lớp hăng hái tham gia các phong trào
lớn, các cuộc vận động, như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm với khẩu hiệu “Tăng gia sản xuất
ngay, tăng gia sản xuất nữa”; lập hũ gạo tiết kiệm, tổ chức “Tuần lễ vàng”, gây quỹ “Độc lập”, quỹ “Đảm
phụ Quốc phòng”, quỹ “Nam Bộ kháng chiến”... Chính phủ bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế vô lý khác
của chế độ cũ, thực hiện chính sách giảm tô 25%. Kết quả, sản xuất nông nghiệp được khởi sắc rõ rệt,
diện tích và sản lượng hoa màu cũng vì thế tăng lên, ngân khố quốc gia được xây dựng lại (phát hành
đồng giấy bạc Việt Nam), cơ bản dần đẩy lùi được nạn đói, đời sống nhân dân được ổn định, tinh thần dân
tộc được phát huy cao độ, góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ.
- Mặt khác, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ được chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, thể hiện tính
ưu việt của chế độ mới, góp phần xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng, phát huy quyền dân chủ của
nhân dân. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phát động phong trào “Bình dân học vụ”, toàn dân
học chữ quốc ngữ để từng bước xóa nạn dốt; vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa
mới để đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ... Kết quả, đến cuối năm 1946, cả
nước đã có hơn 2,5 triệu người dân biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ; đời sống nhân dân được cải thiện rõ
rệt, nhân dân tin tưởng vào chế độ mới, nêu cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng. Chiến thắng
giặc dốt không chỉ góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, đẩy lùi từng bước các tệ nạn xã
hội, xây dựng đời sống mới, mà còn tạo điều kiện cho nhân dân phát huy được quyền làm chủ.
=> Như vậy, để bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, Đảng ta, Chính phủ, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thi hành nhiều biện pháp. Kết quả của các biện pháp đó đã tạo ra sức mạnh tổng
hợp để đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

You might also like