Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Va Chạm Vật Rắn

Bài 1: Va chạm với thanh chữ V (P)


Trên mặt phẳng nhẵng nằm ngang, có một thanh bằng thanh cứng hình chữ V gồm
hai nhánh đồng chất tiết diện đều là KA và KB như hình vẽ. Thanh chữ V có khối
lượng M, KA= KB = L, góc AKB = α = 60 . Vật nhỏ có khối lượng m chuyển
động với vận tốc 𝑣 ⃗ đến va chạm với thanh. Biết 𝑣 ⃗ vuông góc với KB và vật nhỏ
va chạm hoàn toàn đàn hồi với KB tại trung điểm D.
1. Tính vận tốc của vật nhỏ ngay sau va chạm
2. Tìm vận tốc của khối tâm G của thanh cứng và của điểm A.

Bài 2: Va chạm của thanh với tường (P):


Các vật nhỏ có cùng khối lượng được nối với nhau bằng các thanh AB và BC
như hình vẽ. Góc hợp bởi các thanh AB và CD là α. Thanh BC có chiều dài l và
thanh AB có chiều dai l*cos α. Các thanh nối là cứng và các vật được gắn chặt
ở các đầu. Toàn bộ hệ thống đặt trong mặt phẳng ngang. Cạnh một bức tường
thẳng đứng. Ban đầu truyền cho hệ vận tốc vo theo phương vuông góc với
tường. Khi kết thúc va chạm, vận tốc của quả bóng C theo hướng vuông góc với
vách ngăn là bằng 0 và quả bóng C không dính vào vách ngăn.
Tìm điều kiện của α để B chạm vào tường trước A.

Bài 3: Va chạm với thanh (P):


Một thanh mảnh đồng chất có chiều dài L, khối lượng m, có mật độ khối lượng
dài dọc theo trục y với trung điểm của thanh tại gốc O. Một điểm A có khối
lượng m, chuyển ododnjg với vận tốc u theo chiều dương của trục x đến va
chạm vào thanh với thông số va chạm là h, với –L/2 <= h <= L/2. Va chạm là
hoàn toàn không đàn hồi.
1. Xác định tổng động năng của hệ ngay sau va chạm giữa A và thanh
2. Tìm vận tốc v của điểm C ở đầu cuối thanh như một hàm của h.
3. Tìm H sao cho v(H) =0.
4. Giả sử một vật B khác có khối lượng m nằm rất gần điểm C, ở phía bên trái,
như trong hình bên phải. Giả sử thêm rằng vật A chạm vào thanh ở đầu dưới.
Tìm vận tốc của điểm B ngay sau khi thanh va chạm đàn hồi với nó.
Bài tập
Bài Tập: Một quả cầu đặc đồng chất có khối lượng m, bán kính R, mômen quán
tính đối với trục đi qua tâm là I = 2/5m𝑅 . Cho nó quay quanh một trục nằm ngang
đi qua tâm đang đứng yên với vận tốc góc 𝜔 rồi thả không vận tốc đầu cho rơi
xuống sàn (hình bên). Độ cao của điểm thấp nhất của quả cầu khi bắt đầu rơi là h.
Quả cầu va chạm vào sàn rồi nẩy lên tới độ cao ah tính cho điểm thấp nhất, với a là
một hệ số dương. Biến dạng của quả cầu và sàn do va chạm không đáng kể. Bỏ qua
lực cản của không khí. Khoảng thời gian va chạm là nhỏ và xác định. Cho gia tốc
trọng trường là g, hệ số ma sát trượt giữa quả cầu và sàn là µ. Ta xét hai trường
hợp:
1. Quả cầu trượt trong suốt thời gian va chạm. Hãy xác định:
(a) Giá trị cực tiểu của 𝜔 .
(b) tan θ, θ là góc nẩy lên trong hình.
(c) Quãng đường nằm ngang d mà tâm quả cầu đi được giữa các va chạm thứ nhất
và thứ
hai.
2. Quả cầu không trượt trước khi thời gian va chạm kết thúc. Tính:
(a) ) tan θ
(b) Quãng đường nằm ngang d.
(c) Vẽ đồ thị tan θ là hàm của 𝜔 bao gồm cả hai trường hợp

You might also like