Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 64

lOMoARcPSD|33172845

Traphaco - abc

Quản trị chiến lược (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)
lOMoARcPSD|33172845

TRAPHACO (DƯỢC PHẨM)


3. Phân tích môi trường kinh doanh
3.1 Môi trường vĩ mô
3.1.1. Môi trường kinh tế

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành dược:+
Năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.
Đặc biệt, đợt dịch kéo dài cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ
thị 16 đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước, theo đó,
GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và công bố GDP theo
quý tại Việt Nam.

=> GDP giảm sâu cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu
cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dược phẩm, cụ thể:

 Tổng doanh thu của ngành dược phẩm Việt Nam năm 2021 giảm 6% so với
cùng kỳ, trong đó doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ chỉ tăng 2% so với
cùng kỳ và doanh thu tại kênh bệnh viện giảm 14% so với cùng kỳ. Việc áp
dụng giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại các tỉnh thành đã gây ra sự gián đoạn
trong hoạt động cung ứng và phân phối của các công ty dược phẩm. Trong
khi đó, nhiều bệnh viện buộc phải chuyển đổi thành trung tâm điều trị
Covid, khiến doanh thu đấu thầu thuốc giảm mạnh, trong khi kênh bệnh viện
chiếm tới hơn 60% nhu cầu dược phẩm.
 Tuy nhiên, đến năm 2022, Việt Nam đã bước vào giai đoạn phục hồi nền
kinh tế. Quá trình phục hồi kinh tăng tốc trong 6 tháng vừa qua. Tăng trưởng
GDP được dự báo tăng mạnh từ 2.6% trong năm 2021 lên 7.5% năm 2022,
lạm phát dự báo tăng trung bình 3.8% năm nay (Theo báo cáo
=> Và kéo theo đó, là tăng trưởng đi lên của ngành dược:
 Trong quý 1, năm 2022, tổng doanh thu dược phẩm của cả nước tăng 7% so
với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ các nhà thuốc tăng 23% so với cùng kỳ
và kê bệnh viện giảm 5% so với cùng kỳ. Nhận định về triển vọng ngành
đến cuối năm 2022 và thời gian tới, nhu cầu về dược phẩm tiếp tục tăng khi
doanh thu ở kênh bệnh viện phục hồi mạnh. Bên cạnh đó, cuộc đua mở mới
chuỗi nhà thuốc cũng sẽ kích thích doanh thu ngành dược tăng cao trong vài
năm tới.
 Tỷ giá hối đoái:
 Xuyên suốt gần 11 tháng đầu năm năm 2021, VND ghi nhận xu hướng tăng
giá so với USD bất chấp chỉ số US Dollar Index – thước đo sức mạnh của
đồng bạc xanh - liên tục leo dốc trên thị trường quốc tế.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

 Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, đồng Việt Nam lại xuất hiện tình trạng giảm
giá so với USD. Và trong 6 tháng đầu năm 2022, so với đồng USD, đồng
Việt Nam giảm giá 2% và có xu hướng tiếp tục giảm.
=> Việc này đã phần nào ảnh hưởng đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu và
máy móc công nghệ của ngành dược bởi nguồn nguyên liệu của ngành dược
Việt Nam 90% là nhập khẩu từ nước ngoài, cụ thể thì giá của nguồn nguyên
liệu, máy móc nhập khẩu sẽ tăng lên.

3.1.2. Môi trường văn hóa xã hội


 Cơ cấu dân số:
 Dân số Việt Nam đang già đi với tốc độ nhanh chưa từng có. So với các
quốc gia khác, Việt Nam chỉ mất 18 năm để dân số trên 65 tuổi tăng từ 7%
lên 14% dân số, Ngắn hơn so với Thái Lan, Nhật Bản, Úc và Pháp. Giai
đoạn 2026 - 2039, dự tính Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa dân số (dân
số từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039).
 Việt Nam có tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm năm 2019 rất cao so
với các nước khác: 81%. Trong khi đó Singapore là 75%, Thái Lan: 77%,
Philippine: 70%,... Tỷ lệ này ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên trong
thời gian vừa qua. Trung bình một người từ 65 tuổi trở lên ở Việt Nam mắc
ít nhất 3 bệnh, còn những người trên 80 tuổi thì trung bình mỗi người mắc
6.9 bệnh.
=> Với cơ cấu dân số đang già hóa như hiện nay cùng với nhu cầu về sản phẩm
dược, thuốc ngày càng tăng thì đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng của ngành
dược nói chung, cũng như là đối tượng tiêu thụ chính của các sản phẩm Traphaco
nói riêng.

 Mức sống:
 Trước năm 2019, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, tuy nhiên sau
2019 do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thu nhập có xu hướng
giảm dần.
 Thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt 4,205
triệu đồng, giảm 1,1% so với năm 2020.
 Tuy nhiên, Theo tổng cục thống kê Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thu nhập
bình quân tháng của người lao động 6 tháng đầu năm 2022 là 6,5 triệu đồng,
tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020.
=> Như vậy, với mức thu nhập trung bình tăng, dẫn tới mức sống của người dân
càng ngày càng được nâng cao. Đặt ra cho doanh nghiệp sản xuất thuốc, dược

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

phẩm cơ hội để mở rộng thị trường kinh doanh và phát triển các sản phẩm đa dạng
để phục vụ nhu cầu của các bộ phận dân cư trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.

 Thói quen tiêu dùng:


 Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, đồng thời môi trường sống cũng thay
đổi theo hướng tiêu cực, con người có nguy cơ cao mắc các nhiều chủng
bệnh hơn. Là 1 nước phương Đông với nền văn hóa đã ăn sâu vào đời sống
người dân từ lâu. Đó là thói quen sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự
nhiên, dược thảo, có tác dụng cao.
=> Đây chính là cơ hội cho Traphaco bởi thế mạnh của công ty dược này là các sản
phẩm đông dược với nguồn gốc chủ yếu là từ các nguyên liệu thiên nhiên.

Kết luận: Việt Nam có quy mô thị trường tương đối lớn với dân số hơn 99 triệu
người và tuổi thọ xấp xỉ 74 tuổi. Khoảng 30% dân số Việt Nam có thể mua thuốc
tây tương đối đắt tiền và con số này đang tăng lên. Cho nên, ngành công nghiệp
dược phẩm Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng cao nhất trong khu
vực nhờ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng và
dân số già.

3.1.3 Môi trường công nghệ


 Lợi thế:
 Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, nhiều doanh nghiệp sản xuất dược phẩm
lớn đã và đang đầu tư nâng cấp nhà máy, nhằm đột phá phát triển các sản
phẩm dược mới trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh với các sản
phẩm nhập khẩu. Đáng chú ý, mới đây, tỉnh Hải Dương đã xác nhận hợp tác
với đối tác Ấn Độ để xây dựng Công viên dược phẩm quy mô lớn trị giá 10-
12 tỷ USD do doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư. Đối với Việt Nam nói chung,
điều này báo hiệu sự phát triển của ngành dược phẩm trong tương lai.
 Doanh nghiệp chịu khó đầu tư hơn, đạt được các tiêu chuẩn thực hành sản
xuất tốt (GMP), hệ thống phân phối tương đối phát triển, đặc biệt là hệ thống
nhà thuốc rộng khắp trên cả nước
(Trong nửa thế kỷ xây dựng và phát triển (từ 1972), Traphaco ngày càng nâng cao
hệ thống quản lý chất lượng; Doanh nghiệp đã áp dụng thêm nhiều hệ thống quản
lý trên nền tảng kỹ thuật số, từng bước trở thành Doanh nghiệp dược 4.0: phần
mềm DMS quản trị hệ thống phân phối, ERP – quản trị nguồn lực doanh nghiệp,
công nghệ sản xuất hiện đại…)

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

 Khó khăn
 Hạn chế nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP
 WHO - GMP là tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” được quy
định thực hiện đối với các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm. Đây là
hàng rào đầu tiên và quan trọng nhất đòi hỏi các nhà máy sản xuất
dược phẩm phải vượt qua nếu muốn xuất khẩu dược phẩm
 Hiện tại cả nước mới chỉ có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI, và 2224
nhà máy trong nước đạt chuẩn GMP - WHO, nên chúng ta vẫn chưa
có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ
(Hiện nay Traphaco sở hữu 4 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO)
=> Trước mắt VN cần tập trung xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu
chuẩn GMP - WHO để khẳng định chất lượng sản phẩm và hướng tới xuất khẩu
dược phẩm

 Theo phân loại của WHO, công nghiệp dược VN mới ở gần cấp độ 3, tức có
công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic (thuốc sao chép) và
xuất khẩu một số dược phẩm. Còn theo phân loại 5 mức phát triển của Tổ
chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), công nghiệp dược
VN mới ở mức 3 - “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ
nguyên liệu nhập”
Kết luận: Thị trường tiềm năng nhưng ngành công nghiệp dược phẩm chưa phát
triển mạnh, đây vừa là lợi thế vừa là thách thức đối với Traphaco để có thể cạnh
tranh và vươn lên dẫn đầu trong thị trường dược phẩm tại Việt Nam

3.1.4 Môi trường chính trị - luật pháp


 Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA sẽ tạo
điều kiện cho doanh nghiệp dược phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu và thu
hút đầu tư. Trong đó, xu hướng mua bán- sáp nhập (M&A) giữa các doanh
nghiệp dược trong nước và nước ngoài diễn ra mạnh mẽ cả trong lĩnh vực
sản xuất lẫn phân phối.
=> Việc thực hiện M&A góp phần giúp các doanh nghiệp dược Việt Nam không
chỉ có thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng
sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn (như EU-GMP, PIC/S…) mà còn nâng cao kỹ
năng quản trị doanh nghiệp, mở rộng thị phần, tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực mới,
phát triển mạng lưới phân phối.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

 Một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dược nước ngoài
đang hoạt động tại Việt Nam là các công ty logistic FDI và các công ty dược
nước ngoài không được phép phân phối dược phẩm trực tiếp và phải bán sản
phẩm của họ cho các nhà phân phối dược phẩm trong nước. Một thách thức
khác đối với các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam là sự chậm trễ
trong việc phê duyệt theo quy định đối với các loại thuốc mới.
=> Cơ hội cho doanh nghiệp dược phẩm trong nước phát triển, giảm đối thủ cạnh
tranh

3.1.5 Môi trường tự nhiên


 Với hệ sinh thái nhiệt đới thuận lợi, Việt Nam có tiềm năng đáng kể để phát
triển dược liệu. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để phát
triển các vùng trồng dược liệu quy mô lớn ở cấp quốc gia. Một số nhà sản
xuất địa phương có uy tín đã bắt đầu phát triển các trang trại trồng dược liệu
riêng nhưng mới chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ nhu cầu.
=> Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn dược liệu nhập khẩu
 Biến đổi khí hậu chính là mối đe dọa về mặt sức khoẻ lớn nhất mà loài
người đang phải đối mặt. Ô nhiễm không khí, hiện tượng thời tiết khắc
nghiệt,, áp lực lên sức khỏe tâm thần, bệnh tật… tác động trực tiếp đến sức
khỏe người dân
Kết luận: Có tiềm năng để có thể tự chủ về nguyên liệu dùng cho dược phẩm, giảm
sự phụ thuộc vào nhập khẩu, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân cũng
tăng lên.

3.2 Môi trường ngành

3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại


 Đối thủ cạnh tranh trong nước: Về tân dược có những đối thủ lớn như dược
Hậu Giang, Domesco, Imexpharm. Đông dược có OPC, dược Tâm Bình,
dược Nam Hà…
 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Theo lộ t爃Ānh cam kết WTO, ngành dược đã
mở cửa trong năm 2009 nên Traphaco sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía
các công ty tân dược nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ
tiên tiến. Bên cạnh đó mảng đông dược của công ty cũng bị đe dọa bởi các
công ty đông dược Trung Quốc và Ấn Độ khi đây cũng là một thế mạnh của
họ.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

 Theo số liệu của Cục quản lý dược Việt Nam, hiện nay có khoảng 180 doanh
nghiệp sản xuất dược phẩm bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh
nghiệp FDI, và 224 nhà máy trong nước đạt chuẩn GMP- WHO, nên chúng
ta vẫn không có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác
 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
 Bắt đầu chào sàn từ tháng 3 năm 2010, cổ phiếu NDC của Công ty Cổ phần
Nam Dược có những thời điểm giữa năm 2017, khi thị giá TRA hay DHG
lọt TOP câu lạc bộ ba chữ số (thị giá cổ phiếu trên 100.000 đồng) thì thị giá
NDC kém rất xa, chỉ lình xình khoảng 22.000 - 25.000 đồng/cp.Thế nhưng,
bứt lên từ năm 2021, NDC bất ngờ tăng tốc nhanh chóng và có thời điểm đã
chạm đến 127.300 đồng/cổ phiếu (phiên 5/4/2022), đứng top 1 về thị giá
ngành dược. Cổ phiếu này sau hiện đã điều chỉnh xuống mức 99.500
đồng/cổ phiếu nhưng vẫn cao hơn mức 94.000 đồng/cp của TRA hay 86.500
đồng/cp của DHG.

Kể từ năm 2016 tới nay, tốc độ tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận của
NDC đều tăng hai con số. Cụ thể, doanh thu năm 2020 tăng trưởng 13,5% so
với năm 2019 đạt 587 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 41%, đạt 72
tỷ đồng. Gần đây nhất trong năm 2021 doanh thu lập kỷ lục kể từ khi hoạt
động đạt 640,4 tỷ đồng, tương ứng tăng 16% so với năm 2020.

 Cơn sốt đầu tư vào ngành dược từ khâu sản xuất đến phân phối đang khiến
các doanh nghiệp trong và ngoài nước đứng trước một cuộc đua đầy cam go,
“trái nghề” cũng vào cuộc. FPT Retail đã mua nhà thuốc Long Châu. Năm
2018 FPT Retail dấn thân vào lĩnh vực phân phối dược vì đây là ngành hàng
rất tiềm năng, lợi nhuận cao hơn các ngành điện thoại, điện máy hay máy
tính đang phải cạnh tranh khốc liệt, biên lợi nhuận ngày càng giảm. Bà Diệp
cũng cho biết, hiện FPT Retail đã mở được 10 cửa hàng thuốc và trong 4
năm tiếp theo, hệ thống nhà thuốc Long Châu sẽ có 100 cửa hàng/năm để
đạt con số là 400 cửa hàng.
 Một đơn vị chuyên phân phối lớn cho các hãng điện thoại trên thế giới là
Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld) cũng đã chọn thực phẩm chức năng
và thuốc không kê đơn để tiếp cận ngành dược. Là nhà phân phối điện thoại
nên có thế mạnh phân tích thị trường, tiếp thị, bán hàng, hậu cần, hậu mãi
nên việc kinh doanh thêm mảng dược với Digiworld là không khó.

3.2.2. Nhà cung cấp

 Nguồn nguyên liệu: Với thế mạnh về Đông dược, phần lớn nguyên liệu sản
xuất thuốc của Công ty là dược liệu trồng trong nước (90%). Phần còn lại
(10%) nguyên liệu dùng cho sản xuất thuốc Tân dược được nhập khẩu trực

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

tiếp từ các nhà sản xuất hoặc phân phối nguyên liệu dược phẩm có thương
hiệu và uy tín trên thế giới như: Univar - Anh, Roquette - Pháp, Eastman-
Estonia - Mỹ, Merck - Đức… Bên cạnh đó, Công ty cũng có nhiều nhà cung
ứng ở thị trường Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…
 Nguồn cung nguyên liệu: Khi dịch Covid-19 bùng phát, chuỗi cung ứng bị
đứt gãy, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất bị ảnh hưởng. Công ty đã dự
báo được mức độ các khu vực bị ảnh hưởng doanh số, mức độ tồn hàng tại
mỗi nơi để đẩy mạnh sản xuất, chấp nhận hàng tồn kho tăng, nhất là đối với
các sản phẩm chủ lực, góp phần đảm bảo chuỗi sản xuất - bán hàng thông
suốt, không bị đứt gãy bất cứ thời điểm nào, khu vực nào ngay cả trong
những thời điểm dịch bệnh căng thẳng.
 Về công nghệ:

Hệ thống thiết bị của Công ty thuộc thế hệ mới trong lĩnh vực công nghiệp
dược, phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài như Đức, Hàn Quốc ... đáp
ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm và công suất, phục vụ nhu cầu sản
xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đặc trị.
Bên cạnh các máy móc thiết bị ngoại nhập, Traphaco cũng sử dụng máy
móc thiết bị do các công ty có tên tuổi trong nước sản xuất theo thiết kế từ
catalog nước ngoài. Các máy móc sản xuất trong nước phù hợp với điều kiện
hoạt động của Công ty, vừa đảm bảo được chất lượng cao của sản phẩm lại
vừa góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất.
Một số dây chuyền sản xuất tiên tiến như: dây chuyền nang mềm với thiết
bị công nghệ mới cán màng ép khuôn; dây chuyền bao film, bao đường tự
động; dây chuyền chiết xuất tuần hoàn chân không nâng cao chất lượng và
đa dạng hoá sản phẩm, chuẩn hoá nguyên liệu cao đầu vào…

3.2.3. Khách hàng

 Hiện nay, Traphaco có khoảng 27000 khách hàng bán lẻ khắp 64 tỉnh thành
trên cả nước tuy nhiên hàng loạt các chuỗi phân phối xuất hiện và có tốc độ
phát triển khá nhanh. Sự phát triển mạnh của hệ thống chuỗi nhà thuốc sẽ
gây ảnh hưởng tới doanh thu của hệ thống nhà thuốc truyền thống. Cùng với
chuỗi nhà thuốc, kênh bán hàng online cũng đang phát triển rất nhanh.

 Traphaco lựa chọn thị trường dựa vào các nhóm khách hàng:

Đoạn thị trường tập trung vào nhóm khách hàng ở độ tuổi từ 1-7 thường
mắc các bệnh về tai, mũi, họng và đặc biệt lứa tuổi này rất cần các chất làm
cứng xương…

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Đoạn thị trường khách hàng ở độ tuổi 7 – 25 bắt đầu phát triển về thể
chất lẫn trí óc, cho nên cần có những loại thuốc hỗ trợ miễn dịch, thuốc sáng
mắt, các loại thuốc bổ, các loại dầu xoa để chữa trị các vết bầm hoặc đau cơ
do vận động.
Đoạn thị trường từ độ tuổi 25-45 do hoạt động nhiều về cơ bắp, căng
thẳng thần kinh, làm việc trí óc nhiều nên nhu cầu về các loại thuốc bổ trợ
thần kinh, đau lưng, các loại bệnh đường ruột, viên sáng mắt,… rất cao
Đoạn thị trường người trung niên trở lên: Đối với người già trên 70 tuổi,
họ sẽ tiềm ẩn một số bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp,
xương khớp, thần kinh,… Traphaco cần chú trọng sản xuất các loại thuốc
kích thích tiêu hóa, thuốc trợ tim,…do sản phẩm của Traphaco chủ yếu là
sản xuất từ thiên nhiên giống như cách chế biến của đông y nên gây được
thiện cảm từ phía những người trung niên, người cao tuổi, những người có
lối sống truyền thống
Đoạn thị trường người có thu nhập trung bình: thể hiện ở hầu hết các sản
phẩm của Traphaco có giá thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm chức năng
tương tự của nước ngoài.
=> Hiểu được nhu cầu này của từng nhóm khách hàng tiềm năng, Traphaco
sản xuất ra những loại thuốc phù hợp, mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an
toàn cho người sử dụng. Qua nhiều cuộc khảo sát cho thấy, sở dĩ người tiêu
dùng ưa thích sản phẩm của Traphaco là vì ít gây phản ứng phụ, tiện lợi
trong tiêu dùng và chất lượng tốt.

3.2.4. Sản phẩm thay thế

Đối với năm 2019 các sản phẩm đông dược của Traphaco gặp phải sự
cạnh tranh về giá từ các sản phẩm tương đồng ở cả kênh OTC và ETC.
Mảng Đông dược chiếm 62,2% doanh thu thuần của Traphaco, trong đó có
ba sản phẩm chủ lực chiếm tới 53,34% doanh thu thuần là Boganic, Hoạt
huyết dưỡng não – Cebraton và Tottri. Doanh thu từ thuốc Boganic (chiếm
22,5% doanh thu) sụt giảm do áp lực cạnh tranh giá bán với các sản phẩm
tương đồng và sản phẩm nhái. Với sự xuất hiện tràn lan của nguyên liệu
Atiso, trên thị trường hiện có khoảng hơn 40 sản phẩm có cùng chức năng
với Boganic với nhiều mức giá khác nhau. Do vậy, FPTS cho rằng doanh thu
từ Boganic sẽ tiếp tục chững lại trong thời gian tới.

Cơ hội:

 Ngành dược có nhiều tiềm năng tăng trưởng, tỷ lệ tiêu dùng Đông dược
được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong các năm tới với độ an toàn cao,
ít tác dụng phụ,…;

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

 Cơ hội tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài lớn.
Traphaco tích cực thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm sang các nước Lào,
Myanmar, Campuchia và Đông Âu;
 Sự nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên sau đại dịch
Covid, ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh giúp những sản phẩm của
Traphaco phát huy thế mạnh trên thị trường;
 Công nghệ hàng đầu về sản xuất dược phẩm.

Thách thức đối với Traphaco:

 Cạnh tranh không lành mạnh về giá và gian lận trong thương mại;
 Nhiều đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi sản phẩm của Traphaco cần đa dạng, giá cả
phù hợp, nắm bắt xu hướng khách hàng…;
 Cạnh tranh ko những bằng chất lượng sản phẩm mà còn phải trú trọng đến
hệ thống marketing, phân phối, văn hóa doanh nghiệp…;
 Các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đầu tư và phát triển vào y tế.

* Bản đồ nhóm chiến lược:

Hiện nay, Traphaco đứng vị trí số 1 Công ty Đông dược uy tín năm 2020. Bảng
xếp hạng được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)
chính thức công bố ngày 08/01/2021. Những sản phẩm từ dược liệu của Traphaco
luôn được các thầy thuốc và người dân tin dùng nhờ chất lượng và hiệu quả cao
trong điều trị bệnh, đặc biệt nguồn dược liệu sạch Traphaco sử dụng đạt tiêu chuẩn
GACP-WHO.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Ngày 14/12/2021, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam
Report) chính thức công bố danh sách, theo đó Traphaco vinh dự nằm trong Top 10
Công ty Dược uy tín và đứng số 1 Top 5 Công ty Đông dược uy tín năm 2021, sau
đó là các cty như cty dược phẩm opc, cty dược phẩm nam hà, cty tnhh Nhất
Nhất,...
* Ma trận hình ảnh cạnh tranh

O - OPPORTUNITIES T - THREATS
SWOT 1. Thị trường dược 1. Sự cạnh tranh ngày
phẩm ngày càng được càng gay gắt trong việc
coi trọng để đáp ứng chiếm lĩnh thị trường
nhu cầu chữa bệnh, nội địa.
nhất là trong tình hình 2. Rủi ro về hàng giả,
covid-19 hiện nay. hàng nhái: hiện nay,
2. Đối tượng khách hiện tượng hàng giả,
hàng biết và sử dụng “đại dịch”hàng giả vi
nhiều hơn, có phân phạm quyền sở hữu trí
khúc rõ rệt tuệ trong lĩnh vực dược
phẩm đang trở thành 1
thực tế đáng lo ngại.
S - STRENGTHS CÁC CHIẾN LƯỢC S CÁC CHIẾN LƯỢC S

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

-O -T
1. Công ty đạt mức độ tăng  Chiến lược dẫn  Chiến lược khác
trưởng ở mức cao được duy đầu về chi phí biệt hóa sản
trì liên tục trong nhiều năm. ( S1,2,3,5 O1) - phẩm ( S1,2,4
2. Thương hiệu uy tín CL1 T1,2) - CL3
3. Công ty có tài chính mạnh  Chiến lược theo
4. Năng lực sản xuất tốt kèm chiều ngang
theo hệ thống quản lý chất ( S1,3,4,5 O2) -
lượng, hệ thống thực hành CL2
sản xuất của doanh nghiệp
không ngừng hoàn thiện và
cải tiến.
5. Công ty có độ tín nhiệm
cao với các đối tác
W - WEAKNESSES CÁC CHIẾN LƯỢC CÁC CHIẾN LƯỢC W
W-O -T
1. Cơ sở làm việc cho  Chiến lược thâm  Chiến lược hội
cán bộ công nhân còn chưa nhập vào thị nhập về phía sau
tốt. Chi nhánh miền Nam và trường (W1,2,3 ( W2,3 T1) - CL5
miền Trung còn phải thuê, từ O1,2) - CL4
đó hạn chế việc mở rộng tại 2
thị trường này.
2. Các mục tiêu, chiến lược,
lập kế hoạch cần có sự phối
hợp với tình hình chung của
bản thân doanh nghiệp.
3. Hệ thống phân phối phụ
thuộc vào trung gian phân
phối nên thu hồi nợ khó.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

NAGECCO (XÂY DỰNG)

3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

3.1 Môi trường vĩ mô

3.1.1 Kinh tế
a. Môi trường kinh tế ngành
Ngành xây dựng Việt Nam 10 năm qua đã trải qua nhiều thăng trầm, trong đó thời
gian phát triển dài hơn thời gian suy thoái và đóng băng. Nhìn chung, thị trường đã trải
qua 3 giai đoạn chính
 Giai đoạn 1: Từ năm 2009 đến năm 2013, thị trường suy thoái và đóng băng. Ở
giai đoạn này, thị trường bị ảnh hưởng mạnh bởi sự hạn chế của dòng vốn chảy
vào thị trường do nền kinh tế suy thoái và tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Giá trị và số
lượng giao dịch đã giảm mạnh trong thời gian này.

 Giai đoạn 2: Từ năm 2014 đến năm 2019, thị trường bất động sản đã phát triển
sâu rộng cả về chất và lượng. Thị trường lúc này được nâng đỡ mạnh mẽ từ việc
nền kinh tế tăng trưởng ổn định và tỷ lệ lạm phát thấp.

 Giai đoạn 3: từ năm 2019 đến nay, thị trường có xu hướng chững lại và suy giảm.
Ngoài nguyên nhân đến từ việc thắt chặt nguồn cung dự án ở TP.HCM từ năm
2019, thị trường bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Mặc dù mất đà tăng trưởng từ trước đại dịch Covid-19, thị trường Việt Nam vẫn là điểm sáng
trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được định giá 60 tỷ USD vào năm 2021 và dự báo
tăng trưởng hơn 8.71% trong giai đoạn 2022-2027. Phần lớn DN trong ngành đều lạc quan về
triển vọng của Ngành trong năm 2022 ở tất cả các phân khúc.

Giá trị hợp đồng chưa thực hiện của các DN đầu ngành Xây dựng dân dụng tiếp tục lập đỉnh
ngay từ những tháng đầu năm, dòng vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam là điểm sáng đối với xây
dựng công nghiệp. Tính đến ngày 20/3/2022, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và
mua cổ phần đạt gần 9 tỷ USD; tổng vốn giải ngân ước tính đạt 4,42 tỷ USD, là mức cao nhất
so với quý I của các năm giai đoạn 2018 - 2022.

Một loạt các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ được triển khai gần đây đã và đang tạo ra xung
lực mới cho các DN trong ngành phục hồi, tăng tốc. Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ
hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, sẽ có tối đa 176 nghìn tỷ đồng chi
cho đầu tư phát triển, đa phần là đầu tư hạ tầng giao thông.

Năm 2022, Bộ GTVT dự kiến được Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn hơn 50
nghìn tỷ đồng, mức lớn nhất từ trước đến nay. Hàng loạt các dự án cao tốc sẽ được đẩy mạnh
triển khai trong giai đoạn 2022 - 2025 sẽ mở ra cơ hội bứt phá lợi nhuận cho nhóm các DN

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

xây dựng hạ tầng giao thông. Nhu cầu huy động VLXD lớn tại các dự án sẽ tác động tích cực
đến nhóm DN thép xây dựng, đá xây dựng, nhựa đường và xi măng thời gian tới.

Dự báo thị trường căn hộ, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE nhận định, sau 3
năm khan hiếm, nguồn cung sản phẩm vào cả Hà Nội và TP. HCM đều sẽ rất dồi dào. Từ nay
đến năm 2025, các chủ đầu tư sẽ tung ra thị trường những dự án mới mà họ đã chào bán.

b. Môi trường kinh tế chung


Khi nhắc đến GDP bình quân trên đầu người, PwC đã đưa ra những dự đoán rất tốt cho
thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm lần lượt là
+ Tăng 5,2% trong giai đoạn 2016 – 2020,
+ Tăng 4,9% trong giai đoạn 2021 – 2030,
+ Tăng 4,5% trong giai đoạn 2031 – 2040,
+ Tăng 4,5% trong giai đoạn 2041 – 2050.
➔ Pwc khẳng định rằng “Việt Nam có thể là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất từ nay
đến năm 2050 và sẽ đứng thứ 20 về GDP năm 2050”
2. Chính trị - Luật pháp
 Quy định về tiêu chuẩn
Bộ xây dựng có ban hành bộ khung TCVN với các dự án xây dựng
Tất cả các dự án xây dựng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu theo quy định về các
tiêu chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn Châu âu (Eurocode)- Tiêu chuẩn xây dựng…
Hiện nay nước ta đang lưu hành một số tiêu chuẩn cụ thể sau: Tiêu chuẩn quy định chung
về xây dựng, tiêu chuẩn về quy hoạch, khảo sát và địa chắc, tiêu chuẩn thiết kế, tiêu
chuẩn về vật liệu và cấu kiện xây dựng, tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu, tiêu chuẩn
về an toàn lao động. Tại các tiêu chuẩn trên đây nhà nước ta lại phân ra hàng chục đến
hàng trăm tiêu chuẩn chi tiết khác.
 Quy định về trách nhiệm xã hội
Để đảm bảo ngành công nghiệp XD mang lại lợi nhuận phát triển bền vững và có trách
nhiệm tại Việt Nam, các lãnh đạo Bộ và các chuyên gia đã đặt ra các tiêu chí ưu tiên:
công trình có thật sự có trách nhiệm với xã hội và môi trường, tuân thủ các quy định của
luật pháp, cải thiện môi trường và trách nhiệm của chủ đầu tư đối với cộng đồng
 Bên cạnh đó trong thời gian qua nhà nước cũng đã sửa đổi một số bộ luật như:

 Luật Đất đai 2013 có thể sẽ được xúc tiến sửa đổi trong năm 2022 để hoàn
thành vào tháng 5/2023 như dự kiến sẽ có thể đưa ra quy định cụ thể về hệ

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

số đền bù giá đất nhằm giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng vốn là điểm
vướng của nhiều dự án bất động sản hiện nay.

 Xem xét sửa đổi, bổ sung quy định trong Luật Nhà ở 2014 về việc công
nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với chù đầu tư có quyền sử
dụng đất 100% là đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp không phải là
đất ở. Nếu được thông qua sẽ có hàng loạt dự án bất động sản được khởi
động, tạo ra khối lượng việc làm rất lớn cho các doanh nghiệp xây dựng.

 Gần đây, Quốc hội đã thông qua dự án “1 luật sửa 8 luật” tháo gỡ khá nhiều
nút thắt pháp lý cho ngành Xây dựng và BĐS.
2. Văn hóa - Xã hội
Thị trường xây dựng trong 10 năm tới được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhờ sự
phát triển của dân cư - xã hội tại Việt Nam, đặc biệt là nhờ quá trình đô thị hóa. Hiện nay,
tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam đạt 35%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia lân cận như
philippines (47%), Trung Quốc (60%), Malaysia (77%). Trong 10 năm tới, tỷ lệ dân
thành thị của Việt Nam ước đạt 46 triệu người. Số lượng các thành phố vừa và nhỏ cũng
tăng lên đáng kể trong năm 2029 khi Việt Nam sẽ có 6 thành phố 1-5 triệu dân và 17
thành phố từ 0.5-1 triệu dân thành thị. Sự phát triển các các khu đô thị này kéo theo nhu
cầu cơ sở hạ tầng và nhà ở rất lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành xây dựng.
Việc đô thị hóa ngày càng mở rộng khiến cho khối lượng công trình xây dựng ở các thành
phố ngày càng tăng cao
➔ Các yêu cầu về xây dựng càng chặt chẽ, tạo ra ảnh hưởng tích cực tới ngành tư vấn
xây dựng

3.1.4 Tự nhiên

- Ngoài việc ảnh hưởng đến kết cấu của công trình xây dựng, các hiện tượng tự nhiên do
biến đổi khí hậu gây ra như gió lớn, bão lũ thường xuyên cũng gây khó khăn cho hoạt
động xây dựng ngoài trời. Công nhân xây dựng có khả năng phải đối mặt với những vấn
đề sức khỏe do nhiệt độ trái đất tăng, ô nhiễm môi trường.
- Nhiệt độ cao ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của bê tông. Gạch và gỗ
cũng dễ bị phân hủy và nứt nhanh hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ CO2
trong khí quyển tăng lên do biến đổi khí hậu đặc biệt ở khu vực thành thị cũng gây ảnh
hưởng đến chất lượng bê tông khi thâm nhập vào bên trong công trình xây dựng.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

➔ Nhu cầu về vật liệu xây dựng mới để sửa chữa, thay mới bê tông cho các tòa nhà cũng
tăng cao, gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đã dần cạn kiệt của trái
đất.
Ngành Công nghiệp xây dựng còn phải đối mặt với những thách thức trong việc thiết kế,
thi công các tòa nhà và cơ sở hạ tầng khi khí hậu thay đổi. Điều này đòi hỏi các công
trình xây dựng cần đạt được những tiêu chuẩn ngày càng cao hơn. Ở những khu vực chịu
nhiều ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết tiêu cực như lũ lụt ở miền Trung, hạn hán ở
miền Tây nước ta thì các công trình xây dựng cần hướng đến tiêu chuẩn bền vững và kiên
cố hơn nữa.
Đối với những công trình giao thông như các con đường thì nguy cơ từ biến đổi khí hậu
như lượng mưa lớn, bão lũ hay hạn hán cũng đặt ra những thách thức lớn. Một hệ thống
thoát nước hiệu quả phải được đầu tư xây dựng nhằm giảm tác động xấu của nước mưa,
nước lũ đến bề mặt của các con đường

3.1.5 Công nghệ

Những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể,
không chỉ đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước
trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình phát triển của ngành vẫn còn gặp nhiều thách thức như
công tác dự báo còn bất cập, công nghệ sản xuất trong một số lĩnh vực còn lạc hậu
Đại dịch Covid-19 cùng với Cuộc cách mạng 4.0 đưa công nghệ và khoa học ngày càng
có vị thế quan trọng kể cả với ngành xây dựng khi những thành tựu khoa học công nghệ
góp phần quan trọng trong xây dựng các công trình: Ứng dụng công nghệ trong thiết kế
công trình, kiểm định chất lượng vật liệu,...
Bộ Xây dựng và Bộ KHCN cũng đã thực hiện ký kết Chương trình phối hợp nhằm đẩy
mạnh các hoạt động KHCN trong ngành xây dựng từ năm 2015. Các kết quả nghiên cứu
khoa học đã chú trọng giải quyết các yêu cầu của sản xuất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài
nguyên, năng lượng. Phát triển nguồn nguyên liệu thay thế nhập ngoại, đổi mới. Áp dụng
công nghệ tiên tiến, hiện đại, chế tạo các thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất.
Một số điểm nổi bật khi ứng dụng khoa học công nghệ vào các vật liệu xây dựng
 Việc ứng dụng KHCN thúc đẩy tăng năng suất lao động trong sản xuất vật liệu
xây dựng và tạo ra nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng tính năng cao, thân thiện môi
trường
 Các kết quả trong lĩnh vực công nghệ xây dựng đã trực tiếp hỗ trợ, thúc đẩy các
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với hàng ngàn các công trình,
dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
➔ Đã giúp giảm nhân lực trong công tác vận hành, nhân lực trong công tác
quản lý.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

➔ Nâng cao hiệu quả giám sát, chống thất thoát tiêu cực trong công tác thu
giá.
➔ Giúp tiết kiệm chi phí sản xuất
➔ Rút ngắn thời gian thi công, nâng cao chất lượng sản phẩm
=> Doanh nghiệp phải đầu tư phát triển, áp dụng công nghệ mới
3.2 Môi trường ngành

3.2.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại

 Bản đồ nhóm chiến lược cho ngành tư vấn thiết kế xây dựng

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại của CTCP Tư vấn Xây dựng Tổng hợp là:
CTCP Thiết kế Xây dựng Thế Kỉ, CT TNHH Tư vấn Thiết kế Xây
dựng Kiến Trúc Mới và CT Tư vấn Thiết kế Xây dựng Nguyên Phát.

Dẫn chứng:
Yếu tố Công ty CP Tư Đối thủ cạnh tranh
so sánh vấn Xây dựng
Tổng hợp Công ty CP Công ty TNHH Công ty Tư vấn
Nagecco Thiết kế Xây Tư vấn Thiết kế Thiết kế Xây
dựng Xây dựng Kiến dựng Nguyên
Thế Kỷ Trúc Mới Phát

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Thương  Thành Thành lập năm Thành lập năm  Được


hiệu lập năm 2008, thuộc top 2010 chuyển đổi từ
1975, trực 10 công ty tư vấn (1) DNNN năm
thuộc Bộ thiết kế xây dựng 2012
Xây dựng uy tín nhất ở  Đứng đầu
 2007: đổi TPHCM trong top 10
từ DNNN (3) CT TVTKXD
sang Công ty ở TPHCM
CP Tư vấn (4)
và Xây dựng
Tổng hợp
 Có nhiều
thành tích
(2)

Loại dự  Các dự  Nhà ở,  Nhà ở cao  Căn hộ


án án nhóm A biệt thự cấp dịch vụ
 Công  Ngân  Biệt thự  Văn phòng
trình đường hàng và cao  Cao ốc văn cho thuê
dây và trạm ốc văn phòng phòng  Khách sạn
biến áp đến  Khách  Trường học  Trường
35kV sạn, cafe, bar  Showroom học
 Khu dân  Nội thất  Quán  Biệt thự
cư, khu công  Tiền sảnh, cafe… nhà phố
nghiệp, khu sân vườn  Nội thất (3)
chế xuất, (2) (1)
khu công
nghệ cao…
 Chung
cư, nhà ở
cao tầng…
(4)
Quy mô (4) (2) (1) (3)
dự án
Công (4) (2) (1) (3)
nghệ
Độ phủ (4) (1) (1) (3)
dự án

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

 Ma trận hình ảnh cạnh tranh:

Yếu tố Trọng Nagecco Thế Kỉ Kiến trúc mới Nguyên Phát


so sánh số
Xếp Trọng Xếp Trọng Xếp Trọng Xếp Trọng
hạng số hạng số hạng số hạng số
Thương 0.05 2 0.1 3 0.15 1 0.05 4 0.2
hiệu
Loại dự 0.15 4 0.6 2 0.3 1 0.15 3 0.45
án
Quy mô 0.2 4 0.8 2 0.4 1 0.2 3 0.6

Công 0.35 4 1.4 2 0.7 1 0.35 3 1.05


nghệ

Độ phủ 0.25 4 1 2 0.5 1 0.25 3 0.75


dự án

Tổng 3.9 2.05 1 3.05


điểm

⇨ Nguyên Phát có thể sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của Nagecco trong thời gian sắp tới.

2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Nagecco: Các công ty CP tư vấn xây dựng ở các địa dư
ngoài TPHCM, các tập đoàn xây dựng đa quốc gia trên thế giới chưa gia nhập vào thị
trường VN:
 Đối thủ tiềm ẩn trong nước, khác địa dư: Công ty TNHH Kiến trúc Akisa (TP Hà
Nội)
 Đối thủ tiềm ẩn nước ngoài chưa gia nhập thị trường VN: China State
Construction Engineering Corporation (CSCEC) (Trung Quốc)

Phân tích mức độ áp lực đến từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: TRUNG BÌNH

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

 Đối với Akisa, đây là doanh nghiệp mới thành lập từ năm 2017, sẽ không dễ dàng
phát triển như mong đợi, và các quy mô dự án mà họ được tiếp cận cũng sẽ bị hạn
chế. Với thâm niên hơn 15 năm hoạt động trong ngành, Nagecco sẽ có lợi thế hơn
về mặt am hiểu thị trường, các mối quan hệ đối tác lâu năm, được tiếp cận với các
dự án thuộc nhóm A,...

 Còn các doanh nghiệp lớn nước ngoài sẽ gặp phải nhiều rào cản gia nhập thị
trường VN như về cạnh tranh mức giá với các doanh nghiệp trong nước và sự
trung thành của khách hàng dành cho các nhà thầu nội địa.

3.2.3 Áp lực từ nhà cung cấp

a) Quy trình cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế:


GIAI ĐOẠN 1: THIẾT KẾ Ý TƯỞNG
Thu thập thông tin cần thiết những yêu cầu thiết kế rõ ràng, chính xác bao gồm các yêu
cầu của khách hàng về:

 Vị trí khu đất,thông tin chỉ giới, mật độ xây dựng, chiều cao công trình,.....

 Những không gian cần thiết

 Trang thiết bị sử dụng, khoảng không dự trữ, ngân sách, thời gian thực hiện dự án
và những yêu cầu khác. Khảo sát khu đất, những phương tiện, trang thiết bị hiện
hữu của khách hàng cần được xem xét trong đề xuất thiết kế. Hội ý với các Nhà
Tư vấn được Khách hàng chỉ định, xác định các yêu cầu đặc biệt về cơ khí, kết cấu
và điện khí, hiệu ứng đặc biệt về ánh sáng và âm thanh, các thiết bị viễn thông, vi
tính, về an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy và những yêu cầu khác.

 Việc thu thập hồ sơ nêu trên được hiểu là thu thập hồ sơ từ Chủ Đầu Tư . Chủ Đầu
Tư có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, hồ sơ, tài liệu để công
ty thực hiện các công việc trong giai đoạn tiếp theo. Dựa trên chương trình đã
được chấp thuận, Tư vấn sẽ thảo luận với Khách hàng nhiều phương án khác nhau
trong việc sáng tạo và sử dụng các hình ảnh thích hợp nhằm tập trung vào chiến
lược thiết kế phù hợp cho dự án. Làm việc với Khách hàng nhằm xác định mặt
bằng tổng thể ứng với các hoạt động và yêu cầu cụ thể.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

GIAI ĐOẠN 2 : HỒ SƠ CƠ SỞ

Đây là giai đoạn nhằm đáp ứng 2 yêu cầu cơ bản và sơ bộ nhất về :

 Điều chỉnh xin phép xây dựng (pháp lý) .

 Các giải pháp kinh tế kỹ thuật. Giai đoạn này được định hình là then chốt cho mọi
yếu tố pháp lý và kinh tế kỹ thuật về sau.
Nội dung thực hiện

 Kết hợp với các kỹ sư chuyên ngành để hoàn thành phương án.

 Làm việc với kỹ sư kết cấu để cập nhật các chỉ số cơ bản của kết cấu: tiết diện cột,
khẩu độ cột, bước cột, độ dày dầm và sàn.

 Làm việc với kỹ sư PCCC để đảm bảo các quy định hiện hành.

 Làm việc với kỹ sư MEP để xác định qui mô các khu vực giành cho MEP, hệ
thống ghen, phòng kỹ thuật, vị trí hầm tự hoại, bể nước, vị trí hệ thống điều hòa
nhiệt độ, thông gió, đấu nối điện nước.

Tổng hợp tất cả các yếu tố kỹ thuật để hoàn thành phương án kiến trúc khả thi cho giai
đoạn tiếp theo. Mục đích giai đoạn này nhằm đáp ứng đủ và đúng giải pháp kĩ thuật ra
xin phép xây dựng.

GIAI ĐOẠN 3 : HỒ SƠ KĨ THUẬT

Đây là giai đoạn nhằm thực hiện nội dung: Hoàn thành tất cả các hạng mục kết cấu - điện
nước - phòng cháy chữa cháy - cảnh quan.

GIAI ĐOẠN 4 : HỒ SƠ KĨ THUẬT THI CÔNG


Giai đoạn này phục vụ chủ yếu cho việc thi công. Làm rõ các giải pháp kỹ thuật để nhà
thầu thuận tiện thi công xây dựng.

Bao gồm đầy đủ hồ sơ chi tiết về:


 Kiến trúc

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

 Nội thất
 Kết cấu
 Điện nước
 Cảnh quan

b) Các yếu tố đầu vào


Nguồn nhân lực trình độ cao: Trên đại học 86 người, Đại học 290 người, Cao đẳng 24
người, Trung cấp 15 người
Hồ sơ để xin giấy phép thi công
 Áp lực đến từ các nhà cung cấp ở mức độ THẤP
 Nagecco là đơn vị có trình độ chuyên môn cao với bề dày kinh nghiệm hơn 45
năm và đội ngũ chuyên nghiệp
 Là đơn vị cung cấp dịch vụ nên nagecco không phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp
3.2.4 Áp lực từ khách hàng

a) Các sản phẩm, dịch vụ của Nagecco


 Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

 Tư vấn đấu thầu, giám sát thi công xây dựng công trình và quản lý dự án

 Tư vấn thiết kế và giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp đến
35kV

 Thiết kế quy hoạch và hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, các chung cư nhà ở cao tầng, căn hộ cao cấp, các tổ
hợp giải trí – thương mại dịch vụ khác

 Thiết kế kiến trúc, kết cấu, hệ thống điện, cấp thoát nước, lập dự toán công trình
xây
dựng

 Thẩm tra thiết kế và dự toán các loại công trình xây dựng

 Đánh giá tác động môi trường

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

 Kiểm định và chứng nhận chất lượng công trình

 Khảo sát, đo đạc địa chính, địa hình công trình


b) Khách hàng
Nagecco đã tư vấn, thiết kế quy hoạch trên 300 KCN, KCX trên phạm vi toàn quốc, đã
cung cấp những giải pháp thành công cho hơn 120 khu đô thị, các dự án nổi bật là Dự án
Flora Novia (Thủ Đức), Dự án khu phức hợp Empire City (Quận 2), Chung cư Sông đà
Riverside; Trung tâm pháp y TP. Hồ Chí Minh; Trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục
công nghệ cao; Khu du lịch nghỉ dưỡng An Hải - Côn Đảo; Bảo tàng Tôn Đức Thắng;
Khách sạn Sài Gòn - Phú Quốc; Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ; Trung tâm phức hợp
Saigon - Ba Son
⇨ Áp lực từ khách hàng CAO
Khách hàng của Nagecco thường là các chủ đầu tư của các KĐT, KCN, KCX. Họ là
những khách hàng quen thuộc có mối làm ăn lâu năm và với ngành xây dựng khách hàng
luôn nắm thế mạnh vì việc thay đổi nhà cung cấp không tốn chi phí điều này sẽ làm giảm
lợi nhuận của công ty

3.2.5 Ma trận EFE

Tổng số điểm 2,97 cho thấy khả năng phản ứng của Nageco là khá tốt. Hiện nay, công ty
đang gặp nhiều khó khăn như thị trường mua bán bất động sản đang diễn ra trầm lắng.
Chính vì vậy, một loạt dự án bị khó khăn.

- Thứ nhất, là khó khăn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các dự án, hàng loạt các dự án
bị dừng giải ngân.

- Thứ hai khó khăn ở đầu ra, nhiều dự án đã xây dựng nên không bán được hàng. Thị
trường hiện nay rất căng thẳng về thanh khoản. Việc chính sách tín dụng cho vay bất

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

động sản của chính phủ không được nới lỏng, và vay được thì vay với lãi suất cao dẫn
đến nhiều dự án đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn.

→ Nếu các công cụ tài chính mới phi ngân hàng được triển khai , đồng thời có chính sách
tín dụng nới lỏng linh hoạt thì thị trường sẽ có dấu hiệu tích cực, nếu không có chuyển
biến gì mới về chính sách tín dụng thì thị trường sẽ tiếp tục giai đoạn trầm lắng kéo dài .
Công ty cần theo dõi những thông tin này để phát triển ổn định hơn .

4.4 Ma trận IFE

Các yếu tố nội bộ DN Mức độ quan trọng đối Phân Điểm quan
với ngành loại trọng
(1) (2) (3) (4)=(2)x(3)

Chất lượng của công 0,2 4 0,8


trình/bản thiết kế
Uy tín của công ty 0,13 3 0,39
Năng lực cung ứng DV 0,1 2 0,2
Năng lực Công nghệ/Đổi 0,13 3 0,39
mới SP
Năng lực của đội ngũ nhân 0,16 4 0,64
sự
Khả năng huy động vốn 0,1 2 0,2
Chi phí sản xuất 0,08 2 0,16
Mối quan hệ với cơ quan 0,1 3 0,3
Nhà nước
Tổng 1 3,08

Qua phân tích môi trường nội bộ DN như trên, ta thấy tổng điểm về môi trường nội bộ
của Nagecco ở mức khá tốt: 3,08 điểm.
 Doanh nghiệp có nhiều điểm mạnh, trọng số mức độ quan trọng các yếu tố dàn trải
đồng đều nhưng đáng chú ý hơn cả là chất lượng của sản phẩm và năng lực của
đội ngũ nhân sự ( bao gồm cả ban Giám đốc)
 Bên cạnh đó, yếu tố cần cải thiện đó là việc phải tối ưu hóa quá trinh thi công, sản
xuất để giảm thiểu chi phí.
5 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
5.1 Phân tích ma trận SWOT
SWOT CƠ HỘI (O) ĐE DỌA (T)
O1: Hợp tác nhiều hơn với các T1: Sự cạnh tranh gay gắt
doanh nghiệp nước ngoài, giúp của các đối thủ cùng lĩnh
mở rộng địa bàn hoạt động vực: từ các công ty tư vấn
O2: Thị trường tư vấn xây xây dựng tầm trung & sự

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

dựng còn nhiều cơ hội mới tham gia của các doanh
O3: Ưu đãi của chính phủ về nghiệp nước ngoài
các quy định, chính T2: Biến động lớn về giá vật
sách trong ngành xây dựng tư, chi phí vận chuyển hàng
O4: Khoa học công nghệ ngày hóa.
càng phát triển. T3:Hệ thống hồ sơ pháp lý
O5: Tốc độ tăng trưởng nền rườm rà
kinh tế cao kéo theo T4: Hoạt động xây dựng
đó tiềm năng tăng trưởng về ngoài trời và vấn đề sức khỏe
mảng Công nghiệp và bị ảnh hưởng bởi môi trường
hạ tầng. tự nhiên
O6: Các bộ luật đang khuyến T5: Công nghệ ngày càng
khích ngành xây dựng phát phát triển cho phép nhiều
triển doanh nghiệp ở vùng khác
tham gia vào địa bàn kinh
doanh một cách dễ hơn
ĐIỂM MẠNH (S) CÁC CHIẾN LƯỢC S-O : CÁC CHIẾN LƯỢC S-T :
S1: Có thương hiệu -SO1 (S1, S2, S3, S4, S5, S6 + - ST1 (S1, S2, S3 + T1, T5):
uy tín và lâu đời O1, O2, O3, O4, O5, O6): Mở Đẩy mạnh truyền thông,
S2: Chất lượng sản rộng thị trường hoạt động quảng cáo,
phẩm, dịch vụ cao, không chỉ tập trung ở khu vực tăng cường các lợi thế cạnh
có thể đáp ứng yêu miền Nam mà còn ở miền Băc tranh
cầu của khách hàng và miền Trung ➔ Chiến lược Marketing
ở nhiều mức khác ➔ Chiến lược thâm nhập thị thương hiệu
nhau. trường . - ST2 (S4, S6 + T1, T5) :
S3: Các mối quan hệ - SO2 (S1, S3, S4, S6 + O1, Đẩy mạnh ứng dụng khoa
tiềm năng O4, O6): học công nghệ mới trong quá
S4: Máy móc thiết Chủ động hợp tác với các trình xây dựng
bị hiện đại doanh nghiệp xây dựng ➔ Đổi mới công nghệ, chiến
S5: Đội ngũ quản lý nước ngoài , cải thiện công lược hội nhập ngang
lâu năm, giàu kinh nghệ, năng lực - ST3 (S3 + T3): Thúc đẩy
nghiệm. ➔ Chiến lược hợp tác khả năng giải quyết các thủ
S6: Đội ngũ kĩ sư, -SO3 (S1, S2, S3 + O2, O3, tục pháp lý nhanh gọn hơn
công nhân có trình 04): Đưa thương hiệu được ➔ Chiến lược tăng lợi thế
độ cao và nhiều kinh nhiều người biết đến hơn cạnh tranh
nghiệm ➔ Chiến lược marketing
thương hiệu

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

ĐIỂM YẾU (W)


CÁC CHIẾN LƯỢC W-O
W1: Vốn còn ít
-WO1: (W1+ O1, O2, O3) tận
W2: Thị trường hoạt CÁC CHIẾN LƯỢC W-T
dụng cơ hội để làm việc
động còn khá nhỏ
với các đối tác tài chính, tận
W3: Mặc dù thương
dụng các gói ưu đãi hỗ trợ
hiệu lâu đời nhưng - WT1: (W3, W4 & T1, T2,
của nhà nước để tăng nguồn
vẫn chưa được biết T5):Chú trọng nâng cao vị
vốn, chuẩn bị cho các dự án
đến rộng rãi thế thương hiệu, nghiên
dài hạn trong tương lai
W4: Giá thành dịch cứu các phương án giảm
➔ Chiến lược tái cấu trúc tài
vụ, sản phẩm cao giá thành dịch vụ, sản
chính
phẩm.
➔ Chiến lược tăng khả
năng cạnh tranh.

5.2 Tổng hợp các định hướng chiến lược

SWOT Cơ hội (O) Đe dọa (T)


ST1 (S1, S2, S3 + T1, T5):
Chiến lược Marketing thương
SO1 (S1, S2, S3, S4, S5, S6 + O1, O2, hiệu(PA3)
O3, O4, O5, O6): ST2 (S4, S6 + T1, T5):
Điểm Chiến lược thâm nhập thị trường (PA1) Chiến lược hội nhập ngang
mạnh SO2 (S1, S3, S4, S6 + O1, O4, O6): (PA4)
(S) Chiến lược hợp tác(PA2) ST3 (S3 + T3):
SO3 (S1, S2, S3 + O2, O3, 04): Chiến lược tăng lợi thế cạnh
Chiến lược marketing thương hiệu (PA3) tranh (PA5)

WO1: (W1+ O1, O2, O3): WT1: (W3, W4 & T1, T2, T5)
Điểm Chiến lược tái cấu trúc mô hình kinh Chiến lược tăng khả năng cạnh
yếu doanh (PA6) tranh (PA7)
(W)

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

BAOVIETLIFE (BẢO HIỂM)

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:


2.1. Yếu tố chính trị, pháp luật (P):
2.1.1. Luật pháp:
16/6/2022: Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm tại kỳ
họp thứ ba (Luật số 08/2022/QH15). Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ có hiệu
lực từ ngày 01/01/2023. Các quy định này có giai đoạn chuyển tiếp 5 năm, tạo một
khoảng thời gian đệm giữa khung pháp lý và việc áp dụng trong hoạt động thực tế
(2023 – 2027). Một số nội dung đáng chú ý trong dự thảo là:
• Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt
động kinh doanh bảo hiểm trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về tài chính để thực hiện
các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm. Các thông tin nhân thân về người
mua, về giao dịch sẽ được công khai, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi
ro tốt hơn, ngăn chặn trục lợi và thiết kế sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng
hơn.
• Mở rộng đối tượng nhà đầu tư nước ngoài, cho phép các tập đoàn tài chính có
hoạt động kinh doanh bảo hiểm; đơn giản điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm
đã được cấp giấy phép tại Việt Nam muốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm mới; bổ
sung việc đăng ký kinh doanh; cho phép doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm
thuộc lĩnh vực bảo hiểm khác.
2.1.2. Can thiệp Chính phủ:
Các cơ quan quản lý sẽ không can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật vào hoạt động
của các doanh nghiệp bảo hiểm như trước đây. Thay vào đó, vai trò của cơ quan
quản lý sẽ là ưu tiên quản lý giám sát, thúc đẩy tính minh bạch và sự phát triển lành
mạnh của thị trường bảo hiểm.
2.1.3. Thuế:
Khoản 1 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một
số điều Luật Thuế giá trị gia tăng có quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị
gia tăng: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ
bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các
dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng
cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm.
2.1.4. Hiệp định thương mại thế giới:
EVFTA: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU có hiệu lực tại Việt
Nam từ 01/8/2020. Cam kết mở cửa rộng hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU
so với trong WTO trong các lĩnh vực: Dịch vụ kinh doanh, Dịch vụ môi trường,
Bưu chính và chuyển phát, Ngân hàng, Bảo hiểm và Vận tải.
2.1.5. Luật bảo vệ người tiêu dùng:

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Hoàn thiện các quy định về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,
quản trị rủi ro; tài chính, hạch toán kế toán; đưa ra tỷ lệ an toàn vốn cùng với các
yêu cầu khắt khe hơn về việc công bố thông tin, nhằm bảo vệ “người được bảo
hiểm”.
Cơ hội:
Một là, Việt Nam là một quốc gia có tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện
an toàn cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Dự án Luật kinh doanh bảo hiểm
ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thị trường. Đây là bước tích cực cho sự phát
triển dài hạn của ngành Bảo hiểm cũng như công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
Nhà nước đề ra các chính sách bảo hiểm đối với các ngành như đầu tư xây
dựng, nông nghiệp, thủy sản, năng lượng nguyên tử…giúp các doanh nghiệp phát
triển thêm sản phẩm và mở rộng thị trưởng. Bảo Việt cho rằng: yếu tố vĩ mô kinh tế
phục hồi sẽ kéo theo nhu cầu cho các sản phẩm bán buôn như: bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm hàng hóa tăng cao. Nhóm bảo hiểm phi nhân thọ sẽ là nhóm bảo hiểm dễ phục
hồi hơn, vì hầu hết các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ có thời hạn 1 năm và không
có điều khoản chia lãi nên rủi ro rất thấp. Như vậy, triển vọng của các cổ phiếu bảo
hiểm trong ngắn hạn dù chưa rõ rệt, nhưng về trung hạn và dài hạn thì có thể bứt
phá mạnh và thu hút được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư.
Hai là, khuyến khích mở rộng đối tượng nhà đầu tư nước ngoài, sẽ giúp cho
Bảo Việt có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn vốn hơn. Việc hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Bảo hiểm Bảo Việt có cơ hội tiếp cận
với các đối tác nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh, từ đó
tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ kinh doanh. Các chính sách ưu đãi về
thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ giúp Bảo Việt thúc đẩy
doanh thu và lợi nhuận, về lâu dài tạo tích lũy để nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
mở rộng thị trường.
Ba là, việc thay đổi phương thức quản lý giám sát từ can thiệp sau sang can
thiệp sớm sẽ góp phần hạn chế số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Doanh
nghiệp Bảo hiểm Bảo Việt sẽ tăng cơ hội kinh doanh và doanh thu do được chủ
động phát triển sản phẩm bảo hiểm mới.
Bốn là, việc chuyển đổi sang mô hình vốn trên cơ sở rủi ro và hoàn thiện quy
định về hợp đồng bảo hiểm theo hướng tăng tính minh bạch về sản phẩm (từ phía
DNBH) và đối tượng được bảo hiểm (từ phía bên mua bảo hiểm), nhằm giúp cho
công ty bảo hiểm Bảo Việt đánh giá rủi ro tốt hơn, ngăn chặn trục lợi và thiết kế sản
phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng hơn, qua đó giảm tranh chấp có thể phát sinh,
tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, an toàn
Thách thức
Song song với đó, kỳ vọng Luật Kinh doanh bảo hiểm mới và Hiệp định tự do
thương mại VN-EU (EVFTA) tạo ra làn sóng M&A giữa các nhà đầu tư nước ngoài,
đặc biệt là nhóm châu Âu vào Việt Nam. Cộng với hàng rào thuế quan và rào cản
gia nhập thị trường giảm, cuộc chiến giành thị phần của Bảo Việt với các công ty

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

trong ngành sẽ ngày càng khốc liệt nhưng theo một cách ‘lành mạnh’ hơn, đặc biệt
là khi có sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp nước ngoài.
Hai là, để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, DNBH Bảo Việt sẽ phải đầu tư thiết lập
bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, xây
dựng hệ thống công nghệ thông tin, đào tạo và tuyển dụng nhân sự đáp ứng các yêu
cầu về trình độ đối với các chức danh quản lý của doanh nghiệp.
Ba là, Luật Kinh doanh bảo hiểm mới sẽ có tác động tích cực về dài hạn đối
với thị trường bảo hiểm song với những thay đổi về mô hình quản lý vốn, có thể sẽ
có áp lực tăng vốn đối với Bảo Việt mặc dù áp lực này sẽ không quá lớn. Nếu biết
vận dụng hợp lý đó cũng là cơ hội để Bảo Việt chiếm ưu thế hơn trong ngành với
nguồn vốn lớn nhất hiện nay trong thị trường bảo hiểm.
Bốn là, Dự luật chưa đề cập tới các cơ chế quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro
tương ứng với cơ chế quản lý vốn nhằm chủ động kiểm soát nguy cơ rủi ro của các
Doanh nghiệp Bảo hiểm. Đồng thời cũng chưa có các chính sách ưu đãi để khuyến
khích để mở rộng kinh doanh tại các vùng sâu, vùng xa hoặc đầu tư vào các sản
phẩm bảo hiểm an sinh xã hội, đầu tư vào các sản phẩm bảo hiểm cho người có thu
nhập thấp, sản phẩm bảo hiểm y tế.
2.2. Yếu tố kinh tế (E):
2.2.1. Chỉ số kinh tế tương lai:
Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2021 -2030) đã khái quát mức
độ phát triển kinh tế - xã hội mà Việt Nam phấn đấu trong giai đoạn 10 năm tới: đạt
tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm. Đến năm 2025, Việt Nam là nước đang
phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình
thấp. Trong đó, GDP/người giá thực tế giai đoạn này đạt 4.700 - 5.000 USD, năm
2020, GDP/người đã đạt 3.521 USD. Đến năm 2030, là nước đang phát triển có
công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. GDP/người giá thực tế đạt khoảng
7.500 USD. Hướng đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao và đạt
hơn 12.000 USD.
Đề án Chiến lược đã đề ra các mục tiêu cụ thể. Theo đó, phấn đấu doanh thu
ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 15%/năm, đến năm
2025, quy mô đạt 3%-3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026-2030 là
10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt 3,3% - 3,5% GDP. Đến năm 2025 có 15% dân
số tham gia bảo hiểm nhân thọ; đến năm 2030 có 18% dân số tham gia bảo hiểm
nhân thọ.
2.2.2. Chỉ số phát triển toàn ngành:
Theo Bộ Tài chính, hiện có 77 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường,
bao gồm: 31 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 19 công ty bảo hiểm nhân.thọ, 2 công ty tái
bảo hiểm, 24 công ty môi giới bảo hiểm và 1 chi nhánh công ty bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài.
Trái ngược với nhiều ngành nghề khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tốc
độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành bảo hiểm tăng rất tốt.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đến hết tháng 7/2022, sản phẩm bảo
hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng 11,3% tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng
hợp đồng có hiệu lực đến cuối kỳ là 13,4 triệu tăng 5,8%. Tổng doanh thu phí bảo
hiểm toàn thị trường ước đạt là 98.171 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm
trước. Bên cạnh
đó, phí bảo hiểm khai thác mới 7 tháng năm 2022 tăng 0,5% đạt 29.191 tỷ
đồng.
2.2.3. Lãi suất:
Không lâu sau khi FED công bố tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm %, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã điều chỉnh một loạt biểu lãi suất điều hành: lãi
suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn (tăng 0,3 điểm%); lãi suất tiền gửi 1
đến dưới 6 tháng, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng
qua đêm và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán với tổ chức tín dụng
(cùng tăng 1 điểm %). Đây là lần điều chỉnh lãi suất đầu tiên của NHNN trong vòng
2 năm trở lại đây.
Song song với đó, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ
được ban hành tại Quyết định số 422/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (NHNN) triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 02 năm 2022-2023
thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại
cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa
vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.
Cơ hội
Mặc dù thị trường bảo hiểm nhân thọ 4 tháng đầu năm 2022 có dấu hiệu tăng
trưởng chậm lại nhưng các chuyên gia vẫn dự báo tăng trưởng doanh số trong lĩnh
vực này có thể đạt 15% mỗi năm trong 5 năm tới. Nhưng cùng với sự phát triển của
Việt Nam sau đà hồi phục hậu đại dịch Covid, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn
còn nhiều tiềm năng để phát triển.
Đặc biệt, chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay 2%/năm trong 02 năm 2022-2023
có tác động tích cực đến tỷ trọng nguồn vốn huy động để đầu tư của các doanh
nghiệp bảo hiểm. Lãi suất có xu hướng tăng dần trong năm 2022 sẽ hỗ trợ doanh thu
tài chính của các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm, khi tiền gửi của các DN vẫn chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong tổng danh mục đầu tư. Tuy vậy, với mức tăng vào khoảng
50-100 điểm cơ bản, chúng tôi cho rằng, các DN bảo hiểm nhân thọ sẽ được hưởng
lợi nhiều hơn
Dẫn đầu thị trường bảo hiểm cả về mảng BH nhân thọ mang lại cho Bảo Việt
Life sự uy tín cao với khách hàng, củng cố vị thế ông lớn của ngành qua đó được
hưởng những chính sách và đãi ngộ về đầu tư và vay vốn hơn so với các doanh
nghiệp khác. Thách thức:
Một là, BaoVietlife luôn phải ứng phó kịp thời với những thay đổi nhạy cảm và
biến động từ môi trường kinh tế do quy mô vốn lớn. Dưới tác động của chính sách
tăng lãi suất tiền gửi để ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát, hoạt động đầu tư trong
bối cảnh mới cũng được dự báo có nhiều thay đổi, ảnh hưởng tới thói quen tiêu

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

dùng và tiết kiệm của người dân, các hộ gia đình và cả doanh nghiệp. Theo đó,
người dân sẽ gia tăng hành vi gửi tiền tiết kiệm thay vì đầu tư hay mua bảo hiểm và
các doanh nghiệp cũng ít vay vốn để đầu tư hơn.
Hai là, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chất lượng
tăng trưởng, năng suất và sức cạnh tranh còn thấp, hiệu quả sử dụng nguồn lực còn
hạn chế, kết cấu hạ tầng yếu kém. Bên cạnh đó, những rủi ro nền kinh tế toàn cầu sẽ
tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam như: Khủng hoảng kinh tế, đình trệ, khủng
hoảng nguồn cung, lạm phát... Đặc biệt, xu hướng lãi suất thấp ở các nền kinh tế có
ảnh hưởng rất lớn đến các DNBH nhân thọ.
2.3. Yếu tố tự nhiên - văn hóa - xã hội (S)
2.3.1. Dân số và cơ cấu tuổi:
Dân số hiện tại của Việt Nam là 99,1 triệu người vào ngày 01/10/2022 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, đứng thứ 15 trên thế giới. Dự báo dân số Việt Nam
sẽ đạt đỉnh vào năm 2050 và sẽ giảm dần sau đó. Đến năm 2025, dân số Việt Nam
đạt con số 101,1 triệu và sẽ đạt tối đa vào năm 2050 với 109,6 triệu.
Việt Nam mới có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm
bình quân GDP tối đa 3%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực.
Với đà này đến năm 2025, ước tính sẽ có 15% dân số sẽ tham gia bảo hiểm nhân thọ
với doanh thu dự kiến đạt 3,5% GDP, chỉ cao hơn 0,2% mức trung bình các quốc
gia trong khu vực vào năm 2019. Điều đó cho thấy dư địa phát triển của ngành bảo
hiểm tại Việt Nam còn rất lớn. Bên cạnh đó, mức chi tiêu cho bảo hiểm bình quân
trên đầu người là 72 USD tại Việt Nam, thấp hơn so với mức 175 USD tại các thị
trường mới nổi và cách xa con số 4.664 USD tại các thị trường phát triển.
Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,3 tuổi. Dân số Việt Nam đang trong độ tuổi
vàng: lực lượng lao động chiếm gần 70%, xong đang có xu thế già hóa dân số diễn
ra nhanh chóng với đặc trưng là sự gia tăng mạnh cả về số lượng và tỷ trọng người
cao tuổi trong dân số. Đến năm 2030, Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời
gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm.
2.3.2. Tốc độ đô thị hóa:
Mật độ dân số Việt Nam hiện là 319 người/km2. Với tổng diện tích đất là
310.060 km2, 38,05% dân số Việt Nam hiện đang sống ở thành thị 37.198.539
người vào năm 2019. Đến năm 2030, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP; Tỷ lệ đô thị
hóa đạt trên 50%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%;
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%.
2.3.3. Phong cách sống, nhận thức xã hội:
Trong 2 năm trở lại đây, trải qua đại dịch Covid-19 và đối mặt với những tin
tức về hàng trăm ca tử vong mỗi ngày, cùng sự gia tăng chóng mặt của các ca nhiễm
mới, đặc biệt là trong đợt dịch thứ 4, vấn đề sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng
đầu của người dân và toàn xã hội, cải thiện đáng kể nhận thức và hiểu biết của
người dân về bảo hiểm, chuyển đổi số và kênh phân phối bảo hiểm đa dạng

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Do đó, cũng là điều dễ hiểu khi gần 71% doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam
đều cho rằng tác động của dịch Covid-19 đã cải thiện đáng kể nhận thức và hiểu biết
của người dân về bảo hiểm, theo kết quả khảo sát được Vietnam Report đưa ra mới
đây. 2.3.4. Rủi ro xét theo yếu tố tự nhiên:
Do kinh doanh bảo hiểm là chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ
sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo
hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm.
Theo ước tính, vào năm 2022, Việt Nam có khoảng 1.765 người chết trung
bình mỗi ngày. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, cả nước đã xảy ra 848 vụ cháy,
làm chết 41 người, bị thương 42 người và thiệt hại tới 414,78 tỷ đồng, 40,87 ha
rừng.
Theo số liệu thống kê, trung bình hàng năm Việt Nam hứng chịu 5 - 6 cơn bão
và 2 - 3 áp thấp nhiệt đới kéo dài từ tháng 6 tới nửa đầu tháng 12 và tập trung nhiều
nhất trong các tháng 8, 9, và 10 trong đó ảnh hưởng nặng nhất vào các tỉnh Bắc
Trung Bộ và miền duyên hải Trung và Nam Trung Bộ. Gần đây nhất, bão Noru đã
khiến 3 người thiệt mạng và mất tích, hơn 7.000 nhà bị ngập, hàng chục nghìn ha
nông nghiệp và thủy sản bị thiệt hại… Bão và mưa lũ sau bão cũng đã khiến 62
người bị thương; 3.364 nhà bị hư hại, tốc mái. Lũ lớn sau bão đã khiến 7.346 nhà bị
ngập (trong đó riêng tỉnh Nghệ An có 7.306 nhà bị ngập).
Cơ hội:
Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng. Thị trường Việt Nam
còn nhiều tiềm năng để phát triển, là cơ hội phát triển rất nhiều sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ như bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm hưu trí...
Lực lượng lao động đông đảo, độc lập về tài chính cộng thêm xu hướng già hóa
dân số đang diện ra nhanh chóng, thêm vào đó nhận thức về vấn đề về bảo hiểm của
người dân Việt Nam ngày càng tăng sau đại dịch Covid-19 khiến ngành bảo hiểm có
tiềm năng phát triển nhanh hơn trong tương lai cùng với nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm bảo hiểm rủi ro do dịch bệnh, sức khỏe, thiên tai và hưu trí ngày càng tăng.
Cùng với các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, tai nạn ngoài ý muốn đang xảy ra ở
hiện tại và tương lai tại Việt Nam, người dân càng quan tâm nhiều hơn về lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm và đầu tư cho tương lai, do đó là cơ hội để ngành
BHNT phát triển.
Thách thức:
Nguồn nhân sự có chuyên môn cao còn thiếu, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia
tính toán tại các DNBH.
Tốc độ đô thị hóa còn chậm so với khu vực cũng như trên thế giới, mức sống
còn thấp dẫn đến việc tỷ lệ người dân có hợp đồng BHNT chưa đến được con số
10% trong gần 25 năm ra đời và phát triển, trong khi tại các nước tiên tiến như Mỹ,
Nhật bản con số này đã lên đến hơn 90% người dân có trong tay ít nhất một HĐ
BHNT.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Tình hình dịch bệnh, biến đổi về môi trường, thời tiết, khí hậu ngày càng khó
dự đoán. Trong những năm qua, thiên tai đã gây ra thiệt hại lớn đối với ngành bảo
hiểm và xu hướng xảy ra thiên tai ngày càng tăng. Việt Nam là nước dễ bị tổn
thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Đòi hỏi doanh nghiệp Bảo hiểm cần
phải nhanh nhạy với thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu
cầu người mua.
2.4. Yếu tố công nghệ (T):
Không nằm ngoài xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cùng
sự ‘thúc giục’ để vượt qua những hạn chế trong đại dịch Covid-19, ngành bảo hiểm
Việt Nam trong gần 2 năm qua cũng đang tích cực tham gia vào cuộc đua chuyển
đổi số. Theo Vietnam Report, gần 70% doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng kênh kỹ
thuật số đã tác động tích cực tới doanh thu, do vậy, 100% doanh nghiệp bảo hiểm
đưa phát triển công nghệ vào top 5 mục tiêu chiến lược trong giai đoạn mới. Các
kênh phân phối và dịch vụ kỹ thuật số sẽ dần thay thế cho các kênh truyền thống.
Theo kết quả mới nhất 03/2022, Facebook tiếp tục dẫn đầu trong số các nền
tảng được dùng để dẫn đến các website của bên thứ 3, chiếm đến 69,79%. Số lượng
người dùng tiềm năng mà quảng cáo trên Facebook có thể tiếp cận là 70,4 triệu
người, tức 71,4% dân số Việt Nam. Nắm bắt xu hướng đó, Tập đoàn Bảo Việt và
các đơn vị thành viên đẩy mạnh ứng dụng Facebook Workplace trong hoạt động của
doanh nghiệp: hoạt động truyền thông nội bộ, xử lý công việc, trong kết nối với tư
vấn viên, đại lý…
Thời gian qua, BVL đẩy mạnh đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ, đáp ứng
kịp thời nhu cầu khách hàng khi số hóa xuyên suốt các quy trình bảo hiểm rút ngắn
thời gian chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Bảo Việt cũng tập trung ứng dụng kỹ thuật thông tin hiện đại
như cầu truyền hình, điện thoại, video để tổ chức các cuộc họp trên toàn quốc nhằm
giảm thiểu thời gian đi lại giữa các chi nhánh.
Cơ hội
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các cải cách trong công nghệ tạo cơ hội
cho các DNBH và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm tăng khả năng tiếp cận
thị trường qua đó thúc đẩy doanh thu của toàn ngành bảo hiểm.
Việc ứng dụng tốt mô hình chuyển đổi số giúp Bảo Việt giảm thiểu chi phí
trong quá trình quản lý đồng thời thuận lợi trong việc tiếp cận một lượng khách
hàng tiềm năng khổng lồ tại thị trường Việt Nam, thông qua chiến dịch quảng cáo
trên các nền tảng xã hội có lượt tiếp cận cao như: Fb, Youtube, Tiktok, Zalo,... =>
giúp tăng khả năng cạnh tranh cũng như đáp ứng nhu cầu tương tác liên tục của
khách hàng.
Việc tiên phong trong ứng dụng Facebook Workplace giúp Bảo Việt triển khai
hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như quản trị nội bộ, cải thiện hiệu quả truyền
tải thông tin, xử lý công việc, kết nối giữa các thành viên trong doanh nghiệp, giữa
trụ sở chính với các công ty tại khắp 63 tỉnh thành giúp giảm chi phí, giảm thiểu

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

lượng giấy tờ in ấn, thông tin được truyền tải nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu
suất làm việc.
Thách thức:
Kỷ nguyên công nghệ - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra
với nhịp độ nhanh, trong khi năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp bảo hiểm
Việt Nam, kể cả là ông lớn của ngành Bảo Việt cũng còn ở thế yếu về mảng công
nghệ so với các đối thủ nặng ký nước ngoài khiến cho bảo hiểm Bảo Việt trong
tương lai sẽ phải đối mặt với những đối thủ đáng gờm trong cuộc chiến tranh giành
thị phần Việt Nam.
Chất lượng và tính chuyên nghiệp của kênh phân phối đại lý chưa cao; Nhận
thức và ý thức về bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân, người tham gia bảo hiểm còn
hạn chế, do công tác tuyên truyền chưa được thực hiện đồng bộ, tổng thể trong toàn
ngành;
Cùng với đó, ứng dụng công nghệ tạo nên thách thức về thay đổi cơ cấu của
kênh phân phối, sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến rủi ro an toàn, an ninh và thách thức
trong xây dựng quy định pháp luật và quản lý, giám sát.
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH THEO MÔ HÌNH
5Fs
3.1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại:
3.1.1. Số lượng:
• Theo thống kê, hiện thị trường bảo hiểm Việt Nam có 76 doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm (trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 24 doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm) và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
3.1.2. Thị phần:
• Tổng doanh thu phí bảo hiểm và thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị
trường 6 tháng đầu năm 2022 cụ thể như sau: Bảo Việt Nhân thọ (16.222 tỷ đồng và
19,20%), Manulife (15.345 tỷ đồng và 18,17%), Prudential (13.999 tỷ đồng và
16,57%), Dai-ichi Life (10.402 tỷ đồng và 12,31%) và các doanh nghiệp khác.
• Với thị phần doanh thu khai thác mới, Bảo Việt Life đứng thứ hai với 12,8%.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

• So về độ uy tín, BVNT tiếp tục duy trì vị thế đứng đầu trong 10 công ty bảo hiểm
uy tín nhất Việt Nam.
3.1.3. Phân tích đặc thù và tốc độ tăng trưởng ngành bảo hiểm:
• Tốc độ tăng trưởng thị trường ngành bảo hiểm: Doanh thu ngành bảo hiểm
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 15%/năm, đến năm 2025, quy mô
đạt khoảng 3 - 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 - 2030 là
10%/năm, đến năm 2030 quy mô đạt khoảng 3,3 - 3,5% GDP.
• Thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt trong những tháng đầu
năm 2022. Một số dự báo cho thấy, thị trường bảo hiểm vẫn được hỗ trợ tích cực từ
các yếu tố vĩ mô, đặc biệt là sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch.
• Là ngành phân tán với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên phần đa thị
phần và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ nằm trong tay một số ông lớn như Bảo
Việt, Manulife, Prudential, Dai-Ichi và AIA. Nhóm đứng đầu ngành bảo hiểm nhân
thọ dường như không có thay đổi nhiều trong vòng những năm qua.
3.1.4. Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: • Sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp để tranh giành khách hàng liên tục diễn ra gay go và quyết
liệt.
• Các sản phẩm bảo hiểm không có bảo hộ bản quyền và dễ bắt chước nên các
doanh nghiệp bảo hiểm thường tập trung vào chiến lược quảng cáo, chương trình ưu
đãi, … để thu hút khách hàng. Theo thống kê chưa chính thức của các nhà nghiên
cứu thị trường thì 30 - 40% các loại dịch vụ của công ty có chương trình khuyến
mãi, chương trình giảm giá…

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

• Việc hạ phí bảo hiểm nhằm có được thị phần hay giành được dịch vụ không phải là
hình thức cạnh tranh mới song lại đang trở thành cách thức cạnh tranh của nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Dù hành vi này được xem
xét là vi phạm pháp luật nhưng việc này vẫn còn diễn ra rộng rãi. Tỷ lệ bồi thường ngày
một tăng dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp không có nguồn tài chính vững vàng.
3.1.5. Bản đồ nhóm chiến lược:

3.1.6. Ma trận cạnh tranh:

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

16

3.2. Áp lực từ phía nhà cung cấp


Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
- Các nhà cung cấp đe dọa tăng giá hàng hóa hay mặc cả về chất lượng sản
phẩm dịch vụ cung ứng.
- Nhà cung cấp của các tập đoàn bảo hiểm là những cổ đông cung cấp vốn cho
công ty hoạt động, các công ty đào tạo nhân viên kinh doanh hay là các công ty
cung cấp các sản phẩm công nghệ cho công ty bảo hiểm.
- Khi tốn một khoản chi phí khá lớn đầu tư cho hệ thống thì các doanh nghiệp
có xu hướng không đổi nhà cung cấp mới -> làm tăng quyền lực nhà cung cấp. 3.3.
Áp lực từ ĐTCT tiềm ẩn:
• Việc mở cửa thị trường theo các hiệp định thương mại mới có tác động tích
cực với cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển ngành Bảo hiểm. Tạo điều kiện tăng
cường kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý, gia tăng năng lực cạnh tranh của các
công ty bảo hiểm trong nước khi so với các doanh nghiệp nước ngoài.
• Số lượng lớn các công ty bảo hiểm mới gia nhập thị trường, đặc biệt các đối
thủ nước ngoài đang và sẽ dần chiếm lĩnh một phần đáng kể thị trường Việt Nam
hiện nay. • Rào cản gia nhập ngành không quá cao, không yêu cầu đầu tư quá lớn vào
công nghệ nhưng yêu cầu vốn điều lệ lớn. Tuy nhiên nếu các công ty bảo hiểm mới
dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ gia tăng nhanh chóng. • Sự gia
nhập của các doanh nghiệp tăng nhanh dẫn đến sự di chuyển nhân sự giữa các công
ty trong ngành bảo hiểm. Nếu các công ty không có chính sách thu hút nhân tài thì

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

sẽ mất đi lợi thế quan trọng so với các doanh nghiệp nước ngoài - những doanh
nghiệp có nguồn vốn lớn hơn so với doanh nghiệp nội địa.
3.4. Áp lực từ phía Khách hàng
Thách thức lớn đối với các DN bảo hiểm là sự giảm sút trong thu nhập của
khách hàng. Theo Tổng cục Thống kê, khoảng 22,2 triệu người lao động bị giảm thu
nhập do tác động của Covid-19 trong năm 2020. Xét riêng quý 1/2021, con số này
lên tới 6,5 triệu người (xấp xỉ 1/3 tổng số người bị ảnh hưởng trong cả năm 2020).
Điều này cho thấy, túi tiền của khách hàng thực sự trở nên eo hẹp hơn rất nhiều
so với năm trước. Thêm vào đó, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu năm 2021 dự báo
tăng khá mạnh (có thể ở mức 2,8% so với mức 2% năm 2020), áp lực lạm phát Việt
Nam cũng đã bắt đầu “nhen nhóm” do ảnh hưởng bởi độ trễ của lượng cung tiền.
Theo đó, lạm phát có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận ngành bảo hiểm thông qua
4 kênh: yêu cầu bồi thường, chi phí, thu nhập đầu tư và bảng cân đối kế toán. Trong
đó, kênh yêu cầu bồi thường là chịu tác động mạnh nhất: lạm phát dẫn đến chi phí
bồi thường cao hơn, làm xói mòn lợi nhuận. Sự gia tăng lạm phát càng đột ngột thì
tác động càng nghiêm trọng do phí bảo hiểm không thể điều chỉnh được.
• Khách hàng là nhân tố gây áp lực cho doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đi kèm và là nhân tố chính trong quyết định lựa chọn mua gói sản
phẩm của công ty nào. Trong môi trường với đa dạng các công ty bảo hiểm như
hiện nay, quyền lực mặc cả của khách hàng được nâng cao, đòi hỏi dịch vụ chất
lượng và ổn định hơn vì họ có nhiều sự lựa chọn hơn so với quá khứ.
3.5. Áp lực từ phía sản phẩm/ dịch vụ thay thế
Bảo hiểm được chia thành rất nhiều loại sản phẩm theo phương diện đối tượng
được bảo hiểm, tính chất hoạt động hoặc phương thức tham gia. Tuy nhiên, cách
phân biệt các loại bảo hiểm dễ dàng nhất là theo khía cạnh xã hội và kinh tế. Theo
đó bảo hiểm được thành 2 loại chính là bảo hiểm do Nhà nước thực hiện và bảo
hiểm thương mại, Bảo hiểm nhân thọ là một trong 3 loại hình bảo hiểm thương mại
→ Sản phẩm thay thế cho bảo hiểm nhân thọ là các loại sản phẩm bảo hiểm
khác, cũng như những dịch vụ tài chính khác được cung cấp cho khách hàng. • Ưu
điểm nổi trội của bảo hiểm nhân thọ đối với các loại sản phẩm/dịch vụ thay thế:
o Bên cạnh việc bảo vệ con người trước rủi ro, bảo hiểm nhân thọ còn là
phương án tiết kiệm, đầu tư sinh lời hiệu quả
o Cho phép khách hàng thanh toán phí bảo hiểm định kỳ theo tháng, theo quý
hoặc theo năm ( các loại bảo hiểm khác yêu cầu thanh toán một lần duy nhất) o Chi
trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra và khi kết thúc hợp đồng (các loại bảo hiểm
khác chỉ chi trả khi có rủi ro xảy ra, tiền không được hoàn lại khi hợp đồng đáo
hạn)
o Người thụ hưởng của bảo hiểm nhân thọ có thể là người mua bảo hiểm,
người được bảo hiểm hoặc bất kỳ ai được đề cập trong hợp đồng (các loại bảo hiểm
khác chỉ chi trả khi người thụ hưởng là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự cố) •
Áp lực của các loại bảo hiểm khác đối với bảo hiểm nhân thọ

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

o Bảo hiểm sức khỏe đồng ý thanh toán các chi phí hóa đơn y tế của chủ hợp
đồng nếu họ bị ốm đau hoặc gặp tai nạn, còn bảo hiểm nhân thọ thì không (Bảo
hiểm nhân thọ chỉ chi trả phí trước những rủi ro của người tham gia trước những rủi
ro trong cuộc sống)
o BHPNT thường có hợp đồng với kỳ hạn ngắn hơn, nhưng việc bồi thường sẽ
dựa trên tổn thất của một biến cố nào đó, mang lại cho khách hàng một sự bảo vệ
toàn diện. Có nhiều loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có bảo hiểm tài sản,
bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm vận tải hàng hải và những loại hình khác
gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày của bạn, có thể kể đến như bảo hiểm nhà cửa,
ô tô, du lịch, cháy nổ, v.v (Bảo hiểm nhân thọ chỉ bảo vệ đối tượng tham gia là con
người)
o Bảo hiểm y tế được ví như "chiếc thẻ thông hành sức khỏe" cơ bản nhất của
người dùng giúp hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí điều trị, bao gồm chi phí
thuốc men, chi phí nằm viện, chi phí phẫu thuật hoặc chăm sóc thai sản cho người
tham gia. Bên cạnh đó, chi phí của bảo hiểm y tế thường thấp hơn so với bảo hiểm
nhân thọ. (Bảo hiểm nhân thọ chỉ chi trả khi có rủi ro xảy ra mà không chi trả phí
điều trị, thuốc men cho người tham gia)
→Cùng với xu hướng hiện đại hóa của xã hội, ngày càng có nhiều người lựa
chọn bảo hiểm nhân thọ như giải pháp tài chính mang đến nhiều quyền lợi cho
chính mình và người thân. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng được thiết kế
ngày càng đa dạng, vừa có yếu tố bảo vệ, vừa tích lũy đầu tư, phù hợp với đại đa số
nhu cầu của khách hàng.
• Ngoài ra còn có sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính ( như ngân hàng,
chứng khoán, các tổ chức tài chính) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong
việc thu hút tiền vốn nhàn rỗi trong dân chúng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng đã
đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm như
tiết kiệm gửi định kỳ, tiết kiệm với thời hạn dài kèm theo các hình thức khuyến mại
như tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng và nhiều ưu đãi liên quan khác

3.6. Ma trận EFE


STT Các yếu tố bên ngoài Trọng số Hệ số Điểm
phản TB
ứng có
trọng
số

Chính trị và luật pháp

1 Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật số 0,1 4 0,4


08/2022/QH15) tại kỳ họp thứ ba.

2 Hiệp định thương mại EVFTA và chính sách 0,05 1 0,05


khuyến khích mở rộng đối tượng nhà đầu tư
nước ngoài.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Kinh tế

3 Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhờ Chiến 0,05 2 0,1
lược phát triển kinh tế xã hội (2021-2030)

4 Thu nhập Việt Nam đang được cải thiện 0,1 3 0,3

5 Phát triển ngành bảo hiểm được dự báo vào 0,15 2 0,3
mức 15% trong vòng 5 năm tới. Gia tăng đối thủ
cạnh tranh hiện tại và cạnh tranh tiềm ẩn.

6 Chính sách gia tăng lãi suất và trợ cấp lãi vay 0,1 3 0,3
2%

Tự nhiên - Văn hóa - Xã hội

7 Quy mô dân số lớn, lực lượng lao động đông 0,1 3 0,3
đảo song già hóa dân số đang diễn ra nhanh
chóng

8 Tốc độ đô thị hóa và nhận thức của người dân 0,2 3 0,6
về bảo hiểm tăng đặc biệt là nhu cầu về chăm
sóc sức khỏe trở nên cấp thiết sau đại dịch
Covid-19

9 Rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, sức khỏe, cháy 0,05 2 0,1
nổ,...

Công nghệ

10 Cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng mô 0,05 4 0,2


hình chuyển đổi số trong các khâu sản xuất và
kinh doanh doanh nghiệp

11 Chiến dịch marketing trên các nền tảng mạng xã 0,05 2 0,1
hội

Tổng 1 2,75

Chú thích: 4 được xem là mức phản hồi xuất sắc, 3 là mức phản hồi trên trung bình, 2
mức là phản hồi trung bình, 1 là phản hồi kém.

II. Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp


ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

Tình hình tài chính Điều khoản sản phẩm rộng và khó: Một
mạnh: Tổng Công ty Bảo Việt trong những phần quan trọng nhất của hợp đồng

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Nhân thọ ghi nhận tổng doanh bảo hiểm của Bảo Việt là quy định và điều khoản
thu đạt 37.848 tỷ đồng, tăng sản phẩm. Đây là văn bản có đầy đủ thông tin về
trưởng 4,6% so với cùng kỳ các quy định của sản phẩm, các quyền lợi sản
năm 2020. phẩm và điều khoản loại trừ...làm căn cứ chi trả
Trong đó, doanh thu hoạt quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia. Tuy nhiên
động bảo hiểm đạt 30.562 tỷ điều khoản sản phẩm khá rộng, nhiều thuật ngữ,
đồng, tăng trưởng 9,0% so với câu từ khó hiểu đối với nhiều người.
cùng kỳ năm trước và tiếp tục
giữ vững vị trí Số 1 thị phần
doanh thu phí bảo hiểm năm
2021.
Hình ảnh thương hiệu Thiếu nhân lực chuyên môn cao: Mặc dù
tốt: Sau 23 năm hình thành và ngành giáo dục, đào tạo của Việt Nam cũng đã rất
phát triển, Bảo hiểm Bảo Việt nỗ lực để cung cấp nguồn lực phục vụ cho sự phát
ngày càng phát triển mạnh mẽ triển của ngành, song mức độ đáp ứng mới chỉ
và dần khẳng định được vị thế dừng ở mức trung bình.
vững chắc của mình: Thiếu đào tạo bài bản về nghiệp vụ, các cán
• Bảo Việt Nhân thọ dẫn bộ bảo hiểm của Việt Nam có thể vẫn xử lý được
đầu Top 10 "Công ty bảo các tình huống thường ngày chứ chưa thể tự xử lý
hiểm nhân thọ uy tín 2019" được các nghiệp vụ khó.
• Huân chương lao động Chảy máu chất xám khiến DN phải thuê
hạng Nhì nhiều chuyên viên nước ngoài -> gia tăng chi phí
• Năm 2019, Bảo việt sản xuất kinh doanh.
được công nhận là “Doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ có
hoạt động trách nhiệm xã hội
và phát triển cộng đồng tốt
nhất Việt Nam”

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Là DN bảo hiểm dẫn đầu thị trường được Mạng lưới rộng khắp và
công nhận: hoạt động đa lĩnh vực nếu
• Tập đoàn Bảo Việt vinh dự nhận danh hiệu nhân sự quản lý không tốt sẽ là
“Thương hiệu bảo hiểm giá trị nhất Việt Nam một khó khăn thực sự để vận
2022” tại danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị hành trơn tru hệ thống.
nhất Việt Nam do thương hiệu Mibrand Việt Nam
kết hợp với Brand Finance công bố năm 2022
• 6 lần dẫn đầu Top 10 “Công ty Bảo hiểm
nhân thọ uy tín 2022”

Dịch vụ khách hàng tốt: Bảo Việt Nhân Thọ


chú trọng đến cải thiện dịch vụ khách hàng thông
qua các chương trình

Là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt và sự


hậu thuẫn của nhà nước đằng sau tập đoàn.

III. Ma trận IFE


STT Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp Trọng số Phân Điểm
loại quan
trọng

Nguồn lực 0,5 1,4

1 Thương hiệu Bảo hiểm phi nhân thọ được tín 0,15 4 0,6
nhiệm nhất Việt Nam

2 Bảo hiểm Bảo Việt Nhân thọ cho ra mắt thế hệ 0,15 2 0,3
nhóm sản phẩm bảo hiểm Du lịch và Ecargo
được phát triển trên nền tảng ứng dụng công
nghệ số.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

3 Khả năng tài chính (vốn điều lệ, khả năng huy 0,1 3 0,3
động vốn, hoạt động đầu tư kinh doanh, …)

4 Cơ sở hạ tầng 0,05 2 0,1

5 Quy mô nhân sự 0,05 2 0,1

Năng lực 0,5 1,3

7 Dịch vụ chăm sóc khách hàng 0,1 3 0,3

8 Khả năng tiếp cận các phân khúc khách hàng 0,1 4 0,4

9 Công nghệ bán hàng và công nghệ quản lý 0,2 2 0,4

10 Sản phẩm: đa dạng đồng thời liên tiếp cho ra 0,1 2 0,2
mắt các chương trình bảo hiểm mới dành cho
khách hàng
Tổng 1 2,7

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

VIET TRAVEL (DU LỊCH)

III. Phân tích môi trường kinh doanh

3.1. Môi trường vĩ mô

3.1.1 Phân tích môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xem là khá cao so với các nước thuộc khu
vực và trên thế giới. Tuy trong giai đoạn 2011-2012 có sự sụt giảm nhẹ nhưng đây là điều dễ
hiểu vì tình hình chung của kinh tế thế giới bất ổn định. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức trên 5%
đã tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với những nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành kinh
doanh, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Giai đoạn 2010-2011 chứng kiến sự khủng hoảng về lạm phát của Việt Nam. Tuy nhiên nhà nước
đã có những chính sách kịp thời để giảm tỷ lệ phần trăm này xuống mức thấp nhất vào năm 2019
còn 2,73%. Tình hình lạm phát nhìn chung có nhiều biến động nhưng giai đoạn gần đây tương
đối ổn định. Đây là một dấu hiệu tốt. Lạm phát tăng cao sẽ dẫn đến giá cả các dịch vụ du lịch,
các tour mà Vietravel cung cấp cũng phải tăng giá để đảm bảo lợi nhuận, quá trình định giá các
dịch vụ của công ty vì thế cũng buộc phải thay đổi. Tuy nhiên lạm phát xuống quá thấp lại đặt ra
vấn đề về sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng, cầu tiêu dùng có thể giảm. Chính vì vậy
doanh nghiệp cần cân nhắc mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát để đánh giá
chất lượng tăng trưởng của Việt Nam. Những năm gần đây, Việt Nam đã có những chính sách để
giữ cho tỷ lệ lạm phát ổn định quanh mức 3%, đây là một dấu hiệu tốt cho các kế hoạch đầu tư
phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Phân phối thu nhập và sức mua: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tương đối
thấp khoảng 2700 USD/năm dẫn đến chi phí dành cho du lịch vẫn khá hạn chế. Người dân Việt
Nam chủ yếu vẫn đi du lịch trong nước, du lịch nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ. Chính vì
vậy, doanh nghiệp nên đẩy mạnh đầu tư phát triển các dịch vụ tour du lịch trong nước làm chủ
lực.

Trong giai đoạn 2011 - 2019, ngành du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu đáng
khích lệ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, hình ảnh đất
nước. 2019 là năm thứ 10 liên tiếp ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định kể từ sau
cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2009. Khách du lịch tăng lên đáng kể, từ 6
triệu lượt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa (năm 2011) tăng lên 18 triệu lượt khách quốc
tế, 85 triệu lượt khách nội địa (năm 2019), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2019
đạt 14,9%/năm đối với khách quốc tế, 15%/năm đối với khách nội địa.

Cùng với sự gia tăng lượng khách, tổng thu từ khách du lịch và đóng góp của ngành du
lịch vào GDP cũng tăng lên đáng kể. Năm 2011, tổng thu từ khách du lịch mới chỉ đạt 130.000 tỷ
đồng, đóng góp 3,1% vào GDP. Đến năm 2019, tổng thu từ khách du lịch đã tăng lên 726.000 tỷ
đồng (tăng hơn 5,5 lần so với năm 2011), mức tăng trưởng bình quân cho cả giai đoạn 2011 -
2019 đạt 24%/năm, đóng góp của ngành du lịch vào GDP đạt 9,2%.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Những năm gần đây do ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19 và sự suy giảm của nền kinh tế
toàn cầu. Ngành du lịch là ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất, với doanh thu ảnh hưởng $nặng nề,
khách du lịch hạn chế tối đa đi lại do nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Điều này gây nên ảnh
hưởng to lớn đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành nói
riêng. Tuy doanh nghiệp không thể thay đổi tình hình kinh tế nhưng có thể đưa ra những giải
pháp cắt giảm, tối đa hóa nguồn nhân lực, khuyến mãi, kích cầu để nhanh chóng vượt qua thời
kỳ khó khăn.

Sang đến năm 2020, đại dịch bệnh toàn cầu COVID-19 đã khiến chuỗi tăng trưởng liên
tục 10 năm của du lịch Việt Nam bị “đứt gãy”. Số liệu thống kê cho thấy, lượng khách quốc tế
đến Việt Nam là 3,8 triệu lượt, giảm gần 80% so với năm 2019. Tổng lượng khách nội địa năm
2020 là 56000 nghìn lượt và 9 tháng đầu năm 2021 là 31500 nghìn mới bằng năm 2019. Điều
này đã khiến tổng thu giảm sâu nhất từ trước đến giờ 58,7%.
Năm 2021, UNWTO dự báo ngành Du lịch thế giới tiếp tục sụt giảm khoảng 75% so với
năm 2019 và doanh thu từ du lịch mất đi khoảng 2.000 tỷ USD, trong đó, khu vực châu Á - Thái
Bình Dương vẫn sụt giảm lớn nhất, giảm 95% so với năm 2019. Đến tháng 12/2021, trên toàn
thế giới vẫn còn 46 quốc gia đóng cửa hoàn toàn đối với khách du lịch quốc tế, 55 quốc gia mở
cửa một phần.
Đến năm 2022, Việt Nam chính thức mở cửa du lịch từ ngày 15/3. Sau 3 tháng Việt Nam
chính thức mở cửa lại du lịch, lượng tìm kiếm từ các thị trường quốc tế về du lịch Việt Nam
trong tháng 6/2022 tăng 1.125% so với cùng kỳ năm 2021. Các điểm đến được tìm kiếm nhiều
nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Đà Lạt, Phan Thiết,
Huế, Quy Nhơn,...

3.1.2 Phân tích môi chính trị - luật pháp

Môi trường chính trị ở Việt Nam khá ổn định, tích cực.

Một số chính sách của Chính phủ giúp du lịch Việt Nam ngày càng phát triển:
 Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 16/01/2017: Nghị quyết lịch sử
khẳng định quyết tâm của Đảng ta phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
 Quốc hội ban hành Luật Du lịch Luật số: 09/2017/QH14 19 tháng 6 năm 2017 đưa ra các
quy định cũng như lợi ích mỗi đơn vị, cá nhân liên quan đến ngành du lịch tại Việt Nam
 Bộ Chính trị đã có chủ trương nghiên cứu cho thí điểm sử dụng Hộ chiếu vaccine với
khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú
Quốc, Kiên Giang (Kết luận số 07-KL/TW ngày 11/6/2021).

3.1.3 Phân tích môi trường VH-XH

Việt Nam có 5 di sản văn hóa vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh
địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, 1 di sản văn hóa hỗn hợp: Quần thể danh
thắng Tràng An, Ninh Bình và đặc biệt là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã thu hút
hàng triệu khách du lịch mỗi năm.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Bên cạnh đó còn có 114 di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, hơn 4000 di
tích quốc gia và gần 10000 di tích cấp tỉnh cùng hàng ngàn các di tích, bảo tàng, danh lam thắng
cảnh khác trên cả nước.

→ Đây chính là lợi thế trong nền văn hóa của Việt Nam, thu hút khách trong và ngoài nước.

Có thể thấy trước đại dịch xảy ra, xu hướng sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người Việt
cho du lịch đều ở mức 45-50% riêng trong giai đoạn dịch bệnh con số này giảm sâu. Tuy nhiên
theo dự đoán đến năm 2024, du lịch sẽ phục hồi lại tương đương với năm 2019 nên có thể nói
người Việt ngày càng chi tiêu mạnh hơn cho đời sống tinh thần đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng.

3.1.4 Phân tích môi trường công nghệ

 Quảng cáo tiếp thị giúp các công ty du lịch thay đổi và cập nhật những hình ảnh
mới nhất về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng giúp cho khách hàng dễ
dàng truy cập và tìm kiếm thông tin.
 Xu hướng du lịch bụi, du lịch tự: thông qua Internet, du khách có thể đến thẳng
các nhà cung cấp dịch vụ tận gốc, tìm đến các khách sạn, khu nghỉ có ưu đãi, có
khuyến mãi cho khách hàng.
=> Xu hướng này phát triển làm cho khách đi theo tour của các công ty lữ hành giảm
nhiều, nhưng điều này lại thêm lý do cho các khách sạn, nhà hàng khu nghỉ dưỡng
cần thiết phải tăng cường quảng bá tiếp thị trên internet

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 làm thay đổi cách làm du lịch, từ quản lý tới xúc tiến,
quảng bá, kinh doanh du lịch và khách hàng cũng có sự thay đổi phương thức đi du lịch, chọn
nơi lưu trú, thói quen tìm hiểu thông tin du lịch, thay vì sử dụng sách, báo, tờ rơi… chuyển sang
tra cứu thông tin du lịch trên internet. Theo đó, có 78,67% khách du lịch tham gia khảo sát của
Vietnam Report phản hồi tìm kiếm tour từ một công ty du lịch qua mạng xã hội như Facebook,
TikTok, Instagram…, website du lịch (64,89%), hỏi người quen, bạn bè (64,44%), video và các
bài viết của Travel blogger (32,44%). Các hình thức truyền thống như đài/truyền hình và báo/tạp
chí/sách chiếm tỷ lệ thấp.
Có một thực tế là dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh đến doanh nghiệp du lịch và làm
thay đổi thói quen du lịch của cộng đồng. Để kích cầu du lịch các địa phương cũng phải nhận
thức được các xu hướng mới để hình thành thêm những kênh tiếp cận mới nhanh hơn, hiệu quả
hơn tạo sức hút cho du khách trong và ngoài nước. Đại diện TikTok cho biết giai đoạn hậu
Covid-19 hiện nay, ứng dụng này dự kiến tổ chức các đoàn gồm những người trẻ có khả năng
ảnh hưởng xã hội trải nghiệm tại những địa điểm đấy và chia sẻ những cảm xúc đấy bằng các
video đến với cộng đồng. Và khi giới trẻ, cộng đồng thấy những người có ảnh hưởng xã hội họ
cũng đã đi trải nghiệm và họ rất hài lòng thì cũng sẽ muốn được trải nghiệm giống như vậy.
Hiện nay, với sức mạnh của nền tảng TikTok, các doanh nghiệp sẽ thuê các ca sĩ, diễn
viên, KOLs. để trải nghiệm các dịch vụ/ tour của họ và để KOLs kể lại về chuyến hành trình
tuyệt vời của mình.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

→ Đây chính là thời đại của chuyển đổi số. Có thể nói, bất cứ doanh nghiệp nào nếu không bắt
kịp xu hướng công nghệ ngày nay sẽ bị tụt hậu đằng sau. Với các trang thiết bị hiện đại, một mặt
doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin, sở thích của người dùng. Mặt khác, khách hàng cũng có
nhiều lựa chọn hơn.

3.1.5 Phân tích môi trường tự nhiên

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển du lịch vì nó được ưu đãi với vị trí thuận lợi về
địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên, bao gồm cả một đường bờ biển dài hơn 3.000 km dọc theo
nước với rừng cây xanh và cảnh quan hùng vĩ. Việt Nam tự hào nằm trong danh sách 12 quốc gia
hàng đầu cho những vịnh đẹp nhất trên thế giới.
Tùy vào đặc điểm khí hậu và địa lý, mỗi vùng lại có những thế mạnh về từng loại hình du
lịch riêng như:
 Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ và bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào
các dân tộc, khu vực miền núi Đông bắc, Tây Bắc, miền Trung Tây Nguyên là những địa
điểm tuyệt vời cho việc tổ chức các tour du lịch mạo hiểm ở Việt Nam.
 Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260
km và hơn 3.000 hòn đảo, và có tới 125 bãi biển đặc biệt là 3 trung tâm du lịch biển có
sức hút với khách quốc tế, gồm vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang
(Khánh Hòa)
 Du lịch nghỉ dưỡng
 Du lịch sinh thái
 Du lịch văn hóa, lịch sử
 Du lịch tham quan, khám phá

3.2. Môi trường ngành

3.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

* Cầu của ngành:

 Có thể thấy năm 2021 là năm thứ hai du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng thiệt hại, các chỉ
tiêu phát triển du lịch tiếp tục giảm mạnh.
 Thống kê cho thấy, tính chung năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 157,3
nghìn lượt người, giảm 95,9% so với năm trước; lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng
40 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 180.000 tỷ đồng.
 Các doanh nghiệp lữ hành rơi vào tình trạng khủng hoảng, 90-95% dừng hoạt động;
chuyển ngành nghề, đổi mô hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự.
 Số lượng các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Theo Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam
năm 2019 của Tổng cục Du lịch, ở thời điểm trước dịch Covid-19, cả nước có 2.667
doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã xin thu hồi
giấy phép hoạt động. Tính đến hết tháng 6 năm 2022, cả nước có 2.415 doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành quốc tế. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hiện có 1.060
doanh nghiệp đã được các địa phương cấp phép.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

— * Bản đồ nhóm chiến lược trong ngành

* Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh áp lực của ĐTCT

Yếu tố so Vietravel Đối thủ thủ cạnh tranh


sánh
Saigon Tourist Hanoi tourist Fidi tour

Chất lượng - chu đáo, tận - Phục vụ nhu cầu Đội ngũ nhân - Fiditour luôn
Chăm sóc tâm: đa dạng của khách viên chuyên đưa ra những
khách hàng + tạo nên niềm hàng với dịch vụ nghiệp, kinh chương trình
vui bất ngờ từ tốt nhất. Mang đến nghiệm, nhiệt kích cầu, hỗ trợ
tấm thiệp sinh cho du khách huyết: Đội ngũ giá và sản
nhật “handmade” nhiều giá trị cộng nhân viên có sự phẩm cho các
đến những buổi thêm thông qua hiểu biết sâu sắc, khách hàng
tiệc họp mặt thân những trải nghiệm được đào tạo như: giảm giá
mật khách hàng thú vị. Duy trì chuyên sâu về khi mua tour
để tìm hiểu những quan hệ hợp tác lĩnh vực du lịch, sớm, mua theo
nguyện vọng và bền vững với dịch vụ. Với nhóm; tặng quà
góp ý để có thể khách hàng hiện nguồn kiến thức cho khách hàng
phát triển thêm có, đồng thời phát dồi dào, các điều là người cao
các ý tưởng, các triển khách hàng hành tour sẽ tuổi và trẻ nhỏ;
sản phẩm và đặc tiềm năng. mang đến cho bạn liên kết với các
biệt để “hiểu” và - Tổ chức tháng các thông tin của tổ chức tài
chăm sóc khách chăm sóc khách chuyến đi một chính – ngân
hàng tốt hơn hàng cách đầy đủ nhất. hàng hỗ trợ cho
+ Hàng tháng bộ - khách hàng Họ sẽ không chỉ du khách thông
phận chăm sóc CHƯA hài lòng về giúp bạn xây qua các chương
khách hàng còn dịch vụ ăn uống dựng chương trình hoàn tiền

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

gửi đến khách (đa dạng sản phẩm trình du lịch phù khi mua tour, đi
hàng những ấn / vệ sinh thực hợp với thời gian tour trước – trả
phẩm cao cấp về phẩm): các tour và khả năng thanh tiền sau...
tour tuyến, đến nhà hàng toán của bạn, mà
khuyến mãi, gửi chậm hơn thời còn đưa ra những
tặng thiệp sinh gian đã đặt nên đề nghị, gợi ý cần
nhật, tặng hoa, các món ăn được thiết qua những
quà trong các dịp bày ra trên bàn ăn trải nghiệm thực
lễ, Tết, 8/3, trở nên nguội lạnh. tế
20/10,... Một số nhà hàng
- Sáng tạo: Thẻ sử dụng các thực
thành viên phẩm dự trữ lâu
Vietravel và như hải sản, thịt
những ưu đãi đi các loại nên ảnh
kèm hưởng đến chất
lượng món ăn và
gây ra những triệu
chứng tiêu hoá
khó chịu cho du
khách. Khách cảm
thấy lo lắng khi
được trải nghiệm
bữa ăn tại các nhà
hàng không đảm
bảo vệ sinh, quá
đông người dẫn
đến quá tải không
phục vụ kịp, nhà
vệ sinh không đảm
bảo.

Giá Luôn có những Đưa ra mức giá Giá tour cao so Xây dựng một
chiến lược giá cao đánh vào thị với các công ty chiến lược giá
phù hợp cho từng trường có mức chi khác trên thị riêng và đảm
thời điểm trong trả khá và cao cho trường bảo tính ổn
và ngoài mùa du sản phẩm định xuyên
lịch để thu hút suốt các mùa
khách hàng cao trong năm.
nhất

Mức độ đa * Đối với khách Hiện Công ty khai Ngoài những tour Ngoài dòng sản
dạng SP Inbound: thác chuyên du lịch quen phẩm tour trọn
- Các chương nghiệp những thuộc cho khách gói, các hình
trình Tour của chương trình lẻ và khách đoàn, thức tour riêng
công ty dành cho MICE trọn gói Hanoitourist cũng theo nhu cầu
hai đối tượng: (phối hợp thăm tập trung vào lĩnh từng nhóm

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

khách lẻ và khách quan với tổ chức vực kinh doanh lữ khách (tour
đoàn triển khai hội nghị, hành quốc tế với option), tour tự
- Chương trình hội thảo chiến các thị trường do (Free &
Tour dành cho đối lược, sự kiện, trọng điểm như: Easy) hay liên
tượng khách có chương trình Tây Âu, Nhật kết với các đối
thu nhập thấp và team-building Bản, Hàn Quốc, tác kinh doanh
trung bình. Ví dụ: nâng cao niềm tin Trung Quốc, Bắc mạng đặt dịch
khách sử dụng tập thể, niềm tin Mỹ, ASEAN, vụ khách sạn,
dịch vụ khách sạn đoàn kết cho nhân Đông Âu… Với 5 nhà hàng, vé
tiêu chuẩn 2 sao – viên cấp dưới Công ty kinh máy bay... trực
3 sao trở xuống. công ty, hoạt động doanh lữ hành tuyến là những
- Chương trình giải trí xã hội, quốc tế, nội địa loại hình du
Tour dành cho đối ngoại khóa, và cùng với Open lịch được Lữ
tượng khách có chương trình du tour đã rất thân hành Fiditour
thu nhập cao. Ví lịch khen thưởng quen, Tổng công khai thác đa
dụ: khách sử incentive) và ty đã xây dựng, tổ dạng để phục
dụng dịch vụ những dịch vụ chức những tour vụ nhu cầu đa
khách sạn tiêu riêng không liên du lịch đặc biệt phân khúc.
chuẩn 4 sao – 5 quan gì đến nhau ( như: tour du lịch
sao. phòng họp, phòng sông Hồng gắn
* Đối với khách ở tại những khách với truyền thuyết
Outbound: sạn 4-5 sao vua Lý Công Uẩn
- Dựa vào mối phương tiện đi lại rời đô về Thăng
quan hệ với các luân chuyển, Long; Đầu tư mới
đối tác đầu phía chương trình du và đã đưa vào
nước ngoài. Ví lịch thăm quan kinh doanh
dụ: Nhật, Thái trước và sau hội Thuyền buồm Hà
Lan, Trung nghị, hội thảo Nội Opera với
Quốc... để có một chiến lược). gần 30 phòng
giá ổn định quanh Du lịch quốc tế hiện đại, dịch vụ
năm thấp nhất. Với mạng lưới hệ chất lượng cao
- Sản phẩm bán thống đối tác chiến phục vụ du khách
cho khách đoàn lược uy tín tại trong nước và
hay khách lẻ. quốc tế đồng thời quốc tế trên Vịnh
* Khách luôn bám sát nhu Hạ Long; đồng
Domestic: yếu của người thời, xây dựng và
- Đối với khách mua, Công ty liên hoàn thiện những
lẻ: tục trình làng tour du lịch mới
+Công ty dựng nhiều mô hình du khi Hà Nội được
sẵn những lịch quốc tế trọn mở rộng với các
chương trình Tour gói phong phú, sản phẩm du lịch
và khởi hành vào tương thích theo kết hợp với hội
thời gian cố định mùa, theo thị hiếu, nghị, hội thảo; du
thứ 7 hàng tuần thu nhập và lứa lịch kết hợp với lễ
(thông thường tuổi của hành hội văn hoá; du
chương trình kéo khách : du lịch lịch làng nghề, du

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

dài trong 02 thuần túy, du lịch lịch thăm thân…


ngày). tích hợp khảo sát
+ Chương trình dịch vụ, thị
này khách hàng trường, ngành
không được thay nghề, du học, tham
đổi dịch vụ mà gia hội chợ, hội
công ty định sẵn thảo chiến lược,
nhưng vẫn đảm khám chữa bệnh,
bảo được chất thăm thân nhân,
lượng tốt (đối với du lịch mày mò
khách hàng có thu văn hóa truyền
nhập trung bình). thống – lịch sử
- Đối với khách dân tộc, du lịch
đoàn: dành riêng cho
+Khách hàng có người cao tuổi, du
thể yêu cầu theo lịch báo hiếu v.v
chương trình Tour Du lịch trong
của mình. nước
+ Chương trình Saigontourist đã
có kết hợp với sớm kiến thiết xây
các chương trình dựng mạng lưới hệ
khác như: Team thống chương
Building, trình thăm quan
TeamWork, Gala phong phú và dịch
Dinner,... hay vụ chất lượng bảo
không hoặc vệ nhất dành cho
chương trình du hành khách nước
lịch đơn thuần. ta và Việt kiều với
những điểm đến
trải dài khắp mọi
miền quốc gia

Mạng Miền Hà Nội; Hải Hà Nội, Quảng Hà Nội Hà Nội


lưới Bắc Phòng; Quảng Ninh, Hải Phòng
chi Ninh; Thanh Hóa
nhánh

Miền Vinh, Huế, Quảng Huế, Đà Nẵng, Đà Nẵng Đà Nẵng


Trung Ngãi, Đà Nẵng, Nha Trang, Buôn
Quy Nhơn, Nha Ma Thuột, Nghệ
Trang, Buôn Ma An, Quy Nhơn
Thuột, Đà Lạt

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Miền Hồ Chí Minh, Bà Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh,


Nam Rịa, Đồng Nai, Vũng Tàu, Đồng Cần Thơ
Vũng Tàu,Bình Nai, Bình Dương,
Dương, Châu Cần Thơ, Long
Đốc, Phú Quốc, An, Tiền Giang,
Rạch Giá, Cà An Giang, Rạch
Mau, Long Giá, Bến Tre
Xuyên

Nước Mỹ, Úc,


ngoài Campuchia, Pháp

Xúc tiến PR luôn được sử - Dành cho thị Công ty Lữ hành Bên cạnh hoạt
dụng trong chiến trưởng tiêu dùng: Hanoitourist là động kinh
lược marketing + Khuyến mại: một doanh nghiệp doanh dịch vụ,
của Vietravel để tung ra phiếu giảm đã có vị thế trong Công ty chú
thực hiện mục giá trên các hoạt động kinh trọng các hoạt
tiêu thiết lập và phương tiện như doanh lữ hành nội động truyền
duy trì ấn tượng phát trực tiếp, in địa, chính vì vậy thông, quảng
tích cực của các kèm lên các tạp mà công ty không bá thương hiệu
nhóm công chúng chí, mã giảm giá tập trung quá và hình ảnh
về Vietravel. trên website, ứng nhiều vào quảng thông qua các
Hình thức công ty dụng di động để cáo. Do đó, việc phương tiện
thường sử dụng khách hàng có thể đầu tư kinh phí thông tin đại
đó là họp báo, tổ sử dụng với mục cho hoạt động chúng như báo,
chức sự kiện, đích mua sản quảng cáo còn đài, truyền
cung cấp thông phẩm. hạn hẹp. Hiện tại hình, internet,...
tin để báo chí có + Tặng quà và thẻ công ty vẫn Công ty thường
thể thực hiện đưa thành viên cho quảng cáo chủ xuyên tổ chức
tin về sản phẩm khách hàng nhằm yếu trên tờ rơi, các chương
hoặc công ty, gia tăng độ trung tập gấp. Bên cạnh Strình khuyến
tham gia vào các thành cho khách đó, dựa vào mãi trong năm
hoạt động vì cộng hàng quay lại sử những mối quan như lễ bốc
đồng như: đóng dụng sản phẩm hệ sẵn có, công ty thăm trúng
góp quỹ xã hội, + Tổ chức các thường xuyên gửi thưởng và lễ
trợ cấp, tài trợ chương trình trò thư điện tử thông trao giải nhằm
cho sự kiện đặt chơi, bốc thăm báo các tour du tôn vinh giá trị
biệt v.v. để hình trúng thưởng lớn lịch hay những khách hàng và
ảnh của công ty tại nơi bản hàng thông tin mới đến quảng bá
được tăng cường hoặc triển lãm với khách hàng. Đối thương hiệu
trong mắt khách chuyến du lịch 3 với những khách Công ty.
hàng. ngày 2 đêm ở Đà hàng quen thuộc
Du lịch hướng tới Lạt hay Phú Quốc, và có khả năng

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

cộng đồng và bảo ... để thu hút khách chi trả cao, công
vệ môi trường là hàng hơn. - ty cử nhân viên đi
những hoạt động - Dành cho thị quảng cáo. mà
mà Vietravel đã thưởng doanh công ty đang
và đang hướng tới nghiệp. hướng tới, chủ
một cách tích + Khuyến mãi: yếu để giới thiệu
cực. Bằng những Các đại lý trực và thiết lập mối
việc làm thi thuộc của công ty quan hệ.
Vietravel đã hầu hết được đóng
chung tay cho các tại TP.Hồ Chí
hoạt động xã hội Minh, Quảng Ninh
như: tặng vật ,Đà Nẵng đều
phẩm, thuốc và được hỗ trợ về kỹ
tiền cho các tỉnh thuật, phương tiện
thành trong cả hoạt động và tài
nước với mong chính..
muốn mang làm + Hỗ trợ phụ cấp
cuộc sống trở nên các khoản phí bán
tươi đẹp hơn. hàng cho nhà phân
phối, tăng mức
chiết khấu sản
phẩm mới.
+ Các nhà phân
phối bán ra được
nhiều sản phẩm
cho tour du lịch từ
thiện thì sẽ được
tăng từ 5-10 %
tiền hoa hồng kèm
các phần quà

* Ma trận cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh


Điểm số doanh nghiệp Vietravel
Saigontourist HanoiTourist Fiditour

Thị phần 3 4 1 2

Hệ thống phân phối 4 3 2 1

Giá 4 3 1 2

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Mức độ đa 3 1 2 4
dạng của
sản phẩm

Chất lượng dịch vụ 2 1 3 4

 Vietravel tuy còn chiếm thị phần chưa lớn nhưng lại có nhiều lợi thế về giá cả cùng với
hệ thống phân phối rộng lớn cả trong và ngoài nước. Không những vậy, được coi là một
trong những doanh nghiệp Chính điều này đã giúp khả năng cạnh tranh của Vietravel
mạnh hơn các công ty khác.
 Tuy nhiên để có thể phát triển mạnh mẽ, bên cạnh giá cả phải chăng, Vietravel cũng cần
nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng mới và tăng tỷ lệ quay lại của khách
hàng cũ.

3.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

 Các công ty du lịch có quy mô lớn đến từ nước ngoài Booking Holdings, BCD Travel,
American Express Global Business Travel, có thể là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của
vietravel nếu như họ có kế hoạch mở rộng vào thị trường Việt Nam trong tương lai.
 Các công ty quốc tế có quy mô vốn đầu tư ban đầu lớn, công ty mẹ và chuỗi liên kết rộng
lớn toàn cầu bao gồm chuỗi vận tải, nơi nghỉ dưỡng, ăn uống. Những lợi thế về tài
nguyên có sẵn cũng như quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng sẽ tạo cho họ lợi thế cạnh
tranh giá. Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, việc tạo ra được một mức giá thấp
là một phương pháp hiệu quả để giành thị phần từ các công ty trong nước như Vietravel.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Nếu khách hàng không thỏa mãn với giá cả hiện tại của Vietravel thì họ rất có thể sẽ có
xu hướng tìm đến và lựa chọn những sản phẩm tương tự từ các doanh nghiệp như này
 Các công ty mới tham gia thị trường có thế kích thích sự cạnh tranh giá cả nhiều hơn, hay
quan tâm nhiều hơn đến việc làm khác biệt sản phẩm để giành thị phần. Quy mô vốn đầu
tư ban đầu khi tham gia ngành du lịch khá lớn, vì phải hình thành các chuỗi liên kết (vận
tải – nơi nghỉ dưỡng – ăn uống…).
 Uy tín của thương hiệu: thương hiệu mạnh thường gắn liền với chất lượng dịch vụ tốt,
kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ đem lại ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng mục
tiêu. Họ có lợi thế về tên tuổi, hình ảnh doanh nghiệp và thu hút được kỳ vọng khách
hàng sau nhiều năm cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế. Bên cạnh những yếu
tố ngoại hiện, những doanh nghiệp này có bề dày kinh nghiệm, khả năng thích ứng với
thị trường và tầm nhìn trong việc nắm bắt thị hiếu của khách hàng nhờ vào việc hoạt
động lâu năm.
 Khuynh hướng của khách hàng là luôn muốn thay đổi sản phẩm trải nghiệm những cái
mới và các công ty nước ngoài luôn có rất nhiều sự lựa chọn như các hoạt động chưa
được phổ biến ở trong nước như trượt tuyết, du thuyền lớn vòng quanh thế giới,….

* Rào cản gia nhập ngành

Những rào cản từ bên ngoài

 Các nước thành công trong phát triển du lịch đều là những nước thắng lợi trong cạnh
tranh. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, quốc gia nào không chú trọng nâng
cao năng lực cạnh tranh (NLCT) sẽ không thu hút được nhiều khách du lịch và thất bại
trong cạnh tranh. Ngược lại, quốc gia nào có chiến lược cạnh tranh toàn diện, biết đặt
trọng tâm nâng cao NLCT, vị thế cạnh tranh của nước đó sẽ được khẳng định, hiệu quả
thu hút khách du lịch sẽ ngày càng cao. Với ảnh hưởng ngày càng tăng của cạnh tranh,
các nước quan tâm phát triển du lịch buộc phải nỗ lực tìm mọi cách tạo sản phẩm khác
biệt để thu hút khách du lịch.
 Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch toàn cầu và khu vực, những năm gần đây,
Du lịch Việt Nam đã tăng trưởng khá nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp
phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên,
lượng khách quốc tế đến Việt Nam và thu nhập từ du lịch còn thấp, chưa tương xứng với
tiềm năng và mong muốn.

Những rào cản từ trong nước

 Liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ với các doanh nghiệp lớn. Đặc tính chung của các
doanh nghiệp du lịch Việt Nam là có quy mô nhỏ. Mặc dù công tác quản lý của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế, nhưng các doanh nghiệp này vẫn có xu hướng phát
triển nhanh do chúng đáp ứng được các nhu cầu đa dạng từ sự tăng trưởng nhanh chóng
của ngành du lịch.
 Do hầu hết các doanh nghiệp du lịch nhỏ không đủ khả năng tiếp cận trực tiếp với thị
trường nguồn khách du lịch nên họ phải liên kết với các doanh nghiệp lớn để nhận được

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

sự phân phối lại nguồn khách. Do có quy mô nhỏ nên việc kinh doanh còn mang tính
manh mún, phân tán, sức cạnh tranh yếu. Mặt khác việc nâng cao chất lượng phục vụ gặp
nhiều khó khăn đặc biệt trong khai thác và bổ sung các dịch vụ. Khi số lượng khách du
lịch tăng lên, du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp thì những doanh nghiệp có quy
mô nhỏ sẽ bị hạn chế trong đón tiếp, phục vụ các đoàn khách du lịch lớn và áp dụng
những công nghệ quản lý tiên tiến hiện đại.
 Liên kết liên ngành, liên vùng còn lỏng lẻo, kém hiệu quả. Du lịch là ngành kinh tế tổng
hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Sản phẩm du lịch sử dụng các yếu tố
đầu vào từ nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên ngành du lịch hoạt động
trong bối cảnh chưa có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ bởi các ngành liên quan. Sự phối
kết hợp liên ngành, địa phương chưa đồng bộ, không thường xuyên cả trong nhận thức và
hành động. Sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương chưa thật chặt chẽ trong
xây dựng chính sách. Phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành trong từng địa phương về phát
triển du lịch còn rất hạn chế.
 Chất lượng sản phẩm, khai thác phát triển sản phẩm và điểm đến du lịch. Cơ sở hạ tầng
du lịch từng bước được đầu tư nhưng sự thiếu đồng bộ, còn chắp vá trong phát triển hạ
tầng làm cho du lịch chưa thực sự được phát huy, chưa thuận tiện tiếp cận các điểm đến,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đặc biệt là các khu du lịch vùng sâu, vùng xa, núi
cao, hải đảo.
 Môi trường kinh doanh du lịch của Việt Nam một mặt chịu ảnh hưởng bởi biến động của
môi trường kinh doanh quốc tế, mặt khác bản thân nó cũng còn nhiều vấn đề tồn tại, công
tác quản lý điểm đến bộc lộ còn nhiều yếu kém. Môi trường du lịch ở địa phương còn
nhiều hạn chế, bất cập, chưa tạo được chuyển biến tích cực, ảnh hưởng tiêu cực tới việc
thu hút khách du lịch. Thái độ phục vụ khách kém, tình trạng mất an toàn giao thông vẫn
diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng lừa đảo, ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo, bắt chẹt khách
ngày càng diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là vấn
đề gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân và khách du lịch.

3.2.3 Nhà cung cấp:


* Quy trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ của DN
Để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách du lịch, quy trình cung cấp sản phẩm du lịch cần bao
gồm các công đoạn sau:
 Bước 1: Xác định các lợi ích của khách hàng thu được sau khi mua sản phẩm du lịch.
 Bước 2: Xác định về các lợi ích nói chung của sản phẩm sẽ cung ứng cho khách du lịch.
 Bước 3: Xác định các thông số về sản phẩm (loại hình, số lượng, chất lượng, cơ cấu...)
cung ứng cho khách hàng.
 Bước 4: Tổ chức hệ thống cung cấp sản phẩm (địa điểm, kênh phân phối, con người,
trang thiết bị, quy trình, thời gian,....) để đảm bảo cho các dịch vụ được đưa tới khách
hàng đạt chất lượng tốt nhất

* Các nhà cung cấp của DN

Một doanh nghiệp thuộc ngành du lịch có rất nhiều nhà cung ứng khác nhau tạo nên một
chuỗi liên kết cho tất cả các dịch vụ của các nhà cung cấp đó hình thành nên một sản phẩm du
lịch hoàn chỉnh bán cho khách du lịch. Vietravel có rất nhiều nhà cung ứng và được phân loại

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

theo nhiều cách. Tuy nhiên theo cách phân loại các nhà cung cấp theo thành phần kết cấu chuyến
du lịch thì nhà cung cấp của công ty bao gồm các loại sau:

1. Nhà cung cấp vận tải: Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đáp ứng nhu cầu vận
chuyển, đi lại của khách du lịch gồm: Các hãng hàng không, ngành đường sắt Việt Nam,
các nhà cung cấp vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường thủy. Đối với các hãng hàng
không, công ty đã phối hợp với các hãng hàng không trong nước như Vietnamairline,
Jetstar Pacific, VietJet để tăng cường mở thêm các đường bay nội địa và quốc tế như Hà
Nội – Bangkok, Phú Quốc – Singapore, Việt Nam đến Nga, Philippine, Hongkong, Nhật
Bản và Nam Trung Quốc và tận dụng được các khoản ưu đãi, khuyến mãi từ đó làm giảm
giá thành tăng sức cạnh tranh của các hãng….Bên cạnh đó, công ty sẽ chứng kiến việc
mở rộng thêm các đường bay mới của hãng hàng không giá rẻ AirAsia tại Đông Nam Á;
Korean Air, Asiana Airlines, Hanjin Travel tại Việt Nam (đặc biệt là các đường bay đến
Phú Quốc) sẽ làm tăng lượng khách du lịch bằng đường hàng không trong khu vực Đông
Nam, cũng như thu hút lượng khách du lịch nước ngoài.

2. Nhà cung cấp lưu trú: Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú để đáp ứng nhu cầu ăn, ở của
khách du lịch trong thời gian tham gia tours. Các nhà cung cấp này bao gồm: Các nhà
hàng, khách sạn, phòng hội họp, resort, … Trong số nhà cung cấp dịch vụ nhà hàng,
khách sạn có khả năng tạo ra sức ép cho công ty. Khi bước vào mùa du lịch hoặc các
ngày lễ lớn lượng khách tham gia các tour du lịch tăng rất mạnh, các nhà hàng, khách sạn
luôn đông khách, và có khi không thể nhận hết được lượng khách, việc tăng giá sẽ xảy ra.
Đó là một trong những áp lực lớn của công ty, nhận thức được điều đó, công ty đã xây
dựng và duy trì những mối quan hệ mật thiết với các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh cũng
như các vùng lân cận nhằm chủ động trong việc tổ chức các tour như: Khách sạn
Fansipan - Đà Nẵng, Đà Nẵng Riverside, Royal, Orient (Đà Nẵng), Romance, Mondial,
Camellia ở Huế, khách sạn Lake Side - Hà Nội, khách sạn Thiên Hà - Bình Dương, …

3. Nhà cung cấp dịch vụ:


 Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí, bao gồm: các địa điểm tham quan
tại các khu du lịch, các điểm văn hóa, nghệ thuật…. nhìn chung các địa điểm này không
gây áp lực cho công ty, vì các nhà cung cấp này rất sẵn lòng hợp tác cùng công ty.
 Ngoài ra còn có các nhà cung cấp khác cho các hoạt động kinh tế xã hội như: bưu chính,
viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm và các nhà cung cấp dịch vụ hành chính mang tính chất
công quyền. Các nhà cung cấp này đặc biệt cần thiết cho các tour trong và ngoài nước.
Việc xây dựng tốt các mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ này sẽ giúp công ty
Vietravel thuận lợi trọng việc thực hiện các thủ tục hành chính cho khách hàng và mang
đến nhiều lợi ích thiết thực cho dành cho khách hàng.

4. Nhà cung cấp ẩm thực


 Vietravel hợp tác cùng với các nhà hàng để tạo bữa tiệc buffet ngoài trời, hoặc là buffet
ngoài bãi biển,…

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

=> Tất cả các nhà cung cấp nêu trên đều có vai trò quan trọng trong việc tạo thành một sản phẩm
du lịch hoàn hảo giúp cho công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại sự thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng, tạo ấn tượng và uy tín của thương hiệu.
 Với tiêu chí lựa chọn các nhà cung cấp thì việc chọn lựa các nhà cung cấp uy tín, chất
lượng, giá cả phải chăng đã giúp cho Vietravel chủ động trong việc thực hiện tours , nhất
là vào những dịp lễ tết , đã giúp cho Vietravel luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
—- 3.2.4 Khách hàng

Ma trận sản phẩm – thị trường/ khách hàng Khách hàng của DN

Du lịch trong nước Du lịch quốc gia Du lịch quốc tế

Bình Nhu cầu cao vì giá cả rất hợp lý nhất Nhu cầu không Nhu cầu thấp do cản trở
dân và sự phát triển du lịch nội địa. thấp do vẫn có khá về giá, đây là phân khúc
Vietravel tập trung khai thác du lịch nhiều những tour không có quá nhiều khả
tại điểm nóng du lịch Việt Nam, đặc du lịch trong nước năng chi trả để du lịch
biệt tại các địa phương như: Hà Nội, tới một đất nước khác
Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An,
Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng
Tàu, Phú Quốc... Những chuyến đi
ngắn ngày trong nước là sự lựa chọn
phù hợp nhất dành cho phân khúc
khách hàng này

Trung Nhu cầu ở mức trung bình do Nhu cầu khá cao Nhu cầu khá cao, có thể
cấp Vietravel cũng khá tâm huyết trong do có nhiều sự lựa là khách lẻ với mục đích
việc xây dựng các tour du lịch có hình chọn về tour du du lịch, cũng có thể là
thức phù hợp với khách hàng phân lịch cả trong và các đoàn cán bộ công
khúc này như: các tour xuyên Việt, ngoài nước tác hay các tổ chức du
các tour du lịch cộng đồng, văn hóa, lịch kèm với sự kiện,
ẩm thực tại các nước lân cận hội thảo… ở khắp các
nơi trên thế giới

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Cao Nhu cầu không cao, thường dành cho Nhu cầu ở mức Nhu cầu ở mức thấp do
cấp những người Việt tại nước ngoài trở thấp do chất lượng họ thường hướng tới xu
về du lịch tại nước nhà chưa thật sự đáp hướng du lịch nghỉ
ứng, thỏa mãn dưỡng, mua sắm hơn là
được những yêu trải nghiệm, khám phá
cầu, kỳ vọng của văn hóa – thế mạnh có
phân khúc khách sẵn của Vietravel
hàng có phần “khó
tính” này.

3.2.5 Sản phẩm/ dịch vụ thay thế

Sản phẩm thay thế chính là các loại hình du lịch mới được sinh ra và được triển khai vào thực
tiễn bởi các đối thủ cạnh tranh của công ty Vietravel. Các loại hình du lịch mới có thể là: du lịch
mạo hiểm, du lịch sinh thái hay thậm trí là du lịch không gian... điều này tạo ra một sức ép rất
lớn tới các sản phẩm du lịch hiện hành của công ty cho nên đòi hỏi công ty Vietravel phải tích
cực nghiên cứu để đổi mới những sản phẩm đang được triển khai hiện tại trên thị trường. Chỉ có
như vậy mới có thể giảm thiểu được sức ép từ các sản phẩm thay thế lên các sản phẩm hiện thời
của Vietravel.

Hiện nay, khách hàng có xu hướng tự phục vụ thay vì sử dụng dịch vụ của một công ty du lịch
nào đó. Hiện tại mô hình du lịch đi phượt cũng đang rất phổ biến trong giới trẻ. Đi phượt có chi
phí thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng các dịch vụ của công ty du lịch. Do đó, đi phượt ngày
càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn. Sự ra đời của nhiều trung tâm vui chơi giải trí,
dành cho cả trẻ em và người lớn ngay tại các thành phố lớn cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đi du
lịch của khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ thay thế của ngành du lịch ngày càng được phát triển.
Điều này làm hạn chế khả năng sinh lợi của các công ty du lịch, cũng như ngành du lịch.

Khách hàng có xu hướng tìm sản phẩm thay thế, muốn thay đổi sản phẩm vì sản phẩm thay
thế thường rẻ hơn. Do đó, công ty phải tích cực nghiên cứu để đổi mới những sản phẩm hiện tại.
Công ty Vietravel cũng thường xuyên đưa ra những chương trình giảm giá, ưu đãi cho khách
hàng. Điều này là một trong những chiến lược để Vietravel có thể thu hút được khách hàng.

3.3 Bảng tổng hợp Môi trường bên ngoài - Ma trận EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông
tin kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh
tranh. Việc phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài thông thường trải qua 5
bước.Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà tổ chức có thể có là 4 và thấp nhất là 1. Tổng số
điểm quan trọng trung bình là 2.5. Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy tổ chức đang phản ứng
rất tốt với các cơ hội và đe dọa hiện tại trong môi trường của họ.Tổng số điểm là 1 cho thấy
những chiến lược mà doanh nghiệp đề ra không tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được các
mối đe dọa bên ngoài.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Tiêu chí Độ quan trọng Phân loại Điểm số

1. Tiềm năng thị trường 0.15 4 0.4

2. Sự đa dạng của các dịch vụ du lịch 0.2 3 0.8

3. Thu nhập bình quân đầu người 0.15 4 0.6

4. Chính sách Nhà nước 0.05 2 0.1

5. Sự phát triển của KH-CN 0.05 4 0.2

6. Các ĐTCT tiềm ẩn 0.1 3 0.3

7. Đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ 0.15 3 0.45

8. Sự hội nhập, mở cửa du lịch quốc tế 0.05 3 0.15

9. Sự chuyển dịch của các luồng vốn 0.05 2 0.1

10. Dịch vụ thay thế 0.05 2 0.1

Tổng 1 3.2

→ Tổng điểm là 3.2 cho thấy Vietravel thích nghi khá tốt với các cơ hội và thách thức từ môi
trường bên ngoài.

Có thể thấy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng lên cùng với tiềm
năng lớn từ thị trường chính là 2 cơ hội rõ rệt nhất để Vietravel có thể gia tăng số lượng khách
hàng, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để củng cố vị thế của mình trong ngành du
lịch. Bên cạnh đó, đòi hỏi về chất lượng dịch vụ của khách hàng ngày càng cao là thách thức lớn
đối với Vietravel. Đứng trước thách thức này công ty phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ,
đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, cải thiện hệ thống cơ sở hạ
tầng để không đánh mất thị phần vào tay của các đối thủ cạnh tranh mạnh khác như
SaigonTourist hay HanoiTourist,…

Bảng tổng hợp môi trường nội bộ doanh nghiệp - Ma trận IFE

Các yếu tố nội bộ DN Mức độ Phân Điểm


quan trọng loại quan
trọng

1. Đi đầu về loại hình du lịch 0,05 3 0,15

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

MICE

2. Khả năng cạnh tranh giá 0,1 3 0,3

3. Sự đột phá về chất lượng 0,1 4 0,4


dịch vụ

4. Mạng lưới phân phối 0,1 4 0,45

5. Hiệu quả Marketing 0,1 3 0,15

6. Đảm bảo chữ tín với khách 0,1 3 0,3


hàng

7. Sức mạnh tài chính 0,15 4 0,6

8. Hệ thống quản lý chuyên 0,1 4 0,45


nghiệp

9. Bí quyết công nghệ 0,05 4 0,2

10. Sự liên kết giữa DN – 0,1 3 0,3


hàng không – Khu nghỉ
dưỡng

Tổng số 1 3,3

Tổng điểm là 3.3 cho thấy Vietravel mạnh về yếu tố nội bộ.

Điểm mạnh lớn nhất của Vietravel là khả năng tài chính, tuy nhiên hạn chế lớn nhất
của doanh nghiệp này là lợi nhuận biên rất thấp trong khi doanh thu đạt được lại rất cao.
Phần lớn doanh thu của Vietravel đến từ hoạt động lữ hành. Với đặc thù là hoạt động
cung cấp dịch vụ trung gian giữa khách hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ khác, biên
lợi nhuận gộp từ hoạt động này khá mỏng, gần như “lấy công làm lãi”. Nhưng do có thế
mạnh về khả năng tài chính nên dù lợi nhuận trước thuế trên doanh thu đạt được là nhỏ,

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

Vietravel vẫn có khả năng giữ được vị thế của mình và có đủ sức cạnh tranh với các ông
lớn khác trong ngành du lịch như SaigonTourist, HaNoiTourist,…

V. Xây dựng và lựa chọn chiến lược

5.1 Định hướng chiến lược bằng ma trận SWOT

*Ma trận SWOT

MA TRẬN SWOT Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

1. Kinh tế trong nước phát triển 1. Cuộc khủng hoảng kinh


ổn định và thu nhập của người tế toàn cầu (do đại dịch
dân ngày càng tăng. Covid)
2. Tiềm năng ngành du lịch 2. Giá cả dịch vụ của VN
trong nước còn lớn. vẫn còn cao mà chất
3. Các sản phẩm du lịch luôn lượng lại không tương
được cải tiến và đổi mới. xứng.

4. Điều kiện tự nhiên: thiên 3. Hệ thống cơ sở hạ tầng


nhiên ban tặng cho VN rất phát triển chậm.
nhiều ưu đãi 4. Các DN kinh doanh du
5. Chính sách của nhà nước lịch của VN thuộc loại
khuyến khích phát triển ngành nhỏ, năng lực quản lý
du lịch. An ninh quốc phòng thấp, khả năng cạnh tranh
được đảm bảo tuyệt đối giúp quốc tế yếu
khách du lịch an tâm 5. Hơn 80% khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam
không quay trở lại.

Mặt mạnh (S) Chiến lược SO: Sử dụng các Chiến lược ST: sử dụng
điểm mạnh để tận dụng cơ các điểm mạnh để hạn
hội bên ngoài chế và né tránh các mối
đe dọa từ môi trường
bên ngoài

1. Là người tiên phong 1. Chiến lược phát triển thị 1. Chiến lược khác biệt
mở rộng thị trường, nên trường (S1, 4, 5, 6, 7; O1, 2, 3, hóa sản phẩm (S1, 2, 3, 5,
có nhiều kinh nghiệm và 4, 5). 7; T2, T4, T5)
có thương hiệu mạnh. 2. Chiến lược phát triển sản

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)


lOMoARcPSD|33172845

2. Tiên phong ứng dụng phẩm mới (S2, 5, 7; O1, 2, 3, 5)


công nghệ thông tin, tạo
sự tiện lợi nhất cho
khách hàng
3. Đội ngũ nhân viên
đông đảo và luôn được
đào tạo bài bản.
4. Mạng lưới hoạt động
rộng khắp.
5. Có nhiều loại hình
dịch vụ đáp ứng nhu cầu
khách hàng.
6. Thường xuyên có
nhiều chương trình
khuyến mại đặc biệt.
7. Đẩy mạnh mối liên
kết giữa công ty, hàng
không và khu nghỉ
dưỡng.
Mặt yếu (W) Chiến lược WO: Khắc phục Chiến lược WT: Tối
điểm yếu để nắm bắt cơ hội thiểu hoá các điểm yếu
và tận dụng cơ hội để hạn chế để tránh khỏi mối đe dọa
điểm yếu

1. Giải quyết khiếu nại 1. Chiến lược thâm nhập thị 1. Chiến lược phát triển
còn chậm. trường (W1, 2; O1, 2) thị trường (W3; T1, T5)

2. Chưa có chiến lược


tiếp cận khách hàng mục
tiêu phù hợp
3. Đối với du lịch nước
ngoài: chưa hình thành
mạng lưới du lịch tại
nước sở tại một cách
hiệu quả.

Downloaded by Th?ch Liên Nguy?n (ngthachlien@gmail.com)

You might also like