Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

(Ngày ra đề) (Ngày duyệt đề)

Giảng viên ra đề: Người phê duyệt:


(Chữ ký và Họ tên) (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên)

(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Học kỳ/năm 1 2022-


THI CUỐI KỲ học 2023
Ngày thi 24/12/2022
Môn học: Con người và Môi trường
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Mã môn học: EN1003
Thời lượng: 70 phút Mã đề: 2211
Ghi chú: Không được sử dụng tài liệu
Nộp lại đề thi cùng với bài làm

Câu 1 (L.O.2.2) - Cấu trúc của trái đất gồm bao nhiêu lớp:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 2 (L.O.2.2) - Thạch quyển, còn gọi là môi trường đất, nằm trong lớp nào của cấu trúc trái đất:
A. Nhân ngoài B. Nhân trong C. Manti D. Vỏ trái đất

Câu 3 (L.O.3.2) - Đất chứa nhiều muối hòa tan (1 – 1,5% hoặc hơn). Những loại muối tan thường gặp
trong đất là NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3,… Đây là khái niệm nói về:
A. Đất nhiễm mặn C. Đất ô nhiễm
B. Đất nhiễm phèn D. Đất xói mòn

Câu 4 (L.O.2.2) - Đất là hỗn hợp phức tạp gồm:


A. Chất vô cơ B. Chất hữu cơ C. Không khí
D. Nước E. Tất cả các thành phần kể trên

Câu 5 (L.O.3.1) - Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm đất:
A. Hoạt động nông nghiệp như dùng quá nhiều phân bón hóa học,…
B. Hoạt động công nghiệp như sử dụng đất làm bãi thải
C. Hoạt động phá rừng
D. Tất cả các hoạt động trên

Câu 6 (L.O.2.3) - Khí Carbon monoxide CO gây hại đến người ra sao?
A. Gây ung thư C. Gây khó thở và mất ý thức
B. Gây liệt người D. Nhức mỏi

Câu 7 (L.O.3.2) - Biểu hiện nào sau đây cho biết đất bị thoái hóa:
A. Đất bị nhiễm mặn C. Đất bị nhiễm phèn
B. Đất bị ô nhiễm D. Tất cả các biểu hiện trên

Câu 8 (L.O.2.2) - Vai trò của chu trình Sinh – Địa – Hóa là:
A. Vận động chất vô cơ trong hệ sinh thái
B. Trao đổi chất trong môi trường tự nhiên
C. Chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng
D. Duy trì cân bằng vật chất trong sinh quyển

Câu 9 (L.O.3.2) - Quy chuẩn quy định giới hạn hàm lượng các chất trong đất áp dụng đối với các chất
nào:
A. Kim loại nặng: As, Cd, Cu, … C. Hóa chất bảo vệ thực vật
B. Dioxin D. Cả A, B, C đều đúng

Mã đề: 2211 - 1/8


Câu 10 (L.O.4.2) - Biện pháp nào sau đâu được áp dụng để cải tạo đất nhiễm mặn:
A. Biện pháp thủy lợi: rửa mặn bằng nước mưa.
B. Biện pháp canh tác: trồng các cây chịu mặn
C. Biện pháp sinh học: chọn và lai tạo các loại cây trồng, các giống cây chịu mặn
D. Tất cả các biện pháp trên

Câu 11 (L.O.3.3) - Tác động của đất phèn:


A. Phóng thích các độc chất sắt, nhôm gây độcc làm ức chế sự phát triển của bộ rễ cây trồng
B. Cây hấp thụ dinh dưỡng khó khăn hơn
C. Nấm bệnh trong đất nhiều hơn
D. Tất cả các tác động trên

Câu 12 (L.O.2.1) - Các tác động của Biến đổi khí hậu đến các giá trị của các hệ sinh thái trên cạn và của
hệ thủy sinh bao gồm:
A. Giảm năng suất sinh học C. Giảm mức độ đa dạng của các hệ sinh thái
B. Giảm đa dạng nguồn gen D. Các câu trên đều đúng

Câu 13 (L.O.1.2) - Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học đã tác động đến các hệ sinh vật theo hướng:
A. Suy giảm số loài của cộng đồng vi sinh vật trong đất C. Cả A và B đều đúng
B. Sự gia tăng mạnh mẽ của hệ sinh vật phù du D. Cả A và B đều sai

Câu 14 (L.O.2.2) - Mức độ che phủ diện tích rừng ở Việt Nam:
A. Tăng từ năm 2000 đến nay C. Tăng từ năm 2000 đến nay nhưng tùy theo khu vực
B. Giảm từ năm 2000 đến nay D. Giảm từ năm 2000 đến nay nhưng tùy theo khu vực

Câu 15 (L.O.2.2) - Chọn câu trả lời chính xác nhất: Trữ lượng các mỏ khoáng sản tại Việt Nam đang bị
cạn kiệt chủ yếu do nguyên nhân:
A. Kỹ thuật khai thác lạc hậu C. Thời gian khai thác đã lâu
B. Khai thác quá mức D. Bất cập trong công tác quản lí

Câu 16 (L.O.2.3) - Chọn câu trả lời chính xác nhất: Sự suy thoái tài nguyên đất có mối quan hệ chặt chẽ
với:
A. Sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học
B. Khai thác quá mức nước dưới đất
C. Thay đổi việc sử dụng đất quá nhanh chóng
D. Hoạt động can thiệp vào môi trường đất một cách thiếu kiểm soát

Câu 17 (L.O.3.2) - Đất chua – loại đất có độ pH thấp, thường từ 5,5 trở xuống, chứa nhiều gốc sunphat
(SO42-). Đây là khái niệm để chỉ:
A. Đất nhiễm mặn C. Đất ô nhiễm
B. Đất phèn D. Đất xói mòn

Câu 18 (L.O.2.1) - “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Đây khái niệm về:
A. Sức chịu tải của môi trường C. Đạo đức môi trường
B. Phát triển bền vững D. Bảo vệ môi trường

Câu 19 (L.O.2.1) - Trong các chu trình sinh địa hóa dưới đây, chu trình nào là chu trình không hoàn hảo:
A. Chu trình Cac-bon C. Chu trình Phot-pho
B. Chu trình Ni-tơ D. Chu trình Ô-xi

Mã đề: 2211 - 2/8


Câu 20 (L.O.2.1) - Chọn câu trả lời chính xác nhất: trong khai thác mỏ khoáng sản:
A. Yếu tố quyết định các mức độ tác động đến môi trường không khí là khối lượng thuốc nổ sử
dụng.
B. Phương thức khai thác lộ thiên gây tác động đến hệ sinh thái nhiều hơn khai thác hầm lò
C. Nhiên liệu của các phương tiện giao thông bị rò rỉ là yếu tố duy nhất gây ô nhiễm nước mặt ở
các khu vực mỏ.
D. Khai thác khoáng sản ở các địa hình phức tạp sẽ gây suy thoái tài nguyên nặng nề hơn các khu
vực khác.

Câu 21 (L.O.2.3) - Chọn câu trả lời ít chính xác nhất: Một hệ sinh thái đa dạng sẽ cung cấp:
A. Sản phẩm và vật liệu đa dạng nhất để chúng ta khai thác
B. Sự ổn định cho cả một hệ thống và có lợi cho tất cả sự sống, kể cả con người
C. Thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người
D. Những dịch vụ cơ bản cho nhu cầu cuộc sống của con người

Câu 22 (L.O.3.2) - Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, nhà nước có quy định phải đóng cho quỹ bảo
vệ môi trường khoản tiền tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
khoáng sản. Hình thức này được gọi là:
A. Thuế môi trường C. Phí sản phẩm
B. Thuế tài nguyên D. Ký quỹ - hoàn chi

Câu 23 (L.O.2.2) - Chọn câu trả lời chính xác nhất: Rác thải có tác động thế nào đến hệ sinh thái?
A. Làm giảm độ đa dạng hệ sinh thái C. Câu A và B đều đúng
B. Ảnh hưởng đến sự sinh sản và số lượng cá thể D. Câu A và B đều sai

Câu 24 (L.O.1.4) - Chọn câu trả lời chính xác nhất: Làm thế nào để biết, đánh giá so sánh một khu vực
này có mức độ đa dạng sinh học cao hơn khu vực khác?
A. Dựa vào độ đa dạng nguồn gen
B. Dựa vào độ đa dạng loài
C. Dựa vào các chỉ số về độ đa dạng Anpha (α), Beta (β) và Gamma (γ)
D. Dựa vào độ đa dạng hệ sinh thái

Câu 25 (L.O.1.3) - Loại tài nguyên nào bị tác động nặng nề nhất do Biến đổi khí hậu?
A. Tài nguyên đất C. Tài nguyên rừng
B. Tài nguyên nước D. Câu A, B, C đều đúng

Câu 26 (L.O.1.1) - Trường hợp mắc bệnh sâu răng do ảnh hưởng của lượng fluor trong nước là ảnh
hưởng của yếu tố nào đến quá trình phát triển của con người?
A. Phương thức sống D. Môi trường địa hóa
B. Môi trường khí hậu E. Tất cả các đáp án đều sai
C. Thức ăn tiêu thụ

Câu 27 (L.O.3.2) - Việc thu tiền thu gom rác thải hằng tháng ở các hộ gia đình được gọi là:
A. Phí dịch vụ thu gom rác thải C. Ngân sách từ nhà nước để thu gom rác
B. Thuế thu gom rác thải D. Câu A và B đúng

Câu 28 (L.O.3.1) - Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của ai?


A. Là sự nghiệp của toàn dân, các tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
B. Là nhiệm vụ của sinh viên, học sinh.
C. Là nhiệm vụ của các tổ chức.
D. Là nhiệm vụ không bắt buộc, cần tự giác.

Mã đề: 2211 - 3/8


Câu 29 (L.O.1.2) - Điền vào chỗ trống: “Tổng cục Thống kê định nghĩa ………... khi tỷ lệ trẻ em (0-14)
thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 trở lên) thấp hơn 15%.”
A. Dân số vàng B. Dân số già C. Dân số trẻ D. Dân số ổn định

Câu 30 (L.O.3.1) - Chọn trình tự đúng trong việc thực hiện chính sách môi trường:
A. Chính sách – Quy hoạch – Chiến lược – Chương trình – Kế hoạch – Dự án
B. Chính sách – Chiến lược – Chương trình – Kế hoạch – Quy hoạch – Dự án
C. Chính sách – Chiến lược – Quy hoạch – Kế hoạch – Chương trình – Dự án
D. Chính sách – Kế hoạch – Chiến lược – Quy hoạch – Chương trình – Dự án
Câu 31 (L.O.3.2) - “…………. là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông
qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi
trường".
A. Cota ô nhiễm C. Lệ phí ô nhiễm
B. Ký quỹ - hoàn chi D. Thuế bảo vệ môi trường

Câu 32 (L.O.3.2) - Việc trả vỏ chai về nơi thu gom và nhận lại một số tiền nhất định là hình thức áp
dụng:
A. Lệ phí sản phẩm C. Giấy phép có thể mua bán được
B. Lệ phí phát thải D. Đặt cọc – Hoàn trả

Câu 33 (L.O.3.1) - Luật Bảo vệ Môi trường được ban hành mới nhất vào năm …, có hiệu lực thi hành
vào năm …
A. 1993, 1994 C. 2014, 2015
B. 2005, 2006 D. 2020, 2022

Câu 34 (L.O.2.3) - Nước được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nào?
A. Sinh hoạt B. Sản xuất công nghiệp C. Nông nghiệp D. Khai thác mỏ

Câu 35 (L.O.3.2) - Tiền phí bảo vệ môi trường phải trả được tính trong hóa đơn tiền nước hàng tháng là
loại phí:
A. Phí sử dụng tài nguyên nước
B. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
C. Phí cấp nước sinh hoạt
D. Không có đáp án nào đúng

Câu 36 (L.O.3.2) - Việc xử phạt các vi phạm liên quan tới bảo vệ môi trường là thuộc công cụ quản lý
môi trường nào?
A. Công cụ giáo dục – truyền thông môi trường C. Công cụ kỹ thuật
B. Công cụ kinh tế D. Công cụ mệnh lệnh – kiểm soát

Câu 37 (L.O.3.2) - Thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa
thân thiện môi trường là hình thức áp dụng công cụ nào?
A. Trợ cấp môi trường C. Giao trách nhiệm
B. Quỹ môi trường D. Đặt cọc – hoàn trả

Mã đề: 2211 - 4/8


Câu 38 (L.O.2.3) - Nguyên nhân chủ yếu khiến tài nguyên nước bị suy thoái là do:
A. Tăng nhu cầu sử dụng nước do dân số tăng
B. Tăng hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
C. Tăng quá trình đô thị hóa
D. Biến đổi khí hậu

Câu 39 (L.O.3.1) - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là:


A. Quy phạm bắt buộc
B. Quy phạm kỹ thuật
C. Quy phạm tùy nghi
D. Không có giá trị áp dụng mà chỉ là căn cứ để đánh giá chất lượng môi trường

Câu 40 (L.O.3.1) - Trên hộp sữa giấy Vinamilk có ký hiệu FSC, cho biết:
A. Sữa Vinamilk có nguồn gốc hữu cơ
B. Sữa Vinamilk tốt cho sức khỏe
C. Bao bì giấy được sản xuất từ nguồn rừng quản lý bền vững
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 41 (L.O.3.2) - Việc áp dụng công cụ kinh tế KHÔNG bao gồm:


A. Chi tiền cho hoạt động bảo vệ môi trường
B. Gắn lợi ích kinh tế của doanh nghiệp với lợi ích môi trường của cộng đồng
C. Áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
D. Sử dụng lợi ích kinh tế để khuyến khích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi
trường, cho cộng đồng

Câu 42 (L.O.2.2) - Trong ô nhiễm không khí thì các tác nhân ô nhiễm sơ cấp là:
A. NO, NO2, N2O, SO2, CO, H2S, H2SO4
B. SO2 , NO, H2S, NH3, CO, HF…
C. Các hợp chất flo, các chất tổng hợp (ête, benzen)
D. SO3, H2SO4, MeSO4, NO2, HNO3 ...

Câu 43 (L.O.2.3) - Tỷ lệ đóng góp khí nhà kính từ nguồn nào sau đây là cao nhất?
A. CO2 từ đốt nhiên liệu hóa thạch.
B. CO2 từ cháy rừng và phân hủy chất hữu cơ.
C. CH4 từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 44 (L.O.2.2) - Mưa acid có liên quan chủ yếu đến các loại khí ô nhiễm nào?
A. CH4, CO2 C. SO2, NOx
B. NH3, CH4 D. CO2, NH3

Câu 45 (L.O.2.1) - Vai trò của tầng ozone?


A. Bảo vệ trái đất khỏi ảnh hưởng độc hại của tia tử ngoại
B. Cung cấp oxy cần thiết cho sự sống
C. Là phương tiện vận chuyển nước và cung cấp CO2
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 46 (L.O.1.1) - Tầng khí quyển nào nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí loãng, nước bụi rất ít, không
khí chuyển động theo chiều ngang?
A. Tầng đối lưu, trung lưu C. Tầng nhiệt lưu
B. Tầng bình lưu, trung lưu D. Tầng bình lưu

Mã đề: 2211 - 5/8


Câu 47 (L.O.2.3) - Theo EPA quy định về AQI, mức độ ô nhiễm nguy hiểm gây độc hại cho sức khoẻ
con người có biểu hiện màu sắc là?
A. Màu đỏ C. Màu cam
B. Màu nâu D. Màu tím

Câu 48 (L.O.2.2) - Thành phần chính trong sương khói quang hóa bao gồm:
A. Khói và hơi nước C. Khói, sương và chất gây ô nhiễm
B. Khói và bụi D. Khói, sương và H2O

Câu 49 (L.O.2.2) - Khí nhà kính nào sau đây có khả năng giữ nhiệt cao nhất trong mỗi mole?
A. CH4 B. CFC C. CO2 D. N2O

Câu 50 (L.O.3.3) - Vi khuẩn E. coli có thể gây bệnh gì?


A. Bệnh hô hấp C. Viêm đường tiêu hóa
B. Bệnh thương hàn D. Cả A và C đều đúng

Câu 51 (L.O.2.3) - Lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng và khai thác chiếm tỉ lệ bao nhiêu
trong tổng lượng tài nguyên nước?
A. 100% B. Dưới 1% C. Trên 10% D. 50%

Câu 52 (L.O.1.2) - Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh?
A. Tuổi kết hôn, điều kiện sống, đói kém
B. Nhân tố tâm lý xã hội, điều kiện sống, đói kém
C. Dịch bệnh, trình độ dân trí, nhân tố tâm lý xã hội
D. Trình độ dân trí, tuổi kết hôn, điều kiện sống

Câu 53 (L.O.2.3) - Tài nguyên nước bao gồm những thành phần nào?
A. Hơi nước từ đại dương và nước sông
B. Nước ngọt nội đồng và nước biển
C. Nước mặt, nước dưới dất, nước biển và đại dương
D. Hơi nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới dất, nước biển và đại dương

Câu 54 (L.O.2.1) - Điền vào chỗ trống: “……………. bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người”
A. Môi trường C. Môi trường nhân tạo
B. Môi trường tự nhiên D. Môi trường xã hội

Câu 55 (L.O.2.3) - Nước uống thế nào là sạch?


A. Là nước có nhiều muối khoáng hòa tan, đặc biệt là sắt
B. Là nước có vị ngọt thanh, dễ uống
C. Là nước không màu, không mùi, không vị, không có các chất hòa tan, không chứa các mầm
bệnh gây hại cho con người trước mắt cũng như lâu dài
D. Câu A và B đúng

Câu 56 (L.O.2.3) - Tại sao nước biển rất nhiều nhưng một số quốc gia vẫn thiếu nước?
A. Do nước biển không sử dụng trong sinh hoạt và công nghiệp được
B. Xử lý nước biển quá tốn kém và khả năng chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ
C. Nước biển bị ô nhiễm
D. Câu A và B đúng

Mã đề: 2211 - 6/8


Câu 57 (L.O.3.2) - Nước được coi là nước ô nhiễm khi:
A. Chứa các chất ô nhiễm và tất cả vượt tiêu chuẩn cho phép
B. Nước không sử dụng được
C. Nồng độ các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép
D. Có màu và có mùi

Câu 58 (L.O.2.2) - Khí nhà kính là những khí nào?


A. CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC
B. Hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3
C. Hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC
D. Các khí có chứa hơn 2 nguyên tố trong cấu tạo của chúng

Câu 59 (L.O.2.3) - Nước lục địa bao gồm:


A. Nước mặt và nước ngầm C. Biển và đại dương
B. Hơi nước D. Câu A và B đúng

Câu 60 (L.O.3.2) - Bản chất của việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là:
A. Sử dụng lợi ích kinh tế để định hướng hành vi thân thiện, có lợi cho môi trường
B. Đầu tư tài chính để bảo vệ môi trường
C. Thực hiện biện pháp thu thuế bảo vệ môi trường
D. Thực hiện nhà nước và doanh nghiệp cùng bảo vệ môi trường

Câu 61 (L.O.3.2) - Ô nhiễm môi trường nước có thể được phân loại theo:
A. Nguồn gây ô nhiễm C. Phân loại theo nguồn tiếp nhận
B. Phân loại theo dạng nguồn thải D. Câu A, B, C đều đúng

Câu 62 (L.O.1.2) - Đâu KHÔNG là vai trò của tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội?
A. Nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế
B. Yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển
C. Yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển
D. Nguồn lực dồi dào không giới hạn cho phát triển kinh tế - xã hội

Câu 63 (L.O.3.3) - Hiện tượng các ao hồ, hồ chứa nước bùng nổ và phát triển rong tảo, cuối cùng có thể
dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trường nước. Đây là hiện tượng gì?
A. Nước nhiễm mặn B. Ô nhiễm nước C. Thủy triều đỏ D. Phú dưỡng hóa

Câu 64 (L.O.1.1) - “Xem thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,… là cứu cánh để giải quyết vấn đề dân số” là
giải pháp hạn chế mạnh theo quan điểm nào về dân số?
A. Thuyết quá độ dân số C. Thuyết dân số Malthus
B. Học thuyết Mac-Lenin về vấn đề dân số D. Tất cả các ý khác đều sai

Câu 65 (L.O.2.1) - Các hậu quả do khai thác quá mức tài nguyên nước dưới đất ở các khu vực không
giáp biển bao gồm:
A. Xâm nhập mặn C. Ô nhiễm Asen
B. Lún, sụt bề mặt đất D. Câu A, B, C đều đúng

Câu 66 (L.O.1.1) - “Xuất hiện khá muộn nhưng đã làm biến đổi sâu sắc giới tự nhiên trong thời gian vô
cùng ngắn so với toàn bộ lịch sử tự nhiên” là nói đến thời kỳ:
A. Nông nghiệp B. Chăn thả C. Hậu công nghiệp D. Công nghiệp

Mã đề: 2211 - 7/8


Câu 67 (L.O.1.2) - Theo thông tin từ phim HOME, siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là:
A. New York B. Tokyo C. Bắc Kinh D. Dubai

Câu 68 (L.O.1.2) - Theo thông tin từ phim HOME, khu vực nào có số ô tô bằng số dân?
A. Los Angeles B. Tokyo C. Bắc Kinh D. Dubai

Câu 69 (L.O.2.1) - Đâu là ý mô tả đúng về đặc điểm của chu trình sinh – địa – hóa:
A. Là một chu trình vận động các chất vô cơ trong hệ sinh thái theo đường từ ngoại cảnh chuyển
vào trong cơ thể sinh vật rồi được chuyển lại vào môi trường
B. Chu trình được bảo toàn, năng lượng không bi mất đi và không sử dụng lại
C. Là một trong những cơ chế cơ bản để duy trình cân bằng trong sinh quyển
D. Tất cả các câu trả lời đều đúng

Câu 70 (L.O.3.2) - Thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là dựa trên nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc người sử dụng tài nguyên phải trả tiền C. Nguyên tắc hợp tác
B. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền D. Nguyên tắc phòng ngừa

--- HẾT---

Mã đề: 2211 - 8/8


(Ngày ra đề) (Ngày duyệt đề)
Giảng viên ra đề: Người phê duyệt:
(Chữ ký và Họ tên) (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên)

(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

ĐÁP ÁN Học kỳ/năm


học
1 2022-
2023
Ngày thi 24/12/2022
Môn học: Con người và Môi trường
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Mã môn học: EN1003
Thời lượng: 70 phút Mã đề: 2211
Ghi chú: Không được sử dụng tài liệu
Được sử dụng viết chì để vẽ hình
Nộp lại đề thi cùng với bài làm

Đáp án

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B D A E D C D D D D

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D A B C B D B B C B

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C D B C B D A A A C

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A D D C B D A B A C

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
C B A C A D B C A C

51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
B D D B C D C C A A

61 62 63 64 65 66 67 68 69 70
D D D C B D A A D B

Mã đề: 2211 - 9/8

You might also like