Ngôn NG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Thông thường có các loại ngôn ngữ thân thể sau:

* Những biểu tượng:


- Là những động tác được dịch ra ngôn ngữ một cách trực tiếp hay được xác định bằng “từ
điển”.
- Là một hình thức ngôn ngữ dấu hiệu, thay thế hoàn toàn những thông điệp bằng lời, còn
được gọi là hiện tố phi ngôn từ.
Ví dụ:
- Khi bạn giơ hai ngón tay trỏ và giữa lên tạo thành hình chữ V, để lòng bàn tay hướng ra
ngoài, cử chỉ này có thể hiểu là "Thắng Lợi", "Chúc Thành Công" ( Victory) ở nhiều nước,
như Mỹ, Pháp, hay Việt Nam. Nhưng nếu bạn để lòng bàn tay hướng vào trong (Vulva), cử
chỉ này lại trở thành một lời xúc phạm ở một số nước, như Anh, Úc, hay Nam Phi.

- Dấu “Like” bằng cách giơ ngón tay cái lên, được hiểu đơn giản như sự đồng tính, hưởng ứng
hay là lời khen ngợi đối với một ai đó. Nhưng tại một số quốc gia thì nó lại không phải như
vậy.
+ Mỹ: Có thể sử dụng khi xin đi nhờ xe.
+ Iran, một phần nhỏ của nước Ý và Hy Lạp: Cử chỉ tay này tương đương với dấu hiệu “ngón
tay thối”, thể hiện sự không tôn trọng đối với đối phương.

* Những minh hoạ:


- Là những cử chỉ, điệu bộ đi kèm và bổ túc cho lời nói.
- Thường được dùng để nhấn mạnh thêm hoặc cho những chỉ dẫn giống như “nói bằng tay”.
Ví dụ:
- Khi muốn đề cập đến nhu cầu về tiền, người ta có thể nói “phải có…” kết hợp với dùng
ngón tay cái và giữa trượt qua nhau ( minh hoạ động tác đếm tiền).
- Khi muốn nói “không” người ta có thể dùng động tác xua tay liên tục hay lắc ngón tay trỏ
liên tục…

* Những biểu cảm:


- Là những hình dáng của khuôn mặt mang thông tin về cảm xúc, thái độ của con người trong
giao tiếp.
Ví dụ: bĩu môi thể hiện thái độ coi thường, chê bai; nhướng mắt, há hốc miệng - ngạc nhiên;
khóc – buồn;…

- Tuy vậy, vì tính đa trị ngữ nghĩa của tín hiệu phi ngôn ngữ, những biểu cảm có thể rất khác
nhau tùy theo tình huống.
Ví dụ: Cười phá lên có thể biểu thị sự tán đồng tâm đắc, nhưng cũng có thể thể hiện sự chế
giễu với ý là buồn cười hoặc có ý từ chối; hay động tác gật đầu có nghĩa là đồng ý nhưng ở
Bungari lại có ý nghĩa từ chối;…
* Những điều chỉnh:
- Là những động tác phi ngôn ngữ được dùng khi chúng ta muốn điều chỉnh tác động của lời
nói.
Ví dụ: Nghiêng đầu, gật gù, mắt nhìn vào người nói biểu hiện sự khuyến khích “nói tiếp đi”;
động tác phẩy tay “thôi đừng nói nữa”…
* Những thích nghi:
- Là những động tác giao tiếp phi ngôn ngữ mang tính chất thói quen, riêng cho từng người,
thường được hình thành từ tuổi ấu thơ.
Ví dụ: rung đùi, lè lưỡi, rụt đầu, khua tay múa chân,…thường dùng để biểu hiện cảm xúc hay
kiềm chế bực bội, áp lực…
* Sự đi đứng:
- Đi đứng là sự vận động của cơ thể, cung cách đi đứng của con người cũng mang những
thông tin nhất định và do đó nói lên nhiều điều về họ.
Ví dụ: Một số ví dụ về dáng người như:

- Dáng người đi thẳng, bước chân nhanh nhưng không loạn là biểu hiện hoạt lực sung mãn, tự
chủ, phóng khoáng, linh hoạt.
- Dáng người đi nghênh ngang, tay khuỳnh - người nóng nảy, cương trực, tự tin quá mức.
- Dáng đi chậm rãi, cúi đầu, tay đút túi quần - có tính khinh bạc, hay có mua đồ gian trá.
- Dáng đi nhún nhảy – hời hợt, thích phô trương, khó kiềm chế cảm xúc.
- Dáng đi mạnh mẽ, vang dội - đàng hoàng, trung thực, tình cảm, thành công trong cuộc
đời…
* Thế ngồi:
- Sự sắp đặt bàn và chỗ ngồi trong một căn phòng, đặc biệt là thế ngồi cũng cho thấy cách
người ta giao tiếp với nhau.
Ví dụ: Một số ví dụ về thế ngồi như:
- Ngồi ngả nghiêng trên ghế biểu hiện người muốn bắt người khác phục vụ, kiêu ngạo và lãnh
đạM.
- Ngồi thẳng lưng, nhìn thẳng, hai tay để vững - người có năng khiếu tiềm tàng, tự chủ, ngay
thẳng, cương trực.
- Ngồi cúi đầu, lưng cong, hai tay co dưới bụng - kẻ kém cỏi, không tự tin, thiếu trung thành
với cấp trên…
* Hành vi đụng chạm:
- Là sự giao tiếp phi ngôn ngữ khá phổ biến của con người.
Ví dụ: bắt tay, vỗ vai, ôm hôn…
- Mỗi hành vi đụng chạm có ý thức đều chứa đựng thông tin, cảm xúc nào đó và có thể cảm
nhận được.
Ví dụ: Một ví dụ cụ thể về động tác “bắt tay”:
- Các nhà tâm lý học cho rằng, bắt tay có mục đích “dùng để hiểu đối phương”.
+ Kiểu dùng cả 2 tay để bắt: Nếu người ta bắt bằng cả 2 tay là dấu hiệu cho thấy người đó
đang kém cạnh so với người đối diện nên muốn bàn bạc - người trung thực và cởi mở trong
giao tiếp.

+ Cái bắt tay khống chế: Kiểu bắt tay này trông khá giống với trò vật tay, tay họ lật lên trên
tay bạn, lòng bàn tay hướng xuống cho thấy sự thống trị và thậm chí có thể coi là hung hăng.
Bàn tay hơi úp xuống là dấu hiệu họ có ý muốn kiểm soát bạn.

+ Cái bắt tay phục tùng: Ngược lại với cái bắt tay khống chế, lòng bàn tay hướng lên trên là
cái bắt tay phục tùng - người nhút nhát hoặc dễ sợ hãi, không tự tin và dễ dàng bị chi phối.
Nội dung của lễ công nhận sao nhi đồng gồm có các bước sau:
1. Ổn định tổ chức: Tập hợp, điểm số, báo cáo, kiểm tra trang phục, hướng dẫn các
em vào chỗ ngồi ổn định tổ chức.
2. Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Đại diện Chi hội đỡ đầu điều hành;
Nhi đồng nghe, vỗ tay chào mừng.
3. Giới thiệu và ra mắt các sao nhi đồng, phụ trách sao: Chi đội trưởng đọc danh
sách nhi đồng từng sao, hết danh sách một sao đồng thời giới thiệu tên đội viên
được cử làm phụ trách sao. Mời đại biểu (thầy cô giáo, cán bộ đoàn) lên gắn phù
hiệu, treo biểu trưng cho sao, cho các em về chỗ, tiếp tục đọc danh sách các sao
khác…
4. Hát bài hát truyền thống của nhi đồng ( mọi người đứng dậy và cùng hát):
Bài “ nhanh bước nhanh nhi đồng”
5. Đọc lời hứa của nhi đồng: lớp nhi đồng đọc đồng thanh lời hứa.
6. Đại biểu phát biểu ý kiến: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lên phát biểu động viên và
căn dặn các em.
7. Kết thúc buổi lễ: chi đội trưởng tuyên bố kết thúc lễ, các phụ trách sao tổ chức
cho nhi đồng sinh hoạt tập thể.
Chú ý: Thời gian diễn ra công nhận Sao chỉ khoảng 30 phút.

You might also like