Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Khóa toán 11 E3 – Phép toán các biến cố

Thầy Đỗ Văn Đức Kiến thức: Toán 11


Phần lý thuyết: Xem trong khóa học

BÀI TẬP LUYỆN TẬP


Câu 1. Một hộp đựng 15 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 1 đến 15. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ và quan
sát số ghi trên thẻ. Gọi A là biến cố "Số ghi trên tấm thẻ nhỏ hơn 7"; B là biến cố "Số ghi trên tấm thẻ là số
nguyên tố".
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Mỗi biến cố A ∪ B và AB là tập con nào của không gian mẫu?
Câu 2. Một hộp có 20 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 19, 20; hai thẻ khác
nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp. Xét các biến cố:
A: "Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 2";
B : "Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 5";
C : "Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 2 hoặc chia hết cho 5";
D : "Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 ".
a) Biến cố C là biến cố hợp của:
A. Biến cố B và biến cố D .
B. Biến cố A và biến cố D .
C. Biến cố A và biến cố B .
D. Biến cố A và biến cố D hoặc biến cố B và biến cố D .
b) Biến cố D là biến cố giao của:
A. Biến cố B và biến cố C .
B. Biến cố A và biến cố B .
C. Biến cố A và biến cố C .
D. Biến cố A và biến cố C hoặc biến cố B và biến cố C .
Câu 3. Một lớp học có 35 học sinh gồm 20 nam và 15 nữ. Chọn ngẫu nhiên ra 2 học sinh để phân công trực
nhật.
a) Xét các biến cố sau:
A: "Hai học sinh được chọn đều là học sinh nam";
B: "Hai học sinh được chọn đều là học sinh nữ”;
C: "Hai học sinh được chọn có cùng giới tính".
Trong ba biến cố A, B, C, biến cố nào là biến cố hợp của hai biến cố còn lại?
b) Xét các biến cố sau:
D: "Hai học sinh được chọn gồm một bạn nam và một bạn nữ";
E: "Trong hai học sinh được chọn, có ít nhất một học sinh nữ";
G: "Trong hai học sinh được chọn, có ít nhất một học sinh nam".
Trong ba biến cố D, E, G, biến cố nào là biến cố giao của hai biến cố còn lại?
Câu 4. Một hộp đựng 70 tấm thẻ, đánh số từ 1 đến 70. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Kí hiệu 𝑎𝑎 là số ghi trên
thẻ. Gọi 𝐴𝐴 là biến cố: “𝑎𝑎 là ước của 28", 𝐵𝐵 là biến cố: “𝑎𝑎 là ước của 70”. Xét biến cố 𝐶𝐶: “𝑎𝑎 là ước của 14”.
Chứng tỏ rằng 𝐶𝐶 là giao của 𝐴𝐴 và 𝐵𝐵.
Câu 5. Tung một đồng xu cân đối, đồng chất hai lần liên tiếp. Xét các biến cố:
A: “Lần thứ nhất xuất hiện mặt ngửa”
B: “Lần thứ hai xuất hiện mặt ngửa”
Thầy Đỗ Văn Đức – Khóa học Online Môn Toán Website: http://hocimo.vn/
C: “Cả hai lần đều xuất hiện mặt ngửa”
D: “Có ít nhất 1 lần xuất hiện mặt ngửa”.
Trong hai biến cố C và D, biến cố nào là biến cố hợp của hai biến cố A và B? Biến cố nào là biến cố
giao của hai biến cố A và B.
Câu 6. Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối, đồng chất hai lần liên tiếp. Xét các biến cố:
A: “Số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ nhất lớn hơn 4”
B: “Số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ hai nhỏ hơn 4”
C: “Số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ nhất nhỏ hơn 4”.
Trong các biến cố trên, hãy:
a) Tìm cặp biến cố xung khắc;
b) Tìm cặp biến cố độc lập.
Câu 7. Gieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xét các biến cố sau:
E: "Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều là số chẵn";
F: "Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc khác tính chẵn lẻ";
K: "Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn".
Chứng minh rằng K là biến cố hợp của E và F
Câu 8. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong trường. Xét hai biến cố sau:
P : "Học sinh đó bị cận thị";
Q : "Học sinh đó học giỏi môn Toán".
Nêu nội dung của các biến cố P ∪ Q; PQ và PQ .

Câu 9. Để thành lập đội tuyển tham gia cuộc thi “Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ nhất”. Giáo viên chủ
nhiệm lớp 11A1 cần chọn ngẫu nhiên ra một học sinh để tham gia cho đội tuyển của trường. Xét hai biến cố
A: “Học sinh đó học giỏi môn Toán”, biến cố B: “Học sinh đó học giỏi môn Tin”. Khi đó nội dung của biến
cố A ∪ B là
A. Học sinh đó học giỏi môn Toán hoặc học giỏi môn Tin.
B. Học sinh đó học giỏi cả hai môn Toán và Tin.
C. Học sinh đó học giỏi môn Toán và không giỏi môn Tin.
D. Học sinh đó học giỏi môn Tin và không giỏi môn Toán.
Câu 10. Nhân ngày 8/3, GVCN lớp 11A1 chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp để tặng quà. Xét hai biến
cố A: “Học sinh đó là một học sinh nữ”, biến cố B: “Học sinh đó có tên bắt đầu bằng chữ Q”. Khi đó nội dung
của biến cố A ∩ B là
A. Học sinh đó là học sinh nữ và có tên bắt đầu bằng chữ Q.
B. Học sinh đó là học sinh nữ hoặc có tên bắt đầu bằng chữ Q.
C. Học sinh đó là học sinh nam và có tên bắt đầu bằng chữ Q.
D. Học sinh đó là học sinh nam hoặc có tên bắt đầu bằng chữ Q.
Câu 11. Có hai chuồng nuôi thỏ. Chuồng I có 5 con thỏ đen và 10 con thỏ trắng. Chuồng II có 3 con thỏ trắng
và 7 con thỏ đen. Từ mỗi chuồng bắt ngẫu nhiên ra một con thỏ. Xét hai biến cố sau:
A : "Bắt được con thỏ trắng từ chuồng I";
B : "Bắt được con thỏ đen từ chuồng II".
Chứng tỏ rằng hai biến cố A và B độc lập.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

2 Đăng kí học, inbox thầy Đỗ Văn Đức – http://facebook.com/dovanduc2020


Bài tập buổi E3 và E4 Website: http://hocimo.vn/
Câu 12. Có hai chuồng nuôi gà. Chuồng I có 9 con gà mái và 3 con gà trống. Chuồng II có 3 con gà mái và 6
con gà trống. Bắt ngẫu nhiên một con gà của chuồng I để đem bán rồi dồn các con gà còn lại của chuồng I vào
chuồng II. Sau đó bắt ngẫu nhiên một con gà của chuồng II. Xét hai biến cố sau:
E: "Bắt được con gà trống từ chuồng I";
F : "Bắt được con gà mái từ chuồng II".
Chứng tỏ rằng hai biến cố E và F không độc lập.
Câu 13. Một chiến hạm có ba bộ phận 𝐴𝐴, 𝐵𝐵, 𝐶𝐶 có tầm quan trọng khác nhau. Chiến hạm sẽ bị chìm khi và chỉ
khi:
 Hoặc có một quả ngư lôi bắn trúng bộ phận A;
 Hoặc có hai quả ngư lôi bắn trúng bộ phận B;
 Hoặc có ba quả ngư lôi bắn trúng bộ phận C .
Giả sử có hai quả ngư lôi bắn trúng chiến hạm. Xét hai biến cố K: "Hai quả trúng vào C", H: "Một quả
trúng vào B, một quả trúng vào C".
Gọi M là biến cố: "Chiến hạm không bị chìm". Chứng tỏ rằng M là biến cố hợp của H và K.
Câu 14. Có bốn chiếc hộp I, II, III, IV mỗi hộp đựng 10 tấm thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Từ mỗi hộp rút ngẫu
nhiên một tấm thẻ. Gọi 𝑎𝑎, 𝑏𝑏, 𝑐𝑐, 𝑑𝑑 là số ghi trên thẻ tương ứng rút từ I, II, III, IV. Xét các biến cố sau:
A: “𝑎𝑎 là số chẵn”, B: “𝑏𝑏 là số chẵn”, C: “𝑐𝑐 là số chẵn”, D: “𝑑𝑑 là số chẵn”;
E: “𝑎𝑎𝑎𝑎 là số lẻ”, F: “𝑏𝑏𝑏𝑏 là số lẻ”, G: “𝑎𝑎𝑎𝑎 − 𝑏𝑏𝑏𝑏 là số chẵn”.
Chứng tỏ rằng:
a)
= E AD = ; F BC ;
b) =
G EF ∪ EF .
Câu 15. Hai bạn Sơn và Tùng, mỗi bạn gieo đồng thời hai đồng xu cân đối. Xét hai biến cố sau:
E: "Cả hai đồng xu bạn Sơn gieo đều ra mặt sấp".
F: "Hai đồng xu bạn Tùng gieo có một sấp, một ngửa".
Chứng tỏ rằng E và F là hai biến cố độc lập.
Câu 16. Một chiếc túi có 12 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 12. Bạn Hoà rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong túi
để sang bên cạnh. Tiếp theo, bạn Bình rút ngẫu nhiên tiếp một tấm thẻ. Xét hai biến cố sau:
M: "Bạn Hoà rút được tấm thẻ ghi số lẻ";
N: "Bạn Bình rút được tấm thẻ ghi số chẵn".
Chứng tỏ rằng hai biến cố M và N không độc lập.
Câu 17. Trong phép thử “Bạn thứ nhất gieo một con súc sắc, bạn thứ hai gieo một đồng tiền”. Xét hai biến cố
A: “Đồng tiền xuất hiện mặt sấp” và B: “Con súc sắc xuất hiện mặt 3 chấm”. Khẳng định nào sau đây là
đúng?
A. A và B là hai biến cố xung khắc. B. A và B là hai biến cố độc lập.
C. A ∩ B ≠ ∅. D. P ( AB ) = P ( A ) . P ( B ) .

Câu 18. Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối đồng chất một lần. Xét các biến cố ngẫu nhiên A: “Mặt xuất
hiện của súc sắc có số chấm là số chẵn”; B: “Mặt xuất hiện của súc sắc có số chấm là số chia hết cho 3”. Số
phần tử của tập hợp A ∪ B là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Đăng kí học, inbox thầy Đỗ Văn Đức – http://facebook.com/dovanduc2020 3


Thầy Đỗ Văn Đức – Khóa học Online Môn Toán Website: http://hocimo.vn/
Câu 19. Gieo hai con súc sắc cân đối đồng chất. Gọi A là biến cố “Tích của hai mặt xuất hiện trên hai con súc
săc bằng 6” và B là biến cố “Có ít nhất một con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm”. Tập hợp mô tả các biến cố
giao AB là

A. {(1;6 ) ; ( 6;1)}. B. {(1;6 )}. C. {( 2;3)}. D. {(1;6 ) ; ( 2;3)}.

Câu 20. Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG:


A. Cho hai biến cố A và B. Biến cố “A hoặc B xảy ra”, kí hiệu là A ∪ B, được gọi là biến cố giao của
A và B.
B. Cho hai biến cố A và B. Biến cố “A và B xảy ra”, kí hiệu là A ∩ B, được gọi là biến cố hợp của A
và B.
C. Cho hai biến cố A và B. Biến cố “A hoặc B xảy ra”, kí hiệu là A ∪ B, được gọi là biến cố hợp của A
và B.
D. Cho hai biến cố A và B. Biến cố “A và B xảy ra”, kí hiệu là A ∪ B, được gọi là biến cố giao của A
và B.

Khóa toán 11 E4 – CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT


Thầy Đỗ Văn Đức Kiến thức: Toán 11
Phần lý thuyết – Xem trong khóa học
BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Câu 1. Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì

) P ( A) + P ( B) .
A. P ( A ∪ B= B. P ( A ∪ B=
) P ( A) − P ( B) .
C. P ( A ∪ B ) =
P ( A ) .P ( B ) . D. P ( A ∪ B=
) P ( B) − P ( A ) .
Câu 2. Cho A và B là hai biến cố. Khi đó

) P ( A ) + P ( B) .
A. P ( A ∪ B= B. P ( A ∪ B=
) P ( A ) + P ( B ) − P ( AB ) .
C. P ( A ∪ B ) =
P ( A ) .P ( B ) . D. P ( A ∪ B=
) P ( B) − P ( A ) .
Câu 3. Cho A và B là hai biến cố độc lập với nhau.
= P ( A ) 0,=
4, P ( B ) 0,3. Khi đó P ( AB ) bằng

A. 0,58. B. 0, 7. C. 0,1. D. 0,12.

1 1 1
P ( A)
Câu 4. Cho hai biến cố A và B có= =, P ( B) P ( AB )
,= . Ta kết luận hai biến cố A và B là:
3 4 2
A. Độc lập. B. Không độc lập. C. Xung khắc. D. Không xung khắc.
1 1 1
A)
Câu 5. Cho hai biến cố A và B có P (= , P (=
B) , P ( A ∪=
B) . Ta kết luận hai biến cố A và B
3 4 2
là:
A. Độc lập. B. Không xung khắc. C. Xung khắc. D. Không rõ.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

4 Đăng kí học, inbox thầy Đỗ Văn Đức – http://facebook.com/dovanduc2020


Bài tập buổi E3 và E4 Website: http://hocimo.vn/
Câu 6. Gieo một con xúc sắc cân đối đồng chất một lần. Xét hai biến cố A: “Xuất hiện mặt lẻ chấm” và B:
“Xuất hiện mặt chẵn chấm”. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. A và B là hai biến cố xung khắc. B. A và B là hai biến cố độc lập.
C. A ∩ B ≠ ∅. D. P ( AB ) = P ( A ) .P ( B ) .

Câu 7. Tổ 1 của lớp 10A có 10 học sinh gồm 6 nam và 4 nữ. Cần chọn ra 2 bạn trong tổ 1 để phân công
trực nhật. Xác suất để chọn được 1 bạn nam và 1 bạn nữ là
4 6 1 8
A. . B. . C. . D. .
15 25 9 15
Câu 8. Ba người cùng đi săn A, B, C độc lập với nhau cùng nổ súng bắn vào mục tiêu. Biết rằng xác suất
bắn trúng mục tiêu của A, B, C tương ứng là 0, 7, 0, 6, 0,5. Tính xác suất để có ít nhất một xạ thủ bắn trúng.

A. 0, 45. B. 0,80. C. 0, 75. D. 0,94.

Câu 9. Trong một hộp có 100 tấm thẻ được đánh số từ 101 đến 200 (mỗi tấm thẻ được đánh một số khác
nhau). Lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 tấm thẻ trong hộp. Tính xác suất để tổng các số ghi trên 3 tấm thẻ đó là
một số chia hết cho 3.
Câu 10. Một bệnh truyền nhiễm có xác suất truyền bệnh là 0,8 nếu tiếp xúc với người bệnh mà không đeo
khẩu trang; là 0,1 nêu tiếp xúc với người bệnh mà có đeo khẩu trang. Anh Lâm tiếp xúc với 1 người bệnh hai
lần, trong đó có một lần đeo khẩu trang và một lần không đeo khẩu trang. Tính xác suất anh Lâm bị lây bệnh
từ người bệnh mà anh tiếp xúc đó.
Câu 11. Lớp 11A có 40 học sinh, trong đó có 16 học sinh giỏi Toán, 20 học sinh giỏi Văn và 12 học sinh giỏi
có hai môn đó. Chọn ngẫu nhiên một học sinh của lớp. Xác suất để chọn được học sinh giỏi một trong hai
môn Toán hoặc Văn là
A. 0,3. B. 0,1. C. 0,5. D. 0,6.

Câu 12. Trong một cuộc khảo sát về các môn học yêu thích đối với 40 học sinh lớp 11A. Kết quả 25 học sinh
thích môn Lý, 20 học sinh thích môn Hóa và 14 học sinh thích cả Lý và Hóa. Chọn ngẫu nhiên một học sinh.
Xác suất để chọn được học sinh không thích cả hai môn Lý và Hóa là:
A. 0,225. B. 0,125. C. 0,5. D. 0,4.

Câu 13. Trong một căn phòng có 36 người, trong đó có 25 người họ Nguyễn và 11 người họ Trần. Chọn ngẫu
nhiên hai người trong phòng đó. Tính xác suất để hai người được chọn có cùng họ.
Câu 14. Trong một công ty có 40 nhân viên, trong đó có 19 người thích chơi bóng bàn, 20 người thích chơi
cầu lông, 8 người không thích chơi cả cầu lông và bóng bàn. Chọn ngẫu nhiên một nhân viên trong công ty
đó. Tính xác suất để người đó:
a) Thích chơi ít nhất một trong hai môn bóng bàn và cầu lông.
b) Thích chơi cầu lông và không thích chơi bóng bàn.
c) Thích chơi bóng bàn và không thích chơi cầu lông.
d) Thích chơi đúng một trong hai môn.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Đăng kí học, inbox thầy Đỗ Văn Đức – http://facebook.com/dovanduc2020 5


Thầy Đỗ Văn Đức – Khóa học Online Môn Toán Website: http://hocimo.vn/
Câu 15. Một nhóm có 50 người được phỏng vấn họ đã mua cành đào hay cây quất vào dịp Tết vừa qua, trong
đó có 31 người mua cành đào, 12 người mua cây quất và 5 người mua cả cành đào và cây quất. Chọn ngẩu
nhiên một người. Tính xác suất để người đó:
a) Mua cành đào hoặc cây quất.
b) Mua cành đào và không mua cây quất.
c) Không mua cành đào và không mua cây quất.
d) Mua cây quất và không mua cành đào.
Câu 16. Cho P= ( A ) 0, 4; P=
( B ) 0,5; P ( A ∪
= B ) 0, 6. Hỏi A và B có độc lập hay không?

2 1 1
Câu 17. Cho P (=
A) , P (=
B) , P ( A ∪=
B) . Hỏi A và B có độc lập hay không?
5 3 2
Câu 18. Gieo hai đồng xu cân đối. Xét các biến cố A: “Cả hai đồng xu đều ra mặt sấp”, B: “Có ít nhất một
đồng xu ra mặt sấp”. Hỏi A và B có độc lập hay không?
Câu 19. Gieo hai con xúc xắc cân đối. Xét các biến cố A: “Có ít nhất một con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”,
B: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7”. Chứng tỏ rằng A và B không độc lập.
Câu 20. Có 3 hộp I, II, III. Mỗi hộp chứa ba tấm thẻ đánh số 1, 2, 3. Từ mỗi hộp rút ngẫu nhiên một tấm thẻ.
Xét các biến cố sau:
A: “Tổng các số ghi trên ba tấm thẻ là 6” ; B: “Ba tấm thẻ có ghi số bằng nhau”.

a) Tính P ( A ) , P ( B ) .

b) Hỏi A, B có độc lập không?


Câu 21. Hai bạn An và Bình không quen biết nhau và đều học xa nhà. Xác suất để bạn An về thăm nhà vào
ngày Chủ nhật là 0,2 và của bạn Bình là 0,25 . Dùng sơ đồ hình cây để tính xác suất vào ngày Chủ nhật:
a) Cả hai bạn đều về thăm nhà.
b) Có it nhất một bạn về thăm nhà.
c) Cả hai bạn đều không về thăm nhà.
d) Chỉ có bạn An về thăm nhà.
e) Có đúng một bạn về thăm nhà.
Câu 22. Cho A, B là hai biến cố độc lập và
= P ( AB ) 0,1;
= P ( AB ) 0, 4. Tìm P ( A ∪ B ) .

Câu 23. Một tổ có 10 học sinh gồm 6 nam và 4 nữ. Giáo viên cần chọn ngẫu nhiên hai bạn hát song ca. Tính
xác suất P để hai học sinh được chọn là một cặp song ca nam nữ.
4 8 12 2
A. P = . B. P = . C. P = . D. P = .
15 15 19 9
Câu 24. Ba bạn A, B, C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên thuộc đoạn [1;19] . Xác suất để ba
số được viết ra có tổng chia hết cho 3 bằng
2287 1027 2539 109
A. . B. . C. . D. .
6859 6859 6859 323
Câu 25. Ba bạn A, B, C mỗi bạn viết ngẫu nhiên lên bảng một số tự nhiên thuộc đoạn [1; 100]. Xác suất để
số viết ra có tổng chia hết cho 10?
--- Hết ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

6 Đăng kí học, inbox thầy Đỗ Văn Đức – http://facebook.com/dovanduc2020

You might also like