BÀI LUẬN - VI PHẠM QUYỀN RIÊNG TƯ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VỀ QUYỀN RIÊNG TƯ

TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Giảng viên : TS. Lê Việt Hưng

LHP : 23C1MAN50200118

Lớp : Chiều thứ 7 - N2.508

Nhóm thực hiện : Nhóm 1

Lê Thị Thu Hoa – 31221026582 (Trưởng nhóm)


Nguyễn Như Tuệ Tâm – 31221025992
Lê Thị Quỳnh Như – 31221024406
Lâm Yến Trúc – 31221025872
Lê Nguyễn Anh Thư – 31221026611

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện đại, chúng ta chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ
thông tin và viễn thông khiến thế giới trở nên kết nối hơn bao giờ hết. Cuộc cách mạng
công nghệ đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp, làm việc, và sống cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên điều quan trọng là chúng ta không được quên đi những giá trị đạo đức
trong thời đại kỹ thuật số và quyền riêng tư là một trong những giá trị quan trọng nhất
mà chúng ta cần bảo vệ.

Kỷ nguyên kỹ thuật số mang lại những tiện ích và cơ hội chưa từng thấy, nhưng đồng
thời nó cũng đặt ra những thách thức mới đối với đạo đức và quyền riêng tư. Chúng ta
thường giao tiếp trực tuyến, chia sẻ thông tin cá nhân, và thậm chí là quản lý tài sản số
của mình qua internet. Trong bối cảnh này, việc bảo vệ quyền riêng tư trở nên phức
tạp hơn bao giờ hết.

Trong bài luận này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về quyền riêng tư trong thế giới kỹ
thuật số. Chúng ta sẽ xem xét những tình huống, vấn đề và giải pháp liên quan đến bảo
vệ thông tin cá nhân của chúng ta trong môi trường trực tuyến ngày càng phức tạp.
Đồng thời, chúng ta cũng sẽ nói về những giá trị đạo đức cơ bản mà chúng ta nên tuân
thủ khi tham gia vào cuộc cách mạng kỹ thuật số này.
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. ĐẠO ĐỨC TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ VỀ QUYỀN


RIÊNG TƯ.....................................................................................................................2
1.1. Định nghĩa về đạo đức........................................................................................2
1.2. Đạo đức trong không gian mạng xã hội...........................................................2
1.3. Đạo đức trong kỷ nguyên kỹ thuật số của doanh nghiệp................................3
1.4. Đạo đức trong kỷ nguyên số của các cá nhân...................................................3
1.5. Ý nghĩa đạo đức trong kỷ nguyên kỹ thuật số về quyền riêng tư...................4
CHƯƠNG II. QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG KHÔNG GIAN MẠNG XÃ HỘI....6
2.1. Định nghĩa về mạng xã hội.................................................................................6
2.2. Quyền riêng tư trên mạng xã hội.......................................................................7
2.3. Tầm quan trọng của quyền riêng tư.................................................................7
2.4. Một số hành vi vi phạm quyền riêng tư............................................................9
2.5. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền riêng tư trên mạng xã hội.....................11
CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN RIÊNG TƯ
TRÊN MẠNG XÃ HỘI...............................................................................................12
3.1 Về phía doanh nghiệp........................................................................................12
3.2 Về sự quản lý của nhà nước..............................................................................13
3.3 Về các cá nhân sử dụng mạng xã hội...............................................................14
KẾT LUẬN...................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................17

1
CHƯƠNG I. ĐẠO ĐỨC TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ VỀ QUYỀN
RIÊNG TƯ

1.1. Định nghĩa về đạo đức


Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội (Phi, 2023).
Theo Kinh dịch, “Đạo đức” được ghép bởi hai từ: “Đạo” theo quan niệm của người
xưa là con đường, là quy luật xảy ra xung quanh ta, không tùy thuộc vào ý nguyện cá
nhân hay của bất cứ ai; “Đức” có nghĩa là hiểu Đạo, là trình độ năng lực nắm vững và
vận dụng quy luật. Như vậy, người có đạo đức là người nắm bắt được các quy tắc ứng
xử chung do cộng đồng và xã hội đặt ra và hành động theo khung quy tắc đó, được xã
hội coi là người có lối sống tốt đời, đẹp đạo và hành vi chuẩn mực xã hội (Linh, 2023).
Đạo đức quy định, điều chỉnh hành vi, thái độ của mỗi người thông qua sức mạnh
của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của áp lực dư luận xã hội. Đạo đức giúp con người
có thái độ đúng đắn, sống trách nhiệm với bản thân cũng như với người khác. Vì thế
đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lí tưởng mỗi người.

1.2. Đạo đức trong không gian mạng xã hội


Pháp luật đã đưa ra các quy định, quy tắc ứng xử trên không gian mạng xã hội
nhưng không thể bao quát, điều chỉnh toàn bộ các hành vi của con người, vì thế sự
điều chỉnh đến từ góc độ chuẩn mực đạo đức, văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc là
không thể thiếu. “Đạo đức trên không gian mạng xã hội” được hình thành bởi chuẩn
mực đạo đức ngoài xã hội đưa vào. Nó tác động mạnh mẽ vào ý thức, thái độ, cách
ứng xử của người tham gia mạng nhằm mục đích đảm bảo môi trường mạng xã hội
“sạch, đẹp, văn minh”. Nhờ vào đó, một hành vi thiếu đạo đức dù không vi phạm pháp
luật đi chăng nữa cũng sẽ bị lên án và ngăn chặn kịp thời.

Đạo đức trên không gian mạng xã hội được thể hiện bằng những phát ngôn phù
hợp, những hành vi chuẩn mực khi đăng tải hay chia sẻ bất kỳ thông tin nào ví dụ như
sử dụng ngôn từ lịch sự, không đăng tin sai sự thật, không xúc phạm danh dự, nhân
phẩm cá nhân về người khác,... Hiện nay trên không gian mạng xã hội của nước ta,
không thể phủ nhận rằng có rất nhiều người có cách hành xử đẹp, phát ngôn hay trên

2
mạng, tuy nhiên bộ phận có hành xử vô đạo đức, vô văn hóa lại chẳng ít. Chẳng hạn
như văng tục, chửi bậy, bạo lực ngôn từ, tò mò quá mức, tọc mạch vào đời sống riêng
tư của người khác, trộm cắp thông tin, thái độ vô cảm, thiếu tính nhân văn, hùa theo
công kích cá nhân, cười cợt trên nỗi đau của người khác,…

1.3. Đạo đức trong kỷ nguyên kỹ thuật số của doanh nghiệp
Trong kỹ nguyên kỹ thuật số đầy thách thức và cơ hội, đạo đức là một yếu tố
quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Đạo đức trong kỷ nguyên kỹ thuật
số không chỉ đề cập đến việc tuân thủ các quy tắc và luật pháp, mà còn liên quan đến
việc thực hiện các giá trị và nguyên tắc đúng đắn. Điều này bao gồm việc bảo vệ thông
tin cá nhân của khách hàng, đảm bảo an toàn dữ liệu, đối xử công bằng với mọi bên
liên quan và đóng góp vào trách nhiệm xã hội và môi trường. Trong kỷ nguyên này,
doanh nghiệp cần xem xét cách họ sử dụng công nghệ và dữ liệu để đảm bảo rằng họ
đang đóng góp vào sự phát triển bền vững và tạo ra giá trị cho xã hội, đồng thời duy trì
uy tín và lòng tin từ khách hàng và cộng đồng. Đạo đức không chỉ là một trách nhiệm,
mà còn là một cơ hội để để xây dựng một tương lai kỹ thuật số mà mọi người có thể
tin tưởng và hòa nhập.

1.4. Đạo đức trong kỷ nguyên số của các cá nhân
Trong kỷ nguyên số vượt bậc hiện nay, đạo đức đã trở thành một trụ cột không
thể thiếu trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Việc áp dụng đạo đức trong kỷ nguyên số
không chỉ là việc tuân thủ các quy tắc và luật lệ, mà còn đòi hỏi một tư duy và tầm
nhìn rộng lớn về trách nhiệm cá nhân và xã hội.
Đạo đức cá nhân trong thời đại số hóa đồng nghĩa với việc tôn trọng quyền riêng
tư và bảo vệ thông tin cá nhân của bản thân và của người khác. Nó bao gồm khả năng
xác định giữa đúng và sai khi chúng ta tương tác trực tuyến và chia sẻ thông tin trên
mạng. Điều này đòi hỏi sự tự quản lý và ý thức cao về tác động của hành động cá nhân
lên cộng đồng trực tuyến và môi trường số.
Ngoài ra, đạo đức trong kỷ nguyên số còn áp dụng cho chúng ta cách sử dụng
công nghệ. Việc sử dụng công nghệ để tạo giá trị, học hỏi, và phát triển bản thân là
một phần quan trọng của đạo đức số. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tránh sử dụng
công nghệ một cách lạm dụng hoặc gây hại cho người khác.

3
Đạo đức số còn đòi hỏi trách nhiệm xã hội và ý thức về tác động của hành động
trực tuyến đối với cộng đồng xã hội. Chúng ta cần đóng góp vào một môi trường trực
tuyến tích cực, chia sẻ kiến thức và hỗ trợ người khác trong môi trường số hóa.
Cuối cùng, đạo đức số không chỉ là trách nhiệm cá nhân, mà còn là cơ hội để xây
dựng một môi trường số hóa đáng tin cậy, hòa bình, và phát triển bền vững cho chúng
ta và cho thế hệ tương lai. Điều này đòi hỏi sự học hỏi liên tục, trao đổi kiến thức , và
tạo nên một cộng đồng số đầy trách nhiệm và nhạy bén với những thách thức đạo đức
của thời đại số hóa.

1.5. Ý nghĩa đạo đức trong kỷ nguyên kỹ thuật số về quyền riêng tư


Ngày nay dưới sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin đã đặt ra
vấn đề nóng hổi là sự phát triển này cũng bị lạm dụng và thực hiện các hành vi phi đạo
đức. Vì thế nên đạo đức kỹ thuật số là một vấn đề đang ngày được chú trọng hơn bởi
xã hội. Vậy đạo đức kỹ thuật số là gì?
Đạo đức kỹ thuật số đề cập đến việc nghiên cứu những tác động của công nghệ
đặc biệt là công nghệ thông tin kỹ thuật số đối với con người, xã hội trong khuôn khổ
đạo đức xã hội. Ngược lại, nó cũng nghiên cứu cách thức công nghệ đang định hình và
sẽ định hình lại sự tồn tại, những đặc tính xã hội, đạo đức của chúng ta cũng như đề
cập đến cách quản lý bản thân về mặt đạo đức thông qua các phương tiện kỹ thuật số
và trực tuyến.
Nói về tầm quan trọng, “Đạo đức kỹ thuật số” nhằm cung cấp cho mọi người hướng
dẫn để đưa ra các quyết định đạo đức trong thế giới mạng toàn cầu, đặc biệt liên quan
đến bảo mật quyền riêng tư. Nó giúp giáo dục các công ty và nhân viên có trách nhiệm
hơn trong việc bảo vệ thông tin của khách hàng đồng thời giúp người dùng chủ động
nhận thức rõ ràng hơn rủi ro khi chấp nhận chia sẻ những thông tin riêng tư của mình.
Một trong những vấn đề chính mang tính cấp bách về đạo đức kỹ thuật số hiện
nay là quyền riêng tư trên mạng xã hội của người dùng không được chú trọng. Khi
tham gia kết nối với các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, người dùng có nguy cơ bị
đánh cắp dữ liệu và dễ dàng bị lộ thông tin cá nhân quan trọng và riêng tư như số Căn
cước công dân, email, số điện thoại, tài khoản ngân hàng, ... mà thậm chí họ không hề
hay biết. Do đó, việc bảo vệ các thông tin cá nhân của công dân là điều cần được quan
tâm và đảm bảo.

4
Duy trì đạo đức để không xâm phạm quyền riêng tư có ý nghĩa to lớn đối với
người dùng nhưng lại bị xem nhẹ bởi cả bên cung cấp nền tảng và ngay cả là cá nhân
người dùng. Có thể xét từ khía cạnh của người cung cấp nền tảng trước, bằng các công
nghệ tổng hợp và phân tích dữ liệu lớn hiện tại, được các tổ chức kinh doanh sử dụng
để cải thiện việc ra quyết định. Vậy câu hỏi đặt ra là việc thu thập dữ liệu cá nhân cho
hoạt động này của doanh nghiệp có được chấp nhận về mặt đạo đức hay không? Khi
những dữ liệu được sử dụng để ra quyết định về marketing và sản xuất liên quan trực
tiếp đến quyền riêng tư thông tin cá nhân của một lượng lớn khách hàng của họ như dữ
liệu hành vi, tài chính, sinh trắc học, y tế và tiểu sử. Nếu nó được sử dụng mà không
có sự đồng thuận của chủ sở hữu thông tin thì việc phân tích dữ liệu của doanh nghiệp
là thu thập trái phép thông tin người dùng, xâm phạm quyền riêng tư một cách nghiêm
trọng.
Ở một khía cạnh khác, doanh nghiệp thu thập dữ liệu người dùng để sử dụng vào
việc cải thiện dịch vụ khách hàng của họ bằng cách cung cấp thêm các dịch vụ và sản
phẩm được cá nhân hóa. Như vậy, không nhất thiết là các doanh nghiệp hoàn toàn
không được chấp nhận bởi người dùng nếu họ trung thực xin phép để có được sự đồng
thuận từ chủ sở hữu dữ liệu. Thực tế hiện nay, một số tổ chức yêu cầu người dùng cho
phép để xác nhận về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của họ, và nhiều tổ chức hàng
đầu đã sử dụng mô hình này. Các tổ chức như Google và Facebook đã sử dụng mô
hình này để thu thập dữ liệu cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng, nhưng ngày
càng có nhiều khiếu nại về việc các công ty đã lạm dụng thông tin cá nhân, chẳng hạn
như thông tin đã bị chia sẻ với các bên thứ ba. Có thể kể đến vụ bê bối lớn nhất của
Facebook khi hợp tác chia sẻ dữ liệu của hơn 80 triệu người dùng với Cambridge
Analytica nhằm nhắm mục tiêu cử tri bằng cách quảng cáo các nội dung chính trị trong
cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Những trường hợp như vậy đã vi phạm cam
kết điều khoản dịch vụ bảo mật thông tin của người dùng khiến cho đạo đức về quyền
riêng tư bị suy yếu trầm trọng hơn. Đối với người dùng, họ thường bỏ qua những điều
khoản liên quan đến bảo mật quyền riêng tư và sự chấp thuận đã bị bỏ qua do thiếu
nhận thức và thiếu các quy định rõ ràng để hướng dẫn họ trong việc ra quyết định về
các yêu cầu chia sẻ thông tin.
Điều đáng lo ngại hơn là không có hay thiếu quy chuẩn khuôn khổ đạo đức rõ
ràng về công nghệ kỹ thuật số đã gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề quyền riêng

5
tư và bảo mật lợi ích đã được xác định tại nhiều quốc gia. Phần lớn của những hành vi
vi phạm đạo đức này là do thiếu sự tồn tại các quy định của luật pháp hoặc do chưa
đồng bộ hóa kịp thời với những thay đổi nhanh chóng của môi trường công nghệ đặc
biệt là dữ liệu lớn. Do đó, cần phải có các giải pháp về mặt pháp lý mạnh mẽ và kịp
thời cho các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật mà công nghệ thông tin phải đối mặt,
để đảm bảo một môi trường kỹ thuật số an toàn cho tất cả các bên liên quan.

CHƯƠNG II. QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG KHÔNG GIAN MẠNG XÃ HỘI

2.1. Định nghĩa về mạng xã hội


Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều
dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu. Mục
tiêu của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao
lưu, chia sẻ thông tin mà không bị giới hạn về địa lý và thời gian; xây dựng một mẫu
định danh trực tuyến nhằm phục vụ những giá trị của cộng đồng và nâng cao vai trò
của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ nhằm thúc đẩy sự liên kết các cá nhân và
các tổ chức xã hội.
Vào giai đoạn thập kỷ 1970 - 1980, mạng xã hội bắt đầu ra đời với sự phát triển
của các hệ thống online đầu tiên. Dự án ARPANET, một dự án của Bộ Quốc phòng
Hoa Kỳ, đánh dấu bước đầu cho phép kết nối máy tính và chia sẻ thông tin giữa các
trường đại học và tổ chức nghiên cứu. Đến thập kỷ 2000 thì các mạng xã hội trực
tuyến đầu tiên xuất hiện, bao gồm Friendster (1997), SixDegrees (1997), và MySpace
(2003). Tuy nhiên, sự thành công của chúng còn hạn chế và không phải lúc nào cũng
được đón nhận rộng rãi. Đến 2004, cơn sốt mang tên Facebook xuất hiện và nhanh
chóng trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới. Sau đó là
hàng loạt các nền tảng mạng xã hội ra đời làm khuấy đảo người dùng lúc bấy giờ như
Twitter (2006), Instagram (2010), Snapchat (2011), … và nổi bật nhất phải kể đến Tik
Tok (2016).
Cho đến nay thì mạng xã hội đã rất phổ biến và trở thành một phần không thể
thiếu trong cuộc sống hiện đại. Từ lúc hình thành, mạng xã hội đã làm rất tốt vai trò
của mình trong việc phục vụ con người. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện những mối
tiêu cực đáng quan ngại xuất phát từ chính người dùng làm ảnh hưởng đến rất nhiều

6
khía cạnh trong cuộc sống. Vấn đề nổi bật đang được bàn tán sôi nổi hiện nay đó chính
là quyền riêng tư trên mạng xã hội.

2.2. Quyền riêng tư trên mạng xã hội


Quyền riêng tư là quyền cơ bản của con người được bảo vệ trong nhiều hệ thống
pháp luật và chính trị trên khắp thế giới. Nó đề cập đến quyền của mỗi người được bảo
vệ và kiểm soát thông tin cá nhân của họ và cách thông tin đó được thu thập, lưu trữ,
sử dụng và chia sẻ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải
được người đó đồng ý. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử
khác của cá nhân cũng được bảo đảm an toàn và bí mật.
Quyền riêng tư trên mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cá
nhân, đảm bảo sự an toàn trực tuyến và tôn trọng quyền tự do cá nhân của mỗi người
dùng. Cùng với sự phát triển cực nhanh của các nền tảng xã hội với lượng người truy
cập khổng lồ thì các vấn đề về quyền riêng tư trên không gian mạng bắt đầu xuất hiện.
Các hành vi xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trên mạng xã hội ngày càng
nhiều. Việc dễ dàng tiếp cận Internet cộng với sự phổ cập thiết bị công nghệ với đầy
đủ các chức năng quay phim, chụp hình, ghi âm... giá rẻ, đã tạo “điều kiện tốt” cho
việc theo dõi, can thiệp vào cuộc sống của người khác mà không có sự đồng ý của họ.
Vì vậy, việc giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền riêng tư trên mạng xã hội là rất
quan trọng. Người dùng cần được hướng dẫn về cách bảo vệ thông tin cá nhân của họ
và làm thế nào để quản lý quyền riêng tư trực tuyến. Tổ chức cần thực hiện các chiến
dịch giáo dục và tạo ra các công cụ dễ sử dụng để người dùng có thể kiểm soát quyền
riêng tư của mình trên mạng xã hội.

2.3. Tầm quan trọng của quyền riêng tư


Quyền riêng tư trong môi trường mạng xã hội là quan trọng để bảo vệ cá nhân,
tạo sự tin tưởng, và duy trì một môi trường trực tuyến an toàn và hữu ích. Điều này đòi
hỏi sự cân nhắc cẩn thận từ cả người dùng và các tổ chức quản lý mạng xã hội để đảm
bảo rằng quyền riêng tư được đảm bảo và tôn trọng. Một số yếu tố cho thấy tầm quan
trọng của quyền riêng tư trên không gian mạng có thể kể đến là:
+ Bảo vệ thông tin cá nhân người dùng: Quyền riêng tư đảm bảo rằng thông tin cá
nhân của người dùng, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, và thông tin nhạy cảm
khác, được bảo vệ khỏi sự truy cập trái phép và lạm dụng. Điều này giúp người
7
dùng cảm thấy an toàn khi chia sẻ thông tin trực tuyến và ngăn chặn việc sử
dụng thông tin này một cách không đúng đắn.
+ Tự do quyết định: Người dùng tự quyết định về việc chia sẻ thông tin cá nhân
và hoạt động trực tuyến của họ. Điều này thúc đẩy sự kiểm soát của cá nhân về
cuộc sống trực tuyến của họ. Họ có khả năng chọn cài đặt riêng tư phù hợp với
mức độ thoải mái của mình, từ việc chia sẻ thông tin công khai đến duy trì sự
riêng tư tuyệt đối.
+ Tôn trọng sự riêng tư người dùng: Tôn trọng quyền riêng tư là một yếu tố quan
trọng trong xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy trên mạng xã hội. Khi người
dùng biết rằng thông tin cá nhân của họ được tôn trọng và bảo vệ, họ cảm thấy
thoải mái hơn khi tham gia vào các cộng đồng trực tuyến.
+ Ngăn chặn lạm dụng và xâm phạm: Điều này bao gồm bảo vệ trẻ em và người
dùng yếu thế khỏi sự xâm phạm và giúp ngăn chặn hoạt động trái phép trực
tuyến. Họ có thể bị tấn công từ một bên thứ ba với những chiêu trò lừa đảo tinh
vi và đôi khi là chỉ cần một cú click chuột cũng có thể cung cấp cho kẻ xấu toàn
bộ thông tin cá nhân của mình.
+ Tạo điều kiện cho quyền tự do ngôn luận: Quyền riêng tư và Tự do ngôn luận
có mối liên quan sâu sắc. Bảo vệ quyền riêng tư của người dùng cũng đồng
nghĩa với việc bảo vệ quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận trên mạng xã hội.
Khi người dùng cảm thấy an toàn và tự do khi sử dụng Internet, họ có thể tham
gia vào các cuộc thảo luận, thể hiện ý kiến, và tham gia vào các hoạt động trực
tuyến một cách tự tin hơn. Nếu người dùng cảm thấy thông tin cá nhân của họ
đang bị xâm phạm hoặc bị theo dõi một cách trái phép, họ sẽ mất tự do biểu đạt
và cảm thấy sợ hãi.
+ Tạo nền tảng đáng tin cậy cho giao dịch và doanh nghiệp: Mạng xã hội thường
là nơi các doanh nghiệp tương tác với khách hàng và người tiêu dùng. Bảo vệ
quyền riêng tư giúp tạo nền tảng đáng tin cậy cho các giao dịch và tương tác
kinh doanh trực tuyến. Sự tin tưởng là yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan
hệ với khách hàng và người tiêu dùng. Nếu có việc vi phạm quyền riêng tư hoặc
sự rò rỉ thông tin cá nhân, có thể gây tổn thương lớn đến thương hiệu và uy tín
của doanh nghiệp. Vì vậy, Quyền riêng tư giúp tạo sự tin tưởng, bảo vệ thông

8
tin cá nhân và giảm rủi ro kinh doanh, cung cấp lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp
và người dùng.
+ Tuân Thủ Pháp Luật: Các công ty mạng xã hội và tổ chức có trách nhiệm tuân
thủ các quy định và luật pháp về quyền riêng tư. Việc tuân thủ đúng đắn giúp
tránh các vấn đề pháp lý và tiếp tục đảm bảo quyền riêng tư của người dùng.

2.4. Một số hành vi vi phạm quyền riêng tư


Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các hành vi
xâm phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Việc
dễ dàng tiếp cận Internet cộng với sự phổ cập thiết bị công nghệ với đầy đủ các chức
năng quay phim, chụp hình, ghi âm... giá rẻ, đã tạo “điều kiện tốt” cho việc theo dõi,
can thiệp vào cuộc sống của người khác mà không có sự đồng ý của họ.
Phạm vi của “Quyền được bảo vệ sự riêng tư” đang ngày càng trở nên khó xác
định trong thời đại số khi đặt trong bối cảnh với các quyền tự do khác như tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận. Mạng xã hội giúp người dân thực hành quyền
dân chủ, biểu lộ thái độ của họ trước các vấn đề xã hội. Nhưng ngược lại, nhiều cá
nhân đã lợi dụng mạng xã hội, ngang nhiên vi phạm quyền riêng tư của người khác
như tiết lộ bí mật đời tư, tiết lộ thông tin giao dịch ngân hàng của người khác, đưa
thông tin xúc phạm uy tín danh dự, nhân phẩm, xâm nhập điện thoại của người khác
lấy clip nhạy cảm đưa lên mạng xã hội, thu thập và có thể bán dữ liệu cá nhân cho các
tổ chức, cá nhân có nhu cầu(1)... nhưng chưa bị xử lý nhiều.
Quyền riêng tư ở nước ta đã và đang thay đổi rất nhanh. Hiến pháp 2013 quy
định “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư”, “không ai được
bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao
đổi thông tin riêng tư của người khác”, sau đó được quy định trong điều 38 Bộ luật
Dân sự 2015 “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm
và được pháp luật bảo vệ”, và “đời sống riêng tư” có phạm vi điều chỉnh rộng hơn “bí
mật đời tư”.
Tuy quy định rõ ràng như vậy, nhưng quyền riêng tư chịu ảnh hưởng của văn hóa
đặc trưng làng xã, nơi mà dân cư sống rất gần nhau, va chạm nhau nhiều thứ nên ít có
sự riêng tư.
Mặt khác, nó chịu ảnh hưởng của văn hóa từ thời tập trung bao cấp, tất cả đều là của
chung, tất cả đều hợp tác, kinh tế tập thể, nhiều chủ thể có quyền can thiệp vào nhiều
9
vấn đề của đời sống xã hội, kể cả một số chuyện cá nhân. Nên, rất nhiều trường hợp vi
phạm nhưng còn mơ hồ về quy định của pháp luật, nghĩ mình đang đem “sự thật” đến
cho mọi người, nghĩ mình hack thông tin người khác do họ là người xấu thì không vi
phạm gì.
Nhiều người đón nhận hồ hởi, share nhiệt tình và cho rằng “họ chừa mình ra”.
Hoặc không ít người thực sự tỏ rõ quyền uy, khi không vừa ý là viết status, livestream
bôi nhọ, lôi kéo bạn bè và cộng đồng vào “tẩy chay” bất chấp vi phạm pháp luật.
Với những người bị xúc phạm, vu khống, hậu quả cực kỳ xấu, có trường hợp tìm
đến cái chết (Ngày 11-3-2018, nữ sinh H.T.L học sinh lớp 11, Nghệ An, được cho là tự
tử dưới ao trong nhà, để lại bức thư với nội dung “con xin lỗi bố mẹ” khiến dư luận
xôn xao. Nguyên nhân dẫn đến cái chết đau lòng của H.T.L được cho là vì clip ghi lại
cảnh L. và một bạn trai trong lớp hôn nhau bị lan truyền trên mạng xã hội).
Và, ngay cả một người không may nhiễm Covid-19, thông tin cá nhân và các mối
quan hệ của họ bị tung tin thất thiệt, nhiều trường hợp đã bị cộng đồng mạng săn lùng
như “tội đồ” với nhiều suy diễn bình luận, công kích, thậm chí bị bịa chuyện để xuyên
tạc gây ảnh hưởng nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Nhiều người nổi tiếng kiện vì bị vi phạm quyền riêng tư. Năm 2010, vợ chồng
diễn viên điện ảnh Brad Pitt và Angelina Jolie đã thắng tờ báo News Of The World
trong vụ kiện đưa thông tin sai sự thật và xâm phạm đời tư của họ. Báo News Of The
World phải bồi thường thiệt hại và đăng tải lời xin lỗi đối với Jolie và Pitt.
Ngày 18-11, bên lề Quốc hội (QH), trả lời Báo Người Lao Động, Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son khẳng định: “Việc tuổi tác, nhân
thân, gia đình của cầu thủ Công Phượng là không nên đưa tin quá kỹ như chương trình
Chuyển động 24 giờ của VTV. Sự việc khách quan đã quá rõ rồi, đưa như vậy là ảnh
hưởng đến cá nhân một con người. Tại cuộc họp giao ban báo chí ngày 18-11, bộ đã
nêu vấn đề này ra rất rõ ràng với quan điểm của cơ quan chức năng quản lý báo chí”.
Chương trình này đã nhầm lẫn về trách nhiệm, sứ mệnh “đi tìm sự thật” của truyền
thông báo chí mà quên mất nghĩa vụ phải “tuân thủ pháp luật” và chức năng nhiệm vụ
của mình trước những thông tin công bố ra công chúng.
Hành vi công bố thông tin cá nhân của Công Phượng như: Giấy khai sinh, Sổ học
bạ, Sổ kê khai nhân khẩu…, các đoạn clip phỏng vấn những người có trách nhiệm tại
địa phương và kèm theo những đánh giá không khách quan là không đúng. Rõ ràng

10
VTV không phải là cơ quan có thẩm quyền điều tra và công bố thông tin của một cá
nhân. Hơn nữa những thông tin này chưa thực sự rõ ràng, chưa được kiểm chứng hoặc
xử lý bởi những cơ quan có thẩm quyền mà VTV vội vàng có những bình luận hướng
tới việc quy kết Công Phượng gian lận tuổi và yêu cầu cầu thủ này lên tiếng là hành vi
sai trái.
Cụ thể là vi phạm điều 21 Hiến pháp quy định về “Quyền bất khả xâm phạm về
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền bảo vệ danh dự và uy tín của
mình”. Đồng thời, hành vi đó cũng vi phạm điều 38 BLDS cũng quy định về “Quyền
bí mật đời tư” của cá nhân là bất khả xâm phạm.

2.5. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền riêng tư trên mạng xã hội
Quyền riêng tư là quyền dân sự cơ bản của một cá nhân. Tôn trọng sự riêng tư là
nguyên tắc cốt lõi của quyền này; bảo vệ quyền về sự riêng tư cũng là nhu cầu chính
đáng của mỗi cá nhân, nhất là trong thời đại ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
trở nên phổ biến với nhiều loại hình chia sẻ thông tin trên mạng xã hội (Facebook,
Youtube,…). Tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các cá nhân rất dễ
bị đánh cắp dữ liệu bí mật, dẫn đến các thông tin cá nhân bị lợi dụng và trục lợi. Bên
cạnh đó, việc thu thập, quản lý, bảo mật và sử dụng các thông tin cá nhân của các cơ
quan, doanh nghiệp có quyền thu thập thông tin bí mật riêng tư chưa bảo đảm chặt chẽ.
Trên thực tế, đã có tình trạng vi phạm nghiêm trọng vấn đề bảo mật thông tin của trẻ
em trong môi trường giáo dục; vi phạm của báo chí và truyền thông trong việc làm lộ
thông tin cá nhân, bí mật đời tư của người nổi tiếng; tình trạng mua bán thông tin
khách hàng của các doanh nghiệp mà không được sự đồng ý của cá nhân. Hay gần đây
khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra tại Việt Nam, rất nhiều người đã tùy tiện chia sẻ
các thông tin về tên, tuổi, giới tính, số điện thoại, cơ quan công tác, tình trạng sức
khỏe, tình trạng kinh tế, quan hệ gia đình… của những người thuộc nhóm F1, F2, F3
lên mạng xã hội, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bí mật đời tư của những người
này. Có thể thấy, bảo vệ quyền riêng tư của mỗi thành viên trong xã hội trước những
hình thức lạm dụng cũng chính là tôn trọng quyền con người, từ đó tạo lập và bảo vệ
sự ổn định của đời sống cộng đồng.

11
CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN RIÊNG TƯ
TRÊN MẠNG XÃ HỘI

3.1 Về phía doanh nghiệp


Thứ nhất, chính sách quyền riêng tư rõ ràng và minh bạch: Doanh nghiệp cần
phải xây dựng và công bố chính sách quyền riêng tư một cách rõ ràng và minh bạch.
Chính sách này nên nêu rõ mục đích thu thập dữ liệu cá nhân, phạm vi sử dụng thông
tin, và thời gian lưu trữ dữ liệu. Điều này giúp người dùng hiểu rõ hơn về cách thông
tin của họ được sử dụng.
Thứ hai, thu thập dữ liệu theo nguyên tắc tối thiểu cần thiết: Doanh nghiệp cần
hạn chế việc thu thập dữ liệu cá nhân chỉ đến những thông tin cần thiết để thực hiện
mục đích cụ thể và cần có sự đồng ý rõ ràng từ người dùng. Điều này giúp tránh việc
thu thập thông tin không cần thiết và giảm nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.
Thứ ba, tạo cơ hội kiểm soát cho người dùng và bảo mật dữ liệu: Doanh nghiệp
cần cung cấp cho người dùng cơ hội kiểm soát thông tin cá nhân của họ. Điều này bao
gồm cho phép họ xem, chỉnh sửa hoặc xóa thông tin cá nhân một cách dễ dàng.Bảo
mật dữ liệu cá nhân là một ưu tiên hàng đầu. Doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp
bảo mật mạng, bao gồm mã hóa dữ liệu, kiểm tra bảo mật định kỳ, và quản lý truy cập.
Điều này đảm bảo rằng dữ liệu không bị rò rỉ hoặc bị truy cập trái phép.
Thứ tư, phối hợp với cơ quan quản lý và tuân thủ luật pháp: Doanh nghiệp cần
phải tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến quyền riêng tư và hợp tác chặt
chẽ với cơ quan quản lý để đảm bảo tuân thủ các quy định mới nhất.
Thứ năm, hỗ trợ đào tạo và tạo ý thức cho nhân viên: Nhân viên cần được đào
tạo về quyền riêng tư và quy định liên quan đến nó. Họ cần biết cách xử lý thông tin cá
nhân một cách an toàn và đúng quy định.Doanh nghiệp nên khuyến khích một môi
trường văn hóa nơi quyền riêng tư được tôn trọng và ủng hộ. Điều này có thể giúp xây
dựng lòng tin từ người dùng và tạo mối quan hệ bền vững trên mạng xã hội.
Đảm bảo quyền riêng tư trên mạng xã hội là một trách nhiệm quan trọng của
doanh nghiệp trong thời đại số hóa. Việc tuân thủ và thực hiện các đề xuất được đề cập
trong bài luận này không chỉ giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng mà còn xây
dựng lòng tin từ khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp trên mạng xã hội.

12
3.2 Về sự quản lý của nhà nước
Trong thời đại số hóa hiện đại, quyền riêng tư của con người đối diện với nhiều
thách thức đặc biệt trên mạng xã hội. Trong bối cảnh này, vai trò của nhà nước trong
việc đảm bảo quyền riêng tư là không thể bỏ qua. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ
nhận rằng nhà nước cũng đối diện với nhiều hạn chế đáng kể trong việc thực hiện
nhiệm vụ này
Về hạn chế:
Mạng xã hội và công nghệ liên quan đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nhà
nước gặp khó khăn trong việc duy trì sự đồng bộ giữa quyền riêng tư và tiến bộ công
nghệ, dẫn đến sự thách thức trong việc đảm bảo quyền riêng tư. Bên cạnh đó, Internet
không giới hạn biên giới, và việc quản lý quyền riêng tư trực tuyến của người dân trở
nên phức tạp hơn bao giờ. Hơn hết, nhà nước không phải lúc nào cũng có kiểm soát
hoàn toàn. Mạng xã hội thường được quản lý bởi các tập đoàn tư nhân và công ty công
nghệ lớn. Nhà nước thường không có kiểm soát hoàn toàn trên các nền tảng này, điều
này dẫn đến khó khăn trong việc thiết lập và thực hiện các quy tắc về quyền riêng tư.
Chính vì vậy, cần có những giải pháp thiết thực để bảo vệ quyền riêng tư trong
vấn đề bảo mật thông tin từ phía Nhà nước.
Trước hết, cần ban hành luật pháp và quy định rõ ràng về quyền riêng tư. Nhà
nước cần ban hành và duyệt luật pháp và quy định rõ ràng về quyền riêng tư trực
tuyến.Bao gồm việc định rõ quyền và trách nhiệm của người dùng, các doanh nghiệp
mạng xã hội, và cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo sự minh bạch và trung thực của các doanh nghiệp
mạng xã hội. Nhà nước cần đảm bảo rằng các doanh nghiệp mạng xã hội hoạt động
một cách minh bạch và trung thực về việc thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu cá nhân.
Việc đòi hỏi các doanh nghiệp phải công bố thông tin về cách họ xử lý dữ liệu và mục
đích sử dụng thông tin sẽ tạo ra sự rõ ràng cho người dùng. Nhà nước cần thực hiện
kiểm soát và giám sát đối với các doanh nghiệp mạng xã hội để đảm bảo rằng họ tuân
thủ các quy định về quyền riêng tư và an ninh thông tin.
Và cuối cùng, cần chú ý bảo vệ quyền riêng tư đồng thời hỗ trợ đào tạo, tạo ý
thức cho người dùng. Nhà nước cần thực hiện biện pháp bảo vệ quyền riêng tư của
người dùng khỏi các hành vi xâm phạm từ các bên thứ ba. Nhà nước cần thúc đẩy các
chương trình đào tạo và tạo ý thức cho người dùng về quyền riêng tư và an toàn trực

13
tuyến. Điều này giúp người dùng hiểu rõ hơn về cách bảo vệ thông tin cá nhân và cách
phản ứng đúng khi quyền riêng tư của họ bị đe dọa.
Luật pháp nước ta quy định các mức độ xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm
quyền riêng tư của người khác như sau:
+ Xử lý hình sự: Người vi phạm sẽ có thể bị áp dụng các tội phạm sau: tội làm
nhục người khác (điều 155); tội vu khống (điều 156); tội xâm phạm bí mật hoặc
an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư
khác của người khác (điều 159, tuy nhiên điều luật này quy định đã bị xử lý kỷ
luật hoặc xử phạt hành chính mà tiếp tục vi phạm mới xử lý hình sự); tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (điều 288)...
+ Xử phạt hành chính: Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: (1) phạt tiền từ 5-10
triệu đồng đối với cá nhân có hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một
trong các hành vi sau: cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân
phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị
đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm... (2)
phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và
bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra còn áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây
nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.
+ Đối với doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội, sẽ bị phạt tiền từ 50-70 triệu đồng
khi thực hiện các hành vi vi phạm trên mạng xã hội như chủ động lưu trữ,
truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc
phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

3.3 Về các cá nhân sử dụng mạng xã hội
Thứ nhất, hiểu rõ về quyền riêng tư trực tuyến và cách hoạt động của các nền
tảng mạng xã hội. Mỗi cá nhân cần hiểu rõ về quyền riêng tư trực tuyến, bao gồm
quyền kiểm soát thông tin cá nhân, quyền bảo vệ dữ liệu, và quyền được thông tin rõ
ràng về cách thông tin của họ được sử dụng. Hiểu biết về những quyền này là cơ sở
cho việc tự vệ. Mỗi nền tảng mạng xã hội hoạt động theo cách riêng biệt. Mỗi người

14
dùng cần tìm hiểu cách hệ thống hoạt động, cách thông tin được thu thập, và cách quản
lý quyền riêng tư trên nền tảng đó.
Thứ hai, luôn cảnh giác với thông tin cá nhân. Không nên chia sẻ thông tin cá
nhân quá nhiều trên mạng xã hội và nên hạn chế tiết lộ thông tin nhạy cảm như số điện
thoại, địa chỉ, hoặc thông tin tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp bạn nhận được
các tin nhắn "mời gọi" từ những người mà bạn mới quen trên mạng, bạn cần duy trì sự
cảnh giác và tuyệt đối không chia sẻ bất kỳ thông tin cá nhân nào với họ. Đồng thời,
cũng phải biết tôn trọng quyền riêng tư của người khác, vì khi mình tôn trọng quyền
của người khác thì mới hy vọng người khác tôn trọng các quyền của mình. Ví dụ như
không đưa thông tin, hình ảnh của người khác lên tài khoản mạng xã hội của mình mà
không có sự đồng ý của họ; đến nhà người khác không nên chụp hình, livestream
không gian sống của gia đình họ mà chưa được phép, kiểm tra thông tin trước khi
share các thông tin xâm phạm quyền riêng tư...
Thứ ba, sử dụng mật khẩu mạnh và hai lớp xác thực, không nhấn vào những link
lạ. Tránh bấm vào các liên kết không rõ nguồn gốc, luôn kiểm tra nguồn cung cấp dịch
vụ trên trang web. Để đảm bảo an toàn trước khi truy cập vào bất kỳ liên kết nào, bạn
có thể thực hiện hai điều. Tìm kiếm tên miền trên công cụ tìm kiếm của Google để xác
định độ uy tín của liên kết. Để bảo vệ tài khoản khỏi việc xâm phạm, mỗi người cần sử
dụng mật khẩu mạnh và kích hoạt tính năng xác thực hai lớp trên các tài khoản.
Thứ tư, tránh cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc và sử dụng một ứng
dụng chống virus đáng tin cậy. Nếu có điều kiện, hãy đầu tư vào phần mềm chống
virus cho máy tính hoặc laptop của bản thân. Điều này sẽ giúp phát hiện và xử lý
nhanh chóng các phần mềm độc hại đang hoạt động trong thiết bị.

15
KẾT LUẬN
Trong bài luận này, chúng ta đã đi sâu vào cuộc thảo luận về đạo đức và quyền riêng
tư trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Chúng ta đã tìm hiểu về những thách thức đạo đức đối
diện với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông cũng như
cách mà quyền riêng tư của chúng ta có thể bị đe dọa trong môi trường trực tuyến.

Một điểm quan trọng mà chúng ta đã nhấn mạnh là sự cần thiết của đạo đức trong việc
sử dụng công nghệ và truy cập thông tin trực tuyến. Chúng ta không chỉ cần bảo vệ
quyền riêng tư của bản thân mà còn cần tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Điều
này đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết về các vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử
dụng dữ liệu cá nhân, quảng cáo trực tuyến, và sự minh bạch trong công nghệ.

Ngoài ra, chúng ta cũng đã thảo luận về tầm quan trọng của việc xem xét chính sách và
quy định về quyền riêng tư trong môi trường kỹ thuật số. Chúng ta cần đảm bảo rằng
các quy định này bảo vệ quyền riêng tư của người dân một cách hiệu quả và cân nhắc
đến đạo đức.

Cuối cùng, bài luận này đã thúc đẩy chúng ta suy nghĩ về sự cân bằng giữa tiến bộ
công nghệ và giữ gìn đạo đức và quyền riêng tư. Chúng ta có thể tận dụng sự phát triển
kỹ thuật số để cải thiện cuộc sống của chúng ta mà vẫn duy trì những giá trị đạo đức
quan trọng. Chúng ta là người định hình kỷ nguyên kỹ thuật số, việc tạo ra một môi
trường trực tuyến đạo đức và bảo vệ quyền riêng tư là trách nhiệm của mỗi con người.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Linh, H. L. (2023, 8 4). Đạo đức là gì? Phân biệt, mối quan hệ giữa đạo đức và pháp
luật? Retrieved from Luật Minh Khuê: https://luatminhkhue.vn/dao-duc-la-gi-
phan-biet-dao-duc-va-phap-luat.aspx?
fbclid=IwAR3nNGTFZspnuX4o72ZwYLOYQg3X2HtQxWMhTruHMZE1aT5
j7ji3eaqHcUo

Phi, N. V. (2023, 4 13). Đạo đức là gì? Retrieved from Luật Hoàng Phi:
https://luathoangphi.vn/dao-duc-la-gi/?fbclid=IwAR2pH8ge-
EGe8DTk9UChBQDMah_VS4RMI74-nv5ViYEIqeVRbBvzpvbllaY

Võ Hương, Trà My. (2014, 11 20). Công Phượng có bị xâm phạm quyền riêng tư?
Retrieved from Báo Tuổi Trẻ online: https://tuoitre.vn/cong-phuong-co-bi-xam-
pham-quyen-rieng-tu-673848.htm

17

You might also like