Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mác – Lênin

ĐỀ TÀI: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ với
ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Võ Minh Tuấn


Sinh viên thực hiện : Phùng Thanh Trà
Lớp : K24QTKDC
Mã sinh viên : 24A4031764

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021


2

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................ 2

LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 4

NỘI DUNG .......................................................................................................... 5

Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý


THỨC XÃ HỘI ................................................................................................ 5

1. Tồn tại xã hội ........................................................................................... 5

1.1. Khái niệm tồn tại xã hội ..................................................................... 5

1.2. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội .................................................. 5

2. Ý thức xã hội ........................................................................................... 5

2.1. Khái niệm ý thức xã hội ..................................................................... 5

2.2. Kết cấu của ý thức xã hội ................................................................... 6

3. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ............................................. 6

3.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội ................... 6

3.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội................................... 7

3.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa ............................................................. 7

3.4. Giữa các hình thái ý thức xã hội có sự tác động qua lại .................. 7

3.5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội ...................................... 7

4. Ý nghĩa phương pháp luận .................................................................... 8

Phần II: LIÊN HỆ VỚI Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY. ............................................................................................ 8

1. Sinh viên và ý thực đạo đức của sinh viên............................................ 8


3

1.1. Sinh viên .............................................................................................. 8

1.2. Ý thức đạo đức của sinh viên ............................................................. 8

2. Liên hệ thực tiễn ..................................................................................... 9

2.1. Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Việt nam hiện nay .......... 9

2.1.1. Điểm mạnh trong ý thức đạo đức của sinh viên ............................. 9

2.1.2. Điểm tồn tại trong ý thức đạo đức của sinh viên ......................... 11

2.2. Nguyên nhân của những điểm tồn tại trong ý thức đạo đức của
sinh viên ................................................................................................... 12

2.2.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................. 12

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................. 12

2.3. Giải pháp nâng cao ý thức đạo đức cho sinh viên .......................... 13

3. Liên hệ bản thân ................................................................................... 14

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 16


4

LỜI NÓI ĐẦU

“Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức


mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Đó là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho các học sinh khi
Người đến thăm khu Việt Nam học xá trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống
Thực dân Pháp thắng lợi. Dù đã hơn 70 năm trôi qua, cho đến bây giờ, câu nói
ấy của Bác vẫn còn nguyên tính thời sự, là kim chỉ nam cho toàn bộ người dân
Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. ‘Tài’ và ‘Đức’ luôn được nhấn
mạnh là hai yếu tố song hành trong quá trình sống, học tập và làm việc của
chúng ta. ‘Tài’ là năng lực, là kiến thức của mỗi người trong công việc, hay
cuộc sống. Còn ‘Đức’ là cách hành xử, là quy tắc, là thái độ của con người
trong cuộc sống, giao tiếp xã hội, trong các mối quan hệ… Và trong quá trình tu
dưỡng, phát triển ấy, ý thức đạo đức là điều kiện tiên quyết, là thứ mà chúng ta
hướng đến, noi theo và tuân thủ nghiêm ngặt. Phải luôn hướng đến những giá trị
đạo đức lành mạnh, bài trừ và tránh xa những yếu tố tiêu cực, đi ngược lại các
chuẩn mực đạo đức. Trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay, điều này càng
trở nên bức thiết hơn bao giờ hết đối với thế hệ trẻ Việt Nam.

Để làm rõ được quá trình này cũng như đưa ra phương hướng cho việc
rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phải dựa trên việc tìm hiểu về tính độc lập tương
đối của ý thức xã hội đồng thời vận dụng nó vào thực tiễn việc học tập, nâng
cao ý thức đạo đức của sinh viên ngày nay.

Với mục đích đó, еm đã quуết định chọn đề tài: “Tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội và liên hệ với ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện
nay.” Đề tài này sẽ giải quyết những vấn đề lý luận như: ý thức xã hội là gì, thế
nào là tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, ý thức đạo đức là gì, và thực
trạng về ý thức đạo đức của sinh viên ngày nay. Từ đó soi vào thực tiễn và đưa
5

ra biện pháp, cách thức hướng con người đến những giá trị, quan niệm, tư tưởng
đạo đức tốt đẹp, phù hợp với nhu cầu của thời đại.

NỘI DUNG

Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý


THỨC XÃ HỘI

1. Tồn tại xã hội

1.1. Khái niệm tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội được định nghĩa là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những
điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội là đời sống vật chất của
con người, là các quan hệ vật chất của con người, trong đó quan hệ giữa con
người với tự nhiên và con người với con người là hai quan hệ cơ bản nhất.

1.2. Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội được cấu thành từ điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân
cư và phương thức sản xuất vật chất, trong đó phương thức sản xuất vật chất giữ
vai trò quyết định.

2. Ý thức xã hội

2.1. Khái niệm ý thức xã hội

Ý thức xã hội là phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, gồm những
quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tập quán…nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh
các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của loài người. Cũng vì vậy
mà ta có thể nói rằng ý thức xã hội mang tính giai cấp và tính dân tộc.

Cần lưu ý rằng, ý thức xã hội và ý thức cá nhân là khác nhau. Ý thức cá
nhân chỉ là một phần nhỏ trong ý thức xã hội, nó cũng phản ánh tồn tại xã hội,
cũng là mặt tinh thần của đời sống xã hội nhưng nó mang tính cá biệt của một
con người cụ thể, không đại biểu cho toàn xã hội.
6

2.2. Kết cấu của ý thức xã hội

Dựa trên các căn cứ khác nhau, ý thức xã hội được chia thành nhiều loại.
Dựa vào trình độ phản ánh, ý thức xã hội chia thành ý thức thông thường và ý
thức lý luận. Dựa vào nội dung phản ánh lại được chia thành tâm lý xã hội và hệ
tư tưởng. Còn căn cứ trên nội dung và lĩnh vực phản ánh, ý thức xã hội có các
hình thái như: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thẩm
mỹ, ý thức khoa học, ý thức tôn giáo, ý thức triết học…

3. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Quan điểm duy vật lịch sử khẳng định: tồn tại xã hội có vai trò quyết
định, chi phối đối với ý thức xã hội. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem
ý thức xã hội là yếu tố thụ động, mà ngược lại, mỗi hình thái ý thức xã hội đều
có sự tác động trở lại tích cực, thậm chí là vượt lên trước tồn tại xã hội. Đó là
tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, và nó được thể hiện qua những đặc
điểm sau đây.

3.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

Có thể dễ dàng thấy rằng, có một số ý thức xã hội vẫn còn tồn tại ngay cả
khi tồn tại xã hội của nó đã mất đi: “Trọng nam khinh nữ”, “Tại gia tòng phụ,
xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, “An phận thủ thường”… Đó là những tư
tưởng Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, được đề cao, có tầm ảnh
hưởng vào thời kỳ nhà Lý - Trần, trở nên hưng thịnh, chiếm vị trí độc tôn vào
thời Hậu Lê và vẫn còn tiếp tục được truyền bá cho đến triều đại phong kiến
cuối cùng của Việt Nam – thời Nguyễn. (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, 2015) Cho đến tận bây giờ, những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu ấy vẫn còn tồn
tại ở một số vùng miền cho dù thời kỳ phong kiến đã kết thúc từ những năm
giữa thế kỷ XX. Sự lạc hậu ấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, điều kiện vật chất của xã hội biến đổi mạnh mẽ và nhanh chóng
do hoạt động thực tiễn của con người nhưng ý thức xã hội không phản ánh kịp.
7

Hơn nữa, cái phản ánh (ý thức xã hội) chỉ biến đổi sau khi cái được phản ánh
(tồn tại xã hội) biến đổi.

Thứ hai, ý thức xã hội là những thói quan, phong tục, tập quán,… lâu đời,
ăn sâu trong suy nghĩ của con người. Điều này không thể thay được chỉ trong
một khoảng thời gian ngắn.

Thứ ba, ý thức xã hội mang tính giai cấp, dân tộc hay nói cách khác, nó
gắn liền với lợi ích của một nhóm người nhất định trong xã hội nên nó thường
được duy trì, truyền bá để bảo vệ lợi ích ấy.

3.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Tư tưởng của con người là không hạn định, nó có thể tiến hóa, vượt lên
trước điều kiện vật chất của xã hội hiện tại. Điều này góp phần làm nên sự phát
triển hưng thịnh của xã hội.

3.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa

Trong quá trình phát triển của ý thức xã hội luôn có sự kế thừa những tinh
hoa của xã hội cũ để lại. Ví dụ như C.Mác đã dựa trên tư tưởng Triết học cổ
điển Đức, khắc phục những tồn tại và cho ra đời phép biện chứng duy vật. Hay
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy chủ nghĩa Mác – Lênin và ứng
dụng linh hoạt vào điều kiện đất nước, đưa cách mạng Việt Nam đi đến con
đường thắng lợi.

3.4. Giữa các hình thái ý thức xã hội có sự tác động qua lại

Ý thức xã hội không chỉ được quyết định bởi tồn tại xã hội mà chúng có
sự ảnh hưởng qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội. Ý thức chính trị có ảnh
hưởng to lớn và chi phối các hình thái ý thức xã hội khác, có thể thấy rằng, từ
bộ máy nhà nước, mô hình kinh tế, tư tưởng đạo đức, cho đến quan niệm thẩm
mỹ,…đều chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng chính trị, mang nội dung chính trị.

3.5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
8

Dựa trên ý thức đạo đức, con người sẽ có những hành động tác động trở
lại tồn tại xã hội. Chính những ý thức, tâm lý, tư tưởng ấy sẽ điều khiển hành vi
của con người, có thể đúng – sai , có thể tích cực – tiêu cực, gây ảnh hưởng trở
lại điều kiện vật chất.

4. Ý nghĩa phương pháp luận

Dựa trên mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ta hiểu rằng:
muốn tác động làm thay đổi xã hội, đưa đời sống vật chất phát triển thì cần phải
tiến hành cải cách trên cả hai mặt ý thức và tồn tại xã hội. Không được được chỉ
chú trọng xây dựng vật chất, cơ sở kinh tế mà bỏ quên việc trau dồi, nâng cao ý
thức xã hội. Và ngược lại, cũng không thể chỉ chăm chút cho đời sống tinh thần,
theo đuổi những lý tưởng xa hoa mà quên đi thực tại đời sống vật chất.

Phần II: LIÊN HỆ VỚI Ý THỨC ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY.

1. Sinh viên và ý thực đạo đức của sinh viên

1.1. Sinh viên

“Sinh viên” được định nghĩa là người đang theo học bậc đại học hoặc
cao đẳng, thường là những người trẻ (18-25 tuổi), thuộc thế hệ trẻ của đất nước,
trong tương lai sẽ là những trụ cột đưa đất nước phát triển. Ở sinh viên có
những đặc điểm nổi bật: có sự nhạy bén, tiếp thu và thích ứng nhanh với sự thay
đổi, cái mới, (lĩnh vực CNTT, kỹ thuật số, các nền tảng MXH,…), đa số sinh
viên đều là những người trẻ năng động, nhiệt huyết, sáng tạo và có trình độ văn
hóa cao, có sự định hướng nghề nghiệp (chọn chuyên ngành cụ thể trong trường
đại học).

1.2. Ý thức đạo đức của sinh viên

Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương
tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng, danh dự, phẩm giá..., và về những quy
9

tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với xã hội.

Ý thức đạo đức của sinh viên là một bộ phận của ý thức đạo đức xã hội,
vừa có đặc điểm của ý thức đạo đức xã hội vừa có những đặc thù riêng gắn liền
với môi trường sinh hoạt, học tập và làm việc của sinh viên. Nó có vai trò hình
thành nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn, ảnh hưởng trực tiếp đến hành động của
sinh viên.

2. Liên hệ thực tiễn

2.1. Thực trạng ý thức đạo đức của sinh viên Việt nam hiện nay

Chuẩn mực đạo đức được thừa nhận và tuân theo ở Việt Nam là tư tưởng
đạo đức phong cách Hồ Chí Minh: trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư, yêu thương con người. Đó cũng là tiêu chuẩn để
đánh giá về đạo đức của một người. Bên cạnh đó, theo truyền thống của dân tộc
ta, còn rất nhiều những quy tắc ứng xử khác cũng được xem là chuẩn mực đạo
đức.

2.1.1. Điểm mạnh trong ý thức đạo đức của sinh viên

Đầu tiên phải kể đến lòng yêu nước. Mỗi người dân đất Việt đều mang
trong mình tinh thần yêu nước, và sinh viên cũng không ngoại lệ. Có thể thấy,
các bạn trẻ ngày nay có ý thức tự tôn dân tộc rất cao, hiểu biết về chủ quyền
quốc gia của mình. Bằng chứng là phong trào tẩy chay triệt để những nghệ sĩ
Trung Quốc có chia sẻ hình ảnh “đường lưỡi bò”, tuyên truyền sai lệch về chủ
quyền biển đảo Việt Nam. Lòng yêu nước của sinh viên còn được thể hiện qua
tinh thần ham học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu về sử sách Việt Nam. Có những dự
án, cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam được tổ chức bởi sinh viên đã thu hút
được nhiều sự chú ý và thành công truyền đi thông điệp, kiến thức về lịch sử
nước nhà. “T2P - The Postoria Project” là một ví dụ tiêu tiểu. Đây là một dự án
giáo dục phi lợi nhuận được thành lập bởi một nhóm học sinh miền Bắc có niềm
10

yêu thích với lịch sử - chính trị Việt Nam. (Facebook, T2P - The Postoria
Project)

Điểm mạnh thứ hai của sinh viên Việt Nam hiện nay là có lý tưởng sống
đúng đắn. Ngay từ việc học tập cũng thể hiện lý tưởng sống của sinh viên hiện
nay, vì suy rộng ra, học tập là tiến bộ, không ngừng nâng cao tri thức, đưa đất
nước phát triển. Nhiều bạn sinh viên đã có cho mình những công việc thực tập,
dự án nghiên cứu khoa học. Những cuộc thi học thuật được tổ chức thường
xuyên trong trường đại học, là sân chơi giúp sinh viên có trải nghiệm thực tế và
có thêm kiến thức, kinh nghiệm: cuộc thi “Bản lĩnh Nhà đầu tư” do CLB Chứng
khoán SEC Học viện Ngân hàng tổ chức dành cho các bạn sinh viên đam mê
lĩnh vực Kinh tế - Tài chính – Chứng khoán (Facebook, Cuộc thi Bản lĩnh Nhà
đầu tư) hay “Webinar: Blockchain” – Hội thảo về lĩnh vực Khởi nghiệp số với
sự kết hợp tổ chức của ba CLB trực thuộc ba trường đại học hành đầu là CLB
Nhà Doanh nghiệp Tương lai - ĐH Ngoại Thương (TEC FTU), HIEC - CLB
Sáng tạo và Khởi nghiệp HUST, Liên Chi hội Đầu Tư-HSV-NEU (Facebook,
TEC FTU);…

Điểm mạnh tiếp theo trong ý thức đạo đức của sinh viên đại học là có trái
tim nhân hậu, tinh thần tương thân tương ái. Các hoạt động thiện nguyện được
tổ chức thường xuyên, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia, bên cạnh đó, các
CLB, tổ chức tình nguyện cũng được thành lập và hoạt động sôi nổi bởi sinh
viên các trường đại học.

Cuối cùng, phải kể đến ý thức giữ gìn, phát huy di sản văn hóa truyền
thống dân tộc. Điều này được thể hiện vô cùng rõ nét trong thế hệ trẻ ngày nay,
ở thời đại của sự hội nhập toàn cầu, khi mà tôn chỉ “Hòa nhập nhưng không hòa
tan” được đề cao và tuân thủ nghiêm ngặt trong việc giao lưu văn hóa quốc tế.
Các dự án gắn liền với văn hóa truyền thống Việt Nam lần lượt ra đời, tiêu biểu
là “Dự án văn hóa Colere” với mục đích tuyên truyền, phổ biến về Văn hóa Việt
11

Nam, nâng niu, gìn giữ những nét đẹp văn hóa đang dần mai một và truyền đi
những thông điệp về việc bảo tồn, phát huy nét đẹp ấy. (Facebook, Colere)

Tất cả đó là một vài nét đẹp tiêu biểu trong ý thức đạo đức của sinh viên
Việt Nam hiện nay, cần được duy trì và phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong thế hệ
trẻ. Nhưng bên cạnh những nét đẹp đáng tự hào ấy, vẫn còn đâu đó những điểm
tồn tại, chưa đẹp, chưa chuẩn mực của một số sinh viên.

2.1.2. Điểm tồn tại trong ý thức đạo đức của sinh viên

Thái độ vô cảm, lối sống vị kỷ là điểm tiêu cực đầu tiên cần phải nhắc
đến trong cộng đồng sinh viên. Biểu hiện của nó trải dài từ trong môi trường
học đường ra đến ngoài xã hội. Chúng ta đều có thể nghe đến những vụ việc bạo
lực học đường, bắt nạt, đánh hội đồng,…với sự thờ ơ, lạnh lùng của người
chứng kiến, thậm chí là có tâm thái “xem trò vui” mà không can ngăn.

Tâm lý hưởng thụ, ăn chơi đua đòi cũng rất phổ biến đối với các bạn sinh
viên. Cố chấp chạy theo những trào lưu, xu hướng không phù hợp với điều kiện
kinh tế của bản thân; bắt chước bạn bè trong những hành vi xấu xí, độc hại
nhưng lại được bao bọc dưới cái mác “ngầu”, “sành điệu”, “thu hút” như: uống
rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích,…

Một vấn đề vẫn luôn tồn tại, cố hữu trong môi trường học đường nói
chung và sinh viên nói riêng đó là: gian lận trong thi cử. Có nhiều cách thức
tinh vi được đưa vào sử dụng nhằm mục đích gian lận điểm số: tai nghe mini,
thuê người thi hộ, thậm chí là huy động cả một “hệ thống” (Tuổi trẻ Online,
2019) Gian lận có thể do thái độ học tập kém, thiếu tự giác, cũng có thể do áp
lực bên ngoài đè nặng lên cá nhân sinh viên khiến họ lo sợ về kết quả, thiếu đi
điểm số - “chứng cứ” để chứng minh bản thân.

Bên cạnh những bạn sinh viên đã xác định được mục tiêu, hướng đi cụ
thể cho mình, vẫn còn một số người sống không có lý tưởng, hoài bão. Họ sống
chỉ đơn giản là “tồn tại” từ ngày này qua ngày khác, không có ý nghĩa gì.
12

Nguyên nhân dẫn đến sự “tồn tại” ấy là thiếu đi sự trải nghiệm, khám phá về
bản thân mình, không chủ động tiếp xúc với các khía cạnh của cuộc sống để
chọn ra cho mình một lối đi, một điều mà bản thân thấy hứng thú và muốn theo
đuổi.

2.2. Nguyên nhân của những điểm tồn tại trong ý thức đạo đức của
sinh viên

2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Xu thế hội nhập toàn cầu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
sự suy đồi đạo đức của sinh viên hiện nay. Ngoài những lợi ích nó đem lại về
kinh tế, về sự đa dạng văn hóa thì còn có những mặt tiêu cực, ảnh hướng đến ý
thức đạo đức xã hội. Văn hóa đan xen, hòa trộn và xâm nhập trong mọi ngóc
ngách của cuộc sống thông qua mạng xã hội - nơi mà các bạn trẻ truy cập nhiều
nhất. Sự du nhập dễ dãi của những tư tưởng ngoại quốc dẫn đến sự mâu thuẫn
giữa tư tưởng đạo đức truyền thống và hiện đại, làm ảnh hưởng đến lối suy nghĩ
và cách hành động của sinh viên.

Lý giải cho thái độ vô cảm, lối sống vị kỷ ở trên là sự lên ngôi của lợi ích.
Việc theo đuổi lợi ích tối ưu cũng dẫn đến sự tha hóa về đạo đức khiến con
người trở nên thực dụng, ích kỷ hơn trong các mối quan hệ. Lỗ hổng trong hệ
thống, phương pháp giáo dục học sinh, sinh viên cũng là lí do dẫn đến những
hành vi trái đạo đức hiện nay.

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Bản thân sinh viên thiếu tự chủ trong ý thức, không kiểm soát được ý chí
và hành động của mình, dễ dao động, chịu sự ảnh hưởng của môi trường bên
ngoài. Điều đó khiến một số hành động trở thành a dua, đua đòi, mà không nhận
thức được rằng đó là hành vi trái với chuẩn mực đạo đức.

Thứ nữa là chưa chú trọng rèn luyện đạo đức song song với tiếp thu tri
thức khoa học. Bên cạnh việc học tập, sinh viên vô cùng cần thiết phải tu dưỡng
13

phẩm chất đạo đức, nghiêm khắc với bản thân mình trong cả tư tưởng, suy nghĩ
và hành động nhằm mục đích nuôi dưỡng tâm hồn cao khiết.

Cuối cùng, trình độ nhận thức chưa cao dẫn đến không phân biệt được
phải trái, đúng sai, tích cực hay tiêu cực, dễ bị lừa bởi những “viên đạn bọc
đường”, cái xấu giả danh cái tốt, cái đẹp để lộng hành.

2.3. Giải pháp nâng cao ý thức đạo đức cho sinh viên

Đầu tiên, cần chú trọng giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên. Trong đó
cần sự phối hợp của gia đình và nhà trường. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm
hồn con người, có vai trò trong việc uốn nắn, dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ,
hướng đến những phép tắc, lễ nghi trong cách cư xử với mọi người. Vì vậy, rất
cần thiết phải xây dựng không gian gia đình văn hóa, vật chất đủ đầy, nâng cao
sự gắn kết và trách nhiệm giữa các thành viên, các thế hệ đi trước phải mẫu
mực, làm gương cho các thế hệ sau. Bên cạnh đó, sự giáo dục của nhà trường
cũng vô cùng quan trọng. Cần chú trọng đào tạo học sinh, sinh viên theo những
nguyên tắc đạo đức chuẩn mực, có sự thay đổi phù hợp với hoàn cảnh xã hội
hiện tại. Đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, công tác giáo dục của
nhà trường càng trở nên cần thiết hơn trong việc định hướng suy nghĩ và cách
hành động thông minh, đúng mực trên không gian mạng xã hội.

Điều quan trọng hơn nằm ở cá nhân mỗi bạn sinh viên, bởi lẽ, đạo đức
được hình thành trên cơ sở tự giác tiếp thu, học hỏi và rèn luyện của từng cá
nhân. Mỗi sinh viên cần nhận thức được vị trí, vai trò của mình đối với gia đình,
bạn bè, tổ chức, trường lớp,… và cao hơn là xã hội, đất nước. Điều này giúp
chúng ta ý thức rõ hơn về trách nhiệm đối với mỗi hành vi của mình, biết cân
nhắc khi thực hiện, biết nhận sai và sửa chữa lỗi làm. Trong cuộc sống phải
năng động, tích cực và sáng tạo, thích ứng nhanh chóng với cái mới. Nhưng
đồng thời cũng phải giữ cho mình sự tỉnh táo, biết cách tìm hiểu và chắt lọc cái
14

mới, cái xa lạ du nhập từ bên ngoài, biết trân trọng, bảo vệ và gìn giữ những
điều thuộc về cốt cách dân tộc Việt Nam.

3. Liên hệ bản thân

Với tư cách là một sinh viên thực hiện bài nghiên cứu về đề tài: “Tính
độc lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ với ý thức đạo đức của sinh
viên Việt Nam hiện nay”, bản thân em đã nhận thức được rõ hơn về tầm quan
trọng của ý thức đạo đức của sinh viên trong thời đại ngày nay. Nó có vai trò to
lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên nói chung và bản
thân em nói riêng. Một khi nắm bắt, thấu hiểu và có được những giá trị đạo đức
đúng đắn, nó sẽ giúp ta phân biệt được thiện – ác, tốt – xấu, điều chỉnh hành vi
sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lợi ích của cá nhân và tập thể.

Dựa trên bài học, lý luận đã tiếp thu, hiểu được thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp đề ra trong bài tiểu luận này, cá nhân em cũng tự đưa ra cho mình
các biện pháp rèn luyện, tu dưỡng nhằm nâng cao ý thức đạo đức của bản thân.
Không thể thay đổi những yếu tố giáo dục khách quan từ xã hội, thay vào đó là
tự đặt ra mục tiêu, định hướng cho việc học tập đồng thời với rèn luyện đạo đức,
nâng cao phẩm chất cá nhân. Bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhặt nhất trong gia
đình: kính trên nhường dưới, đi thưa về gửi, biết yêu thương anh chị em, hay
sống sao cho bố mẹ tự hào,… tất cả đó góp phần hình thành nên phẩm chất đạo
đức tốt đẹp. Trong môi trường học đường cần có thái độ nghiêm chỉnh, tôn
trọng tri thức, tin tưởng vào bản thân bằng cách học thật, thi thật, không gian
lận hay tìm cách trao đổi, mua bán điểm số. Bên cạnh đó, cố gắng tham gia vào
các CLB, hội, nhóm hay chương trình tình nguyện của sinh viên để có thêm
kinh nghiệm thực tiễn cũng như bồi đắp thêm lòng nhân hậu, vị tha, biết san sẻ
và yêu thương con người. Khi tiếp xúc với hoàn cảnh phức tạp ngoài xã hội, cần
giữ “trái tim nóng và cái đầu lạnh” để tránh vấp phải những cạm bẫy đồng thời
không bỏ qua trường hợp kém may mắn, cần được trợ giúp.
15

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu về đề tài nghiên cứu trên, ta đã thấy được tính độc lập
tương đối của ý thức xã hội. Tuy được quyết định bởi tồn tại xã hội nhưng
không hoàn toàn phụ thuộc và tồn tại xã hội mà có cách vận động riêng của nó,
tác động trở lại tích cực, thậm chí là vượt trước điều kiện vật chất của xã hội.
Hiểu được điều đó, muốn tác động làm thay đổi và đưa đời sống con người phát
triển, cần tiến hành trên cả hai mặt, vừa phải nâng cấp điều kiện vật chất (phát
triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh,…), vừa phải nâng cao ý thức
xã hội (tiếp thu tri thức khoa học, có định hướng đúng đắn hay tính toán trước
về tương lai,…), khi đó mới có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Việc liên hệ ý thức xã hội với ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam
hiện nay khiến chúng ta nhận thức được rõ hơn về thực trạng đạo đức của giới
trẻ ngày nay, cả về mặt ưu điểm lẫn nhược điểm. Đi cùng với đó là những
nguyên nhân và giải pháp nhằm mục đích nâng cao ý thức đạo đức cho sinh
viên. Có thể thấy rằng, phần lớn sinh viên Việt Nam hiện nay đều là những công
dân gương mẫu, có tư tưởng đúng đắn và tấm lòng nhân hậu tốt đẹp, biểu hiện
qua những điểm mạnh đã nêu trên: yêu nước, có lý tưởng sống cao đẹp, tinh
thần tương thân tương ái,…Nhưng trái lại, vẫn tồn tại một số nhược điểm như
thái độ sống vô cảm, xu hướng đua đòi, sùng ngoại hay thiếu trung thực trong
thi cử. Để khắc phục được những nhược điểm đó cần có sự nỗ lực từ chính cá
nhân mỗi người cũng như sự tác động từ môi trường xung quanh. Mỗi sinh viên
cần tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng cũng như
tập trung tiếp thu tri thức đồng thời củng cố, nâng cao ý thức đạo đức của mình.
Nhà trường, gia đình cũng cần phát huy vai trò giáo dục đối với sinh viên, đáp
ứng những nhu cầu của thời đại mới.
16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt


1. Bộ giáо dục và đàо tạо, Giáо trình Triết học Mác – Lênin, NХB Chính trị
quốc giа, 2021
Tài liệu trực tuyến
1. Website lytuong.net, “Đạo đức là gì? Nguồn gốc, bản chất, chức năng”
https://lytuong.net/dao-duc-la-gi/#1_khai_niem_dao_duc
2. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2015 “Về quá trình Nho giáo
du nhập vào Việt Nam (từ đầu công nguyên đến thế kỷ XIX)”,
http://philosophy.vass.gov.vn/phuong-dong/Ve-qua-trinh-Nho-giao-du-
nhap-vao-Viet-Nam-tu-dau-cong-nguyen-den-the-ky-XIX-36.0
3. Thu Hoa (2021), VOV5 World, “Tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí
Minh là di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam”,
https://vovworld.vn/vi-VN/binh-luan/tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-
chi-minh-la-di-san-tinh-than-vo-gia-cua-dan-toc-viet-nam-994310.vov
4. Báo Tuổi trẻ Online (2019), “Gian lận thi cử được lên kế hoạch tinh vi,
'thống nhất' từ trên xuống dưới”,
https://tuoitre.vn/gian-lan-thi-cu-duoc-len-ke-hoach-tinh-vi-thong-nhat-
tu-tren-xuong-duoi-20191017073639881.htm
5. Facebook,
T2P - The Postoria Project (https://www.facebook.com/T2Pprj),
Cuộc thi Bản lĩnh Nhà đầu tư
(https://www.facebook.com/banlinhnhadautu.sec),
Webinar: Blockchain (https://bitly.com.vn/82134s)
Colere (https://www.facebook.com/duanvanhoaColere)

You might also like