Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

BÀI TẬP LỚN


MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

TÊN ĐỀ TÀI: Hệ thống thanh toán điện tử


tại Việt Nam hiện nay

NHÓM 4

HÀ NỘI - 06/2022
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

BÀI TẬP LỚN


MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

TÊN ĐỀ TÀI: Hệ thống thanh toán điện tử


tại Việt Nam hiện nay

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Duy Hiến


Danh sách nhóm:
1. 24A4031764 Phùng Thanh Trà (NT)
2. 24A4032848 Nguyễn Thu Hà
3. 24A4031769 Nguyễn Huyền Trang
4. 24A4030559 Nguyễn Thu Trang

Hà Nội – 06/2022
Bảng đánh giá sự đóng góp của các thành viên trong quá trình hoàn
thành Bài tập lớn:

STT Đóng
Mã sinh viên Họ và tên Công việc
góp
- Nội dung
chương II
- Thuyết trình
1. 24A4031764 Phùng Thanh Trà (NT) 27%
- Tổng hợp, định
dạng nội dung
văn bản
- Nội dung
chương II
2. 24A4032848 Nguyễn Thu Hà 27%
- Thuyết trình
- Làm slides
- Nội dung
3. 24A4031769 Nguyễn Huyền Trang chương III 23%
- Kết luận
- Nội dung
4. 24A4030559 Nguyễn Thu Trang chương I 23%
- Lời mở đầu
MỤC LỤC
Lời mở đầu.............................................................................................................................
Chương I: Giới thiệu về hệ thống thanh toán điện tử..........................................................1
1.1. Khái niệm.................................................................................................................1
1.1.1. Hệ thống thanh toán............................................................................................1
1.1.2. Hệ thống thanh toán điện tử................................................................................1
1.2. Lịch sử hình thành của hệ thống thanh toán điện tử.................................................1
1.3. Các hình thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay.........................................1
1.3.1. Thanh toán bằng thẻ............................................................................................1
1.3.2. Thanh toán qua cổng thanh toán.........................................................................3
1.3.3. Thanh toán bằng ví điện tử.................................................................................4
1.3.4. Thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh.................................................4
1.4. Ưu nhược điểm của việc thanh toán điện tử trong đời sống.....................................5
1.4.1. Ưu điểm..............................................................................................................5
1.4.2. Nhược điểm.........................................................................................................6
Chương II: Những công nghệ hỗ trợ trong hệ thống thanh toán điện tử.............................7
2.1. Công nghệ QR code..................................................................................................7
2.1.1.Khái niệm mã QR................................................................................................7
2.1.2.Cơ chế hoạt động của hệ thống thanh toán bằng mã QR.....................................7
2.1.3. Lợi ích khi sử dụng mã QR.................................................................................8
2.1.4. Ứng dụng mã QR................................................................................................8
2.2. Công nghệ thẻ thông minh........................................................................................9
2.2.1. Khái niệm thẻ thông minh...................................................................................9
2.2.2. Cơ chế hoạt động của thẻ thông minh...............................................................10
2.2.3. Lợi ích khi sử dụng thẻ thông minh..................................................................11
2.2.4. Ứng dụng thẻ thông minh trong thanh toán......................................................11
2.3 Công nghệ tiếp xúc trường gần NFC.......................................................................12
2.3.1. Khái niệm công nghệ NFC...............................................................................12
2.3.2. Cơ chế hoạt động của công nghệ NFC.............................................................12
2.3.3. Lợi ích của công nghệ NFC..............................................................................13
2.3.4. Ứng dụng của công nghệ NFC..........................................................................13
2.4. Công nghệ nhận diện khuôn mặt.............................................................................14
2.4.1. Khái niệm nhận diện khuôn mặt.......................................................................14
2.4.2. Cơ chế hoạt động của nhận diện khuôn mặt.....................................................14
2.4.3. Lợi ích của công nghệ nhận diện khuôn mặt....................................................15
2.4.4. Ứng dụng của công nghệ nhận diện khuôn mặt................................................16
Chương III: Thực trạng thanh toán điện tử hiện nay.........................................................17
3.1. Thực trạng thanh toán điện tử sử dụng trong nhiều ngành nghề ở Việt Nam.........17
3.1.1. Trong ngành Thương mại điện tử.....................................................................17
3.1.2. Trong ngành Ngân hàng....................................................................................18
3.2. Quá trình phát triển của hệ thống thanh toán điện tử..............................................19
3.2.1. Quá khứ (So sánh với thanh toán thường (tiền mặt)).......................................19
3.2.2. Hiện tại (Độ phổ biến của thanh toán điện tử)..................................................19
3.2.3. Tương lai (Dự đoán tuổi đời thanh toán điện tử, xu hướng sẽ phát triển)........20
3.3. Khuyến nghị............................................................................................................21
Kết luận..............................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................24
LỜI MỞ ĐẦU
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển giúp chất lượng cuộc sống của con người
ngày càng được nâng cao. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet đã tạo tiền đề
cho thương mại điện tử phát triển. Internet và thương mại điện tử đã làm thay đổi phương
thức mua hàng truyền thống của người tiêu dùng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của
nền kinh tế nói chung và lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng, xu thế hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt đã có những bước phát triển vượt bậc và đang ngày càng chiếm ưu thế so với các
phương tiện thanh toán truyền thống tại Việt Nam, các giao dịch kinh doanh cũng thay
đổi từ giao dịch tiền mặt chuyển sang giao dịch tiền điện tử. Người tiêu dùng sẽ không
còn bị giới hạn về thời gian và địa điểm mà họ có thể mua các sản phẩm và dịch vụ ở bất
cứ đâu và bất cứ khi nào. Đặc biệt là tác động của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, giãn
cách xã hội khiến cho việc thanh toán truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Song song
với đó thì nhu cầu thanh toán điện tử lại tăng đột biến giúp cho hoạt động thanh toán
trong nền kinh tế diễn ra trôi chảy, các hạ tầng thanh toán quan trọng vẫn hoạt động
thông suốt…giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách mạnh mẽ. Cũng bởi vì
những lí do trên, chúng em quyết định chọn “Hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam
hiện nay” làm chủ đề cho bài tập lớn này dưới sự tư vấn và hướng dẫn của thầy Vũ Duy
Hiến. Mục đích nghiên cứu của đề tài này chính là tìm hiểu các khái niệm về thanh toán
điện tử; các hình thức thanh toán điện tử; các ưu điểm, nhược điểm của việc thanh toán
điện tử; tìm hiểu các công nghệ hỗ trợ trong việc thanh toán điện tử và thực trạng thanh
toán điện tử ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp phù hợp, tối ưu
nhất với phạm vi nghiên cứu là hình thức thanh toán điện tử tại Việt Nam hiện nay và đối
tượng nghiên cứu là những ưu, nhược điểm, công nghệ lõi của hệ thống thanh toán điện
tử; ứng dụng, định hướng trong tương lai.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Hệ thống thanh toán
Hệ thống thanh toán là hệ thống bao gồm các phương tiện thanh toán, các quy định,
quy trình, thủ tục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức vận hành và các thành viên tham gia để
xử lý, bù trừ, quyết toán các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các thành viên tham gia.
1.1.2. Hệ thống thanh toán điện tử
Hệ thống thanh toán điện tử là hệ thống thanh toán cho phép người dùng thanh toán
trực tuyến, tiến hành ngay trên mạng Internet chỉ với một vài thao tác cực đơn giản. Theo
đó, khi tiến hành hình thức thanh toán này, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn thao tác
chuyển, nạp hay rút tiền tùy ý, thay vì sử dụng tiền mặt, dòng tiền giờ đây có thể lưu
chuyển cực nhanh chóng thông qua các tài khoản trực tuyến.
1.2. Lịch sử hình thành của hệ thống thanh toán điện tử
Cùng với sự phát triển của các trang thương mại điện tử, nhu cầu thanh toán điện tử
được tăng cao và phát triển đến hiện nay. Tại Việt Nam, thanh toán điện tử phát triển
mạnh mẽ cùng với sự phát triển của Internet, 3G, điện thoại thông minh, thẻ ngân hàng
và các trang thương mại điện tử, cụ thể là từ khoảng năm 2008 với mô hình đầu tiên là ví
điện tử. Người tiêu dùng thời đại mới đề cao sự thuận tiện nên sự ra đời của những trang
thương mại điện tử kéo theo sự ra đời của thanh toán điện tử giúp cho người dùng tiết
kiệm được thời gian trong việc mua sắm (mua vé máy bay, mua hàng trực tuyến) cũng
như thanh toán các hóa đơn mỗi ngày (dịch vụ điện, nước, Internet, điện thoại, truyền
hình cáp, đóng phí bảo hiểm) một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
1.3. Các hình thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay
1.3.1. Thanh toán bằng thẻ
Thanh toán bằng thẻ được biết đến là hình thức thanh toán đặc trưng và phổ biến
nhất hiện nay. Thẻ thanh toán hay còn gọi là thẻ chi trả là một hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt, chuyển khoản hoặc
kiểm tra số dư tài khoản khi cần thiết. Nó là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng
hóa, dịch vụ thay thế tiền mặt. Với cách thanh toán này giúp cho người mua hàng trực
tuyến có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch với nhà cung cấp ở mọi lúc, mọi nơi một
cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Hiện nay có 3 loại thẻ thanh toán được sử dụng phổ
biến đó là: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước. Mỗi loại thẻ đều có những đặc điểm
riêng biệt nhưng bên cạnh đó tất cả đều có thể thanh toán hoặc rút tiền tại máy ATM, nên
được gọi chung là thẻ ATM.
a. Thẻ tín dụng (Credit card)
1
Trong ba loại thẻ trên, thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% các giao
dịch thương mại trên Internet. Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy
định về thẻ tín dụng như sau: thẻ tín dụng là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với các tổ chức phát hành
thẻ. Nói một cách dễ hiểu hơn, thẻ tín dụng là loại thẻ giúp bạn mua hàng trước và thanh
toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể sử dụng thẻ tín
dụng để mua hàng trực tuyến, thanh toán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tại các cửa
hàng, các đại lý, nhà hàng, khách sạn…mà tại đó có chấp nhận hình thức thanh toán bằng
thẻ tín dụng; hay bạn cũng có thể rút tiền mặt từ máy ATM bằng loại thẻ này trong một
hạn mức tín dụng mà ngân hàng đã phê duyệt cho bạn, sau đó bạn có trách nhiệm thanh
toán lại tổng số tiền đã chi tiêu đúng hạn cho ngân hàng. Nếu không thanh toán toàn bộ
khoản vay (trả góp), khách hàng sẽ phải trả thêm một khoản tiền lãi cho ngân hàng. Để
mở được loại thẻ này, bạn cần phải chứng minh tài chính với ngân hàng và trải qua quá
trình xét duyệt khắt khe mới được ngân hàng đồng ý.
Việc sở hữu cho mình thẻ tín dụng mang đến rất nhiều lợi ích, miễn là bạn sử dụng
thẻ một cách có trách nhiệm. Khi sử dụng loại thẻ này, bạn có thể chia nhỏ những khoản
thanh toán lớn bằng cách trả góp, xây dựng xếp hạng tín dụng cá nhân để có thể chứng
minh bạn có khả năng chi trả trong trường hợp bạn đăng ký các khoản vay lớn hơn, hay
nó có thể hỗ trợ chi trả các chi phí phát sinh bất ngờ trong các trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra thẻ tín dụng còn mang lại nhiều chương trình ưu đãi giảm giá, trả góp, điểm
thưởng hoặc hoàn tiền đến cho người sử dụng thẻ. Bên cạnh những lợi ích mà thẻ tín
dụng mang lại thì khi sử dụng loại thẻ này để thanh toán hay mua sắm hàng hóa người
dùng cũng cần lưu ý bảo mật thẻ tín dụng để tránh bị mất tiền từ thẻ do bị đánh cắp thông
tin bằng những thủ đoạn vô cùng tinh vi mà người tiêu dùng không thể lường trước được.
Và khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn cần lưu ý hoàn trả đầy đủ số tiền đã chi tiêu khi
đến hạn thanh toán theo quy định của ngân hàng để tránh bị tính lãi, chưa kể phí phạt trả
chậm nếu bạn không thanh toán dư nợ đúng hạn.
b. Thẻ ghi nợ (Debit card)
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về thẻ ghi nợ như
sau: thẻ ghi nợ là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vị số tiền và
hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành
thẻ. Nói một cách dễ hiểu, thẻ ghi nợ thanh toán dựa trên hình thức trả trước, chi tiêu và
thực hiện giao dịch đúng với số tiền có trong tài khoản, nếu số dư trong tài khoản còn đủ
thì mới được sử dụng thẻ để thanh toán. Bên cạnh chức năng thanh toán, loại thẻ này còn
sở hữu mọi chức năng của một thẻ ATM bao gồm: chuyển khoản, rút tiền mặt, sao kê,
xem số dư tài khoản…Hiện nay có hai loại thẻ ghi nợ phổ biến đó là: thẻ ghi nợ nội địa
và thẻ ghi nợ quốc tế. Đối với thẻ ghi nợ nội địa, khách hàng có thể thực hiện các giao
2
dịch như rút tiền, chuyển khoản…trong hạn mức số tiền hiện có trong tài khoản thẻ.
Ngoài ra, chức năng thẻ ghi nợ nội địa bị giới hạn trong phạm vi mỗi quốc gia, có nghĩa
là bạn chỉ có thể giao dịch, thanh toán bằng thẻ tại quốc gia bạn đang sinh sống. Khác với
thẻ ghi nợ nội địa là chỉ dùng để thanh toán trong nước, thẻ ghi nợ quốc tế giúp khách
hàng sử dụng thẻ trên toàn cầu. Đây là công cụ tài chính đắc lực khi bạn thường xuyên có
những giao dịch trên phạm vi quốc tế như đi du lịch, công tác,...thì vẫn hoàn toàn có thể
rút tiền, sử dụng dịch vụ ngân hàng bằng thẻ ghi nợ quốc tế. Mỗi loại thẻ đều có những
ưu điểm và hạn chế khác nhau, theo đó thẻ ghi nợ quốc tế có nhiều tính năng tiện lợi và
có thể sử dụng toàn cầu nhưng cùng với đó loại thẻ này cũng có mức duy trì thẻ cao hơn
so với thẻ ghi nợ nội địa nên thẻ ghi nợ nội địa vẫn rất được khách hàng ưa chuộng.
c. Thẻ trả trước (Prepaid)
Thẻ trả trước là một loại thẻ thanh toán cho phép bạn có thể thanh toán các khoản
tiền khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Tuy nhiên,
không như thẻ tín dụng là bạn sẽ thanh toán trước và trả sau mà với thẻ trả trước bạn chỉ
được chi tiêu số tiền nhỏ hơn hoặc tối đa bằng hạn mức của nó. Và với loại thẻ này, bạn
cũng không cần thiết phải lập tài khoản ngân hàng giống như thẻ ghi nợ, do đó sẽ an toàn
hơn trong quá trình thanh toán. Có rất nhiều cách để phân loại thẻ trả trước. Theo danh
tính chủ thẻ, nó được chia thành 2 loại đó là thẻ định danh và thẻ vô danh. Thẻ định danh
là thẻ có tên của chủ thẻ, còn thẻ vô danh thì không có tên chủ thẻ trên thẻ, có thể mua
thẻ này để tặng cho người thân và bạn bè. Theo phạm vi sử dụng thì có thẻ trả trước nội
địa và thẻ trả trước quốc tế. Thẻ trả trước quốc tế dùng được cả trong nước và quốc tế
khác với thẻ trả trước nội địa chỉ dùng được trong nước. Còn nếu dựa theo tính chất vật lí
thì thẻ trả trước được phân thành 2 loại là thẻ trả trước vật lí và thẻ trả trước ảo. Thẻ trả
trước có hầu hết các tính năng giống như các loại thẻ ATM khác như rút tiền mặt hoặc
chuyển khoản nhưng chỉ có thể chuyển tiền trong cùng một hệ thống ngân hàng và áp
dụng với thẻ định danh; thanh toán hóa đơn; mua hàng online,...Khi sử dụng thẻ trả trước,
bạn sẽ dễ dàng thanh toán online mọi lúc mọi nơi một cách tiền lợi, đơn giản và nhanh
chóng; có thể quản lí chi tiêu trong hạn mức của thẻ; đảm bảo an toàn thông tin cá nhân
hạn chế được nhiều rủi ro và đặc biệt là với loại thẻ này khách hàng từ 15 tuổi đã có thể
đăng kí mở thẻ.
1.3.2. Thanh toán qua cổng thanh toán
Cổng thanh toán hay cổng thanh toán trực tuyến là một dịch vụ trung gian, kết nối
giữa ngân hàng, người mua và người bán. Mục đích của việc này chủ yếu là để người bán
có thể nhận được tiền ngay sau khi hoàn thành các giao dịch trực tuyến. Bản chất của
hình thức thanh toán này là dịch vụ mà khách hàng có thể thanh toán tại các website
thương mại điện tử. Theo đó, nó cho phép kết nối an toàn giữa tài khoản khách hàng sử

3
dụng (thẻ, ví điện tử,...) với tài khoản website bán hàng, giúp người sử dụng dịch vụ có
thể chuyển - nhận tiền một cách an toàn và nhanh chóng. Với nhu cầu sử dụng ngày càng
cao thì các cổng thanh toán điện tử tại Việt Nam được mở ra ngày càng nhiều. Tất cả các
đơn vị cung cấp cổng thanh toán trực tuyến đều được gọi là PSP (Payment Service
Provider - nhà cung cấp dịch vụ thanh toán). Các PSP có khả năng xử lý đa dạng các
phương tiện thanh toán mà khách hàng cung cấp, tạo điều kiện cho các giao dịch được
diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện hơ n. Các cổng thanh toán phổ biến tại Việt
Nam: VN Pay, One Pay,...
1.3.3. Thanh toán bằng ví điện tử
Ví điện tử được xem là giải pháp số trong công cuộc thay đổi thói quen dùng tiền
mặt trong chi tiêu tài chính hiện nay. Ví điện tử hay còn gọi là ví tiền online hay ví số có
là một tài khoản thanh toán các giao dịch trực tuyến phổ biến hiện nay như: thanh toán
tiền điện, nước, học phí, nạp tiền điện thoại, mua vé xem phim…Chức năng hoạt động
của ví điện tử thực hiện bằng cách liên kết tài khoản ngân hàng, nạp tiền vào ví và thanh
toán bất kì dịch vụ nào có liên kết một cách đơn giản, tiện lợi; chỉ cần có Smartphone
hoặc các thiết bị di động tương ứng khác có kết nối Internet. Các chức năng chính để ví
điện tử trở thành thói quen tiêu dùng của nhiều người hiện nay đầu tiên có thể kể đến là
chức năng nhận và chuyển tiền: mỗi cá nhân khi sở hữu ví điện tử đều có thể giao dịch
chuyển tiền cho nhau mà không phải đến ngân hàng hoặc truy cập website của ngân hàng
với nhiều bước thực hiện phức tạp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng chức năng
thanh toán của ví điện tử để thanh toán các hóa đơn dịch vụ, mua sắm như: tiền điện, tiền
nước, mua vé xem phim, đóng phí bảo hiểm…hay ví điện tử cũng có thể giữ tiền với số
lượng khá lớn, giúp bạn dễ dàng mua hàng, nhận thanh toán, tiết kiệm…Lý do giải thích
cho việc hiện nay rất nhiều khách hàng sử dụng ví điện tử là do sự thuận tiện mà nó mang
lại. Với hình thức thanh toán này, bạn có thể tiết kiệm thời gian di chuyển để thực hiện
các giao dịch; mua hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng và dễ dàng hơn trên các trang thương
mại điện tử; thực hiện các truy vấn về số dư của tài khoản nhằm kiểm soát tài chính cá
nhân tốt hơn. Bên cạnh những ưu điểm lớn lao thì thanh toán bằng ví điện tử cũng có một
số hạn chế nhất định như hầu hết các ví đều miễn phí nạp tiền vào ví nhưng lại tính phí
nếu người dùng rút tiền từ ví về tài khoản ngân hàng của mình, hay có thể có nguy cơ
thanh toán không thành công khi điện thoại chẳng may bị hết pin đúng lúc…Một số ví
điện tử được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta phải kể đến như: ví điện tử Momo,
ZaloPay, Vinmart Pay, ví điện tử Vimo, AirPay,...
1.3.4. Thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh
Đây là dịch vụ cho phép bạn dùng smartphone để thanh toán chi phí sinh hoạt hằng
ngày. Nó thay cho tiền mặt và các loại thẻ tín dụng. Việc bạn cần làm chỉ là tải ứng dụng,

4
cài đặt tài khoản và đưa smartphone ra quẹt khi thanh toán. Với hình thức này, người
dùng có thể lựa chọn thanh toán qua Mobile Banking (xây dựng trên mô hình liên kết
giữa ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông với người dùng) hoặc thanh toán qua QR
Code (tích hợp sẵn trên ứng dụng di động). Một trong những dịch vụ thanh toán bằng
điện thoại thông minh sử dụng công nghệ trên nền tảng NFC không thể không kể tới là
Google wallet ra mắt vào tháng 9/2011. Với dịch vụ này, bạn có thể mua sắm trực tuyến
hoặc mua tại cửa hàng, thậm chí là gửi tiền cho người khác. Dịch vụ tiếp theo phải kể đến
trong phương thức thanh toán này đó chính là Apple Pay được giới thiệu cùng với iPhone
6 vào cuối năm 2014. Những người dùng iPhone 6 hay các dòng thiết bị tiếp theo, như
Apple Watch, có thể đăng ký sử dụng dịch vụ bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ hiện có
của mình để tiến hành thanh toán. Khi thanh toán bằng Apple Pay, bạn sử dụng cảm biến
vân tay và kết nối NFC để giao dịch. Paypal cũng là dịch vụ thanh toán phổ biến trong
phương thức này. Vốn được cả thế giới online biết đến là cổng thanh toán cực nhanh và
tiện lợi, PayPal hiện đã có phiên bản mobile khá hữu dụng. Người dùng chỉ cần chụp ảnh
chiếc thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ của mình, thêm vào mục thông tin của tài khoản PayPal
là có thể mua hàng hoặc gửi tiền trực tiếp từ điện thoại. Ngoài ra còn rất nhiều dịch vụ
khác có thể kể đến như: Samsung Pay, Square Cash, Stripe, ...
1.4. Ưu nhược điểm của việc thanh toán điện tử trong đời sống
1.4.1. Ưu điểm
Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được người dân, doanh nghiệp sử
dụng nhiều hơn bởi sự nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Trong bối cảnh dịch bệnh
COVID-19 diễn biến phức tạp, hình thức thanh toán này giúp các hoạt động thương mại,
dịch vụ không bị gián đoạn…
a. Nhanh chóng, tiện lợi và linh hoạt.
Đây có lẽ là lợi ích đầu tiên phải kể đến của phương thức thanh toán điện tử. Nó tiết
kiệm chi phí và tạo rất nhiều thuận lợi cho các bên giao dịch. Các giao dịch qua kênh
điện tử thường có chi phí vận hành rất thấp. Chi phí chủ yếu là đầu tư ban đầu, trong điều
kiện công nghệ phát triển nhanh chi phí đầu tư cũng giảm đáng kể. Doanh nghiệp không
cần phải đầu tư nhân sự, địa điểm và các chi phí lưu chuyển hồ sơ cho việc giao dịch.
Bên cạnh đó, thanh toán điện tử cũng rất linh hoạt bởi bạn sẽ được cung cấp nhiều
phương thức thanh toán khác nhau như ví điện tử, tài khoản ngân hàng nội địa, thẻ quốc
tế, thuận tiện hơn khi thực hiện thanh toán trực tuyến theo nhu cầu của bản thân.
Thanh toán điện tử cũng nhanh hơn so với các phương pháp truyền thống. Thông
thường giao dịch tại quầy cho một khách hàng chuyển tiền mất khoảng 15 phút, không kể
thời gian đi lại và chờ đợi nhưng giao dịch trên Internet, Mobile hoặc qua hệ thống thẻ
chỉ qua một vài thao tác đơn giản trong một vài phút giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí
5
và thời gian cho khách hàng. Ví dụ như khi đi nộp tiền điện, thay vì khách hàng phải bỏ
một khoảng thời gian dài đi tới trụ sở, chờ tới phiên thanh toán của mình thì họ có thể ở
nhà và thanh toán trên điện thoại, máy tính… chỉ mất khoảng vài phút mà không phải
nghỉ việc hay di chuyển trên đường. Hơn nữa, các dịch vụ thanh toán trực tuyến ở các
ngân hàng đều thường xuyên áp dụng chương trình khuyến mãi giúp khách hàng tận
hưởng dịch vụ tốt nhất với mức giá rẻ nhất.
b. An toàn bảo mật thông tin
Thực tế cho thấy thanh toán điện tử hạn chế được rất nhiều những rủi ro khi thanh
toán bằng những phương thức truyền thống. Việc không phải mang theo nhiều tiền mặt
để thanh toán giúp giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, nhầm lẫn…,giảm bớt được việc
thiếu minh bạch so với giao dịch bằng tiền mặt. Và việc chúng ta đi rút tiền theo cách
truyền thống tại các cây ATM rất dễ có nguy cơ cho tội phạm thẻ sao chép mật khẩu, số
tài khoản hay bị cướp bóc tài sản. Trong khi đó, việc thanh toán điện tử hạn chế được hầu
hết chúng. Vì thế, việc thanh toán phi tiền mặt thông qua các ứng dụng QR code hay ví
điện tử hay thẻ tín dụng… đều an toàn hơn bởi nó được bảo vệ qua hệ thống Ngân hàng,
các ứng dụng bảo mật vân tay hay nhận dạng khuôn mặt, mã OTP…Giờ đây, khách hàng
không phải nhập chi tiết thẻ của họ mọi lúc vì họ có thể lưu chi tiết thẻ hoặc hoàn thành
giao dịch bằng cách sử dụng một lần mật khẩu.
1.4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những lợi ích, ưu điểm thì phương thức thanh toán điện tử cũng có một số
nhược điểm, hạn chế nhất định như:
a. Rủi ro về an toàn bảo mật thông tin.
Lo ngại về sự an toàn trong giao dịch cũng là một trở ngại, từ chỗ lo ngại dẫn đến
việc không tiếp cận do vậy không thấy được lợi ích của thanh toán điện tử. Ngày nay mặc
dù công nghệ đã phát triển và cung cấp nhiều phương pháp bảo mật, xác thực rất tin cậy,
ví dụ như các thiết bị sinh trắc học, các thiết bị đồng bộ thời gian sử dụng thuật toán để
sinh ra mật mã chỉ dùng một lần (one time password), các phương thức mã hóa công
cộng (PKI)...giúp các doanh nghiệp và tổ chức kiểm soát và ngăn chặn những giao dịch
bất hợp pháp nhưng bên cạnh đó nguy cơ mất an toàn thông tin đến từ các thiết bị có kết
nối Internet ngày càng tăng, tình hình giả mạo diễn ra ngày càng tinh vi và là hoạt động
đã có tính tổ chức, mặc dù số vụ giả mạo không tăng nhiều nhưng quy mô mỗi vụ lại
tăng với số tiền lớn. Cùng với đó ý thức phòng tránh giả mạo của người dân và các đơn vị
chấp nhận thẻ còn thấp. Nhiều trường hợp các chủ thẻ trong lúc sử dụng các website có
thể bấm vào link lạ do dẫn đến việc bị các tin tặc đánh cắp thông tin tài khoản. Vì vậy,
khi sử dụng các hình thức thanh toán điện tử người dùng cũng cần nâng cao nhận thức về
việc bảo quản các mật mã, thiết bị bảo mật, thẻ…
6
b. Tập quán tiêu dùng, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt của người dân.
Tập quán tiêu dùng, nhận thức về thanh toán điện tử là một trở ngại lớn khi xã hội
Việt Nam có một thói quen lâu đời sử dụng tiền. Bên cạnh đó mặc dù cơ sở hạ tầng, điểm
chấp nhận thanh toán là yếu tố quyết định đến sự thành công của thanh toán điện tử
nhưng ở Việt Nam cơ sở hạ tầng còn đầu tư theo từng dự án, từng doanh nghiệp, ngân
hàng thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Điểm chấp nhận thanh toán còn ít do vậy tại một
số nơi người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng tiền mặt.
c. Hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh toán điện tử còn chưa hoàn thiện và đồng bộ
Các chính sách về thanh toán chưa có đột phá đáng kể, chưa được luật hóa; các quy
định còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường, nhiều dịch vụ mới ra
đời nhưng hành lang pháp lý chưa được thiết lập cụ thể (như tiền ảo, tiền điện tử…) Hiện
nay, các tổ chức tài chính đều xây dựng hệ thống trang thiết bị thanh toán riêng tại một
điểm chấp nhận thanh toán, dẫn đến tình trạng lãng phí do không tận dụng được hạ tầng
chung. Các hình thức thanh toán mới như QR Code, sinh trắc học... bắt đầu phát triển
nhưng chưa được quy hoạch, đánh giá để triển khai diện rộng. Đồng thời, còn thiếu đồng
bộ giữa các trung gian thanh toán và các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ…
Thế nhưng, xét một cách tổng quan thì khi thanh toán trực tuyến có nhiều điểm tích
cực hơn là hạn chế. Hơn nữa, hình thức này cũng đang trở thành xu hướng để thay thế
hoàn toàn tiền mặt trong tương lai.
CHƯƠNG II: NHỮNG CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ TRONG HỆ THỐNG
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
2.1. Công nghệ QR code
2.1.1.Khái niệm mã QR
Mã QR (Quick response code) hay còn được gọi là mã phản hồi nhanh, mã vạch ma
trận. Mã QR có hình ảnh là một ô vuông lớn trên nền trắng có chứa những ô vuông nhỏ
đen trắng chồng lên nhau theo quy luật sắp xếp nhất định để mã hóa cho một thông tin cụ
thể, ví dụ như nguồn gốc xuất xứ, thành phần của sản phẩm hoặc sử dụng để thanh
toán… Để dịch được thông tin được mã hóa trong QR code cần sử dụng những ứng dụng
đọc mã chuyên biệt trên điện thoại thông minh hoặc máy quét mã.
So với mã vạch thông thường là những đường thẳng đứng chỉ lưu được 20 chữ số,
mã QR hai chiều có ưu thế có thể lưu đến hàng nghìn kí tự chữ số vì vậy mà tiện ích hơn
cho người tiêu dùng khi tra cứu thông tin sản phẩm hay sử dụng để lưu trữ thông tin cá
nhân.
Mã QR được cấu tạo bởi 3 phần riêng biệt. Chúng được gọi là phần cố định, phần
mã hóa và phần sửa lỗi. Phần cố định gồm Finding Pattern, Alignment Pattern và Timing

7
Pattern. Chúng rất quan trọng trong việc xác định mà giải mã thông tin phía trong. Phần
mã hóa bắt đầu từ dưới góc bên phải của mã vạch. Các kí tự được mã hóa vào phần này.
Mọi dữ liệu trong mã QR đều được mã hóa theo mã nhị phân. Phần sửa lỗi giúp các thiết
bị đọc mã vạch vẫn đọc được mã khi mã bị mất 1 phần.
2.1.2.Cơ chế hoạt động của hệ thống thanh toán bằng mã QR
Máy quét mã QR sẽ dựa vào hình dáng, nhận diện 3 ô vuông trong mã từ đó định
hình được hình dáng và vị ví nội dung có thể quét. Tiếp đến nó sẽ bắt đầu phân tích. Lúc
đầu máy quét sẽ biến hình ảnh thành những ô vuông nhỏ khác nhau. Mỗi ô vuông riêng lẻ
này đều chưa một vùng dữ liệu riêng dựa trên việc nó trắng hay đen. Và sau đó nó sẽ
ghép những mảnh hình vuông nhỏ đó lại và tạo thành một vùng dữ liệu lớn hơn.
2.1.3. Lợi ích khi sử dụng mã QR
Mã QR được tích hợp nhiều lợi ích đặc biệt là trong thanh toán thông minh. Điểm
mạnh đầu tiên là khả năng lưu trữ lượng thông tin lớn nhưng lại không tốn chi phí phụ để
lắp đặt thiết bị tiếp nhận mã mà chỉ cần sử dụng một chiếc điện thoại thông minh điều
này góp phần giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời
gian. Hơn thế sau thời kì đại dịch Covid-19, người tiêu dùng luôn ưu tiên sử dụng những
hình thức thanh toán không chạm, tránh tiếp xúc gần, bởi vậy chỉ với động tác quét mã
qua điện thoại ở khoảng cách nhất định đã khiến nhiều khách hàng tích cực ủng hộ.
Khách hàng cũng không cần nhớ số tài khoản, tên chủ tài khoản, các thông tin tương tự,
giúp hạn chế sai sót trong việc chuyển khoản. Việc này kích thích mong muốn mua sắm
của khách hàng, sẵn sàng chi trả mọi lúc mọi nơi, tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp
khi nhận được lượng đơn hàng lớn sau khi tích hợp thanh toán bằng QR. Đây cũng là
phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả với chi phí vốn thấp. Và lợi ích cuối cùng là
tính an toàn trong việc bảo mật thông tin được đề cao. Vì mã QR được bảo vệ bởi hai lớp
bảo mật (QR code có lên đến 4296 kí tự alphanumeric), bằng chứng là mã vạch này luôn
đi đầu danh sách những mã vạch được hỗ trợ nhằm chống hàng giả. Một số nhà nghiên
cứu ở Mỹ đã gần như thành công trong việc biến mã qr thành ma trận 3D, có vô số những
mặt mã qr tạo nên để che đi mã thật. an toàn tuyệt đối, không bị lộ lọt thông tin hay dễ
dàng đánh mất như hình thức giao dịch tiền mặt hoặc các loại thẻ thanh toán khác.
2.1.4. Ứng dụng mã QR
Trước đây, mã QR được sử dụng chủ yếu để mã hóa thông tin sản phẩm như các đồ
đóng hộp, đóng gói hoặc những đồ vật, vật dụng giá trị khác. Nhưng nay, khi nền kinh tế
công nghệ 4.0 lên ngôi, việc tích hợp nhiều ứng dụng trong mã QR dần được ưa chuộng
và sự xuất hiện của loại mã này cũng ngày càng dày đặc. Mã QR được sử dụng như một
cầu nối, lưu trữ link URL dẫn đến trình duyệt khác như việc tra cứu tuyến xe buýt, ứng
dụng tích điểm, thay cho các loại vé tham dự thông thường (vé bóng đá, vé dự sự kiện)
8
hay thậm chí QR code còn được đưa vào các buổi triển lãm nhằm giải thích nội dung, ý
nghĩa của từng tác phẩm nghệ thuật như dịch vụ “Tham quan tự hướng dẫn” ở Bảo Tàng
Nam Kinh. Thậm chí QR code còn được sử dụng như một hình thức món quà bí mật tặng
kèm tạo nên sự tò mò cho người mua hàng, kích thích họ chi tiêu thêm. Nổi bật nhất là
ứng dụng thông tin thanh toán trong mã QR đã và đang trở thành xu hướng thanh toán
tiện ích được nhiều người đón nhận.
Cụ thể là có đến 57% người dùng mã QR code để thêm bạn bè trên mạng xã hội,
38% sử dụng truy cập website/facebook. Và 38% số người sử dụng mã QR để thanh toán
trên di động.
Mã QR được tích hợp trong ví điện tử của nhiều ngân hàng, giúp cho việc thanh
toán không chạm trở nên nhanh chóng hơn việc chuyển khoản thông thường. Cổng thanh
toán VNpay QR hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán như ứng dụng Mobile Banking
(ngân hàng trên điện thoại di động) của các ngân hàng (Vietcombank, BIDV,
VietinBank, Agribank, ABBANK, VietBank,.…) bằng tính năng QR Pay; thẻ ATM/Tài
khoản nội địa; thẻ quốc tế Visa, Master, JCB, UnionPay.
Mã QR ứng dụng trong thanh toán được chia thành hai loại chính:
Thứ nhất là mã QR của cá nhân: Khi thanh toán, người mua hàng có thể sử
dụng phần mềm mã QR kết nối với thẻ ngân hàng trong máy điện thoại. Sau đó,
khách hàng sẽ đưa cho thu ngân quét mã để khấu trừ số tiền tương ứng với số tiền
mà khách hàng phải trả.
Thứ hai là mã QR của cửa hàng: Các cửa hàng, quán ăn nhỏ lẻ hay kể cả
trong các siêu thị, cửa hàng lớn, mã QR được dán ngay tại quầy thanh toán để
thuận tiện cho khách hàng quét mã. Sau đó, khách hàng nhập số tiền phải trả, nhập
mã OTP và hoàn thành giao dịch một cách nhanh chóng.
Đặc biệt với những cửa hàng online chỉ cần sử dụng một nền tảng công nghệ chấp
nhận thanh toán bằng mã QR có thể tiếp cận khách hàng ở nhiều nơi, tăng khả năng mua
hàng. Mã QR có thể online trên website, mạng xã hội hay bằng tờ rơi, catalogue, quảng
cáo trên báo, biển bảng ở khu vực công cộng nhà chờ xe bus, nhà ga, sân bay, bến tàu…

2.2. Công nghệ thẻ thông minh


2.2.1. Khái niệm thẻ thông minh
Thẻ thông minh (Smart Card) hay còn được gọi là thẻ gắn chip, thẻ tích hợp vi
mạch. Thẻ thông minh có kích thước nhỏ gọn giống như thẻ ngân hàng, có lắp đặt con
chip đồng nhỏ trên thẻ. Cấu tạo bao gồm hệ thống I/O, bộ xử lý trung tâm CPU, bộ đồng
xử lý, hệ thống bộ nhớ (ROM, RAM, EEPROM). Loại thẻ này có chức năng lưu trữ và

9
xử lý thông tin, đặc biệt hơn là có thể lưu trữ thông tin dữ liệu dung lượng lớn. Thẻ có thể
làm bằng nhựa PVC hoặc nhựa ABS.
Các loại thẻ thông minh
Thẻ thông minh không chỉ được sử dụng dưới hình thức thẻ thông thường mà còn
được sử dụng trên thiết bị như đồng hồ thông minh, USB… Vì vậy mà thẻ thông minh
còn được chia làm hai loại chính là thẻ phân loại theo công nghệ chip và thẻ phân loại
theo phương thức đọc dữ liệu.
a. Thẻ phân loại theo công nghệ chip bao gồm các loại thẻ đồng bộ, thẻ không đồng
bộ.
Thẻ đồng bộ hay còn gọi là thẻ chip nhớ (memory chip) chứa bộ nhớ EEPROM ( bộ
nhớ chỉ đọc, có thể lập trình, có thể xóa bằng điện) và không có bộ xử lý nào nhúng bên
trong thẻ nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào đầu đọc thẻ. Vì có cấu tạo đơn giản dẫn đến
việc sản xuất thẻ nhớ rất dễ dàng, có thể sản xuất hàng loạt nên tất yếu cũng dễ bị làm giả
và tính bảo mật kém.
Samsung-tập đoàn đi đầu trong ngành công nghiệp chip nhớ đã sản xuất đại trà bộ
nhớ di động với dung lượng 16GB, 32GB và 64GB trang bị cho các smartphone và máy
tính bảng của hãng. Hãng công nghệ có khả năng cạnh tranh cao bởi những con chip này
sẽ giúp thiết bị đáp ứng nhanh với các trò chơi dung lượng lớn và ứng dụng hiệu suất cao.
(SanDisk sản xuất thẻ nhớ microSD 400GB với tốc độ nhanh nhất thế giới là
160MB/s. Integral sở hữu thẻ nhớ dung lượng lớn nhất thế giới 512GB, tốc độ 80MB/s)
Thẻ không đồng bộ hay thẻ chip vi xử lý (Microprocessor chip) có cấu tạo ba phần
là bộ vi xử lý, bộ đồng xử lý mã hóa và giao diện thông tin. Vì thẻ có tính năng hỗ trợ mã
hóa tích hợp, giao thức phức tạp nên có khả năng bảo mật cao vượt trội và đa chức năng.
Thẻ chip vi xử lý kiểm soát, xử lý dữ liệu và truy cập bộ nhớ theo một tập hợp các điều
kiện nhất định (mật khẩu, mã hóa,…).
b. Thẻ phân loại theo phương thức đọc dữ liệu bao gồm thẻ tiếp xúc, thẻ không tiếp
xúc, thẻ tích hợp thông minh.
Thẻ tiếp xúc là thẻ có gắn chip trên bề mặt thẻ với diện tích tiếp xúc nhỏ. Để quét
thẻ cần phải tiếp xúc trực tiếp với máy đọc thẻ như thẻ ATM, thẻ tín dụng… Loại thẻ này
có giá thành rẻ, tính bảo mật cao nên được sử dụng rộng rãi.
Thẻ không tiếp xúc có con chip ẩn bên trong, bên cạnh đó được nhúng một chiếc
ăng ten, công nghệ RFID để có thể quét khi cách xa 10cm.
Thẻ tích hợp thông minh được sử dụng đa mục đích khi muốn quản lý xác nhận và
quản lý bảo mật thông tin chủ thẻ.

10
2.2.2. Cơ chế hoạt động của thẻ thông minh
Thẻ thông minh được sử dụng phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện
tại, thẻ thông minh và đầu đọc thẻ chiếm hơn 75% thị trường. Những năm gần đây, Việt
Nam tích cực sử dụng các loại thẻ có hình thức thẻ thông minh, phổ biến là các loại thẻ
thanh toán, sim điện thoại hay gần đây nhất là sự chuyển đổi từ chứng minh thư nhân
dân truyền thống sang thẻ căn cước công dân gắn chip,...
Nguyên lý hoạt động: Chip được lập trình theo các dữ liệu kỹ thuật số và các mã
số lệnh. Khi có giao dịch truy cập vào hệ thống, bộ vi xử lý sẽ đưa ra các lệnh được lập
trình trước. Trong khi con chip được đính bên trong, chip đã được thiết kế và tải thông
tin đã lập trình theo chuẩn quy định vào trước. Chip sẽ có mặt tiếp xúc, mặt này sẽ được
mạ vàng với các vân tiếp xúc, khi muốn giao dịch thẻ sẽ được đưa vào máy đọc thẻ,
máy sẽ có khe tiếp xúc với mặt chip tiếp xúc quy định. Đầu đọc thẻ khi nhận được tiếp
xúc sẽ gửi một lệnh tới thẻ, tiếp đến thẻ sẽ gửi phản hồi lại để xác nhận thông tin thẻ,
trong quá trình xử lý thông tin giao dịch, bộ vi mạch sẽ tạo ra một mã riêng về giao dịch
để đảm không xảy ra sao chép thông tin. Sự chặt chẽ trong bộ vi xử lý và dung lượng
chứa thông tin của chip có khả năng liên kết với nhau tạo ra sự bảo mật cho thẻ, đó là
những ưu điểm mà thẻ băng từ không thể làm được, các mã số thông tin trong thẻ từ dễ
bị đánh cấp bởi các tác nhân bên ngoài và không có khả năng tự xử lý thông tin.
2.2.3. Lợi ích khi sử dụng thẻ thông minh
Thẻ có kích thước nhỏ gọn như thẻ từ, được gắn con chip nhỏ vào thẻ nhựa, dễ dàng
trong việc mang theo. Khi thanh toán với hóa đơn nhỏ sẽ không cần ký hóa đơn thẻ tiện
lợi hơn cho khách khi mua hàng. Thẻ sở hữu nhiều tính năng hơn những chiếc thẻ thông
thường, khi có thể vừa lưu trữ, vừa xử lý thông tin với độ an toàn cao. Ưu điểm lớn nhất
của thẻ thông minh chính là tính bảo mật cao vì mỗi lần giao dịch sẽ có mật mã giao dịch
khác nhau, chỉ có ngân hàng phát hành thẻ mới có thể xác thực được mật mã này và cấp
phép thực hiện giao dịch. Với dung lượng lưu trữ lớn, cùng một số thuật toán với nhiều
lớp bảo mật giúp thông tin khách hàng lưu trữ trong thẻ được hạn chế tối đa rủi ro bị
đánh cắp. Thẻ đạt chuẩn EMV sẽ được đảm bảo an toàn thông tin bởi một bộ xử lý trong,
khi mất thẻ, chỉ cần khóa chip thẻ sẽ không thể thực hiện các giao dịch hay khi dùng mã
số nhận dạng cá nhân (PIN) sẽ giúp giảm gian lận trong giao dịch thẻ.
2.2.4. Ứng dụng thẻ thông minh trong thanh toán
Thẻ được dùng như hình thức ví điện tử trong thanh toán như thẻ ATM, thẻ tín
dụng, thẻ Visa…
a. Quy chuẩn thẻ thông minh EMV
Thẻ thông minh bắt nguồn từ thẻ EMV viết tắt của ba tổ chức phát hành thẻ hàng
đầu thế giới là Europay, MasterCard, Visa. Cả ba tổ chức đã thống nhất đưa ra kỹ thuật
11
“Đặc tả thẻ chip dành cho hệ thống thanh toán” giúp đưa ra khung yêu cầu phù hợp cho
ứng dụng thẻ thanh toán.
b. Hệ thống thanh toán thẻ thông minh
Thẻ thông minh có thể được sử dụng để xác thực ebanking, mbanking, xác nhận
giao dịch tại quầy. Với thẻ thanh toán thông thường, người sử dụng có thể thanh toán hóa
đơn dịch vụ, chuyển tiền, rút tiền qua giao dịch thẻ ATM, debit Napas. Hay gần đây thẻ
thông minh còn được áp dụng cho việc thanh toán trong lĩnh vực giao thông như việc nộp
phạt vi phạm giao thông, trả phí vé giao thông công cộng hay thu phí không dừng. Bên
cạnh đó thẻ thông minh được sử dụng như một loại thẻ tích điểm, VIP cho khách hàng
nhằm kích thích mong muốn mua sắm, tiêu dùng.
Các bước trong thanh toán bằng thẻ: sử dụng thiết bị đọc thẻ như máy ATM, nhập
mã PIN, chọn chức năng chuyển khoản, thanh toán phù hợp với mục đích, nhập thông tin
chuyển khoản/ thanh toán, xác nhận, in hóa đơn, nhận hóa đơn và kết thúc giao dịch.
Ví dụ cho sự thay đổi của thẻ thông minh trong thanh toán, khi nhắc đến VISA, hầu
hết mọi người đều nghĩ đến thẻ vật lý nhưng thực tế VISA đang xây dựng mình trở thành
một mạng lưới kết nối giúp khách hàng thuận tiện thanh toán các trên nền tảng online ở
mọi lúc, mọi nơi. Trong chiến lược hoạt động, VISA tích cực hợp tác làm việc cùng các
tổ chức ví, trang bị thêm cho các tổ chức ví những năng lực về kết nối thanh toán toàn
cầu, nâng cao trải nghiệm người dùng.
2.3 Công nghệ tiếp xúc trường gần NFC
2.3.1. Khái niệm công nghệ NFC
NFC là viết tắt của cụm từ tiếng anh Near Field Communication, tạm dịch là kết nối
trường gần. Về nguồn gốc, công nghệ NFC được hình thành vào năm 1983, dựa trên ý
tưởng của công nghệ Nhận dạng tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification -
RFID), sử dụng cảm ứng điện từ để truyền thông tin, nhưng điểm khác biệt so với RFID
là NFC hoạt động ở khoảng cách ngắn hơn cũng như cung cấp khả năng giao tiếp an toàn
hơn.
NFC là công nghệ kết nối không dây giữa hai thiết bị trong phạm vi gần, trong
khoảng từ 4-10cm. Tuy nhiên trong thực tế, việc kết nối bằng công nghệ NFC được chỉ
được thực hiện trong phạm vi 4cm trở lại. Nói một cách đơn giản thì công nghệ này có
thể kết nối các thiết bị điện tử có hỗ trợ NFC (điện thoại, laptop, tablet, loa, tai nghe…)
chỉ bằng cách đưa chúng lại gần nhau mà không cần thêm bất cứ công cụ hỗ trợ nào
khác.
2.3.2. Cơ chế hoạt động của công nghệ NFC

12
NFC hoạt động trên nguyên tắc gửi thông tin qua sóng vô tuyến. Tần số truyền tải
dữ liệu qua NFC là 13,56 MHz, khi đó, dữ liệu có thể được gửi với tốc độ 106, 212 hoặc
424 kilobits mỗi giây. Để kết nối và truyền tải thông tin bằng công nghệ NFC, yêu cầu
cần có 2 thiết bị:
Một là thiết bị khởi tạo (initiator). Nó sẽ đóng vai trò chủ động trong việc kết
nối. Thiết bị này sẽ tạo ra một trường tần số vô tuyến (radio frequency) để cho
thiết bị mục tiêu thu được tín hiệu và kết nối thành công.
Hai là thiết bị mục tiêu (target): có vai trò thụ động, bản thân thiết bị mục
tiêu không cần có nguồn năng lượng của riêng nó mà sẽ được lấy từ thiết bị khởi
tạo.
Khi đưa 2 thiết bị này lại gần nhau trong phạm vi cho phép, chúng sẽ bắt được tần
số và tự động kết nối chỉ trong 1/10 giây
2.3.3. Lợi ích của công nghệ NFC
NFC khiến việc kết nối trở nên thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Chính vì
phạm vi kết nối của công nghệ NFC chỉ từ 4-10cm nên tránh được tình trạng chồng chéo
thiết bị kết nối, đảm bảo tính chính xác và độ bảo mật cao. Nó đã hạn chế được rất nhiều
rủi ro khi bắt nhầm sóng của thiết bị khác hoạt động trong cùng phạm vi như khi sử dụng
Bluetooth, RFID... với phạm vi kết nối rộng lên tới 10m
Bởi thiết bị mục tiêu trong công nghệ NFC đóng vai trò thụ động, không cần nguồn
điện để duy trì hoạt động nên có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: các loại thẻ, tags,
poster, miếng dán, chìa khóa, ...
2.3.4. Ứng dụng của công nghệ NFC
Trong cuộc sống thường ngày, rất dễ dàng bắt gặp công nghệ NFC được ứng dụng
trong nhiều hoạt động quanh ta: thẻ check-in ra vào cơ quan, thẻ trông giữ xe, thẻ phòng
khách sạn, chìa khóa điện tử, ... Ở một số nước phát triển, công nghệ NFC còn được ứng
dụng trong vận chuyển công cộng: mua vé tàu điện ngầm, vé xe bus, ...
Phương tiện giao thông công cộng: ở nhiều đất nước, thành phố phát triển như:

Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore và Luân Đôn, ... thẻ NFC đã được đưa vào sử dụng
như một hình thức để tham gia phương tiện giao thông công cộng. Một số hệ thống thậm
chí còn tích hợp với các ứng dụng thanh toán như Google Pay hay các ví điện tử khác,
hạn chế việc cần phải mang theo thẻ khi ra ngoài.
 Smart home: công nghệ NFC cũng được ứng dụng phổ biến trong việc điều khiển
các thiết bị một cách tự động trong một căn nhà thông minh chỉ với một chiếc app trên
điện thoại cá nhân.
 Truyền tải thông tin, file, tệp giữa các thiết bị một cách nhanh chóng mà không
cần wifi hay 4G.
13
Một ví dụ vô cùng gần gũi đó là việc quét thẻ sinh viên khi vào thư viện tại HVNH.
Trên thẻ sinh viên của chúng ta có biểu tượng của giao tiếp trường gần NFC
Đặc biệt nhất cần phải nói đến đó là ứng dụng của công nghệ NFC trong lĩnh vực
thanh toán điện tử. Công nghệ NFC đã đưa nền thanh toán điện tử lên một tầm cao mới,
tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Một số loại thẻ của các ngân hàng hiện nay đã tích hợp công nghệ NFC. Có thể dễ
dàng nhận biết thẻ có thể thanh toán với công nghệ không tiếp xúc hay không, kiểm tra
biểu tượng contactless trên thẻ, thường được in bên cạnh con chip trên chiếc thẻ ngân
hàng. Nếu có, tức là chúng ta có thể thanh toán bằng tấm thẻ đó tại bất cứ nơi nào chấp
nhận thanh toán contactless bằng cách đưa chiếc thẻ lại gần (chạm) vào thiết bị thanh
toán tại cửa hàng.
Có thể kể rất nhiều ngân hàng hiện nay đã đưa công nghệ này vào sử dụng trong
một số các loại thẻ nhất định: Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, MB Bank,...
trong tương lai gần, công nghệ NFC sẽ còn phát triển rộng rãi hơn nữa trong lĩnh vực
thanh toán.
Ngoài việc thanh toán bằng thẻ có tích hợp công nghệ NFC, ở một số nước phát
triển hiện nay, chúng ta có thể không cần bất cứ một chiếc thẻ nào mà vẫn thanh toán
được các loại hóa đơn. Chỉ với chiếc điện thoại di động được trang bị công nghệ tiếp xúc
trường gần NFC, nó sẽ trở thành một ví điện tử tiện lợi, có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Một ưu điểm khác của của công nghệ NFC là đầu đọc của thiết bị chỉ kết nối với
duy nhất một tài khoản thanh toán tại thời điểm đó. Điều này đã hạn chế những rủi ro khi
những người xung quanh vô tình kết nối và thanh toán nhầm giỏ hàng của người khác.
người dùng còn có thể add nhiều hơn 1 thẻ thanh toán trong chiếc điện thoại của mình,
điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không cần phải mang theo thẻ bên người mỗi
khi ra ngoài.
Tuy nhiên việc sử dụng điện thoại có công nghệ NFC như một chiếc ví điện tử chưa
được áp dụng tại Việt Nam, công nghệ này mới được sử dụng tại một số nước phát triển,
một số payment apps sử dụng NFC phổ biến: Apple Pay, Google Pay, Mastercard
Paypass, Visa Paywave
2.4. Công nghệ nhận diện khuôn mặt
2.4.1. Khái niệm nhận diện khuôn mặt
Nhận dạng khuôn mặt là một trong những loại bảo mật sinh trắc học. Có thể kể đến
các dạng phần mềm sinh trắc học khác bao gồm: nhận dạng giọng nói, vân tay và nhận
dạng võng mạc mắt hoặc mống mắt. Những công nghệ này chủ yếu được sử dụng trong
việc bảo mật thông tin và thực thi pháp luật, và ngày càng nhiều ứng dụng trong những
lĩnh vực khác.
14
Nhận dạng khuôn mặt là cách xác định hoặc xác nhận danh tính của một cá nhân
bằng khuôn mặt của họ. Hệ thống nhận dạng khuôn mặt có thể được sử dụng để xác định
mọi người từ một tấm ảnh, video hoặc hình ảnh của người đó trong không gian thực.
2.4.2. Cơ chế hoạt động của nhận diện khuôn mặt
Hiện nay, chúng ta thường biết đến công nghệ nhận diện khuôn mặt qua Face ID
dùng để mở khóa điện thoại của Apple, tuy nhiên, đó chỉ là một ứng dụng phổ biến của
công nghệ nhận diện khuôn mặt. Công nghệ nhận diện khuôn mặt không cần dựa trên
lượng dữ liệu khổng lồ về khuôn mặt để xác nhận danh tính cá nhân. Đơn giản hơn, nó
chỉ nhận dạng và đồng ý xác nhận cho người có khuôn mặt trùng khớp với dữ liệu đã ghi
nhận của chủ thiết bị, trong khi những người khác sẽ bị từ chối truy cập.
Bên cạnh ứng dụng trong việc mở khóa chiếc điện thoại mà ta thường thấy, công
nghệ nhận diện khuôn mặt còn có khả năng tìm và phát hiện những đối tượng cần tìm
hoặc bị theo dõi. Bằng những hình ảnh được cung cấp trên hệ thống và camera đặc biệt,
công nghệ nhận diện khuôn mặt có thể tìm ra chính xác đối tượng đó trong số rất nhiều
những người qua đường.
Nguyên lí hoạt động cơ bản của công nghệ nhận diện khuôn mặt:
 Detection (Tìm kiếm): Camera sẽ làm nhiệm vụ scan và phân tích hình ảnh khuôn
mặt của một (hoặc nhiều) người để phát hiện ra những chi tiết: điểm mốc, những phần lồi
lõm tạo nên các đặc điểm của khuôn mặt,...(thường được gọi là điểm nút)
 Analysis (Phân tích): Tiếp theo, hình ảnh của khuôn mặt được chụp và phân tích.
Hầu hết công nghệ nhận dạng khuôn mặt dựa trên hình ảnh 2D thay vì 3D vì nó có thể
khớp hình ảnh 2D với ảnh công khai hoặc ảnh trong cơ sở dữ liệu thuận tiện hơn. Phần
mềm chuyên dụng sẽ đọc hình dạng trên khuôn mặt, các yếu tố chính bao gồm: khoảng
cách giữa hai mắt, độ sâu của hốc mắt, khoảng cách từ trán đến cằm, hình dạng của gò
má và đường viền của môi, tai và cằm. Mục đích là để xác định các điểm mốc trên khuôn
mặt, và là chìa khóa để phân biệt khuôn mặt của chủ sở hữu.
 Converting (Chuyển đổi): Tiếp đến, dữ liệu đã thu được dưới dạng hình ảnh sẽ
được chuyển hóa bởi những thuật toán thành thông tin dạng số. Những dữ liệu số sau khi
đã chuyển đổi được gọi là faceprint (dấu khuôn mặt). Mỗi người sẽ chỉ có duy nhất một
faceprint, tương tự như dấu vân tay (fingerprint) vậy.
 Matching (Khớp): Cuối cùng, dữ liệu ấy sẽ được so sánh với khuôn mặt đã được
ghi nhận trong thiết bị hoặc cơ sở dữ liệu của các khuôn mặt đã biết khác trên hệ thống để
đưa ra kết quả cuối cùng phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Ví dụ: FBI có quyền truy cập lên tới 650 triệu bức ảnh, được lấy từ nhiều cơ sở dữ
liệu của tiểu bang. Trên Facebook, bất kỳ ảnh nào được gắn thẻ tên người đều trở thành
một phần trong cơ sở dữ liệu của Facebook, cơ sở dữ liệu này cũng có thể được sử dụng
15
để nhận dạng khuôn mặt. Nếu khuôn mặt của bạn khớp với một hình ảnh trong cơ sở dữ
liệu nhận dạng khuôn mặt, thì việc xác định sẽ được thực hiện.
2.4.3. Lợi ích của công nghệ nhận diện khuôn mặt
Công nghệ nhận diện khuôn mặt có thể coi là công nghệ bảo mật sinh trắc học tân
tiến nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội. Thứ nhất, không chỉ nhận diện khuôn mặt
một người trong thời gian thực mà nó còn có khả năng liên kết với phần mềm khác để dự
báo sự thay đổi theo tuổi tác của khuôn mặt để đưa ra phán đoán chính xác. Điều này
được ứng dụng trong việc tìm kiếm trẻ đã mất tích trong khoảng thời gian dài ở một số
quốc gia. Thứ hai, nhận diện khuôn mặt có thể thực hiện cùng lúc trên rất nhiều đối tượng
thay vì mỗi lần cho một người như khi sử dụng dấu vân tay. Đó là lí do vì sao công nghệ
nhận diện khuôn mặt được sử dụng để kiểm soát an ninh tại sân bay hay những nơi công
cộng khác. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt còn cho ra kết quả
một cách nhanh chóng, tất cả quá trình quét, nhận diện và trả kết quả được diễn ra trong
giây lát nhưng cũng đảm bảo được độ chính xác.
2.4.4. Ứng dụng của công nghệ nhận diện khuôn mặt
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đã được đưa vào sử dụng tại nhiều lĩnh vực trong
cuộc sống: an ninh-pháp luật, y tế, ngân hàng, …Gần gũi nhất đó là Face ID dùng để mở
khóa Iphone và xác nhận những giao dịch trên điện thoại. Công nghệ nhận diện khuôn
mặt cũng được ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, giám sát của Chính phủ: Nhiều quốc gia
phát triển đã sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt tích hợp vào các camera giám sát,
nhằm phát hiện kịp thời các phần tử nguy hiểm và bảo vệ an ninh quốc gia. Bên cạnh
việc giám sát an ninh, nhiều quốc gia sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt nhằm
quản lý và lưu trữ thông tin công dân, số hóa nhiều quy trình xác minh người dân với độ
chính xác cao. Công nghệ này còn nâng cao giải pháp an ninh tại sân bay, ngân hàng: tại
sân bay thường được trang bị hệ thống nhận diện khuôn mặt để xác định tội phạm xâm
nhập và các mối đe dọa tiềm ẩn đối với hãng hàng không và hành khách. Tương tự, các
tổ chức như ngân hàng sử dụng công nghệ này để ngăn chặn gian lận, xác định những
người trước đây đã bị buộc tội và cảnh báo cho ngân hàng để họ biết phải chú ý hơn đến
hoạt động của người đó tại ngân hàng.
Cuối cùng đó là ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, thanh toán. Thời điểm dịch
bệnh Covid-19 càng làm sự phát triển của công nghệ nhận diện khuôn mặt phát triển
mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực ngân hàng. Vì phải hạn chế tiếp xúc trực tiếp tại nơi công
cộng nên việc sử dụng mã PIN cho các giao dịch tại ATM dần được thay thế bằng hình
thức nhận diện khuôn mặt. Hay việc mở tài khoản ngân hàng trực tuyến tại nhà cũng yêu
cầu công đoạn xác thực khuôn mặt, đây là ứng dụng của công nghệ nhận diện khuôn mặt,
cụ thể là eKYC – giải pháp định danh khách hàng trực tuyến. Nó giúp ngân hàng xác

16
minh được người mở tài khoản ấy có trùng khớp với giấy tờ (CCCD) đã được cung cấp
hay không.
Một giải pháp xác thực giao dịch thanh toán dựa trên công nghệ nhận dạng khuôn
mặt đã được phát triển tại Việt Nam là Facepay. Với cách này, khi ra ngoài chúng ta
không cần mang ví, thẻ hay điện thoại cũng có thể giao dịch, thanh toán được. Tuy nhiên,
việc thanh toán bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt này ở Việt Nam còn chưa phổ biến,
mới chỉ có chuỗi của hàng tiện lợi GS25 chấp nhận hình thức thanh toán qua Facepay, về
phía ngân hàng, tính đến thời điểm hiện tại cũng mới chỉ có TP Bank và Ocean Bank có
hợp tác với Facepay để phát triển loại hình thanh toán này.
Để có thể thanh toán dễ dàng và nhanh chóng bằng Facepay, bạn chỉ cần đăng ký sử
dụng dịch vụ này trên app của ngân hàng TP Bank hoặc OCB. Quá trình thanh toán diễn
ra nhanh gọn và thuận tiện. Có thể lấy ví dụ khi thanh toán bằng công nghệ nhận diện
khuôn mặt đối với ngân hàng TP Bank, chúng ta chỉ cần làm những thao tác đơn giản:
Kiểm tra số tiền và chọn logo ngân hàng TPBank
Nhấn "Đồng ý thanh toán với TPBank"
Di chuyển khuôn mặt vào vùng nhận diện
Nhập số điện thoại (đối với lần đầu tiên)
Màn hình hiển thị thanh toán thành công
Chỉ với vài bước đơn giản, chúng ta có thể thanh toán thành công mà không cần
đến tiền mặt, thẻ hay điện thoại. Tuy còn chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam nhưng
hình thức thanh toán này có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai, khi mà những
ngân hàng số (digital bank) đang dần thay thế những quầy giao dịch, việc thanh toán trực
tuyến trở nên phổ biến hơn so với việc dùng tiền mặt và xu hướng tiêu dùng online của
người dân tăng mạnh. Hiện giờ, ngân hàng Viettin Bank và ứng dụng SmartPay cũng
đang hợp tác với Facepay, và trong tương lai gần sẽ đưa ra hình thức thanh toán bằng
công nghệ nhận diện khuôn mặt đến với người dùng.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
3.1. Thực trạng thanh toán điện tử sử dụng trong nhiều ngành nghề ở Việt
Nam
Thanh toán điện tử đã trở nên phổ biến và quen thuộc với nhiều nước trên thế giới
trước và sau đại dịch Covid-19. Việt Nam chính là một minh chứng cho thấy sự ảnh
hưởng mạnh mẽ của thanh toán điện tử đang dần lên ngôi ở nước ta. Với con số 76%
người dùng sử dụng ví điện tử, 65% số người giảm mang theo tiền mặt trong người, 32%
ngưng sử dụng hoàn toàn tiền mặt, ... chứng tỏ mọi người đang ít mặn mà với tiền giấy
hơn, thanh toán số đang ngày càng giàu sức hút với thị trường Việt Nam. Hơn thế nữa,

17
thanh toán điện tử đã và đang bùng nổ, phát triển mạnh mẽ ở nhiều ngành nghề và chúng
ta không thể phủ nhận những mặt lợi ích mà nó đem đến.
3.1.1. Trong ngành Thương mại điện tử
a. Lợi ích
Trước sự phát triển của Thương mại điện tử, hình thức thanh toán điện tử khi mua
sắm trực tuyến cũng có những dấu hiệu khởi sắc. Ghi nhận từ các trang Thương mại điện
tử, Shopee cho biết, nhận thấy người dùng đang ngày càng sử dụng phương thức thanh
toán điện tử nhiều hơn. Cuối năm 2016, tỷ trọng ngành Thương mại điện tử tăng gần gấp
3 lần so với năm 2011, đạt 0,71% với giá trị vốn hóa tăng gấp 6 lần, đạt trên 900 triệu
USD. Điều này cho thấy thị trường thanh toán trực tuyến nói riêng và thương mại điện tử
ở Việt Nam rất tiềm năng, được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển
thương mại điện tử cao nhất trong khu vực. Đồng thời, khi mua hàng bằng hình thức
thanh toán điện tử, các sàn Thương mại điện tử cũng tích cực tung ra nhiều chương trình
ưu đãi, khuyến mãi cho giao dịch thanh toán online, vì vậy thu hút được nhiều khách
hàng tiềm năng hơn. Cuối cùng là đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển
bền vững, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ
được lưu thông rõ ràng hơn
b. Thực trạng
Tuy có nhiều nỗ lực để phát triển từ phía ngân hàng và các sàn Thương mại điện tử,
nhưng thực tế cho thấy, tỷ lệ Thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng online vẫn
còn khiêm tốn. Lý do đầu tiên là bởi thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của
người dân, phương thức này tạo ra cảm giác an toàn hơn, phòng tránh được các rủi ro mất
hàng, hàng lỗi hay không nhận được hàng đúng chất lượng từ người bán. Tiếp đó là tâm
lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, cũng như lo ngại về việc lộ thông tin
cá nhân và chi phí khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử nên việc triển khai
thanh toán không dùng tiền mặt còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi thanh toán bằng tiền
mặt chỉ mất vài giây với mỗi giao dịch thì thanh toán điện tử tốn nhiều thời gian hơn,
phải khai báo mã xác thực, xác nhận chuyển tiền và các thao tác cần độ chính xác tuyệt
đối. Tại nhiều địa phương, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi, khi công nghệ
thông tin và khoa học kỹ thuật còn khá hạn chế thì việc thanh toán điện tử còn mới mẻ và
xa lạ.
3.1.2. Trong ngành Ngân hàng
a. Lợi ích
Hình thức thanh toán này đem lại khá nhiều tiện lợi như hình thức thanh toán điện
tử sẽ thực hiện thông qua điện tử nên sẽ giảm lượng giấy tờ, cũng như rút ngắn thời gian
thủ tục từ đó mà làm giảm chi phí văn phòng của ngân hàng, sự thay thế của hệ thống tư
18
vấn khách hàng tự động (chatbot) và hệ thống máy rút tiền tự động 24/24 sẽ giảm chi phí
nhân viên đứng quầy và chi phí tiếp thị
Sự xuất hiện của thanh toán điện tử cũng thúc đẩy sự phát triển một số loại hình
dịch vụ mới như phone banking, internet banking, sms banking làm đa dạng hóa dịch vụ
và sản phẩm ngân hàng/ cũng nhờ vào các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng trên các
ứng dụng điện tử ngày càng dễ dàng hơn nên tốc độ chu chuyển của vốn tiền tệ, thúc đẩy
tốc độ lưu thông của hàng hóa, tiền tệ sẽ được đẩy nhanh hơn.
b. Thực trạng
Sự thiếu hiểu biết, thiếu cảnh giác của người dân chính là miếng mồi ngon cho
những kẻ gian lận, lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản, đánh cắp thông tin người
dùng qua web giả mạo. Chi phí đầu tư cho công nghệ số lớn tạo ra những áp lực lớn
cho ngân hàng. Rủi ro như bị đánh cắp thông tin thẻ, bị lừa tiền qua thanh toán điện tử
hoặc bị thất thoát tiền... khách hàng, cũng như các doanh nghiệp còn khá lúng túng
trong việc phản ứng nhanh và giải quyết các rủi ro. Đây là một trong những nguyên
nhân khiến thanh toán điện tử còn hạn chế tại Việt Nam. Cơ sở hạ tầng về thanh toán
tiền mặt chưa được hoàn thiện
3.2. Quá trình phát triển của hệ thống thanh toán điện tử
3.2.1. Quá khứ (So sánh với thanh toán thường (tiền mặt))
Với bề dày lịch sử khoảng 25 năm hình thành và phát triển, thanh toán điện tử đã
ngày càng trở thành văn hóa thanh toán hiện đại và khá quen thuộc, phổ biến với người
dân Việt Nam.
Quá trình phát triển ngoạn mục cả về số lượng và chất lượng của công nghệ thanh
toán điện tử ở Việt Nam luôn song hành cùng sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông
tin viễn thông trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng.
Trước đây ở Việt Nam, với phương thức mua bán truyền thống trao đổi bằng tiền
mặt “tay trao tay” đã bộc lộ những mặt hạn chế như: không đảm bảo độ chính xác, tiện
lợi, chi phí cho việc phát hành, bảo quản rất cao,... Mặt khác việc vận chuyển khối lượng
lớn tiền mặt là rất khó khăn và độ rủi ro cao. Chính vì vậy, thanh toán không tiền mặt
được ra đời nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu của người dùng và nhờ vào sự tiện lợi
nhanh chóng của nó mang lại đã giúp chúng ta thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt.
Nếu so với việc trước kia mọi người đều phải thanh toán bằng tiền mặt thì bây giờ
người tiêu dùng sẽ không còn bị giới hạn về thời gian và địa điểm do thanh toán tiền mặt
gây nên, thay vào đó họ có thể mua các sản phẩm và dịch vụ ở bất cứ đâu và bất cứ khi
nào chỉ cần 1 vài thao tác đơn giản bằng các công cụ hỗ trợ thanh toán điện tử.
3.2.2. Hiện tại (Độ phổ biến của thanh toán điện tử)

19
Từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã khiến người dân hạn chế tiếp xúc, từ đó mà
nhu cầu tiêu dùng cũng giảm đi, hiện trạng đứt gãy sản xuất bắt đầu xuất hiện. Thói quen
mua sắm và thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi đáng kể khi người dân
mong muốn có những trải nghiệm mua sắm an toàn, tiện lợi hơn, tránh các rủi ro trong
giao dịch và mất mát tài sản. Sự xuất hiện của hình thức thanh toán điện tử như là vị cứu
tinh cho bối cảnh này. Dù có cách trở về địa lý, chỉ cần một vài thao tác là chúng ta vẫn
có thể mua hàng mà không cần giao dịch trực tiếp, từ đó cũng hạn chế được nguy cơ lây
lan của bệnh dịch. Vì vậy, việc thanh toán điện tử đang dần lên ngôi, phát triển như vũ
bão vì sự tiện ích mà nó mang lại.
Theo thống kê của Visa năm 2020, người Việt Nam dành trung bình 3,1 giờ mỗi
ngày để dùng các ứng dụng trực tuyến, nhưng trong thời gian xa cách xã hội, con số đó
đã tăng vọt lên 4,2 giờ một ngày vào lúc cao điểm. Điều này củng cố số liệu thống kê từ
nghiên cứu của Visa cho thấy 85% người tiêu dùng đang sử dụng các ứng dụng thương
mại điện tử trên điện thoại thông minh của họ để thanh toán hàng hóa và dịch vụ ít nhất
một lần một tuần và 44% đã bắt đầu mua sắm qua các kênh truyền thông xã hội lần đầu
tiên kể từ đó sự khởi đầu của đại dịch.
Với nhu cầu thương mại điện tử đang bùng nổ, xu hướng thanh toán điện tử cũng
phát triển theo và nhiều công ty chấp nhận hình thức kỹ thuật số hơn. Sự sẵn sàng chuyển
đổi là bằng chứng cho thấy nỗ lực đầu tư vào công nghệ mới đã được người tiêu dùng
đánh giá cao như thế nào và họ tin tưởng vào sự tiện lợi và bảo mật mà thanh toán không
dùng tiền mặt mang lại.
Dịch vụ thanh toán điện tử với các tiện ích đa dạng, vượt trội các dịch vụ thanh toán
truyền thống, đồng thời ngày càng trở nên phổ biến, dễ dàng tiếp cận đối với mọi tầng
lớp dân cư trong xã hội đang là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức để các ngân hàng
thương mại (NHTM) nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần cung ứng dịch vụ
ngân hàng ở Việt Nam.
3.2.3. Tương lai (Dự đoán tuổi đời thanh toán điện tử, xu hướng sẽ phát triển)
Trong nhiều năm tới, chúng ta sẽ được thấy ít xuất hiện hơn những thẻ vật lý mà
thay vào đó, chúng ta có thể dễ dàng sở hữu thẻ trên môi trường online như một công cụ
thanh toán điện tử mà không cần phải phụ thuộc vào thẻ nhựa. Điều này sẽ giúp cho trải
nghiệm của người tiêu dùng ngày càng được cải thiện, đồng thời cũng rất nhanh gọn và
tiện lợi hơn trong quá trình lưu thông tiền tệ, trao đổi mua bán.
Ngân hàng Nhà Nước đưa ra quy định KYC giúp hoàn thiện quy trình nhận diện
khách hàng trên môi trường trực tuyến. Đây chính là sự hoàn thiện về môi trường pháp
lý, về mặt bảo mật an toàn thông tin cho khách hàng càng cho thấy Nhà nước quan tâm
và đầu tư vào nó hơn. Điều này chính là yếu tố giúp cho các tổ chức tham gia hạ tầng
20
thanh toán có thể ngày càng thỏa sức sáng tạo nhiều hơn nữa nhằm mục đích có được sự
trải nghiệm tốt nhất tới người tiêu dùng.
Với kết cấu dân số trẻ, người tiêu dùng Việt Nam sẽ là những người thông minh
trong thời đại số, sẵn sàng tiếp cận và học hỏi các xu hướng mới trên thế giới. Nielsen
Việt Nam đã dự báo: tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ tăng trưởng gần gấp 3 lần, từ 13
triệu người lên 33 triệu vào năm 2020, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông
Nam Á. Theo đại diện Lãnh đạo Bộ Công thương, đây sẽ là động lực chính làm thay đổi
cách tiêu dùng của người Việt, tạo xu hướng ứng dụng và trải nghiệm công nghệ trong
quá trình mua hàng.
Hiện nay, Internet và thiết bị điện tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình mua
hàng của người tiêu dùng, đặc biệt đối với nhóm trong độ tuổi 25-34. Các phương thức
thương mại hiện đại như mua hàng trực tuyến hoặc mua hàng trên các thiết bị di động
thông minh đang nổi lên như một xu hướng mới đối với người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam.
Hơn nữa, Việt Nam nằm trong khu vực có mức độ tăng trưởng về smartphone cao nhất
toàn cầu hiện nay. Vì vậy, xu hướng sử dụng hệ thống thanh toán điện tử được dự đoán
tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới”.
Bên cạnh đó, với quỹ thời gian ngày càng eo hẹp, người tiêu dùng sẽ ưu tiên những
thứ tiện lợi, lựa chọn các phương thức mua hàng hiệu quả, không tốn nhiều thời gian.
Thanh toán điện tử sẽ trở thành công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh, người tiêu dùng có thêm một phương thức mua sắm hiện đại, hiệu
quả.
3.3. Khuyến nghị
Thanh toán điện tử là một phương thức tất yếu trong xu hướng phát triển kinh tế để
thúc đẩy quá trình sản xuất trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát triển nhanh theo cơ chế thị
trường. Nghiệp vụ thanh toán đã, đang và sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho cả thế
giới và trực tiếp là ở Việt Nam. Hình thức này mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra
không ít thách thức. Trong bối cảnh đó, nước ta cần có phương hướng đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngành, góp phần
vào sự phát triển chung của đất nước. Từ đó ta có thể nhận thấy việc đưa ra các giải pháp
cho việc thanh toán điện tử đối với ngân hàng trong thời buổi cách mạng 4.0 là rất cấp
thiết và cấp bách.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần tiếp tục chỉ
đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán phải ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào các sản phẩm, dịch vụ thanh toán
đảm bảo tiện ích, an toàn, bảo mật và với chi phí hợp lý nhất, tiếp tục giảm phí cho việc
sử dụng các tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
21
Thiết lập các biện pháp khuyến khích phù hợp: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền
thông đồng bộ và có hiệu quả trong việc phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp qua đó nâng cao
khả năng tiếp cận các tiện ích của dịch vụ thanh toán cho cộng đồng, khuyến khích sử
dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Các bộ, ngành cần có những giải pháp cụ thể chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thúc đẩy
việc phối hợp với các Ngân hàng thương mại để triển khai thanh toán qua ngân hàng đối
với việc thu phí các dịch vụ công, góp phần đa dạng hóa các kênh thu, nộp tạo nhiều tiện
ích và thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy thị
trường thanh toán không dùng tiền mặt, cần có sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành
trong đó có Bộ Tài chính trong việc giảm thuế cho cả doanh nghiệp và người dùng. Để
nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến, ngoài những nỗ lực riêng của các hệ
thống ngân hàng và trung gian thanh toán cần thêm sự cải thiện chất lượng dịch vụ của
các bên thứ 3 cung cấp hạ tầng mạng, dịch vụ viễn thông. Công nghệ thông tin và viễn
thông không ngừng phát triển sẽ tạo nền tảng công nghệ hiện đại hỗ trợ phát triển mạnh
mẽ các phương tiện, dịch vụ thanh toán ngân hàng hiện đại, nhất là các các phương tiện,
dịch vụ thanh toán điện tử như tiền điện tử, tiền ảo…. Thực tiễn phát triển này đòi hỏi
Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thêm
một bước khuôn khổ pháp lý và các cơ chế chính sách liên quan để giảm thiểu các rào
cản pháp lý nhằm hỗ trợ tích cực cho quá trình hiện đại hóa công nghệ thanh toán ngân
hàng.
Khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo một sân chơi bình đẳng: Cạnh tranh thúc đẩy
tối ưu giá, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng và khuyến khích đổi mới, giúp
bù đắp chi phí cao của thanh toán điện tử. Các chính phủ có thể tìm cách hỗ trợ tích cực
cho sự đổi mới.
Cung cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ: Cơ sở hạ tầng là yếu tố chính của mô hình thanh
toán không dùng tiền mặt bao gồm hạ tầng internet, di động, công nghệ thanh toán, bảo
mật và mạng lưới điện. Các chính phủ có thể song song đầu tư công như xây dựng, hoàn
thiện và nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia (Thanh toán điện tử liên ngân hàng; Thanh
toán bù trừ điện tử; chuyển mạch thẻ) và khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân cùng
đầu tư.
Nghiên cứu các công nghệ, phương thức thanh toán mới: Xem xét, nghiên cứu cho
ra đời loại tiền điện tử duy nhất do ngân hàng nhà nước phát hành và làm chủ ví. Theo đó
chỉ có ngân hàng nhà nước mới có thể là trung gian giữa các ngân hàng thương mại, các
khách hàng đầy đủ. Khi đó, khách hàng là ngân hàng thương mại, người dân, công ty
thanh toán và doanh nghiệp đều có thể mở tài khoản và thanh toán với nhau một cách

22
miễn phí qua chủ ví. Khi đó mọi khách hàng sẽ chuyển tiền gửi thanh toán từ tài khoản
của mình tại các ngân hàng thương mại hoặc tiền mặt vào tài khoản số của mình mở tại ví
điện tử do ngân hàng nhà nước thống nhất quản lý.
Hợp lý hóa và thực thi các quy định: Chính phủ cần có mục tiêu và chương trình
hành động rõ ràng để củng cố niềm tin vào thanh toán điện tử. Các sáng kiến như cơ chế
giải quyết tranh chấp, thủ tục cấp phép và biểu phí cạnh tranh là các yếu tố được kỳ vọng
tạo ra hiệu quả cao trong việc thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp không dùng tiền mặt.
Hợp tác với khu vực tư nhân: Các nhà hoạch định chính sách nên tìm cách hợp tác
với các bên liên quan để thúc đẩy đổi mới. Đã có nhiều người trên khắp thế giới đang làm
như vậy. Các cơ quan nhà nước Thái Lan đã cùng với khu vực tư nhân khởi động Kế
hoạch tổng thể về thanh toán điện tử quốc gia. Sáng kiến PromptPay của kế hoạch cho
phép chuyển tiền liên ngân hàng bằng điện thoại di động và đã giúp hơn 2 triệu người bán
đăng ký thanh toán bằng mã QR.
Chính phủ Việt Nam thể hiện sự quan tâm, đặt ra các mục tiêu rõ ràng để thúc đẩy
nền kinh tế, dưới sự hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt. Ngày 28/10/2021, Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai
đoạn 2021-2025. Mục tiêu tổng quát của Đề án là nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về
thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử
dụng các phương tiện thanh toán điện tử trong xã hội thành thói quen của người dân ở
khu vực đô thị; từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi
phí xã hội liên quan đến tiền mặt.
KẾT LUẬN
Thanh toán điện tử nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của khách hàng từ thời kì dịch
bệnh nhưng sau giãn cách, hình thức thanh toán này vẫn không ngừng phát triển và có tín
hiệu tích cực khi phần lớn người tiêu dùng đều tin dùng và ưa thích nó. Đi cùng với sự
phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0, các công nghệ hỗ trợ thanh toán
điện tử lần lượt được ra đời với rất nhiều thể loại và cực kỳ đa dạng nhằm mục đích để
giúp người dùng có nhiều trải nghiệm và thuận tiện hơn trong quá trình thanh toán điện
tử. Tiêu biểu nhất phải kể đến là độ phổ biến của mã QR, Công nghệ thẻ thông minh,
công nghệ NFC và công nghệ nhận diện khuôn mặt. Mã QR, công nghệ thẻ thông minh
và công nghệ nhận diện khuôn mặt đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, với cách
thức hoạt động và lợi ích khi sử dụng chúng đã làm thay đổi cách nhìn của người dân
trong việc QR code trong việc sử dụng để thanh toán một cách nhanh chóng, tiện lợi và
đặc biệt sẽ rút ngắn thời gian. Bên cạnh đó, công nghệ NFC vẫn chưa được áp dụng trên
diện rộng tại Việt Nam, công nghệ này chỉ phổ biến ở những nước phát triển và mong
rằng trong tương lai hứa hẹn công nghệ NFC sẽ càng được phổ biến rộng rãi hơn. Các
23
công nghệ hỗ trợ đã đóng góp phần lớn vào việc đưa nền thanh toán điện tử tới gần hơn
với người tiêu dùng, hạn chế sự rủi ro, tăng cường tính bảo mật, tiết kiệm được chi phí
cũng như thời gian cho việc thanh toán. Với những ưu điểm vượt trội, thanh toán điện tử
hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc và trở thành loại hình thanh toán đứng đầu trong nền kinh
tế số hóa trong tương lai. Dù tại Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng hết được những yêu cầu
cần thiết cho việc thanh toán điện tử nhưng cũng đã có những thay đổi nhất định, được
chuyển đổi dần dần, đặc biệt Nhà nước cũng quan tâm hơn tới việc phát triển phương
thức thanh toán điện tử qua việc hoàn thiện pháp lý và đưa ra rất nhiều chính sách để
nâng cao chất lượng thanh toán điện tử ở Việt Nam. Những thay đổi đó đã đóng góp
không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử trong các ngân hàng nói
riêng, sự phát triển của thương mại điện tử nói chung và hơn hết là nền tảng để nền kinh
tế Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thi Quân (2021), “Tọa đàm ‘Thách thức, cơ hội của thanh toán điện tử’”,
vnexpress, <https://vnexpress.net/toa-dam-thach-thuc-co-hoi-cua-thanh-toan-dien-tu-
4328356.html>
2. “Ưu điểm của thanh toán không dùng tiền mặt”, Tạp chí tài chính, <Ưu điểm của
thanh toán không dùng tiền mặt>
3. “12 Advantages of Online Payment”, <12 Advantages of Online Payment -
OutInvoice>, truy cập ngày 12/06/2022.
4. Vũ Văn Điệp (2017), “Tổng quan về thanh toán điện tử tại Việt Nam”, Tạp chí
công thương, <https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tong-quan-ve-thanh-toan-dien-tu-tai-
viet-nam-51078.htm >, truy cập ngày 12/06/2022.
5. Ths. Lê Trung Cang (2020), “Thanh toán điện tử - Điều kiện phát triển và giải
pháp”, Tạp chí công thương, <Thanh toán điện tử - Điều kiện phát triển và giải pháp>
6. Nguyễn Thùy Linh (11/3/2021), “Thẻ thông minh là gì? Phân loại và ứng dụng thẻ
thông minh hiện nay”, <https://www.thegioididong.com/hoi-dap/the-thong-minh-la-gi-
phan-loai-va-ung-dung-the-thong-minh-1334247>
7. MK Group (7/10/2020), “Thẻ thông minh – một phần quan trọng của cuộc sống
số”, <https://mk.com.vn/tin-tuc/the-thong-minh-mot-phan-quan-trong-cua-cuoc-song-
so.html>
8. Calvin wankhedeapril (15/04/2022) “What is NFC and how does it work?
Everything you need to know” <https://www.androidauthority.com/what-is-nfc-270730/>
9. Lewis, J. A., & Crumpler, W. (2021). “Facial recognition technology: responsible
use principles and the legislative landscape.” <http://surl.li/cggxx >

24
10. Nguyễn Đại Lai (26/03/2020), “Thực trạng, xu hướng và đề xuất phát triển
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt”, <https://thitruongtaichinhtiente.vn/thuc-
trang-xu-huong-va-de-xuat-phat-trien-phuong-thuc-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-
26929.html>
11. Digital FPT (14/04/2022), “Vai trò của thanh toán điện tử trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, <https://digital.fpt.com.vn/chien-
luoc/thanh-toan-dien-tu-tai-viet-nam>
12. TS. Dương Hồng Phương (27/12/2017), “Xu thế phát triển công nghệ thanh toán
điện tử ở Việt Nam”, <https://tapchinganhang.gov.vn/xu-the-phat-trien-cong-nghe-thanh-
toan-dien-tu-o-viet-nam.htm>
13. Ths. Bùi Lan Phương (3/7/2021), “Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt trong thương mại điện tử tại Việt Nam”, <https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/giai-
phap-phat-trien-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-trong-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam-
335205.html>

25

You might also like