BỆNH CHỐC

You might also like

Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỆNH CHỐC

Đối tượng: Chuyên khoa định hướng


Giảng viên: Bs. Nguyễn Minh Thu
Thời gian: 2 tiết

I. Đại cương
- Chốc là bệnh nhiễm khuẩn da phổ biến, hay lây và tự lây truyền. Đặc trưng bởi
bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ, dập vỡ đóng vảy tiết.
- Căn nguyên: 50-70% do tụ cầu vàng, còn lại là liên cầu hoặc phối hợp cả 2
o Liên cầu: chủ yếu là nhóm A, nguồn gốc chính là ở đường hô hấp trên hoặc
tổn thương da.
o Tụ cầu vàng: xâm nhập vào da qua các vết nứt nhỏ gây nhiễm trùng. Khi
gây nhiễm khuẩn da, mụ mềm, tụ cầu có thể vào máu gây nhiễm khuẩn
huyết, viêm cơ, viêm nội tâm mạc. Một số chủng sản xuất ngoại độc tố gây
hội chứng 4S (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome – Hội chứng bong
vảy da do tụ cầu), TSS (Toxic Shock Syndrome).
- Yếu tố thuận lợi: Tuổi nhỏ, thời tiết nóng ẩm, mùa hè, điều kiện ở chật chội, vệ
sinh kém hoặc có bệnh da phối hợp như chấy rận, ghẻ, herpes simplex, côn trùng
cắn, viêm da cơ địa.
- Giải phẫu bệnh: Bọng nước nằm nông ngay dưới lớp sừng, chứa cầu khuẩn, mảnh
vụn của BCĐN, TB thượng bì.

II. Lâm sàng


- Khởi phát là dát đỏ xung huyết, ấn kính hoặc căng da mất màu, kích thước 0,5-
1cm đường kính, nhanh chóng phát triển bọng nước trên dát đỏ.
- Bọng nước kích thước 0,5-1cm đường kính, nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ
viêm, hoá mủ sau vài giờ thành bọng mủ. Đặc biệt mủ đục từ thấp lên cao (đục từ
chân bọng nước lên).

1
- Bọng nước nhanh chóng dập vỡ sau vài giờ hoặc vài ngày, đóng vảy tiết màu vàng
nâu hoặc nâu nhạt giống màu mật ong, nếu cậy vảy ở dưới là vết trợt nông màu
đỏ, bề mặt ẩm ướt. Trên đầu, vảy tiết làm tóc bết lại.
- Khoảng 7-10 ngày sau vảy tiết bong đi để lại dát hồng, ẩm ướt, sau lành hẳn
không để lại sẹo hoặc để lại dát thâm tăng sắc tố.
- Vị trí: thường ở vùng da hở như tay, mặt, cổ, chi dưới, đặc biệt chốc ở đầu thường
do chấy rận gây ra.
- Hay có phối hợp tổn thương khác: viêm bờ mi, chốc mép.
- Triệu chứng toàn thân: thường không sốt đến khi có hạch viêm do phản ứng hoặc
viêm cầu thận nhất là ở trẻ em nhưng tiên lượng lành tính.
- Triệu chứng cơ năng: ngứa gãi làm cho dịch tiết tại tổn thương lan rộng và phát
tán vi khuẩn ra vùng da lành gây tổn thương mới
- Tiến triển: lành sau 1-2 tuần, nhưng bệnh có thể dai dẳng do tự lây truyền,
vệ sinh kém.

III. Các thể lâm sàng


1. Chốc Bockhart
- Là viêm nang lông mụn mủ nông.
- Tổn thương là những mụn mủ màu trắng, vàng, nông dễ vỡ, xếp thành đám ở các
nang lông.
- Vị trí hay gặp: da đầu trẻ em; rốn, nách, chi, mông người lớn.
- Tổn thương lành sau vài ngày.
2. Chốc không có bọng nước
- Thường do tụ cầu.
- Lúc đầu TT là mụn nước trong hoặc mụn mủ rất nông thoáng qua nhiều khi bệnh
nhân không nhận ra, sau đó nhanh chóng tạo vảy tiết màu mật ong, xung quanh có
viền đỏ. Thực tế bọng nước có quá ít dịch nên khô rất nhanh từ giữa tạo ra tổn

2
thương có viền vảy xung quanh rất giống nấm da. Nhưng tổn thương ở đây ướt và
phủ vảy tiết vàng nhạt chứ không phải viền vảy khô như nấm da.
- Vị trí hay gặp ở mặt, đặc biệt là xung quanh hốc mũi, miệng hoặc ở tay chân
- Ngứa hoặc đau
- Hạch lân cận to nhất là ở BN bị bệnh kéo dài.
3. Chốc bọng nước lớn
- Bệnh hay gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh, tuy nhiên có thể gặp ở bất cứ lứa
tuổi nào. Thậm chí còn là biểu hiện sớm của nhiễm HIV.
- Chủ yếu do tụ cầu vàng phage type71 gây ra.
- TTCB: mụn nước tiến triển nhanh thành bọng nước lớn nhăn nheo bờ rõ, không
có quầng đỏ. Lúc đầu bọng nước chứa dịch trong, sau đó trở nên vàng sẫm và đục,
dập vỡ sau vài giờ hoặc vài ngày tạo vảy vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Ở người lớn,
thời tiết nóng ẩm hay có tổn thương ở vùng nách, bẹn.
- Chốc bọng nước lớn ở trẻ sơ sinh: ở vài thập kỉ trước loại này có thể xảy ra thành
dịch ở nhà hộ sinh, đe doạ tính mạng của trẻ. Bệnh xuất hiện vào ngày thứ 4-10
sau sinh. Bọng nước xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng hay gặp nhất
ở tay, mặt. Lúc đầu không có triệu chứng toàn thân, nhưng sau đó trẻ mệt, sốt
hoặc hạ nhiệt, ỉa chảy phân xanh, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não,
có thể tử vong rất nhanh.
4. Chốc loét: đây là biến chứng của chốc thông thường , cũng có thể coi là một thể
đặc biệt của chốc.
- Do liên cầu, tụ cầu phát triển xuyên qua trung bì tạo ra vết loét.
- Điều kiện thuận lợi: vệ sinh kém, tiểu đường, giảm bạch cầu, trẻ suy dinh dưỡng
hoặc sau sởi do giảm sức đề kháng.
- Lúc đầu là chốc thông thường, nếu không được điều trị bọng nước sẽ lan rộng, sau
khi vỡ để lại vết loét sâu xuống trung bì với dấu hiệu “punched-out” trên phủ vảy
tiết màu vàng xám bẩn, bờ rắn, gờ cao, màu tím. Vị trí hay gặp ở chi dưới. Nếu
không điều trị, loét có thể rộng >2-3cm. Tổn thương lâu lành, để lại sẹo xấu.

3
- Có thể biến chứng viêm cầu thận cấp giống chốc thông thường.
- Điều trị: giống điều trị bệnh chốc nhưng dài ngày hơn, dùng KS vài tuần.

IV. Chẩn đoán


1. Chẩn đoán xác định
*Chủ yếu dựa vào lâm sàng
- Tổn thương cơ bản là bọng nước nông hóa mủ nhanh.
- Vẩy tiết màu mật ong
- Tiến triển lành tính, khỏi sau 7-10 ngày.
* XN: nhuộm Gram: thấy cầu khuẩn Gram (+) xếp thành chuỗi hoặc từng đám. Nuôi cấy
để xác định chủng gây bệnh. KSĐ giúp cho điều trị những trường hợp khó.
2. Chẩn đoán phân biệt
2.1. Nấm da: rất dễ nhầm trong trường hợp chốc không có bọng nước
- TTCB là các mụn nước nhỏ và vảy da ở bờ tổn thương hình đa cung.
- XN nấm (+)
2.2. Thuỷ đậu
- Do Varicella Zoster Virus gây nên, có miễn dịch vĩnh viễn
- Có yếu tố dịch tễ, gặp ở trẻ trong độ tuổi học cấp 1, 2, có thể gặp ở người lớn
- Hay xảy ra vào mùa đông, xuân
- ủ bệnh: 2 tuần
- Thời kỳ lây bệnh: cả trước và sau khi có tổn thương da 4-5 ngày
- Lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với tổn thương. Có triệu chứng
- nhiễm virus: hắt hơi, sổ mũi, đỏ mắt, sốt nhẹ, mệt, nhức đầu
- TTCB: mụn nước nhỏ như giọt nước trên nền da đỏ kích thước tương đối đồng
o đều, đk 3mm, xuất hiện đồng loạt ở mặt, thân mình, sau đó nhanh chóng
hoá
o mủ, lõm giữa, đóng vảy tiết. Có thể có ngứa, nhất là ở trẻ nhỏ. Lành sau 10
o ngày, không để lại sẹo trừ khi có bội nhiễm

4
o Điều trị: với trẻ nhỏ điều trị giống như điều trị bệnh chốc.
o Trẻ lớn, người lớn: acyclovir
2.3. Herpes simplex
 Bệnh hay gặp, hay tái phát, do Herpes simplex virus (HSV)
gây ra
 TTCB là các mụn nước nhỏ chứa dịch trong, xếp thành chùm,
khi vỡ tạo vết loét nụng, hình đa cung, đau rát. Vị trí hay
gặp niêm mạc như mũi, miệng (thường do HSV 1), sinh dục
(do HSV 2).
2.4. Bệnh Zona (Herpes Zoster)
- Do Varicella Zoster Virus gây ra
- TTCB là các mụn nước, bọng nước xếp thành đám, thành chùm phân bố dọc theo
đường đi của dây thần kinh ngoại biên.
- Cơ năng: đau rát nhiều, nhất là những bệnh nhân lớn tuổi >65 nếu không điều trị
sớm và thích hợp sẽ có nguy cơ đau sau Zona.
- Thoái triển sau 1- 2 tuần.
- Ở bệnh nhân suy giảm MD, thương tổn Zona có thể loét sâu, hoại tử, lâu lành
2.5. Pemphigus Vulgaris
- Là bệnh tự miễn, xuất hiện đột ngột, gặp ở tuổi 40 -60
- TTCB là bọng nước đơn dạng, nhăn nheo, mọc trên nền da lành, dễ vì để lại vết
trợt đỏ ướt, dấu hiệu Nikolsky (+). Mùi rất hôi.
- Có tổn thương niêm mạc miệng, mắt hoặc sinh dục
- Tổn thương niêm mạc có thể xuất hiện trước tổn thương da vài tháng.
- Chẩn đoán TB Tzanck (+)
- GPB: bọng nước nằm ở thượng bì, giữa lớp tế bào Malpighi.
- MD huỳnh quang: Lắng đọng IgG và bổ thể C3 ở khoảng gian bào.
2.6. Bullous pemphigoid
- Là bệnh mạn tính, tự miễn, gặp chủ yếu ở tuổi trên 60
5
- TTCB có nhiều dạng khác nhau như bọng nước, mụn nước, sẩn mề đay…, nhưng
hay gặp nhất là bọng nước căng trên nền da đỏ hoặc bình thường, kích thước lớn,
thường phân bố ở mặt gấp của cơ thể. Ngứa nhiều. Dấu hiệu Nikolsky (+). Bọng
nước khi lành thường không để lại sẹo
- Hiếm khi có tổn thương niêm mạc
- Có tự kháng thể kháng lại KN hemidesmosome: KN BP230 (BPAg1) và BP180
(BPAg2)
- GPB: bọng nước ở dưới thượng bỡ: có thể ở dưới lớp TB sinh sản hoặc giữa màng
đáy.
- MD huỳnh quang: IgG và bổ thể C3 lắng đọng thành dảỉ ở màng đáy
2.7. Viêm da dạng Herpes của Duhring Brocq
- Gặp ở tuổi 20 -40
- Thường có tiền triệu
- Tổn thương đa dạng: bọng nước, mụn nước, dỏt đỏ, sẩn phù.
- Bọng nước căng bóng, hinh bán cầu, chứa dịch trong, khó vỡ, xếp thành chùm.
Phân bố ở mặt duỗi của cơ thể.
- Có dấu hiệu tăng nhạy cảm với Gluten: đau bụng, ỉa chảy, tổn thương da nặng lên
khi chế độ ăn nhiều Gluten
- Tiến triển từng đợt, toàn trạng ít bị ảnh hưởng.
- Test KI 50%: (+) ở 70-80% số bệnh nhân
- GPB: bọng nước nằm dưới thượng bì, ở lớp lá trong của màng đáy (lamina lucida)
- MD huỳnh quang: Lắng đọng IgA dạng hạt ở màng đáy (dermal-epidermal
junction).
2.8. Hội chứng 4S (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome)
- Xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Trước đây gọi là bệnh Ritter hay đỏ da bong
vảy ở trẻ sơ sinh.
- Rất hiếm gặp ở người lớn, nếu có thường ở người có suy giảm miễn dịch.
- Do ngoại độc tố của tụ cầu vàng nhóm 2 phage type 71.

6
- Biểu hiện: sốt, da đỏ và nhạy cảm xuất hiện từ cổ, nách, bẹn, sau vài giờ hoặc vài
ngày tổn thương lan rộng, bong vảy da lan toả thành mảng lớn. Dấu hiệu Nikolsky
(+). Không có tổn thương ở bàn tay, bàn chân, niêm mạc.
- Tổn thương nông, ngay dưới lớp hạt nên lành rất nhanh
- Tại tổn thương: nhuộm Gram không thấy cầu khuẩn
- Nuụi cấy không phân lập được tụ cầu vàng tại tổn thương. Thường có tụ cầu ở
mũi, họng, tai, kết mạc. Vì vậy nên lấy bệnh phẩm ở niêm mạc vì tổn thương da là
do ngoại độc tố của tụ cầu.
- Điều trị: Cloxacilline, Dicloxacilline, truyền dịch.

V. Biến chứng
1. Tại chỗ
- Chàm hoá: ngoài tổn thương của chốc còn xuất hiện thêm các tổn thương của chàm
đó là các mụn nước tập trung thành từng đám, phân bố quanh tổn thương chốc hoặc rải
rác khắp cơ thể, ngứa nhiều. Khi điều trị cần phối hợp điều trị chàm.
- Chốc loét: đây là biến chứng của chốc thông thường không được điều trị hoặc đây là
1 thể LS đặc biệt của chốc
+ Do liên cầu, tụ cầu phát triển đến trung bì tạo ra vết loét.
+ Điều kiện thuận lợi: vệ sinh kém, tiểu đường, giảm bạch cầu, trẻ suy dinh dưỡng
hoặc sau sởi do giảm sức đề kháng.
+ Lúc đầu là chốc thông thường, nếu không được điều trị bọng nước sẽ lan rộng,
sau khi vì để lại vết loét sâu xuống trung bì với dấu hiệu “punched-out” trên phủ
vảy tiết màu vàng xám bẩn, bờ rắn, gờ cao, màu tím. Vị trí hay gặp ở chi dưới.
Nếu không điều trị, loét có thể rộng >2-3cm. Tổn thương lâu lành, để lại sẹo xấu.
+ Có thể biến chứng viêm cầu thận cấp giống chốc thông thường.
+ Điều trị: giống điều trị bệnh chốc nhưng dài ngày hơn, dùng KS vài tuần.
- Viêm quầng, viêm mô bào: lúc này vi khuẩn xâm nhập sâu vào da, lan rộng hơn. TT
của viêm quầng là mảng đỏ, phù nề, cứng, đau, giới hạn rõ, bờ nổi cao. Khi tổn thương

7
ăn sâu xuống tổ chức dưới da sẽ gây viêm mô bào. Lúc này tổn thương không gờ cao
nhưng sờ cứng, giới hạn không rõ với vùng da lành, có thể có bọng nước hoặc hoại tử.
2. Toàn thân
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm màng não
- Viêm cơ
- Viêm cầu thận cấp: chiếm 2-5% các trường hợp chốc, chủ yếu ở trẻ <6 tuổi nhưng
tiên lượng tốt hơn ở người lớn. Tuýp huyết thanh gây VCTC là tuýp 41, 55, 57,
60, chuỗi M-tuýp2. Nếu có biến chứng gây VCTC thời gian trung bình từ lúc có
bệnh chốc đến khi có biến chứng khoảng 3 tuần.

VI. Điều trị


1. Tại chỗ:
- Điều trị tại chỗ đơn thuần được chỉ định trong trường hợp không biến chứng, tổn
thương khu trú, không có triệu chứng toàn thân.
- Ngâm rửa bằng nước muối 9/1000, nước thuốc tím 1/10 000, dung dịch Betadin
hoặc Lactacyd pha loãng.
- Làm bong vảy: Đắp nước muối 9%o hoặc nước thuốc tím 1/10000, dung dịch
Jarish, gạc vaselin và hoặc mỡ kháng sinh...
- Dung dịch màu: milian, castellani, xanh methylen... hiện ít sử dụng,
- Mỡ kháng sinh mupirocin 1%, acid fusidic dạng cream hoặc mỡ bôi 3 lần/ ngày
trong 5-7 ngày. có thể dùng gel Tyrothricin.
2. Toàn thân:
- Kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân nếu tổn thương lan rộng, có biến chứng hoặc có
triệu chứng toàn thân.
- Lựa chọn hàng đầu: kháng sinh penicillin kháng Beta lactamase (bao gồm
cephalosporine, amoxicillin, dicloxacillin)
o Amoxicillin/acid clavulanic (Augmentin)

8
o Người lớn 250-500mg x 2 lần/ngày x 10 ngày
o Trẻ em: 90mg/ kg/ ngày, chia 2 lần, trong 10 ngày
 Cefuroxime:
o Người lớn 250-500mg x 2 lần/ngày x 10 ngày
o Trẻ em: 90mg/ kg/ ngày, chia 2 lần, trong 10 ngày
 Cephalexin
o Trẻ sơ sinh < 7 ngày tuổi: 50mg/ kg/ ngày chia 2 lần x 7 ngày
o Trẻ 7-28 ngày tuổi: 75mg/ kg/ngày, chia 3 lần x 7 ngày
o Trẻ 1 tháng – 12 tuổi: 25 – 50mg/kg/ ngày, chia 2 lần x 7 ngày
o Trẻ > 12 tuổi và người lớn: 2g/ ngày, chia 2 lần x 7 ngày
 Dicloxacillin
o Trẻ em : 90mg/ kg/ ngày chia 2-4 lần x 10 ngày
o Người lớn: 250 – 500mg/ ngày, chia 4 lần x 10 ngày
Nếu dị ứng penicillin có thể thay thế bằng:
- Azithromycin
Trẻ em: 10mg/kg 1 lần/ ngày x 3 ngày
Người lớn; 500mg 1 lần/ ngày x 3 ngày
- Erythromycin
Trẻ em: 30-50 mg/kg/ngày chia 2-3 lần x 7 ngày
Người lớn: 2-3g/ ngày, chia 3 lần x 7 ngày
Kháng Histamine tổng hợp nếu có ngứa.
Nếu chốc kháng thuốc hoặc chốc loét phải điều trị theo KSĐ
Nếu có biến chứng: chú trọng điều trị các biến chứng.

VII. Phòng bệnh


- Chú ý phòng bệnh cho trẻ nhỏ, nhất là sau khi mắc bệnh do vi rút như sởi.
- Tắm rửa vệ sinh ngoài da, cắt tóc, cắt móng tay.

9
- Tránh ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
- Điều trị sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi nhiều gây biến chứng.

10

You might also like