Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Các đặc điểm cơ bản của hương ước

Từ lâu, hương ước là đề tài được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước lưu tâm. Hương ước làng - dấu ấn đặc trưng của văn hóa nông
thôn trong lịch sử - là một di sản văn hóa truyền thống Việt Nam. Dưới thời
phong kiến, làng được coi là đơn vị cơ sở. Nhà nước chỉ quản lý tới làng, còn
làng là khâu trung gian nối liền giữa Nhà nước với từng cá nhân. Trên thực
tế, làng là một tổ chức mang tính tự quản rõ nét.
Trong dân gian có câu “Phép vua thua lệ làng”. “Lệ làng” là tên gọi nôm na
trong dân gian để chỉ hương ước hay còn gọi là khoán ước, hương biên,
hương lệ, hương khoán, khoán làng... Về định nghĩa, Nhà nghiên cứu văn
hóa dân gian - GS.Đinh Gia Khánh viết: “Hương ước là bản ghi chép các điều
lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các
điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần
thiết”

Để có thể tìm hiểu những luật lệ của một làng trong xã hội Việt Nam xưa thì
việc tìm hiểu về hương ước của làng đó là vô cùng cần thiết vì nó không chỉ
nói về nguồn gốc sự hình thành làng, các cơ cấu tổ chức và quan hệ xã hội
trong làng xã mà còn cung cấp nhiều thông tin khác về tâm linh, tín ngưỡng
(làng thờ thần nào, thờ từ bao giờ..) hay về đời sống người dân trong làng…
Bên cạnh đó, mỗi hương ước đều đem tới nhiều giá trị về văn học, sử học,
luật học hay dân tộc học…

Theo nhà sử học Vũ Duy Mền, hiện vẫn còn hàng nghìn bản hương ước còn
tồn tại và được giữ gìn cũng như bảo quản ở nhiều nơi khác nhau, có thể
được chính người trong làng giữ gìn, cũng có một số bản được lưu trữ trong
kho tài liệu nhà nước…bao gồm cả bản chính và bản sao.

Vào những năm đầu thế kỉ XX, lợi dụng bộ máy và cơ chế hoạt động sẵn có
của làng xã, thực dân Pháp khi xâm lược VN đã thực hiện cuộc “Cải lương
hương chính” nhằm củng cố bộ máy chính quyền thực dân phong kiến để dễ
bề cai trị nhân dân ta. Nhà nước thực dân phong kiến đã trực tiếp quản lý
hương ước của các làng xã bằng cách soạn thảo “Hương ước mẫu”, buộc
các làng lấy đó làm căn cứ để soạn thảo hương ước cho từng làng. Hương
ước cải lương đã được tổ chức soạn thảo theo chủ trương của Pháp, phần
lớn được viết bằng chữ Quốc ngữ và thực hiện ở hầu hết các làng xã (nhất là
ở vùng đồng bằng Bắc Bộ).

Về hương ước cổ, một số nghiên cứu cụ thể đã được thực hiện, những nhà
sử học nhận thấy rằng hương ước trong lịch sử được soạn thảo bằng chữ
Hán, chữ Nôm… Hương ước được soạn thảo thành văn, có khi bất thành
văn. Hương ước thành văn có loại được viết trên giấy, hàng năm được đọc
trước dân làng để duy trì, bổ sung, sửa đổi, có loại được khắc vào bia đá,
chuông đồng để lưu truyền. Nhiều bản hương ước đã được tìm thấy ở những
nơi khác nhau, thể hiện sự linh hoạt trong việc soạn thảo nó, từ việc được
soạn thảo trên giấy tờ, mộc bản, kim loại hay tường đá… Trong nội dung của
một bản hương ước thì mỗi phần lại có một nhiệm vụ riêng biệt.
Ở phần mở đầu của hương ước sẽ chủ yếu khái quát mục đích xây dựng,
quy trình và ban hành hương ước, đồng thời kêu gọi người dân thực hiện
hương ước.

Phần nội dung sẽ đảm nhận nhiệm vụ trình bày những quy ước của làng. Các
bản hương ước có trước cuộc cải lương hương chính năm 1921 đều do các
làng tự soạn thảo, thể hiện trình độ phát triển và bản sắc đặc trưng của làng
đó. Do vậy, chúng đa dạng về tên gọi, cách trình bày, số lượng các điều.
Nhưng nhìn chung, các bản hương ước đều có sự giống nhau ít nhiều về nội
dung cơ bản, thường bao gồm:
- Những quy ước liên quan đến cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong
làng
- Những quy ước về bảo vệ an ninh làng xã
- Những quy ước về chế độ ruộng đất
- Những quy ước nhằm đảm bảo đời sống tâm linh tôn giáo tín ngưỡng của
cộng đồng
- Những quy ước về việc bảo đảm nghĩa vụ với nhà nước

Phần cuối hương ước thường được ghi ngày, tháng, năm, triều vua; những
người tham gia lập hay bổ sung hương ước, ký tên hoặc điểm chỉ. Từ thế kỷ
XIX trở về sau, ở cuối các bản hương ước thường có ghi lời phê chuẩn của
quan trên (phủ hay huyện) sở tại.

Có thể nói rằng, trong suốt chiều dài lịch sử xã hội phong kiến, hương ước
luôn giữ vị trí quan trọng trong việc ổn định cuộc sống của dân làng, là công
cụ đắc lực để Nhà nước điều chỉnh và quản lý làng xã.

You might also like