Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG HÓA VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tính toán, thiết kế tháp tạo hạt NH4NO3 năng


suất 200.000 tấn trên năm
NGUYỄN MẠNH HÙNG
Hung.nm190849@sis.hust.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Hóa học


Chuyên ngành Máy và thiết bị công nghiệp hóa chất

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Vũ Hồng Thái


Chữ ký của GVHD

Nhóm chuyên môn : Máy & Thiết bị Công nghiệp Hóa chất
Khoa : Kỹ thuật hóa học

HÀ NỘI, 2/2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------o0o--------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Mạnh Hùng
Số hiệu sinh viên: 20190849 Khóa: K64
Ngành: Máy & Thiết bị Công nghiệp Hóa chất. Viện: Kỹ thuật hóa
học.
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Đình Tiến
I. Đầu bài thiết kế:
“Tính toán, thiết kế tháp tạo hạt NH4NO3 năng suất 200.000 tấn trên năm”
II. Các số liệu ban đầu:
-
-
III. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
- Tổng quan về công nghệ sản xuất NH4NO3 trong nước và trên thế giới.
- Tính công nghệ và cơ khí cho tháp tạo hạt,
IV. Các bản vẽ: (Yêu cầu các bản vẽ trình bày trên khổ giấy Ao)
- 01 Bản vẽ sơ đồ công nghệ
- 01 Bản vẽ lắp
- 01 Bản vẽ lắp
- 01 Bản vẽ lắp thiết
V. Ngày giao nhiệm vụ đồ án:
VI. Ngày hoàn thành đồ án:
Ngày tháng 02 năm 2024
Cán bộ hướng dẫn

Vũ Hồng Thái
Đồ án tốt nghiệp PGS. TS. Phạm Đình Tiến

Mục Lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ AMONI NITRAT VÀ CÔNG NGHỆ SẢN
XUẤT AMONI NITRAT
1.1 TỔNG QUAN VỀ NH4NO3
1.1.1 Giới thiệu
1.1.2 Tính chất vật lý và tính chất hoá học của amoni nitrat
1.1.3 Ứng dụng của Amoni nitrat
1.2 Tổng quan về phân đạm
1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân đạm ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1 Tình hình sản xuất và sử dụng phân đạm trên thế giới
1.2.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân đạm ở Việt Nam

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN BÓN AMONI NITRAT

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH TẠO HẠT VÀ THIẾT BỊ TẠO


HẠT
3.1 Khái niệm về quá trình tạo hạt
3.2 Các phương pháp tạo hạt
3.3 Lựa chọn thiết bị tạo hạt
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THÁP TẠO HẠT
4.1 Các thông số ban đầu

SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng - 20190849


Đồ án tốt nghiệp PGS. TS. Phạm Đình Tiến

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ AMONI NITRAT VÀ PHÂN BÓN CHỨA


NITƠ

1.1 TỔNG QUAN VỀ NH4NO3


1.1.1 Giới thiệu
Amoni Nitrat (NH4NO3) là một hóa chất vô cơ công nghiệp khối lượng
lớn, được sử dụng chủ yếu làm phân bón Nitơ cũng như là chất oxy hóa mạnh
dùng trong thuốc nổ công nghiệp. Nó thường được biết đến với tên là:
Tên khoa học: Ammonium nitrate
Tên thường: Amoni nitrat
Một số tên gọi khác: AN, Nitrat amon
Công thức hóa học: NH4NO3
Cấu trúc của Amoni Nitrat phân tử được minh hoạ dưới đây

Hình 1.1. Cấu trúc phân tử NH4NO3


Amoni nitrat được sử dụng làm phân bón trên toàn thế giới, nhưng đặc
biệt thích hợp cho khí hậu và đất đai ôn đới vì nó chứa Nitơ ở cả hai dạng đó là
Amoni và Nitrat. Trên thế giới, Amoni nitrat chiếm khoảng 11% lượng phân bón
Nitơ cho cây trồng do hàm lượng Nitơ cao và tương đối rẻ.
Ngoài ra, Amoni nitrat còn được sử dụng làm chất oxy hoá và còn là thành
phần của một số loại thuốc nổ hiện nay.
1.1.2 Tính chất vật lý và tính chất hoá học của amoni nitrat
1.1.2.1. Tính chất vật lý
 Cấu tạo Amoni nitrat
Amoni nitrat (NH4NO3) tại nhiệt độ phòng và áp suất tiêu chuẩn có dạng
là chất bột màu trắng, nóng chảy tại nhiệt độ 169,6℃ (337,3℉) và rất dễ tan
trong nước. Ví dụ ở 100℃ 1g nước có thể hoàn tan tới 9g Amoni nitrat
 Khối lượng phân tử của Amoni nitrat M = 80,04336 g/mol
 Khối lượng riêng của Amoni nitrat δ = 1,73g/cm3

SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng - 20190849


Đồ án tốt nghiệp PGS. TS. Phạm Đình Tiến

 Nhiệt độ sôi của Amoni nitrat vào khoảng 210℃ (410℉) ở áp suất
khí quyển và bị phân huỷ trong khoảng nhiệt độ này
 Các dạng tinh thể của Amoni nitrat
Amoni nitrat tồn tại ở 5 dạng tinh thể (pha) khác nhau. Sự thay đổi giữa
các hạt tinh thể này được tổng hợp trong Bảng 2.1, kèm theo sự thay đổi thể tích
như đã chỉ ra ở Hình 2.1.
Người ta chứng minh được rằng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tương đối
cao, Amoni nitrat còn tồn tại ở dạng thứ sáu.
Khi thay đổi từ pha V về pha IV và từ pha III về pha II kéo theo sự giảm
thể tích tương ứng là 3,0 và 1,3% trong khi đó nếu chuyển từ pha IV về pha III
và từ pha II về pha I kèm theo sự tăng thể tích tương ứng là 3,6 và 2,1%.
Tuy nhiên, cũng có một số điểm bất thường, ví dụ khi tăng áp suất lên
8826 Bar (9000 kG/cm2) thì pha II biến mất và thay bằng pha VI. Đặc biệt, đối
với các mẫu amoni nitrat đã được sấy khô triệt để thì sự chuyển pha ở 32℃ biến
mất và được thay thế bằng sự chuyển pha ở 50℃ đồng thời loại trừ sự tồn tại của
pha III. Nhìn chung, sự chuyển pha này là trường hợp giả bền.

Hình 2.1. Sự thay đổi khối lượng riêng theo sự biến đổi dạng tinh thể của
Amoni nitrat

SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng - 20190849


Đồ án tốt nghiệp PGS. TS. Phạm Đình Tiến

Bảng 2.1. Các dạng tinh thể của Amoni nitrat


Dạng tinh thể Mạng tinh thể Khoảng nhiệt độ
Lỏng - >169,6

Pha I,  Hình lập phương 125,2  169,6

Pha II,  Tứ diện 84,2  125,2

Pha III,  Hình toi 32,3  84,2

Pha IV,  Hình thoi -18  32,3

Pha V,  Tứ diện < -18

Pha III và pha IV có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt thực tiễn. Vì trước
hết, sự chuyển pha giữa chúng xảy ra ở nhiệt độ gần với nhiệt độ môi trường và
thứ hai sự chuyển pha này kèm theo sự thay đổi lớn về thể tích. Nếu sự thay đổi
pha này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến phá hủy các tính chất của sản phẩm. Vì
thế, để thu được sản phẩm Amoni nitrat bền phải tiến hành ổn định chúng bằng
cách chống lại sự chuyển pha này.
 Độ tan của Amoni nitrat

SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng - 20190849


Đồ án tốt nghiệp PGS. TS. Phạm Đình Tiến

Hình 2.2. Sự phụ thuộc của nhiệt độ kết tinh và nhiệt độ sôi vào nồng độ
dung dịch Amoni nitrat
Amoni nitrat rất dễ tan trong nước và độ tan tăng rất nhất theo nhiệt độ,
như đã chỉ ra trên Hình 2.2. Trong các dung dịch đặc, đặc biệt là trong khoảng
nồng độ 90% - 100%, thậm chí một sự thay đổi nhỏ về hàm lượng nước cũng tạo
ra sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ kết tinh. Trong công nghiệp, người ta ứng
dụng tính chất này để xác định hàm lượng nước trong dung dịch Amoni nitrat.
Amoni nitrat cũng tan đáng kể trong nhiều dung mội hữu cơ và các dung môi
không nước khác.
 Tỷ trọng của amoni nitrat

Hình 2.3. Tỷ trọng dung dịch amoni nitrat


Amoni nitrat rắn có tỷ trọng là 1,725 g/cm 3 ở nhiệt độ phòng và dạng tinh
thể thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ như đã chỉ trên Hình 2.1
Tỷ trọng của các dung dịch nước bão hòa Amoni nitrat và của các dung
dịch Amoni nitrat và của các dung dịch Amoni nitrat sôi được cho trong Bảng
2.2 và rộng hơn trên Hình 2.3

SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng - 20190849


Đồ án tốt nghiệp PGS. TS. Phạm Đình Tiến

Bảng 2.2: Tỷ trọng của dung dịch bão hòa và dung dịch sôi

 pH của dung dich Amoni nitrat trong nước

Hình 2.4. pH của dung dịch Amoni nitrat


pH của dung dịch Amoni nitrat là một thông số điều khiển quan trọng
trong quá trình sản xuất. Nó thường được đo với dung dịch Amoni nitrat 10%
khối lượng và có giá trị trong khoảng 4  5. Với dung dịch này, khi thêm một
lượng nhỏ Axit nitric hoặc Amoniac sẽ làm thay đổi đáng kể pH, điều này được
minh họa trên Hình 2.4.
 Tính hút ẩm, kết khối và cách bảo quản

SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng - 20190849


Đồ án tốt nghiệp PGS. TS. Phạm Đình Tiến

Amoni nitrat là một chất hút ẩm mạnh. Chẳng hạn ở nhiệt độ 30 ℃ thì
không khí có độ ẩm tương đối lớn hơn 60% thì Amoni nitrat sẽ bị hút ẩm. Độ hút
ẩm của amoni nitrat và tốc độ hút ẩm từ không khí sẽ giảm đi khi trộn lẫn hoặc
nấu chảy nó với các chất khác (ví dụ Amoni sunfat), do áp suất hơi nước trên
dung dịch bão hòa cả hai muối ấy lớn hơn áp suất hơi nước trên dung dịch bão
hòa Amoni nitrat. Tuy nhiên, nó không tạo thành các hydrat. Độ ẩm của không
khí tại các nhiệt độ khác nhau khi cân bằng với dung dịch Amoni nitrat bão hòa
được cho trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Độ hút ẩm của amoni nitrat
Nhiệt độ, ℃ 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Độ ẩm tương đối, % 82 75 70 67 63 59 56 53 51 48
Phương pháp phòng ngừa sự hút ẩm của amoni nitrat có hiệu quả là: bảo
quản muối trong các bao bì kín và bền, ví dụ trong bao nhựa Pholyethylen.
Amoni nitrat bị kết khối mạnh vì lý do : độ tan trong nước của nó cao, khi hòa
tan nó tỏa một lượng nhiệt lớn, hút ẩm mạnh và biến đổi đa hình. Điều này gây
khó khăn cho việc bảo quản và sử dụng nó.
Những biện pháp chống kết khối hiệu quả nhất là :
- Sản xuất sản phẩm dưới dạng hạt.
- Làm lạnh sản phẩm ở tháp tạo hạt ít nhất đến 30℃, nghĩa là thấp hơn
nhiệt độ của biến đổi cấu hình của NH4NO3 (VI)  NH4NO3 (III) xảy ra ở
32,5℃.
- Dùng các phụ gia điều tiết đưa vào dung dịch Amoni nitrat trước khi kết
tinh nó, đó là các muối Canxi, Magie của Axit nitric thu được bằng cách hòa tan
Dolomit hoặc quặng Photphat trong Axit nitric.
- Để giảm độ kết khối của Amoni nitrat dạng hạt có thể trộn vào các chất
hút ẩm được nghiền mịn. Những chất này có khả năng hút một lượng ẩm đáng
kể. Các chất này có thể là: bột photphoric, xương, tro, thạch cao, cao lanh hoặc
những kim loại oxit là các nguyên tố cần thiết với cây trồng.
1.1.2.2. Tính chất hóa học
Amoni nitrat hoàn toàn bền ở nhiệt độ môi trường. Nó bắt đầu phân hủy
ở nhiệt độ 170℃ và phân hủy đáng kể ở 200℃. Các phản ứng phân hủy xảy ra

SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng - 20190849


Đồ án tốt nghiệp PGS. TS. Phạm Đình Tiến

rất phức tạp và phụ thược rất nhiều vào các điều kiện như nhiệt độ, tốc độ tăng
nhiệt độ, sự có mặt của các hợp chất hóa học,…
Tùy theo nhiệt độ, các phản ứng phân hủy chủ yếu xảy ra như sau:
Từ 170℃  250℃:
NH4NO3 ↔ NH3 (k) + HNO3 (k) – 41,7 kcal/mol (1)
Từ 250℃  300℃
NH4NO3 → N2O (k) + 2H2O (h) + 13,2 kcal/mol (2)
Trên 300℃
2NH4NO3 → 2N2(k) + O2 (k) + 4H2O (h) + 30,5 kcal/mol (3)
2NH4NO3 → N2 (k) + 2NO (k) + 4H2O (h) + 9,0 kcal/mol (4)
3NH4NO3 → 2N2 (k) + 2N2O3 (k) + 6H2O (h) + 9,0 kcal/mol (5)
4NH4NO3 → 3N2 (k) + 2NO2 (k) + 8H2O (h) + 9,0 kcal/mol (6)
Phản ứng (1) là thuận nghịch và thu nhiệt trong khi tất cả các phản ứng
còn lại đều là phản ứng một chiều và tỏa nhiệt.
Các phản ứng từ (3) – (6) thường kèm theo hiện tượng nổ, trong đó phản
ứng (3) tỏa nhiều nhiệt nhất, gấp 3 lần phản ứng (2) và là phản ứng quan trọng
nhất khi nổ.
Một số chất còn có tác dụng thức đẩy sự phân hủy của Amoni nitrat và gọi
đó là hiệu ứng xúc tác. Trong đó đặc biệt chú ý là Clorua (Cl - ), Crommat
(Cr2O72- hoặc CrO42-), …
Amoni nitrat là một chất oxy hóa mạnh. Nó có thể gây cháy, nổ khi tiếp
xúc với các hợp chất hữu cơ và bị nung nóng. Quá trình cháy vẫn có thể xảy ra
thậm chí không có mặt của không khí, vì thế nó có khả năng thúc đẩy quá trình
cháy mặc dù không thể tự cháy.
2NH4NO3 + C → 2N2+ CO2+ 4H2O + 75,2 kcal/mol (7)
Phản ứng cháy tỏa nhiều nhiệt, nhiều hơn cả khi tự nó phân hủy theo phản
ứng (3). Chính vì thế, hỗn hợp của Amoni nitrat với dầu hỏa và các hợp chất
tương tự có thể tạo thành một chất nổ mạnh.
Nguy hiểm nổ của Amoni nitrat tăng lên khi có mặt các axit vô cơ và các
chất dễ oxy hóa. Còn khi tăng độ ẩm của muối thì nguy hiểm nổ bị giảm. Amoni
nitrat khi chứa trên 3% nước không nổ ngay cả khi có ngòi nổ. Để phòng ngừa
quá trình tự phân hủy xảy ra người ta cho thêm vào Amoni nitrat các chất ổn
định. Các chất ổn định là Urê (0,05-0,1%); Canxi, Magie cacbonat và các chất
khác.
1.1.3 Ứng dụng của Amoni nitrat
Amoni nitrat là một hợp chất vô cơ quan trọng, nó được sử dụng rộng rãi
trong rất nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới đặc biệt là trong nông nghiệp và trong
công nghiệp thuốc nổ.

SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng - 20190849 Trang


Đồ án tốt nghiệp PGS. TS. Phạm Đình Tiến

Một số ứng dụng:


 Sử dụng làm phân bón

Ứng dụng phổ biến nhất của Amoni nitrat là làm phân bón do nó có chứa
nhiều dinh dưỡng quan trọng như Nitơ và Amoni (cần thiết cho cây trồng vì cây
cần Nitơ để tạo ra các protein) và được sản xuất công nghiệp với giá thành rẻ.
Phân bón ammonium nitrate được đánh giá cao bởi dễ dàng hấp thụ, có
khả năng giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì không làm chua đất,
phân bón NH4NO3 trở thành lựa chọn tốt cho nhiều loại cây trồng như bông,
đay, mía, ngô khoai, cà phê, cao su và cây ăn quả lưu niên.

 Sản xuất thuốc nổ


Trong công nghiệp và trong quốc phòng (các loại thuốc nổ đều được nhà
nước quy chuẩn kỹ thuật thuốc nổ quốc gia - QCVNxx):

SVTH: Nguyễn Mạnh Hùng - 20190849 Trang

You might also like