12-4-2024 Đề cương Bài tập lớn - Đào tạo và PTNL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP LỚN

XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO, XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, TRIỂN KHAI ĐÀO
TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
(Thuộc học phần Đào tạo và phát triển nhân lực của chương trình đào tạo Quản trị
kinh doanh, Trường Đại học Phenikaa)
1. Mục tiêu thực hiện bài tập lớn
Giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra học phần 4.1. đề xuất ý tưởng thực hiện các
công việc trong hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực bằng việc:
- áp dụng một số phương pháp để thu thập thông tin cho phân tích nhu cầu đào tạo
(NCĐT) và phát triển nhân lực;
- phân tích, xác định và luận giải được nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực,
- xây dựng kế hoạch và phương án triển đào tạo phát triển nhân lực (KHĐT)
2. Nội dung thực hiện bài tập lớn
- Lựa chọn một doanh nghiệp và mô tả khái quát về doanh nghiệp, luận giải về sự cần
thiết phải đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp.
- Chọn 01 nhóm đối tượng xác định NCĐT và mô tả nhiệm vụ của nhóm đối tượng
đó.
- Thu thập thông tin (tài liệu thứ cấp), thực hành và phân tích NCĐT của nhóm đối
tượng.
- Lập KHĐT và phát triển cho nhóm đối tượng.
- Lập phương án triển khai đào tạo và PTNL.
- Trình bày, thuyết minh, giải thích kết quả.
- Viết báo cáo kết quả thực hiện bài tập lớn.
3. Nhóm sinh viên thực hiện bài tập lớn
- Bài tập lớn do từng nhóm sinh viên thực hiện.
- Mỗi nhóm gồm 5-6 sinh viên. Danh sách của mỗi nhóm sinh viên do giảng viên
quyết định và giảng viên hướng dẫn, giám sát quá trình.
- Mỗi nhóm sinh viên chủ động tự tổ chức thực hiện bài tập lớn (xây dựng kế hoạch,
phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tự bầu nhóm trưởng, triển khai, trình bày
kết quả, viết báo cáo).

1
4. Sản phẩm và đánh giá
- Bài trình bày bằng PowerPoint để trình bày và chia sẻ, trao đổi của nhóm trước lớp.
- 01 báo cáo hoàn thành bài tập lớn nộp cho giảng viên. Báo cáo từ 15-20 trang (từ
mở đầu đến kết luận), bao gồm cả kết quả của nhóm sinh viên tự kiểm tra “đạo văn” với tỷ lệ
tương đồng (trùng với các tài liệu khác) không vượt quá 30%. (xem chi tiết tại Mục 6.5.2.
Kết cấu của báo cáo bài tập lớn).
- Đánh giá cả nhóm và từng sinh viên theo phương thức nhóm, cá nhân tự đánh giá và
giảng viên đánh giá.
- Kết quả được tính cho thi giữa hoc kỳ của sinh viên.
5. Thời gian thực hiện bài tập lớn
- Bài tập lớn được giao trong tiết học thứ 2 và thứ 3 của học phần (Phần giới thiệu
học phần và giao bài tập lớn) để nhóm sinh viên có kế hoạch thực hiện bài tập lớn, bám sát
nội dung trong các Chương 1, 2, 3 và 4 để phục vụ cho bài tập lớn.
- Nhóm sinh viên sử dụng quỹ thời gian tự học để thực hiện bài tập lớn trong thời
gian giảng dạy các Chương 1. Tổng quan về đào tạo và phát triển NNL; Chương 2. Xác định
nhu cầu đào tạo và phát triển NNL; Chương 3. Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển
NNL, Chương 4. Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực.
- Nhóm sinh viên trình bày kết quả vào thời điểm kết thúc Chương 4 và nộp báo cáo
sau đó chậm nhất một tuần.
6. Các hoạt động của nhóm sinh viên
6.1. Tổ chức nhóm
- Mỗi nhóm sinh viên chủ động, tự tổ chức thực bài tập lớn (xây dựng kế hoạch,
phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tự bầu nhóm trưởng, triển khai, trình bày kết quả,
viết báo cáo)
- Mỗi nhóm sinh viên có quy định nội bộ về tự quản nhóm.
6.2. Đối tượng nghiên cứu và chọn nhóm đối tượng để xác định NCĐT
6.2.1. Doanh nghiệp làm đối tượng nghiên cứu
Nhóm sinh viên xác định một doanh nghiệp bất kỳ với một tên giả định (để bảo đảm
tính bảo mật) mà nhóm sinh viên tự đặt làm đối tượng nghiên cứu. Doanh nghiệp với các
thông tin giả định do nhóm xây dựng (như yêu cầu ở mục 6.4.1) bảo đảm tính logic và phù
hợp với loại hình doanh nghiệp.

6.2.1. Chọn nhóm đối tượng để xác định NCĐT


2
Mỗi nhóm sinh viên chọn 01 nhóm đối tượng trong một trong doanh nghiệp làm đối
tượng nghiên cứu như danh sách dưới đây1 để tham khảo xác định NCĐT và được giảng
viên quyết định để bảo đảm không trùng về đối tượng trong cùng một loại hình tổ chức sản
xuất kinh doanh.
1) Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, ban
2) Nhân viên làm việc trong bộ phận quản trị, hành chính
3) Nhân viên làm việc trong bộ phận quản lý nhân sự/tổ chức
4) Nhân viên làm việc trong bộ phận tài chính, kế toán, vật tư
5) Nhân viên làm việc trong bộ phận marketing/thị trường
6) Nhân viên làm việc trong bộ phận kinh doanh/kế hoạch/điều độ sản xuất
7) Nhân viên làm việc bộ phận kỹ thuật
8) Nhân viên làm việc trong bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm
9) Nhân viên làm việc trong bộ phận ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
10)Nhân viên làm việc trong bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm KCS/ QA/QC
11)Nhân viên làm việc tại bộ phận xuất nhập khẩu/logistics
12)Người lao động làm việc tại các tổ/phân xưởng sản xuất
6.3. Thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn
Nghiên cứu các giáo trình, bài giảng, quy định hiện hành và các tài liệu liên quan đến
các cơ sở SXKD, NCĐT, xây dựng KHĐT, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, tổ chức để thu
thập thông tin.
6.4. Làm việc theo nhóm
6.4.1. Mô tả về doanh nghiệp
- Thông tin chung về doanh nghiệp, bao gồm các bộ phận chính của doanh nghiệp
(hành chính và nhân sự; tài chính, kế toán; kinh doanh; marketing, kỹ thuật và sản
xuất; kiểm soát chất lượng; …)
- Tổ chức sản xuất kinh doanh
- Hệ thống tổ chức quản lý
- Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh
- Đội ngũ cán bộ quản lý, lao động sản xuất (đây là nội dung rất quan trọng cần chi
tiết với các số liệu giả định)
- Phân tích SWOT về phát triển nhân lực của doanh nghiệp
- Luận giải sự cần thiết phải tăng cường phải quản lý, sử dụng, phát triển nguồn lực
của doanh nghiệp (đây là nội dung rất quan trọng cần tập trung luận giải sâu sắc)
6.4.2. Xác định NCĐT và phát triển nhân lực bằng phương pháp đóng vai
1
Mỗi doanh nghiệp có các bộ phận khác nhau, do đó danh sách này ở mức chung và tương đối để tham khảo.
3
- 2-3 sinh viên đóng vai cán bộ đánh giá NCĐT
- 3-4 sinh viên đóng vai nhóm đối tượng được phỏng vấn
- Tiến hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn các nội dung liên quan đến:
+ Công việc được giao (cho mô tả nhiệm vụ, công việc)
+ Những khoảng trống về kiến thức, kỹ năng, thái độ của nhân viên để thực
hiện nhiệm vụ hiện tại và trong thời gian tới
+ Kiến thức, kỹ năng, và thái độ của nhân viên cần được nâng cao để đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ hiện tại và nhiệm vụ trong thời gian tới..
6.4.2. Thảo luận nhóm
a) Cả nhóm cùng thảo luận phân tích NCĐT theo Bảng 01 và luận giải các căn cứ, cơ
sở.
Bảng 01. Phân tích nhu cầu đào tạo
Doanh nghiệp: (Tên doanh nghiệp)
Nhóm đối tượng: Nhân viên làm việc trong bộ phận …………………………………….

Mô tả nhiệm vụ của Năng lực còn thiếu để thực hiện Năng lực cần được nâng cao để thực
nhóm đối tượng tốt nhiệm vụ hiện tại hiện tốt nhiệm vụ hiện tại và tương lai
(1) (2) (3)
- Kiến thức - Kiến -
- (K) - thức -
- - (K) -
- ….. …..
- Kỹ năng - Kỹ -
- (S) - năng -
- (S) -
….. …..
Thái độ - Thái độ -
(A) - (A) -
- -
….. …..

- Nhận xét và đánh giá cột (2):


+
- Thuyết minh và giải thích cơ sở, căn cứ cho cột (3):
+
+
b) Cả nhóm cùng thảo luận xây dựng kế hoạch theo Bảng 02 và luận giải các căn cứ,
cơ sở.
Bảng 02. Kế hoạch đào tạo
Doanh nghiệp: (Tên doanh nghiệp)
4
Nhóm đối tượng: Nhân viên làm việc trong ………………………………………….
1. Xác định mục tiêu đào tạo
-
-
2. Xây dựng bảng kế hoạch đào tạo

ST Lĩnh vực/Nội dung Hình thức và nơi Số khóa, lớp, đợt Thời lượng Thời điểm
T đào tạo và số người
1 2 3 4 5 6

- Thuyết minh, giải thích các cột trong bảng kế hoạch đào tạo:
+
+
+
c) Cả nhóm cùng thảo luận xây dựng phương án triển khai đào tạo và PTNL và luận
giải các căn cứ, cơ sở.
Nội dung phương án triển khai đào tạo và PTNL để mở nhưng tối thiểu phải có các
nội dung sau:
+ Tên 01 lớp đào tạo
+ Nhóm đối tượng (đối tượng nào? bao nhiêu người?)
+ Địa điểm (trong danh nghiệp hay gửi tới các cơ sở đào tạo)
+ Mục tiêu của lớp đào tạo
+ Nội dung đào tạo
+ Phương pháp
+ Giảng viên (phương án ký hợp đồng)
+ Kinh phí
+ Giám sát quá trình và kết quả đào tạo

6.4.3. Trình bày kết quả trước lớp


Mỗi nhóm (các thành viên do nhóm phân trình bày từng nội dung) sẽ trình bày trước
lớp bằng PowerPoint (theo mẫu dưới đây) về quá trình, phương pháp thực hiện và kết quả
trong thời gian 30 phút và 15 phút để chia sẻ với các nhóm khác.
5
6.5. Báo cáo hoàn thành bài tập lớn
Báo cáo hoàn thành bài tập lớn nộp cho giảng viên với các nội dung sau:
6.5.1. Hình thức trình bày báo cáo Bài tập lớn
6.5.1.1. Trình bày trang in
- Báo cáo Bài tập lớn trình bày trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm), số
lượng từ 15-20 trang, được tính kể từ phần Mở đầu đến hết phần Kết luận, sử dụng chữ
(Times New Roman) cỡ 13 của hệ soạn thảo Microsoft Word hoặc tương đương; sử dụng
bảng mã Unicode; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa
các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 2 cm; lề dưới 2cm; lề trái 3 cm; lề phải 2
cm. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang;
- Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy, từ phần Mở đầu đến hết phần
Kết luận đánh số bằng chữ số Arập, các phần còn lại đánh số bằng chữ số Lamã viết thường.
6.5.1.2. Đánh số mục và tiểu mục
Các mục của báo cáo Bài tâp lớn được trình bày và đánh số thành nhóm số, nhiều nhất
gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương, tương tự như hướng dẫn cho KLTN.
6.5.1.3. Bảng biểu, hình vẽ, hình ảnh, công thức
- Tương tự như hướng dẫn cho KLTN;
- Bảng, hình, đồ thị ... phải có tên, đơn vị tính, nguồn (tên, đơn vị tính ở phía trên, nguồn
ở phía dưới bảng, hình, đồ thị...).
6.5.1.4. Trích dẫn và sắp xếp tài liệu tham khảo
Tương tự như hướng dẫn cho KLTN.
6.5.2. Kết cấu của báo cáo TTTN
BÌA CHÍNH (giấy bìa mềm);
BÌA PHỤ (giấy thường, nội dung tương tự như bìa chính);
6
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
MỤC LỤC (chỉ lấy đến mục 03 chữ số và ghi rõ số thứ tự trang);
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT;
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ;
MỞ ĐẦU

- Nêu lên ý nghĩa của vấn đề làm Bài tâp lớn

- Nêu mục tiêu của việc làm Bài tập lớn

- Nêu lên giới hạn của việc làm bài tập lớn

(Khoảng 1,5-2 trang A4).


I. TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN VÀ PHƯƠNG PHÁP

1.1. Tổ chức quá trình thực hiện Bài tập lớn (nêu đầy đủ toàn bộ các bước, các công việc
thực thiện bải tập lớp mà nhóm thực hiện)
1.2. Phương pháp thực hiện bài tập lớn (trình bày cụ thể từng phương pháp đã áp dụng ở
mỗi giai đoạn hoặc trong các bước chính)
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN
2.1. Mô tả doanh nghiệp
2.2. Đối tượng đánh giá NCĐT
2.3. Kết quả đánh giá NCĐT
2.4. Kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực cho doanh nghiệp
2.5. Phương án triển khai đào tạo PTNL
(Các mục 2.2; 2.3; 2.4 phải trình bày cụ thể các luận giải về cơ sở, căn cứ và tính thực
tiễn)
III. TỰ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN
3.1. Những kết quả chung mà nhóm đạt được
Cả nhóm tự đánh giá:
3.1.1. Học đươc gì về kiến thức: (mô tả cụ thể)

7
3.1.2. Làm được gì về kỹ năng: (mô tả cụ thể)
3.1.3. Thay đổi gì về nhận thức: (mô tả cụ thể)
3.1.4. Những kiến thức, kỹ năng, thái độ đạt được giúp gì cho học phần này và sử dụng
sau khi ra trường: (mô tả cụ thể)
3.1.5. Sự tham gia của các thành viên trong nhóm: mô tả cụ thể vào bảng 03
Bảng 03: Đánh giá của nhóm đối với từng thành viên

STT Tiêu chí Mô tả cụ thể đánh giá của nhóm cho từng thành viên
TV1 TV2 TV3 TV4 TV5 TV6 …
1 Vị trí, trò trong
nhóm (TN, TV
hay các vị trí khác
do nhóm giao)
2 Mực độ tham gia
(tích cực, chủ
động…)
3 Trách nhiệm với
nhóm (cao, bình
thường, thấp)
4 Sáng kiến, ý
tưởng mới (nêu
rõ nếu có; không)
5 Trình bày và viết
báo cáo (tham
gia với vai trò
chủ chốt, tích
cực bình
thường, thấp)

3.1.6. Quản lý nhóm: (mô tả cụ thể)


3.1.7. Kiến nghị của nhóm: (kiến nghị cụ thể)
3.1.8. Tự đánh giá cho điểm

8
Cả nhóm thống nhất điểm của nhóm đạt được: …… điểm (theo thang điểm 10)
3.2. Những kết quả của mỗi thành viên trong nhóm
Mỗi thành viên tự đánh giá:
3.2.1. Thành viên 1
- Liệt kê ít nhất 5 điểm mà bản thân đạt được, gồm: kiến thức học được gì?; kỹ năng làm
được gì?; Mức độ tham gia trong nhóm?; giúp được gì cho học tập học phần này?; sẽ dụng
sau khi ra trường…
- Kiến nghị của thành viên
3.2.2. Thành viên 2
……………..
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO;
PHỤ LỤC (nếu có)
KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN
Mẫu bìa của báo cáo thực hiện Bài tập lớn:

9
-----------------------

10

You might also like