Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

CHƯƠNG 7 KẾ HOẠCH QUẢN LÍ

7.1 sơ đồ tổ chức về nhân sự

CHỦ QUÁN
(Ngô Nguyễn Lập Tài )

KẾ TOÁN QUẢN LÍ

LAO CÔNG
THU NGÂN PHỤC VỤ PHA CHẾ BẢO VỆ
(TẠP VỤ)

Mô hình 7.1 sơ đồ tổ chức về nhân sự

7.2 Nghĩa vụ

Chủ quán: Là nhà đầu tư , người thành lập và điều hành mọi hoạt động của quán , chịu
trách nmhiệm về mặt pháp lí . Là người quản lý và điều hành mọi hoạt động quán, chịu
trách nhiệm trước pháp luật. Chủ quán đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động và
sự phát triển của quán, đưa ra các chiến lược, định hướng và quyết định cuối cùng

Quản lý: Là người thay mặt chủ quán điều hành hoạt động của nhân viên. Sẽ là người hỗ
trợ chủ quán công việc hằng ngày, người quản lý phải có kinh nghiệm, năng lực quản trị,
giải quyết tình huống và cùng chủ quán đưa ra các phương hướng phát triển cho quán.

Số lượng: 1 người

Kế toán : Kế toán quán là người chịu trách nhiệm về việc ghi chép, hạch toán các hoạt
động tài chính của quán ăn, nhà hàng. Công việc của kế toán quán bao gồm các nhiệm vụ
chính sau:Lập hóa đơn, chứng từ, hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính, kế toán quán
có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính của quán theo quy định của pháp luật, bao gồm
báo cáo thu chi, báo cáo lãi lỗ, báo cáo tồn kho,... Các báo cáo tài chính này được sử
dụng để cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo nhà hàng về tình hình tài chính của quán ăn,
nhà hang, kiểm soát chi phí.

Số lượng: 1 nhân viên.

Pha chế: là người pha chế các loại thức uống cho khách hàng. Vì vậy, người pha chế cần
có chuyên môn về pha chế các loại cà phê, trà, sinh tố, nước ép hoa quả,... đồng thời phải
có sự khéo léo, tinh tế và tính sáng tạo. Người pha chế cần phải biết tiết kiệm các nguyên
liệu trong quán.

Số lượng: 4 nhân viên.

Thu ngân: Là người trực tiếp tính chi phí, thu tiền. : Là nhân viên có nhiệm vụ thu ngân
và thanh toán các khoản tiền của quán, tổng hợp chi phí và xác định doanh thu, lợi nhuận
của quán, báo cáo thuế. Phải là người tin cậy của ban quản lý, trung thực, được kiểm tra
và giám sát của ban quản lý một cách thường xuyên thông qua sổ sách ghi lại.

Số lượng : 1 nhân viên

Phục vụ: Là người làm nhiệm vụ bưng bê các loại thức uống và đồ ăn cho khách, đảm
bảo vệ sinh, dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng. Cần phải có ngoại hình dễ nhìn, luôn tuân thủ
mặc đúng đồng phục, lễ phép, nhiệt tình và phải có thái độ nhẹ nhàng, tận tình và chu đáo
với khách hàng.

Số lượng: làm việc theo ca, 3 ca 1 ngày, mỗi ca gồm 4 - 5 nhân viên.

Lao công: Là người dọn dẹp vệ sinh và rửa ly.

Số lượng: 2 người.

Bảo vệ: Là người trông coi, giữ xe và bảo vệ tài sản của quán. Họ là người có sực khoẻ
tốt.

Số lượng:2 người.
7.3 Mô tả công việc và yêu cầu đối với từng vị trí

a. Phục vụ

Yêu cầu:

a. Có ý thức phục vụ: Nhân viên phục vụ phải có tinh thần trách nhiệm, tận tâm, luôn
sẵn sàng phục vụ khách hàng.

b. Tự giác trong công việc: Nhân viên phục vụ phải chủ động, tự giác trong công
việc, không cần phải nhắc nhở.

c. Tuân thủ nội quy quán: Nhân viên phục vụ phải tuân thủ nghiêm túc nội quy quán,
quy định của nhà hàng.

Ghi nhớ và thực hiện 4 điều cơ bản của sự nghiệp phục vụ mà quán đưa ra:

a. Khách hàng luôn luôn đúng: Nhân viên phục vụ phải coi khách hàng là thượng đế,
luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

b. Nếu khách hàng sai xem lại điều 1: Trong trường hợp khách hàng có những yêu
cầu hay phản hồi không đúng, nhân viên phục vụ phải bình tĩnh, khéo léo giải
quyết, không được tranh cãi hay tỏ thái độ khó chịu.

c. Khách hàng là người trực tiếp trả lương cho tất cả chúng ta: Nhân viên phục vụ
phải hiểu rằng khách hàng là nguồn thu nhập chính của nhà hàng, vì vậy phải luôn
cố gắng phục vụ khách hàng tốt nhất.

d. Văn hóa cảm ơn: Nhân viên phục vụ phải luôn thể hiện sự biết ơn đối với khách
hàng, đồng nghiệp và cấp trên.

Nội dung công việc phục vụ:

Đầu ca:

a. Lấy dấu vân tay đầu ca.


b. Vệ sinh khu làm việc: Lau bàn ghế; Giặt khăn lau bàn;...

Trong ca:

Thường xuyên chăm sóc khách hàng:

a. Quan sát khu vực phụ trách, phát hiện và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

b. Chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình, lịch sự.

c. Đảm bảo vệ sinh khu vực phụ trách luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

Kết ca:

a. Bàn giao khách hàng cho ca tiếp theo.

b. Lấy dấu vân tay kết ca.

b. Pha chế

Yêu cầu

1. Tuân thủ nội quy: Nhân viên pha chế phải tuân thủ nghiêm túc nội quy của nhà
hàng, quán ăn.

2. Tự giác, trung thực, hết lòng vì công việc: Nhân viên pha chế phải có ý thức trách
nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt công việc được giao.

3. Vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong công việc: Nhân viên pha chế phải giữ gìn vệ
sinh cá nhân sạch sẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh khu vực làm việc và các dụng cụ
nấu nướng.

4. Kỹ năng nghề nghiệp: Nhân viên pha chế phải có kỹ năng pha chế chuyên nghiệp,
đảm bảo thời gian, chất lượng, số lượng và trình bày đẹp mắt cho các món đồ
uống.
5. Tiết kiệm: Nhân viên pha chế phải thực hành tiết kiệm triệt để trong công việc,
tránh lãng phí nguyên vật liệu.

6. Kiểm tra hệ thống: Nhân viên pha chế phải thường xuyên kiểm tra hệ thống điện,
nước, ga để đảm bảo hoạt động tốt.

7. Không lạm dụng: Nhân viên pha chế không được lạm dụng chức vụ để sử dụng
thực phẩm của quán dưới bất kỳ hình thức nào.

8. Đóng góp ý kiến: Nhân viên pha chế cần đóng góp ý kiến mang tính xây dựng để
công việc được hiệu quả hơn.

9. Trách nhiệm với tài sản: Nhân viên pha chế phải có trách nhiệm với tài sản của
quán, thực hiện tốt cách vận hành máy móc và bảo quản các vật dụng dùng trong
công việc.

10. Gọi hàng: Nhân viên pha chế phải lên kế hoạch gọi hàng cho ca làm việc kế tiếp,
nhận hàng theo đơn đặt hàng và kiểm tra số lượng, chất lượng, qui cách trước khi
nhận hàng.

11. Kiểm kê: Nhân viên pha chế cần hỗ trợ trưởng bộ phận làm các công việc kiểm kê
hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

12. Phòng cháy chữa cháy: Nhân viên pha chế phải đọc kỹ nội quy phòng cháy chữa
cháy và thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy, luôn cảnh giác các nguy cơ
cháy nổ và nắm được các cách xử lý khi có cháy nổ xảy ra.

Nội dung công việc

 Đầu ca:

1) Lấy dấu vân tay đầu ca.

2) Kiểm tra hệ thống điện, nước, ga.

3) Đảm bảo vệ sinh khu vực làm việc.


4) Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế.

 Trong ca:

1) Tiếp nhận order từ khách hàng.

2) Pha chế đồ uống theo yêu cầu.

3) Bàn giao đồ uống cho khách hàng.

4) Đảm bảo vệ sinh khu vực làm việc.

 Kết ca:

1) Dọn dẹp khu vực làm việc.

2) Kiểm kê nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế.

3) Báo cáo công việc cho trưởng bộ phận.

c.Lao công (tạp vụ)

Yêu cầu

Cung ứng ly, chén, tách

1) Thu dọn ly bẩn từ các khu vực phục vụ khách hàng, mang đi rửa sạch theo quy
định.

2) Chuyển ly sạch ra các khu vực phục vụ khách hàng.

Vệ sinh nhà vệ sinh

1) Làm sạch nhà vệ sinh, bao gồm sàn, bồn rửa tay, vách tường, bồn tiểu, bồn vệ
sinh,...

2) Giặt sạch khăn lau tay, đảm bảo cung cấp đủ giấy vệ sinh, nước rửa tay,...

3) Thường xuyên kiểm tra các thiết bị trong nhà vệ sinh, nếu có vấn đề thì báo ngay
cho quản lý.
Vệ sinh phòng, sàn nhà, sân, các gốc cây

1) Quét rác vỉa hè quán.

2) Dọn rác sạch sẽ các gốc cây.

3) Lau sàn nhà.

4) Thay chăn, gối, drap sau khi khách sử dụng phòng.

5) Xếp dép lên kệ.

Tác nghiệp

1) Khi cần mua công cụ dụng cụ (xà phòng, giấy vệ sinh,...), đề xuất với thu ngân.

2) Khi có vấn đề phát sinh, tác nghiệp trực tiếp với quản lý.

d. Bảo vệ

Yêu cầu

1) Tuân thủ nội quy: Nhân viên bảo vệ phải tuân thủ nghiêm túc nội quy của nhà
hàng, quán ăn.

2) Trung thực, trách nhiệm: Nhân viên bảo vệ phải có ý thức trách nhiệm cao, luôn
hoàn thành tốt công việc được giao.

3) Sức khỏe tốt: Nhân viên bảo vệ phải có sức khỏe tốt, có thể đảm bảo thực hiện các
nhiệm vụ được giao.

4) Kỹ năng giao tiếp: Nhân viên bảo vệ phải có kỹ năng giao tiếp tốt, có thể xử lý các
tình huống phát sinh một cách khéo léo.

5) Kỹ năng xử lý tình huống: Nhân viên bảo vệ phải có kỹ năng xử lý tình huống tốt,
có thể ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp.

Nội dung công việc

1) Giữ gìn an ninh trật tự:


a) Tuần tra, kiểm soát khu vực được giao, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi
phạm an ninh trật tự.

b) Xử lý các tình huống phát sinh một cách kịp thời, hiệu quả.

2) Bảo vệ tài sản:

a) Bảo vệ tài sản của nhà hàng, quán ăn khỏi các hành vi trộm cắp, phá hoại.

b) Kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ mất mát tài sản.

3) Hỗ trợ khách hàng:

a) Hỗ trợ khách hàng khi cần thiết, đảm bảo an toàn cho khách hàng.

b) Giải đáp thắc mắc của khách hàng về dịch vụ của nhà hàng, quán ăn.

7.4 Mức lương , đào tạo và khen thưởng

Mức lương : Mức lương nhân viên có thể tăng thêm mỗi năm tùy thuộc vào mức độ gắn
bó với quán cafe.

Vị trí công việc Mức lương (tháng) Vị trí công việc Mức lương (tháng)
Quản lí 7-10 triệu đồng Phục vụ 4-5 triệu đồng
Thu ngân 5-7 triệu đồng Tạp vụ 3,5 - 4,5 triệu đồng
Pha chế 4-6 triệu đồng Bảo vệ 4- 5 triệu đồng
Bảng 7.1 Mức lương dự kiến

Chi phí nhân công hiện tại và trong tương lai: tuỳ vào từng vị trí có mức lương khác
nhau.

Nhân viên Số lượng Người/ca/tháng Tổng cộng

Quản lí 1 2,500,000.00 2,500,000.00

Pha chế 4 1,500,000.00 6,000,000.00


Kế toán 1 2,000,000.00 2,000,000.00

Thu ngân 1 2,000,000.00 2,000,000.00

Phục vụ 12 800,000.00 9,600,000.00

Lao công 2 800,000.00 1,600,000.00

Bảo vệ 2 1,000,000.00 2,000,000.00

Tổng cộng 23,200,000.00

Bảng 7.2 Chi phí nhân công hiện tại và trong tương lai

Nếu năm đầu tiên, quán Luka Coffee phát triển đạt lợi nhuận cao, các nhân viên sẽ
được tang 100,000 VNĐ/Người.

Đào tạo: Chủ quán chịu trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên của mình quen với công
việc, đặc biệt là nhân viên phục vụ và quản lý hướng dẫn phục vụ và ứng xử, ngoài ra
chính bản thân người chủ cũng cần phải học về kiến thức chuyên ngành để phục vụ tốt
hơn

Khen thưởng: Có mức tiền thưởng cuối tháng cho mỗi vị trí, giao động từ 150.000đ –
200.000đ, tùy thuộc vào chất lượng làm việc, năng suất và số ngày làm việc của nhân
viên goài những đợt thưởng thêm vào những ngày lễ, tết, quán còn trích lợi nhuận
thưởng cho nhân viên nếu vượt qua tiêu chí doanh thu. Đây là một biện pháp nhằm kích
thích sự phấn khởi, nhiệt tình của nhân viên trong công việc, giúp họ làm tốt công việc
và đóng góp cho sự phát triển của quán.

Cụ thể, quán sẽ thưởng cho nhân viên theo tỷ lệ phần trăm doanh thu vượt qua tiêu chí.
Tỷ lệ này sẽ được quy định cụ thể trong nội quy của quán. Ví dụ, nếu doanh thu của quán
vượt qua 100 triệu đồng, quán sẽ thưởng cho nhân viên 10% doanh thu vượt qua. Như
vậy, nếu doanh thu của quán là 120 triệu đồng, nhân viên sẽ được thưởng 2 triệu đồng
(120 - 100 = 20 * 10/100 = 2).
CHƯƠNG 8 QUẢN TRỊ RỦI RO

Mọi kế hoạch kinh doanh đều có thể có sai sót, vì vậy quản trị rủi ro là một trong những
phương pháp giúp giảm thiểu những yếu tố phát sinh bất ngờ, đảm bảo tổ chức thực hiện
được mục tiêu đề ra. Trong kinh doanh quán cà phê, có một số rủi ro tôi đã tìm hiểu
vàcần lưu ý như sau

Rủi ro về pháp lý: Mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có những quy định riêng, việc mở quán
cà phê cũng không ngoại lệ. Các quy định này bao gồm: đăng ký giấy phép kinh doanh,
giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp đồng thuê mặt bằng, đăng ký thương
hiệu, kê khai thuế,...

Để giải quyết rủi ro này, tôi- chủ quán sẽ tự tìm hiểu thông qua những người có kinh
nghiệm hoặc thuê luật sư hỗ trợ. Điều này sẽ đảm bảo an toàn mọi mặt về thủ tục pháp lý,
tránh xảy ra những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh cũng như uy tín, thương
hiệu.

Rủi ro về mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng kinh doanh là một trong những vấn đề quan
trọng ảnh hưởng đến doanh thu của quán. Trước khi kí hợp đồng thuê mặt bằng, quán tôi
sẽ lưu ý một số yếu tố như:

1. Vị trí mặt bằng: Quán sẽ chọn mặt bằng ở những khu vực đông dân cư, gần các địa
điểm công cộng, thuận tiện cho việc di chuyển.
2. Cơ sở vật chất: Mặt bằng cần có diện tích đủ rộng để bố trí các khu vực chức
năng, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
3. Điện nước: Đảm bảo cung cấp đủ điện nước để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Rủi ro về văn hóa: Mỗi vùng miền đều có sự khác nhau về văn hóa, ẩm thực hay kiến
trúc,... Vì vậy, không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu của từng cá nhân. Để giải quyết
vấn đề này, quán tôi có thể sẽ áp dụng một số giải pháp sau:

1. Hướng khách hàng thưởng thức sự khác biệt của các vùng văn hóa khác.
2. Xây dựng đội ngũ nhân viên đa dạng vùng miền, có thể giao tiếp bằng nhiều ngôn
ngữ.

Rủi ro về cạnh tranh: Đối thủ tiềm ẩn trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, nhất là
trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Để cạnh tranh hiệu quả, quán sẽ:

1. Tạo dựng được phong cách riêng, khác biệt so với các đối thủ.
2. Không ngừng đầu tư cho quán để luôn tạo sự mới mẻ cho khách hàng.
3. Linh động thay đổi chiến lược khi cần thiết.

Rủi ro về đội ngũ nhân viên: Đội ngũ nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng
nhất quyết định sự thành công của quán cà phê. Một đội ngũ nhân viên đoàn kết, chuyên
nghiệp sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, góp phần thu hút và giữ chân
khách hàng. Tuy nhiên, sự bất hòa trong nội bộ cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến mục tiêu chung của quán.

Để hạn chế rủi ro này, quán sẽ:

1. Lựa chọn kĩ càng nhân viên

Chủ quán cần có tầm nhìn và khả năng lãnh đạo tốt để lựa chọn được những nhân viên có
phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc. Ngoài ra, chủ
quán cũng cần chú ý đến tính cách, sở thích của nhân viên để đảm bảo họ có thể hòa hợp
với nhau trong môi trường làm việc.

2. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên

Nhân viên cần được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn về nghiệp vụ phục vụ, pha
chế,... để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, nhân viên cũng
cần được đào tạo về kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề,... để có thể
phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

3. Tạo môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết


Chủ quán cần tạo môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết để nhân viên cảm thấy thoải
mái, vui vẻ khi làm việc. Chủ quán có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi liên
hoan,... để nhân viên có cơ hội giao lưu, gắn bó với nhau.

Một số biện pháp cụ thể

a. Tổ chức các buổi họp định kỳ để trao đổi, chia sẻ thông tin, giải quyết các vấn đề
phát sinh.

b. Tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện bản thân, tham gia các hoạt động của quán.

c. Thưởng phạt công bằng, minh bạch để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.

CHƯƠNG 9 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn chuẩn bị:

Chuẩn bị huy động vốn: vốn chủ sở hữu.

Chuẩn bị giấy phép để đăng ký kinh doanh.

Chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu đầu vào.

Chuẩn bị nguồn nhân lực.

Chuẩn bị mặt bằng, thiết bị.

Đăng ký ATVS thực phẩm, PCCC …

2. Giai đoạn thực hiện:

Chuẩn bị hợp đồng với bên cung cấp nguyên vật liệu đầu vào.

Thực hiện marketing.

-Tìm kiếm nguồn khách hàng.

-Bán hàng.
Dịch vụ hậu mãi.

3. Giai đoạn tổng kết:

Tổng kết doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo phần trăm tiến độ thực hiện.

CHƯƠNG 10 NHỮNG CẢI TIẾN VÀ DỰ ĐỊNH TRONG

HOẠT ĐỘNG CỦA QUÁN LUKA COFFEE

10.1 Những dự định trong tương lai

Hiện nay, nhu cầu hưởng thụ của khách hàng ngày càng cao. Nếu quán không thích nghi
và nắm bắt được nhu cầu khách hàng thì sẽ trở nên lạc hậu và dẫn đến nhiều khó khăn
khác trong tương lai. Nhằm lường trước những thay đổi đó, quán có những dự định sau:

1. Các mô hình dịch vụ

2. Tổ chức những chương trình vui chơi ngay tại quán

3. Cải tiến cơ câu tổ chức

10.2 Mô tả cụ thể về các chương trình

Với mô hình này, quán sẽ tổ chức các chương trình vui chơi, giải trí ngay tại quán, chẳng
hạn như:

a. Các trò chơi trí tuệ, vận động,...


b. Các cuộc thi hát, nhảy,...
c. Các buổi biểu diễn nghệ thuật,...

Các chương trình này sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ khi
đến với quán. Ngoài ra, quán cũng sẽ trao giải cho những ai xuất sắc đạt điểm cao, nhằm
khích lệ tinh thần tham gia của khách hàng.

Khai trương mô hình ”uống càng nhiều, tiền càng ít”: Với mô hình này, khi khách
hàng đến uống nước sẽ cung cấp thông tin mỗi lần thanh toán. Qua số tiền hóa đơn,
khách sẽ có được những điểm tích lũy và có thể quy đổi điểm thành tiền hoặc mang làm
phiếu giảm giá cho những lần sau. Mô hình này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí khi
sử dụng dịch vụ của quán.

Thay đổi, tu bổ trang trí: Bên cạnh những thay đổi về mô hình dịch vụ, quán cũng nên
thường xuyên thay đổi, tu bổ trang trí để tránh gây cảm giác nhàm chán cho khách hàng.
Quán có thể thay đổi màu sơn, nội thất,... hoặc tạo ra những góc check-in mới lạ, độc đáo.
Điều này sẽ giúp quán thu hút khách hàng và tạo ấn tượng tốt đối với họ.

Những dự định trên thể hiện sự chủ động, sáng tạo của quán trong việc nắm bắt nhu cầu
của khách hàng và đáp ứng những thay đổi của thị trường. Nếu thực hiện thành công,
những dự định này sẽ giúp quán phát triển bền vững và thu hút được nhiều khách hàng
hơn.

Một số thay đổi cụ thể

1. Chương trình vui chơi

Quán có thể tổ chức các chương trình vui chơi theo chủ đề, chẳng hạn như:

a. Chương trình Halloween: Tổ chức các trò chơi hóa trang, các cuộc thi hát, nhảy,...
theo chủ đề Halloween.
b. Chương trình Giáng sinh: Tổ chức các trò chơi trang trí cây thông Noel, các cuộc
thi hát, nhảy,... theo chủ đề Giáng sinh.
c. Chương trình Valentine: Tổ chức các trò chơi dành cho các cặp đôi, các cuộc thi
hát, nhảy,... theo chủ đề Valentine.

2. Mô hình ”uống càng nhiều, tiền càng ít”

Quán có thể quy định số điểm tích lũy tối thiểu để khách hàng có thể quy đổi thành tiền
hoặc mang làm phiếu giảm giá. Ví dụ, khách hàng tích lũy được 100 điểm thì có thể quy
đổi thành 10.000 đồng hoặc mang làm phiếu giảm giá 10% cho lần mua hàng tiếp theo.

3. Thay đổi, tu bổ trang trí

Quán có thể thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để lên ý tưởng và thực hiện việc thay
đổi, tu bổ trang trí. Ngoài ra, quán cũng có thể tham khảo ý kiến của khách hàng để có
được những thay đổi phù hợp với nhu cầu của họ.

Với những thay đổi này, quán sẽ trở nên hấp dẫn và thu hút hơn đối với khách hàng.

10.2 Cơ cấu quản lý cải tiến

Quán Luka Coffee chú trọng xây dựng đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ
chuyên môn cao, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh cà phê. Trong tương lai , nếu quán càng
phát triển sẽ có những dự định thay đổi về cơ câu quản lí để phù hợp qui mô phát triển
trong thời đại tới. Để đạt được mục tiêu này, quán sẽ xây dựng cơ cấu quản lý theo mô
hình mảng chức năng, với các cấp quản lý chính như sau:

1. Ban lãnh đạo: Cấp quản lý cao nhất của quán, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt
động của quán. Ban lãnh đạo sẽ bao gồm chủ quán và các giám đốc phụ trách các
bộ phận.

2. Các bộ phận: Quán sẽ được chia thành các bộ phận chức năng, mỗi bộ phận sẽ có
trưởng bộ phận phụ trách. Các bộ phận chính bao gồm:

a. Bộ phận kinh doanh: Phụ trách tiếp đón khách hàng, order, thanh toán,...
b. Bộ phận pha chế: Phụ trách pha chế các loại đồ uống,...

c. Bộ phận bếp: Phụ trách chế biến các món ăn nhẹ,...

d. Bộ phận hậu cần: Phụ trách quản lý kho hàng, tài sản,...

Huấn luyện nhân viên: Để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ nhân
viên, quán sẽ tổ chức huấn luyện định kỳ 3 tháng/lần. Nội dung huấn luyện sẽ bao gồm
các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc, chẳng hạn như:

1. Kiến thức về sản phẩm, dịch vụ của quán

2. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng

3. Kỹ năng pha chế, chế biến đồ ăn

4. Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc

Chương trình khen thưởng nhân viên: Để khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ nhân
viên, quán sẽ xây dựng các tiêu chí khen thưởng cụ thể, rõ ràng. Quán cũng sẽ thường
xuyên tổ chức các chương trình khen thưởng để ghi nhận những đóng góp của nhân viên.

Một số cải tiến cụ thể

a. Huấn luyện nhân viên: Quán có thể thuê các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh
cà phê để lên kế hoạch và tổ chức huấn luyện cho nhân viên. Ngoài ra, quán cũng
có thể tham khảo ý kiến của khách hàng để nắm bắt được nhu cầu của họ, từ đó
đưa ra nội dung huấn luyện phù hợp.

b. Chương trình khen thưởng nhân viên: Quán có thể xây dựng các tiêu chí khen
thưởng dựa trên kết quả công việc, thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm,... Quán
cũng cần thường xuyên tổ chứ
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://fastdo.vn/ke-hoach-kinh-doanh-mau/

2.https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/quy-trinh-phuc-vu-quan-cafe-cho-nhan-vien-
phuc-vu

3. https://www.sapo.vn/blog/cac-buoc-lap-ke-hoach-kinh-doanh

4. https://posapp.vn/mo-hinh-quan-cafe-doc-dao

5. https://horecavn.com/phan-khuc-thi-truong-trong-kinh-doanh-do-uong.html

You might also like