Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1: Cho F (Z = 9), S (Z = 16), Cl (Z = 17).

Dãy gồm các phi kim được sắp xếp theo thứ tự
tính phi kim giảm dần.
Câu 2: Nitrogen là thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản
của thực vật. Biết nitrogen có số hiệu nguyên tử là 7.
a) Viết cấu hình electron của nitrogen.
b) Nitrogen là nguyên tố s, p, d hay f?
c) Nitrogen là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Câu 3: Phosphorus được dùng vào mục đích quân sự như sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói.
Nguyên tố phosphorus ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết:
a) Cấu hình electron của phosphorus.
b) Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phosphorus.
c) Phosphorus là kim loại hay phi kim.
d) Công thức oxide cao nhất của phosphorus.
e) Công thức hợp chất khí của phosphorus với hydrogen.
f) Công thức hydroxide cao nhất của phosphorus.
g) Oxide và hydroxide cao nhất của phosphorus có tính acid hay base.
Câu 4: Một nguyên tố kim loại được sử dụng làm vỏ lon nước giải khát. Nguyên tử của các
nguyên tố này có cấu hình electron: [Ne]3s23p1. Hãy xác định tên nguyên tố này và vị trí của
nó trong bảng tuần hoàn và cho biết tính chất của nó.
Câu 5: Silicon (Si) được dùng trong công nghệ sản xuất chip máy tính hiện đại. Aluminium
(Al) được dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính
hấp thụ bức xạ điện từ Mặt Trời khá tốt. Phosphorus (P) là một khoáng chất thiết yếu đối với
sự phát triển của xương và răng.
(a) Viết cấu hình electron nguyên tử của Si (Z = 14), Al (Z = 13) và P (Z = 15).
(b) Xác định vị trí của 3 nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.
(c) Hãy so sánh tính phi kim của Si, Al và P.
Câu 6: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14.
a) Xác định vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn.
b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần.
c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự độ âm điện giảm dần.
d) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.
Câu 7: Tính số electron, viết cấu hình electron và xác đinh vị trí của A, B (Z A < ZB) trong
bảng tuần hoàn trong các trường hợp sau:
(b) A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng
tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32.
(c) A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng
tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 52. (17-35)
Câu 8: Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm
VA. Ở trạng thái đơn chất, X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân
nguyên tử của X và Y là 23.
a) Xác định X, Y.
b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X, Y và
nêu tính chất acid – base của chúng.
Câu 9: Oxide cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5, được sử dụng làm chất hút ẩm cho chất
lỏng và khí. Hợp chất của R với hydrogen ở thể khí có chứa 8,82% hydrogen về khối lượng,
là khí rất độc, gây chết với các triệu chứng khó hô hấp, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
a) Xác định công thức phân tử của hợp chất khí của R với hydrogen.
b) Nêu vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
c) Viết cấu hình electron theo ô orbital của nguyên tử R.

Câu 10: Một nguyên tố R ở nhóm IIA. Trong hợp chất với oxygen, R chiếm 71,43% về khối
lượng.
a) Xác định nguyên tử khối của R.
b) Cho 16 gam R trên tác dụng hoàn toàn với nước thu được hidroxide. Tính khối lượng
hidroxide thu được.

Câu 11: Khi cho 8 gam oxide kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch
HCl 20% thu được 19 gam muối chloride.
a) Xác định tên kim loại M.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl 20% đã dùng.
Câu 12: Hòa tan 20,2 gam hỗn hợp 2 kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IA vào
nước thu được 7,437 lít khí hydrogen (điều kiện chuẩn) và dung dịch A.
a) Tìm tên hai kim loại.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch A.

You might also like