Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

Khái niệm:

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ
xã hội ở những nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã
hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng
tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất đặ trưng ấy.

Yếu tố cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội:

Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các
mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của
hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.

Lực lượng sản xuất (Người lao động và Tư liệu sản xuất): là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu
chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định
sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.

Quan hệ sản xuất:

Là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối, và quyết định mọi quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu
chuẩn quan trọng nhất để phân biệt bản chất các chế độ xã hội khác nhau.

Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tác động tích cực
trở lại lực lượng sản xuất.

Kiến trúc thượng tầng: Là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực
tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội.

Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội không chỉ mang tính trừu tượng, mà còn mang tính cụ thể,
cho phép xem xét xã hội ở từng quốc gia, dân tộc, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể với các
tiêu chí có thể xác định được với một quan hệ sản xuất đặ trưng, một trình độ phát triển lực
lượng sản xuất nhất định và một kiểu kiến trúc thượng tầng tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của
xã hội đó. (mình nghĩ đoạn này chỉ nên nói chứ ko cần đưa vào slide)

Dưới đây là các ví dụ cụ thể về các hình thái kinh tế xã hội:

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy:


Lực lượng sản xuất: Công cụ lao động thô sơ, dựa vào săn bắt, hái lượm và sản xuất tự cung
tự cấp.

Quan hệ sản xuất: Sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều
tham gia lao động và hưởng thụ sản phẩm một cách bình đẳng.

Cơ sở hạ tầng kinh tế: Xã hội tổ chức dưới dạng cộng đồng, không có sự phân chia giai cấp.

Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ:

Lực lượng sản xuất: Công cụ lao động cải tiến hơn so với thời cộng sản nguyên thủy, bao
gồm nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Quan hệ sản xuất: Người chủ sở hữu cả tư liệu sản xuất và nô lệ. Nô lệ phải làm việc cho chủ
nô mà không được trả công hoặc chỉ nhận được một phần nhỏ để duy trì sự sống.

Cơ sở hạ tầng kinh tế: Xã hội phân chia rõ ràng thành hai giai cấp chính: chủ nô và nô lệ.

Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến:

Lực lượng sản xuất: Nông nghiệp phát triển hơn với các công cụ và phương pháp canh tác
mới. Thủ công nghiệp và thương mại cũng bắt đầu phát triển.

Quan hệ sản xuất: Địa chủ sở hữu ruộng đất, nông dân làm việc trên đất của địa chủ và phải
nộp tô thuế hoặc lao dịch.

Cơ sở hạ tầng kinh tế: Xã hội phân chia thành địa chủ phong kiến và nông dân, cùng với một
số giai tầng khác như thợ thủ công và thương nhân.

Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa:

Lực lượng sản xuất: Công nghiệp hóa, sử dụng máy móc và công nghệ tiên tiến trong sản
xuất. Hệ thống nhà máy và công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Quan hệ sản xuất: Tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của các nhà tư bản. Người lao động bán sức
lao động để nhận lương. Giá trị thặng dư do lao động tạo ra bị tư bản chiếm hữu.

Cơ sở hạ tầng kinh tế: Xã hội phân chia thành hai giai cấp chính: tư sản và vô sản.

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:

Lực lượng sản xuất: Phát triển cao nhất với công nghệ tiên tiến và tự động hóa toàn diện, đáp
ứng nhu cầu của toàn xã hội.
Quan hệ sản xuất: Sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Sản xuất và phân phối theo nguyên tắc
"làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu".

Cơ sở hạ tầng kinh tế: Không còn giai cấp, xã hội hoàn toàn bình đẳng và tự do.

You might also like