Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

I.

Quyền Nhân Thân


1. Khái Niệm
Quyền nhân thân là cơ sở pháp lý để bảo vệ cho cá nhân tồn tại với tư
cách là một thực thể, một chủ thể độc lập trong cộng đồng. Với bản chất
là một bộ phận quyền dân sự, quyền nhân thân có đầy đủ các đặc điểm
của quyền dân sự nói chung. Ngoài ra nó còn mang một số đặc điểm
riêng biệt nhằm phân biệt với quyền tài sản.
2. Đặc Điểm Của quyền Thân Nhân
 quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản :
Đối tượng của quyền nhân thân là một giá trị tinh thần, do đó,
quyền nhân thân không biểu hiện bằng vật chất, không quy đổi
được thành tiền và mang giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần và
tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể
trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không thể bị định
đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người khác. Một người
không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ. Pháp luật quy
định cho mọi chủ thể đều bình đẳng về quyền nhân thân. Mỗi
một chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được
pháp luật bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.

 quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không
thể chuyển dịch :
Mỗi một chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó,
quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Mặc
dù vậy, quyền nhân thân không bị phụ thuộc, chi phối bởi bất kỳ
yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tôn giáo,
địa vị xã hội,….

Quyền nhân thân không thể chuyển dịch cho người khác, tức là,
quyền nhân thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó hoặc
trong một số trường hợp do chủ thể khác được pháp luật quy
định thực hiện. Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong
các giao dịch mua bán, trao đổi, tặng, cho,…
3. Các quyền thân nhân theo quy định của bộ luật dân sự 2015
Theo quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền nhân thân bao gồm:
 Quyền có họ, tên.
 Quyền thay đổi họ, tên.
 Quyền xác định và xác định lại dân tộc.
 Quyền khai sinh, khai tử.
 Quyền đối với quốc tịch; quyền đối với hình ảnh.
 Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân
thể.
 Quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín.
 Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
 Quyền xác định lại giới tính.
 Chuyển đổi giới.
 Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
 Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình.
3.1 Quyền có họ tên
- Cá nhân có quyền có họ, tên . Họ, tên của một người được xác
định theo họ, tên khai sinh của người đó. Họ của cá nhân được xác
định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha
mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập
quán.
* Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được
xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với
người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật
hôn nhân và gia đình.
3.2 Quyền thay đổi họ tên
- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận việc thay đổi họ trong vài trường hợp sau đây:
+Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc
ngược lại
+ Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống
của mình
+Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ
+Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài
+ Một số trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định
3.3

You might also like