Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN


---------------------------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC 1
NGÀNH: Kỹ Thuật Điều Khiển Và Tự Động Hóa
CHUYÊN NGÀNH: Tự Động Hóa Công Nghiệp

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu, chế tạo mạch nguồn 12V đối xứng

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Đạt

Sinh viên : Nguyễn Hữu Việt MSV :12222414


Lớp : Đ-ĐTK20 Mã lớp: 122221.6

Hưng Yên, năm 2024

i
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... ....
...................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... ....
...................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Hưng Yên, ngày....tháng .... năm .....


Giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Văn Đạt

ii
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, các thiết bị điện tử
đang và sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong hầu hết trong các lĩnh vực
kinh tế- xã hội cũng như trong đời sống. Trong tất cả các thiết bị điện tử vấn đề
nguồn cung cấp là một trong những vấn đề quan trọng nhất quyết định đến sự
làm việc ổn định của hệ thống. Hầu hết các thiết bị điện tử đều sử dụng các
nguồn điện một chiều được ổn áp với độ chính xác và ổn định cao. Hiện nay kỹ
thuật chế tạo các nguồn điện ổn áp cũng đang là một khía cạnh đang được nghiên
cứu phát triển với mục đính tạo ra các khối nguồn có công suất lớn, độ ổn định,
chính xác cao, kích thước nhỏ.

Từ tầm quan trọng trong ứng dụng thực tế của nguồn điện một chiều ổn áp và
củng cố lại những kiến thức được học và áp dụng thực hành trong thực tế, nên
em đã chọn đề tài: “Thiết kế và chế tạo mạch nguồn 12V đối xứng” để qua đó
tìm hiểu kĩ hơn về nguyên lí hoạt động của các mạch nguồn đòng thời củng cố
thêm kĩ năng trong thiết kế các mạch điện tương tự.

Trong quá trình thực hiện đề tài em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Nguyễn
Văn Đạt đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.

Do khả năng kiến thức bản than còn hạn chế, đề tài chắc chắn sẽ không tránh
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến thầy để đề tài được
hoàn thiện hơn.

iii
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.................................................................

1.1 Yêu cầu của đề tài...........................................................................................

1.2 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................

1.3 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................

1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................

1.5 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................

1.6 Ý nghĩa đề tài..................................................................................................

1.7 Kết Luận..........................................................................................................

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................

2.1 Tụ điện.............................................................................................................

2.1.1 Khái niệm.................................................................................................

2.1.2 Cấu tạo......................................................................................................

2.1.3 Nguyên lý hoạt động................................................................................

2.1.4 Phân loại tụ điện.......................................................................................

2.1.5 Ứng dụng của tụ điện trong thực tế..........................................................

2.2 Diot..................................................................................................................

2.2.1 Khái niệm.................................................................................................

2.2.2 Phân loại...................................................................................................

2.2.3 Cấu tạo......................................................................................................


iv
2.2.4 Nguyên lý hoạt động................................................................................

2.2.5 Ứng dụng..................................................................................................

2.3 Điện trở............................................................................................................

2.3.2 Phân loại...................................................................................................

2.3.3 Nguyên lí hoạt động.................................................................................

2.3.4 Công dụng của điện trở trong mạch điện.................................................

2.3.5 Giá trị của điện trở..................................................................................10

2.4 Biến áp...........................................................................................................11

2.4.1 Khái niệm...............................................................................................12

2.4.2 Cấu tạo....................................................................................................13

2.4.3 Công dụng của máy biến áp...................................................................14

2.5 IC LM7812....................................................................................................14

2.5.1 Thông số kỹ thuật...................................................................................15

2.5.2 Chức năng các chân của IC LM 7812....................................................16

2.5.3 Các ứng dụng..........................................................................................16

2.6 IC LM7912....................................................................................................17

2.6.1 Các tính năng và thông số kỹ thuật của IC LM7912..............................17

2.6.2 Chức năng các chân................................................................................18

2.6.3 Các ứng dụng..........................................................................................18

2.7 Nguồn hạ áp một chiều..................................................................................19

2.8 Mạch chỉnh lưu..............................................................................................19

a, Lọc các thành phần xoay chiều....................................................................20


v
b, Lọc bằng tụ điện..........................................................................................21

c, Ổn định điện áp............................................................................................21

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN VÀ CHẾ TẠO MẠCH...........................23

3.1 Sơ đồ khối của hệ thống và chức năng..........................................................23

3.2 Hệ thống mạch...............................................................................................24

3.2.1 Sơ đồ mạch tổng quát.............................................................................24

3.2.2 Nguyên lí hoạt động...............................................................................24

3.2.3 Thi công mạch........................................................................................25

3.2.4 Hoàn thiện sản phẩm..............................................................................26

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI.......................................27

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 2.1: Hình dạng của tụ điện………………………………………………………..3
Hình 2.2: Ký hiệu của tụ điện…………………………………………………………..4
vi
Hình 2.3 Hình dạng của diode………………………………………………………… 6
Hình 2.4 Ký hiệu của diode…….………………………………………………………6
Hình 2.5 Nguyên lý hoạt động của diode………………………………………………7
Hình 2.6 Ký hiệu của điện trở…………………………………………………….…….8
Hình 2.7 Bảng màu của điện trở………………………………………………………10
Hình 2.8 Cấu tạo của máy biến áp…………………………………………….………11
Hình 2.9 Hình dạng IC LM7812………………………………………………………12
Hình 2.10 Các chân của IC LM7812……….…………………………………………14
Hình 2.11 Hình dạng của IC 7912…………………………………………………….15
Hình 2.12 Các chân của IC LM7912………………………………………………….16
Hình 2.13: Bộ chỉnh lưu 2 cực tính…………….……………………………………..18
Hình 3.1 Sơ đồ khối của mạch…………………………………………………...……21
Hình 3.2: Cắm mạch trên panel………………………………………………...……..23
Hình 3.3: Thiết kế mạch trên proteus……...…………………………………………..24
Hình 3.4 Mạch in sau khi ăn mòn………………………………………………..……26

vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Yêu cầu của đề tài

Một đề tài nghiên cứu khoa học phải có ý nghĩa khoa học nhằm bổ sung nội
dung lý thuyết của khoa học, làm rõ một vấn đề lý thuyết vốn tồn tại, xây dựng
cơ sở lý thuyết mới hoặc xây dựng nguyên lý các giải pháp khác nhau trong kỹ
thuật, công nghệ, tổ chức, quản lý...

Một đề tài nghiên cứu khoa học luôn mang tính mới mẻ, thời sự, hướng vào
những lĩnh vực hoạt động phức tạp, đa dạng của khoa học và đời sống, hướng tới
những vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
nào đó... Một đề tài nghiên cứu khoa học cần phù hợp với thực tế và đem lại hiệu
quả, cập nhật, mới mẻ, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển kinh tế - xã
hội, khoa học và công nghệ, đồng thời đảm bảo tính xác định, mức độ và phạm
vi.

Thực hiện đề tài này là một cơ hội để tìm hiểu nhiều hơn, rõ ràng hơn cũng như
ứng dụng mạch đếm cùng với các linh kiện khác trong thực tế. Bên cạnh đó,
cũng cho thấy việc ứng dụng quan trọng của điện tử vào trong công nghệ và
cuộc sống. Đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc thiết kế và lắp ráp
mạch điện tử.

1.2 Nội dung nghiên cứu

* Phần thuyết minh:

- Nghiên cứu tổng quan về mạch nguồn 12V đối xứng.

- Giới thiệu các linh kiện dùng trong mạch.

* Phần thực hành:

- Thiết kế chế tạo tổng quan về sơ đồ mạch.

1
- Tiến hành lắp ráp linh kiện và hàn mạch, thiết kế mô hình thực tế.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Mạch nguồn 12V đối xứng

- Các phần mềm hỗ trợ mô phỏng mạch điện như protenus....

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Dựa vào các kiến thức đã học trên lớp trong môn: Điện Tử Cơ Bản kết hợp với
những kiến thức tìm hiểu ngoài thực tế về mô hình cũng như sơ đồ mạch để thiết
kế và chế tạo mạch.

- Giáo trình liên quan đến đề tài, nguồn internet, máy vi tính.

- Các linh kiện điện tử để thi công mạch điện: IC LM7812, IC LM7912, diot,
transistor…

- Các phần mềm hỗ trợ như: Protenus.

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài được làm sử dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành đã được học trong
khoa Điện – Điện tử kết hợp với những kiến thức tìm hiểu bên ngoài để hoàn
thành sản phẩm.

- Sử dụng IC LM7812, IC LM7912

- Transistor

- Biến trở

- Diot

1.6 Ý nghĩa đề tài

2
- Để giúp sinh viên có thể củng cố kiến thức đã được học trong quá sách vở, tổng
hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như ngoài thực tế. Đề tài còn thiết
kế chế tạo thiết bị, mô hình để các sinh viên trong trường đặc biệt là sinh viên
khoa Điện – điện tử tham khảo, học hỏi tạo tiền đề nguồn tào liệu cho các học
sinh, sinh viên khóa sau có thêm nguồn tài liệu để nghiên cứu và học tập.

- Những kết quả thu được sau khi hoàn thành đề tài này trước tiên là sẽ giúp
chúng em có thể hiểu sâu hơn về các IC. Từ đó sẽ tích lũy được kiến thức cho
các năm học sau và công việc sau khi tốt nghiệp.

1.7 Kết Luận

- Kết thúc chương 1, chúng em đã làm rõ được mục tiêu của đề tài, nội dung
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đề tài, phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và một số nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước.

3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tụ điện

2.1.1 Khái niệm

- Tụ điện là một thiết bị điện tử không thể thiếu trong các mạch lọc. mạch dao
dộng và các loại mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều. Tụ điện tên tiếng anh là
Capacitor, là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện
được ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các
bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu. Về mặt lưu trữ
năng lượng, tụ điện có phần giống với ắc quy. Mặc dù cách hoạt động của chúng
thì hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng đều cùng lưu trữ năng lượng điện. Nói
cách khác tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động rất phổ biến, được cấu tạo bới
hai bản cực đặt song song, có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện
xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

Hình 2.1 Hình dạng của tụ điện

2.1.2 Cấu tạo

- Hiện nay, tự điện được biết là linh kiện có cấu tạo bởi hai bản cực kim loại đặt
song song. Tùy thuộc vào chất liệu cách điện ở giữa bản cực thì tụ điện có tên
gọi tương ứng. Ví dụ như nếu như lớp cách điện là không khí ta có tụ không khí,
4
là giấy ta có tụ giấy, còn là gốm ta có tụ gốm và nếu là lớp hóa chất thì cho ta tụ
hóa.

- Trên mỗi tụ điện thường được ghi các trị số điện áp. Đây là giá trị điện áp cực
đại mà các tụ điện có thể chịu được. Nếu sử dụng quá giá trị này tụ sẽ bị nổ.

Hình 2.2 ký hiệu của tụ điện

2.1.3 Nguyên lý hoạt động

- Tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường
bằng cách lưu trữ các electron, nó cũng có thể phóng ra các điện tích này để tạo
thành dòng điện. Đây chính là tính chất phóng nạp của tụ, nhờ có tính chất này
mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều. Nếu điện áp của hai bản mạch không
thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ
gây ra hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây là nguyên lý nạp
xả của tụ điện khá phổ biến.

2.1.4 Phân loại tụ điện

- Có nhiều cách phân loại tụ điện. Nếu như xét theo tính chất lí hóa thì tụ điện có
thể chia thành:
- Tụ điện phân cực: Đây là tụ điện có 2 đầu, chúng thường là tụ hóa học và tụ
tantalium. Loại tụ này thường có trị số lớn hơn và dùng trong các mạch có tần số
thấp hoặc dùng để lọc nguồn.
5
- Tụ điện không phân cực: Đây là loại tụ không có quy định cực tính. Tụ này có
điện dung nhỏ và dùng nhiều trong mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc
nhiễu.
- Tụ điện hạ áp và cao áp
- Tụ lọc và tụ liên tầng
- Tụ điện tĩnh và tụ điện động
- Tụ xoay có khả năng thay đổi giá trị điện dung
Xét theo chất liệu ta có thể chia tụ điện như sau:
- Có hai loại tụ chính là tụ giấy, tụ gốm và tụ hóa hay một số những loại có thể
gặp
như tụ mica màng mỏng, tụ bạc mica, tụ siêu hóa, …
- Tụ gốm: loại tụ này được làm bằng ceramic, phía bên ngoài có bọc keo hoặc
nhuộm màu.
- Tụ giấy: có bản cực là lá nhôm và điện môi là giấy tẩm dầu cách điện.

2.1.5 Ứng dụng của tụ điện trong thực tế

- Tụ điện được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật điện và điện tử.
- Ứng dụng trong hệ thống âm thanh xe hơi bởi tụ điện lưu trữ năng lượng cho
bộ khuếch đại được sử dụng.
- Tụ điện có thể để xây dựng các bộ nhớ kỹ thuật số động cho các máy tính nhị
phân sử
dụng các ống điện tử.
- Trong các chế tạo đặc biệt về vấn đề quân sự, ứng dụng của tụ điện dùng trong
các
máy phát điện, thí nghiệm vật lý, radar, vũ khí hạt nhân, …
- Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công nguồn
cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng.

6
- Và nhiều hơn nữa những tác dụng của tụ điện như xử lý tín hiệu, khởi động
động cơ, mạch điều chỉnh,…

2.2 Diot

2.2.1 Khái niệm

- Diot là thiết bị cho phép dòng điện đi qua nó theo một hướng.

Hình 2.3 Hình dạng của diode

- Ký hiệu:

Hình 2.4 Ký hiệu của diode

2.2.2 Phân loại

- Diot chỉnh lưu thường


- Diot Zener
- Diot tín hiệu
- Diot Schottky
7
- Diot quang
- Diot Laser
- LED

2.2.3 Cấu tạo

-Diot bán dẫn thường đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P
ghép với một khối bán dẫn loại N và được nối với 2 chân ra là anode và cathode.

2.2.4 Nguyên lý hoạt động

- Khi cấp nguồn cho diode theo mạch: Chân dương cấp vào chân dương anode
của diode, chân âm nguồn cấp vào chân Cathode của diode. Khi nguồn cấp lớn
hơn 0.7V với chất bán dẫn loại Si hay 0.2V với chất bán dẫn loại Ge, thì diode
dẫn hay còn gọi là phân cực thuận. Lúc này dòng điện được đi qua diode.
- Ngược lại, khi chân dương nguồn cấp vào chân Cathode của diode và chân âm
nguồn cấp vào chân Anode thì điốt không dẫn tức là không cho dòng điện chạy
qua. Người ta gọi trường hợp này là phân cực ngược.
- Diode có cực tính, điốt chỉ dẫn theo chiều thuận cực.

Hình 2.5 Nguyên lý hoạt động của diode

8
2.2.5 Ứng dụng

- Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diode thường được sử dụng trong các
mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch tách sóng, mạch
ghim áp phân cực cho transistor hoạt động.

2.3 Điện trở


2.3.1 Khái niệm, cấu tạo, kí hiệu

- Khái niệm: Điện trở là linh kiện điện tử thụ động, dùng để cản trở dòng điện.

- Ký hiệu:

Hình 2.6 Ký hiệu của điện trở


- Đơn vị tính: Ohm (Ω)

- Cấu tạo: Điện trở được cấu tạo từ những vật liệu có điển trở suất cao như làm
bằng than, magie kim loại Ni-O2, oxit kim loại, dây quấn.

2.3.2 Phân loại

- Điện trở thường: điện trở thường là các loại điện trở có công suất nhỏ từ
0,125W đến 0,5W.

- Điện trở công suất: là các điện trở có công suất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W.

- Điện trở sứ, điện trở nhiệt: Là cách gọi khác của các điện trở công suất, điện
trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng tỏa nhiệt.

- Điện trở dây cuốn: Loại điện trở này dùng dây điện trở quấn trên lõi than và có
1 lớp cách điện thường bằng sứ hoặc nhựa tổng hợp để tạo ra điện trở có giá trị
9
nhỏ và chịu được công suất tiêu tán lớn. Thường được sử dụng trong các mạch
cung cấp điện của các thiết bị điện.

- Điện trở điều chỉnh: hay còn gọi là biến trở, giá trị điện trở có thể thay đổi
được tùy ý.

2.3.3 Nguyên lí hoạt động

- Điện trở hoạt động theo nguyên lí của định luật Ohm, đây là một định luật nói
về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung
của định luật cho rằng cường độ đi qua hai điểm của một vật dẫn điện luôn tỉ lệ
thuận với hiệu điện thế đi qua hai điểm đó của vật dẫn là một điện trở với một
hằng số.

- Công thức định luật Ohm như sau:


U = I*R
Trong đó:
U là điện áp (V)
R là điện trở (Ω)
I là cường độ dòng điện (A)

2.3.4 Công dụng của điện trở trong mạch điện

Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh
kiện quan trọng không thể thiếu được như trong mạch điện, điện trở có những tác
dụng sau:

- Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 9V, nhưng ta
chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V
trên điện trở.

- Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một
điện áp cho trước.

10
- Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động

- Tham gia vào các mạch tạo dao động RLC

- Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết.

- Điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch để
tránh mạch quá tải gây ra chập cháy.

- Chia áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động, tiếp điểm cuối trong đường
truyền điện.

- Tạo ra sụt áp trên các mạch nối tiếp

2.3.5 Giá trị của điện trở

- Dùng đồng hồ đo: chuyển thang đo về điện trở, nếu trở nhỏ thì để ×1ohm hoặc
×10 ohm, nếu đo điện trở lớn hơn thì để × 1K ohm hoặc ×10K ohm. Sau đó chập
hai que đo và vặn núm điều chỉnh về giá trị 0. Đặt que đo vào hai đầu điện trở và
ghi lại kết quả.
Sử dụng bảng màu của điện trở (trong trường hợp không có đồng hồ đo):

Hình 2.7 Bảng màu của điện trở

Với điện trở có 4 vạch màu:

11
- Vạch màu thứ nhất chỉ giá trị hàng chục trong điện trở.

- Vạch màu thứ hai chỉ hàng đơn vị trong điện trở.
- Vạch màu thứ ba chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá

trị điện trở.

- Vạch màu thứ tư chỉ giá trị sai số.

Với điện trở có 5 vạch màu:

- Vạch màu thứ nhất chỉ giá trị hàng trăm trong điện trở.

- Vạch màu thứ hai chỉ hàng chục trong điện trở.
- Vạch màu thứ ba chỉ hàng đơn vị trong điện trở.
- Vạch màu thứ tư chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị
điện trở.

- Vạch màu thứ 5 chỉ giá trị sai số.

2.4 Biến áp

2.4.1 Khái niệm

Hình 2.8 Cấu tạo của máy biến áp

12
- Máy biến áp có thể hiểu là loại máy dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều. Có
loại máy biến áp biến đổi dòng điện từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao tùy
theo nhu cầu của người sử dụng.

2.4.2 Cấu tạo

Gồm hai bộ phận chính: Lõi thép (tôn silic) + Dây quấn (dây đồng hoặc dây
nhôm).
- Lõi thép của máy biến áp được xếp từ các lá tôn định hướng: Dùng để dẫn từ
thông chính của máy, được chế tạo từ vật liệu dẫn từ tốt, thường là thép kỹ thuật
điện hay lá tôn định hướng mỏng ghép lại.
+ Để giảm dòng điện xoáy trong lõi thép, người ta dùng lá thép kỹ thuật điện,
hai mặt có sơn cách điện ghép lại với nhau thành lõi thép.
- Dây quấn máy biến áp, quấn xung quanh lõi thép, được làm từ dây đồng hoặc
dây nhôm, có loại dây tròn, có loại dây dẹt, bên ngoài dây bọc một hay nhiều lớp
giấy cách điện.
+ Được chế tạo bằng dây đồng hoặc nhôm có tiết diện tròn hoặc chữ nhật, bên
ngoài dây dẫn có bọc cách điện.
- Máy biến áp thường làm mát bằng không khí, khe thoáng, tấm tản nhiệt.
- Có những biến áp công suất lớn làm mát bằng dầu, bằng cách đổ dầu vào ngâm
lõi biến áp. Khi dầu để lâu, đóng cặn thì có thể lọc bỏ cặn, hoặc thay dầu mới.

2.4.3 Công dụng của máy biến áp

Máy biến được ứng dụng phổ biến trong hệ thống truyền tải và phân phối điện
năng. Tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện để đi xa. Giảm điện
áp ở cuối đường dây truyền tải để cung cấp nguồn điện phù hợp cho việc tải điện
năng.

2.5 IC LM7812

13
- LM7812 là IC điều chỉnh điện áp dương gói TO-220 thuộc dòng LM78xx được
sản xuất bởi nhiều hãng linh kiện điện tử khác nhau. IC cung cấp điện áp đầu ra
cố định 12V bất kể điện áp đầu vào dao động hoặc thay đổi liên tục hoặc cao hơn
12V nhưng điện áp đầu vào không được quá 35V, đây là giới hạn điện áp đầu
vào tối đa mà IC này có thể xử lý. Hơn nữa điện áp đầu vào không được nhỏ hơn
14V, đó là yêu cầu điện áp đầu vào tối thiểu của IC để cung cấp đầu ra cố định
12V.

Hình 2.9 Hình dạng IC LM7812


2.5.1 Thông số kỹ thuật

Datasheet 7812

Chân 3

Điện áp ra 12V

Điện áp vào 15V – 36V DC

Dòng điện ra 3A

Nhiệt độ hoạt động 0°C – 125°C

Công suất 36W

14
Số chân Tên chân Mô tả chức năng

1 Input Điện áp vào

2 GND Chân nối đất

3 Output Điện áp ra

2.5.2 Chức năng các chân của IC LM 7812

Hình 2.10 Các chân của IC LM7812

Cách chạy an toàn trong mạch

Để có hiệu suất ổn định và lâu dài từ LM7812, không nên vận hành tải quá 1,5A,
luôn sử dụng bộ tản nhiệt phù hợp với nó, luôn kiểm tra sơ đồ chân trước khi sử
dụng và không hoạt động ở nhiệt độ dưới 0 độ C và trên +125 độ C và luôn bảo
quản ở nhiệt độ trên -65 độ C và dưới +150 độ C.

15
2.5.3 Các ứng dụng

- Mạch giảm điện áp

- Nguồn điện 12V

- Trình điều khiển động cơ

- Bộ sạc pin

- Nguồn cung cấp năng lượng mặt trời

- Các ứng dụng liên quan đến vi điều khiển

2.6 IC LM7912

- IC LM7912 là bộ điều chỉnh điện áp âm đầu ra cố định của dòng LM79xx và


đóng gói TO-220. IC này chỉ yêu cầu một hoặc hai linh kiện bên ngoài là hai tụ
lọc được đặt ở đầu vào và đầu ra của IC như thể hiện trong hình ảnh sơ đồ chân
của IC ở dưới. Các tụ điện này có thể là tụ tantalum hoặc tụ hóa và nên được đặt
càng gần IC càng tốt với dây dẫn ngắn. Phải sử dụng một bộ tản nhiệt thích hợp
cho IC để IC có thể chịu tải tối đa là 1,5A. Điện áp đầu vào phải cao hơn từ 2V
đến 3V so với điện áp đầu ra là 12V để có được điện áp đầu ra ổn định. Ngoài ra,
dòng điện đầu vào phải ở mức tối thiểu 1.5A đến 2A để có được 1.5A chính xác
ở đầu ra.

16
Hình 2.11 Hình dạng của IC 7912

2.6.1 Các tính năng và thông số kỹ thuật của IC LM7912

- Dòng điện đầu ra lên đến 1.5A

- Chức năng bảo vệ ngắn mạch

- Chức năng tắt quá nhiệt

- Giá rẻ

- Đáng tin cậy để sử dụng thương mại

- Đầu ra 12V chính xác

- Điện áp đầu vào tối đa là 35V DC

- Dòng điện tĩnh thấp

2.6.2 Chức năng các chân

Hình 2.12 Các chân của IC LM7912

Số chân Tên chân Mô tả chức năng

17
1 GND Chân nối đất

2 Input Điện áp vào

3 Output Điện áp ra

2.6.3 Các ứng dụng

- Mạch giảm điện áp

- Nguồn cấp điện kép

- Trình điều khiển động cơ

- Mạch sạc pin

- Mạch cung cấp năng lượng mặt trời

2.7 Nguồn hạ áp một chiều

- Nguồn một chiều có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện một chiều cho các thiết bị
điện tử hoạt động. Nguồn một chiều được lấy từ nguồn xoay chiều dân dụng, qua
biến đổi hạ áp bằng biến áp, và xử lý qua mạch ổn áp và cố định đầu ra đến giá
trị cần thiết.
- Yêu cầu của loại nguồn này là: Đầu ra phải ít phụ thuộc vào điện áp xoay
chiều, các tác nhân khác như nhiệt độ, độ bất ổn dòng xoay chiều, để đạt được
điều đó thì người ta thường sử dụng biến áp để hạ áp nguồn xoay chiều 220V và
sau đó ổn định dòng điện cũng như đưa dòng về các mức một chiều cần thiết
bằng hệ thống mạch gồm các linh kiện ổn áp, chỉnh lưu, lọc,…

2.8 Mạch chỉnh lưu

18
Trong mạch điện này sử dụng mạch chỉnh lưu cầu Diode hai nữa chu kì cộng
trừ. Sơ đồ cầu thường được dùng trong trường hợp điện áp xoay chiều tương đối
lớn. Tuy cùng là sơ đồ chỉnh lưu hai nửa chu kỳ nhưng nó ưu việt hơn sơ đồ cân
bằng ở chỗ cuộn thứ cấp được sử dụng toàn bộ trong hai nửa chu kỳ của điện áp
vào và điện áp ngược đặt lên Diode trong trường hợp này chỉ bằng một nửa điện
áp ngược đặt lên trong sơ đồ cân bằng. Điện áp ra cực đại khi không tải: nghĩa là
nhỏ hơn chút ít so với điện áp ra trong sơ đồ cân bằng, vì ở đây luôn luôn có hai
Diode mắc nối tiếp.
Ta thấy rằng trong từng nửa chu kỳ của điện áp thứ cấp, một cặp Diode có
Anôt dương nhất và Katốt âm nhất mở, cho dòng một chiều qua, cặp Diode còn
lại khóa và chịu một điện áp ngược cực đại bằng biên độ.

Hình 2.13: Bộ chỉnh lưu 2 cực tính

a, Lọc các thành phần xoay chiều

Trong các mạch chỉnh lưu trên, mặc dù đã chuyển từ dòng điện xoay chiều
sang dòng một cực tính, nhưng giá trị của chúng lại thay đổi theo từng chu kỳ,
theo dạng gợn sóng.
Lọc bán chu kì dương:

19
Đồ thị bán chu kì dương
Lọc bán chu kì âm:

Đồ thị bán chu kì âm

b, Lọc bằng tụ điện

Nhờ sự phóng nạp của tụ điện sẽ làm san bằng sự nhấp nhô của dòng điện
do mạch chỉnh lưu tạo ra.

Hình 2.14: Sơ đồ nguyên lý của tụ điện

20
c, Ổn định điện áp

Là nhiệm vụ làm điện áp ổn định ở đầu ra khi điện áp và tần số điện lưới thay
đổi. Điện trở ra của nguồn cung cấp yêu cầu nhỏ, để hạn chế sự ghép ký sinh
giữa các tầng, giữa các thiết bị cung nguồn chỉnh lưu.
Việc ổn định điện áp có nhiều hạn chế, nhất là đối với nguồn điện lưới có điện áp
thay đổi nhiều. Và phương pháp ổn áp bằng điện tử được sử dụng nhiều khi yêu
cầu công suất tải ra không lớn.
Các loại ổn áp thường dùng: Ổn áp kiểu tham số (dùng Diode Zener), ổn áp bù
tuyến tính (mạch ổn áp có hồi tiếp) và ổn áp xung.
Trong phạm vi tìm hiểu của đề tài này ta xét đến mạch ổn áp bù tuyến tính và
một số IC ổn áp.
Để thu nhỏ kích thước, chuẩn hóa các tham số cho các bộ mạch ổn áp, người ta
thiết kế chúng dưới dạng vi mạch, nhờ đó việc sử dụng dễ dàng hơn.
Các bộ IC trên thực tế cũng bao gồm các khối linh kiện là bộ tạo điện áp chuẩn,
bộ khuếch đại tín hiệu sai lệch, Trasistor điều khiển và bộ hạn dòng.
Các IC thường đảm bảo cho đầu ra dòng điện từ 100mA đến 1.5A. Hiện nay
người ta cũng đã chế tạo ra loại IC ổn áp có dòng ra 10A. Các loại IC ổn áp
thường dùng là : Họ 78xx, 79xx, LM317, LM337,…

21
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN VÀ CHẾ TẠO MẠCH

3.1 Sơ đồ khối của hệ thống và chức năng

Các tiêu chuẩn của khối nguồn: Điện áp vào AC 220V – 50Hz, điện áp ra cố
định DC ± 12V

Hình 3.1 Sơ đồ khối của mạch

Biến áp để biến đổi điện áp xoay chiều U1 thành điện áp xoay chiều U2 có giá trị
thích hợp với yêu cầu, ở đây biến đổi điện áp xoay chiều đầu vào 220V thành
điện áp xoay chiều đầu ra U2 là 12V.

Mạch chỉnh lưu chuyển điện áp đầu ra (điện áp xoay chiều) U2 thành điện áp
một chiều không bằng phẳng U3 (có giá trị thay đổi nhấp nhô).

Bộ lọc có nhiệm vụ san bằng điện áp một chiều đập mạch U3 thành điện áp một
chiều U4 (ít nhấp nhô hơn).

Bộ ổn áp một chiều có nhiệm vụ ổn định điện áp ở đầu ra của nó khi U4 bị thay


đổi theo sự mất ổn định của nó.

3.2 Hệ thống mạch

22
3.2.1 Sơ đồ mạch tổng quát

Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý của mạch

3.2.2 Nguyên lí hoạt động

Máy biến áp hạ áp 220V đến 12v- 0v- 24v, CT, 50Hz đang được sử dụng để hạ
áp đầu vào AC 220V xuống đầu ra AC 12V. Sau đó đi đến mạch chỉnh lưu hình
cầu, chuyển AC 12V thành một điện áp DC gợn sóng. Đầu ra từ bộ chỉnh lưu
hình cầu sau đó đi qua một bộ lọc làm mịn từ tụ điện 470uF, để loại bỏ bất kỳ
gợn sóng còn sót lại từ đầu ra của bộ chỉnh lưu. Đầu ra từ bộ lọc làm mịn sau đó
được đưa đến bộ chiều chỉnh ổn áp dương 12V (LM7812) và bộ điều chỉnh ổn áp
âm (LM7912). Hai bộ điều chỉnh ổn áp đảm bảo đầu ra DC trơn tru với tải dòng
điện không đổi. Tín hiệu DC ±12V sau đó đi qua một bộ tụ lọc lọc làm mịn khác
(470uF) để loại bỏ gợn sóng còn lại. Đầu ra của bộ lọc sau đó đi đến đầu nối
khối đầu cuối 3 chân để được lấy làm đầu ra để điều khiển bất kỳ thiết bị DC
nào.

23
3.2.3 Thi công mạch

- Khi nhận được đề tài, nhóm em đã lên tìm hiểu, nghiên cứu và chọn lựa các
linh kiện để phù hợp yêu cầu với chi phí tiết kiệm mà vẫn đạt được những yêu
cầu được giao ở đây. Sau khi thiết kế sơ đồ nguyên lý và mô phỏng trên protues,
nhóm em đã cắm mạch trên panel để khảo sát mạch ngoài thực tế. Khi cắm thử
mạch trên panel xuất hiện một số vấn đề và nhóm sinh viên đã đưa ra được cách
khắc phục và đi đến công đoạn tiếp theo.

Hình 3.2: Cắm mạch trên panel

Sau khi cắm mạch trên panel, nhóm em đã vẽ mạch in trên proteus, công đoạn vẽ
mạch có chút khó khăn ở phần đi dây làm sao cho hợp lý nhất có thể.

Hình 3.3: Thiết kế mạch trên proteus


24
- Thiết kế mạch in xong thì đến công đoạn in mạch, mạch được in trên loại giấy
chuyên dụng, dể khi ủi mực in lên phíp đồng được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

- Mạch được ủi lên phíp đồng, khi ủi lên một số nét mực bị đứt, sẽ lấy bút lông
đen tô lên những chỗ đó.

- Sau đó, tiến hành ăn mòn mạch, ở đây nhóm em sử dụng muối ăn mòn để ăn
mòm mạch.

- Sau khi ăn mòn xong mạch, ta tiến hành cọ rửa lớp mực in trên phíp đồng và
phủ lớp nhựa thông lỏng lên mạch để cho mạch không bị oxi hóa. Mạch được
phơi cho khô lớp nhựa thông.

- Mạch được phơi khô lớp nhựa thông, tiến hành khoan lỗ và hàn linh kiện lên
mạch

3.2.4 Hoàn thiện sản phẩm

Sau khi trải qua các bước chọn linh kiện và thi công lắp ráp mạch thì nhóm sinh
viên chúng em đã hoàn thiện được sản phẩm theo đúng mục tiêu ban đầu được
đề ra : hình thức gọn gàng, vỏ ngoài cứng cáp, kiểm tra sản phẩm hoạt động tốt
và không có dấu hiệu chập chờn.

Hình 3.4 Mạch in sau khi ăn mòn

25
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Sau quá trình tham khảo tìm kiếm tài liệu, thông tin qua mạng internet, sách,
báo... cùng với sự hướng dẫn tận tình chỉ bảo của thầy, cô giáo trong bộ môn
Điện – Điện tử đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Đạt và các bạn bè, đến nay em đã
hoàn thành được đồ án MH 1 . Đó là thiết kế được mạch nguồn 12V đối xứng
dùng IC LM7812 và LM7912, kết quả cuối cùng là mạch hoạt động tốt đúng
theo như yêu cầu của đề ra, mạch này nếu được áp dụng vào thực tế chắc chắn sẽ
là một thiết bị nhỏ gọn, tiết kiệm được chi phí, dễ sửa chữa. Đây là bước khởi
đầu cho sự phấn đấu, cố gắng cho quá trình học tập và làm việc sau này của
chúng em. Sau thời gian làm đồ án em đã tiếp thu được khá nhiều kiến thức bổ
ích, thật sự cảm thấy đam mê các công nghệ, nắm bắt và tổng hợp lại nhiều kiến
thức đã học được ở trường.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Đạt đã tận tình
chỉ bảo và giúp đỡ em về mặt kiến thức cũng như tinh thần để chúng em có thể
vượt qua những khó khăn từ đó có thể tìm tòi và học được nhiều kiến thức về
lĩnh vực mới và hoàn thành được đồ án như ngày hôm nay.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đên các thầy cô trong bộ môn Điện – Điện tử đã cho
em kiến thức chuyên ngành và những kinh nghiệm quý báu để cùng với sự nỗ
lưc của bản thân để có thể hoàn thành được bản đồ án môn học này.

26

You might also like