T CH C Chính PH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tổ chức chính phủ

1, Tổ chức chính phủ trong hiến pháp năm 1959


- Có tên gọi là Hội đồng Chính phủ.
- Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quan
hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội và trong thời gian Quốc
hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường
vụ Quốc hội.
- Hội đồng chính phủ bao gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng,
các Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước.
- Không quy định rõ về nhiệm kỳ.
- Căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật và pháp lệnh mà quy định những biện pháp
hành chính, ban bố những nghị định, nghị quyết, chỉ thị và kiểm tra việc thi
hành những nghị định, nghị quyết và chỉ thị ấy.
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác ra trước Quốc hội
và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+ Thống nhất lãnh đạo công tác của các Bộ và các cơ quan thuộc Hội đồng
Chính phủ.
+ Thống nhất lãnh đạo công tác của Uỷ ban hành chính các cấp.
+ Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các Bộ,các
cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết
định không thích đáng của Uỷ ban hành chính các cấp.
+ Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội
đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương và đề
nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết
ấy.
+ Chấp hành kế hoạch kinh tế và ngân sách Nhà nước.
+ Quản lý nội thương và ngoại thương.
+ Quản lý công tác văn hoá, xã hội.
+ Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, duy trì trật tự công cộng, bảo hộ quyền
lợi của công dân.
+ Lãnh đạo việc xây dựng lực lượng vũ trang của Nhà nước.
+ Quản lý công tác đối ngoại.
+ Quản lý công tác dân tộc.
+ Phê chuẩn sự phân vạch địa giới của các đơn vị hành chính dưới cấp
tỉnh.
+ Thi hành lệnh động viên, lệnh giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để
bảo vệ đất nước.
+ Bổ nhiệm và bãi miễn các nhân viên cơ quan Nhà nước theo quy định
của pháp luật.
+ Ngoài những quyền hạn trên, Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc
hội có thể trao cho Hội đồng Chính phủ những quyền hạn khác khi xét
thấy cần thiết.

2, Tổ chức chính phủ trong hiến pháp năm 1980


- Có tên gọi là Hội đồng Bộ trưởng
- Cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất.
- Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội
không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
- Hội đồng Bộ trưởng gồm: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
- Nhiệm kỳ của Hội đồng Bộ trưởng theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội
hết nhiệm kỳ, Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội
khóa mới bầu ra Hội đồng Bộ trưởng mới.
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và
Hội đồng Nhà nước.
+ Lập dự án kế hoạch Nhà nước và dự toán ngân sách Nhà nước trình
Quốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà
Nước.
+ Chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
+ Thi hành những biện pháp nhằm bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà Nước và của xã hội.
+ Thống nhất quản lý tài chính, tiền tệ và tín dụng.
+ Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê và thống kê của Nhà nước.
+ Tổ chức và lãnh đạo công tác trọng tài Nhà nước về kinh tế.
+ Tổ chức và lãnh đạo công tác bảo hiểm Nhà nước.
+ Tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra và kiểm tra của Nhà nước.
+ Tổ chức và quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; chỉ đạo việc thực
hiện các hiệp ước và hiệp định đã ký kết.
+ Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ
sở; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ Nhà nước.
+ Lãnh đạo công tác của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ
trưởng.
+ Bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ và quyền
hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
+ Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành
viên của Mặt trận hoạt động.
+ Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp
luật trong nhân dân.
+ Đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị,
thông tư không thích đáng của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội
đồng Bộ trưởng.
+ Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội
đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương
đương, đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những
nghị quyết đó.
+ Quyết định việc phân vạch địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương
đương.Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng bộ
trưởng những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
+ Những điều còn lại cơ bản giống với Hiến pháp 1959.

3, Kết luận
Nhìn chung Hiến pháp năm 1980 đã hoàn thiện tổ chức Chính phủ hơn so với
Hiến pháp 1959, đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất
nước. Hiến pháp 1980 đã tăng cường vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trước
Quốc hội và nhân dân. Nhấn mạnh nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và
hoạt động của Chính phủ và quy định rõ hơn về quyền hạn của các thành viên
Chính phủ.

You might also like