Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TÁC GIẢ

Tác giả Xuân Diệu tên thật là ngô Xuân Diệu ông sinh ngày 12 tháng 2 năm 1916
mất 18/12 năm 1985 . ngoài Bút danh là Xuân Diệu, ông còn được biết đến với bút
danh là Trảo nha, là một ngôi làng ở huyện can lộc tỉnh Hà tĩnh và cũng là quê gốc
của nhà thơ .
Xuân Diệu được coi là nhà thơ tình số một của văn học Việt Nam hiện đại là một
trong những gương mặt tiêu biểu của phong chào thơ mới và ông cũng là thành
viên của Tự lực văn đoàn .
Thơ của ông mang nhiều màu sắc khác nhau, để lại nhiều dấu ấn cho bạn đọc . Ông
chính là “ông hoàng của tình yêu” luôn tràn đầy sự tươi mới yêu đời mãnh liệt. Là
nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Chất thơ của Xuân Diệu luôn tạo sự mới
mẻ khác biệt : sử dụng ngôn từ sáng tạo hấp dẫn

Trần đăng Khoa đã viết trong chân dung và đối thoại rằng thơ ông tài hoa tinh tế và
sang trọng.
Lê Tiến Dũng nhân định rằng “Hay Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca dân tộc
một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới”

tác phẩm được yêu thích nhất của Xuân Diệu phải kể đến là thơ tình làm trong
khoảng những năm 1936 và 1944 . chúng thể hiện một triết lý bi quan tuyệt vọng
vì tình ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục nhiều khi là hùng hục sức sống và
tập thơ gửi hương cho gió là tập thơ thứ hai của nhà thơ Xuân Diệu. Các tập thơ
tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông là…

Cùng với Thơ thơ, cho đến nay vẫn là hai thi phẩm nổi bật nhất của ông. Ấn phẩm
"Gửi hương cho gió" là tập thơ hay nhất và đặc trưng cho phong cách thơ Xuân
Diệu.

Khi ấy, Xuân Diệu chưa bước qua tuổi 30. Chàng thi sĩ tài hoa và đa tình bậc nhất
Việt Nam cùng với các bạn thơ thời đó đã làm nên phong trào Thơ Mới, đưa nền
thơ Việt Nam tiến lên tầm cao hiện đại. Tập “Gửi hương cho gió” tổng số có 51
bài, được nhà thơ viết rải rác trong khoảng thời gian từ 1935 – 1943, trong đó có
những bài thơ được nhiều nhà nghiên cứu phê bình đánh giá thâm định như tình
thứ nhất, ngyệt cầm, lời kỹ nữ và cả bài thơ gửi hương cho gió, tác giả đã dùng tên
của bài để đặt tên cho cả tập thơ. Sau khi tập hợp lại, tập thơ được Nhà xuất bản
Thời Đại in lại.
Gửi hương cho gió ra đời sau Thơ thơ 7 năm , là thời điểm mà tư tưởng lãng mạn
của Xuân Diệu đang ở đỉnh cao, nên 50 bài thơ ở đây đều mang những nỗi buồn rất
não nùng. Buồn vì vô cớ, vì cô quạnh, vì bị chia cắt... cho đến buồn vì lo sợ ngày
mai, buồn vì chuyện thiên cổ. Gốc tích của nỗi buồn đa phần là do tình yêu: bị tình
phụ, bị từ chối, bị làm ngơ. Thơ ở đây là tiếng nói của một tâm hồn bị trói buộc bởi
những sự lo lắng, mặc cảm, sợ hãi... dù cất tiếng gọi tìm tình yêu một cách hối hả,
tâm hồn ấy vẫn mang một trái tim tuyệt vọng, sẵn sàng chịu đựng nỗi đau.

Xuân Diệu là thi sĩ của tình yêu, nên không có gì lạ khi hàng loạt các bài thơ trong
tập thơ này viết về muôn sắc thái của tình yêu. Với đề tài là "Gửi hương cho gió",
thi sĩ ví tình yêu là hương, là hoa đẹp, nhưng người yêu là cơn gió vô tình:
Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Đem gửi hương cho gió phụ phàng ! (Gửi hương cho gió)
Bị phụ phàng, tâm hồn ấy thu mình trong cõi riêng:
Chiếu xa vắng một mình ta ở giữa... (Riêng tây)

Ở đó, người âm thầm chôn giấu một trái tim còn nồng cháy. Tháng ngày qua,
người không còn niềm bâng khuâng xao xuyến dễ gặp như thuở nào. Nhìn cỏ cây,
ong bướm có đôi cặp, đôi lúc cảm thấy cô liêu. Nhưng niềm mong ước "có một
người yêu để gọi em" chẳng đủ để làm dậy một cõi lòng đã già nua vì sầu muộn:
Chỉ còn lại của mùa xuân quá vãng
Một chút hương vương vấn bụi hồng tàn...(Hè)
Có lúc vì buồn tủi quá mà người cất tiếng kêu gọi những ngày xa, những cảm xúc
thuở thanh xuân - tiếng kêu nhiều khi thật mạnh mẽ:
Hỡi năm tháng vội đi làm quá khứ
Trả về đây ! và đem trả về đây
Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử
Gấm trong lòng và khi thức chờ ngây! (Xuân đầu)

...đôi lúc thật nhẹ nhàng, nhưng cũng thật thê thiết:
Ta đứng bên đường kêu gọi mãi
Nhớ người bạn cũ thuở anh niên... (Tặng bạn bây giờ)
trong giây phút nào đó, người thấy mình như một kẻ bị đày ải giữa cuộc đời đẹp và
giữa một trái tim đau khổ, tuyệt vọng:
Suối cao chi lắm suối xa ơi
Suối ở chân mây chói mặt trời!
Ta phải gục đầu không dám ngó
Khát mà chẳng được đến gần nơi! (Kẻ đi đày)
Và nỗi buồn lại luân hồi, trở về hình thái cũ. Người nhận ra rằng mối tình chỉ có
một, và người đã làm mất nó, dù có đi tới đi lui cũng về chốn cũ - là cảm giác mất
mát, đau khổ:
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Anh cho em, nên anh đã mất rồi (Tình thứ nhất)

You might also like